khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Đàn bà nghĩ gì về Đàn ông ?

1. SẮC

Đàn ông thường bảo rằng họ yêu vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, nhưng là của 1 phụ nữ đẹp. Chẳng hạn như cái tâm hồn đẹp của một khuôn mặt đa diện lồi bất đối xứng, rỗ rá xì mụn không phải là thứ họ quan tâm, không phải là loại phụ nữ có thể chứng tỏ được đẳng cấp của họ khi đi ngoài phố.
 
Đàn ông đến để chúng ta chọn lựa, không phải đến để chọn lựa chúng ta. Vì vậy, hãy trở nên xinh đẹp. Đàn bà xấu vốn dĩ không có quà.
 
Bất kể đứa con gái nào cũng có thể trở nên xinh đẹp. Quan trọng là có đủ tiền và có đủ sự đầu tư khôn ngoan trước sự kì diệu của công nghệ make up, công nghệ dao kéo và công nghệ silicon.
 
Đừng lợi dụng đàn ông như một công cụ ATM, nếu không muốn họ xem đàn bà chỉ là 1 thứ sextoy đa năng. Đừng tưởng mình lợi dụng được đàn ông, thứ gì còn có thể mua được bằng tiền thì đều còn quá rẻ, mọi sự trao đổi thân xác đều là khập khiễng
 
2. SAY
Đàn ông thường bảo rằng không quan trọng chuyện trinh tiết, anh không quan tâm, anh là người bao dung, anh sẽ tha thứ cho em, bla bla bla. Nhưng về mặt phân tâm cảm giác mình là thằng ăn thừa làmặc cảm tâm lý sẽ được ghi nhận trong tầng sâu của vô thức. Khi không được ý thức kiềm giữ, khi say, khi tức giận, khi tự ái, khi ghen, chúng ta hãy sẵn sàng để chấp nhận tổn thương vì thứ không gọi là lỗi lầm nhưng được xem như lỗi lầm đó.
 
Hãy nhớ. Sau người đàn ông thứ nhất, mọi người đàn ông đến sau đều là thứ hai. Sự kể lể chi tiết, thành thực sẽ trở nên ngu xuẩn, vì khi người ta mãi băn khoăn về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và đạo đức của đầu bếp, ăn phở sẽ rất khó thấy ngon.
 
Con cá tự câu được bao giờ cũng ngon hơn con cá đi mua được. Đàn ông đánh đổi rất nhiều tiền hoặc nhiều thời gian không phải vì con cá mà họ muốn, mà là để thỏa mãn cảm giác chinh phục. Con cá ở chợ hay siêu thị hay nhà hàng hay là đẳng cấp thế nào thì cũng là con cá mua được. Đàn bà khôn ngoan phải là con cá được câu biết đớp đúng mồi.
 
3. YÊU 
Đừng quá ảo tưởng về những lời hứa của đàn ông. Ừ thì cứ tin, và quên nó đi.
 
Không có ai yêu ai mãi mãi. Về mặt sinh học, nồng độ dopamine trong tủy thượng thận và não phải, adrenalin, serotonin hay hormone hạnh phúc endorphine tăng cao tạo cảm giác mơ mộng, lâng lâng, xao xuyến, nhung nhớ của những người mới yêu nhau. Nhưng sự thật là những hormon này sẽ giảm dần và mất đi trong khoảng từ 1 đến 3 năm. Sau đó, chúng ta sống, chấp nhận nhau bằng hormone gắn kết và tình nghĩa ocytocine. Vì không thể chống lại quy luật, hãy chấp nhận nó.
 
Đừng dày vò bản thân bằng niềm tin vào tình yêu bất diệt. Mong chờ xác suất may mắn 1 phần triệu triệu sẽ xảy đến như cổ tích hay sức sống các hormone tình yêu của mình sẽ là sự đột biến kì diệu ư? Ngu xuẩn.
 
Một khi tình yêu hết date. Hoặc là vứt bỏ, hoặc là chấp nhận, hoặc là đem tái chế, đừng mong chờ vào việc nâng cấp nó.
 
4. ĐAU
Vết thương nào rồi cũng sẽ lành. Nhưng thời gian có thể sẽ không thể phẫu thuật thẩm mĩ được vết sẹo nó để lại trên tim.
 
Yêu thương, chiều chuộng và hy sinh quá mức, sẽ chỉ khiến cái gen khốn nạn trong mỗi thằng đàn ông trỗi dậy. Đừng đòi hỏi sự biết ơn, khi người ta không cần và không thể hiểu nổi sự hi sinh của mình là cái chết tiệt gì. Hi sinh bản thân chấp nhận đau khổ để người mình yêu hạnh phúc ư. Cao thượng hay là ngu dại.
 
Nếu có làm tổn thương một người đàn ông yêu thương mình cũng không cần phải có mặc cảm tội lỗi. Vì nếu không, chắc chắn một hay nhiều lần trong đời, hoặc họ sẽ làm tổn thương ta, hoặc làm tổn thương những người phụ nữ khác. Những gì mà một người con gái, một người phụ nữ, một người đàn bà, phải chịu đựng trong suốt cuộc đời, đủ để cho phép họ có được quyền ích kỉ và tự yêu mình như vậy.
 
Phụ nữ luôn luôn đúng. Và người đàn ông làm người đàn bà mình yêu phải đau, luôn luôn sai.
 
5. PHỤ
Phụ tình hay tình phụ thì cũng như nhau, cũng đau như nhau, cũng mất mát như nhau.
 
Không cần thiết phải làm đau một người phụ nữ khác vì một thằng đàn ông. Đừng so đo tao là vợ, tao là người yêu, mày là tình nhân. Khi có thể trong lòng họ, chúng ta không là cái đinh gỉ gì. Ở vai nào thì phụ nữ cũng đều đáng thương như nhau cả. Đến trước hay đến sau thì cũng sẽ thương tổn, cái đàn ông yêu nhất chính là bản thân họ.
 
Hãy bỏ ra vài tiếng làm tóc, trang điểm, diện áo váy để mình trở nên xinh đẹp hơn trước khi đến gặp tình nhân của chồng. Hãy tỏ ra bình tĩnh, thông minh và đừng để họ nhìn thấy sự bất lực của mình trong ánh mắt, trên những nếp nhăn, những ngấn mỡ thừa và sự mệt mỏi, khổ đau trên gương mặt.
 
Vòng tay này có thể ôm siết, bờ môi này có thể nồng nàn, lời nói này có thể ngọt ngào, con người này có thể từng yêu ta say đắm, thì cũng có thể như thế với người phụ nữ khác.
 
Đừng có cái tham vọng điên cuồng rằng có thể giữ người đàn ông mình yêu bên cạnh mình đến suốt cuộc đời.
 
6. DỤC
Đối với đàn ông, đôi khi món lạ cũng là món ngon. Nướng thịt trước các anh tu hành thì không khiến vồ vào ăn thì nước miếng cũng lênh láng. Nhưng chẳng ai đổi cơm để ăn thịt nướng suốt đời cả. Người đàn ông khôn ngoan chỉ muốn có thêm, họ không muốn đánh đổi.
 
Vì không thể trói buộc sự chung thủy của một người đàn ông suốt đời. Hãy cảm thấy may mắn nếu người đàn ông của mình ăn vụng chuyên nghiệp, an toàn, sạch sẽ và kín đáo. Ví dụ biết là chỉ sử dụng condom tự mua, biết về HIV/AIDS, STDs, hay rằng giang mai là bệnh có thể lây qua đường miệng, cách dò camera ở khách sạn…. Ôi nghề chơi cũng lắm công phu!
 
Không cần thiết phí tiền phí giờ nằm đau đớn ở thẩm mĩ viện, để căng da mặt để hút mỡ để nâng ngực, phải rủ rỉ nhau các tuyệt chiêu các tư thế mới lạ trên giường để giữ chồng. Lúc thì sushi lúc là cơm chiên dương châu lúc cơm trắng muối mè, chán quá thì nấu ra thành cháo, thì cũng gọi là đổi mới đấy, nhưng cuối cùng cơm vẫn là cơm. Chúng ta không thể là cái buffet mà họ muốn.
 
Quá ghen tuông hay quá tin tưởng đều là sai lầm. Thỉnh thoảng hãy dò ra những nick lạ từng sign in trong máy tính của chồng, và search chúng trên google. Biết đâu sẽ nhìn thấy chồng mình đang trên web đen nào đó chia sẻ kinh nghiệm chăn rau, viết report mây mưa, xin share hàng hay review về gấu nhà mình.
 
“Make love” và “have sex” là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Là điều không phải đàn ông nào cũng hiểu. Rồi thì họ quên dần những cái nắm tay, những cái ôm siết, những nụ hôn nhẹ nhàng, đàn bà với họ trở thành con búp bê đã cũ, đã biết quên dần những va chạm ấm áp.

7. RỖNG
Việc phải sống suốt đời với một người đàn ông thật đáng sợ. Mỗi ngày lại thấy họ càng lúc càng xa lạ, càng khác với chính họ những ngày đầu tiên mình yêu.
 
Không thể chịu đựng cuộc sống mà tình yêu cứ ngày càng nhoạt toét. Loanh quanh trong bếp, chăm sóc con cái, nhận chút thương hại và quan tâm của chồng như sự ban ơn. Bỏ mặc mình già đi, béo lên và lôi thôi, cáu gắt vì tối mặt hầu hạ chồng con, rồi lại lo lắng nghĩ xem làm thế nào để chồng không chê không chán, không tìm đến những cái giường khác, trẻ trung và hấp dẫn hơn. Đừng tự hãnh diện và ngụy biện cho tất cả rằng mình đã hi sinh, đã rất cao thượng, rằng mình vì gia đình, vì các con. Ai cần, ai quan tâm. Với tôi một khi tình yêu cho kẻ khác không còn nữa, tôi sẽ yêu chính tôi, kể cả con cái hay mấy mẩu giấy kết hôn, đều vô nghĩa như nhau.
 
Mỗi chúng ta đều chỉ sinh ra một lần và chỉ có một cuộc đời để sống. Chúng ta không có quyền buộc mình hi sinh vì kẻ khác. Nhất là trong cái xã hội loài người lạc hậu mà tự gọi mình là hiện đại, luôn đánh giá và tôn vinh phụ nữ bằng những gì họ đã hi sinh cho đàn ông. Thật mị dân.
 
8. BUÔNG
Thứ gì có thể cầm lên được, thì cũng bỏ xuống được.
 
Đàn ông chia tay khi đã yêu người khác, đàn bà chia tay khi không còn tình cảm. Một khi muốn buông bỏ, mọi lý do đều trở nên hợp lý. Đừng trách móc bằng những lời hứa xưa cũ, khi ấy họ thật sự đã được tẩy não, đã quên rồi.
 
Thứ gì vỡ rồi thì đừng cố chắp vá, chỉ làm cứa máu tim, chỉ làm chúng ta trở nên đáng thương và thảm hại. Thay vì vùi mặt trong chăn gối khóc lóc sưng mắt và đầu tóc rối bù, thay vì chờ đợi và tìm kiếm như con ngốc, tự hủy hoại bản thân bằng nuối tiếc và đau thương. Sự tự trọng bao giờ cũng làm cho chúng ta đẹp hơn, cao hơn kẻ khác.
 
Sự căm hận không phải là chọn lựa thông thái. Sự trả thù ngọt ngào nhất trong tình yêu đó là lãng quên.
 
Mười ngón tay siết không đủ để giữ được nhau.

Mời xem bộ tiểu thuyết lịch sử lâu đời hơn hai thế kỷ của Việt Nam : HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ




Walther Giger --- Han Mac Tu Passacaglia




ÐỐNG ÐA MÙA XUÂN -- Nhà văn Hoàng Hải Thủy




                                           


Tượng Vua Quang Trung ở Sài Gòn.

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Ðến nay thấm thoắt mấy tinh sương…

Bà Huyện Thanh Quan
 
Ðọc “Thơ Chữ Hán” của Nguyễn Du tôi có một thắc mắc:
 
Nhà thơ lớn của chúng ta chứng kiến trận chiến thắng Ðống Ða vang danh trong lịch sử. Vua Quang Trung Nguyễn Huệ thống lĩnh quân dân ta đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh năm Kỷ Dậu — 1789 Dương lịch. Thi sĩ Tố Như ra đời năm 1765, ông 23 tuổi năm 1788. Ông là một chứng nhân của trận chiến thắng oanh liệt này. Nhưng ông không làm qua một bài thơ nào về trận chiến thắng của dân tộc, ông không nhắc một lời về Vua Quang Trung tuy ông làm thật nhiều thơ, những bài thơ thật Hay, thật Thơ, thật cảm động về những nhân vật lịch sử Trung Quốc: Khổng Minh Gia Cát Lượng, Mã Viện, Nhạc Phi, Tần Cối, Văn Thiên Tường, Ðỗ Phủ.. vv…

Không chỉ riêng Nguyễn Du, những nhà thơ sống cùng thời với thi sĩ, những người cùng chứng kiến trận đánh Ðống Ða lịch sử với ông, cùng sống qua thời kỳ cầm quyền ngắn ngủi rồi suy bại thảm thê của Nhà Tây Sơn, những thi sĩ thời ấy như Phan Huy Ích, Ngô Thời Nhiệm .. cũng không một ông nào làm một bài thơ nhỏ về Vua Quang Trung, về chiến thắng Ðống Ða. Văn học ta thời Vua Quang Trung và những năm sau đó không có một bài thơ — chỉ một bài thôi — ca tụng chiến thắng Ðống Ða, ta không có một bài thơ nào ca tụng Vua Quang Trung Nguyễn Huệ!

Ta có thể giải thích nguyên nhân sự không lên tiếng, thái độ của giới nhân sĩ Bắc Hà cố tình không biết, không nhắc đến Vua Quang Trung cùng chiến thắng lịch sử Ðống Ða là vì  nhân sĩ Bắc Hà vẫn trung thành với Nhà Lê — trung thành với Nhà Lê gần như đồng nghĩa trung thành với Nhà Trịnh — Nhà Tây Sơn diệt Nhà Lê, Nhà Trịnh nên Nhà Tây Sơn bị nhân sĩ Bắc Hà coi như kẻ thù. Nhà Tây Sơn là Vua Quang Trung, thù hận nhà Tây Sơn là thù hận Vua Quang Trung.

Nhưng không phải tất cả những nhân sĩ Bắc Hà đều như các ông Nguyễn Du, Phan huy Ích, Ngô thời Nhiệm, chừng ba mươi năm sau thời đại của ba vị văn thần kiêm thi sĩ trên đây — thời các ông trước ta hơn hai trăm năm xã hội ta chưa có những thi sĩ chuyên nghiệp, tức những người không làm gì cả ngoài việc làm thơ — một nhóm người con cháu của ông Ngô Thời Nhiệm — tên ông này được đặt cho một con đường ở Sài Gòn của ta — người đời sau gọi nhóm các ông này là Ngô Gia Văn Phái; các ông này ở làng Thanh Oai, tỉnh Hà Ðông, đã chung sức viết ra tác phẩm lịch sử tiểu thuyết đầu tiên của văn học Việt Nam: Hoàng Lê Nhất Thống Chí.

Tôi đọc Hoàng Lê Nhất Thống Chí, bản dich của Ngô tất Tố, những năm 1940, khi tôi tuổi đời mới tròn Một Bó. Ở vào số tuổi đó tâm trí tôi chỉ có thể thấy là hay những truyện như  Dế Mèn phiêu lưu ký, cao hơn nữa là những tiểu thuyết Trường Ðời, Giông Tố. Năm 1960 — hai mươi năm sau – năm 1960 tôi đọc Hoàng Lê Nhất Thống Chí lần thứ hai, bản dịch mới của một dịch giả tôi không nhớ tên, do Nhà Xuất bản Tự Do của Nhật báo Tự Do, Sài Gòn, ấn hành.

Trong lần đọc thứ hai này tôi thấy tác phẩm thật hấp dẫn, thật linh động. Tôi nghĩ đến chuyện những người viết HLNTC không phải là những người viết tiểu thuyết chuyên nghiệp, họ không có qua một kinh nghiệm nào về việc viết tiểu thuyết lịch sử..; vậy mà tại sao các ông  hoàn thành được bộ tiểu thuyết lịch sử giá trị đến như thế ?? Các ông viết HLNTC vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ 19 — khoảng những năm 1830 — kể từ ngày ấy tới nay đã  gần hai trăm năm trôi qua, tôi không thấy văn học ta có quyển tiểu thuyết lịch sử thứ hai nào xứng đáng gọi là tiểu thuyết lịch sử.

Rồi những mùa lá rụng theo nhau qua. Những người Việt Nam như tôi, cùng thế hệ tôi, ra đời trong nửa đầu thế kỷ 20, trưởng thành vào những năm giữa thế kỷ và suy tàn, già lão cùng với thế kỷ, không chỉ chứng kiến một cuộc biển dâu, mà là phải sống qua đến những hai, ba cuộc biển dâu. Cuộc biển dâu dữ dội nhất, tàn khốc nhất xẩy ra Tháng Tư 1975. Những năm 1996, 1997, sống yên lành ở Rừng Phong, Virginia Ðất Tình Nhân, những đêm êm vắng trong căn phòng ấm, đèn vàng, tôi đọc lại Hoàng Lê Nhất Thống Chí không biết đây là lần thứ mấy trong đời, tôi vẫn thấy tác phẩm thật hay, và lần này tôi thấy tôi cần phải viết ra, phải nói lên những cảm nghĩ của tôi khi đọc tác phẩm này.

Một trong những thắc mắc của tôi khi đọc HLNTC là: tại sao triều đại Nguyễn Tây Sơn nổi lên nhanh, mạnh, anh hùng đến như thế mà lại suy tàn, thảm bại cũng nhanh đến như thế ?Vua Quang Trung thống lãnh quân dân đánh tan bọn Mãn Thanh đầu năm Kỷ Dậu 1789 — Ra quân từ Phú Xuân những ngày cuối năm Mậu Thân 1788, tiến vào thành Thăng Long ngày Mồng Năm Tháng Giêng năm Kỷ Dậu 1789. Trước khi xuất quân vua lên ngôi hoàng đế ở Phú Xuân. Vua Quang Trung làm vua chỉ được có năm năm trời. Vua mất vào năm Quí Sửu 1793. Nguyễn Nhạc, cũng xưng hoàng đế, đóng đô ở Qui Nhơn, cũng tạ thế trong năm Quí Sửu 1793. Vua Quang Trung băng, con Vua là Quang Toản lên nối ngôi. Chưa đầy mười năm sau — năm Nhâm Tuất 1802 — Vua Gia Long bắt sống Quang Toản, chấm dứt triều đại Tây Sơn. Tính từ năm Vua Quang Trung lên ngôi năm Kỷ Dậu 1789 đến khi con vua là Quang Toản bị giết năm Nhâm Tuất 1802, Nhà Tây Sơn chỉ trị nước được có 13 năm.

Chẳng cần phải có kinh nghiệm chính trị hay kinh nghiệm sống, em nhỏ lên ba, cụ già chín bó cũng biết rằng không phải chỉ một mình Vua Quang Trung anh minh, hùng lược, tài tuấn  mà dân tộc ta có chiến thắng Ðống Ða. Tất nhiên bên cạnh, đằng sau Vua phải có thật nhiều những vị văn thần, dũng tướng giỏi, mạnh, những người tài cán thực hiện những sách lược, mệnh lệnh của vị chủ soái. Những vị tướng văn, tường võ này tuy không có năng lực và hùng lược như Vua nhưng cũng không phải là những người tầm thường. Nhà Vua mất sớm nhưng còn những võ tướng Ngô Văn Sở, Ðô Ðốc Long, những dũng tướng của trận Ðống Ða lịch sử, văn thần có Ngô Thời Nhiệm, Phan Huy Ích vv. Và còn biết bao nhiêu  người tài tuấn nữa?? Những vị này đi đâu hết, những vị này nghĩ gì, làm gì..? Tại sao các vị còn đó mà các vị để cho cơ nghiệp nhà Tây Sơn quang vinh bị suy bại thảm thê nhanh quá đến như thế ??

Và như vậy là trong những năm cuối thế kỷ 18 tình hình chính trị nước ta được hình thành giống như thời Tam Quốc bên Trung Quốc: Vua Quang Trung Nguyễn Huệ  giữ đất từ Phú Xuân — Thừa Thiên — đến Ải Nam Quan — lãnh địa Tây Sơn lớn và dài nhất — Vua Thái Ðức Nguyễn Nhạc đóng đô ở Bình Ðịnh — lãnh địa của Vua Thái Ðức nhỏ hẹp nhất, đã yếu lại bị hai mặt nam bắc tấn công, nhà Tây Sơn Bình Ðịnh bị diệt sớm nhất. Vua Gia Long Nguyễn Ánh xưng vương ở Gia Ðịnh. Vào thời này các ông Chúa nhà Nguyễn mới chiếm cứ và bắt đầu khai thác phần đất phì nhiêu bên dòng Cửu Long Giang.

Tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí  – HLNTC -- cho tôi thấy có thể Vua Gia Long thù hận Vua Quang Trung — cũng phải thôi. Hai ông vua này từng cầm quân xung đột với nhau nhiều trận, Vua Gia Long từng bị thảm bại nhiều lần — Nhưng các vua Minh Mạng, Tự Ðức tỏ ra có thái độ khoan dung hơn với triều đại Quang Trung. Hoàng Lê Nhất Thống Chí có nhiều trang tả chiến công oanh liệt của Vua Quang Trung mà không bị triều đình Huế cấm dân lưu trữ hay làm khó dễ những người viết. Bộ tiểu thuyết lịch sử số một của ta không một lần được khắc bản gỗ để in, những bản truyền lại đời sau chỉ là những bản chép tay. Nhưng quả thật là triều đình nhà Nguyễn đã không làm một hành động nào để tiêu hủy tác phẩm này vì trong đó có những trang đề cao triều đại thù nghịch trước.

Tôi sẽ đăng  những trang Hoàng Lê Nhất Thống Chí cùng với lời bình luận của tôi. Tập sách sẽ có tên là Trăm Năm Binh Lửa. Tôi không làm việc này như việc phân tích lịch sử mà chỉ là viết ra những cảm nghĩ, những nhận xét của tôi, của một người đọc rất thường khi đọc Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Mục đích của tôi chỉ là để giải trí cho quí vị bạn đọc và đem lại cho quý vị một dịp đọc lại Hoàng Lê Nhất Thống Chítác phẩm tiểu thuyết lịch sử giá trị của văn học ta.

Mời bạn đọc những trang đầu của Trăm Năm Binh Lửa:

CHIẾN THẮNG ÐỐNG ÐA. Trích “Hoàng Lê Nhất Thống Chí.”

Bắc Bình Vương cho đắp đàn trên Núi Bân, tế cáo Trời Ðất cùng các vị Thần Sông, Thần Núi, chế ra áo cổn, mũ miện, lên ngôi hoàng đế; đổi năm thứ 11 niên hiêu Thái Ðức của Vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc làm năm đầu niên hiêu Quang Trung. Lễ xong, hạ lệnh xuất quân. Hôm ấy là ngày 25 Tháng Chạp năm Mậu Thân — 1788.

Vua đốc xuất đại binh thủy bộ ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An Vua cho vời vị cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp đến gập và hỏi:

– Quân Thanh sang chiếm nước ta, tôi đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ thế nào ?

Nguyễn Thiếp nói:

– Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh, nên giữ ra sao. Chúa công ra Bắc chuyến này, không quá mười ngày giặc Thanh sẽ bị dẹp tan.

Vua rất mừng, liền sai Ðai tướng là Hám Hổ Hầu kén lính ở Nghệ An, cứ ba xuất đinh thì lấy một người làm lính, chưa mấy lúc đã được một vạn quân tinh nhuệ. Rồi Vua mở cuộc duyệt binh, đem số thân quân ở Thuận Hóa. Quảng Nam chia làm bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu, số lính mới tuyển ở Nghệ An làm trung quân.

Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh, truyền cho mọi người nghe lệnh:

– Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy đều đã phân định rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải cùng nòi giống dân ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay chúng đã nhiều phen tràn sang cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải; người mình ai cũng muốn đuổi chúng đi. Ðời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Ðinh Tiên Hoàng, Lê Ðại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Ðạo, đời Minh có Lê Thái Tổ. Các ngài không nỡ ngồi nhìn bọn giặc phương Bắc làm điều tàn bạo nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân chống địch. Các ngài chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương bắc. Ở các thời ấy Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Ðinh tới nay dân ta không còn quá khổ sở như thời bị nội thuộc trước đó. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy là những chuyện cũ rành rành của những triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh. Vì vậy ta phải đem quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy  cùng ta đồng tâm, hiệp lực, dựng nên công lớn. Chớ có quen thói ăn ở hai lòng, làm chuyện phản trắc, việc phát giác sẽ bị giết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước.

Quân sĩ đều nói:

– Xin vâng lệnh. Không dám hai lòng.

Hôm sau Vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Các đạo quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. Ðến núi Tam Ðiệp, Sở và Lân ra đón, hai người mang gươm trên lưng mà chịu tội.

Vua Quang Trung nói:

– Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho quản trị cả mười một thừa tuyên, lại cho tùy tiện làm việc. Vậy mà giặc đến không đánh nổi một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước. Binh pháp dậy: “Quân thua, chém tướng.” Tội các ngươi đáng chết vạn lần. Song ta nghĩ các ngươi đều là hạng võ dũng, chỉ biết đánh, tài tùy cơ, ứng biến thì không có. Nên ta đã để Ngô thời Nhiệm ở lại đấy làm việc với các ngươi, chính là lo về điều đó. Bắc Hà mới yên, lòng người chưa phục. Thăng Long là nơi bị đánh cả bốn mặt, không có sông núi để nương tựa. Năm trước ta ra đánh đất ấy, chúa Trịnh quả nhiên không thể chống nổi. Các ngươi đóng quân trơ trọi ở đấy, quân Thanh kéo sang, người trong kinh kỳ làm nội ứng, các ngươi làm sao mà giữ thành được. Các ngươi biết nín nhịn để tránh mũi nhọn của giặc, lui về chặn giữ nơi hiểm yếu, trong thì kích thích lòng quân, ngoài thì làm cho giặc kiêu căng; kế ấy là rất đúng. Khi mới nghe nói ta đã đoán việc lui quân về đây là do Ngô thời Nhiệm chủ mưu, sau hỏi Văn Tuyết thì quả đúng như vậy.

Thời Nhiệm lậy hai lậy tạ ơn. Vua nói tiếp:

– Lần này ta xuất quân, phương lược tiến đánh ta đã có sẵn. Chẳng qua mười ngày, có thể đuổi được giặc Thanh. Nhưng ta nghĩ nước chúng lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua trận, chúng ắt lấy làm thẹn mà mưu sự báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Ðến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới có thể dẹp được việc binh đao; việc ấy không phải Ngô Thời Nhiệm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn nuôi dưỡng lực lượng; bấy giờù nước giầu, dân mạnh, ta có sợ gì chúng.

Bọn Sở, Lân đều lậy tạ và nói:

– Chúa thượng thật là nhìn xa, chúng tôi ngu muội không thể nghĩ tới chỗ đó. Hiện nay phương lược tiến đánh ra sao xin Chúa thương chỉ rõ, chúng tôi nhất nhất tuân theo.

Vua sai mở tiệc khao quân, chia quân sĩ ra làm năm đạo. Hôm đó là ngày 30 Tháng Chạp. Vua nói riêng với các Tướng:

– Ta với các ông hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước, tối 30 Tết ta lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới ta vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ông hãy nhớ lời ta.

Vua truyền lệnh : Ðai tư mã Sở, Nội hầu Lân đốc xuất tiền quân làm tiên phong, Hám hổ hầu đốc xuất hậu quân làm đốc chiến, Ðai đô đốc Lộ, Ðô đốc Tuyết đốc xuất tả quân; trong tả quân có thủy quân vượt biển vào sông Lục Ðầu. Ðô đốc Tuyết sẽ hành quân ở vùng Hải Dương để tiếp ứng với mặt đông, Ðô đốc Lộc kéo quân đi gấp lên các hạt Lạng Sơn, Phượng Nhãn, Yên Báy chặn đường về của quân Thanh; Ðại đô đốc Bảo, Ðô đốc Long đốc xuất hữu quân, trong đó có quân voi và quân kỵ mã; Ðô đốc Long dẫn quân xuyên qua huyện Chương Ðức, đến thẳng làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, đánh ngang vào đồn quân Thanh ở Ðiền Châu, Ðô đốc Bảo dẫn quân voi, ngựa ra làng Ðại Áng, huyện Thanh Trì, tiếp ứng cho cánh hữu.

Năm đạo quân vâng lệnh, đúng ngày gióng trống lên đường ra bắc.

Khi quân ra đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó chạy trước; khi quân đến sông Thanh Quyết, toán quân Thanh đi tuần thám từ xa trông thấy bóng đã bỏ chạy. Vua Quang Trung thúc quân đuổi theo, đến huyện Phú Xuyên thì bắt sống được hết bọn này, không một tên nào chạy thoát. Vì vậy không có quân về báo tin, những đạo quân Thanh đóng ở Hà Hồi, Ngọc Hồi đều không hay biết gì cả.

Nửa đêm ngày Mồng Ba Tháng Giêng năm Kỷ Dậu — 1789 — Vua Quang Trung tới làng Hà Hồi, huyện Thượng Phúc. Vua cho quân  vây kín làng ấy rồi mới bắc loa truyền gọi. Tiếng quân lính luân phiên nhau dạ ran, nghe như đông đến vài vạn người. Trong đồn lúc ấy mới biết, ai nấy rụng rời, sợ hãi, liền xin ra hàng; lương thực, khí giới trong đồn này bị quân Nam lấy hết.

Vua Quang Trung ra lệnh lấy 60 tấm ván, ghép ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín; tất cả là 20 bức. Kén lính khỏe mạnh, mười người khiêng một bức, lưng dắt dao ngắn, 20 binh sĩ khác theo sau mỗi bức, dàn hàng ngang thành trận chữ “Nhất”, tiến đến đồn Ngọc Hồi. Vua cưỡi voi đốc tiến. Mờ sáng ngày Mồng Năm quân đến đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh trong đồn nổ súng bắn ra, quân tiên phong nấp sau những bức ván nên không ai bị trúng đạn. Thấy có gió bắc, quân Thanh dùng ống phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời, cách gang tấc không trông thấy gì. Quân Nam bắt đầu bị rối loạn. Nhưng chỉ trong chốc lát trời trở gió nam, quân Thanh tự làm hại mình.

Vua Quang Trung hạ lênh đội khiêng ván xông thẳng đến đồn. Khi đến nơi đội quân này bỏ ván, rút dao ngắn chém giặc. Những binh sĩ theo sau nhất tề xông vào đánh.

Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Thái thú Ðiền Châu là Sầm Nghi Ðống tự thắt cổ chết. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết, thây giặc nằm đầy đồng, máu chẩy thành suối, quân Thanh đại bại.

Trước đó Vua Quang Trung đã phái một toán quân theo bờ đê Yên Duyên kéo lên, mở cờ, gióng trống làm nghi binh ở phía đông. Quân Thanh chạy về đến đó trông thấy cờ xí lại càng hoảng sợ. Lại thấy quân voi từ Ðại Áng tới, quân Thanh hết hồn, hết vía bị dồn chạy xuống Ðầøm Mực, làng Quỳnh Ðô. Quân Tây Sơn lùa voi giày đạp, quân Thanh chết đến hàng vạn người trong đầm này.

Giữa trưa hôm ấy — Ngày Mồng Năm Tết Kỷ Dậu — Vua Quang Trung kéo quân vào thành Thăng Long. Vua hẹn với tướng sĩ sẽ ăn Tết trong thành Thăng Long ngày Mồng Bẩy Tết. Chiến thắng diễn ra đúng như lời Vua nói trước.

Ngưng trích.

Lời bàn của Công Tử Hà Ðông :

Ðây là lần thứ hai Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đem quân ra Thăng Long. Lần thứ nhất  Quân Tây Sơn ra Bắc là năm Bính Ngọ — 1786. Khi ấy Vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Bình — một tên khác của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ — đem quân ra đánh lấy đất Thuận Hóa, thủ phủ của đất này là thành Phú Xuân, tức thủ đô Huế đời nhà Nguyễn Gia Long. Lần xuất quân thứ nhất này Nguyễn Bình có các tướnng Nguyễn hữu Chỉnh, Võ văn Nhậm phụ tá. Chỉnh là người Bắc Hà, có tài lược, mưu mô, lại biết rõ tình hình chính trị Bắc Hà, nên khuyên Bình nhân thắng lợi tiến quân ra Thăng Long diệt họ Trịnh. Bình làm theo lời khuyên của Chỉnh và thành công. Bọn tướng lãnh của Chúa Trịnh, đa số chỉ quen tranh quyền vị, đánh giết lẫn nhau, hà hiếp, bóc lột dân đen, thấy quân Tây Sơn kéo ra đều thi nhau bỏ chạy. Chúa Trịnh lúc đó là Trịnh Tông, tự tử chết trên đường chạy trốn. Chúa Trịnh bỏ chạy, Vua Lê vẫn ở kinh đô. Nguyễn Bình vào Thăng Long, tôn trọng Vua Lê, nói:

– Thiên hạ là của Chúa Trịnh thì một thước đất tôi cũng lấy, thiên hạ của Vua Lê thì một thước đất tôi cũng không lấy.

Tuy nói một thước đất của Vua Lê ông cũng không lấy, nhưng Nguyễn Bình có lấy nàng công chúa Ngọc Hân của Vua Lê. Hoàng Lê Nhất Thống Chí không cho ta biết khi tiến quân ra Bắc Vua Quang Trung, khi ấy mới là Nguyễn Bình,  bao nhiêu tuổi, trước khi lấy Công Chúa Ngọc Hân ông đã có vợ hay chưa. Lịch sử ta, theo kiểu viết sử của Trung Quốc, thường không viết gì về đời sống tình cảm vợ chồng của những nhân vật lịch sử.

Những cơn binh lửa, biển dâu trùng trùng nối tiếp nhau. Nguyễn hữu Chỉnh đưa quân Tây Sơn ra bắc, ở lại không theo về nam, trở thành Quận công, quyền nghiêng thiên hạ. Cuối cùng Chỉnh bị Tướng Tây Sơn Võ văn Nhậm bắt sống, giết một cách thê thảm : phanh thây, mổ bụng, moi ruột cho chó ăn. Trong HLNTC có nhiều người chết thê thảm, thê thảm nhất là cái chết của Vua Quang Toản, con Vua Quang Trung, và cái chết của Bằng quận công Nguyễn hữu Chỉnh.

Trong đoạn truyện trên đây tôi muốn các bạn cùng xét với tôi sự kiện :

– Ngày 29 Tết Vua Quang Trung đến Nghệ An, ra lệnh tuyển quân ở Nghệ An “cứ ba xuất đinh thì lấy một người lính, chưa mấy lúc đã được hơn một vạn quân tinh nhuệ...” Tôi thắc mắc về chi tiết này.

Như trong truyện ta thấy Vua Quang Trung không ở Nghệ An lâu đến ba ngày. Mà dù có ở lại đấy ba ngày chăng nũa quân Tây Sơn cũng không thể có đủ thì giờ để tuyển nhập ngũ đến một vạn quân — 10.000 người -- Kể cả thời đại này, với cả trăm nhân viên hành chính chuyên về tuyển mộ binh sĩ, với những dàn máy vi tính hỗ trợ, sợ cũng khó có thể tuyển mộ được đến 10.000 người nhập ngũ trong ba ngày. Ðất Nghệ An lại không phải là đất đai nhà Tây Sơn. Dân Nghệ An tất nhiên không tuân phục ngay mệnh lệnh của những người xa lạ mới đến. Khi có giặc trai tráng địa phương, nếu không cầm võ khí chống địch, thường bỏ trốn để giữ mạng sống. Dân đất bị chiếm mới được tuyển vào lính, không được huấn luyện, không thể nào là “quân tinh nhuệ” được.

Dã sử ghi về chuyến tiến quân ra Bắc đánh quân Tôn sĩ Nghị của Vua Quang Trung thêm chi tiết :

– Vua Quang Trung cho quân lính cứ ba người một tốp, khiêng võng nhau đi — một người nằm võng, hai người khiêng, cứ thế thay đổi — thành ra quân trẩy liên miên không lúc nào ngừng mà mọi người vẫn được thay phiên nhau nghỉ. Do đó trong chuyến đi này quân Tây Sơn đã hành quân cực kỳ thần tốc.

Tôi thấy :

– Trước hết quân lấy võng đâu mà khiêng nhau? Ðể có thể đánh thắng 200.000 quân Mãn Thanh thuộc loại chính quy, tức lính nhà nghề, quân Tây Sơn ta phải có ít nhất là 100.000 người. Và phải có ít nhất là 20.000 cái võng.

Tôi nghi người sau chép sử phóng đại số quân Thanh sang Thăng Long. Quân Thanh sang nước ta không thể nhiều đến số 50.000 người. Họ lấy gì ăn? Họ không thể cướp gạo của dân Nam để ăn – họ có thể cướp gạo nhưng dân Nam ở quanh Thăng Long thời ấy không nhiều, không đủ gạo để nuôi bọn quân Thanh. Tôn Sĩ Nghị có thể cho tải gạo từ bên Tầu sang, nhưng đường quá xa, lính đi bộ, phải mất nhiều ngày quân tải lương mới từ Vân Nam sang đến Thăng Long. Ði đường, quân tải lương phải ăn. Ðường xa họ ăn gần hết số gạo họ mang theo. Số quân Nam của Vua Quang Trung cũng được phóng đại.

Cứ cho là Vua Quang Trung đã tính trước, đã cho quân nhu dệt võng trước — việc dệt một lúc 20.000 cái võng không phải việc dễ làm. Nhưnng cứ cho là có sẵn võng đi — Việc người lính hành quân đi xa vạn dặm, phải mang theo võ khí, lương thực, lại phải vừa đi vừa khiêng võng có người nằm.. có phải là việc nên làm chăng, có lợi chăng ? Hay việc đó chỉ làm cho cả ba người lính người nào cũng mất sức, thay vì họ được đi mà không phải khiêng võng ??? Hành quân đến nơi họ còn phải chiến đấu nữa ! Phải chăng chuyện lính khiêng võng nhau chỉ là một huyền thoại nhân dân thêm vào chiến dịch này???

Và đây là những ngày tàn thê thảm quá đỗi của Nhà Tây Sơn oai hùng một thưở:

Ngày 18 tháng Sáu năm Nhâm Tuất — 1802 — Vua Gia Lonng tiến quân ra Thăng Long, quân Tây Sơn  tan vỡ. Vua Quang Toản bỏ thành cùng với em là Quang Thùy và bọn Ðô đốc Tú qua sông Nhĩ Hà, chạy lên phía bắc.

Vài ngày sau Quang Thùy và vợ chồng Ðô đốc Tú cùnng tự thắt cổ chết. Quang Toản và một số triều thần bị thổ hào Kinh Bắc bắt sống, đóng cũi đưa đến nộp cho quân Gia Long.

Dẹp yên Bắc Hà Vua Gia Long ở lại thành Thăng Long một thời gian, hạ chiếu kêu gọi nhân dân yên ổn làm ăn, chia đặt quan văn, quan võ cai trị các trấn, lại mời nhiều quan chức cũ của nhà Lê ra làm việc, giảm bớt thuế khóa.

Vài tháng sau Vua Gia Long trở về kinh đô Phú Xuân, tổ chức đại lễ tế cáo trời đất cùng các vị  tiên vương, Vua Quang Toản cùng nhiều người khác theo Vua Quang Toản bị đem ra dùng cực hình giết chết trong lễ này… Nhà Tây Sơn tuyệt diệt.

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Ðến nay thấm thoắt mấy tinh sương…

Vua Gia Long  vào thành Thăng Long năm 1802 thì năm 1802 — cũng năm 1802, ngay trong năm 1802 — Nguyễn Du chấm dứt cuộc bất hợp tác với nhà cầm quyền, cuộc bất hợp tác kéo dài hơn mười mùa lá rụng dưới triều Vua Tây Sơn, ra nhận quan chức của triều Vua mới…

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Ðá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Mước còn trau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy, người đây luống đoan trường.


Lời hịch cũa vua Quang Trung lên ngôi Hoàng Đế, trước khi kéo quân ra Bắc đáng giặc Tàu không còn manh giáp






Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ.
 
Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó ngựa xe tan tác
Đánh cho nó manh giáp chẳng còn
Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng có chủ.


Đêm Không Ngũ- thơ Hàn Mặc Tử - Walther Giger phổ nhạc -- Ca sĩ Camille Huyền






Non sông bốn mặt mơ màng
Thức chỉ mình ta dạ chẳng an.
Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối
Gió thu lọt cửa cọ mài chăn.
Khóc giùm thân thế hoa rơi lệ
Buồn giúp công danh dế dạo đàn.
Trỗi dậy nôm na vài điệu cũ
Năm canh tâm sự vẫn chưa tàn.
 

Nam Tính, Nữ Tính, Androgynous? Người viết: Trangđài Glassey-Trầnguyễn



Chuyện bên hàng cá: Ai đi chợ?

Sáng Chúa Nhật, tôi đi chợ như thường lệ.  Hàng tôm cá nhộn nhịp, nhấp nhô những cái vai và cái đầu.  Phía trong là những nhân viên người Mễ thoăn thoắt bắt cá, chiên cá, chặt cá, kẻ chào người gọi, tiếng đặng tiếng được, Anh-Việt-Bồ-Ðào-Nha lẫn lộn.
- Qua bên này, mấy ông khổ quá!
Một bác ngoài năm mươi đứng chờ mua cá phàn nàn.  Ở Việt Nam, theo bác thì sướng!  Vợ đi chợ, vợ nấu cơm, vợ dọn cơm, vợ rửa chén.  Vậy là gọn.  Bên này phiền phức!  “Cả tuần đi làm, cuối tuần còn phải đi chợ!  Mệt quá!”
Câu hỏi mà người Việt hải ngoại vẫn không trả lời được, là liệu ở thời đại thông tin và kỹ thuật này, việc nhà có còn là chuyện đàn bà không?  Câu trả lời sẽ rất khác cho từng quốc gia, từng văn hóa trong một thiên niên kỷ mà giới tính trong giai đoạn chuyển tiếp, một thứ “gender in transition.”

Ðánh Vợ = Không Ly Dị

Sau khi phàn nàn về chuyện chợ búa, ông quay sang “nhận định” chuyện gia đình:
- Tôi viết cái bài cho lớp English 100 của tôi, lý luận chặt chẽ lắm!  Ngày trước Mỹ nó cũng như mình thôi!  Vợ ở nhà, chứ làm gì có ra đường!  Ðàn bà ra đường sinh ra lắm chuyện!
Và để kết luận, người đàn ông trung tuần này quả quyết về nguyên nhân tối hậu của nạn ly dị, “Tại ở Việt Nam đàn ông đánh vợ nên mới không ly dị.  Ở đây không dám đánh, nó ly dị đầy ra.  Bực chịu không nổi!”  Nếu có ai hoạt động trong lãnh vực chống bạo hành trong gia đình, chắc sẽ xin mời ông ấy đi “tĩnh huấn” vài hôm vì cái nhìn quá bạo động như vậy.  Không ai lấy việc đánh vợ làm nền tảng cho việc tránh đổ vỡ trong gia đình, nhất là lại không ngại ngùng phát biểu giữa chợ cuối tuần nghẹt kín người.

Nữ tính

J. thấp người, với bề ngang hơi quá cỡ.  “Hồi đó đi lính, người ta nam hóa mình.”  Mười sáu tuổi, J. sanh đứa con trai đầu lòng, rồi chưa kịp thấy mặt nó, đã ký gửi cho dịch vụ con nuôi.  Mười bảy năm sau, trong một lần lướt sóng trên mạng, cô tình cờ gặp lại con.  Chàng thanh niên ấy cũng giống cô ở chiều cao và bề ngang.  Gặp nhau ư?  “Khoan hẵng!”
Nếp sống trong quân đội không mấy êm ả như J. tưởng.  “Ai cũng biết quy luật, nhưng ngó lơ khi thấy đồng đội phạm luật vì mình cũng làm chuyện của mình.”  Cái thai của cô cũng trong một lần rượu chè quá đà mà ra.  Nhưng điều mà J. cảm thấy phẫn nộ nhất là “người ta đề cao nam tính, và bắt tôi phải tuột bỏ hết những gì là nữ tính.”  Cô không thích nấu ăn, giặt giũ, hay giữ gìn nhà cửa.  May vá thì miễn bàn.  Và đi đứng thì như quả banh lăn long lốc, cồng cộc như con gà trụi.  Và để gặp con lần đầu tiên sau bao nhiêu năm phân tán, J. vẫn còn cần chinh phục cái nữ tính của mình trước khi đối diện với cái hiện thực “làm mẹ” quá xa lạ này.
Ðể đáp ứng nhu cầu quân lực để cầm súng thời đệ nhị thế chiến, phụ nữ Mỹ được khuyến khích đầu ngũ để phục vụ quê hương.  Và chương trình thu nhận nữ quân nhân, cũng như phong trào nữ quyền tại Mỹ đòi hỏi quyền bầu cử và các quyền dân sự khác, đã làm cho vai trò của người phụ nữ trãi rộng trên nhiều bình diện khác nhau.  Cái vấn nạn mà phụ nữ đương đại vẫn đối diện từng ngày, là làm sao dung hòa công việc và gia đình, nhất là những công việc chuyên ngành đòi hỏi những chuyến công du xa hay những sinh hoạt cuối tuần.  Liệu những chọn lựa kia có đưa đến một đời sống tốt đẹp cho sinh hoạt gia đình và vấn đề nuôi dạy con cái không?

Lấy chồng ư?  Chi mà vội!

Bạn bè đồng lứa trong những buổi gặp gỡ hay vui đùa với nhau thường cắp đôi đứa này với đứa kia, hay hỏi chuyện đứa nào đã ra trường, đã có vợ có chồng.  Thời nay, người ta không gấp gì chuyện lập gia đình.  Các nữ tài tử Hollywood lắm cô sanh con đầu lòng ở tuổi ngoài bốn mươi.  Còn thanh niên thiếu nữ Việt ở Mỹ thì tự hỏi, “Sao lại phải cột chân sớm?”
Một nhiếp ảnh gia trẻ tại Little Sàigòn về Việt Nam hai tháng trời, để săn ảnh.  Nhưng cái mà anh “bắt” được qua lăn kính của mình vượt quá dự tính của anh.  Khi gặp những cô gái đôi mươi bán vé số, hay cảnh một cô dâu Việt Nam đang lên xe hoa với một chú rể Ðài Loan, anh mong là mình sẽ đến hỏi cưới những cô gái ấy ngay – để họ không phải khổ.  Anh cưới được mấy vợ, lo được mấy người đây?

Nữ hóa sự bần cùng

“Feminization of poverty” là một thực trạng được ghi nhận trên toàn cầu về tình trạng nghèo đói của phụ nữ.  Thống kê ghi nhận 70% dân số thế giới sống trong nghèo đói là phụ nữ (Gary Ferraro, 2004 tr. 258), và con số này chỉ tăng chứ không giảm.
Sự chênh lệch về ngạch lương ở Mỹ dựa theo giới tính vẫn còn nghiêm trọng, đặc biệt là đối với phụ nữ da màu.  Không nói đến số ít những phụ nữ đạt được thành tựu mỹ mãn trong công việc, như làm CEO hay giám đốc điều hành, phụ nữ ở Mỹ nói chung vẫn nằm trong gọng kềm của cái mà người ta gọi là “gender stratification,” hay nôm na sự giai cấp hóa theo giới tính.
Trong tất cả các nền văn hóa thế giới, từ thời hoang sơ khi con ngừơi còn sống nhờ vào hoa thú từ thiên nhiên, cho đến nền nông nghiệp cơ khí hóa, phụ nữ ngày càng bị phân biệt đối xử trong việc phân chia lao động.  Khi con người còn sống trong xã hội quần tụ, nhặt quả và săn thú, thì sự đối xử bình quyền trải đều trong tương quan xã hội và gia đình.  Mọi người cùng thu nhặt thức ăn, và cùng chia nhau tất cả.  Một khi xã hội nông canh hình thành, vai trò của người phụ nữ bắt đầu bị coi thường và những công việc của họ bị đánh giá là kém quan trọng và không có giá trị kinh tế.
Nguyễn Cao Hiệp, người khởi xướng Ðại Hội Nữ Nghệ Sĩ Việt Mỹ lần đầu tiên tại Hoa Kỳ trong năm 2004, phải khổ sở vì người ta cứ hỏi anh tại sao trong khi là một “mày râu” mà lại có ý tưởng tổ chức đại hội cho “nữ nghệ sĩ.”  Ái da, việc gì cần làm thì làm, tại sao phải đặt câu hỏi về giới tính ở đây?  Có lẽ cũng cần hỏi, vì tiếng nói và sự đóng góp của phụ nữ trong xã hội ngày nay vẫn chưa được nhìn nhận thỏa đáng.  Một số bạn trẻ nhận thấy giới văn sĩ, họa sĩ Việt Nam hải ngoại nhìn chung vẫn còn là diễn đàn của phái nam.

“Equity”

Cái chữ equity này, chúng ta nghe quen trong giới địa ốc hay dịch vụ tài chánh.  Nhưng trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, hình như không thấy người ta nhắc đến chữ này trong tương quan nam nữ.  Chúng ta có bàng quang không về một trong những vấn đề khá mấu chốt mà thế giới đang quan tâm?
Chuyện bình quyền dựa trên giới tính chỉ là một trong nhiều cái bình quyền mà xã hội dân chủ đòi hỏi và mong đạt đến.  Tuy nhiên, từ tâm lý đến thể chất, nam nữ vốn khác biệt nhau.  Nam nữ tương quyền chắc vẫn hay hơn là bình quyền.  Vì như vậy, mỗi phái đều có cái quyền được khai triển trọn vẹn sở trường của họ mà không thấy bị áp lực xã hội phải “phô trương nam tính” hay “che giấu nữ tính.”  Mỗi giới tính sẽ có cái đất dụng võ riêng.
Những câu ca dao tục ngữ vẫn cho chúng ta những bằng chứng về “nữ quyền” ở Việt Nam.  “Lệnh ông không bằng cồng bà.”  “Vợ muốn là trời muốn.”  Người ta vẫn nói, ở nhà thì bố có uy, nhưng mẹ nắm tất cả mọi quyết định.  Tuy nhiên, để áp dụng thuyết nam nữ tương quyền, nếu vợ chồng cùng vâng lời nhau, thì thế giới sẽ đi vào một giấc tiềm sinh êm ái.

Black Racoon phản ánh sau khi đọc bài viết:

Lệnh ông không bằng cồng bà.
Ru con, con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành ông voi
Muốn coi lên núi mà coi
Có bà Triệu Tướng cưỡi voi đánh cồng
Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh kiếm cho chồng ra quân
(Ca dao)

Cồng và lệnh là 2 loại nhạc khí của người Bách Việt (Yueh) phương Nam. Bài ca dao trên cho thấy người VN thời bà Triệu cách nay 1,800 năm đã xử dụng cái cồng rất rộng rãi. Cái lệnh thì tôi không biết (hay là chiêng?). Cồng, ngày nay rất quen thuộc trong bộ sưu tập của thế giới qua cái tên Gong. Gong tìm thấy nhiều ở VN, Mã Lai, Philippines và Indonesia.

Nhưng vấn đề là tại sao lại cồng của bà mà lệnh của ông? Tiếng cồng rất trầm ấm và vang xa. Tiếng lệnh có lẽ là oang oang, chát chúa, tục ngữ VN: giọng như lệnh vỡ.
Câu trả lời “cồng của bà lệnh của ông” tuy vậy là một nghiên cứu biên khảo rất dài thuộc phạm vi triết học. Triết học lưỡng nghi hoặc âm dương yin yang. Có một điều khá hiển nhiên là người Hoa không có cồng. Họ chỉ có phèng la 鑼. TQ khi nghiên cưú cồng thì hoặc là dùng chữ Gong, hoặc là dùng chữ 鑼,锣 (simplified) để thay thế một cách miễn cưỡng. Cái phèng la thì ai cũng biết khi xem đám múa lân. Tiếng của nó ồn ào, chèn chẹt, đâm ngang.

Tóm tắt:

Nói đi cũng phải nói lại. Từ “lệnh ông không bằng cồng bà” đến pháp lý hóa xã hội vấn đề gia đình và nam nữ có một khoảng cách khá dài. Dù gì thì người phụ nữ và trẻ em tại Mỹ chẳng hạn vẫn được bảo vệ rất kỹ lưỡng và an toàn. Điều lợi trước mắt khi người phụ nữ đi làm việc là họ khá vững tâm trước mấy chuyện bờm sờm của các nam đồng nghiệp và chủ nhân nào hơi bị… dê cụ.

Nếu để ý, quý vị sẽ thấy người phụ nữ Mỹ không chỉ có tính cách mạnh mẽ cười to đi nhanh, họ cũng còn nhiều nét duyên dáng khác. Vơí điều kiện các anh đàn ông phải là những gentlemen tối thiểu.


Đễ cái nhìn về "Tổ Quốc VN" được cân phương: sau khi đã đăng bài viết của ông phóng viên trang mạng Bloomberg viết về những suy nghĩ cũa một boat refugee tên là Khoa Phạm, tui xin đăng bài phỏng vấn của ông Bùi Dương Liêm với một thuyền nhân tên là Đinh Hùng. Ngôn ngữ thời thượng gọi là thông tin hai chiều. Mời theo dõi bài phỏng vấn




Boat Refugees Returning Home Warm to Vietnam Dong: Asean Credit

“I am optimistic and betting on Vietnam,” Khoa Pham says over the phone from his Microsoft Corp. office in his birthplace Ho Chi Minh city. “One can say the economy is revving up like a motorbike.”

When Khoa Pham returned to Vietnam in 2011, 34 years after fleeing on a boat, the U.S. lawyer was wary of keeping wages in the dong. The currency had just been devalued 7 percent and inflation was faster than 20 percent.
Three years on, with consumer-price gains at around 5 percent and Vietnamese spilling out of the country’s first Starbucks, the 48-year-old is saving more in dong and looking to invest in a local stock market that has surged 14 percent this year. Pham, who spent four months adrift at sea when he was 11 and then six months in a Malaysian refugee camp, says Vietnam is ready to join the ranks of Southeast Asian tigers.

“I am optimistic and betting on Vietnam,” he says from his office at Microsoft Corp. in his birthplace Ho Chi Minh City. “One can say the economy is revving up like a motorbike.”
Vietnam received about $11 billion in remittances from overseas citizens last year and rising foreign investment helped lift exports, prompting Prime Minister Nguyen Tan Dung’s government to forecast the fastest expansion in three years in 2014. Fitch Ratings raised its outlook on the nation’s B+ credit ranking to positive from stable last month, while noting that banks “have a high but unknown level” of bad loans.

Customers line up to purchase drinks on the opening day of the first Starbucks outlet in Ho Chi Minh City on Feb. 1, 2013.
 
The inflows have lessened pressure on authorities to devalue the dong, according to BNP Paribas SA and Standard Chartered Plc, the most-accurate forecasters for the currency, who expect the central bank to depreciate by 1 percent in 2014 as the U.S. Federal Reserve pares stimulus. The currency has weakened 1.2 percent in the past year to 21,100 per dollar, compared with plunges of 19 percent for Indonesia’s rupiah and 9 percent for the Philippine peso.

Regaining Trust

More overseas Vietnamese, known as Viet kieu, are investing in the local economy or returning to find work, where previously they would send money to relatives, said Tony Diep, managing director at Indochina Capital, a fund manager and property developer whose real-estate vehicles have $460 million of committed capital. Diep fled in a boat as a five-year-old in 1975 when Communist forces won the Vietnam War and he returned in 2007 after leaving JPMorgan Chase & Co. in New York.
“You see high-quality, overseas Vietnamese starting to come back to Vietnam,” he said. “There was a lot of skepticism about the government. More and more people trust the government so more and more come back. The more times you come back, the more confident you are. You don’t invest the first time you come back. But perhaps the third or fourth.”

The dong has weakened 1.3 percent against the dollar in the past year, compared with plunges of 20 percent for Indonesia’s rupiah and 10 percent for the Philippine peso, and looks set to hold its value as the Federal Reserve pares stimulus. 
 

Doubts Remain

There are more than 4 million Vietnamese living and working overseas, according to a Jan. 23 posting on the government website. About 500,000 overseas Vietnamese visit the country every year, including experts coming back to work and people seeking business opportunities, the government said in September 2012. Pledged foreign direct investment climbed 55 percent to $21.6 billion in 2013.
BNP Paribas, which had the closest estimates in the last four quarters as measured by Bloomberg rankings, predicts the dong will weaken 1.4 percent to 21,400 per dollar by year-end. Standard Chartered, the second-best, sees a drop to 21,300.

Vietnam devalued the dong by about 7 percent on Feb. 11, 2011 when the central bank fixed the reference rate 8.5 percent weaker and narrowed the trading band to 1 percent from 3 percent previously. The currency fell 24 percent over the six years through 2013 and was last devalued by 1 percent in June.

Australia & New Zealand Banking Group Ltd. forecasts a 2.8 percent drop to 21,700 per dollar as a U.S. economic recovery bolsters the dollar.

Exports Decline

“The dong has outperformed regional currencies and to be in line with weakness of regional currencies, it makes sense for them to let the currency weaken slightly,” Irene Cheung, a foreign-exchange strategist at ANZ in Singapore, said in an interview yesterday.

Vietnamese exports fell 10.8 percent in January from a year earlier, the first drop in two years, official data show. Foreign-exchange reserves, estimated at $28.6 billion at end-December, are equivalent to 2.4 months of current external payments, not a large buffer, Fitch said in its statement last month.

Vietnam’s economy is in a “muddle-through” stage due to its impaired banking system, Matt Hildebrandt, an economist in Singapore at JPMorgan Chase & Co., wrote in Jan. 27 research note. He predicts a 5.7 percent expansion in 2014. Annual growth has averaged 6.6 percent this century, according to International Monetary Fund data.
Indochina Capital’s Diep concedes that overseas Vietnamese still harbor doubts over the economy.

“They put money mostly in real estate and sometimes small businesses with their relatives,” he said in a Feb. 12 interview in Hanoi. “Viet kieu don’t invest much in the stock market because they don’t trust the books.”

Gold Premium

This year’s stock rally is more than twice as big as the next best among 22 Asia-Pacific share indexes. The yield on five-year government bonds has dropped 33 basis points to 8.13 percent this year. The yield is 15 basis points higher than similar-maturity notes from Indonesia, ranked five levels above Vietnam by Moody’s Investors Service.
 
A narrowing gap between local and international gold prices is also signaling confidence in the dong, said Mirza Baig, head of foreign-exchange strategy at BNP Paribas in Singapore. The premium investors pay to buy gold locally over global prices narrowed to 2.27 million dong per tael today from 4.22 million at the end of 2013, reducing the demand to import the precious metal. One tael is 1.2 ounces.
“There’s a certain bullishness around the Vietnamese economy as a whole,” said Eddie Cheung, a strategist in Hong Kong at Standard Chartered. “There is a push for greater foreign-investor participation in many of the local sectors.”

Remittances Rising

Inflation slowed to 5.45 percent in January after reaching 23 percent in August 2011, the fastest pace since 2008, official data show. Policy makers have cut the benchmark refinancing rate eight times since the start of 2012 to spur growth, which the government forecasts will reach 5.8 percent this year from 5.42 percent in 2013.

Remittances, which make up around 7 percent of Vietnam’s economy, may rise at least 20 percent this year, Dau Tu newspaper reported on Jan. 27. Authorities issued a decree on Jan. 6 allowing “strategic” foreign investors to take a 20 percent stake in local banks, up from a 15 percent ceiling.
Vietnam raised its per-capita income more than fivefold to $1,896 last year from $375 in 1999, according to International Monetary Fund estimates. The gain has lifted the country to middle-income status, according to the World Bank.

“The government has done a commendable job,” said Microsoft’s Pham, who like Diep returned because he believed he could make more of a difference in his birthplace than his adopted nation. “Vietnam’s best days are still ahead.”

Chế độ ăn uống tuyệt vời của người ăn chay va 10 lợi ích sức khỏe .Bạn Tùng ưu ái gửi bài viết này đến các bạn U60 với ước mong chúng ta sống lâu trăm tuổi