khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Dọc Đường Số 1: Đường đến cầu Bixby Bridge . Các bác K1 bên nhà cố gắng đi dự họp mặt tháng Chín năm sau, Vịt Trời hứa sẽ dẫn các Bác đi ngọan cảnh đường số 1, bao gồm khúc đường mười bảy dặm đường tình, chạy dọc biển Thái Bình từ Nam lên Bắc Cali. Nhớ đi nghe!







Tục Ca 7 Nhìn Lồn giao duyên cùng bài thơ Cái Lồn của nhà thơ Nguyễn đăng Thường



tài liệu gần đây hé
bác hồ nói tiếng hẹ
thông tấn xã vỉa hè
nói bác chơi cá he
 
cá he hay cá mè
một lứa hay một mẻ
có bác thay cha mẹ
các cháu rất ra mẽ
 
mặt trời chói ban ngày
mặt trăng soi ban đêm
bác nằm trong lăng ngáy
có nhạc duy sơn đệm
 
từ nam ra thăm lăng
cúi đầu cháu đứng thẳng
nghe vút cao vần thắng
quê cháu ở cái răng
 
yêu bác cháu rặn thơ
đặt lên trên bàn thờ
với một chùm trứng vải
chắp hai tay khấn vái
 
tục ngữ có nói rằng
cái tóc và cái răng
là cái gốc con người
việc gì mà hổ ngươi
 
thì cháu nghe bác cười
lông rụng và đầu trọc
cứ ngổng và cứ ngóc
khi đi ăn đám cưới
 
hay viếng mộ võ tướng
nghe vậy cháu tự sướng
xeo phi một phô-tô
gởi cho năm con bồ
 
thi nhân và nhân thi
của dân tộc thi sĩ
thắng tây và thắng mĩ
đông hơn các gói mì
 
chưa thoát ách đường thi
an nam thi ca phủ
vũ hoàng đấng trượng phu
chắc gì thắng bạch lí
 
tình dục và tuổi trẻ
nóng bỏng để làm phim
nghèo đói và tuổi trẻ
chỉ là câu chuyện phiếm
 
đập cánh trên không trung
với bào thai trong bụng
dâm ô không nao núng
thời của các chị hùng
 
hoan hô nguyễn hoàng điệp
đứng trước lăng bác hồ
hai tay bành âm hộ
gởi bác cái thông điệp
 
mặc đầm đi lãnh thưởng
xinh hơn xẩm hồng kông
khen thay gái dị thường
có chửa chưa có chồng
 
sư tử vàng lãnh giải
tài gái hơn tài giai
nam quốc thừa thiên tài
cám ơn tô phở tái
 
nghệ thuật đếch nhảm nhí
poóc-nô là thẩm mĩ
tì phú tây xuất vốn
hooray phim cái lồn
 


Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng Ra Đi





SAN JOSE -- Nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc vừa gửi tin rằng, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đã từ trần tại San Jose lúc 10:30 giờ sáng Thứ Bảy 13 tháng 9-2014.

Tin này thông báo từ chị Trương Gia Vy, vợ của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng và là người chăm sóc bên giường bệnh của nhà văn.

Mang Mang
 
từ xa phố chợ đến giờ
chân quen bỏ lệ gõ bờ lộ quen
hoang vu chín đến độ thèm
lạnh tàn nhẫn rót vào đêm lên đường
mùa sương phố núi mù sương
nhịp buồn hút gió hồn nương sao rừng
chuyện linh hồn với bản thân
bàn tay thượng đế mộ phần chiêm bao
đồi thông xanh tóc nghẹn ngào
ngập ngừng lạnh xuống từ bao lâu rồi
còn tôi, còn chỉ mình tôi
mây bay đầu núi kéo trời lên xa
bàn tay thoáng nổi da gà
thẳm sâu lòng đất nhà ga luân hồi
 
Hoang Vu
(Nguyễn Xuân Hoàng)


Xin chia buồn với các bác K1 nào học Triết lớp đệ nhất của thầy Hoàng ở Saigon hồi trước 75 .



Đóng cửa triển lãm “Cải cách ruộng đất” vô thời hạn





http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/unex-clos-lan-refrm-exhi-09122014064720.html


Opinion in The Washington Post: Standing up for human rights in Vietnam"



http://www.washingtonpost.com/opinions/standing-up-for-human-rights-in-vietnam/2014/05/16/cd040826-d7b6-11e3-8a78-8fe50322a72c_story.html

Terry Jacks đã qua mùa "gió heo may" nhưng hát "Seasons In the Sun" hay như hồi còn trẻ







Nguyễn văn Hoàng nhắn gửi K1 :"Quyển "Gió heo may đã về" dựa theo các bài hát của Trịnh Công Sơn bàn về tuổi khi gió thu về như anh em mình, Như bài viết của một người nó về Bác sĩ Đổ Hồng Ngọc như sau: "





Đón tuổi già êm ả
Nguyễn Vũ Tiến (Theo báo Đoàn Kết, 1.10.2012)


“Già ơi… chào bạn!”, “Gió heo may đã về…”, bác sỹ Đỗ Hồng Ngọc có những cuốn sách, bài viết, đề tựa khá hóm dành cho những ai muốn chào đón tuổi già của mình. Đối với ông, tuổi già là bạn nên phải chào đón nó! Bao nhiêu tuổi là già? Có người cho rằng trên 50 tuổi là già, có người bảo 70 tuổi mới là già vì “thất thập cổ lai hi” (người 70 tuổi xưa nay hiếm). Thế nhưng, theo bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, có người mới 20 tuổi đã “rất già” vì suốt ngày ngồi ở quán xá, rầu rĩ, buồn chán cuộc sống, nhưng có người 70, 80 tuổi vẫn “rất trẻ” vì họ giữ được cuộc sống năng động, tinh thần lạc quan.


Tôi tâm đắc điều mà vị bác sĩ này trực diện với tuổi già khi ông bảo: “Che giấu nó, trốn chạy nó, dối gạt chính mình hay chấp nhận nó , mỉm cười với nó, điều chỉnh mình… là tuỳ mỗi chúng ta, tùy mỗi cá tính và tùy mỗi nền văn hóa. Nơi người ta tôn trọng người già, người ta hãnh diện vì già, muốn mau già. Nơi người ta tôn trọng tuổi trẻ, hất hủi tuổi già thì người ta có khuynh hướng trốn chạy, xua đuổi tuổi già. Nhưng dù muốn hay không muốn, tuổi kiểu gì cũng cứ đến, lù lù đến, xồng xộc đến”.


Kỹ năng sống tuổi nào cũng cần học, đâu phải chỉ tuổi trẻ. Biết một lại muốn biết hai, vì mỗi người đều có quyền chọn lựa cách sống của riêng mình. Nói chung, người già có ba nỗi khổ thường gặp nhất mà theo bác sĩ Ngọc, nếu giải quyết được sẽ giúp họ sống “trăm năm hạnh phúc”. Tôi đã học những kỹ năng cơ bản đón già mà ông bác sĩ này chỉ dạy, thấy khá thú vị. Mỗi lúc chợt quên lại mở sách ra… học lại.


Ba nỗi khổ già, như đã nói trên, một là thiếu bạn, thứ hai là thiếu… ăn! Cái thiếu thứ ba là thiếu vận động! Nhìn qua nhìn lại, bạn cũ rơi rụng dần… Thiếu bạn, dễ hụt hẫng, cô đơn và dĩ nhiên… cô độc. Vậy tại sao người già lại không học vi tính để có thể “chat”, “meo” với nhau chia sẻ tâm tình, giải tỏa stress… Về chuyện thiếu ăn, thiếu năng lượng, phần lớn là do sợ bệnh nên không dám ăn, ăn thiếu dinh dưỡng khiến sức khỏe mệt mỏi, dễ dẫn đến nhăn nhó. Chuyện ăn uống vì vậy nên lắng nghe sự mách bảo của cơ thể mình! Miễn đừng quá mặn, quá ngọt… là được. Cách ăn cũng vậy. Cần có sự hào hứng, sảng khoái, vui vẻ trong bữa ăn. Men tiêu hoá được tiết ra từ tâm hồn chứ không chỉ từ bao tử. Việc vận động thì cần làm sao cho nhẹ nhàng mà hiệu quả, phù hợp với tuổi tác, với sức khỏe. Phải từ từ và đều đều. Không cần đi đâu xa. Có thể tập trong nhà. Nguyên tắc chung là kết hợp hơi thở với vận động. Chậm rãi, nhịp nhàng. Lạy Phật cũng phải đúng … kỹ thuật, để khỏi đau lưng, vẹo cột sống. Đúng kỹ thuật là giữ tư thế và kết hợp với hơi thở. Đó cũng chính là thiền, là yoga, dưỡng sinh…! Vận động thể lực đúng cách thì già sẽ chậm lại. Giảm trầm cảm, buồn lo. Phấn chấn, tự tin. Dễ ăn, dễ ngủ… Bác sĩ Ngọc nhắn nhủ: “Giải quyết được “ba cái lăng nhăng” đó thì có thể già mà… sướng vậy”. Và mỗi người hãy tự chăm sóc sức khỏe của mình ngay từ hôm nay chứ không phải đợi đến khi tuổi già.


Quanh tôi có những người tuổi cao vẫn bị cái nghèo bủa vây. Vẫn chính là cách sống, cách suy nghĩ lạc quan quyết định quãng đời còn lại. Tinh thần phải được đặt lên trước thể chất vì tuổi già khó tránh được bệnh tật. Giàu nghèo đều có thể tham gia sinh hoạt cộng đồng để giữ các mối quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội, sống gần gũi thiên nhiên… Sẽ không thiếu cơ hội gặp gỡ, sẻ chia, để thấy “nghèo như mình vẫn còn khỏe chán”, còn bạn hữu sẻ chia, cháu con hiếu thảo…

Blogging for Freedom in Vietnam By Emily Parker (New Yorker magazine)




Oil-rig protesters outside the Chinese Embassy in Hanoi, on May 11th. Photograph by Chris Brummitt/AP.
 


A few years before his arrest, in 2012, I exchanged e-mails with the Vietnamese blogger Le Quoc Quan, a Hanoi-based lawyer who first started blogging in 2005. He told me that his first post, just a sentence long, read: “Oh my fatherland of Vietnam, I want to say something to you!”
While working on my book about Internet dissent in the Communist and post-Communist world, I interviewed bloggers in China, Cuba, and Russia who, like Quan, wanted to tell stories that did not appear in the state-controlled media.

Quan, whose blogging career started in a small shop that repaired computers and sold pirated software, wrote about a variety of topics, including corruption, anti-China demonstrations, and the arrest of the prominent human-rights lawyer Le Cong Dinh. In 2012, not long after publishing an article that criticized a draft of Vietnam’s constitution, Quan was arrested for tax evasion in a case that was widely viewed as politically motivated. He was sentenced to thirty months in prison, where he remains today.

Last month, the popular Vietnamese blogger Nguyen Huu Vinh and his assistant Nguyen Thi Minh Thuy were both arrested for abuses of “democratic freedoms.” Human Rights Watch called the arrests a “cynical and chilling move.”

These cases have painted a bleak picture of Internet freedom in Vietnam, a country that blocks Web sites and surveils netizens. The Internet came to Vietnam in the nineteen-nineties, and use of it has grown at a rapid pace ever since. According to figures from 2013, more than one in four Vietnamese said that they had used the Internet in the past week. The Vietnamese government, in response, has tried to rein in dissent by enacting laws that restrict online content, but authorities cannot entirely control the spread of information.

Ngo Nhat Dang, a Hanoi-based independent journalist, told me that it’s easy to get around the censorship laws. People “use word of mouth to spread knowledge about circumvention, so when one gets blocked others simply come in to help,” he said.

The Vietnamese government has also intermittently blocked Facebook, which, according to some estimates, has over twenty-two million users in Vietnam. Despite relatively weak controls, Vietnamese authorities do not seem ready to let the social media site run completely free. The Communist Party, in particular, is worried about freedom of assembly and Facebook’s power to spur collective action.

That fear has been borne out in recent months, as Facebook has played an important role in anti-China protests. In May, China’s deployment of an oil rig in the disputed waters of the South China Sea sparked large demonstrations in Vietnam. The government tolerated the protests at first but cracked down once demonstrators turned violent, destroying factories and leading to several deaths and many more injuries.

“Blogs and social media played a determining role in organizing the protests,” the blogger JB Nguyen Huu Vinh told me. Because information is censored and the media is tightly controlled by the state, blogs and social media are the only way “to instantly disseminate protest information and announcements to the netizen community.” When the banned opposition party, Viet Tan, posted the time and place of an anti-China protest on Facebook, the update got over thirty-five thousand likes. Another Viet Tan post that read “Our fatherland is threatened, don’t be apathetic” received two hundred and fifty thousand. Some of these came from outside of Vietnam, of course, but Viet Tan representatives believe that most came from inside; they say some ninety per cent of their nearly one hundred and seventy thousand Facebook followers come from inside the country.

Social media in Vietnam is not only limited to the organizing of large-scale protests. It also helps ordinary people press for accountability from officials. Vietnamese activists told me about an incident, in 2011, when a plainclothes police officer stepped on a protestor’s head at a demonstration. Someone captured the moment on video, which spread on the Internet. The officer was reportedly suspended. Activists have pointed to this incident to highlight the power of social media in Vietnam.
In countries where officials control the narrative, the Internet can also help to promote transparency. In a chapter on Vietnam in the book “State Power 2.0,” Catherine McKinley and Anya Schiffrin describe an incident, in 2012, when police and private security guards were to clear around one thousand farmers from their land to make way for a luxury housing development. Media coverage of the clearance was banned, but the story was live-blogged. The following day, news organizations, having been “pushed to cover the issue by readers who had learned of it online,” began to write editorials related to government corruption over land issues. “In Vietnam, you can’t have independent organizations,” Duy Hoang, a Viet Tan representative, told me. Now, people “have an active civil society online.”

Dissenters are emboldened by the knowledge that they are not fighting alone. Ngo Nhat Dang, an independent journalist, said, “You know that if you get arrested, there is a network of people who will take care of your family, who will visit you in prison, and that makes people feel loved and less scared.” Dang said that crackdowns on writers aren’t new. The difference is that now, if something bad happens to you, your online following will know about it.

Will social media create a Vietnamese Spring? Not necessarily. The Internet on its own will not bring democracy to Vietnam—or anywhere else, for that matter—but we shouldn’t underestimate its power to transform the lives of ordinary Vietnamese. The online activists I spoke to had a startling faith in the avenues of communication that have been opened up to them through the Internet.

Some have said that the recent arrests of bloggers are likely to make people angrier, and may inspire new online voices of dissent. As the now imprisoned Quan said, a few years before his arrest: “In an open society, people feel free to blog. In a blocked society, we blog to be freer.”

Emily Parker, a fellow at the New America Foundation, is the author of “Now I Know Who My Comrades Are: Voices from the Internet Underground.”

Chuyện thường ngày ở thành Hồ?



Tối nay, ngay ngã ba Nguyễn Thông - Hồ Xuân Hương, đang đứng nhìn ngắm ánh sáng công trình sắp hoàn thành của mình, tôi nghe vài tiếng thét, và tiếng rú ga. Là một vụ cướp giật.
                                              
Người phụ nữ và đứa bé gái khoảng năm sáu tuổi té lăn ra giữa đường. Người đàn ông đỡ cô bé, tôi đỡ vợ anh. Tay chân họ xây xát nhiều, máu chảy cũng nhiều. Đứa bé ôm chặt ba mình, khóc thét. Hai vợ chồng thất thần, mặt cắt không ra giọt máu.
                                              
Đó là một gia đình Hàn Quốc.
                                              
Tôi mời họ vào chỗ mình, kéo ghế bảo họ ngồi đợi chút, rồi chạy qua nhà thuốc kế bên mua ít đồ sơ cứu. Rửa vết thương cho họ, ơn Trời, chỉ là những vết rách da. Chắc băng lại là ổn, vài bữa sẽ lành thôi.
                                              
Họ run rẩy kể rằng mới qua Việt Nam sáng nay, đi du lịch, vì nghe nói cảnh đẹp, thức ăn ngon, con người thân thiện... Tôi lúng túng quá, đành thoái thác "Chuyện này không thường xuyên đâu, chắc gia đình anh chị không may, chắc hai người đó đang khổ quá, cần tiền quá nên làm liều". Họ xua tay bảo không sao, trong chiếc túi ấy cũng không có gì giá trị nhiều, và họ hiểu, xã hội nào cũng có vấn đề. Trời ơi, tôi nghe nhẹ người thiếu điều muốn nhảy lên đọt cây mà ngồi.
                                              
Ngồi uống nước với nhau cho qua cơn lạc hồn, tôi gọi cho họ chiếc taxi. Trước khi lên xe, cả nhà họ cúi người cám ơn. Tôi cũng cúi, cúi thấp hơn họ, để xin lỗi, xin lỗi thay cho hai đồng bào mình...
                                              
Người đàn ông bắt tay tôi, nói thêm rằng:
                                              
- Ba tôi đã từng là một lính đánh thuê, đã từng tham chiến tại Việt Nam, đã từng làm những điều không hay trên mảnh đất này. Có phải tôi đang trả giá giúp ông?
                                              
- Không đâu, anh đừng nói vậy, chuyện ấy lâu lắm rồi, tất cả chúng ta phải quên đi.
                                              
- Ồ không. Tôi chỉ muốn nói rằng, nếu việc vừa rồi là một sự trả giá, tôi rất lấy làm vui lòng. Nếu ba tôi còn sống mà biết cái túi đó giúp hai con người kia bớt khổ một chút, chắc ông sẽ vui.
                                              
Tôi cúi đầu trước anh, lần nữa.
                                  

Cuối tuần, tâm tĩnh lặng trong khi lửa dậy bốn phương trời




Tỉnh Dậy!
           
Thế gian này có quá nhiều chuyện phiền não, vì vậy, rất nhiều người đi gặp Phật Tổ cùng hỏi về một vấn đề:
           
“Con nên làm thế nào, mới không còn những điều phiền muộn?”
           
Phật Tổ cho đáp án đều như nhau:
           
“Chỉ cần buông tay, con sẽ thôi không phiền não nữa.”
           
Có một người thanh niên, cho rằng mình thông minh tỏ ý không phục, bèn đi gặp Phật Tổ và hỏi:
           
“Trên thế gian này có hàng ngàn hàng vạn người,
thì sẽ có hàng ngàn hàng vạn điều phiền não.
Nhưng, Ngài cho họ giải pháp đều hoàn toàn như nhau,
vậy đó chẳng khác gì buồn cười lắm hay sao?”
           
Phật Tổ không nổi giận, Ngài chỉ hỏi ngược lại chàng thanh niên:
           
“Buổi tối con ngủ có thường hay nằm mơ không?”
“Đương nhiên là có!” Chàng trai trả lời.
           
“Vậy, mỗi buổi tối nằm mơ, giấc mơ đều như nhau không?” Phật Tổ lại hỏi.
           
“Đương nhiên là khác nhau rồi!” Chàng trai trả lời.
“Con ngủ hàng ngàn hàng vạn lần, thì sẽ mơ hàng ngàn hàng vạn lần giấc mơ.”
           
Phật Tổ mỉm cười nói:
           
“Nhưng cách kết thúc giấc mơ, đều như nhau cả,
đó là: TỈNH DẬY!”
 
Namo Buddhaya
           
           
Thôi Kiếp Đi Hoang
           
Một mảnh hồn nho nhỏ
Như mây hoài lang thang
Chẳng khi nao dừng lại
Sống lạc loài, hoang mang..
           
Hồn âu lo, thấp thỏm
Trên vạn nẻo đường đời
Niềm vui nằm phía trước
Cỏ xanh bên kia đồi..
           
Hoa từng ngày tươi nở
Nhưng đời không nụ cười
Mỗi ngày hoài trăn trở
Hạnh phúc nào xa xôi..
           
Một hôm hồn an tịnh
Quay trở về với thân
Thở vào, ra, dừng lặng
Nghe đời vui.. trong ngần.
           
Thì ra chân hạnh phúc
Nằm ngay trong cõi lòng
Bình yên và sâu lắng
Chan hòa cùng mênh mông.
           
Một mảnh hồn du thủ
Vừa tìm thấy quê nhà
Tại nơi này đã đủ
Dứt thăng trầm, xót xa...
           
Thích Tánh Tuệ


Như hỏi mây bay -- Ca sĩ Như Quỳnh -- Nhạc Nguyễn canh Tân







Chiều qua bến xưa, lặng lẽ trong mưa 
lặng lẽ trong mưa.Mưa bay lạnh lùng.
Dòng sông vẫn xanh, gợn sóng mong manh, loanh quanh ngại ngùng.
Hàng cây quen đứng im lắng, Người năm xưa đã xa vắng. 
Trở về đây trong phút giây, Ngẩn ngơ nhìn bao đổi thay, Như khói mây bay.

***Chiều Thu lá rơi..., ngập lối em đi, đi không hẹn về.
Đời phiêu lãng, bao ngày tháng xôn xao, lao đao hẹn thề. 
Ngày xa xưa ấm trong nắng, 
thơ ngây áo em trắng, 
Làm sao quên đôi mắt ai, một khung trời mơ đắm say...
Tình đã về đâu? 
 
Refrain :
Bao năm qua rồi, còn nhớ gì cho nhau , hay con đường quên lối ? 
Chiều nay trên bến sông một mình. Chờ...! Người không đến vẫn chờ! 
Đường xa quen dấu xưa. Mơ ngày nao, ta tìm nhau.
Cho dù mơ... tìm nhau...! 

***Chiều Thu lá rơi..., ngập lối em đi, đi không hẹn về.
Đời phiêu lãng, bao ngày tháng xôn xao, lao đao hẹn thề. 
Ngày xa xưa ấm trong nắng, 
thơ ngây áo em trắng, 
Làm sao quên đôi mắt ai, một khung trời mơ đắm say...
Tình đã về đâu? 

Bao năm qua rồi, còn nhớ gì cho nhau , hay con đường quên lối ? 
Chiều nay trên bến sông một mình. Chờ...! Người không đến vẫn chờ! 
Đường xa quen dấu xưa. Mơ ngày nao, ta tìm nhau.
Cho dù mơ... tìm nhau...! 

Đường xa quen dấu xưa. Mơ ngày nao, ta tìm nhau.
Cho dù mơ... tìm nhau...!
 

NV Hoàng : "Caution: Blogger, It's very dangereous in Viet nam!"



http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/09/140913_phamvietdao_released_.shtml


Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Ở nhà thờ Con Gà Đà Lạt --Thi sĩ Trần hữu Dũng



 
 
Chắp tay / Cầu nguyện
Boong boong tiếng chuông
Xuyên thấu màn sương mù
Em là thánh nữ cao nguyên
 
Bậc thang đá đẫm sương
Hoa hướng dương nở bừng ánh sáng
Mắt nhắm / Cầu nguyện
Dáng em – Dáng tượng nguyên sơ trinh nữ
 
Buổi sáng tinh mơ nhà thờ Con Gà
Em thở làm hồi sinh
Rừng thông / Phố núi / Mặt hồ lung linh.
 


Người Việt và Hoa Kỳ --Tác giả Hồ Hải



Bao giờ cũng vậy, một sự việc luôn có 2 mặt của nó, như tế ông thất mã. Sau 30/4/1975, nếu nhìn ở mặt tiêu cực thi đây là lần di dân lớn nhất và nhục nhã nhất lịch sử nước Việt, khi người Việt cai trị dân mình, mà dân mình phải bỏ tổ quốc ra đi. Nhưng nếu nhìn ở mặt tích cực, thì đây là lần mà người Việt chứng tỏ với thế giới, dân tộc ta có mặt trên toàn cầu. Trong cuộc chơi đó, có nhiều nỗi vui, và niềm đau. Đó là những bất cập của cuộc đời. Sau 1 tuần bươn trải ở 3 thành phố lớn: Los Angeles, San Diego và Las Vegas như con thoi, tôi xin trải lòng với các thế hệ tương lai trong loạt bài ký sự Hoa Kỳ, hòng có cái nhìn thực tế và chuẩn bị hành trang khi các bạn trẻ muốn trở thành công dân toàn cầu, và có một tương lai tốt, dù sống ở bất cứ nơi đâu trên quả đất này.

Thành công và thất bại

Tất cả những người tha phương cầu thực, cầu danh vọng ở Hoa Kỳ mà tôi gặp trực tiếp tâm sự, hoặc gián tiếp qua điện thoại đều có một mẫu số chung là: thành công dù ở bất cứ lứa tuổi nào đều hội nhập tốt với đất nước này. Những ai thất bại hay còn long đong đều có một mẫu số chung là, khó hoặc không thể hội nhập vì còn mang trong đầu tư duy sĩ diện, cái tôi quá lớn do văn hóa làng xã, tiểu nông gắn chặt trong tâm thức của họ.

Có những kỹ sư, bác sỹ biết bỏ cái tôi, hoặc học lại từ đầu để làm việc, hoặc học một bằng cấp thấp hơn để làm việc. Tất cả họ đều có gia đình hạnh phúc, công ăn việc làm đảm bảo đời sống tốt và một tương lai tốt đẹp cho thế hệ thứ hai.

Song những trí thức nửa mùa, vì quá quan trọng quá khứ một thời, họ không chịu từ bỏ vinh quang của quá khứ, họ lặn ngụp với cuộc sống hằng ngày chật vật, dù có sự chở che của dòng họ, gia đình, thì bản thân họ đầy bất trắc, nhưng thế hệ thứ hai của họ cũng đầy vinh quang.

Dù thành công, hay thất bại thì có một điều chắc chắn với những người Việt Nam ở Hoa Kỳ đều có một kết quả chung là, thế hệ thứ hai đều thành đạt ngoài mong muốn. Có hàng chục đến hàng trăm trẻ ngày nào ở Việt Nam đã từng khó khổ mà tôi biết được, không biết có thể bước vào đại học lớn của Việt Nam hay không, thì bây giờ, các cháu hiển nhiên lấy học bổng toàn phần ở Harvard hay Stanford một cách đàng hoàng, và tương lai một vài năm tới là bác sỹ, dược sỹ rất đỉnh đạt đường hoàng.

Tôi vô cùng xúc động khi tiếp xúc với một bà mẹ phải đi làm tiếp viên quán phở suốt 10 năm liền, để nuôi 5 đứa con ăn học, và ngày nay chúng đã thành bác sỹ, kỹ sư, mà ước mớ đó, người Mẹ tần tảo này, dù ngày xưa ở Việt Nam chị ta thuộc tầng lớp giàu có, vẫn không mơ được con mình sẽ vào đại học! chị tâm sự với tôi trong nước mắt của sung sướng và hạnh phúc rằng: "Giờ chị chết cũng mãn nguyện Hải ơi!". Chị em cùng khóc trong hạnh phúc, dù hạnh phúc đó được trả giá bằng khổ cực ở xứ người.

Tùy hoàn cảnh, tùy tầng lớp lúc ra đi, và tùy tư thế, tâm thế khi đến Hoa Kỳ mà mỗi gia đình có một mức độ thành công khác nhau. Đặc biệt, thế hệ 1.5 ra đi nếu, không còn đường lùi và biết dẹp bỏ quá khứ giàu sang, danh vọng thì hầu hết thành công, có nhà cửa, vợ con đuề huề. Nhưng nếu, không biết dẹp bỏ quá khứ vinh quang thì tổ ấm gia đình hầu như tan vỡ.

Cái tự do của Hoa Kỳ như cái súng trao cho người phụ nữ Việt, mà ở đó, người phụ nữ Việt như một đứa bé chưa biết dùng súng. Họ bóp cò và vết thương gia đình rỉ máu, khi người đàn ông thế hệ 1.5 không sống với thực tế của cuộc đời, mà mãi ôm quá khứ mộng mơ. Nhưng miền đất mà thì giờ được tính bằng tiền bạc này lại không làm chết đi thế hệ thứ 2, mà tạo ra những thế hệ thành công ngoài sức mong đợi, dù thế hệ 1.5 có tan vỡ. Đó là điều khác biệt tốt đẹp cần ghi nhận.

Tình người

Dù ở đâu thì người Việt vẫn vậy. Đây là ghi nhận thấm thía mà tôi đã trải qua trong một tuần ở Hoa Kỳ. Nó làm đọng lại trong tôi những niềm yêu thương quý trọng và nỗi đau của văn hóa duy tình, mà người Việt chưa xóa bỏ được.

Có những người tiếng tăm lừng lẫy trong quá khứ cũng như hiện tại, họ có những lời hứa tốt đẹp, nhưng có cánh và biến mất khi tôi đến Hoa Kỳ, chỉ vì tiếng tăm đó không có thực khi họ đang ở Hoa Kỳ. Họ làm tôi buồn cho thân phận nhược tiểu với cái văn hóa duy tình!

Nhưng ngoài sự chăm lo hết mình của người trong gia đình, còn có những người bạn thầm lặng. Họ không tiếng tăm, họ đến Hoa Kỳ bằng đôi bàn tay trắng. Họ cật lực mưu sinh và họ trụ được ở Hoa Kỳ bằng sức của mình. Họ sống rất tình người ấm áp yêu thương và đùm bọc. Những con người này đã giúp tôi đến nỗi, tôi có một thời khóa biểu lấp đầy trong chỉ 7 ngày cưỡi ngựa xem hoa, nhưng ghi nhận được bản chất của cộng đồng Việt tại Hoa Kỳ. Những Henry ngày nào là sinh viên y khoa bỏ dở ra đi, những Gavin đến đất Mỹ chật vật mưu sinh, những Khiêm, v.v... cũng tần tảo để hôm nay, tất cả họ có gia đình, nhà cửa đàng hoàng bằng tiềm lực vô biên của chính mình, quả thật đáng yêu và đáng tự hào. Tôi kính trọng và yêu các bạn suốt cuộc đời này, vì các bạn đã làm tôi ấm lòng đến bất ngờ!

Kết

Dù thành công hay thất bại ở thế hệ 1.5, thì thế hệ 2.0 của người Việt đều thành công. Đó là điều đọng lại cho mỗi chúng ta cần suy nghĩ.

Muốn thành công ở Hoa Kỳ dù bất kỳ ai, già, trẻ, trai, gái đều phải vứt bỏ cái văn hóa duy tình, hội nhập với cuộc sống. Không thể ôm quá khứ oai hùng để tính chuyện đội đá vá trời.

Đến thăm UCLA - University of California, Los Angeles - đứng bên bức tường ghi tên những đóng góp cho trường của các thế hệ đã từng học ở đây, tôi mới nhận ra sự thành công của một thể chế xã hội như thế nào? Có 4 mức độ đánh giá sự thành công của một thể chế xã hội.

Ở mức thấp nhất, thì thể chế chỉ có thể ổn định xã hội, mà không lo được dân có cơm ăn, áo mặc. Ở mức trung bình, thể chế chính trị vừa lo được ổn định xã hội, và vừa lo cho dân có cơm ăn, áo mặc. Ở mức độ khá, thể chế chính trị lo được ổn định xã hội và người dân không còn lo chuyện cơm ăn, áo mặc, mà còn tính chuyện tiêu khiển ở cuộc đời đầy bất trắc. Hoa Kỳ là quốc gia đã đưa được người dân ở mức cao nhất, chẳng những ổn định xã hội, mà còn cho người dân ngoài việc tiêu khiển, ăn chơi, còn làm được việc lớn cho cộng đồng. Cho nên Hoa Kỳ mới có những Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg, v.v... sau khi làm giàu, quay lại giúp trường đại học, giúp thế giới cùng khổ ở Phi Châu. Không chỉ một Bill Gates, mà Hoa Kỳ còn có nhiều những con người như Bill Gates, ít nhiều, và họ đã làm nên những đại học đứng đầu toàn cầu cũng từ sự thành công của thể chế xã hội mà họ đã tạo ra.

Biết đến khi nào đất nước Việt có được những thế hệ biết chăm lo cho cộng đồng bằng một tâm thế và nhân cách đáng kính trọng, là một câu hỏi lớn, mà mỗi chúng ta phải suy nghĩ. Vì chỉ có thế thì nước Việt mới hùng cường.



Trương hổ Tuấn, Hóa Chế K1





Trương hổ Tuấn

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Vịt trời (Widgeon) -- Thi sĩ Seamus Heaney



Vịt trời  (Widgeon)

It had been badly shot.
While he was plucking it
he found, he says, the voice box -
like a flute stop
in the broken windpipe -
and blew upon it
unexpectedly
his own small widgeon cries.
 

Nó trúng phát đạn ác lắm.
Ông nói, khi ông vặt lông nó
ông tìm thấy cái thanh quản—
như một lỗ sáo
trong cái thanh quản vỡ—

và thổi vào nó
một cách chẳng ngờ
những tiếng kêu vịt trời nho nhỏ của ông.


MINH VÀ KHOA ĐỐT HÈ 2014 Ở ĐÀ LẠT







Giỗ đầu bà cụ Đặng Hồng Thạnh . Lại một lần nửa, cảm ơn Cameraman NV Hoàng đã gửi video clip





Người Saigon và Hà Nội có khác nhau trong văn hóa ứng xử?



Giáo Sư Nguyễn Đăng Hưng một Việt kiều Bỉ không ngạc nhiên khi báo chí đặt vấn đề sự khác nhau trong văn hóa ứng xử giữa Sài Gòn và Hà Nội. Có một nếp gấp rất lớn giữa hai thành phố mặc dù cùng là người Việt như nhau:

“Tôi thấy những nhận xét ấy không sai đâu. Chính bản thân tôi khi về Việt Nam thì tôi cũng có lớp đào tạo tại Hà Nội cũng như trung tâm đào tạo tại Sài Gòn. Hai mươi năm gần đây thường thường mỗi năm tôi về Việt Nam ở Hà Nội thì hai lần mỗi lần ba tuần. Ở Sài Gòn tôi cũng về hai lần mỗi lần một tháng. Quê tôi ở miền Trung nên toàn bộ nước Việt Nam tôi đều không những bước chân tới mà còn hào mình với nhân dân các vùng.

Phải nói rằng cái văn hóa thanh lịch của Tràng An phải thừa nhận rằng tại Hà Nội chính bản thân tôi cũng rất ngạc nhiên vì không như mình đã tưởng tượng mà nó đã mất đi cái sắc thái chốn kinh kỳ, văn hóa Tràng An của dân tộc Việt nó mất đi bản sắc rất nhiều.”

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nhận xét về điều mà ông gọi là nền văn hóa bị thế chấp:

“Lý do tại vì cái văn hóa dân tộc, văn hóa truyền thống bị phai nhạt bởi chính sách, cơ chế của nhà nước nó bài bác nó coi những văn hóa đó là sản phẩm của thời kỳ phong kiến, thời kỳ tiểu tư sản. Thời kỳ văn hóa du nhập từ Tây phương cho nên họ bài bác và họ lại đem những văn hóa khác để thế chấp. Những văn hóa này hơi thô kệch, giản dị vê những quan niệm ứng xử nó phát xuất từ Trung Quốc và có thề phần nào ở Liên Xô thời trước.”

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng chia sẻ điều mà theo ông cốt lõi vấn đề bắt đầu từ sự kiện cải cách ruộng đất:

“Ngay cả ông Tô Hoài cũng đã viết rất nhiều sách về cái cảnh con tố cha vợ tố chồng thời kỳ cải cách ruộng đất. Đây là điều làm suy sụp văn hóa truyền thống. Cái văn hóa dở hơi này nó xuất hiện rất sớm ở miền Bắc và ở miền Nam sau năm 75 cho nên cái bề dày ảnh hưởng văn hóa ở miền Bắc nó nặng nề hơn miền Bắc tệ hơn miền Nam về vấn đề thanh lịch, lễ phép và lịch sự. Bằng chứng là ở Sài Gòn này chợ hoa Nguyễn Huệ đã có từ trước năm 75 rồi sau này sau năm 75 mỗi năm đều có chợ hoa. Chợ hoa được dân chúng thưởng lãm trân trọng tron ba ngày tết không có vấn đề gì. Trong khi đó ở Hà Nội có một lần tổ chức chợ hoa, nhập vê một số hoa anh đào của Nhật thì bị người dân Hà thành tới khuân về, chỉ một đêm là không còn cái hoa nào cả.

Đó mới thấy sự tôn trọng thẩm mỹ, tôn trọng thủ công tôn trọng nền văn hóa không được thấm nhuần nữa. Người ta muốn chiếm đoạt, người ta muốn đem về cho mình. Cái văn hóa kiểu ấy nó đã xuất hiện rất lâu tại miền Bắc và còn tác hại cho tới bây giờ.”

Nguồn : http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/culture-behaviour-between-hn-n-sg-ml-07182014135804.html

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Phở Cao Vân và triết lý sống 'ngu' của ông chủ tuổi 90 -- Tác giả Luke Bùi



SÀI GÒN (NV) - Thành phố lớn nhất và đông dân nhất Việt Nam giờ đây đã có McDonald's cùng vô vàn món ăn Tây, Tàu, nhưng phở vẫn là sự chọn lựa của nhiều người.



Ông Phồn ngồi cạnh một nữ nhân viên. Dù tuổi cao nhưng ông vẫn tự tay kiểm tiền mỗi ngày.

Mỗi khi nhắc đến món quốc hồn quốc túy này, không ít người Sài Gòn lại tấm tắc khen hương vị phở Cao Vân, quán phở từng trải qua bao thăng trầm của thời cuộc.

Ðặc biệt hơn, dù đã ở tuổi xưa nay hiếm, ông chủ quán này nhất định trung thành với những nguyên tắc để chế biến được tô phở Bắc theo đúng phẩm chất của ngày xưa.


* Từ gánh phở ở Hà Nội xưa

Buổi sáng một ngày tháng 9, 2014, chúng tôi gọi điện đến quán phở Cao Vân, đường Mạc Ðĩnh Chi, Sài Gòn, để xin hẹn gặp phỏng vấn ông Trần Văn Phồn, chủ quán. Ðầu dây bên kia, nghe giọng Bắc trầm ấm của ông: “Cậu nói to lên, tôi già rồi, tai nghễnh ngãng. Mà cậu ơi, cậu đến gặp tôi viết bài có tính tiền không?”

Khi nghe chúng tôi trấn an là đến phỏng vấn viết bài cho báo Người Việt ở California, Hoa Kỳ và không nhận tiền, ông xởi lởi hơn và bảo rằng có thể đến ngay trong buổi chiều cùng ngày.

Nhìn từ bên ngoài, quán phở Cao Vân có vẻ cũ kỹ, quê mùa so với tiệm bánh pizza và nhà hàng fast-food hiện đại cạnh bên. Nhưng không vì vậy mà khách ra vô quán phở kém tấp nập hơn những hàng quán kia.

Khi chúng tôi bước vào, đã thấy ông Phồn ngồi trên chiếc ghế cao ở phía trong cùng, cạnh cái khay đựng tiền phân theo từng loại mệnh giá để tiện đưa lại cho thực khách.




Quán phở Cao Vân nhìn từ mặt đường Mạc Ðĩnh Chi.

Thật khó tin là một người đàn ông ở tuổi 90, theo như lời ông tự giới thiệu mình sinh năm 1924, vẫn minh mẫn lúc kiểm đếm tiền và hoạt bát khi trò chuyện.

“Tôi quê ở đồng chiêm, tỉnh Hà Nam, nơi người xưa hay nói là ‘sống ngâm da, chết ngâm xương’ vì nước lên, cô lập cả vùng đất vào tháng 7, 8 hàng năm. Tôi mồ côi cha mẹ từ nhỏ, mười mấy tuổi đã nắm cơm, đi bộ ra Hà Nội tìm kế sinh nhai. Ngày ấy, tôi theo phụ một người anh bán gánh phở khắp các ngõ phố Hàng Bún, Hàng Than, Khâm Thiên, Ngã Tư Sở... Bát phở Bắc ngày ấy ít thịt, và chỉ là thịt chín, chứ người ta không ăn phở tái, vắt chanh, tắc, kèm nhiều loại rau thơm như bây giờ.”

Ông Phồn trầm ngâm kể, “Thời điểm ấy, nói thật là tôi chưa nghĩ cuộc đời mình gắn với cái nghiệp nấu phở, cho đến khi tôi theo chân đoàn người di cư vào Nam năm 1947 để chạy trốn nạn đói.”


* Ðến quán phở đông khách ở Sài Gòn

Khi đặt chân lên đất Sài Gòn, ông Phồn mưu sinh bằng nghề bán cà-rem trên đường phố, thoạt đầu với tên gọi Kem Hà Nội, sau đó đổi tên thành Kem Sáu Lé, biệt danh mà người ta gọi ông.

Cũng có một quãng thời gian, ông thuê đất trồng chuối nhưng rồi nhận thấy nghề này chẳng bõ công vì chỉ làm lợi cho người buôn. Ông bèn trở lại với nghề nấu phở bằng cách sắm một chiếc xe ba bánh bán phở dạo trên đường.

Ông lão 90 tuổi kể với giọng tự hào, “Tôi đẩy xe phở đến đâu, đánh một hồi phèng la (bộ gõ đồng thau), ai muốn ăn phở thì chạy ra mau, không thì tôi đi mất.”

Xe phở thu hút khách, ông bèn thuê đất ở đường Trần Cao Vân, vị trí ngày nay là Nhà Thiếu Nhi Quận 1, để mở quán phở Cao Vân. Theo lời ông Phồn kể, việc kinh doanh quán phở ngày đó đem lại lợi tức rất cao, vì chính quyền tạo điều kiện cho người dân làm ăn lương thiện, chỉ cần đóng một khoản thuế môn bài mỗi năm. Ông còn nhớ là quán của mình ở thời điểm đó tiêu thụ 800 kg bánh phở và bán đến mấy ngàn tô mỗi ngày.




Tô phở Cao Vân ngon nhờ nước dùng đậm đà, hầm từ xương bò.

Một thời gian sau, người chủ đất lấy lại địa điểm, ông bèn dời quán phở sang đường Mạc Ðĩnh Chi như bây giờ.

Nguyên tắc của ông để chế biến một tô phở ngon là nồi nước dùng phải nấu từ xương bò và bỏ thêm tôm he Ðồ Sơn, sá sùng chính gốc Quảng Ninh. Tuy nhiên, từ khi vào Sài Gòn, ông không dùng sá sùng để nấu được vì chỉ có sá sùng Nha Trang vị hơi tanh. Thay vào đó, nồi nước hầm xương có thả một con gà già để thêm vị ngọt.

Ðáng lưu ý, lò nấu phở dùng củi chứ không phải than đá tổ ong hay bằng bếp ga. Bếp trong quán của ông được quây kín và có ống khói thoát lên trên. Theo ông Phồn, việc dùng củi hầm xương cho nước dùng tốt nhất vì bảo đảm về nhiệt độ, không làm ô nhiễm không khí quán ăn. Ông cũng có bí quyết riêng để khử mùi thịt bò mà không dùng đến quế, hồi, thảo quả như các hàng phở khác.

Vào thập niên 1950, 1960, ngoài quán phở Cao Vân, những quán nổi danh phở Bắc ở Sài Gòn đếm trên đầu ngón tay. Một quán nằm trong hẻm đường Espagne tức là đường Lê Thánh Tôn hiện nay, một ở Chợ Cũ, khu vực đường Hàm Nghi, một ở đường La Grandière, nay là Lý Tự Trọng...

Nghe ông bảo thời đó chỉ có công chức, tư chức gốc Hà Nội đang làm việc ở Sài Gòn mới thường xuyên chọn phở Bắc để ăn sáng.

Biến cố tháng 4, 1975 khiến ông Phồn rơi vào cảnh trớ trêu, quán phở Cao Vân bỗng nhiên phải hợp doanh thành cửa hàng phở, bị kiểm soát nguyên liệu, củi khiến phẩm chất của tô phở giảm sút, khách hàng thưa dần và quán phở phải đóng cửa.

Ông đành lòng đi kinh tế mới, làm ruộng, trồng khoai mì tại tỉnh Sông Bé, nay là Bình Dương.




Nhân viên chế biến phở nhưng nồi nước dùng phải do chính tay ông Phồn nêm nếm mỗi ngày.

Ðược hỏi sao trong thời điểm khó khăn ấy, ông không nghĩ đến chuyện ra đi. Ông bảo, “Tôi không đi vượt biên vì tôi không biết tiếng Anh, nếu có qua được nước ngoài đi ăn mày cũng chẳng xong. Hơn nữa, khi đó, bầy con 6 đứa của tôi còn nhỏ dại.”

Mãi đến giữa thập niên 1980, khi việc làm ăn, buôn bán thuận lợi hơn, ông mới tìm cách mở lại quán phở Cao Vân ở Sài Gòn.

* Ăn phở theo kiểu ngày xưa?


Ông Phồn tự hào mình là một trong vài người bây giờ còn trung thành với kiểu nấu phở theo kiểu ngày xưa. Tuy vậy, đa phần thực khách đến quán của ông bây giờ không còn ăn phở theo kiểu này. Theo ông, cách ăn phở đúng điệu là khi người phục vụ mang tô phở đến bàn, mình phải dùng đũa đảo tô phở lên, dùng thìa nếm một ngụm nước phở nóng hổi để cảm nhận vị ngọt từ xương bò. Còn bây giờ, nếu để ý, bạn sẽ thấy người ta vội vã vắt chanh, thêm ớt, giá, rau thơm, tương đen, tương đỏ mà chưa kịp thưởng thức vị ngon của nước phở.

Từ góc nhìn của người nấu phở qua nhiều thập kỷ, ông Phồn ngậm ngùi thừa nhận hương vị tinh túy của tô phở đã bay đi ít nhiều theo thời cuộc, vì thịt bò ngày nay không có mùi thơm như thịt bò ngày xưa, phẩm chất bánh phở cũng đã khác, đó là chưa kể vị giác của người ăn cũng đã thay đổi...

Dù gì đi nữa, người Sài Gòn vẫn xem phở Cao Vân như là một trong những giá trị ẩm thực nhắc nhớ hoài niệm về một thời đã qua. Thật thú vị khi biết có những gia đình tại Sài Gòn đã ăn phở của ông Phồn qua ba thế hệ.




Ông Phồn và thương hiệu phở Cao Vân đã tồn tại qua nhiều thập niên ở Sài Gòn.

Một trong số đó, anh Sinh Nguyễn, quản lý một công ty truyền thông tại quận 3, kể rằng vào thập niên 1970, bố mẹ anh từng hẹn hò nhau ở quán phở này. Và bây giờ, đến phiên anh lại dẫn dắt đứa con trai 6 tuổi của mình đi ăn phở theo đúng vị Bắc truyền thống.

Do tuổi cao, ông Phồn hiện chỉ đảm nhận phần việc nếm nồi nước phở xem đã đạt yêu cầu hay chưa và thu tiền. Mọi việc còn lại trong quán đã có nhân viên là con cháu trong nhà lo. Ông Phồn tâm sự rằng, nấu phở là một nghề nhọc nhằn, người làm phải dậy sớm, thức khuya, chăm chút cho nồi nước phở của mình giữ được vị ngọt không đổi theo thời gian. Có lẽ vì thế mà nhiều thương hiệu phở lừng danh một thời nay đã thất truyền, bởi người nấu lớn tuổi, con cái thấy cực khổ nên không muốn nối nghiệp. Sáu người con của ông hiện đang định cư ở Úc và không ai trong số họ muốn theo nghề của cha.


Triết lý sống 'ngu'

Ðược hỏi, bí quyết để có thể sống đến tuổi 90 như ông mà vẫn minh mẫn, ông trả lời ngay, “Vì ngu nên sống lâu. Thời nào cũng vậy, muốn làm ăn lâu bền, mình cứ tự nhủ ngu hơn người ta để tránh giảo hoạt, lôi thôi. Tôi không bao giờ vì hám lợi mà coi thường thực khách, khiến nồi phở hôm nay bớt ngon, bớt chăm chút hơn ngày hôm qua.”

Ông thêm rằng, “Sống đến tuổi này, tôi thấy biết bao người một thời làm vương làm tướng, khi về già phải sống cô độc trong viện dưỡng lão. Còn tôi bây giờ vẫn sống vui, thấy mình có phước khi quán phở trải qua bao thăng trầm vẫn có khách đều đặn, các cháu nhân viên có việc làm, mình không phải gánh chịu bệnh tật nan y. Một ngày nào đó, tôi buông tay là xong, không có gì phải tiếc nuối.”




Bài thơ về phở của Tú Mỡ trên tường quán phở Cao Vân.

Cuộc chuyện trò đã kéo dài suốt mấy giờ đồng hồ. Sợ ông mệt, chúng tôi xin phép cáo lui. Lúc bước ra, bất ngờ đọc được bài thơ “Phở Ðức Tụng” của cụ Tú Mỡ viết năm 1934 mà ông Phồn treo trên tường.

Bài thơ đó rất dài, trong đó có câu:
“Trong các món ăn ‘quân tử vị’/Phở là quà đáng quý trên đời/Một vài xu, nào đắt đỏ mấy mươi/ Mà đủ vị: ngọt, bùi, thơm, béo, bổ.”


Phở Cao Vân25 Mạc Ðĩnh Chi, phường Ða Kao, quận 1, Sài Gòn.
Giờ mở cửa: 5h30 sáng đến 9h30 tối.
Giá: 40,000 đồng ($2)/tô thường, 60,000 đồng ($3)/tô lớn. (*)




(*) Thương xá Tax sắp tiêu đời nhà ma nhưng phở Cao Vân vẫn còn sống mãi trong sự nghiệp ăn uống cũa dân Saigon. Hoan hô Phở Cao Vân: tô phở bự tổ chảng, đầy thit, rau thơm, ngò gai và giá sống dư dã. 


"Phở Cao Vân thời đó rất đông khách, mấy chục bàn ngồi chật kín. Tô phở ở đây có cách nấu khác hẳn, với bí quyết riêng để khử mùi thịt bò mà không phải dùng đến quế, hồi, thảo quả như các hàng phở khác. Thời đó, ông và vợ bán khoảng 600-700 ký thịt bò mỗi ngày, tô phở chỉ có vài đồng một tô. Phở ngày đó cũng không rau, không giá như bây giờ.

“Lính Mỹ tới ăn đông lắm, tôi thấy họ là phải ưu tiên bán trước, nhiều người bảo là tôi nịnh Mỹ, kỳ thực không phải, phục vụ họ nhanh để họ đi tôi còn bán hàng, nếu không chu đáo, có khi quả mìn vào nồi phở là tôi tiêu”, ông Phồn cười nhớ lại quá khứ."

http://saigonamthuc.thanhnien.com.vn/pages/20130530/pho-ngon-cua-sai-gon.aspx

Ủa ai quăng quả mìn vào nồi phở? Làm gì kỳ vậy mấy "cha nội". Chơi vậy thì chơi với ai !