khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019

Chữ Việt Cổ, Khoa Đẩu ?






Hồi Tưởng Văn Khoa Saigon- Tác giả Nguyễn anh Tuấn



̣t trời mực đậm son tươi


̣t trời Đại Học, một trời Văn Khoa.


(Đông Hồ LÂM TẤN PHÁC)


Sáng ngày 19.10.2019, khi nhận được tin vui về một cựu sinh viên ở trong nước, tôi bồi hồi nhớ lại quãng thời gian giảng dậy ngắn ngủi tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn (1972-1975) với thật nhiều kỷ niệm.


Trước hết, chuyện tôi từ trung học lên dạy đại học là hoàn toàn nhờ giáo sư Nguyễn Thế Anh. Nguyên khi tôi dạy tại trung học Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho thì ghi danh Cao Học và hoàn tất tiểu luận dưới sự bảo trợ của giáo sư Trưởng Ban Sử Học Nguyễn Thế Anh. Tiểu luận được chấm đậu "Ưu hạng" năm 1972 là thứ hạng lần thứ hai được cấp phát tại ĐHVK Sài Gòn. Người đầu tiên đỗ hạng "Ưu" năm 1964 là giáo sư Phạm Cao Dương hiện hưu trí tại miền Nam California.


Vì thế, giáo sư họ Phạm muốn giúp tôi về dạy cùng trường với Ông tại Đại Học Sư Phạm Sài Gòn. Tôi rất cảm động về hảo ý của gs Dương. Tuy nhiên, khi giáo sư bảo trợ ngỏ ý nhận tôi vào dạy Ban Sử tại ĐHVK, tôi cám ơn ngay.


Lý do là vì tuy vào nghề Thầy, tôi lại là người phóng khoáng ghét hình thức, và làm việc tài tử: thích thì làm việc miệt mài không kể ngày đêm, nhưng có khi đang viết lại lăng ba vi bộ suốt ngày ở các sạp sách báo cũ trên vỉa hè Sài Gòn hay giang hồ vặt, có khi mất nhiều tháng trời. Đó là may không vướng vào "cái lăng nhăng" thứ ba của Tú Xương.


Kỷ niệm giang hồ là một ngày đầu tháng ngay sau khi lãnh lương, tôi ra bến xe Miền Tây ở Phú Lâm lên xe đò đi Long Xuyên thăm một người bạn thân là giáo sư Trần Đức Tường - hiện ở Nam California - đang dạy trung học Thoại Ngọc Hầu. Xuống đến Long Xuyên, việc đầu tiên là tôi ra chợ mua bàn chải, kem đáng răng, khăn mặt, quần áo... và trái cây làm quà cho gia đình bạn. Đó là lúc tôi biết một chục cam ở Long Xuyên có tới 14 quả.


Một kỷ niệm khác là tôi thường ăn mặc giản dị quần tây áo sơ-mi khi đi dạy. Vì thế một hôm tại giảng đường lớn nhất của ĐHVK là Giảng Đường I, sinh viên ngồi chật như nêm, một nam sinh chận không cho tôi đi vào. Tôi chỉ đứng cười tại chỗ rồi ai đó nói "Thầy Tuấn, thầy Tuấn..." thì tôi mới được mở lối đi lên bàn giáo sư. 


Đến bàn, tôi nhìn xuống thì, Trời ơi, ba nữ sinh viên mặc áo dài trắng bó gối thu lu mỗi người một góc dưới gầm bàn. Chuyện xảy ra ngày hôm ấy khiến tôi càng tin tưởng vào thiên chức của mình, và từ đó cũng không quên đeo cravate khi có giờ dạy.


Về Văn Khoa, tôi dạy ba buổi sáng môn Phương Pháp Sử cho Năm Thứ Nhất và hai buổi chiều môn Cổ Sử Nhật Bản và Bình Giảng Sử Liệu cho chứng chỉ Lịch Sử Thế Giới Thời Cổ. Soạn bài thì tôi bỏ rất nhiều thì giờ vì trọng nghề Thầy và vì khi soạn bài là khi tôi cũng học thêm.


Thành phần giáo sư Ban Sử khi ấy gồm hai nhóm. Nhóm thứ nhất là giáo sư cơ hữu, tức chính thức của Ban, gồm có bốn vị là gs Nguyễn Thế Anh (Thạc sĩ Sử và Tiến sĩ Đệ Tam Cấp tại Paris, Pháp), gs Châu Long (Tiến sĩ đại học, Pháp), gs Đỗ Phan Hạnh (Cao Học Sử, ĐHVK Sài Gòn), và tôi.


Tuy đều là những giáo sư dạy lớp, nhưng ng̣ạch trật - cũng có nghĩa là lương bổng - hoàn toàn khác nhau. Giáo sư Nguyễn Thế Anh và Châu Long thuộc ngạch Giáo sư Diễn Giảng (chỉ số lương 1,000-1,100?) dù ông Châu Long chỉ là tiến sĩ đại học Pháp (docteur d'Université). Gs Đỗ Phan Hạnh thuộc ngạch Giảng Sư (chỉ số lương 700-800?) và tôi thuộc ngạch Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp (chỉ số lương 470) tuy cả hai đều có Cao Học.


Cao Học mà được đặc cách vào ngạch Giảng Sư - là ngạch căn bản phải có văn bằng tiến sĩ - là một vết nhơ của giáo dục Đại Học thời VNCH.


Cao Học chỉ là ngạch Phụ Khảo. Nhưng bấy giờ một bộ trưởng Phủ Thủ Tướng có người em làm Phụ Khảo ở Đại Học Sư Phạm Sài Gòn nên ký một nghị định đặc cách cho các Phụ Khảo được cải ngạch thành Giảng Sư. Nghị định lại đặc biệt chỉ giới hạn những Phụ Khảo trong thời điểm phù hợp với tình trạng của em ông ta, sau thời điểm đó thì dù đang ở ngạch Phụ Khảo còn phải thi tuyển. Thế là Hội Đồng Khoa - tức là Ban Giám Đốc - của Trường Văn Khoa tổ chức một kỳ thi cho những Phụ Khảo hiện hữu không những không được cải ngạch Giảng Sư mà còn phải thi vào ngạch Phụ Khảo. Hôm thi, các đại giáo sư Văn Khoa đều lánh mặt, đùn cho một giáo sư ngoại quốc hiền lành là gs Philippe Langlet làm Giám Thị. Tội nghiệp, Ông chỉ biết ngồi trên bàn như phỗng đá! Nhưng tất cả các Phụ Khảo hiện hữu phản đối không ai làm bài thi. Và chuyện ngạch trật cũng qua đi như một cơn gió chướng, thời buổi nhiễu nhương vô đạo đức ai hưởng được cái gì cứ hưởng!  


Sự việc vô lý và bất công ấy khiến tôi thấm thía lời của Lê Duẩn, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, khi ông ta nhận định, nguyên văn: "Bọn tư bản chúng nó làm luật để bảo vệ quyền lợi của chúng nó. Nay ta phải làm luật để bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân chúng ta."

Riêng tôi buổi ấy đâu thiết tha gì đến quyền lợi vật chất. Từ năm 1967 cho đến năm 1975, tôi vẫn hưởng lương GSTHĐ2C hạng Tư là hạng đầu tiên khi ra trường ĐHSP Sài Gòn năm 67 cũng chẳng sao! Chẳng có cấp trên nào làm giấy tờ cho tôi lên ngạch trật theo luật lệ tôi cũng chẳng để ý. Nhưng tranh nhau, gian dối đến độ phải đạo văn người khác hay giúp người khác đứng tên công trình của mình làm công trình nghiên cứu của họ để họ lên ngạch và thêm lương theo phe đảng chỉ làm tôi khinh bỉ.


Nhóm thứ hai là qúy vị giáo sư dạy giờ, gồm gs Philippe Langlet (Thạc sĩ Sử và Tiến sĩ Đệ Tam Cấp tại Paris, Pháp, thuộc Phái Bộ Văn Hoá Pháp), gs Nghiêm Thẩm (Tốt nghiệp Bảo Tàng Học, Louvre, Pháp, Giám Đốc Viện Bảo Tàng Sài Gòn), gs Thọ Xuân Lê Văn Phúc (Giáo viên hồi hưu), và gs Phạm Cao Dương (Giáo sư Đại Học Sư Phạm Sài Gòn).


Trong biến cố 30.4.1975 thì gs Nguyễn Thế Anh, gs Đỗ Phan Hạnh và gs Phạm Cao Dương  chạy được sang Pháp, Canada và Mỹ. Còn lại là gs Châu Long, gs Thọ Xuân Lê Văn Phúc, gs Nghiêm Thẩm và tôi.


Những người còn lại nổi trôi theo vận nước. Gs Châu Long được cấp phát một biệt thự 18 phòng ở Phú Nhuận vì ông "nằm vùng," tức là hoạt động nội thành cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam. Gs Thọ Xuân Lê Văn Phúc gặp lại nhóm bạn giáo viên xưa, nay đã là những cán bộ văn hóa cao cấp của chính quyền mới.


Gs Nghiêm Thẩm bị thảm sát không rõ lý do, hoặc là vì cán bộ văn hoá cao cấp nào đó thèm muốn kho sách qúy giá của Ông, hoặc là lụy vì tình. Còn tôi thì bị tù tập trung trong các Trại Trảng Lớn, Đồng Ban, và Xuân Lộc trong ba năm.


Thuở ấy tôi toàn tâm toàn ý với ngành nghiên cứu Sử -cho đến bây giờ vẫn thế-. Lý tưởng của người giáo sư trẻ từ thập niên 1960-70 không phải là tiền bạc hay quyền thế địa vị. Đơn thuần chỉ là đọc và viết Sử theo phương châm tất cả sự thật và không gì ngoài sự thật cùng nhận định chết là cùng!


Sau ngày 30.4.1975, cái nhận định ấy đã được tôi áp dụng tại Trại Tập Trung Trảng Lớn, Tây Ninh mà đội trưởng cùng bị cầm tù là bác sĩ Nguyễn Tường Vân. Một hôm sau khi đi họp với cán bộ về, lo lắng nói riêng với tôi là anh trung úy cán bộ quản giáo nói, nguyên văn, "Anh Tuấn khinh chúng tôi." Lúc ấy tôi chỉ thản nhiên cười mà không giải thích với anh Vân là tôi đang mừng trong lòng. Mừng vì mình thế nào họ mới nói là "khinh," chứ họ coi thường thì sẽ nói " hỗn," hay "láo" chứ! Anh Vân, bây giờ anh ở đâu? Nếu còn hiện diện trên Trái Đất này, hẳn tuổi anh cũng đã trên dưới 80 và mong anh được an khang trường thọ.


Tính cách đó đã từng biểu lộ qua các giảng đường Đại Học Văn Khoa đường Cường Để những năm 1972-75 chắc phần nào nhận được sự cảm thông của hơn 3,000 sinh viên Ban Sử. Trong số sinh viên hay tìm gặp tôi sau giờ học, tôi nhớ có một nhóm chủng sinh đại chủng viện đang học Năm Thứ Nhất và sáng nay, tôi tình cờ biết được tin mừng rất vui, về một người trong nhóm đó.


Niềm vui được trọn vẹn, không như niềm vui bàng hoàng khi một cựu sinh viên khác giữ vai trò quan trọng trong guồng máy nhà nước Cộng Sản.



Tàu Cộng Không Đáng Sợ Bằng Việt Gian - Tác giả Đỗ cao Cường



Tôi mới tới hai huyện Hoài Đức và Quốc Oai thuộc thành phố Hà Nội, để đến được hai huyện này tôi phải đi qua nhiều con đường mù mịt, ổ gà ổ voi, đụng độ với nhiều xe chở quá trọng tải được bảo kê, cho tới đàn chó dữ màu đen, vàng.

Hoài Đức, Quốc Oai, Hà Nội. Nguồn: OntheNet
Sau khi tìm hiểu, tôi được biết Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định xây dựng huyện Hoài Đức thành quận vào 2020, nhưng ấn tượng của tôi về huyện này vẫn là nghèo, ô nhiễm, các nhà xưởng trái phép mọc lên nhan nhản… Tôi tò mò tự hỏi không biết mỗi nhà xưởng trái phép kia quan chức được hối lộ bao nhiêu, ăn chia bao nhiêu, bao nhiêu không biết điều sẽ bị cưỡng chế và kẻ hối lộ trở thành dân oan đi đòi công lý.

Xả nước thải trực tiếp ra kênh. Ảnh ĐCC

Trước khi đến các làng miến thuộc xã Dương Liễu, xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, làng So thuộc xã Cộng Hoà huyện Quốc Oai, tôi đã kịp chứng kiến những con kênh chuyển màu liên tục, bốc mùi hôi thối tại khu kỹ nghệ Di Trạch (xã Di Trạch, huyện Hoài Đức) với gần 20 doanh nghiệp đang hoạt động nhưng không có hệ thống giải quyết nước thải, tất cả xả trực tiếp ra kênh. Các sát nhân môi trường có thể kể đến ở đây là Công ty cổ phần Sơn Infor, Công ty cổ phần Sơn Jymec và Công ty cổ phần Sơn Facomax.

Bảng quảng cáo công ty sơn Infor ngay đầu vào khu kỹ nghệ Di Trạch. Hầu hết các công ty sơn như Infor, Jymec và Facomax đều không có hồ sơ bảo vệ môi trường và nước thải trong quá trình sản xuất đều được xả thẳng ra kênh tiêu T2-7 (ngay đằng sau điểm công nghiệp Di Trạch. Nguồn: Tiếng dân – 15/05/2019

Khi đến các làng miến, mặc dù chưa phải mùa sản xuất cao điểm (tháng 10 âm lịch năm trước đến tháng 2 năm sau mới là mùa cao điểm) nhưng tôi vẫn chứng kiến nhiều đống dong riềng, phên miến nằm vương vãi, bắt bụi ngoài đường cùng những con kênh đã chết.
Miến dong được làm từ tinh bột của củ dong riềng, quy trình làm miến trải qua nhiều công đoạn như ngâm bột để lọc sạn, làm trắng tinh bột; khuấy đều để tạo thành dịch hồ sánh; tráng, tạo mỏng và hấp chín; phơi sấy sơ qua và ủ cân bằng ẩm; cắt tạo sợi thành vắt miến rồi mang đi phơi.

Tiểu công nghệ làm miến rong giềng. Ảnh ĐCC

Nhưng trước mắt tôi, những đôi chân bẩn thỉu dẫm đạp lên miến, bột làm miến, nếu một người làm bún khẳng định với tôi là phần lớn bún hiện nay đều phải dùng hàn the [Na2B4O7.10H2O, borat natri ngậm 10 phân tử nước. DCVOnline] thì người làng miến quả quyết đa số làm miến phải dùng tới thuốc tẩy trắng.
Để tẩy trắng, lọc sạn, nhiều người dùng tới axit sunfuric (H2SO4) gây độc hại cho cơ thể, thuốc tím với công thức KMnO4 thường được dùng để sát khuẩn, tẩy uế, rửa các vết thương, trong thành phần của thuốc tím còn có Kali (K), Mangan (Mn) là những chất gây ung thư.
[DCVOnline | Trong dung dịch KMnO4 không có K và Mn; hơn nữa, KMnO4, Potassium permanganate, cũng không phải là chất gây ung thư theo tiêu chuẩn của IARC, ACGIH, NTP, và OSHA..]

Tiểu công nghệ làm miến rong giềng. Ảnh ĐCC

Khi cho những chất này vào tinh bột làm miến thì chất bẩn sẽ nổi lên trên, tinh bột lắng xuống dưới. Nếu không cho, quá trình lọc bột mất rất nhiều thời gian, thay rất nhiều lần nước.
Theo họ, một lạng chất tẩy trắng dùng cho cả tạ bột, và để tạo màu cho miến họ dùng tới hóa chất có hàm lượng sắt cao, thích màu nào có màu đó.
[Bột nhuộm có sắt ( FeSO4, ferrous sulfate) thường có màu vàng xỉn và màu cam rất dễ phai dưới ánh sáng mặt trời.]
Thậm chí hiện nay, có nơi dùng loại bột lạ hoắc nhập từ Trung Quốc thay thế bột dong, có đợt dân Quốc Oai bán 1 tạ củ dong mới mua nổi 1 bát miến (450 đồng/kg dong) do bột nguyên liệu làm miến từ Trung Quốc vừa ít sạn lại vừa rẻ.
10 tấn củ dong sau sơ chế thì có tới 8 tấn đất, bã thải xả thẳng xuống cống rãnh, sau vài ngày các hóa chất, chất hữu cơ phân hủy bốc mùi hôi thối lan ra toàn vùng.
Miến nguyên chất làm từ củ dong riềng thường có màu trắng đục, trong, quánh, thơm. Các sợi miến nhỏ, dai, độ dài đều nhau, suôn thẳng. Tuy nhiên, người làng miến khẳng định mấy tiêu chí đó cũng chỉ tương đối mà thôi.


Dẫu biết rằng ở đâu cũng có người này người kia, và làng miến cũng vậy. Nhưng không chỉ làng miến, tôi đã đi hết đất nước và chiêm nghiệm, cái được gọi là tử tế còn quá ít trong xã hội này. Và người tử tế thường không có đất sống.

Một khi đất nước đã chịu sự vận hành, thoi thóp dựa trên sự giả dối, giàu giả nghèo thật, ở đâu cũng bất công, vô cảm thì phần lớn con người trong đất nước đó không còn là con người nữa. Tôi sợ rằng trước khi bị những kẻ như Trung Quốc xâm lược, người Việt sẽ tự giết lẫn nhau.

Lễ Cải Táng Di Cốt Của 81 Chiến Sĩ Nhảy Dù Thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Tại Saigon Nhỏ, Hoa Kỳ, ngày 26/10/2019






Liên Xô, nước Mỹ và ký ức về những trái dâu dại - Tác giả Susanna Zaraysky



Khi tôi mới ba tuổi thì cả nhà, gồm cha mẹ, chị gái và tôi di cư từ thành phố Leningrad thuộc Liên bang Xô Viết (Liên Xô cũ) sang Hoa Kỳ vào năm 1980.
Chúng tôi bị coi là những kẻ "phản bội tổ quốc", bị tước quốc tịch Liên Xô vì quay lưng lại với chủ nghĩa Cộng sản để chạy theo "bè lũ tư bản phương Tây xấu xa".
Tôi chính là chất xúc tác khiến gia đình chạy trốn khỏi thành phố quê nhà, rời bỏ đất nước nay đã không còn tồn tại nữa.
Chị gái tôi mắc một căn bệnh hiếm gặp về thận và các bác sĩ Liên Xô đều cho rằng chị sẽ mất sớm, vì vậy tôi được sinh ra để "thế chỗ" chị.
Hầu hết mọi gia đình Liên Xô thường chỉ có một mụn con vì nuôi nấng con cái khá là tốn kém, sinh nhiều con sẽ không nuôi nổi.
May mắn thay, chị tôi đã vượt qua được căn bệnh hiểm nghèo để sống sót. Thế nhưng chủ nghĩa bài Do Thái quyết liệt ở Liên Xô thời bấy giờ khiến cha tôi, người Do Thái, chỉ kiếm được một công việc phải đi công tác xa nhà thường xuyên, trong lúc mẹ thì không thể một mình chăm sóc hai đứa trẻ.
Cha mẹ tôi không nỡ để hai con phải chịu đựng cực khổ thêm nữa và một khi chọn ra đi, họ nghĩ rằng chúng tôi sẽ không bao giờ có cơ hội quay trở về.
Sau khi đến Mỹ rồi di chuyển hết nơi này tới nơi khác trên nhiều chuyến xe đò của hãng Greyhound, chúng tôi dừng chân tại San Jose, California.
Kể từ đó, chị em tôi chỉ biết về cuộc sống ở Liên Xô cũ qua những câu chuyện cha mẹ kể trước khi đi ngủ, những lá thư lác đác gửi sang và những cuộc điện thoại lúc nửa đêm.



Getty Images/KevinDyerBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES/KEVINDYER
Image captionHai lần một năm, gia đình tác giả nhận được các gói bưu phẩm trong đó búp bê Nga/ Matryoshka được gửi từ gia đình cô ở Liên Xô

Hai lần một năm, người thân của chúng tôi ở Leningrad gửi cho các gói hàng có ảnh gia đình đen trắng, các đĩa than của công ty băng đĩa quốc doanh Liên Xô Melodiya, sách thiếu nhi, búp bê Matryoshka xếp lồng vào nhau đặc trưng của người Nga, chocolate đen và đồ chơi bằng gỗ có khắc chữ Cyrill trên hộp.
Mùi của chocolate đen và gỗ bào từ các đồ chơi thấm trong gói bưu phẩm. Mẹ đọc cho chị em tôi những tấm thiệp sinh nhật và thư từ vì chúng tôi không thể hiểu được những chữ viết ngoáy của người lớn.

Những cuộc điện thoại thắc thỏm

Thay vì là cầu nối cho chúng tôi trong thời Chiến tranh Lạnh thì các cuộc điện thoại từ họ hàng ở Liên Xô lại là những sự gián đoạn ồn ào.
Nhiều gia đình Liên Xô không có điện thoại ở nhà, còn những nhà nào có thì lại sợ bị mật vụ KGB nghe lén.
Họ hàng của chúng tôi phải mất cả giờ đồng hồ đi đến bưu điện trung tâm ở Leningrad để có được cuộc gọi quốc tế sang Mỹ trong 5 phút cho chúng tôi.
Do chênh lệch 10 múi giờ, nhà tôi nhận được điện thoại gọi vào lúc nửa đêm và luôn phải hét vào điện thoại mới nghe được tiếng nhau, bởi đường truyền không tốt.
Thành thực mà nói, những gì tôi nhớ về dì và bà ngoại của tôi trong ký ức thời thơ ấu chỉ là tôi bị đánh thức để hét vào điện thoại trong phòng ngủ của cha mẹ tôi. Cả về thực tế lẫn trong tình cảm, nước Nga với tôi thật là một thế giới xa lạ.
Năm 18 tuổi, tôi lần đầu tiên quay trở lại kể từ khi rời đi. Leningrad đã được đổi tên trở lại thành St. Petersburg như cũ, Liên Xô đã sụp đổ và Nga giờ là một quốc gia có chủ quyền.
Tôi ở với các dì và cô, những người mà tôi chưa từng gặp mặt trong suốt 15 năm qua. Chúng tôi chỉ thực sự biết nhau thông qua các bức ảnh gia đình cũ kỹ, những lá thư và những cuộc gọi căng thẳng. Và mặc dù nói tiếng Nga trôi chảy, tôi vẫn không cảm thấy thoải mái khi trò chuyện với họ suốt ngày.



Getty Images/DelpixartBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES/DELPIXART
Image captionSt Petersburg được biết đến với cái tên "Thành phố của những đêm trắng" và là một trong những trung tâm đô thị phía bắc lớn nhất thế giới

Đến St. Petersburg vào tháng Sáu càng làm tăng thêm cảm giác xa cách trong tôi.
"Thành phố của Những Đêm Trắng" là một trong những trung tâm đô thị phía bắc lớn nhất thế giới, và việc nhìn thấy cả mặt trời lẫn mặt trăng vào lúc nửa đêm khiến tôi không chỉ khó ngủ mà còn phải khổ sở chịu đựng một nơi xa lạ.
Thật bất ngờ, lần đầu tiên tôi cảm thấy có mối liên hệ với thời thơ ấu của mình là khi theo mẹ đến thăm người bạn của bà tại dacha (nhà nghỉ mùa hè nhỏ có vườn) nằm ở ngoại ô St Petersburg.

Cảm giác thân thuộc

Khi mẹ và bạn trò chuyện, tôi lang thang đến những luống nhỏ đầy những quả dâu mọng lạ hoắc trong vườn.
Không chắc là chúng có ăn được không, tôi hái vài quả nhỏ từ thân cây và chậm rãi nếm thử.
Ngọt lịm và mọng nước, vị trái cây tan trên lưỡi, chảy xuống cổ họng.
"Dường như mình đã từng biết hương vị này?" tôi lập tức tự hỏi. "Những quả này không hề giống chút nào với dâu tây California."



Getty Images/Svetlana KondrashovaBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES/SVETLANA KONDRASHOVA
Image captionTác giả không hề nhận ra rằng hồi còn bé thơ, cô đã từng ăn những quả dâu dại ở Liên Xô cũ

Ăn dâu vườn, lý chua đen và lý chua đỏ, tôi có cảm giác giống như đang nếm thứ mình đã từng ăn. Tôi nhai vỏ, nhằn hạt, thích thú với hương vị quen thuộc chua chua, thanh thanh của trái dâu. Nhưng làm sao mà tôi dường như đã biết về hương vị này nhỉ?
Với đôi môi nhuộm đỏ nước dâu và lòng bàn tay mang đầy những quả chín mọng, tôi đến gần mẹ để hỏi về những thứ quả nho nhỏ kỳ lạ này.
Mẹ mỉm cười, nói với tôi rằng tôi đã từng ăn zemlyanika (dâu dại), smarodina (lý chua), kruzhovnik (lý gai) và chernika (quả việt quất dại) hồi tôi mới chập chững biết đi vào mùa hè, nhất là những dịp chúng tôi đi dacha ở ngoại ô Pabradė thuộc Lithuania, trong kỳ nghỉ với đại gia đình.
Hai tháng sau, tôi trở lại California, nhưng hương vị đặc biệt của những quả dâu mọng nước dù được trồng ở nước ngoài song lại vô cùng quen thuộc này cứ làm tôi lưu luyến mãi. Nó thôi thúc tôi tìm kiếm một lời lý giải cho ký ức về món ăn thời thơ ấu không thể giải thích được này.



Getty Images/lucky_sparkBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES/LUCKY_SPARK
Image captionMột số loại thực phẩm mà khi ta ăn chúng có thể gợi lên những ký ức cảm xúc mạnh mẽ nằm sâu trong tiềm thức

Theo Susan Krauss Whitbourne, Giáo sư Danh dự ngành tâm lý học tại Đại học Massachusetts Amherst, bộ não của tôi biết chắc rằng tôi yêu những quả dâu mọng này mặc dù tôi không nhớ nổi việc đã từng ăn chúng.
"Ký ức về thức ăn thường liên quan đến các thứ rất cơ bản, không nói thành lời, nằm ở những vùng tiềm thức mà não bộ của bạn không nhận thức ý thức được," bà nói với tôi.
"Đây là lý do tại sao bạn có thể có những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ khi bạn ăn một loại thực phẩm khơi dậy những ký ức vô thức sâu sắc. Bạn không thể diễn tả những ký ức đó thành lời, nhưng bạn biết đó là 'một thứ gì đó' mà thức ăn đã ghi dấu sâu đậm trong quá khứ của bạn."
"Ký ức không chỉ là chính món ăn đó mà còn đem đến cho bạn những kỷ niệm gắn liền từ lâu với ký ức đó, dù là với một nơi chốn hay một con người."
Tiềm thức chính là lý do khoa học tại sao tôi lại nhớ những loại dâu yêu thích nhiều như vậy; dường như một đứa trẻ ở California đã được kết nối trở lại với những gì tôi không thể nhớ về trái dâu dại khi còn là một đứa bé con mới chập chững biết đi ở Lithuania.
Hoá ra zemlyanika là thứ mẹ tôi vẫn đặt cạnh giường vào mỗi buổi sáng ngày sinh nhật tôi, và nhiều khả năng là chính nó đã khiến tôi hướng tới công việc chuyên lập kế hoạch trồng dâu tây và quả mâm xôi ở Bosnia hồi mới ngoài 20 tuổi.
Dù vậy tôi vẫn mong muốn được thưởng thức những quả dâu dại tại chính nơi lần đầu tiên tôi được ăn chúng.
Do đó, vào năm 2005, 10 năm sau chuyến đi đầu tiên của tôi trở lại Liên Xô cũ, tôi đã đi đến Pabradė ở miền Đông Lithuania để thực hiện hai nhiệm vụ: tìm kiếm những quả dâu dại yêu quý của mình và tìm người đã giúp gia đình tôi cũng như rất nhiều người khác đào thoát Liên Xô cũ.

Trái tim can đảm

Sasha Shapiro là thợ cắt tóc địa phương ở Pabradė, người đã dành khoảng 20 năm bí mật giúp đỡ những người Do Thái chạy trốn khỏi Liên Xô bằng cách gửi thư ra nước ngoài để họ có thể tìm thấy những người thân sẵn sàng tài trợ cho việc di cư của họ.
Các công dân Liên Xô bị KGB bắt gặp có liên hệ với phương Tây có thể bị bắt và thường bị tống vào trại lao cải ở những vùng khắc nghiệt như Siberia.
Do hoạt động kiểm duyệt của KGB ở Lithuania ít nghiêm ngặt hơn ở Leningrad và vì Shapiro là một thợ cắt tóc ở thị trấn nhỏ, người không bao giờ gây ra vấn đề gì với chính quyền, nên ông không sợ bị KGB chặn, kiểm duyệt thư.



Susanna ZarayskyBản quyền hình ảnhSUSANNA ZARAYSKY
Image captionTrong gần 20 năm, cha của Misha Shapiro (giữa) đã bí mật giúp những người Do Thái đào thoát khỏi Liên Xô

Mẹ biết rằng bà có một người chú đã mất liên lạc từ lâu; ông đã định cư ở St Louis, bang Missouri, Mỹ vào thời thập niên 1920. Tuy nhiên, vì Stalin cấm liên hệ với phương Tây vào năm 1937, gia đình mẹ tôi đã mất liên lạc với ông, cũng chẳng có địa chỉ của ông.
Vào cuối thập niên 1970, mẹ bí mật đến gặp Shapiro để hỏi liệu ông có thể sẵn lòng gửi thư từ địa chỉ của ông đến Tòa thị chính St Louis, nhờ họ giúp tìm ông chú của mẹ tôi được chăng, với hy vọng ông ấy sẽ giúp gia đình tôi di cư sang Mỹ.
Shapiro đồng ý, và nếu không nhờ sự dũng cảm của bác (và nhờ vào việc viên thư ký phòng thư tín tại Tòa thị chính St Louis tình cờ lại là một người sưu tập tem, người đặc biệt quan tâm đến tem Liên Xô và đã đưa thư tận tay cho một trợ lý trong văn phòng thị trưởng ), thì chúng tôi chẳng thể nào gửi lá thư đó đến Mỹ nổi.
Tôi đến Pabradė mà không hề biết họ của Sasha, cũng chẳng biết làm thế nào để tìm thấy ông hay gia đình ông.
Nằm trên bờ sông Žeimena chỉ cách biên giới Belaruss 14km, Pabradė là một thị trấn yên tĩnh, nơi dân Ba Lan đông hơn cả người Lithuania và Nga.
Tôi mua một túi dâu (tên địa phương là brusnika) từ người phụ nữ ở trạm xe buýt và hỏi bà ấy có biết người thợ cắt tóc tên là Sasha không. Bà cho tôi biết rằng Sasha tên thật là Zisko Shapiro và ông đã mất, nhưng tôi có thể tìm thấy con trai của ông là Moisej ("Misha") Shapiro, cũng là thợ cắt tóc, nay làm ở tiệm nơi cha của ông từng làm.
Đến khi tôi tìm thấy Misha thì một vài người trong thị trấn nhỏ đã nói trước với ông rằng có một người nước ngoài đi bộ với một túi quả dâu mọng đỏ trong tay đang tìm kiếm ông.
"Cô đã tìm mọi cách đến đây chỉ để gặp gia đình của chúng tôi và tìm kiếm thấy các loại quả dâu này ư?" Misha ngạc nhiên hỏi tôi.
Misha mời tôi đến nhà ăn tối với gia đình.
Trong khi vợ ông bày biện bàn ăn với bánh mì đen với trứng và cá muối, bánh mì trắng với phô mai, táo và trà địa phương, thì tôi đáp lại một phần nhỏ lòng tốt của Sasha bằng việc dạy con gái và cháu gái của Misha cách sử dụng phần mềm dịch thuật trên máy tính mới của chúng để chúng có thể trao đổi thư từ với con cháu của các gia đình Xô Viết mà Sasha đã giúp đỡ, những người hiện đang sống trên khắp thế giới.
Một số người đã viết thư cho nhà Shapiro để tìm hiểu thêm về lịch sử gia đình họ.



Susanna ZarayskyBản quyền hình ảnhSUSANNA ZARAYSKY
Image captionKhi còn ở tuổi ấu thơ, đại gia đình của tác giả thường tụ tập tại ngôi nhà mùa hè có vườn này ở Lithuania ngày nay

Đi tìm quá khứ

Chuyến đi tới Pabradė của tôi không thể hoàn tất mà không tìm thấy những quả dâu dại và ngôi nhà mùa hè dacha mà gia đình tôi từng thuê, thế nhưng tôi không biết ngôi nhà trông như thế nào và tôi đã chẳng hề có bất kỳ bức ảnh nào về nó cả.
Tất cả những gì tôi biết là cha mẹ tôi đã thuê một phòng trong một ngôi nhà một tầng từ một phụ nữ Ba Lan tên là Pane Regina.
Mỗi mùa hè, đại gia đình chúng tôi thường đi tàu gần 700km từ Leningrad về phía nam để dành thời gian lang thang trong rừng, chơi ở vùng nông thôn êm đềm và nếm những món ăn mà chúng tôi không thể có trong thời mà Nga rất khan hiếm thực phẩm, mọi thứ đều phải phân phối theo khẩu phần.
Dì tôi làm cho tôi tấm bản đồ Pabradė với những cái tên đường phố thời Liên Xô để tìm ra ngôi nhà mùa hè dacha đó.
Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sụp đổ, tên đường đã thay đổi, vì vậy tôi đã hỏi nhiều người trên phố xem họ có biết nhà của bà Pane Regina không.
Cuối cùng, có người nói với tôi rằng bà ấy đã mất nhưng con trai bà vẫn sống trong ngôi nhà số 48 ở bên kia khu rừng.
Lướt qua những cánh rừng, tôi phát hiện ra một ngôi nhà một tầng, nơi có mái hình tam giác, có một khu vườn lớn và có con trai của bà Regina, tên là Alik.
Alik mời tôi vào nhà, và tôi đã dành một giờ để hái lý chua và việt quất dại từ vườn nhà, nhấm nháp quả lý gai từ khu rừng xung quanh.
Tôi cảm thấy mình như được trở về tuổi thơ. Những bức ảnh cũ và những câu chuyện về đại gia đình tôi đi dã ngoại ở Pabradė hiện lên đầy sống động trong tâm trí.
Mặc dù tôi khi đó còn quá nhỏ để có thể nhớ nổi những gì diễn ra ở Pabradė, song tôi đã nhớ về việc mình đã ăn quả dâu mọng với các anh em họ hàng như thế nào, hát những bài hát bằng tiếng Nga và ngồi trên cánh đồng ăn khoai tây luộc rưới bơ tan chảy và rau thìa là.
Tôi mường tượng ra cảnh mẹ âm thầm đến gặp Sasha để nhờ ông gia ơn cho một việc bí mật. Và tôi tự hỏi mọi chuyện ra sao sau đó, khi ở Pabradė, bà nhận được tin báo cha tôi bị một chiếc xe hơi ở Leningrad đâm phải sau khi nộp đơn xin chiếu khán xuất cảnh cho cả nhà.
Cuối cùng thì cha cũng bình phục; ông vẫn cho rằng việc đó xảy ra là do KGB ra đòn trừng phạt bởi ông đã cả gan nộp đơn xin rời khỏi Liên Xô.



Susanna ZarayskyBản quyền hình ảnhSUSANNA ZARAYSKY
Image captionSau khi lách qua rừng, tác giả (phải) đã tìm thấy con trai chủ nhà dacha ngày trước và những quả dâu dại yêu quý của cô

"Ký ức về thức ăn được hình thành mà không chịu sự chỉnh sửa có chủ ý nào, cho nên chúng chứa đựng tất cả những gì phát sinh trong những tình huống mà người mang ký ức ăn chúng," Whitbourne nói với tôi.
"Chúng cũng có thể gắn liền với các hoạt động liên quan đến việc nấu nướng: những chiếc bánh ngọt cupcake chocolate mà một người thân thiết trong gia đình dạy bạn làm khi bạn còn trẻ sẽ trở thành một phần ký ức của bạn về người đó. Tương tự, hồi tưởng của bạn về những bữa ăn gia đình mang ý nghĩa cảm xúc lớn lao, khiến cho nó gắn liền với những mùi vị, hương vị của những bữa ăn đó."
Trong cuốn tiểu thuyết của nhà văn Pháp Marcel Proust, cuốn "Tìm lại quá khứ đã mất", ông kể lại khi ông đã trưởng thành, mỗi lần ông ăn một chiếc bánh madeleine là ngay lập tức ký ức từ tuổi thơ lại ùa về với hình ảnh người dì của ông nhúng chiếc bánh madeleine vào nước trà. Kể từ đó, mọi ký ức gợi lên quá khứ được xem như là "khoảnh khắc Proust".
Đối với tôi, cắn vào những quả dâu dại đó không chỉ là một khoảnh khắc Proust duy nhất mà còn gợi lại toàn bộ một chương của gia đình tôi trong quá khứ mà tôi cần phải ráp nối lại.
Giờ đây, những quả dâu dại này vẫn là mối liên kết cá nhân của tôi với những năm đầu ở Liên Xô cũ và tôi luôn hào hứng vui mừng mỗi dịp hiếm hoi tìm thấy và thưởng thức chúng.
Vì trong lòng luôn khắc sâu lòng biết ơn đối với gia đình Shapiro, tôi đã nhiều lần quay trở lại Đông u và thậm chí đã ráng xách theo những quả dâu dại yêu quý về tận California - dĩ nhiên là Hải quan Hoa Kỳ không thích điều này cho lắm.
Nhưng khi về đến nhà, tôi luôn biết rằng vào tháng Một, dịp sinh nhật mình, tôi sẽ nhận được những quả dâu tươi từ mẹ.