khktmd 2015
Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014
Triết lý về ly cà phê
Để có được một ly café ngon - người pha đòi hỏi phải có một kiến thức rộng rãi. Để có một tình yêu thật sự đẹp, không thể không đòi hỏi những sự vun vén của cả hai.
Thứ 1: "Đừng nên hâm nóng lại café. Bởi nếu hâm nóng lại thì café sẽ mất hết mùi vị và gây ra vị đắng. Uống không ngon và sẽ có mùi khét."
Cuộc sống có lẽ cũng như vậy. Việc hâm nóng lại café cũng như việc suy nghĩ quá nhiều về quá khứ. Nhiều người đang sống trong hôm nay nhưng đầu óc thì vẫn luôn trông ngóng về những thứ đã qua. Họ nuối tiếc, họ nhìn mãi về một mối tình đã xa hoặc nhớ nhung về một người nào đó mà quên mất đi rằng - những việc đó chỉ mang lại sự buồn chán và khó chịu thậm chí là gây ra sự đớn đau cho chính họ mà thôi. Quá khứ là những thứ qua rồi, đừng nên khơi nhắc lại mà hãy sống với thực tại thì hay hơn...
Thứ 2: "Hãy bảo đảm café bạn uống cần phải luôn tươi mới. Hãy uống ngay khi pha xong bởi café chỉ nên giữ ấm khoảng 15 phút trên bếp trước khi hương vị của nó trở thành khó chịu. Thưởng thức ngụm café đầu tiên với cảm giác sảng khoái, tuyệt vời..."
Tại sao không bắt đầu lại mọi thứ trong hôm nay khi mà thực tại là cơ hội của sự đổi mới? Hãy nắm bắt nó khi cơ hội vẫn còn. Không nên lãng phí thời gian mà hơn hết là hãy biết sử dụng nó để mọi thứ trở nên có ích hơn... Thay đổi mình, thay đổi khẩu vị, thay đổi một ly café và thưởng thức một mùi vị mới. Điều đó cũng nên lắm chứ khi mà mùi vị cũ - đã trở nên nhạt nhẽo đi nhiều rồi...
Thứ 3: "Hãy rang café đúng cách. Nếu xay quá nhuyễn café sẽ trở nên quá đắng. Nếu xay quá thô café sẽ chỉ là nước loãng..."
Về nguyên tắc này cũng giống như việc đòi hỏi về sự quan tâm, săn sóc trong tình yêu vậy. Nó nhắc nhở ta nên biết cân nhắc và trân trọng với những gì mình đang có. Sự quan tâm quá mức đôi khi sẽ không đem lại một kết quả như ý mà thậm chí còn làm hư hỏng một tình yêu. Nhưng ngược lại, nếu thiếu vắng đi sự săn sóc, hay vì quá vô tâm và hời hợt thì tình cảm cũng sẽ trở nên khô khan và nhạt nhẽo. Mất dần đi vị ngọt rồi sớm muộn cũng trở thành thứ nước loãng mà thôi.
Thứ 4: "Đừng cố sử dụng lại bã café – vì nó chỉ còn là vị đắng và sẽ có mùi khét khi pha."
Nên dứt khoát trong việc tình cảm. Đừng nên cố gắng vớt vát với những thứ đã không thuộc về mình. Việc đừng sử dụng lại bã café cũng như việc không nên tìm gặp lại người yêu cũ. Sẽ chẳng thể đi đến một điều gì khi mà ta đứng núi này mà vẫn trông núi nọ. Tập trung và trân trọng với những gì mình đang có. Điều đó mới có thể tạo nên một hương vị café thực sự cũng như là một điều cốt yếu để tạo dựng một hạnh phúc cho bản thân.
Lời kết:
Để có được một ly café ngon - người pha đòi hỏi phải có một kiến thức rộng rãi. Để có một tình yêu thật sự đẹp, không thể không đòi hỏi những sự vun vén của cả hai. Yêu như thế nào, cư xử và cách quan tâm ra sao, bên ly café cuộc sống đã nói lên rất nhiều. Thôi thì hãy để một sáng đẹp trời, qua nhà đón người mà mình yêu mến. Nhẹ nhàng ăn sáng, rồi nhẹ nhàng thưởng thức một ly café thật đậm đà và tươi mới. Không mùi khét, không vị đắng và chẳng còn loãng nhạt... Từ từ uống, từ từ tìm thưởng thức và từ từ tìm hiểu một Triết Lý Café...
Café có đường!
Thứ 5: Cuộc sống cũng giống như 1 ly café. Bạn ngồi bên cửa sổ, nhấc tách café lên... nhấp 1 ngụm... và chợt nhận ra rằng, ly cafe chưa có đường. Rồi bởi vì ngại đứng dậy để lấy đường, bạn ngồi đó và uống ly café đắng. Khi ly café đã cạn, bạn mới phát hiện ra rằng đường đã không tan ra và dính ở đáy ly...
Chúng ta mất quá nhiều thời gian để băn khoăn tại sao cuộc đời lại quá ảm đạm, nhạt nhẽo..., và tốn rất nhiều thời gian đi tìm kiếm sự ngọt ngào trong khi ta chỉ cần khuấy lên. Chính tôi, chính bạn sẽ làm cho cuộc sống của mình đầy hương vị nếu ta không chờ đợi. Hãy tận hưởng ly café của cuộc sống!
Tánh Nói Xấu Người Khác -- Nguyễn Ninh Thuận
Hôm nay Tâm đi nghe một buổi thuyết trình về những tính xấu của con người, sau đó thuyết trình viên đi sâu vào: Tánh Nói Xấu Người Khác, Tâm xin chia sẻ cùng các bạn những đề tài đó. Qua đây chúng ta có một bài học cho chính mình, gia đình & xã hội…
“…Đã là con người không nhiều thì ít chúng ta cũng có những thói hư tật xấu đó là những tánh: Ganh tỵ-Giận hờn-Hay lẫy-Hay buồn-Hay mỉa mai người khác-Nói láo-Ghen-Nói xấu người khác (nghe tin đồn rồi kể lại cho người khác nghe, truyền miệng). Đó là bản tính của nhiều người có những tánh xấu trên, nhưng quan trọng là thề hiện những tính đó lộ ra nhiều hay ít và như thế nào mà thôi ! Vấn đề này còn tùy thuộc vào bản lĩnh của từng trường hợp, từng người! Theo Công giáo, tổ tiên loài người, ông Adam & bà Eva đã bị dụ dỗ đưa tới lầm lỗi, từ đó phát sinh ra nhiều tội lỗi và con người phải đời đời gánh chịu…“ Nhân bất thập toàn”. Nếu có người tự cho mình là hoàn hảo thì không phải là con người. Trong dân gian Việt Nam có những câu ca dao tục ngữ khuyên răn chúng ta bỏ thói hư tật xấu và tu sửa mình: -Ở ác gặp ác, ở hiền gặp lành-Gieo gió gặt bão-Có đức mặc sức mà ăn… Khi xã hội còn lạc hậu, ăn lông ở lỗ thì không có thói hư tật xấu nhiều vì không có sở hữu của tiền, đất đai, nhưng khi tiền bạc càng nhiều thì phát sinh ra nhiều tính xấu vì quyền tư hữu muốn làm của riêng nên nói xấu, giành giựt chê bai, bon chen… “Nhân chi sơ tính bổn thiện”. Xã hội càng phát triển, con người càng có nhiều tính xấu hơn! Tuy thế chúng ta không nên đổ thừa cho xã hội vật chất lôi cuốn… mà nên xét lại mình! Cũng vì cái tôi quá to, ham muốn vật chất quá nhiều, mà bất chấp thủ đoạn, đạo đức để lao vào thói hư tật xấu, mà quên đi, hay không nghĩ đến Bi-Trí-Dũng. Điều kiện vật chất là phương tiện phát triển tâm linh, nhưng đừng đi quá đà, lao vào mê muội làm tối mắt… Vật chất quá dư dật khiến người ta hư và chạy theo nhu cầu đòi hỏi thấp kém của con người là muốn hưởng lạc thú trên đời mà quên đi tánh đạo… Người ở quê ít tính xấu hơn người thành thị. Các tánh xấu được chia ra: -Bên trong từ cảm xúc, nội tâm: ganh tỵ, nói xấu, hận thù, giận hờn, trầm cảm u uất, ganh ghét..-Bên ngoài biểu hiện ra nói nhiều, nhăn nhó, càm ràm, hay đi nói xấu người khác, lan truyền tin đồn. Không ai là không có những tính xấu trên, nhưng khi biết tới tâm linh thì có lòng hướng thiện, hạn chế lại bằng hành động, việc làm, lời hứa, sửa mình, xin lỗi… Đừng bao giờ nghĩ một sớm một chiều mà sửa tất cả tính xấu cùng một lúc, mà từng bước khắc phục bản thân và từ từ sửa đổi từng tánh xấu một. Cũng không nên ra thời hạn nhất định vì nếu không làm được sẽ có tội là không giữ lời hứa… Nguyên nhân là vì sĩ diện, không muốn ai hơn mình mà sinh ra nói xấu nhau. Chẳng bao giờ người ta lại đi nói xấu một người kém mình cả. Với người kém mình, người Việt luôn có xu hướng giúp đỡ họ. Ngược lại, với những người ngang bằng mình mà đang có xu hướng vượt lên hoặc những người cao hơn mình ở một phương diện nào đó thì người Việt có khuynh hướng nói xấu nhằm cào bằng họ xuống ngang hàng với mình, dìm người ta xuống vì không muốn họ hơn mình. Như trường hợp trong một giỏ cua, không con nào muốn bạn mình trồi lên khỏi giỏ cua. Chúng mãi tranh giành níu kéo nhau đến sứt càng gãy cọng chờ chết với nhau… Con người cũng thế, cứ thấy ai hơn mình là tập trung vào “đánh hội đồng”. Chẳng thế mà Nguyễn Du đã thốt lên: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”.
Vì sao chỉ nói xấu sau lưng? Thừa nhận mọi người chúng ta không muốn người khác hơn mình nên nói xấu vì thế việc nói xấu ấy chỉ diễn ra sau lưng, nghĩa là người bị nói xấu không hề nghe được. Nói xấu trước mặt, xúc phạm trực tiếp đến thể diện người khác sẽ khiến người ta “mất mặt”, gây thù chuốc oán là điều người Việt luôn né tránh. Vì vậy, việc nói xấu luôn chỉ diễn ra sau lưng để người bị nói xấu không nghe thấy, thay vì nói thẳng. Thậm chí, nhiều khi dù ghét, dù không thích người nào đó, nhưng có người thường có xu hướng không thể hiện rõ mà còn khen, kể cả tâng bốc dù thực sự lời tâng bốc ấy là không có cơ sở, cao quá so với những gì người ta có. Nhiều khi, lời khen đó còn mang tính nịnh hót.
Tánh nói xấu người khác- Tánh này rất nguy hiểm cho xã hội, từ một người nói, rồi sang tai người thứ hai và cứ thế lan truyền ra thứ 3, 4 và tới số đông… cứ thế thêm mắm thêm muối để chuyện nhỏ xé ra to, sai lệch hoàn toàn tùy theo người kể…để rồi cuối cùng gây mâu thuẩn cho nhau! Nhiều người có thói quen ưa nói lỗi lầm của người khác. Và đôi khi chính họ không nhận thấy thói quen ấy và chỉ nhận diện được nó sau khi đã nói xong. Vậy thì động cơ ở đằng sau việc nói lỗi lầm của người khác, đằng sau xu hướng muốn hạ thấp người khác là gì? Chiến thuật hạ nhục người khác để tạo dựng lòng tự trọng của mình theo cách này rất khó có kết quả. Lúc chúng ta tức giận người khác cũng là lúc chúng ta thường nói xấu họ. Trong trường hợp này chúng ta có thể nói lỗi của người khác vì một vài nguyên do khác nhau. Đôi khi chúng ta nói xấu người khác để kéo mọi người đứng về phía mình. Chính vì ý nghĩ rằng: “Nếu mọi người nghĩ mình đúng thì chắc hẳn là mình đúng”. Việc tự nghĩ rằng mình đúng như thế ấy là một việc làm kém cỏi trong khi chúng ta không chịu dành thời gian để đánh giá một cách trung thực đối với những việc làm và động cơ của mình. Có khi chúng ta nói xấu người khác vì ganh ghét họ là vì chúng ta muốn được mọi người tôn trọng và đánh giá cao hơn người kia vậy. Từ trong sâu thẳm, chúng ta nghĩ rằng: “Nếu mọi người thấy những phẩm chất xấu của người mà mình nghĩ là tốt hơn mình thì thay vì tôn trọng và giúp đỡ người đó, họ sẽ khen ngợi và hỗ trợ mình”. Chiêu bài mà chúng ta dùng để giành lấy sự tôn trọng và đánh giá cao của người khác theo cách này rất khó mang lại hiệu quả. Nói xấu người khác đem đến những hậu quả gì? Trước hết, chúng ta sẽ được biết là gây ra sự bất hòa. Người ta sẽ không muốn tâm sự với chúng ta vì họ sợ chúng ta sẽ nói với người khác, thêm thắt những lời đánh giá của ta khiến cho họ bị xem là không tốt.
Theo kinh nghiệm, nếu thấy rằng người nào hay nói xấu người khác với ai thì chắc hẳn họ sẽ đi nói xấu mình với người khác. Hay nói cách khác không nên tin tưởng những ai thường hay phê bình người khác.
Thứ hai chúng ta phải đối mặt với người bị chúng ta nói xấu khi họ phát hiện ra những gì chúng ta đã nói và phiền phức hơn là lúc họ nghe được những gì chúng ta đã nói xấu về họ thì những điều đó đã bị phóng đại lên nhiều lần. Người đó có thể nói với người khác về lỗi của mình để trả đũa.
Thứ ba, một số người có thể sẽ bị kích động khi nghe nói về lỗi của người khác và có thể sẽ tức giận rồi công kích người đã bị nói xấu. Sự việc này có thể sẽ làm dấy lên việc nói xấu sau lưng người khác ở sở làm và gây ra tình trạng bè phái. Điều này gây tổn hại đến môi trường làm việc hòa hợp.
Thứ tư, chính bản thân ta cũng không có hạnh phúc khi mình luôn phanh phui lỗi của người khác. Khi chúng ta tập trung vào những điểm tiêu cực, hoặc là những sai lầm, chính tâm của chúng ta cũng không an vui. Những ý nghĩ rằng người này xấu, người kia không tốt,... thường không có lợi cho tinh thần của chúng ta.
Thứ năm, khi ta nói xấu người khác tức là chúng ta đã gây ra việc để cho người khác nói xấu mình. Điều này có thể xuất hiện ngay trong đời này nếu người mà ta phê bình muốn hạ nhục mình, hoặc có thể xuất hiện trong tương lai khi mình bị người khác buộc tội một cách vô lối hoặc là bị vu oan. từ hành động của chính chúng ta, chúng ta đã tạo ra nhân, nay đã đến lúc phải nhận quả. Chúng ta thường có thói quen nói lỗi của người khác. Để từ bỏ thói quen này, chúng ta phải bắt đầu từ việc điều chỉnh thói quen đánh giá người khác. Thay vì đánh giá, phê bình người khác, chúng ta hãy lưu tâm đến những phẩm chất tốt và sự tử tế của họ. Chúng ta cần phải rèn luyện tâm mình, chỉ nhìn những điểm tốt, những điều tích cực của người khác. Rèn luyện như thế thì sẽ tạo nên sự khác biệt giữa niềm hạnh phúc, cởi mở và thương yêu của ta với sự buồn khổ, khó gần và khắt khe. Nếu chúng ta để ý những thứ đó thì chúng ta sẽ không lưu tâm đến những lỗi lầm của họ. Thái độ vui vẻ và lời nói bao dung xuất phát từ việc này sẽ cải thiện những người xung quanh và sẽ nuôi lớn hạnh phúc, sự mãn nguyện và tình thương yêu ở trong ta. Khi chúng ta có thói quen săm soi lỗi của người khác, thì chúng ta cũng có xu hướng chỉ nhìn thấy những khuyết điểm, những lỗi lầm của bản thân. Điều này có thể đưa chúng ta đến việc làm giảm giá trị toàn bộ cuộc sống của mình. Thật bi thảm nếu chúng ta bỏ qua những điều quý giá và cơ hội trong cuộc sống của mình, không nhìn thấy khả năng hướng thiện trong bản thân mình.
Vì thế, chúng ta phải chấp nhận chính mình như những gì mình đang có trong hiện tại, đồng thời chúng ta cố gắng để trở nên những con người tốt hơn trong tương lai.. Từ bỏ thói quen nhìn thấy lỗi lầm sẽ giảm thiểu sự đau khổ cho mình và người. Vấn đề này nên được xem là trọng tâm trong lộ trình tâm linh của chúng ta. Đối lập với việc nói xấu người khác là nói với sự hiểu biết và thương yêu. Những ai đang đi trên lộ trình tâm linh và những ai muốn sống hòa hợp với người khác thì việc phát ngôn với sự hiểu biết và thương yêu là điều rất quan trọng.
Khi chúng ta nhìn vào những phẩm chất tốt của người khác, chúng ta cảm thấy hạnh phúc và tạo được bầu không khí hài hòa, đem đến cho người khác thông tin phản hồi hữu ích. Khen ngợi người khác là một việc mà chúng ta cần phải thực tập trong quá trình tu tập của mình. Nếu chúng ta thường nghĩ đến những tài năng, những phẩm chất tốt của người khác thì chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn và người khác cũng vậy.
Tóm lại nói xấu người khác là một thói quen xấu, gây ảnh hưởng đến tâm lý và cách nhìn nhận của mọi người về mình... Những kẻ thường hay nói xấu người khác có 2 kiểu: Nói xấu sau lưng và nói xấu trước mặt. Kiểu thứ nhất: chắc chắn là người xấu, vì người đó không dám thẳng thắn nói khuyết điểm của người khác ngay trước mặt họ, mà lén lút nói sau lưng chỉ có mục đích là chia rẽ mối quan hệ của người đó với người khác, nếu không thì cũng là vu vạ cho người khác nên phải nói sau lưng. Kiểu thứ hai nói xấu một người trước mặt nhiều người khác chứng tỏ thể hiện thái độ coi thường người bị nói xấu. Trong trường hợp này nếu người bị nói xấu có bản lĩnh thì dù có xấu cũng muốn nghe chuyện xấu của người khác.
Theo tâm lý thì thiên hạ thích nghe, thích biết những điều tiêu cực, xui xẻo, xấu xa của người khác hơn là muốn nghe, muốn biết những thành công, may mắn hay sự sung sướng của người ta. Mình càng kín đáo, càng giấu giếm chuyện riêng tư bao nhiêu thì thiên hạ càng cố gắng bươi móc để tìm hiểu bấy nhiêu. Chỉ vì ganh ghét đố kỵ nên mới nói xấu người ta thôi, con người nói xấu chả tốt lành gì, chỉ thuộc hạng tiểu nhân tầm thường trong xã hội. Nói xấu sau lưng thì rõ ràng là không tốt đẹp gì mới làm chuyện đâm lén sau lưng. Nói người ta xấu 1 thì bản thân người nói xấu cũng xấu 10. Đừng quan tâm đến dư luận, chỉ làm chúng ta mệt mỏi thêm mà thôi. Thỉnh thoảng mình cũng lắng nghe để điều chỉnh lại bản thân (nếu đúng).
Người nào hay nói xấu?
Những nhóm người âm tính dễ mắc tật nói xấu hơn những nhóm người dương tính. Xét về giới thì phụ nữ nói xấu nhau nhiều hơn nam giới. Xét về công việc thì người làm những công việc nhàn hạ, rảnh rỗi nói xấu nhau nhiều hơn người phải lao động chân tay vất vả. Nói xấu thì phải có người cùng tung hứng, nên người làm công việc tiếp xúc với nhau nhiều dễ mắc tật nói xấu hơn người làm những công việc đơn độc. Nhàn cư vi bất thiện, thời gian nhàn hạ nhiều, lại do quản lý lỏng lẻo nên họ có nhiều cơ hội để ngồi túm năm tụm ba buôn chuyện. Còn những người lao động chân tay, càng vất vả thì người ta càng ít nói xấu vì thời gian nghỉ ngơi còn hạn hẹp. Lan truyền tin sẽ bị mất công đức. Vậy đừng nên tung tin đồn làm quà! Tâm lý con người khi nghe môt tin đồn xấu gì thì nôn nóng loan tin ngay không kể thời gian đêm tối. Nói xấu liên quan đến khẩu nghiệp. Nếu có tâm linh chúng ta sẽ tìm cách đừng khẩu nghiệp vì khẩu nghiệp là chướng ngại lớn nhất trong đường tu tập.
Chữa nói xấu bằng cách nào?
Nói xấu là một tật xấu hoàn toàn có thể sửa được. Muốn vậy, người ta phải có lòng mong muốn trở thành những người trung thực, thẳng thắn, không ưa xu nịnh, tôn trọng sự thật, bảo vệ sự thật. Không gì khác hơn là phải đẩy mạnh công tác giáo dục. Giảm bớt tính nói xấu là việc làm “quá khó” hiện nay. Bởi do quản lý xã hội buông lỏng cùng với thời buổi kinh tế thị trường, con người chạy theo giá trị vật chất quá mức, đạo đức xã hội xuống cấp, nhiều quy định, đòi hỏi không phù hợp với thực tế nên nhiều khi bắt buộc người ta phải nói dối. Đó là lý do vì sao không dám nói thẳng khuyết điểm trước mặt mà chỉ nói sau lưng, rồi có thời gian để ngồi nói xấu nhau ngay trong giờ làm việc. Cũng vì cơ chế thị trường phải cạnh tranh nhau, nên không hiếm chuyện để hạ uy tín đối thủ của mình, người ta phao tin thất thiệt khiến cho đối thủ bị ảnh hưởng, thậm chí là phá sản… Vậy hạn chế khẩu nghiệp để thăng tiến tâm linh. Muốn thăng tiến tâm linh thì không phát tin đồn, không hờn ghen, không nghe, không thấy, không biết, không nhìn, không nói.
Loan truyền tin đồn
- Khi nghe một tin đồn có ảnh hưởng xấu đến bạn mình mà người kia mách lại thì phải kiểm tra thật kỷ để ba mặt một lời cho rõ ràng. Không nên tung tin- Im lặng- Tìm cách nói khéo cho bạn mình biết… Chuyện kể mẹ của Mạnh Tử (học trò Thầy Khổng tử) đang ngồi may áo quần trong nhà, một bà hàng xóm cho biết Mạnh Tử giết người ngoài ngõ. Nhưng mẹ Mạnh Tử biết tính con ngoan hiền nên không tin. Rồi bà thứ hai cũng cho tin như vậy, nhưng bà vẫn chưa tin. Cứ thế và liên tiếp thêm người thứ ba cũng tung tin “Mạnh Tử giết người ngoài ngõ!”. Tin xấu được lập đi lập lại mấy lần, lòng tin của bà chao đảo, bán tính bán nghi nên bà chạy ra xem thử. Sức mạnh của tuyên truyền, tin đồn có sức mạnh… Có hai kỷ năng: nghe & nói. Nếu trẻ không nghe, không nói thì đa số câm điếc. Khi nghe xong thì phản xạ tự nhiên bộc phát -nói! Đặc biệt trong nghệ thuật ca hát diễn xuất phim ảnh thì cần phát triển khai kỷ năng nghe nói này để nghệ thuật càng nâng cao thăng tiến và càng trao dồi nghề nghiệp để tới thượng thừa. Nghe nhạc hay để học hỏi hát hay hơn… Những điều đó là tâm linh tốt! Nhưng kỷ năng nghe tin xấu rồi tung tin loan truyền sẽ trở thành thói quen cực kỳ xấu, cần khắc phục không loan tin để được công đức. Nên chuyển hóa tâm linh nghe ai thành công thì mừng vui cho họ. Thành công hay thất bại đều do ơn trên sắp xếp. Sống chết cũng do thiêng liêng định đoạt, không qua khỏi số Trời an bài. Nếu chết liền là phúc lớn, trái lại đau bệnh nằm một chỗ dài ngày là trả nghiệp vương mang…Vậy loan truyền tin xấu là mất công đức…
Kết luận muốn được công đức thì không loan tin đồn, nói xấu vu vạ cho người khác. “Ngậm máu phun người thì dơ miệng mình (Hàm huyết phún nhơn tiên ô tự khẩu)”- “Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người! (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhơn)”.
Hoàng Sa là nơi duy nhất mà người Việt Nam không bắn vào người Việt Nam! Trong cuộc chiến giai đoạn 1954-1975, Hoàng Sa là nơi mà những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu chống lại một đội quân thực sự là xâm lược, đó là quân Trung Quốc mà hiện nay vẫn đang còn chiếm giữ đảo Hoàng Sa
Ngày 11/07/2014 Chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa đã chính thức giao nhà mới cho bà quả phụ Huỳnh Thị Sinh tại Saigon. Bà là vợ góa của trung tá Hải quân Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo (HQ-10) đã hy sinh cùng với 73 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa trong trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 trước quân xâm lược Trung Quốc, và là người đầu tiên được Nhịp cầu Hoàng Sa tặng nhà mới.
Trả lời RFI Việt ngữ, bà Huỳnh Thị Sinh cho biết cảm tưởng:
Bà Huỳnh Thị Sinh: Tôi rất vui mừng khi nhận được một căn nhà mà từ lâu mình hằng mơ ước - có một căn nhà để thờ chồng. Ngày hôm nay 11 tháng Bảy năm 2014 khi nhận được căn nhà ở cao ốc B tôi rất vui mừng và cảm động khi được hội Hoàng Sa lo cho. Tôi rất biết ơn và xin gởi đến những người đã hỗ trợ tôi để có được căn hộ này lời thành thật cảm ơn rất nhiều.
Lâu nay tôi vẫn ở trọ nhà người em. Hôm nay là ngày tôi vui mừng nhất. Căn nhà này ở gần khu nhà cũ của tôi, cũng ở chợ Nhật Tảo - nhà cũ của tôi ở cách chỉ có một con đường, băng qua là tới. Tôi có anh chị em ở gần đó, chừng 200 mét. Điều này rất tiện cho tôi vì tôi cũng lớn tuổi rồi, khi đau ốm hay có việc gì thì mấy anh em có thể tới phụ giúp. Tôi đã được toại nguyện nhờ Nhịp cầu Hoàng Sa, nên rất vui mừng.
Hôm nay có nhiều người điện thoại tới hỏi thăm và mừng cho tôi, ở trong miền Nam và Hà Nội nữa. Hồi sáng làm lễ giao nhà có đông người lắm, rồi báo chí như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, báo điện tử… quay phim chụp hình, những nhà thơ nhà văn, Chuẩn đô đốc về hưu Lê Kế Lâm…đông lắm. Thấy người ta quan tâm tới mình cũng hết sức cảm động, bốn mươi năm rồi mới được cái ngày hôm nay. Tôi rất biết ơn những người đã hỗ trợ, giúp đỡ mình.
Còn nhà báo Huy Đức, một trong những người chủ xướng Nhịp cầu Hoàng Sa cùng với các nhà báo Thế Thanh, Kim Hạnh, kỹ sư Đỗ Thái Bình… tuy không hề muốn lên tiếng trên truyền thông, nhưng cuối cùng cũng đã thổ lộ:
Nhà báo Huy Đức: Tinh thần của chương trình rất đơn giản. Ở trong nước các bà mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ liệt sĩ thường được các tổ chức chính trị của đảng xây cho “nhà tình nghĩa”; nhưng chúng tôi chủ trương không gọi những nhà như thế là “tình nghĩa”, mà là hành động tri ân thôi.
Nhịp cầu Hoàng Sa, như tên gọi, là bắc một nhịp cầu. Tiền đóng góp là của công chúng, của những người Việt Nam ở trong nước và ở khắp nơi trên thế giới gửi về thông qua Nhịp cầu Hoàng Sa. Mua nhà, sửa nhà, giúp đỡ các gia đình Hoàng Sa, Gạc Ma…những cử chỉ đấy chúng tôi không gọi là cử chỉ “tình nghĩa”, mà là hành động người Việt tri ân những người Việt đã hy sinh, đã vị quốc vong thân.
Ngay cả khi trao nhà rồi, mình cũng có đề nghị những người như bà Ngụy Văn Thà không cần phải nói một lời cám ơn nào cả. Bởi vì không phải cho, tặng gì cả mà là hành động tri ân. Những hy sinh của họ cho đất nước thì không gì có thể đền đáp được. Không thể vì mình trao có một cái nhà nho nhỏ, rồi mình bắt người ta phải nói những lời cám ơn.
Nhưng điều quan trọng hơn: Hoàng Sa là nơi duy nhất mà người Việt Nam không bắn vào người Việt Nam! Trong cuộc chiến giai đoạn 1954-1975, Hoàng Sa là nơi mà những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu chống lại một đội quân thực sự là xâm lược, đó là quân Trung Quốc mà hiện nay vẫn đang còn chiếm giữ đảo Hoàng Sa.
Nhịp cầu Hoàng Sa một mặt tri ân, mặt khác muốn nhắc nhở mọi người nhớ rằng một phần lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam đang nằm trong tay quân xâm lược Trung Quốc; thông qua việc giúp đỡ các gia đình Hoàng Sa, những người lính Gạc Ma, những gia đình liệt sĩ Gạc Ma, của những người từ cả hai phía của Việt Nam trong thời chia cắt.
Và nhịp cầu này không phân biệt ai cả. Nó nối người Việt với người Việt. Những đồng tiền mà người Việt khắp nơi trên thế giới gửi về, không phải là những người phía Việt Nam Cộng Hòa đang sống ở Cali gửi về chỉ giúp bà Ngụy Văn Thà, mà những đồng tiền đấy còn giúp cả những người đã hy sinh để bảo vệ Gạc Ma – những người lính của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Cho nên nhịp cầu này còn mang một ý nghĩa là bắc một nhịp cầu để người Việt đứng gần người Việt, mà con đường phía trước là đi đến một sự hòa giải cho Việt Nam.
RFI: Như vậy hoạt động tri ân này trên thực tế lại mang ý nghĩa hòa giải rất lớn phải không anh?
Đương nhiên đây chỉ mới là những bước đi ban đầu, nhưng mục tiêu sâu xa hướng tới như vậy. Vì mình cho rằng sức mạnh của người Việt đã bị giảm đi rất nhiều bởi sự chia rẽ. Một trong những điều quan trọng là chúng ta đã thống nhất được giang sơn, mà không thể thống nhất được lòng người. Nhịp cầu Hoàng Sa chỉ là nỗ lực của một nhóm rất nhỏ. Chúng tôi muốn đánh thức vấn đề hòa giải dân tộc để phát triển quốc gia. Việc chúng tôi làm như một sự khởi đầu, đòi hỏi nỗ lực từ nhiều phía và của tất cả mọi người.
RFI: Trong thời gian bao lâu mà quỹ đã huy động được bằng ấy tiền, thưa anh?
Chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa bắt đầu từ ngày mùng 7 tháng Giêng năm 2014, tính đến nay đã hơn sáu tháng, thu hút được trên 524 lượt đóng góp. Có những người đóng góp hai ba lần, và có những lượt đóng góp gồm nhiều người, cho nên con số chính thức bao nhiêu người thì khó biết. Có những nhóm bốn năm người, những cháu học sinh đóng góp những khoản tiền không lớn lắm, nhưng số lượng người cũng nhiều, góp được hơn 1,7 tỉ.
Hôm nay mới vừa giao nhà cho bà quả phụ Ngụy Văn Thà, Nhịp cầu Hoàng Sa đã chi 1,114 tỉ trên tổng giá trị căn nhà 1,343 triệu (vì bà Thà được Nhà nước hỗ trợ một món tiền sau khi nhà cũ của bà thuê bị giải tỏa). Trong thời gian qua cũng đã chi gần 400 triệu để mua đất và cất nhà cho một cựu binh Gạc Ma đến giờ này vẫn chưa lấy vợ và chưa có nhà là anh Lê Hữu Thảo.
Nhịp cầu Hoàng Sa muốn làm được nhiều việc. Hiện đang sửa nhà cho bà mẹ của một anh hùng quân đội đã hy sinh trong trận Hải chiến Gạc Ma 14 tháng Ba năm 1988, và đang muốn góp một khoản tiền tương đối lớn để giúp bà quả phụ Nguyễn Thành Trí - Thiếu tá Nguyễn Thành Trí là Hạm phó chiến hạm Nhật Tảo, cũng hy sinh trong trận Hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974.
Số tiền còn cần khá nhiều, nhưng nhờ Nhịp cầu Hoàng Sa được sự ủng hộ của khá nhiều người nên chúng tôi cũng đang hy vọng trong thời gian tới có thể quyên góp được khoản tiền cần thiết cho chương trình.
RFI: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn nhà báo Huy Đức và bà quả phụ Ngụy Văn Thà đã vui lòng nhận trả lời RFI Việt ngữ.
Bà Huỳnh Thị Sinh: Tôi rất vui mừng khi nhận được một căn nhà mà từ lâu mình hằng mơ ước - có một căn nhà để thờ chồng. Ngày hôm nay 11 tháng Bảy năm 2014 khi nhận được căn nhà ở cao ốc B tôi rất vui mừng và cảm động khi được hội Hoàng Sa lo cho. Tôi rất biết ơn và xin gởi đến những người đã hỗ trợ tôi để có được căn hộ này lời thành thật cảm ơn rất nhiều.
Lâu nay tôi vẫn ở trọ nhà người em. Hôm nay là ngày tôi vui mừng nhất. Căn nhà này ở gần khu nhà cũ của tôi, cũng ở chợ Nhật Tảo - nhà cũ của tôi ở cách chỉ có một con đường, băng qua là tới. Tôi có anh chị em ở gần đó, chừng 200 mét. Điều này rất tiện cho tôi vì tôi cũng lớn tuổi rồi, khi đau ốm hay có việc gì thì mấy anh em có thể tới phụ giúp. Tôi đã được toại nguyện nhờ Nhịp cầu Hoàng Sa, nên rất vui mừng.
Hôm nay có nhiều người điện thoại tới hỏi thăm và mừng cho tôi, ở trong miền Nam và Hà Nội nữa. Hồi sáng làm lễ giao nhà có đông người lắm, rồi báo chí như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, báo điện tử… quay phim chụp hình, những nhà thơ nhà văn, Chuẩn đô đốc về hưu Lê Kế Lâm…đông lắm. Thấy người ta quan tâm tới mình cũng hết sức cảm động, bốn mươi năm rồi mới được cái ngày hôm nay. Tôi rất biết ơn những người đã hỗ trợ, giúp đỡ mình.
Còn nhà báo Huy Đức, một trong những người chủ xướng Nhịp cầu Hoàng Sa cùng với các nhà báo Thế Thanh, Kim Hạnh, kỹ sư Đỗ Thái Bình… tuy không hề muốn lên tiếng trên truyền thông, nhưng cuối cùng cũng đã thổ lộ:
Nhà báo Huy Đức: Tinh thần của chương trình rất đơn giản. Ở trong nước các bà mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ liệt sĩ thường được các tổ chức chính trị của đảng xây cho “nhà tình nghĩa”; nhưng chúng tôi chủ trương không gọi những nhà như thế là “tình nghĩa”, mà là hành động tri ân thôi.
Nhịp cầu Hoàng Sa, như tên gọi, là bắc một nhịp cầu. Tiền đóng góp là của công chúng, của những người Việt Nam ở trong nước và ở khắp nơi trên thế giới gửi về thông qua Nhịp cầu Hoàng Sa. Mua nhà, sửa nhà, giúp đỡ các gia đình Hoàng Sa, Gạc Ma…những cử chỉ đấy chúng tôi không gọi là cử chỉ “tình nghĩa”, mà là hành động người Việt tri ân những người Việt đã hy sinh, đã vị quốc vong thân.
Ngay cả khi trao nhà rồi, mình cũng có đề nghị những người như bà Ngụy Văn Thà không cần phải nói một lời cám ơn nào cả. Bởi vì không phải cho, tặng gì cả mà là hành động tri ân. Những hy sinh của họ cho đất nước thì không gì có thể đền đáp được. Không thể vì mình trao có một cái nhà nho nhỏ, rồi mình bắt người ta phải nói những lời cám ơn.
Nhưng điều quan trọng hơn: Hoàng Sa là nơi duy nhất mà người Việt Nam không bắn vào người Việt Nam! Trong cuộc chiến giai đoạn 1954-1975, Hoàng Sa là nơi mà những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu chống lại một đội quân thực sự là xâm lược, đó là quân Trung Quốc mà hiện nay vẫn đang còn chiếm giữ đảo Hoàng Sa.
Nhịp cầu Hoàng Sa một mặt tri ân, mặt khác muốn nhắc nhở mọi người nhớ rằng một phần lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam đang nằm trong tay quân xâm lược Trung Quốc; thông qua việc giúp đỡ các gia đình Hoàng Sa, những người lính Gạc Ma, những gia đình liệt sĩ Gạc Ma, của những người từ cả hai phía của Việt Nam trong thời chia cắt.
Và nhịp cầu này không phân biệt ai cả. Nó nối người Việt với người Việt. Những đồng tiền mà người Việt khắp nơi trên thế giới gửi về, không phải là những người phía Việt Nam Cộng Hòa đang sống ở Cali gửi về chỉ giúp bà Ngụy Văn Thà, mà những đồng tiền đấy còn giúp cả những người đã hy sinh để bảo vệ Gạc Ma – những người lính của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Cho nên nhịp cầu này còn mang một ý nghĩa là bắc một nhịp cầu để người Việt đứng gần người Việt, mà con đường phía trước là đi đến một sự hòa giải cho Việt Nam.
RFI: Như vậy hoạt động tri ân này trên thực tế lại mang ý nghĩa hòa giải rất lớn phải không anh?
Đương nhiên đây chỉ mới là những bước đi ban đầu, nhưng mục tiêu sâu xa hướng tới như vậy. Vì mình cho rằng sức mạnh của người Việt đã bị giảm đi rất nhiều bởi sự chia rẽ. Một trong những điều quan trọng là chúng ta đã thống nhất được giang sơn, mà không thể thống nhất được lòng người. Nhịp cầu Hoàng Sa chỉ là nỗ lực của một nhóm rất nhỏ. Chúng tôi muốn đánh thức vấn đề hòa giải dân tộc để phát triển quốc gia. Việc chúng tôi làm như một sự khởi đầu, đòi hỏi nỗ lực từ nhiều phía và của tất cả mọi người.
RFI: Trong thời gian bao lâu mà quỹ đã huy động được bằng ấy tiền, thưa anh?
Chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa bắt đầu từ ngày mùng 7 tháng Giêng năm 2014, tính đến nay đã hơn sáu tháng, thu hút được trên 524 lượt đóng góp. Có những người đóng góp hai ba lần, và có những lượt đóng góp gồm nhiều người, cho nên con số chính thức bao nhiêu người thì khó biết. Có những nhóm bốn năm người, những cháu học sinh đóng góp những khoản tiền không lớn lắm, nhưng số lượng người cũng nhiều, góp được hơn 1,7 tỉ.
Hôm nay mới vừa giao nhà cho bà quả phụ Ngụy Văn Thà, Nhịp cầu Hoàng Sa đã chi 1,114 tỉ trên tổng giá trị căn nhà 1,343 triệu (vì bà Thà được Nhà nước hỗ trợ một món tiền sau khi nhà cũ của bà thuê bị giải tỏa). Trong thời gian qua cũng đã chi gần 400 triệu để mua đất và cất nhà cho một cựu binh Gạc Ma đến giờ này vẫn chưa lấy vợ và chưa có nhà là anh Lê Hữu Thảo.
Nhịp cầu Hoàng Sa muốn làm được nhiều việc. Hiện đang sửa nhà cho bà mẹ của một anh hùng quân đội đã hy sinh trong trận Hải chiến Gạc Ma 14 tháng Ba năm 1988, và đang muốn góp một khoản tiền tương đối lớn để giúp bà quả phụ Nguyễn Thành Trí - Thiếu tá Nguyễn Thành Trí là Hạm phó chiến hạm Nhật Tảo, cũng hy sinh trong trận Hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974.
Số tiền còn cần khá nhiều, nhưng nhờ Nhịp cầu Hoàng Sa được sự ủng hộ của khá nhiều người nên chúng tôi cũng đang hy vọng trong thời gian tới có thể quyên góp được khoản tiền cần thiết cho chương trình.
RFI: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn nhà báo Huy Đức và bà quả phụ Ngụy Văn Thà đã vui lòng nhận trả lời RFI Việt ngữ.
A man without love
I can remember when we walked together
Sharing a love I thought would last forever
Moonlight to show the way so we can follow
Waiting inside her eyes was my tomorrow
Then something changed her mind, her kisses told me
I had no lovin' arms to hold me
Every day I wake up, then I start to break up
Lonely is a man without love
Every day I start out, then I cry my heart out
Lonely is a man without love
Every day I wake up, then I start to break up
Knowing that it's cloudy above
Every day I start out, then I cry my heart out
Lonely is a man without love
I cannot face this world that's fallen down on me
sponsored link
So, if you see my girl, please send her home to me
Tell her about my heart that's slowly dying
Say I can't stop myself from crying
Every day I wake up, then I start to break up
Lonely is a man without love
Every day I start out, then I cry my heart out
Lonely is a man without love
Every day I wake up, then I start to break up
Knowing that it's cloudy above
Every day I start out, then I cry my heart out
Lonely is a man without love
Every day I wake up, then I start to break up
Lonely is a man without love
Every day I start out, then I cry my heart out
Lonely is a man without love
So, if you see my girl, please send her home to me
Tell her about my heart that's slowly dying
Say I can't stop myself from crying
Every day I wake up, then I start to break up
Lonely is a man without love
Every day I start out, then I cry my heart out
Lonely is a man without love
Every day I wake up, then I start to break up
Knowing that it's cloudy above
Every day I start out, then I cry my heart out
Lonely is a man without love
Every day I wake up, then I start to break up
Lonely is a man without love
Every day I start out, then I cry my heart out
Lonely is a man without love
Một số điều lưu ý khi ăn cà chua
Cà chua có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa, nhuận da, bảo vệ tim mạch, phòng ung thư, chống lão hóa, tốt cho người viêm thận...
Tuy nhiên, không phải ăn cà chua lúc nào cũng tốt. Nên lưu ý những điều sau đây trước khi đưa trái cà vào miệng:
1. Không ăn cà chua và dưa leo cùng một lúc
Trong dưa leo có chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu ăn dưa leo và cà chua cùng lúc, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo.
2. Không nên ăn cà chua khi uống thuốc chống đông máu
Cà chua chứa rất nhiều vitamin K. Tác dụng chính của vitamin K là xúc tác cho sự tổng hợp của prothrombin và coagulin trong gan. Vì vậy, nếu ăn cà chua khi dùng thuốc chống đông, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc này.
3. Không nên ăn cà chua khi đói
Cà chua chứa rất nhiều pectin và nhựa phenolic và các thành phần khác giống như trong quả hồng vàng. Khi ăn cà chua lúc đói, những chất này có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, gây ảnh hưởng đến dạ dày, khiến khó chịu. Dạ dày phải tiêu thụ những chất này có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc. Do vậy, tuyệt đối không nên ăn cà chua lúc đang đói.
4. Không ăn cà chua xanh chưa chín
Cà chua xanh, chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố alkaloid. Khi tiêu thụ nhiều sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, ói mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Các chất độc hại trong cà chua có tên là alkaloid sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ.
5. Không ăn cà chua nấu kỹ
Nếu cà chua đã được nấu chín trong một thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị ban đầu của nó sẽ bị mất. Ngoài ra, nếu bạn ăn cà chua đã bị mất hết chất dinh dưỡng, có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, đó là rất nguy hiểm đối với cơ thể con người.
Hai mươi sự thật không ngờ. Mời xem và miễn bàn nếu còn ngờ
Blaise Pascal: "Truth on this side of the Pyrenees, error on the other side" |
https://ia902501.us.archive.org/31/items/ksmdk1/20SThtKhinBnKhngNg.pdf
Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014
Dương Thu Hương: “30 tháng Tư 75, nền văn minh đã thua chế độ man rợ” ---Đinh Quang Anh Thái phỏng vấn nhà văn Dương Thu Hương
Dương Thu Hương nổi tiếng không những về những tác phẩm như Thiên Ðường Mù, Bên Kia Bờ Ảo Vọng, Khải Hồn Mơn, Chốn Vắng… mà còn do thái độ can đảm và thẳng thắn phê bình giới lãnh đạo cộng sản Hà Nội. Bà từng bị chế độ giam giữ gần một năm và bị công an đe dọa “nghiền nát như tương.” Hiện nay, Dương Thu Hương tỵ nạn tại thủ đô Paris của nước Pháp. Dù xa quê nhà, bà vẫn luôn thao thức về tình hình tại Việt Nam. Tháng Tư năm 2000, nhà văn Dương Thu Hương đã trả lời cuộc phỏng vấn sau đây do Đinh Quang Anh Thái (ĐQAT) thực hiện và phát thanh trên làn sóng của đài Little Saigon Radio ở California.
Đinh Quang Anh Thái: Năm 1968, khi bà quyết định đi vào Nam chiến đấu – như trong sách của bà nói là bà tham dự cùng các bạn cùng lứa tuổi “xẻ Trường Sơn đánh Mỹ” –, tâm tư của bà lúc đó như thế nào?
Dương Thu Hương: Tâm tư của tôi lúc đó hoàn toàn là của một người Việt cổ. Tôi liều thân cứu nước vì tôi quan niệm đây là một cuộc chiến tranh chống quân xâm lược; và chống quân xâm lược thì người tử tế phải xông ra chiến trường chứ không thể để mặc cho người khác hy sinh; và không thể mưu cầu một cuộc sống yên ấm khi người khác lâm nguy.
Đinh Quang Anh Thái: Không phải là theo tiếng gọi của đảng cộng sản Việt Nam?
Dương Thu Hương: (cười khẩy) Ðó là cái điều lầm lẫn lớn nhất của các nhà báo nước ngoài cũng như tại Việt Nam (cười). Tại vì những người ấy có chịu lắng nghe đâu. Các ông ấy toàn nghĩ theo kiểu các ông ấy thôi. Cứ hàm hồ chụp lên đầu người khác suy nghĩ của mình.
Đinh Quang Anh Thái: Bà có thể nói rõ hơn?
Dương Thu Hương: Tôi chả coi đảng cộng sản Việt Nam là cái gì cả. Ðối với một gia đình như gia đình tôi, bố tôi từng là đại đội trưởng Ðội Bá Vụ, phụ trách vấn đề liên lạc vô tuyến và làm trực tiếp dưới quyền ông Võ Nguyên Giáp, nhưng bố tôi không bao giờ vào đảng vì bà của tôi là địa chủ. Bố tôi chịu nhiều bất công, vì ông cống hiến rất nhiều mà chả được gì cả. Khi tôi lớn lên thì tôi không được thi vào đại học bởi vì lý lịch của bố tôi và gia đình tôi không thuộc thành phần cốt cán. Tôi vào trường Lý Luận Nghiệp Vụ vì lúc đó họ tuyển năng khiếu diễn kịch, hát múa; và tôi vào được vì do cơ may tôi có một người họ hàng làm thầy giáo của trường. Tôi còn nhớ lúc xẩy ra chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất, ngay trước cửa nhà tôi là một người bị chết treo và lúc 8 tuổi, tôi đã phải đi theo các đoàn học sinh để chứng kiến các cuộc đấu tố địa chủ. Sau lưng nhà tôi, ngay đường xe hỏa, một người khác bị vu là địa chủ nên tự tự bằng cách đặt cổ vào đường ray cho xe lửa cán chết. Thật khủng khiếp. Khi 8 tuổi, buổi sáng khi đi tưới rau, tôi thấy cảnh những người chết như thế và điều đó làm cho tôi vô cùng khủng khiếp. Cho nên tôi nhắc lại, năm 68 tôi vào tiền tuyến là vì tôi tuân thủ truyền thống cứu nước của dân tộc Việt Nam chứ không vì đảng cộng sản.
Đinh Quang Anh Thái: Theo chỗ tôi biết, bà lập gia đình trong giai đoạn chiến tranh và hai con của bà sinh ra ngay tại tiền tuyến; có đúng không ạ?
Dương Thu Hương: Vâng, đúng như vậy.
Đinh Quang Anh Thái: Bà có thể cho biết hoàn cảnh sống của các con của bà tại tiền tuyến khi cuộc chiến bắt đầu vào thời điểm khốc liệt năm 1968?
Dương Thu Hương: Chúng tôi sống như những người nông dân và tất cả mọi người đều chịu sự tàn phá của bom đạn chiến tranh. Thức ăn thức uống vô cùng khan hiếm, thậm chí rau cũng không có. Gạo ở bên kia sông, chỉ vì mấy cân gạo có thể mất mạng, vì bom Mỹ ném liên tục. Một điều nữa, ngay trong chiến tranh, năm – bẩy trăm người chết nhưng không bao giờ tin tức được loan báo. Vì tất cả đều chấp nhận cái chết đương nhiên. Và không thể loan tin vì suy nghĩ lúc bấy giờ ta là dân tộc anh hùng chiến thắng tất cả mọi kẻ thù nên không thể cho biết sự tổn thất. Hai con tôi sinh ra trong hoàn cảnh như vậy. Khi chúng nằm ở trong hầm, dưới mặt ván vài gang là nước và rắn bò lóp ngóp. Ðứa con gái của tôi khi vừa được ba tháng, rắn ngủ ở dưới đít của nó. Vì rắn tìm chỗ ấm mà! May mà sáng ra rắn tuồn xuống nước chứ không cắn con bé. Mà đấy là rắn độc. Cho nên mấy ông dân chài sống chung quanh bảo rằng con tôi được thần độ mạng. Tôi tin con người có số thật. Bởi vì sống dưới bom đạn, đói khát, rắn rết như vậy mà hai đứa con tôi, dù không được tươi da thắm thịt như con cái những người sống trong hoàn cảnh bình thường, nhưng chúng cũng không đến nỗi bị què quặt.
Đinh Quang Anh Thái: Khi lớn lên, các con của bà có bị ám ảnh bởi hồi ức lúc sống trong chiến tranh bom đạn không ạ?
Dương Thu Hương: Trong chiến tranh chúng nó còn rất nhỏ cho nên khi lớn lên ấn tượng về cuộc chiến cũng mờ nhạt. Nhưng khi chúng lớn lên thì chúng chịu một cuộc chiến tranh khác còn tàn khốc hơn cuộc chiến thời 1968: Mẹ chúng nó làm giặc. Cho nên chúng nó bị nhiều thiệt thòi lắm.
Đinh Quang Anh Thái: Thưa bà, các cháu bị thiệt thòi ra sao ạ?
Dương Thu Hương: Tôi đã nói rất rõ với các con tôi, rằng con đường làm giặc là phải chịu tất cả mọi khổ đau; cho nên tất cả mọi người trong gia đình, nghĩa là bố tôi, mẹ tôi, anh em tôi và con cái, nếu ai muốn thì tôi sẵn sàng viết giấy với tòa án là không có quan hệ với tôi nữa để tránh cho họ khỏi bị di lụy. Còn nếu những người muốn tiếp tục đứng với tôi thì phải chấp nhận khổ đau, thua thiệt và không bao giờ được nói với tôi một lời can thiệp vào việc tôi làm. Bởi vì tôi biết chắc chắn cộng sản sẽ dùng những người thân thuộc để gây sức ép. Nhiều trường hợp đã xẩy ra đối với những người đấu tranh dân chủ tại Việt Nam. Vợ con, anh em của họ bị công an áp lực phải khuyên can họ không được đấu tranh nên một số người đành bỏ cuộc. Bản thân tôi đã lường trước điều đó nên tôi tuyên bố sòng phẳng rằng, cả tuổi xuân của tôi, tôi đã hy sinh để nuôi con rồi, nên bây giờ tôi an tâm lao vào cuộc chiến chống lại bọn cường quyền. Tôi bảo các con tôi có thể về sống với bố của chúng hay với một người mẹ khác. Còn nếu chọn sống với tôi thì phải chấp nhận khổ đau, vì chắc chắn chúng sẽ không có chỗ đứng trong chế độ này. Hai con tôi đứa nào cũng hai bằng đại học nhưng vẫn không có việc làm. Con trai lớn của tôi phải sống bằng tất cả mọi việc, từ bồi bàn cho đến gác cổng. . .và bây giờ đi quay phim thuê cho một hãng tư. Cháu gái thì bán sơn.
Đinh Quang Anh Thái: Các cháu có chia sẻ lý tưởng của mẹ không?
Dương Thu Hương: Không! Ðối với chúng nó, tôi là một người điên. Nhưng dầu sao chăng nữa thì cũng là tình mẹ con, nhất là tôi đã giao hẹn là nếu chấp nhận tôi thì không được can ngăn việc tôi làm, nếu can thiệp thì tôi sẽ cắt đứt ngay tức khắc, thành ra chúng nó đành chấp nhận thôi.
Đinh Quang Anh Thái: Từ một người dấn thân “xẻ Trường Sơn đánh Mỹ”, bây giờ bà trở thành một người “làm giặc” ngay tại Hà Nội; tại sao vậy, thưa bà?
Dương Thu Hương: Tôi là người yêu nước khi tôi tham gia cuộc chiến tranh và đến tận bây giờ tôi vẫn là người yêu nước. Vì thế tôi mới làm giặc. Hai hành động đó (vào tiền tuyến năm 68 và bây giờ làm giặc) thống nhất với nhau.
Đinh Quang Anh Thái: Tư tưởng “làm giặc” của bà nhen nhúm từ lúc nào?
Dương Thu Hương: Từ năm 1969. Lúc đó, nếu tôi còn chút ảo tưởng nào về chủ nghĩa cộng sản thì tôi đã trở thành đảng viên rồi. Họ mở rộng cánh cửa mời tôi vào đảng cơ mà. Nhưng vì tôi được dậy dỗ trong một gia đình lấy đạo đức làm tiêu chuẩn cho nên tôi không thể xếp tôi đứng vào hàng ngũ với những người mà tôi khinh bỉ. Ðơn giản như vậy thôi.
Đinh Quang Anh Thái: Bà từng viết rằng, ngày 30 tháng Tư năm 1975, khi các phụ nữ khác trong đoàn quân của bà trầm trộ trước sự trù phú vật chất của miền Nam thì bà ngồi khóc trên lề đường Sài Gòn. Bà có thể nhắc lại tâm trạng của bà lúc đó?
Dương Thu Hương: (thở dài) Ðiên rồ thì tôi có nhiều thứ điên rồ. Khóc thì tôi có hai lần khóc.
Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ. Ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Ðó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Ðó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Ðó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.
Lần thứ hai tôi khóc là năm 1984 khi tôi đến Mascơva. Tất cả những người Việt Nam khác đến đấy đều hớn hở, sung sướng. Riêng tôi thì nhục nhã không thể tả được. Vì khi ở trong nước, tôi vẫn có ấn tượng dân tộc mình là dân tộc anh hùng và là một dân tộc cũng có được một cuộc sống xứng đáng. Nhưng khi đến Mascơva trong một phái đoàn điện ảnh trẻ thì tôi mới nhìn thấy ra rằng, người Việt Nam bị khinh bỉ. Người Việt Nam đầu đen chỉ xếp hàng trong các đội quân dài dặc các bà già Nga bụng to để mua nồi áp xuất, bàn là điện nhằm gởi về nước. Những người bán hàng họ mắng cho như là mắng khỉ ấy. Họ mắng cũng đúng vì người mình khuân hàng đống nồi, hàng đống sản phẩm của người ta để tuồn về nước. Khi đứng ở khách sạn Peking nhìn xuống đường, tôi thấy những đoàn đại biểu Việt Nam trong những bộ quần áo complet gớm giếc trông như những đàn bò đi trong thành phố. Tôi hoàn toàn vỡ mộng và tôi khóc. Một nhà văn Nga mắng tôi. Anh ta bảo rằng, “người ta đi Nga người ta sung sướng, còn bà thì tại sao bà lại khóc như cha chết vậy. Sao lại vớ vẩn thế”. Anh ta không biết nỗi đau đớn của tôi khi thấy thân phận của người Việt Nam.
Đinh Quang Anh Thái: Từ đó bà lao vào cuộc đấu tranh?
Dương Thu Hương: Ngày 30 tháng Tư năm 1975 đã là một ngả rẽ trong đời tôi. Ðúng ra, ngã rẽ này đã bắt đầu từ năm 1969 khi lần đầu tiên tôi gặp những toán tù binh người miền Nam ở Quảng Bình. Lúc đó tôi làm công tác ở các binh trạm và những tù binh lần đầu tiên tôi gặp không phải là người Mỹ mà chính là người Việt Nam, cũng đầu đen mắt đen, cũng lùn và da vàng mũi tẹt như tôi, và nói tiếng Việt Nam như tôi. Cho nên tôi mới hồ nghi rằng tất cả những điều người ta nói đây là cuộc chiến tranh chống quân xâm lược thì đó là láo toét. Tuy nhiên vì lúc đó là chiến tranh và tất cả đều lao vào một guồng máy và bị cỗ xe khổng lồ nó cuốn đi. Cho đến năm 75, với thời gian (giọng ngậm ngùi, xúc động),tất cả mọi ngờ vực trong tôi đã chín muồi. Năm 75, tôi hiểu rằng đây là thời điểm quyết định và là ngã rẽ dứt khoát trong tư tưởng của mình.
Đinh Quang Anh Thái: Cám ơn bà đã dành thì giờ trả lời phỏng vấn của chúng tôi.
Cách Việt Nam Cộng hòa thực thi chủ quyền biển đảo -- Phần 2, Báo Tiền Phong
Tiền Phong - Giáo sư Nguyễn Hữu Lành trong bài nghiên cứu mang tên “Luật quốc tế và vấn đề đánh cá trên biển” đã nhận định: “Ngày nay, thực tế người ta nhận thấy các tài nguyên sinh vật ngày càng giảm trước sự khai thác quá mức bằng kỹ thuật tân tiến. Vì vậy vấn đề bảo tồn các tài nguyên sinh vật đã được đặc biệt chú ý. Mặt khác, các quốc gia đều muốn dành cho dân chúng của mình độc quyền khai thác các tài nguyên trong vùng biển tiếp cận và đều có khuynh hướng nới rộng phạm vi thuộc chủ quyền quốc gia”.
Cảnh ngư dân đánh cá ảnh của nhiếp ảnh gia Cao Lĩnh trước năm 1975
Kỳ 2: Phát triển Kinh tế Biển
Bài nghiên cứu công bố năm 1974 này của giáo sư Lành cũng cho thấy quan điểm chung lúc bấy giờ đó là muốn bảo vệ được lãnh thổ, lãnh hải thì phải phát triển kinh tế, trước hết là kinh tế biển. Ông viết: “Trên thực tế, sức mạnh của quốc gia vẫn giữ vai trò quyết định cho đến khi nào trong xã hội quốc tế, quyền lợi riêng của quốc gia nhường bước cho quyền lợi chung”.
Khoan dầu mỏ
Theo nhà nghiên cứu về dầu mỏ, khí đốt Nguyễn Bá Liệu thì công cuộc tìm kiếm dầu hỏa ở Việt Nam có thể nói đã bắt đầu trong những năm đầu của thập niên 1940 ở Vịnh Quy Nhơn. Vào hồi đó, dầu hỏa đã xuất hiện và loang trên mặt nước trong vịnh. Sự kiện đó đã đưa đến việc đào một số giếng khảo sát, “tuy nhiên kết quả cho thấy lớp đá nền (basement) quá gần mặt đất và dầu hỏa được sinh ra trong một lớp bùn quá mỏng không đáng được khai thác”.
Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã cho khảo sát địa vật lý ngoài khơi từ năm 1967 với 140 km đường khảo sát không từ, và năm 1968 với 657 km đường khảo sát địa chấn. Những cuộc khảo sát này đều do cơ quan Liên hợp quốc CCOP thực hiện.
Ông Nguyễn Hồng Cẩn nhận xét rằng nghề cá ở miền Nam trước 1975 rất phát triển
Cuối năm 1969, 2 công ty dầu hỏa đã chung nhau thuê công ty vật lý Ray Geophysical và được chính phủ VNCH cho phép để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn trên vùng thềm lục địa phía Nam với đường khảo sát lên đến 8.406 km.
Để phục vụ việc khai thác biển, Luật dầu hỏa đã được ban hành ngày 1/12/1970, tiếp theo đó Ủy ban quốc gia dầu hỏa được thành lập với một văn phòng thường trực để xúc tiến công cuộc tìm kiếm dầu hỏa theo luật định. Quá trình hoàn thiện luật pháp và khai thác được xúc tiến nhanh.
“Trong kháng chiến ở miền Bắc chỉ mong ước một năm xuất được 100.000 USD thủy, hải sản nhưng không bao giờ được. Trong khi đó ở miền Nam năm 1960 họ đã xuất khẩu được 21 triệu USD rồi”.Theo số liệu thì vào tháng 8/1973 chính phủ VNCH đã cấp quyền đặc nhượng tìm kiếm trên 8 lô với tổng số diện tích là 57.223km2 cho 4 nhóm công ty Pecten, Mobil, Esso và Sunningdale. “Trong đợt này các công ty đã trả cho chính phủ một số tiền hoa hồng chữ ký là 16.600.000 USD và cam kết một số tiền đầu tư trong 5 năm tổng cộng là 59.250.000 USD. Ngoài ra các công ty còn dành một số tiền tổng cộng 300.000 USD mỗi năm cho việc huấn luyện chuyên viên kỹ thuật ngành dầu hỏa”. Tháng sáu, năm 1974, chính phủ VNCH lại cấp thêm 5 quyền đặc nhượng tìm kiếm dầu mỏ thêm 5 lô với tổng diện tích 24.380km2 cho 4 tổ hợp là Mobil, Pecten, Union và Marathon. Trong đợt này các công ty cũng trả cho chính phủ VNCH hoa hồng chữ ký là 29.100.000 USD và cam kết đầu tư trong 5 năm là 44.500.000 USD.
Ông Nguyễn Hồng Cẩn
Các thông cáo cho thấy hoạt động đào giếng bắt đầu vào ngày 17/8/1974 với giếng thăm dò Hồng I-X, giếng dầu đầu tiên được đào trong thềm lục địa Việt Nam do công ty Pecten thực hiện. “Kết quả đã tìm thấy dầu ở độ sâu 5.320 feet. Tiếp theo đó là việc đào giếng dầu Dừa I-X với sự phát hiện ra dầu và khí thiên nhiên”.
Khảo sát các điều khoản trong hợp đồng đặc nhượng của VNCH, chúng ta thấy nó được dựa trên thông lệ quốc tế, tuy nhiên luôn nhấn mạnh đến lợi ích của Việt Nam cũng như quyền chủ động trong khai thác, vận hành. Các điều khoản đặc nhượng bao gồm:
- Giai đoạn tìm kiếm là 5 năm và được gia hạn thêm 5 năm nữa.
- Công ty thọ nhượng phải gánh chịu mọi phí tổn trong việc tìm kiếm dầu.
- Sau 3 năm công ty phải giao hoàn cho chính phủ 25% số diện tích được cấp phát và sau 5 năm số diện tích phải giao hoàn là 50%.
- Trong trường hợp tìm thấy dầu, chính phủ có quyền tham gia trong việc khai thác theo một tỷ lệ đã được áp dụng ở các quốc gia Trung Đông hay Đông Nam Á lúc đó.
- Khoáng nghiệp nhượng tô được ấn định là 12,5%.
- Thuế suất lợi tức là 55%.
- Sau 5 năm khai thác, công ty sử dụng 90% công nhân Việt Nam và cấp điều hành người Việt phải là 60%.
- Ngoài ra hợp đồng còn quy định các công ty thọ nhượng phải sử dụng các phương tiện và cơ sở Việt Nam trong mọi dịch vụ yểm trợ.
Hiện đại nghề cá
Theo nghiên cứu của các học giả thời VNCH thì chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa gắn với quyền lợi của ngư dân nhiều đời. Sử cận kim nói quần đảo có tấm bia ghi “Vạn lý Ba Bình” cả bốn năm trăm năm trước. Tờ Tia Sáng, tháng 1/1974 viết: “Theo sử thì quần đảo thuộc Việt Nam từ khoảng 1638, nếu lui về quá khứ xa xăm thì tập tục đi lấy Hải Vị ở Hoàng Sa đã có từ thời miền Nam Việt Nam là đất Chiêm. Tuy nhiên, nếu lui về thời Chiêm Thành thì chủ quyền ngư dân Lý Sơn thuộc về Việt Nam từ 1402, lúc Hồ Quý Ly thiết lập sự bảo hộ trên vùng lưỡng Quảng”.
Bia chủ quyền trên Trường Sa những năm 1960
Tài liệu của chính quyền VNCH cho biết: “Năm 1959, Hải quân Việt Nam đã bắt được 40 ghe đánh cá Trung Quốc đưa về Đà Nẵng lưu giữ 6 tháng”. Đồng thời cho biết “Hãng phân bón Việt Nam” được thành lập và chính thức hoạt động từ 4/1959, khai thác được 20.000 tấn phốt phát tại Hoàng Sa, rồi bỏ dở từ năm 1960 do thời tiết và vận chuyển khó khăn.
Trong lĩnh vực đánh cá, ngày 26/12/1972, Tổng thống VNCH ban hành sắc luật quy định lãnh hải Việt Nam về phương diện ngư nghiệp có một chiều rộng là 50 hải lý, tính từ hải phận quốc gia trở ra. Trong vùng này cấm các loại ghe tàu, thuyền bè ngoại quốc đến đánh cá, khai thác hoặc mua bán hải sản, trừ khi có giấy phép trước của chính phủ.
Năm 1970, miền Nam có 317.442 ngư dân và 85.000 tàu thuyền. Trong đó 42.603 tàu có động cơ và 42.612 thuyền không động cơ. 269 thôn và 700 ấp chuyên về ngư nghiệp. 75 Hợp tác xã ngư nghiệp. 200 tàu hộ tống ngư dân. Xây dựng hệ thống hải cảng: Cảng Sài Gòn được đầu tư 11 triệu USD, Đà Nẵng 1 triệu USD, Cần Thơ 10 triệu USD. Xuất khẩu ngư nghiệp 300 triệu USD, trong khi các sản phẩm còn lại như trà, lạc, cùi dừa… chỉ 158 triệu USD.
Không ai hiểu rõ ngành cá của VNCH hơn chính các đồng nghiệp ở miền Bắc. Nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản, ông Nguyễn Hồng Cẩn, người tiếp quản ngành thủy sản miền Nam sau khi đất nước thống nhất và là Thứ trưởng phụ trách phía Nam. Ông kể với tôi rằng khi vào Nam ông thực sự bất ngờ vì hệ thống cơ sở hạ tầng như tàu thuyền, nhà máy, thị trường tại đây. Ông nói: “Trong kháng chiến ở miền Bắc chỉ mong ước một năm xuất được 100.000 USD thủy, hải sản nhưng không bao giờ được. Trong khi đó ở miền Nam năm 1960 họ đã xuất khẩu được 21 triệu USD rồi”.
Tuy vậy, trước sự gây hấn của Trung Quốc, vấn đề chủ quyền gắn liền với an ninh cho kinh tế biển được đặt ra bức thiết. Ông Trần Văn Khởi, nguyên là Tổng Giám đốc Tổng cục Dầu hỏa và Khoáng sản - Luật biển và thềm lục địa dưới thời VNCH đã từng đưa ra nhận định trong thời điểm đó rằng: “Các tranh chấp dù song phương, cấp vùng, hay toàn cầu trong lãnh vực biển đều ít nhiều ngăn chặn nỗ lực nhằm sử dụng tối đa, khai thác tối hảo và bảo toàn hữu hiệu biển để phục vụ con người - an ninh, đánh cá, hải hành, dầu hỏa, giải trí v.v…”.
Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa: Việt Nam Cộng hòa thực thi ra sao? Phần 1, Báo Tiền Phong
Tiền Phong - Ngày 23/5/2014, tại cuộc họp báo quốc tế của Bộ Ngoại giao về chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, trả lời báo chí về việc quản lý Hoàng Sa, Trường Sa những năm 1960-1970 của thế kỷ trước, Bộ Ngoại giao khẳng định “Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa”.
Kỳ I: Khẳng định chủ quyền
Lý giải vấn đề này, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: “Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa, Trường Sa vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa. Giá trị công thư phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Công thư gửi Trung Quốc lúc đó Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc quản lý của Việt Nam cộng hòa, Trung Quốc chỉ là một bên tham gia. Không thể cho người khác cái gì mà bạn chưa có được”.
Biểu tình phản đối Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Ảnh: Tư liệu
Chính quyền Việt Nam đã thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa trước năm 1975 như thế nào? Phóng viên Tiền Phong có bài viết cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc.
Kế thừa
Trong thế kỷ 19 và thế kỷ 20 đầy biến động, Việt Nam cũng như nhiều nước khác bị thực dân đế quốc đô hộ, nhưng nhà nước phong kiến Việt Nam đã khéo léo trong việc thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là việc kế thừa văn hóa biển lâu đời của người Việt, mà bằng chứng thể hiện trên Trống Đồng Ngọc Lũ hay các di chỉ ven biển Đông cũng như các di tích khảo cổ ven bờ và các hòn đảo.
Triều đình nhà Nguyễn tiếp nhận sự quản lý đối với Hoàng Sa từ triều Lê với nhiều văn bản cấp quốc gia quản lý Hoàng Sa. Năm 1802 dưới thời vua Gia Long đã thiết lập Đội Hoàng Sa đã kiểm soát và khai khẩn quần đảo.
Mặc dù đất nước chịu họa xâm lăng của người Pháp, nhưng triều đình nhà Nguyễn vẫn là nhà nước nắm giữ chính quyền, đặc biệt là sự kiểm soát chặt chẽ địa lý hành chính khu vực miền Trung nơi có kinh đô Huế. Nghị định ra ngày 15/6/1932 toàn quyền Đông Dương đã đặt Hoàng Sa thành đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Thừa Thiên, tức là dưới sự quản lý trực tiếp của Triều đình Huế. Binh lính được đưa ra đảo đồn trú. Năm 1938 có chỉ dụ của Đại Nam Hoàng Đế Bảo Đại số 10, ngày 30/3/1938 về Hoàng Sa.
Tàu Nhật Tảo tham gia bảo vệ Hoàng Sa và bị chìm
Việc quản lý vẫn tiếp tục ngay cả khi phát xít Nhật chiếm đóng trái phép (Năm 1939 chính phủ Pháp đã phản đối việc chiếm đóng của phát xít Nhật). Phát xít thua trận, Hội nghị San Francisco được tổ chức với 51 nước tham dự. Điều 2 của hòa ước San Francisco năm 1951 có hiệu lực tái lập sự toàn vẹn lãnh thổ cho những quốc gia từng bị phát xít Nhật chiếm đóng. Đoàn đại biểu Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền tại Hoàng Sa và nhận được sự đồng ý của 48/51 đại biểu của các nước tham dự và tiếp tục sự quản lý hoàn toàn hợp pháp của mình với Hoàng Sa và Trường Sa.
Sau năm 1954, tăng cường luật pháp
Hiệp định Geneve lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tạm thời, ghi: “Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản lý hành chính ở vùng ấy”. Bản Tuyên bố chung, được phổ biến rộng rãi tại miền Nam khi đó cũng ghi rõ: “Đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ”. Việc tổng tuyển cử thống nhất hai miền vì nhiều lý do bị trì hoãn, nhưng việc thực thi chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa luôn được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) chú ý.
Năm 1969, VNCH đã thành lập một Ủy ban Liên bộ soạn thảo dự luật quy định hải phận quốc gia.
Vấn đề thềm lục địa cũng nóng lên cùng với những hoạt động con thoi: Một bản tuyên cáo của Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia ngày 7/9/1967 xác định phần lòng đất và đáy biển thềm lục địa là một phần lãnh thổ quốc gia, và thuộc thẩm quyền của Chính phủ VNCH.
Năm 1968, VNCH thành lập một Ủy ban nghiên cứu thềm lục địa, sau đó giao công việc lại cho Ủy ban Quốc gia dầu hỏa 2/6/1971.
Ngày 13/7/1961 dưới thời Đệ nhất cộng hòa, Tổng thống VNCH đã ban hành sắc lệnh 174NV đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam thay vì tỉnh Thừa Thiên và thành lập lại quần đảo này thành xã Định Hải, quận Hòa Vang.
Dưới thời Đệ nhị cộng hòa, Nghị định số 709-BNV/HC ngày 21/10/1969 của Thủ tướng chính phủ VNCH đã sáp nhập xã Định Hải vào xã Hòa Long cũng thuộc quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam.
Tìm tiếng nói quốc tế
Hội nghị Liên Hợp Quốc (LHQ) lần 1 về Luật Biển được tổ chức vào năm 1958 tại Geneve với 86 quốc gia tham dự, trong đó có VNCH. Hội nghị này đã chấp thuận bốn công ước về luật biển.
-Công ước về lãnh hải và vùng tiếp cận
-Công ước về biển cả
-Công ước về đánh cá và bảo toàn tài nguyên sinh vật ở biển cả
-Công ước về thềm lục địa
Tất cả các công ước này có hiệu lực vào các năm khác nhau sau đó, với số quốc gia kết ước trung bình vào khoảng 40 mỗi công ước. Kỹ sư Trần Văn Khởi, Tổng cục trưởng Dầu hỏa và Khoáng sản của VNCH đánh giá rằng: “Hai khuyết điểm vô cùng quan trọng của các công ước này là không định được giới hạn của lãnh hải, và không định nghĩa rõ ràng về thềm lục địa”.
Cuối năm 1974, sau khi Trung Quốc đánh chiếm trái phép Hoàng Sa, Đoàn VNCH cũng tham dự Hội nghị Luật biển lần thứ 3 của LHQ tại Caracas ngày 2/7/1974. Hội nghị này có gần 150 quốc gia được mời tham dự.
“Chính phủ VNCH không chấp nhận mọi xâm phạm đến sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia bất kể trên đất liền hay khoảng biển thuộc quyền tài phán quốc gia. Cũng như đã có thông báo với Tổng thư ký LHQ và Hội đồng An ninh, Phái đoàn VNCH xác nhận một lần nữa rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những thành phần bất khả phân của lãnh thổ VNCH”.Hội nghị Luật biển tại Caracas bàn nhiều về quyền khảo cứu và khai thác tài nguyên biển. Một số nước đưa quan điểm mọi quốc gia đều có quyền khảo cứu và khai thác trong khu vực biển quốc tế miễn là tuân hành theo những quy định và điều kiện do cơ quan quốc tế ấn định. Song, người ta tính rằng vào thời điểm đó “chỉ có chưa được 10 quốc gia trên thế giới có khả năng và phương tiện khai thác”. Đoàn Việt Nam, trưởng phái đoàn VNCH là ngoại trưởng Vương Văn Bắc, ngày 30/7/1974 đã chính thức trình bày lập trường: “Chính phủ VNCH đặc biệt chú trọng đến vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên ở phần phía Nam của thềm lục địa liên hệ. Lập trường của VNCH về ranh giới thềm lục địa là phải áp dụng tiêu chuẩn khoảng cách 200 hải lý kể từ đường căn bản nhưng khi thềm lục địa rộng hơn khoảng cách trên bề rộng của thềm lục địa sẽ được ấn định ra đến cạnh ngoài cùng thấp nhất của bờ lục địa”.
Tổng trưởng Ngoại giao Vương Văn Bắc
Chính phủ VNCH cũng bày tỏ rằng hoàn toàn ủng hộ lập trường đã được đề nghị, theo đó việc phân tranh thềm lục địa phải được giải quyết bằng những cuộc thương thuyết trực tiếp và song phương theo nguyên tắc công bằng hay mọi tranh chấp nếu có, sẽ được giải quyết bằng mọi phương cách hòa bình bởi những cơ quan tài phán quốc tế.
Cũng trong hội nghị này, ngày 28/8/1974 tổng trưởng Ngoại giao Vương Văn Bắc, Trưởng phái đoàn VNCH đã lên diễn đàn long trọng tuyên bố rằng: “Chính phủ VNCH không chấp nhận mọi xâm phạm đến sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia bất kể trên đất liền hay khoảng biển thuộc quyền tài phán quốc gia. Cũng như đã có thông báo với Tổng thư ký LHQ và Hội đồng An ninh, Phái đoàn VNCH xác nhận một lần nữa rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những thành phần bất khả phân của lãnh thổ VNCH”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)