khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

TT VNCH Nguyễn văn Thiệu xứng đáng làm thầy dạy Anh văn Thủ tướng CHXHCNVN Nguyễn xuân Phúc





Sean Connery: James Bond actor dies aged 90

 




Sir Sean Connery has died at the age of 90, his family has said.

The Scottish actor was best known for his portrayal of James Bond, being the first to bring the role to the big screen and appearing in seven of the spy thrillers.

Sir Sean died peacefully in his sleep, while in the Bahamas, having been "unwell for some time", his son said.

His acting career spanned five decades and he won an Oscar in 1988 for his role in The Untouchables.

Sir Sean's other films included The Hunt for Red October, Highlander, Indiana Jones and the Last Crusade and The Rock.


Jason Connery said his father "had many of his family who could be in the Bahamas around him" when he died overnight in Nassau.

He said: "We are all working at understanding this huge event as it only happened so recently, even though my dad has been unwell for some time.

"A sad day for all who knew and loved my dad and a sad loss for all people around the world who enjoyed the wonderful gift he had as an actor."

'The original Bond'

Sir Sean, from Fountainbridge in Edinburgh, first played James Bond in Dr No in 1962 and went on to appear in five other official films - and the unofficial Never Say Never Again in 1983.

He was largely regarded as being the best actor to have played 007 in the long-running franchise, often being named as such in polls.

He was knighted by the Queen at Holyrood Palace in 2000. In August, he celebrated his 90th birthday.

Bond producers Michael G Wilson and Barbara Broccoli said they were "devastated by the news".


They said: "He was and shall always be remembered as the original James Bond whose indelible entrance into cinema history began when he announced those unforgettable words 'the name's Bond... James Bond'.

"He revolutionised the world with his gritty and witty portrayal of the sexy and charismatic secret agent. He is undoubtedly largely responsible for the success of the film series and we shall be forever grateful to him."

Sir Sean was a long-time supporter of Scottish independence, saying in interviews in the run-up to the 2014 referendum that he might return from his Bahamas home to live in Scotland if it voted to break away from the rest of the UK.

Scotland's First Minister Nicola Sturgeon said: "I was heartbroken to learn this morning of the passing of Sir Sean Connery. Our nation today mourns one of her best loved sons.

"Sean was born into a working class Edinburgh family and through talent and sheer hard work, became an international film icon and one of the world's most accomplished actors. Sean will be remembered best as James Bond - the classic 007 - but his roles were many and varied.

"He was a global legend but, first and foremost, a patriotic and proud Scot - his towering presence at the opening of the Scottish Parliament in 1999 showed his love for the country of his birth. Sean was a lifelong advocate of an independent Scotland and those of us who share that belief owe him a great debt of gratitude."

Cung Đình Huế.





Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

Bầu cử tổng thống Mỹ 2020 và một số "kỷ lục"





Mối lo ngại Tàu Cộng khiến một bộ phận giới trẻ VN đặc biệt quan tâm bầu cử Mỹ





Truyền thông Mỹ lo âu đánh mất con gà đẻ trứng vàng Donald Trump





Bác sĩ Pháp tại Trung Quốc: "Khó chống đại dịch nếu sợ đụng chạm tự do cá nhân"





Gã vô gia cư sửa xe 0 đồng, bắt cướp giúp dân





Roger Penrose - Is Mathematics Invented or Discovered?





Bão số 9 vào đất liền: Mái tôn bay như diều, cầu sắt trôi như phao





Roger Penrose: "I had this strange feeling of elation"





Khi hình học của Penrose lấn sân qua hoá học - Tác giả Vũ Quí Hạo Nhiên

 

Sir Roger Penrose, nhà toán học vừa đoạt giải Nobel Vật Lý năm nay, là một nhà bác học theo đúng nghĩa xưa của chữ đó. Tôi đã nói về giải Nobel của ông trong kỳ trước, kỳ này tôi nói thêm về ông và về lý do tôi nghĩ lẽ ra ông đã phải được Nobel Hóa Học nữa.

Không chỉ là một nhà khoa học, Penrose còn suy nghĩ và viết về Triết. Ông phát triển một lý thuyết về ý thức của người (hay của con vật) và cho rằng ý thức cao hơn các hiện tượng tự nhiên và các ý thuyết Vật Lý không đủ để giải thích ý thức.

Ý thức, trong triết, miêu tả sự nhận biết về thế giới chung quanh. Thí dụ, một con chó thấy cái cây đổ về hướng nó thì nó ý thức được nó sắp bị đè bẹp và chạy đi chỗ khác. Con chó hiểu điều này dù có thể từ trước đến nay nó chưa thấy cái cây đổ bao giờ.

Lý thuyết này cho rằng nếu con người (hay con vật) nhìn thấy A (cái cây đổ) và kết luật được B (cây sắp đè mình chết), thì phải có một con đường nào đó dẫn từ A tới B. Con đường đó phải là một thuật toán (algorithm). Tức là phản ứng của con chó có thể viết thành một algorithm, thí dụ như:

Nếu (một vật đang chuyển động) và (nó chuyển động về hướng mình) thì (tránh ra chỗ khác)

Con chó làm điều này được thì computer làm được. Chỉ là algorithm mà! Algorithm là nghề của computer!

Nhưng Penrose suy luận ngược lại. Ông cho rằng có những thứ đi được từ A đến B nhưng không viết được thành algorithm. Ngay trong ngành computer người ta cũng biết điều này. Có những quy trình trong computer có câu trả lời nhất định nhưng không xác định được bằng algorithm nào cả. Ông cho rằng ý thức của con người hay con vật có ý nghĩa cao hơn chữ không chỉ là những thuật toán.

Trên báo Rice Thresher của đại học Rice ở Texas, Giáo sư Toán hưu trí Raymond Wells kể về lần Penrose đến nói chuyện về ý thức.

“Khi ông tới diễn thuyết trong một loạt bài giảng dựa trên những chương chính của quyển sách ông viết về ý thức, gần như toàn bộ đại học Rice đều đến nghe, từ Viện trưởng, Provost (viện phó học vụ), các khoa trưởng, cũng như nhiều giáo sư và sinh viên. Tất cả chúng tôi đều có cảm tưởng đang đứng trước một cái gì rất đặc biệt.”

Nhưng Triết là nghề của người khác. Để tôi quay lại Toán.

Đây là hình mặt tiền của toà nhà khoa Vật Lý đại học Rice. Trên tường toà nhà có hoa văn gồm các hình tứ giác xếp lại.

Toà nhà khoa Vật Lý đại học Rice. (Hình chụp trang web Rice University)
Toà nhà khoa Vật Lý đại học Rice. (Hình chụp trang web Rice University)

Nếu nhìn kỹ, sẽ thấy toàn bộ mặt tường chỉ có hai mẫu hình tứ giác, một hình như mũi tên và một hình như cánh diều.

Cách sắp xếp này do Penrose sáng chế ra và mang tên Penrose Tiling.

Trong hình học, ngành nghiên cứu về việc sắp xếp các hình lập lại để lát đầy một mặt phẳng được gọi là “tessellation.” Tôi đã có dịp nói về tessellation trong một bài trước. “Sắp xếp các hình lập lại để lát đầy một mặt phẳng” nghe có vẻ khoa học ra phết, nhưng thực ra thì như ông thợ hồ lát gạch thôi, nên tessellation còn gọi nôm na là tiling.

Thế thì nếu mình lát gạch sàn nhà, dùng hình tam giác đều 3 cạnh và đối xứng xoay theo 1/3 vòng tròn thì rất dễ.

Lát gạch đối xứng xoay theo 1/3 vòng tròn. (Hình: Vũ Quí Hạo Nhiên)
Lát gạch đối xứng xoay theo 1/3 vòng tròn. (Hình: Vũ Quí Hạo Nhiên)

Dùng hình tứ giác đều tức hình vuông 4 cạnh và đối xứng xoay theo 1/4 vòng tròn, cũng như hình lục giác đều t cạnh và đối xứng xoay theo 1/6 vòng tròn như hình tổ ong, cũng dễ luôn. Không những đối xứng theo góc, những hình này còn lập lại theo đường thẳng.

Lát gạch đối xứng theo 1/4 hay 1/6 vòng tròn. (Hình: Vũ Quí Hạo Nhiên)
Lát gạch đối xứng theo 1/4 hay 1/6 vòng tròn. (Hình: Vũ Quí Hạo Nhiên)

Số 3, 4, 6 đều dễ, nhưng còn số 5 ở giữa thì sao? Ghép hình ngũ giác có lát được sàn đối xứng xoay theo 1/5 vòng tròn được không? Hình ngũ giác đều ghép lại thì không lát được sàn nhà vì bị hở một miếng. Chành ra ba góc da còn thiếu là vậy.

Không lát được bằng hình ngũ giác đều. (Hình: Vũ Quí Hạo Nhiên)
Không lát được bằng hình ngũ giác đều. (Hình: Vũ Quí Hạo Nhiên)

Không ai biết cách xếp gạch cho đối xứng xoay theo 1/5 vòng tròn -- cho tới khi có Roger Penrose. Năm 1974, ông chứng minh được rằng có rất nhiều cách để xếp gạch để lát hết mặt phẳng với đối xứng xoay theo 1/5 vòng tròn.

Phiên bản đầu tiên do Penrose làm ra có 6 mẫu gạch lập lại, hình ngũ giác, hình ngôi sao 5 cánh, hình thuyền buồm (3 cánh sao), và hình thoi. Sau này ông rút số mẫu gạch chỉ cần 2 mẫu hình thoi, hoặc 2 mẫu, một hình mũi tên một hình cánh diều.

Penrose tiling gồm 6 mẫu gạch ghép lại. (Hình: Inductiveload/Wikimedia/Public Domain)
Penrose tiling gồm 6 mẫu gạch ghép lại. (Hình: Inductiveload/Wikimedia/Public Domain)

Hình chụp Penrose trên đầu bài là ở sảnh toà nhà Mitchell Institute, đại học Texas A&M. Gạch lát sàn nhà gồm 2 mẫu hình thoi ghép lại và có đối xứng xoay theo hình ngũ giác, 1/5 vòng tròn.

Trước Penrose, không ai biết là điều này có thể làm được. Sau Penrose, người ta biết nó có thể làm được. Và qua đó người ta bắt đầu đi tìm nó trong thiên nhiên và quả nhiên người ta phát hiện ra là có sự lát gạch với đối xứng xoay theo 1/5 vòng tròn trong thiên nhiên.

Và đó là điều Dan Shechtman, đại học Technion - Israel Institute of Technology ở Israel đã làm. Năm 1982, khi nghỉ sabattical ở Technion để làm việc 2 năm tại National Institute of Standards and Technology ở Mỹ (Viện Tiêu chuẩn và Kỹ thuật Quốc gia), ông phát hiện ra một cấu trúc nguyên tử lạ lùng, là nó đối xứng xoay vòng nhưng không lập lại theo đường thẳng.

Nói cách khác, các nguyên tử này sắp xếp theo Penrose Tiling trên mặt cầu.

Thí nghiệm của Schechtman là ông lấy hỗn hợp nhôm manganese, làm lạnh nó thiệt nhanh để nó đừng biến thành tinh thể (crystal). Rồi ông bắn điện tử vào đó cho điện tử báng văng ra ngoài rồi chụp hình điện tử đó. Dùng hình chụp điện tử ông sẽ thấy cấu trúc của hỗn hợp này, một phương pháp gọi là diffraction.

Thế thì Schechtman biết là có thể có đối xứng 1/3 vòng tròn, 1/4 vòng tròn, hay 1/6 vòng tròn. Lúc đó ông chưa biết về công trình của Penrose nên không biết là có thể có đối xứng 1/5 vòng tròn.

Nhưng khi chụp hình thì ông thấy rành rành có đối xứng vòng tròn 10 nguyên tử.

Thế là thế nào?

Trong hoá học, khi nguyên tử sắp xếp ngay hàng thẳng lối lập lại thì gọi là tinh thể. Schechtman thấy nguyên tử trong hỗn hợp này sắp xếp cũng hơi hơi ngay hàng thẳng lối theo vòng tròn nhưng không lập lại theo đường thẳng. Ông gọi nó là quasicrystal, gần như tinh thể.

Dùng phương pháp của Penrose, hai nhà vật lý học Dov Levine và Paul Steinhardt tiên đoán có thể có cấu trúc nguyên tử theo Penrose Tiling, 10 nguyên tử sắp xếp đối xứng xoay theo 1/5 vòng tròn. Đây chính là điều Schechtman tìm ra. Trong sổ tay của Schechtman còn ghi lại sự ngạc nhiên của ông khi phát hiện quasicrystal: “10 lần???” với 3 dấu chấm hỏi.

Tại NIST, Schechtman giải thích cấu trúc nguyên tử mà ông tìm ra. (Hình: Phillip Westcott/NIST/Public Domain)
Tại NIST, Schechtman giải thích cấu trúc nguyên tử mà ông tìm ra. (Hình: Phillip Westcott/NIST/Public Domain)

Đây là một khám phá quan trọng, nhưng xui cho Schechtman, Linus Pauling không nghĩ vậy.

Pauling là ai? Trên thế giới chỉ có 4 người từng đoạt 2 giải Nobel, và Pauling (1901–1994) là một. Chỉ có 2 người đoạt giải Nobel trong hai ngành khác nhau, là Marie Curie và Pauling. Và Pauling là người duy nhất đoạt 2 giải Nobel, Hoá Học và Hoà Bình, mà không chia chung với ai hết.

Nói tóm lại, Linus Pauling là trùm ngành Hóa.

Pauling nhất quyết không chấp nhận khái niệm quasicrystal. Đối với ông, nếu nguyên tử không kết thành tinh thể là nó chưa kết thành gì cả. “Không có cái gọi là gần-như-tinh thể,” Pauling quả quyết, “chỉ có người gần-như-khoa học gia.” Cả thế giới Hoá học hùa theo chống Schechtman. Ngay sếp của Schechtman cũng yêu cầu ông qua làm việc ở nhóm nghiên cứu khác cho khuất mắt.

“Trong một thời gian dài chỉ có mình tôi chống lại thế giới,” Schechtman kể. “Tôi bị chế riễu, bị liên tục nghe giảng những bài căn bản về lý thuyết tinh thể. Cầm đầu phe chống đối là Linus Pauling... (Nhưng) ông đã sai, và sau một thời gian tôi lại thích trận đánh khoa học này, biết rằng ông ấy sai.”

Cấu trúc quasicrystal nhôm-palladium-manganese theo kiểu Penrose Tiling đối xứng xoay vòng 1/5 hình tròn. Có vòng tròn 10 nguyên tử, điều làm Schechtman ngạc nhiên. (Hình: J.W. Evans/The Ames Laboratory/Public Domain)
Cấu trúc quasicrystal nhôm-palladium-manganese theo kiểu Penrose Tiling đối xứng xoay vòng 1/5 hình tròn. Có vòng tròn 10 nguyên tử, điều làm Schechtman ngạc nhiên. (Hình: J.W. Evans/The Ames Laboratory/Public Domain)

Pauling đã sai vì không nhận ra tầm quan trọng của Penrose Tiling. Penrose Tiling là nền tảng toán học cho ngành nghiên cứu quasicrystal, và qua việc khám phá ra quasicrystal, Schechtman cuối cùng thuyết phục được cộng đồng Hóa học. Năm 2011 Schechtman đoạt giải Nobel. Ủy ban Nobel Hóa Học đã không chia một phần giải này cho Penrose, nhưng nếu có thì cũng xứng đáng lắm.

Vì không có giải Nobel Toán học, nên... - Tác giả Vũ Quí Hạo Nhiên

 

Nếu không có giải Nobel cho Toán thì làm sao dân Toán có giải Nobel? À thì dân Toán sẽ lấy giải Nobel của môn khác chứ sao!

Đó là điều Sir Roger Penrose vừa đạt được năm nay, khi ông được trao giải Nobel Vật Lý cho một công trình toán học công bố năm 1965.

Penrose hiện là giáo sư Toán hưu trí đại học Oxford, nhưng trong sự nghiệp kéo dài hơn 60 năm, ông dạy ở nhiều đại học ở hai nước Anh và Mỹ. Ngoài các trường Top 10 như Cambridge, Oxford, Princeton, ông còn dạy một thời gian đáng kể ở các đại học tại Texas: University of Texas, Texas A&M, và Rice.

Sinh năm 1931, ông tốt nghiệp cử nhân Toán đại học University College London năm 1952 và tiến sĩ Toán đại học St. John's College thuộc Cambridge năm 1958.

Ông thành đạt rất sớm. Năm 1955, khi vẫn còn là sinh viên, ông phát minh ra một dạng nghịch đảo của ma trận (matrix). Trong đại số tuyến tính, một bảng số được gọi là matrix và người ta định nghĩa các loại tính cộng, tính trừ, và tính nhân trên các matrix này. Nhưng không có tính chia. Tính chia được định nghĩa là nhân cho matrix nghịch đảo, tương tự như nói là "9 chia 3" có nghĩa là "7 nhân cho 1/3" vậy.

Matrix nghịch đảo cũng tương tự như số nghịch đảo. Nếu 3 (1/3) = 1 thì trong matrix, (A) (nghịch đảo của A) = I, dạng matrix tương tự như số 1.

Nếu kéo ra thêm nữa, (3)(1/3)(3) lại bằng lại 3. Với matrix, (A) (nghịch đảo của A) (A) cũng bằng lại A.

Thế thì cậu sinh viên Roger Penrose mới 24 tuổi phát minh ra một loại gần như nghịch đảo, viết là A+. Dạng này có thể không thoả mãn được điều kiện (A)(A+) = I, nhưng thoả mãn được các điều kiện sau đó, kiểu như (A)(A+)(A) lại bằng lại A. Dạng gần như nghịch đảo này được mang tên là nghịch đảo Moore-Penrose.

Tất nhiên không có giải Nobel Toán học nên phát minh này không phải là lý do Penrose đoạt giải Nobel.

Lý do ông đoạt giải Nobel là vì ông dùng toán học, cụ thể là hình học và topology, để chứng minh rằng lỗ đen trong vũ trụ là có thật và là kết quả của thuyết tương đối rộng hay còn gọi là thuyết tương đối tổng quát (general relativity) của Einstein.

Trong toán ở trường học, các thầy cô thường dạy là cấm không được chia cho số 0. Tính chia 1/0 là vô định. Khi dạy điều này, tôi thường kèm theo tấm hình sau.

Cấm chia cho 0.
Cấm chia cho 0.

Trong toán, điểm chia cho 0 là một điểm singularity (điểm kỳ dị). Ở quanh đó, giá trị của tính chia lên tới vô cực.

Trong vật lý vũ trụ, điểm kỳ dị là nơi lỗ đen xảy ra, khi một ngôi sao chết đi và rút lại chỉ còn một điểm. Tất cả lực hấp dẫn của nguyên một ngôi sao rút về chỉ còn một điểm và lực hấp dẫn ở quanh đó trở nên lớn thành vô cực.

Lỗ đen ngày nay là một hiện tượng nhiều người biết vì rất rất nhiều truyện và phim khoa học giả tưởng dùng nó như một chi tiết mấu chốt.

Giới đọc truyện hay xem phim khoa học giả tưởng đều hiểu chung chung về lỗ đen. Họ biết rằng tại đó lực hấp dẫn lên cao tới vô cùng. Nếu còn ở xa xa thì không sao, còn có thể tránh được, nhưng một khi đã vượt qua một lằn ranh vô hình được gọi là "event horizon" (chân trời sự kiện) thì đừng có hòng mà thoát. Lực hấp dẫn sẽ hút cả phi thuyền vào lỗ đen và mọi người sẽ chết vì bị bóp nát trong trọng lực vô cùng. Lỗ đen được gọi là "đen" vì trọng lực lớn tới mức ánh sáng cũng không thoát ra được nên ở đó tối thui.

Tất cả những chi tiết này, ngày nay được chấp nhận chính là nhờ công trình toán học của Roger Penrose. Ủy ban Nobel tuyên bố trao cho ông 1/2 giải Nobel Vật lý do ông đã "khám phá ra rằng sự tạo thành của lỗ đen là một kết quả được thuyết tương đối rộng tiên đoán một cách vững chắc."

Trước khi có bài nghiên cứu năm 1965 của Penrose, cơ sở toán học cho lỗ đen bị yếu kém ở chỗ phải giả sử rằng có sự đối xứng - vì đó là giới hạn để giải các phương trình của Einstein.

Hãy nghe chính ông Penrose kể lại trong cuộc phỏng vấn với Adam Smith, khoa học gia trưởng của cơ quan truyền thông Nobel Media.


"Có một bài nghiên cứu năm 1939 của Oppenheimer và Snyder với mô hình lý thuyết về sự co rút sụp đổ (collapse) của một đám mây bụi vũ trụ, và đại khái đó là chuyện ngày nay chúng ta gọi là sự co rút sụp đổ của lỗ đen. Nhưng vấn đề là trước hết họ có toàn là bụi, mà bụi thì theo định nghĩa không có áp suất, nên không có gì để ngăn chặn hết. Và thứ nhì là nó hoàn toàn đối xứng, nên tất cả các thứ đều rơi về trung tâm và vì không có gì để chặn nên cuối cùng mình có điểm kỳ dị ở chính giữa và đó là mô hình giống như lỗ đen.

Nhưng không phải ai cũng tin mô hình này, và cụ thể là vì nó đối xứng. Khi đó có hai người Nga, Lifshitz và Khalatnikov, họ viết bài nghiên cứu và họ nói đại khái là trong trường hợp tổng quát thì sẽ không có điểm kỳ dị [NB: tức là nếu đám mây không đối xứng thì sẽ không có lỗ đen]. Tôi đọc bài đó và tôi có cảm tưởng là cách của họ không thuyết phục lắm, cho nên tôi tự suy nghĩ thêm về điều này và tôi suy nghĩ về bài toán này theo hướng hình học, không phải là giải phương trình vì như vậy phức tạp quá, và cũng không đặt giả thiết về đố xứng vì đó là mấu chốt, không thể có cái đó được, nên tôi phải xây dựng lập luận."

Và ông kể thêm về câu chuyện bằng cách nào ông có cảm hứng giải bài toán này.

"Lúc đó tôi đang dạy tại Birkbeck College, và một anh bạn tôi, Ivor Robinson, ảnh người Anh nhưng ảnh đang làm việc tại Dallas, Texas, và ảnh đang nói chuyện với tôi, tôi quên mất chuyện gì rồi, ảnh có cách nói chuyện hay lắm và ảnh đang nói chuyện với tôi và hai đứa chúng tôi tới ngã tư đường. Trong lúc băng qua đường thì ảnh ngưng nói vì phải để ý xe cộ. Qua bên kia đường rồi thì ảnh nói chuyện tiếp.

Sau khi chia tay thì tôi có cảm giác vui thích lạ thường và tôi không hiểu tại sao tôi lại có cảm giác đó. Nên tôi suy nghĩ lại hết tất cả những chuyện đã xảy ra trong ngày, buổi sáng ăn sáng món gì, tất cả các thứ, cho tới đoạn tôi băng qua đường, thì tôi mới nhớ ra là tôi có một ý tưởng, và ý tưởng đó là mấu chốt, rằng sự co rút sụp đổ có thể bị qua khỏi một điểm không trở lại được, mà không cần cái gì đối xứng cả. Tôi gọi đó là một bề mặt đã bị bẫy. Đó là điểm mấu chốt, và tôi chạy về phòng làm việc và phác thảo chứng minh định lý co rút sụp đổ. Bài nghiên cứu tôi viết không lâu sau đó, được đăng trên Physical Review Letters và được đăng năm 1965 hình như vậy."

Bài nghiên cứu này là bài Gravitational Collapse and Space-Time Singularities đăng trên Phýical Review LEtters, 14(3):57-59, tháng 1 năm 1965. Năm 1969, ông tiếp tục với một giả thuyết mới trong đó ông đưa ra giả thuyết về đường chân trời sự kiện. Không có Penrose thì khái niệm lỗ đen chưa chắc đã được chấp nhận, và đã không có khái niệm đường chân trời sự kiện.

Giải Nobel Vật Lý 2020, một nửa cho Penrose bên trái, và một nửa cho Genzel và Ghez bên phải. (Hình: IOP Publishing/Tushna Commissariat; CC-BY-SA H Garching; UCLA/Christopher Dibble)
Giải Nobel Vật Lý 2020, một nửa cho Penrose bên trái, và một nửa cho Genzel và Ghez bên phải. (Hình: IOP Publishing/Tushna Commissariat; CC-BY-SA H Garching; UCLA/Christopher Dibble)

Nhưng tại sao phải hơn nửa thế kỷ sau ông mới được giải Nobel? Vì phải chờ cho tới khi có hai nhà vật lý vũ trụ, Andrea Ghez ở UCLA năm 1995 và Reinhardt Genzel thuộc Max Planck Institute for Extraterrestrial Physics ở Đức năm 1998, khám phá ra lỗ đen ở trung tâm Dải Ngân Hà, phù hợp với lý thuyết của Penrose. Họ cùng chia giải Nobel với ông. Xưa nay, giải Nobel Vật lý không trao cho các công trình lý thuyết cho tới khi được chứng minh bằng thực nghiệm. Xin chia buồn với toàn bộ hàng chục, hàng trăm triệu các nhà toán học.

Nhưng câu chuyện của Penrose không chỉ ở giải Nobel Vật Lý. Tôi sẽ kể tiếp chuyện ông Penrose và giải Nobel Hóa học trong bài tới.

Melbourne cheers end of Australia's strictest lockdown





John Bolton clashes with Emily Maitlis on Newsnight





How US and China's break-up could affect the world





US election: The sinking island voting for Trump





Chính Đề Việt Nam - Tác giả Tùng Phong





Giới thiệu: Chính Đề Việt Nam của tác giả Tùng Phong





Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

Giấc mơ xứ người


 Ở Sài Gòn, tôi từng kiếm được nhiều tiền, từng có chức vụ cao trong công ty, cũng nhàn hạ ra vào văn phòng, đi công tác đây đó, cũng góp công góp sức chuyện nhỏ chuyện to. Cũng ăn chơi, tận hưởng tuổi trẻ, tiền làm nhiều thì tiêu cũng nhiều, vênh vênh váo váo cho mình vậy là đã hơn người.

Vậy mà tôi vẫn không tránh được việc mỗi sáng thức dậy, thấy đời mình nó vô nghĩa như cát tuột qua kẽ tay. 

Nay tôi đứng đây làm chân phục vụ ở xứ người, trở lại làm con số 0 tròn trĩnh, nhìn ra thế giới thượng lưu hào nhoáng, tự thấy tâm tĩnh lặng vì chẳng còn cần phải chứng minh bản thân mình với ai.

Chỉ cần thấy mình lớn lên mỗi ngày, tích lũy cho mình, được sống và được làm mọi điều mà bản thân mình chịu trách nhiệm. Miễn như ta không đưa mình đến bờ vực thất vọng, thì đời chẳng thể xô ngã ta.

Sau thời gian làm phục vụ nhà hàng, tôi chuyển qua làm phục vụ phòng cho một khách sạn 4 sao ở Sydney. Có đứa bạn trong lớp hỏi tôi chứ mày xin được việc làm thêm chưa, tôi thiệt bụng bảo, tao đang làm phục vụ phòng cho khách sạn. Tụi nó bảo, mày có bằng cấp, có kiến thức, từng làm quản lý rồi, sao giờ chịu làm việc đó?

Sao không kiếm cái khác tương xứng hơn mà làm? Người ta có biết mày học thạc sĩ không? Đi làm phục vụ cũng được mà, sao đi dọn dẹp chi cho cực?

Tôi chỉ cười. Chẳng lẽ nói đùa, đa phần việc gì tao cũng từng thử, mà có chùi toa-lét là chưa nên nay thử luôn cho nó đủ.

Có mấy hôm mệt quá, học hành với công việc bị dí lên xuống, mà còn phải lên bệnh viện vô thuốc, tôi nghĩ ngợi, hay là về? Đang ngồi mát, lương cao, ngoài gia đình không phải ra đường chùi toa-lét cho ai, tốn bao nhiêu công sức để đi làm trí thức như người ta, mà giờ tự dưng đi kiếm chỗ cực lao vô. Hay là về, rồi lại thấy đời mình vô nghĩa? 

Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng ngủ một giấc dậy, lấy lại sức, rồi tiếp tục lao đi làm. Đi chùi toa lét cũng là một cái nghề lành kiếm cơm mà.

Hai ngày đầu thử việc phục vụ phòng, tôi được kèm bởi một chị người Nepal. Chị là người hiền lành, chất phát. Gương mặt chị mang nét khắc khổ, dù lúc nào cũng tươi cười, tôi vẫn thấy như cái cười của chị cứ mếu máo.

Chị làm việc ở đó đã được 5 năm, lúc nào cũng chăm chỉ dù bị giao việc cực hơn người khác. Chị đã có gia đình và có con nhỏ. Nhà chị ở khá xa khách sạn nên mỗi sáng chị đều phải đi mất 2 tiếng buýt để đến chỗ làm.

Mỗi lúc nói chuyện với chị, tôi lại thực sự cảm thấy những người hiền lành thế này dù có bị chà đạp thế nào thì tâm họ vẫn thực sự rất tĩnh. Họ là những vĩ nhân hay chỉ là kẻ khờ?

Người làm ở đây đủ mọi quốc tịch, họ quyết định bỏ xứ đi để thay đổi cuộc sống của mình, hoặc để kiếm tiền gửi về cho gia đình. Ai cũng đều có một ước mơ nhỏ nhoi.

Mức lương thử việc của tôi kéo dài không thời hạn, tức là tôi làm với mức lương thấp hơn những người cùng làm, nhưng phần việc của tôi mỗi lúc càng được giao nặng hơn. Đỉnh điểm là tôi thường xuyên bị giao phần việc gấp đôi người khác. Những sinh viên làm thêm ở đó trước tôi và cùng đợt tôi đều dần dần rời đi, không ai trụ vững nổi.

Anh Lâm làm ở khách sạn cũng đã được 5 năm, anh bảo em trụ vậy là lâu rồi, chứ sinh viên ở đây làm được 1 tuần đầu là quá lắm rồi. Chỉ những người đối với họ, cơm áo gạo tiền nuôi sống cả gia đình, thì công việc này mới có thể trụ mà thôi. Tôi chỉ cười trừ, cảm thấy cổ họng mình đăng đắng.

Tôi vào được vài ngày thì đã thấy toàn bộ hệ thống làm việc cũng như cách ăn chia tiền của doanh nghiệp trên việc bán sức người ra sao. Tôi nghe đủ câu chuyện của những người xa xứ từ khắp thế giới, việc họ chấp nhận cực thế nào và những cái than vãn không có lời đáp. 

Tất cả chúng ta đều cần tiền để sống giữa đồng loại của chúng ta. Nhưng không phải vì điều đó, mà đồng tiền được đặt lên làm thước đo giá trị một con người.

Thật buồn cười khi người với người dạy nhau sống tốt. Nhưng cũng chỉ có con người đãi bạc nhau. Tôi chấp nhận làm ở đó một thời gian nữa, để liên tục nhắc nhở bản thân mình những bài học cơ bản về đối nhân xử thế.

Tôi cứ nghĩ bản thân mình tốn công tốn sức đi học làm quản lý, mà quản lý gì nếu không hiểu được giá trị con người. Chợt tôi nghe như có tiếng thở dài trong lòng mình.

Những cảnh đời trong nhà tù Úc


P. là một chàng trai gốc Việt trạc 30 tuổi, bị cảnh sát bắt vào cuối tháng 1/2019 trong một trận bố ráp nhà trồng cần sa. Anh bị nhốt một vài tuần trong một trại giam ở phía đông Melbourne, và sau đó được cho tại ngoại để chờ hầu toà vào tháng 4/2019. 

P. tâm sự rằng anh không ngờ “có ngày mình phải vào tù”. Anh nói: “Đang sống tự do tự dưng bị nhốt vào tù. Mình suy nghĩ rất nhiều. Cái mất nhiều nhất ở đây, ngoài tinh thần thì mình đã bị dính đến số tù CRN. Nó sẽ dính với mình suốt cuộc đời, mình sẽ không bao giờ xoá được số đó.”

Bên cạnh đó, P. kể rằng khi vào tù, anh nhận thấy có rất nhiều người Việt bị dụ dỗ mà vướng vào vòng lao lý, đa phần là vì hoàn cảnh gia đình. 

“Có một người em trong trại tù X., người Hà Tĩnh, mới sang đây từ tháng 10 năm ngoái. Gia đình phải cắm sổ đỏ, cắm đất hết 700 triệu. Mà sang đây du lịch chứ không phải du học. Xong rồi sang đây nghe lời bạn bè dụ dỗ thì mới đi [trồng cần sa]. 

“Thế là buổi sáng bị cảnh sát ập vào bắt. Gia đình ở Việt Nam ôm một đống nợ, còn bên này thì đi vào tù. Nó buồn quá, bảo là sang đây để đi làm giúp đỡ gia đình, trả nợ chưa xong mà bây giờ chỉ vì thế này mà bị bắt. Không có gia đình bên này, không có ai nương tựa.”

Bản thân P. biết rất nhiều người từ Hà Tĩnh, Nghệ An, Hải Phòng, và Quảng Bình làm nghề trồng cần sa tại Úc, và anh kể lại cách thức những người này bị dụ dỗ như sau.

“Đây là cách người ta dụ dỗ. Ở làng người ta, nhà người ta xây rất to, rất đẹp rồi bảo, ‘Bác cho con bác đi đi, sang đấy có cháu giúp đỡ cho, làm một năm dư sức trả nợ có tiền rồi’.” 

Ngay cả tại Úc, P. cho biết những người đứng đầu băng nhóm trồng cần sa thường ít khi lộ mặt, mà thường giao cho nhân viên làm tất cả mọi việc. 

“Người ta bỏ số tiền để mua vật tư, rồi thuê người khác set up cho người làm, xong thuê người khác hướng dẫn người làm, xong người làm đó làm được bao nhiêu thì đưa hết tiền về rồi chia đôi,” anh nói. 

“Thành ra những người chủ bên này bình chân như vại, người ta mượn những du học sinh làm cho họ để làm giàu cho họ. Những người chủ nào có tâm thì sau đó chẳng may mà nhân viên của mình bị bắt, thì người ta còn có thể giúp đỡ thuê luật sư. Còn những người nào người ta không có tâm, người ta không quan tâm luôn.”

Ngoài ra, còn một cách khác để những người chủ kiếm nhân viên làm việc cho mình, đó là thông qua lời giới thiệu của bạn bè. 

“Người chủ nhiều khi hỏi, ‘Tao có một cái nhà này rất ngon, rất dễ làm mà an toàn lắm, mày có bạn bè nào không giới thiệu cho tao’. Sau đó tìm những người du học sinh đang làm lương $11-12 rồi lân la quán cà phê, hỏi han, xong người ta mới bước vào con đường này.”

Theo tìm hiểu của P. thì một nhà trồng cần sa thường mất 6 tuần để thu hoạch, lợi nhuận từ $30-50,000, chủ tớ chia đôi, mà nhân viên thường chỉ mất 1-2 ngày/tuần, mỗi lần 1-2 tiếng để chăm sóc cho cây, nên một người có thể làm nhiều nhà cùng lúc.

Mỗi nhân viên phải làm cho chủ ít nhất 6 vụ trong khoảng 1 năm, sau đó thì họ có thể đứng ra làm riêng hoặc bỏ nghề. Tuy nhiên, nếu bị bắt thì nhân viên không được phép khai ra chủ là ai, nếu không thì sẽ bị trả thù hoặc bị tấn công trong tù. 

Hối hận thì đã muộn

“Cuộc sống tù túng, không được tự do. Tinh thần thì mọi người ai cũng lo sợ là liệu mình sẽ ở trong tù bao nhiêu lâu, liệu phiên toà sắp tới mình sẽ bị như thế nào.” Đó là cảm nhận của P. sau vài tuần ở trong trại giam.  

Trong tù, một ngày của P. bắt đầu vào lúc 7g rưỡi sáng. Người quản giáo đến mở cửa từng phòng một để đánh thức tù nhân, và kiểm tra xem có ai tự tử không. Sau đó anh ăn sáng, đi học, chơi thể thao, thời gian rảnh thì trò chuyện với những tù nhân khác.

P. gặp rất nhiều tù nhân người Việt, cả người Úc gốc Việt lẫn di dân từ Việt Nam sang.

“Người Việt mình làm trắng rất nhiều. Heroine, cocaine, rồi methamphetamine, rồi buôn vũ khí, buôn súng rất nhiều. Và những tội đó thì tính bằng năm chứ không tính bằng tháng,” anh nói.

“Thường những người làm cần sa là dân overseas student, hoặc người từ Việt Nam sang đây định cư, chứ không phải đẻ ở đây. Còn người local Việt Nam thế hệ tiếp theo mà đẻ ở đây thì buôn trắng, buôn đá rất nhiều, và buôn vũ khí luôn.”

Một trong những người mà P. làm quen trong tù là một anh người Hải Phòng, đã sang Úc được 9 năm theo diện kết hôn giả, và trước đó thì đi làm hãng.

“Anh ấy tình cờ gặp được một người, người ta dụ dỗ, bơm vào đầu anh ấy rằng, ‘Mày chỉ cần làm 6 tháng, 1 năm rồi mày sẽ có rất nhiều tiền’. Thế là anh ấy mới bảo là đang đi làm hãng, kiếm có $3,500-4,000/tháng. Trong khi nhà thì không biết bao giờ mới mua được. Bây giờ anh ấy cũng có tuổi rồi, sợ không biết bao giờ mới mua được nhà để sinh sống. Anh ấy mới tặc lưỡi làm 6 tháng, 1 năm để có tiền mua nhà. 

“Lúc bị bắt, anh ấy hoảng quá, tiếng Anh thì không nói được. Anh ấy quỳ xuống chắp tay lạy cảnh sát để thả anh ấy. Anh ấy sợ là sẽ bị đuổi về Việt Nam bởi vì làm số lượng rất lớn. Mà về Việt Nam thì chắc là không còn gì để sống nữa, trong khi gia đình ở Việt Nam còn khó khăn. Anh ấy còn bố mẹ già, rồi còn các em nữa, mà anh ấy về Việt Nam là coi như xong.”

Không chỉ riêng trường hợp này, mà còn nhiều người khác khi nói chuyện với P. đều tỏ ra hối hận vì những việc mình đã làm, nhưng lúc đó thì đã quá muộn rồi.

“Khi anh cầm số tiền lớn thì anh đâu hối hận, nhưng khi bị bắt anh mới hối hận thì đã quá muộn rồi,” anh nói. 

“Trong đó mình gặp những hoàn cảnh như vậy. Ở bên đất nước khó khăn quá, khổ quá, xong mới đi làm. Ai cũng nói là làm một vụ để kiếm được số tiền như vậy, nhưng đến khi bị bắt rồi thì màu hồng biến thành màu đen mất rồi.”

Dấu ấn của Trump sẽ vang dội đến ngành tư pháp Mỹ trong vài thập kỷ tới





Little Saigon – Cư dân gốc Việt vui ‘thú điền viên’ trong mobile home





Hoang lạnh lăng mộ nhà bác học Trương Vĩnh Ký





Phim tài liệu nói vế cách Bắc Hàn 'buôn lậu vũ khí'





Tâm sự Nguyễn Du





Độc quyền mạng xã hội?





Những thành phố trả tiền để mời dân tới sống





Cồn Hến mùa mưa bão





Quảng Trị khốn khổ mùa mưa lũ





Đi thăm Bangkok trước mùa dịch Kung Flu





Ngành giao thông tiếp tục gây tranh cãi với “thuật ngữ” mới…?





Những con đường bị “bỏ quên” tại Thành Hồ





Vì sao rác lại “ngập” đường phố Hà Nội?





Việt Nam nằm trong tầm ngắm điều tra tiền tệ và thương mại của Hoa Kỳ





Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

Hết Hạn! - Tác giả Bs Hồ Ngọc Minh

 

Nhiều lần, bệnh nhân của tôi rất quan tâm, lo ngại về việc thuốc “hết hạn”, quá “đát”, cho dù trên lọ thuốc ghi rõ là còn vài ba ngày nữa mới hết hạn. Về đến nhà, tôi mở tủ lạnh ra, thì, ôi thôi, một mớ đồ ăn cũng đã “hết hạn”, và quá “đát”. Bệnh nhân của tôi, nhiều người sẵn sàng quăng thuốc vào thùng rác, và lũ “Mỹ con” nhà tôi cũng thế, nhanh tay vứt đồ ăn vào thùng rác cho dù có những thức ăn đóng hộp chưa khui ra bao giờ.

Nhớ lại thời còn ở Việt Nam, tôi đã từng đi lượm đồ ăn hay thuốc men từ những “hầm bứa” mà quân đội Mỹ quăng đồ hết hạn vào đấy. Cho đến giờ phút nầy tôi vẫn còn sống “nhăn răng”, chẳng chết con ma nào, và đang viết bài “hết hạn” cũng nhờ vào những “của quý” lượm được từ những hố rác ấy. Thế thì, đâu là giới hạn của sự an toàn của đồ ăn hay thuốc men đã hết hạn?
1/. Đồ ăn “hết hạn”.
Trước tiên hãy bàn về sự “hết hạn” đồ ăn.
Ở Mỹ, chỉ có thức ăn của trẻ sơ sinh thì mới “bắt buộc” (mandatory) ghi ngày hết hạn. Một số tiểu bang cũng bắt buộc ghi ngày hết hạn trên các thực phẩm chế biến từ sữa (diary products). Còn lại, việc ghi ngày hết hạn trên nhãn hiệu của các loại thực phẩm chỉ có tính cách “tự nguyện” mà thôi, voluntary system of labeling. Như thế, trên lý thuyết, không ghi ngày hết hạn thì cũng chả sao!
Cũng vì tính cách tự nguyện tự giác cho nên thực phẩm được dán nhãn, được tự biên tự diễn theo nhiều cụm từ khác nhau, như “expiration date”, “sell by date”, “best if used by (or before) date”, “guaranteed fresh date”, “pack date”… Tất cả những cụm từ nầy đều đặt nặng yếu tố phẩm chất của thức ăn nhiều hơn là sự an toàn của thức ăn. Chúng không có nghĩa là tới ngày “hết hạn” ghi trên nhãn hiệu là đồ ăn sẽ biến thành chất độc. Tuy nhiên, những cụm từ nầy nhằm để bảo vệ sự an toàn của nhà sản xuất thực phẩm nhiều hơn là cho người tiêu thụ. Thứ nhất, sau ngày hết hạn, người dùng có “chuyện gì” thì ráng chịu vì “I told you so”. Thứ nhì, một hình thức doạ dẫm để người “yếu bóng vía” vứt đồ ăn vào thùng rác và đi mua thêm thức ăn mới.
Để đơn giản hoá, hãy nhớ một số quy tắc chung cho thực phẩm được xem là an toàn để dùng, “sau ngày hết hạn” ghi trên nhãn:
– Sữa tươi có thể dùng một tuần sau ngày hết hạn.
– Trứng gà, từ 3 đến 5 tuần.
– Thịt gà, thịt vịt, đồ biển phải nấu hay đông lạnh trong vòng một đến hai ngày. Còn thịt bò, thịt heo phải nấu hay đông lạnh sau 3 đến 5 ngày. Một khi đồ ăn đã được đông lạnh thì sẽ giữ được vĩnh viễn bất kể ngày hết hạn.
Đồ hộp, đồ đóng chai chưa khui có thể giữ được 18 tháng sau ngày hết hạn nếu bảo quản trong chỗ mát. Nếu lon đồ hộp bị phồng lên là dấu hiệu có vi trùng, thì phải vất bỏ cho dù chưa hết hạn.
Tất cả các thức ăn khác, nhất là thức ăn do chính mình nấu nướng hay mua ở tiệm về thì phải dựa vào sự nhận xét và phán đoán của người dùng bằng cách quan sát, ngửi mùi và nếm. Nếu thấy không ổn thì quăng ngay. Đừng có tiếc.

Vì thế, để khỏi phải đương đầu với vấn nạn quá nhiều đồ ăn hết hạn, ta không nên tích luỹ, đầu cơ nhiều đồ ăn nhất là các loại đồ ăn đóng hộp, đóng bao, đóng bì. Riêng đồ ăn tươi thì chỉ nấu ăn vừa đủ bữa, và… ăn ít lại! Ăn ít sống lâu, và đỡ stress vì phải lo chuyện thức ăn bị… hết hạn.
2/. Thuốc men “hết hạn”.
Bây giờ bàn tới thuốc men “hết hạn”. Nói chung, bạn không mất mạng vì dùng thuốc quá hạn, trừ một vài trường hợp phải cẩn thận.
Dĩ nhiên, tôi không khuyên bạn cứ uống bừa những thuốc quá hạn kỳ ghi trên nhãn, và bạn phải hỏi thăm bác sĩ về những những loại thuốc đang uống, nếu lỡ quá hạn có nguy hiểm gì hay không. Nếu lỡ thì một vài viên “quá đát” cũng không sao, vì hầu hết thuốc không tự dưng hết hiệu lực qua đêm sau ngày hết hạn, và cũng không tự dưng biến thành thuốc độc, hay hôi thúi như đồ ăn ngay sau ngày hết hạn. Trong lịch sử y khoa chưa có một loại thuốc hết hạn nào gây ra ngộ độc cả. Trên thực tế, rất nhiều thuốc hết hạn đã cứu được rất nhiều mạng người ở những nước nghèo, trong tình trạng khó khăn. Trong đó có cả tôi trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam!
Điều đúng là thuốc càng để lâu càng mất dược tính. Những thành phần cấu tạo nên thuốc có thể từ từ yếu đi theo thời gian vì thế dược tính không còn đảm bảo 100% sau ngày hết hạn. Năm 2006, một nghiên cứu đăng trên tờ báo dược khoa, Journal of Clinical Pharmacology cho thấy 88% thuốc, nếu bảo quản trong điều kiện tốt vẫn còn hiệu lực tối thiểu 12 tháng, và trung bình đến 5 năm sau ngày hết hạn. Một số thuốc vẫn còn hiệu lực lâu hơn nữa. Một vài thí dụ nêu ra: thuốc trụ sinh Doxycyclin vẫn còn 80% dược tính sau 20 năm, thuốc Cipro (ciprofloxacin) vẫn còn tốt sau 12 năm, và thuốc phóng xạ muối potassium iodide vẫn còn hiệu lực sau 18 năm!

Tuy nhiên, vấn đề là mỗi loại thuốc đều có một thời hạn hiệu lực khác nhau sau ngày mãn hạn, và, khác với đồ ăn, bạn không thể nếm, ngửi, để biết.

Quy tắc chung, những loại thuốc không cần toa bác sĩ như thuốc bổ, thuốc nhức đầu Tylenol chẳng hạn, hay những loại thuốc dùng ngoài da, như kem trị ngứa thì có thể dùng sau ngày hết hạn “một chút”. Ngoài ra tất cả những loại thuốc trị bệnh, thí dụ như những loại thuốc trị bệnh tim, thuốc trị dị ứng hen suyễn khẩn cấp chẳng hạn, thì không nên “liều mạng” với chúng.
Sau đây là một số thuốc cần phải thay thế, sau ngày hết hạn:
– Thuốc trị các bệnh thần kinh như phenytoin, carbamazepine, lamotrigine, và oxcarbazepine
– Thuốc trị bệnh kinh phong như Dilantin, phenobarbital
– Thuốc trị bệnh tim, Nitroglycerin
– Thuốc loãng máu, Warfarin
– Procan SR
– Theophylline
– Digoxin
– Thuốc bướu cổ, Thyroid levothyroxine sodium
– Paraldehyde
– Thuốc ngừa thai, Oral contraceptives
– Thuốc Epinephrine (Epi-Pen) trị dị ứng khẩn cấp như khi bị ong đốt chẳng hạn
– Insulin
– Các loại thuốc nhỏ mắt.
Tương tự như thức ăn, để khỏi phải lo lắng về thuốc men khi quá hạn, ta nên tránh mua và “tàng trữ” lung tung những loại thuốc bổ linh tinh, lang tang mà nghiên cứu cho thấy chẳng có ích lợi gì cả. Chúng ta ngộ độc vì uống qua nhiều… thuốc bổ chứ không phải vì thuốc quá hạn. Riêng với thuốc của bác sĩ cho toa thì phải uống hết, uống đúng theo lời dặn bác sĩ, không nên uống một phần toa thuốc một cách tuỳ hứng, vui thì uống, buồn thì không.
Trong cuộc sống, chúng ta có quá nhiều ngày “hết hạn” để nhớ, thí dụ như ngày trả tiền “bill” điện nước, điện thoại, internet; ngày trả thuế… mà từ ngữ Mỹ gọi là “deadline”. Ở Mỹ có hai cái deadline gần như chắc chắn, đó là ngày trả thuế và ngày trả… nợ đời. Một cái có thể gia hạn được còn một cái thì không.
Bạn có biết, người ta dùng chữ “expiration date” để chỉ ngày hết hạn của thuốc, nhưng trong y khoa, chúng tôi dùng chữ “expired” để nói về một bệnh nhân vừa mới qua đời? Chúng ta đều biết, ai cũng có một ngày “hết hạn”, chỉ khác với thuốc men và đồ ăn, ngày đó sẽ đến cho mỗi người, mà khi chào đời, nhãn hiệu không ghi rõ. Vì thế, ta nên tận dụng từng giây phút khi cuộc sống còn hiệu năng, còn tươi tốt, “best if used by (or before) date”, “guaranteed fresh date”. Vì, khác với thuốc men và đồ ăn, sau ngày hết hạn, là thật sự chấm hết, chúng ta không còn cơ hội để gia hạn tiếp tục nữa.