khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2018

Giết chết lòng nhân đạo - Phan Ba dịch từ tuần báo Die Zeit số 15 / 1968 (12/04/1968)




 
Bộ trưởng Bộ Giáo dục VNCH Tăng Kim Đông gắn huân chương lên quan tài của bốn bác sĩ người Đức bị giết chết ở Huế trong thời gian của cuộc tổng tấn công.


Ba bác sĩ và một người nữ bác sĩ Đức, những người đã công tác nhiều năm trời ở Huế – họ đã chết. Họ đã bị Việt Cộng giết chết, được tìm thấy trong một ngôi mộ tập thể. Lời cáo phó sau đây là do Tiến sĩ H. C. Nonnemann viết, bác sĩ trưởng đầu tiên của tàu “Helgoland”. Một tường thuật về công việc của ông ấy ở Việt Nam đã được xuất bản dưới tựa “Chúng tôi không hỏi họ từ đâu đến / Bác sĩ ở Việt Nam” của nhà xuất bản Hoffmann & Campe.
 

Sân trường đại học Huế

Giữa tháng 3 năm 1966, tôi đáp xuống phi trường nhỏ bé ở Huế lần đầu tiên với một phần của phái đoàn chính phủ Đức. Chúng tôi muốn đến thăm các bác sĩ Đức đang giúp xây dựng Khoa Y tại trường Đại học ở đó. Từ căn nhà của phi trường mà hình dạng của nó trông hơi giống một ngôi nhà nông dân vùng Brandenburg, Giáo sư Krainick, bác sĩ nhi khoa, và Tiến sĩ Discher, bác sĩ nội khoa, bước đến phía chúng tôi.
 
Đối với chúng tôi thời đó, những người mới đến Việt Nam, chuyến đi Huế trong một chiếc DC-6 của Air Vietnam dường như là nguy hiểm. Nhưng những người Đức ở Huế khẳng định với chúng tôi rằng họ có cảm giác an toàn như trong lòng của Abraham vậy. Tuy nhiên, đêm nào Tiến sĩ Discher cũng đưa chúng tôi trở về khách sạn trên chiếc xe Volkswagen cũ kỹ của ông ấy, khách sạn mà thật ra chỉ đi bộ vài phút là đã đến nơi. Chúng tôi an toàn hơn trong chiếc ô tô của ông, ông thuyết phục chúng tôi: vì không ai biết chúng tôi cả, nhưng mọi người đều biết ông và chiếc xe VW của ông.
 
Lúc đó, Giáo sư Krainick và Tiến sĩ Discher cố tranh cãi cho bằng được, để có thể tiếp tục công việc của họ ở Huế. Năm năm trời, họ đã vượt qua được những khó khăn không thể tưởng tượng được, những cái đi cùng với công cuộc xây dựng khoa – ví dụ như Tiến sĩ Discher đã phải cần đến hơn một năm mới có được đường ống nước máy dẫn vào đến ngôi nhà của bệnh viện do ông chăm sóc. Nhưng những cuộc đấu tranh với các công sở ở Bonn và Sài Gòn còn khiến cho người ta kiệt sức nhiều hơn nữa. Có thời mà các bác sĩ Đức ở Huế còn chẳng biết được ai sẽ trả lương cho họ – và nói chung là liệu có hay không nữa. Chính phủ Nam Việt Nam, lúc nào cũng nghi ngờ Huế, đặc biệt là các phật tử và sinh viên của nó, trong trường hợp tốt nhất thì biểu lộ sự lãnh đạm nghi ngờ; họ thỉnh thoảng phong tỏa các phương tiện cần thiết và sự giúp đỡ. Và nước Cộng hòa Liên bang [Đức] có lúc không hề quan tâm đến các bác sĩ Đức.
 
Vì thế mà họ cố gắng dai dẳng và kiên quyết: không phải cho Bonn và không phải cho Sài Gòn, mà là vì họ đã nhận sự đau khổ của nhân dân Việt Nam làm việc của chính họ; vì trong đất nước này, một bác sĩ đứng đối diện với mười lăm ngàn tới hai mươi ngàn người dân; vì chỉ việc đào tạo bác sĩ Việt Nam về lâu dài mới cải thiện được sự chăm lo y tế cho người dân. Họ ở lại, ngay khi các khó khăn thường trông có vẻ như không thể vượt qua được. Hàng ngày, hàng tuần, họ bắt đầu lại từ đầu. Bệnh nhân và sinh viên của họ cảm ơn họ.
 
 

Một giáo sư Đức đang giảng dạy về Tụy Tạng tại giảng đường đại học Y Khoa Huế trước ngày 1/1/1963

Rồi khi tôi trở lại Việt Nam trong tháng 9 năm 1966 với chiếc tàu bệnh viện Đức “Helgoland”, một sự cộng tác thân thiện đã tự phát xuất hiện, đặc biệt là với Tiến sĩ Discher, trong phạm vi mà các khả năng thông tin ít ỏi trong đất nước này nói chung là cho phép. Tôi thường cần một lời khuyên từ những người bác sĩ có nhiều kinh nghiệm ở Việt Nam này và đã học được ở họ những điều gì đấy. Đầu năm 1967, Tiến sĩ Alteköster cũng đến Việt Nam và làm việc ở Huế.
 
Tôi gặp Tiến sĩ Discher lần cuối cùng trong tháng 6 năm 1967. Trên sân hiên đã được mô tả nhiều của khách sạn Continental ở Sài Gòn, chúng tôi đã lập kế hoạch để có thể đánh lừa được sự quan liêu và tiếp tục xây dựng Khoa Y ở Huế mặc cho tất cả các thất bại gây nản lòng. “Anh chắc cũng giống như tôi”, Tiến sĩ Discher nói. “Một ngày nào đó, người ta nhận ra rằng mình yêu đất nước độc nhất vô nhị này và dân tộc này và gắn bó với nó.”
 
Thời điểm rời Việt Nam của riêng tôi tiến đến gần. Trong tiệc cưới của một đồng nghiệp, ở trên sân thượng của khách sạn Caravelle, tôi đứng với Tiến sĩ Alteköster ở cạnh lan can. Từ đó, người ta nhìn ra xa khắp Sài Gòn và tỉnh Gia Định. Hỏa châu lơ lững ở chân trời, những cái mà “spooky” – chiếc máy bay tuần tra về đêm – ném xuống thành hàng dài. “Tôi còn ở lại”, Tiến sĩ Alteköster nói.
 
Vào ngày 4 tháng 2 năm 1968, các bác sĩ Đức ở Huế mất tích; làn sóng tấn công của Mặt Trận Dân tộc Giải phóng đã tràn qua họ. Trong lúc đó, người bác sĩ thứ tư từ Huế, bác sĩ Wulff, đã trở về châu Âu từ đầu tháng 12, đang diễn thuyết ở Đức dưới lá cờ của Việt Cộng.
 
Nhưng không một ai, người đã quen biết với hoàn cảnh ở đó, lại không muốn tin rằng những người mất tích chẳng bao lâu nữa sẽ xuất hiện. Họ đã sống nhiều năm trời vì người Việt kia mà? Tuần nào họ cũng chăm sóc các trạm xá trong vùng được gọi là vùng Việt Cộng kia mà? Tất cả chúng tôi đều tin rằng họ đang chăm sóc cho những người bị thương ở đâu đó trong rừng. Đối diện với sự thật, rằng chỉ có ba bác sĩ cho vô số những người bị thương trong thành phố Huế đã bị phá hủy, là một ý tưởng khiến cho người ta lo lắng nhưng tuy vậy vẫn có thể hiểu được.
 
Mãi đến ngày 3 tháng 4, tin tức mới về đến Đức, rằng Giáo sư Krainick và vợ của ông, Tiến sĩ Discher và Tiến sĩ Alteköster đã được tìm thấy trong một ngôi mộ tập thể ở gần Huế, bị quân đội của Mặt trận Dân tộc Giải phóng giết chết; tức là quân đội của phong trào đó, phong trào mà đối với nhiều người là một đại diện hợp pháp cho dân tộc mà những người bác sĩ này đã sống và làm việc cho họ nhiều năm trời.



On April 5, a Vietnamese farmer near Hue discovered a grave containing the bodies of four Germans killed by the Viet Cong and North Vietnamese during their TET attacks on the old imperials capital of Hue. The bodies of three German professors at the Faculty of Medicine at Hue, and the wife of one of the professors, were found with their hands tied behind their backs, and indication that they had been executed shortly after their capture. The Viet Cong victims were: Dr. Horst Krainick and Mrs. Krainick; Dr Baisund Disher, and Dr. Alois Altekoester. — Mrs. Elizabeth Krainick (foreground) and Dr. Alois Altekoester
 
Giới chính thức ở Bonn sửng sốt và đầu tiên là có một sự tự phát: bào chữa cho chính mình. Các bác sĩ đó đã được gọi về trước đây nhiều tháng rồi, và chỉ ở lại đó vì họ đã tự xin phép và theo quyết định riêng của họ. Người ta sẽ lo liệu cho tất cả, các thi thể và gia quyến. Người ta đang suy nghĩ, liệu sự giúp đỡ về người ở Việt Nam có thể được thay thế bằng sự giúp đỡ thuần túy về vật chất hay không.
 
Mỗi người sống trong thế giới của mình như thế đó. Thay thế lòng nhân đạo bằng vật chất? Những con người đó, những con người đã không được bên nào của cuộc chiến tranh này khoan dung, chào mời tiền thay vì bác sĩ?
 
Trong thế giới của ba người bác sĩ Đức ở Huế, cuộc sống và cái chết của họ cho thấy chỉ một điều là có ý nghĩa: tiếp tục mang ngọn đuốc đi, ở nơi mà nó đã trượt khỏi họ, tiếp tục công việc cho những người khốn cùng của thế giới này, ở nơi mà họ đã phải từ bỏ.
 
Trong thời mà hàng trăm ngàn người trên đường phố của châu Âu và châu Mỹ làm cho khái niệm Việt Nam ở thành câu khẩu hiệu, và biểu tình cho sự cải mới con  người, ba người bác sĩ đó đã hoạt động cho tình người nhiều tới mức cây kim của chiếc cân ngã sang phía họ rất xa. Tất cả những cuộc biểu tình đó đã giữ được bao nhiêu mạng người? Mỗi một người trong số ba người bác sĩ này đã có thể giữ được bao nhiêu?
 
Đứng lên trên tất cả những tiếng hô Hồ Chí Minh bây giờ là tên họ của ba người bác sĩ bị giết chết và của một người phụ nữ: Elisabetha và Horst Günter Krainick, Raimund Discher và Alois Alteköster. Tên của họ đứng ở cạnh tên của Albert Schweitzer.
 
 
 

Hoàng Oanh hát Những Con Đường Trắng, nhạc Trầm Tử Thiêng







Hát Trên Những Xác Người







Việt Dzũng hát Cơn Mê Chiều, nhạc Nguyễn Minh Khôi







Hai sát thủ Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh - Tác giả Lữ Giang




Sát thủ Hoàng Phủ Ngọc Phan

Báo chí trong nước nói rất ít về tông tích của hai tay sát thủ Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh, có lẽ vì những sự tàn ác của hai người này trong Tết Mậu Thân quá ghê rợn và quá rõ ràng, nên phải giấu kín để tránh phản ứng của dân chúng, nhất là của gia đình các nạn nhân.

Hoàng Phủ Ngọc Phan, em ruột của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sinh năm 1939 tại Huế, nhưng quê ở làng Bích Khê, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, cùng quê với nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Bố của Tường và Phan làm y tá ở bệnh viện tỉnh Quảng Trị, sau về làm ở Huế, cư ngụ trong cư xá công chức ở đường Mai Thúc Loan, trong Thành Nội, gần trường Bồ Đề.

Khi Giáo Hội Phật giáo Ấn Quang phát động chiến dịch gây bạo loạn để cướp chính quyền ở Huế và Đà Nẵng năm 1966, Phan đang là sinh viên y khoa năm thứ 2 Đại học Y khoa Huế, đã tham gia vào “Đoàn Sinh Viên Quyết Tử” do Nguyễn Đắc Xuân làm Đoàn trưởng. Đây là một tổ chức ngoại vi của Đoàn Sinh Viên Phật Tử Huế.

Đoàn Sinh Viên Phật Tử Huế lúc đầu do Hoàng Văn Giàu làm Trưởng đoàn, sau đó là Vĩnh Kha, còn Thái Thị Kim Lan làm Phó. Đám này gồm có các tên chủ yếu sau đây : Trần Quang Long, Nguyễn Thiết, Nguyễn Hữu Châu Phan, Phan Chánh Dinh, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Tấn Hùng, Nguyễn Đắc Xuân, Thái Thị Kim Lan, Hoàng Thị Thọ, Phạm thị Xuân Quế, Bửu Chỉ…

Trong tập hồi kỳ “Năm tháng dâng người”, Lê Công Cơ, một đảng viên đảng cộng sản có tham dự vào Đoàn Sinh Viên Quyết Tử đã cho biết như sau :

“Trước thời cơ ngàn năm có một, thông qua sự chỉ đạo của Thành ủy… Đoàn sinh viên quyết tử Huế ra đời với quân số trên 500, được chia làm 4 đại đội và do anh Xuân làm tiểu đoàn trưởng. Sinh viên quyết tử được trang bị các vũ khí tự tạo và một số súng, lựu đạn do binh lính tại Huế cung cấp. Đoàn Sinh viên quyết tử, với những chàng thư sinh ngày nào, giờ mặc những bộ đồ ka-ki, đội mũ tai bèo diễu hành qua các phố “thề bảo vệ Huế đến cùng” đã tiếp thêm sức mạnh cho người Huế trong cơn dầu sôi, lửa bỏng” (NTDN, tr.293-294).

Nguyễn Đắc Xuân có đính chính rằng đoàn “đội mũ lưỡi trai (theo kiểu Mỹ)” chứ không phải “đội mũ tai bèo” !

Nhưng cuộc nổi loạn thất bại, nhóm Đoàn Sinh Viên Quyết Tử một số bị bắt, một số được Hoàng Kim Loan đưa vào chiến khu theo cộng sản, một số chạy vào Sài Gòn ẩn nấp tại 3 nơi : Trung tâm Quảng Đức của Thích Thiện Minh ở số 294 đường Công Lý, chùa Pháp Hội ở số 702/105 đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ) Quận 10 và cư xá Viện Đại học Vạn Hạnh, nhưng Trung tâm Quảng Đức của Thích Thiện Minh là nơi tập trung đông nhất.

Trong hồi ký trên, Lê Công Cơ cũng tiết lộ rằng khi phong trào bị đàn áp, chính Cơ đã viết thơ cho Thành ủy xin đưa Tường, Phan và Xuân ra hậu cứ. Trong bài “Kỷ yếu về Hòa thượng Thiện Siêu” Nguyễn Đắc Xuân cho biết Xuân đã mượn áo cà sa mặc vào giả làm Ni-cô, được Phạm Văn Rơ và Cao Hữu Điền hộ tống lên chùa Từ Đàm, sau đó qua chùa Kim Tiên rồi chùa Tường Vân, nhưng : “Không ngờ chùa Tường Vân nằm trong địa bàn lõm của Thành ủy Huế.” Đến đầu tháng 7/1966, Hoàng Phủ Ngọc Tường từ Thành ủy Huế trên chiến khu gởi thư rủ Xuân ra chiến khu, chờ tình hình yên rồi trở lại. Xuân đã mặc áo cà sa ra đi hôm 10/7/1966… Những tiết lộ này cho thấy Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đi theo cộng sản trước biến cố 1966.

Nhóm ở Trung tâm Quảng Đức do Hoàng Văn Giàu lãnh đạo gồm khoảng 90 người, trong đó có Vĩnh Tùng, Vĩnh Kha, Huỳnh Ngọc Ghênh, Nguyễn Tấn Hùng, Nguyễn Thế Côn, Trần Xuân Kiêm, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Trần Triệu Luật, Phan Long Côn, Trần Văn Long… Sau biến cố này Thích Thiện Minh quyết định tách ra khỏi Thích Trí Quang và thành lập Phật Xã Đảng để hoạt động riêng, nhưng nghiêng hẳn về phía cộng sản. Một số trong nhóm này đã được đưa vào chiến khu, trong đó có Hoàng Phủ Ngọc Phan và Trần Triệu Luật (đã chết trong chiến khu).

Sau nhiều lần cảnh cáo, tối 25/2/1969 cơ quan an ninh đã lục soát Trung tâm Quảng Đức, tìm thấy nhiều truyền đơn tuyên truyền cho cộng sản và một số vũ khí, bắt Thích Thiện Minh và 66 sinh viên đang cư ngụ và đưa về điều tra, trong đó có lãnh tụ Hoàng Văn Giàu.

Hoàng Văn Giàu sinh năm 1938 tại Phủ Cam, Huế, con ông Hoàng Văn Xương (ở khu sau nhà thờ), nhưng gia đình này không theo Công giáo. Giàu là người hoạch định mọi kế hoạch đấu tranh của nhóm sinh viên Phật giáo ở Huế cũng như ở Trung tâm Quảng Đức và là “cố vấn” của Thích Thiện Minh. Đi sát với Giàu có Nguyễn Tấn Hùng, Phan Long Côn, Trần Văn Long… bị phát hiện là những cán bộ cộng sản nằm vùng. Khi dẫn đi, cảnh sát đã còng chung Giàu với Hùng.

Ngày 15/3/1969 Tòa Án Quân Sự Mặt Trận Vùng III đã xét xử và tuyên phạt Thích Thiện Minh, tên thật là Đỗ Xuân Hàng, sinh năm 1921, 10 năm khổ sai và 5 năm cấm cố. Ít lâu sau ông được ân xá vì cam kết không hoạt động cho cộng sản nữa.

Riêng nhóm Hoàng Văn Giàu được chia ra hai loại : loại cán bộ cộng sản thì bị giam giữ, có người cho đến 1975, còn loại sinh viên đấu tranh thì bị bắt đi nhập ngũ, sung vào những đơn vị thuộc Sư Đoàn 21 đóng ở Chương Thiện. Riêng Hoàng Văn Giàu chỉ ở quân trường một thời gian thì được biệt phái về Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị. Giàu nhân danh Vụ trưởng Sinh Viên Phật Tử Vụ tuyên bố giải tán Đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn – Vạn Hạnh vì bị các sinh viên Mặt Trận Giải Phóng thao túng. Vì thế nhiều người tin rằng Giàu là phản gián của cơ quan an ninh. Nhưng có người lại cho rằng Giàu là một người hèn nhát, lừa thầy phản bạn, bán đứng tổ chức.

Phe cộng sản cũng không tin Giàu nên sau khi chiếm miền Nam, đã bắt Giàu giam ở Trại Phan Đăng Lưu (tức trại tù Gia Định cũ) một thời gian. Năm 1982 Giàu đã qua Úc và bắt đầu viết nhiều bài trên Sachhiem.net của nhóm Giao Điểm và Chuyenluan.net chửi Công giáo và chế độ Ngô Đình Diệm với nhiều bút hiệu khác nhau để chứng tỏ “ta đây không phải là phản gián” hay phản bội ! Nay thì Giàu đã bị tai biến và không còn viết lách gì được.

Khi giới thiệu tác phẩm “Dưới ánh hỏa châu” của Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nhà xuất bản TRẺ ở Đà Nẵng đã viết “Phan nguyên là sinh viên tranh đấu ở Huế thoát ly kháng chiến. Từ Miền Trung trôi dạt vào Sài Gòn, về vùng kháng chiến Miền Đông, Miền Tây Nam Bộ, lên R, sang chiến trường Campuchia…”.

Hoàng Phủ Ngục Phan đã cùng với Trần Triệu Luật từ Sài Gòn đi vào chiến khu chứ không phải từ Huế, còn Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân đi từ Huế.

Trong biến cố Tết Mậu Thân, Phan đã trở lại Huế cùng với Nguyễn Thị Đoan Trinh và bộ đội cộng sản, đi tìm bắt hoặc giết các nhân viên chính quyền, quân đội, cảnh sát và những thành phần bị coi là chống cộng trong thành phố Huế.

Sau 30/4/1975, Phan đã trở lại Huế và làm “nhà văn” với bút hiệu là Hoàng Thiếu Phủ hay Ngọc Phang Lang. Trong tác phẩm “Dưới ánh hỏa châu”, Phan không hề nói gì đến chuyện Phan làm mưa làm gió ở Huế trong suốt 22 ngày trong Tết Mậu Thân mà chỉ cho biết “Khoảng trưa hôm ấy, đoàn công tác chúng tôi được lệnh tập kết ở khu vực Đại Nội để chờ đến tối sẽ rút ra khỏi thành phố” và Phan thấy ở đâu đều chật ních đồng bào lánh nạn.

Ma nữ Nguyễn Thị Đoan Trinh

Nguyễn Thị Đoan Trinh sinh năm 1949 tại Huế. Đoan Trinh có nghĩa là ngay ngắn và thủy chung, nhưng những gì mụ ta đã làm lại rất ghê rợn, dân Huế thường gọi mụ ta là Ác phụ hay Ma nữ. Chúng tôi phải nói qua gia đình của Đoan Trinh để đọc giả có thể hiểu tại sao đất Kinh thành Huế theo Phật giáo thuần thành, phủ đầy chùa chiến mà lại sinh ra một con ác quỷ như vậy.

Nguyễn Thị Đoan Trinh là con của Nguyễn Văn Đóa, nhưng thường được gọi là Nguyễn Đóa, một đảng viên đảng cộng sản. Lúc đầu Đóa là giáo viên tiểu học, rồi làm giám thị trường Khải Định, khi về hưu dạy Pháp văn ở trường Bồ Đề Thành Nội.

Trường Bồ Đề Thành Nội được Hội Tăng Già Trung Việt thành lập năm 1953 ở số 35 đường Đặng Dung, phường Thuận Thành, Huế, rất gần với nhà Đóa. Ông Lê Mộng Đào là hiệu trưởng đầu tiên và các giáo viên đều là Phật tử như Võ Đình Cường, Nguyễn Đóa, Nguyễn Hữu Ba, Cao Xuân Lữ, Tôn Thất Dương Tiềm, Cao Cự Phúc, Lê Quang Vịnh… Nhưng đây là một ổ hoạt động trí vận của cộng sản. Những đảng viên nổi tiếng đều có mặt ở đây như Võ Đình Cường, Nguyễn Đóa, Tôn Thất Dương Tiềm (rể của ông Đóa)…

Võ Đình Cường, người được phe cộng sản gọi là “cây đại thụ của Gia đình Phật tử Việt Nam” sinh năm 1917 tại Huế, vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1943, từng giữ chức Ủy viên Tuyên vận của Tỉnh ủy Thừa Thiên, bị bắt rất nhiều lần, nhưng mỗi lần Cường bị bắt, Thích Trí Quang đều can thiệp, cơ quan an ninh phải thả ra, vì Cường vừa là Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, vừa là người chỉ đạo và “cầm tròng” Thích Trí Quang (chúng tôi đã chứng minh nhiều lần).

Nguyễn Đóa gốc Quảng Nam, có bốn người con, hai trai và hai gái, người con trai đầu tên là Nguyễn Bồng, năm nay cũng phải 82 tuổi, hiện đang ở Kim Long. Anh này không theo cộng sản. Đoan Trinh là con út. Cả gia đình đều đã quy y và được gọi là “Phật tử thuần thành” vì thế người ta thường gọi Nguyễn Đóa với danh xưng “Đạo hữu Nguyễn Đóa”.

Tôn Thất Dương Tiềm, rể của Nguyễn Đóa, người thấp lùn, là một cán bộ nội thành và cũng như Võ Đình Cường, đã hoạt động cho cộng sản từ trước 1954, y cũng dạy ở trường Bồ Đề. Tiềm là anh em con chú con bác với Tôn Thất Dương Kỵ. Kỵ hoạt động cho cộng sản đã bị chính phủ Phan Huy Quát trục xuất ra Bắc ngày 19/5/1965 qua ngả cầu Hiền Lương cùng với Bác sĩ Phạm Văn Huyền và ký giả Cao Minh Chiến.

Nhà Nguyễn Đóa ở kiệt 2 đường Âm Hồn trong Thành nội Huế, gần trường Bồ Đề. Nguyễn Đắc Xuân kể lại : “Nhân một buổi trưa vắng tiếng súng, tôi theo chân cô Đoan Trinh – con cụ Nguyễn Đóa về nhà cô ở đầu kiệt 2 đường Âm Hồn xin nước giếng tắm. Tôi mới vào phòng tắm, vừa cởi cái tay nải ra khỏi thắc lưng treo lên cửa thì pháo Mỹ rót ầm ầm xuống khu vực chúng tôi đang có mặt. Nhà cụ Đóa sập, một vài bộ đội tự vệ đang trú trong nhà chết và bị thương nặng”.

Sau 30/4/1975, ông Đóa trở về và được cấp một căn nhà khác cũng trên đường Âm Hồn, nay đổi là 22 Lê Thánh Tôn (khúc đường Tống Duy Tân), Phường Thuận Thành, Huế. Sau khi ông Đóa chết, Đoan Trinh đã bán căn nhà này và vào ở Sài Gòn.

Trước Tết Mậu Thân, Nguyễn Thị Đoan Trinh đang học Dược tại Sài Gòn, được Nguyễn Đóa gọi về và dặn dò phải thể hiện tinh thần “Bi, Trí, Dũng” như thế nào khi quan cộng sản chiếm Huế, rồi đi vào chiến khu. Ông Nguyễn Thúc Tuân, một cán bộ cao cấp được phe cộng sản giao cho theo dõi các hoạt động của Hòa thượng Đôn Hậu ở chùa Thiên Mụ, đã kể lại như sau :

“Tối mồng 4 Tết Mậu Thân, tôi cùng đi với bà Nguyễn Đình Chi (tên thật là Đào Thị Xuân Yến), cụ Nguyễn Văn Đóa, ông Tôn Thất Dương Tiềm (3 người) lên chiến khu cách thành phố Huế độ 4km. Tối ấy ở lại một đêm, ngày sau lên chiến khu gặp Giáo sư Lê Văn Hảo đã lên trước ngày 30 tháng Chạp, gặp cụ Đôn Hậu cũng đã lên trước vài ngày, từ Văn Xá đi lên độ 3 km đường chim bay. Chúng tôi giờ đây gồm 6 người : bà Nguyễn đình Chi, ông Nguyễn Văn Đóa, ông Tôn Thất Dương Tiềm, Giáo sư Lê văn Hảo, cụ Đôn Hậu và tôi. Chúng tôi lên gặp ông Hoàng Phương Thảo, Chủ tịch Thành phố Huế. Ông này lo toàn bộ. Ở tại chiến khu Huế 15 ngày”.

Sau khi thất bại ở Huế, những người trên đã được phe cộng sản đưa ra Bắc. Thích Đôn Hậu, Nguyễn Đóa, Tôn Thất Dương Tiềm và bà Nguyễn Đình Chi đã đến gặp Hồ Chí Minh ba lần. Ngày 8/6/1969, khi “Chính phủ Cách mạng lâm thời” được thành lập, Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch, Nguyễn Đóa làm Phó Chủ tịch, còn Thích Đôn Hậu làm Ủy viên Hội Đồng Cố Vấn.

Vì bố là “Đạo hữu Nguyễn Đóa” được Đảng trọng dụng như thế, nên con gái là Đoan Trinh phải thực thi tinh thần “Bi – Trí – Dũng” một cách “kiên cường” khi quan cộng sản chiếm Huế. Nguyễn Đắc Xuân xác nhận : “Đoan Trinh là con gái út của cụ (Nguyễn Đóa), hoạt động trong đội thanh niên công tác của tôi”. Đoan Trinh mặc bộ đồ màu hồng, đi xe Honda, vai đeo AK-47, lưng mang súng lục K-54, cùng với Hoàng Phủ Ngọc Phan “lục soát mọi nơi tìm bắt ngụy quân/quyền. Bất kỳ ai, khi hỏi giấy tờ, thị phát hiện là quân nhân hay cảnh sát ngụy thì thị nổ súng bắn chết ngay, không cần hỏi câu thứ 2”. Chuyện dài của Đoan Trinh và Hoàng Phủ Ngọc Phan sẽ được nói sau.

Sau khi quan cộng sản rút khỏi Huế, Đoan Trinh đi theo và ra Hà Nội tiếp tục học ngành Dược. Sau 30/4/1975 y thị đã trở lại Huế. Khi ông Đóa qua đời, y thị vào Sài Gòn, được cấp giấy phép số 2433 ngày 18/5/2011, mở tiệm thuốc tây lấy hiệu là Hữu Thiện (!) ở địa chỉ G15/28G đường Ấp 7, Phường Lê Minh Xuân, quận Bình Chánh, Sài Gòn. Đường Ấp 7 nay đã được đổi thành Láng Le Bàu Cò, nên địa chỉ hiện nay của Đoan Trinh là :

Nhà thuốc Hữu Thiện, G15/28G Láng Le Bàu Cò, Phường Lê Minh Xuân, quận Bình Chánh, điện thoại 84 91 249 48 09.

Khi hai sát thủ ra tay

Bà Nguyễn Thị Thái Hòa, năm 1968 là sinh viên năm thứ nhất trường Cán Sự Điều Dưỡng Huế và đang thực tập tại Bệnh Viện Trung Ương Huế khi biến cố Mậu Thân xảy ra ở Huế. Gia đình bà ở đường Hàm Nghi, Huế. Bà vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng vụ Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh đánh lừa để giết 4 người thân trong gia đình bà, đó là 3 anh em ruột của bà mà Phan quen biết khi học ở Huế : Nguyễn Xuân Kính (sinh 1942, sinh viên Y khoa), Nguyễn Xuân Lộc (sinh 1946, sinh viên Luật) và Nguyễn Thanh Hải (sinh 1949, sinh viên Văn khoa). Sau khi giết 3 người này, Phan bắn chết luôn ông nội của bà là cụ Nguyễn Tín (70 tuổi). Sau đó, Phan bắt Lê Tuấn Văn, một sinh viên Văn khoa, đào huyệt tại vườn sau nhà cụ Tín để chôn 4 người trên rồi bắn Lê Tuấn Văn luôn.

Khi các cơ quan truyền thông hải ngoại phổ biến rộng rãi lời tố cáo của bà Nguyễn Thị Thái Hòa về những chuyện gian ác mà Phan và Trinh đã làm, Phan đã mượn tờ Tạp Chí Sông Hương ở Huế do Hoàng Phủ Ngọc Tường làm Tổng Biên tập, và một nữ cán bộ có tên là thi sĩ Đông Hà làm cò mồi để giải thích bâng quơ : “Đó là luận điệu tuyên truyền vu khống của kẻ địch”. Khi được hỏi tại sao không phản biện, Phan nói : “Thường thì tôi không có hứng thú tranh luận trên những trang web lá cải của những người CCCĐ (chống cộng cực đoan)… Gia đình tôi vốn theo đạo Phật. Cả anh Tường và tôi đều có pháp danh và có phái quy y với bổn sư Thích Đôn Hậu. Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, buộc lòng tôi đã phải lên tiếng vạch trần những chỗ trật lất và láo toét…”. Nhưng Phan chỉ cho rằng trong Tết Mậu Thân, Tường không có mặt ở Huế, chứ không hề đả động gì đến chuyện bà Thái Hòa đã tố cáo. Đó là kiểu “vạch trần” của Phan !



Oan Hồn Thảm Sát Mậu Thân Huế 1968 Đòi Nợ Hoàng Phủ Ngọc Tường







Danh Sách Các Nạn Nhân Trong Thảm Sát Mậu Thân Huế 1968







Một đoạn phim về thảm sát Tết Mậu Thân Huế 1968







Điểm lật 2008







Hoàng Phủ Ngọc Tường tự mâu thuẫn về thảm sát Mậu Thân 1968







thơ chúc tết mậu thân 1968 của hcm







Phỏng Vấn nhà báo Peter Arnett







Phỏng Vấn khoa học gia Dương Nguyệt Ánh







Phỏng Vấn nhà báo Uwe Siemo-Netto







Phỏng Vấn nhạc sĩ Trúc Hồ







Phỏng Vấn guitarist Nguyễn Đức Đạt







Phỏng Vấn nhà văn Vũ Thư Hiên







Phỏng Vấn nhà văn Phan Nhật Nam







Phỏng Vấn Gs Lê Xuân Khoa







Cựu Thiếu Tá VNCH Phạm Văn Hồng: "Bọn Bắc Việt(CSVN) dẩn voi(Tàu Cộng) về dầy mả tổ"







‘Đường Mòn Sài Gòn’ thay cho tên ‘Đường Mòn Hồ Chí Minh’ ở San Diego







Tên “Đường Mòn Sài Gòn” chính thức được thay thế cho tên “Đường Mòn Hồ Chí Minh” theo đề nghị của Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Orange County, Luật Sư Andrew Đỗ, với sự trợ giúp của Nghị Viên thành phố San Diego, bà Barbara Bry.

Theo thông cáo báo chí từ Văn Phòng Giám Sát Orange County, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Andrew Đỗ đã gởi một văn thư chính thức cho toàn thể Hội Đồng Thành Phố San Diego yêu cầu được trợ giúp để đổi tên một con đường mòn dùng để đi tắt ra biển rất được thông dụng tại San Diego, mang tên “Đường Mòn Hồ Chí Minh.”

Lời yêu cầu của Giám Sát Sát Viên Andrew Đỗ cộng thêm 13,000 chữ ký của dân chúng ký vào thỉnh nguyện thư trên Tổ Chức Change.org thúc đẩy Google Map đổi tên hay dẹp bỏ tên ‘Đường Mòn Hồ Chí Minh.’

“Văn phòng của nữ Nghị Viên Barbara Bry, người đại diện địa hạt có đường mòn này, đã làm việc với nhân viên thành phố và được biết thực ra con đường này chưa bao giờ được chính thức đặt cho bất cứ một cái tên nào, tuy nhiên Google đã tự tiện gọi đó là đường mòn Hồ Chí Minh,” thông cáo viết.

Văn phòng của bà Brey và cơ quan Công Viên San Diego đã cho Google biết rõ giai thoại về tên gọi này và tình huống hậu quả của tên gọi trên. Sau cùng họ đã thuyết phục được Google Maps đồng ý đổi tên là “Đường Mòn Sài Gòn.”

Chủ Tịch Hội đồng Giám Sát Quận Cam Andrew Đỗ phát biểu, “Là một giám sát viên của một quận hạt lân cận, địa hạt của tôi bao gồm toàn thể cộng đồng Người Mỹ gốc Việt tại Trung tâm Little Saigon, tôi đại diện cho vô số những người mà cảm nghĩ của họ về cái tên Hồ Chí Minh đã gợi lại những thống khổ và đau thương người dân Việt Nam phải gánh chịu.”

“Tôi rất cảm kích về sự hỗ trợ của Nghị Viên Barbara Brey trong việc bảo đảm tiếng nói của các cộng đồng người Việt tại San Diego, Quận Cam và khắp nơi trên Hoa Kỳ được lắng nghe,” ông nói.

Con đường vốn có tên “Đường Mòn Hồ Chí Minh” là đường dành cho người đi bộ nối dài từ đường La Jolla Road ra đến bờ biển, được những người trợt nước dùng làm đường đi tắt để ra biển trong thập niên 60, “và đặt tên cho nó là ‘đường mòn Hồ Chí Minh’ vì những đặc tính địa hình hơn là mang tính chất lịch sử,” thông cáo viết.

Thông cáo cũng nhắc lại, “Hồ Chí Minh là một lãnh tụ Cộng Sản, người cầm đầu việc lật đổ thể chế dân chủ tại miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của ông ta hàng trăm ngàn người vô tội đã bị giết hại, vô số những vi phạm nhân quyền kéo dài và tiếp tục trải qua không biết bao nhiêu triều đại lãnh đạo Cộng Sản tại Việt Nam. Kết quả hàng ngàn gia đình người Việt phải lìa bỏ nơi chôn nhau cắt rốn vì nguy cơ đàn áp của bạo quyền Cộng sản. Nhiều người đã đến định cư tại San Diego, tại Quận Cam và Los Angeles. Ngay cả, trại Pendleton, từng là nơi tạm cư của hơn 100,000 người tị nạn Việt Nam, cũng tại San Diego, là nơi mà những người tị nạn này làm lại cuộc đời.”

“Cho đến ngày nay, Hồ Chí Minh phản ảnh một vết thương sâu đậm không bao giờ hàn gắn được đối với người Mỹ gốc Việt và người Việt Nam tại hải ngoại. Thêm vào đó, đây là một biểu tượng đau thương cho những người Hoa Kỳ đã từng chiến đấu bên cạnh Quân Lực VNCH để bảo vệ tự do và dân chủ tại Việt Nam,” thông cáo viết.



Tại Úc, tung ảnh sex người tình cũ lên mạng đễ trả thù, sẽ vào tù dễ như chơi







Lãnh đao tôn giáo Cao Đài ngất xỉu sau khi bị hỏi cung không nghỉ







NASA's Curiosity rover poses with photobombing Mars mountain







VN Tuần Qua, 3/2/2018







Viết thư tay dệt nên chuyện tình




Có một thuở nào đó chưa xa, những người yêu nhau đã từng trao tay nhau những lá thư tình. Hình ảnh đó, không còn thấy nhiều ở thời đại nầy nữa. Chúng ta trốn sau những khung chat của Facebook, của Skype hay Viber để trò chuyện với người khác. Chúng ta dùng các ứng dụng hẹn hò để gặp gỡ, và rồi chia tay cũng rất nhanh chóng. Giữa những người trẻ đó, tôi và chồng mình đã chọn tìm hiểu nhau qua những lá thư tình trong suốt nửa năm. Dù cách xa 7,000 cây số, nhưng trái tim lại ở rất gần nhau.

Tôi và anh là hai người trẻ trong số những “millennials”. Đó là tên gọi để chỉ những người sinh ra từ đầu thập niên 1980 đến 2000. Họ là thế hệ trẻ, là lực lượng lao động chính, với dự đoán sẽ chiếm con số 75% trên toàn thế giới vào năm 2025.

Thế hệ nầy đã lớn lên cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông xã hội. Chẳng mấy khó khăn mà chúng ta đã có thể liên lạc với nhau chỉ trong vài giây dù ở bất cứ đâu. Nhưng, cũng chính vì sự tiến bộ của công nghệ, mà những người trẻ tuổi dần trở nên lười biếng hơn trong việc thể hiện cảm xúc, hoặc giao tiếp trực tiếp với những người khác.

Liệu chúng ta đang xem trọng mối liên kết với một cái máy, một khung “chat” của những ứng dụng gửi tin nhắn, hay xem trọng đối tượng mà thiết bị và những ứng dụng đó hướng đến? Có thể, ai cũng sẽ trả lời rằng, đó là con người, là đối tượng phía sau.

Nhưng chúng ta không nhận ra, mình chỉ đang đánh lừa cảm xúc của bản thân thông qua những phương tiện đó. Chúng ta gắn liền cảm xúc của mình vào “thế giới ảo” và đánh rơi mối liên kết thực sự giữa con người với con người. Chúng ta chọn lướt vội những tin nhanh trên các trang mạng xã hội, hơn là dành thời gian suy nghĩ những thông điệp ẩn đằng sau.

Đối với tình yêu cũng vậy, thế hệ trẻ quá bận rộn chạy đua với công việc, với thời gian nên quên mất việc yêu thì cần dành nỗ lực vun đắp lâu dài như thế nào. Thế hệ ông bà ta ngày trước, khi yêu nhau thì chỉ trao đổi thư từ. Họ không thể hỏi han, quan tâm, trò chuyện với nhau suốt ngày bằng cách sử dụng điện thoại, Facebook, hay các ứng dụng Viber, Skype…Chúng ta ngày nay liên tục cập nhật thông tin, hình ảnh của nhau đến mức không cần hỏi thăm cũng có thể biết người còn lại đang làm gì, mọi thứ thông tin đều “nóng hôi hổi”. Có khi là ở cạnh nhau mà cũng không màn nhìn nhau trò chuyện, ai cũng chăm chú vào thế giới ảo trên màn hình điện thoại của mình.

Theo thống kê mới nhất của We are social thì số người sử dụng internet vào năm 2018 là 4 tỷ người,  hơn 5 tỷ người sử dụng điện thoại, 3 tỷ người sử dụng mạng xã hội. Trong 7 tỷ rưỡi con người trên toàn thế giới, đó là những con số không hề nhỏ một chút nào.

Cũng vì lý do đó mà đi cùng với những đổi mới của công nghệ, là sự đa dạng của các hình thức hẹn hò, làm quen trên thế giới ảo. Có rất nhiều câu chuyện tình nảy sinh từ trên mạng, nhưng để bước ra được đời thật và dành tình cảm thật cho nhau, họ còn phải vượt qua rất nhiều thử thách của thời gian và địa lý.

Trong số những người trẻ đó, tôi và chồng mình đã đi ngược lại những thói quen của thời đại công nghệ. Hơn nửa năm ở cách xa nhau 7,000 cây số, chúng tôi đã tập trao đổi bằng thư tay và đôi khi hiện đại hơn một chút là thư điện tử. 

Chúng tôi cũng bận rộn như mọi người, quá bận rộn đến mức không thể dành thời gian để trả lời những câu hỏi lặt vặt mọi lúc trong ngày. Thêm cả việc chênh lệch múi giờ, lúc người này thức thì người kia đã đi ngủ, thế nên chúng tôi quyết định sẽ viết thư thay vì nhắn tin.

Ban đầu chúng tôi đều không nghĩ là mình có thể kiên nhẫn đến như vậy. Thế nhưng từ một lá thư, thành hai lá thư, rồi thành 60 lá thư bao gồm cả thư tay và thư điện tử, đã được gửi đi và về đều đặn giữa hai đất nước. Có khi trong thư là hơn 3 trang giấy đầy chữ, có khi là đính kèm vài tấm ảnh của nhau, những bức tranh tự vẽ, hay kèm những món quà nho nhỏ. Những bì thư màu xanh nhạt và màu xám luôn được ưu tiên lựa chọn vì tôi và anh biết người còn lại yêu thích màu sắc gì. Cầm trong tay một lá thư sau bao ngày chờ đợi, cái cảm giác hồi hộp khi mở từng trang thư, đọc từng nét chữ quen thuộc, là không gì so sánh được.

Rất nhiều cảm xúc tôi và anh đã chia sẻ với nhau mà nếu  sử dụng phương tiện “chat” mỗi ngày, chúng tôi đã không thể nhận thấy. Cũng bởi khi kể cho nhau nghe, là dịp để chúng tôi nhớ lại mình đã từng là một người trẻ như thế nào, đã từng có ước mơ gì, đã đi đến những đâu và điều gì đã làm nên chúng tôi ở hiện tại.

Chi phí có thể tốn kém một chút khi gửi thư qua đường bưu điện, gửi thư điện tử thì càng không tốn chi phí nào, thế nhưng giá trị tinh thần mà những lá thư đó đem lại là không có gì có thể đánh đổi được. Chúng tôi đã dành thời gian để sắp xếp những mảng khác trong cuộc sống của mình, và dành thời gian để nghĩ về nhau, nghĩ xem mình muốn chia sẻ điều gì với người còn lại. Chúng tôi nắn nót viết từng chữ, từng dòng, rửa từng tấm ảnh, đính vào trong lá thư, và gửi đi với rất nhiều yêu thương.

Cho đến tận bây giờ, sau hai năm quen nhau, chúng tôi đã về sống cùng dưới một mái nhà, thói quen viết thư đó chúng tôi vẫn còn giữ, nhưng không phải là viết cho nhau nữa, mà là viết cho những người thân ở phương xa.

Chúng tôi đều nghĩ mình may mắn, vì đã tìm được một nửa còn lại cũng kiên nhẫn và “cổ lổ sĩ” như mình. Thế nhưng may mắn có lúc là do chúng ta lựa chọn. Giữa một thế giới hiện đại sống quá nhanh, chúng ta vẫn có quyền chọn sống chậm. Chúng ta có quyền chọn đặt điện thoại xuống và nhìn vào mắt người đối diện để trò chuyện, chúng ta có quyền gửi một lá thư tay thay vì bấm gửi một tin nhắn qua Facebook.

Rất nhiều thứ chúng ta có thể chọn làm để vun đắp cho tình cảm của mình. Vậy tại sao ta lại bỏ quên những lá thư tình?



Đạo Điễn Đưa Tay Lên: Bi Hài Kịch Công Lý Mù Mở Màn







Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2018

Á Châu Ngày Nay, 2/2/2018







Nhạc chủ đề - Huế Buồn







Blogger Hồ Hải bị tuyên án 4 năm tù







"Sẽ có một ngày.. loan một tin thật tốt về VN"







Người Việt bị chính chính phủ Việt chặn khi xuất - nhập cảnh Việt Nam







"Nhà nước vô lương tri khi tổ chức mừng chiến thắng 50 năm biến cố Mậu Thân"







"Họ đã biến phiên tòa thành diễn đàn của lòng yêu nước"







Nhạc Mậu Thân Huế 1968







Người Lính Thổi Kèn







Em sinh ra em làm người VN







1968-2018 Ai Thắng Ai Thua? - Tác giả Đinh Từ Thức




 
Nửa thế kỷ trước: 2:45 sáng Mùng Hai Tết Mậu Thân (31 tháng 01, 1968), một toán đặc công Việt Cộng gồm 15 người, thuộc đơn vị Biệt Động J-9, vốn được biết thuộc Tiểu Đoàn Công Binh C-10 của Cộng Sản, do Đại Uý Nguyễn Văn Giang (Ba Đen) chỉ huy; cùng với bốn người nội ứng, là nhân viên dân sự làm việc tại Sứ Quán Mỹ, trong số này có một trong những tài xế của Đại Sứ Ellsworth Bunker; tất cả 19 người, tấn công vào khuôn viên Toà Đại Sứ Mỹ. Tin ban đầu cho rằng toán đặc công đã đột nhập 5 tầng dưới trong 6 tầng của Toà Đại Sứ. Theo một nhân viên trực có mặt bên trong toà nhà này từ đầu đến cuối, toán đặc công chỉ vào được khuôn viên, và một toà nhà phụ thuộc, mà không vào được toà nhà chính.

17 trong tổng số 19 đặc công bị hạ sát, 2 người bị bắt làm tù binh.

 




Nửa thế kỷ sau: Tân Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam và vợ (gốc Nhật), đã được đạo quân danh dự của nhà cầm quyền Cộng Sản nghiêm chào trong cuộc đón tiếp trọng thể vào dịp trình Quốc Thư, 6 tháng 11, năm 2017.

 




Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

Hình Ảnh Quê Hương Ngày Cũ







Ông Trump đọc bài diễn văn về tình trạng đất nước







James Nguyễn - từ dược sĩ đến nghệ sĩ







Nhà sản xuất phim người Úc James Ricketson đã bị từ chối cho bảo lãnh vì những cáo buộc gián điệp. Gia đình nhà làm phim 68 tuổi cho biết đang rất lo ngại tình trạng sức khỏe của ông sau khi bị giam giữ suốt 7 tháng qua tại nhà tù khét tiếng Cambodia.







Đây là văn hóa ư?







Offensive Mậu Thân 1968







Phỏng Vấn Cựu Trung Tá Phạm Văn Phước về thảm sát Mậu Thân 1968







KHÔNG QUÊN MẬU THÂN!- Tác giả Bạch Diện Thư Sinh




Câu “Đồ lừa thầy phản bạn” xưa nay là một lời mắng chửi thậm tệ. Vậy mà bọn sinh viên Việt Cộng còn tệ hơn thế nữa. Vì cuồng tín theo đảng Cộng sản, bọn này sẵn sàng giết thầy giết bạn một cách tàn ác.

Hồi Tết Mậu Thân 1968 tại Huế

Đêm Mồng Một Tết Mậu Thân 1968, Cộng quân tràn vào thành phố Huế và làm chủ Huế suốt 25 ngày đêm. Trong thời gian này, bọn Cộng sản đã biến Huế thành địa ngục trần gian. Nhiều ngàn người dân Huế bị thảm sát, trong đó có những nạn nhân là thanh niên, sinh viên, học sinh và cả trẻ em, phụ nữ. Chúng giết dân bằng đủ cách: đâm bằng lưỡi lê, dùng cuốc đập bể sọ, dùng súng bắn, chôn sống tập thể đang khi nạn nhân bị trói bằng dây điện hoặc lạt tre…Sau khi Cộng quân bị đánh bật khỏi Huế, lần lượt các nấm mồ tập thể đã được tìm thấy ở trường Gia Hội, Bãi Dâu, chùa Therevada, phía sau Tiểu chủng viện, gần cửa Đông ba, Cồn Hến, Nam Giao, Phú Xuân, cạnh Lăng các vua, khu vực Dòng Thiên An, Phú Xuân, Phù Lương, làng Châu Chữ, câu An Ninh, trường An Ninh Hạ, Chợ Thông, gần chùa Linh Mụ, truờng Văn Chí, Phú Thứ, Tiên Nộn, Đồng Di, Tây Hồ, Khe Đá Mài, Khe Lụ, sau làng Đình Môn…

Người dân Huế đã nhận diện trong số những đao phủ thủ, có những tên vốn là giáo chức, là sinh viên, học sinh ở Huế: Hầu hết những tên này đã từng tham gia vào Lực lượng Học sinh, Sinh viên Quyết tử hồi Phong trào Phật giáo 1966. Đứng đầu là các tên Hoàng Phủ Ngọc Tường (dạy Việt văn), Hoàng Phủ Ngọc Phan (sinh viên Y khoa năm 2), Nguyễn Đắc Xuân (sinh viên Sư phạm), Nguyễn Thị Đoan Trinh (sinh viên Dược), Trần Quang Long (sinh viên Sư phạm), Phan Chánh Dinh, tức Phan Duy Nhân, Hoàng Văn Giàu (phụ khảo Văn khoa), Nguyễn Thiết (sinh viên Luật), Bửu Chỉ (họa sĩ), Trần Vàng Sao (sinh viên), Ngô Yên Thy (sinh viên Văn khoa), Trương Quang Ân (học sinh), Nguyễn Văn Mễ (học sinh)…

Tội ác của Hoàng Phủ Ngọc Tường: Hoàng Phủ Ngọc Tường là một thầy giáo trẻ, dậy Văn giỏi, được giới sinh viên, học sinh Huế ngưỡng mộ, nhưng Tường đã đi theo Cộng sản và trở nên một thành phần cực đoan và tàn bạo. Đến nỗi một số nhà cầm bút gốc Huế xếp Hoàng Phủ Ngọc Tường đứng hàng đầu trong danh sách những đao phủ thủ sát hại dân Huế hồi tết Mậu Thân 1968. Trong cuốn Biến Động Miền Trung (Trang 110 – 112), tác giả Liên Thành trưng ra 6 bằng chứng để khẳng định: “Bằng vào một số chứng cớ rõ ràng, minh bạch, tôi xác nhận Hoàng Phủ Ngọc Tường là người chủ tọa phiên tòa án Nhân Dân của chính quyền Cách Mạng, và ra lệnh sát hại 204 người tại trường học Gia Hội thuộc Quận II, thị xã Huế trong Tết Mậu Thân 1968” (Liên Thành. Biến Động Miền Trung. Tập san Biệt Động Quân xuất bản. Trang 110). Trong sách, tác giả Liên Thành sung sướng tung hê thầy Tường của mình có “khuôn mặt hiền từ”, “thầy còn giảng dạy cho chúng tôi những lẽ phải, trái, tư cách làm người, đạo đức, và tấm lòng nhân hậu thương yêu mọi người…” (Sđd. Trang 107). Ngay sau đó, tác giả Liên Thành thắc mắc hỏi cái gì làm thầy Tường của ông “mù quáng say mê chủ nghĩa Cộng Sản”, để trở “thành một tên ác qủy giết người không gớm tay, say máu người còn hơn qủy dữ” (Sđd.Trang 108). Thêm vào đó, trong bữa tiệc họp mặt sau 1975, bạn của Tường là Gs. Bửu Ý chỉ mặt Tường mà nói: “Tường, mi là một thằng trí thức sắt máu, hèn hạ, giờ này mi chưa sáng mắt, còn chạy theo liếm đít Đảng nữa hay sao” (Sđd.Trang 109).

Trong bộ phim 10 tập Vietnam History do một đài truyền hình Anh Quốc thực hiện năm 1982 (Roll 29 of Vietnam Project- Feb. 29, 1982- Inteview with Hoang Phu Ngoc Tuong, writer), Hoàng Phủ Ngọc Tường đã được hỏi như sau: “Ông có thể mô tả biến cố về cuộc nổi dậy tại Huế và đặc biệt liên quan đến cuộc thảm sát từ khi ông có mặt tại đây”? Để trả lời, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đổ tội cho đế quốc Mĩ cố tình dựng nên câu chuyện “thảm sát Mậu Thân Huế”. Tường xác nhận có một số bị giết vì: Một là họ bắn vào lực lượng cách mạng; hai là vì họ đã phạm tội bắt bớ, tra tấn, bỏ tù người theo cách mạng cho nên nay bị trả thù. Nhưng Tường cáo giác đa số những xác chết sau này khai quật được ở Huế là nạn nhân đạn bom của Mĩ, cộng với những xác chết bộ đội giải phóng. Tường nói tiếp : “Chẳng hạn, nó đã bỏ bom rơi vào một bệnh viện nhỏ, gần chợ Đông Ba. Nó thả bom làm 200 người vừa chết vừa bị thương. Tôi đã đi trên con đường hẻm vào ban đêm, và tôi tưởng rằng tôi đang dẫm trên đống bùn. Thế mà khi tôi bật cái đèn pile lên, máu khắp mọi nơi. Cả một khu vực bị bỏ bom bởi bom đạn Mỹ bắn phá. Và thế rồi, những ngày cuối cùng khi chúng tôi triệt thoái ra khỏi thành phố, kẻ thù của chúng tôi đã thâu lại và đem đi chôn”. Xin chú ý trong câu trả lời này, Tường xác nhận y có mặt tại Huế trong Tết Mậu Thân 1968. Trong bài Thảm Sát Mậu Thân 1968 Và Luận Điệu Gian Dối Của Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà văn Huy Phương cũng đặc biệt nhấn mạnh 2 điểm đáng chú ý về câu trả lời trên đây của Hoàng Phủ Ngọc Tường, ông viết: “Chính câu hỏi của phóng viên đài truyền hình ờ đầu bài đã xác nhận sự thật, vì nếu Tường không có mặt ở Huế, sẽ không có cuộc phỏng vấn này cũng như nội dung câu hỏi được đặt ra ở trên. Mặt khác, sau này chính y không nhớ là mình đã thú nhận chuyện có mặt ở Huế vào phút thứ 6 của đoạn phim này, vào năm 1982, khi Tường mô tả chuyện y đang đi trong những con đường hẻm vùng Đông Ba và đã nói những câu “khi chúng tôi rút lui” hay “tôi là một chứng nhân” nghe rất rõ ràng” .

Nhưng qua năm 1997, Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời bà Thụy Khuê trên đài RFI thì thấy có 2 điểm quan trọng khác hẳn câu trả lời phỏng vấn năm 1982. Một là Tường chối không có mặt tại Huế khi đang diễn ra cuộc thảm sát. Hai là Tường xác nhận có “những tang tóc thê thảm” ở Huế do “quân nổi dậy” và nhìn nhận đó là “một sai lầm không thể nào biện bác được”. Nguyên văn câu trả lời của Tường như sau: “Người ta cho tôi là một tên đồ tể Mậu Thân ở Huế thì đó là một sự bịa đặt mang ý định vu khống hoàn toàn. Sự thực là tôi đã từ giã Huế lên rừng tham gia kháng chiến vào mùa hè năm 1966 và chỉ trở lại Huế sau ngày 26 tháng 3 năm 1975. Như thế nghĩa là trong thời điểm Mậu thân 1968, tôi không có mặt ở Huế. Điều quan trọng còn lại, tôi xin tỏ bày ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và đã trở về; ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải chịu cho hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế vào năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc và nhìn từ quan điểm chiến tranh cách mạng” (Bằng Phong Đặng Văn Âu. Thư gửi Nguyễn Đắc Xuân.Batkhuat.net).

Tiền hậu bất nhất. Cái lưỡi (Cộng sản bao giờ cũng) không xương (cho nên) nhiều đường lắt léo!

Tội ác của Hoàng Phủ Ngọc Phan:

Hoàng Phủ Ngọc Phan, em của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sinh viên Y khoa năm 2 Huế, đã phạm tội đồng lõa giết chết các giáo sư bác sĩ người Đức (Bs. Slois Alterkoster, Bs. Raimund Discher, Bs. Hort Gunther Kranick và vợ) là thầy của y, bằng cách chôn sống.

Chính tên Hoàng Phủ Ngọc Phan bắn chết 3 anh em ruột: Nguyễn Xuân Kính (sinh 1942, Y khoa Huế, bị bắn chết tại nhà ông nội), Nguyễn Xuân Lộc (sinh 1946, sinh viên Luật Huế, bị bắn chết tại nhà ông nội), Nguyễn Thanh Hải (sinh 1949, sinh viên Văn khoa Huế, bị bắn chết tại trường Văn khoa). Giết các cháu xong, Phan còn đang tâm bắn chết cả ông nội của 3 sinh viên này là cụ Nguyễn Tín, 70 tuổi. Sau khi bắt sinh viên Lê Tuấn Văn (sinh viên Văn khoa Huế, là bạn của sinh viên Hải) đào huyệt tại vườn sau nhà cụ Nguyễn Tín để chôn cụ và 3 người cháu của cụ (xác sinh viên Hải đã được em gái là sinh viên Ban Cán sự điều dưỡng Nguyễn Thị Thái Hòa đưa về đây), tên Hoàng Phủ Ngọc Phan hành quyết nốt sinh viên Văn. (Mậu Thân Huế. Câu Chuyện Của Nguyễn Thị Thái Hòa. WordPress.com).

Tội ác của Nguyễn Thị Đoan Trinh: Nguyễn Thị Đoan Trinh, con gái Nguyễn Đóa, là sinh viên Dược Sài Gòn về Huế ăn Tết. (Hiện nay Đoan Trinh là nữ đại gia tại SàiGòn). Nguyễn Thị Đoan Trinh được mô tả là “nhất hạng… nữ sát nhân, nữ sát thủ…, y thị cỡi xe Honda, vai mang AK, bất kỳ ai y thị chận hỏi, nếu trả lời là lính, là Cảnh Sát, cán bộ Chính quyền, không cần một câu trả lời thứ hai, y thị nổ sung bắn chết ngay” (Liên Thành. Sđd. Trang 114).

Tội ác của Nguyễn Đắc Xuân: Xuân nổi bật lên trong Đoàn Học sinh, Sinh viên Quyết tử với hàng ngàn đoàn viên hồi phong trào Phật giáo Huế 1966. Rồi “nhảy núi”, hay “lên xanh”, theo Việt Cộng. Tết Mậu Thân 1968 trở về chỉ huy Lực lượng Học sinh, Sinh viên Giải phóng Huế. Đồng thời Xuân cùng với Hoàng Phủ Ngọc Phan chỉ huy các Đoàn Thanh niên Võ trang An ninh Bảo vệ Khu phố (các Đội Tự vệ Thành). Lực lượng này đã gieo tang tóc kinh hoàng cho dân Huế trong 3 tuần lễ Cộng quân tạm chiếm thành phố này. Xuân và Phan còn dự phần xét xử trong Tòa án Nhân dân do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ tọa và chúng đã kết án tử hình 204 người dân Huế. Trong hồi kí Giải Khăn Sô Cho Huế, tác giả Nhã Ca đã kể về tội ác giết bạn của Nguyễn Đắc Xuân như sau: “Nguyễn Đắc Xuân, một sinh viên Huế. Thập niên 60 trong phong trào thanh niên sinh viên bị Việt Cộng nằm vùng giật giây, Nguyễn Đắc Xuân làm thơ, tranh đấu, rồi bỏ vào khu theo Việt Cộng. Để rồi MÙA XUÂN 1968 theo Việt Cộng trở lại Huế có mặt trong những phiên tòa nhân dân, kêu án tử hình hàng loạt người dân Huế với tội “phản cách mạng”. Đích thân Xuân đào một cái hố, bắt một bạn học cũ có xích mích với Xuân từ trước, ra đứng bên hố, để xử tử. Cậu bạn của Nguyễn Đắc Xuân, tên Tý, dơ cái băng đỏ dấu hiệu giải phóng quân lên cao, lạy van Nguyễn Đắc Xuân :

– Em lạy anh. Bây giờ em theo các anh rồi mà. Em có mang băng đỏ rồi mà. Cách mạng muôn năm… Hồ chủ tịch muôn năm…

Nhưng mặc Tý năn nỉ, hoan hô, Nguyễn Đắc Xuân vẫn lạnh lùng nổ súng vào người bạn nhỏ của mình không chút đắn đo…”.

Mấy năm trước đây, Nguyễn Đắc Xuân đã viết bài Nguyễn Đắc Xuân Đọc Hồi Ký Nhã Ca để phản bác mọi cáo buộc tội giết dân, giết bạn của y. Trong đó có đoạn như sau: “…bà đã biết rõ không có chuyện tôi giết người, không có chuyện tôi ngồi xử án ai vậy tại sao bà còn hạ bút viết trong hồi ký những điều ác nhơn đến như thế? Nếu bà sống với tôi cùng trong một nền pháp luật tôi sẽ đưa bà ra tòa về tội vu khống”. (Nguyễn Đắc Xuân đọc hồi ký Nhã Ca. lethieunhon.com).

Thế nhưng, từ Houston, tác giả Bằng Phong Đặng Văn Âu, xưa là bạn “ngồi cùng bàn, cùng lớp” của Nguyễn Đắc Xuân, đã gửi emails qua lại với Xuân. Hai bên trao đổi quan điểm lập trường thẳng thắn với nhau. Trong thư thứ 2 viết ngày 14.01.2011, tác giả Đặng Văn Âu nói với Nguyễn Đắc Xuân: “Này Nguyễn Đắc Xuân,

Lẽ ra mày phải tỏ ra ăn năn, hối hận về việc mày gây tang tóc cho đồng bào ở Huế để nghiệp chướng của mày vơi đi. Mày đã không làm, mày lại càng gây thêm nghiệp chướng. Mày muốn được người ta gọi là nhà sử học, nhà Huế học phải không? Cộng sản là một tuồng nói dối từ trên xuống dưới, ai dám nói thật thì bị bỏ tù. Mày có đủ cái dũng để viết SỰ THẬT không, mà đòi viết sử?…… Nguyễn Đắc Xuân à! Tao không thèm chửi mày đâu! Mày là thứ cộng sản tép riu. Mang tiếng giết bạn bè (Trần Mậu Tý) mà mày chỉ được cộng sản thí cho cái chức hội viên Hội Văn Nghệ Sĩ Thừa Thiên thì danh giá gì?! Hãy sám hối đi! Đừng huyênh hoang cái giọng “chưa biết con ngựa nào tới đích”, nghe lố bịch lắm! Những “trí tuệ hàng đầu” còn chưa biết đàng trước hình thù cái đích ra sao. Cỡ mày mà đòi thách thức thì chú Ba Trương Tấn Sang lên làm Chủ Tịch Nước cũng chẳng có gì lấy làm lạ!” (danchimviet.info).

Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường
Nguyễn Thị Đoan Trinh
Hoàng Phủ Ngọc Phan, Vũ Quang Hùng
Tội ác của bọn sinh viên, học sinh trong Lực lượng Học sinh, Sinh viên Giải phóng Huế (LLHSSVGP Huế):

Trước khi tấn chiếm Huế vào dịp Tết Mậu Thân 1968, để chuẩn bị cho công tác tạm quản thành phố này, Cộng sản đã lập ra cái gọi là Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình. Đứng đầu là:
Gs. Lê Văn Hảo: Chủ tịch, kiêm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách Mạng Thành phố Huế; Thích Đôn Hậu: Phó Chủ tịch; Hoàng Phủ Ngọc Tường: Tổng Thư ký; Nguyễn Đắc Xuân: Phụ trách LLHSSVGP Huế, kiêm Trưởng Đoàn Thanh niên Võ trang An Ninh bảo vệ Khu phố; Đào Thị Xuân Yến tức Bà Tuần Chi: Phó chủ tịch Ủy Ban Nhân dân Cách Mạng Thành phố Huế. Ngoài ra còn có những thành viên cốt cán như: Tôn Thất Dương Tiềm, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đóa và con gái là Nguyễn Thị Đoan Trinh, v.v…

Chính bọn học sinh viên, sinh viên trong LLHSSVGP Huế đã hết sức hung hăng trong việc chỉ điểm giúp Cộng quân lùng bắt và giết hại các bạn học của mình. Sau này, khi khai quật những mồ chôn tập thể, người ta đã tìm thấy nhiều nạn nhân là học sinh, sinh viên của Huế. Chẳng hạn như bọn chúng đã dắt bộ đội CS vào nhà thờ Phủ Cam và nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, rồi gọi tên các sinh viên theo một danh sách và bắt họ mang đi biệt tăm. Sinh viên Lê Hữu Bôi, cựu Chủ tịch Tổng hội SVSG về Huế ăn Tết cũng bị giết trong dịp này. Trong bài Mậu Thân Huế, Dân biểu Nguyễn Lý Tưởng thuật lại như sau: “Có hơn 300 người đã bị bắt trong đó có Lê Hữu Bôi, Lê Hữu Bá… hai người nầy từ Nam Giao chạy về Phú Cam hy vọng nơi đây không có VC. Họ đã trốn trong nhà thờ để tránh bom đạn. Những người Phú Cam bị bắt, bị giết tập thể tại khe Đá Mài thuộc vùng núi Đình Môn, Kim Ngọc quận Nam Hòa, Thừa Thiên. Xác chết nằm dưới khe, thịt thối rữa bị nước cuốn trôi đi, chỉ còn sọ và xương lẫn lộn. Tháng 10-1969, sau gần hai năm mới tìm được chỗ đó. Thân nhân đến nhận các dấu vết như thẻ căn cước bọc nhựa, quần áo, đồ dùng, tràng hạt, tượng ảnh. Trong số các di vật nầy có thẻ căn cước của Lê Hữu Bôi (Bôi là Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Sai gòn, năm 1963 nổi tiếng qua phong trào tranh đấu của Phật tử chống TT. Ngô Đình Diệm). Có những em học sinh bị bắt trong nhà thờ Phủ Cam, cũng bị giết chết tập thể bằng đại liên, bằng mìn tại Khe Đá Mài như Bùi Kha (16 tuổi), Phan Minh (16 tuổi), Nguyễn Duyệt (17 tuổi), v.v… (Nguyễn Lý Tưởng. Mậu Thân Huế. Những Hành Động Dã Man của Việt Cộng. toquocvietnam.org).

Tội ác sinh viên Việt Cộng ở Sài Gòn Như trên đã thấy, tại Huế, nơi mà hầu hết những tội ác giết thầy, giết bạn mà bọn sinh viên, học sinh theo Việt Cộng đã phạm phải đều diễn ra công khai, trong thế mạnh của những kẻ đang tạm nắm được quyền hành (khoảng 3 tuần lễ). Khác với Huế, tại Sài Gòn, bọn sinh viên, học sinh Việt Cộng cũng giết thầy giết bạn, nhưng giết riêng lẻ, theo từng trường hợp có tính toán và do lệnh của cấp chỉ huy từ mật khu và dĩ nhiên giết bằng cách ám sát vì chúng còn ở thế hoạt động bí mật.

Để độc giả biết qua về hệ thống chỉ huy và điều hành công tác của Cộng sản tại Miền Nam và tại Sài Gòn – Gia Định, xin tóm lược vài hàng như sau:

Thời chiến tranh Quốc – Cộng, lãnh đạo cao nhất của Cộng sản tại miền Nam là Trung ương Cục miền Nam (bí danh Cục R). Vào lúc chiến tranh sôi động, Phạm Hùng (Sáu Hồng), rồi Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) làm Bí thư Cục R. Trung ương Cục chỉ huy trực tiếp và hết sức chặt chẽ tổ chức bù nhìn do CSBV đẻ ra là Mặt trận Dân tộc Giải phòng Miền Nam Việt Nam.

Dưới Trung ương Cục là các khu: Khu 7 (miền Đông Nam bộ), Khu 8 (vùng giữa sông Vàm Cỏ và sông Tiền), Khu 9 (đồng bằng sông Cửu Long và Cà Mau) và Đặc khu Sàigòn – Gia Định.
Đặc khu Sàigòn – Gia Định: Năm 1965, Bí thư: Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư (sau đó lên Bí thư) Võ Văn Kiệt (Sáu Dân). Trần Bạch Đằng là ủy viên thường trực phụ trách Tuyên huấn, Mặt trận, Trí vận, Hoa vận, Thanh niên (bao gồm cả công tác Sinh viên Học sinh) và Ban cán sự nội thành.

Cuối 1969, Võ Văn Kiệt giao Bí thư Đặc khu cho Trần Bạch Đằng để đi làm Bí thư Khu 9.

Xin đặc biệt chú ý đến nhân vật Trần Bạch Đằng (bí danh Tư Ánh và nhiều bút hiệu). Chính ông ta là người chỉ huy trực tiếp công tác nội thành nói chung, công tác Thanh niên, Sinh viên, Học sinh nói riêng.

Để tập hợp và kết nạp thanh niên, sinh viên, học sinh hoạt động nội thành Sài Gòn – Gia Định, Cục R thành lập ra Thành đoàn. Thành Đoàn là tên tắt của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam hay Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng, tức là Thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Vì hoạt động nội thành Sài Gòn – Gia Định cho nên gọi tắt là Thành đoàn.

Tổ chức Thành đoàn có 2 hệ thống: bí mật và công khai.

Tổ chức bí mật:
Là tổ chức mặt chìm, quần chúng không thể biết được. Họ ở cấp cao hơn, quyền hành hơn và thực sự chỉ đạo các tổ chức công khai hoặc bán công khai. Đó là Ban chấp hành Thành đoàn, các ủy viên Ban Chấp hành, các Đoàn ủy sinh viên, các Đoàn ủy học sinh và các ban ngành khác, như: Ban Tuyên huấn, Ban Vận động Thanh niên Trí thức, Ban Quân sự, Ban Phụ nữ, Ban An ninh vũ trang. Xin lưu ý Ban An ninh vũ trang, vì chính Ban này ra lệnh cho biệt động thành thi hành lệnh ám sát các giáo sư và sinh viên.

Tổ chức công khai (và bán công khai) là các tổ chức mặt nổi, hoạt động công khai, hợp pháp. Họ là các cán bộ thừa hành nhưng lại được dư luận biết đến nhiều hơn. Đó là các tổ chức đại diện sinh viên, học sinh trong học đường hoặc tôn giáo và các đoàn văn nghệ, xã hội…như: Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (Tổng hội SVSG), một số Ban Đại diện các Phân khoa Đại học và Trường cao đẳng, Tổng hội
Sinh viên Vạn Hạnh, Tổng đoàn Học sinh Sài Gòn, Đoàn Sinh viên Phật tử, Thanh lao Công Vườn Xoài, Đoàn Văn nghệ Sinh viên Học sinh, Đoàn Công tác Xã hội Sinh viên Học sinh Sài Gòn, Đoàn Văn nghệ Sinh viên Vạn Hạnh, Ủy ban Đòi Quyền Sống Đồng bào và chiến dịch đốt xe Mĩ, Mặt trận Nhân dân Cứu Đói…

Thành đoàn Cộng sản đánh giá vai trò của Ban Đại diện các phân khoa, nhất là Tổng hội SVSG, là hết sức quan trọng trong mặt trận đô thị nói chung, mặt trận Đại học nói riêng, cho nên họ tìm mọi cách để nắm lấy. Khi nắm được các tổ chức công khai này, họ có quyền hợp pháp, công khai dùng danh nghĩa của cả tập thể để ra tuyên cáo, kháng thư, kêu gọi bãi khóa, bãi thi, tổ chức văn nghệ báo chí, triển lãm, xuống đường ôn hòa, xuống đường bạo động…gây rối loạn triền miên ngay giữa Thủ đô Sài Gòn và tạo ảnh hưởng dư luận xấu về chính quyển VNCH.

Trong nỗ lực chiếm lấy quyền kiểm soát Tổng hội SVSG và Ban Đại diện các phân khoa, khi gặp khó khăn, Thành đoàn Cộng sản dùng mọi thủ đoạn, kể cả bạo lực để đạt thắng lợi. Trên thực tế, Thành đoàn Cộng sản đã xử dụng các hình thức khủng bố như : gửi thư nặc danh đe dọa, rải truyền đơn lên án tử hình, cuối cùng là “khủng bố trắng”, tức là ám sát bằng súng, lựu đạn, bom…

Họ đã thành công và nắm giữ được tổ chức hợp pháp quan trọng là Tổng hội SVSG suốt 4 nhiệm kì liên tiếp: Niên khóa 1966-67: Hồ Hữu Nhựt, 1967-68: Nguyễn Đăng Trừng, 1968-69: Nguyễn Văn Qùy, 1969-70: Huỳnh Tấn Mẫm. Xin lấy một thí dụ: BCH Tổng hội Sinh viên Sài Gòn nhiệm kì 1968-1969 có 7 thành viên thì 4 là Việt Cộng, đó là Chủ tịch Nguyễn Văn Qùy (Nông Lâm Súc), Phó Chủ tịch Huỳnh Tấn Mẫm (Y khoa), Phó TTK Nguyễn Hoàng Trúc (Cao đẳng Thú y) và Thủ qũy Nguyễn Thị Yến (Văn khoa). Và Tổng hội SVSG có 7 Ủy ban trực thuộc thì Việt Cộng nắm được 3 với các ủy viên: Ủy viên Văn Nghệ: Nguyễn Văn Sanh, Ủy viên Báo chí, Phát thanh: Tô Thị Thủy; Ủy viên Liên lạc: Nguyễn Tuấn Kiệt.

Riêng Huỳnh Tấn Mẫm, trong cương vị là Chủ tịch Tổng hội SVSG (1969-1970), đã được dư luận trong và ngoài nước biết tới như là một biểu tượng của phong trào sinh viên phản chiến, tranh đấu đòi hòa bình theo đúng kế hoạch của lãnh đạo Trung ương Cục. Huỳnh Tấn Mẫm được kết nạp đảng ngày 03.02.1966 do Chín Kế, tức Phan Văn Dinh, tại nhà một cơ sở ở Bà Quẹo (Diệu Ân. Huỳnh Tấn Mẫm Một Đời Sôi Nổi. Trang 38). Mẫm cũng là Bí thư chi bộ đảng đoàn Tổng hội SVSG (Diệu Ân. Sđd. Trang 144). Trần Bạch Đằng viết về Huỳnh Tấn Mẫm: “Trong thư riêng mà tôi còn giữ, có một mảnh giấy ghi thế này “Xin đoàn thể yên tâm, quyết làm tròn nhiệm vụ”-L.71- L.71 là mật hiệu của Huỳnh Tấn Mẫm. Anh viết cho tôi lúc anh đang chễm chệ ở nhà “Quốc khách” do Nguyễn Cao Kỳ mâu thuẫn với Thiệu mà đón anh về, coi nơi này như trụ sở Tổng hội Sinh viện” (Thành Đoàn. Trui Rèn Trong Lửa Đỏ. NXB Trẻ tái bản lần thứ nhất. Trang 19).

Trước khi đề cập các vụ ám sát sinh viên và giáo sư tại Sài Gòn do Thành đoàn Cộng sản chủ trương, xin mời độc giả xem một đoạn hồi tưởng của Bs. Ngô Thế Vinh, Tổng Thư kí Nguyệt san Tình Thường của sinh viên Y khoa Đại học Sài gòn (1964) viết tóm tắt về giai đoạn sôi động này: “Cũng nên ghi lại một số sự kiện nay đã thuộc về lịch sử: chỉ riêng với trường Y Khoa, đã có hai giáo sư bị sát hại [Gs Trần Anh, Cơ Thể học và Gs Lê Minh Trí chuyên khoa Tai Mũi Họng], rồi đến sinh viên Y khoa II Trần Quốc Chương [con của Thẩm phán Trần Thúc Linh] có một giai đoạn vào bưng, sau trở về học lại thì bị trói tay bịt miệng ném từ lầu ba xuống đất ngay trong vòng thành trường Y Khoa trên đường Hồng Bàng, một cái chết rất thảm khốc. Sinh viên Luật khoa Lê Khắc Sinh Nhật cũng bị bắn chết. Hai sinh viên khác bên Văn Khoa cũng bị nhóm Biệt Động Thành bắn trọng thương nhưng may mắn sống sót là Ngô Vương Toại, Bùi Hồng Sĩ, hai anh ấy hiện đang sống ở Mỹ.

Rõ ràng có một cái giá phải trả của giới làm báo kể cả làm báo sinh viên trong suốt giai đoạn đó [nói tới sinh hoạt báo chí của Miền Nam 1954- 1975, không thể không nhắc tới sự hy sinh của các nhà báo như Từ Chung ký giả nhật báo Chính Luận [1965], một nạn nhân nổi tiếng khác bị ám sát nhưng thoát chết là nhà văn Chu Tử, chủ nhiệm nhật báo Sống [1966]…” (Ngô Thế Vinh. Nguyệt San Tình Thương 1963 – 1967. Gửi Nghiêm Sỹ Tuấn và Các Bạn Nhóm Tình Thương. Diễn đàn Cựu Sinh viên Quân Y. svqy.org/tinhthuong).

Tính mạng của Sinh viên Lê Hữu Bôi và Sinh viên Nguyễn Trọng Nho đã từng được đưa ra thảo luận trong mật khu của Cộng sản:  Sinh viên Lê Hữu Bôi (Khóa 10 Quốc Gia Hành Chánh) và Sinh viên Nguyễn Trọng Nho (Nông Lâm Súc) nắm Tổng Hội SVSG hồi 1964-1965. Mặc dù hai sinh viên này ngả theo khuynh hướng Phật giáo đấu tranh chống các chính quyền Quốc gia, nhưng họ không phải là Cộng sản. Do đó họ trở thành chướng ngại cho ý đồ nắm lấy quyền lãnh đạo sinh viên Sài Gòn của Thành đoàn Cộng sản. Cũng vì vậy mà sinh mạng của họ đã từng được đưa ra thảo luận trong mật khu của Cộng sản.

Trần Bạch Đằng kể lại: “Chị Ba Võ – mang bầu sắp đẻ – nằng nặc đòi diệt các tên lính kín cầm đầu các tổ chức công khai như L.H.B (Lê Hữu Bội), N.T.N.(Nguyễn Trọng Nho). Thuyết phục chị thật vất vả! Anh Chín Dũng (tức Võ Văn Kiệt) bảo tôi: Bà “bầu” này dữ thiệt!”. (Trần Bạch Đằng. Trui Rèn Trong Lửa Đỏ. NXB Trẻ. Tái bản lần thứ nhất. Trang 14).

Sinh viên Ngô Thế Vinh và danh sách 17 sinh viên nằm trong sổ bìa đen:

Thực ra, chính Bs. Ngô Thế Vinh, khi còn là sinh viên sinh hoạt báo chí tại Y khoa Sài Gòn, cũng đã bị Thành đoàn Cộng sản ghi vào “sổ bìa đen”. Gs. Nguyễn Văn Trung kể lại: “Tôi vẫn còn giữ một danh sách của đội quyết tử cảnh cáo một số sinh viên thuộc các phân khoa như Ngô Thế Vinh (Y khoa)”. (Nguyễn Văn Trung. Đôi điều trao đổi với nhà văn Mai Kim Ngọc. Văn Học số 124, Hoa Kì. Trang 68). Sau khi ra trường, Bs. Ngô Thế Vinh phục vụ tại Liên đoàn 81 Biệt cách Dù lẫy lừng; hiện điều trị và giảng dạy tại Nam California; là tác giả Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (Văn Nghệ, 2001). Bs. Ngô Thế Vinh còn là tác giả của 6 cuốn tiểu thuyết.

Trong lần tái bản cuốn Nửa Thế Kỷ Việt Nam mới đây, nhà văn Song Nhị đã bổ túc thêm một số sinh viên nữa cũng nằm trong danh sách bị Thành đoàn Cộng sản lên án tử hình: “Ngoài những sinh viên đã bị “thi hành án”, đã bị giết như SV Lê Khắc Sinh Nhật; đã lãnh đạn như Ngô Vương Toại, Bùi Hồng Sĩ, Nguyễn Văn Tấn, một danh sách gồm 17 người bị cộng sản lên án tử hình còn có: Phạm Quân Khanh, Phạm Phúc Hưng, Phạm Tài Tấn (Thư Sinh), Phạm Bằng Tường, Nguyễn Tường Quý, Khổng Trọng Hinh, Nguyễn Văn Tấn (Cao Sơn), Hồng Nguyên Sĩ”. (Song Nhị. Nửa Thế Kỷ Việt Nam. Cội Nguồn, ấn bản lần thứ hai, 2010. Tr. 98) Chú thích của Nhà văn Song Nhị về tài liệu nêu trên: “Tài liệu bổ túc do các nhân chứng trong cuộc: Phạm Tài Tấn, Phạm Bằng Tường, Nguyễn Văn Tấn cung cấp trong một cuộc phỏng vấn có thu âm tại San Jose ngày 20-3-2010 cùng tham chiếu bài viết “Chạm Mặt Tử Thần”, Hoàng Xuân Sơn, Sàigòn Nhỏ tuần báo số 961, 23-4-2010, trA6-A7)”.

Việt Cộng bắn sinh viên Ngô Vương Toại và Nguyễn Văn Tấn: Để chuẩn bị mùa bầu cử Ban Đại diện Sinh viên, một chương trình nhạc Trịnh Công Sơn – Khánh Ly được tổ chức tại Văn khoa đêm ngày 20.12.1967. Giữa lúc tạm nghỉ, hai tên thuộc tổ vũ trang tuyên truyền của Thành đoàn Cộng sản nhảy lên cướp diễn đàn, tuyên bố kỉ niệm 7 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (Mặt trận DTGPMN). Sinh viên Ngô Vương Toại, trong Ban tổ chức, vội giật lại micro, và lập tức anh bị bắn trọng thương vào bụng. Nhà thơ Hoàng Xuân Sơn thuật lại biến cố này như sau: “Giờ giải lao, xuất hiện một đôi nam nữ ăn bận khá lịch sự từ từ tiến lên diễn đàn. Nam: quần màu sậm, sơ mi trắng, tay thọc túi quần. Nữ: áo dài xanh lá mạ, đeo kính gọng xếch mắt mèo, tay ôm một chiếc cặp lớn, căng phồng. Ngô Vương Toại đang ở trên sân khấu nói qua về công việc bầu bán ban đại diện sinh viên văn khoa sắp tới.

Nam ngỏ ý xin được góp lời. Nữ đứng sát bên kéo khóa mở cặp. Và rồi trờ tới. Trờ tới nguyên văn: “Xin tất cả anh chị em yên chí. Chúng tôi đã bố trí chung quanh cả rồi – Hôm nay, nhân ngày kỷ niện 7 năm thành lập Mặt trận Giải phóng Miền Nam . . .” Cái gì mặt trận!? Nam nói chưa dứt câu, Toại phản ứng lẹ như chớp; nhanh tay giật lại micro: “Ẩu nà, câm mồm! . . . ” Quát: “Đứng im!” Và đoàng đoàng, hai phát súng nổ liên tiếp. Tôi hoa mắt thấy thân hình Toại văng bật vào tường dưới bảng đen. Nhiều phát súng nổ liên tiếp sau đó. Nguyễn Văn Tấn tự Tấn Mốc cầm chiếc ghế nhào lên cứu bạn. Và rồi cũng ăn đạn vào chân té qụy xuống bục sau đó” (Hoàng Xuân Sơn. Chạm Mặt Tử Thần. damau.org).

Sinh viên Nguyễn Văn Tấn, tức Tấn Mốc (nay là nhà báo Cao Sơn, chủ biên tuần báo Tin Viet News), trước khi xẩy ra biến cố Ngô Vương Toại, đã từng lận lưng 2 con chủy thủ, ‘một mình một ngựa’, liểu mạng tới cứu bạn Trần Lam Giang đang bị bọn sinh viên Việt Cộng xử tử bằng cách đóng đinh 10 li vào đầu vì chống lại chúng trong cuộc hội thảo chuẩn bị xuống đường chống chính phủ tại Dược khoa. Trên vantholacviet, trong Lời giới thiệu bài Chạm Mặt Tử Thần, Chu Long Hoa kể về tác phong anh hùng của Tấn Mốc như sau: “Từ trụ sở Tổng Hội Sinh Viên Saigon ở số 4 Duy Tân, Tấn hay tin do Lê Thành Khôi tức Khôi què, cũng là Sinh Viên Văn Khoa báo, vội một mình lận theo 2 lưỡi lê chạy đến hiện trường để cứu Trần Lam Giang. Trước một rừng du đãng do nhóm Sinh Viên thân Cộng thuê, Nguyễn văn Tấn phải dùng dao đâm hai tên du đảng phụ trách đóng đinh vào đầu anh Trần Lam Giang trên sân khấu để cảnh cáo những người khác trong hội trường rồi dìu Trần Lam Giang ra tận đường Cường Để dưới làn mưa đá do nhóm sinh viên thân Cộng ném vào hai người. Nhưng họ không dám xáp lai gần để tấn công vì Tấn từng tuyên bố ở trong Hội Trường là “chỉ muốn đưa Trần Lam Giang đi cấp cứu, còn ai muốn ngăn cản thì phải chấp nhận “mạng đổi mạng” (Chu Long Hoa. Lời giới thiệu bài Chạm Mặt Tử Thần. vantholacviet).

Bắn sinh viên Bùi Hồng Sỹ

Sinh viên Bùi Hồng Sỹ, Ban Triết Đông, là Chủ tịch Ban Đại diện sinh viên Văn khoa Sài Gòn, cũng đã bị Thành đoàn Cộng sản thanh toán ngay tại Đại học Văn khoa Sài Gòn. Cũng trong tài liệu trên, Nhà văn Song Nhị thuật lại: “Một biến cố khác, cũng năm 1967, nhóm Sinh viên Quốc Gia tổ chức một đại hội Thanh Niên, Sinh Viên Thế Giới Chống Cộng họp tại Vũng Tàu. Trong khi đang tham dự đại hội này, nhóm sinh viên Văn Khoa được báo tin văn phòng của Nhóm Sử Địa tại đại học Văn Khoa đã bị nhóm sinh viên VC vào chiếm giữ. Bùi Hồng Sĩ liền lên xe đò đi thẳng về đại học Văn Khoa. Sĩ vừa bước vào cửa văn phòng liền bị bắn một phát, đạn xuyên qua cổ, nhưng không chết.
Tại đại hội Thanh Niên, Sinh Viên Thế Giới Chống Cộng ở Vũng Tàu, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu khi lên đọc diễn văn không rõ do ai đưa tin, Tổng Thống lên án cộng sản đã bắn chết SV Bùi Hồng Sĩ tại đại học Văn Khoa, Sài Gòn. Cả hội trường đứng dậy mặc niệm nạn nhân. Từ ngày đó Bùi Hồng Sĩ không bao giờ được đi ra ngoại quốc, vì Tổng thống đã “khai tử” anh SV này!”.
(Song Nhị. Sđd. Tr.98).

Cái chết đầy nghi vấn của sinh viên Y khoa Trần Quốc Chương năm 1967: Trần Quốc Chương là con trai của Thẩm phán Trần Thúc Linh. Trần Thúc Linh là Tổng Thư kí Liên Minh Các Lực lượng Dân tộc Dân Chủ và Hòa bình Việt Nam của Luật sư Trịnh Đình Thảo, là lực lượng do Cộng sản giật dây. Chưa có tài liệu nào về nguyên do cái chết của sinh viên Trần Quốc Chương. Do đó, chỉ có thể đưa ra các giả thuyết: Một là phe quốc gia giết Chương để dằn mặt ông Linh vì ông Linh đang làm công cụ cho Cộng sản. Giả thuyết này không vững, vì thiếu gì trí thức Miền Nam làm tay sai đắc lực cho Việt Cộng, vậy mà bản thân họ, chứ đừng nói tới con cái họ, đang khi hưởng bổng lộc Quốc gia mà vẫn thoải mái chống chính quyền Quốc gia! Vậy không lẽ chính quyền Quốc gia lại chỉ thanh toán con ông Trần Thúc Linh? Giả thuyết 2: Việt Cộng thanh toán Trần Quốc Chương. Chương “có một giai đoạn vào bưng”, nay về thành đi học lại. Việc bỏ bưng biền về thành của Chương có được sự chấp thuận của bưng biền hay là một sự đào thoát? Nếu mà đào thoát, tức là phản bội. Hoặc giả, trong bưng giao công tác hoạt động trong môi trường Đại học mà Chương không chấp hành. Như thế là bất tuân lệnh của “tổ chức”. Đó là những tội phải bị trừng trị để làm gương. Ba là: Có thể trong bưng biền ra lệnh giết Chương, và tìm cách đổ tội cho chính quyền Quốc gia, để Trần Thúc Linh không còn lựa chọn nào khác hơn là căm thù Quốc gia và riu ríu nghe theo sự sai bảo của Cộng sản.

Giết Sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật Ngày 28.6.1971, biệt động thành bắn chết Sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật ngay tại hành lang trường Luật Sài Gòn. Ban ám sát thuộc Thành Đoàn Cộng Sản cử 2 tên tới Đại học Luật khoa số 4, DuyTân, nhận là người nhà của Lê Khắc Sinh Nhật và muốn gặp anh có việc cần. Lúc đó sắp tới mùa thi cuối niên học, Nhật đang hướng dẫn sinh viên năm thứ nhất về cách thi cử tại một giảng đường. Nghe báo có người nhà tìm, Nhật đi ra. Vừa tới hành lang trước phòng Ban đại diện sinh viên, tên ám sát nhận diện đúng là Lê Khắc Sinh Nhật, hắn mau lẹ móc súng từ trong áo jacket ra bắn liền 3 phát trúng ngực Lê Khắc Sinh Nhật. Sau đó, hắn vội vàng phóng ra ngoài và nhảy lên xe, do một tên khác lái, đang nổ máy chờ sẵn. Viên Cảnh sát đứng gác bên ngoài bắn mấy phát chỉ thiên. Trên đường đào tẩu, chúng còn quăng ngược lại một quả lựu đạn, nhưng may mắn lựu đạn không nổ.

Vừa nghe tin Lê Khắc Sinh Nhật bị ám sát, nhạc sĩ Vũ Thành An đã sáng tác ngay một bài hát tưởng niệm, mở đầu như sau: ‘Anh sinh ngày sinh của Chúa, Chúa gọi anh về giữa tuổi đôi mươi. Anh sinh ngày sinh của Trời…’.

Thành đoàn CS giết Lê Khắc Sinh Nhật vì 2 lí do: Một là để răn đe các sinh viên thuần túy có tinh thần quốc gia; hai là để trả mối hận gây nên do Liên danh Lê Khắc Sinh Nhựt đã thắng liên danh Việt Cộng Trịnh Đình Ban (Bảy Điểm) trong cuộc bầu cử Ban Đại diện sinh viên Luật khoa niên khóa 70-71; đồng thời Nhật còn đứng Phó Nội vụ trong liên danh Lý Bửu Lâm (Kiến trúc) thắng cử trong cuộc bầu Ban Đại diện Tổng hội SVSG, giành lại Tổng hội SVSG từ tay Thành đoàn Cộng sản. Cuộc bầu cử này tổ chức tại Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (Nông Lâm Súc) vào ngày 20.6.1971. Sau khi biết kết quả kiểm phiếu nghiêng về liên danh Lý Bửu Lâm, bọn sinh viên Việt Cộng dở ngay bản tính côn đồ, chúng nhảy lên bục “đá thùng phiếu để hủy bỏ kết quả bầu cử” và ẩu đả hỗn loạn (Trần Bạch Đằng. Trui Rèn Trong Lửa Đó. Tái bản 1. Trang 21).

Bị thất bại trong cuộc bầu cử Tổng hội sinh viên, Thành Đoàn Cộng sản hết sức cay cú. Họ đã đưa ra 2 quyết định: Một là sát hại sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật; hai là chỉ thị Huỳnh Tấn Mẫm tập họp một số sinh viên tại trụ sở Tổng vụ Thanh niên Phật tử số 294 đường Công Lý vào ngày 28 tháng 7 năm 1971 để bầu ra một tổ chức ma, chưa bao giờ có. Đó là ‘Tổng hội Sinh viên Việt Nam’, do Huỳnh Tấn Mẫm làm chủ tịch và Nguyễn Thị Yến làm tổng thư kí.

Quyết định hạ sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật là một quyết định tàn ác, đê tiện của Thành Đoàn Cộng Sản. Vì thế, sau ngày 30 tháng 4 năm1975, mặc dù họ tung ra nhiều tài liệu và sách báo khoe khoang thành tích đấu tranh của các tổ chức Thành Đoàn, nhưng đặc biệt họ không hề dám công khai nhắc tới ‘thành tích’ ám sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật.

Giết Gs. Nguyễn Văn Bông Ngày 10.11.1971, sinh viên Việt Cộng Vũ Quang Hùng (bí danh Ba Điệp, năm 3 Khoa học) và tên Lê Văn Châu dùng chất nổ ám sát chết Gs. Nguyễn Văn Bông, Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh, tại ngã tư Cao Thắng – Phan Thanh Giản. Hai tên Hùng và Châu thuộc Đội trinh sát võ trang mang bí số S1 hoạt động nội thành Sài Gòn-Chợ Lớn / Ban An ninh T4. Hùng và Châu đều bị bắt, ra tòa và thụ án tại Côn Đảo. Sau 30.4.1975, tên sát nhân Hùng đã viết bài “Tôi ám sát người sắp làm thủ tướng Sài Gòn” hãnh diện kể về thành tích ám sát của mình và đăng trên một số tờ báo, trong đó có tạp chí Đứng Dậy (Đối Diện, Đồng Dao) của Lm. Chân Tín. Tác giả Khánh Dung viết: “ ‘Chiến công’ của Vũ Quang Hùng đã được chính ông ta kể lại trong một bài đăng trên tạp chí Đứng Dậy của Linh Mục Chân Tín năm 1976. Đến tháng 4/2000, trong dịp kỷ niệm 25 năm ngày chiến thắng 30 tháng 4 nhà báo chuyên về các đề tài tình báo Nam Thi của báo Thanh Niên cũng kể lại chuyện này, trong đó có ghi rõ vai trò trợ giúp đắc lực của Nguyễn Hữu Thái” (Khánh Dung. Những người giết Gs. Nguyễn Văn Bông bây giờ ở đâu? vantuyen.net).

Cũng trong bài báo của mình, tên Hùng đã giải thích lí do ám sát Gs. Nguyễn Văn Bông như sau: “Tôi nhớ dặn dò của đồng chí Tám Nam – Phó ban An ninh T4 (tức khu vực Sài Gòn-Gia Định): “Để bảo đảm bí mật, chúng ta sẽ đặt cho mục tiêu bí số G.33. Cần giữ bí mật đến phút chót và theo tin tức tình báo, G.33 đang chuẩn bị lên nắm ghế thủ tướng. Nếu G.33 đã nắm chức, sẽ rất khó hành động vì khi ấy việc bảo vệ ông ta sẽ khác hẳn. Và nếu tình huống này xảy ra, cách mạng có thể gặp khó khăn hơn bởi Nguyễn Văn Bông là một trí thức có uy tín và chính quyền ngụy chuyển từ quân sự sang dân sự mọi diễn tiến sẽ có lợi cho địch”.

Sau 30.4.1975, Hùng nắm chức Phó Tổng biên tập báo Công An Thành phố HCM, Tổng biên tập tạp chí Người Du Lịch và biên tập cho báo Pháp Luật Thành phố HCM.

Giết Gs. Lê Minh Trí và Gs. Trần Anh Ngày 06.01.1969, lúc 7:50 sáng, bọn ám sát Thành đoàn liệng lựu đạn M6 vào xe của Bs. Lê Minh Trí, Bộ trưởng Giáo dục và Thanh niên và đã giết chết ông tại khúc đường Nguyễn Du rẽ sang Hai Bà Trưng. Sau đó 2 tháng, đến lượt Bs. Trần Anh, Giám đốc Viện Cơ thể học Sài Gòn kiêm tân Viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn (lên thay Viện trưởng Trần Quang Đệ bị cách chức vì đào nhiệm), bị bắn chết trước cổng Trường Trung học Chu Văn An, trên đường đi bộ từ Đại học Y khoa về nhà ông, cạnh Đại học xá Minh Mạng, ngang hông nhà thờ Ngã Sáu, Chợ Lớn. Chỉ có suy đoán chứ chưa biết đích xác ai là thủ phạm vụ ám sát
Gs. Trần Anh.
Sự thực, khoảng thời gian đó, tại Đại học Y khoa Sài Gòn, đang có sự chuyển mình sinh ra tranh chấp giữa hai hệ thống giáo dục Pháp và Mĩ, khiến có dư luận: “Ai ai cũng nghĩ rằng cái chết của Bộ trưởng Lê Minh Trí và Giáo sư Trần Anh, Viện trưởng Viện Đại Học Sài Gòn đều có liên quan đến sự can thiệp của phái bộ Y Sĩ Đoàn Hoa Kỳ vào nội tình của trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn”. (Bs. Lê Ánh bút hiệu Lê Phú Thọ. Trường Đại học Y khoa Sài Gòn (1966-1971) Chiến tranh và Chính trị. ninh-hoa.com).
Thế nhưng sau 30.4.1975, Thành đoàn Cộng sản ra sách xác nhận và kể lại “thành tích” vụ ám sát Bộ trưởng Lê Minh Trí của chúng như sau: “Đến năm 1968 lại xuất hiện một tên tay sai có tầm cỡ hơn: Bộ trưởng giáo dục và thanh niên L.M.T. (Bác sĩ Lê Minh Trí, giáo sư chuyên khoa Tai mũi họng). Là một trí thức tay sai đế quốc Mỹ, T. có nhiều bản lãnh trong việc đem văn hóa trụy lạc, ngoại lai đầu độc thanh niên thành phố. Hắn đòi giải tán các tổ chức hợp pháp của sinh viên, học sinh. Hắn cũng đã chủ trương chiếm và tiến tới dẹp bỏ trụ sở Tổng hội Sinh viên ở số 4 Duy Tân. Trừng trị kịp thời con rắn độc này là một nhiệm vụ chính nghĩa, quang vinh. Ban quân sự Thành đoàn được Thành ủy giao cho nhiệm vụ vinh quang ấy. Đồng chí Ba Tung, phó ban, đội trưởng đội ba trực tiếp đánh…” (Hàng Chức Nguyên. Những Tiếng Nổ Trong Lòng Sài Gòn. Trui Rèn Trong Lửa Đỏ. NXB Trẻ. Tái bản lần thứ nhất. Trang160).
Kết bài
Chiến tranh để lại những vết thương mà thời gian không thể xóa mờ và những mất mát không bao giờ có thể bù đắp. Những vụ sinh viên Việt Cộng giết thầy giết bạn xẩy ra đã trên 40 năm.

Đã hơn 40 năm mà tôi vẫn còn nhớ như in cặp mắt lộ hung tinh của tên sinh viên Việt Cộng Nguyễn Thị Yến, vẫn còn nhớ thị gọi Bùi Hồng Sỹ là “con dê núi”… Và hình ảnh Sinh viên Ngô Vương Toại vui vẻ, hoạt bát vào các giảng đường vận động bầu cử vẫn còn sinh động như mới hôm qua! Rồi quang cảnh hỗn loạn tại Giảng đường 4 Văn khoa đêm hôm xẩy ra vụ Tổ Vũ trang Tuyên truyền Thành đoàn Cộng sản cướp diễn đàn và bắn sinh viên Ngô Vương Toại và Sinh viên Nguyễn Văn Tấn…

Đã hơn 40 năm, nhưng những nạn nhân như bà Lê Thị Thu Vân, tức bà Jackie Bông, phu nhân của cố giáo sư lừng danh Nguyễn Văn Bông bị tên Sinh viên Vũ Quang Hùng ám sát, tuy không bao giờ quên nổi biến cố bi thương bỗng ập xuống cuộc đời bà và các con nhỏ dại của bà năm xưa, nhưng bà đã lấy tâm Phật mà “cầu nguyện cho ông ấy (tức tên Hùng, kẻ đã giết chồng bà)” và mong nhà cầm quyền Hà Nội “mở mắt ra”, “mở tấm lòng ra” (Kí giả Mạc Lâm, RFA, phỏng vấn Bà Lê Thị Thu Vân. Viettop10.com ngày 05.05.2011).

Đang khi đó sau 30.4.1975, với tư thế của kẻ thắng trận, Thành đoàn Cộng sản vẫn còn ra sách, hãnh diện khoe khoang những tội ác giết người của chúng. Đến bây giờ mà chúng vẫn còn ghép tội chết cho Bộ trưởng Giáo dục Lê Minh Trí (bác sĩ, giáo sư) là “tay sai đế quốc Mĩ”, “ đem văn hóa truỵ lạc, ngoại lai đầu độc thanh niên thành phố” và “Trừng trị con rắn độc này là một nhiệm vụ chính nghĩa, quang vinh”! Với cách kết án và hành xử như thế, thì trước những quốc nạn tày trời mà bọn lãnh đạo Cộng sản Hà Nội gây ra cho đất nước, cho đồng bào ngày nay, thì chúng phải bị trừng trị như thế nào cho công bình, cho cân xứng?

Riêng tên sinh viên Khoa học Vũ Quang Hùng, can phạm chủ chốt sát hại Giáo sư Nguyễn Văn Bông, đến nay vẫn không chút ân hận. Tên Hùng đã giết người mà không chịu rửa sạch bàn tay vấy máu. Giữa thời đại khắp thế giới lên án khủng bố, mà tên Hùng vẫn nhiều lần đưa lên một số tờ báo trong nước bài Tôi Ám Sát Người Sắp Làm Thủ Tướng Sài Gòn. Coi như hắn muốn tiếp tục giết chết nạn nhân của hắn nhiều lần nữa cho thỏa thú tính. Không biết ngày nay có ai đọc bài viết của Vũ Quang Hùng mà còn khen y là anh hùng hay không, nhưng rõ ràng là có những bài viết, những phản hồi, cả trong nước lẫn ngoài nước, phê phán bài viết của tên Hùng là “phản cảm”, là “khó nuốt…distasteful” (Ts. Nguyễn Văn Tuấn. Ám sát Gs. Nguyễn Văn Bông: Chuyện cũ, Ý nghĩa mới. ngoclinhvugia.wordpress.com).

Cuộc chiến Quốc- Cộng dù giải thích nguyên nhân ra sao, thực tế vẫn là một thảm họa nồi da xáo thịt của dân tộc Việt Nam.

Nhìn ngắm cách giải quyết cuộc nội chiến Nam Bắc Mĩ, cuộc giải thể chế độ Cộng sản ở Nga và Đông Âu trong tình dân tộc, có người Việt Nam yêu nước chân chính nào mà không tiếc xót cho vận nước? Càng xót xa cho nước non, càng “tỏ tường rồi” (Nhạc sĩ yêu nước Việt Khang) những tội ác Cộng sản Việt Nam đem tới cho quê hương đất nước trong 80 năm qua và hệ lụy có thể sẽ còn kéo dài hàng trăm năm nữa. Đảng Cộng sản Việt Nam xúi giục hận thù để đạt chiến thắng, chiến thắng rồi vẫn tiếp tục chính sách thù hận.

Cộng sản Hà Nội còn nắm được quyền cho tới nay, không phải vì họ có chính nghĩa, có công hoặc là có tài làm cho dân giàu nước mạnh mà chính là vì họ là bậc thầy về nói dối và sẵn sàng dùng bạo lực. Thật đúng như câu nói: “Cộng sản sinh ra từ đói nghèo và ngu dốt, lớn lên bằng dối trá và bạo lực, chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của toàn thể nhân loại”.


Mẫm