khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2019

Dự án Tộc Kinh tại Pháp: Âm mưu Hán hóa dân Việt







Cảnh Sát Giao Thông dí súng, đạp vào mặt người bị tai nạn







Vào Vơ Vét Về






Cái thưở ban đầu lưu luyến ấy- Tác giả Trần thế Đức






Vĩnh Biệt Anh Hùng Lý Tống







Giấc mơ kỳ lạ của người lính Mỹ và câu chuyện cô gái lai tìm cha trong 20 năm






Nếu 20 năm trước, người mẹ đã nuôi dưỡng cô từ lúc vài tháng tuổi không qua đời, thì có lẽ cô sẽ không bao giờ biết về nguồn gốc thật sự của mình. Hơn thế nữa, bà ra đi mang theo tất cả sự thật của câu chuyện.

Bây giờ là câu chuyện cô gái con lai tìm  cha ruột trong suốt 20 năm. Cô là Jenny Hằng Nguyễn Ashley, 47 tuổi, sống ở thành phố Chicago, tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ.

Má Xuân

Thật vậy, cô không biết vì chưa bao giờ cô có cảm giác  “xa cách vì không có cùng máu mủ, dù chỉ thoáng qua.”

Tôi chưa bao giờ có cảm giác xa cách và cũng không hề nghĩ mình là con nuôi. Cho dù đôi khi, có những đứa bạn hàng xóm chơi với mình nói “mẹ tao nói mày là con nuôi.” Tôi về hỏi má Xuân là tụi nó nói con là con nuôi có đúng không? Thì má tôi trả lời một câu là ‘Ơ không nuôi thì làm sao lớn?
Thường thường tôi nghe nói một người con nuôi hay bị hất hủi, bị đánh đập, không cho ăn, không cho đi học…nhưng tôi thì không có chuyện đó. Tôi muốn đi học tiếng Anh, bà cho đi học tiếng Anh. Tôi muốn đi học đàn, bà cho đi học đàn.

Cô chia sẻ khi được hỏi liệu có một phút giây nào đó cô cảm nhận sự xa cách máu mủ với mẹ Xuân, là người mẹ nuôi đã khuất của cô hay không? Cả một gia đình, cả một dòng họ thương yêu tôi. Có lẽ tôi là người may mắn trong vạn người con lai.”

Cô chưa bao giờ nghĩ mình là con nuôi, và cô cũng chưa bao giờ có ý định sẽ đi tìm cha ruột khi hai mẹ con đặt chân đến Mỹ theo diện con lai. Đơn giản, cô nghĩ rằng: “Tôi nghĩ mình có mẹ là đủ rồi, nên không nghĩ đến.” Năm ấy cô 16 tuổi.

Chỉ một lần duy nhất, khi hai má con đi nhà thờ, má Xuân nói ba của cô cũng cao giống như cái ông đứng đằng trước mặt.
Tất cả cô biết về ba của mình chỉ biết như thế. Chưa bao giờ cô thấy tấm hình và cũng chưa bao giờ biết đến cái tên.

Thế rồi, đã là định mệnh thì phải diễn ra như nó phải là…

Sự that

Năm 1999, má Xuân của cô ngã bệnh. Nhớ lại lúc đó, cô kể:
Không biết là bệnh gì, nhưng khi vào bệnh viện thì má đã mê man rồi. Bác sĩ đẩy má vào máy scan để scan hết người. Sau đó bác sĩ nói là trong não của mẹ Xuân có một sợi dây thần kinh để dắt máu vô não thì nó bị mỏng một đoạn. Mỗi lần mẹ suy nghĩ, hay càng lớn tuổi thì sợi dây đó càng mỏng, đến một ngày nó sẽ đứt ra làm đôi. Khi đó máu sẽ tràn vào não, làm cho não bị ngộp thở và má sẽ chết.

Khi chụp hình đầu xong thì bác sĩ nói với tôi là phải giải phẫu cho má từ 10 đến 18 tiếng. Khả năng cứu là 50/50, còn lại là do ý trời với bản thân của bà chứ bác sĩ không thể làm gì hơn.”

Quyết định không đơn giản cho cô.

Nếu không làm gì cả, là chấp nhận để má Xuân của cô nằm im như vậy cho đến ngày bà mất và mất trong hình hài của người thực vật. Máu đã ngập trong não.

Nếu đồng ý mổ, cô phải đánh cược với chính số phận của bà.

Cuối cùng, cô đồng ý ký vào tờ giấy mổ và thực hiện yêu cầu của bệnh viện:

Cái này có liên quan đến di truyền trong gia đình. Tôi là con gái của bà (trong giấy khai sinh là như thế) thì bệnh viện yêu cầu tôi phải đi chụp não của tôi.

Khi chụp hình não của tôi ra thì người ta nói tôi không phải con ruột của bà, vì hộp sọ của tôi không có tương quan gì với bà hết. Cho nên bác sĩ bảo đảm là tôi không dính líu gì với bà hết, chắc chắn 100% tôi không phải là con ruột.

Năm đó là năm 1999.

Nén đau khổ, cô vượt qua hai nỗi đau xảy ra cùng lúc để đưa xác má về quê nhà, cho bà nằm cạnh bà ngoại của cô, đúng theo ý nguyên bà đã dặn dò khi còn sống.

Về đến quê nhà, tôi cắn răng im lặng để lo cho má trọn vẹn đến ngày cuối cùng. Tôi cũng muốn hỏi lắm, nhưng mẹ mình vừa mất, mình hỏi thì…”

Cô bỏ lửng câu nói. Không khó để nhìn thấy rõ và hiểu rõ tấm lòng của cô gái vừa mất mẹ, vừa biết được mình không phải là con ruột của bà, vừa nóng lòng muốn biết nguồn cội của mình.

Chữ hiếu và chữ nghĩa không cho phép cô đặt ra bất kỳ câu hỏi nào với gia đình trong thời gian đó. Cô dự tính sau ba năm, khi mãn tang má xong thì cô sẽ hỏi ông ngoại.

Thế nhưng một lần nữa, trớ trêu là định mệnh lặp lại. Khi chỉ còn ba tuần nữa đến ngày mãn tang má, ông ngoại của cô cũng ra đi. Nhớ lại lúc đó, cô nói:

Tôi dự định sẽ hỏi những ông bác trong nhà. Nhưng lại sợ mọi người cho rằng ông ngoại mới mất, má mới mất mà tôi đã đào bới chuyện cũ ra. Tôi cắn răng lần nữa chờ đợi thêm thời gian. Nhưng rồi các ông bác lần lượt qua đời, chẳng ai nói được với tôi điều gì.”

Mẹ Hạnh và dì Hát

Không thể bỏ cuộc và không cho mình bỏ cuộc, cô quay về Việt Nam lần nữa. Lúc này, cô quyết định hỏi thẳng dì Hát, một người dì trong gia đình, về mẹ ruột của mình. Bà cho biết: “Mẹ của con tên là Hạnh.”

Những gì dì Nguyễn Thị Hát, người phụ nữ hơn 60 tuổi (em của bà Xuân đã qua đời), tai đã lãng, trí nhớ đã dần phai, nhưng may mắn thay những gì cô muốn biết vẫn còn nằm trong tâm trí của bà. Cô kể lại câu chuyện qua lời dì Hát:

Mẹ sinh ra Hằng tên là Hạnh. Mẹ Hạnh làm trong quán bar của mẹ Xuân. Khi sanh ra Hạnh, vì phải vừa đi học vừa đi làm, mẹ Hạnh gửi Hằng cho một người bạn, được thời gian ngắn thì người bạn này không nhận nữa. Lúc đó, má Xuân mới lên tiếng nhận nuôi Hằng. Má Xuân thương và chăm sóc Hằng hơn ai hết.”

Những gì dì Hát còn nhớ là quán bar đó tên Mộng, trên đường Nguyễn Văn Thoại, Sài Gòn.

Cũng qua ký ức ít ỏi dì Hát còn giữ lại, cô biết mẹ Hạnh đã từng đến xin lại cô để đưa cô cùng đi Mỹ. Nhưng theo lời kể của dì Hát thì:

“Mẹ Xuân mới rửa tội cho Hằng. Mẹ Xuân chăm sóc Hằng cả linh hồn lẫn thể xác, mà mẹ Hạnh thì không cùng tôn giáo, không phải Thiên Chúa Giáo nên không thể cho mang đi được.”

Từ đó, mẹ Hạnh của cô không quay trở lại nữa. Cũng theo ký ức của dì Hát, cái ngày mà bà gặp mẹ Hạnh của cô đến xin lại con, bà nói:

“Hằng giống mẹ Hạnh như đúc.”

Và đặc biệt, theo lời dì Hát kể, mẹ Hạnh đến xin lại cô để rời khỏi Việt Nam cùng một người đàn ông ngoại quốc, người Mỹ.

Khi đó, cô nghĩ rằng: “Nếu mẹ Hạnh đi về Mỹ thì chắc phải đi với ba tôi. Cho nên tôi quay về Mỹ, tôi lao vào lấy DNA để tìm ba. Trong đầu tôi nghĩ rằng khi tìm được ba thì sẽ tìm được mẹ, vì mẹ đã đến xin tôi để đưa đi cùng với ba.

Mang trong mình nỗi khắc khoải nhưng cô nói chưa bao giờ cô trách mẹ Hạnh hay giận mẹ Xuân đã không nói ra sự thật. Cô tự trách mình sao quá đỗi hời hợt trong những tháng năm mẹ Xuân còn sống. Cô tự trách phải chi khi đó cô đề cập đến ba của mình, tìm hiểu về DNA thì đã có hy vọng…

2007, Jenny Hằng Nguyễn lần đầu tiên tham dự Hội Con Lai tổ chức ở Chicago. Cô kể lại:

Tôi hoàn toàn không có dấu tích gì của ba mình. Biển trời bao la. Lính Mỹ thì ngàn vạn người biết tìm từ đâu đây? Khi đó, một người bạn trong hội nói với tôi là Hằng ơi, máu trong người mày chính là nguồn gốc đi tìm ba, đâu cần hình ảnh gì…

Thế nhưng lúc đó, cô không đủ niềm tin về cuộc tìm kiếm với hai bàn tay trắng. Thêm vào đó là cái kết buồn của những câu chuyện về con lai đi tìm cha hoặc mẹ ruột làm cho cô băn khoăn. Mãi cho đến năm 2016, qua nhiều lời khuyên từ bạn bè, cô quyết định chấm dứt sự lo sợ của mình, bắt đầu con đường đi tìm cha.

Tôi bắt đầu tìm hiểu, dò hỏi rồi ghi danh với Family Tree để có một bộ thử máu. Tôi thực hiện đúng hướng dẫn cách lấy máu rồi gửi đi và chờ đợi.”

Sau khoảng 6, 7 tuần theo dõi đường đi của DNA (mỗi cá nhân khi ghi danh sẽ có một tài khoản riêng để theo dõi trên máy điện toán) một ngày kia, cô thấy DNA của mình dừng lại ở một dòng họ có tên Ashley.

Sau này tôi biết đó là bà cô của tôi. Và có thêm hai người nữa là ông nội và bà nội, đã mất rồi.” Cô nói.

Ngày 28 Tháng Bảy, 2016, tôi có gửi cho bà một lá thư, qua tin nhắn trên Facebook của bà. Bà tên là Jackie Ashley Pace, sống ở The Woodlands, Texas. Nhưng suốt một năm bà không hồi âm.

Năm 2017, tôi gửi một lá thư nữa cũng không thấy hồi âm.
Năm 2018, tôi gửi một lần nữa, cũng biệt tăm.”

Không thể bỏ cuộc khi cánh cửa bí mật đã hé mở một ít, qua những người bạn lai đã tìm được cha, cô được giới thiệu đến ông Paul Wickman, người từng đi lính ở Việt Nam và đã từng giúp nhiều người con lai tìm được nguồn gốc thật của họ.

Nghe xong câu chuyện, ông đồng ý giúp cô, và quá trình tìm cha của cô Jenny Hằng Nguyễn được bắt đầu lại từ đầu. Với kinh nghiệm từng giúp rất nhiều người con lai, lần này nơi mà ông Paul gửi DNA của cô đến, chính là ngân hàng DNA của lính.

Sau khoảng bốn tuần chờ đợi, hy vọng có, lo lắng cũng có, cô nhận được cuộc điện thoại của ông Paul. Ông nói:
Tôi đã tìm được ba của cô rồi. Đó chính là dòng họ Ashley mà cô thấy trên máy điện toán. Ba cô còn sống.”

Ngay sau đó, một lá thư do ông Paul soạn thảo và do chính cô ký vào được gửi đến ngân hàng DNA của lính.

Bốn tuần sau, một thời gian dài nhất đối với cô cho đến lúc này, cô nhận được lá thư hồi âm. Nhớ lại đêm hôm đó, 25 Tháng Hai, 2019, cô kể:

Đó là ngày Chủ Nhật, trời mưa, tôi ra thùng thư để lấy thư. Vì mưa, lá thư lấy ra bị ướt. Tôi rất sợ nó bị lem, mất chữ, tôi không đọc được. Lúc đó tôi cầu xin Chúa ơi đừng cho ướt bên trong, nếu ướt bên trong là con không nhìn thấy gì cả. Và tôi cũng cầu xin Chúa ơi con cầu xin dòng chữ đầu tiên con nhìn thấy là ba con còn sống.

Mở thư ra, tôi nhìn thấy tên, ngày tháng năm sinh nhưng không có ngày tử. Tôi biết ba tôi còn sống. Ông tên là Frederick Ray Ashley.

Tôi xem tiếp phần thông tin cá nhân, thấy ông còn gia đình, nhưng tên người vợ là một cái tên Mỹ, không phải người Việt Nam.

Tôi biết mình đã tìm ra ba. Nhưng cùng với niềm vui sướng, là sự chới với…

Khi ấy tôi thấy ngay một hành trình đầy khó khăn nữa trước mắt.

Tương phùng

“Bây giờ không ai nói mình là không cha nữa??? Mình có cha rồi!”

Đó là ý nghĩ đầu tiên trong tâm trí của người phụ nữ 47 tuổi, tìm được cha sau 20 năm biết được thân phận thật của mình.

Nhớ lại những ngày thưở nhỏ, cô nói:

Hồi xưa còn nhỏ, người ta cứ nói ui, mày không có cha. Mấy đứa bạn kỳ thị không chơi với mình khi đi học. Thậm chí đến bây giờ, ở Mỹ đây vẫn có nhiều người còn lối suy nghĩ những đứa lai là không có cha nên thất học…Bây giờ ai mà nói mình không cha mình sẵn sàng nói với họ là mình có cha rồi mà.”

Từ Illinois, Chicago, cô chạy xe đến gặp ba của mình ở North Carolina. Ngày cha con gặp lại, trời cũng mưa tầm tã.

Tôi chạy xe vào cổng nhà của ông. Ông ở trong chạy ra. Tôi chưa thể nói được câu nào thì đã nghe ông thốt lên: ‘She is my daughter.’ Ông ôm chặt tôi, hôn lên tóc của tôi. Ông vừa nói vừa khóc: ‘Trời ơi con gái của tôi mà tôi đã không biết.’
Tôi hoàn toàn không nói được câu nào, tôi chỉ biết khóc.”

Vui có. Khóc cũng có. Cười cũng có. Cô như đứa con nít 5 tuổi được ba ôm trong lòng.

Ông luôn miệng nói ba xin lỗi con. Ba không bỏ con, vì ba không biết…

Câu chuyện giữa hai cha con cứ thế trải dài như không muốn dứt. Ông Buddy (tên gọi thân mật của ông) khi đó kể lại cho cô nghe một giấc mơ kỳ lạ ông đã thấy một lần sau khi ông cùng với đồng đội được lệnh rút về Mỹ.

“Ba tôi có một giấc mơ, thấy một người con gái mặc áo dài trắng, nhìn theo ông, tay của người đó xoa bụng. Ông thấy phần bụng của người phụ nữ đó nhú lên một chút, và ông thấy hành động lấy tay xoa bụng ấy như một người đang mang thai mà lấy tay xoa bụng của mình.”

Giấc mơ ấy đã theo đuổi ông Buddy suốt mấy mươi năm.
Gặp được cha của mình, cô cũng được biết thêm về người mẹ tên Hạnh của mình. Đúng như lời dì Hát kể, mẹ của cô năm đó là việc trong quán bar của bà Xuân, người mẹ nuôi của cô. Mẹ Hạnh của cô vừa đi học vừa đi làm. Ông Buddy khi đó nghiễm nhiên trở thành người thầy dạy tiếng Anh cho bà.

Khi được hỏi nếu bây giờ nhắc lại một chi tiết hay một kỷ niệm nào đó để mẹ Hạnh của cô có thể nhận ra cô và ông Buddy, thì sẽ là chi tiết nào? Ông Buddy nói:

Lúc đó bà đi học. Bà hỏi tôi nước Ai Cập tiếng Anh là gì. Khi đó không có Google nên tôi không hiểu Ai Cập là gì, nên tôi không dạy cho bà được. Tôi không thể trả lời được. Cho nên lần đó bài làm của bà bị ‘failed’

Với ông Buddy cũng như với Jenny Hằng Nguyễn, đây là chi tiết duy nhất họ mong sẽ tìm được mẹ Hạnh nếu bà đọc được những điều này.

Thật sự đối với cô, việc tìm được cha ruột giữa biển người bao la, trong tay không có một hiện vật gì trừ dòng máu trong người mình là một định mệnh kỳ diệu. Cô nói mình đã tin trái đất hình tròn, tin rằng máu thịt với nhau sẽ trở về với nhau.

“Đối với gia đình mẹ Xuân, tôi đã báo hiếu đầy đủ, đã trả hết tất cả đạo làm con. Giờ đây, tôi phải tìm và trả hiếu cho mẹ ruột của mình. Dù là bà còn sống một ngày, tôi cũng phải trả ơn một lần. Ai cản tôi, tôi cũng không nghe. Tôi phải tìm cho ra bà.

Ba tôi với mẹ (người vợ hiện tại của ông) luôn nói với tôi là không được bỏ cuộc. Không ‘give up’. Cứ phải đi tìm mẹ. Những ai muốn cản trở hay nói về nhiều những chuyện xấu ví dụ như mẹ tôi sẽ bỏ tôi, không nhìn tôi…thì không nghe những lời đó. Không nghe những người đó nói, đó là câu của Ba tôi luôn nói với tôi.”

Hơn nữa, cô có một niềm tin, đó là mẹ Hạnh của cô đang ở Mỹ. Lý giải cho điều này, cô nói:

“Tôi đoán bà đã đi Mỹ. Vì thời buổi đó, đa số những người làm ở quán bar đã đi Mỹ hết rồi. Không ai ở Việt Nam. Tôi không nghĩ bà còn sót ở Việt Nam.”

Cô tin rằng, điều màu nhiệm thứ nhất đã đến với, thì chắc chắn điều thứ hai cũng sẽ đến.

Cho dù ngày tìm được mẹ là tìm thấy ngôi mộ đã xanh cỏ, tôi cũng phải tìm cho ra và đến thắp cho bà nén nhang.

Điều kỳ diệu vẫn luôn xảy ra trong cuộc sống, nhất là với những người có niềm tin và không bao giờ bỏ cuộc. Câu chuyện của Jenny Hằng Nguyễn, cô gái Việt lai Mỹ đi tìm cha với hành trang chỉ có tình yêu và hy vọng là một ví dụ. Mong rằng một ngày nào đó, có thể cũng là một ngày mưa tầm tã, cô sẽ lại nhận được một cuộc điện thoại, hay một lá thư từ người phụ nữ có tên Hạnh.




Các Thế Hệ của Việt Nam (Phần 4)







Các Thế Hệ của Việt Nam (Phần 3)







Các Thế Hệ của Việt Nam (Phần 2)







Các Thế Hệ của Việt Nam (Phần 1)







Phỏng vấn nghệ sĩ Nguyễn thị Kim Chi







Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

Phỏng vấn ca sĩ Thế Sơn, 18/4/2019







Nguyễn Thái Bình: Khủng Bố hay Anh Hùng - Tác giả Trần Giao Thủy






Ký ức tháng Tư: Chuyện của Mạnh - Đà Lạt đêm lửa cháy







Thi vấn đáp Tú Tài thời trước 30/4/75 - Tác giả Tưởng Năng Tiến



Đến khi tôi đủ tuổi để dự thí tú tài thì Bộ Giáo Dục đã quyết định bỏ thi vấn đáp. Thiệt khoẻ. Cứ theo như lời của qúi vị đàn anh lớp trước thì phải trải qua oral – kỳ hạch miệng – mới thiệt sự biết đá biết vàng, chớ “hai cái bằng tú tài của thời chú mày thì kể như là đồ bỏ.”

Nghe cũng hơi tưng tức.

Coi: năm tôi đậu tú tài I, tỉ lệ trúng tuyển toàn miền Nam (VN) cho ban C chỉ có 8 phần trăm. Một trăm đứa đi thi thì rớt hết 92, vậy mà cái bằng của tui bị “coi như đồ bỏ” là sao – hả Trời?

Tôi chỉ bớt ấm ức, và bật cười ha hả (bên bàn nhậu) sau khi nghe chuyện vui về một cuộc thi vấn đáp:

Giám khảo, người Tây, hỏi:

- Vị quan toàn quyền nào ở Đông Dương đã trở thành vị tổng thống thứ mười bốn của nước Pháp?

Thí sinh vừa gãi đầu, vừa lầu bầu bằng tiếng Việt:

- Đ … mẹ, hỏi gì khó dữ vậy cà!

Vậy mà đậu oral vì giám khảo nghe “Đ.M” ra “Doumer.” Tôi sinh sau đẻ muộn, đã dốt lại lười, không mấy khi đụng tới sách vở nên chẳng biết Doumer là cái thằng cha (hay con bà) nào cả. Bữa rồi, nhờ đọc Vương Hồng Sển mới học thêm được ba điều/bốn chuyện:

“… Viết về ông Doumer, tôi đã sửa ngòi bút, suy nghĩ thật nhiều: viết sai thì hổ với lương tâm, bằng bốc thơm ông lại ngại tiếng gièm pha còn mến tiếc Tây đầm. Nhưng ở Hà Nội cầu Long Biên còn đó, ai giẫm chơn lên phải nhớ người xây dựng, mới không thẹn sao ‘uống nước nỡ quên nguồn’! Ở Huế, cầu Tràng Tiền đổi tên mấy lượt, nhưng vẫn còn sờ sờ, ở Sài Gòn này, cầu Bình Lợi cũng là kỳ công bất hủ của ông Doumer, chớ mấy ai khác. Vậy tôi biết gì, cứ nói.
 
Doumer qua Việt Nam khi tuổi chưa đầy 40. Người khỏe mạnh, làm việc bằng mười, thêm tài ba xuất chúng.
 
Những kỳ công của ông là: 
 
- Ông thấy xa, lập trường Viễn Đông Bác Cổ, để bảo vệ cổ tích, đền chùa khỏi bị phá phách cắp gỡ, tu bổ cổ tích còn lại…
 
- Ông lập trường cao đẳng ở Hà Nội …
 
- Chính ông năm 1901 đã đến tại chỗ, chọn Đà Lạt thay vì Dankia và đốc thúc, tài trợ cho bác sĩ Yersin thành lập nơi nghỉ mát Đà Lạt như ngày nay đã thấy. 
 
Ba cây cầu sắt ông để lại, thật là kỳ công bất hủ …”

Riêng về cầu Long Biên, tác giả Nguyễn Thông còn cho biết thêm một chuyện nhỏ bên lề:

“Thấy bảo rằng, cầu xây xong, có nhiều quan chức cả tây lẫn ta khuyên ông Paul Doumer lập 2 cái trạm ở đầu cầu để thu tiền qua lại, bù đắp số tiền đã bỏ ra, ông Paul liền bảo, các thầy chỉ nghĩ chuyện bóp nặn dân. Cầu xây bằng ngân sách thuộc địa, do chính dân xứ này đóng góp, giờ lại đòi người ta nộp nữa, sao các thầy bất nhân thế.”





Các bạn cựu sinh viên khóa một chia buồn Nguyen Mai (K4) & Ngọc Yến và gia đình. Mời đọc: Bài Tiễn Biệt Ba Dương Hiếu Nghĩa - Dương Ngọc Yến




Ngày 16.4.2019 
RichlandWashington


Dương Ngọc Yến đọc trước linh cửu tiễn biệt 
Cố Đại tá Dương Hiếu Nghĩa,
 - Pháp danh: Minh Lý
-  Pháp hiệu: Thích Không Như
   
Ba thương, con biết là linh hồn Ba còn ở đâu đây. Nên con xin thong thả trò chuyện với Ba một chút nhen, trước khi Ba bay lên Nước Trời. Con nói chuyện với Ba, mà có Mẹ, các anh chị em và con cháu nghe chung nhen.


Trước hết con mừng cho Ba thoát cái cảnh tuổi già sức yếu, 94 tuổi ở nhà già, "bốn bức tường vuông một chiếc giường". Ba đã xuất gia, mà cuối đời được sống gần gũi các con các cháu, có thêm chị Hai Cao túc trực chăm sóc. Ba thật là có phước! Con cầu xin cho Ba lên Nước Trời thật là bình an. Gặp lại ông nội bà nội, anh chị em, và bạn bè thân thương của Ba.

Ba thương,
Có một đêm, con trằn trọc tới sáng, không ngủ được. Bỗng nhiên 5 giờ sáng, Ba phone con, giọng nói thiệt là vui: "Trời ơi sướng quá! Ba mới đi bộ lang thang chơi ở ngoài đường nè! Trời lạnh quá, mà thích quá! What an adventure!". What an adventure! Quả thật, cuộc đời của Ba phiêu lưu ly kỳ! Rày đây mai đó, ngang dọc núi sông, với tinh thần lạc quan, "tri túc thường túc". Thấy đủ là đủ.

happy thoughts thì tinh thần mới sảng khoái, phải không Ba! Ba là một ông già có nhiều chuyện kể và lạc quan. Ba thích kể chuyện về đời binh nghiệp, về thời trai trẻ đi học quân sự ở Pháp ở Mỹ. Huấn luyện binh sĩ. Kể về đức tả quân
Lê Văn Duyệt. Kể chuyện 13 năm tù, với tinh thần thư dãn, không hận thù.

Ba rất thích kể chuyện và đọc sách. Cho nên con hay đọc sách cho Ba nghe qua đường dây telephone. Mình nối đường dây 3-chiều, đọc sách chung với các bạn đồng chí, chiến hữu, đạo hữu, thiền sinh, các ông già cao niên ở Spokane. Mình thư dãn nói chuyện mưa nắng hay thời sự. Đọc sách, kể chuyện, nghe nhạc tiền chiến, nói về các nhạc sĩ và những bài hát. Đủ thứ đề tài, như ăn uống đổi món.

Thích nhất là đọc sách với Mỹ Ngọc, chị Bạch Yến, chị Ngọc Nữ, Hồn Nhiên, anh Lâm Frank, bác Bành Thông, anh Minh Đức, anh Thanh Giàu, anh Vũ Quý Kỳ....Nhất là Cậu Tám, em của Đức Giám Mục Nguyễn Kim Điền đó, Ba nhớ không. 2 ông già nam kỳ, rất hạp khẩu, hay cười ha hả rất vui. Đề tài gì bàn tán cũng râm ran vui vẻ. Một ông theo đạo Công Giáo, một ông Phật Giáo.

Những lúc đó vui quá. Cái "Book Club" của mình đọc đủ thứ về chính trị, kiếm hiệp, thiền học, hay Phật học. Có một số bài viết favorite, mình đọc hoài. Có khi mình đọc Kinh Kim Cang với anh Lâm đạo sĩ, cháu bác Huệ Hòa. Sách về nam kỳ lục tỉnh, đời sống dân quê miệt vườn, câu cá, bắt cá, chài lưới trên sông Cửu Long. Sách "Cái Cười của Thánh Nhân".  Sách Thiền của thầy Thông Triệt. Đường Hy Vọng của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận viết ở trong nhà tù. Hành Trình Vào Đời của Linh mục Trần Quý Thiện, bạn tù của Ba. Các bài viết của anh Trần Phong Vũ, của Lm Nguyễn Tầm Thường. Các bài viết vui vẻ của ông Trà Lũ.

Lẽ Sống của Radio Chân Lý Á Châu. Giai Thoại Làng Nho của Lãng Nhân. Các bài viết của anh Mai Thanh Truyết -- người đã lái xe đường tuyết đi thăm Ba dịp Tết. Sách về đạo Phật của bác Kim Khánh, bạn Ba. Thác Lũ Mưa Nguồn của chú Nguyễn Lý Tưởng. Tình Yêu Ngục Tù và Vượt Biển của Dương Phục Thanh Thủy. Lá Rừng của anh Minh Đức. Các giai phẩm Phù Sa Sông Cửu. 5 cuốn sách Ba dịch về 30 tháng 4, như Quê Mẹ Oan Khiên của Pierre D'Arcourt, Vietnam Qu'as Tu Fait de Tes Fils, Nước Việt Nam Bị Bức Tử. Sách của tướng Vanuxem......

Tụi con thích khều khều Ba kể chuyện giang hồ. Những chuyện thời kháng chiến cùng các bạn đồng chí chống Pháp, chống Nhật, chống Việt Cộng. Thời Ba còn là chàng thanh niên Thần Long lãng mạn thổi sáo vi vu bên sông ở Cù Lao An Thành…."Đêm Đông, ôi ta nhớ nhung đường về xa xăm... Đêm đông, ta mơ giấc mơ gia đình yêu thương".... Một chàng tráng sĩ xa nhà, nhớ thương gia đình.

Ba khoái nhất là kể chuyện về tỉnh Vĩnh Long, những công trình bình định xây dựng trong đó có Bảo Tháp Xá Lợi Miền Tây còn dang dở. Ba rất khoái nghe con đọc bài viết của chú Nguyễn Sanh Tiền. Ba cười ha hả, kể rằng ông đại tá Tỉnh Trưởng phải mặc quần tắm cụt ngủn, ở trần, nhảy plongeon xuống hồ, để chính thức khai trương một hồ tắm piscine lớn ở Vĩnh Long, đúng tiêu chuẩn quốc tế.

Ba ưa kể chuyện chi tiết. Thí dụ, hồi nhỏ Ba giúp bà Nội nấu xôi làm sao. Buổi sáng Ba dậy sớm, chụm cũi cho mẹ, đừng cho lửa tắt. Ngâm đậu xanh, đãi vỏ. Xôi lá dứa với nước dừa. Học trò Dương Hiếu Nghĩa bị ông nội bắt thức khuya dậy sớm học bài và trả bài cho ông nghe, dù ông không mấy hiểu tiếng Pháp.

Ba là con nhà nghèo, nên thương dân nghèo. Tâm niệm của Ba là "vì dân vì nước". Ba nói "dân như cha mẹ mình" (dân chi phụ mẫu). Tâm niệm của Ba là sống trong sạch, thanh liêm. Không ham tiền. Coi "tiền tài như phấn thổ, nhân nghĩa tựa thiên kim". Tiền bạc như bụi bặm, tình nghĩa mới là ngàn vàng.

Ba ghiền cái "cục nhạc" 70 năm âm nhạc Việt Nam do Radio Úc Châu thực hiện. Có lần Ba nghe bài hát "Saigon bây giờ trời mưa hay nắng?", cảm động quá, Ba bèn phone ngay cho con hỏi "làm gì đó bạn?" Rồi 2 cha con lại tâm sự đủ thứ chuyện. Con nhớ điệu cười ha hả của Ba. Có khi Ba than thở "buồn quá con ơi", "già rồi sao mà sống hoài", rồi chẳng bao lâu sau đó Ba lại hết buồn, lại cười ha hả. Có nhiều khi, cho đỡ buồn", Ba đòi nghe con Yến thông ngôn trên phone, theo dõi những câu chuyện ở văn phòng bác sĩ, tòa án, hay sở di trú, ở Mỹ hay ở Anh.

Tụi con rất thích nghe Ba kể chuyện. Trong hơn 20 năm qua, Ba có viết nhật ký, và có thâu băng một số bài viết để dành cho con cháu. Ba thông minh và siêng năng. Qua Mỹ là học computer liền, viết dồi dào, và dịch 5 cuốn sách Pháp. Khi ở nhà già, Ba cũng đòi phiên dịch những bài viết về y tế, bằng tiếng Pháp như: uống nước, tập thể dục, ăn uống lành mạnh... Già yếu rồi mà Ba còn đòi mua một bàn bureau nhỏ để "làm việc". Cái bàn nhỏ này đang nằm buồn hiu trong nhà con.

Nhiều khi con chảy nước mắt thương Ông Già. Con thấy các ông bà già ở Hội Cao Niên Spokane thương Ba -- nhất là anh Lâm anh Ty chị Châu. Các Sư, các cô bác ở Thiền Viện Tánh Không và ở 2 ngôi Chùa Pasco này thương Ba. Các chú bác đồng chí Đảng Đại Việt thương Ba. Các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa thương Ba. Các ông bà ở Hội Ái Hữu Vĩnh Long Sa Đéc thương Ba. Có người đã thuộc lòng 2 câu đối đáp của Ba và Bác Tâm hồi cuối thập niên 60, sau Tết Mậu Thân:
                                 Nghĩ lành làm lành, vạn sự an lành
                             Gieo phúc gặt phúc, ngàn đời hạnh phúc

Đài tưởng niệm chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa ở thành phố Auburn Washington hiện nay có khắc tên Ba và câu: "Gieo phúc gặt phúc, ngàn đời hạnh phúc".


Cám ơn Ba đã hy sinh đời mình cho con cái. Cám ơn Ba giúp tụi con được học trường Tây. Cám ơn Ba giúp cả nhà mình di tản hồi năm 1975, giúp cho hơn 6500 đồng bào thoát khỏi phi trường Tân Sơn Nhất hồi 30-4, khỏi đau khổ vì cộng sản. Cám ơn Ba về những kiến thức và kinh nghiệm, tinh thần phục vụ tha nhân, lòng Yêu Nước, đạo đức, cách ứng xử ở đời, sự trung thành, tinh thần tận tụy gắng sức.

Ba thương,

Ba đã ra đi bình an ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày Chúa Nhật Lễ Lá ngày 14/4/2019. Tối hôm đó, đi lễ nhà thờ Công Giáo, Palm Sunday, mùa Chúa Giê-Su chịu nạn, con buồn quá, nước mắt cứ chảy ra. Con cứ nghĩ tới 4 chữ "ngàn đời hạnh phúc" và "vui sống muôn đời". Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô có câu "chính lúc chết đi, là khi vui sống muôn đời".

Mùa Phục Sinh, ngày Lễ Lá, giữa những bài thánh ca êm ái và những lời cầu nguyện chung của cộng đoàn, tụi con đã quỳ gối cầu nguyện cho Ba ở nhà thờ đại học Gonzaga. Con đã cầu nguyện lập đi lập lại: "xin cho Ba VUI SỐNG MUÔN ĐỜI". Xin cho Ba vui sống muôn đời, ở trên Nước Trời, ở cõi cao, ở
cõi vĩnh hằng. Xin cho Ba NGÀN ĐỜI HẠNH PHÚC ở miền cực lạc.

Thôi, Ba đi lên Nước Trời bình an nhen Ba!  Ba đã phiêu lưu 94 năm ở thế gian, sống một cuộc đời giúp ích, hy sinh, đầy ý nghĩa. Ba ra đi bình an nhen! Xin Ba nhớ lâu lâu quay trở lại trần gian, nâng đỡ, phù hộ cho Mẹ và các con các cháu của Ba nhen! Xin Ba giúp sức cách riêng cho gia đình tụi con nữa nhen!

Và xin Ba giúp sức cho người dân Việt Nam, giúp sức cho Việt Nam được "THANH BÌNH KHÔNG CỘNG SẢN"(*) nhen. Dạ con xin chào tiễn biệt Ba.



Thương Linh hát Lời Kinh Đêm, nhạc Việt Dũng phổ thơ Mán Thuận







Hàng rong ở phố cổ Hội An







Triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2019







Dân nuôi cá tại Đầm Lăng Cô vẫn thấp thỏm lo âu







csvn bị tụt hạng về chỉ số tự do báo chí thế giới







The Mueller Report, With Redactions







Ngôn ngữ trong nền dân chủ







Lá Thư Từ Chiến Trường










Có sự toa rập - giữa truyền thông và đảng Dân Chủ!







Xép dép lấy số thứ tự khám bệnh tại một bịnh viện ở Việt Nam






Thứ Hai, 15 tháng 4, 2019

Nếu tổng bí lú bệnh nặng, ai sẽ là người lên thay?







Đàng Trong (bên "thua cuộc") nô lệ Đàng Ngoài (bên "thắng cuộc")







Hợp Ca Tôi Yêu Tiếng Việt Tôi, nhạc sĩ Ngọc Lễ







Giàn khoan Đông Phương: tàu cộng nắn gân csvn trước chuyến thăm Hoa Kỳ của tổng bí lú







Giáo dục VNCH đầy tính NHÂN BẢN: 47 năm thầy trò tái ngộ trên đất khách - Tác giả Bs Nguyễn văn Lành






Thắm thoát thế mà đã 54 năm từ khi bước qua cửa hông của trường.

Ngày đầu , trong đồng phục áo trắng quần sọt xanh, ngồi  “yên sau“ chiếc xe lambretta cũ kỹ được Ba đưa đến trường …. lòng thật vui, dù lúc ấy chưa gặp thầy Nguyễn Thanh Liêm (giáo sư Việt Văn) để được nghe : ”Tôi đi học“ của nhà văn Thanh Tịnh … Sau này nhớ lại thì buổi trưa nắng chói chan Sàigòn theo Ba đến trường Petrus Trương Vĩnh Ký lần đầu chắc cũng xúc cảm như buổi sáng đi học đầu tiên trong sương thu và gió lạnh ở Gia Hạc, ven sông Hương của nhà văn Thanh Tịnh …

54 năm sau, nhớ lại vẫn còn những rung động trong tim trong ngày đến trường lần đầu cùng Ba …

Một đoạn trong Tôi Đi Học của nhà văn Thanh Tịnh:“ … Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học ..”.

…. Rồi tôi “lớn lên“ ở ngôi trường PK …..

Ngày ngày đi bộ đến trường đúng giờ rồi khi tan trường lặng lẽ đếm từng bước chân cho đến khi về đến nhà ….

Rồi những năm sau Nguyễn Thành Danh (U.S.), Phạm Viên Minh (AUS) thỉnh thoảng  cho “quá giang“ và Nhật Trung (Heaven), Phước Hải (AUS), Trung  Tín (SG), Lam Sơn (SG) , Trịnh Khánh Hội (US)  sẳn sàng chở dùm đến những quán cà phê, Thanh Hải Bùi Viện….
 
Cuộc đời của cậu bé PK yên bình, đẹp quá vì chung quanh luôn có những bạn bè gần gủi, sẽ chia ngọt bùi .. và được học ở ngôi trường cổ kính, dưới sự dạy dỗ tận tâm của các thầy cô, luôn mong cho trò mình đạt được những kết quả tốt đẹp nhất ….

Vẫn nhớ thầy Nguyễn Thanh Liêm (cố) trong những bước nhẹ ở lớp thất 5, cuối hành lang. Thầy Nguyễn Quang Oánh, hùng hồn qua những bài giảng Việt Văn, thầy Bách, cô Quế – cô Loan – thầy Tuấn – thầy Đức (cố)- Madame La Porte với những âm Pháp thật dễ thương, thầy Xuân Hoàng (cố) biến những triết lý của cuộc đời thành những công thức giản đơn nhất, nhớ thầy An – Xương (cố)  – Quỳ – Dân , Cô Cúc (cố) , thầy Lộc .. thầy Vũ Ký (cố), cô Thục, thầy Nam (cố) , thầy Thành Tích – Bá Kim (cố), Tứ Hải, thầy Hữu Ba (cố), thầy Hầu (cố), Cô Thịnh, Cô Thiên Hương … làm sao mà quên được các thầy cô, dù nay các thầy cô đã quá thất thập cổ lai hy hay một số đã quá vãng.

…. Và tưởng rằng đã yên …. nhưng rồi cuộc đời tự nhiên khựng lại ở lớp đệ nhất.

Những đêm trằn trọc không ngũ, những cơn lo vô cớ, đầu nặng trĩu dù trống rỗng, thích tìm một chổ vắng …

Có những buổi sáng, thay vì vào lớp, đi thẳng lên phòng bác Thư, người y tá già tốt bụng, ba của bạn học cùng lớp ở Nguyễn Tri Phương. Bác Thư bao giờ cũng cho 2 viên Panadol, rồi chỉ chiếc giường của “ trạm xá “ cho nằm nghĩ.
Hai tháng đầu chỉ thấy “một chân trời tím ngắt“.

Looking back nowadays, was it stress, anxiety or more precisely … was it a touch of depression. It came from nowhere .. quite sudden without any triggers ..
 
…. … Thế rồi những “bẹo tai“, “cú đầu nhẹ“ của thầy Nguyễn Sỹ Thân, với nụ cười hiền từ, lời giảng nhỏ nhẹ nhưng rỏ ràng trong những giờ lý hoá, hình như giúp làm tỉnh hẳn “cơn mê muội“.

Thầy Sỹ Thân đi dạy không mang theo notes chỉ nhìn vào vở của cậu bé ngồi bìa,  bàn đầu dảy giữa để tiếp tục giảng .. … Thầy thường bẹo tai người viết vì đọc không được chử viết của trò mình ….

Rồi theo giòng thời gian, theo thầy và bạn, “in“ lúc nào không hay …. “thích học“ … “Rồi nay qua cơn mê!“ như lời một bài hát ….

Ngày thi tú tài hai đến, chấp nhận nhưng không nôn nóng và hăm hở như các bạn lớp …

Ngày đi xem kết quả cùng Phước Hải, Viên Minh, hai người bạn thân ngồi cùng bàn … cả ba đứa đều vui vì “kết quả của học trò PK“.

… Thế rồi, lớp tổ chức một buổi ăn tối tại bến tàu Phú Lâm, có thầy giáo sư hướng dẫn Nguyễn Sỹ Thân. Các bạn lần lượt, sau bửa cơm, xin thầy “hướng dẫn“ bước đi tương lai … Ai cũng hỏi, chỉ riêng mình “tôi với trời bơ vơ“ ở một góc bàn dài vì sợ thầy la … Thế mà lạ, sau khi cố vấn cho tất cả các bạn … thầy bước đến chổ người viết, đặt nhẹ bàn tay trên vai, hỏi: ”Sao em không hỏi thầy …”.

Nước mắt chỉ chực tràn từ cậu bé nhiều năm trước là trưởng ban học tập, trưởng lớp, nhiều “tưởng lệ chứng“, giải được những bài toán khó nhất (như Nguyễn Trí Dũng nhắc khi gặp lại sau 50 năm), thế mà trong năm cuối lại “lận đận“ … giờ không biết bến bờ … thầy như hiểu được, nhẹ nhàng an ủi, “động viên“ rồi cho một câu khuyên dài .. Ngước mắt nhìn thầy với lời cám ơn dù thật ngạc nhiên với hai chử cuối của thầy.

Và hai chử ấy hằn mãi trong tim …..cho đến cuối năm 1986, trong kỳ thi lâm sàng cuối cùng tại bịnh viện Saint Vincent Sydney, một vị giáo sư, đại diện hai giáo sư khác, bắt tay và nói: ”The best score … ever“ …

Bước nhanh ra cổng bệnh viện, nói với “cô bạn“ Cẩm Vân, người chở dùm đến trường thi: “Xong rồi, anh trả nợ được cho Ba Mạ anh cùng gia đình và thầy Sỹ Thân“. Cô bé chỉ mừng theo dù lúc ấy có biết thầy Sỹ Thân là ai mô …..
Ba tháng sau hát tặng Cẩm Vân:

“Từ ngày có em về,
Nhà mình tràn ánh trăng thề
Dòng nhạc tình đã tắt lâu,
Tuôn trào ngọt ngào như dòng suối …. “

Và từ đó mỗi đêm, qua bửa cơm tối một hai tiếng , truyện ngắn truyện dài kể hết cho người nghe.

Chuyện người viết qua những thăng trầm, thử thách … “ba nổi bảy chìm“ …những ngày vui lẩn những ngày trầm mặc. Hành trang làm người ít ỏi, có chăng là tình thương của gia đình, và lời khuyên của thầy Sỹ Thân …… đó là sức mạnh và sức bật để thành người. Hình ảnh thầy Sỹ Thân và đêm Phú Lâm … mang mãi, nhắc hoài như kim chỉ nam …
 
Thế rồi 47 năm sau, ngày rời trường PK, lúc ngồi ở phòng họp bệnh viện Bến Sắn Bình Dương tháng một 2019, bác sĩ Phan Hồng Hải, chuyển phôn, hai anh em chia cuộc điện đàm viển liên với thầy Nguyễn Sỹ Thân ……..

Ngày 13/3/2019, trong cơn mưa nhẹ, hai vợ chồng theo xe lửa đón thầy, cùng hai bạn trẻ đồng hành: anh Đức và anh Lưu, tại cảng Sydney.
 
Gặp lại thầy sau khoảng thời gian dài, lòng vui không tả, bên người vợ hiền cũng vui không kém … khi qua những câu chuyện “chồng“ kể ngày qua ngày, thì hình ảnh thầy Sỹ Thân không chỉ là hình ảnh người thầy kính mến, mà còn là hình ảnh của một người cha, người chú, một ân nhân đã giúp cho chồng mình vươn hình hài lớn dậy …. Cảm động quá đi thôi.
 
Rồi bảy ngày Sydney của thầy Sỹ Thân vun đầy tình thầy trò, đồng nghiệp …

 

Bánh Cuốn - Tác giả Vũ đăng Khuê



Hôm nay ngoài trời đang mưa lất phất, vẫn còn lạnh dù đã cuối mùa Đông, cái lạnh thật là quái ác, nó len vào tận trong chăn trong nệm khiến tôi không muốn ngồi dậy, mắt mở thao láo mà đầu óc nghĩ miên man đủ chuyện. Tôi chợt thấy một đĩa bánh cuốn với một ly cà phê bốc khói mà đã hơn mười mấy năm rồi không có dịp thưởng thức.
 
Luận về món ăn sáng của Việt Nam ta thì nhiều vô kể, tôi không dám lạm bàn vì quả tình mình không thông hết. Ở đây chỉ xin được trình bày một it “kiến thức nửa vời” của mình về bánh cuốn, một trong những món quà sáng tôi thích nhất (đương nhiên Phở đối với tôi vẫn là nhất trên đời).
 
Trước hết, bạn muốn ăn bánh cuốn kiểu nào: kiểu Bắc hay kiểu Nam. Kiểu Bắc là thế nào và Kiểu Nam thì ra sao?
 
Bánh cuốn tráng theo kiểu Bắc là loại bánh được cuốn tại chỗ và ăn ngay được gọi là bánh cuốn Thanh Trì. Bột để tráng bánh là loại bột gạo nguyên chất được xay nhuyễn với nước. Xay xong những phần lắng lại được dùng làm bột để đổ bánh, có nhiều nơi sau khi xay xong lớp bột thứ nhất họ đem phần bột lắng được phơi khô và làm lại y như thế lần thứ hai hay lần thứ ba. Dụng cụ để tráng bánh gồm có một khung tre được cuộn tròn ôm sát lấy miệng nồi, ở trên đó người ta phủ một lớp vải trắng như mặt trống. Nước trong nồi lúc nào cũng phải sôi sùng sục thì bánh mới có thể chín được, trên cùng là một cái nắp khung hình tròn được đậy khit để hơi nước không thoát ra ngoài. Bước qua giai đoạn tráng bánh cũng là cả một nghệ thuật, bột hòa với bánh tráng được trải đều trên mặt vải rồi đậy nắp lại trong một thời gian nhất định, đừng để lâu quá hay ngắn quá, xong dùng một chiếc đũa lấy bánh ra rồi trải đều lên một khay tròn, cho vào một ít nhân. Nhân bánh gồm thịt bằm, nấm mèo đã được xào sẵn rồi ta bắt đầu cuốn. “Mà phải cuốn cho khéo nhé, nhớ phải để phần nhân thịt nổi ra ngoài trông mới hấp dẫn, tuyệt đối đừng để nhân lòi ra ngoài rất khó coi”. “Trời ơi sao khó khăn quá vậy bác”, “Muốn ăn ngon phải cầu kỳ chứ cậu”, Đâu đã hết, chỉ có bánh cuốn không coi sao được, một vài tép mỡ hành trải đều trên mặt, một ít dưa leo được chẻ mỏng và một ít rau thơm xếp xung quanh, dăm miếng chả lụa cắt vừa đủ để 4 góc (đúng ra thì chỉ ăn với rau thơm, nhưng sau này biến chế ăn chung với chả lụa hay chả quế) và bây giờ mới là vấn đề: nước mắm, không khéo pha thì bánh cuốn có được đổ công phu tới đâu cũng vô ý nghĩa. phải vừa ngọt vừa cay, đủ tê tê đầu lưỡi, có người còn cho thêm vài giọt cà cuống nhưng đừng cho nhiều quá nước mắm sẽ bị nồng khó ăn. Nước mắm được tưới sâm sấp lên mặt đĩa bánh để khi ăn vừa hết bánh thì phần nước mắm cũng được thanh toán gọn. Cầu kỳ quá phải không các bạn?

Tôi nhớ là đã ăn lần đầu tiên Bánh Cuốn Thanh Trì vào khoảng năm 1965, khi học Đệ Ngũ. Lúc đó, bánh cuốn không có nhân thịt mà chỉ là bánh, mỡ hành và nước mắm chanh, ớt pha theo kiều miền Bắc (chứ không có đường, tỏi, dấm và nước theo kiểu miền Nam), ăn chung với giò lụa hay chả quế. Thiệt tình tới bến luôn và tôi bắt đầu nhớ “em” từ đó.
 
Bạn có nhiều thì giờ không? Nếu có thì theo tôi đến tiệm bánh cuốn Thăng Long (kế tiệm bánh mì Hà Nội) ở đường Nguyễn Thiện Thuật để thấy được cái sự háo hức của những người yêu thích bánh cuốn. Quán có khoảng chừng 5 cái bàn nhỏ và khoảng 20 cái ghế, khách đợi ăn lúc nào cũng đông. Rất nhẩn nha, thư thái, bà chủ làm từng cái, từng cái một khiến khách hàng rất “bực” vì phải chờ đợi lâu, nhưng ai cũng muốn đến vì bánh cuốn quá ngon, hoặc tiệm bánh cuốn tại đường Nguyễn Cảnh Chân, cũng rất tới mức, bán không nhiều vì đến 9 giờ sáng là hết sạch, không bán nhiều hơn vì “như vậy là đủ sống, đủ vui rồi, cần gì phải bon chen nữa cậu”. Ngoài ra, một tiệm bánh cuốn khác cũng rất nổi tiếng nằm ở đường Trần Quốc Toản đối diện với Ủy Ban Liên Hợp bốn bên. Tiệm này ngon vì bánh được cuốn với rất nhiều nhân, ăn nhiều lắm cũng chỉ tới 2 đĩa là cùng, nước mắm ở đây cũng hết xảy. Sau này ở đường Lê Văn Duyệt gần Quân Vụ Thị Trấn ngày xưa có thêm một “đơn vị” bánh cuốn nữa. Đó là bánh cuốn Lạng Sơn, đến đây người sành điệu không những được thưởng thức bánh cuốn ngon lành mà nếu muốn có thể làm thê tô bún mọc, loại bún đặc biệt của miền Bắc.
 
Ở Nhật, tôi nhớ có lần hình như tại Hội Xuân 1984, có quầy bánh cuốn thứ thiệt 100%, do mẹ của người bạn cùng 3 cô con gái “chủ trương”. Bánh ngon lắm, khách du xuân xếp hàng dài thườn thượt. Một anh bạn rao hàng rất có duyên, lúc nào cũng to mồm kêu gọi, hối thúc khiến bà cụ cứ quýnh quáng vì làm không kịp. “Cho thêm 3 đĩa nữa”, “Lâu quá người ta đòi vô cuốn kìa” hoặc “Thôi để.... thẳng luôn khỏi cần cuốn” khiến mọi người cười sằng sặc.

Sang đến bánh cuốn kiểu Nam còn được gọi là bánh ướt. Loại bánh này rất phổ thông, nó hiện diện khắp mọi nơi: trường học, công sở, các quán bên đường trên đường phố. Bột để đổ loại bánh này cũng tương tự như bột đổ bánh cuốn kiểu Bắc, nhưng lát bánh thì to và dày hơn ăn chung với chà lụa, bánh tôm khô là loại bánh này cũng được chế biến từ bột gạo trộn với đậu xanh nhưng cần nhất là phải có con tôm nổi trên mặt, được chiên thật giòn trong một chảo mỡ thật nóng giống như lúc chiên chả giò. Khi ăn chung với nước mắm cay nó sẽ đem lại cho người ăn những vị ngon thật khó tả (người cầu kỳ còn đòi hỏi phải cho thêm một chút nước dừa vào nước mắm). Ta có thể tìm lại những loại bánh ngon nổi tiếng này tại Ngã Sáu Sài gòn, trước cửa trường Tân Văn, hay trước cửa rạp Đại Đồng, Cao Thắng. Tôi nhớ là vào mỗi tối khi học thi Tú Tài (năm 1970), hàng bánh cuốn là một trong những người bạn quen thuộc nhất của anh em tụi tôi, ăn một đĩa là có thể gạo bài tới sáng.
Bánh xếp, bánh giò cũng có thể xếp như những loại tương cận, chẳng cần chả lụa, chẳng cần phải thêm gì cả nhưng vẫn được nhiều người chiếu cố.

Tiếng điện thoại reo ngang cắt ngang những suy nghĩ của tôi, đầu giây bên kia tiếng Ngọc oang oang:
 
- Xuống nhà thờ Fujisawa đi, ở đó có bán thức ăn gây quĩ yêm trợ đó”.
 
Tôi hỏi tới:
 
- Có Phở hay bánh cuốn không?
 
- Không có phở, nhưng có bánh cuốn, bún bo và nhiều món nhậu khác nữa. Đi lẹ lẹ chứ không hết bây giờ.
 
Nghe đến tên bánh cuốn, mắt tôi sáng rực, vội tung chăn vùng dậy và chỉ một tiếng sau tôi đã có mặt trong làn sóng người đi tìm hương vị quê hương. Tính nhẩm tôi đã ăn một tô bún bò, một đĩa chim sẻ nướng, và 3 đĩa bánh cuốn, một đĩa có 3 lát, tính ra là 9 lát mà vẫn còn thèm.... và thèm.