khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

Mời nghe Bích Huyền nói về Huế, Saigon, và Hà Nội




Phần 1





Phần 2





Phần 3





Phần 4






Thằng Tàu độc diển Biển Đông. Thằng Mỹ lấp lửng chạy vào chạy ra...




                                                


Đại biểu Quốc Hội CSVN chuẩn bị di tản ra nước ngoài khi chính trị VN có biến động







Ma Dzê in Dziệc Nam hầu Ma Dzê in Chệt







Người dân phản đối công an CSVN hành xử thô bạo với phụ nữ tại đảo Phú Quốc, VN => CÔNG AN NGỌNG !







Đan sĩ Đan viện Thiên An cầu nguyện tại Đồi Đức Mẹ, ngày 23.07.2016







Biểu tình trước hai lãnh sự quán CSVN và Tàu Cộng tại San Francisco, CA, US ngày 19/7/2016







Mozart, Piano Concerto No. 23 in A Major







Nguyễn Trí Dũng sau xuất viện





Tiến thoái lưỡng nan - Tác Giả Lê Hồng Hiệp



Phán quyết của Toà Trọng tài Hague đưa Việt Nam cơ hội và vào thế khó xử

Phán quyết của Tòa Trong tài Thường trực về vụ án Philippines kiện Trung Quốc là một cột mốc lịch sử trong sự phát triển của những tranh chấp Biển Đông.

Là một trong những bên chính trong những tranh chấp chủ quyền ở vùng biển phía Nam Trung Hoa, Việt Nam đã hoan nghênh phán quyết nêu trên và nói thêm rằng họ sẽ có một tuyên bố riêng về nội dung của phán quyết đó. Sau khi công bố, tuyên bố của Việt Nam sẽ làm sáng tỏ cách giải thích phán quyết này của Việt Nam, và cho những tín hiệu họ có thể sẽ đối phó với những tranh chấp trong tương lai như thế nào.

Việt Nam được hưởng lợi đáng kể với phán quyết của PCA, nhưng cũng phải đối diện với một số tác động tiêu cực đối với tuyên bố chủ quyền của mình ở quần đảo Trường Sa.

Hai điểm trong phán quyết của tòa án có ý nghĩa đặc biệt đối với Việt Nam. Đầu tiên, tòa án bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc về “quyền lịch sử”, dựa trên đường chín gạch không phù hợp với Công ước năm 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Thứ hai, phát quyết khám phá ra rằng không “đảo” nào trong quần đảo Trường Sa có đủ tiêu chuẩn của một hòn đảo theo Điều 121 (3) của UNCLOS.

Như vậy, những dẫy đá đó chỉ được nhiều nhất một vùng lãnh thổ biển của 12 hải lý, và không thể có một khu đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng đến 200 hải lý.

Những phán quyết này thu hẹp lại, một cách đáng kể, những tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam. Hiện nay, không có vùng chồng lấn giữa đường chín gạch của Trung Quốc và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cũng như giữa các vùng EEZ tưởng là có của một số dãy đá ngầm trong quần đảo Trường Sa và vùng EEZ của Việt Nam tính từ đất liền.

Phán quyết của tòa Trọng tài Thường trực cũng đặt ra một tiền lệ pháp lý quan trọng cho Việt Nam để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc trên các vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa.

Khi những dẫy đá trong quần đảo Hoàng Sa, cũng tương tự như ở Trường Sa về kích cỡ, tính chất, thì chúng không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế. Ngoài ra, phán quyết của tòa án nói rằng quần đảo Trường Sa có thể không tạo ra các vùng biển chung như là một đơn vị cũng cần được áp dụng đối với quần đảo Hoàng Sa.

Như vậy, đường cơ sở thẳng, mà Trung Quốc thiết lập vào năm 1996, kết nối 28 điểm ngoài cùng xung quanh quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc muốn khẳng định chủ quyền trên biển cho quần đảo, sẽ không còn giá trị nữa.

Trong những đụng độ hàng hải chính giữa hai nước, kể cả việc Trung Quốc đem 9 lô dầu trong vùng EEZ của Việt Nam để gọi các nhà thầu quốc tế vào khai thác vào năm 2012, và đưa giàn khoan dầu khổng lồ HY-981 vào trong vùng EEZ của Việt Nam vào năm 2014, Trung Quốc biện minh những hành động đó bằng đó dựa trên tuyên bố chủ quyền trong phạm vi đường chín gạch hoặc vùng EEZ mà TQ tưởng là có quanh hai quần đảo.

Với hai phán quyết trên, Việt Nam nay đã có cơ sở pháp lý vững mạnh để ngăn chặn những xâm phạm trong tương lai của Trung Quốc vào EEZ của Việt Nam.

Đồng thời, phán quyết (12 tháng 7 của PCA) cũng tạo ra một số tác động tiêu cực đối với tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Ví dụ, tòa PCA tuyên bố rằng không một phần tử nào ở quần đảo Trường Sa được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế, khả năng của ngư dân Việt Nam vào hoạt động trong ngư trường quan trọng này có thể bị giảm sút đáng kể. Cụ thể, họ sẽ mất quyền đánh cá trong vùng nước bên trong vùng EEZ của Philippines và vùng biển ở ngoài các phần tử có lãnh hải trong quần đảo Trường Sa.

Người ta cũng đang chờ Việt Nam tuyên bố từ bỏ chủ quyền trên Mischief Reef (Đá Vành Khăn) Second Thomas Shoal (Bãi Cỏ Mây), mà tòa PCA đã tuyên bố là bãi đá nổi khi thuỷ triều thấp thuộc thềm lục địa của Philippines.

Quan trọng hơn nữa, Việt Nam cũng có thể phải từ bỏ tuyên bố chủ quyền trên Alison Reef (Đá Tốc Tan), Cornwallis South Reef (Đá Núi Le) và Tennent Reef (Đá Tiên Nữ), nơi Việt Nam đang đóng quân.

Những bãi đá này, được các chuyên gia phân loại là đá nổi khi triều thấp, nằm trong vùng EEZ của Philippines và ngoài lãnh thổ của bất kỳ phần tử nào gần đó. Theo UNCLOS, chúng không thể bị tranh tranh giành chủ quyền và chúng thuộc về chủ quyền của Philippines.

Mặc dù phán quyết của PCA không trực tiếp đề cập đến các bãi đã nói trên, Việt Nam có thể được Philippines yêu cầu trả lại cho họ.

Hệ quả đối với mối quan hệ với Manila và Bắc Kinh

Phán quyết của PCA, do đó, tăng cường sức thương lượng của Hà Nội vis-a-vis Bắc Kinh nhưng làm suy yếu vị thế của Việt Nam vis-a-vis Manila. Tuy nhiên, Việt Nam có thể sẽ có ủng hộ phán quyết ngày 12 tháng 7 của PCA vì lợi ích đạt được lớn hơn những thiệt hại.

Hơn nữa, Việt Nam vẫn có thể hy vọng đàm phán được với Philippines về quyền đánh cá cũng như việc đóng quân ở các bãi đá nổi khi triều thấp nêu trên.

Trong mọi trường hợp, trên thực tế Manila và Hà Nội đã trở thành đồng minh chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở vùng biển phía Nam Trung Hoa, phán quyết của PCA không thể gây rối trong mối quan hệ của hai nước, ít nhất là trong giai đoạn ngắn hạn.

Về mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, do tiền lệ được của những phán quyết của PCA trước đây, Hà Nội có thể hy vọng sẽ thắng nếu Việt Nam, tương tự, nộp đơn trước toà PCA kiện Bắc Kinh về quần đảo Hoàng Sa.

Tuy nhiên, Việt Nam có thể không muốn khởi tố ngay lập tức vì hành động như vậy sẽ gây thù địch dữ dội với phía Trung Quốc và làm mất ổn định mối quan hệ song phương; đó là điều mà Việt Nam có thể không sẵn sàng và đủ khả năng giải quyết. Thay vào đó, Hà Nội có thể muốn tạm gác việc tố tụng chống lại Trung Quốc mở và dùng nó như một đòn bẩy trong những giao tế với Bắc Kinh.

Tóm lại, Việt Nam sẽ đo lường phản ứng của họ một cách cẩn thận để tối đa hóa hiệu năng có được nhờ phán quyết của PCA. Đồng thời, sự hỗ trợ của Việt Nam với Philippines từ giai đoạn đầu của quá trình tố tụng cũng ngụ ý rằng Việt Nam đã sẵn sàng để chấp nhận thua thiệt về phía mình, nếu có, vì phán quyết của Toà Trọng tài Thường trực.

Biết vậy, chính sách Biển Đông trong tương lai và hành động của của Việt Nam trên mặt đất sẽ phụ thuộc vào mức độ tuân thủ của Trung Quốc với phán quyết 12/7, cũng như tình trạng của mối quan hệ với Trung Quốc và Philippines.

Trong khi đó, Hà Nội không có nhu cầu phải vội vã.


Đảng chư hầu, quan thầy gọi dạ bảo vâng







Mấy "ngộ" không ăn thịt gà của Kentucky Fried Chicken, bọn đế quốc bóc lột không ngủm, đừng lo!





Dùng khẩu hiệu chủ nghĩa dân tộc chống ngoại bang: “Tẩy chay Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines, yêu dân tộc Trung Hoa” và “Bạn đang ăn gà KFC của Mỹ, làm mất mặt của tổ tiên của chúng ta.”

Hãng tin trực tuyến Sohu News của Trung Quốc cho biết Trung Quốc phải đối phó với các vấn đề nội bộ sau khi toà PCA đưa phán quyết 12/7. Nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra bên ngoài các nhà hàng KFC ở ít nhất 11 thành phố trong vài ngày qua. Những thành phó có biểu tình chống thịt gà Kentucky là thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam và thành phố Hàng Châu tỉnh Chiết Giang, nơi sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh G-20 vào tháng Chín. Yum Brands, công ty chủ của tiệm KFC, không phản ứng nay khi được Bloomberg phỏng vấn.

Hình ảnh và video đăng trên phương tiện truyền thông xã hội cho thấy người biểu tình mang theo biểu ngữ kêu gọi tẩy chay hàng hóa của Mỹ, Nhật Bản và Philippines, và đòi KFC và McDonald Corp “cút khỏi Trung Quốc”. Người ta thấy cảnh sát đứng chung quanh những tiệm ăn này.






Quê Hương Bỏ Lại







Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

Hòa tấu Tình khúc Phạm Duy







Những con đường mang tên danh nhân VN tại Houston, TX, US






Minh Đức Hoài Trinh, tác giả bài thơ "Kiếp nào có yêu nhau"



Minh Đức Hoài Trinh, tác giả bài thơ "Kiếp nào có yêu nhau" là người phụ nữ xinh đẹp và ăn mặt rất có gu. Bà thông thạo ba ngoại ngữ là Anh, Pháp, Hoa. Bà làm thơ, viết văn, viết kịch bản sân khấu, viết báo và dạy cả đàn tranh

Nhưng tất nhiên, người ta chỉ biết đến bà nhiều nhất thông qua hai bài thơ được Phạm Duy phổ nhạc là "Kiếp nào có yêu nhau" và "Đừng bỏ em một mình". Đây là hai trong số hơn chục bài Phạm Duy lấy chủ đề là hiện sinh và cái chết.

Hoài Trinh từng thừa nhận : nếu không có nét nhạc thần tình của Phạm Duy, "Kiếp nào có yêu nhau" đã không có một sức sống mãnh liệt đến thế. Bài hát mở đầu với một lời nửa yêu cầu, nửa van xin, được cất lên một cách đầy thảng thốt: “Đừng nhìn em nữa anh ơi”

Hoài Trinh không bao giờ nói quang cảnh của cuộc gặp gỡ trong bài thơ này là khi nào. Nhưng người nghe bàng bạc nhận ra nó là cõi mộng. Đấy là cái cõi mà Phạm Duy từng đau khổ đến mức muốn "giết người trong mộng vẫn đi về" sau này.
Bài "Kiếp nào có yêu nhau" rất đau khổ, nhưng qua giọng ca Thái Thanh còn được phủ thêm một chút liêu trai. Nếu nghe thêm bản "Đừng bỏ em một mình" cũng của Hoài Trinh, nói về lời van xin, năn nỉ của một cô gái... đã chết ở trong huyệt, sẽ càng nhận ra: quang cảnh của cuộc gặp gỡ này khó có thể ở ngoài đời thực. 
Trong một đoạn sau, Hoài Trinh viết:
"Kiếp nào có yêu nhau
Nhớ tìm khi chưa nở
Hoa xanh tận ngàn sau
Tình xanh không lo sợ"
 
Đoạn thơ ấy nghe như một lời trối. 
Phạm Duy còn sợ thính giả chưa hiểu, đã cẩn thận thêm vô mấy câu không có trong bài thơ gốc:
"Đôi mi đã buông xuôi,
môi răng đã quên cười."
 
Bài thơ lẫn bài hát là sự dằn vặt muôn đời của những kẻ yêu nhau. Ở đây, nỗi dằn vặt ấy lại mang một màu sắc rất phụ nữ. Nàng quay mặt đi bảo "Anh đừng nhìn em nữa", nhưng đến câu áp chót lại thảng thốt lần nữa: " Anh đâu, anh đâu rồi".
 
Bài này, Phạm Duy sửa lời nhiều, không phải vì ông không có khả năng giữ nguyên tác mà vì ông sợ người ta không thật sự cảm được tinh thần bài thơ. Bởi nếu chỉ là chuyện yêu đương bình thường, giận hờn bảo "Đừng nhìn nhau nữa" thì không có gì đặc biệt. Phạm Duy sửa lời một vài chỗ để nổi bật sự bất lực của con người, tình yêu và thân phận trước cái chết. Những người yêu nhau có thể làm gì trước tạo hóa, trước "trăng thu gãy đôi bờ, chim bay xứ xa mờ". Họ còn biết làm gì trước cái chết, ngoài việc "Nhắn cho ta. Hoa xanh đã bơ vơ. Đêm sâu gối ơ thờ".
 
Hoài Trinh là một trong những "Huế nữ" mà Phạm Duy đã gặp những ngày ở Huế khi đi theo gánh hát của Đức Huy hơn nửa thế kỷ trước. Họ gặp nhau lần thứ hai ở vùng kháng chiến. Phạm Duy kể khi nàng rời Huế để ra vùng kháng chiến đã mang theo "đôi gót chân đỏ như son và đôi mắt sáng như đèn pha ô tô". Lần thứ ba tương hội là ở Paris. Họ đã nói với nhau những chuyện gì, giữa họ là một mối giao tình văn nghệ nào rất ít người biết. Chỉ biết Phạm Duy đã trổ hết tài nghệ để chấp cánh cho hai bài thơ của nàng. Trong đó, "Kiếp nào có yêu nhau" xứng đáng được gọi là một kiệt tác.
 
Ca khúc có những đoạn chuyển rất đột ngột để diễn tả cái tột cùng của tình yêu lẫn khổ đau. Nữ trung Thái Thanh, nam trung Tuấn Ngọc. Cả hai đều đã hát bài này và đưa cái buồn lên tột đỉnh sầu.
 
"Đừng nhìn em nữa anh ơi
Hoa xanh đã phai rồi
Hương trinh đã tan rồi
Đừng nhìn em, đừng nhìn em nữa anh ơi
Đôi mi đã buông xuôi, môi răng đã quên cười.
Hẳn người thôi đã quên ta
Trăng Thu gẫy đôi bờ
Chim bay xứ xa mờ.
Gặp người chăng, gặp người chăng, nhắn cho ta
Hoa xanh đã bơ vơ đêm sâu gối ơ thờ.
Kiếp nào có yêu nhau
Thì xin tìm đến mai sau
Hoa xanh khi chưa nở
Tình xanh khi chưa lo sợ
Bao giờ có yêu nhau
Thì xin gạt hết thương đau
Anh đâu anh đâu rồi?
Anh đâu anh đâu rồi?
Đừng nhìn nhau nữa anh ơi
Xa nhau đã xa rồi, quên nhau đã (đã) quên rồi
Còn nhìn chi, còn nhìn chi nữa anh ơi
Nước mắt đã buông rơi theo tiếng hát qua đời
Đừng nhìn nhau nữa... anh ơi!"








Police shootings study sparks debate on role of racial bias (Source AP)



A Harvard University economist found that although police nationwide are more likely to use nonfatal force against blacks and Hispanics, that racial bias didn't translate to the use of deadly force by officers in Houston, one of the country's largest and most racially diverse cities.

Roland Fryer published a draft study this month that found that police were more than twice as likely to manhandle, beat or use some other kind of nonfatal force against blacks and Hispanics than against people of other races. Those findings were based on a federal survey detailing interactions between people and police and 10 years of data from the New York Police Department's controversial stop and frisk program.

But it was the Fryer's assertion that Houston police data showed "no racial differences in officer-involved shootings" in the nation's fourth largest city that raised eyebrows. The study, published by the National Bureau of Economic Research, found that Houston officers were 23.8 percent less likely to shoot at blacks and 8.5 percent less likely to shoot at Hispanics than they were to shoot at whites.

For his study, Fryer collected data about police-involved shootings from 10 law enforcement agencies — Houston, Dallas, Austin, Los Angeles County and six cities or counties in Florida. Although he drew some conclusions from all 10 data sets, Fryer relied mainly on Houston's because it was the most complete. The police department gave him unprecedented access to incident reports and other data regarding officer-involved shootings and arrests for crimes such as aggravated assault in which officers could have used lethal force, but didn't.

Of the 507 officer-involved shootings in Houston from 2000 through 2015, 52 percent involved black civilians, 33 percent involved Hispanics and 14 percent involved whites or people of other races.

Blacks make up about 24 percent of Houston's population — Hispanics make up about 44 percent and whites 26 percent — but Fryer said it wouldn't be fair to draw conclusions based solely on a comparison of a racial group's percentage of the total population and the percentage of members of that race being shot by police. So his study took into account several contextual factors, including the race of the officer and the person shot and the circumstances under which an officer encountered the person, among others.

"This doesn't speak to the questions being asked in the paper. The contextual factors of each encounter are important, which is why we focused on getting as granular data as possible," he said.
Fryer, who last year became the first African American to win a prestigious award given to the top U.S. economist under the age of 40, also cautioned that his findings shouldn't be seen as evidence of broader national trends.

But the study has its detractors, some who have been critical of its methodology and its assertive conclusions about a lack of racial differences in officer-involved shootings.
"There is never going to be the perfect study because there is no objective evidence of what happens during each encounter," Justin Feldman, a Harvard doctorate student studying data on injuries and fatalities in order to monitor police violence and who criticized the study in a blog post, said in an interview. He added that there have been many other studies that have found racial bias in police shootings.

Some Houston community activists have also criticized the study for not including input from residents about their interactions with police and for relying only on police data, pointing out that the department has deemed nearly every officer-involved shooting over the past 11 years as justified. They also pointed out that the number of blacks shot by police is disproportionate to their population size.

Responding to criticism the study has received from Feldman and others, Fryer said he has been busy "working with cities across the country on making police data more accessible in order to expand our analysis in the future."

There is no national database on police-involved shootings, which has led to a piecemeal approach to examining the issue by academics and news organizations.

Justin Nix, a University of Louisville criminal justice professor who researches police use of force, called Fryer's work important but said it only represents a small sample size. He also cautioned against only focusing on a minority group's population percentage to make conclusions.

Martha Montalvo, Houston's acting police chief, said Fryer's study is an example of her agency's efforts to be transparent.

"I'm not naive enough to stand here and say we're perfect ... that we don't come with bias," she said. "We set those biases aside because there are policies in place and because of training."


Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

Mời nghe: SYMPHONY No 4 "TO THE FARAWAY BELOVED" của Nguyễn Lân Tuất. Nỗi lòng nhớ quay quắt về quê nhà yêu dấu ở phương trời xa xăm...







Hoa Kỳ hy vọng đổi mới - Tác giả Nguyễn xuân Nghĩa



Từ cuộc chiến chống khủng bố đến cuộc chiến chống cảnh sát!

Hai tuần sau khi chào mừng lễ Độc Lập thứ 240 (1776-2016), dân Mỹ bàng hoàng vì kẻ gian phục kích và bắn hạ cảnh sát, vào ngày mùng bảy tại Dallas rồi ngày 17 tại Baton Rouge. Tổng cộng:10 người thiệt mạng, trong đó có tám cảnh sát viên, nhiều người bị trọng thương.

Hai biến cố này xảy ra giữa khung cảnh bất thường của thế giới:

Ngày 23 Tháng Sáu, Vương Quốc Anh quyết định ra khỏi Liên Âu và gây khủng hoảng cho Đông Bán Cầu, là khu vực Âu Châu; ngày 12 Tháng Bảy, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực tại The Hague công bố phán quyết về tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc ngoài Đông Hải; tối 14 Tháng Bảy là vụ khủng bố bằng xe vận tại hạng nặng tại Nice khiến 84 thường dân bị thảm sát, cả trăm người bị thương; sáng 15 là vụ đảo chánh hụt tại Turkey, khiến 294 người thiệt mạng, sau đó là tám ngàn người bị câu lưu hay bãi chức -tới ba ngàn là các thẩm phán! Đây không chỉ là một biến cố quân sự mà là một chính biến có dàn dựng trong nội tình một thành viên Hồi Giáo của Minh Ước Bắc Đại Tây Dương NATO, nằm trên nếp gấp giữa Âu Châu và nạn khủng bố cùng di dân tại Trung Đông
Chấn động dồn dập ấy trên thế giới cần tới sự trấn an của siêu cường Hoa Kỳ. Nhưng nước Mỹ lại bị nội thương vì chiến dịch bắn hạ cảnh sát, một ngày trước khi đảng Cộng Hòa gặp biến động sôi nổi không kém đại hội đảng Dân Chủ năm 1968, là đại hội Cộng Hòa tại Cleveland của Ohio để giới thiệu liên danh ra tranh cử tổng thống vào ngày tám Tháng Mười Một tới đây…

Với nhà báo thì loại thời sự nóng ấy khiến người ta càng yêu nghề khi chạy theo tin để kịp thời loan tải. Với nhà bình luận thì đấy là ác mộng: Luận về chuyện gì là có ý nghĩa trong chuỗi lầm than bất tận ấy? Nhất là khi lại luận về Hoa Kỳ – nhìn từ bên ngoài!

***

Với nhiều người Mỹ, Quốc Khánh Fourth July là những ngày nghỉ cuối tuần kéo dài để gia đình tụ tập nướng thịt ngoài sân và kết thúc bằng pháo bông rực rỡ muôn màu. Thật ra, đấy là một biến cố vô tiền khoáng hậu của nhân loại.

Nó đánh dấu nền độc lập, sau tám năm chinh chiến khiến 25 ngàn tử thương. Nếu tính theo dân số thời đó thì số thương vong còn cao hơn tổn thất của Mỹ trong Thế Chiến II. Kết quả là sự ra đời của một quốc gia… không có dân tộc.

So với nhiều xứ khác, công dân Mỹ không sinh từ một đấng quốc tổ mơ hồ nào đó của huyền sử mà là con cháu của nhiều thế hệ di dân tứ xứ đã chọn nơi này làm quê hương. Điều quan trọng không là huyết thống, sắc tộc hay văn hóa của quá khứ mà là một ý chí sống chung trong một dự kiến cho tương lai. Điều nối kết là ước vọng tự do của họ, trước tiên là quyền tự do đối nghịch với chính quyền do họ bầu lên.

Hiến Pháp Mỹ có đặc tính là văn kiện thu hẹp quyền lực của nhà nước, và như Thomas Jefferson cảnh báo: cái giá cho tự do là phải tỉnh táo canh chừng nhà nước! Hoa Kỳ là cường quốc có lãnh đạo yếu nhất vì bị người dân canh chừng bằng nhiều ngả, với lưỡng viện quốc hội, tối cao pháp viện và cả lực cản của các thống đốc để cho người dân được tự do.

Sau này, chính khát vọng tự do tại Hoa Kỳ mới là nguồn cảm hứng cho nhiều dân tộc khác để dẫn tới sự hình thành của các chế độ dân chủ, nơi mà mọi người, kể cả giới lãnh đạo, đều có quyền bình đẳng trước pháp luật do đại diện của người dân soạn thảo.

Nhưng khốn thay, ngày nay Hoa Kỳ đã đổi khác.

Nhìn từ bên ngoài, chúng ta thấy rằng nhiều người Mỹ – kể cả gốc Việt, than ôi – vẫn cho rằng quyền tự do ấy là… miễn phí mà chẳng đi đôi cùng trách nhiệm. Tình cho không biếu không! Hãy đọc báo hay xem trên truyền hình, ta có thể thấy dân gian hay cả sinh viên trong đại học Mỹ chẳng biết gì nhiều về xã hội và cơ chế chính trị. Cha mẹ của lớp người ngơ ngác ấy, nếu là thế hệ di dân mới nhập cư, thì còn mù mờ hơn thế. Họ chỉ biết qua con cháu thông thạo tiếng Anh hơn – mà vẫn dốt – nên tin rằng nhà nước phải chu toàn mọi sự cho mình. Vì vậy, khi bỏ phiếu thì thường chọn các chính khách có hứa hẹn hào phóng nhất.

Với dân trí đó, họ là con mồi của các chính trị gia mị dân, là sản phẩm luôn luôn dư thừa trên thị trường mua phiếu của nước Mỹ. Vì vậy, ít ai quan tâm đến sự kiện một công tố viên của chính phủ, tức là công bộc do dân bầu lên, có thể hăm dọa truy tố tội kỳ thị bất cứ ai nêu vấn đề về vụ các thanh niên Hồi Giáo đã bề hội đồng, hãm hiếp tập thể, một bé gái lên năm tuổi. Các chính khách mị dân không dám rớ đến tội ác trong cộng đồng thiểu số vì cần tới lá phiếu của dân thiểu số – mà họ trả bằng tiền thuế của mọi người.

Vì vậy, ngày nay người ta mới than phiền về hiện tượng Donald Trump mà quên rằng trước đó dân Mỹ đã hai lần dồn phiếu cho Barack Obama làm tổng thống!

Người ta quên lời cảnh báo của Jefferson là phải tỉnh táo canh chừng nhà nước mà cứ cho rằng từ khi có một tổng thống lai da đen, thuộc diện thiểu số da màu, thì đất nước này hết nạn kỳ thì và ai muốn gì thì cũng được nhà nước chu cấp đầy đủ, từ việc làm đến bảo dưỡng y tế. Với quần chúng ngu ngơ dễ dãi ấy thì tự do là khỏi cần trách nhiệm hay luật lệ.

Hậu quả trái ngược chính là tình trạng vô chính phủ trong thực tế: cảnh sát là ai mà dám cấm tôi làm việc này hay đòi chuyện nọ? Cảnh sát chỉ đại diện cho lực lượng áp bức mà nạn nhân dĩ nhiên là thành phần thiểu số, da màu hay nghèo đói. Các bình luận gia thiên tả hay cực tả có sẵn thống kê ngoa ngụy để chứng minh điều ấy cho những kẻ lười suy nghĩ. Vì lười nên mới phó thác việc canh chừng nhà nước cho ai khác.

Sự thật thì dân thiểu số da vàng tích cực tranh đấu và thành công hơn dân Mỹ da trắng và dân thiểu số da đen lại đội sổ, với mức lầm than và tội ác cao hơn tỉ lệ dân số là 13%. Và nạn nhân của tội ác đó cũng lại là người da đen. Khi ấy, nhà chức trách hay cảnh sát bị đặt vào thế khó xử. Đi vào cộng đồng ấy để vãn hồi trật tự và bảo vệ người da đen là việc tổn thọ, dễ chết. Ngược lại, tích cực thi hành công vụ thì còn dễ chết hơn nếu chẳng may làm một người da đen mất mạng.

Những vụ nổi loạn của người da đen tại Ferguson, Missouri, Baltimore hay Dallas và Baton Roug xuất phát từ đó. Và ở trên cùng, kẻ đổ thêm dầu vào lửa chính là Tổng thống Obama. Dù chửa biết nếp tẻ là gì, ông luôn luôn lên tiếng phê phán cảnh sát và hàm ý rằng người da đen là nạn nhân của sự kỳ thị và quyền mang súng. Tệ hại nhất là khi ông tuyên bố rằng nếu mình có con trai thì nó giống Trayvon Martin, một thiếu niên da đen bị tử thương vì hành hung một người thiện nguyện bảo vệ trật tự của khu phố.

Chính thái độ ấy của Obama mới khuyến khích sự ra đời của tổ chức xưng danh “Black Lives Matter” vào năm 2013, một tổ chức kỳ thị da trắng dưới chiêu bài bảo vệ người da đen. Từ đó mới có thêm chiến dịch phục kích và sát hại cảnh sát. Không có gì éo le và ai oán hơn việc năm cảnh sát viên tại Dallas mất mạng vì bị bắn xẻ khi bảo vệ quyền biểu tình phản đối của người dân, dưới sự huy động của Black Lives Matter.

Nếu có một chút lương thiện, Obama và những người đang gián tiếp cổ võ cho nạn phục kích và hạ sát nhân viên công lực nên nhìn lại vụ Rodney King năm 1992.

Thời ấy, truyền thông thiên tả tường thuật vụ này một cách thiên lệch khi gạn lọc hình ảnh trưng bày cho công chúng khiến ai cũng nghĩ là Rodney King vô tội. Nhưng trước pháp đình, khi được xem trọn bộ hình ảnh thì bồi thẩm đoàn quyết định tha bổng cảnh sát. Khốn nỗi, công chúng đã nuốt trọn ấn tượng sai lạc ngay từ đầu nên có phản ứng dữ dội làm Los Angeles lâm vào đại loạn.Ngày nay, chúng ta đang thấy tái diễn chuyện Rodney King, với cấp số gấp năm.

Và cảnh sát là nạn nhân của nền dân chủ kỳ cục này… Nếu không kịp nhìn lại, Hoa Kỳ sẽ rơi vào chiến tranh sắc tộc mà trắng đen gì cũng đều thua. Tám năm sau khi bầu lên một tổng thống da đen, dân Mỹ nên nghĩ lại về khẩu hiệu “Hope and Change” của Barack Obama.


LÝ TỐNG & THÀNH BANNER XÉ CỜ MÁU VC THÀNH MIẾNG GIẺ RÁCH TẠI USC



Thứ Bảy 11/6/16 tôi nghiên cứu địa chỉ của University of Southern California (USC), đặc biệt khu vực treo cờ. Trong Phi Vụ Hạ Cờ VC, Thượng Cờ VNCH ngày Chủ Nhật 18/1/2009, tôi đi với hai người hướng dẫn Rambo và Tony nên họ lo phần vụ nầy và giờ nầy sau gần 7 năm rưỡi, tôi chỉ còn nhớ mường tượng về nơi chốn cũ. Sau một hồi loay hoay, tôi kiếm được 2 tin quan trọng: Địa chỉ của Von Kleinsmid Center tại 3518 Trousdale Parkway, Los Angeles, CA 90089 và hai bài báo viết về vụ cờ máu tại đây: “USC officials say Vietnam’s flag will remain” và “Little Saigon activists tell USC to take down Vietnam flag.” Tôi chọn bài thứ nhất in ra giấy mang theo cùng các tài liệu khác như Nghị Quyết Cờ Vàng của Thống Đốc Cali và của 20 Tiểu bang khác, hình thay cờ tại trường Horace, thư nhận lỗi của Hội Thầy giáo và đặc biệt tuyển tập Anh ngữ các bài báo viết về 9 Phi vụ của tôi… để có bằng chứng đấu lý, đấu luật khi bị cảnh sát hay an ninh USC bắt.

Chiều và tối thứ Bảy, tôi liên tiếp gọi Thành Banner hỏi xem vụ mua lưỡi câu, mài bén cạnh dưới lưỡi câu, nối 2 cây sào đủ dài để với tới cờ máu VC, dây thép để cột, kềm… đã sẵn sàng chưa? Tôi còn dặn Thành Banner phải treo một tấm vải trên cao, thử móc xé xem có gì trở ngại không? Thành bảo “mọi thứ đều sẽ ổn cả” giống câu trả lời trong các phim Ấn Độ.

Chuyến nầy đi Nam Cali có hai công việc: (1) Tham dự Đại Hội Khóa 4/68 Thủ Đức tổ chức tại Diamond Seafood Palace lúc 11am và (2) Xé cờ máu VC tại USC. Thành Banner hát hay và thích hát những bài hát chống cộng và các bài hát về Lý Tống trong đó bản nhạc Ó Đen của Nhạc Sĩ Nhật Trường được T. hát nhiều lần.

8.30 sáng Thành Banner đến nhà tôi. Khi kiểm tra dụng cụ chỉ thấy mấy lưỡi câu nhỏ còn nguyên trong bọc và 2 cây gỗ thường dùng để chặt nhánh cây, tôi tá hỏa bảo: “Tại sao hôm qua em bảo đã lo xong mọi việc anh dặn, vậy mà giờ nầy chỉ có mấy lưỡi câu, vừa nhỏ lại chưa được mài bén, không có cả dây thép mỏng để cột lưỡi câu… Anh chán em quá. Biết vậy anh tự làm mọi chuyện cho xong.” Thành đề nghị trên đường đi ghé tạt vào các tiệm dọc đường mua đồ nghề, nhưng tôi quyết định: Chạy tới quán Diamond trước, rồi từ đó kiếm xem Big 5 nào gần nhất thì đi mua. Tại Big 5 cũng chẳng có lưỡi câu nào lớn hơn lại không bán đồ giũa nên T. đề nghi đi Home Depot. Tới Home Depot, trong khi kiếm giũa và móc, T. đã bất ngờ tìm được một loại móc đặc biệt, vừa có đầu nhọn để xuyên thủng cờ máu, vừa có mặt dưới sắc bén có thể xé cờ máu một cách dễ dàng.

Tôi dự tiệc trong Diamond nhưng phải chạy ra chạy vào kiểm tra và giúp ý kiến vì T. lo lắp ráp đồ nghề ngoài parking lot. Dù đã lo xong mọi thứ, T. vẫn rề rà không vào nhập tiệc vì ghiền cà phê thuốc lá, trong lúc tôi cứ sợ khi được giới thiệu lên hát, không biết kiếm T. ở đâu. Cô M.C. mời tôi lên sân khấu cùng hát bài Dậy Mà Đi của Nguyệt Ánh và hỏi tôi định hát bài gì? Tôi bảo Thành Banner sẽ hát bài Ó Đen của Nhật Trường. M.C. Lễ cứ mãi than phiền: “Đã tới phiên ông Lý Tống chưa. Coi chừng ông thoi tôi đấy!” nhưng cô phụ trách ca nhạc vẫn tà tà với những mục đã được lên chương trình trước. Trong bữa tiệc, tôi và Thành tuyệt đối từ chối lời mời uống bia, rượu tránh chuyện đụng độ cảnh sát trường USC vừa bị tội “xâm nhập bất hợp pháp, hủy hoại tài sản của trường” lại thêm DUI nữa thì khổ thân. Tôi cũng ăn ít, uống ít như mỗi khi chuẩn bị lên đường thi hành phi vụ để tránh cảnh mắc tiểu, đại tiện không có nơi giải quyết. Đến khi gần tàn tiệc T. mới được mời lên hát và chúng tôi lập tức thay đồ bay, mặc đồ dân sự ngay sau đó để lên đường kịp làm nhiệm vụ. Khi gần tới mục tiêu, GPS chỉ quẹo trái, và tôi đã chọn nhầm một trong hai hướng quẹo trái nên thay vì chỉ còn 400 feet, máy chỉ thành 10 dặm! Khi đến nơi thì mọi cổng đều đóng. Tôi chạy vòng vòng từ cổng 1,2… đến lúc tới cổng 6 thì vẫn “Nội khả xuất, ngoại bất nhập” tức chỉ cổng ra mở còn cổng vào đóng kín. Thấy kim GPS chỉ đi thẳng vào cổng 6, tôi đoán chắc là khu treo cờ ở phía trước mặt nên quyết định đậu xe ngoài đường và đi bộ vào thám sát mục tiêu.

Trên đường đi thấy sinh viên và xe cộ vẫn lưu thông lai rai, tôi hỏi mấy cô đi cùng hướng trước mặt mình thì một cô bảo: “Cứ đi thẳng đến gần cuối đường rồi quẹo trái. Anh sẽ thấy một Tháp có quả cầu tròn. Đó chính là Von Kleinsmid Center.” Quả nhiên như vậy. Chỉ có khác là cờ máu VC trước kia nằm ở giữa hành lang, giờ nầy được dời vào trong góc. Dưới cờ có một hàng rào chắn ngang tường để ngăn cách với khu bên đang được sửa chữa. Thấy hàng rào thép khá cao, đứng trên đó có thể vói tới lá cờ, tôi bèn ngồi xuống, kêu T. lại leo lên vai để tôi đồng đồng cho T. leo lên thanh sắt hàng rào. Nhưng chưa kịp vào thế thì bỗng thấy một cô nhân viên đang tiến về phía mình, kéo theo đồ tế nhuyễn. Thật hú hồn. Nếu cô xuất hiện trễ một tí sau khi Thành đã đứng trên vai tôi thì mọi chuyện chắc đã đổ bể. (Xem video đoạn nầy). Thì ra chỗ chúng tôi đứng gần cầu thang máy bên trong và phía góc bên kia là cửa ra vào. Một người từ hướng khác mở cửa đi vào ngay sau đó. Tôi nhìn vào bên trong thấy hai người và chờ họ vào thang máy xong mới bắt đầu lại công tác


T. cứ rề rà hút thuốc, tôi bảo dụt bỏ đi nhưng T. bảo giữ để đốt sợi dây ny lông cột lá cờ vào một khoen sắt nhỏ ở tường giữ cho cờ khỏi bị gió cuốn vào thanh sắt treo cờ nằm ngang, đơn giản hơn thời trước: Cờ được gắn vào dây lòi tói bằng thép lớn và dài tới hộp khóa gắn thấp ở tường bên dưới để ngăn ngừa bị đánh cắp. Đó là lý do vì sao lần trước đó tôi phải dùng cờ máu như một tấm vải để gắn 2 cờ VNCH hai bên, vì nếu xé bỏ cờ máu thì sợi dây lòi tói dài mấy thước sẽ rơi xuống nằm trên đường đi, ai đi qua cũng thấy được và sẽ phát hiện vụ lá cờ VNCH được thay thế nằm phía trên.

Tôi hối T. giật bỏ sợi ny lông nhưng T. cứ đốt dây rồi mới giựt đứt. Dây đứt xong, nhưng do khổ ống cờ luồn vào thành sắt quá chật không tài nào giật cờ ra được. Lá cờ nếu không cắt trước cũng không xé được, và do đồ nghề ở ngoài xe, chúng tôi đành trở ra để làm lại cú khác vì xé cờ gây ấn tượng mạnh hơn hạ cờ. Trong các buổi biểu tình chống Cộng tại San Francisco, tới mục xé cờ VC tôi luôn luôn nhận được vinh dự cùng xe cờ với anh Phú, Trưởng ban Tổ chức.

Tôi định vị con đường dọc theo trường gần nhất và hướng về phía đó tìm lối ra. Có một vài sinh viên đang đi về và chúng tôi theo họ. Ở cửa ra tắt nầy có một người gác cửa trên áo mang chữ USC Ambassador(!). Không biết y đứng giữ an ninh hay trông nom đống dụng cụ ngổn ngang bên cạnh. Đó là góc đường W. Jefferson Blvd và S. Hoover St. mà chúng tôi sẽ lái xe đến đậu. Tôi đi dọc theo hông trường xem còn lối vào nào xa chỗ tay gác cửa không thì thấy một nhà thờ, cổng ra vào đều mở, bên trong vắng ngắt, chỉ có một xe duy nhất đậu. Đây là chỗ lý tưởng để đậu xe, xuống đồ nghề và đi đến mục tiêu mà không bị tên gác phát hiện. Đi bộ khá vất vả mới tìm được lại xe, hai đứa vào quán mua nước uống và xổ bầu tâm sự. (Xem đoạn phim quay chỗ T. mua nước uống.)

Sau khi lấy lại sức, chúng tôi lái xe vào sân nhà thờ, xuống đồ nghề, tôi đi trước, T. theo sau. Tôi dặn trước: “Nếu bị cảnh sát hay an ninh bắt, em cứ bảo là không biết gì cả. Chỉ nghe anh rủ đi dự tiệc Khóa 4/68 Thủ Đức và sau đó đi tỉa cây cho một nhà bạn. Nhưng không ngờ anh lại dẫn vào đây. Do thấy việc nầy cũng hợp ý nguyện của đa số người Việt tị nạn nên em phụ quay phim cho anh. Như vậy có gì một mình anh chịu, em không bị rắc rối. Ngoài ra, anh đi trước, em theo sau một khoảng cách. Khi thấy anh ra hiệu, tức có cảnh sát hay security, em hãy bỏ đồ nghề xuống cỏ và cứ đi thẳng một cách tự nhiên. OK?” Nhưng trên đường vào chuyến này hoàn toàn an toàn, chỉ gặp vài sinh viên đi ra cổng. Tới nơi, T. thử đưa cây với lên nhưng chỉ tới phần dưới của lá cờ. Tôi bảo nối hai cây lại cho đủ dài và chỉ T. cách xé lá cờ thành 3 mảnh. Phải công nhận vải cờ thật bền bởi với những cú phạng như trời giáng bằng cái móc thép sắt bén như vậy, Thành Banner cũng phải quật liên tiếp mới thực hiện được ý định xé cờ máu VC thành miếng giẻ rách. Tôi vừa quay phim vừa góp ý để công tác thực hiện nhanh chóng và đúng chủ đích.

Chúng tôi xếp đồ nghề trở ra theo lối vào. Điều đáng ngạc nhiên là lúc nầy, thay vì một security như trước đã có thêm 2 security nữa biệt phái tới cổng nầy. Về đến nhà, tôi nằm bật ngửa lim dim xem TV thì thấy Lễ Khánh Thành Tượng Đài Đức Thánh Trần khác vĩ đại hơn, hoành tráng hơn, xôm tụ hơn, “khủng” hơn tượng đài mới khai trương 5 tháng trước do Người Việt yểm trợ tài chánh, một tờ báo đã từng có thơ Xuân ca ngợi các đầu sõ CS, từng dìm cờ VNCH trong chậu rửa chân… Có lẽ vì thế nên BTC Tượng đài mới nầy mới tuyên bố rõ không do một đại gia hay tổ chức nào hỗ trợ mà là của mọi người đóng góp và với tinh thần đua tranh (hay tinh thần chống báo Người Việt?) chỉ trong vòng 3 tuần đã kiếm đủ số 100 ngàn MK. Đúng là hải ngoại đang thi đua dựng tượng đài, không chịu thua quốc nội nên chẳng ai còn thì giờ nghĩ đến chuyện cờ máu VC ngang nhiên phất phới tại trường Horace, trên flyers của cô Saez tuần trước tại San Diego, và cờ máu lại tiếp tục bay phất phới 7 năm rưỡi qua sau khi khi bị tôi hạ bệ ngày 18/1/2009 tại một trong những trường đại học lớn nhất của Hoa Kỳ. Không biết Đức Thánh Trần khi quắc mắt nhìn về hướng trường USC, thấy cờ máu ngang nhiên ngạo nghễ trên đầu con cháu mình, đứa thì cúi đầu nhục nhã vì bất lực, đứa thì vô cảm, vô tâm, đứa chỉ lo đú đởn cùng đào kép, Ngài sẽ đau lòng hay hãnh diện khi được dựng lên khắp nơi, được vinh danh liên tục với những ý đồ khác nhau, trong lúc Ngài mong con cháu, hậu duệ noi theo gương mình xung phong ra chiến trường chống giặc xâm lược, thì họ lại nương uy danh, “đu gió” Ngài để “tự sướng,” để tiếp tục “ngủ quên trên chiến bại” trong niềm tự hào, hãnh diện về tiền nhân, về các huyền thoại và dã sử không tưởng!

Trường USC có thể nói một cách không quá đáng là cứ địa chính của bọn CSVN bởi ngoài việc ngang nhiên treo cờ máu, tất cả tên các con đường, các bản hiệu đều dùng bảng màu đỏ chữ vàng giống y chang VC. Đây phải là nơi tư bản đỏ rửa tiền nên chúng mới có ảnh hưởng lớn như vậy. Những tên đầu sõ của trường đúng là thứ “ác ôn, ngoan cố, phản động” hạng nặng cần phải bị trừng trị bằng những biện pháp mạnh. Nhưng trước tiên, để làm chúng nản lòng với chuyện treo cờ máu, chúng ta chỉ cần thi thoảng có người dùng một cần câu thật dài (loại có thể thụt ngắn lại) và gắn trên đầu cần cái móc thép đúng thứ tôi dùng mua tại Home Depot bỏ trong túi đựng vợt tennis, nhàn tản đi qua chỗ treo cờ những lúc vắng người qua lại, quật vài phát thật mạnh là đủ xé nát lá cờ máu thành miếng giẻ rách. Đây là một việc dễ dàng ai cũng có thể làm được từ quý nhi nữ đến các cháu học sinh.

Trường nầy coi thường Nghị Quyết của các Thống Đốc bang Cali, coi thường nguyện vọng của đại đa số người Mỹ gốc Việt thì chúng ta không cần phải tôn trọng họ. Cứ tưởng tượng cờ Nazi bay trong Cộng Đồng người Do Thái hay cờ KKK bay trong Cộng Đồng người da đen thì họ sẽ phản ứng thế nào? Có phải vì thấy người Việt mình quá hèn, quá vô cảm, không dám có những phản ứng mạnh như Mỹ đen nên họ coi thường và làm tới, sẵn sàng nối giáo cho giặc để hạ nhục rồi từ từ tiêu diệt chúng ta? Nếu là cờ KKK, chắc chắn học trò Mỹ đen đã đốt cháy thư viện này rồi. Từ tầng lớp nô lệ hạng bét, họ nhờ đoàn kết và “chơi bạo” đã leo tới chóp đỉnh của sự vinh quang với một Tổng thống da màu. Ta coi thường họ nhưng ta thật sự kém thua họ khá xa về tinh thần và ý chí đấu tranh. Lớp cựu quân nhân già còn có kẻ ễnh ễnh xìu xìu thì con, cháu, chắt ta sẽ làm được gì nếu VC vẫn tà tà tồn tại đến ngày đó?!

Nếu Đồng bào Nam Cali không nhân dịp này tổ chức biểu tình buộc trường phải triệt hạ vĩnh viễn cờ máu, nếu các đại diện cộng đồng, dân cử VN như Janet Nguyễn, Tạ Đức Trí, Hubert Võ, Bảo Nguyễn, Phát Bùi… không nhân dịp nầy đồng loạt lên tiếng gây áp lực với Trường USC… thì chúng ta sẽ đắc tội lớn với Đức Thánh Trần vì đã làm ô uế uy danh của Ngài khi tự nhận mình là hậu duệ của Ngài.



Clip quay lại cảnh  Lý Tống xé cờ máu CSVN ở USC







How Did Ancient Egyptians Build Pyramids Quickly? The Great Pyramid of Giza was the tallest structure on Earth for more than 3,500 years! Workers had to cut and lay more than 200 giant blocks a day in order to meet their deadline. Find out how they met this staggering goal with a technique hidden behind the perfectly cut stones of the Pyramid's exterior.







A NASA mining mission on the moon has been in the works for several years and now the construction of the lander and rover that will journey to the moon is currently underway. NASA has decided to partner with Chung-shan Institute of Science and Technology in Taiwan to build the lunar lander that is currently set to launch in the early 2020s. The mission's goal is to finally prove that important materials can be mined on the moon, which could result in humanity reaching farther into deep space.







Tự Kiểm Tra Mạch Máu Trên Đầu







Bản Tin về chùa Liên Trì







Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Con bò sữa cho cả nước ăn xin ! – Tac gia Ký Thiệt




Chuyện người Việt hải ngoại đổ về Việt Nam mỗi năm hàng chục tỉ Mỹ kim (VC gọi là kiều hối) để giúp duy trì cái chế độ thối tha đã khiến họ phải bỏ nước ra đi là một câu chuyện nghịch lý nhức nhối lâu lâu lại có người đem ra bàn và đánh thức mọi người nhưng cũng không có ai tỉnh và không đi đến đâu mà con số “kiều hối” càng ngày càng gia tăng.

Hơn bốn triệu người Việt, đúng hơn là gốc Việt vì hầu hết đã trở thành công dân các nước định cư, ở hải ngoại đã trở thành một con bò cái với bầu sữa vô tận cho cả nước Việt Nam xúm vào vắt dưới nhiều hình thức: nào là gửi tiền về giúp người sống, xây mồ mả người chết, cứu trợ người nghèo, cứu trợ nạn nhân bão lụt, xây chùa to, cất nhà thờ đẹp, nào là dòng người mang danh “Việt kiều” lũ lượt “áo gấm về làng” ăn tiêu vung vít, nào là những hội từ thiện ở hải ngoại đứng ra gây quỹ, quyên góp gửi về Việt Nam, nào là những ca sĩ, nhạc sĩ tổ chức nhạc hội gây quỹ giúp những nhà đấu tranh trong nước, nào là những phái đoàn tôn giáo từ Việt Nam ra hải ngoại công khai “ăn xin”, như một bài thuật lại hoạt cảnh “ăn xin” của một giám mục, (đăng trên Website Tiếng Dân):

Là hồng y, tổng giám mục, và giám mục, cung cách ăn xin cũng khác người. Thí dụ:

- Không phải hóa trang thành bẩn thỉu, lem luốc mà vẻ mặt sáng ngời, uy nghi, đạo mạo.

- Không phải mặc áo quần rách rưới, đầu tóc lôi thôi mà là ăn mặc sang trọng, gọn gàng, sạch sẽ.

- Không đứng đầu đường, xó chợ mà là đứng trên bục cao, chủ sự những nghi lễ trang trọng, hoặc những thành phần thính giả chọn lọc.

- Không thu bạc cắc, bạc lẻ, nhưng là thu tiền trăm, tiền ngàn, hoặc hàng chục ngàn.

- Không bị chê bai, xỉ nhục, nhưng phần lớn được ca tụng và hoan hô.

Hơn thế, còn được nhiều người tỏ ra xót xa khi thấy các ngài không quản ngại đường xá xa xôi và bỏ ra thời giờ vàng ngọc để đến với mình, để yên ủi và nâng đỡ mình.

Nhưng như vừa trình bày trên, không phải hễ ăn xin kiểu giám mục là không gặp rủi ro. Và hễ ăn xin như một vị giám mục là không bị nghi vấn về chủ đích và sự sòng phẳng của cái mà mình đã xin được. Sau đây chỉ là một vài ví dụ: Giáo dân Maria Goretti "tiếp xúc" với GM Nguyễn Chí Linh.

Chúa Nhật 29-4-07, sau khi dâng thánh lễ tại nhà thờ Maria Goretti, San Jose. GM Nguyễn Chí Linh đã ra cuối nhà thờ để tiếp xúc với giáo dân và nhận tiền do giáo dân trao cho, sau khi đã vận động xin giáo dân giúp đỡ tài chánh để xây dựng những cơ sở sinh hoạt cho giáo phận Thanh Hoá.

Khi Ngài vừa ra và đang nhận món tiền đầu tiên (đang cầm tay) thì có 2 nữ giáo dân cầm 2 lá cờ vàng 3 sọc đỏ của VNCH đến "Xin Đức Cha chụp với chúng con một tấm hình kỷ niệm ngày Quốc Hận 30-4-75, vì ngày đó chúng con bỏ nước ra đi."

Đang vui vẻ bỗng mặt Đức Cha đanh lại khi thấy là cờ vàng 3 sọc đỏ và tỏ ra rất miễn cưỡng. Một giáo dân thấy vậy nói "Cất cờ đi" thì lập tức có rất nhiều tiếng phản đối, trong đó có người đang cầm giỏ xin tiền cũng nói "Người ta chỉ xin chụp hình thôi mà."

Một trong 2 nữ giáo dân liền lên tiếng với người đòi cất cờ: "Anh ở phía nào mà anh không biết lá cờ này? Đây là lá cờ chúng ta sống chết để bảo vệ nó."

Ông này (vẻ mặt hung ác đứng bên người đàn bà mang kính trắng) định chụp lá cờ để bẻ, lập tức nữ giáo dân la lên:

- Mày đụng đến lá cờ này, mày biết tay bà, tao sống chết với lá cờ này.

Thấy nguy hiểm ông ta bèn rút lui. Ông khác (bận áo len) đòi gọi police, cũng bị mấy người phản đối, tạo nên cảnh hỗn loạn.

Trong khi đó thì nữ giáo dân kia trình Đức Cha: "Có phải Nguyễn Tấn Dũng sai Đức Cha qua đấy phải không? Đức Cha có biết ngày này là ngày Quốc Hận không? Đức Cha qua đây mở tiệc ăn mừng rồi còn nói xấu các cha tuyên uý của chúng con..."

Thấy không thể nán lại được, mấy linh mục đi theo hộ tống Đức Cha vào trong nhà thờ và đóng cửa lại. Cuộc xin tiền [vắt bò sữa] thất bại gần như hoàn toàn vì chỉ có một người [con bò] cho [sữa] thôi.

Giám Mục Nguyễn Chí Linh đã đi vào nhà thờ, nhưng giáo dân hãy con tụ họp bàn tán. Có nhiều người rất ngạc nhiên không biết những chuyện xẩy ra tại Việt-Nam và lý do các Giám Mục phải sang Hoa Kỳ trong thời điểm này, do đó đã có một số người giải thích. Họ giải thích: "Đức Mẹ của tôi bị đánh tan nát mà các giám mục không ai lên tiếng ủi an. Cực lòng tôi lắm, các Đức Cha qua đây để xin tiền nhưng các Đức Cha đã không đếm xỉa gì đến nỗi lòng của giáo dân tha phương khi thấy thái độ của các Đức Cha đã im lặng mặc cho Cộng Sản làm gì thì làm."

Thấy vị giáo dân này nói một lúc càng hăng say hùng hồn, những kẻ nịnh hót Giám Mục từ từ rút lui. (ngưng trích)

Trên đây là một chuyện cũ nhưng những cảnh “ăn xin” này hiện nay cũng không hiếm ở hải ngoại. Mặt khác, ở Việt Nam, việc “cứu trợ” người nghèo hay nạn nhân thiên tai hay “nhân tai” đã diễn ra như thế nào? Dưới đây là một vụ điển hình, vừa xảy vào ngày 17.6.2016 tại Hà Tĩnh với những nạn nhân của thảm họa “cá chết”:

Thảm họa môi trường biển miền Trung thật khủng khiếp. Hàng chục triệu con người đang phải trực tiếp chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi thảm họa đó. Nhiều tấm lòng trắc ẩn khắp nơi đã không thể ngồi yên nhìn những nạn nhân của thảm họa bị đẩy vào chỗ chết. Nhiều cuộc kêu gọi cứu trợ đã được phát động và những tấm lòng nhân ái của cộng đồng đã đến với miền Trung, nơi xảy ra thảm họa biển. Nhưng chính quyền tại một số địa phương đã không trân trọng những tấm lòng nhân ái ấy. Trong số đó, có chính quyền xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Một cuộc cứu trợ bị buộc phải thông qua chính quyền.

Sáng 16/6, đoàn từ thiện Quỹ Cầu Vồng từ Sài Gòn vượt hàng ngày cây số để đến trao quà cho bà con giáo dân Đông Yên (cũ) thuộc xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Trước đó, đoàn Quỹ Cầu Vồng đã cho người ra Vũng Áng đi tiền trạm. Họ đã liên hệ với UBND xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), xin được trao quà thiện tâm tại thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi.

Ông Lê Xuân Vượng, Chủ tịch UBND xã Kỳ Lợi trả lời rằng tại thị xã Kỳ Anh, đơn vị đặc trách công việc này là Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Thị xã. Đại diện đoàn Quỹ Cầu Vồng đã phải lặn lội trở lại Trụ sở MTTQ Thị xã Kỳ Anh, gặp cả Chủ tịch và Phó Chủ tịch MTTQ Thị xã để trực tiếp trao đổi về việc trao quà cứu trợ. Thời gian trao quà, số lượng quà, đối tượng nhận quà và địa điểm trao quà đều được trao đổi kỹ lưỡng và chi tiết. Trong đó, địa điểm trao quà sẽ là sân bóng thôn Đông Yên cũ.

Những tưởng việc đem chút quà biểu hiện tấm lòng của những ân nhân đến an ủi các nạn nhân nơi đây sẽ cứ thế mà tiến hành, vì đã bàn bạc, thống nhất với chính quyền thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và đã được chính quyền cho phép.

Thế nhưng mọi việc không đơn giản như người ta tưởng. Khi đoàn mang quà đến, chính những người đại diện chính quyền tự xưng là “của dân, do dân và vì dân” đã tráo trở.

Vừa đến nơi, đoàn cứu trợ bị đích thân ông Lê Đình Trọng, Phó Chủ tịch MTTQ Thị xã Kỳ Anh, yêu cầu đến cơ quan chở ông cùng đi để “có sự chỉ đạo”. Sau đó, thay vì đến địa điểm thôn Đông Yên như đã hẹn với người dân và như đoàn đã chuẩn bị theo sự thống nhất trước với chính quyền, thì vị “đại diện chính quyền sở tại” lại yêu cầu tài xế cho xe vào trụ sở UBND xã Kỳ Lợi và yêu cầu bà con đến nhận quà tại đó.

Gần 1000 người dân Đông Yên đã từ chối đến nhận quà cứu trợ tại trụ sở chính quyền xã Kỳ Lợi, mặc dù họ rất trân trọng và rất cảm động trước tấm lòng của đoàn từ thiện. Lý do của người dân thật đơn giản: từ lâu, chính quyền tự nhận là “của dân, do dân, vì dân” nơi đây đã tự chứng tỏ hoàn toàn không phải là của dân mà ngược lại.

Thực tế, chính quyền đã đẩy họ ra khỏi quê hương bản quán mà họ đã xây dựng và vun đắp bằng xương máu hàng trăm năm qua, cho dù hoàn toàn không có một căn cứ luật pháp nào, mà chỉ để thỏa mãn lợi ích của một phe nhóm nào đó muốn cướp quê hương của họ để kiếm ăn. Dù không có bất cứ cơ sở luật pháp nào, nhưng chính quyền đã sử dụng đầy đủ bạo lực công quyền để đàn áp họ, bằng những thiết bị và lực lượng được mua sắm và được nuôi sống nhờ chính những đồng thuế mà họ một nắng hai sương làm lụng để đóng góp. Độc ác hơn, để ép buộc người dân bỏ đất mà ra, bỏ nhà mà đi, chính quyền đã đập phá ngay cả trường học của trẻ, ép cha mẹ các cháu phải di dời đến nơi chính quyền muốn. Kết quả là 155 học sinh Đông Yên bị thất học hai năm nay chưa ai quan tâm giải quyết. Các em đã trở thành con tin của nhà cầm quyền.

Với những kinh nghiệm đó của mình, người dân Đông Yên đã cự tuyệt việc nhà cầm quyền cố tình buộc đoàn từ thiện đưa quà vào văn phòng Ủy ban Xã để buộc người dân đến nhận như một sự ra ơn của chính quyền đối với dân. Và thế là đoàn từ thiện, đã vượt qua hàng ngàn cây số mang theo tấm lòng của muôn người phương xa, vẫn không thể trao quà cho người dân Đông Yên, dù chỉ còn cách Đông Yên có 300m.

Tất cả cơ sự chỉ vì chính quyền địa phương tráo trở. Người dân Đông Yên chấp nhận lặn lòi ngoi nước kiếm ăn từng bữa trong hoạn nạn vì thảm họa. Người dân Đông Yên trân trọng tấm lòng của đồng bào phương xa. Nhưng khi những món quà biểu lộ những tấm lòng thành ấy chỉ cách họ có 300 mét thôi, họ đã phải buộc lòng từ chối đến nhận. Tại sao? Thưa: bởi vì ai cũng hiểu rằng 300 mét kia đã là nơi đang bị thế lực của sự dữ, sự bất chính và bất nhân chắn ngữ. Và khoảng cách 300 mét kia chính là một cái hố mà nhà cầm quyền đã đào trong lòng người dân bao năm nay. JB Lê Trần. (ngưng trích)

Trên đây chỉ là một vụ điển hình cho mặt trái của chuyện “cứu trợ” tại Việt Nam dưới chế độ cộng sản quái thú cuối mùa và chuyện “con bò sữa Việt kiều” còn dài. Xin hẹn một kỳ khác.

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Đại Hội Kinh Thương Minh Đức kỳ VIII - Montreal - Quebec - Canada - 2016










Trí Thức Như Cục Phân!







Mặt Trời Chưa Ngủ Yên: Nghệ sĩ Thành Lộc lên tiếng




Một danh sách dài ngoằng các tài tử minh tinh điện ảnh và nghệ sĩ của Trung Hoa lục địa mà "thần dân" xứ Việt chết mê chết mệt đã lên tiếng ủng hộ cái gọi là đường lưỡi bò láo xược trên Biển Đông của nhà cầm quyền Trung Quốc, họ phản đối phán quyết của toà án quốc tế, bất chấp luật pháp và đi ngược lại với lương tri thế giới. Những Phạm Băng Băng, Triệu Vy, Huỳnh Hiểu Minh, Lục Tiểu Linh Đồng, v.v. vốn đã xem chúng ta là thần dân của họ, tài nguyên nước ta là tài sản của Quốc gia họ từ bao đời nay rồi! Vậy có đúng là nghệ thuật kinh tế đi trước để lót đường cho chính trị và xâm lược đi sau không?

Các văn nghệ sĩ, các fans hâm mộ những soái ca, tỉ tỉ, những thứ ngôn tình hay nam thần ngọc nữ gì đó... hãy tỉnh táo và sáng suốt mà lo bảo vệ những giá trị văn hoá Việt còn sót lại trong mong manh và chỉ có chúng ta mới là những người phải thể hiện lòng tự tôn dân tộc mình. Dĩ nhiên dân tộc Hoa cũng là một trong 50 dân tộc hình thành bản sắc văn hoá Việt, tôi không kêu gọi kỳ thị mà tôi kêu gọi sự thức tỉnh!


Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

Mà nói cái gì cơ chứ ? - Tác giả Bùi Bảo Trúc


Bây giờ thì cả nước đã được nghe tài nói tiếng Anh của Nguyễn Xuân Phúc khi chàng kêu gọi phát triển kỹ nghệ để đem các sản phẩm của Việt Nam đến các thị trường thế giới. Nếu cứ tiếng ta, ta … xài thì chó nó cũng không biết chàng dốt tiếng Anh một cách tàn tệ như thế. Đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại. Đọc tiểu sử thấy chàng khoe nhắng lên là có bằng cử nhân, nói thạo hai ngoại ngữ là Anh và Nga văn thì phải tin vào khả năng ngoại ngữ của chàng chứ. Chẳng gì nước ta cũng đã… lâu dài với Liên Bang Xô Viết thì việc chàng thông thạo Nga văn là thường tình. Tiếng Anh thì trong những năm gần đây cũng đã vùng lên trở lại, nên chắc chàng nói lưu loát cái thứ tiếng của đế quốc Mỹ cũng là chuyện dễ hiểu. Nhưng rồi tự nhiên, tự địa chàng khơi khơi… “MA ZÊ IN ZIỆC NAM” người ta mới thất kinh về tiếng Anh của chàng.

Mấy chữ “Made in Vietnam” thì có khó khăn lắm gì cho cam mà chàng hồn nhiên ra như thế để lòi cái dốt của chàng ra. Đến khổ! Chao ơi có mấy chữ đó nói còn không nên thân thì những câu khác còn ngọng đến đâu nữa.

Nhưng chàng không phải là đứa ngọng duy nhất ở Việt Nam bây giờ. Nhớ anh y tá chích đít bỏ học sớm theo cách mạng khoe có bằng cử nhân Luật cũng không khá gì hơn trong chuyến chàng đi Tây và gặp thủ tướng Pháp cũng biểu diễn cái dốt của chàng tại cuộc họp báo truyền hình mà một đài truyền hình ở Paris lôi ra diễu cho khán giả cười vỡ bụng. Ba Ếch không biết tiếng Tây là chuyện dễ hiểu. Chàng muốn đóng cái cửa sau lưng lại mà cứ ngọ lại nguậy, không biết nói nhỏ vào tai phụ tá để được thông dịch lại mà phăng phăng tiếng Việt, bất chấp các lễ nghi thông thường của cuộc họp báo. Nhưng thôi, quen sống trong rừng có thô lậu một chút cũng tạm tha cho chàng. Không nói được tiếng Pháp thì cứ nhận là chỉ… quen nói tiếng Anh là xong. Nhưng nói được ngoại ngữ không phải là điều tối quan trọng. Làm sao một người có thể biết được tất cả các thứ tiếng trên thế giới để đi đến đâu nói tiếng nước đó được. Phan Thanh Giản đi sứ sang Pháp có cần phải biết nói tiếng Pháp đâu. Những điều nói ra mới quan trọng. Cụ Phan đi đòi đất đai mà người Pháp chiếm của nước ta. Thông ngôn của cụ làm công việc chuyển những nguyện vọng của triều đình sang tiếng Pháp. Các cụ Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Ngụy Khắc Đản… không cần phải nói tiếng Tây như đầm con, Tây con học Marie Curie hay Jean Jacques Rousseau…






Ý tưởng, điều muốn nói mới là quan trọng. Nhưng đó lại là điều tệ hại tại cuộc họp báo mặc dầu điều Ba Ếch nói chỉ là một câu xã giao rất bình thường nhưng chỉ một câu ấy, cái dốt nát ngớ ngẩn của chàng cũng lộ ra hết. Thay vì chỉ nói đại khái rất vui mừng được đến Pháp và có dịp gặp gỡ các giới chức chính phủ Pháp để thào luận về một loạt các vấn đề quan trọng song phương, hy vọng chuyến đi sẽ thành công và có lợi cho cả hai bên thì chàng nói một câu ngớ ngẩn nguyên văn thế này: “Thưa ngài thủ tướng… Pháp . Trước hết thay mặt đoàn đại biểu cấp cao chính phủ Việt Nam, tôi bầy tỏ vui mừng trở lại thăm nước Pháp ở Châu Âu và trên thế giới…”

Thế là thủ tướng Pháp được cho nghe mấy chi tiết về địa lý nước Pháp của ông. Thiếu điều lôi cuốn atlas mở ra trang có bản đồ Pháp ra chỉ cho thủ tướng nước chủ nhà xem cho đủ. Làm cứ như không có hai chi tiết “ở Châu Âu” và “trên thế giới” là chủ nhà không biết nước mình ở đâu mà về báo cáo lại cho tổng thống Hollande không bằng.

Vớ vẩn và thập phần ngớ ngẩn. Ăn với lại chả nói. Trông cái mặt nhâng nháo và tự mãn của anh ta mà muốn phát ói. Nhưng nhờ đó mà khán giả đài Canal Plus được một trận cười đã đời.

Tôi chợt nhớ một bài thơ rất ngắn của Prévert, bài Le Jardin:

Des milliers et des milliers d’années
Ne sauraeint suffire
Pour dire
La petite seconde d’éternité
Où tu m’as embrassé
Où je t’ai embrassé
Un moment dans la lumière de l’hiver
Au Parc Montsouris à Paris
À Paris
Sur la terre
La terre qui est un astre …
Hàng nghìn năm, hàng nhiều nghìn năm
Cũng không đủ
Để nói
lên cái giây phút ngắn ngủi vĩnh cửu
Khi em hôn anh
và anh hôn em
trong ánh sáng của mùa đông
ở công viên Montsouris ở Paris
ở Paris
trên trái đất
trái đất là một hành tinh…

Prévert viết bài thơ như một chứng cớ cho cái phút giây mầu nhiệm khi đôi tình nhân hôn nhau trong một ngày đông ở công viên. Muốn ghi nhớ thêm để giữ lại cái vĩnh cửu đó, Prévert làm rõ thêm cái nơi chốn mà hai người hôn nhau ở cái hành tinh rộng lớn nhưng lại rất riêng tư của hai người…

Thi sĩ thì viết như thế. Nhưng cái nhà anh Ba Ếch nói về vị trí của nước Pháp thì lại thành ra ngớ ngẩn. Vớ vẩn và ấm ớ.

Tôi không tin là anh ta muốn dẫn một chút Prévert vì chắc chắn là anh ta thì không thể biết Prévert được.

Vì thế, biết nói một hai ngoại ngữ là một chuyện. Còn nói lên điều gì thì lại là chuyện khác. Rất khác! Đầu óc của ếch nhái, cắc ké thì vẫn chỉ toàn ếch nhái và cắc ké mà thôi vì chúng nó được “MA ZÊ IN ZIỆC NAM.”


Lò Ấp Tiến Sĩ: Học viện Khoa học Xã hội, thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.





Một số đề tài luận án tiến sỉ tại "lò ấp" này:

“Đặc điểm giao tiếp với dân của Chủ tịch UBND xã”


“Lời cầu khiến trong tiếng Anh (so với tiếng Việt-Bình diện lịch sự)”

“Câu bị động tiếng Anh và các phương thức dịch sang tiếng Việt”

“Thần thoại về Mặt trời ở Việt Nam”

“Hành vi nịnh trong tiếng Việt” “

“Địa vị pháp lý của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”

“Hứng thú rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên cao đẳng sư phạm”

“Sự thích ứng với hoạt động dạy học của giáo viên tiểu học mới vào nghề”…










ĐỪNG SỢ: Người dân Thỗ Nhĩ Kỳ tràn chiếm xe tăng của quân đảo chánh bằng hai tay không, ngày 15/7/2016










Toàn cảnh biểu tình chống đường lưỡi bò của Tàu cộng tại Hà Nội, ngày 17/7/2016







RFA News: về biểu tình tại Hà Nội, Nghệ An, Saigon, ngày chủ nhật 17/7/2016







Hà Nội ngày 17/7/2016: Cô giáo về hưu Trần Thị Thảo chửi an ninh CSVN







Biểu tình 17/7: ngay tại trụ sở công an Hà Nội số 6 Quang Trung







Bằng hàng trăm xe gắn máy: Sài Gòn biểu tình ngày 17/7/2016







Vinh biểu tình:LM Đặng Hữu Nam tố cáo tội ác Việt Cộng, Trung Cộng và Formosa




Formosa "CÚT"
Đường lưỡi bò "CẮT"