khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

Chúng Ta Đã và Đang Thực Sự Mất Nước - Tác giả Gs. Phạm Cao Dương




Trước khi vào đề: Người Tàu dù là Tàu Quốc hay Tàu Cộng, Tàu thời Nhà      Hán, Nhà Đường, Nhà Tống, Nhà Minh...,  Tàu ở thời nào đi chăng nữa cũng vẫn là người   Tàu, vẫn mãi mãi là tham lam, tàn bạo và hiểm độc.  Đó là điều đầu tiên chúng  ta cần ghi nhớ trước khi bàn về vấn đề này.  Chuyện người Tàu thường xuyên tìm cách xâm chiếm Việt Nam với những mưu toan mỗi ngày một tinh vi thâm độc hơn trong lịch sử hiện đại là chuyện thường trực xảy ra từ lâu rồi nhưng nhiều người vì dễ tính, dễ quên nên chỉ nhớ lõm bõm.  Vì vậy tác giả xin được kính gửi tới bạn đọc một bài viết không lâu trước đây của tác giả để bạn đọc có dịp nhớ lại cho chính xác, đầy đủ hơn.  Đúng ra đây là phần tóm lược bài thuyết trình tác giả trình bày tại buổi hội thảo mang chủ đề “38 Năm Nhìn Lại: Hiện Tình và Tương Lai Việt Nam” do Hội Ái Hữu Bưởi - Chu Văn An Nam California tổ chức ngày 14 tháng 7 năm 2013 tại Coastline Community College, Thành Phố Westminster, California, Hoa Kỳ.  Bài viết tuy được thực hiện từ 5 năm trước, từ đó đến nay nhiều biến cố quan trọng đã xảy ra, nhưng những gì được nêu lên vẫn còn nguyên những giá trị căn bản liên quan đến nguổn gốc sâu xa của vấn đề, của nó, đặc biệt là tham vọng và chủ trương bành trướng không bao giờ thay đổi của người Tàu dù là Tàu nào đi chăng nữa và như tác giả kết luận: Chính nghĩa của Người Việt Quốc Gia ngay từ những ngày đầu, từ thời Chính Phủ Trần Trọng Kim hồi năm 1945,  xuyên qua Quốc Gia Vìệt Nam của Quốc Trưởng Bảo Đại  thời trước năm 1954, rồi Đệ Nhất, Đệ Nhị Cộng Hòa ở Miền Nam luôn luôn là đúng.  Sự toàn vẹn lãnh thổ đã luôn luôn được coi là trọng và được nỗ lực bảo toàn.  Lịch sử đã chứng minh điều này.
       
                              “Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm                                       mồi cho giặc, thì tội phải tru di”

                   Lời Vua Lê Thánh Tông dụ bọn Kiến Dương Bá Lê Cảnh Huy năm 1473

 “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái lan, Miến Điện, Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po.  Một vùng như Đông-nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản... xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…  Sau khi giành được Đông-nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Đông Âu, gió đông sẽ thổi bạt gió tây.”

“Chúng ta phải chinh phục trái đất.  Mục tiêu của chúng ta là toàn thể trái đất”
Mao Trạch Đông tuyên bố trước Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 1959

         
Nói về hiện tình đất nước ở vào thời điểm 2013 mà không nói tới tham vọng và cuộc xâm lăng của người Tàu, cuộc xâm lăng mới nhất, đang xảy ra trên lãnh thổ của nước ta là một điều vô cùng thiếu sót.  Vì vậy thay vì góp thêm nhận định về hiện trạng kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục ở trong nước hiện tại, tôi xin phép Ban Tổ Chức và toàn thể quý vị cho tôi được nói đôi chút về đề tài nóng bỏng này, đề tài tôi tạm gọi là “Chúng Ta đã và Đang Thực Sự Mất Nước”.
         
Vì thời giờ có hạn, tôi chỉ xin nói ra những điểm chính. Sau buổi hội thảo ngày hôm nay tôi sẽ xin ghi lại những chi tiết đầy đủ hơn và sẽ xin gửi tới quý vị sau. Cũng vì thì giờ có hạn, tôi sẽ không nói tới hay đúng ra không nói nhiều về Biển Đông với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Đường Lưỡi Bò của Trung Cộng và những gì đế quốc mới này đã và đang làm ở trong vùng biển này như thành lập Thành Phố Tam Sa, thiết lập các cơ cấu hành chánh, chánh trị, quân sự, đưa các tàu hải tuần xuống đe dọa các quốc gia liên hệ chặn bắt, các tàu đánh cá của ngư dân, đặc biệt là ngư dân Việt Nam…  Lý do là vì tất cả đã trở thành đề tài thời sự thế giới, được nói tới gần như hàng tuần và luôn cả hàng ngày trên các đài phát thanh, các đài truyền hình quốc tế cũng như các đài phát thanh, đài truyền hình của người Việt, trên các trang mạng từ nhiều năm nay và đương nhiên trong những buổi gặp gỡ giữa anh em, bạn bè chúng ta.
         
Tôi cũng không nói hay nói rất ít về bản “Tuyên Cáo về việc Nhà Cầm Quyền Trung Quốc Liên Tục Có Những Hành Động Gây Hấn, Xâm Phạm Nghiêm Trọng Chủ Quyền Toàn Vẹn Lãnh Thổ Việt Nam Trên Biển Đông”, ngày 25 tháng 6 năm 2011 và bản “Kiến Nghị Về Bảo Vệ Và Phát Triển Đất Nước Trong Tình Hình Hiện Nay” của các nhân sĩ, trí thức nổi tiếng ở trong nước gửi Quốc Hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 10 tháng 7 cùng năm và nhiều kiến nghị khác mà mọi người đều biết trước là sẽ không bao giờ được trả lời hay chỉ được trả lời quanh co hay gián tiếp.
         
Tôi cũng không nói hay nói rất ít về lối trả lời gián tiếp các nhà trí thức kể trên của Đảng CSVN xuyên qua một bài báo đăng trên tờ Đại Đoàn Kết theo đó những người cầm quyền ở Việt Nam hiện tại đã tỏ ra vô cùng lúng túng trước câu hỏi về bản công hàm của Phạm Văn Đồng nhân danh Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà gửi Chu Ân Lai, Chủ Tịch Quốc Vụ Viện nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, ngày 14 tháng 9 năm 1958. Đây là lần đầu tiên những người cầm đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam, đã thừa nhận là họ đã lựa chọn nhường các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng để đổi lấy sự giúp đỡ của Trung Cộng trong cuộc xâm chiếm Miền Nam bằng vũ lực của họ sau đó.  Đây cũng là lần đầu tiên họ, những người cầm đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam, công nhận các chính phủ Quốc Gia Việt Nam thời Quốc Trưởng Bảo Đại và sau đó là Việt Nam Cộng Hòa là những chính phủ hợp pháp có trách vụ quản trị các quần đảo này theo Hiệp Định Genève cũng như những nỗ lực không thể chối cãi mà những chính phủ quốc gia này đã làm để bảo vệ các quần đảo này trong suốt thời gian các chính phủ này tồn tại.
        
 Lý do chính yếu khiến tôi không nói hay chỉ nói rất ít về những sự kiện kể trên là vì tất cả hiện thời đang xảy ra ở Biển Đông và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mới chỉ là diện, là bề ngoài, là mới chỉ là bắt đầu.  Tất cả rồi cũng sẽ được giữ nguyên trạng trong một thời gian dài và dù muốn hay không Hoàng Sa cũng đã mất rồi, còn Trường Sa thì cũng mất nhiều phần, còn nhiều thế hệ nữa Việt Nam mới có thể lấy lại được hay có cơ hội lấy lại được.  Trung Hoa Cộng Sản trong mọi hoàn cảnh cũng đã chiếm được và giữ được những phần quan trọng kể từ sau khi họ chiếm Hoàng Sa từ trong tay Việt Nam Cộng Hòa hồi tháng Giêng năm 1974 trong sự im lặng, đồng lõa của chính quyền Cộng Sản Hà Nội. Cái giá để cho Đảng CSVN xâm chiếm miền Nam và thống nhất đất nước ta bằng võ lực phải nói là quá đắt cho dân tộc Việt Nam và cho chính họ.
         
Hoàng Sa, Trường Sa hay rộng hơn Biển Đông chỉ là những gì nổi bật bề ngoài, là cái diện ai cũng có thể thấy được trong tiến trình mất nước của dân tộc Việt Nam đầu Thế Kỷ 21 này.  Vậy thì cái điểm nằm ở đâu?  Thưa quí vị, nó nằm ngay trên đất liền, trên lãnh thổ của chính quốc Việt Nam.  Nó nằm rải rác ở khắp lãnh thổ nước ta chứ không riêng ở biên giới phía bắc, đành rằng ở biên giới phía bắc, người ta đã ghi nhận những sự nhổ và lui cột mốc, sự mất ba phần tư Thác Bản Giốc, những sự chiếm giữ các cao điểm có tính cách chiến lược từ trước và sau trận chiến 1979 giữa hai đảng Cộng Sản Á Châu và có thể từ xa hơn nữa, từ đầu thập niên 1950, khi CSVN mở cửa biên giới phía bắc để nhận viện trợ của Trung Cộng nhằm tiếp tục cuộc chiến tranh chống Pháp và gián tiếp chống lại chính quyền Quốc Gia Việt Nam lúc đó đã được thành lập bởi Cựu Hoàng Bảo Đại.  Những thắc mắc về sự mất mát này cho tới nay vẫn chưa được hoàn toàn giải tỏa dầu cho đã được nhiều người đòi hỏi.  Tôi sẽ nói thêm ở phần cuối về vấn đề này.  Có điều là đến giờ thì hai bên đã ký kết những thỏa ước và những cột mốc mới đã khởi sự được “cắm” rồi.  Những điểm này tuy nhiên chỉ là ở dọc vùng biên giới. Quan trọng hơn và nguy hiểm hơn, bức thiết hơn là những điểm, mà không phải là điểm hiểu theo ý nghĩa đen của danh từ, nằm sâu ngay trong lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam, dưới quyền quản lý của chính quyền Cộng Sản hiện tại nhưng vượt ra ngoài sự kiểm soát của chính quyền này.  Những điểm vừa cố định, nằm nguyên một chỗ, vừa di động khắp nơi trên lãnh thổ, điển hình là những mỏ bauxite trên cao nguyên, những khu rừng đầu nguồn nằm ở cửa ngõ của những vùng biên giới Việt-Trung và Lào-Việt , những khu vực trúng thầu, những địa điểm thu mua các nông sản, những vùng nông dân bỏ trồng lúa, trồng khoai, những trại nuôi cá, điển hình là trại nằm không xa quân cảng Cam Ranh là bao nhiêu mà các nhà cầm quyền địa phương sau cả gần chục năm không hề biết, những khu phố kiểu Đông Đô Đại Phố ở Bình Dương … Tất cả đã trở thành những “thực dân địa”, những “colonies” của người Tầu ngay trong lòng của lãnh thổ Việt Nam, nơi những ủy ban nhân dân vẫn còn làm chủ. Nói cách khác, theo lời của các tác giả của Bản “Kiến Nghị Về Bảo Vệ Và Phát Triển Đất Nước …” ngày 10 tháng 7 năm 2011 mà tôi đã dẫn trên đây thì “…mặt trận nguy hiểm nhất đối với nuớc ta mà Trung Quốc muốn dồn quyền lực và ảnh hưởng để thực hiện, đó là: thâm nhập, lũng đoạn mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá của nước ta. Đó là mặt trận vừa uy hiếp, vừa dụ dỗ nước ta nhân danh cùng nhau gìn giữ ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, gây chia rẽ giữa nhân dân ta và chế độ chính trị của đất nước, vừa lũng đoạn nội bộ lãnh đạo nước ta, làm suy yếu khối đại đoàn kết thống nhất của dân tộc ta, làm giảm sút khả năng gìn giữ an ninh và quốc phòng của nước ta. Đánh thắng nước ta trên mặt trận nguy hiểm nhất này, Trung Quốc sẽ đánh thắng tất cả.”   Nói cách khác đó là chiến lược dùng quyền lực mềm thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam để nhẹ ra là đưa Việt Nam đến chỗ phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, còn nặng ra là chiếm luôn cả nước.   Đến lúc đó thì Hoàng Sa, Trường Sa và Đường Lưỡi Bò đương nhiên sẽ trở thành biển đảo của Trung Quốc.
                   
Hãy tưởng tượng ngay trên Cao Nguyên Miền Nam, địa điểm chiến lược quan trọng nhất đã chi phối toàn bộ an ninh của miền nam Việt Nam và sự thống nhất của lãnh thổ quốc gia trong quá khứ, trong một khu vực rộng lớn, nằm ngoài sự kiểm soát của cả chính quyền trung ương lẫn chính quyền địa phương của người Việt, là một khu vực dành riêng cho người Tầu, không ai được nhòm ngó, không ai được ra vào. Họ được tự do mang người của họ vô, mang người của họ ra, được chở đồ của họ vô, chở đồ của họ ra một cách tự do, thong thả không qua một sự kiểm soát nào.  Những người này là những người nào? những đồ này là những đồ gì?  Làm sao biết được, ai mà biết được… cho đến biến cố tầy trời nổ ra?   Cũng vậy, ở những khu rừng đầu nguồn và ở những địa điểm của những công trình xây cất có tính cách căn bản nhằm cung cấp điện năng, khoáng sản, dầu khí…những lãnh vực thuộc loại tối quan trọng liên hệ tới an ninh của quốc gia.   nhìn vào con số 90% các “gói thầu” thuộc loại này được mở ra ở trong nuớc đã lọt vào tay các nhà thầu Trung Cộng.  Nhiều gói lên tới hàng tỷ Mỹ kim với những món tiền lót tay không phải là nhỏ, từ 10% đến 15% tiền thầu.  Hậu quả là những công trình do họ thực hiện phần lớn có phẩm chất kém, thời gian thi công kéo dài trong khi các nhà thầu Việt Nam, vì không đủ vốn, không đủ thế lực chỉ còn bất lực, đứng bên lề các đại công trường trên đất nước mình.  Nhưng nguy hiểm hơn hết vẫn là nạn nhân công người Tầu do chính các chủ thầu người nước họ mang sang để lao động thay vì các nhân công bản xứ. Ở khắp nơi, từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồ Sơn đến Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, đến Đà Nẵng rồi vô tới Bình Dương và Cà Mau…chỗ nào có nhân công người Tầu đều có những khu cư xá riêng cho họ, kèm theo là các chợ búa, các cửa hàng, các trung tâm dịch vụ, các nhà nghỉ, các quán cà phê, karoke mang chữ Tàu… để phục vụ cho họ.  Người Việt Nam không riêng chỉ có thể đứng nhìn mà còn trở thành nạn nhân của tất cả những tệ hại do họ gây ra như ăn uống, nhậu say không trả tiền, phá phách, tiểu bậy, trêu gái, đánh lộn, kéo hàng trăm người đánh hội đồng người bản xứ khi có tranh chấp…
              
Những người Tầu được gửi sang Việt Nam để lao động kể trên thuộc thành phần nào?  Họ có phải thuần túy là dân lao động có tay nghề hay là những quân nhân thuộc những đơn vị đặc biệt, những đặc công tình báo được gửi sang để thực hiện một mưu đồ hiểm độc lâu dài hơn?  Hiện tại chưa có gì là rõ ràng mà chỉ là ức đoán.  Có điều là họ hiện diện ở khắp nơi trên toàn quốc Việt Nam mà các nhà cầm quyền từ trung ương đến địa phương đều đã không kiểm soát được hay làm lơ không kiểm soát.  Mặt khác, nếu nhìn vào những gì Trung Cộng đã làm ở Tân Cương, ở Mông Cổ và luôn cả ở Tây Tạng trong thời gian gần đây thì không ai là không khỏi lo ngại.  Tỷ lệ số người gốc Hán ở các xứ này đã tăng gia dáng kể và sự cạnh tranh cũng như kỳ thị với sự thiên vị của nhà cầm quyền đã gây nên những cuộc bạo loạn trầm trọng.  Liệu Việt Nam có thể tránh khỏi tình trạng đang xảy ra cho các nước này hay không?  Ta không được biết, nhưng chỉ nhìn vào miền cao nguyên với các công trình khai thác bauxite, với lượng nhân công gốc Tầu đông đảo, phần lớn là những thanh niên chưa có hay không có vợ, hậu quả của nạn giới hạn hai con của chính quyền Trung Cộng người ta không thể không lo ngại cho tương lai của miền đất chiến lược quan trọng bậc nhất của đất nước Việt Nam này, miền đất mà Hoàng Đế Bảo Đại coi trọng đặc biệt với danh xưng Hoàng Triều Cương Thổ.  Những  thanh niên này sẽ lấy các thiếu nữ Thượng, sẽ sinh con đẻ cái và tất cả sẽ trở thành công dân xứ Thượng.  Nếu điều này xảy ra thì rất là êm thắm, chỉ trong vòng hai thế hệ hay ba chục năm, chưa tới năm mươi năm, thời gian thuê các rừng đầu nguồn với giá rẻ mạt, những người Thượng gốc Tàu sẽ trở thành chủ nhân của các cao nguyên và qua một cuộc đầu phiếu êm ả và hợp pháp, miền đất rộng lớn, nhiều tài nguyên này sẽ trở thành của Tầu và biết đâu qua một tiến trình tương tự toàn bộ cả nước Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh mới của nước Tầu, tỉnh Quảng Nam rộng trên ba trăm ngàn cây số vuông hay hơn nữa nếu bao gồm cả hai nước Lào và Căm bốt, sau hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, biên giới phía nam nước Tầu sẽ được mở rộng tới Vịnh Thái Lan về phía nam và về phía tây, tới bờ sông Cửu Long.  Đó chính là ước mơ của những người tự nhận là Đại Hán mà suốt một ngàn năm vừa qua họ không đạt được.  Điều này không phải là không thể đến cho dân tộc Việt Nam, dân tộc Lào và dân tộc Căm-pu-chia trong nửa thế kỷ tới. Tất cả sẽ có thể xảy ra một cách bất ngờ “trước khi người lính của chúng ta được quyền nổ súng” nói theo lời của một tướng lãnh của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam trong một đoạn video được phổ biến rất rộng rãi và trong một thời gian dài trước đây.  Chỉ tiếc là tính cách chính xác của đoạn video này cho tới nay chưa được phối kiểm.  Vị tướng lãnh này là Trung Tướng Phạm Văn Di, Chính Ủy Quân Đoàn 7 của quân đội này.
         
Những gì tôi kể ra trên đây chỉ là những gì dễ thấy và được nhiều người thấy.  Còn có nhiều hiện tượng khác tiềm ẩn hơn, thâm độc hơn do người Tàu cố ý gây ra như nạn hàng hóa rẻ tiền, thiếu phẩm chất của họ tràn ngập Việt Nam trong đó có những hàng độc hại, những thực phẩm có chứa các hóa chất gây bệnh chết người hay làm hại cho sức khoẻ cho loài người nói chung mà ảnh hưởng sẽ kéo dài trong nhiều thế hệ.  Việc người Tàu xây hàng loạt nhiều đập trên thượng nguồn sông Cửu Long và sông Hồng Hà đe dọa sự an toàn và phong phú của các đồng bằng châu thổ của các sông này, từ đó đe dọa cuộc sống của nhiều chục triệu người dân ở đây cũng là những hiện tượng người ta cần chú ý. Chưa hết, chuyện Trung Cộng tung tiền ra và đứng sau hai nước ở phía tây Việt Nam là Căm Bốt và Lào cũng đã và chắc chắn sẽ còn gây ra rất nhiều khó khăn cho Việt Nam mà những gì Căm Bốt đã làm trong Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN vừa qua là một bằng cớ, y hệt những gì Cộng Sản Bắc Việt đã gây ra cho Việt Nam Cộng Hoà trong cuộc chiến tranh vừa qua.
         
Trên đây mới chỉ là hiểm họa do người Tàu từ phương bắc đem tới. Còn có những hiểm họa khác do chính những người lãnh đạo ở Việt Nam hiện tại vì tham lam, vì trình độ hiểu biết kém cỏi, vì kiêu căng, vì mang bệnh thành tích… đã và đang gây ra cho chính dân tộc mình. Tôi muốn nói tới việc xây dựng bừa bãi và cẩu thả các đập thủy điện ở khắp nơi mà Sông Tranh 2 chỉ là một trường hợp điển hình.  Nguy hiểm hơn nữa là việc xây dựng các nhà máy phát điện hạch tâm, khởi đầu là ở Phan Rang, bất chấp những kinh nghiệm khủng khiếp của người Nga ở Chernobyl, người Nhật ở Fukushima hay những sự thận trọng của người Pháp, người Đức, người Mỹ khi những người này quyết định cho đóng cửa hay ngưng hoạt động các lò điện này ở nước họ. Nga, Nhật, Mỹ, Pháp, Đức… là những nước giàu có, tiền bạc nhiều, lại có những nền khoa học và kỹ nghệ cao, những chuyên viên giỏi, những người thợ có kinh nghiệm và vững tay nghề mà còn thận trọng tối đa như vậy, còn Việt Nam mình thì mặc dầu còn kém cỏi về đủ mọi mặt nhưng đã bất chấp tất cả.  Người ta đã không đếm xỉa gì đến sự cảnh cáo của dư luận quốc tế cũng như quốc nội, Giáo Sư Phạm Duy Hiển ở trong nước, Giáo Sư Nguyễn Khắc Nhẫn ở bên Pháp, những chuyên viên thượng thặng của người Việt đã hết lời can ngăn và đã viết nhiều bài điều trần với những lời lẽ vô cùng thống thiết nhưng không ai để mắt, để tai tới…cho đến khi đại họa xảy ra thì mọi sự đã quá muộn.  Nên nhớ là với Fukushima, người Nhật chỉ riêng để làm sạch miền biển liên hệ đã phải bỏ ra nhiều tiền bạc, công sức và dự trù sẽ phải để ra bốn mươi năm mới thực hiện nổi. Tham nhũng và nhất là bệnh thành tích phải chăng là nguồn gốc của đại nạn này?  Việt Nam phải là nhất, là cái gì cũng có, nhất là ở thời đại Hồ Chí Minh, Đỉnh Cao Của Trí Tuệ Loài Người.  Cuối cùng chỉ tội nghiệp cho người Chàm vì địa điểm thiết lập những nhà máy này chỉ cách Tháp Chàm có năm cây số.  Nếu chuyện gì xảy ra, con số hơn một trăm ngàn người còn sót lại của một dân tộc đã một thời hùng cứ ở miền trung và miền nam Trung Phần Việt Nam, có thời đã đánh bại người Việt, tràn ngập kinh đô Thăng Long, với một nền văn hoá giàu về hình tượng, nơi xuất thân của nhiều ca nhạc sĩ gốc Chàm sẽ một lần nữa bị tiêu diệt và lần này chắc chắn là lần chót.  Nên biết thêm là nhà cầm quyền ở Việt Nam hiện dự trù sẽ thiết lập tổng cộng từ 8 đến 10 nhà máy điện hạch tâm, phần lớn là ở miền Trung mà Phan Rang chỉ là khởi đầu với 2 nhà, mỗi nhà 2 lò. Tất cả đều là mua của Nhật, Nga và luôn cả Đại Hàn sau các cuộc thăm viếng của các nhà lãnh đạo Đảng và chính phủ.  Họ viện cớ là các nhà sản xuất đều nói là các lò họ làm là an toàn một trăm phần trăm nhưng ai mà tin được những kẻ ở giữa ăn huê hồng từ những hợp đồng tính từ 3 tỷ, 5 tỷ, 10 tỷ Mỹ Kim trở lên.  Nếu chẳng may những vụ rò rỉ hay phát nổ của các lò xảy ra như ở Chernobyl hay Fukushima xảy ra thì một phần ba dân số cả nước, phần ba dân số bị coi là có quê hương  “đất mặn đồng chua”, là “đất cày lên sỏi đá”, là “nghèo lắm ai ơi” với “mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn”, nơi “Trời làm cơn lụt mỗi năm, khiến đau thương lan tràn, ngập Thuận An…”, bây giờ lại bị đe dọa có thêm một đại nạn mới do chính các nhà lãnh đạo của nước mình  gây ra treo sẵn trên đầu.
         
Trên đây chỉ là một số những gì đã và đang xảy ra trên đất nước Việt Nam của chúng ta mà mọi nguời ít nhiều còn quan tâm tới quê hương của mình, của ông cha mình đều nhận thấy. Còn rất nhiều chuyện khác lớn hơn, quan trọng hơn và có tính cách chiến lược hơn như sự lệ thuộc về chính trị, về kinh tế và luôn cả về văn hóa của Việt Nam vào Trung Quốc, nhất là việc cấm đoán người dân không được tỏ thái độ dù cho chỉ là để bày tỏ lòng yêu nước của mình, giam cầm, bắt bớ hành hạ, không cho họ biết tới những gì đã thực sự xảy ra liên hệ tới sự thịnh suy, tồn vong của quê hương và dân tộc họ.  Đa số người dân đều mù tịt và vì mù tịt nên đa số đều dửng dưng, nếu không nói là vô cảm. Nhiều người đã ví giai đoạn mất nước và luôn cả diệt vong của dân tộc Việt Nam như một người đang hấp hối với cái chết từ bàn chân đã lên tới đầu gối và đang từ từ lên dần cho đến khi miếng bông đặt trên mũi đương sự không còn chuyển động nữa.
         
Câu hỏi được đặt ra là những người đang lãnh đạo đất nước ta hiện tại có biết rằng, như một truyền thống ngàn đời, Đảng Cộng Sản Trung Quốc hay ít ra là những người lãnh đạo của đảng này ngay từ những ngày đầu đã nuôi mộng làm chủ thiên hạ giống như Tần Thủy Hoàng ngày trước hay không? Hay là họ vẫn tin tưởng vào “mười sáu chữ vàng” và “bốn tốt” mà Cộng Sản Tàu đã tặng họ để tự lừa dối và lừa dối dân mình?  Câu trả lời là có.  Bằng cớ là năm 1979, khi hai đảng cơm không lành, canh không ngọt, môi không theo răng bị răng cắn bật máu, Cộng Sản Việt Nam không những chỉ tố cáo trước người dân ở trong nước mà còn trước dư luận thế giới qua những tài liệu do chính họ xuất bản từ Hà Nội, theo đó Mao Trạch Đông ngay từ giữa thập niên ba mươi của thế kỷ trước đã nuôi mộng theo chân Tần Thủy Hoàng muốn làm bá chủ của cả thế giới, bắt đầu là Đông Nam Á. Trong hai tài liệu nhan đề  Sự Thật về Quan Hệ Việt Nam-Trung Quốc Trong 30 Năm Qua bằng tiếng Việt do Nhà Xuất bản Sự Thật ấn hành năm 1979 và tái bản năm 1980, và Chinese Aggression Against Vietnam, Dossier do Vietnam Courrier chủ biên, xuất bản ỏ Hà Nội năm 1979, ngay từ những trang đầu, người ta có thể đọc được những chi tiết như sau:
         
Ngay từ năm 1939, trong tài liệu nhan đề Cách Mạng Trung Quốc và Đảng Cộng Sản Trung Quốc do chính ông viết, Mao Trạch Đông đã nhận định: “Sau khi dùng chiến tranh đánh bại Trung Quốc, các nước đế quốc đã cướp đi nhiều nước phụ thuộc và một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc: Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ và Lữ Thuận, Anh chiếm Miến Điện, Bu-tan, Nê-pan và Hương Cảng, Pháp chiếm An Nam…”  Tiếp đến, một bản đồ trong một sách giáo khoa đã vẽ nhiều lãnh thổ của các nước trong vùng biển Đông Nam Á và Biển Hoa Đông là thuộc Trung Hoa.
Sau đó, năm 1959, trong một buổi họp của Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, khi nói về bang giao quốc tế, Mao Trạch Đông phát biểu rõ hơn nữa về tham vọng thống trị toàn cầu của mình.  Lãnh tụ này nói: “Chúng ta phải chinh phục trái đất. Mục tiêu của chúng ta là toàn thể trái đất” hay hạn hẹp hơn và kế hoạch hơn: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái lan, Miến Điện, Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po. Một vùng như Đông-nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản... xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…  Sau khi giành được Đông-nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió đông sẽ thổi bạt gió tây.”
         
Về sự lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam ở biên giới Trung Việt, qua tài liệu Chinese Aggression Angainst  Vietnam , Cộng Sản Hà Nội tố cáo Trung Quốc vi phạm các Công Ước 1887 và 1895 ký kết giữa Nhà Thanh và nước Pháp, lấn chiếm 60 địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam ngay từ trước năm 1949, sau đó, từ sau năm 1949, bất chấp sự xác nhận lại các công ước này bởi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà vào năm 1957-1958, Cộng Sản Bắc Kinh lại sáp nhập thêm trên 90 địa điểm khác ở biên giới giữa hai nước.  Chưa hết, cũng theo tài liệu này, từ sau năm 1974 con số các cuộc xâm nhập lại tiếp tục gia tăng mạnh mẽ hơn với 179 vụ năm 1974, 294 vụ năm 1975, 812 vụ năm 1976, 873 vụ năm 1977 và 2.175 vụ năm 1978.  Cuối cùng ngày 10 tháng 2 năm 1979, hai tiểu đoàn chính quy Trung Cộng đã tiến sâu 2 cây số vào lãnh thổ Việt Nam, chiếm đồn kiểm soát Thanh Loa, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.  Vẫn chưa hết, trong trận chiến biên giới Hoa Việt lần thứ hai 1984-1987, sau một trận đánh ác liệt ở núi Lão Sơn, mà người Việt quen gọi là Núi Đất hay tọa điểm 1502, thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, quân Trung Cộng đã chiếm được núi này, 3.700 lính phòng thủ Việt Nam đã hoàn toàn bị tiêu diệt, xác của họ đã bị đơn vị chống hóa chất của bên địch thiêu hủy không còn vết tích.  Lão Sơn không phải là tọa điểm duy nhất bị quân Trung Cộng đoạt mà còn nhiều tọa điểm khác như các tọa điểm 1030, 852, 211, 138, 156, 166, 167, 168… nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam. Sau trận này Việt Nam đã mất thêm từ 600 đến 1000 cây số vuông lãnh thổ về tay Trung Quốc.  Có điều lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đã giấu nhẹm không cho dân chúng biết gì về trận chiến bi thảm này cho mãi đến khi Trung Cộng phổ biến phần nào trên các mạng của họ.  Điều nên biết là trong thời gian này Trung Cộng luôn luôn dùng thủ đoạn cho di dân của mình sang khai thác đất đai hay cư ngụ trên lãnh thổ thuộc Việt Nam dọc biên giới, rồi sau đó áp lực bắt Việt Nam phải công nhận những vùng đất này là thuộc nước họ.  Sự kiện này giải thích tại sao lại có chuyện điều đình và sửa lại các công ước mà trước Nhà Thanh đã ký với Pháp mà nội dung đã được hai phía làm sáng tỏ không lâu, trong các năm 1957, 1958 trước đó, như tôi đã nói ở trên qua các hiệp ước 1999, 2000.  Chiến thuật này đang được họ dùng ở Biển Đông trên một quy mô rộng rãi hơn, lớn hơn qua việc họ chiếm Hoàng Sa và một số đảo thuộc Quần Đảo Trường Sa rồi tìm cách hợp thức hóa sau này.  Việt Nam giấu nhẹm nhưng Trung Cộng thì coi là quan trọng và quảng bá rộng rãi. Họ đã cho công bố hình ảnh Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương tới thăm địa điểm Lão Sơn này, kèm theo hình ảnh những công sự và đường sá mà họ thiết lập sau đó, nhắm về phía Việt Nam.  Những sự kiện này khiến cho những ai quan tâm đến sự sống còn của đất nước không khỏi không liên tưởng tới sự kiện Giang Trạch Dân đã bay thẳng từ Trung Quốc đến bơi ở biển Mỹ Khê, Đà Nẵng như là biển nhà của mình thay vì phải qua Hà Nội gặp chủ nhà trước, hay Hồ Cẩm Đào đến bơi ở biển Hội An khi đến dự Hội Nghị OPEC, hay chuyện Đảng Cộng Sản Việt Nam cho phép và bảo vệ các thanh niên người Hoa rước đuốc thế vận qua Saigon và các đảo trong khi mọi cuộc tụ tập của người Việt đều bị đàn áp, cấm đoán.
         
Trước tình trạng cực kỳ nguy hiểm kể trên, câu hỏi được đặt ra là khả năng đề kháng của người Việt Nam như thế nào và những người có trách nhiệm bảo vệ đất nước và sự tồn vong của dân tộc đã có thái độ ra sao và đã làm gì?  Để trả lời cho câu hỏi này, có lẽ chúng ta còn cần có nhiều buổi hội thảo khác với những đóng góp của nhiều thuyết trình viên khác. Tạm thời tôi chỉ xin mời quý vị đọc lại bản kiến nghị mà tôi đã đề cập đến trong phần đầu của bài thuyết trình hay những bức thư mà Hòa Thượng Thích Quảng Độ hay những bài viết của nhiều vị nhân sĩ, trí thức như Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại Sứ Việt Nam ở Trung Quốc và nhiều người khác ở trong nước viết trong ít năm gần đây.  Trước khi ngưng lời, tôi xin được trích dẫn lời của Thiếu Tướng Lê Duy Mật, nguyên Phó Tư Lệnh kiêm Tham Mưu Trưởng Quân Khu 2, Chỉ Huy Trưởng Mặt Trận Hà Giang trong thời gian chiến tranh biên giới, khi ông trả lời Biên Tập Viên Mặc Lâm của Đài Á Châu Tự Do, RFA, ngày 17 tháng 2 năm 2013 về sự kiện là “nhiều gia đình liệt sĩ của cuộc chìến 1979 đã không biết hài cốt con em mình nằm tại đâu vì sau đợt cắm mốc biên giới thì phần đất Việt Nam chôn hài cốt liệt sĩ đã thụt sâu về phía Trung Quốc.  Thiếu Tưóng có nghĩ rằng nhà nước phải làm một điều gì đó để mang lại công bằng cho những người này hay không?”  Nguyên văn câu trả lời của Tướng Lê Duy Mật như sau:
         
“Nhà nước ta lệ thuộc không dám nói gì với Trung Quốc, nếu không phải bàn với ngoại giao Trung Quốc, quân đội Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc thì mới có thể giải quyết được.”
         
Câu trả lời của Tướng Mật là về các liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến Việt Trung 1979 và 1984-1987, nhưng nội dung của nó đã bao gồm toàn bộ các vấn đề liên hệ đến bang giao Trung-Việt trong hiện tại. “Nhà nước ta lệ thuộc không dám nói gì với Trung Quốc” là nguồn gốc của tất cả.  Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài cho buổi thuyết trình ngày hôm nay, chưa kể tới tình trạng vô cảm của không ít người Việt trước hiện tình vô cùng nguy hiểm của đất nước, sự mất tin tưởng của đa số người dân và sự bất lực của giới trí thức và sự bất cập không đối phó được với tình thế mới trong mọi sinh hoạt từ chính trị đến kinh tế, xã hội và luôn cả văn hóa ở Việt Nam sau 38 năm Cộng Sản làm chủ toàn thể đất nước, và 27 năm đổi mới.  Lãnh đạo cấp cao của hai đảng Cộng Sản đã thỏa hiệp với nhau những gì trên đầu người dân Việt Nam từ sau cuộc chiến biên giới Trung-Việt, từ sau Hội Nghị Thành Đô 1990, từ sau những buổi gặp gỡ của Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và sau này Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang với các nhà lãnh đạo Trung Quốc?  Chỉ có những người này mới biết được nhưng không bao giờ và sẽ chẳng bao giờ họ nói ra cả.  Về điểm này, tôi xin được nhắc lại lời Vua Lê Thánh Tông dụ bọn các ông Thái Bảo Kiến Dương Bá Lê Cảnh Huy năm Hồng Đức thứ tư, 1473, nguyên văn như sau:
       
 “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di.”
         
Lịch sử đã được chép, đang đuợc chép và sẽ còn được chép dù cho môn sử học, vì lý do nào đó, trái với truyền thống của dân tộc, trái ngay cả với nhận định “dân ta phải biết sử ta” của Hồ Chí Minh và ngược lại với chương trình giáo dục của bất cứ quốc gia độc lập và có chủ quyền nào, kể cả các quốc gia tiền tiến về khoa học và kỹ thuật, không còn được coi là quan trọng trong chương trình giáo dục của Việt Nam hiện tại.  Đây cũng là một lý do khác đã và đang làm cho chúng ta mất nước.
         
Để kết luận ta có thể nói rằng những gì đang xảy ra trên lãnh  thổ Việt Nam dưới sự cai trị của người Cộng Sản hoàn toàn trái với thời người Việt Quốc Gia trước đó.  Với Người Việt Quốc Gia dù là ở bất cứ thời nào, từ Chính Phủ Trần Trọng Kim hồi năm 1945, xuyên qua Quốc Gia Việt Nam hồi trước năm 1954, rồi Đệ Nhất, Đệ Nhị Cộng Hòa ở Miền Nam, sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc luôn luôn được coi là tối quan trọng và mọi người phải có nhiệm vụ bảo toàn.  Lịch sử đã chứng minh điều này.


BÈ LŨ ĐỐN MẠT!







Phỏng vấn Gs. Trần Khuê







Công nghệ chân tay giả







Dữ Liệu Lớn (Big Data) đem lại những lợi ích gì?







Kenneth Cukier: Big data is better data  





Công nhân công ty Pouchen, Saigon, biểu tình phản đối giặc Tàu, 9/6/2018







Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

Tướng lĩnh quốc phòng trao đổi thuốc kích dục trong trụ sở quốc hội







Bức ảnh đại tướng Ngô Xuân Lịch và thượng tướng Võ Trọng Việt dùng trụ sở quốc hội để trao đổi thuốc kích dục hiện đang thu hút nhiều sự chú ý trên các mạng xã hội.

Báo VietNamNet sau đó đã phải cắt bỏ phần ảnh liên quan đến hộp thuốc, nhưng bức ảnh gốc vẫn có thể xem được với độ phân giải cao tại đường link:
 
 
 
 
 
 
Trong ảnh, ông Võ Trọng Việt – Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đang trao tặng một hộp thuốc màu đen cho Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch.
Khi phóng to, người ta dễ dàng đọc được nhãn hiệu ghi trên hộp là OTTOPIN – một loại thuốc có tác dụng cường dương và trị yếu sinh lý cho nam giới, nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản.
 
 
 
 
 
 
Hộp thuốc nhìn mới tinh và vẫn còn nguyên xi trong bao bì, chứng tỏ chỉ vừa mới mua. Theo nội dung bức ảnh, thượng tướng Võ Trọng Việt trân trọng cầm hộp thuốc trên hai tay, dường như đang giới thiệu về công dụng của “thần dược”. Ở phía đối diện, ông đại tướng Ngô Xuân Lịch trong bộ quân phục 4 sao thì đang lắng nghe chăm chú, mặt mày sáng rực như vừa được nhận “thuốc tiên”.
Việc trao đổi thuốc kích dục diễn ra ngay bên trong trụ sở quốc hội, nơi đang diễn ra các cuộc họp liên quan đến luật đặc khu và kế hoạch cho Trung Quốc thuê đất 99 năm.
 
 

 

VN 2017 International Religious Freedom Report







ẤN ĐỘ & NHẬT BẢN: cứu tinh (?) của nhiều quốc gia trong thế trận đối đầu với "con gấu" Bắc Kinh - Tác giả Bs Nguyễn Lương Tuyền




Trong trận thế đương đầu với những tham vọng đất đai, biển đảo...  của Trung Hoa Cộng Sản, Hoa Kỳ và thế giới tự do đang trông cậy vào việc nhập cuộc của Ấn Độ và Nhật Bản.

Trong phạm vi của bài này, Ấn Độ sẽ được đề cập đến còn Nhật Bản sẽ là đầu đề của bài viết tiếp theo.

Trung Hoa Cộng Sản: một cường quốc với quá nhiều tham vọng.

Đảng CS Trung Quốc tóm thâu toàn thể nước Tầu năm 1949 nhưng mãi tới thời đại Đặng Tiểu Bình vào cuối thập niên 70's, nhất là sau thất bại trong cuộc chiến tranh biên giới với VNCS năm 1979, nước Tầu mới dốc toàn lực vào việc canh tân xứ sở, hiện đại hóa quân đội.

Các nhà lãnh đạo của Trung Hoa Cộng Sản ở Bắc Kinh đã nhận ra những yếu kém, không hiệu quả (performance plus que médiocre) của Giải Phóng Quân Trung Quốc (PLA, People Liberation Army). Cho nên, họ ra sức canh tân Giải Phóng Quân TC. Tới nay, Trung Cộng có một Quân Đội mạnh vào bực nhất, nhì trên thế giới, chỉ sau có Quân Đội Hoa Kỳ. Ngoài ra TC còn là một cường quốc có võ khí nguyên tử, cũng như có rất nhiều hỏa tiễn như các loại hỏa tiễn tầm xa, hỏa tiễn liên lục địa.

Tới nay, TC đã trở thành 1 cường quốc về kinh tế. Kinh tế của TC là nền kinh tế tăng trưởng rất nhanh, đứng thứ nhì trên thế giới, chỉ sau có Hoa Kỳ. Năm 2013, GPD của TC là 9 ngàn tỷ Mỹ Kim, năm 2016, TC có GPD là 11.391.619 tỷ Mỹ Kim. 

Theo lịch sử, Giải Phóng Quân Trung Quốc được thành lập ngày 1/8/1927 là ngày Đảng Cộng Sản Trung Hoa phát động cuộc Khởi Nghĩa Nam Xương. Ngày này được xem là ngày thành lập Giải Phóng Quân Trung Quốc (GPQ TQ). Ngày nay Giải Phóng Quân Trung Quốc là 1 Quân Đội hiện đại, được trang bị đầy đủ cả về võ khí lẫn tinh thần (?). Tinh thần của Quân TC thì ta có quyền nghi ngờ, đánh dấu hỏi sau khi sự việc xẩy ra tại Nam Sudan vào tháng 7/2016 như sau:

Quân đội TC và quân Ethiopie trong đoàn quân bảo vệ hòa bình của LHQ đã bỏ chạy, vất cả võ khí khi bị tấn công. Họ bỏ mặc dân chúng cũng như các nhân viên cứu trợ LHQ (là những người họ có nhiệm vụ bảo vệ). Tinh thần của quân TC ở đâu ?

Đầu năm 2017, TC hiện có 2.233.500 quân chánh qui tại ngũ cùng hàng triệu dân quân tự vệ, theo tài liệu của Global Firepower, trong khi đó:

                     -  Mỹ có 1,4 triệu quân
                     -   Ấn Độ có 1.326.000 quân tại ngũ
                    -   Nga Sô chỉ có 766.000 quân.

Cũng theo Global Firepower, TC hiện có 9.000 xe tăng, 4.700 xe bọc thép cùng hơn 6.000 đơn vị pháo binh.

Về Không Quân, TC hiện có khoảng 2.200 máy bay với khoảng hơn 600 máy bay hiện đại.
Về Hải Quân, năm 1949, sau khi chiếm được toàn thể nước Tầu, Chủ Tịch Mao Trạch Đông đã hạ lệnh thành lập binh chủng Hải Quân. Kể từ đó Hải Quân của TC càng ngày càng lớn mạnh. Hiện nay HQ của TC được chia làm 3 Hạm Đội: Hạm Đội Bắc Hải, Hạm Đội Trung Hải và Hạm Đội Nam Hải. Ngoài ra TC còn sở hữu 1 Hạm Đội Tầu Ngầm với hàng trăm chiếc tầu ngầm tối tân.


Nước: một loại võ khí mới rất lợi hại của Trung Cộng.


Các giòng sông lớn tại các nước Á Châu kể cả Ấn Đô, đều bắt nguồn từ Trung Hoa hay bắt nguồn từ những ''khu tự trị'' do Trung Cộng kiểm soát. Năm 1949, Trung Hoa có độ trên dưới 40 đập nước. Hiện nay TC có cả thẩy hơn 87 000 đập nước lớn nhỏ.

TC đã cho xây 14 đập nước ở thượng nguồn sông Mekong và đang dự trù xây thêm 22 cái đập nữa. Với các đập nước ở thượng nguồn sông Mekong, TC đang nắm trong tay họ ''sinh mạng'' của các nước ở hạ nguồn. VN đang chịu ảnh hưởng nặng nề vì TC kiểm soát lưu lượng nước ở đồng bằng sông Cửu Long của Miền Nam nước Việt: miền châu thổ sông Cửu Long bị hạn hán, sông Cửu Long đang cạn giòng khiến đồng bằng bị nước biển dâng tràn, đất đai bị ngập mặn khiến việc trồng trọt bị ảnh hưởng nặng nề.

Sông Hồng Hà, sông Mekong của VN đều xuất phát từ Trung Hoa. Hầu hết các sông lớn còn lại của Á Châu đều bắt nguồn từ Cao Nguyên Tây Tạng (nước bị TC chiếm từ 1949-1950). Ngoài ra Tân Cương (bị TC chiếm) là nơi xuất phát của 2 giòng sông lớn của Nga Sô và Kazakhstan. Các nguồn nước của những giòng sông lớn này đang nuôi sống 2 tỷ người. Kiểm soát các giòng nước trở thành một vũ khí của TC để khống chế các nước láng giềng.

Tạp chí Mỹ National Interest nhấn mạnh TC có thể xử dụng các đập nước làm các vũ khí lợi hại để đưa 1/4 dân số của nhân loại làm con tin mà không cần phải nổ một phát súng nào. Điều hòa lưu lượng nước của các đập nước có thể tạo ra hoặc nạn han hán hoặc lũ lụt thảm khốc bằng các đợt xả nước tại các nước ở hạ lưu của các giòng sông như Việt Nam, Ấn Độ.....

Ấn Độ đã nếm mùi lũ lụt của các đợt xả nước trong quá khứ. Một trong những đợt xả nước trong quá khứ đã trong khoảng khắc, khiến hơn 50 000 người mất cơ nghiệp vì lũ lụt, thiệt hại trên 30 triệu Mỹ Kim ở vùng Đông Bắc Ấn Độ.

Hai thái cực hạn hán và lũ lụt không những chỉ làm nổi bật tác động lên môi trường của những cái đập nước mà còn nhắc nhở mọi người về tầm ảnh hưởng của TC đối với các nước chung quanh ở Châu Á.

Tóm lại nước đã trở thành một vũ khí độc hại mà TC có trong tay. Một vũ khí không cần dấu diếm nhưng rất lợi hại.

Tự cổ chí kim, Trung Hoa vẫn có tham vọng đất đai đối với các nước láng giềng. Một số như Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông .... đã bị Trung Hoa cưỡng chiếm bất chấp, sự phản đối chủa quốc tế. Chắc chắn, VN sẽ là miếng mồi kế tiếp của con gấu Trung Cộng.

TC đã và đang lấn chiếm Biển Đông, đe dọa nặng nề con đường hàng hải đến Phi Luật Tân, Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn .... Con đường hàng hải này là ''nguồn sống'' của các quốc gia kể trên. Kinh tế của các quốc gia đó tùy thuộc vào huyết lộ hàng hải này. Chúng ta đang từ từ chứng kiến VN đang rơi vào vòng đô hộ của người Tầu. 


Ấn Độ : cứu tinh của các nước ở Đông Nam Á đang ở trong tầm với của bàn tay lông lá TC ?.  


Ấn Đô là một nước lớn ở Á Châu. Dân số Ấn Độ hơn 1 tỷ người khiến Ấn là nước đông dân thứ nhì trên thế giới, chỉ sau có Trung Cộng. Ấn có cùng một biên giới với TC ở phía Bắc, vùng núi Hy Mã Lạp Sơn. Biên giới này dài 3555 km không kể 2 nước trái độn Nepal và Bhutan. Nơi này đã là bãi chiến trường giữa Ấn và TC từ nhiều năm qua, cho tới mãi bây giờ chưa dứt.
 
Ấn độ là nước đông dân thứ nhì trên thế giới - hơn 1 tỷ 300 triệu người - chỉ sau có Trung Hoa -. Về diện tích, Ấn là nước lớn thứ 7 trên thế giới. Ấn được Anh trao trả độc lập ngày 15 tháng 8 năm 1947 sau một cuộc tranh đấu bất bạo động do Thánh Mathama Gandhi dẫn dắt (tại VN, cuộc chiến gọi là “dành độc lập'' của Đảng CSVN khiến hơn 3 triệu người Việt bỏ mình, đất nước bị tàn phá, để rồi quê hương đang bị cận kề mối nguy diệt vong vì “người anh em láng giềng môi hở răng lạnh'' ở phương Bắc).
 
Về phương diện kinh tế, Ấn Đô ngày nay là một nước rất tiến bộ với GPD đứng hàng thứ 7 trên thế giới. Học viện Kỹ thuật của Ấn được coi là 1 Học Viện đứng đầu thế giới, ngang hàng với Massaschuset Institute of Technology (MIT) ở Boston của Hoa Kỳ.
 
Ấn Độ nằm trên một vị trí chiến lược quan trong, trong vùng Ấn Độ Dương. Ấn Độ nhìn thẳng vào con đường hàng hải chiến lược từ Ấn Độ Dương đổ vào Thái Bình Dương qua Eo Biển Malacca. Eo biển này nằm giữa Mã Lai, Singapour và Nam Dương. Đó là cửa ngõ thông thương của các tầu từ Ấ Độ Dương muốn chạy vào Thái Bình Dương. 85% cá hàng hóa, đầu khí từ các nước Trung Đông, từ Phi Châu đến TC đều phải đi qua Eo Biển này. Eo Malacca là một vị trí có tính cách chiến lược quan trọng, có những chỗ hạn hẹp không quá 1km2 khiến Eo Biển có thể bị phong tỏa khá dễ dàng bởi 1 lực lượng Hải Quân nhỏ.
 

Tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Hoa Cộng Sản


Trong nhiều thế kỷ trước, Ấn Độ và Trung Quốc rất ít giao thiệp vì yếu tố địa lý cản trở. Từ hơn 50 năm nay, biên giới giữa 2 nước đã trở thành điểm nóng, kể cả các xung đột quân sự. Nguyên nhân chính là việc tranh chấp ở khu vực biên giới Aksai Chin và khu Arunachal Pradesh (mà TC gọi Nam Tây Tạng). Ngoài ra còn những nguyên nhân khác như các cuộc xung đột ở biên giới từ năm 1959, sau cuộc nổi dậy của Tây Tạng cộng với việc Ấn Độ trao qui chế tỵ nạn cho Đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng.

Ngày 20-10-1962, 80.000 lính TC mở trận đánh bất ngờ tràn qua vùng biên giới từ Đông sang Tây. Quân đội TC đã tiến vào lãnh thổ Ấn Độ, có nơi cách biên giới 20km. Đến ngày 21 tháng 11 năm 1962, Quân Độ TC rút ra khỏi Ấn ngoại trừ Khu Aksai Chi ở vùng biên giới giữa 3 nước Tầu, Ấn Độ, Pakistan.

Từ đó đến nay, vùng biên giới giữa 2 nước luôn luôn bất ổn. Tháng 6 năm 2017, Ấn và TC lại có những cuộc đụng độ ở vùng biên giới phía Đông, đặc biệt là ở Cao Nguyên Doklam là nơi TC đang xây dựng một con đường chiến lược. Doklam ở ngay sát nước Bhutan. Các cuộc đụng độ giữa các đơn vị quân đội hay xẩy ra ở biên giới, kéo dài cho tới tháng 8-2017 và không có dấu hiệu giảm sút, nhưng cho tới cuối tháng 8 năm 2017 thì Ấn Độ tự ý rút quân để'' hạ nhiệt'' ở vùng này.



Sức mạnh quân sự của Ấn Độ.


Theo Economic Times, Ấn Độ có 1,2 triệu quân thường trực dưới cờ và khoảng 1 triệu quân trừ bị. Ngân sách QP của Ấn là 51 tỷ USD so với ngân sách QP của TC là 152 tỷ USD.
Ngoài ra Ấn Độ có:

 -  4 426 thiết giáp, 6 704 xe bọc thép
 -  290 binh đoàn pháo binh, 7 414 pháo kéo trên bánh xe, 290 súng phóng rocket.

Về Hải Quân, Ấn Độ có 295 tầu so với 714 tầu của HQ của TC. Ấn có 3 Hàng Không Mẫu Hạm so với 1 HKMH của TC.

Về Không Quân, Ấn có 2 102 máy bay so với con số 2 995 của KQ của TC.

Về lực lượng võ khí hạt nhân, Ấn có 130 vũ khí hạt nhân so với con số 270 vũ khí hạt nhân của TC.

Hiện tại, Ấn Độ đang tích cực đẩy mạnh việc hiện đại hóa quân đội, tập trung phát triển các đầu đạn hạt nhân và các hỏa tiễn có tầm xa  trong trường hợp nước này phải đối đầu quân sự với TC.

Ấn Độ càng ngày càng xuất cảng võ khí ra nước ngòai. Cộng sản Việt Nam (VNCS) là một khách hàng quen thuộc. Mới đây có tin VNCS đã đặt mua hỏa tiễn tầm trung Brah Moss của Ấn. Phát Ngôn Viên của VNCS tuyên bố đó chỉ là việc VN tăng cường quân sự chỉ với một mục đích tự vệ. Chỉ ít lâu sau, cả Ấn và VNCS đều cải chánh tin này. Các quan sát viên cho rằng cả 2 nước đều không muốn chọc giận TC. Theo India Express, sức mạnh quân sự của Ấn Độ càng ngày càng được cải thiện.



So Sánh tương quan lực lượng giữa Ấn Độ và Trung Hoa Cộng Sản.


Về phương diện quân sự, Ấn Độ và TC có sức mạnh gần như tương đương, bên 8 lạng người nửa cân. Ấn đang đi tìm một liên minh với các nước trong vùng như Việt Nam, Phi Luật Tân, Nhật Bản, Đài Loan, Nam Dương và Đại Hàn. Thủ Tướng Ấn Độ đã đến các nước này, đã hội đàm với các lãnh đạo sở tại.

Nếu chiến tranh xẩy ra và không phải là một cuộc chiến nguyên tử, Ấn Độ và TC đều có những nhược điểm dễ bị khai thác bởi đối phương. Sau đây là những nhược điểm cũng như ưu điểm của cả hai bên:
                      -  Quân Đội Ấn Độ chưa dạn dầy trận mạc nên kinh nghiệm chiến đấu hơi thiếu vắng.
                      -  Ấn tùy thuộc vào nguồn nước ngọt đến tử các con sông bắt nguồn từ TC cho nên TC có thể gây ra hoạc hạn hán hoặc lũ lụt kinh hòang bằng cách đóng hay xả nước ở các đập.

                     -   đập Tam Hiệp là đập nước lớn nhất của TC trên sông Dương Tử. Với các hỏa tiễn tầm xa có gắn bộ phận định vị (GPS), được hướng dẫn bằng vệ tinh, Ấn có đủ phương tiện phá vỡ đập này để gây ra một đại họa cho TC. Đất nước Tầu ở vùng hạ lưu của đập sẽ bị tàn  phá, hàng chục chục triệu người sẽ bị chết.
                   -  Eo biển Malacca, nằm giữa Mã Lai và Nam Dương, là đường tiếp liệu huyết mạch của TC. Chỉ cần đóng cửa eo biển không cho tầu bè qua lại sẻ làm TC bị hiểm nguy. Hơn 85% các hàng hóa, dầu khí đến TC từ các nước ở Trung Đông đều phải qua eo biển này.. Eo biển lại nhỏ, có nơi chỉ rộng có 1,2 km. Chỉ cần 1 đơn vị hải quân nhỏ là đủ sức đóng eo biển này lại.
Nếu chiến tranh xẩy ra, Ấn sẽ có nhiều đồng minh hơn TC.

Tóm lại, tuy rằng chiến tranh giữa Ấn Độ và TC khó có thể xẩy ra nhưng sự hiện diện của Ấn trên bàn cờ Thái Bình Dương cũng như trong thế trận ở Á Châu, ở Biển Đông cũng làm chùn bước xâm lược, làm nguội đi tham vọng bá quyền của TC đối với các nước láng giềng nhỏ bé ở Á Châu, ở Thái Bình Dương. Các nước này hy vọng và tin tưởng tham vọng đất đai, biển đảo của TC sẽ bị chấm dứt với sự tham dự vào cuộc đối đầu của Ấn Độ, của Nhật Bản bên cạnh Hoa Kỳ. Chắc chắn dư luận thế giới sẽ không về hùa với kẻ xâm lăng.


 

CÕNG RẮN VỀ NHÀ - Tác giả Giao Tiên




<


Bầu Cử Sơ Bộ ngày 7/8/2018: Joe Nguyễn, ứng cử viên thượng nghị sĩ tiểu bang thuộc địa hạt 34 của Washington







Joe Nguyễn, một quản lý cấp cao của tập đoàn Microsoft, vừa trở thành một “bất ngờ” thú vị đối với cư dân quận hạt 34 của bang Washington, Hoa Kỳ, khi tuyên bố ra tranh cử chức thượng nghị sĩ tiểu bang tại đây.

“Bất chấp sự đa dạng trong quận hạt, từ trước tới nay chưa từng có bất cứ một người da màu nào ra tranh cử cho chức thượng nghị sĩ hay dân biểu”, Joe Nguyễn nói với VOA

Với cái nhìn của một nhà quản lý, Joe Nguyễn cho rằng việc có một người đại diện cộng đồng trong bất cứ ban lãnh đạo của một tổ chức hay cơ chế nào cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích.

Anh phân tích: “Nếu bạn không có một người đại diện cho cộng đồng trong ban lãnh đạo, thì chuyện gì xảy ra? Không phải là người ta không quan tâm đến bạn, mà chỉ là người ta không biết. Không có người đại diện trong ban lãnh đạo, bạn sẽ bị thiệt thòi về ngân sách, thiệt thòi về tiếng nói và lợi ích của cộng đồng ở đó”. Và đó chính là lý do mà Joe Nguyễn quyết định ra tranh cử, nhằm “bảo đảm rằng lãnh đạo ở bang Washington phản ánh đúng giá trị và con người tại đây”.

Xuất thân từ một gia đình “thuyền nhân” người Việt tị nạn, tuổi thơ của Joe Nguyễn đã trải qua rất nhiều khó khăn, nhất là khi toàn bộ gánh nặng gia đình trút lên vai người mẹ sau một tai nạn xe hơi của cha.

“Rất cực. Chúng tôi lớn lên trong ngôi nhà do chính phủ trợ cấp, sống nhờ vào phúc lợi và các dịch vụ xã hội. Rồi cha tôi bị tai nạn xe hơi khi tôi còn nhỏ và ông bị liệt hoàn toàn. Thế là chúng tôi phải dành ra thời gian và tiền bạc để chăm sóc cho cha. Trong điều kiện khốn khó đó, chúng tôi may mắn có mẹ là một phụ nữ rất mạnh mẽ và chú trọng chuyện học hành”.

Để giúp mẹ gánh vác gia đình, cả bốn anh chị em Joe Nguyễn đều phải làm việc cật lực ngay từ nhỏ.

“Tôi từng phải làm 3, 4 công việc. Tôi làm việc 80-90 giờ mỗi tuần bên cạnh việc học. Nhưng tất cả chúng tôi đều làm tốt vì chúng tôi chẳng có lựa chọn nào khác. Chúng tôi không có cả lựa chọn được thất bại”.

Nhưng cũng chính nhờ những “kinh nghiệm sống” này mà cả 4 anh chị em của Joe Nguyễn đều thành công, trở thành các bác sĩ, kỹ sư.

Một mảng tuổi thơ khác mà Joe Nguyễn cho biết là “rất quan trọng” nhưng hiếm khi anh nhắc tới, đó là những ký ức bị kỳ thị. Đây cũng là lý do mà khi mới quyết định ra tranh cử, Joe Nguyễn không hề muốn đề cập đến gốc gác Việt Nam của mình.

“Tôi muốn mọi người biết rằng tôi là một ứng cử viên tốt, bất chấp màu da hay gốc gác của tôi. Tôi rất tự hào là người Việt Nam, nhưng trong quá trình trưởng thành, tôi đã phải đối diện với rất nhiều định kiến và kỳ thị, nên tôi không muốn mọi người nghĩ rằng tôi chỉ ra ứng cử cho người Việt Nam, tôi ra ứng cử cho tất cả mọi người trong quận hạt 34 này”.

Một trong những câu chuyện bị kỳ thị mà Joe Nguyễn vẫn còn nhớ như in là vào thời tiểu học, khi Joe Nguyễn là một trong những đứa trẻ người Việt đầu tiên xuất hiện ở trường học trong quận hạt. Vì vậy, cô giáo muốn làm một cử chỉ thân thiện bằng cách mỗi ngày cô gọi cậu bé Joe Nguyễn lên đứng trước lớp và bảo cậu nói bằng tiếng Việt số ngày còn lại của năm học.

“Đó là một ý tưởng tốt. Nhưng đối với những đứa trẻ tiểu học chưa bao giờ tiếp xúc với người Việt, thì đó là cơ hội để các bạn châm chọc tôi. Chúng giả bộ nói tiếng Việt bằng những từ ngữ mà chúng tự nghĩ ra giống như tiếng Việt. Tại thời điểm đó, tôi nhận ra rằng ngay cả khi tôi đã ở trên đất Mỹ, chúng ta cũng sẽ không được đối xử giống hệt như những người khác bởi vì chúng ta khác biệt. Đó là lần đầu tiên tôi nhận ra kỳ thị là có, định kiến là có và tôi là nạn nhân của nó, ngay cả khi tôi mới chỉ học tiểu học”, Joe Nguyễn nhớ lại.

Bất chấp những kỷ niệm buồn ấy, Joe Nguyễn thừa nhận chính những khó nhọc của tuổi thơ và tính cách đặc trưng của người Việt đã góp phần vào thành công của bản thân và gia đình anh.

“Có rất nhiều thứ người Mỹ trắng xem đó như là chuyện đương nhiên, nhưng với người Việt mình thì không. Chẳng hạn như cơ hội. Nếu tôi có cơ hội đến trường, tôi sẽ học thật tốt vì biết không phải ai cũng có cơ hội như vậy. Tôi vẫn còn nhiều người thân ở Việt Nam nên tôi biết họ sống như thế nào và cuộc sống của tôi ở đây như thế nào. Vì vậy khi nhìn thấy cơ hội, là một người Việt Nam, thì tôi sẽ nắm lấy nó vì tôi biết rằng mình rất may mắn được có mặt ở đây”.





Hiện là cha của hai con nhỏ, giáo dục là lĩnh vực mà ứng cử viên gốc Việt của đảng Dân chủ rất quan tâm và muốn thay đổi. Mục tiêu của Joe Nguyễn là xóa bỏ khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các học khu nghèo và học khu giàu trong quận hạt bằng cách phân bổ hợp lý ngân sách của tiểu bang. Ngoài ra, bảo hiểm sức khỏe và cải cách kinh tế cũng là các mục tiêu mà Joe Nguyễn đeo đuổi trong kế hoạch tranh cử của mình.

Với nhiều kinh nghiệm đóng góp “phía sau hậu trường” cho các hoạt động của cộng đồng, Joe Nguyễn tự tin rằng quyết định chính thức bước ra chính trường của mình sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ, nhất là khi cư dân đã quá “chán ngán” với những gì đang diễn ra, và mong muốn nhìn thấy một gương mặt mới của thế hệ trẻ có kinh nghiệm và chiến lược giải quyết vấn đề và đạt được mục tiêu chung.




Du học Mỹ ngành Truyền thông







Giới lập pháp Việt Nam bị ý thức hệ và quá khứ ràng buộc







Đặc khu kinh tế và 99 năm "Bài toán cũ kỹ và lỗi thời"







VN phá thai cao nhất châu Á




Hoạt động tìm kiếm trực tuyến toàn cầu về thuốc phá thai đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua, theo phân tích của BBC.
Kết quả tìm kiếm cũng chỉ ra rằng các quốc gia có luật cấm phá thai càng nghiêm ngặt thì nhu cầu tìm kiếm thuốc phá thai ở các nước đó càng lớn.

Bằng cách mua thuốc trực tuyến và chia sẻ những kinh nghiệm y khoa thông qua các nhóm WhatsApp, phụ nữ đang có xu hướng chuyển sang sử dụng công nghệ để né các rào cản pháp lý đối với việc phá thai.

Đây là hình thức mới được gọi là "DIY abortion" (tự phá thai).

Đối với các quốc gia nơi mà việc phá thai bị cấm hoàn toàn hoặc chỉ được cho phép trong trường hợp cứu mạng sống người mẹ, thì số lượng tìm kiếm thuốc phá thai Misoprostol cao hơn 10 lần so với các quốc gia không ban hành luật cấm.

Có hai biện pháp phá thai chính, đó là nạo phá thai và dùng thuốc phá thai.

Phá thai bằng thuốc là biện pháp sử dụng kết hợp thuốc Misoprostol (Cytotec) và Mifeprostone để làm sẩy thai.

Misoprostol cũng có thể được bán dưới nhãn thuốc Cytotec.

Ở một số nước như Anh Quốc, phụ nữ được bác sĩ kê đơn để sử dụng hai loại thuốc này khi cần phá thai.

Trong khi đó, ở các quốc gia nơi việc phá thai bị hạn chế thì phụ nữ thường tìm kiếm, mua thuốc trên mạng, và có nguy cơ phải đối mặt với những hình phạt nghiêm khắc nếu bị phát hiện.

Trong số 25 quốc gia có tỉ lệ tìm kiếm thuốc Misoprostol cao nhất thì có đến 11 nước thuộc Châu Phi và 14 nước Mỹ Latin.

Theo dữ liệu của Google, Philippines đứng thứ 30 mặc dù việc phá thai bị ngăn cấm hoàn toàn ở quốc gia này.

Tại Việt Nam, nhu cầu tìm kiếm thông tin phá thai bằng thuốc gia tăng đáng kể.

Phá thai trong 22 tuần đầu của thai kỳ là hợp pháp ở Việt Nam và có thể được thực hiện tại các cơ sở y tế công, tư trên cả nước.

Hiện chưa có số liệu cụ thể về số phụ nữ tự phá thai, và việc nạo phá thai ngoài các cách nêu trên bị coi là bất hợp pháp

Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2013 có 38,5% số người tại Việt Nam tham gia truy cập internet. Năm 2016 con số này là 46,5%.

Trong năm năm qua, số lượng tìm kiếm thông tin "dùng thuốc tránh thai tại nhà" đã tăng lên gần 20 lần. Tính đến năm 2018, nội dung tìm kiếm "phá thai an toàn tại nhà" tăng 14 lần so với năm 2013.

Tỉ lệ phá thai ở Đông Á ước tính mỗi năm là 33% trong giai đoạn 2010 - 2014.


Việt Nam vì sao đứng đầu?


Theo báo cáo, Việt Nam là nước có tỉ lệ phá thai cao nhất châu Á và thế giới, trong đó có nhiều phụ nữ đã phá thai nhiều hơn một lần trong đời.

Theo thống kê chính thức, tỉ lệ phá thai trung bình là 2,5 lần trên một phụ nữ vào những năm 1990. Tuy nhiên, đã có mấy nghiên cứu được thực hiện về chủ đề này kể từ đó tới nay.

Báo cáo năm 2014 của Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội cho thấy có đến 40% các trường hợp mang thai được nạo phá thai mỗi năm.

Bà Phan Hương Giang, Quản lý Hợp tác, Chính sách và Tác động của tổ chức Marie Stopes Việt Nam cho biết:

"Việc thiếu kiến thức về các biện pháp tránh thai là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này."

"Quan hệ trước hôn nhân vẫn còn là điều cấm kị trong văn hoá Việt Nam. Phụ nữ mang thai trước khi kết hôn thường phải đối mặt với sự kì thị từ xã hội. Kết quả là, những phụ nữ này phải đến các phòng khám tư để phá thai bí mật."

Một yếu tố khác góp phần làm tăng tỉ lệ phá thai đó là chính sách chỉ sinh hai con có từ những năm 1960.

Mặc dù chính sách này đã bị xoá bỏ vào năm 2003, nhà nước vẫn tiếp tục khuyến khích các cặp vợ chồng không nên sinh nhiều con. Một dự thảo luật dân số của Bộ Y tế có khả năng sẽ được phê duyệt trong năm nay đề xuất cho phép các gia đình sinh nhiều con nếu muốn, nhưng vẫn khuyến khích chỉ nên sinh từ một đến hai con.

Nội dung tìm kiếm "cần kiêng khem những gì sau khi uống thuốc phá thai" ở Việt Nam hiện tăng lên 30 lần so với năm 2013.

Chi phí phá thai cũng là một nội dung đáng chú ý khi số lượng tìm kiếm giá thuốc Misoprostol tăng gấp 5 lần.

Bà Phan Hương Giang cho biết thêm, hiện nhiều phụ nữ Việt Nam đã biết sử dụng tên thuốc Misoprostol trong tìm kiếm để cho kết quả chính xác hơn.

Theo trung tâm nghiên cứu Guttmacher ở Mỹ, ngoại trừ Philippines và Lào, hầu hết các nước Đông Nam Á khác đã hợp pháp hoá việc phá thai vì một số lý do bao gồm cứu mạng sống của người mẹ.

Indonesia chỉ cho phép phá thai khi bác sĩ xác nhận thai nhi đó đe doạ đến tính mạng người mẹ.

Malaysia và Thái Lan cho phép phá thai với lý do đảm bảo sức khoẻ thể chất và tinh thần cho người mẹ trong trường hợp bị hãm hiếp hoặc hư thai.

Ở Ai-len, uống thuốc phá thai sẽ bị phạt tù 14 năm. Tuy nhiên, trong cuộc trưng cầu dân ý vào tháng Năm vừa qua đa số các cử tri đã bỏ phiếu bãi bỏ điều luật này.

Thủ tướng Leo Varadkar, người vận động ủng hộ tự do hoá nói rằng ông hy vọng điều luật mới sẽ được ban hành vào cuối năm nay.

BBC gần đây tường thuật rằng một nhóm người dùng WhatsApp ở Brazil chuyên giúp cung cấp thuốc phá thai và đưa ra lời khuyên cho phụ nữ trong quá trình này.

Juliana (không phải tên thật), 28 tuổi, là một trong những phụ nữ đã tìm đến sự trợ giúp từ nhóm WhatsApp này.

"Tôi đã tự phá thai ở nhà và báo với nhóm WhatsApp lúc tôi bắt đầu tiến hành phá thai," cô nói.

"Thật tuyệt vời khi phụ nữ trong nhóm có thể giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ thông tin và thảo luận về những điều chúng tôi lo lắng, sợ hãi. Điều này, theo một cách nào đó, đã giúp tôi vững tinh thần hơn."

"Thật vui khi biết rằng tôi không chỉ có một mình. Nhóm này rất quan trọng đối với tôi, họ giúp tôi cảm thấy an toàn."

Phân tích dữ liệu của Google không chỉ hiển thị các quốc gia có tỉ lệ tìm kiếm cao nhất mà còn chỉ ra chính xác các cụm từ thường xuyên được sử dụng để tìm kiếm về một chủ đề nào đó.

Theo BBC, "thuốc phá thai" là cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất liên quan đến việc phá thai ở tất cả các quốc gia.

"Làm thế nào để phá thai" là câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất ở hơn 2/3 số quốc gia tham gia nghiên cứu.

"Dùng thuốc Misoprostol như thế nào", "giá thuốc Misoprostol", "mua thuốc Misoprostol" và "liều thuốc Misoprostol" là những nội dung tìm kiếm phổ biến nhất về phá thai.

Ngoài "phá thai bằng thuốc", phụ nữ cũng tìm kiếm thêm các biện pháp tự phá thai khác.

Các loại thảo mộc như mùi tây, quế, vitamin C, aspirin và trà phá thai (hỗn hợp các loại thảo dược) được xem là những nội dung tìm kiếm hàng đầu.

Ở Việt Nam, "phá thai bằng nước dừa" là cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất.

Ở một nửa số quốc gia chúng tôi nghiên cứu thì "các biện pháp phá thai tại nhà" là nội dung tìm kiếm phổ biến nhất liên quan đến phá thai.

Một nghiên cứu về việc sử dụng trà phá thai ở vùng Hạ Sahara của Châu Phi cho thấy mặc dù một số loại cây có thể gây co bóp tử cung, phương pháp dân gian này vẫn còn nhiều hạn chế.

Cùng với việc thiếu an toàn, nghiên cứu này chỉ ra rằng rất khó để người dùng kiểm soát được liều lượng và tác dụng phụ của phương pháp phá thai bằng các thảo mộc.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, không có "biện pháp phá thai tại nhà" bằng thảo mộc nào kể trên được xem là an toàn.

Trên toàn cầu có khoảng 25 triệu ca phá thai không an toàn mỗi năm, chiếm 45% tổng số các ca phá thai.

Phá thai bằng thuốc Misoprostol được xem là biện pháp phá thai an toàn nếu được sử dụng với sự giám sát của người có chuyên môn y tế. Tuy nhiên nếu người sử dụng thuốc này chưa được đào tạo thì rủi ro vẫn có thể xảy ra.

Nếu việc dùng thuốc Misoprostol được thực hiện theo chỉ dẫn của người chưa qua đào tạo thì Tổ chức Y tế Thế giới vẫn xếp phương pháp này vào nhóm biện pháp phá thai "kém an toàn". Nhóm này chiếm khoảng 31% tổng số các ca phá thai, bao gồm cả an toàn và không an toàn.

"Ngay cả khi chất lượng thuốc được đảm bảo và bạn đã làm theo hướng dẫn thì tỉ lệ thất bại vẫn có," ông Pereda nói.

Nếu phụ nữ mua thuốc trực tuyến hoặc được cung cấp bởi một người chưa qua đào tạo thì tỉ lệ phá thai không thành công sẽ tăng lên, ông Pereda nói thêm.

Những người phụ nữ này cũng ít có khả năng sẽ đi khám nếu có điều gì đó không may xảy ra sau khi uống thuốc phá thai.

"Sự kì thị, chi phí và đi lại là những nguyên nhân làm cho phụ nữ ngần ngại và đặt họ vào nhóm có nguy cơ gặp rủi ro," ông Pereda nói.

"Rõ ràng chúng ta đã có những tiến bộ về phá thai an toàn, nhưng những tiến bộ này vẫn còn diễn ra chậm."

"Thậm chí trên thế giới đã xảy ra những bước thụt lùi về phá thai an toàn, như ở Mỹ chẳng hạn, nhưng tôi vẫn hy vọng điều này sẽ thay đổi."

Gần đây BBC đã nghe được câu chuyện của Arezoo, một sinh viên luật sống ở Iran khi cô phát hiện ra mình có thai với người bạn trai 5 năm mặc dù họ đã sử dụng biện pháp tránh thai.

"Tôi đã đến tất cả các phòng khám phụ khoa," cô nói.

"Khi các bác sĩ kiểm tra và biết rằng tôi chưa kết hôn và cần phá thai thì họ đã từ chối tôi ngay lập tức."

Sau đó, Arezoo đã giả mạo giấy tờ cho thấy cô đã ly hôn và thuyết phục một bác sĩ giúp cô.

"Tôi đã phải mua tám viên thuốc với giá cắt cổ từ vị bác sĩ này", Arezoo nói. Nhưng thuốc không có tác dụng.

Arezoo sau đó đã lên mạng internet và tìm kiếm các tổ chức có thể gửi thuốc phá thai cho phụ nữ ở các quốc gia cấm phá thai. Thông qua các tổ chức này, Arezoo đã nhận được nhiều lời khuyên và sự giúp đỡ.

Những viên thuốc mà vị bác sĩ đưa làm cho Arezoo mất rất nhiều máu nhưng cô vẫn chưa phá thai được. Một tuần sau, cô được chị gái đưa đến một bệnh viện tư.

"Tôi đã nói dối. Tôi nói với họ rằng chồng tôi đang ở Pháp và tôi không mang theo giấy tờ bên mình. Tôi cần được phá thai an toàn."

Ban đầu, các nhân viên bệnh viện khá miễn cưỡng và không muốn tiếp nhận cô. Nhưng sau đó họ đã tin cô và điều đó thật là kì diệu, Arezoo nói.

"Sau khi dựng lên những câu chuyện không có thật, cuối cùng tôi đã được nhập viện và 30 phút sau ca hút thai được hoàn thành. Đó là cơn ác mộng tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi", cô nói thêm. 

Khoảng 14% ca phá thai được cho vào nhóm "ít an toàn nhất". Đây là các ca phá thai được thực hiện bởi những người chưa qua đào tạo sử dụng các biện pháp nguy hiểm như là dùng các dụng cụ đưa vào để hút nạo thai, hoặc các hỗn hợp thảo dược.

Các biện pháp này có thể gây ra biến chứng như nhiễm trùng hoặc phá thai không triệt để. Khi một ca phá thai chưa được hoàn thành triệt để, các chuyên gia y tế thường khuyên sử dụng thêm thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật, tuỳ theo trường hợp.

Theo Viện nghiên cứu Guttmacher, có ít nhất 22.800 phụ nữ chết mỗi năm do sử dụng các biện pháp phá thai không an toàn