khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017

Chuyện dóc cuối tuần: Vũ Ký kể lại chuyện "quan hệ xác thịt" của boác hồ và nông thị xuân. Bảo Vệ và Cảnh Vệ cắm sừng boác



Trích từ: https://xuandienhannom.blogspot.com/2017/05/tu-lieu-ac-biet-ong-vu-ky-ke-chuyen-cu.html

Bác có 3 " điều kiện":

- Một là, Bác lấy vợ thì phải chọn cho Bác người phụ nữ trẻ, đẹp (điều kiện đó cũng dễ thôi).
- Hai là ,Trình độ Văn hoá, trình độ chính trị thì vừa phải (cái này cũng dễ quá). 
- Ba là ,Đạo đức phải tốt.

Sau đến năm 50, ông Trần Đăng Ninh có đưa vào một cô không đẹp, không xấu, nhưng có duyên, người dân tộc Tày ở Cao Bằng. Cô này lại phải cái lý lịch không tốt, là " me lai", là Đại Hoàng. Dân tộc Tày là hơi tự do. Vấn đề này không thành vấn đề. Cô này đến làm phục vụ cơm nước hàng ngày, có khi cùng ngồi ăn, có khi đi chăn trâu cho cơ quan Văn phòng... Và coi như người trong cơ quan. Do hoàn cảnh của phụ nữ, ở người phụ nữ, ở với Bác nhưng cứ" Bác Bác cháu cháu", cô này cũng không chịu được. 

Do sự tấn công của cánh anh em cảnh vệ bảo vệ Bác , cô này lại bị có mang. Sau Bác thấy thương (vì cô này là người dân tộc), nên giao cho gia đình dân tộc, cán bộ dân tộc phụ trách. 

Thế nhưng cái ông này lại muốn " tranh thủ". Khi cơ quan gửi như vậy, phải đưa tiền cho ông ấy hàng tháng để nuôi, thế mà ông ấy kiểu như muốn tuyên truyền đây là con Bác Hồ để lắm cán bộ lợi dụng. 

Khi có cán bộ báo cáo Bác rõ sự việc, Bác bảo thôi, rút về để anh Cả (Nguyễn Lương Bằng) nuôi. Anh Cả nuôi một thời gian, lại có tiếng đồn này ,tiếng đồn khác cho anh Cả, Bác lại bảo giao cho tôi ( Vũ Kỳ) . 

Tôi nói tôi đã có 3 con trai, tôi không thiếu con. Nếu giao cho tôi thì phải giao hẳn, coi như con tôi thật sự. 

Tôi sẽ làm giấy khai sinh để khi còn chiến tranh sẽ tham gia chiến đấu , trở thành bộ đội, khi không chiến đấu thì trở thành công nhân. Sau đó trở thành con tôi và bây giờ trở thành con tôi. Nó đàng hoàng. Chủ nhật, thứ bảy nó về ở cùng anh em, chụp ảnh với nhau từ nhỏ. Nó coi tôi như bố mẹ. Nó xin phép tôi lên Cao Bằng tìm hiểu về người mẹ. 

Tôi đồng ý đưa đi Cao Bằng. Người mẹ nó sau này cũng tai tiếng nói nọ nói kia, thế nọ thế kia như thế nào đó. Và người em đến nuôi con cũng bị như thế. Vì vậy nó tìm được 1 ngôi mộ cùng tên mẹ ở Bất Bạt, hàng năm Thanh minh thì lên Thanh minh với bà mẹ đẻ ra mẹ tôi. Mộ cũng để ở trên đó, lên thăm coi như con tôi hết. Cái chuyện này thì cả Hoa Kỳ họ cũng đặt vấn đề mà một số vấn đề như là Vũ Thư Hiên, như Nguyễn Minh Cần cũng đã nói. Nhưng thực sự là Bác đàng hoàng. Bác thương người con gái - nó tốt, nhưng nó trẻ người non dạ như vậy. Nó không giữ được ( trước một anh cận vệ) như vậy, bây giờ chú quan tâm tới. Tức là bây giờ đặt tên. 

Con đầu là Vũ Lê Dung
Con thứ hai là Vũ Quang
Con thứ ba là Vũ Trung (*)
Con thứ tư là Vũ Vinh
Con thứ 5 là Vũ Minh

Coi như chính thức Vũ Trung là con trai tôi. Thứ 7, Chủ Nhật đến nhà ăn uống. Cái vấn đề này, không những một số người tung ra nói lung tung nhưng mà Hoa Kỳ họ cũng đề cập đến nó. Nhưng sự thật là như vậy chứ không phải là con Bác Hồ. Số cảnh vệ, số bảo vệ họ lung tung. Cô này nó vất vả. Thế đấy, đó là ở trong nước.



Phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Duy - Tác giả Mặc Lâm








Việt nơi gửi Fountain Valley , Quận Cam :

1- Cụ Phạm Duy là người biết sống . Tất cả kỉ niệm của cụ đều ở cố hương Việt Nam , cụ về sống ở cố hương và sẽ ra đi ở cố hương là sự chôn lựa của một người biết sống .
2- Mỗi lần nghe nhạc của cụ , kỉ niệm xa xưa của tôi đều hiện về . Cám ơn cụ Phạm Duy . 

              
Co hoang nơi gửi Sacto, CA :

Ong Pham Duy se co nhung ly le rieng de bao chua nhung hanh dong " tro ve coi nguon" cua ong. Doi voi nguoi Viet Nam chan chinh, chong che do cong san vo nhan dao, ong la hien than cua mot su phan boi, vo liem si va thieu nhan cach cua mot nguoi duoc xem la "co thu" cua nen am nhac tren dat nuoc VN. Ong se duoc moi nguoi VN chan chinh chong cong san nho den ong nhu la mot ke "mat di nguon coi", khong co cai nhan tinh tot dep that su cua con nguoi di lam nghe thuat.

      
Hùng nơi gửi Việt Nam:

"Nhưng tại sao khi đất nước đã hòa bình, đã thống nhất cả hai miền mà cái nổi trôi ấy, cái không thể hiểu nhau ấy vẫn hiện diện cả trong lẫn ngoài đất nước, thưa nhạc sĩ?" Đây là câu hỏi ngu ngốc nhất của thằng nhà báo vì thằng nhà báo này cố ý kích động thù hằn trong khi trước-sau gì ông Phạm Duy cũng chỉ nói đến lòng yêu âm nhạc, ý muốn "điều hợp" tình người mà thôi !
    
cafe nơi gửi usa :

Bác Phạm Duy bán nhạc thì cứ đi bán nhạc ,nhắc chi tới chuyện Việt Nam Việt Nam .Thiệt là cái tình .


LAN nơi gửi SAIGON: 
 
với tôi PD chẳng "còn một chút gì để nhớ để thương"

      
hughtran nơi gửi newzealand :

Hay de ong ta co duoc tam trang thoai mai vo tu de ve noi suoi vang nhe cac ban. Thoi cuoc nao cung vay thoi ko nen ep nguoi khac suy nghi giong minh duoc
27/06/2012 04:40
      
Vi Nam nơi gửi My :

Nuoc VN cua nguoi VN, khong thuoc rieng cua dang Cong San. Pham Duy trai qua bao thay doi cua dat nuoc, cuoi cung thi van con dang that vong ve TU DO trong dat nuoc VN. "lam thinh" la mot hinh thuc phan doi. Nguoi VN nen rua sach che do Cong San de hoa nhap vao the gioi van minh tien bo.

ng.lee9 nơi gửi VN :

da lau roi dai bbc co phatmot cuoc phong van ve PD, luc do ong hat may cau tho cua Nguyen Chi Thien noi ve cac trai cai tao o trong nuoc ! bay gio ong quen roi sao...? nhac si To Hai noi PD la ong vua tro co ! that khong sai ! dang tiec that !

Hoang danh Hien nơi gửi Vietnam :

Khong nen phe phan doi tu cua ai.Chung ta nen tu trach da lam gi khi ma hang chuc van con dan Viet phai dut long chon song tha huong.That dau xot cho PhamDuy cung nhung nguoi con VN tai nang khac dang giay giua u o tai que nha

Phan Lac Dong Quan :

NHỜ CÓ KHÁNG CHIẾN , NHỜ CÓ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LẢNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP MÀ NHẠC SỈ PHẠM DUY MỚI CÓ NHƯNG CẢM XÚC DỒI DÀO ĐỂ CÓ NHỬNG TÁC PHẨM VƯỢT THỜI GIAN NHƯ BÀ MẸ QUÊ , NƯƠNG CHIỀU V...V

NGUOI YEU NHAC nơi gửi VIET NAM :

Ong Pham Duy da 2 lan chay tron Cong San Viet Nam.Ong la mot thien tai am nhac.Mot thien tai nhu vay tai sao song lan lon voi nhung nguoi vo than Cong San duoc?
Dan gian co cau:" TRAU CHET DE DA,NGUOI TA CHET DE TIENG".
         
Let nơi gửi VN :

Đài RFA cũng nên chờ đến khi Phạm Duy chết đi rồi hãy cho đăng cuộc phỏng vấn này ! Vì cả Phạm Duy cũng như chúng tôi không muốn ông làm ồn lên như trước nữa ! hãy để Phạm Duy chết âm thầm theo "làm thinh " của ông ta !Đừng bắt ông ta "chống gậy" hay 'chống cộng ",chống hải ngoại như lâu nay nựa Đã 92 tuổi rồi đâu còn minh mẫn gì nữa để "ta quyện nhau trên giường" làm ồn xã hội lên như thế !
      
George Nguyen nơi gửi Hoa Ky :

Tôi không biết Nhạc Sĩ Phạm Duy còn yêu thích quốc tịch Hoa Kỳ vào lúc cuối đời không hay đã trả lại để chỉ còn giữ quốc tịch Việt Nam.
      
LeQuocTrinh nơi gửi Canada :

Xin phép BBT cho sửa một sai lầm nhỏ:

Bài thơ Đôi Mắt Người Sơn Tây là do nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc chứ không phải Phạm Duy . Bài này do nhiều ca sĩ nổi tiếng hát: Đức Tuấn, Thái Thanh, Thái Hiền, Tuấn Ngọc .
Cám ơn,
HOANG nơi gửi PHAP :

het y kien voi nhac si Pham Duy

dong ha nơi gửi australia :

Men tai ong.Nhung ghet duc ong.Hay mau sam hoi.
      
Viet Vuong Cau Tien nơi gửi Outsides of VN :

His music is good. His philosophical comments are of a senile person. He's miserable by choice in his later days of life.
      
Dennis nơi gửi Seattle,WA :

Toi la nguoi duoi 40 tuoi khg biet nhieu ve su nghiep sang tac cua ong nhung toi rat yeu nhac cua ong trong du the loai ,tu Chien tranh ,tinh yeu va que huong v.v Ong luon lam cho long toi xuc dong Chinh nhac nhac cua ong da mo rong tiem thuc cho moi nguoi de biet duoc dau voi van nuoc va dau voi chimh cuoc song rieng tu cua minh,xa que huong thi moi biet yeu que huong toi rat rat thich bai hat VN VN Chuc ong co nhieu suc khoe de hoan thanh nhung uoc mong cua ong  

Hung Le nơi gửi U.S.A :

Ông này không có lập trường đáng tiếc, Ô đánh mất giá trị của một nghệ sỉ chân chính và bây giờ ô về vn, Ô đả toại nguyện lời nói ô trên ThuyNga dạo nào . Tôi chỉ muốn mọi ng biết tôi như là ng hát rong, chắt chắn là như vậy rồi, o Pham Duy oi!



Trò chuyện với Tây Ban Cầm Thủ cổ điển Trịnh Bách, từng thụ giáo riêng tại tư gia Andres Segovia (Tây Ban Nha), Sophocles Papas (Washington D.C.). Trịnh Bách kể lại triết lý dạy nhạc và chọn học trò của danh cầm thủ Segovia.













President Trump is welcomed by Saudi King Salman bin Abdulaziz al-Saud, second from left, upon arrival at King Khalid International Airport in Riyadh on May 20, 2017, followed by First Lady Melania Trump.





Last year, Mr. Obama visited Saudi Arabia for meetings with King Salman and gulf leaders, but the king did not meet him on the airport’s tarmac. Mr. Obama’s aides later played down the king’s decision, but it was broadly portrayed in news accounts as a snub.

At the airport when he arrived, Mr. Trump and the king exchanged a brief handshake and a few pleasantries.

“Very happy to see you,” the king said.

“It’s a great honor,” Mr. Trump replied, before he was offered a bouquet of flowers from Saudi






Phỏng Vấn Kỹ Sư Nguyễn Minh Sơn







Tuổi trẻ hải ngoại về Việt Nam cùng uống chén đắng với người dân










Phỏng vấn Lm Trần Văn Thành về cuộc họp của phái đoàn Lm địa phận Vinh với Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels, Bỉ







Hành trình đi tìm công lý của phái đoàn tu sỉ thuộc địa phận Vinh tại Geneva, Thụy Sĩ, cho nạn nhân Formosa







Trầm Tử Thiêng, Lời Kinh Khổ từ lòng Mẹ Việt Nam







"I am sorry": Assemblyman drops effort to end communist ban in California government - Source Sacramento Bee




Under pressure from California’s large Vietnamese community, Assemblyman Rob Bonta has pulled a bill to repeal a Red Scare-era law allowing California governments to fire public employees for being communists.

The Alameda Democrat said he introduced Assembly Bill 22 this session to “clean up” unconstitutional statutory language that made membership in the Communist Party a fireable offense for California public employees. But it generated intense controversy when it came up for a vote on the Assembly floor last week, where several members rose to speak about the pain still carried by constituents who fled the communist regime in Vietnam.

“Many expressed these concerns to me,” Bonta said in a statement Wednesday. “Through my conversations with veterans and members of the Vietnamese American community, I heard compelling stories of how AB 22 caused real distress and hurt for proud and honorable people. For that, I am sorry.”




Read more here: http://www.sacbee.com/news/politics-government/capitol-alert/article151143712.html#storylink=cpy




Vì sao CSVN cần thu hút khách du lịch Tàu Cộng?







Ai phản động, dân hay nhà nước?







Phỏng vấn Ngô Vĩnh Long: Bang giao kinh tế Việt - Mỹ và an ninh Biển Đông







Hoàng Đức Bình để lại những lời cuối cùng trước khi bị bắt







Chính phủ Trump đã trao Biển Đông cho Tàu - Source: TIME







Còn nhớ cuộc tranh cãi ồn ào về Biển Đông Nam Á (Biển Đông) không? Trung Quốc nhớ rõ, nhưng Mỹ dường như chỉ quan tâm với cuộc tấn công truyền thông xã hội của Nga ở Mỹ và chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Điều đó, kết hợp với những khoảng trống lớn trong đội ngũ đối ngoại của Trump, có thể đang giao cho Bắc Kinh kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông. Thêm vài lý do khác là chính sách ngoại giao khéo léo của TQ và việc thay đổi lãnh đạo ở Philippines.

Hôm thứ Năm, Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thống nhất khuôn khổ một bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC) sẽ áp dụng cho đường thủy gây tranh chấp này, dấu hiệu mới nhất về ảnh hưởng suy yếu của Mỹ. Gần một phần ba thương mại thế giới, trị giá 5 nghìn tỷ đô la mỗi năm, đi qua Biển Đông, mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền toàn bộ và Philippines, Malaysia, Brunei, Việt Nam và Đài Loan đòi một phần.

Sau khi hoãn binh về COC hơn một thập kỉ, bây giờ TQ đang đẩy một dự thảo vào thời điểm tháng 8. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Liu Zhenmin thậm chí đã đưa ra một thông điệp không tế nhị bảo Mỹ đừng xía vào: "Chúng tôi hy vọng rằng các cuộc thảo luận của chúng tôi về vấn đề này sẽ không có sự can thiệp từ bên ngoài", ông nói.

Giáo sư Nick Bisley, một chuyên gia về Châu Á tại Đại học La Trobe, nói: "Lãnh đạo ở Bắc Kinh hẳn đang nghĩ rằng họ vừa trúng số. Có dấu hiệu cho thấy ASEAN sẵn sàng nhượng bộ về một số vấn đề, có lợi cho Bắc Kinh".

Một bộ quy tắc ứng xử được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2000. Sau đó, Trung Quốc đã làm các đối thủ nổi giận bằng cách chiếm giữ, mở rộng và quân sự hóa các hòn đảo và các rạn san hô ở Biển Đông - biến đổi các bãi thủy triều thấp thành những cái gọi là "tàu sân bay không thể đánh chìm". Tất cả những hành động đó đều rõ ràng vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS).

Đáp lại, Chính quyền Obama đã tăng cường tuần tra Tự do Hàng Hải trên khu vực. Tuy nhiên, mặc dù Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Rex Tillerson nói ở các cuộc phỏng vấn để nhậm chức rằng các cuộc tuần tra cần được duy trì, và Trung Quốc sẽ "không được phép" đến thăm những hòn đảo mà họ đã xây dựng, chưa có một cuộc tuần tra nào xảy ra dưới thời Tổng thống Donald Trump. (Theo tờ New York Times, đã có ba chuyến được xin nhưng không được chấp thuận.)

Có suy đoán rằng Trump không để ý đến Biển Đông, hoặc đã cố ý không theo đuổi vấn đề này để đổi lấy sự hợp tác của Trung Quốc trong các vấn đề khác – nhất là vđ thương mại và gây áp lực lên Bắc Triều Tiên về chương trình vũ khí hạt nhân.

Carlyle Thayer, giáo sư danh dự của Học viện Quốc phòng Úc, cho biết: "Tổng thống Trump ngần ngại đối mặt với Trung Quốc trên Biển Đông một phần là do ông vẫn chưa bổ nhiệm xong các quan chức cấp cao cho Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng. Kết quả là chính phủ Trump có một cái nhìn chiến lược cận thị hơn là một cái nhìn chiến lược toàn diện."

Việc Tổng thống Rodrigo Duterte đắc cử ở Phi cũng đã làm cho Trung Quốc hưởng lợi lớn. Trước đó cựu tổng thống Phi Benigno Aquino kiện Bắc Kinh ra Tòa án Trọng tài Thường trực Hague về vụ TQ chiếm đóng bãi cạn Scarborough năm 2012, nằm dưới 200 hải lý tính từ Manila. Phi đã được tòa phán quyết thuận lợi, nhưng Duterte đã bỏ qua phán quyết này một cách đáng kinh ngạc, thay vào đó lại đề nghị giải quyết song phương với TQ.

Hôm thứ sáu, Manila và Bắc Kinh lần đầu tiên đàm phán trực tiếp về vấn đề Biển Đông. Duterte đã trơ trẽn xin Trung Quốc viện trợ để xây dựng một tuyến đường sắt trên các đảo chính Luzon và Mindanao của Phi.

"Nếu Philippines ký kết một thỏa thuận với TQ, nhất là khi Mỹ có vẻ mặc kệ vấn đề này, thì động cơ của các nước còn lại sẽ thay đổi", Bisley nói thêm. "Có thể họ sẽ bớt đòi hỏi và bắt đầu tự hỏi ‘bây giờ chúng ta có thể được những gì?’ vì để càng lâu thì càng tệ cho họ”.

Rất có thể Phi sẽ đạt được thỏa thuận song phương để đổi lấy viện trợ của Trung Quốc và đảm bảo TQ không quân sự hóa Scarborough Shoal. Tuy nhiên, bất kỳ thỏa thuận nào cũng sẽ làm giảm các nỗ lực quốc tế hóa cuộc tranh chấp của các nước khác và buộc họ phải thông qua một bộ quy tắc ứng xử chặt chẽ hơn. Phức tạp nữa là Philippines, dưới quyền Duterte, hiện là chủ tịch ASEAN.

Điều đó đã trao cho Trung Quốc một món lời rồi. Vào ngày 30 tháng 4, một tuyên bố lúc kết thúc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 30 tại Manila đã bỏ qua không nói đến một điều khoản đã có trước về những việc "cải tạo đất đai và quân sự hóa" (của TQ) ở Biển Đông. Một quy tắc ứng xử bớt nghiêm ngặt, để Bắc Kinh thống trị Biển Đông, có thể là bước tiếp theo.

GS Thayer nói: "Thực tế là ASEAN đang dần chấp nhận rằng Biển Đông đã trở thành cái ao của Tàu"


Melania Trump arrives in Saudi Arabia without headscarf - two years after Donald criticised Michelle Obama for showing her hair - Source Telegraph






Melania and Ivanka Trump both arrived in Saudi Arabia on Saturday without their heads covered - two years after Donald Trump  criticised Michelle Obama for doing the same thing. 

The First Lady and First Daughter were both dressed modestly when they alighted at King Khalid International Airport but neither wore a headscarf, as Saudi women are required to do by law. 
Mr Trump said in 2015 that Mrs Obama had “insulted” Saudi Arabia by not covering her head when she and President Barack Obama visited the Muslim country. 

"Many people are saying it was wonderful that Mrs. Obama refused to wear a scarf in Saudi Arabia, but they were insulted.We have enuf enemies"
@ 8:40 AM - 29 Jan 2015  (Donald Trump Twitter)   

Many people are saying it was wonderful that Mrs. Obama refused to wear a scarf in Saudi Arabia, but they were insulted.We have enuf enemies,” Mr Trump said on Twitter in January 2015. 

Six months later he announced he was running for president. 

Saudi women are forced to cover up when they leave their homes but visiting Western female dignitaries tend not to cover their heads when visiting. Neither Theresa May nor Angela Merkel wore headscarves during their visits earlier this year.

Both Mr Trump’s daughter and wife made some concession to local sensitivities and wore almost entirely covered. Melania Trump wore a sleeved black robe with a gold belt while Ivanka Trump wore a black-and-white dress with long sleeves. 

King Salman, the Saudi ruler, shook Mrs Trump’s hand as she ascended from Air Force One. Many Saudi men would refuse to shake a woman’s hand. 

Mrs Obama dressed similarly to the Trumps when she attended the funeral of Saudi’s King Abdullah, who died in January 2015. 

But her decision to go uncovered sparked some backlash on Saudi social media, with angry people tweeting under the hashtag #Michelle_Obama_unveiled. 

Mr Trump did not use the hashtag but did join the chorus of internet critics sniping about the First Lady’s appearance.  


Nhìn lại vụ Chu Tử bị ám sát hụt, ngày 16-4-1966 - Tác giả Trùng Dương




Trong một buổi mạn đàm với vài người bạn trẻ, tôi được hỏi về kinh nghiệm với tờ Sóng Thần nói chung và với ông Chu Tử nói riêng. Tôi trả lời phần nói chung như đã trả lời trên tạp chí Hợp Lưu (*), rằng nhật báo Sóng Thần ra đời vào cuối năm 1971, với chủ trương chống tham nhũng trong chính quyền và quân đội nhằm làm sạch Miền Nam để hỗ trợ cho cuộc chiến đấu chống Cộng sản bảo vệ phần đất tự do cuối cùng của Việt Nam. Sóng Thần là tờ báo đầu tiên ở Miền Nam mà tài chính là do các cổ đông thuộc mọi tầng lớp quan tâm tới vận mệnh đất nước đóng góp. Tờ báo trong giai đoạn đầu do ông Chu Tử làm chủ biên với sự cộng tác, tiếp tay của nhiều đồng nghiệp khác, và tôi đứng tên chủ nhiệm chịu trách nhiệm về pháp lý. Tôi cũng nói sơ về những đóng góp nghề nghiệp của tôi trong thời gian bốn năm, 1971-75, với tờ báo.

Khi nói tới kinh nghiệm làm việc với ông Chu Tử, một chi tiết chợt bật ra trong đầu mà đã từ lâu tôi quên bẵng đi mất. Đó là việc làm “ghost writer” cho người tự nhận đã bắn ông Chu Tử năm 1966, vào một giai đoạn có thể nói là một trong các thời kỳ chính trị nhiễu nhương nhất của Việt Nam Cộng Hoà. Sở dĩ ký ức tôi không ghi đậm việc này vì có lẽ tôi không hề coi đó là một công trình gì đáng kể, vì đó chỉ là một loạt bài viết để câu độc giả, theo đề nghị của ông Chu Tử. Ngoài ra, việc thực hiện cái “hồi ký” đăng thành nhiều kỳ trên tờ Sóng Thần hoàn toàn đi ngược lại với quan niệm cầm bút của tôi sau này, khi đã trưởng thành và hiểu biết hơn. Tôi không phủ nhận việc mình đã làm, vì nhu cầu câu khách và trong một môi trường hoàn toàn thiếu sót tài liệu, chưa kể bên cạnh đó là sự non nớt nghề nghiệp của chính mình; nhưng tôi tin rằng nếu có dịp làm lại thì chắc chắn sản phẩm sẽ khác lắm với loạt bài hiện nằm trên microfilm Sóng Thần hiện được lưu trữ tại Đại học Cornell.

Bối cảnh Miền Nam giữa thập niên 1960

Vào giữa thập niên 1960, tình hình ở Miền Nam khá đen tối. Quân đội vừa lật đổ chế độ mệnh danh là “gia đình trị” của ông Ngô Đình Diệm. Một số tướng lãnh thay vì rút về lo chuyện quân sự thì xoay ra thay phiên nhau cầm quyền, đảo chính chỉnh lý lẫn nhau, bên cạnh sự tranh chấp ảnh hưởng của các phe nhóm tôn giáo, đặc biệt là Phật Giáo sau nhiều năm bị đàn áp dưới chế độ của ông Diệm vốn nghiêng về Thiên Chúa Giáo, và các đảng phái chính trị. Trong khi đó, Mặt trận Giải phóng Miền Nam, gọi tắt là Việt Cộng, do đấy cũng bận rộn thừa nước đục thả câu nhằm lũng đọan tình hình bằng những vụ khủng bố phá hoại ám sát, gây hoả mù, hết sức hỗn loạn, khiến Hoa Kỳ vô cùng quan ngại cho công cuộc chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản trong cuộc Chiến Tranh Lạnh dạo ấy. Tôi vẫn nghĩ, khác với nhiều người cho rằng Mỹ đã có dự mưu từ trước đem quân vào Việt Nam, tình hình bất ổn tại Miền Nam trong giai đoạn này đúng ra là một trong những nguyên nhân đã thúc đẩy Hoa Thịnh Đốn phải đưa quân ồ ạt vào Nam Việt Nam. Đây là một quyết định đã hẳn là vô tình tạo cho Cộng sản một “chính nghĩa”, đó là “chống Mỹ cứu nước”.

Là một người cầm bút thẳng thắn, bộc trực, có sao nói vậy, thấy điều gì chướng tai gai mắt thì không thể bỏ qua, ông Chu Tử, lúc ấy đang là chủ nhiệm nhật báo Sống, đã “lùa” không thiếu các nhân vật tai mắt đương thời không phân biệt đảng phái, ý thức hệ, tôn giáo, giai cấp mà ông cho là bất xứng hay đạo đức giả vào mục “Ao Thả Vịt” được rất nhiều người đọc. Mà người đọc thì đa số đọc gì tin nấy, ít thắc mắc, tin riết rồi tưởng thật, không cả cần biết là đã gọi là “Ao Thả Vịt” thì không có bao nhiêu sự thật trong đó. Nhìn lại, tôi phải nhận là mình vừa phục vừa hãi cho người coi ao vì đã làm một cái việc quá can đảm trong một cái môi trường hết sức nhố nhăng đầy súng ống, thuốc nổ và đầu óc cực đoan, nếu không là Việt Cộng nằm vùng thừa nước đục thả câu, của thời buổi ấy.

Do đấy, bên cạnh những người thích đọc ông, cũng không thiếu người thù ghét ông, vì lý do này hay động lực khác, chính trị, tôn giáo, kể cả ghen tị cá nhân vì sự thành công của ông Chu Tử. Thật vậy, có thể nói ông Chu Tử là một trong một số rất ít người cầm bút, cả bên văn chương lẫn báo chí ở Việt Nam từ trước tới nay, trong cũng như ngoài nước, đã thành công và được nhiều người biết đến như vậy.

Chu Tử: nhà văn kiêm nhà báo thành công vượt bực

Xuất thân là một nhà giáo, ông Chu Tử (1917-1975) bắt đầu viết tiểu thuyết đăng từng kỳ vào cuối thập niên 1950, và là tác giả của những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng được nhiều người tìm đọc, như Yêu, Sống (tức Loạn), Ghen (tức Nắng), và Tiền. Trong đó, cuốn Yêu nổi tiếng hơn cả và đã từng được tái bản, về mối tình giữa thầy giáo Đạt và cô Diễm, con gái của ông giáo Thức là bạn của Đạt. Yêu sau được dựng thành phim, do đạo diễn kiêm nhà văn Đỗ Tiến Đức thực hiện vào năm 1973. Rồi ông Chu Tử nhẩy vào làm báo, cũng được nhiều người thích, tìm đọc.

Về văn nghiệp của Chu Tử, nhà văn Võ Phiến -- tác giả của nhiều sách truyện, tùy bút, biên khảo trước và sau 1975, và đặc biệt hơn cả là bộ Văn Học Miền Nam Tổng Quan (1986, 1992), về 20 năm văn học Miền Nam, gồm bẩy cuốn -- đã nhận xét về Chu Tử, như sau: “Chu Tử viết truyện được nhiều người khoái, mà làm báo cũng khiến lắm người khoái quá trời, bất luận là cao hay thấp, người ta khoái ông, khoái cái phong cách ông trong cuộc sống cũng như trong văn chương.”

“Trong tiểu thuyết của Chu Tử,” ông Võ Phiến viết tiếp, “có những nhân vật hoặc ngang tàng, bướng bỉnh, hoặc hào sảng, khí phách, hoặc nhiều khi kỳ cục.

“Hiệp tới nhà ông đốc phủ Thinh xin việc, đã biết ông ta thân cộng, ông ta không ưa Bắc Kỳ, lại càng ghét Bắc kỳ di cư; thế mà Hiệp cứ ngang nhiên xưng là thanh niên mới di cư vào Sài gòn, lại thách thức là trong vòng sáu tháng sẽ có thể làm cho cô con gái cưng của nhà này phải ăn rau muống (Loạn). Ông Xương đánh bạc thua, nổi dóa mắng tới tấp người này vung tay tát chéo người kia, người có quyền thế có sức mạnh hơn ông nhiều; thế mà rốt cuộc trước cơn giận ‘chính nghĩa’ kẻ gian phải sợ hãi, chịu khuất (Loạn). Trang là học trò của Đạt, một cô học trò xinh đẹp; thầy trò gặp nhau ba, bốn năm sau, Trang rất lễ phép cầm tay Đạt đặt lên mông mình hỏi: ‘Anh có biết cái gì đây không?’ (Yêu). Huyền là học trò Thanh, thầy trò yêu thầm nhớ trộm nhau trong bao nhiêu lâu. Về sau Thanh vào ở trong một ngôi chùa. Một hôm Huyền tìm đến, mân mê bàn thay Thanh và nói thẳng: ‘Em muốn được làm vợ anh, ngay bây giờ… ngay lúc này…’ Thanh hoảng hốt. Nhưng Huyền nhất định tiến tới. Và nàng ‘được làm vợ’ tức thì, ngay trong chùa (Tiền) v.v… Những con người như thế, giá nghe họ sống đâu đó ở ngoài đời, thiên hạ cũng ầm ầm đổ xô đến để tiếp xúc, để cho biết. Ngộ quá mà! Người ta ai chẳng tò mò muốn chứng kiến những cái ngộ nghĩnh, độc đáo? Hiểu con ai hiểu bằng cha mẹ, hiểu nhân vật không ai bằng tác giả; thì chính Chu Tử ông ta cũng thường nói đến các nhân vật của mình như là những con người ‘bốc đồng’, ‘bốp chát’, ‘ngổ ngáo’, ‘ngang ngược’, ‘cynique’, ‘tàn bạo’, là những ‘đứa trơ’, ‘trắng trợn’, ‘trâng tráo’ vv…

“Trong truyện cũng như ngoài đời, khác gì? Cái lạ thường thu hút mạnh.” (**)

Trong văn chương đã vậy. Bước qua địa hạt báo chí, vì lối viết đơn giản, bộc trực, nên nhiều chuyện và nhân vật ông Chu Tử thả vào “Ao Thả Vịt” nghe cứ như thật một trăm phần trăm ấy, độc giả đọc nhiều người khoái tỉ, đem ra bàn tán. Do đấy, nhiều đối tượng bị ông lùa vô ao đã bất bình. Ân oán giang hồ cũng từ đấy mà ra.

Kết quả là tòa soạn báo Sống có lần bị đốt phá. Không ai biết ai chủ mưu đốt phá, nhưng có tin đồn là tay chân của Thượng tọa Thích Thiện Minh, người mới bị ông Chu Tử lùa vào ao kỳ cọ. Rồi vào buổi sáng ngày 16 tháng 4, 1966 chủ nhiệm Chu Tử vừa rời nhà ra xe để đi đến toà báo thì bị một trong hai tên lởn vởn ở đầu ngõ rút súng Colt 9 bắn bốn phát từ phía sau bên trái xe xuyên qua xe trúng ông, rồi leo lên xe gắn máy tên kia vẫn giữ máy nổ và tẩu thoát. Chu Tử bị ám sát trong vòng chưa đầy nửa năm kể từ khi ký giả Từ Chung của nhật báo Chính Luận bị bắn tử thương ngay trước nhà ông vào trưa ngày 30 tháng 12, 1965 khi ông về nhà ăn trưa.

Số ông Chu Tử còn cao, nên dù bị trúng đạn gẫy xương quai hàm, mất mấy cái răng, song không có viên đạn nào đi vào chỗ phạm. Và ông đã thoát chết nhờ sự chữa trị tận tâm của các y sĩ và nhân viên tại Bệnh viện Cơ Đốc gần nhà ông ở vùng Phú Nhuận. Báo chí Miền Nam, chưa dứt cơn bàng hoàng trước cái chết của Từ Chung, lại rơi vào cơn rúng động khác với vụ Chu Tử bị ám sát hụt.

Trong khi theo dõi tin tức về bệnh tình của Chu Tử, có thể nói hầu như cả Miền Nam cùng nhất loạt lên tiếng phản đối hành động man rợ của những kẻ dùng bạo lực đàn áp mong bịt miệng tự do báo chí và ngôn luận của giới cầm bút, đồng thời đòi hỏi chính quyền Miền Nam phải có những biện pháp bảo vệ giới trong tay chỉ có ngọn bút, và đặc biệt là phải ban hành luật báo chí công nhận quyền tự do ngôn luận. Điều đặc biệt hơn cả là chưa đầy một tuần sau ngày ông Chu Tử bị ám sát hụt, toàn thể làng báo Miền Nam đồng loạt nghỉ ra báo một ngày, đó là ngày thứ Năm 21 tháng 4, 1966, tức số báo đề ngày 22-4-66 “để tỏ tình đoàn kết báo chí trong việc tranh đấu chống đàn áp và kềm chế báo chí” và “nêu cao tinh thần tranh đấu chung cho tự do dân chủ.” (***)

Tóm lại, việc Chu Tử bị ám sát không còn là việc một cá nhân người cầm bút bị mưu hại mà đã trở thành vấn đề quyền tự do báo chí và ngôn luận bị âm mưu triệt tiêu dù bất cứ do ai, phe nhóm hay Cộng sản chủ động. Lần đầu tiên làng báo Miền Nam tỏ tình đoàn kết chặt chẽ chưa từng thấy trước đó.

Ai bắn Chu Tử?

Hầu như mọi người đều tin Việt Cộng nằm ở phía sau vụ ám sát Chu Tử, cũng như trong trường hợp của Từ Chung, người mà trước khi bị hạ sát đã từng công khai lên tiếng báo động về việc Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã nhiều lần đe dọa ông. Ông Chu Tử lại nghĩ khác, và còn có vẻ quyết đoán, rằng thì là người bắn ông không thể là Việt Cộng.

Ngay sau khi hồi phục, ông Chu Tử đã viết một bài dài đăng thành nhiều kỳ trên báo Sống, sau được ban biên tập Sống gom lại in chung với những bản tin tức, bài viết, thông cáo, tuyên ngôn xung quanh vụ Chu Tử bị bắn trong tập sách tựa là Chu Tử Không Hận Thù.(***) Theo ông Chu Tử thì người bắn ông không thể là Việt Cộng được, vì tên này hành sự “tay non” không có tính nhà nghề và “nghệ thuật” cao như Cộng sản. “Trong vụ ám sát tôi, tôi nhận thấy kẻ sát nhân của tôi không những là một tay ‘non’, khờ khạo, chưa có kinh nghiệm gì, tôi còn nhận diện rõ sát nhân của tôi là một ‘anh em quốc gia (!)’. Ở điểm hắn còn lúng túng, vương vấn đôi chút lương tâm, nên đi ngang mặt tôi mà không dám bắn, chỉ đủ can đảm bắn vào sau xe, vào lưng, vào cổ, gáy tôi, chứ không dám nhìn thẳng vào mặt tôi để bắn.” (Chu Tử Không Hận Thù, tr. 69)

Vậy người bắn ông là ai, ông không nhất quyết. Nhưng ông nói, rất…Chu Tử và hào sảng, là ông sẵn sàng tha thứ, mong có dịp gặp người đã bắn ông để… cám ơn, “không phải một lần mà tới ba lần, vì kẻ sát nhân đã giúp tôi ba điều vô giá, dù có núi tiền núi bạc, cũng không mua nổi!”

Điều thứ nhất là ông cám ơn kẻ sát nhân đã cho ông ăn bốn viên đạn mà ông vẫn sống để có dịp biết rằng mọi người, kể cả những nhân vật đã từng bị ông lùa vào “Ao Thả Vịt” cọ rửa kỹ lưỡng trước đây, đã quan tâm lo lắng cho ông và gửi thư, điện tới chúc ông chóng thoát cơn hiểm nghèo, đồng thời lên án bọn khủng bố. Và ông cũng tội nghiệp cho ông Từ Chung đã chết liền tại chỗ, không có dịp nhìn thấy người đời tiếc thương và ưu lo cho mình.

Điều thứ hai khiến ông biết ơn kẻ sát nhân là “bốn viên đạn của kẻ sát nhân đã tạo cơ hội để bao nhiêu thù ghét mà ngòi bút oan nghiệt của tôi đã tích lũy từ bao năm nay, vụt tiêu tan biến thành lòng tha thứ. Tôi vốn là kẻ vô tâm, thương mình, thương người, nhưng khi tôi cầm bút, hình như có ma lực gì, xui khiến tôi trở thành tàn ác, ba que, xỏ lá đến cùng cực. Do đó từ mấy năm nay, các bạn cộng tác với tôi và tôi đã gây ra nhiều thù ghét không đâu.” Và ông Chu Tử hứa để đền đáp lại sự “đại xá” của kể cả những người thù ghét ông song đã ưu lo cho ông khi ông bị bắn suýt chết, ông công khai xin lỗi và “tuyên bố từ nay sẽ không bao giờ còn ‘hỗn’ với ai” nữa.

Và điều thứ ba khiến ông thấy muốn gặp kẻ sát nhân để cám ơn vì – đây là điểm nói lên bản chất hồn nhiên lãng mạn của Chu Tử -- nhờ bốn viên đạn đưa ông tới gần cái chết mà ông có kinh nghiệm của kẻ đã kề cận cái chết, rất hữu ích cho việc… sáng tác vì ông đã có kinh nghiệm thực, không còn phải nặn óc tưởng tượng ra nữa. (CTKHT, tr. 66-67)

Người tự nhận đã bắn Chu Tử

Và ông đã…cầu được ước thấy. Kẻ ấy, hay người tự nhận đã bắn ông, cuối cùng tìm tới ông Chu Tử vào một buổi tối vào đầu thập niên 1970, trong lúc ông đang làm chủ biên nhật báo Sóng Thần.

Một bữa nọ, ông Chu Tử ghé bàn làm việc của tôi, nói ông muốn gặp riêng tôi có việc. Tôi ngước nhìn ông, ngạc nhiên, vì chưa bao giờ ông lại muốn gặp riêng với tôi, mà bao giờ cũng có vài anh em trong nhóm chủ biên hoặc ban biên tập. Tôi đứng dậy theo ông lên phòng khách ở lầu ba của toà nhà chúng tôi muớn làm tòa soạn ở số 133 đường Võ Tánh, Sài Gòn dạo ấy. Thực ra thì chúng tôi chỉ mướn có tầng trệt và lầu hai để làm tòa soạn và trị sự (còn in báo thì mang bản kẽm sang nhà in Nguyễn Bá Tòng sát bên nhà thờ Huyện Sĩ trên đường Bùi Chu, cách tòa báo mấy khu phố), còn từ lầu ba trở lên là thuộc về gia đình của chủ nhà. Mỗi khi có việc riêng chúng tôi mượn phòng khách của gia đình chủ nhà để họp.

Ông Chu Tử tay run run (từ ngày bị bắn tay ông vẫn run như vậy) rút trong túi ra hai trang giấy viết tay đưa cho tôi, trên đó ông ghi lại cuộc gặp gỡ với tên đã bắn ông, và đề nghị tôi viết lại cái “hồi ký” của tên sát nhân đăng thành nhiều kỳ trên báo. Theo ông thì một hồi ký như vậy sẽ rất “ăn khách”, mà tờ báo thì lúc nào cũng cần những bài nằm “ăn khách” như vậy để giữ độc giả.

Cũng phải thẳng thắn mà nhận rằng sau mấy tháng đầu sôi nổi và được độc giả chiếu cố khi tờ báo mới xuất hiện vào cuối năm 1971 với sự hiện diện của ông Chu Tử trong vai trò chủ biên, tờ Sóng Thần, với chủ trương chống tham nhũng, hơi lao đao, từ trên 100 ngàn ấn bản mỗi ngày tụt xuống dần còn dăm bẩy chục ngàn, và có triển vọng tụt xuống nữa. Một phần tờ báo bị chính quyền tịch thu hơi nhiều lần, lúc thì vì lý do an ninh quốc gia khi thì vì tội xâm phạm thuần phong mỹ tục, hoặc bị các cá nhân thưa kiện. Điển hình là loạt bài của nữ ký giả Lê thị Bích Vân tố Tướng Nguyễn Văn Toàn về tội dụ dỗ gái vị thành niên, khiến cả Bích Vân lẫn tôi cùng phải vác chiếu ra hầu toà mấy lần. Đây là giai đoạn trước khi xẩy ra biến cố Mùa Hẻ Đỏ Lửa 1972, biến cố đã khiến tờ báo, nhờ sự tiếp tay đắc lực của hai văn phòng đại diện Quảng Trị và Huế với những tin tức cập nhật sớm hơn nhiều báo khác, bỗng lại lên như diều gặp gió. Nhất là sau đó Sóng Thần phát động chiến dịch hốt xác gần 2,000 đồng bào tử nạn trên Đại Lộ Kinh Hoàng (khúc giữa Quảng Trị và sông Mỹ Chánh) đã được sự tham gia của đông đảo độc giả.

Thú thực là tôi chưa hề làm “người viết ma” (ghost writer) cho ai bao giờ. Thế nhưng vì thương tờ báo, công trình đóng góp và kỳ vọng của nhiều người, và sự sống còn của nó để phục vụ lý tưởng làm sạch xã hội chúng tôi theo đuổi hồi đó, nên tôi không chút đắn đo nhận lời làm người viết ma cho người bắn ông Chu Tử.

Tôi không còn nhớ hết nội dung của hai trang giấy ông Chu Tử trao cho tôi. Nhưng đại khái, theo ghi nhận của Chu Tử, thì người nhận đã bắn ông thú nhận là anh ta là một Phật tử theo phe Thượng tọa Thích Thiện Minh, người đã bị ông Chu Tử lùa vào “Ao Thả Vịt”. Và anh ta bất bình về việc thần tượng của mình bị bôi nhọ, chứ anh ta không có dính dáng gì tới Việt Cộng. Luận điệu này phù hợp với lối suy luận của Chu Tử trong bài tự truyện “Chu Tử trong những suy nghiệm sinh tử của bản thân” in lại trong tập CTKHT, như đã đề cập tới ở trên. Và tôi đã dựng nên một “hồi ký” trong chiều hướng đó, dựa vào vỏn vẹn có hai trang giấy viết tay ghi lại cuộc gặp gỡ với kẻ tự nhận bắn mình của ông Chu Tử, với rất nhiều…tưởng tượng.

Viết lại kinh nghiệm này tôi cũng còn có một mục đích, đó là nếu có ai tình cờ đọc lại cái “hồi ký” (hình như tựa là) Tôi bắn Chu Tử trên microfilm báo Sóng Thần thì nên hiểu là đó chỉ là một loạt bài hoàn toàn do tưởng tượng của một người quen với việc sáng tác văn chương hơn là làm báo trong thời kỳ đầu thập niên 1970, nhằm câu độc giả, và hoàn toàn không có một giá trị văn học hay lịch sử nào. Người bắn ông Chu Tử không hẳn là đã có dụng ý tôn giáo. Và người đến gặp ông Chu Tử có thể có dụng ý nào khác, không ai biết được. Cũng có thể đây là một đòn của Cộng sản hồi ấy để đào sâu thêm những xung đột tôn giáo ở Miền Nam, vốn là nghề của họ, bên cạnh các hành động khủng bố, phá hoại.

Ai thực sự là người bắn Chu Tử?

Khi sưu tầm tài liệu để viết bài về ông Chu Tử, tôi tìm thấy trên Wikipedia.org có đoạn này: “Vì chính kiến, tòa báo [Sống] bị Lực lượng Tranh thủ Cách mạng của phe Phật giáo cực đoan tấn công năm 1966.[4] Cũng vào thời điểm đó ông [Chu Tử] bị mưu sát gần nhà, bị trúng đạn nhưng thoát chết. Cuộc biệt kích này do Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam chủ trương.[5]”

Tôi tìm đọc chú thích số 5 bên dưới bài viết rất sơ sài về Chu Tử với một số chi tiết không chính xác lắm, thì thấy ghi nguồn là “Captured Documents (CDEC): Report of Viet Cong Plan of Assassination and Terrorist Action in Saigon City (4 pages) 15 May 1967”, nhưng không có đường dẫn (Web link) đến chỗ chứa tài liệu trên mạng. Tìm một hồi không ra bản tường trình này, tôi liên lạc với chị bạn tại Vietnam Center để nhờ tìm tài liệu trên, chị chuyển tôi qua một người chuyên về loại tài liệu bắt được của địch này.

Cuối cùng tôi có được cái link để tải xuống tài liệu mang số F034600991054 (****), trong đó có ghi tên đặc công Việt Cộng đã có nhiệm vụ hạ sát hai ký giả Từ Chung và Chu Tử: Huỳnh Văn Long. Do thành tích này, Long đã được thưởng huân chương thành tích đệ tam đẳng của Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Tôi có hỏi xin bản sao nguyên tác bằng tiếng Việt nhưng được biết thường sau khi làm tường trình xong thì các tài liệu nguyên thủy bị hủy bỏ. Vậy xin ghi lại để rộng đường dư luận.

Một nén hương cho ông Chu Tử

Ngày 30 tháng 4 năm nay cũng là kỷ niệm 38 năm ông Chu Tử bị tử nạn trên đường di tản. Tôi viết bài này như một nén hương chân thành tưởng niệm một nhà văn và nhà báo tên tuổi và cũng rất độc đáo của nền văn học Miền Nam, đồng thời để ghi lại một cách chính xác hơn một chi tiết quan trọng trong vụ ông Chu Tử bị ám sát hụt vào năm 1966. Tôi không có ý chống báng suy đoán về người giết mình của ông Chu Tử, có chăng là tôi muốn nói lên sự thích thú của tôi về tính hồn nhiên cả tin khá lãng mạn của tác giả Yêu -- một cái tật mà chính tôi cũng mắc phải (và cũng hãnh diện mang cái tật đó).

Cuối cùng, lẽ ra bài này đã được đăng trong một tập san đặc biệt tưởng niệm và vinh danh ông Chu Tử, nhưng dự tính của một số thân hữu văn nghệ và tôi đã không thành. Riêng tôi, đã tự hứa phải có bài này để tưởng nhớ ông, nên viết. [TD, 2013/04]

Chú thích:

(*) Lê Quỳnh Mai phỏng vấn Trùng Dương: http://www.hopluu.net/D_1-2_2-117_4-355_5-4_6-2_17-15_14-2_10-92_12-1/. Đọc thêm về kinh nghiệm Sóng Thần của Trùng Dương qua bài tùy bút “Sao Đặc Trời” tại http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do;jsessionid=B6288EE8499620DDDEAB8855654C4363?action=viewArtwork&artworkId=8636

(**) Võ Phiến, “Chu Tử,” Truyện Miền Nam, 1954-1975, tập hai, Nhà Xuất Bản Văn Nghệ, Westminster, Calif., 1993, tr. 10-11.

(***) Chu Tử Không Hận Thù, Nhật báo Sống biên soạn và xuất bản, 1966, Sàigòn, Viet Nam; Xuân Thu tái bản tại Hoa Kỳ, 1987 (?). Sách dầy 200 trang, gồm bẩy phần: 1) Chu Tử trước mũi súng sát nhân, ghi nhận các sự kiện xung quanh vụ Chu Tử bị bắn, ; 2) Chu Tử trong cơn phẫn nộ thương yêu của côn gluận, ghi nhận phản ứng của đồng bào các giới với vụ khủng bố; 3) Chu Tử trong những suy nghiệm sinh tử của bản thân, là tập tự truyện của Chu Tử viết sau khi anh đã đối diện với cái chết, tr. 65-105; 4) Chu Tử trước ngòi bút thân ái của các văn hữu, gồm những bài viết đặc biệt về Chu Tử; 5) Chu Tử và anh em Sống; 6) Chu Tử và phản ứng chung của báo giới trong và ngoài nước; và 7) Chu Tử và vài hình ảnh vụ mưu sát. Sách hiện được lưu trữ tại Thư Viện Quốc Hội và các thư viện công cộng tại những vùng có đông người Việt cư ngụ tại Hoa Kỳ. Độc giả có thể nhờ thư viện địa phương mượn giùm qua chương trình Interlibrary Loan.

(****) Captured Documents (CDEC): Report of Viet Cong Plan of Assassination and Terrorist Action in Saigon City, 15 May 1967, Folder 1054, Box 0099, Vietnam Archive Collection, The Vietnam Center and Archive, Texas Tech University. Web link: http://www.vietnam.ttu.edu/virtualarchive/items.php?item=F034600991054.


Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

Nhật Lâm hát Người Ở Lại Đưa Đò của Trầm Tử Thiêng







Huỳnh Phi Tiễn hát Quê Hương Bỏ Lại của Lam Phương







Linh mục đoàn Giáo phận Vinh tố cáo tội ác của Formosa







Tượng đài nạn nhân cộng sản tại Washington DC







Internet và nhận thức chính trị tại Việt Nam







VN chưa hoàn thành lời hứa tại Đối thoại nhân quyền Việt Mỹ 2016







VN tuần qua, 20/5/2017







SỐNG CHẾT MẶC BÂY: thà chia cắt, còn hơn thống nhất!







Vì tạo hình Cờ vàng ba sọc đỏ , chủ tiệm salon ở Saigon bị Công an dẫn Côn đồ đến phá tiệm ...







Giặc vào nước ta dễ như chơi







Macron-Philippe: từ Hold-up tới Big Bang - Tác giả Từ Thức




Macron vừa bổ nhiệm thủ tướng:

Edouard Philippe đến từ bên hữu, và một nội các vừa tả, vừa hữu. Sau khi làm "hold-up", chiếm cái ghế cao nhất, Macron vừa thực hiện một “big bang “: xóa bỏ ranh giới tả, hữu đã làm bế tắc xã hội, chia rẽ chính trường và, đôi khi, những gia đình Pháp.

Quả thực “the kid’’ không làm gì như mọi người.

Bình thường, Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng một người thân cận nhất, đáng tin cậy nhất, có kinh nghiệm nhất. Macron, tả phái, khuynh hướng tự do kinh tế (gauche libérale) lựa Édouard Philippe, phe hữu nhân bản (droite humaniste), 46 tuổi, chưa hề tham dự chính quyền, phát ngôn viên một ứng cử viên tổng thống đối lập, đã từng chỉ trích Macron gay gắt. 

Philippe, cũng như mọi người, không tưởng tượng chuyện Macron gõ cửa, trao cho ông ta chức thủ tướng. Và bất cứ một chính khách hữu phái nào cũng ngần ngại, nếu không từ chối, sợ sẽ bị kết án là phản bội hay làm tan đảng của mình, Philippe đã nhận. Hai anh táo bạo gặp nhau. Cả hai nói: nước Pháp quan trọng hơn là chuyện cá nhân.

Báo chí Pháp không ngần ngại dùng những chữ rất kêu: refondement historique (một cuộc đặt lại nền móng chính trị lịch sử), gouvernement baroque (chính phủ kỳ lạ), l’effrondement d’un mur (một bức tường vừa đổ).

Sự kiện một nội các quy tụ nhiều khuynh hướng là chuyện thường ở nhiều nước dân chủ, từ Đức, Hòa Lan, các nước Bắc Âu tới Do Thái..,. ở Pháp, nơi chủ nghĩa chính trị là một tôn giáo, đó là một trận động đất. Nhiều chính trị gia nặng ký (Giscard, Barre, Bayrou...) đã mơ nhưng đều thất bại. 

Từ phụ nữ tới xã hội dân sự

Sau ba ngày mang nặng đẻ đau, Edouard Philippe vừa công bố danh sách nội các: 18 bộ trưởng, 4 thứ trưởng, bằng nửa số bộ trưởng trong các chính phủ khác. 

Phe hữu của thủ tướng nắm hai bộ tài chánh và kinh tế (Le Maire, bộ trưởng dưới thời Sarkozy và Darmanin, ngôi sao mới nổi của LR), cho thấy Macron ngả hẳn về phía kinh tế tự do, coi nặng lời hứa với liên hiệp Âu Châu sẽ tìm cách giảm bớt thâm thủng ngân sách 

Một số ghế quan trọng dành cho những chính khách Xã Hội đã ủng hộ Macron, như Gérard Collomb, bộ trưởng nội vụ, người đã canh tân thành phố Lyon, Le Drian, cự bộ trưởng quốc phòng và là bộ trưởng uy tín nhất thời Hollande. Nhóm đứng giữa Modem của Bayrou chiếm ba ghế bộ trưởng và gần một trăm ứng cử viên dân biểu, là phần thưởng lớn để trả ơn cho Bayrou đã ủng hộ Macron, mặc dầu trên thực tế, Bayrou là một chính tri gia có uy tín, nhưng là tướng không quân. 

Nội các Philippe thi hành đúng nguyên tắc một nửa đàn ông, một nửa phụ nữ. Đó là một tiến bộ, vì thường thường phụ nữ rất yếu thế trong chính trường Pháp. Trong nội các Philippe, đàn bà nắm những bộ quan trọng, thí dụ Sylvie Goulard, bộ trưởng quốc phòng trong một giai đoạn dầu sôi lửa bỏng. 

Đặc điểm khác: một nửa nội các là những chính trị gia chuyên nghiệp, một nửa tới từ xã hội nhân sự, thí dụ nữ vô địch đấu kiếm, da đen, Laura Flessel, bộ trưởng thể thao. Françoise Nyssen, bộ trưởng văn hóa, là người sáng lập và giám đốc nhà xuất bản Acte Sud, trong khi trong những nội các trước đó, bộ trưởng Văn hóa nhiều khi chỉ khám phá văn hóa ngày được bổ nhiệm, trừ trường hợp Malraux, Duhamel, Lang.

Từ thành phần nội các tới cách hành động, Macron muốn đi theo Bắc Âu, những nước dân chủ kiểu mẫu. Với tinh thần thực tiễn, Macron nói tại sao không thử những phương pháp đã thành công ở những nơi khác.

Con cá lớn nhất mà Macron bắt được là Nicolas Hulot, bộ trưởng môi trường. Hulot là một cựu ký giả truyền hình, chuyên về môi trường, một trong những nhân vật được ưa chuông nhất nước Pháp. Hulot là người hoạt động không ngừng cho môi trường, có khả năng, nắm vững vấn đề, có cái nhìn xa và thành thực về môi sinh, khác hẳn các chính trị gia chỉ coi môi sinh như một con bài để lấy phiếu. Từ 20 năm nay, mỗi lần thành lập nội các, các thủ tướng, tả hay hữu đều tìm cách dụ Hulot tham chánh, nhưng ông ta từ chối, mặc dù vẫn cố vấn về môi sinh cho các tổng thống, với lý do chính phủ không có chính sách quy mô, đứng đắn và phương tiện cần thiết để hành động. Hulot là người hiếm hoi tham chánh không phải vì cái ghế bộ trưởng, mà vì muốn thay đổi xã hội.

Thế hệ trẻ

Macron và Philippe là khuôn mặt mới của nước Pháp, trẻ, hướng về tương lai, cởi mở, sống với thời đại hơn là hối tiếc quá khứ. Người ta không khỏi nghĩ tới Trudeau của Canada, Renzi của Ý. Cả hai nói về nước Pháp với nét lạc quan, trong khi các chính khách khác dùng những hình ảnh đen thẫm, trong khi dân Pháp là những người bi quan nhất thế giới (rất xa sau... người Việt), theo những cuộc thăm dò. 

Nước Pháp tụt hậu thực, so với Đức hay Bắc Âu, so với khả năng và tài nguyên của Pháp, nhưng dân Pháp không có đời sống cùng khổ như lãnh tụ cực tả Mélenchon than vãn để kiếm phiếu. Ít có nơi nào trên thế giới bạn vào nhà thương, người ta tận tình chữa chạy, đôi khi cực kỳ tốn kém, không hỏi han gì chuyện tiền bạc. Khi ra nhà thương, người ta mới nói bạn ghé qua phòng kế toán, nếu không xu nào cũng hòa cả làng. Và người ta chữa trị, không căn cứ theo chức tước hay túi tiền của bệnh nhân, chỉ theo một tiêu chuẩn: bệnh nặng hay nhẹ. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế những năm trước, ở Pháp không có cảnh những người, một sớm một chiều, mất việc, mất nhà, ngủ và sống trong xe hay ngoài đường như ở Mỹ. Chế độ an sinh của Pháp, ngày nay gặp khó khăn, dù có nhiều khuyết điểm, đã là một cái dù che cho dân Pháp.

Édouard Philippe, dân biểu, thị trưởng thành phố hải cảng Le Havre, một trong sáng lập viên đảng UMP, tiền thân của đảng Cộng Hòa LR, là cánh tay mặt của cựu thủ tướng Alain Juppé, một trong những chức sắc uy tín nhất của phe hữu. 

Macron, Philippe có nhiều điểm tương đồng. Cùng xuất thân từ Scieces Po (Khoa Học Chính Trị), ENA (Quốc gia hành chánh), hai đại học uy tín đào tạo giới lãnh đạo Pháp, cả hai đều có kinh nghiệm nghề nghiệp trước khi làm chính trị, trái với đa số chính khách Pháp, làm chính trị từ nhỏ cho tới khi về hưu, (hay tắt thở, vì ít chính trị gia nào về hưu), rất lơ mơ về đời sống thực. 

Cả hai đều có thực tập quyền Anh (boxe), rất cần trong những ngày tới. Cả hai cùng có máu văn nghệ: Macron là pianiste, Philippe mơ làm nhạc trưởng. Cả hai đều có máu văn chương: Macron đóng kịch, viết tiểu thuyết (hai cuốn chưa in. Brigitte Macron nói: tôi nghĩ kết hôn với một nhà văn tương lai, mở mắt thấy mình là vợ tổng thống), Philippe là tác giả hai cuốn tiểu thuyết về mặt trái, đen tối, của chính trường, với nhiều đoạn tình dục ướt át có thể làm các nhà đạo đức đỏ mặt: L’Heure de Vérité và Dans L’ombre. 

Macron nói tiếng Anh, với accent, nhưng thông thạo và đúng văn phạm hơn…Donald Trump, Philippe tiếng Đức (đậu tú tài ở Bonn), khác với các chính khách cũ, chê ngoại ngữ, nói tiếng Anh bằng tay. Philippe nói thuộc phe hữu và định nghĩa hữu phái: autorité et liberté (kỷ luật và tự do), Macron có khuynh hướng tả, nhưng đặt tiêu chuẩn hành động: pragmatism et volontarisme (thực tiễn và cương quyết). Cả hai coi chuyện hữu hiệu quan trọng hơn ý thức hệ. Macron và Philippe, với khuôn mặt và thái độ của họ, làm các chính khách Pháp già đi vài chục năm. 

Giữa Macron và Philippe có những điểm bất đồng. Philippe muốn giảm số công chức 250.000 người, Macron nhẹ tay hơn, đòi một nửa. Macron nói sẽ xét lại hồ sơ của tất cả các công chức cao cấp, 250 người đầu sỏ, nếu cần sẽ thay đổi. Ông ta có kinh nghiệm những ngày ở bộ kinh tế: công chức cao cấp có thể cấu kết với nhau, không thi hành lệnh bộ trưởng. Philippe muốn tăng tuổi về hưu lên 65, Macron giữ 62 như hiện nay. Philippe muốn dẹp bỏ tuần lễ 35 giờ, Macron dành chuyện đó cho nhân viên, nghiệp đoàn, chủ nhân thỏa thuận với nhau. Cố nhiên, người quyết định là tổng thống.

Ván cờ bầu cử

Mục tiêu số 1 của Macron, khi lựa một thủ tướng hữu phái là để thắng trong cuộc bấu cử hạ viện tháng tới. Nếu chiếm đa số tuyệt đối (288 ghế trên 577), ông ta sẽ có toàn quyền hành động, nếu không, ông ta sẽ bị bó tay. 

Bài toán khá đơn giản: 

Cử tri cực hữu sẽ bầu cho các ứng cử viên của Le Pen, cử tri cực tả sẽ dồn phiếu cho người của Mélenchon. Các dân biểu của hai đảng này sẽ chống Macron tới cùng, sẽ bác bỏ tất cả các dự luật Macron, với những lý do trái ngược, hay, đúng hơn, bất cần lý do. 

Macron trông chờ vào những cử tri không đảng phái, một phần cử tri của đảng Xã Hội và một phần cử tri của đảng Cộng Hòa (LR), những người hoặc thất vọng với đảng của mình, đã chán trò chơi tả hữu, muốn cho Macron một cơ hội để hành động.

Macron muốn là một Tổng Thống không đảng phái, không tả không hữu, hay vừa tả vừa hữu. Nói cách khác, ông ta nhắm lá phiếu của cả hai phe. Macron nói không úp mở là ông ta muốn dẹp các chính đảng đã lỗi thời, với thái độ phe phái cứng nhắc, đã làm bế tắc xã hội Pháp. 

Số phận của đảng Xã Hội (PS) kể như đã xong. Đảng này đã chết hay đang hấp hối. Một số bỏ đảng đầu quân với Macron, ra ứng cử dưới danh nghĩa En Marche, ngày nay trở thành République En Marche, REM. Một số giã từ võ khí, không ra ứng cử nữa, một số thành lập những nhóm, phong trào mới, với hy vọng nắm cái xác PS còn thoi thóp. Số chính khách PS về đầu quân quá đông, đến độ REM phải từ chối rất nhiều, kể cả ông cựu thủ tướng PS Manuel Valls. Bị chỉ trích là người nối dõi Hollande, Macron không muốn phong trào mới lập của ông ta có quá nhiều những khuôn mặt PS kỳ cựu, người ta quen gọi là 'les éléphants", vì sống lâu và kềnh càng như những con voi.

Muốn quân bình tả, hữu, Macron quay về phía Cộng Hòa LR. Đảng này, mặc dầu bị loại từ vòng đầu trong cuộc bầu cử tổng thống, nhưng chưa tan rã như PS. LR thua vì những vụ lem nhem của ứng cử viên Fillon, nhưng cử tri hữu phái vẫn đáng kể. 

Macron nghĩ cách hữu hiệu nhất để làm lung lay phe hữu là bổ nhiệm một thủ tướng đến từ LR. Với dụng ý ông này sẽ kéo theo một số chính khách hàng đầu của LR tham gia chính quyền Macron, ra ứng cử quốc hội, kéo theo một số cử tri LR đáng kể. 

LR có hai khuynh hướng: khuynh hướng ôn hòa, đứng đầu là cựu thủ tướng Alain Juppé, và khuynh hướng cứng rắn hơn, trước đây Fillon đứng đầu. Thất cử, Fillon lùi vào bóng tối, cuộc tranh chấp để nắm bộ máy đảng vẫn chưa ngã ngũ, mặc dầu LR đã thỏa thuận để François Baroin tổ chức việc tranh cử lập pháp của LR. Baroin sẽ là thủ tướng nếu LR nắm đa số ở quốc hội.

Phe cứng rắn trong LR chắc chắn sẽ không có ai theo Macron, vì kết án Macron là sản phẩm của Hollande, quá ôn hòa về vấn đề di dân, vấn đề hồi giáo, vấn đề an ninh, và những giải pháp kinh tế. Nhóm này chủ trương phải dùng biện pháp mạnh. Macron nghĩ căng quá sẽ đứt, chủ trương đối thoại trước khi cải cách, nhưng hứa sẽ không nhượng bộ, sẽ thực hiện những điều đã hứa. Macron nhắm phe ôn hòa của Juppé, vì lập trường trên nhiều phương diện gần với En Marche hơn là với những người đồng đảng nhưng có lập trường cứng rắn hơn. 

PS hấp hối, LR lung lay

Chọn Edouard Philippe làm thủ tướng, Macron đã đánh LR một cú nặng. Philippe là một thị trưởng hữu hiệu (đã thực hiện nhiều dự án ở Le Havre và đã tái thắng cử thị trưởng ngay vòng đầu) có khả năng, nhưng không phải là chính khách chủ chốt trong môi trường chính trị Pháp. Bổ nhiệm Phillipe, Macron nhắm cử tri của Juppé, nghĩa là một nửa cử tri của LR. LR choáng váng, chống chế, tuyên bố thái độ của Philippe chỉ là một lựa chọn cá nhân, không đáng kể. Nhưng ngay sau khi Philippe xé rào, gần 200 đảng viên LR ký một bản kêu gọi cộng tác với Macron, trong đó có những leaders hàng đầu: Borloo, Kosciuski-Moricet, Apparu, Darmanin, Solère vv... Juppé tuyên bố vẫn tiếp tục ủng hộ các ứng cử viên LR, nhưng nếu LR thua, phải nghĩ đến chuyện cộng tác. 

REM (La République En Marche) chuẩn bị cuộc tranh cử lập pháp theo phương pháp Macron. Ngoạn mục và khác hẳn những chính đảng cổ truyền. 

Thường thường các chính đảng đưa những chính khách kỳ cựu ra tranh cử. Hậu quả là quốc hội Pháp không phản ảnh xã hội Pháp. Dân biểu Pháp điển hình là một người đàn ông, da trắng, 66 tuổi, làm nghề tự do (bác sĩ, luật sư), trong khi ở các nước Bắc Âu, dân biểu trẻ hơn, đủ mọi nguồn gốc, đủ mọi nghề nghiệp, một nửa là phụ nữ. 

Luật lệ Pháp phạt các chính đảng không áp dụng nguyên tắc một nửa đàn ông, một nửa phụ nữ trong danh sách các ứng cử viên. Các chính đảng sẵn sàng nộp tiền phạt để tiếp tục dành ghế cho các ông, vì các ông vẫn là chức sắc vai vế trong đảng.

Một đội quân tài tử

En Marche sẽ đưa 577 ứng cử viên ra tranh cử trên 577 đơn vị, 50% đàn ông, 50% phụ nữ, ít nhất một nửa xuất thân từ xã hội dân sự và đa số chưa bao giờ tranh cử, chưa bao giờ làm chính trị, 95% chưa hề là dân biểu, tuổi trung bình 46. Trong số ứng cử viên, hầu hết vô danh, có những người nổi danh trong nhiều nghề khác nhau, lần đầu tham gia chính trị, từ toán học gia Cedric Villani (giải Fields), thẩm phán chống tham nhũng Halphen, ngôi sao đấu bò (toréador) Marie Sara... Trong số ứng cử viên, một thiếu nữ gốc Việt khả ái, Stéphanie Đỗ (kỳ này, người Việt chịu khó tham gia chính trị, LR cũng có ứng cử viên gốc Việt, và cố vấn về kinh tế của Mélenchon tên là Hoàng Ngọc Liêm).

REM tuyển mộ ứng cử viên qua Internet. Trong vài ngày, 16.000 người chợt thấy mình sẵn sàng nắm vận mệnh nước Pháp trong tay, nộp đơn xin được cầm cờ REM ứng cử. Một ủy ban En Marche lựa 577 ứng cử viên, theo tiêu chuẩn Macron đã đề ra, trừ một số đơn vị dành cho LR về đầu quân. Đội quân đó, tài tử nhưng nhiệt thành, có nhiệm vụ mang về cho En Marche, một phong trào mới mở mắt chào đời từ một năm nay, đa số ở Hạ Viện. Đó là một cuộc đánh cá táo bạo. Nhưng Macron quen đánh cá táo bạo, và cho tới nay, "the kid" đều thắng.

Hệ thống lập pháp

Quốc hội Pháp có hai viện: Hạ Viện (Assemblée Nationale), Thượng Viện (Sénat). Khác với Hoa Kỳ, Thượng Viện Pháp chỉ có vai trò cố vấn. Hạ viện do dân trực tiếp bầu, Thượng Viện do 150.000 dân cử cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh vv.. bầu. Một dự luật, biểu quyết xong ở Hạ Viện, được chuyển lên Thượng Viện, Thượng Viện đề nghị những tu chỉnh (amendements), dự luật trở lại Hạ Viện. Hạ Viện có thể chấp nhận hay không những tu chỉnh đó, biểu quyết lần cuối, dự luật trở thành luật. 

Tóm lại, Hạ Viện đóng vai trò quyết định trong việc lập pháp. 

Điều đó không có nghĩa là quốc hội đóng vai trò quan trọng. Quốc Hội Pháp, kể cả hạ viện, khác với Quốc Hội Hoa kỳ, hay nhiều nước dân chủ khác, không có ảnh hưởng lớn tới đời sống chính trị, trừ việc có quyền tín nhiệm hay bất tín nhiệm thủ tướng. De Gaulle (Tổng thống Pháp 1959-69,) sợ một quốc hội quá mạnh, tạo bất ổn chính trị, đã soạn thảo một hiến pháp trong đó vai trò quốc hội lu mờ, Tổng Thống có quyền lớn nhất trong các nước dân chủ. Với điều kiện phải nắm đa số ở quốc hội, để bổ nhiệm Thủ tướng và nội các để thi hành chính sách của mình. 

4 kịch bản

Người ta nói bầu cử Tây là bầu cử 4 vòng, 2 vòng đầu lựa Tổng Thống, hai vòng sau, bầu quốc hội, một cách trưng cầu dân xem có nên… cho phép ông Tổng thống làm việc hay không. Đó là một trong những cái kỳ cục của Hiến pháp đệ ngũ Cộng hòa, khiến nhiều chính khách nghĩ phải dẹp hiến pháp hiện tại, soạn thảo một hiến pháp khác, gần với thể chế của các nước dân chủ láng giềng. Nghĩ vậy, nhưng khi cầm quyền, ông Tổng thống nào cũng thấy có nhiều quyền hành, ít bị chế tài, có vẻ thoải mái hơn, nên để dành cái vụ thay đổi hiến pháp cho các ông tới sau.

Tùy theo kết quả bầu cử dân biểu, một trong 4 kịch bản sẽ xảy ra: 

1. Macron nắm đa số tuyệt đối ở quốc hội (ít nhất 289 ghế/ 577), Thủ tướng là người của Tổng thống, lập nội các theo chỉ thị của Tổng Thống, thi hành chính sách của Tổng thống

2. Đảng Cộng Hòa LR chiếm đa số (bởi vì khó tưởng tượng một đảng khác, cực tả hay cực hữu chiếm đa số ghế), thủ tướng sẽ rơi vào tay LR, thi hành chính sách LR. Tổng thống trở thành tổng thống giấy. Kịch bản này nhiều người trong LR hy vọng, ngày nay trở thành chuyện xa vời từ khi Édouard Philìppe nhận làm thủ tướng, chẻ LR ra làm hai.

3. Không đảng nào nắm đa số tuyệt đối, khối nhiều phiếu nhất sẽ thương thuyết với các nhóm khác, hay các cá nhân khác, để lập nội các. Chuyện này là một sinh hoạt rất bình thường ở các nước láng giềng, nhưng người Pháp, vì hệ thống bầu cử, vì sinh hoạt lưỡng đảng, vì văn hóa tả hữu sâu đậm, chưa có thói quen đó. 

4. Các nhóm không đi tới một thỏa hiệp, nước Pháp sẽ lâm vào tình trạng bất ổn chính trị, như đã xảy ra ở Hy lạp, Y Pha Nho (Espagne), Bỉ (Belgique) trong những năm gần đây.

Trong những trường hợp 2,3,4, tổng thống có thể giải tán quốc hội, cho bầu lại, với hy vọng cử tri... biết điều hơn, cho Tổng thống đa số. Nhưng điều này không có gì bảo đảm, tổng thống có thể thua nặng hơn, chuyện đã đến với Jacques Chirac. Tới giờ này, người ta nghĩ tới kịch bản 3: REM chiếm đa số, nhưng không đủ đa số tuyệt đối để có thể cai trị một mình. Macron đã chứng tỏ ông ta đủ khôn khéo để làm chuyện chưa ai làm: thương lượng để có một đa số làm hậu thuẫn.

Nếu nước Pháp có hàng ngũ công chức đông nhất thế giới, tính trên đầu người, con số dân biểu cũng hùng hậu không kém: 577 dân biểu, 348 thượng nghị sĩ, tổng cộng 925 vị dân cử, gần gấp đôi tổng số dân cử của Hoa Kỳ (535 = 100 thượng nghị sĩ+ 435 dân biểu) với dân số gần 67 triệu, nghĩa là bằng 1/5 dân số Hoa Kỳ. 

Trong quá khứ, Tổng Thống nào cũng hứa sẽ sửa đổi hiến pháp, để giảm bớt hàng ngũ dân cử đông đảo, nhưng những lời hứa vẫn nằm yên trong ngăn kéo, vì không có vị dân cử nào muốn hạn giảm bớt túc số, khiến việc tái cử của mình sẽ khó khăn hơn. Và không có ông Tổng Thống nào chơi dại, đụng chạm, gây hấn với quốc hội. Macron cũng hứa sẽ giảm số dân cử, chờ xem ông ta có thực hiện không, có thực hiện nổi không. 

Đụng ổ kiến lửa

Những thử thách trước mắt Macron và Philippe không phải nhỏ, và không phải chờ đợi lâu. Ngoài chuyện bầu bán, Macron hứa hai chuyện đầu tiên sẽ làm là đạo luật trong sạch hóa chính trường Pháp và sửa đổi luật lao động, sau đó tới luật cải tổ thể chế hưu bổng. Nếu luật đầu, nhằm trong sạch hóa chính trường, gặp nhiều chống đối của các chính khách kỳ cựu, nhưng được dân chúng ủng hộ. Trái lại, đụng tới luật lao động và thể chế hưu bổng châm thuốc nổ, là đẩy các nghiệp đoàn và hàng triệu người xuống đường. Với những màn đốt phá bạo động của những nhóm cực tả, cực hữu, hay những nhóm đốt phá để đốt phá. Macron tuyên bố sẽ không có gì ngăn cản nổi ông ta, các nghiệp đoàn cũng sẵn sàng ăn thua đủ. "ça passe ou ça casse", như người Pháp nói, hoặc qua khỏi, hoặc gãy cánh. 

Quyết định của Macron đặt ngay những vấn đề nóng bỏng trên bàn là một thái độ can đảm, chứng tỏ ông ta muốn hành động. Macron nói muốn làm một "prédident qui préside", (một ông tổng thống ra tổng thống), không phải một "président empêché" (tổng thống bị bó tay) như Hollande, "président assis" (tổng thống ngồi chơi xơi nước) như Chirac. 

Cựu thủ tướng Michel Rocard nói đụng tới hồ sơ hưu bổng có thể làm nổ tung ba chính phủ. Nước Pháp có hàng chục thể chế hưu bổng khác nhau, nhóm nào cũng muốn duy trì đặc quyền đặc lợi. Các chính phủ liên tiếp hoặc không dám đụng tới, hoặc chỉ cải cách qua loa, trong khi có lửa trong nhà: quỹ hưu bổng thâm thủng nặng, nạn thất nghiệp gia tăng khiến số người đóng góp giảm, trong khi người về hưu càng ngày càng... sống lâu hơn (tuổi về hưu ở Pháp: 62, trong khi các nước láng giềng 65 hay 67). Macron hứa sẽ dẹp bỏ các chế độ hưu bổng đặc biệt, để đi tới một chế độ duy nhất. Tiền hưu bổng sẽ tính theo số tiền đã đóng góp trong suốt đời làm việc. 

Sửa đổi luật lao động còn gay go hơn nữa. Nước Pháp có luật lệ lao động cực kỳ phức tạp, Macron muốn giảm thuế cho các xí nghiệp, cởi trói hành chánh, hạn chế số tiền bồi thương khi sa thải, để khuyến khích các xí nghiệp tuyển mộ. Hiện nay, các xí nghiệp không dám tuyển mộ vì không thể, hay rất tốn kém, nếu sa thải. Các nghiệp đoàn sẽ đổ xuống đường, làm tê liệt nước Pháp. Các nghiệp đoàn làm nhiệm vụ của họ, bênh vực công nhân, nhưng bảo vệ người có việc làm một cách quá đáng là một cách đóng cửa không cho những người khác len chân vào. 

Một quốc gia dân chủ cần những nghiệp đoàn mạnh, nhưng có tinh thần trách nhiệm. Nước Pháp chưa có tinh thần đó. Ở Bắc Âu, nghiệp đoàn là cái gạch nối giữa thợ thuyền và nhà nước, ở Pháp, nghiệp đoàn là đối thủ của chính quyền, nhất là những nghiệp đoàn có quá khứ mác xít như CGT. 

Macron nói sẽ thảo luận với quốc hội, với các nghiệp đoàn nhưng nếu không đi tới thỏa thuận, sẽ ban hành những sắc lệnh (ordonnances) không cần biểu quyết ở quốc hội, như hiến pháp cho phép. Bởi vì một dự luật bình thường, từ lúc thảo luận đến lúc trở thành luật cũng mất ít nhất 2 năm. Một luật bị nghiệp đoàn chống đối còn phức tạp hơn nữa. Ngoài biểu tình, đình công, bãi thị, các dân biểu chống đối còn chơi một trò quen thuộc: đề nghị tối đa, hàng ngàn, hàng chục ngàn tu chính (amendements) để làm quốc hội tê liệt. 

Các nghiệp đoàn sẽ chống tới cùng việc cải cách bằng ordonnances, cho là thiếu dân chủ. Macron muốn cải cách thật nhanh thật rộng, vì nghĩ phải thay đổi luật lao động, phải cởi trói các xí nghiệp nếu muốn giải quyết vấn đề thất nghiệp, căn bệnh trầm kha, kinh niên của nước Pháp. Trong năm vừa qua, hầu hết các quốc gia Âu Châu đều giảm tỷ số thất nghiệp, trừ nước Pháp. Macron biết rằng năm năm sau, người ta sẽ đánh giá ông ta qua con số người thất nghiệp. 

Tương lai của đảng phái

Sau ba ngày cầm quyền, Macron đã chứng tỏ ông ta, tuy thiếu kinh nghiệm, biết mình muốn gì, muốn đi tới đâu. 

Những người bi quan nghĩ rằng việc đánh tan hay làm yếu các chính đảng sẽ có hậu quả tai hại trong tương lai. Bởi vì một nước dân chủ không thể không có đảng phái. Các chính đảng là những cơ cấu không thể thiếu, là nơi đào tạo cán bộ, là nơi thực tập dân chủ. Bởi vì nếu các chính đảng tan rã, đối lập sẽ rơi vào tay những phần tử cực đoan, nhất là ở nước Pháp, nơi cực tả và cực hữu lớn mạnh, tới một tỷ số bất bình thường.

Những người lạc quan nghĩ rằng các đảng phái Pháp, có cơ sở ít nhất từ đệ nhị thế chiến, sẽ không tan rã, nhưng sẽ tổ chức lại, sẽ sinh hoạt một cách thích ứng hơn với một thế giới đã và đang thay đổi. Người ta sẽ không còn được xếp vào một trong hai ô tả hay hữu, như trong lý lịch phải khai đàn ông hay đàn bà. Ngày nay, ở Âu Châu có những phong trào đòi công nhận cái giống thứ ba, ngoài đàn ông, đàn bà, còn có những người vừa đàn ông vừa đàn bà, những người đàn ông trở thành đàn bà, hay ngược lại. 

Cũng vậy, ngoài hai ô tả và hữu, sẽ có thêm những ô khác: nhìn về tương lai hay hối tiếc dĩ vãng, mở rộng tay hay đóng cửa, thích ứng với thời đại hay đi ngược dòng lịch sử. Không thể làm chính trị kiểu cũ trong thời đại mới. Các đảng phái không biến mất, nó biến dạng.