khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2020

Đi Mỹ được rồi, về làm gì?


Tôi năm nay 21 tuổi, đang du học tại Mỹ. Kết thúc 4 năm Đại học, tôi muốn về Việt Nam. Nhưng ai cũng ngăn cản: ‘Đi đi, đừng về!’

Bố mẹ tôi làm trong ngành y. Hai người bắt đầu nói về chuyện du học và định cư tại Mỹ khi tôi mới học 11. Mẹ thường hay kể công việc hằng ngày tại bệnh viện, để tôi hiểu lời hối thúc ‘đừng về Việt Nam’ bắt nguồn từ 20 năm sống trong bức xúc của mẹ: ‘Bệnh viện của mẹ có một bác giám đốc lên chức từ những năm 80. Kể từ đó, bác đã cho không biết bao nhiêu họ hàng từ Bắc, Trung vào làm hộ lý, điều dưỡng, kỹ thuật viên,…

Với ‘quyền lực mềm’ của giám đốc, bác chỉ nói một tiếng, có anh trưởng khoa nào không dám nhận người? Toàn con ông cháu cha. Còn những sinh viên chính quy, nắm tấm bằng Đại học, phải trầy trật khổ sở để được bước chân vào cổng viện. Không chỉ ở đây, mà bất cứ nơi đâu tại Việt Nam này cũng có ‘quyền lực mềm’ giống thế hoặc hơn thế. Nhiễu nhương lắm. Hách dịch lắm. Về làm gì hả con?’

Khi không thuyết phục được tôi, ba mẹ viện đến dì. Dì bảo: ‘Dì hiểu là con muốn về Việt Nam để cống hiến. Nhưng, ở nơi này, tài năng của con không có cơ hội phát triển. Tìm cách định cư đi. Khi đã có kinh tế, con muốn làm gì cho quê hương mà chẳng được!’ Không chỉ bố mẹ, dì, mà các bác đang sống ở Mỹ đều đồng ý với quan điểm ấy.

Lăng kính Mỹ: ‘Lý do nào để quay về quê hương?’

Trong vòng tròn bạn bè của tôi, chỉ ra ai không muốn về Việt Nam thì rất dễ. Còn tìm người quyết tâm trở lại thì thật khó khăn. Nhiều bạn lưỡng lự, không ai dám chắc chắn hai chữ: ‘Sẽ về!’

Tôi có một cô bạn thân đang học ngành Công nghệ thực phẩm. Cô bảo: ‘Ngành mình học, về nước không xài được. Còn đường ở Canada thì rộng mở. Mình không muốn trở về để chật vật kiếm một chỗ làm sau 4 năm vất vả!’ Một người bạn khác chia sẻ: ‘Từ lúc quyết tâm theo đuổi sự nghiệp sản xuất âm nhạc, mình đã biết.

Tại Việt Nam, mình sẽ không làm được.’ Một chị theo học kinh tế thì bảo: ‘Đơn giản chị không muốn!’ Chị đang đi thực tập rất nhiều nơi, kiếm tìm một chỗ tài trợ visa cho mình. Anh bạn học kỹ sư hóa, vừa apply thạc sĩ thành công nói với tôi: “Anh thích nghiên cứu khoa học, Việt Nam sao có đất cho anh?

Về ư? Anh không thể.” Những thằng Mỹ thì hỏi thẳng vào mặt tôi: ‘Tụi mày từ Việt Nam đến đây học, thụ hưởng văn hóa của tụi tao, thụ hưởng cả những đồng tiền bố mẹ tao còng lưng đóng thuế. Học xong mày phủi tay quay về nước, thế thì có công bằng với tụi tao hay không?’

Giữa dòng ý kiến ‘Đi đi, đừng về!’ dữ dằn như thác lũ đẩy tôi lùi lại, tôi nhìn về quê hương, cố gắng tìm một lý do cho mình quay lại. Nhưng tìm hoài mà không thấy. Chưa bao giờ sách giáo khoa nói về những cái cúi đầu của chúng tôi trên đất Mỹ, vì nỗi tự ti quê hương thua kém hơn, mà chỉ bảo: ‘Nước ta rừng vàng biển bạc.’ Chưa bao giờ chúng tôi được dạy về ‘trách nhiệm công dân’. Chúng tôi chỉ học ganh đua điểm số, chứ không học cách cùng nắm tay nhau mà đi xây dựng đất nước. Chưa bao giờ bố mẹ nói tôi phải có trách nhiệm với Việt Nam, mà chỉ nói: ‘Đừng về để dẫm vào đường cụt. Trên mảnh đất này, người tài không có cơ hội. Vì tương lai của con, hãy đi đi!” Việt Nam ơi, người có cho tôi một lý do để trở về?’

'No obligation': Joe Biden opposed helping South Vietnamese refugees reach U.S. in 1970s


Democratic presidential front-runner Joseph R. Biden, who has denounced President Trump’s efforts against Central American asylum-seekers, vigorously opposed resettling as refugees South Vietnamese who had helped the U.S. during the war.

The Washington Examiner reported Thursday, citing records from the administration of President Gerald R. Ford, that as a U.S. senator, Mr. Biden tried to deny refuge to hundreds of thousands fleeing the imminent North Vietnamese victory and likely Communist persecution.

Mr. Biden’s arguments about refugees reverse what he and other Democrats now insist are the only moral stances, saying that the U.S. had “no obligation, moral or otherwise, to evacuate foreign nationals,” the Examiner reported.

“The United States has no obligation to evacuate one — or 100,001 — South Vietnamese,” Mr. Biden said then.

In an April 1975 meeting at the White House with Ford and several of his top foreign-policy officials including Henry Kissinger, Mr. Biden said he would not vote to fund evacuation of non-Americans.

“We should focus on getting [U.S. troops] out. Getting the Vietnamese out and military aid for the [South Vietnam’s government] are totally different,” he said.

Mr. Kissinger told Mr. Biden and others in the Senate delegation that there were anywhere from 170,000 to a million South Vietnamese “to whom we have an obligation,” but the Delaware senator, a member of the Foreign Relations Committee, denied that.

“I will vote for any amount for getting the Americans out. I don’t want it mixed with getting the Vietnamese out,” Mr. Biden said, speaking two weeks before the fall of Saigon.

This angered Ford, calling such a refusal a betrayal of American values in terms similar to what Democrats say about Mr. Trump in 2019.

“We opened our door to the Hungarians. … Our tradition is to welcome the oppressed,” Ford said.

In a Miami Herald op-ed column last month, Mr. Biden called the Trump administration’s efforts to keep out or discourage asylum seekers at the border, “actions that subvert American values.”

Mr. Biden didn’t get his way on opening American doors to endangered South Vietnamese.

He was one of only three Foreign Relations panel members to vote against Ford’s funding request and one of just 14 to do so on the Senate floor.

More than 130,000 South Vietnamese fleeing the victorious Communists were eventually evacuated and granted refuge in the U.S.

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020

Koala sắp chỉ còn là biểu tượng





Đại dịch Kung Flu có là cơ hội để chuyển đổi số phận của Việt Nam?





Số phận tòa nhà cổ Sở Hỏa xa Sài Gòn sẽ về đâu?





Tướng +svn nói: “Mỹ và Trung Quốc gây bất ổn và căng thẳng ở Biển Đông”





Tăng thu ngân sách, giảm khoản giữ lại: vắt kiệt Thành phố Hồ Chí Minh





Giải bài toán Toeplitz


Cái này không phải nói chơi mà là thiệt. Chính hai nhà toán học đó nói, họ chúi đầu vào bài toán này vì cần phải giữ tinh thần trong lúc bị cách ly Covid.

Trong thời đại tân tiến, người ta có thể hợp tác làm việc mà không cần phải có mặt cùng một chỗ. Hai nhà toán học này là Joshua Greene, đại học Boston College ở Mỹ, và Andrew Lobb, thuộc hai đại học University of Durham ở Anh và Okinawa Institute of Science and Technology ở Nhật. Như hầu hết mọi người trong thời Covid, họ làm việc với nhau qua Zoom.

Bài toán hai ông giải là bài toán Hình Chữ nhật Nội tiếp. Bài toán này có gốc từ bài toán Hình Vuông Nội tiếp, hay còn gọi là giả thuyết Toeplitz, do nhà toán học Đức Otto Toeplitz đặt ra năm 1911, như sau.

* Trên bất kỳ một đường cong khép kín trên mặt phẳng, không bắt chéo, luôn luôn có một điểm là bốn góc của hình vuông.

Một hình vuông có thể được xem là hình chữ nhật với tỷ lệ dài : rộng = 1 : 1. Môt dạng khó hơn của giả thuyết Toeplitz là bài toán Hình Chữ nhật Nội tiếp:

* Cho trước bất kỳ một tỷ lệ dài : rộng nào đó, trên bất kỳ một đường cong khép kín trên mặt phẳng, không bắt chéo, luôn luôn có một điểm là bốn góc của một hình chữ nhật với tỷ lệ đó.

Đường cong khép kín là một đường bắt đầu ở đâu thì quay lại điểm đó, không để hở miệng. Thí dụ như trong hình vòng vèo này với nhiều đỉnh hình vuông trong đó.

(Hình: Claudio Rocchini/Wikimedia/CC BY-SA 3.0)
(Hình: Claudio Rocchini/Wikimedia/CC BY-SA 3.0)

Hoặc là trong hình này, có tên là hình bông tuyết Koch (Koch snowflake), là một hình “fractal” với số góc cạnh lên tới bất tận.

(Hình: Vũ Quí Hạo Nhiên trên nền Wrtlprnft/Wikimedia/PD)
(Hình: Vũ Quí Hạo Nhiên trên nền Wrtlprnft/Wikimedia/PD)

Năm 1929, nhà toán học Lev Schnirleman ở Liên Xô chứng minh giả thuyết hình vuông cho tất cả đường không có góc cạnh. Rồi bài toán nằm yên, chỉ nhúc nhích chút ít đây đó trong mấy chục năm.

Một bước tiến lớn diễn ra năm 1981, Giáo sư Herbert Vaughn đại học Illinois chứng minh được là tất cả các đường, kể cả đường có góc cạnh, đều có bốn điểm lập thành hình chữ nhật.

Vaughn có hai sáng kiến lớn. Sáng kiến thứ nhất là tìm ra một cách mới để nhận biết một hình chữ nhật.

Bình thường, để nhận ra một hình chữ nhật, phải biết bốn đỉnh ABCD của nó ở đâu, đo 4 góc ở 4 đỉnh xem có phải góc vuông 90 độ hay không. Phải làm hết chừng nấy chuyện mới biết có phải hình chữ nhật hay không.

Quá nhiêu khê. Sáng kiến của Vaughn là thay vì nhìn 4 góc thì nhìn 2 đường chéo. Hai đường chéo hình chữ nhật có chiều dài bằng nhau, và có chung một điểm giữa. Chỉ cần hai điều kiện đó thôi là biết có một hình chữ nhật.

Hình bình hành chẳng hạn, hai đường chéo có chung điểm giữa nhưng chiều dài không bằng nhau. Trong hình con diều, hai đường chéo có thể tình cờ dài bằng nhau, nhưng không có chung điểm giữa. Chỉ có hình chữ nhật có đủ hai yếu tố đó.

(Hình: Vũ Quí Hạo Nhiên)
(Hình: Vũ Quí Hạo Nhiên)

Sáng kiến này có nghĩa mình chỉ cần lấy một đoạn thẳng, hỏi chiều dài bao nhiêu và điểm giữa ở đâu. Tức là chỉ cần biết một con số và một toạ độ. Lấy một đoạn khác, hỏi chiều dài bao nhiêu và điểm giữa ở đâu. Nếu cả hai câu trả lời giống nhau, mình có hình chữ nhật. Xong!

Sáng kiến thứ nhì của Vaughn là cứ mỗi đoạn nối liền hai điểm A, C, ông biểu hiện cả chiều dài của đoạn AC lẫn toạ độ điểm giữa của nó, bằng một điểm F trong không gian 3 chiều. Nói cách khác, mỗi điểm F trong không gian đại diện cho cả chiều dài lẫn toạ độ điểm giữa của một đoạn AC nào đó.

Nếu trong không gian này có hai điểm F trùng nhau, điều đó có nghĩa có hai đoạn thẳng có cùng chiều dài và điểm giữa. Tức là mình có một hình chữ nhật.

Với cách biểu hiện này, Vaughn chứng minh được là các điểm F đại diện cho tất cả các cặp AC trên đường cong tạo thành một hình Möbius strip, tiếng Việt gọi là “dải Mobius.”

Một dải Mobius được tạo ra bằng cách lấy một dải giấy dán hai đầu vào nhau, nhưng thay vì dán bình thường thì xoắn nửa vòng trước khi dán.

Dải Mobius và cái bóng 2 chiều của nó. (Hình: Vũ Quí Hạo Nhiên)
Dải Mobius và cái bóng 2 chiều của nó. (Hình: Vũ Quí Hạo Nhiên)

Dải Mobius có những tính chất rất đặc biệt. Tuy dải giấy lúc đầu có hai mặt, nhưng sau khi xoắn rồi dán hai đầu, nó chỉ còn một mặt. Hai con kiến nằm hai bên dải Mobius tưởng chừng như nằm trong hai mặt khác nhau nhưng thực ra cùng một mặt. Nếu cắt dải Mobius theo chiều dọc, nó không rớt thành hai miếng, mà lại mở ra thành một dải dài hơn. Cắt thêm một lần nữa nó sẽ bung ra thành hai vòng móc vào nhau. Xem video.


Thế thì Vaughn chứng minh rằng các cặp điểm AC trên đường cong trên mặt phẳng, khi biểu hiện bằng điểm F trong không gian 3 chiều, sẽ là một dải Mobius. Mà dải Mobius, do bị xoắn, nên khi chiếu xuống 2 chiều sẽ bắt buộc phải có hai điểm F nào đó trùng với nhau.

Mà hai điểm F trùng nhau có nghĩa là có hai đoạn cùng chiều dài và cùng điểm giữa. Vậy chúng là đường chéo của hình chữ nhật.

Thành công!

Với thành tựu của Vaughn, tới năm 1981 bài toán Toeplitz đã tiến tới hai kết quả sau đây.

(1) Nếu không đòi hỏi đường cong bất kỳ, mà chỉ giới hạn ở đường cong không có góc cạnh, Lev Schnirleman đã chứng minh luôn luôn có hình vuông nội tiếp, nhưng chưa chứng minh được cho hình chữ nhật với tỷ lệ cho trước.

(2) Nếu chấp nhận đường cong bất kỳ kể cả đường có góc cạnh, Herbert Vaughn đã chứng minh được luôn luôn có hình chữ nhật nào đó nhưng không bảo đảm được tỷ lệ dài : rộng cho trước.

Lại bẵng đi mấy chục năm cho tới khi có dịch Covid-19. Mọi người bị cách ly, phải ở nhà.

Đến lúc đó, theo lời Giáo sư Greene nói với tạp chí Quanta, “Tôi thấy trận đại dịch nó gần như có tính thúc đẩy. Cả hai chúng tôi quyết định là phải hợp tác với nhau để giữ vững tinh thần.”

Họ bắt đầu họp qua Zoom hàng tuần, Greene ở Mỹ và Lobb ở Nhật. Mỗi lần họp họ lại có thêm sáng kiến nào đó,

Họ áp dụng sáng kiến của Cole Hugelmeyer, một sinh viên tiến sĩ đại học Princeton, là đẩy phương pháp của Vaughn lên không gian 4 chiều. Thay vì vẽ các điểm F trong không gian 3 chiều, F đại điện cho chiều dài của AB và vị trí điểm giữa, Hugelmeyer gài thêm một con số nữa là góc của đường AB với trục ngang (trục x).

Trong không gian 4 chiều này, nếu chỉ giới hạn ở các đường cong không góc cạnh, các điểm F tạo thành một Klein bottle, tiếng Việt là chai Klein hay bình Klein.

Bình Klein là một cấu trúc 4 chiều. Nếu nhìn với con mắt 3 chiều, mình như thầy bói sờ voi vì mình nhìn thiếu mất một chiều. Trong 4 chiều, bình Klein không tự cắt, nhưng khi chỉ nhìn được 3 chiều thì nó như thế này.



Video của đại học Hannover, Đức.

Một bình Klein bằng thủy tinh. (Hình: Maksim, Clifford Stoll/Wikimedia/CC BY-SA 3.0)
Một bình Klein bằng thủy tinh. (Hình: Maksim, Clifford Stoll/Wikimedia/CC BY-SA 3.0)

Trong không gian 4 chiều bình Klein không tự cắt, nhưng cái “bóng” 3 chiều của nó có chỗ tự cắt và chui qua lỗ như trong chai thủy tinh trong hình. Giống như đường vượt xa lộ không cắt nhau, đường này bên trên đường kia trong không gian 3 chiều, nhưng cái bóng trên mặt đất 2 chiều sẽ cắt nhau.

Khi xẻ một bình Klein ra, nó thành một dải Mobius. Bình Klein nhìn tưởng khép kín nhưng thật ra không có mặt trong mặt ngoài. Bò mặt trong một hồi, ra ngoài lúc nào không biết. Hai mặt cùng là một mặt.

Sử dụng bình Klein này, Greene và Lobb khiến các đường chéo AC theo cách của Vaughn có thể đại diện bằng hai dải Mobius, và họ chứng minh được rằng hai dải này luôn luôn giao nhau ở chỗ tương đương với tỷ lệ dài : rộng bất kỳ. Muốn có hình vuông tỷ lệ 1:1, sẽ có. Muốn có tỷ lệ 9:16, có luôn. Muốn tỷ lệ nào là có cái đó.

Greene và Lobb đã mở rộng kết quả của Vaughn cho tỷ lệ dài : rộng bất kỳ, nhưng chỉ giới hạn trong các đường cong không góc cạnh. Họ đã đẩy tiến bộ của bài toán Hình Chữ nhật Nội tiếp lên bước thứ 3.

(3) Nếu chỉ giới hạn ở đường cong không có góc cạnh, Greene và Lobb đã chứng minh được luôn luôn có hình chữ nhật theo đúng tỷ lệ dài : rộng cho trước.

Tất cả chỉ vì cách ly.

Ai đứng đằng sau các vụ cháy nổ bí hiểm ở Iran?





Thứ Năm, 9 tháng 7, 2020

Công nhân VN ở Guinea Xích Đạo kêu cứu





Mất chất! - Tác giả Huy Nguyễn


Khi tôi bắt đầu làm việc cùng các em nghiên cứu sinh của công ty Fujitsu vào năm 1997, cái lo nhất là các em không quen với văn hóa Nhật Bản, cư dân xung quanh sẽ có cái nhìn không thiện cảm nếu mình sống kiểu khác họ. Lúc đó công ty nhận 200 người.

May mắn là các bạn hồi đó rất biết người biết ta, dù sinh hoạt những năm 90 ở bên nhà còn thiếu thốn hơn bây giờ nhiều lắm, cũng không có phương tiện internet để mà nhìn xa trông rộng như thời đại 2x. Chỉ qua vài ngày giới thiệu về cách bỏ rác, đi đường, sử dụng xe điện, mua hàng ở siêu thị là các bạn tự giác tuân thủ, 2 năm không một phản ảnh nào.

Qua những năm đầu 2000, làn sóng tu nghiệp sinh bắt đầu đến Nhật ngày mỗi nhiều. Hàng xóm than phiền nhiều nhất là vụ bỏ rác không phân loại; xe điện thì thường xuyên chộp những anh chị đá tàu. Tuy nhiên không có cảnh nằm lăn, nằm bệt trên xe điện, coi toa tàu như nhà của mình.

Đoạn clip những thanh niên VN chửi thề chửi tục ngồi, nằm, lăn như chốn không người trên tuyến đường xe điện của thủ đô Đông Kinh, được lan truyền trên mạng vừa qua, đã làm hình ảnh người Việt xấu đi rất nhiều. Dù họ không đánh đồng, nhưng sẽ có suy nghĩ: “tụi nó chắc ở rừng quen rồi”.

Đối với Nhật, cách hành xử trên các phương tiện công cộng sẽ đánh giá được tính cách của người đó và của cả một dân tộc. Đương nhiên thỉnh thoảng cũng có những tên tâm thần hay say rượu người bản xứ có hành động còn quá đáng hơn, nhưng là đất nước của họ nên họ chỉ nhìn một cách khinh bỉ, coi đó là cặn bã của xã hội mà quốc gia nào cũng có. Ngược lại, nếu đối tượng là người Việt Nam hay Trung quốc thì ngoài cái suy nghĩ tương tự, còn thêm cái câu hỏi, tại sao những đất nước đó lại xuất cảng “cái cặn bã đó” đến đất nước họ. Khác nhau ở chỗ đó.

Thú thật ở Nhật 40 năm, tôi chưa thấy người ngoại quốc nào có hình ảnh như các anh em bộ tộc của ta vừa qua, vô tư trét trấu lên bộ mặt quốc gia.

Đã vậy, có những bạn còn bênh vực hành động “phản cảm” nói trên vào các status bình luận: “Đm… ngày xưa bọn mày mới sang Nhật chưa biết gì thì cũng vậy thôi”… làm đéo gì mà chửi nhau”…

Ngày xưa, 50 năm trước, các anh du sinh Đông Du (đời thứ 2), 40 năm trước dân tị nạn, 20 năm trước Nghiên cứu sinh, Tu nghiệp sinh, thực tập sinh… đến Nhật cũng chưa bao giờ thấy cảnh tượng này. Không hiểu vì sao một số thành phần mới qua gần đây lại “mất chất” như vậy.

Nếu không có sự giáo dục từ nhà trường, căn bản là môn đạo đức (không phải đạo đức cách mạng) mà là công dân giáo dục như của miền Nam trước 75; nếu các trung tâm đưa người đi lao động, du học không nỗ lực hơn trong việc định hướng… chắc một lúc nào đó, dân Nhật sẽ đánh giá thành phần nhập cư lao động của Indonesia, Miến Điện, Campuchia… ở cái đẳng cấp cao hơn lao động Việt Nam.

Cứ tưởng Nhật đang thiếu lao động phải cần dân Ta rồi nổ tung trời.

Lầm!

Tri Ân TPB VNCH





Hoa Kỳ và Trung Cộng, ai giăng bẫy ai?





Một trí thức chân chính, George Orwell (1903-1950)





Vũ Khí Sinh Học





Ủy Lạo TPB VNCH trong mùa dịch Kung FLu tại Việt Nam





Con Lươn Robot





FF Hệ thống nhận diện bạn hay thù của Hoa Kỳ





Sinh Tố C





An Toàn Khi Di Chuyển Bằng Đường Hàng Không





Khi lớn tuổi coi chừng bị té ngã





Xe thiết giáp có khả năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng





Thứ Tư, 8 tháng 7, 2020

Vấn đề nô lệ xưa và nay - Tác giả Nguyễn Quý Đại


Lịch sử về nô lệ có trước thời trung cổ, đầu tiên ở đảo Sizilien miền Nam Ý (136 -132 trước Công nguyên) nô lệ trao đổi với Đế Quốc La Mã có các danh từ „Eunus, Antiochos“…. Những cuộc chiến đẩm máu trong lịch sử thế giới thường xảy ra. Phe chiến thắng chiếm đoạt tài sản và sinh mạng kẻ bại trận, kể cả đàn bà, trẻ em đều bị bắt làm nô lệ. Giới quý tộc bỏ tiền mua người nghèo về phục vụ.

Tác phẩm Geschichte der Sklaverei/ History of Slave „Lịch sử nô lệ“ tác giả Sunsanne Everett mô tả cuộc đời người nô lệ thời Trung cổ, từ Á sang Âu đã có phong trào mua bán nô lệ bằng tàu buồm hay áp giải vượt sa mạc Sahara. Trung Hoa có hàng triệu cô gái bị bán làm nô lệ.

Giáo chủ Hồi Giáo Mohammed (570-†632) cầm đầu giáo quyền năm 630 đánh chiếm Mecca. Những người chống đối (Do Thái giáo, Thiên chúa giáo) đều bị tiêu diệt, hàng ngàn đàn ông bị chém đầu, đàn bà bị bắt bán làm nô lệ! Trận chiến thành Troy, Hy lạp (Greeks) xua quân đánh chiếm thành Troy cuả Thổ Nhĩ Kỳ tiếp thu chiến lợi phẩm và bắt những người đẹp như: Briseis, Tecmessa và Chryseis…(hình minh hoạ nô lệ xưa).

Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) từng có chợ nô lệ Sandal Bedesten, tiểu vương Mehmet xây cất từ năm 1461 tại Istanbul. Chợ nô lệ người Hòa Lan tổ chức ở New Amsterdam (ngày nay là New York). Những thương thuyền lớn người Anh, Bồ Đào Nha (Portugal), Tây Ban Nha (Spanien) mua người da đen, thổ dân ở Phi Châu (Neger) làm nô lệ, vì giống người nầy đời sống kém văn minh nhưng có sức mạnh.

Thị trường mua bán thời đó phần lớn ở Hoa Kỳ cần người làm việc tại các đồn điền, nông trại, trồng miá, hái bông vải, kéo xe, đào mỏ… Thương thuyền Âu Châu chở vũ khí, máy móc, rượu, hàng hóa biến chế rẻ tiền bán cho Phi Châu, và ngược lại mua „người“ từ Phi Châu bán cho Hoa Kỳ, và mua của Hoa Kỳ nguyên liệu hàng hóa, bông vải, đường, caffe …

Kiếp người nô lệ khổ đau, bị cưỡng ép lao động như trâu bò kéo cày, bị đánh đập, hành hạ, nếu chống lại chủ thì bị xiềng xích, đóng gông. Người bỏ tiền mua nô lệ dùng thỏi thép nung đỏ, đóng dấu trên lưng họ để nhận dạng nếu bỏ trốn.

Đức giáo Hoàng Greogor I (540-†604) ngài từng kêu gọi Thế giới ngưng mua bán nô lệ, phải tôn trọng phẩm giá con người mà Thượng Đế đã tạo dựng, không phân biệt màu da sắc tộc…dù Đức Giáo Hoàng kêu gọi nhưng chưa đánh động được lương tâm của thế giới vì con người đầy tham vọng và quyền lực. Từ Thế kỷ 16 đến Thế kỷ 18 hơn 15 triệu người Phi Châu bị bắt bán làm nô lệ. Nhà văn William Lloyd Garrison người Mỹ da trắng (sinh 12.12. 1805 in Newburyport, Massachusetts † 24.05.1879 in New York) từng đứng lên đòi giải phóng cho người da đen. Hiệp Hội chống lại chế độ nô lệ „Anti Slavery Society“ trên báo (The Genius of Universal Emancipation) đấu tranh giải phóng nô lệ.

Thế Kỷ thứ 18 đế quốc Anh chiến thắng Tây Ban Nha, Hiệp Ước Asiento năm 1713 Anh Quốc độc quyền mua bán nô lệ, mỗi năm 5000 người từ các nước thuộc điạ của Tây Ban Nha.

Chấm dứt chế độ nô lệ

Trải qua những biến đổi lịch sử từ 01.01.1807 Anh Quốc cấm mua bán nô lệ, nếu thương thuyền vi phạm bị phạt vạ tiền 100 Bảng Anh và bỏ tù. Đại Hội Quốc Tế ở Wien/ Vienna 1815 (Áo) các quốc gia phải bỏ chế độ nô lệ: Bồ Đào Nha / Portugal năm 1817, Pháp và Hòa lan năm 1818. Ba Tây / Brasilien 1826 được độc lập và chấm dứt nô lệ. Ở Âu Châu năm 1820 việc buôn bán nô lệ cáo chung. Hiến pháp Đức ghi đìều 1 đoạn 1 „nhân phẩm con người bất khả xâm phạm“.

Năm 1860 Abraham Lincoln (1809 -†1865), đảng viên Cộng hòa được bầu là Tổng Thống thứ 16 Hoa Kỳ, từ năm 1862 người nô lệ được giải phóng ở các thành phố phiá Đông, đến năm 1867 theo điều 13 Hiến Pháp Hoa Kỳ từ ngày 18.12.1865 chấm đứt chế độ nô lệ. Tổng thống Lincoln từng nói “Vì không muốn làm một kẻ nô lệ nên tôi cũng sẽ không làm chủ nô lệ. Điều này diễn đạt ý tưởng của tôi về Dân Chủ. Bất cứ điều gì khác hơn thế, dù khác ít hay khác nhiều, đều chẳng phải là dân chủ.” xảy ra nội chiến Hoa Kỳ (American Civil War, 1861–1865). Sau bản tuyên ngôn giải phóng nô lệ của Lincoln, khoảng 190 nghìn nô lệ da đen tình nguyện tòng quân, Ngoài ra còn có dân di cư từ Châu Âu cũng gia nhập quân miền Bắc. Khoảng 23.4% quân miền Bắc có gốc Đức, với gần 216 nghìn sanh tại Đức. quân số của miền Bắc lên gấp bội. Trong khi đó miền Nam không dám cho nô lệ nhập ngũ vì sợ đi ngược lại chính sách nô lệ của mình. Tướng Robert E. Lee (1822-†1885) chỉ huy liên quân miền Nam đầu hàng tại Appomattox năm 1865. Cuộc chiến kéo dài 4 năm chấm dứt từ đó người da đen thoát khỏi kiếp nô lệ, chế độ nô lệ cũng được giải phóng ở nhiều tiểu bang. Ngày 14.04.1865, TT. Abraham Lincoln bị ám sát(Hình các tiểu bang có người nô lệ xưa)

Quyền bầu cử dành cho người da đen lần đầu tiên trong lịch sử được công nhận tại New Orleans người nô lệ được tham gia bỏ phiếu. Phải tới 100 năm sau, nước Mỹ mới chính thức bãi bỏ các điều luật mang tính phân biệt chủng tộc chống người da đen và có một tổng thống xuất thân từ miền Nam là Lyndon Johnson (nhiệm kỳ 1963-1969). Mục sư Tin lành Martin Luther King (1929 -†1968) nhận giải Nobel hòa bình năm 1964, là nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn trong lịch sử Hoa Kỳ của phong trào đấu tranh bất bạo động. Ông được nhiều người trên khắp thế giới ngưỡng mộ với bài diễn văn “Tôi có một giấc mơ /I have a dream” như một anh hùng, đấu tranh cho sự bình đẳng của người da đen. Ngày 04. April 1968 lúc18:01 ông bị ám sát chết ở Im Lorraine Motel in Memphis. Biểu tình bạo động xảy ra 110 thành phố làm 39 chết, 2000 bị thương, hơn 10 ngàn người bị bắt. Sự việc đáng tiếc xảy ra cuối cùng giải quyết theo công bằng, bác ái và ổn định xã hội.

Người Mỹ da đen đóng góp cho nền âm nhạc, thể thao rất phong phú. Một số thành phần tiến bộ theo học các đại học có địa vị trong xã hội như: cựu T.T Obamar được bầu làm TT. hai nhiệm kỳ. Tướng Charles Q. Brown là Đại tướng không quân người da đen đã được Thượng viện Mỹ phê chuẩn trở thành tham mưu trưởng lực lượng không quân ngày 09.6.2020. Trước đó có Đại tướng Colin Powell là Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ từ năm 1989 đến 1993, bà Condoleezza Rice là Cố vấn An ninh Quốc Gia của Hoa Kỳ thứ 20 (2001-2005) và là Ngoại trưởng thứ 66 (2005-2009) thời TT. George W. Bush (nhiệm kỳ 2001-2009).

Tuy nhiên trong tập hợp xã hội chệnh lệch đời sống, cũng như bàn tay có ngón ngắn ngón dài. Có một số đông người thích sống „an phận“ lười biến, không muốn đi học, đi làm. Sống tập trung những khu „ổ chuột“ không có an toàn „nhàn cư vi bất thiện“ đôi khi trở thành tội phạm như ma tuý, trộm cướp thì làm sao tiến thân trong một xã hội văn minh, nên họ phải sống thua kém người đời và sinh lòng tự ái!

Mặc cảm nô lệ

Ngày 25.5 tại Minneapolis, nghi phạm xài tiền giả George Floyd là người gốc Phi Châu đột tử vì bị cảnh sát (người da trắng) Derek Chauvin bắt đè cổ gây tử vong. Ông ta và ba cảnh sát đã bị sa thải vì vụ chết người, cảnh sát D. Chauvin bị truy tố ra tòa khởi tố tội danh giết người bị tù. George Foyed qua đời châm ngòi cho các cuộc biểu tình “Black Lives Matter”, dù trong đại dịch Covid 19 còn đang lây lan trong cộng đồng. Dẫn đến bạo động hôi của, đốt phá khắp nơi làm thiệt hại kinh tế, đập phá xúc phạm các tượng đài lịch sử như: tượng Christopher Columbus ở Boston bị phá mất đầu, tại Virginia thì kéo sập tượng cố TT Jefferson Davis, đổ sơn tượng cố T.T Washington… Họ còn điên cuồng xúc phạm tượng Chúa Jesus, đốt nhà thờ! muốn hạ bệ tượng cố TT. Abraham Lincoln!

Làn sóng chống kỳ thị cũng xảy ra ở các nước Âu Châu, nhưng chỉ London số người qúa khích giật đổ tượng ông Edward Colston quăng xuống nước ở Bristo, giật đổ tượng Colston. Tượng của cố thủ tướng Winston Churchill gần Nghị viện, và tượng Nữ hoàng Victoria cũng bị phun sơn…Chính phủ Anh cấm biểu tình. (người không ý thức khi đập tượng).

Dù người da đen hàng trăm năm được người da trắng giải phóng, qua nhiều thế hệ nhưng họ còn mang mặc cảm nô lệ, trong lòng còn ấm ức, nên dễ bị kích động và nổi loạn. Nhiều sĩ quan cảnh sát và lực lượng hành pháp của Mỹ đã bị người biểu tình tấn công, 4 cảnh sát cũng bị bắn nhưng không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cựu cảnh sát trưởng David Dorn (người da đen) của thị trấn nhỏ ở St. Louis bị nhóm biểu tình bắn chết bên ngoài tiệm cầm đồ ngày 2/6, (theo ABC News), cũng như hơn 130 ngàn người qua đời vì đại dịch Wuhanvirus. Các chính trị gia không quỳ gối tưởng niệm thương tiếc. Ngược lại thật trớ trêu họ quỳ gối trước cái chết của Floyd, theo các tin tức người nầy từng bị tù về hình sự? Hàng chục ngàn người ở Houston tham dự đám tang Floyd như một „anh hùng“! Chúng ta không luận bàn về khuynh hướng tranh cử của đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa. Dân tộc Mỹ hơn 320 triệu người, không phân biệt màu da họ sẽ tiếp tục dùng lá phiếu bầu T.Thống cho Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ vào đầu tháng 11 năm 2020. Để có thể đối đầu với Trung Cộng độc tài triều đại Xi Jinping (Tập Cận Bình) âm mưu bành trướng với vành đai một con đường „one belt and road“.

Nô lệ mới

Thời đại văn minh tiến bộ, chế độ nô lệ không còn phổ biến như xưa. Quyền lực không còn là phương tiện tuyệt đối bắt người làm nô lệ, nhưng thế lực đồng tiền vẫn là phương tiện vô biên cho đến nay. Dựa trên một số tài liệu, thì việc buôn người là một kỷ nghệ trị giá lên đến 40 tỉ đô la? Chợ nô lệ được trá hình dưới nhiều hình thức khác nhau, bọn gian thương khai thác triệt để là món hàng không vốn, đắc giá nhất bởi vậy nạn buôn người làm nô lệ vẫn tồn tại qua hình thức khác…

Công Ước Genève ngày 25. 09.1926 về việc ngăn cấm, phòng ngừa và trừng phạt mọi hình thức mua bán nô lệ. Từ trước đến nay thế giới đã có hàng chục Công ước, Hiệp định bổ túc cấm nạn mua bán, khai thác nô lệ trong các lãnh vực cưỡng bức trẻ em lao động, mại dâm vv…Thời đệ nhị thế chiến, quân đội Nhật Bản bắt hơn 300 ngàn đàn bà Đại Hàn làm nô lệ sinh lý. Mặc dù chính phủ Nhật đã xin lỗi Đại Hàn, nhưng vết mực đen đau thương cho thân phận đàn bà Đại Hàn còn sống sót khó có thể phôi pha.

Theo tổ chức Quốc Tế Di Dân trụ sở tại Genève cho biết hàng năm có khoảng từ 250.000 đến 300.000 trẻ em đàn bà từ khối Sô Viết bị bán qua các nước Tây Âu. Quỹ Bảo Trợ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tổng kết hàng năm trên thế giới đến 2 triệu trẻ em bị mua bán về tình dục, riêng các nước Á Châu (Campuchia, Lào, Miến Điện, Thái lan và Việt Nam) buôn bán phụ nữ, trẻ em để phục vụ cho ngành mại dâm dưới nhiều hình thức khác nhau. Nếu muốn hạn chế, kiểm soát chặt chẻ ngăn chận buôn bán người, phải cần sự hợp tác của nhiều quốc gia trên thế giới

Việt Nam trải qua nhiều khổ đau vì chiến tranh tàn phá. Năm 1945 gần triệu người miền Bắc chết đói, nhưng không có người Việt nào rời bỏ quê hương. Sau 30.4.1975 Việt Nam thống nhất đất nước, niềm vui chưa trọn thì hàng trăm ngàn Sĩ quan, Công chức chế độ VNCH bị bắt tập trung cải tạo, những năm dài trên núi rừng từ Nam ra Bắc, đời sống trong các trại cải tạo đọa đày, lao động rất vất vả, thiếu ăn, bị bệnh chết không có thuốc chửa trị, bị cùm giống như người dưới thời nô lệ! Từ năm 1990 được chính phủ Hoa Kỳ „giải phóng nô lệ“ qua chương trình H.O. (Humanitarian Operations).

Việt Nam thống nhất đất nước, nhưng không thống nhất được lòng người! Thân phận đàn bà Việt Nam trở thành món hàng giải trí rẻ tiền cho thiên hạ. Dù với hình thức kết hôn, nhưng thực tế đàn bà VN một số không ít bị bán cho những đàn ông ngoại quốc dốt nát, ít học, bệnh hoạn… nhiều bài báo đã viết về trường hợp nầy. Những đàn ông ở xứ người không thể tìm ra vợ hoặc muốn tìm người giúp việc nên họ để dành tiền, sang Việt Nam tìm đàn bà. Xã hội Trung Hoa còn ảnh hưởng phong kiến trọng Nam khinh Nữ, sinh con gái họ đã vứt ra đường như con vật chả ai để ý tới (tuần báo Stern của Đức đã lên án và chụp hình hài nhi là con gái bị bỏ bên đường). Gây ra nạn trai thừa gái thiếu, nên họ sang VN tìm vợ. Trường hợp rao bán phụ nữ Việt Nam trên Internet của ebay Taiwan gây dư luận về việc buôn người bất hợp pháp vi phạm nhân quyền, phẩm giá phụ nữ Việt Nam bị tổn thương. Tin này gây dư luận ở Đài Loan. Các Hội Nữ Quyền ở Mỹ, Úc và người Việt Nam tỵ nạn đều phản đối, nhưng Hội Phụ Nữ Việt Nam ở quốc nội vẫn im lặng? (hình thống kê của BBC).

Sài Gòn hiện nay là thành phố đông dân hơn 10 triệu người. Dù số thống kê chưa chính xác, nhưng người ta ước tính trong số 10 triệu người Sài Gòn có hơn 1 triệu người từ các vùng quê nghèo đến Sài Gòn mưu sinh. Trong số dân nhập cư này, đa phần là phụ nữ, họ về Sài Gòn với giấc mơ đổi đời, nhiều người mưu sinh bằng những việc lương thiện, đánh đổi mồ hôi để kiếm ăn hàng ngày, cũng nhiều người bị đưa đẩy vào đường tội lỗi. Những tệ hại và khốn nạn với dịch vụ „chợ buôn người“ dưới dạng „lấy chồng ngoại quốc“. Ở Singapore mấy thiếu nữ Việt Nam ngồi trong những phòng kính để khách qua lại lựa chọn như một món hàng ở khu thương mãi. Hơn 100 ngàn phụ nữ Việt nam làm dâu xứ người, có bao nhiêu người hạnh phúc? ngôn ngữ, phong tục là bức tường ngăn cách! nhiều cô bị bỏ đói, đánh đập, phục vụ sinh lý cho cả gia đình ở bên Tàu, sống bơ vơ xứ người phải bán mình như nàng Kiều! làm việc nhà từ sáng đến tối như người nô lệ. Chúng ta phải chạnh lòng và tủi nhục cho thân phận đàn bà Việt Nam xấu số.

Các quốc gia trên thế giới xuất cảng máy móc, hàng hoá. Sau năm 1975 nhà cầm quyền Việt Nam „xuất khẩu lao động“ sang các nước thuộc khối Xã Hội Chủ Nghiã Đông Âu để trả nợ chiến tranh. Nhưng chủ trương đó đến nay không ngừng mà còn tiếp tục xuất cảng người ra các vùng Đông Nam Á như Đại Hàn, Mã Lai, Nhật Bản, Singapore, Hồng kông, Nam Dương và cả các nước Á Rập, Phi Châu… Tổ chức Di Cư Quốc Tế (IOM) ước tính giai đoạn 1990-2015, có hơn 2,5 triệu người Việt di cư ra nước ngoài và trung bình mỗi năm tăng thêm gần 100.000 người. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng ghi nhận trong năm 2019 có 540.000 lao động người Việt đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài.

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam nhận hơn 17 tỷ USD trong năm 2019, tăng 6,4% so với năm 2018 là 15,9 tỉ USD và 2017 là 13,8 tỉ USD. WB tính toán trong 12 năm trở lại đây, số ngoại tệ về Việt Nam tăng trung bình 10-15% mỗi năm. (theo thống kê đài BBC). Theo Cục quản lý Lao động ngoài nước của VN, hiện có hơn nửa triệu người Việt đang lao động tại hơn 30 quốc gia trên thế giới. Ở một số nước mới có người Việt lao động bắt đầu từ năm 2005 như Đài Loan, Nhật Bản, Đại Hàn và Mã Lai thì ngoại tệ chủ yếu tập trung chuyển về những khu vực nông thôn.

Năm 2019 có 39 người Việt trẻ chết trong xe đông lạnh trên đường tìm mưu sinh ở bên Anh. Tháng 5 năm 2020 Cảnh Sát Âu Châu bắt giữ một số người trong tổ chức buôn người. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, và Đại sứ John Richmond công bố phúc trình thường niên ngày 26/6/2020 về Buôn người, trong đó liệt Việt Nam vào nhóm các nước cần được theo dõi “do chưa thực hiện đầy đủ các tiêu chí tối thiểu” trong việc xóa bỏ nạn buôn người (Tin VOA).

Việt Nam có tài nguyên phong phú „rừng vàng bể bạc“, không thiếu nhân tài, nếu nhà nước biết dùng người tài, tiềm năng của giới trẻ không thiếu có thể góp sức phát triển xây dựng một nước hùng mạnh, phú cường, không thua gì Nhật hay Đại Hàn. Nhưng tiếc thay nhà nước không chú trọng đến việc khai thác nhân tài, mà chủ trương „hồng hơn chuyên hay COCC“ (Con ông cháu cha). Sinh viên du học thành tài không về nước tìm cách ở lại, người Việt phải đi lao động xứ người thật khổ, làm những việc mà người bản xứ chê, bị kỳ thị, cô lập, đánh đập, trường hợp một số người lao động tại Mã Lai gặp khó khăn, không rành ngoại ngữ, họ lảnh lương không đúng hợp đồng, lý do là phía Việt Nam các tổ chức môi giới đưa nhiều người sang để kiếm tiền, mà không chú ý tới các điều kiện lao động. Trong những năm qua chúng tôi đi du lịch các nước Á Châu: Singapore, Indonesia, Malaysia, Đại Hàn, Nhật nơi nào cũng gặp khá nhiều người Việt Nam trẻ đi lao động theo diện hợp đồng! Họ làm việc hơn 10 tiếng một ngày. Phải chạnh lòng ngao ngán thấy những cô gái Việt Nam trẻ đẹp ăn mặc hở hang đứng đường ở các khu nhà đỏ làm nghề buôn hương bán phấn ở Singapore, Kuala lampur. Họ đến đây trong những hoàn cảnh khác nhau, tìm chồng ngoại quốc vì hoàn cảnh gia đình…nhiều cô tuổi vị thành niên bị bọn buôn người lừa dối, hứa hẹn giúp cho đi học nghề! Tháng 6 năm 2020 hai bài phóng sự trên trang BBC London tường thuật, phụ nữ Việt ‘bán hoa’ ở Singapore: Công việc ‘rủi ro lớn, thu nhập cao (1)

Nhìn lại lịch sử Việt nam qua nhiều Triều đại các đấng nữ nhi như bà Trưng, bà Triệu, Cô Giang, Cô Bắc đã làm vang danh lịch sử giống nòi, Những nữ lưu thế hệ thứ 2 tỵ nạn CS ở Mỹ, hội nhập thành công tốt nghiệp các Đại học danh tiến là chuyên gia các ngành, khoa học gia… Hai người nữ lên cấp tướng chỉ huy trong quân đội Hoa Kỳ. Trong lúc đàn bà Việt Nam trong nước phải bán thân khắp nơi làm nô lệ! Trẻ thơ Việt Nam bị đọa đày, ai là người quan tâm khi đang còn mãi mê, sa đoạ, vơ vét cho đầy túi tham, cướp đất cướp nhà của dân, hãy thức tỉnh nhân tâm giải phóng đúng nghiã cho tuổi trẻ, cho dân tộc Việt Nam! được Tự Do – Dân Chủ, chấm dứt vi phạm nhân quyền… cựu Tổng thống George.W. Bush đã tuyên bố:

Chúng ta phải chứng tỏ sức mạnh mới trong việc chống lại một tệ nạn cũ. Gần 2 thế kỷ sau khi dẹp bỏ nạn mua bán nô lệ, và hơn một thế kỷ sau khi chế độ nô lệ bị chính thức khai tử ở các cứ địa cuối cùng của nó, không thể để cho nạn mua bán người vì bất cứ mục đích nào nẩy nở trong thời đại của chúng ta. „

Là người Việt ở khắp nơi trên thế giới cũng như trong nước, chúng ta mong hết đại dịch Wuhanvirus, dân tộc Việt sớm phục hồi kinh tế thoát khỏi cảnh nghèo đói lạc hậu! chấm dứt trình trạng buôn người „làm nô lệ”. Hy vọng một ngày không xa ánh sáng sẽ đẩy lùi bóng tối đang bao phủ quê hương nước Việt.

Nấu Bún Riêu Bằng Lobster Base





Việt Nam có cường điệu khi tuyên bố nhận chức chủ tịch luân lưu ASEAN?





Vitamin D quan trọng như thế nào?





Việt Cộng có cường điệu khi tuyên bố nhận chức chủ tịch luân lưu Asean?





Paris không cấm nhưng chặn đường Hoa Vi tham gia mạng 5G tại Pháp





Sting, thủ lĩnh âm nhạc đa diện





Mỹ không để cho Tàu Cộng "một mình một chợ"





Bài Học Phù Ðổng Thiên Vương- Tác giả Lâm Vĩnh Thế

“Đời Hùng-vương thứ 6 có đám giặc gọi là giặc Ân, hung-mạnh lắm, không ai đánh nổi. Vua mới sai sứ đi rao trong nước để tìm người tài giỏi ra đánh giặc giúp nước. Bấy giờ ở làng Phù-đổng, bộ Võ-ninh (nay là huyện Võ-giàng, tỉnh Bắc-ninh), có đứa trẻ xin đi đánh giặc giúp vua. Sứ giả về tâu vua, vua lấy làm lạ, cho đòi vào chầu. Đứa trẻ ấy xin đúc cho một con ngựa và cái roi bằng sắt. Khi ngựa và roi đúc xong thì đứa trẻ ấy vươn vai một cái, tự-nhiên người cao-lớn lên một trượng, rồi nhảy lên ngựa cầm roi đi đánh giặc.Phá được giặc Ân rồi, người ấy đi đến núi Sóc-sơn 朔 山 thì biến đi mất. Vua nhớ ơn, truyền lập đền thờ ở làng Phù-đổng, về sau phong là Phù-đổng Thiên-vương 扶 董 天 王.” (Trần Trọng Kim. Việt Nam sử lược. Chương 1, Họ Hồng Bàng. Tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: https://www.sachhayonline.com/tua-sach/viet-nam-su-luoc/quyen-i-phan-i-chuong-i/278)

Câu chuyện thần thoại nầy, mọi người chúng ta đều đã học hoặc nghe kể lại từ lúc còn ở bậc tiểu học. Chúng tôi xin mạo muội ghi ra đây những gì mà, một cách rất chủ quan, chúng tôi nghĩ và tin là những bài học để lại của tiền nhân.

Bài học đầu tiên của thần tích Phù Ðổng Thiên Vương là tinh thần toàn dân chống giặc. Ðiều nầy mới nghe qua có vẻ sai lầm vì câu chuyện là chiến công của một người, của cậu bé làng Phù Ðổng. Thật ra không phải như vậy. Phù Ðổng Thiên Vương là một hình tượng để diển tả cái sức mạnh vô địch của cả một dân tộc đồng tâm nhứt trí chống giặc. Thái độ nhất quyết chống giặc đó được thể hiện từ cấp lãnh đạo tối cao là vua Hùng đến đại khối nhân dân mà tượng trưng là dân làng Phù Ðổng. Ở cấp lãnh đạo, thái độ của vua Hùng là thái độ nhất định không đầu hàng, nhất định đánh tới cùng. Thái độ nầy dĩ nhiên là phải xuất phát từ một lòng tin mãnh liệt vào chiến thắng sau cùng của chính nghĩa của một cuộc chiến tranh tự vệ. Lòng tin nầy không phải là luôn luôn có ở cấp lãnh đạo. Lịch sử nước ta, cũng như những nước khác, không thiếu gì những trường hợp mà tinh thần chủ bại đã xuất phát từ cấp lãnh đạo. Mạc Ðăng Dung tự trói mình lên cửa ải để xin hàng. Thống chế Pétain của Pháp chịu khuất phục, ký hiệp ước đầu hàng nhục nhã với Hitler năm 1940. Gần đây, sự tan rã vào tháng 4 năm 1975 của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH), một quân đội anh hùng với các chiến công lừng danh như tái chiếm Quảng Trị, giữ vững An Lộc, làm sao có thể giải thích được nếu không công nhận tinh thần chủ bại đã xuất phát từ cấp lãnh đạo. Mới thua một trận Ban Mê Thuột đã vội rút bỏ cả vùng Cao Nguyên, khiến cho một vết thương xoàng biến thành một vết thương đánh trúng vào tử huyệt. VNCH thật sự đã sụp đổ từ quyết định rút bỏ vùng Cao Nguyên nầy của cấp lãnh đạo tối cao. Ngày nay những tài liệu của Ðảng CSVN đã phơi bày cho ta thấy rõ là họ không hề tin tưởng là có thể chiếm trọn Miền Nam nội trong bốn tháng đầu năm 1975. Ước tính lạc quan nhất của họ cũng phải là cuối năm 1976. Và khi họ vào tiếp thu các kho quân nhu, quân cụ, chắc họ phải bàng hoàng, kinh ngạc trước kho vũ khí khổng lồ mà QLVNCH chưa sử dụng tới.

Trở lại câu chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, lòng tin vào chiến thắng sau cùng và quyết tâm chống giặc của vua Hùng đã được sứ giả loan truyền đi khắp nơi trong nước xuyên qua lời hịch cầu người tài ra dẹp giặc. Ta không thấy làm lạ khi thấy quyết tâm đó cũng là quyết tâm của nhân dân làng Phù Ðổng. Quyết tâm của dân làng, trước hết, được thể hiện qua thái độ hy sinh của bà mẹ quê, đã thắng được tình mẫu tử nhỏ bé để hy sinh cho đại cuộc. Quyết tâm đó còn được thể hiện thêm qua hành động cụ thể đóng góp tài lực và vật lực của toàn dân cho công cuộc kháng chiến. Ta phải nhìn thấy hành động đúc ngựa sắt cho cậu bé làng Phù Phù Ðổng là hình ảnh của công cuộc động viên tiềm lực kinh tế của cả nước để phục vụ cho cuộc chiến tranh tự vệ thiêng liêng. Chỉ có động viên được tiềm lực của cả nước mới có thể phá được thế giặc hung hản. Ðiều nầy dạy cho chúng ta bài học thứ hai không kém quan trọng. Quyết tâm của vua Hùng là một yếu tố cần nhưng chưa phải là đủ. Quyết tâm đó phải được nhân lên không phải mười lần, trăm lần, mà là vạn lần, triệu lần. Không phải một mình vua Hùng quyết lòng đánh giặc mà là mọi người dân trong một đạo, một châu, một huyện, một xả, một ấp, một xóm đều phải quyết lòng đánh giặc. Không phải chỉ có những trai tráng mới quyết tâm đánh giặc mà tất cả nam, phụ, lảo, ấu, tất cả mọi người đều phải có quyết tâm chống giặc và, tùy theo điều kiện tuổi tác, thể chất, kinh tế, xã hội, mọi người đều phải góp phần vào công cuộc chống giặc cứu nước. Tâm thức chống giặc cứu nước phải thấm vào mổi giai tầng trong xã hội, vào từng cá nhân, vào khắp các thôn xóm. Chỉ khi nào tâm thức nầy trở thành một nếp suy nghĩ, sinh hoạt của từng người dân thì mới có thể gọi là nhứt hô bá ứng được. Công cuộc cứu nước của người Việt chúng ta hiện nay chỉ mới ở vào giai đoạn xây dựng tâm thức nầy. Lòng tin vào khả năng có thể lật đổ được bạo quyền cộng sản hiện nay thật sự có được ở bao nhiêu người, kể cả trong nước lẩn hải ngoại. Chỉ khi nào mồi lửa đã có ở khắp nơi thì ta mới có thể tạo nên một đám cháy lớn được. Một khi đã xây dựng được tâm thức hy sinh diệt giặc trong toàn dân rồi thì chẳng mấy chốc ta sẽ có thể thay đổi được cán cân lực lượng. Hành động vươn vai trở thành người khổng lồ của Phù Ðổng Thiên Vương tượng trưng cho khả năng nầy. Sức mạnh của Phù Ðổng Thiên Vương đâu phải là sức mạnh của một cậu bé 6 tuổi nữa, nó là sức mạnh của cả một dân tộc đang sôi sục căm thù và quyết tâm diệt giặc, đang sẳn sàng hy sinh tất cả cho công cuộc kháng chiến và, quan trọng nhất, là đằng sau quyết tâm vô hình đó là cả khối tài lực vật lực cụ thể gần như là vô tận của toàn dân. Thời Tây Sơn, vua Quang Trung khi kéo quân ra Bắc diệt quân Thanh, trong vòng một tuần lể, đã mộ được cả vạn quân ở Nghệ An, đâu có phải là chuyện hoang đường. Thời nhà Trần, nhờ huy động được toàn dân, toàn quân, nước ta đã ba lần phá tan quân Mông Cổ lúc bấy giờ đang thống trị gần hết cả thế giới.

Bài học Phù Ðổng nêu trên ta sẽ chưa học được trọn vẹn nếu ta chưa nhìn thấy điểm sau đây: sau khi phá tan quân giặc, cả người và ngựa đều biến mất. Khác hẳn với mọi anh hùng ca, thần tích Phù Ðổng là câu chuyện của một người anh hùng vô danh, không có khúc khải hoàn, không có chuyện vua ban thưởng, không có cưới công chúa gì cả. Tinh thần Phù Ðổng là xem việc xả thân vì nước là nhiệm vụ, không phải là một cơ hội để tiến thân, để tìm kiếm tiền tài hay danh vọng, không đòi hỏi được trả công, được đền bù, được ban thưởng. Chính vì thế mà hình tượng người anh hùng Phù Ðổng đã sống mãi trong lòng dân tộc, trở thành một vị trong “Tứ Bất Tử 四不 死 trong tín ngưỡng dân gian của người Việt.

Can you become immune to coronavirus?





Biết Tin Ai Bây Giờ?: WHO rethinking how KUNG FLU spreads in air


The World Health Organization has acknowledged there is emerging evidence that the coronavirus can be spread by tiny particles suspended in the air.

The airborne transmission could not be ruled out in crowded, closed or poorly ventilated settings, an official said.

If the evidence is confirmed, it may affect guidelines for indoor spaces.

An open letter from more than 200 scientists had accused the WHO of underestimating the possibility of airborne transmission.

The WHO has so far said that the virus is transmitted through droplets when people cough or sneeze.

"We wanted them to acknowledge the evidence," Jose Jimenez, a chemist at the University of Colorado who signed the paper, told the Reuters news agency.

"This is definitely not an attack on the WHO. It's a scientific debate, but we felt we needed to go public because they were refusing to hear the evidence after many conversations with them," he said.

Another signatory - Professor Benjamin Cowling of Hong Kong University - told the BBC the finding had "important implications".

"In healthcare settings, if aerosol transmission poses a risk then we understand healthcare workers should really be wearing the best possible preventive equipment... and actually the World Health Organization said that one of the reasons they were not keen to talk about aerosol transmission of Covid-19 is because there's not a sufficient number of these kind of specialised masks for many parts of the world," he said.

"And in the community, if we're thinking about aerosol transmission being a particular risk, then we need to think about how to prevent larger super spreading events, larger outbreaks and those occur in indoor environments with poor ventilation, with crowding and with prolonged close contact."

Graphic

WHO officials have cautioned the evidence is preliminary and requires further assessment.

Benedetta Allegranzi, the WHO's technical lead for infection prevention and control, said that evidence emerging of airborne transmission of the coronavirus in "crowded, closed, poorly ventilated settings that have been described, cannot be ruled out".

Presentational grey line

A shifting position?

Imogen Foulkes, BBC News in Geneva

For months, the WHO has insisted that Covid-19 is transmitted via droplets emitted when people cough or sneeze. Droplets that do not linger in the air, but fall onto surfaces - that's why handwashing has been identified as a key prevention measure.

But 239 scientists from 32 countries don't agree: they say there is also strong evidence to suggest the virus can also spread in the air: through much tinier particles that float around for hours after people talk, or breathe out.

Today the WHO admitted there was evidence to suggest this was possible in specific settings, such as enclosed and crowded spaces.

That evidence will have to be thoroughly evaluated, but if it is confirmed, the advice on how to prevent the virus spreading may have to change, and could lead to more widespread use of masks, and more rigorous distancing, especially in bars, restaurants, and on public transport.