khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

Đặng Hà Duy trúng giải tuyển lựa ca sĩ VSTAR kỳ 4, năm 2016, của Thúy Nga Paris







Bầu Cử Xong Ta Học Được Những Gì?- Tác giả Vĩnh Tường



Cuộc bầu cử Tổng thống, Lưỡng viện Quốc hội, Thống đốc của một số tiểu bang Hoa Kỳ,  2016 vừa kết thúc, cộng đồng Việt ngữ trở nên xom tụ, khá vui với nhiều bài viết phân tích về kết quả bầu cử, kẻ ở bên này sông, kẻ ở bên kia, không bênh thì chống, làm bạn đọc có người không khỏi ngượng, thỉnh thoảng có ít bài nhận định khá trung thực khách quan đáng cho độc giả độc lập ghi nhận.

Hôm nay chẳng những người dân Mỹ mà cả thế giới đều đã biết Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ là Donald J Trump – người bị gọi là “không thể nào” của truyền thông, nhất là truyền thông thuộc phái tả khuynh DC - chứ không phải là Hillary Clinton, người phụ nữ đầu tiên đăng ngai cửu ngũ trong lòng nhiều người từ khi chưa bầu cử. Cộng Hoà vẫn nắm đa số ở cả Hạ viện, Thượng viện và còn thắng thêm ghế nâng Thống đốc lên đến 33 tiểu bang. Phải nói là đảng CH đã đại thắng trong cuộc bầu cử này. Đó là chưa kể trong nhiệm kỳ này, TT Trump sẽ bổ nhiệm ngay một vị thẩm phán tối cao pháp viện điền vào ghế đang bỏ trống sau cái chết bất ngờ của thẩm phán  Antonin Scalia và sau đó có thể lần lượt bổ nhiệm thay thế 3 - 4 vị nữa. Họ phải là những người có khả năng hiểu rõ, coi trọng và giữ gìn Hiến pháp của nền Cộng Hoà Hoa Kỳ đúng theo chức vụ toà án như Donald J Trump đã trả lời ngắn gọn, đơn giản, thô nhưng không lỗ trong cuộc tranh luận lần thứ ba. Trải qua cuộc chạy đua một năm rưỡi hai bên tốn kém rất nhiều tiền; ông Trump chi  phí ít hơn một nửa bà Clinton, và ông đã thắng một cách vẻ vang. Từ đầu cuộc đua đến trước giờ bỏ phiếu, người ta cứ hô hoán là ông Trump sẽ phá tan đảng CH và sẽ làm trò hề cho DC, nhưng ông đã chứng minh sự thật hoàn toàn ngược lại!

Sau cuộc chiến, thành hay bại người ta thường rút tỉa bài học, và mức độ hữu ích tùy ở sự trung thực đối với vấn đề. Nếu chỉ tiếp tục luận điệu biện minh cho sự nông cạn, cố chấp, thiên kiến thì sẽ chẳng có gì đáng giá để ghi nhận.

Trong lúc thiên hạ còn đang bàng hoàng xôn xao về kết quả cuộc bầu cử; các đài TV thuộc về DC cũng xôn xao tự hỏi “Điều gì đã sai?” (What went wrong???”) bên ngoài có những đám đông biểu tình ở một số thành phố phản đối ông Trump làm TT và đòi cử tri đoàn giao lại phần thắng cho bà Clinton. Thật hết biết! Còn bên thắng cuộc thì sao? Xưa nay không thấy người CH xuống đường vì kiểu lý do như thế! Người biểu tình đốt cờ Mỹ, đập phá xe cộ ngoài đường, đánh người, đập cả xe cảnh sát và đập phá các cửa tiệm quán; một số con em trung học chưa đến tuổi thành niên, kể cả chưa có quốc tịch cũng bị giật dây trương cờ Mễ xuống đường. Hy vọng rằng trong đó không có các anh chị hay con em DC người Mỹ gốc Việt mang cờ vàng xuống đường!
  
Chắc chắn khi bình tĩnh, cử tri người Mỹ sẽ nhìn ra một số vấn đề, và không ít người đã hiểu chính trị là một nghệ thuật trong quan hệ với tha nhân nhằm đạt được mục tiêu nhất là trong việc điều hành, quản trị việc công. Trong mối quan hệ có mục đích này không thể không bao gồm cả sự nhạy bén, thông minh, tài khéo, xảo diệu và kể cả ma lanh, mưu ma chước qủi, thủ đoạn** (xem **cuối bài). Người Việt ắt có nhiều người hiểu theo nghĩa thông thường là việc trông coi sắp đặt, thi hành việc trị lý quốc gia; mọi hoạt động của chính phủ, chính đảng, đoàn thể xã hội và cá nhân trong nước cũng như về quan hệ quốc tế. Chính trị cũng là từ gốc Hán (政治).Chữ chính bộ phát, có chữ chánh, chữ trị bộ thủy có chữ khẩu tức trong mối quan hệ với đông đảo quần chúng, để đạt được mục đích người ta phải làm cho điều chánh được phát ra, phổ biến, làm cho hiển lộ, phải dùng miệng lưỡi cho trôi chảy như nước. Để đạt được đa số người tin thì phải dùng đến nghệ thuật như định nghĩa politic nói trên. Đã biết bản chất của chính trị là đa ngôn, đa trá thì trách chi kẻ nói thế này, người làm thế kia hay ông chày bà cối mà quên đi cái điều chính yếu là trong cối người ta đang xay giã cái gì và để cho ai.
 
Chờ cho sóng gió lặn yên, nước khuấy đã lắng, trong đục đã rõ, bây giờ bình tĩnh chúng ta có thể quay lại vấn đề thắng thua trong cuộc bầu cử lịch sử vừa qua để tìm hiểu xem vì sao ôngTrump và đảng CH thắng lớn? Vì sao bà Clinton và đảng DC thua to?
1.    Những lợi thế của Donald J Trump
  • Chính trị của cái không chính trị:
Ông Trump bắt đầu từ chỗ không chính trị, chen vào hàng ngũ của các chính trị gia lão làng với những cử chỉ có vẻ thô kệch và lời nói bộc trực, không văn hoa chải chuốt, sáo rỗng như các nhà chính trị: ông KHÔNG GIỐNG AI. Sự khác biệt này đã khiến ông nổi bật, cho dù là không hay ho gì nhưng lại là một điểm tập trung sự chú ý. Truyền thông cũng làm ăn khấm khá trong việc khai thác đặc điểm này để tuyên truyền, nhạo bang; và Donald Trump con người quá quen với truyền hình, và là người lão luyện kinh doanh, dĩ nhiên ông thừa biết nắm bắt cơ hội, nhân đó mà diễn xuất sắc vai tuồng “tôi mới vào chính trị có mấy ngày” của ông để đạt được mức chú ý tối đa và gần như được miễn phí quảng cáo. Nghệ thuật ở chỗ làm sao được lòng dân, và tập trung, thống nhất thành một lực lượng gồm những người có cùng nguyện vọng và đặt hết niềm tin vào một hướng chứ không nhất thiết phải là những bài diễn văn văn bóng bẩy văn hoa, tô vẽ đời tươi thắm như người ta thường tưởng.  Đối tượng gồm nhiều tầng lớp khác nhau, rất linh động, tuy có cùng phản ứng với hiện tình chính trị nhưng có thiên hướng khác nhau. Người ta đã mắc sai lầm rất lớn dính cứng với cái biết khi đem khái niệm toán học vào chính trị, cái không = không, không có gì, hoàn toàn rỗng tuếch, và không biết cái mình không biết, đó là chữ “tùy” - ngay cả không chính trị cũng chính là chính trị tuyệt chiêu nếu nó được dùng đúng chỗ, đúng lúc vậy. Ông Trump phô trương cái mạnh đốp chát có chủ đích trong cuộc chiến, đặc biệt cần thiết chỉ ở kỳ này – đó là thời cuộc và đối thủ cứng cựa và một lực lượng khổng lồ đa ngôn, đa mưu dày kinh nghiệm “phải đạo chính trị”. Ông Trump có ngốc nghếch, ngu khờ không? Có bị bệnh tâm thần, có hội chứng ảo tưởng (delusional disorder) như có người phân tích khẳng định không?
 

  • Chữ “Thời”:
  
Khi nói có “thời”, thường người ta chỉ nghĩ đơn giản đó là vận may. Nhưng nghĩ chừng ấy thì thiếu sót, chữ THỜI đúng ra là một điểm thời gian nhất định mà một sự kiện tạo nên một cơ hội đơm bông kết trái sung mãn nhất. Người có phúc phận, tình cờ hay người được ơn trên giao việc chờ đợi bắt thời điểm có một không hai ấy gọi là người gặp thời. Qua thời khắc ấy thì cơ hội vĩnh viễn không còn nữa. Ví dụ một nhiếp ảnh gia đi săn ảnh mặt trời mọc, hay chờ quay phim cánh hoa đang nở. . . Ở đây, đối với ông Trump thời thế tạo anh hùng hay anh hùng tạo thời thế?

Thời cuộc, ông Trump đã nắm bắt và vận dụng như thế nào:

Thứ nhất, trong khi cây đũa thần “phải đạo chính trị” được các chính trị gia chuyên nghiệp thuộc đảng DC đương quyền sử dụng đến mức thái quá đã làm cho người dân bất mãn. Người dân không nói gì không có nghĩa là họ hoàn toàn đồng ý với lối hành xử và nói năng của giới cầm quyền. Khối dân thầm lặng đã thức tỉnh và không ai biết họ nghĩ gì cho đến sau khi họ bỏ phiếu vào thùng. Đại đa số, ngày nay có nhiều phương tiện cập nhật thông tin chứ không phải nhưng thập niên ’60. Mặc cho chính giới và truyền thông tha hồ dùng “phải đạo chính trị” để trành tréo, né tránh, hay lái dư luận; chẳng hạn thay vì khảng định đúng hành vi của khủng bố Hồi giáo Cực đoan, lại dùng vi phạm luật lệ nơi làm việc (work place violation), hoặc Obamacare tuy giúp một số người nhưng ảnh hưởng đến đời sống rất nhiều người khác và các ngành kinh tế, hay di dân bất hợp pháp thì gọi là người không có giấy tờ . . . ;  người dân nhìn, nghe và đối diện với đời sống thực tế hàng ngày, họ có nhận xét riêng đối với những gì xảy ra trước mắt nhất là đối với những người độc lập không theo đảng nào và đảng đối lập - họ rất rõ chân - giả:
  • Sự thật kinh tế còn đang èo uột, thuế cao, người thất nghiệp còn nhiều trong khi con số báo cáo 4-5% thất nghiệp đã bỏ ra ngoài thành phần mất việc lâu dài; việc làm chảy ra nước ngoài do các hiệp ước thương mại lỗi thời và bất công; cạnh nhà họ, tiệm quán còn lần lượt đóng cửa; người cần trợ cấp thực phẩm ngày càng tăng; qui luật trói buộc sự phát triển kinh tế quá nhiều do chương trình “Thay đổi khí hậu” (Climate Change). Đường lối kinh tế ngày càng nghiêng về phía trái và chủ nghĩa toàn cầu trong khi nợ công trên lưng người dân ngày càng tăng và tiếp tục chồng chất;
  • sự chia rẽ chủng tộc và giai cấp nghèo giàu đã nổi cộm sau các vụ Trayvon Martin, Ferguson, Baltimore, . . . chưa kể đến sự bất an do con số người chết ngày càng nhiều ở Chicago do người cùng chủng tộc; sự tồn tại các thành phố bảo hộ (sanctuary city)
  • Truyền thống văn hoá, tôn giáo, nền tảng Hiến Pháp, ngay cả giá trị gia đình đã và đang bị lung lay vì những chính sách quá đà, được xem là thắng lợi thay đổi nước Mỹ (Transform America) của phái cấp tiến. Và đặc biệt những yêu cầu bà Clinton đặt ra cho các ông toà sắp bổ nhiệm phải theo hướng chính trị cấp tiến trong các buổi tranh luận thay vì có nhiệm vụ tôn trọng, theo đúng và giữ gìn Hiến pháp của HK như ông Trump.
  • Hiện tình xã hội trong nước bất an với nạn khủng bố xảy ra thiệt mạng khá nhiều lần trong nước và các nước tự do khác; người di dân bất hợp pháp cứ tiếp tục tràn qua biên giới, không giải quyết dứt khoát vấn đè biên giới ngược lại bắt rồi thả và vin vào lập luận vì giá trị của người Mỹ, nước Mỹ để dễ mở đường cho họ vào quốc tịch; lối giải quyết này khiến tình hình ngày càng tồi tệ hơn. Trung đông trở thành bãi sình với chất nổ, súng đạn và xác người, Syria bàn cờ tấn thối lưỡng nan trở nên kẹt cứng khi Nga nhảy vào làm con nêm; khủng hoảng di dân kinh từ các nước Hồi giáo kinh hoàng nhất thế kỷ; Thái Bình Dương Trung cộng hoành hành bá đạo; Liên hiệp Châu Âu lung lay, người ta đang lo ngại có thêm những nước muốn rút lui sau khi phong trào Brexit của Anh quốc thành công, đại thể là ngược với xu hướng chủ nghĩa toàn cầu.
  • Càng chứng kiến “phải đạo chính trị” bác bỏ sự thật, người dân càng ngấm ngầm bất mãn và không ai có thể đo lường chính xác họ bất mãn đến mức nào cho đến khi lá phiếu được bỏ vô thùng; phải chăng họ đã đánh thức lực lượng âm thầm mà người ta thường gọi là waken the sleeping giant.
Thứ hai, ứng viên DC, bà Clinton tuy có thời gian làm việc lâu dài trong chính trường, nhưng nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm là một điều sai lầm, bỡi vì đó là kinh nghiệm làm việc chứ không phải là kinh nghiệm lãnh đạo trong khi dân chúng chọn tài năng lãnh đạo dù chỉ là tiềm năng chứ không hẳn là kinh nghiệm, chẳng hạn sự thắng cử của TT Obama 2008. Hơn thế nữa, với thời gian làm việc chừng ấy mà bà Clinton đã không có thành tích nổi bật, mà lại có hàng khối xì-căng-đan, cái nào cũng ảnh hưởng nặng nề đến nhiệm vụ có liên quan đến an ninh quốc gia, chưa kể đến những vấn đề đạo đức liên quan đến giá trị gia đình. Tài hùng biện ngoại hạng của bà và sự bao che của đảng DC – không một lời than phiền - đến mức thái quá càng làm cho ông Trump có thêm cơ hội.
   
Sự quanh co thái quá, khiến người ta nghĩ đến tượng “búa – đe”. Sự ra đời của hai món dụng cụ này là do có một thứ vật liệu rất cứng mà cong queo. Người dân CH và độc lập thích chọn ông Trump chỉ vì ông tỏ ra là một võ sĩ đường phố, người dân thường ngoài hệ thống chính trị, người từng vào ra các ngõ ngách trong chính quyền, người hiểu nhiều khuyết nhược mà chính ông là một phần của nó trong khi làm kinh doanh;  người không sợ bất kỳ một thế lực nào, kể cả quyền lực tài phiệt và chính trị; người không bị tiền bạc mua chuộc, người dám nói “toạt móng heo” (Tell it like it is) không cần văn hoa chích chòe gì cả, không cần phải lịch sự kiểu “quân tử Tàu”, ngay cả đối với đối thủ là đàn bà ông cũng sẽ không khoan nhượng. Ngoài ông Trump, các ứng viên “lịch lãm” khác sẽ nhất định không thể thắng được người cứng cựa nghệ thuật chính trị vừa nắm lá bài đàn bà. Họ đã làm cái đe và chọn người thô như cái búa tạ: Donald J. Trump cái sinh ra từ thế đòn bẫy thể cách của ứng viên đối thủ và sự bao che thái quá của đảng DC. Đây cũng chính là hiện tượng tự nhiên, sự trở về định luật quân bình.
  
Ông Trump đã nắm được chữ THỜI mà ông đã nói cách đây gần ba mươi năm trên show của bà Oparah Winfrey khi bà ta hỏi ông có ý định tranh cử không: “Không đâu, … Và nếu tình hình trở nên thật tồi tệ, tôi sẽ không loại bỏ hoàn toàn ý định, bỡi tôi chán ngấy khi thấy những gì xảy ra cho đất nước này…” (“ I probably woudn’t, but I do get tired of seeing what’s happening with this country. And if it got so bad, I would never want to rule it out totally, because I really am tired of seeing what’s happening with this country – how we’re really making  other people live like kings and we are not.”)   Đây mới chỉ là một ví dụ, những ai chịu khó xem những tài liệu cuộc đời của Trump từ nhỏ sẽ không từ chối rằng mặc dù ông không phải là người hoàn hảo, nhưng quả thật ông là người có tinh thần yêu nước. Ông đã loay hoay chuẩn bị khá kỹ, bắt đầu ủng hộ CH thời Regan, sau đó vào đảng Cải cách, rồi DC, sau đó sang Độc lập và cuối cùng trở về CH., TT Regan cũng từ DC sang CH. Nay ông nắm được tâm lý lo sợ, phẫn nộ và mong đợi của quần chúng trung lưu và giới thợ thuyền do hậu quả của những năm cầm quyền của TT Obama. Người dân đã quá ngán những lời hay ý đẹp mà không thực tế của giới chính trị. Trump đã vận dụng chữ “tuỳ” một cách khá linh hoạt và nhuần nhuyễn để thổi lên phong trào bất tín nhiệm giới thượng lưu chính trị với khẩu hiệu rất kêu và đúng thời điểm “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” (Make American Great Again). Tất cả những chính sách của Trump đều nhằm giải quyết từng mục những vấn đề thời cuộc nói trên và phát kiến những thiếu sót, lỗi thời bất lợi cho dân Mỹ của các chính sách mà lâu nay không một chính trị gia nào đề cập đến.

Thứ ba, chính sách hiện nay đi về bên trái quá xa trung tâm:

Theo quang phổ chính trị HK hễ đi quá xa về bên trái sẽ dễ rơi vào xhcn, xa hơn nữa sẽ dễ rơi vào độc tài, vì thuế cao, người dựa dẫm ngày càng nhiều, càng nhiều người nghèo, chính phủ càng lớn, với lý do là lo cho dân, nhưng chi phí càng nhiều, tệ nạn quan liêu nổi lên, quyền lực chính phủ càng nhiều. Ngược lại hễ đi quá xa về bên phải thì xã hội tự do, ít thuế, quyền người dân lớn và bảo đản hơn, chính phủ quá nhỏ, ít quyền hành dễ trở thành vô chính phủ. Chính vì vậy mà có nhiệm kỳ như cái valve điều chỉnh, cứ mỗi 4 năm hay 8 năm ắt có sự thay đổi nhằm trở bề trung tâm để có chính sách thăng bằng giữa các chính đảng. Ở Mỹ đảng phái chính trị khó mà theo đuổi bất kỳ một chủ nghĩa nào dài hạn, khác với nguyên tắc tự do dân chủ.

Thứ tư: Ảnh hưởng của phong trào Brexit:

Phong trào Brexit ở Anh đã gợi thêm cho người dân Hoa Kỳ một cái nhìn mới rất phù hợp với đường lối của ông Trump, đó là quay lại làm cho đời sống dân Mỹ an bình thịnh vượng trước tiên và đưa vị trí của nước Mỹ trở lại hùng mạnh hàng đầu để có thực lực lãnh đạo thế giới như trước. Dĩ nhiên người CH và độc lập không tin như lời tuyên truyền của truyền thông và phía DC rằng ông Trump chủ trương bài ngoại, tự đóng cửa cô lập trong khi thế giới đang cùng nhau phát triển bỡi lẽ thường đơn giản là không có người kinh doanh nào mà đóng cửa tiệm để kiếm tiền. Ông Trump lại là người làm kinh tế, chắc chắn ông hiểu hợp tác làm ăn nhưng không tập thể hoá làm mất tinh thần độc lập. Tư tưởng quốc gia vì dân đấu với chủ nghĩa toàn cầu (Nationalism / Globalism). Giữ gìn biên cương, lãnh thổ, luật pháp và văn hoá –củng cố, tăng cường nội lực thay vì mở rộng biên giới, xây cầu (kiểu nói của chính trị), ồ ạt thu nhận di dân nhưng lỏng lẻo trong việc thanh lọc.
  
Thứ năm: Truyền hình truyền thanh nói láo, báo chí nói thêm và sự phản tác dụng:

Nhất là trong lần bầu cử này, truyền thông cũng đã thái quá, chọp được ông Trump như vớ phải mồi ngon, bỡi dự đoán rằng ông Trump dễ hạ hơn những ứng viên gạo cội của CH. Ông Trump tự nhiên được thời, nhân đó mà đón gió cỡi diều, dùng chiến thuật đánh lẻ hạ đo ván từng ứng viên có hạng trong đảng, dùng chiêu nói nửa lời để cho truyền thông tha hồ thêm bớt, chẳng hạn Trump nói  di dân bất hợp pháp “phải ra đi” và phần còn lại truyền thông đối phương DC cứ thêm rằng Trump kỳ thị sẽ vào nhà xé gia đình người ta, tống vào xe thùng rồi ném sang biên giới, một số trẻ em gia đình di dân lậu đang học trong trường khóc lóc lo sợ! hay Trump đề nghị ngưng nhận di dân từ nước Hồi giáo, phần còn lại truyền thông tô thêm là Trump kỳ thị tôn giáo; hôm sau Trump nói thêm ngưng nhận di dân ở nước có lịch sử quan hệ khủng bố cho đến khi có biện pháp thanh lọc chắc chắn để trừ hậu hoạn khủng bố trà trộn thì truyền thông cứ lặp đi lặp lại ông Trump cấm di dân HG . . .
Nhưng rồi càng ngày truyền thông phía DC càng thấy thất vọng vì đã đánh giá Trump quá thấp. Trump không dễ xô ngã như truyền thông DC đã tưởng, ông ta sống dài, sống dai đến khi DC phải đem ra đòn cuối cùng “thối hoắc” tưởng sẽ đánh vào tử huyệt của ông Trump ngay trước ngày tranh luận nhưng đã không ăn nhập gì cả - Trump vẫn sống nhăn và còn thắng thế nữa. Đó là cuộn băng thu lén khi ông Trump đang làm “ma mặc áo giấy”, nói chuyện tục cười chơi trong khi đi đóng phim làm ăn với đám Hollywood. Người ta rồi cũng nhận ra, đi với ma thì mặc áo giấy chứ không thể mặc áo cà sa, tuy mặc áo giấy nhưng ông Trump vẫn biết mình không phải là ma thật. Ông đã đi ra suông sẻ chứ không hụp lặn trong trụy lạc khi thừa tiền lắm bạc.
 
  
Thế đấy, truyền thông làm việc rất tích cực trong cuộc chiến đánh phá tư cách ứng viên Trump nhằm nâng yếu điểm của ông lên tương đương với ứng viên H. Clinton; họ làm poll thăm dò lúc nào bà Clinton cũng thắng. CNN thường xuyên đem bản đồ ra phân tích và kết luận ông Trump không thể nào kiếm đủ 270 phiếu cử tri đoàn. Đây quả là trò chơi dao hai lưỡi, làm cho phe Trump tin rằng bà Clinton nhất định thắng họ sẽ nãn chí không đi bầu và trái lại phấn khích tinh thần của phe Clinton để họ ra đi bầu. Chiêu này chỉ có kết quả khi truyền thông trung thực có uy tín vững chắc, nhưng thực chất truyền thông đã quá thiên vị, khuynh tả quá đáng và mất uy tín trong khi đó, càng về sau, đánh phá ông Trump tức là đánh phá “ý dân”, ông Trump không là một con ngáo ộp dễ đá chơi như DC và truyền thông đánh giá nữa mà bấy giờ đã thành hàng triệu ông Trump rồi, đó là một tảng băng mà ông Trump đã xây dựng chắc nịch hơn một năm qua không thông qua bất kỳ trợ lực nào. Cho nên truyền thông đã gặt hái tác dụng ngược. Người dân đã nực mà còn thêm lửa, phe Trump càng ra bầu nhiều hơn nhất là Trump đóng vai đại diện cho họ rất xuất sắc, họ tin vào những điều Trump nói hơn là truyền thông. Trong những ngày cuối, ông đi nói chuyện mỗi ngày 3-5 chỗ, làm việc cho đến một giờ khuya đêm cuối cùng trước ngày bầu cử làm nổi rõ nghị lực của người cõng việc lớn và nhằm:
  • tóm tắt chính sách lần chót: Chính sách của ông Trump không có úp mở mơ hồ, từng điểm một, rất rõ ràng, dễ nhớ và rất hấp dẫn, ăn khách. Người làm ăn có khác. Đây cũng là đặc điểm khác hẳn lời văn hoa bóng bẩy nghe hay, nhưng thiếu thực tế và khó nhớ hết của ứng viên đối thủ Hillary Clinton.
  • tấn công bộ máy công quyền đang có chiều thối nát trong giới chính trị, qua những vụ xì- căng –đan của bên DC và cả truyền thông thiếu lương thiện với khẩu hiệu rất mới là ông sẽ tháo khô các đầm lầy (Drain the swamp)
  
Các chuyên gia CH có ý chê ông phí thời gian đến chỗ thuộc phe dân chủ, nhưng ông ráo riết đi riả bớt phiếu của cử tri DC; và tăng phiếu phía mình. Kết quả cho thấy trước kia họ bầu cho DC 70 -80% nay chỉ còn 40-50%. Truyền thông đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, tưởng ông Trump dễ chơi, nhưng càng ngày họ càng bối rối vì Trump càng mạnh. Truyền thông đã khuấy đục nước và đến cuối cùng khi đứng trước chọn lựa quan trọng họ đã cân nhắc khi nước đứng, và đục – trong đã rõ.
  
Tóm lại, “thái quá như bất cập”, một bên thì thực hiện chính sách thái quá về phía trái - cấp tiến đã hiện rõ kết quả trên mọi bình diện xã hội trong và ngoài nước, khiến người dân – đa số ở phía độc lập và đối lập nhìn thấy một tương lai đáng lo ngại, không thể chấp nhận xu hướng có thể thay đổi nền dân chủ tự do và độc lập của HK. Một bên thì nắm bắt thời cơ, hiểu sâu tâm lý quần chúng, gây dựng phong trào và vận dụng được một sức mạnh đòi gìn giữ biên cương, đất nước, văn hoá, tự do độc lập của HK, chống lại mọi thay đổi cội rễ nguyên tắc này. 
  
Xưa nay các anh hùng cách mạng đều từ dân, dựa dân, theo ý dân, đúng thời đúng lúc mà nổi lên chứ không ai từ triều đình, hay từ chính phủ mà ra cả. Thời thế tạo anh hùng, nhưng anh hùng cũng tạo nên thời thế. Riêng điểm này ông Trump có tài không tùy độc giả xét định nhưng chắc chắn không phải là nhờ may mắn trong khi ông đã một mình tả xung hữu đột, đỡ đòn búa rìu của dư luận, xoá bức chân dung méo mó, tô vẽ xỉn màu, lật mũ của truyền thông đã chụp tới tấp. Ông chiến đấu một mình trong suốt một năm rưởi mới vào được WH một cách đường đường, chính chính. Quả nhiên, ông Trump có đủ THIÊN THỜI, ĐỊA LỢI, NHÂN HOÀ và chứng tỏ thực lực cá nhân biết nắm bắt thời cuộc và vận dụng hết ý chữ “tùy” để ứng biến.

  1. 2.     Những bất lợi của bà Hillary Clinton: Xin kể vắn tắt, quí bạn đọc đóng góp thêm
Thứ nhất: Cá nhân tuy thời gian làm việc dài nhưng thành tích không có gì nổi bật đáng ghi nhận; hơn nữa xì - căng - đan do chính bà tạo nên lại bùng phát đúng vào năm tranh cử.

Thứ hai: Truyền thông o bế thái quá đến lợi bất cập hại, nhất là tấn công ông Trump về cách đối xử với đàn bà và ăn nói tục tằn qua đoạn băng quay lén mười mấy năm về trước. Chiêu này là một sai lầm nữa, bỡi thấy lọ trên mặt người mà quên mặt mình nhiều lọ hơn cho nên gây tác dụng ngược, đã làm đón bẫy cho quá khứ tệ hơn của vợ chồng bà nổi lên.

Thứ ba: Bà đã thừa kế và hứa đẩy mạnh hơn chính sách của TT Obama mà không ngó ngàn gì đến hệ quả nó đã và đang ảnh hưởng đến đất nước và đời sống người dân như thế nào; bà bà đang vận động cho một lý thuyết chứ không phải thực tế; dù nói hay bao nhiêu tựu trung vẫn thiếu thực tế; đó là thời cuộc đã nói ở phần trên.

Thứ tư: Sau nhiệm kỳ 8 năm, người dân HK thường chán ngán và phần lớn đều muốn thay đổi, nhất là khi họ cảm thấy đời sống chẳng những không khá hơn mà còn tiếp tục nghe những lời thúc giục “tiến về phía trước”.

Thứ năm: Phúc phần của con người. Xưa nay không ai nắm chức vô địch mãi mãi; thường những nhà vô địch biết rút lui khi lên đến đỉnh cao danh vọng. Người cậy tài, biết tiến mà không biết thối, đúng lúc cũng chưa phải thực tài. Trong kho tàng văn hoá VN có câu: “Phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí”, Phúc báu chỉ đến một lần, còn họa thì thường nối tiếp. Ông bà Clinton đã được phúc báu một thời, ông làm TT, và bà làm chức lớn, dưới một người mà trên vạn người. Đến lúc nên về hưởng thú điền viên, ‘thân thối” nhưng ông bà vẫn chưa thoả mãn khát vọng quyền lực cho nên không chừng chính mình đã khơi dậy cái họa cũ, thêm cái mới và có thể mất cả tiếng tăm.
Tóm lại, THIÊN THỜI, ĐẠI LỢI, NHÂN HOÀ lần này không thuộc về của bà Clinton, và sự thật đã rõ, đảng DC đã thua to.
 
 
Dãn xả một chút chuẩn bị cho ngày Thanksgiving.
 
Ông Trump thắng một cách minh bạch nhưng nhiều người không nuốt nỗi không phải bỡi tài năng của ông Trump không xứng, mà chính ở “ngã chấp”; cái tâm đã chấp trước một hình ảnh khác với ông Trump làm cho họ khôn nhận ra sự kiện như chính nó. Người coi rẻ ông ta từ đầu bây giờ mới biết họ đã đánh giá hoàn toàn sai bỡi chính thiên kiến của mình. Một lần nữa, họ có thể ngụy biện, tự an ủi rằng người dân chọn ông Trump là dân ruộng thất học, hoặc người ta không chọn ông Trump mà chọn chính sách của ông hoặc chọn ông vì không ưa bà Clinton. Nhưng như thế vẫn chưa ổn bỡi trí thông minh và mớ kiến thức có chỗ khác nhau. Nói tiếp có khi chúng ta đi lạc đề. Hay là tiếp tục khảo sát, dạo qua vấn đề bằng những hiểu biết ngoài tầm kiểm soát của con người như khoa tử vi hay các điềm báo.
 
Đây là đoạn góp vui, e rằng sẽ phí thời gian của quí vị nào chỉ tin có hữu mà không có vô.

Nhân đây, xin quí vị minh sư, các vị tiên tri miễn chấp, cho người viết cùng quí bạn đọc trà dư, thư dãn một chút sau những phút căng thẳng bỡi chuyện chính chị, chính em không vừa ý. Bạn đọc cứ cho là nói tầm phào, nói pháo cũng chẳng sao bỡi thiên cơ đã rõ, chuyện đã xảy ra rồi, người viết chỉ xem lại có gì để học cho đời thêm vui chứ không phải học đòi tiên tri. Dù trong lòng đã lắng nghe phần nào kết quả trước khi bầu cử, người viết vẫn thích chọn rút tỉa bài học từ việc đã rồi hơn là cả gan múa may tiên đoán, thọt lét thiên hạ.
  
Chắc có người lấy làm lạ trong ngày đại hội đảng DC bà Clinton lại đập bể “kính trần” (the glass ceiling) là ý gì? Và đa số, nhất là người ủng hộ xem bà là thần tượng, tin chắc như đinh đóng rằng bà sẽ thắng vẻ vang mà sao chuyển thành thua? Và ông Trump, trong tâm tư người khinh ghét là một gã khùng khùng, tép riêu, dốt nát mà lại thắng? Không dong dài, ta hãy đi thẳng vào vài nét căn bản về con người và vận hạn trong năm, chủ yếu là sự thành bại trong cuộc tranh cử:
 
Ông Trump và lá số:

Tuổi Bính Tuất thuộc quẻ Phong Địa Quan (), có tượng gió lớn tren mạt đất có khi thành bão, nhẫn nại chờ thời sẽ có thuận lợi. Người tuổi này khi làm việc lớn cần phải chờ thời cơ thuận lợi, nắm bắt đúng lúc sẽ có nhiều hy vọng thành công; không biết ông ta có quân sư hay không, nhưng xem các câu nói cách đây gần 30 năm của ông thì thấy ông đã chờ đến thời cơ chín mùi. Căn cứ vào ngày tháng năm sinh, lá số có cung Mệnh ở Sửu (thổ) bản mệnh Ốc thượng thổ, thuộc Thổ ngũ cục tức cung Mệnh + Mệnh + cục bình hoà: Tốt, không phải vất vả; Cung mệnh tại Sửu có Thái dương +Thái âm. Sách tử vi bảo rằng: “Những người bất hiển công danh cũng vì Nhật (Thái dương), Nguyệt (Thái âm) đồng tranh Sửu Mùi”; nhưng riêng tuổi Bính thì lại được Tài và Quan song mỹ; cung Quan lộc ở Tỵ có Văn Xương hợp Cung Tài ở Dậu có Văn khúc đương số có thể đạt đến hầu bá công khanh. Cung mệnh còn có Thiên hình (binh khí, dao, kéo) thuộc hỏa trợ mệnh thổ; có Quốc ấn (con dấu của vua). Thiên hình: tính tình nóng nảy, rất cương trực, thẳng thắn, quả quyết dứt khoát nhưng không độc, bất nhẫn trước các bất công, ăn nói bộc trực, thô cục nhưng rất sắc bén, khả năng phán xét rất tinh vi, tỉ mỉ, công minh; thẩm phán mà có sao này thủ mệnh có thể là một Bao Công (Tử vi Hàm số/ Ng. Phát lộc); người có Thiên hình thủ mệnh có khả năng khắc chế mọi cảm dỗ. Quốc ấn (con dấu của vua) chỉ uy quyền, tước vị. Cung Quan lộc có đoàn sao tốt Văn xương, Hoá khoa, Thiên quan, Hồng loan, Thiên y, Long đức, Lộc tồn, Bác sĩ, có Triệt không chỉ gây trở ngại lúc còn trẻ và giải hãm địa cho chính tinh mang ý nghĩa phúc, thọ, thiện ở đây là Thiên lương; tựu trung khá tốt; Cung Tài có Vũ khúc, Trực phù, Tướng quân, Thiên việt: giỏi, có gan dạ kinh doanh và rât giàu có, cung Di ở  Mùi (quan hệ  bên ngoài) có Thiên đức, Phúc đức chỉ đức độ, phúc phận; có Thanh long + Lưu hà như rồng vùng vẫy trên sông lớn, nhưng có Tuần không nên có chiết giảm có lúc không tránh khỏi  thăng trầm. Ba cung tam hợp và xung chiếu đều rất tốt. Phần căn bản cho thấy người nắm lá số này nhất định có mạng làm giàu và làm lãnh đạo.
 
Hạn: Năm nay Bính thân, Bính (hoả) khắc Thân (kim) sinh thủy, sao hạn năm nay là Thái âm thuộc thủy nên càng vượng, giúp cho cá nhân được nhiều cơ hội thăng tiến. Đại hạn (10 năm) thuộc cung Tật ách có Liêm trinh (vượng), Tả phù, Thiên qúi, Thiên mã Thiên khốc, Điếu khách (Mã, Khốc, Khách), Trường sinh cho nên 66t - 75t tuy rơi vào cung tật ách đương số vẫn dược nhiều vận hội may mắn thốt đẹp, nay những sao này chiếu vào cung tiểu hạn (1 năm) tại Dần (cung Phụ mẫu), tam hợp với Ngọ (cung Nô - người giúp việc) và cung Tuất (cung Tử - con cái). Ba cung này hợp thành trọn hoả cuộc sinh Thổ giúp cho mệnh của đương số. Về sao thì Dần có Tham lang, Ngọ có Thất sát, Tuất có Phá quân, xung chiếu từ cung Thân có Liêm trinh; Sát + Phá + Tham + Liêm đều đắc, vượng đia, là bộ sao của võ nghiệp, chỉ xung động dữ dội tạo nên một từ trường làm chuyển động môi trường sinh hoạt và có sức thu hút lớn có khả năng đập tan những trở lực va chạm vào. Thời cuộc càng biến động thì càng thắng thế, đây là bộ sao giúp anh hùng nghiệp võ tung hoành trong thời loạn. Hơn nữa, từ các cung tam hợp và xung chiếu vào cung hạn nói trên gồm có các sao Tràng sinh, Tràng sinh và Thiên mã và LưuThiên mã – mã ngộ trường sinh, thanh vân đắc lộ; Tả phụ, Hữu bật có người giúp việc bên văn, bên võ; Ân quang, Thiên quí - được quí nhân phò trợ.; Tấu thư +Thái tuế, Bạch hổ + Tấu thư: gia tăng tài hùng biện và có sức thu hút;  Đại hao + Tiểu hao: không tránh khỏi hao tốn tiền bạc mới được việc; Thiên mã + Thiên Khốc + Điếu khách: một năm có nhạc ngựa reo vang
  
Tóm lại, Trump có số cao: Mệnh cung có Thái âm + Thái dương + Thiên Hình + Quốc ấn đồng cung, các cung tam hợp và xung chiếu đều tốt và có nhiều thiện – cát tinh, chắc chắn là người có khả năng lãnh đạo. Về việc tranh cử trong năm Bính thân, nhờ cung và sao hạn, nhất là bộ sao Sát + Phá + Tham + Liêm đều ở nơi vượng, đắc địa giúp cho võ tướng nơi chiến trận, cùng với một số sao chỉ vận hội hạnh thông Thiên mã + Trường sinh +Đế vượng đương số chắc chắn đả biến thiên hạ vô địch thủ. Và chuyện đã xảy ra rồi!
 
Bà Clinton và lá số:

Tuổi Đinh Hợi, mệnh Ốc thượng thổ, cục: Thủy nhị cục, thổ khắc thủy tức mệnh khắc cục, việc lớn thường vất vả với tham vọng lớn lao, kết cuộc khó được như ý. Tuổi Đinh Hợi thuộc quẻ Hoả thiên đại hữu () tượng là lửa trên trời, là sự sáng rực rỡ ở mức vô cùng như mặt trời giữa trưa; lúc lên cao nhất sáng nhất cũng là lúc bắt đầu xế bóng, suy thoái; quẻ khuyên người khi làm việc lớn phải rất thận trọng, trân quí điều thiện, triệt điều ác để giữ đức; phải rất cẩn thận, tấn thối đúng lúc mới mong tránh suy sụp tức thì ngay ở điểm cực thịnh. Căn cứ vào ngày tháng năm sinh, là số của bà được bộ sao tốt Thiên cơ + Thái âm + Thiên đồng + Thiên lương gọi tắt là Cơ, Nguyệt, Đồng, Lương là số của những người làm quan chức lớn, kề cận quân vương, không cương cường, mạo hiểm, an phận thủ thường, giữ đời sống mực thước thì được an nhàn. Bộ sao tuy tốt nhưng lệch lạc, thứ nhất không phù hợp mệnh thổ, thứ hai cung Mệnh bị Tuần không; Thân ở cung Tài bị Triệt không cho nên ý nghĩa tốt bị thay đổi, có khi nghịch đảo, việc lớn khó thành, nhất là những mưu sự liên quan đến tài chánh, hay ít nhất cũng lệch lạc ý nghĩa ôn lương, thuần hậu, thiện tâm, mưu trí, quyền biến của sao Thiên cơ, và đồng thời biến cả tài ăn nói lưu loát của Văn Xương ở cung Mệnh thành chua ngoa và dễ thường vướng tội. Tướng quân ở cung Quan chiếu, Hoá quyền ở cung Thân ở Tài bị Triệt không: chỉ tham vọng, hành sự táo bạo sử dụng tài năng vượt trên giới hạn tính lý của bộ sao lớn, nhưng bị triệt; kết quả là thành ít bại nhiều. “Có tài mà cậy chi tài…”. Trong lá số nào cũng vậy, có này thì có kia, có thiện ác, tốt xấu, có ta có trời; bỡi vậy mà có tu tập giải thoát, có phần dành chọn con người có thể phần nào giúp con người ta an nhiên hơn. Có nhiều sao tốt Tam thai, Bát toạ, Đào hoa, Thiên hỉ; Hoá khoa thủ, Hoá quyền, Hoá lộc (tam Hoá), Tả phụ, Hữu bật chiếu: Đương số thành  công trong học vấn có chức quyền và nhiều cơ hội được nắm chức quyền cao nhưng không bền và không tránh khỏi rắc rối vì cung Di (chỉ hoạt động bên ngoài xã hội) ở Tí (nửa đêm) có hai sao đi chung rất nghiệt ngã đó là Đào hoa và Thiên không. Đào hoa ngoài sức thu hút, quyến rủ người khác phái còn chỉ vận hội may mắn khi đi với Hồng loan, Thiên hỉ thành bộ tam minh Đào Hồng Hỉ; ở vị trí này có tượng hoa nở giữa khuya; Thiên không là sao hỏa gặp Đào hoa tượng là hoa đào bị héo, tử vi còn gọi là bán thiên chiết sí như chim bay lưng trời bị gãy cánh khiến đại sự sụp đổ giữa chừng và dĩ nhiên càng lớn thì đổ bể lớn. Cung nô (chỉ bạn bè hay tùy tùng) ở Hợi gồm Liêm Trinh, Tham lang hãm địa nói nhẹ một chút cho đỡ mất lòng – hung nguy, không tốt. Đại hạn (10 năm) lại ở cung Tật ách (63t - 72t) có Thiên tướng, Thiên thọ, Hỉ Thần, Thiên sứ, Hỏa tinh, Thiên sứ, Tang môn; trong vòng 10 năm này ắt phải bất ngờ gặp việc không hay, công việc trở ngại, tai nạn hại của, hại người nhưng nhờ Hóa khoa đệ nhất giải thần ở cung Mệnh nên vượt qua. Tuổi này, quí bà thuờng bị danh lợi lôi cuốn, tham vọng lớn, không ngừng chạy đua vất vả nhưng khi thành thì không bền. Cung Phu ở Thìn, tuy có sao tốt là Thái dương thủ và các cung tam hợp và xung chiếu có Thái âm, Cự môn, và một đoàn cát tinh khác trong đó có bộ sao Đào + Hồng + Hỉ chỉ vận hội, nhờ thời thế người va tai ăn nói lưu loát, chồng được địa vị dễ dàng. Hồng loan là sao chỉ dây tình ái đồng cung với Phục binh người chồng không tránh khỏi hoạ nam nữ tuy có các sao giải nạn như Nguyệt đức, Thiên giải và Thái dương nhưng không hoàn toàn tránh khỏi quan tụng, tai tiếng vì cung Thìn có sao cố định là Thiên la (lưới trời). Năm nay, tiểu hạn (1 năm) lại rơi vào cung Phu đó cho nên vận hạn của đương số chắc chắn gắn chặt với những gì cả tốt lẫn xấu thuộc người chồng. Hơn thế nữa, sao hạn ở cung này còn có thêm các sao: Bạch hổ, Lưu Bạch hổ, Quan phủ, Quan đới, và các sao ở các cung tam hạp và xung chiếu có Quan phù, thái tuế, Tang môn, Tấu thư. Tử vi phú có câu: “Quan phù, Tấu, Tuế một đoàn. Đêm ngày chầu chực cửa quan mỏi mòn”. Bộ sao chỉ vận hội Đào hoa, Hồng loan, Thiên hỉ ở tuổi trẻ thì tốt nhưng khi về già gặp hạn trở thành sợi dây trói buộc khó thoát bệnh tật hay nạn họa nhất là hạn rơi vào cung Thìn có sao cố định là Thiên la (lưới trời) chỉ sự bắt bớ, giam cầm hoặc ít nhất cũng trở ngại, tang gia bại sản hoặc việc lớn có kết quả thất bại, khó bề thăng tiến. Cung Quan lộc năm nay lại có các bại tinh Tang môn, Lưu Tang môn và Lưu Thiên khốc ở Tuất tức sao Địa võng (rào -đất), đương số không khỏi có kết cục không xứng ý toại long.
  
Phải chăng vì năm mắc hạn Địa võng (rào đất) và rơi vào cung Thiên la (lưới trời) mà quân sư ẩn danh nào đó đã lập trận cho bà đập bể trần kính kể như phá lưới trời trong ngày đại hội DC hay có ý nghĩa gì khác? Vào thời điểm quan trọng như thế, nếu hoá giải bằng cách xé lưới là được ý nhưng lại dính mắc hình “tượng”; đó là làm đổ bễ nghe loảng choảng! (google: Hillary Clinton brakes the glass ceiling)
 

  
Phải chăng vì mong muốn thái quá mà người design đã sơ ý, nhưng dù là sơ ý thì ngay cả sự sơ ý cũng là một an bài ngoài mưu sự hạn hẹp của con người; biểu tượng tranh cử của bà là chữ H màu xanh có mũi tên xuyên tâm màu đỏ, chỉ đường về bên phải. Phải chăng đây là điềm không khá: Hello hãy bầu cho bên phải!?
  
Thế đấy, mọi thứ đã được an bài, thắng thua đều có cái lý của nó.  Chỉ ở đâu con người mưu toan áp đặt một chủ thuyết trái khoáy với luật tự nhiên, và cứ cao ngạo tưởng rằng chủ thuyết ấy có thể mang lại thiên đàng trên trái đất thì người dân cứ tiếp tục bị thúc giục tiến về phía trước và khó trở về. Ngược lại ở nước nào có thể chế chính trị càng dựa vào nguyên lý tự nhiên trong trời đất thì đất nước ấy luôn luôn tự nó sớm trở về với thế quân bình cho người dân được an bình mà phát triển. Ở HK, thật khó cho những ai toan tính áp đặt một chủ thuyết lâu dài, đặt định một kiểu mẫu đời sống do con người lập ra vì cứ 4, 8 hay cao lắm là 12 năm chính sách hay đảng cầm quyền phải được thay đổi để trở về thế cân bằng. Xem lịch sử thì biết, đảng này mãn nhiệm thì đến đảng kia nắm quyền. Ta cứ bình chân như vại mà tiếp tục cuộc sống tự do. Bên nào giữ điều chính, không mưu sâu, không ma lanh thái quá thì uy tín được lâu bền, người dân được nhờ.

Nay việc đã xong một cách bình thường ngoài dự đoán của mọi người, ai tin ở sự an bài thì cứ an nhiên tự tại mà nhìn thiên hạ và sự đời tất có đổi thay với cái lý đương nhiên của nó; giúp ích được gì chánh đáng thì cứ, nhưng chấp dính với bất cứ cái gì cũng khổ. Vận nước một khi chưa đến hết cơn bỉ thì sẽ tiếp tục cho đến đủ mới thôi. Đã thấm đủ rồi, cơ duyên đủ đầy thì tự nhiên có thay đổi. Lẽ  thường “Vật cùng tất biến”, hễ có cửa đóng thì ắt có cửa mở và dĩ nhiên là có gió mới.
  
Hy vọng những cống hiến nhỏ nhoi này có thể góp thêm cho người thân, bạn bè gần xa của mọi gia đình gạt bỏ khác biệt vào quá khứ dù đã ủng ủng hộ bên nào, để chung hưởng trọn ý nghĩa ngày Thanksgiving có tính lịch sử có một không hai ở Hoa Kỳ.  
 
Cầu mong Ơn Trên tiếp tục ban phúc lành cho đất nước này!

______________________________________________________

** Politic (Dictionary): artful or shrewd; ingenious, crafty or unscrupulous; cunning; sagacious, wise or prudent, esp. in statesmanship; shrewd or prudent in practical matters; tactful; diplomatic; contrive in a shrewd and practical way; expedient; marked by artful prudence, expedience, and shrewdness; smoothly agreeable and courteous with a degree of sophistication; skillful in accomplishing a purpose, esp. by the use of cunning or craft (artful); cunning or tricky (artful)

Pentagon and intelligence community chiefs have urged Obama to remove the head of the NSA (Source Washington Post)



The heads of the Pentagon and the nation’s intelligence community have recommended to President Obama that the director of the National Security Agency, Adm. Michael S. Rogers, be removed.
The recommendation, delivered to the White House in last month, was made by Defense Secretary Ashton B. Carter and Director of National Intelligence James R. Clapper Jr., according to several U.S. officials familiar with the matter.

Action has been delayed, some administration officials said, because relieving Rogers of his duties is tied to another controversial recommendation: to create separate chains of command at the NSA and the military’s cyberwarfare unit, a recommendation by Clapper and Carter that has been stalled because of other issues.

The news comes as Rogers is being considered by President-Elect Donald Trump to be his nominee for DNI, replacing Clapper as the official who oversees all 17 U.S. intelligence agencies. In a move apparently unprecedented for a military officer, Rogers, without notifying superiors, traveled to New York to meet with Trump on Thursday at Trump Tower. That caused consternation at senior levels of the administration, according to the officials, who spoke on the condition of anonymity to discuss internal personnel matters.

The White House, Pentagon and Office of the Director of National Intelligence declined to comment. The NSA did not respond to requests for comment. Carter has concerns with Rogers’s performance, officials said. The driving force for Clapper, meanwhile, was the separation of leadership roles at the NSA and U.S. Cyber Command and his belief that the NSA should be headed by a civilian.

Rogers, 57, took the helm of the NSA and Cyber Command in April 2014 in the wake of revelations by a former intelligence contractor of broad surveillance activities that shook public confidence in the agency. The contractor, Edward Snowden, had secretly downloaded vast amounts of digital documents that he shared with a handful of journalists. His disclosures prompted debate over the proper scale of surveillance and led to some reforms.

But they also were a black eye for an agency that prides itself on having the most skilled hackers and cybersecurity professionals in government. Rogers was charged with making sure another insider breach never happened again.

Instead, in the past year and a half, officials have discovered two major compromises of sensitive hacking tools by personnel working at the NSA’s premier hacking unit: the Tailored Access Organization. One involved a Booz Allen Hamilton contractor, Harold T. Martin III, who is accused of carrying out the largest theft of classified government material ever. Although some of his activity took place before Rogers arrived and at other agencies, some of it — including the breach of some of the most sensitive tools — continued on Rogers’s watch, the officials said.

Martin’s alleged theft was discovered when some of the tools he is accused of stealing were mysteriously released online in August. They included computer code based on obscure software flaws that could be used to take control of firewalls and networks — what one former TAO operator called “the keys to the kingdom.”

Martin, who moved from the NSA to a job in a Defense Department acquisitions agency last year, was arrested in August. The news broke last month.

But there was a second, previously undisclosed breach of cyber tools, discovered in the summer of 2015, which was also carried out by a TAO employee, one official said. That individual also has been arrested, but his case has not been made public. The individual is not believed to have shared the material with another country, the official said.

Rogers was put on notice by his two bosses — Clapper and Carter — that he had to get control of internal security and improve his leadership style. There have been persistent complaints from NSA personnel that Rogers is aloof, frequently absent and does not listen to staff input. The NSA is an intelligence agency but part of the Defense Department, hence the two overseers.

FBI agents investigating the Martin breach were appalled at how lax security was at TAO, officials said. “[Rogers] is a guy who has been at the helm of the NSA at the time of some of the most egregious security breaches, most recently Hal Martin,” said a senior administration official. “Clearly it’s a sprawling bureaucracy . . . but I think there’s a compelling case that can be made that some of the safeguards that should have been put in place were either not fully put in place or not implemented properly.”

At the same time, Rogers has not impressed Carter with his handling of U.S. Cyber Command’s cyber offensive against the Islamic State. Over the past year or so, the command’s operations against the terrorist group’s networks in Syria and Iraq have not borne much fruit, officials said. In the past month, military hackers have been successful at disrupting some Islamic State networks, but it was the first time they had done that, the officials said.

The expectation had been that Rogers would be replaced before the Nov. 8 election, but as part of an announcement about the change in leadership structure at the NSA and Cyber Command, said a second official.

“It was going to be part of a full package,” the official said. “The idea was not for any kind of public firing.”

The president would then appoint an acting NSA director, enabling his successor to nominate their own person. But a key lawmaker, Sen. John McCain (R-Ariz.), the chairman of the Armed Services Committee, threatened to block any such nominee if the White House proceeded with the plan to split the leadership at the NSA and Cyber Command.

The rationale for splitting what is called the “dual-hat” arrangement is that the agencies’ missions are fundamentally different, that the nation’s cyberspies and military hackers should not be competing to use the same networks, and that the job of leading both organizations is too big for one person.
But McCain is concerned that placing Cyber Command under its own leadership will hinder its effectiveness as it is highly dependent on the NSA for capabilities.

Meanwhile, in February, Rogers announced a major reorganization at the NSA, which he called NSA21. He has merged the agency’s spying and hacking arms with its computer security division into one Directorate of Operations. That reorganization has only intensified the discontent that has marked Rogers’s tenure at the agency, current and former officials said.

“The morale is horrible,” said one former senior official. Especially during a period of change, a leader needs to be present, the official said. “Any leader knows that when you institute change, you have to be there. You have to help heal the wounds, be very active. He was not.”

But Saxby Chambliss, a former Republican senator from Georgia who served on the Select Committee on Intelligence, said that he thinks highly of Rogers. “When it comes to the world of cyber, there’s nobody more capable than Mike Rogers in the military world today,” he said.

Rogers is a Navy cryptologist whose military career spans more than 30 years. Before landing at Fort Meade, Md., he headed up the Navy’s cyber arm, Fleet Cyber Command. A Chicago native, Rogers began his career as a surface warfare officer in 1981. Over the years he has served as head of the Chairman’s Action Group, an in-house Pentagon think tank to advise on policy and long-term issues, under then-Chairman of the Joint Chiefs of Staff, Gen. Peter Pace, and as director of intelligence at Pacific Command and then on the Joint Staff.


Bí ẩn kỳ thú về sự "lu mờ" của Tàu Cộng - tác giả Minh Anh



Vào thế kỷ XVIII, nước Anh bé nhỏ tiến hành một cuộc cách mạng công nghiệp trong lúc đế chế Trung Hoa khổng lồ bắt đầu đi xuống. Vì sao như vậy ?

Cây bút xã luận của nhật báo kinh tế Les Echos, Jean-Marc Vittori, trong bài viết « Bí ẩn kỳ thú về sự lu mờ của Trung Quốc », ngày 14/10/2016 (cập nhật ngày 20/10), đã viện dẫn đến Marco Polo, Adam Smith, Max Weber và Karl Marx để làm sáng tỏ bức màn bí ẩn. Và giải thích làm thế nào Trung Quốc nhanh chóng bắt kịp các nước khác vào cuối thế kỷ XX.

PHẦN I
 
Một bên là quốc đảo xa lắc xa lơ với 6 triệu dân, tức là bằng dân số của Liban bây giờ, ở đó, một vương quân không được thần phục tiến hành nhiều cuộc chiến tranh tàn phá tốn kém, mức lương của người lao động cao kìm hãm các hoạt động, công nghệ thì cổ điển. Bên kia là một đế chế rộng lớn bao la nằm ở ngay trung tâm cái thế giới văn hóa của mình, có tới 260 triệu dân, tức là nhiều hơn dân số Brazil bây giờ, có đường biên giới hầu như được bình định, bộ máy cai trị hoạt động, thuế thu đầy đủ, có truyền thống phát minh từ lâu đời… Thế rồi trong có vài thập niên, một bên đã thay đổi nền kinh tế, làm đảo lộn thế giới và áp đặt quyền uy của mình đối với bên kia. Theo bạn thì đó là bên nào ? Cái quốc đảo nhỏ bé đấy.

Đó là vào giữa thế kỷ XVII, một thời điểm quan trọng, khi cuộc cách mạng công nghiệp đang hừng hực diễn ra, sản xuất thép và vải sợi được cơ giới hoá với việc sử dụng các loại máy mới và làm chủ được nguồn năng lựợng. Chính vào thời điểm đó, Anh quốc cất cánh còn Trung Quốc thì tuột dốc. Ấy vậy mà cũng vào lúc đó, đế chế châu Á mê hoặc châu Âu. Adam Smith, người sáng lập ngành khoa học kinh tế, đưa ra tấm gương mô hình kinh tế Trung Quốc dựa trên ưu thế của ngành nông nghiệp. Thậm chí, đồng nghiệp của ông là Francois Quesnay viết đến 100 trang ca tụng Chủ nghĩa chuyên chế Trung Hoa (Despotisme de la Chine) – vì thế ông còn được mệnh danh là « Khổng tử của châu Âu ». Và quả thực là đế chế Trung Hoa thời đó gây nhiều mơ tưởng. Còn Marco Polo, vào cuối thế kỷ XVIII, sau chuyến thám hiểm trở về, đã bị choáng ngợp vì sự phong phú ngoài sức tưởng tượng những phát minh quan trọng như giấy bạc ngân hàng, hoặc thành phố đông dân gấp 10 lần thành phố Venise quê hương của ông, được quy hoạch theo « một sơ đồ đẹp và tuyệt vời đến nỗi không có cách nào để tả được ». Trung Quốc lúc bấy giờ đã phát minh ra la bàn, thuốc nổ và nghề in, ba phát minh mà sau này theo quan điểm của Karl Marx kiến tạo nên kỷ nguyên công nghiệp. Trung Quốc năm 1500 có mức thu nhập đầu người cao hơn Anh quốc.

Vậy mà mọi thứ đã đảo lộn sau thế kỷ XVIII. Năm 1842, nước Anh, về mặt quân sự, đã đánh bại nước Trung Hoa trong cuộc chiến tranh thuốc phiện đầu tiên. Vào lúc đó, thu nhập đầu người tại Anh cao gấp 6 lần so với tại Trung Quốc. Nhưng đó mới chỉ là sự khởi đầu của một « thế kỷ nhục nhã ». Trung Quốc trở nên đồng nghĩa với tình trạng trì trệ, như Charles Dickens từng viết : « Hàng ngàn năm đã trôi qua kể từ khi Trung Quốc đóng chiếc thuyền đầu tiên, thế mà chiếc thuyền được hạ thủy gần đây nhất cũng chẳng có gì tốt hơn ». Phải đợi đến cuối thế kỷ XIX, lần đầu tiên trong lịch sử của mình, Trung Quốc mới liếc nhìn sang hướng tây. Một trí thức Trung Quốc, ông Nghiêm Phục (Yan Fu) mới dịch Adam Smith ra tiếng Hoa để cho mọi người « hiểu rõ nguồn cội của sự giàu có » phương Tây. Năm 1913, một nghị viện đoản thọ, theo mô hình phương Tây, được thiết lập tại Trung Quốc. Năm 1980, thu nhập đầu người tại Anh cao hơn 30 lần so với tại Trung Quốc. Phải đợi đến lúc này, Đặng Tiểu Bình, người kế thừa mãi về sau này của các vị hoàng đế, mới quyết định phải đuổi kịp phương Tây, với một nhịp độ chóng mặt chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Hiện nay, tổng sản phẩm quốc nội Trung Quốc tính theo đầu người đã bằng 1/3 của Anh quốc.

Hai quốc gia đối mặt với nhau

Nhưng chuyện gì đã xảy ra trong nửa cuối thiên niên kỷ vừa qua giữa nước Anh nhỏ bé và nước Trung Quốc rộng bao la ? Tại sao một nước thì tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, còn nước kia lại không ? Đó chính là ẩn số của sự « khác biệt vĩ đại », quan trọng nhất trong toàn bộ lịch sử kinh tế. Nói đúng ra, thế kỷ XX không phải là tâm điểm của ẩn số. Vào thời kỳ đó, sự tương phản giữa hai nước thật là dữ dội. Anh quốc đã có những định chế chính trị ổn định, các thị trường hoạt động hiệu quả (lao động, vốn, hàng hóa…), các ngành công nghiệp năng động, các ngân hàng mạnh. Tuy nước Anh trải qua nhiều thử thách (các cuộc chiến tranh thế giới, vai trò bá chủ thế giới rơi vào tay Hoa Kỳ, khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, kinh tế trì trệ trong những năm 1970 buộc nước này xin IMF trợ giúp), nhưng nền kinh tế Anh quốc có tăng trưởng mạnh và sức bật đáng kinh ngạc. Người Anh vững chãi đi theo hướng hiện đại hóa nền kinh tế, ngược hẳn với người Trung Quốc. Năm 1912, sau khi hoàng đế cuối cùng Phổ Nghi (Puyi), thoái vị lúc 6 tuổi, đất nước Trung Hoa đã bị rúng động hơn bao giờ hết kể từ thiên niên kỷ đầu tiên sau Công Nguyên. Nào là các cuộc đối đầu giữa các lãnh chúa, Nhật Bản xâm lược, rồi Mao Trạch Đông lên cầm quyền, tập thể hóa nhà xưởng và đất đai, cuộc « Đại Nhảy Vọt » dẫn đến nạn đói giết chết hàng chục triệu người dân, các cuộc thanh trừng trí thức, và cuối cùng là Cách Mạng Văn Hóa…. Tiến trình nhanh chóng công nghiệp hóa bị thất bại. Hậu quả là nền kinh tế và cả đất nước đông dân nhất hành tinh đều lay lắt.

Thế nhưng trước đó, vào cuối thế kỷ XVIII, tình hình khác hẳn. Hai quốc gia không quay lưng lại với nhau, mà đối mặt với nhau. Ở đỉnh cao huy hoàng sau những chiến thắng chống Napoleon, Anh quốc thống trị thế giới bằng vũ khí, nhà xưởng và tàu chiến. Thu nhập tính theo đầu người tăng từ 0,3%/năm lên hơn 1%. Đế chế Trung Hoa bao la cung cấp cho Anh quốc nguyên liệu rẻ tiền. Hạm đội hoàng gia Anh nã pháo vùng Quảng Đông buộc đế chế Trung Hoa phải mở cửa biên giới. Đầu tiên là thị trường thuốc phiện mà thực dân Anh đưa từ Ấn Độ sang, rồi sau đó rộng ra hơn là thương mại quốc tế. Karl Marx kể lại như sau : « Hàng ngàn chiến thuyền của Anh và Mỹ giong buồm thẳng tiến về Trung Quốc (…) Ngành công nghiệp Trung Hoa sụp đổ trước sự cạnh tranh của việc dùng máy móc thay sức người ». Đà thăng tiến của Luân Đôn dẫn đến sự suy tàn của Bắc Kinh. Thắng lợi của nước Anh đã làm lung lay đế chế nhà Thanh có từ bao đời, dẫn đến sự sụp đổ của triều đại này vài thập niên sau đó. Tại một quốc gia bị rối loạn như vậy, không thể đầu tư, xây dựng nhà máy, hiện đại hóa kinh tế. Nhưng phải ngược dòng thời gian xa hơn nữa thì mới hiểu được những động lực của sự « khác biệt vĩ đại » này. Chính trong quá khứ xa xôi đó, bức màn bí ẩn lại thêm dày đặc, các con số trở nên kém thuyết phục, các nhà sử học đối đầu với nhau một cách dữ dội. Tất cả những điều đó xóa bỏ các xác tín về dân số, năng lượng, cạnh tranh…

Trung Quốc tự giam hãm

Ngay từ năm 1780, Thomas Bentley đưa ra giải thích về cuộc cách mạng công nghiệp. Nhà công nghiệp Anh này, lúc đó làm việc với Josiah Wedgwood trong một xưởng sản xuất đồ sứ, đã giải thích sự phát triển của máy móc tại Anh quốc như sau : « Khi giá lao động tại một quốc gia tăng nhiều hơn so với các nước đối thủ, thì quốc gia có chi phí lao động cao đó sẽ bị mất thị trường và suy tàn nếu như họ không tìm cách bù lại giá lao động cao bằng cách dựa vào những phát minh máy móc quan trọng ». Thế mà mức lương tại Anh lại tăng. Nước Anh sau trận « đại dịch hạch – hắc tử bệnh » giết chết gần phân nửa dân số nước này vào giữa thế kỷ XIV, nguồn lao động đã trở nên khan hiếm và đắt đỏ. So với những nơi khác, nước Anh có nhiều phụ nữ phải làm việc ở trang trại và các lãnh chúa buộc họ không được có con, và điều đó lại kềm hãm mức tăng dân số. Và do vậy, giá lao động cũng như giá thực phẩm lại càng đắt đỏ. Ngược lại, Trung Quốc thời kỳ đó lại bị giam hãm trong cái bẫy malthus – phương tiện nuôi dân tăng không kịp theo mức tăng dân số. Bởi vì, theo như giải thích của Montesquieu, ở đó « phụ nữ có khả năng sinh nở cao và dân số tăng nhanh đến mức đất đai cho dù được canh tác như thế nào, hầu như không đủ để nuôi sống người dân ».

Sử gia kinh tế người Anh, ông Robert Allen bổ sung vào bức họa : Tại Vương quốc Anh, « lương nhân công quá cao và giá năng lượng quá rẻ ». Bởi vì dưới lòng đất có nguồn than đá dồi dào dễ khai thác cũng như dễ vận chuyển đến các thành phố lớn, nằm dọc theo các bờ sông – trái ngược với nhiều thành phố của Pháp từ lâu đời đã nằm trong các khu vực phòng thủ. Khi vua George IV lên ngôi vào năm 1820, nước Anh nhỏ bé tiêu thụ than đá nhiều gấp 5 lần so với toàn bộ phần còn lại của châu Âu ! Đối với Allen, « cuộc cách mạng công nghiệp đã được phát minh tại Anh quốc vào thế kỷ XVIII bởi vì đó là nơi phù hợp, trong khi chưa chắc cuộc cách mạng này là có ích nếu xẩy ra ở các thời kỳ khác và tại những nơi khác ». Về điểm này, Trung Quốc ngày nay mới là quốc gia xuất khẩu và tiêu thụ hàng đầu thế giới. Nhưng vào thế kỷ XVIII, rất khó cho Trung Quốc khai thác than đá với những kỹ thuật thời bấy giờ và các khu quặng mỏ lại rất xa chốn đô thị.


PHẦN II

Những « hec-ta đất ma » được canh tác tại thuộc địa

Sau giá cả và lương, năng lượng là yếu tố thứ hai giải thích sự « khác biệt vĩ đại ». Sử gia người Mỹ, ông Kenneth Pomeranz, trong tác phẩm « Sự khác biệt vĩ đại » xuất bản cách đây 15 năm, cũng đã tìm cách giải thích vì sao cách mạng công nghiệp chỉ xảy ra ở châu Âu chứ không tại châu Á. Theo các tính toán gây nhiều tranh cãi của ông, thì vùng hạ lưu thung lũng Dương Tử (Yangzi ) và Vương quốc Anh vào thế kỷ XVIII có mức sống ngang nhau. Mô hình canh tác nông nghiệp của vùng Dương Tử và Vương quốc Anh đều sắp hết thời. Dân số tăng trong lúc cả hai đều thiếu đất đai và tài nguyên. Thế nhưng, người Anh đã khai thác hai lợi thế chủ chốt : đó là than đá và thuộc địa. Than đá bổ sung cho củi gỗ để sản xuất năng lượng. Thuộc địa cung cấp bông và đường giá rẻ, qua việc canh tác những « hec-ta đất ma » mà nước Anh nhỏ bé thiếu thốn (đất canh tác tại thuộc địa để bù lại sự thiếu hụt ở chính quốc). Một số nhà nghiên cứu khác, như nhà địa lý học người Mỹ James Blaut còn đi xa hơn theo hướng này. Theo họ, động lực giúp Anh quốc cất cánh là cướp bóc và khai thác nô lệ tại châu Mỹ. Họ phát triển phân tích của Karl Marx, vì Marx cho rằng buôn bán với thuộc địa là một trong những nguồn « tích lũy nguyên thủy tư bản » cho phép xây dựng nhà xưởng luôn luôn lớn hơn và hiệu quả hơn.

 Nhưng cướp bóc không thôi cũng chưa đủ để giải thích cho sự «khác biệt vĩ đại ». Bởi vì cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp, trước tiên đó là những phát minh – như máy hơi nước, máy dệt, luyện kim. Cho dù những đột phá khoa học kỹ thuật này có cội nguồn từ những phát minh quan trọng và thường được thực hiện tại Pháp hay tại Đức, ngay cả khi trong lịch sử phát minh này có một vài người Pháp như Joseph Jacquard hay Denis Papin (di cư sang Luân Đôn), thì đa số những người đặt các cột mốc trên con đường dài tiến bộ với các « phát minh nhỏ - micro-inventions » của mình - theo cách nói của nhà sử học Joel Morkyr – đều là người Anh. Ví dụ, trong lĩnh vực máy hơi nước, thì có Thomas Savery, Thomas Newcomen, James Watt. Ngành dệt sợi có John Kay, James Hargreaves, Richard Arkwright, Samuel Crompton, Edmund Cartwright. Và cha con nhà Darby trong ngành luyện kim…. Không có người Trung Quốc nào trong danh sách này.

Hệ thống tập trung quyền lực tại Trung Quốc

Đó chính là vì Trung Quốc không thực sự sống cùng trong một thế giới, trong cái không khí sôi sục bao trùm châu Âu kể từ khi có cuộc cách mạng công nghiệp được khởi đầu từ thời nhà thiên văn Copernic vào thế kỷ XVI. Trong khi đó, với 2000 năm lịch sử, đế chế Trung Hoa đã lựa chọn con đường tiếp nối truyền thống xa xưa thay vì đoạn tuyệt, lựa chọn duy trì nông nghiệp thay vì phát triển thương mại và công nghiệp. Năm 221 trước Công Nguyên, hoàng đế Tần Thủy Hoàng, đã đưa ra một quyết định quan trọng. Tất cả đều thuộc về hoàng đế, kể cả đất đai. Ưu tiên của ông là sự trường tồn trật tự xã hội. Tổ chức thi tuyển dụng các quan chức cao cấp để điều hành đế chế, vốn được phân cấp theo các đơn vị hành chính. Duy chỉ có ngai vàng là cha truyền con nối. Không có giới quý tộc, cũng không có giới phong kiến. Chỉ có hoàng đế, quan chức quản lý hành chính và thần dân là các gia đình. Đương nhiên, trải qua nhiều thế kỷ, các nguyên tắc này cũng bắt đầu gây tranh cãi, khi mà đế chế bị chia năm xẻ bảy – sau khi triều đình nhà Hán sụp đổ vào thế kỷ thứ III, rồi vào cuối thiên niên kỷ đầu tiên. Nhưng triều đại nhà Minh, kể từ năm 1368, rồi nhà Thanh lên cầm quyền năm 1644, đã cai trị đất nước theo phương thức rất tập trung quyền lực.

Vậy mà mô hình cai trị đó đã mê hoặc kinh tế gia Adam Smith. Ông viết : tại Trung Quốc, « nguồn thu của nhà vua chủ yếu là từ nguồn thuế điền (ruộng). Mức thuế này tăng hay giảm tùy theo sản lượng canh tác được hàng năm tăng hay giảm ». Do đó, cần dành ưu tiên cho nông nghiệp, và tất cả những gì có thể hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và giá nông sản. Nhà vua đầu tư xây đường sá và các công trình thủy lợi để lập ra một « thị trường rộng lớn nhất có thể ». Hối phiếu được phát triển tại châu Âu vào thế kỷ XIV. Thế nhưng trước đó rất lâu, các định chế tại Trung Quốc cho phép chuyển tiền nhưng chỉ chú ý tới yếu tố không gian (từ nơi này sang nơi khác) mà không quan tâm đến yếu tố thời gian (vay trả), hậu quả là không thể tích lũy để đầu tư. Thế nhưng, nhiều nghiên cứu gần đây về giá hạt giống ở thế kỷ XVIII cho thấy là vào thời kỳ đó, thị trường Trung Quốc đang trên đà tan rã, trái ngược với thị trường châu Âu.

Châu Âu thời ấy không có gì là một hệ thống tập trung quyền lực, và đắm chìm trong một cuộc cạnh tranh vừa tàn khốc vừa làm kiệt quệ. Đầu tiên là cạnh tranh giữa các nước với nhau, trong lúc Trung Quốc chỉ lo đối phó với các đợt xâm lăng từ phương Bắc. Cứ ba năm thì Luân Đôn có tới hai năm chiến tranh. Nợ công từ mức 5% tổng sản phẩm quốc nội vào cuối thế kỷ XVII tăng vọt lên hơn 200% sau trận Waterloo, trong khi đó Trung Quốc chẳng hề đi vay mượn. Thế nhưng các cuộc xung đột thường trực này lại trực tiếp hỗ trợ nền kinh tế và tăng trưởng, qua việc thúc đẩy các quốc gia cải thiện kỹ thuật quân sự và các cải tiến này lại trở nên hữu ích cho lĩnh vực dân sự, ví dụ trong vận tải đường biển. Theo phân tích mang tính khiêu khích của hai nhà nghiên cứu Jean-Laurent Rosenthal và R. Bin Wong, thì các cuộc xung đột cũng có những tác động gián tiếp đối với nền kinh tế và tăng trưởng : « Chiến tranh đã làm dấy lên tiến trình công nghiệp hóa trong các thành phố tại châu Âu ; chính sự thành kiến chú trọng đô thị này đã dẫn đến mức đầu tư cao và việc chấp nhận sử dụng máy móc ».

Sức mạnh của giới tư sản Anh quốc

Tiếp đến là cạnh tranh ngay trong lòng các quốc gia. Chính các vị vua khắt khe nhất ở châu Âu cũng phải chung sống với các lãnh chúa, giám mục, thương nhân và thậm chí cả với giới ngân hàng. Tệ hơn nữa, những vị vua này còn vay mượn tiền của họ để chinh chiến. Đổi lại, nhà vua nhượng cho họ nhiều lợi ích. Tại Anh, Nghị viện nắm lấy quyền kiểm soát về tài chính công sau cuộc Cách Mạng Vinh Quang 1688-1689. Giới tư sản mới hình thành đã áp đặt được những thay đổi luật pháp, chính trị, xã hội, cho phép cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện và phát triển. Chính vì lý do này mà nhiều kinh tế gia như Douglass North – giải Nobel năm 1993- cho rằng các định chế chính trị và việc bảo hộ quyền sở hữu đã đóng vai trò trung tâm trong sự trỗi dậy của nước Anh. Một số chuyên gia khác thì nhấn mạnh đến việc các thương nhân có được nhiều quyền tự do hơn trong giao thương hàng hải.

Thế nhưng, cần phải đi ngược thời gian xa hơn nữa thì mới hiểu được khúc mắc chằng chịt về sự khác biệt đó, thậm chí cả trước khi có cuộc cách mạng khoa học tại châu Âu, trong khi tại Trung Quốc không hề có một cuộc cách mạng tương tự. Ít ra là phải trở ngược đến thế kỷ XV, thời điểm mà Trung Quốc và Anh quốc đưa ra những quyết định đối nghịch nhau. Năm 1403, hoàng đế Minh Thành Tổ quyết định xây dựng một hạm đội gồm 200 thuyền buồm, trong đó có một số chiếc dài hơn 100m – dài gấp bốn lần các thuyền châu Âu thời bấy giờ. Hạm đội này đã tiến hành 7 cuộc thám hiểm, đến tận Hồng Hải và duyên hải châu Phi. Nhưng khi Minh Thành Tổ qua đời, căng thẳng dữ dội đã xảy ra trong hoàng cung. Cần phải có kinh phí để đẩy lùi các đợt xâm lăng từ các bộ tộc du mục phương bắc. Năm 1436, hoàng đế Hồng Hi, người kế thừa Minh Thành Tổ đã quyết định dừng các cuộc thám hiểm và ra lệnh phá hủy các thuyền. Để bảo toàn sự thống nhất, Trung Quốc quyết định đóng cửa cho đến tận thế kỷ XIX. Trong khi đó, châu Âu có một sự lựa chọn ngược lại. Câu chuyện nhà thám hiểm Christohpe Colomb là biểu tượng cho sự khác biệt này. Ông là một nhà hàng hải, chứ không phải là vua. Đó là sáng kiến cá nhân chứ không phải của triều đình, cho dù nguồn kinh phí đến từ nữ hoàng Castille. Christophe Colomb muốn khám phá chứ không muốn diễu võ giương oai. Khi mở rộng cánh cửa châu lục ra bên ngoài thế giới, các nhà thám hiểm lớn đã tạo đà phát triển kinh tế tuyệt vời cho châu Âu. Sử gia Fernand Braudel viết : « Châu Âu đã ca khúc khải hoàn trên các hải tuyến hoàn cầu, nối liền nơi này với nơi khác, tạo ra sự hợp nhất thế giới có lợi cho châu Âu ». Và đương nhiên đó là một sự sáng tạo của người Anh.

Thế nhưng sự đối lập giữa tư tưởng chinh phục và ưu tiên ổn định bên trong không chỉ xuất phát từ những quyết định của một vài người. Sự đối nghịch đó có cội nguồn sâu thẳm trong « những giá trị văn hóa » theo cách nói của sử gia người Mỹ David Landes và đây là giải thích sau cùng về sự khác biệt vĩ đại này. Trong tác phẩm Đạo đức Tin lành và tư tưởng về chủ nghĩa tư bản (Ethique protestante et l’esprit du capitalisme), nhà xã hội học Max Weber cho rằng đạo Tin Lành, phát triển mạnh mẽ ở Anh quốc hơn là tại Pháp, đã tạo ra mảnh đất màu mỡ thuận lợi cho cách tân và tích lũy vốn, những điều kiện không thể thiếu cho một cuộc cách mạng công nghiệp. Rồi trong một tác phẩm khác, ít nổi tiếng hơn, Tư tưởng Khổng giáo và Lão giáo (Confucianisme et taoisme), Max Weber cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã có được những giai đoạn thái bình lâu dài, thuận lợi cho việc nẩy nở và phát triển chủ nghĩa tư bản, thế nhưng họ lại thích thưởng ngoạn hơn là hành động, ưu tiên vai trò của gia đình hơn là sáng kiến cá nhân, không ưa thích phát minh vì lo ngại nguy cơ gây rối loạn các tư tưởng truyền thống cổ xưa. Đối với Khổng Tử, sự hiểu biết đến từ ông bà tổ tiên ; nhưng với Socrate, người sống cùng thời với Khổng Tử, thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên, thì ngược lại, sự hiểu biết bắt nguồn từ việc thường xuyên xem xét lại vấn đề. Do đó, so với Socrate, triết lý đạo Khổng không chuẩn bị tốt cho sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp.

Nhưng sự cất cánh thần kỳ của Trung Quốc từ những năm 1980 buộc phải xem xét lại toàn bộ những giải thích trên đây hoặc ít ra là phải điều chỉnh lại cách nhìn. Điều gì cho phép Trung Quốc đuổi kịp sự phát triển này ? Câu trả lời thường hay được đưa ra nhất, đó là việc mở cửa biên giới. Sau hơn nửa thiên niên kỷ cô lập, chính sách « mở cửa » đã được áp dụng, nhưng trong đoạn thứ hai của tiến trình cải cách. Giai đoạn đầu tiên của công cuộc cải cách là cho nông dân được tự do bán số lượng sản phẩm dư thừa sau khi hoàn thành nghĩa vụ chỉ tiêu theo kế hoạch của Nhà nước. Nói một cách khác, giải phóng tư duy doanh nghiệp và quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản, cho phép tài trợ các đầu tư trong công nghiệp. Đó chính là điểm mà Trung Quốc đã thiếu để tiến hành cách mạng công nghiệp. Điều này không phải do Ricardo nói ra, mà chính là Schumpeter… và Karl Marx đã bảo vậy.


ASIA REVIEW Nov 20, 2016






Minister Tran Hong Ha confirmed central coast environment is safe. What responses from Dr. Nguyen Quang A and Rev Dang Huu Nam?.






Gs Nguyễn thế Anh nói về Phan Bội Châu và Cường Để



Phan Bội Châu (trái), và Cường Để (phải)


Sau khi Đông Du tan rã, Hoàng thân Cường Để, một trong những lãnh tụ của Đông Du cũng phải rời Nhật Bản.
 
Nhưng đến thập niên 40, khi chính sách Đại Đông Á được phát-xít Nhật tung ra nhằm thuyết phục các dân tộc Đông Á về vai trò lãnh đạo của Tokyo ở toàn vùng Châu Á-Thái Bình Dương, Cường Để có một cơ hội trở về Việt Nam.
 
Là người đồng tổ chức một số hội thảo tại Nhật và Pháp về quan hệ Nhật Bản với Đông Nam Á, GS sử Nguyễn Thế Anh, hiện sống tại Pháp cho BBC biết về kế hoạch của Nhật muốn đưa Hoàng thân Cường Để về đóng một vai trò chính trị tại Đông Dương hồi Thế Chiến II.
 
Nói về Cường Để, ông giải thích vì sao tước của nhân vật này lại là Kỳ Ngoại Hầu. Đó là dù thuộc dòng chính từ vua Gia Long, nhưng cha ông của Cường Để bị loại khỏi dòng nắm ngai vàng nhà Nguyễn từ sau loạn Hồng Bảo.
 
Nhưng theo ông, kế hoạch này không thành vì nhiều yếu tố chính trị tại Việt Nam và thế giới, dù có những nhóm như Cao Đài, Hoà Hảo từng muốn phò tá Cường Để.
 
Phan Bội Châu và cộng sản
 
GS Nguyễn Thế Anh cũng nói ông không tìm thấy bằng chứng rằng cụ Phan Bội Châu có xu hướng ủng hộ cộng sản như một số ý kiến khác nói.
 
Theo ông, tờ Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng mà Phan Bội Châu có cộng tác đã lên án vụ Xô Viết Nghệ Tĩnh, nhất là cách thức tiêu diệt trí thức của Phong trào này.
 
Vì thế, GS Nguyễn Thế Anh nói khó có thể cho rằng nhà yêu nước Phan Bội Châu từng có ý theo những người cộng sản.
 
Ông tin rằng những tư tưởng về quốc gia và dân tộc của Phan Bội Châu để lại vẫn còn nhiều ý nghĩa cho Việt Nam ngày nay.
 
 
 

"Đảo chánh tại trung tâm âm nhạc hải ngoại ASIA"?







Rừng Lá Thấp








Tôi còn nhớ rõ một buổi trưa nắng chang chang của năm 78, 79 gì đó. Đang ngồi đợi trên xe buýt ở Lăng Cha Cả khởi hành đi Chợ Lớn thì tôi nghe có tiếng hát rất hay, nhưng vô cùng u uất: "Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi ... Thành phố sau lưng ..." Rồi bước lên xe là một thương binh VNCH trẻ khoảng 25,26 tuổi. Anh ta cụt một chân, trên cổ treo cây guitar vừa đàn hát vừa xin tiền. Anh ta mặc chiếc quần của Thủy Quân lục Chiến rằn sọc ngang, áo thun bạc phếch, trên đầu đội nón vải đi rừng của lính VNCH.

Dường như một số người trên xe biết và có cảm tình với anh ta nên có lẽ nói cho mọi người đều biết: "Ảnh là Thủy Quân Lục Chiến, bây giờ tội nghiệp lắm ..."

Người thương binh VNCH khẻ gật đầu như muốn chào mọi ngưòi nhưng vẫn hát.. Một bà cụ ngồi phía sau chạy lên dúi vào tay anh ta mấy cái bánh ú và hỏi: "Q. sáng giờ con ăn gì chưa?". Người thương binh ngưng hát trả lời: "Dạ, con ăn chút bánh mì rồi ngoại..." Thì ra bà cụ biết người thương binh này và vẫn thường giúp đỡ anh ta cho nên anh ta gọi bà cụ là ngoại. Đây cũng là cách gọi thân mật trong của người Nam.

Lúc đó có nhiều người dúi tiền vào chiếc túi vải treo trước ngực người thương binh. Mỗi lần ai cho anh, anh đều nói :"Xin cảm ơn ông / bà". Dường như mọi người đều cho một ít như muốn nói "Tặng anh một chút để anh sống qua ngày ... Chúng tôi dù sao còn may mắn hơn anh ..."

Khi anh ta bước gần đến tôi, tôi nhìn gương mặt anh ta tôi có cảm tình ngay. Gương mặt sáng và thông minh. Anh tuy mất một chân nhưng rất rắn chắc. Tôi cũng lấy ít tiền dúi vào túi vải, anh ta nói :"Đa tạ ông". Tự dưng tôi cầm lấy tay anh ta và hỏi: "Anh bị thương năm nào?" Anh trả lời: "Dạ em bị thương năm 1972 đó ông Thầy ...."

Có lẽ anh ta nghĩ tôi là sĩ quan VNCH nên trả lời và gọi tôi "Ông Thầy". Lính VNCH thường gọi sĩ quan là "Ông Thầy".

Tôi nghe thế tôi rất xúc động vì tôi cũng bị thương năm 1972 ... có điều là chúng tôi .... khác chiến tuyến nhưng tôi lại được lính BĐQ VNCH cứu sống ...

Tôi vội nói: "Tôi cũng bị thương năm 72 ..."

Anh ta dường như không chú ý câu nói của tôi và như có người chia sẻ, anh ta khe khẽ kể tiếp: "Đơn vị Thủy Quân Lục Chiến của em chặn quân Bắc Việt tại bờ Nam sông Thạch Hãn vào tháng Tư năm 1972 ... tụi nó đông lắm, xe tăng, bộ binh của chúng đông nghẹt luôn ... Tiểu Đoàn 3 Sói Biển tụi em tuy chặn đứng chúng nhưng thiệt hại 50 % đó ông thầy ạ ... Em bị thương trận đó ... Bây giờ ... Khổ lắm ..."

Dường như nước mắt của cả tôi và anh ta đều giàn giụa ...

Anh ta khẽ gật đầu chào và quay đi ....

Anh bước xuống xe và tiếp tục lời hát : "... Sao không hát cho những bà mẹ từng đêm nhớ con xa ... Hay hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua ... "

Bóng người thương binh TQLC dần lẫn vào đám đông những người buôn thúng bán bưng .... những đứa trẻ gầy gò bưng bình trà đá bán dạo tại bến xe ... Trời trưa nắng chang chang nhưng tôi nghe như mưa đổ trong lòng ... Cơn mưa khóc hận cho miền Nam hưng thịnh nhân bản ngày nào bây giờ đang sống dưới tay loài quỉ Đỏ ...

Và từ đó tôi không có dịp gặp lại ngưòi thương binh TQLC đó ... Không biết anh trôi dạt nơi nào ....

Anh bị thương năm 72, tôi cũng bị thuơng năm 72 ... Anh và tôi cùng được chữa trị bởi Quân Y Viện VNCH ... Không biết lúc đó tôi và anh có cùng Quân Y Viện không? Tôi lúc đó được nằm trên giường ... Anh có thể nằm ... dưới đất nhường chỗ cho tôi ...

VNCH đối xử rất nhân bản với tôi.

( Trích hồi ký của một cựu bộ đội Bắc Việt )