khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

VIỄN DU - MẸ TRÙNG DƯƠNG







Vai chính và các vai phụ nhập vai xuất sắc trên sân khấu cuộc đời, mang tên quán bún chả Hương Liên. Cách gì mà dân Việt Nam mang khẩu hiệu Dân Muốn Cá Sống đến đây để vai chính xem. BỐ BẢO !







Mời nghe "nhạc sến" trước 75 và hình ảnh Saigon ngày xưa. Hồi đó ngồi gạo thi mấy giản đồ vector lớp máy điện của thầy Đính trong khi mấy bài nhạc này nhắc nhở om sòm từ radio nhà hàng xóm: "Dăm đứa thân, nghe tin chẳng trở về". Làm tỉnh người vì ham sống sợ chết !







Trang Sỹ Tấn nói về Dương Văn Minh










ĐGM NGUYỄN THÁI HỢP TRẢ LỜI PHỎNG VẤN VỀ THẢM HỌA MÔI TRƯỜNG VIỆC BIỂU TÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG







Anh Ngọc hát Bên Ni Bên Nớ của nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ Cung Trầm Tưởng







Anh Ngọc hát Nhớ Bạn của nhạc sĩ Vũ Thành







TÌNH HOÀI HƯƠNG - Thái Thanh & North Orange Symphony Orchestra


"Trời ơi, nhớ nhà quá...!"
 
 



Ca đoàn Ngàn Khơi hợp xương Trường ca MẸ VIỆT NAM của nhạc sĩ Phạm Duy







Thảm họa diệt chủng của người Việt Nam đang ở ngay trước mắt - Tác giả Phạm Hồng Thúy


Từ lâu, Trung Quốc đã thực hiện cuôc diệt chủng đối với các dân tộc nhỏ để giành đất cho người Hán. Từ tháng 04.1975 tới cuối năm 1978, 3,5 triệu người Campuchia đã bị hành quyết bằng cách đập vỡ sọ thông qua bàn tay Khơ me đỏ. Từ đấy loài người đã biết đến chính sách diệt chủng của Trung Quốc ở Campuchia, nhưng ít người biết rằng Trung Quốc đã thực hiên chính sách này đối với tất cả các dân tộc không phải người Hán. Ở Việt Nam cuộc diệt chủng đang bước vào giai đoạn khốc liệt.
 
Lá cờ Trung Quốc có 5 ngôi sao, ngôi lớn nhất thuộc về người Hán, 4 ngôi sao nhỏ giành cho các dân tộc Mãn, Hồi, Mông, Tạng, là 4 sắc tộc lớn nhất trong số hơn 100 sắc tộc không phải người Hán sống ở Trung Quốc. Chúng ta cùng nhau điểm lại, sau 67 năm dưới chế độ cộng sản, trong tổng số 1400 triệu người ở Trung Quốc còn lại bao nhiêu người Mãn, Hồi, Mông, Tạng?
 
Các thủ đoạn hủy diệt đã và đang diễn ra ở Việt Nam:
  1. Hủy diệt châu thổ sông Cửu Long, nguồn lương thực và thực phẩm chính của cả nước. Việc này chúng thực hiên bằng cách xây nhiều đập thủy điện ngăn sông Mê Kông gây hạn hán và ngập mặn trầm trọng, đất nhiều nơi đã bị lún sâu, đồng thời dùng rất nhiều thủ đoạn thâm độc như thả hóa chất độc, ốc bươu vàng, … nhằm phá hoại lúa, hoa màu và thủy sản trên toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long
  2. Đổ chất độc dọc bờ Biển Đông để hủy diệt các hải sản ở biển và các vùng nuôi hải sản ven biển, đầu độc toàn bộ nguồn muối ăn của người Việt, ngăn cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt xa bờ!
  3. Hủy diệt các sông trên toàn bộ miền Trung thông qua hàng trăm đập thủy điện, khai thác bâu xit, thương lái Trung Quốc bày trò mua chanh leo giá cao để dân phá cà phê, hồ tiêu; mua vét rong biển để triệt hạ vùng sinh thái của cá… sau đó không mua nữa vì đã phá xong.
  4. Xây nhiều đập phía thượng nguồn sông Hông và sông Đà, làm suy kiệt sông Hồng từ nhiều năm. Chuẩn bị đại dự án sông Hồng với 6 đập thủy điện mới, hủy diệt hoàn toàn hệ sinh thái châu thổ sông Hồng.
  5. Xây dưng rất nhiều nhà máy nhiệt điên, xi măng, sắt thép và hóa chất… để đầu đôc khí quyển và các nguồn nước. Trong khí thải các nhà máy ở Việt Nam dùng thiết bị Trung Quốc, hàm lượng các khí thải độc hại như CO, SO2, H2S, Hg … đều cao hơn từ 19 lần tới 125 lần hàm lượng cho phép. Chất thải đổ xuống nước đã làm chết rất nhiều sông ngòi như Thị Nại, La Ngà, Bưởi… và hàng ngàn km bờ biển.
  6. Tung thực phẩm và thuốc men độc hại cúng các hóa chất chế biến thực phẩm độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam, đồng thời thương lái Trung Quốc mua vét các loại thực phẩm sạch để người Việt chỉ còn có thể tiêu thụ thực phẩm độc hại, chết dần vì bệnh tật. Hiện nay số người mắc bệnh ung thư, teo não, đột quỵ và nhiều bệnh hiểm nghèo khác đã tới mức cao nhất thế giới.
Tất cả mới chỉ trong giai đoạn đầu. Sau khi sát nhập vào Trung Quốc năm 2020, dân tộc Việt Nam như cá nằm trên thớt, cuộc diệt chủng sẽ thảm khốc hơn nhiều. Những gì sẽ xẩy ra sau 4 năm tới đây? Sau 20 năm nữa con số 90 triệu người Việt liệu có còn tới 10 triệu như người Mãn hay tới 3 triệu như người Tạng không?
 
Thảm họa diệt chủng đã hiện ra trước mắt, không ai có thể cứu được dân tộc Việt Nam khỏi thảm họa này, ngoài 90 triệu người Việt. Mỗi người cần nhìn thấy cái chết đang đến với chính mình và con cháu mình, hãy chuyển tải thông tin này tới tất cả mọi người, tới mọi tờ báo, mọi phương tiện thông tin để mọi người cùng biết, cùng nhau đứng lên chống thảm họa diệt chủng đã đến trước mắt, để cả thế giới cùng biết và lên tiếng bảo vệ chúng ta.
 
HÃY XIẾT CHẶT VÒNG TAY LỚN – DÂN TỘC VIỆT NAM NHẤT ĐỊNH THẮNG!
 

Con cá sống nhờ nước «Tay dơ lấy nước mà rửa, nước dơ lấy chi mà rửa» (Vua Duy Tân)- Tác giả Phan văn Song



1. Nước: Tiếng Việt Nam bình dân thật kỳ diệu!

Dân chúng Việt Nam ta dùng chung một từ rất thường ngày, rất thật sự gốc Đại Việt, thật sự gốc Nôm (Nam) Đó là từ Nước. "Nước" nghĩa đầu tiên là chất liệu cần thiết để có đời sống, là chất uống. Vậy thì Nước là chất uống, là nước uống! Nước cũng được dùng để tắm rửa vệ sanh, nấu ăn bếp núc. Nước là sức sống, nước là đời sống!

Dân tộc Đại Việt ta cũng dùng từ Nước để chỉ quê hương nơi ăn chốn ở, nơi một dân tộc cư ngụ có tổ chức, có biên giới, có hành chánh. Khi muốn đăng đàn, dựng bản dưới một hình thức chánh trị, thường dùng một cặp từ nhập cảng để diễn dịch là quốc gia. Còn ở nhà với nhau, dùng từ đất nước là đủ rồi! Có đất, có nước: có đất là có nơi cất nhà, chốn ở, có nơi trồng trọt, canh tác, nơi ăn, có nước, là uống là tắm là rửa. Đó là những điều kiện vệ sanh, sức khỏe, sanh sống. Đó là những điều kiện sinh lý-biologique, để sanh tồn!

Tóm lại, đất nước là điều kiện tiên quyết của sự thành hình một dân tộc, không có đất nước là không có dân tộc, hoặc là ăn nhờ ở đậu, có khi mất cả quốc tịch, (dân Kurdes, hay các cộng đồng tỵ nạn Tàu, Nhựt… Việt Nam ở Mỹ…) Như vậy đất nước, là nơi tạo ra những điều kiện để một dân tộc sanh sống, để một dân tộc sanh tổn và phát triển; và nơi ấy gọi chung là Nước!

«Quốc gia» nhập cảng từ tiếng Hán (Hệ lụy của ngàn năm đô hộ là mất nhiều chữ gốc ta lắm!). Quốc (gốc Tàu) là Nước, nhưng vì sợ lầm với Nước Uống, nên phải thêm Gia (cũng Tàu) là Nhà để nói rõ thêm Quốc Gia là Nước có dân ở, chớ hổng phải Nước Uống! Nhưng nhờ qua cái từ Quốc Gia ấy, một quan niệm chánh trị được nói rõ, đó cái liên quan giữa, quốc, nước, một không gian rộng lớn là đất nước, với biên cương với lãnh thổ, và gia là căn nhà, ấm cúng, của đơn vị căn bản sanh tồn của con người, một gia đình. Cái tương quan Gia nhà, Quốc nước, còn có một ý nghĩa xã hội hơn, là tương quan bổn phần và trách nhiệm cùng nghĩa vụ giữa quốc và gia. Đó là bổn phận của mỗi chúng ta, mỗi người sanh sống trong một đơn vị «gia» trên một lãnh thổ «quốc», phải có bổn phận trách nhiệm đóng góp xây dựng cộng đồng các «gia» trên lãnh thổ «quốc» ấy. Ngược lại, cộng đồng lãnh thổ «quốc», cũng phải có trách nhiệm, bổn phận, bảo vệ, tạo điều kiện, cho người dân và gia đình người dân, trong các «gia», được an toàn sanh hoạt! Tóm lại, người dân, phải là một là công dân – dân đơn vị thuộc bộ phận chung công, dân của một bộ phận Gia/ Nhà - Gia đình, cũng là (công) dân, bộ phận của nhiều Nhà-Gia là Xóm làng, Thành tỉnh, để cuối cùng họp thành Quốc/ Nước. Quốc Gia Việt Nam = Nước Việt Nam. Tương quan lưởng lợi - synallagmatique–Win Win - bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ giữa Quốc Gia và Công Dân, giữa Người Dân và Nhà Nước, thường được ví von dưới từ ngữ Tình Cá Nước

Chỉ với một chữ Nước tiếng Việt chúng ta tài tình nói đến một Quốc gia: Nước Việt Nam.

Tiếng Pháp có pays, tiếng Anh có country. Nhưng pays hay country có thể dùng hạn hẹp hơn, có thể đồng nghĩa với Xứ của phe ta, dân miền Nam Việt dùng vậy. Xứ tui =quê tui. Mon pays le Poitou, my country California!

Từ Quốc Gia ngày nay cũng được dùng để dịch từ Pháp Anh Nation nữa! Nation có quy củ, có tổ chức, có thể chế, có khi hiểu một cách lạm dụng, hay cường điệu là «thuần chủng» nữa. Khi nói, dùng, từ Quốc Gia, chúng ta cũng phải hiểu là một Nước có tất cả mọi bộ phận hành chánh, quy chế, thể chế! Ngân Hàng Quốc Gia là Ngân Hàng do Hành Chánh Công quyền quản trị thuộc hệ thống Công quyền! Ngược với các Ngân Hành Tư do Tư Nhơn Quản tri! Việt Cộng dùng từ Nhà Nước để dịch Quốc Gia, Ngân Hàng Nhà Nước, Hợp Tác Xã Nhà NướcNhưng lạm dụng danh từ Nhà Nước vì không phải «Do quản trị Nhà Nước» mà là Của Đảng Cộng Sản Đớp gọn làm Của Riêng Tư của Đảng»!

2. Cá

Cá sống trong nước (tiềng Tàu là Thủy). Có nước là có cá, nước ngọt, nước mặn, nước lợ, cá đều sống trong mỗi môi trường. Tóm lại Cá sống nhờ, trong nước. Nước đến từ thuở khai thiên lập địa của Trái Đất - Quả Địa Cầu. Chưa có đất đã có nước rồi!

Thuở khai thiên lập địa, nói kiểu bình dân Việt Nam, hay thuở vừa sau khi cú nổ Big Bang nổ để tạo ra vũ trụ, nói theo khoa học tân thời, khoảng 13,8 Tỷ năm trước. Vũ trụ - Univers thoạt đầu, sau Sức nổ Big Bang, nóng bỏng, nguội dần và nở rộng ra, với những mãnh vụn, bụi bặm, tạo ra hệ thống các hành tinh – système de galaxies. Trong Vũ trụ có khoảng 200 Tỷ Hệ thống Hành tinh khác nhau. Hệ thống hành tinh của chúng ta, trong đó có hệ thống Mặt Trời –système solaire với tám hành tinh, là Hệ thống Voie Lactée - Giải Ngân Hà, có một đường kính là 100 ngàn năm-ánh sáng (1 năm-ánh sáng = 10 ngàn Tỷ cây số).

Hệ thống Mặt Trời– 8 Tỷ tuổi - nằm trong Giải Ngân Hà. Và Trái Đất - Quả Địa Cầu chúng ta nằm hàng thứ ba từ Mặt Trời tính ra, trong Hệ thống Mặt Trời.

Trái Đất nằm cách Mặt Trời 150 Triệu cây số, lý tưởng để có Đời Sống. Sau Big Bang 13,8 Tỷ năm trước, phải chờ đến 4,6 Tỷ năm cuối đối với ngày nay, Trái Đất mới thành hình do sự gom góp của các mãnh vụn các hành tinh khác vo tròn, quyện vào nhau, nhào trộn với nhau. Nhờ đụng chạm gom góp giữa các hành tinh và các sao chuổi, gồm nước đá và tuyết, với hơi nóng ánh sáng Mặt Trời tạo thành bầu trời đầy hơi nước, sương, mây mù chung quanh Quả Đất. Trái Đất nguội dần, mây mù biến thành mưa, tưới xuống Quả Đất. Nhờ địa điểm, chổ ở lý tưởng với Mặt Trời, đủ ấm nhưng không nóng quá để nước biến mất, không lạnh quá để nước biến thành băng. Dần dần với dưỡng khí, với ánh sánh, với sức nóng, đời sống hiện ra, thoạt đầu sinh vật và sau đó loài thủy sản rong, bèo và Cá! Cá là một trong những sinh vật đầu tiên có mặt trên Địa cầu.

Quả Địa Cầu, nói theo khoa học ngày nay gồm toàn là nước (thủy), là chất lỏng Toàn thể Trái Đất là biển cả, là đại dương (lại chữ nhập cảng nữa). Ngày nay, mặc dù, có năm châu lục địa nhưng vẫn còn 80% quả Địa Cầu là Nước gồm Đại Dương. Trái Đất tuy thành hình 4,6 Tỷ năm trước, nhưng phải chờ khoảng 2,5 Tỷ năm sau nầy thôi, các lục địa mới nổi lên, Và phải chờ đền 350 triệu năm cuối, mới có đời sống trên bờ. …và dủ đời sống thủy sản đã có mặt tử cả Tỷ năm trước nhưng, Cá thật sự có mặt chỉ có 420 triệu năm sau nầy thôi! Còn Con Người ? Loài có vú 65 Triệu tuổi, và Homo Sapien – Con Người Hiểu biết chỉ biết hiểu biết từ 200 ngàn năm nay thôi! Dân tộc Việt Nam hãnh diện 4000 năm văn hiến!

Cá có mặt ở Biền từ 420 triệu năm rồi. Cá Biển Đông đã nuôi trong 4000 năm dân tộc Đại Việt. Chỉ một thấp thoáng do sự cẩu thả vô tình ? Hay do có kế hoạch cố ý cố tình ? Quân xâm chiếm Tàu đã giết chết sạch đàn cá ở ngoài khơi Hà Tỉnh, đầu độc hàng vạn tỷ khối nước Biển Đông. Biển Đông là Biển Mẹ nuôi sống dân tộc Đại Việt.Truyền thống 50 con theo Cha Rồng xuống sống ở Biển nay còn đâu ? Mất Biển, mất Cá, mất Nước, mất Tổ quốc!

Tháng qua, nước Biển Đông bị đầu độc, làm chết Cá. Từ đầu năm, Đồng Bằng Sông Cửu Long bị hạn hán, vựa lúa Việt Nam, vựa trái cây Miệt Vườn Việt Nam bị thất mùa khô cằn. Lý do, thượng nguồn Sông Cửu – MêKong – Sông Mẹ bị 14 Đập Thủy điện Tàu chận cả lưu lượng nước, cướp cả đất phù sa. Dân tộc Đại Việt là dân tộc sống nhờ Lúa Nước, sống nhờ Thủy sản, ăn cơm, ăn cá và những phó sản của cá, nước mắm và mắm. Hạn hóa đồng khô, lúa chết. Biển độc, cá chết. Lúa chết, không có cơm ăn. Cá chết, hết cá mắm và nước mắm. Dân chúng Đại Việt ta vừa mất Vựa Lúa, mất Miệt Vườn trên Đất, vừa mất Cá, mất Nước Mắm trên Biển. Đất Nước Đại Việt, quê hương Đại Việt, Tổ quốc Đại Việt không còn lương thực, không lúa Gạo, không Cá mắm!

Dân sống nhờ Đất Nước, như Cá sống nhờ Nước. NayNước bị đầu độc Cá chết. Nước Đại Việt đang bị Tàu chiếm, đầu độc. Nước Đại Việt mất, dân Đại Việt cũng sẽ chết thôi.

3. Cá sống vì nước

Cá sống nhờ nước, Dân Đại Việt sống nhờ Nước Đại Việt. Không biết con cá có sống vì nước không ? Chớ người dân, con cá Đại Việt phải sống vì Nước Đại Việt. Sống vì Nước, vì Đạo Việt dạy người con đất Đại Việt biết ơn Đất Nước, ơn Đồng Bào! Có Đất Nước, Có Đồng Bào mới có mình. Bốn ngàn năm giữ nước, giữ biển, giữ đất giữ quê hương. Tồ tiên ta ngày xưa giữ vững Ải Nam Quan, chém Liễu Thăng trên đường chạy về Tàu ở Ải Chi Lăng! Tổ tiên ta ngày xưa giữ vững biển Đông, đại phá quân Nam Tống với Vua Ngô Quyền, đại phá quân Nguyên với Đức Hưng Đạo trên cửa sông Bạch Đằng, cả hai vị anh hùng đều mượn ngọn sóng thủy triều Biển Đông làm vũ khí.

Những ngày hôm nay, là thời cơ đã đến, là cơ hội. Cái ngu của ngoại xâm Tàu, quá tham lam, quá tự tin, đã giúp ta! Tàu chận nước sông ở thượng nguồn sông Cửu Long – Sông Mẹ của ba nước Đông dương ở hạ lưu. Đặc biệt Sông Cửu Long với hai nhánh phì nhiêu đã nuôi sống đồng bào Nam Việt và là vựa lúa của toàn bộ dân Đại Việt. Chỉ vì Tàu tham lam xây một lượt 14 đập thủy điện chận tất cả nước, cướp tất cả phù sa nên đồng bằng sông Cửu Long của Nam Việt ta ngày nay hạn hán, đất nức nẻ! Lưu lượng nước sông Cửu vì cạn nên thiếu sức đầy của nước ngọt ra khơi, nên nước biển mặn lan ngược vào đồng bằng sông Cửu Long. Nước sông nhiễm mặn, đất nhiễm mặn theo. Đồng lúa nhiểm mặm, lúa chết, Đất miệt vườn nhiễm mặn, cây trái tiêu tùng. Như thế người dân Đại Việt miền biển, hay miền đồng bằng, sống nghề ngư, hay sống nghề nông đều trắng tay.

Từ nay, Việt cộng trông chờ ngoại viện đàn anh, Hán cộng để nuôi dân mình. Nhà cầm quyền Hán Ngụy Cộng sản Bắc Việt đã thành công công tác bán dân Đại Việt cho Tàu, công tác Hán hóa Việt Nam thành công!

Ai cũng tưởng Công sản hóa, nhuộm đỏ Việt Nam, chủ đích của Công Sản Tàu? Lầm to! Đó chỉ giả đò, để lừa bịp thế giới, kể cả thế giới Cộng sản Quốc tế (Nga)! Tàu Hán Tộc, cóc cần Cộng sản hóa Việt Nam! Tàu chỉ muốn dân tộc Đại Việt đầu hàng Hán Tộc thôi! Mộng ngàn năm nay đã thành công! Một ngàn năm đô hộ, trải bao nhiêu triều đại Hán tộc, không thành! Suốt thời kỳ một ngàn năm Đại Việt độc lập, Tàu Hán tốn công sức, đã bảy lần xâm lăng, bao nhiêu triều đại, bao nhiêu sắc tộc Tàu, từ Hán Nguyên đến Mãn Thanh đều vẫn thất bại. Mộng Hán hóa vẫn không toại, vẫn không Hán hóa Đại Việt được!

Thế mà, chỉ với 70 năm, Việt Cộng lợi dụng lòng yêu nước của người dân Việt chống Pháp chui lòn vào phong trào kháng chiến của người yêu nước, nhưng nhẹ dạ, mượn tay làn sóng đỏ Quốc tế để xóa bỏ máu mủ giòng giống Đại Việt, dùng chiêu bài giải phóng dân tộc, Cộng sản hóa chế độ tự do miền Nam! Thật sự chỉ là Hán hóa Việt Nam thế thôi!
 
Con Cá cũng là một biểu tượng của Thiên Chúa Giáo thời xưa để tránh sự đàn áp của triều đình La mã. Người đi Đạo Chúa thường dùng hình ảnh con cá để nhận diện nhau. Ngày nay cũng vậy. Ở Âu Mỹ thỉnh thoảng chúng ta gặp trên các thân xe hình một con cá. Con cá là biểu hiệu của người con cái Thiên Chúa. Con cá là do là từ ICHTYS tiếng Hy Lạp là Cá. ICHTYS là các mẫu tự đầu ICHTYS góp lại của câu: Iéssous, Christos, Théos, Yoios, Soter. I, Iéssous = Jêsus ; CH, Christos = Ky tô ; T, Théos = Chúa ; Y, Yoios = Con ; S, Soter = Cứu Thế = Jêsus Ky Tô, Đức Chúa Con, Đấng Cứu Thế! Lịch sử Thiên Chúa Giáo với dấu hiệu con cá đã dẫn dắt gần trên một phần ba nhơn loại trên thế giới (2,2 Tỷ người). Một tôn giáo ra đời với một lãnh đạo bị hành quyết, đóng đinh trên một thập tự giá, bị trù dập đàn áp, phải trốn tránh ẩn nấp trong các hang động để làm lễ, các tông đồ môn đệ đầu tiên đều bị nhà cầm quyền đương thời bỏ tù giết hại từ ông trưởng tràng Phê Rô đến ông Thầy Giảng Phao Lồ… các con chiên đều bị hành quyệt, treo lên thập tự giá, chắt đầu, giết, đưa vào đấu trường cho Cọp ăn, sư tử xéo, voi dầy…Bao nhiêu thánh tử đạo ? Các Vua quan Nhà Nguyễn Việt Nam cũng có đóng góp vào việc giết các con chiên Thiên Chúa Giáo Việt Nam, nhiều con chiên Jêsus cũng gốm thân, góp máu vào sự nghiệp truyền bá Đạo Chúa trên thế giới. Á Thánh tử Đạo Paul Bường, một ông quan triều Nguyễn là một thí dụ. Các Con Chiên Cá đã sống Vì Nước. Nước của họ là Đức Tin, là Nước Trời. Họ trả cái Ơn số Một là Ơn Trời Đất, Ơn tâm linh!

Toàn dân Việt hôm nay, hãy cùng nhau trả cái ơn Đất Nước, cái ơn Tổ tiên, Đồng bào, Cha Mẹ là phải sống vì Nước. Nước đây là quê hương, đất nước Việt Nam của Tổ Tiên bao nhiêu đời, bao nhiêu thế hệ, tâm huyết, hy sinh, mở mang, phát triển gìn giữ. Mỗi chúng ta trong nước phải bảo vệ Nước, bảo vệ mãnh đất, mãnh vườn, cái nhà tổ tiên, cái mồ, cái mã. Cái mảnh đất mà xương máu, thịt da của tổ tiên cha ông ta, đã hòa tan, làm mầu mỡ, làm xanh tươi đồng ruộng ta, tươi mát vườn tược ta, từ bốn ngàn năm nay! Mỗi chúng ta ở hải ngoại, có kẻ nghĩ rằng thôi từ nay đã ra đi, xa quê hương, thì «con cái đâu tổ tiên đó»! Nhưng đó chỉ là bàn thờ, với những di ảnh thôi! Ngày mai, dù ta có mất đi, chúng ta cũng mơ được hậu duệ con cháu chúng ta, có một ngày Đất Việt hoàn toàn Đại Việt, mang tro cốt về rải ở biển Đông hòa vào giòng biển Mẹ, hay rải vào giòng Cửu Long, sông Hồng, sông Hương, sông Thu Bồn, sông Hàn, sông Ba … hay cả trong con Rạch sau hè… hay đối với cá nhơn người viết trong sông Thị Nghè, xóm Vạn Chài gọi là cùng sống chết với Nước.

Con cá ngày nay phải là biểu tượng của sự vùng dậy của toàn dân tộc Đại Việt trước sự hung bạo của nhà cầm quyền Hán Ngụy. Hãy đuổi tất cả những cơ sở kinh doanh Hán tộc ra khỏi Việt Nam. Hãy đòi lại đất, đòi lại nhà, cửa, công ăn việc làm, Biển, đảo lại cho dân Đại Việt.
 
Kết luận:

Chúng tôi, để kết luận, xin góp nhặt những ý kiến của quý anh chị em tranh đấu đang đứng trước mũi dùi cui Cộng Sản, lãnh đủ đàn áp, đòn thù bọn Côn An Du Đảng Việt Cộng.

Hãy nghe anh bạn Huỳnh Ngọc Chênh công khai rủ rê thách thức «Hãy đi cùng tôi trên con đường nhiều sợ hãi»

Hay «Người Sài Gòn sẽ tiếp tục đáp trả lại chủ nghĩa hận thù chuyên chính bằng lòng bao dung nhân hậu của con người dũng cảm và văn minh. Tôi là người Sài Gòn, là con người thường tình rất sợ đau và sợ chết, nhưng thấy sự bạo hành khốc liệt của nhà cầm quyền đối với người dân nên lòng dấy lên nỗi căm phẫn mà quên sợ.Tôi muốn nhận những đòn đau ấy thay vì là phụ nữ và trẻ em. Tôi nghĩ rất nhiều người Sài Gòn cũng sẽ làm như vậy. Ngày hôm qua họ đã đánh vào má trái của phụ nữ và trẻ em, Hôm nay chúng ta đưa luôn cả mặt cho họ đánh thêm. Liệu họ có đủ sức nuôi lòng thù hận dài lâu để có thể đánh hết người Sài Gòn? Tôi, Huỳnh Ngọc Chênh, đang có mặt tại Sài Gòn để sẵn sàng đưa mặt ra cho họ đánh.

Tôi tuyên bố, đúng 15 giờ chiều chủ nhật ngày 15/5, tôi sẽ đến phố đi bộ Nguyễn Huệ, trước UBND TP Sài Gòn, ngồi toạ kháng và đưa mặt cho họ đánh…
CỨ ĐÁNH VÀO MẶT TÔI, NHƯNG TRẢ BIỂN VÀ QUYỀN LÀM NGƯỜI LẠI CHO DÂN». Cám ơn bạn Chênh!

Hay lời hiệu triệu của Hạt Sương Khuya,

«Cuộc đấu tranh ngày hôm nay, ở thời điểm này không còn là cuộc đấu tranh bí mật, đã đến lúc phải thể hiện lòng yêu nước của mình một cách công khai minh bạch, không có bạo tàn nào có thể dập tắt được ngọn lửa tin yêu trong tim của các bạn.

Hãy can đảm lên, như lời kêu gọi của vợ chồng Phạm Thanh Nghiên, xin đừng bỏ cuộc. Formosa là cơ hội cho một cuộc cách mạng dành lại quyền tự quyết cho dân tộc. Hãy vững niềm tin, tương lai đất nước đang nằm trong tay các bạn, đừng trông chờ vào bất cứ điều gì, hãy đứng thật vững bằng tinh thần tự lực, tự cường. Vì lòng yêu nước không cần lời kêu gọi, và cũng không cần nghe theo lời xúi dục của bất cứ ai.

Hãy chọn cách yêu Tổ Quốc bằng con tim của chính mình.

Mong rằng những cuộc biểu tình sắp tới sẽ có thêm nhiều những gương mặt mới nhập cuộc, tôi cầu chúc các bạn thành công trên con đường quang phục quê hương. Nguyện Hồn Nước phù hộ cho các bạn».

Người viết chúng tôi cũng xin đóng góp hai đề nghị,

Tất cả quý đồng bào ở các thành phố đồng loạt sắp hàng Đi Vào TÙ. Không ồn ào, chen lấn, hỗn loạn, chúng ta cứ sắp hàng tuần tự, trật tự, bất bạo động, Đi Vào TÙ. Và nếu các Tòa Đại sứ Việt cộng hải ngoại dám chấp nhận, người Việt Tỵ nạn hải ngoại cũng xin Visa về Việt Nam ở Tù. Tôi sẽ làm người tình nguyện về Nước để ở tù với Nước, vì Nước. Thà ở tù còn hơn thấy mất Nước!

Và đề nghị thứ hai là ngay tức thì những ngày hôm nay, Cộng đồng Hôi đoàn Người Việt Tự do Tỵ nạn hải ngoại vận động để Tổng thống OBAMA hủy bỏ chuyến đi thăm Việt Nam. Đi Việt Nam là nhìn nhận nền chánh trị vô trách nhiệm, vô nhơn đạo, vô nhơn quyền đàn áp dân chúng mình, bán nước của nhà cầm quyền Hà Nội!

Mong lắm! Muôn lời tri ơn tất cả các Bạn đã và sẽ đứng dậy!

 
 
 

Anh Hồ Chí Minh, một bức thư độc đáo gởi Hồ Chí Minh thời Nam kỳ kháng chiến



Trang blog “Một góc nhìn khác” của ông Trương Duy Nhất có đề nghị mọi nguời nên sử dụng cụm từ «Bác Hồ» hay «Cụ Hồ» sao cho đúng cả về ngôn ngữ, truyền thống và văn hóa nhơn ngày sanh 19/5/1980. Người chủ trương Blog trả lời trưóc cho câu hỏi do chính ông đặt ra :

Gọi “bác”, thì chữ bác ấy không được viết hoa- phải là : bác Hồ. Nhưng vậy cũng không ổn. Mình đâu bà con, họ hàng gì với ổng. Thế hệ ổng, cũng đâu phải hàng lớp cha chú mình. Ông thuộc lớp người xa hơn. Đúng, phải gọi ông, hay cụ.


Do sự nhồi nhét theo lối tôn sùng lãnh tụ, đến mức thành một nếp viết hoa và tụng xưng vô lối. Chữ “Bác” khi đã được viết hoa, tự thân nó đã không còn là đại từ nhân xưng nữa. Nó đã thành một tên riêng, danh từ riêng.


Nhưng quen rồi. Giờ cắt vứt đi chữ “Bác”, gọi mỗi “Hồ” cũng không ổn, nhiều khi thành ra… xấc xược. Vì thế, viết đúng, gọi đúng phải là: ông Bác Hồ, hoặc cụ Bác Hồ.
Đó là khi ta cố giữ chữ “Bác”. Còn không, đúng một cách giản đơn (theo giống), nên viết là ông Hồ Chí Minh, hay cụ Hồ Chí Minh".

Trương Duy Nhất.
 
Ý kiến của một độc giả :

“cụ Minh”, “bác Minh” thay cho “cụ Hồ”, “bác Hồ”


Lãnh đạo Việt Nam thường gọi nhau bằng cách dùng đại từ nhân xưng “Anh” kèm tên riêng. Thí dụ: Anh Đồng, anh Duẩn, anh Chinh, anh Thọ, anh Giáp, anh Linh….


Dân chúng thì gọi các lãnh đạo bằng cách dùng đại từ nhân xưng “bác” kết hợp với tên riêng. Thi dụ: bác Duẩn, bác Thọ, bác Chinh, bác Đồng…


Vậy, chúng ta cũng nên gọi cố Chủ tịch Hồ Chí Minh tương tự. Không nên gọi là “bác Hồ” hay “cụ Hồ” nữa, mà nên gọi là “cụ Minh” hay “bác Minh”.


Như vậy mới đúng tư tưởng Hồ Chí Minh, vừa giản dị, thân mật, thuận lợi, đúng truyền thống, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.


Cách gọi cũ là “cụ Hồ”, “bác Hồ”, hay “Hồ chủ tịch” là lai căng, bắt trước theo cách gọi của Tàu, không đúng với thuần phong mỹ tục Việt Nam.


Vậy, từ nay chúng ta nên gọi là “cụ Minh”, “bác Minh” thay cho cu Hồ, bác Hồ. Đây chỉ là ý kiến cá nhân tôi. Mong các bạn góp ý".

Sông Hồng.
 
Hai vị Trương Duy Nhứt và Sông Hồng đã có nhận xét rất rõ. Nay, NVT tôi xin có ý thêm. Theo văn hóa Việt nam, có lẽ dựa theo truyền thuyết một cái bọc nở ra trăm con, gọi «bác» với người lớn tuổi hơn cha của mình, «chú», người kém tuổi cha, như trong quan hệ gia đình. Ở Bắc, thì anh hay chị của mẹ cũng được gọi bằng «bác». Người Tàu và Tây phương không có cách xưng hô cùng «một nhà» như Việt nam ta.

Theo văn hóa ứng xử việt nam, khi gọi «bác Hồ», nếu dành cho mọi người, thì hoàn toàn không đúng bởi có những người tuổi xấp xỉ với Hồ Chí Minh và cả những người lớn tuổi hơn. Nên nhớ lúc về Hà nội năm 1945, ông mới có 55 tuổi nếu tính theo năm sanh dỏm 1980. Từ năm 1954, ông tự bốc lên «cụ» hay «bác» với mọi người. Một thái độ thiếu khiêm tốn của một con người thật sự không có cái gì là của riêng mình có giá trị. Vậy mà năm 1931, khi ông bị người Anh nhốt ở Hồng kông vì hoạt động mật vụ chỉ điểm cho cộng sản Nga, ông đã phải thưa «anh, xưng em» với Lâm Đức Thụ để nhờ Lâm Đức Thụ giúp tìm luật sư can thiệp vì không thể cầu cứu ở các đồng chí cộng sản của ông được (AOM, Aix). Năm 1948, phong trào Việt Minh nổi lên, Lâm Đức Thụ sợ, đi gặp Hồ Chí Minh nhờ che chở, được Hồ Chí Minh nhận lời và bảo về quê Thái Bình ở yên ở đó. Ít lâu sau, Hồ chí Minh sai cán bộ cộng sản bắt Lâm Đức Thụ cho mò tôm (NVT, Hồ Chí Minh, Lâm Đức Thụ, Phan Bội Châu, ĐCV, Việt Báo, Nggày Nay.và internet).

Vả lại, khi xưng hô «bác» - không thấy có ai gọi «chú» - thì phải «bác Nguyễn Sinh Côn» hay «bác Nguyễn Tất Thành» hoặc «bác Côn» hay «bác Thành» vì cách gọi này mới có cơ sở văn hóa Việt nam.

Nhưng có điều không giống ai vì xưng «bác» cũng bị độc quyền. Có những người mà cha kém tuổi hơn các ông Trường Chinh, Phạm văn Đồng,… cũng vẫn phải gọi các ông này là «chú» thay vì «bác» cho đúng phép. Ở miền Bắc, chỉ gọi «bác» sau khi Hồ Chí Minh chết đi. Thậm chí, sau 30/04/75, người trẻ miền Bắc vào Nam gọi mọi người lớn hơn cha mình bằng «chú». Họ như không biết gọi ai là «bác» ngoài «bác Hồ» của họ.

Cả tiếng «bác» lại cũng bị ổng chôm làm của riêng nữa!
 
Sau cùng Hồ Chí Minh là một tên hoàn toàn chánh trị nên chỉ gọi «bác Hồ, ông Hồ» hoặc « bác, ông Hồ Chí Minh», chớ không nên «bác, ông Minh» vì «bác, ông Minh» là không đúng hắn. Mà tại sao không gọi «đồng chí, đồng chóe» vì cùng đảng vói nhau, như đối với những đảng viên khác ? Nội qui đảng có ghi ngoại lệ này không ?

Tóm lại, khi đối thoại với ông thì tùy quan hệ tuổi tác và vai vế mà xưng hô. Còn ngày nay, ông đã chết nên khi viết về ông, tưởng chỉ nên gọi «Hồ Chí Minh» là đủ và phải phép lắm rồi.

Báo chí Tây phương, khi viết về Giáo hoàng Vatican, cũng viết tên. Viết hay thưa «Đức Thánh Cha» chỉ khi đối thoại với ông mà thôi.
 
Anh Hồ Chí Minh


Tại sao không có ai gọi «anh Hồ Chí Minh»? Thưa có.

Mười Trí, tức Huỳnh văn Trí, dân Bà Quẹo, sau khi vượt ngục Côn nôn về tới đất liền, bèn cùng uống nước tiểu của nhau, thay vì trích huyết ăn thề, kết nghĩa anh em chết sống với Bảy Viễn (Lê văn Vìễn), Năm Bé và Tư Nhị. Kịp lúc phong trào Nam bộ kháng chiến nổi lên, họ cùng tham gia kháng chiến chống Pháp ở Khu 7, lập ra Chi Đội Bình Xuyên. Năm 1949, Bảy Viễn về Sài gòn với Quốc trưởng Bảo Đại, Mười Trí ở lại với Việt Minh, được Nguyễn Bình ủy nhiệm thuyết phục Bảy Viễn đừng bỏ đi nhưng thất bại. Mười Trí, thành phần xã hội khác hơn Bảy Viễn nên dễ bị ảnh hưởng cộng sản trong lúc đó Bảy Viễn quyết liệt chống cán bộ cộng sản được Hà nội gởi vào để kìm kẹp hàng ngũ kháng chiến trong Nam phải đi theo sát đuờng lối và mục đích cộng sản. Bảy Viễn ra lệnh cho kháng chiến quân Bình Xuyên hể biết chánh trị viên Hà nội là cho đi mò tôm ngay. Tuy theo cộng sản, sau khi Bảy Viễn về thành, vì cùng anh em ăn thề với nhau, nên Mười Trí vẫn bị Nguyễn Bình nghi ngờ, đưa đi Miền Tây, hoạt động với danh xưng Sư thúc Hòa Hảo, để lôi kéo Năm Lửa (Hòa Hảo) về theo cộng sản. Trước khi đi, Mười Trí làm tiệc từ giả anh em Khu 7. Nhơn có phái đoàn miền Nam ra Bắc họp Đại hội do Phạm Hùng hướng dẫn, Mười Trí viết thư nhờ Phạm Hùng cầm ra gởi Hồ Chí Minh để trần tình tấm lòng mình chỉ có theo chánh phủ trung ương Hà nội. Thư không niêm để phái đoàn có thể đọc.

Phạm Hùng mở thư ra đọc :

«Bức tâm thơ kính gởi anh Hồ Chí Minh.


Thằng em của anh là Mười Trí gởi thơ này chúc anh khỏe mạnh. Thằng Bảy Viễn đã đầu Tây rồi, thằng em của anh rất lấy làm buồn vì không ngăn cản được nó. Nhưng thằng em của anh hứa chắc với anh là thằng em của anh sẽ tiếp tục kháng chiến cho tới thắng lợi cuối cùng.


Dân giang hồ một khi đã theo cách mạng là nhứt định đi tới cùng, không bao giờ sanh nhị tâm.


Ký tên Huỳnh văn Trí


Trung đoàn trưởng Trung đoàn 304» (*) .


Phạm Hùng đọc qua, cảm thấy dội ngược vì chưa bao giờ có ai dám gọi Hồ Chí Minh bằng anh. Đưa cho tất cả thành viên phái đoàn lần lượt đọc, ai cũng lắc đầu, im lặng. Tức ý muốn nói không nên đưa thơ cho Hồ Chí Minh.

Sau cùng, Hà Huy Giáp nhận xét nội dung thơ hoàn toàn đúng sự thật. Còn cách nói, tuy nói với «Bác», vẫn không có gì xúc phạm, thất lễ. Mười Trí kém «Bác» 13 tuổi, có gọi «Bác» bằng anh thì cũng bình thường thôi. Trái lại, lời thơ đúng là giọng dân giang hồ Nam bộ, như vậy sẽ có cơ hội để «Bác» hiểu dân giang hồ Nam bộ đi theo kháng chiến.

Nghe qua lý luận của Hà Huy Giáp, mọi người thấy an tâm nên đều bằng lòng nên đưa thơ của Mười Trí cho Hồ Chí Minh.

Khi gọi Hồ Chí Minh bằng anh, không biết có phải Mười Trí nghĩ Hồ Chí Minh cũng cùng gốc đi «hát» (**) như Mười Trí hay không. Bởi anh em Bình Xuyên đều gốc giang hồ, khi phong trào kháng chiến chống Tây phát động ảnh ưởng sâu xa đến lòng yêu nước ở họ, tất cả đều từ bỏ đời sống cũ, nhiệt tình tham gia kháng chiến. Trước đây giang hồ vì họ muốn sống hào hùng, ngoài vòng pháp luật.

Nên nhớ ngoài lớp trí thức tiểu tư sản ra, phần lớn những người đi theo Hồ Chí Minh làm cách mạng cộng sản đều gốc bụi đời, du thủ du thực, thất học, chẳng mấy ai ý thức được tình yêu nước, và cũng không thấy họ sẽ bị mất cái gì dưới chế độ cộng sản nên họ đi làm cộng sản chỉ để «có tất cả» nếu thành công, và không mất gì hết nếu thất bại (Quốc tế ca).

Nhưng nếu nghĩ Hồ Chí Minh cũng là dân giang hồ như Bảy Viễn thì đó là một sự lầm lẫn rất lớn. Bởi Hồ Chí Minh không thể giang hồ vì thiếu tinh thần mã thượng của dân Nam kỳ. Vả lại Hồ chí Minh là cộng sản, đệ tử chơn truyền của Staline và Mao. Staline được Lénine tuyển dụng nhờ thành tích ăn cướp ngân hàng và giết người không gớm tay. Hơn nữa Hồ Chí Minh đi «hát» không phải trong phạm vi thôn xóm như Mười Trí, mà trên cả nước. Thành tích thổ phỉ của ông và cái đảng của ông là cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, sau 30/04/75 trong Nam, là đổi tiền, đánh tư sản mại bản, kinh tế mới,… Truyền thống «đi hát» của Hồ Chí Minh được gìn giữ một cách luôn luôn sáng tạo. Ngày nay, là đi «hát» trên ruộng đất của nhơn dân. Đảng viên lớn giàu lớn, nhỏ giàu nhỏ. Chỉ có nhơ n dân lương thiện là tay trắng. Lời nói của Chu Sồi Sển, nhơn vật trong truyện «Xe lên, xe xuống» (Nguyễn Bình Phương, Diễn đàn Thế kỷ, Huê kỳ), nói với Tướng cộng sản Hà nội Chu văn Tấn «Tụi tao vì nghèo đi làm thổ phỉ. Tụi bây cũng vì nghèo, đi làm cách mạng. Tụi mình giống nhau» rất đáng ghi nhớ để đừng mơ hồ với cộng sản.

Sau 1954, Mười Trí tập kết ra Bắc. Cũng như phần đông dân trong Nam tập kết, ông được cho đi học, cả học ở Liên xô và Đông Âu, nhưng họ đều được «hướng dẫn» theo học các ngành thiên về kỷ thuật như xây dựng, hàng hải, kế toán,… theo chế độ hữu nghị. Nên chẳng có mấy người sau 75 về Miền Nam làm cán bộ chánh trị hay an ninh.

Bảy Viễn về Sài gòn, với lực lượng võ trang Bính Xuyên, giữ an ninh vùng Sài gòn Chợ lớn, đẩy lui việt cộng ra xa thành phố. Tây không giữ lời hứa lập một «khu trái độn» để tiếp tục nhận thêm nhiều kháng chiến quân không theo Việt Minh cộng sản có thể yên tâm trở về mà không mang tiếng đầu Tây. Trái lại, Tây biến lực lượng Bình xuyên hoàn toàn phụ thuộc họ. Và, vì sống xa hoa, chung quanh có nhiều kẻ xu nịnh, Bảy Viễn cũng bắt đầu thay đổi, để mất hẳn bản chất giang hồ lúc đầu.

Sau 1954, Bảy Viễn được Tây rước qua Tây, với cả gia đình. Ông và gia đình sống an lành ở một vùng ngoại ô phía Nam Paris, con cái học hành thành đạt. Có lẽ nhờ ông làm ăn cướp mà không thuộc thành phần đại gian đại ác.

Ghi chú :

(*) Nguyên Hùng, Bảy Viễn, Thủ lãnh Bính Xuyên, xb Văn Học, Sài gòn, 1999, trg 288-289 và Pháp Luật Tp Hồ Chí Minh, Xuân 1998. Cũng nên để ý Nguyên Hùng là đảng viên cộng sản nên viết luôn luôn nhằm phục vụ cho tuyên truyền cộng sản và công kích những người ái quốc chống cộng sản.

 (**) Đi hát là tiếng lóng của giới giang hồ có nghĩa là đi ăn cướp.
 
 

TỔNG THỐNG OBAMA Bị BẠT TAI



Tại Nhật, Tổng thống Obama nằm ngủ, mơ thấy trở về nhà. Người đầu tiên chạy ra đón ông là cô con gái yêu Natasha. Sau khi ôm và thơm lên má bỗng cô bé kêu toáng : Ôi ba ơi, làm sao thế này, ôi mẹ ơi, ra xem này, có ai bạt tai ba còn để lại dấu vết trên má đây này. Bà Michelle vội chạy ra, sau khi để ông ngồi yên trên ghế bà cẩn thận quan sát và phát hiện cả hai má đều có dấu hiệu bị bạt tai, một bên nặng, một bên nhẹ. Bà hỏi : Ông ơi, ông bị bạt tai ở đâu và bao giờ vậy. Trước khi ra đi mẹ con tôi có thấy như thế này đâu. Tổng thống ớ người ra một lúc. Bỗng ông à lên : “lạ thật, lạ thật”.

Rồi ông giải thích cho vợ con : Đúng là khi ở Việt Nam ba bị bạt tai thật, nhưng đó là cú đánh vô hình chứ không ai dùng tay đánh vào má cả. Thế mà lạ quá, làm sao lại có dấu vết để hai mẹ con đều nhận thấy.

Cú bạt tai thứ nhất là ba mời 15 người đại diện cho một số tổ chức dân sự đến gặp thì chỉ có 6 người đến được, còn 9 người đã bị chặn, bị bắt giữ. Hơn nữa 6 người đến gặp ba, hình như đã được đe nẹt từ trước nên chỉ nói một số chuyện không đâu vào đâu. Ngăn chặn, bắt bớ, đe nẹt những khách mời của ba thì có khác gì đánh ba một cái bạt tai mạnh. Lại nữa, theo tường thuật của cô Đoan Trang, một trong những người được mời và bị chặn thì an ninh Việt Nam đã nói với cô là ba nói dối. Thì đấy là cái tát thứ hai nhẹhơn. Ngoài ra còn một cú đánh nữa mà mẹ con không thấy. Đó là bài phát biểu của ba ở hội trường Mỹ đình, khi báo Lao động dịch để công bố thì đã bỏ mất nhiều đoạn quan trọng về nhân quyền . Trong 2 nhiệm kỳ làm tổng thống ba nhiều lần bị nhân dân Mỹ chỉ trích, chê bai, nhờ thế mà ba biết ra, sửa được một số việc dân chưa vừa ý, lần này bị chính quyền, an ninh và báo chí Việt nam đối xử như thế, tuy ba cũng có dự kiến được từ trước nhưng cũng khá bất ngờ và …



Muốn cứu con người, phải chấm dứt chế độ đó - Tác giả Ngô Nhân Dụng



Sau khi Tổng Thống Mỹ Barack Obama rời Việt Nam, trên mạng Internet có người đem hai bức hình ra so sánh. Bức hình thứ nhất chụp ngày 25 Tháng Năm, một ông “quan nhỏ bước ra khỏi xe hơi, trong lúc mặt đường ngập lụt. Một anh quân hầu vội vác chiếc ghế tới cửa xe cho quan bước lên, rồi một anh khác khom lưng cõng ông vào bậc thềm, cách cửa xe hai mét. Bức hình thứ hai chụp trước đó, cảnh ông Obama đang ở Việt Nam, tay cầm dù che cho hai nhân viên cùng bước với mình sau khi xuống máy bay gặp trận mưa lớn.

Một công dân mạng bình phẩm: “Không cần phải nói nhiều, hai tấm hình này cũng đủ nói lên bản chất của hai chế độ.”

Không sống dưới chế độ độc tài thì không thể hiểu tại sao anh quân hầu lại sẵn sàng khom lưng cõng ông “quan nhà báo.” Tại sao ông quan làm báo lại sẵn sàng cưỡi lên lưng người ta để bảo vệ đôi giầy của mình? Tại sao người ta cư xử với nhau với những phản ứng tự nhiên như vậy? Ðây chắc phải là một cảnh bình thường, trong đời sống hàng ngày. Cậu lính hầu thấy quan đang lo sợ ướt giầy, ướt gấu quần, thì đưa lưng ra cõng. Phản ứng tự nhiên, vì xưa nay cậu đã quen hầu các quan rồi. Ông quan thấy có đứa đưa lưng ra cõng thì ung dung cưỡi lên lưng người ta, không thắc mắc gì cả. Sau này ông kể, “sự việc diễn ra khá nhanh, lúc đó tôi cũng không nghĩ gì...” Ðúng ra, việc diễn ra nhanh hay chậm thì chắc ông cũng không thấy cần phải nghĩ gì cả. Ông cử động theo thói quen hàng ngay. Dù sao ông cũng biết xấu hổ khi bức hình lan truyền trên mạng, nên tìm cách giải thích, rằng vì ông già cả nên được anh quân hầu trẻ tuổi cõng. Chưa đầy 60 tuổi đã thấy mình già, nhưng nếu ông không quyền, không chức, thì có anh chị nào xin cõng hay không?

Chúng ta không cần nêu danh tính, in chân dung của ông quan và anh quân hầu trong câu chuyện này. Vì thực ra họ đều “ngay tình,” chỉ “phản ứng tự nhiên.” Họ không suy nghĩ gì khi khom lưng xuống hoặc cưỡi lên lưng đồng loại. Họ không cảm thấy hành động của mình có ý nghĩa nào về đạo đức cá nhân hay đạo đức xã hội. Cuộc sống trong chế độ Cộng Sản đã tạo ra kiểu hành vi, thái độ này, người trên thì vênh vang hưởng thụ, thằng dưới thì khúm núm xun xoe. Nền văn minh xã hội chủ nghĩa sản xuất ra các hoạt cảnh bình thường như thế, bởi vì người ta sống như thế từ lâu, đã thành tập quán rồi. Thằng dưới phải khúm núm, sợ hãi thằng trên. Thằng trên coi thằng dưới như “gia nhân, đầy tớ.”

Những chữ “gia nhân, đầy tớ” tôi mới thấy trong cuốn “Lời Ai Ðiếu,” hồi ký của nhà báo Lê Phú Khải, Người Việt xuất bản. Ông Khải đã làm việc nhiều năm cho các đài truyền hình của Cộng Sản. Trong một đoạn, ông thuật lại mấy câu chuyện nghe cô em họ nói; cô đã từng phục vụ các quan Bộ Chính Trị trong các buổi họp. Cô kể rằng, “Khi họp Bộ Chính Trị, Bác Lê Duẩn nói thì các bác Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp cứ cắm đầu xuống mà nghe, không ai dám ngẩng đầu lên, không ai dám nói nửa lời.” Và ông Lê Duẩn, tổng bí thư đảng Cộng Sản, “mắng mỏ người khác như mắng gia nhân, đầy tớ.” Ông Lê Phú Khải lại kể một lần Võ Nguyên Giáp mặc trào phục oai nghi, đi xe hơi có tài xế lái, đến dự một buổi họp quan trọng. Lê Duẩn trông thấy, bảo, “Anh không được dự.” Thế là ông đại tướng quay đầu lủi thủi lên xe ra về.

Cung cách cư xử từ trên đã như vậy, xuống dưới không thay đổi, mức sợ hãi có thể còn tăng cường độ. Bác Sĩ Tôn Thất Tùng được coi là y sĩ có uy tín nhất miền Bắc. Một vị tướng cảnh sát, từng làm thứ trưởng Bộ Công An, đã chứng kiến cảnh ông bác sĩ “quá lo sợ, mồ hôi vã ra như tắm.” Chỉ vì ông phải ra làm chứng trong một vụ nghi án. Hai phe Bộ Công An đánh nhau, bên nói nạn nhân bị giết, các thủ phạm đã bị đưa ra tòa, kết án, còn bên kia cố chứng minh người đó tự tử. Bác Sĩ Tôn Thất Tùng biết rằng nếu phát biểu ý kiến trái với phe công an mạnh thì không biết sự nghiệp và cả cuộc đời của mình sẽ ra sao! Là người ngoài, ông đâu biết phe nào mạnh hơn? Ông Tùng rút khăn trong túi ra lau mồ hôi, rút theo mấy gói bột ngọt, đánh rơi cả xuống đất. Thấy ông Tùng run quá, vị tướng cảnh sát cúi nhặt mấy gói “mì chính,” để lại trong túi cho ông, để ông còn cho vào tô khi đi ăn phở. Ông cho biết, Bác Sĩ Tùng phải thuộc hạng sang lắm (trong chế độ xã hội chủ nghĩa) mới có thứ bột ngọt này cất trong túi. Ông Tùng run, nhưng đủ bình tĩnh, khôn ngoan, không cho ý kiến nào cả. Chắc ông đã quyết định theo kế thoát thân đó trước khi dự buổi thẩm tra, vậy mà vẫn còn sợ, run, toát mồ hôi. Mà Bác Sĩ Tùng không thuộc hàng dân thấp cổ bé họng.

Thói quen sợ hãi người có quyền, có thế đã lan tràn. Xuống dưới nữa thì chúng ta mới thấy, cảnh anh quân hầu khom lưng cõng ông tổng biên tập một tạp chí của hội nhà báo. Làm chức tổng biên tập mà oai quyền đến thế sao? Người sống tự do quen không thể nào hiểu nổi lý do nào khiến con người khom lưng cõng nhau như vậy! Thời tôi sống ở Montréal, Canada, một bữa tôi đến trường đứa con út học, ngồi chờ để gặp các thầy, cô giáo; ngày hôm đó các thầy cô phải tiếp các phụ huynh. Ðang ngồi đọc báo chờ, thấy một người đến ngồi cùng băng ghế, tôi ngẩng lên, rồi vội cười chào. Ông ta lễ phép chào lại. Phụ huynh mới tới đó là Luật Sư Pierre Trudeau, người làm thủ tướng nước Canada mấy lần. Năm đó hình như đảng ông mới thất cử, nhưng vài năm sau ông lại trở về ngồi ghế thủ tướng.
Tại sao trong một nước tự do dân chủ thì ông thủ tướng hay anh dân thường đều tự coi họ bình đẳng như nhau? Tại sao trong xã hội Cộng Sản thì thói đội trên đạp dưới trở thành căn bệnh kinh niên, nặng nề như vậy?

Tất cả là do môi trường tạo ra. Trong chế độ độc tài đảng trị, thì các quan trên, dù chỉ đứng hạng nhì, hạng ba trong một hội nhà báo, khi được đảng Cộng Sản tin dùng là đủ thấy mình có quyền thế, coi những kẻ dưới mình như gia nhân, tôi tớ. Trong chế độ dân chủ, muốn làm thủ tướng hay tổng thống thì phải được dân bỏ phiếu, được dân ủy quyền. Cho nên có người nhận xét về hai bức hình, hình người cõng người và hình ông Obama che dù cho nhân viên, “Chúng cho thấy sự khác biệt: Một bên là đảng cử, một bên do dân bầu.”

Chính guồng máy dân chủ làm cho mọi người sống bình đẳng, một cách tự nhiên. Cái guồng máy đó chạy trong đời sống xã hội, thế là ai cũng cư xử, hành động theo quy luật dân chủ. Cứ như thế, sau một thế hệ, cùng lắm là hai thế hệ, ai cũng thấy mình không thua kém những kẻ có chức có quyền. Và những kẻ có quyền chức cũng thấy mình chẳng hơn gì đám dân ngoài phố. Nhất là các nhà chính trị. Họ phải chật vật đi xin phiếu của dân, xin dân bỏ phiếu cho mình. Họ phải tìm mọi cách chứng tỏ là mình gần với dân, thông cảm dân, vì mình không khác gì những người đi bỏ phiếu.

Người Việt Nam ở Mỹ nhìn cảnh ông tổng thống của họ đi ăn bún chả, ngồi trên cái ghế đẩu, xắn tay áo cầm chai bia mà tu, không ai ngạc nhiên cả. Ông ta đứng trú mưa dưới mái nhà tôn cái quán chông chênh bên đường ở huyện Từ Liêm, lại mời cô chủ và các khách hàng ra chụp hình với mìn. Cũng không người mỹ nào coi là chuyện lạ lùng. Nhiều người còn hỏi: Ủa cái ông Obama này, ổng tính tranh cử lần nữa hay sao? Bà con mình ở Hà Nội hay Sài Gòn đâu có quyền đi bỏ phiếu bầu tổng thống Mỹ?

Những gì ông Obama đã quen làm ở Mỹ, cách ông ta cư xử với dân Mỹ, ông ta chỉ làm giống hệt như vậy khi tới nước Việt Nam. Một là coi mình với người khác đều ngang hàng, bình đẳng. Hai là có cơ hội là bày tỏ tình thân thiện với mọi người. Nghĩ một cách tự nhiên, làm cũng tự nhiên như thế. Thái độ và hành vi này đã trở thành loại “bản năng thứ hai” của những người làm chính trị trong các xã hội dân chủ tự do. Họ được huân tập trong guồng máy dân chủ.

Vì vậy, sau khi ông Obama đi rồi, một người ở Sài Gòn viết trên mạng “những ấn tượng ông để lại trên mảnh đất chữ S này thì mãi mãi còn.” Cô Nguyễn Thị Ngọc Anh, 24 tuổi, nói với nhà báo: “Tôi muốn nước tôi có một người lãnh đạo như ông Obama.” Ông Nguyễn Quang Chơn viết trên blog của mình: “Ông Obama. Tôi kính mến, quí trọng và muốn được học tập ông... đối với người dân Việt, cái mà ông Obama đem đến chính là phong cách của ông, con người của ông...” Phải nói, mọi người dân Việt Nam đều khao khát những người cầm quyền ở nước mình cũng biết cư xử với dân như một ông tổng thống Mỹ.

Ông Obama có biệt tài khi nói trước đám đông mà khiến cho mọi người đều cảm thấy ông ta nói với chính mình. Ông đã trổ tài này khi nhắc đến Lý Thường Kiệt, rồi kết luận với “của tin, chút này” của Nguyễn Du. Ông ta có thói quen thổ lộ những kinh nghiệm và tâm tình mà người khác có thể chia sẻ ngay lập tức. Ngày hôm qua, tới Hirosima, nơi bom nguyên tử Mỹ đã giết 140 ngàn người Nhật, ông đã làm nhiều người rơi lệ khi nhắc đến những đứa trẻ lúc chết còn sững sờ không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Nghĩ đến những em bé chết oan vì tội lỗi của người lớn, ai cũng nhận được bản thông điệp hòa bình này.

Giống như vậy, tôi đã từng đọc bài thi sĩ Hữu Loan kể cha mẹ vợ ông bị đấu tố trong cải cách ruộng đất. Các cụ bị chôn sống đứng, nhô đầu trên mặt đất, rồi người ta cho kéo cầy đi qua. Nghĩ đến cảnh đó đủ rợn người. Nhưng gần đây tôi còn rùng mình hơn, khi đọc một đoạn hồi ký về cuộc Cách Mạng Văn Hóa của Trung Cộng; nhân năm nay là 50 năm kỷ niệm thảm họa đó. Một nhân chứng kể ở tỉnh Sơn Tây người ta đem chôn sống một bà già và đứa cháu. Nhân chứng kể nghe thấy tiếng đứa bé kêu khóc: “Bà ơi, cát chui vào mắt con đau quá!” Rồi nghe tiếng bà trả lời: “Lát nữa sẽ hết đau, con ạ.”
Tại sao con người có thể tàn ác với nhau như thế? Chế độ Cộng Sản đã thay đổi con người, tạo ra những hành vi chúng ta không hiểu nổi. Tàn ác cực độ. Hoặc hèn hạ kinh khủng.

Mã Tiểu Linh (Hiền Duyên T Khuu) bị CSVN bắt cóc, và đang ở đâu?



Mã Tiểu Linh (Hiền Duyên T Khuu) trên Facebbok  là người phụ nữ làm nghề kế toán gần Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, thông tín viên cho một số đài truyền hình người Việt, là một nhà thiện nguyện ở Việt Nam cho người đồng bào cao nguyên như: gây qũy để đào giếng, xây trường học ;và là người luôn có tấm lòng quảng đại cho tha nhân không hẳn chỉ ở Việt Nam, mà ngay tại Hoa-Kỳ cô dậy Việt ngữ cũng như đã nuôi cả gần chục đứa con nuôi bằng tiền túi của chính mình.

Vị dân biểu nơi cô cư ngụ cũng đã được tin cô bi CSVN bắt cóc, ông Đại Sứ Hoa-Kỳ Ted Osius, Lãnh Sự Hoa-Kỳ ở Sài Gòn, State Departmemt & có cho Tòa Bạch Cung đã biết về sự việc CSVN dã man đàn áp nhiều nhà tranh đấu trong nước và nhiều công dân Hoa-Kỳ trước ngày Tống Thống Obama ghé thăm Việt Nam.

 




Tiền đâu Vietjet Air mua 100 máy bay Boeing?








Một hãng hàng không tư nhân nhỏ tại Việt Nam vừa ký hợp đồng mua 100 máy bay chở hành khách của Boeing nhân dịp Tổng Thống Barack Obama tới Hà Nội gây ngạc nhiên khi tin được loan báo.

Hợp đồng mà Vietjet Air mua 100 máy bay Boeing 737 trị giá $11.3 tỷ USD được ký kết giữa hãng hàng không nhỏ của Việt Nam với đại diện công ty Boeing trong sự chứng kiến của Tổng Thống Mỹ Barack Obama và chủ tịch nước CSVN Trần Đại Quang khi ông Obama tới thăm Việt Nam hôm 23 tháng 5, 2016.

Hãng hàng không Vietjet Air mới chỉ được thành lập từ năm 2011, có một số đường bay quốc nội và một ít chuyến bay ra các nước trong khu vực với giá vé rẻ. Nhưng với tầm vóc như thế họ lấy tiền ở đâu ra để mua một số lượng máy bay nhiều như vậy, được mô tả là kỷ lục trong lịch sử mua sắm của các hãng máy bay tại Việt Nam, gồm cả hãng quốc doanh Vietnam Airlines.

Hồi tháng 8 năm 2012, Vietjet Air đã làm thiên hạ trợn tròn mắt khi phóng lên youtube và trang mạng của công ty một video clip dài 3 phút màn biểu diễn của một số cô gái mặc bikini và quấn xà rông trên máy bay, quảng cáo đường bay mới từ Sài Gòn tới Nha Trang.

VietJet Air nói đây là lần đầu tiên họ có hoạt động làm hành khách “ngạc nhiên và thú vị” như thế này tại Việt Nam. Hãng cũng tặng tất cả các hành khách trên chuyến bay Sài Gòn-Nha Trang quà lưu niệm. Tuy nhiên VietJetAir đã bị phạt 20 triệu đồng (khoảng 1,000 USD) vì đã “không đăng ký việc tổ chức tặng quà hay màn biểu diễn trên máy bay với cơ quan quản lý.”

Tháng 2 vừa qua, Vietjet Air đã đặt mua một số động cơ của hãng Mỹ Pratt & Whitney trọ giá $3 tỷ USD để lắp trên các máy bay họ mua của tập đoàn sản xuất máy bay Âu Châu Airbus.

Vietjet Air là một công ty cổ phần hỗn hợp phát triển khá nhanh. Theo thống kê, đến giữa quý 1 của năm 2016, công ty này đã chuyển vận được 18.7 triệu lượt hành khách, gia tăng 31% so với cùng thời kỳ của năm ngoái. Hiệp Hội Vận Chuyển Hàng Không Quốc Tế (IATA) phỏng định Việt Nam là một trong 10 nước có tỉ lệ tăng trưởng ngành hàng không nhanh nhất thế giới từ nay đến 20 năm tới.

Hiện công ty này đang có 250 chuyến bay mỗi ngày trên 50 đường bay nội địa và một số nước lân cận như Singapore, Đài Loan, Myanmar. Vietjet Air nói rằng kể từ khi thành lập đến nay, công ty tăng trưởng mỗi năm 20%. Năm ngoái, lợi tức của họ đạt $488 triệu USD và lợi tức ròng đạt được $50 triệu USD.

Sự khấm khá này cũng không phải là hoàn toàn suôn sẻ với các tiếng tốt. Giữa năm 2014, một chuyến bay Vietjet từ Hà Nội đi Đà Lạt đã không đáp xuống đây mà lại đổ hành khách tới Nha Trang. Tháng 10 năm ngoái, một chuyến bay đáp xuống đúng phi trường nhưng lại đáp ngược phi đạo. Những tai nạn như thế cùng với những tai tiếng về bay không đúng giờ, phục vụ khách hàng kém, chẳng làm công ty đẹp mặt chút nào.

Trước đó, hồi tháng 8, 2015, báo chí tại Việt Nam đưa tin phi công của Vietjet Air đánh nhau với hành khách. Tháng 4, 2015, dư luận phẫn nộ khi báo chí đưa tin tiếp viên Vietjet Air từ chối phục vụ người khuyết tật.

Đứng đầu công ty này là một phụ nữ mới 45 tuổi tên Nguyễn Thị Phương Thảo. Bà là một trong những nữ tỷ phú đô la của Việt Nam. Chồng bà, Nguyễn Thanh Hùng, chủ tịch của công ty Sovico Holdings, công ty mẹ của Vietjet Air. Công ty Vietjet Air dự trù bán cổ phần ra công chúng vào cuối năm nay.

Hiện chưa có chi tiết gì về việc bán cổ phần của Vietjet Air nhưng nhiều phần công ty này sẽ bán khoảng 30% trị giá cổ phần với ước tính khoảng $1 tỷ đô la sẽ đạt được.

Bà Thảo, những ngày gần đây, được nêu tên trên danh sách “Hồ sơ Panama” - là hồ sơ mà giới chuyên môn cho là bao gồm những người “lách luật.”

Trong số hàng chục người được nêu tên trong “Hồ sơ Panama” người ta thấy có ông Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Kiêm tổng giám đốc công ty chứng khoán Sài Gòn, bà Đàm Bích Thủy, cựu CEO ngân hàng ANZ, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, bà chủ Vietjet Air.

Cả bà Nguyễn Thị Phương Thảo và ông chồng Nguyễn Thanh Hùng đều có tên trong “Hồ sơ Panama” của công ty Luật Mossack Fonseca bị tổ chức minh bạch báo chí quốc tế tiết lộ trên Internet. Bà Thảo bác bỏ những nghi vấn không lương thiện mà nói rằng công ty luật vừa kể chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn cho một khu nghỉ dưỡng mà công ty Sovico tạo mãi.

Khi tin tức về vụ ký kết mua 100 máy bay Boeing 737 được phổ biến nhanh chóng trên internet, rất khó cho người ta hình dung ra được số tiền $11.3 tỷ đô la mà Vietjet Air lấy từ đâu ra để mua. Là một công ty tư nhân, công ty này không thể dựa thế nhà nước để vay. Dù đang phát triển khá tốt về mặt lợi nhuận tài chính nhưng cái két sắt của họ cũng không có bao nhiêu cho một chuyến mua sắm khổng lồ như thế.



MẠT PHÁP







Phỏng vấn Nancy Nguyễn



Em khỏe. Em ổn rồi. Em đang ở Thái Lan.”

Nancy Nguyễn, một người trẻ được biết đến nhiều bởi những hành động liên quan đến việc lên tiếng cho dân chủ, nhân quyền trong nước, mở đầu như thế trong cuộc trò chuyện với phóng viên Người Việt qua điện thoại vào tối Thứ Năm, 26 Tháng Năm, sau khi bị an ninh trục xuất khỏi Việt Nam.
 
Mất tích vì “bị câu lưu do sử dụng giấy tờ giả”
 
Như tin đã đưa, Nancy Nguyễn, một cư dân của Quận Cam, đến Sài Gòn từ ngày 17 Tháng Năm, với lý do, như cô viết trên trang Facebook của mình gửi cho bố mẹ, “Con là một trong số những đứa đứng ra phát động xuống đường, con không thể chỉ ngồi chốn an toàn mà xúi người khác xung phong. Con cảm ơn ba mẹ đã cảm thông mà cho phép con về đứng bên cạnh các bạn con. Chúng con cần nhau trong những tháng ngày này.”

Tuy nhiên, từ tối ngày 19 Tháng Năm, thì tất cả người thân, bạn bè đều không thể liên lạc được với cô.


Thông tin “Nancy Nguyễn mất tích” được gửi ra khắp nơi. Nhiều đại diện chính quyền tại Mỹ cũng lên tiếng về điều này.

Cho đến hôm nay, sau khi đặt chân đến Thái Lan, Nancy mới cho biết, “Vào khoảng 11 giờ đêm ngày 19 Tháng Năm, khi tôi đang ở trong khách sạn, có người đập cửa yêu cầu kiểm tra an ninh. Và sau đó là họ 'câu lưu' tôi theo điều 266, tức là sử dụng giấy tờ giả.”

“Thế Nancy có sử dụng giấy tờ giả không?” - “Nếu tôi sử dụng giấy tờ giả thì chắc họ không thả tôi ra rồi. Tôi vô Việt Nam một cách hợp pháp bằng passport và visa thật,” Nancy trả lời.

Tuy nhiên, như Nancy nói, “Đó chỉ là cái cớ để họ tạm giam tôi tại trại tạm giam P34 trong 6 ngày trước khi trục xuất tôi khỏi Việt Nam vào tối ngày Thứ Tư, 25 Tháng Năm.”

Mục đích bắt giữ: 'Muốn khai ra những người khác'
 
“Vậy mục đích cuối cùng họ bắt giữ Nancy là họ muốn gì?” phóng viên Người Việt nêu thắc mắc.

“Tất nhiên là họ muốn thông qua mình để điều tra những người khác, muốn tôi khai ra những người khác,” Nancy cho biết.

Cô nói, “Một danh sách dài lắm được họ nêu ra xem tôi có mối quan hệ như thế nào. Những người ở hải ngoại thì hầu như đều là những người mình biết ở mặt nổi, như Trịnh Hội, Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Gia Kiểng, Lê Minh Nguyên. Trong nước thì Huỳnh Ngọc Chênh, mấy người hoạt động nói chung thuộc về mặt nổi.”

“Chỉ nói là có quen biết với những người đó,” là câu trả lời của Nancy với những người hỏi cung cô.

Không chỉ vậy, Nancy cho rằng họ còn “chụp” cho cô nhiều “chiếc mũ” khác, như, “Họ chụp cho tôi là thành viên Việt Tân.”

“Tôi nói tôi không phải. Họ nói họ có bằng chứng tôi vừa được kết nạp. Tôi nói tôi cần coi bằng chứng. Rồi họ nói tôi đi về đây là có chỉ đạo từ bên ngoài. Họ nói nhiều lắm. Nhưng tất cả mình đều biết là không phải, thành ra họ có nói gì chăng nữa thì mình cũng chỉ thấy buồn cười thôi. Khi họ nói tôi về có chỉ đạo, có nhiệm vụ, tôi chỉ nói ok, mấy anh muốn nói gì mấy anh nói,” Nancy kể.

Nancy cho biết cô được giam chung phòng với một phụ nữ bị án kinh tế.

Không đánh đập nhưng tra tấn tinh thần
 
Theo Nancy, có khoảng 30-40 người canh cô, khoảng 10 người trong số đó trực tiếp thẩm vấn cô. Và “mỗi ngày tôi bị hỏi cung 3 lần, mỗi lần khoảng 3 tiếng.”

“Thực ra, họ không đánh đập, không bức cung, không nhục hình, nhưng tôi nghĩ khi mình thực sự trải nghiệm thì mình mới biết chuyện đánh đập nhiều khi lại không cần. Không cần phải đánh đập, thì người ta vẫn có cách để đe dọa tinh thần mình,” Nancy nhận xét

Cô nói thêm, “Mình biết là ở ngoài có vận động cho mình. Mình biết là họ không thể nào bắt mình về những việc mình làm. Vậy đó, mà việc không thể liên lạc được với bên ngoài vẫn là một áp lực tâm lý rất lớn.”

Nancy cho rằng những người hỏi cung, thẩm vấn cô tỏ ra “lịch sự” nhưng “trong cách họ nói đã mang đầy sự đe dọa, họ nói có thể giữ tôi ở lại vài ngày, vài tháng hay có thể bị đưa ra xét xử để ở vài năm hoặc chục năm.”

Cũng theo Nancy, “Họ không đánh đập, không làm gì hết, nhưng mà sự biệt giam, tức là giam cách ly, đã là một hình thức tra tấn.”

“Họ không cho tôi liên lạc với người nhà, không cho liên lạc với người ngoài, không cho liên lạc với lãnh sự, không cho liên lạc với bất cứ ai hết,” Nancy nhớ lại.

Trả lời cho câu hỏi “Những điều có có khiến Nancy bị căng thẳng không?”, cô cho rằng “Không.”

“Tại vì chuyện gì mình làm thì mình làm, chuyện gì mình không làm thì mình không làm, mình biết mọi chuyện mình làm đều trong khuôn khổ pháp luật hết. Với lại tôi không bị 'stress' phần lớn vì tôi biết tôi là người nước ngoài,” cô giải thích.

“Như vậy cái quốc tịch nước ngoài cho mình niềm tin là mình sẽ không bị gì quá nguy hiểm, phải không?” Tôi hỏi lại.

“Tôi biết chắc như vậy,” Nancy khẳng định. “Nhưng mà họ vẫn đe dọa. Họ vẫn nói là đừng có hy vọng vào bất cứ một sự can thiệp nào đó từ bên ngoài.”

Từ bản thân, nghĩ đến những nhà tranh đấu
 
“Trước khi đặt chân về Việt Nam, hay khi viết những dòng tâm huyết nóng bỏng trên Facbook của mình, Nancy đã có sự chuẩn bị cho những gì xảy ra không?” Tôi hỏi.

“Có, tôi có nghĩ tới. Nhưng khi đối diện với ánh đèn trong phòng hỏi cung, khi đối diện với cửa nhà giam, mọi chuyện trở nên khác lắm,” Nancy nói.

Cô chia sẻ, “Ở trong đó, tôi luôn hiểu được tâm thế của mình là họ không có làm gì được tôi. Thế mà ngay cả khi đã biết như vậy rồi, biết đó là một niềm an ủi lớn của mình rồi, mà mình vẫn cảm nhận được một áp lực rất nặng về vấn đề tâm lý. Thành ra lúc nào tôi cũng nghĩ, giả sử tôi không phải là người Mỹ thì còn chuyện gì xảy đến với tôi nữa.”

“Tôi không có chửi bới, không có đòi lật đổ chính quyền, không có chửi Đảng, không chửi nhà nước, mà còn như vầy, thì cứ tưởng tượng những người không nắm hộ chiếu Mỹ, mà lại lên tiếng một cách mạnh mẽ hơn, thì thử hỏi khi vào trong đó họ sẽ phải chịu như thế nào nữa,” cô băn khoăn.

Khi được hỏi, “Điều gì thôi thúc Nancy quyết định về Việt Nam và Nancy suy nghĩ về chuyện đó trong bao lâu trước khi thực hiện?”, cô cho rằng, “Không có gì thôi thúc hết, mọi chuyện đều phải có tính toán và đến lúc cần làm thì làm thôi.”

“Sau 6 ngày bị giam giữ, cảm giác của Nancy là gì khi bước ra khỏi trại tạm giam?” - “Tôi cũng không biết nữa... Không biết. Tôi cũng đoán trước được ngày tôi được thả, nói chung là nhiều thứ mình đoán được lắm, thành ra mọi sự cũng còn nằm trong suy nghĩ của tôi,” Nancy trả lời sau một thoáng ngập ngừng.

Nancy cho biết cô sẽ trở lại Mỹ vào ngày 1 Tháng Sáu.
 
 




 

Báo nhà nước dịch láo, xuyên tạc diễn văn của Tổng thống Obama







Phùng Tuấn Vũ trong đêm Tây Ban Cầm Mùa Xuân 2016 tổ chức tại quận Cam, CA, US







Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

KẺ Ở MIỀN XA - Duy Khánh







Chuyện thời sự ở vỉa hè Saigon - Tác giả Nguyễn Di Ngữ





Sài Gòn có một điểm đặc biệt, nó có từ rất lâu rồi, qua biết bao giai đoạn lịch sử ba chìm bảy nổi, nó vẫn tồn tại và là cái thứ không thể thiếu của Sàigòn muôn ngàn màu sắc: sáng sớm với cà phê vỉa hè.
Nơi để nhìn trời mây, để nghe thành phố trở mình thức dậy, để uống cái ngọt ngào của tinh sương và là cơ hội nghe tất cả âm thanh của thành phố sau giấc ngủ.

Tiếng xích lô ba bánh ầm ầm khi nổ máy của xa xưa không còn, thay vào đó là xích lô đạp, rồi thời gian qua đi, cái phương tiện chậm chạp đó bị đô thị hoá, bị vận tốc hoá. Bây giờ chỉ còn lực lượng xe ôm, đội ngũ này làm khởi sắc cho một ngày, tại các ngả ba, ngả tư của Sài Gòn.

Quang gánh kẽo kẹt cũng đã đổi thay bằng xe đẩy, cái quán cóc bên đường cũng chạy theo thời cuộc, thay cái bếp dầu lửa cháy bằng đèn khò hay bếp than, giờ là cái bếp gas mini kiểu du lịch, cà phê cũng theo đó mà khác đi, bây giờ đa số là bắp rang được pha trộn vào một ít hương liệu, có người tiếc thời đã qua, cà phê thơm lừng pha bằng vợt, hay trên những cái phin inox của Pháp. Mà thôi có còn hơn không.

Nhưng cái sắc thái cà phê vỉa hè dù có ít nhiều đổi thay đó vẫn tồn tại, vẫn giữ một nét riêng mà không thể mất đi. Những câu chuyện thời sự nóng hổi bên ly cà phê của những người thức sớm trên đất Sài Gòn cũng còn đó.

Khi máy bay đưa ông Obama qua Nhật, để lại trời quang mây tạnh cho Sài Gòn . Trận mưa suốt đêm hôm trước làm úng nước Hà Nội không can dự gì đến thời tiết của Sài Gòn. Quán cà phê vỉa hè vẫn rôm rã chuyện như thói thường nó vẫn thế.

- Sao? Hôm nay ông có khách chở ra phi trường không?

- Xa quá họ đi bằng taxi cho tiện, cùng thì tui chỉ tới cổng Phi Long hay ở góc Tổng Tham Mưu thôi.
Tôi ngồi bàn đối diện nghe hai ông tài xế xe ôm nói với nhau bằng “biệt ngữ” (tôi định danh như vậy khi nghe hoặc gọi những cái tên của trước 1975)

Kéo cái ghế xích lại gần một chút, tôi lắng nghe hai người Sài Gòn cũ qua lớp áo phu xe bàn chuyện thời sự.

-Chà, lần này tông tông Mỹ qua Việt Nam coi bộ sẽ có lắm trò xem đây.

Người phu xe già khoảng hơn 60, mặc cái áo rộng thùng thình màu rằn ri của lính Mỹ, ngồi gõ gõ điếu thuốc trên cái hộp quẹt Zippo cũ mèm trầy xước, chầm chậm đốt điếu thuốc con mèo, rồi đóng nắp cái bật lửa nghe tách một tiếng, âm thanh đặc biệt của cái zippo vang trong vỉa hè buổi sáng sớm.

- Chú mày nghĩ ông Obama qua đây khơi khơi tuyên bố cái gỡ bỏ cấm vận thôi hay sao. Tui nói cho chú biết. Trước cái ngày ổng tới là hàng tá chuyện, từ đấu tranh ở quốc hội, phản ứng của các dân biểu, nghị sĩ. Nội cái việc tới Việt Nam, tiêu tốn cả trăm triệu đô, hàng mấy trăm chuyên viên của nhà trắng đã qua đây. Ngoài cái chuyện bảo vệ tông tông, còn đối phó chính quyền rồi vịn vào việc an nguy của tông tông chơi kèo trên với nhà nước Hà Nội nữa đó nghen.

- Sao? Chơi kèo trên là sao?

- Trời, chú mà nghe mấy tay cớm nói chuyện này mới vỡ mặt. Dàn cận vệ tông tông Hoa Kỳ đề nghị thẳng thừng chuyện ông Obama đến đây do họ bao thầu hết, đặc biệt là vấn đề an ninh, không cơ quan nào của VN tham dự mà chỉ đứng ngoài, khi cần thì họ mới yêu cầu giúp. Chú thấy hôn, chơi với Mỹ, đừng nói chủ quyền. Ngay cái chuyện nơi tông tông ở, cách đó, gần đó là miễn có ai qua lại, miễn có công an chìm nỗi như lúc xuống đường biểu tình cá chết, Formosa, mô sung gì hết. tất cả đi chỗ khác chơi. Nếu có thì chịu phiền đứng cách xa trăm thước. Chú thấy hôn, lúc Obama đi chỗ này chỗ nọ có thằng cớm Việt Nam nào lại gần không? Mỹ nó đâu có tin, nhất là tin cs. Ngay cái chuyện lái mô tô dẫn đường cũng phải theo lệnh của Mỹ, nào là không được chạy ngang hay gần xe tông tông, chạy theo đội hình mà an ninh Mỹ chỉ định…

- Sao ông biết?

- Thì hôm trước tui chở một thằng làm ở tổng cục an ninh gì đó, nó ở xóm tui, nó nói tui mới biết.
À ra thế. Tôi giả bộ xin mồi điếu thuốc, rề rề kéo cái ghế ngồi chung bàn, tiện tay lấy ly cà phê uống dang dở tham gia chuyện thời sự luôn.

Đúng là dân Sài Gòn, hai tay tài xế xe ôm nhìn tôi một cái, tay trẻ hơn phán một câu.

- Ngó là biết dân trước 75, cha nội trước đứt phim làm gì vậy?

Tôi tỉnh bơ:

- Lính đệ nhị Cộng Hoà mà ông anh, tui ở sư đoàn 18.

- Trung đoàn mấy?

Trời! tôi tưởng mình nói cái gốc lính ra dù có hơi xạo một chút, không ngờ hai tay này truy cứu tới bến.

- Ờ trung đoàn 48, tui uýnh ở An Lộc 1972.

Mô phật, cha Google cứu bồ tôi phen này, nếu không nhờ cái Internet tui chắc khó qua ải này.

- Ờ ..Ờ. Đúng rồi 48 đụng nhau ở chân đồi Gió phải hôn.

- Dạ, ở Xóm Ga.

-Quai chảo hả?

-Dạ không, tôi hạ sĩ truyền tin tiểu đoàn 1.

Coi như phần sơ yếu lý lịch tôi trúng tuyển trót lọt.

- Ừ, tui nói tới đâu rồi... Obama ở Hà Nội thì khác à nghen.

- Sao khác?

- Mấy tờ báo Việt Nam lá cải bỏ mẹ, dịch bài đọc của Obama trước chủ tịch Quang, bỏ hết những câu quan trọng mà tông tông Mỹ nhấn mạnh, nào là chuyện nhân quyền, chuyện bỏ cấm vận vũ khí sát thương lệ thuộc một số điều kiện, còn nuốt mẹ nó đoạn ông Ô nói là chuyện mua bán còn tuỳ vào những khắc khe trong việc thể hiện nhân quyền, tôn trọng hiệp ước quốc tế... Túm lại, chuyện mua bán còn có điều kiện chứ bộ tưởng bở sao. Chú thấy không, báo toàn láo. Tưởng dân ngu.

Tôi chen vào:

- Nghe nói ông Obama có mời một số người XHDS gì đó mà không gặp phải không ông anh?

- Nói cho chú mày nghe luôn. Nhà nước này làm gì có chuyện cho ông ta gặp dễ như vậy. Công an bắt mẹ nó mấy người quan trọng như ông Nguyễn Đông A, cô Đoan trang, luật sư gì đó… trước giờ ông ấy gặp rồi.

Trời đất, tôi hơn 60, tuy bộ mặt trẻ hơn một chút mà cha nội này coi tôi như hạng đàn em, tép riu thiệt là... Kệ tôi cũng ù ù, cạt cạt để nghe cho hết chuyện.

- Sao kỳ vậy, làm vậy sao nói với ông Obama?

- Chú còn lạ gì tụi nhà nước cs này, bắt lầm hơn tha lầm, tụi nó phải tiên hạ thủ vi cường. Còn nói hả? Dễ ợt tụi nó bảo là mấy người này theo Việt Tân kích động làm rối ren xã hội, phải bắt nhốt, kể cả cô Nancy gì đó, dù là công dân Mỹ nhưng vi phạm trên lãnh thổ này cũng bị xử theo luật, nó nói vậy thì làm gì nhau? Hổng lẽ tụi nó để những người này nói lung tung cái chuyện dân chủ, chuyện biển chết, chuyện đàn áp biểu tình trước mặt tông tông Mỹ sao?

Chú thấy hôn, ông Obama đã nhỏ nhẹ nhắc khéo nhà nước này, là ông ấy thừa biết một số khách ông ta mời sẽ không đến được bởi nhiều lý do, hổng lẽ ông ta bảo thẳng thừng “Tụi mày chơi tao vố này, tao sẽ tính sổ sau, nhốt người tao mời còn giả nai”.

- Ờ hén.

- Lại còn cái vụ vô Sài Gòn. Chú thấy hôn, cả triệu dân đứng từ cổng Phi Long xuống ngả tư Công Lý, Phan Thanh Giản quẹo tới chùa Phước Hải, dân mà đứng vai sát vai kiểu đó là bao nhiêu? Vậy mà báo Tuổi Trẻ nói có hơn chục ngàn người, tào lao. Tui là dân xe ôm nè, liếc qua là tui biết có hàng triệu người, cái đó là nói trên mặt đường nghen, còn trên lầu 1 lầu 2… các cái nữa.

- Mà kỳ nghen, sao ông ta lại vô cái chùa nhỏ xíu này hổng biết, có quá trời chùa lớn mà hổng vô, chùa Đại Giác nè, Vĩnh Nghiêm nè, còn chùa Xá Lợi nổi tiếng nữa chứ?

Anh tài xế xe ôm trẻ chen một câu.

- Chú này, chú khờ thiệt, ở Hà Nội Obama không vô chùa, mà xuống Tân Sơn Nhất đi cái rẹt vô Phước Hải. Cái ông tông tông này ghê gớm thiệt. Mà hổng phải, ổng quá trời chuyện trên thế giới nên hơi đâu mà học cái văn hoá nước mình. Có chăng là dàn cố vấn của ổng. Mấy tay này thiệt giỏi nghe. Tui lớn tuổi hơn hai chú, ngày xưa tui học Triết Đông ở Văn Khoa, tui đọc khá nhiều sử liệu. Trong vụ này tui còn phải tra trên net, hoá ra cái chùa này ngày xưa nó là điểm bí mật của một hội kín “Phản Thanh Phục Minh”. Tới đây hai chú hiểu không?

- Ừ thì chỉ là cái chùa thôi phản, phục mẹ gì, có dính tới chuyện ông Obama vô Sài Gòn đâu?

- Bởi vậy, dân mình kém hơn họ, những câu nói khéo những thái độ khôn ngoan của Mỹ không chịu hiểu mà phải đợi người ta hét vô lỗ tai mới biết, thiệt chán chết mẹ.

- À tại tụi tui nhỏ hơn anh, nên đâu biết cái thâm thuý này.

- Chú nhớ cái bài đọc tại Hà Nội của ông Obama không?
Ổng nhắc khéo rằng sự nắm tay của Việt Mỹ ngày hôm nay, là nhờ vào biết bao người đã nằm xuống trong chiến tranh 20 năm, có mấy chục ngàn lính Mỹ đã bỏ mạng trong cuộc chiến và hơn 3 triệu người Việt Nam chết trên chiến trường. Ý là ông ta chỉ nói sơ qua hàng triệu trong cộng đồng người Việt ở Mỹ, ổng né đi mấy chữ thuyền nhân chạy trốn cs đó nghen.

- Nói tới cái chùa Phước Hải. Gốc của nó là chùa Ngọc Hoàng. Nó là một cái chùa ở Sài Gòn thuộc phía nam vĩ tuyến 17, của Việt Nam Cộng Hoà . Vậy cái thông điệp “Phản Thanh Phục Minh” mà tông tông Obama đã ngụ ý là gì? Phải chi ổng tới đó vào ngày hôm sau, trong 2 ngày ở Sài Gòn thì tui hổng nói, đang này vừa vô Sài gòn là a thần phù tới chùa Ngọc Hoàng như một thông báo nhắc nhở người Sài Gòn lấy ý chí bất khuất “Phản Thanh Phục Minh” mà hành động. Vậy Phản và Phục là gì?

Hè Hè.. mà người Sài Gòn có hành động hay không là chuyện khác nghen, tui già rồi thấy thì nói chơi với mấy chú, chứ ra trận tui còn sức đâu mà uýnh, xuống đường thì tui chống gậy đi sao kịp tụi trẻ phải hôn?

Ờ mà còn truy ra cái chùa này do người Minh Hương nữa chứ. Tui thì dại nên chỉ lấy cái căn cơ qua cái gốc của cái chùa mà nói thôi, còn nó là quái gì thì biết để làm chi cho mệt.

- Ông anh à tui hiểu rồi, nhưng mà..

- Nhưng nhị gì nữa, ở Hà Nội nhà nước đã không cho Obama tiếp xúc mấy người có tiếng trong phong trào dân chủ. Vô Sài gòn khi gặp đám trẻ ở số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, tại trung tâm GEM ga gì đó thì hỏi toàn chuyện trời ơi, nhà nước phát thẻ vào cửa là đã chọn lọc rồi. Coi như một buổi trình diễn văn nghệ, nhạc Rap cho vui thôi. Nhưng nó cũng chứng tỏ cái tài của tông tông Mỹ, năng động, một MC cứng cựa trước đám đông.

Phải chi mà trong cái buổi nói với tuổi trẻ này, lọt một hai câu hỏi về hiện tình cái nước Việt bi đát, lối xúc phạm nhân quyền trắng trợn của cái đảng tào lao này hay nhờ ông tông tông Mỹ kêu gọi thế giới điều tra cái lũ Formosa đã giết biển Việt Nam hoặc nhờ ông hét một tiếng trong hội nghị G7, G bung gì đó, về mấy cái đập chận mẹ hạ lưu sông Cửu Long thì tốt biết bao nhiêu. Tui nói thiệt, nghe mấy câu hỏi vớ vẩn của đám trẻ đã bị “định hướng xhcn” mà phát giận, làm giàu mẹ gì trên cái nước Việt sắp tiêu tùng, cười cợt gì trên thống khổ của hàng triệu triệu dân miền Trung. Rồi đây dân VN cạp đất mà ăn. Những thứ cần thì không nói, toàn cái đám óc bùn, thấy phát ghét.

Tôi chen ngang hạ hoả ông này:

-Bớt giận đi anh hai, tụi nhỏ mà.

Ông đốt thêm điếu thuốc cất kỹ cái Zippo vô túi quần tà tà thêm:

-Quan trọng ở chỗ là ông Obama biết hết những gì đã xãy ra ở Hà Nội và Sài Gòn. Bộ mấy chú tưởng mấy cuộc xuống đường, biển chết, cá chết, bị đàn áp dã man, máu tuôn xối xả trên đường tông tông Mỹ không biết hả? Thằng nào ở bộ chính trị có bao nhiêu nhà, bao nhiêu tiền gởi ở đâu còn biết, huống hồ cái chuyện ì đùng như vậy. Báo chí Mỹ lấy hết hình ảnh, cộng thêm cái mạng xã hội phây bút, phây biết gì nữa thì có chi dấu được. Nhưng họ vẫn chỉ lên tiếng qua những tổ chức quốc tế chứ làm gì được tụi này, hổng lẽ bạch văn thì nghi thức ngoại giao ra cái thể thống gì. Tui nói thiệt tất cả những gì tông tông Mỹ đã làm tại Hà Nội và Sài gòn đều có dụng ý. Cái quan trọng là chúng ta có biết và nắm lấy nó hay không. Hi Hi, tui già rồi chuyện đó bàn chơi thôi, còn việc phải làm là tụi nhỏ chứ tui sức đâu mà làm nữa.

Còn nữa nghe, bộ hai chú nghĩ cả ngần đó dân Sài Gòn đón ông tông tông Mỹ đều chung một suy nghĩ sao? Có người ái mộ ông ta một cách đơn giản, nhiều người chỉ khoái ngó 2 cái xe “quái thú” của tông tông Mỹ, có người đón ông ta, ghi lại hình ảnh để chứng tỏ ta đây có tham gia cuộc xuống đường đón người lãnh đạo của khối Tự Do, mà lỡ dại có dính hình mình với ông Obama thì đó là niềm hãnh diện trăm năm, mang khoe khắp cùng trời đất, hãy nghe mợ hoa hậu gì đó được bắt tay tông tông một cái sướng điên lên còn hơn được ẫm lên giường, rêu rao nào tay tông tông ấm, hấp dẫn...

Được mấy ngoe, có cái nhìn như thằng già này. Tui ở nhà chẳng đưa đón ai cả. Tui thừa biết ông ta có làm gì được mà dân mình lại đặt hết niềm tin vào ông ấy, cái đất nước khốn nạn của mình phải do chính mình đập đổ rồi xây dựng lại. Nhớ nhé, đó là ngụ ý trong thông điệp mà tông tông Obama đã phát biểu ngay trong bài diễn văn của ông ta, chứ hổng phải là tui suy diễn đâu nghen.

Mình đã mất miền Nam, một phần do người Mỹ đã cắt viện trợ cho cái pháo đài tự do ở Đông nam Á. Chính nhiều tướng, tá Mỹ đã cúi đầu xin lỗi các chiến binh Việt Nam, là người Mỹ đã không làm tròn trách nhiệm của mình trên tiền đồn này.

Mất miền Nam, không là lỗi của ai hết, mà là lỗi của chúng ta, chúng ta quá tin vào đồng minh, mà cũng phải thôi, mình có gì để chiến đấu? Không tin cũng phải tin. Viên đạn cũng do viện trợ, trái tim yêu nước đâu giải quyết được vấn đề. Đừng trách Mỹ đã bỏ qua và dấu nhẹm cái vụ Hà Nội đầu hàng vô điều kiện sau trận mưa bom trên đất Bắc.

Tất cả quốc gia trên trái đất này, đều lấy quyền lợi của chính quốc gia đó làm căn bản, À cái này thì trừ đảng cs Việt Nam nghen, cái đảng này chỉ biết bợ đít thằng đàn anh Trung cộng thôi. Mất đảng là mất tất cả. He. He cái này phải thêm một câu, còn đảng cũng mất mẹ luôn Việt Nam.

Chuyện tồn vong của dân tộc, nói thì ai cũng rộng mồm, to miệng là trách nhiệm chung, nhưng mấy chú coi được bao nhiêu còng lưng ra gánh.

Tui nói thiệt nghen, chỉ cần phân nửa đám người đi đưa đón tông tông Mỹ, đem mồ hôi, đem cái vẫy tay reo hò đó theo tụi nhỏ xuống đường là văng mất cái đảng bù nhìn này.








Tui nói mà hai chú nhăn răng ra cười.. thiệt là… Nghĩ cũng phải, chiến đấu mà không có tiếp tế, không có bộ chỉ huy hành quân thì đánh làm sao đây trời. Mà hổng lẽ không đánh, thì tới bao giờ mới hết giặc. Quái ác là thứ giặc đồng chủng, thứ mang máu nô lệ giặc Tàu, gian ác, bạo tàn nữa mới chết chứ. Thiệt tội cho tụi nhỏ bây giờ.

 ....

- Mà tui có nói, mấy chú vắt tay lên trán mãi cũng không hiểu đâu, phải đọc cho kỹ, hiểu cho hết cái hoàn cảnh khốn nạn của hơn 40 năm trước. Ừ... cái vụ này cũng tội cho đám trẻ, tụi nó đâu có cơ hội nếm trải, chỉ qua sách báo nhồi sọ, khi bừng tỉnh thì chạy đi tìm, lượm một ít trên thế giới net. Bên này xô, bên kia kéo, cái mặt trận tư tưởng thứ hai này làm tụi nhỏ đứng không vững. Trách tụi nó sao được?.

- Ông anh à.

- Chú cho tui nói hết, lỡ nói thì nói luôn. Chú thấy hôn. Cái quần lót đỏ khó mà thấy, thường thì bên ngoài chúng được che bởi màu xanh. Ý là tui nói về cái tư tưởng chủ nghĩa. Có bao người chống cộng, nhưng cái bóng ma của thằng cha Hồ Chí Minh còn lởn vởn trong đầu? Phải công nhận cái sùng bái mê muội này khó tẩy thiệt... Mà nói, có dẫn chứng thằng quỷ ở Ba Đình này là Tàu, giả danh, trá hình, tụi nó cũng khó tin, đem ba cái chủ nghĩa thờ ma cộng sản ra cãi mới chết chứ...
Một chiếc xe tải của trật tự đô thị đổ xịt bên lề, chiếc xe nhằm dọn sạch lòng lề đường, hốt đám bán hàng rong, chiếc xe làm câu chuyện thời sự sáng sớm của chúng tôi bị cắt ngang.

Mạnh ai nấy trả tiền và mỗi người mỗi ngả rời khỏi quán vỉa hè. Nắng sáng đã lên, thành phố đã bước qua một ngày khác, âm hưởng của ông Obama vẫn còn và chắc sẽ còn dài dài trong những quán cà phê như thế này, bởi đó là, sinh hoạt đặc biệt của Sài Gòn, là nét đặc trưng của người Sài Gòn cũ.

Trên đường về, nhớ mấy câu bàn cho vui của tay tài xế xe ôm già, tôi ngậm ngùi.

Cái tuổi già hoá ra cũng còn dăm người chứng tỏ có ích, còn khá hơn vài tay trí thức gạo cội, múa bút trên báo, xuống đường trong phòng ngủ, la hét, cổ võ trong nhà vệ sinh. Nhìn tuổi trẻ đơn độc xuống đường rồi phán một câu “đó là những con thiêu thân bay vào lửa đỏ”.