khktmd 2015
Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017
Tân chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn vừa lên tiếng giải thích về học vị tiến sỹ sau khi có cáo buộc bằng của ông là dởm- Nguốn BBC Vietnamese
Trước đó, nhiều diễn đàn mạng đăng tải thông tin nói rằng tấm bằng Tiến sỹ Tài chính Đại học La Salle (Hoa Kỳ) của ông là giả mạo. Theo báo Người Việt ở Mỹ, có hai trường Đại học mang tên La Salle ở Hoa Kỳ.
Trường La Salle ở tiểu bang Philadelphia không có chương trình Tiến sỹ Tài chính, báo này cho biết, và nói thêm rằng trường Đại học mang tên La Salle khác tại tiểu bang Louisiana, nhưng đã bị đóng cửa năm 2002 vì nhiều sai phạm, trong đó có việc bán bằng cấp giả.
Trong lời giải thích được đăng tải rộng rãi trên nhiều tờ báo ở Việt Nam, ông Vũ Viết Ngoại nói ông "đăng ký và được cơ quan cử đi học vào cuối năm 1995, theo phương thức học từ xa".
Ông không nói rõ đại học này nằm ở tiểu bang nào, nhưng trường La Salle (Louisiana) trước khi gặp tai tiếng đã cung cấp nhiều bằng cấp qua hình thức học từ xa (correspondence).
Ông Ngoạn giải thích tiếp: "Năm 1996, trường xảy ra vụ bê bối tài chính do hiệu trưởng vi phạm pháp luật. Đầu năm 1997, trường được chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác và được cơ cấu lại".
Theo ông, sau khi cơ cấu lại trường La Salle có hội đồng quản trị và ban giám hiệu mới.
"Giai đoạn sau này trường hoạt động khá quy củ, nề nếp, đúng theo quy định của pháp luật. Thời gian tôi đăng ký thi là vào năm 1997, 1998 và bảo vệ luận án vào cuối năm 1998."
Các nguồn tin trong khi đó nói dù đã sắp xếp lại, thậm chí đổi tên thành Orion College năm 2001, trường La Salle ở Mandeville, Louisiana, vẫn bị kiện tụng, không qua nổi khủng hoảng và phải đóng cửa năm 2002.
Thời gian đó, ông đang giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Vietcombank.
Ông nói: "Thực tế thì cách thức học ở trường hồi đó khá chặt chẽ. Trường cử một giáo viên hướng dẫn tôi, thày trò liên lạc, trao đổi qua thư".
"Tôi được trường gửi cho một đề cương các nội dung phải học, danh sách đầu sách phải đọc, nghiên cứu. Có khó khăn gì lại hỏi giáo viên hướng dẫn."
Những năm 1997-1998, mạng internet mới bắt đầu được mang vào Việt Nam, và không rõ hình thức "trao đổi qua thư" mà ông Ngoạn nói được thực hiện như thế nào.
Tuy nhiên, ông khẳng định do đã có kinh nghiệm công tác và nghiên cứu nên "việc tiếp cận chương trình, thi và bảo vệ luận án tương đối thuận lợi".
Ông Vũ Viết Ngoạn hiện đang là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam.
Chức vụ chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia trước ông là do ông Lê Đức Thúy nắm giữ. Ông Thúy mới nhận quyết định nghỉ hưu, trong khi cũng có cáo buộc liên quan vụ một công ty Australia hối lộ quan chức Việt Nam.
Ông Vũ Viết Ngoạn được cho là có nhiều kinh nghiệm với 30 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng.
Năm ngoái, hai quan chức cấp tỉnh ở Việt Nam cũng bị dân tố giác có bằng tiến sỹ ở một trường có tên Western Pacific University mà theo họ, thực chất chỉ là giả mạo.
Ông không nói rõ đại học này nằm ở tiểu bang nào, nhưng trường La Salle (Louisiana) trước khi gặp tai tiếng đã cung cấp nhiều bằng cấp qua hình thức học từ xa (correspondence).
Ông Ngoạn giải thích tiếp: "Năm 1996, trường xảy ra vụ bê bối tài chính do hiệu trưởng vi phạm pháp luật. Đầu năm 1997, trường được chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác và được cơ cấu lại".
Theo ông, sau khi cơ cấu lại trường La Salle có hội đồng quản trị và ban giám hiệu mới.
"Giai đoạn sau này trường hoạt động khá quy củ, nề nếp, đúng theo quy định của pháp luật. Thời gian tôi đăng ký thi là vào năm 1997, 1998 và bảo vệ luận án vào cuối năm 1998."
Các nguồn tin trong khi đó nói dù đã sắp xếp lại, thậm chí đổi tên thành Orion College năm 2001, trường La Salle ở Mandeville, Louisiana, vẫn bị kiện tụng, không qua nổi khủng hoảng và phải đóng cửa năm 2002.
Học từ xa
Ông Vũ Viết Ngoạn tâm sự trên các báo trong nước rằng ông chọn phương thức học từ xa vì nó "phù hợp nhất với hoàn cảnh gia đình và công việc" của ông.
Thời gian đó, ông đang giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Vietcombank.Ông nói: "Thực tế thì cách thức học ở trường hồi đó khá chặt chẽ. Trường cử một giáo viên hướng dẫn tôi, thày trò liên lạc, trao đổi qua thư".
"Tôi được trường gửi cho một đề cương các nội dung phải học, danh sách đầu sách phải đọc, nghiên cứu. Có khó khăn gì lại hỏi giáo viên hướng dẫn."
Những năm 1997-1998, mạng internet mới bắt đầu được mang vào Việt Nam, và không rõ hình thức "trao đổi qua thư" mà ông Ngoạn nói được thực hiện như thế nào.
Tuy nhiên, ông khẳng định do đã có kinh nghiệm công tác và nghiên cứu nên "việc tiếp cận chương trình, thi và bảo vệ luận án tương đối thuận lợi".
Ông Vũ Viết Ngoạn hiện đang là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam.
Chức vụ chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia trước ông là do ông Lê Đức Thúy nắm giữ. Ông Thúy mới nhận quyết định nghỉ hưu, trong khi cũng có cáo buộc liên quan vụ một công ty Australia hối lộ quan chức Việt Nam.
Ông Vũ Viết Ngoạn được cho là có nhiều kinh nghiệm với 30 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng.
Năm ngoái, hai quan chức cấp tỉnh ở Việt Nam cũng bị dân tố giác có bằng tiến sỹ ở một trường có tên Western Pacific University mà theo họ, thực chất chỉ là giả mạo.
MỤC SƯ NGUYỄN CÔNG CHÍNH VÀ VỢ CON ĐÃ ĐẾN HOA KỲ ĐỊNH CƯ
Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017
Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017
Việt Kiều nào lạnh cẳng khi du lịch VN nên xem thông cáo này. Thông Cáo của Tòa Đại SƯ Hoa Kỳ tại VN (trích)
Công dân Hoa Kỳ đang du lịch hoặc cư trú tại Việt Nam nên đăng ký chương trình Smart Traveler Enrollment Program (STEP) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại địa chỉ: https://step.state.gov/step/. Công dân Hoa Kỳ không truy cập được Internet có thể đăng ký trực tiếp tại Lãnh sự quán hoặc Đại sứ quán Hoa Kỳ gần nhất. Bằng việc đăng ký, chúng tôi có thể dễ dàng liên hệ với quý vị hơn trong trường hợp khẩn cấp.
Vui lòng thường xuyên theo dõi trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tại đây có đăng tải các Cảnh báo về du lịch, Khuyến cáo về Du lịch, và Lưu ý An ninh Toàn cầu. Vui lòng đọc Trang thông tin Cụ thể về Việt Nam. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem “Danh mục dành cho Người du lịch” đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh luôn mở cửa đáp ứng các dịch vụ không mang tính khẩn cấp dành cho Công dân Hoa Kỳ có đặt hẹn. Công dân Hoa Kỳ cần hỗ trợ khẩn cấp không cần đặt hẹn. Bộ phận Dịch vụ Công dân Hoa Kỳ của Đại sứ quán Hoa Kỳ đặt tại số 7 Láng Hạ, Hà Nội, Việt Nam với số điện thoại (+84)(24) 3850-5000.
Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở số 4 Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong trường hợp khẩn cấp, quý vị có thể liên hệ Bộ phận Dịch vụ Công dân Hoa Kỳ bằng cách gọi điện đến số (+84)(28) 3520-4200. Luôn có viên chức trực sau giờ làm việc ở cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẵn sàng hỗ trợ công dân Hoa Kỳ trong trường hợp khẩn cấp.
Thông tin hiện tại về an toàn và an ninh được đăng tải trên trang web http://travel.state.gov/content/travel/english.html hoặc quý vị cũng có thể gọi số điện thoại miễn phí 1-888-407-4747 nếu ở Hoa Kỳ hoặc số điện thoại tính phí thông thường 1-202-501-4444 nếu gọi từ các quốc gia khác. Các số điện thoại này hoạt động từ 8:00 a.m. đến 8:00 p.m. giờ miền Đông, từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ các ngày nghỉ lễ liên bang Hoa Kỳ).
Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017
Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017
Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017
Lm TRẦN HỌC HIỆU
Lực Lượng Nhân Dân Vũ Trang Phục Quốc Việt Nam
Hình thành ngay sau tháng 5 / 1975 bởi Linh Mục Trần Học Hiệu và Thiếu Tá Biệt Động Quân (QLVNCH) Nguyễn Bá Đề.
Cha Joan Baptist Trần Học Hiệu vốn là Cha Tuyên Úy Công Giáo, vị chủ chăn giáo xứ Tân Dân, gần Liên Khu Thương Phế Binh Bảy Hiền Saigon. [Năm 1972, Đức Tổng Giám Mục Saigon Phaolô Nguyễn Văn Bình cử Cha Trần Học Hiệu về coi sóc đoàn chiên “Liên Khu Thương Phế binh Bảy Hiền”].
Tạm căn cứ theo tài liệu khoe khoang của Việt cộng sau khi phá được tổ chức này thì Thiếu Tá Nguyễn Bá Đề cùng Cha Trần Học Hiệu khởi động ở vùng Hố Nai, Biên Hòa (thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai của VC hiện nay, 2015). Cùng hai vị đầu đàn của tổ chức còn có các cựu sĩ quan QLVNCH Nguyễn Văn Cán, Âu Quỳnh Lưu... kết tập với các hạ sĩ quan, binh sĩ và cựu viên chức miền Nam trong tổ chức kháng cộng sớm nhất sau tháng 4 / 1975.
Bộ chỉ huy tối cao của tổ chức là Linh Mục Trần Học Hiệu (giữ chức Chủ tịch Hội đồng lãnh đạo tối cao, kiêm Tổng Tư Lệnh) và Thiếu Tá Nguyễn Bá Đề làm Tham Mưu Trưởng. Các Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 Quyết Thắng do các sĩ quan Âu Quỳnh Lưu và Nguyễn Phước Đương làm Tiểu Đoàn Trưởng.
Tổ chức đã soạn thảo cương lĩnh, điều lệ, chọn quốc kỳ, quốc ca và đã cử hành lễ ra mắt với hình thức “cắt máu ăn thề” quyết tử.
Tháng 8 và 9 / 1975, tổ chức đã khởi binh tấn công các đơn vị cộng quân trú đóng ở Long Khánh và vài nơi khác thuộc tỉnh Đồng Nai khiến chính quyền mới của Hanoi (còn dưới dạng "Ủy ban quân quản" vừa yếu về tổ chức vừa lơ là về việc binh trong không khí kiêu căng chiến thắng của đoàn quân cộng sản) đã bất ngờ và tổn thất nhiều nhân mạng (đám cán bộ dân sự Việt cộng "tăng cường" từ miền Bắc vào Nam sau 1975, bộ đội chính quy Bắc Việt) và vũ khí, đồng thời những hoạt động quân sự này cũng đã tạo được tiếng vang, gây thức tỉnh trong quần chúng và gợi hứng cho các phục quốc quân khác...
Ngày 22 / 10 / 1975 trên một ngọn đồi thuộc xã Bình Lộc, Xuân Lộc, Đồng Nai, Việt cộng tổ chức phản công vào 2 Tiểu đoàn Quyết Thắng đang trú đóng tại đó. Các phục quốc quân của tổ chức đã chống trả mãnh liệt và sau khi tổn thất quá nhiều chiến hữu, đã phải tan vỡ. Linh Mục Trần Học Hiệu và Trung Tá Nguyễn Bá Đề bị bắt cùng khoảng 30 binh sĩ, không kể các chiến hữu đã hy sinh và luợng đạn dược bị rơi vào tay địch ...
VC xử vụ này trong âm thầm vì chúng sợ tình hình bất lợi do tiếng tăm của phong trào phục quốc có thể lan rộng, do đó hiện nay chúng ta có rất ít tài liệu về vụ xử này. Theo các tín hữu lớn tuổi của giáo xứ Tân Dân nay kể lại thì Cha Trần Học Hiệu bị VC xử tử ngày 5 / 11 / 1979 tại Saigon. Hiện Phần Mộ Cha Hiệu an vị tại Đất Thánh Giáo xứ Bùi Vĩnh - Biên Hoà.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Một Vài Kỷ Niệm Với Cha Trần Học Hiệu
Ba tôi tử trận mất sớm để lại cho mẹ tôi 6 đứa con thơ dại mà tôi là đứa lớn nhất được 12 tuổi lúc đó. Nhờ vậy tôi được nhận vào trường trung học Quốc Gia Nghĩa Tử. Tôi được biết cha Trần Học Hiệu lúc 15 tuổi khi đang là một học sinh phá phách nên thường bị cấm túc và đưa ra hội đồng kỷ luật đuổi học từ dăm ba bữa hay có khi kéo dài tới 3 tuần lễ.
Mặc dù ngang bướng nhưng tôi lại lo rèn luyện thân thể bằng những cục tạ xi măng tự đúc và với cột đu dựng trước nhà một người bạn cùng lứa tên là Huỳnh Kim Chiến. Chúng tôi vừa tập dợt vừa cùng tham dự chương trình Nhân Dân Tự Vệ. Khi cha Hiệu dọn đến khu Thương Binh là trại Chăn Nuôi xưa để chăm sóc các giáo dân hầu hết là các gia đình thương binh và cô nhi qủa phụ đã chiếm đất dựng nhà để sinh sống ngay trước khuôn viên trường Quốc Gia Nghĩa Tử. Tôi và Chiến được trao nhiệm vụ giữ gìn an ninh và canh chừng những thùng dồ đạc sách vở của cha Hiệu đang được chuyển đến nhà xứ còn đang xây cất chưa xong.
Chỉ có hai đứa tôi canh giữ suốt đêm giữa những đồ ngổn ngang, chúng tôi tò mò lục xem có gì lạ nhưng chỉ toàn sách vở đặc chữ ngoại ngữ hay mang những tựa đề khó hiểu. Tình cờ chúng tôi tìm được một cuốn vở thật dầy viết tay với tựa đề Hồi Ký Cầu Cơ của cha Trần Học Hiệu. Hai thanh niên vạm vỡ phá phách chúng tôi mở hồi ký của cha đọc để rồi càng đọc càng say mê và càng sợ Tóc gáy dựng đứng và cả hai chúng tôi trở nên nhát sợ không dám ra ngoài khuôn viên nhà xứ nơi có đèn sáng tường vách che chở. Tôi đã thay đổi rất nhiều ngay từ lúc ấy. Và tôi cũng hiểu thêm rõ ràng lý do ngài bị thuyên chuyển sang Pháp rồi lặng lẽ đến giúp một giáo xứ vừa thiếu thốn vừa nhiều con chiên kém may mắn.
Ít bữa sau gặp cha Hiệu, thì sức mạnh tinh thần từ ngài đã khắc phục con người tôi tôi hoàn toàn và ngài đã dẫn tôi theo một con đường khác lạ phong phú lúc nào tôi không hề biết. Ngài vừa hướng dẫn vừa khích lệ tôi giúp ngài đoàn ngũ hóa và đào luyện giới trẻ trong vùng. Tôi biết ngài từng là nhạc trưởng và rất yêu âm nhạc. Ngài phổ nhạc tất cả các kinh và lời nguyện trong thánh lễ để mọi người cùng hoà ca dâng lên đấng toàn năng. Ngài đã tìm mọi cách dậy nhạc cho tôi cho tới khi hoàn toàn thất bại rồi ngài mới chuyển qua dậy tôi văn chương. Ngài đưa tôi mượn những cuốn sách thật dầy từ Chiến Tranh Và Hòa Bình cho tới Tội Ác Và Hình Phạt ... và sau đó ít hôm ngồi lại xem tôi đã đọc được bao nhiêu và hiểu những gì. Ngài khai thông cho tôi những chỗ bế tắc. Không bao lâu tôi có thể tự mình đọc và hiểu những chuyện khác trong tủ sách của ngài để cùng ngài thảo luận về nội dung hình thức của từng tác phẩm.
Ngài dậy tôi rất nhiều mà lúc đó tôi không hề biết chỉ thấy thích thú được ngài cho những món ăn bánh kẹo rồi bàn thảo những chuyện hay dự án xây trường tiểu học, mở khóa huấn luyện huynh trưởng và làm sao tôi có thể giúp ngài một tay trong các dự án này. Chỉ đến khi tôi đã ngoài 30 tuổi tôi mới dần dà hiểu thấu những phương cách sư phạm mà ngài nhẹ nhàng áp dụng hướng dẫn tôi. Ngài đã biến tôi thành một người công dân một tín đồ đầy khả năng khi tôi mới 15 tuổi. Tôi đã hăm hở tự tin nhận lãnh vai trò xứ đoàn trưởng thiếu nhi trong lúc được ngài gởi đi huấn luyện khắp nơi cùng lúc mời các thầy các trưởng chuyên môn về hướng dẫn sinh hoạt thêm. Dưới sự đào luyện của ngài tôi ngày một tự tin và phấn khởi góp sức chung vai với phong trào để rồi được giao trách nhiệm ủy viên nghiên huấn cho liên đoàn lúc 16 tuổi. Cuộc đời tôi đã có một mục tiêu và đầy ý nghĩa cho tới khi tôi trúng tuyển được đi du học ngàng Đường Mía tại Đài Loan.
Khi chia tay bịn rịn tôi mới thấy được sự giầu có về tình cảm tôi thâu lượm trong những tháng ngày sinh hoạt thiếu nhị Khi hàng trăm các em và hàng chục các huynh trưởng trao qùa hát khúc tiễn biệt thì tôi chợt nhận ra không phải là mình đã giúp các em, nhưng thật sự các em đã giúp mình tìm ra được bản thân và ý nghĩa cuộc sống. Ngày ra đi cha tặng cho tôi chiếc áo len của ngài và một vài cuốn sách mang theo để tiếp tục mở mang trí tuệ.
Những ngày đầu tại Đài Loan, tôi trông ngóng từng giờ thư tín từ quê nhà. Các em tôi cho biết cha vẫn thường xuyên đạp xe đến nhà tôi thăm hỏi tin tức về tôi. Không lâu sau, thì miền Nam thất thủ, tôi bị mất liên lạc với gia đình bạn bè lối xóm. Bị cúp học bổng, tôi lưu lạc hai năm bên Đài Loan rồi mới được chấp thuận di dân qua Hoa Kỳ.
Khi bắt lại được tin gia đình và thôn xóm, thì tôi bàng hoàng kinh động không tin sự thật có thể xẩy ra như thế. Tôi không tin người ta có thể bắt cha Trần Học Hiệu và càng không tin người ta có thể nhẫn tâm xử tử ngài. Tôi cố tránh né không nghĩ đến những tin này dù chính thân nhân tôi và nhiều người thân có dịp gặp lại sau này kể và đọc lại bản án cha họ học nằm lòng cho tôi nghẹ Tôi một người nhận nhiệm vụ bảo vệ ngài ngày nào, bây giờ đang mưu sinh bằng vốn liếng ngài trao ban ở phương Trời này còn ngài thì đã ra đi vì sự tàn ác của loài người đồng loại của tôi. Làm sao tôi có thể quên có thể chối bỏ sự thực phũ phàng này.
Tôi chỉ mong những điều nhỏ nhặt tôi cống hiến cho xã hội trở nên hữu ích vì đó là những món quà gián tiếp của cha Trần Học Hiệu đã tặng cho loài người đầy u mệ Tôi bỗng nhớ ra bóng dáng cha trong thánh lễ phục sinh dưới chân tấm chân dung chúa Kitô vừa được tháo màn che hát câu: Này dân ta ơi, ta đã làm gì cho bây, mà bây lại đóng đinh ta.
Trả lới đi mấy ông/bà "nhà cầm đồ"
Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017
“…nhớ đừng chụp hình với lá cờ vàng ba sọc đỏ…”
Đức cha Hoàng Đức Oanh, Giám Mục Kontum, có việc đi nước ngoài. Khi đến cơ quan nhà nước nhận hộ chiếu. Cán bộ Cộng sản nói với ngài:
“Ông đi nước ngoài nhớ đừng chụp hình với lá cờ vàng ba sọc đỏ, nếu không là toi đời ông!”
Ngài đáp ngay: “Vậy tôi trả hộ chiếu lại cho các ông, tôi không đi nữa”.
Họ ngạc nhiên hỏi ngài: “Sao vậy?”
Ngài cười: “Chứ nếu đi nước ngoài mà toi đời thì đi làm gì?”.
Rồi ngài nói với các ông ấy: “Này nhé, tôi vào nhà ông, thấy ông để tượng Hồ chí Minh với lá cờ đỏ, tôi có bảo ông đem đặt chỗ khác không? Đến nhà người ta ai mà làm thế. Ở nước ngoài, nơi tôi đến có lá cờ vàng, chẳng lẽ tôi bảo họ đem đi chỗ khác cho tôi ngồi và chụp hình à?”
Ngài nói tiếp, lý luận sắc bén: “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, vậy các ông có ghét Tàu và Tây lắm không? Tôi thấy mấy ông lãnh đạo vẫn đứng chào cờ Trung quốc, chào cờ Pháp, Mỹ đó thôi. Vậy tại sao lá cờ vàng của anh em người Việt mình mà các ông căm ghét đến thế?”
“Còn nữa, hàng năm chúng ta đón bao nhiêu Việt kiều, nhận bao nhiêu tiền họ gửi về, sao lại phải lúc nào cũng căm ghét cờ của họ?”
Bà Mẹ VN anh hùng mặc áo mưa dưới trời lạnh, lảnh ba tấm giấy lộn trong khi MadzêinVN có dù to che ướt, đứng cười toe
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)