khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Công Phu Để Làm Ra Một Chiếc Guitar Tuyệt Hảo




Chiều thứ bảy hưởn (!), ngồi "chém gió" nơi xứ người.



LED ZEPPELIN, 2012



Nước Mỹ có thể mất bất cứ lúc nào -- Người viết Nguyễn Tường Thụy



Hôm đến thăm tòa soạn báo Người Việt (California), một chị trong Ban biên tập hỏi mình: “Cảm tưởng của anh từ khi sang Mỹ?”, mình trả lời luôn:

-Tôi có cảm giác như nước Mỹ mất bất cứ lúc nào. 

Mọi người tròn mắt hoảng sợ, chờ mình giải thích. Không phải mình rủa cho thằng đế quốc này nó chết đi đâu mà nói có cơ sở hẳn hoi nhé. 

Nguy cơ của nước Mỹ bắt đầu ngay từ khâu tuyên truyền. Ai đời một quốc gia to tổ bố mà cái tên chỉ nhõn một chữ: Mỹ. Ít ra, phải có mỹ từ nào đó đi kèm như “Nhân dân” trong quốc hiệu Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, “Dân chủ” trong Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên hoặc “Xã hội chủ nghĩa” trong Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chứ.

Không có những chữ ấy đã đành, còn không có cả mục tiêu, kiểu như hướng tới “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” nữa. Sợ cộng sản chế giễu à? Thì cứ hô lên, thiên hạ không tin thì cũng có vài thằng tin. Vài thằng còn hơn không. Sợ không phấn đấu được à? Thì cứ nói đại, còn dân không giàu, nước không mạnh, cũng chẳng có độc lập, không có tự do hạnh phúc thì đã chết ai. Hình như người Mỹ chẳng biết đến câu: “điều gì không đúng, nói mãi rồi người ta cũng tin”

Ở các đường phố Mỹ, người ta không biết trương lên các băng rôn điện tử như “Nước Mỹ muôn năm”, “đảng (đảng gì nhỉ, hi hi) quang vinh muôn năm” hay “Tổng thống Washington sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”. Cờ Mỹ chỉ treo ở công sở, không chịu mang cắm phần phật ra hai bên đường để nhắc nhở đây là nước Mỹ bao giờ.

Thời gian mình ở Mỹ, cả 3 buổi sáng, chiều, tối, không làm việc thì cũng giao tiếp nên thường xuyên long nhong trên đường. Mặc dù trước khi sang đây mình ra sức hình dung nhưng không tránh khỏi những điều lạ, nó chẳng giống như môi trường quen thuộc mình đã sống. Vì thế, mình càng lo cho nước Mỹ.

Đất nước gì mà ngay cả thủ đô cũng chẳng thấy mống cảnh sát nào, cứ như là một vùng đất hoang không có ai quản lý vậy. Lúc anh lái xe chở mình từ sân bay về chỗ ở, chỉ thấy xe hơi là xe hơi. Dân cứ thế lái, chẳng có ai chỉ đường, phân luồng hay giám sát giao thông. Mình căng mắt ra nhìn vào lề đường với hy vọng túm được chú cảnh sát nào đó đang núp lùm. Nhưng hỡi ôi, cây thì nhiều nhưng toàn là cây thưa lá, thì núp ở đâu. Mãi rồi cũng thấy có một chỗ khuất. Mình nhắc anh lái xe:

-Chầm chậm thôi anh, coi chừng lùm cây, chú ý cảnh sát…

Anh quay sang mình 1 giây như không hiểu gì rồi lại chăm chú vào tay lái.

Mãi rồi quen. Đúng là ở Mỹ, họ không cho cảnh sát đứng đường thật. Mà không cho đứng đường thì làm gì có thu nhập thêm. Không có thu nhập thêm thì làm sao khuyến khích được sự tận tụy của nhân viên cộng lực. Cảnh sát sẽ sinh ra trễ nải với công việc thì bảo vệ chế độ làm sao. Lẽ ra phải có chính sách kích thích họ sao cho ngày nghỉ cũng tranh nhau đi làm nhiệm vụ, lăm le trực thay đồng nghiệp khi đồng nghiệp mới chỉ nhức đầu, sổ mũi. Chiến sĩ không có thu nhập thêm thì lấy chi cống nạp, sếp tiêu bằng cái gì ngoài lương, chỉ đạo phá án làm sao mà sáng suốt được. Ở Việt Nam, ấy chết, nói nhầm, ở nước khác á, điều một cảnh sát ra đứng đường sếp thu ít ra cũng dăm nghìn đô. Tiêu hết, sếp lại “luân chuyển cán bộ”, thu thêm. Mới biết Mỹ to xác nên ngờ nghệch, làm sao nghĩ ra được những cái mẹo ấy.

Cảnh sát đã vậy còn tình hình dân phòng cũng không khá hơn. Vào các khu thương mại và ở cả những chỗ hàng quán quây ra vỉa hè nữa, chẳng thấy dân phòng vung vẩy dùi cui đuổi chợ. Mà lực lượng này cần gì phải trả lương vì nó tự trang trải được. Nó đói thì bắt trứng lộn, trái cây mà ăn, khát thì bắt coca, pepsi mà uống, no rồi thì chia nhau mang về cho vợ tuồn sang chợ khác. Hôm nào dân sợ quá, không dám bày hàng ra, không có thu nhập gì thì cũng giải quyết được khâu oai, tăng cường nỗi sợ hãi từ dân đối với Chính phủ. Không nuôi dưỡng lực lượng này, nếu có biến xảy ra thì huy động sao đây. Cái đám lúc nhúc ấy, nếu sử dụng vào việc dẹp biểu tình, giải tán đám đông, cưỡng chế đất cũng được việc đáo để đấy.

Mình nhập cảnh vào Mỹ cũng chẳng ai thèm để ý. Ít ra, mình cũng từ nước cộng sản sang nước đế quốc. Cộng sản với đế quốc là kẻ thù của nhau, một mất một còn. Mặc dù kiểm tra an ninh rất kỹ, không phát hiện ra vũ khí, vật dụng kim loại nhưng làm sao biết đầu óc mình đang nghĩ gì. Lẽ ra, ngay từ sân bay, họ phải cho người theo dõi xem thằng cha Việt cộng ấy hành tung ra sao, ẩn náu ở đâu, móc nối cấu kết với thế lực thù địch nào chứ.

Hai ngày đầu tiên, mình được bố trí ở một nhà ngoại thành. Chủ nhà giành cho mình một phòng riêng, đầy đủ tiện nghi. Mỗi lần ra khỏi phòng, mình chỉ khư khư tấm hộ chiếu như lá bùa hộ mệnh, lại còn kẹp sẵn hai tờ 20 đô la vào nữa, phòng khi công an hay tổ trưởng dân phố đến hỏi thì nhanh nhảu trình ngay để gây thiện cảm.

Chiều tối, mọi người đến chơi đông lắm. Nhưng mình miệng vẫn nói chuyện còn lòng dạ thì không yên. Nhớ hôm nhà mình tụ tập đông người, nhờ có “tai mắt của nhân dân” mà bọn chúng biết Thúy Nga đang ở đây nên mới mai phục đánh cho một trận nhừ tử, gãy cả chân khi mới ra khỏi nhà mình chừng dăm phút. Nghĩ thế, thỉnh thoảng mình lại ra ngoài nhìn quanh xem có thấy hàng xóm rình rập gì không. Khách đến chơi, ô tô để đầy phía trước tức là rất bất thường, không rình thì phí cả cơ hội. Phát hiện thấy một phần tử người nước ngoài đang ẩn náu ở đây mà trình báo, nếu không được thưởng thì cũng tăng thêm uy tín với chính quyền. Nơi mình sống, nhà nào có người làm cán bộ chính quyền, công an, hay dân phòng thì tự hào và yên tâm lắm, khối người nhờ vả. Nếu không có thì tìm cách quen thân. Nhà mình không thân được ai nên đành chịu.

Cuối cùng, mình lén chốt chặt cửa lại nhưng thỉnh thoảng vẫn đánh mắt ra phía ngoài, chỉ sợ công an đến kiểm tra đột xuất. Nghĩ lại hôm 25/9/2013 công an phá cửa nhà mình xông vào bắt Phương Uyên rồi bắt luôn cả 9 người khác mà kinh hãi đến tận bây giờ. Nhỡ ra công an Mỹ lấy lý do kiểm tra hộ khẩu, xông vào bắt mình nện cho một trận rồi tống lên máy bay áp giải về Việt Nam thì hỏng hết việc, chưa ra trận mà đã thành tù binh.

Khách đã về hết, chỉ còn mình với chủ nhà. Lúc này đã 10 giờ nhưng không thấy anh có vẻ gì lo đến việc khai báo lưu trú. Định nhắc, lại sợ anh cho mình là nhà quê. Mình đành gợi ý khéo bằng cách tỏ ra rằng mình có rất thể là đối tượng cảnh sát quan tâm để anh đừng quên việc trình báo, mình bảo:

-Ngày xưa tôi có 5 năm ở chiến trường…

Có vẻ như anh chẳng để ý gì, mình tỏ ra nguy hiểm hơn:

-Tôi ra trận, đánh nhau hăng lắm, cũng được mấy danh hiệu dũng sĩ.

Nhưng anh chỉ bảo:

-Từ chiều đến giờ, mải nói chuyện, anh chưa ăn, tôi làm cái gì cho anh ăn nhé.

Mãi rồi mình cũng biết, ở đây không có qui định khai báo tạm trú lưu trú gì ráo trọi. Tóm lại, hộ chiếu của mình chỉ phải chìa ra mấy lần khi xuất, nhập cảnh, ngoài ra chẳng ma nào thèm hỏi đến. Quản lý lỏng lẻo thế này, làm sao tránh khỏi thế lực thù địch trà trộn vào dân phá hoại cơ chứ.

Tuy vậy cái dở nhất của nước Mỹ là làm cho dân nhờn. Quốc hội gì mà ai ra vào tùy thích, tránh sao khỏi mất thiêng. Lại còn rồng rắn mang theo mỗi người cốc cà phê hay nước uống vào nữa chứ. Đi cũng uống, ngồi cũng uống, mỏi tay thì để cả lên bàn toàn tài liệu quan trọng, chẳng ra cái vẻ uy nghiêm của cơ quan quyền lực cao nhất nước gì cả. Không có hàng rào cảnh sát gườm gườm, đầy sát khí mỗi khi thấy ai có vẻ dân thường mon men đến gần. Mình ra vào nhà Quốc Hội mấy lần, chỉ thấy họ kiếm tra xem những thứ mang theo có gì có thể gây ra nguy hiểm thôi chứ không kiểm tra giấy tờ xem là ai, quan hay dân thường, có ai là đối tượng theo dõi không, chủ quan đến thế là cùng.

Buổi đầu, mình cứ nem nép đi theo mấy cháu, thấy chúng nó vào đâu, mình mới dám vào. Sau quen dần, mình xông khắp nơi, vào cả phòng tổng thống cầu nguyện, đứng ở nơi tổng thống tuyên thệ nhậm chức chụp ảnh, chụp chán rồi nằm khèo lên đi văng hóng cái không khí thoáng đãng, chẳng thấy ai thèm nhắc nhở.

Hôm điều trần ở quốc hội, khi một ông nghị phát biểu, mình thấy bà Sanchez đứng nép sang một bên vui vẻ chờ đến lượt mình như học sinh chờ lên bảng. Nghe nói bà có nhiều người giúp việc, thế mà không có đứa nào chạy đi bê ghế xun xoe đặt vào mông bà. Nếu ở ngoài trời chắc cũng chẳng đứa nào chịu cầm ô che. Hình như đám giúp việc chẳng hãi bà tí nào, chẳng sợ bà đuổi việc hay sao ấy.

À, còn ở Hollywood, dân chúng nặn cả tượng tổng thống đương nhiệm bằng sáp mới táo tợn chứ. Obama đứng, cười nhăn nhở, chìa tay ra cho ai muốn bắt thì bắt. Nhạo báng lãnh tụ còn cách nào hơn nữa không, hỏi sao dân không nhờn. Mình bắt tay chụp hình xong liền xoa đầu gã một cái để thử phản ứng nhưng không thấy cảnh sát nào chạy đến xốc nách dong đi.

Tóm lại, ở Mỹ, hệ thống chuyên chính vô sản, à quên, chuyên chính… tư sản tê liệt, không phát huy tác dụng, quan và dân như cùng một lứa, thậm chí quan còn sợ dân, khổ hơn dân. Đó là điểm yếu chết người của nước Mỹ. Nếu không biết làm cho dân sợ thì sao tránh khỏi chuyện biểu tình không theo định hướng, rồi cứ đà này, dần dần dân chúng lật nhào chế độ lúc nào không biết ấy chứ.

CHUYỆN CỤ GIÀ HÀ NỘI



Tôi có người bạn thân, gốc Bắc di cư vào Nam năm 1954, đang ở Canada, trở về thăm Hà nội cách đây hơn 10 năm. Anh ấy gặp cụ già trên 80 tuổi ở bờ hồ. Hai bên tâm sự. Đây là phần đối đáp:- Anh từ trong Nam ra hay từ nước ngoài về thăm quê?

- Thưa, cháu từ Canada về.

- Thế thì tốt quá. Nếu anh từ Mỹ về thì tôi ghét lắm?

- Có phải tại Mỹ dội bom làm chết đồng bào Miền Bắc của mình nên cụ ghét Mỹ?

- Không phải thế. Tôi ghét Mỹ vì tụi nó dội bom nửa vời rồi ngưng và bỏ đi. Nếu tụi nó tiếp tục dội bom Miền Bắc thêm vài tuần nữa thì chúng tôi đã được giải phóng, không phải sống với bọn ác nhân, nói phét, lừa đảo. Anh có biết không, Miền Bắc chúng tôi trông chờ các anh trong Nam tiến ra Bắc giải phóng giùm. Bây giờ hết hy vọng.

Bạn tôi lặng thinh, không dám có ý kiến. Cụ già nói tiếp:

- Người Bắc khôn nhứt đã chạy vô Nam năm 54. Khôn hơn nữa là cùng với đồng bào Miền Nam chạy ra nước ngoài. Chúng tôi ngu nên phải ở lại với bọn này.

Thầy đã dạy tôi như thế nào -- Người viết Vương Đức Bình



Tôi học sư phạm từ năm 1971 đến tháng 6 năm 1976, nghĩa là rơi đúng vào buổi giao thời nhiều biến động. Vào sư phạm đúng vào lúc chiến trường Quảng Trị diễn ra ác liệt và ra trường vào lúc cuộc “đổi đời” xảy ra cũng ác liệt không kém. Môi trường học đường cũng thay đổi. Nhiều năm tháng thật không dễ để đứng vững trên bục giảng. Có lúc đói đến nỗi đôi mắt không nhìn rõ bảng phấn nữa là! Đôi lúc chán nản, muốn bỏ nghề cho xong, nhưng rồi tôi vẫn còn tiếp tục được nghề nghiệp của mình là nhờ một vị thầy rất đáng kính: Thày Nguyễn Văn Trường. Tôi luôn nhớ về thầy mỗi khi cần một tiếng nói nâng đỡ đâu đó sâu thẳm trong lòng mình. Tôi thường nhớ về thầy so với các thầy cô khác vì hai lẽ: Thứ nhất vì thầy là thầy giáo hướng dẫn lớp tôi, thày dạy tôi môn số học vào năm thứ hai, và thầy cũng là người dẫn tôi đến với bục giảng đúng theo nghĩa đen của từ này. Giờ thực tập đầu tiên của tôi, thầy giới thiệu tôi với lớp 10C trường Võ Trường Toản và ngồi xem tôi giảng bài. Thứ hai, tôi nhớ thầy vì thầy là người mà tôi từng sợ “hết biết”. Môn số học của thầy, sinh viên phải nộp 3 bài tập ở nhà và làm một bài thi cuối học phần. Môn ấy đã khó, nhưng nỗi sợ của tôi không ở chỗ môn ấy khó. Tôi sợ thầy!

***

Bài nộp đầu tiên khi thầy chấm xong và đem phát lại cho sinh viên thì lạ thay chỉ có bài của tôi thầy chẳng chấm điểm mà cũng chẳng có nhận xét. Chờ đến cuối giờ học, tôi mới “khép nép” đem bài làm của mình lên hỏi thầy. Thầy cầm lấy bài làm của tôi, nhìn tôi bằng cái nhìn thân thiện nhưng câu trả lời thì ôn tồn mà hết sức nghiêm khắc: “Thầy đã cho anh bài về nhà làm, anh có khá nhiều thời gian tại sao trong bài làm của anh lại còn những chỗ bôi xóa?” Quả thật trong bài làm của tôi có nhiều chỗ tôi đã lấy thước gạch bỏ đi mấy dòng trong chứng minh. Vậy là bài làm thứ nhất tôi không có điểm nào. Không hiểu sao thầy lại không cho zéro (0)!

Bài nộp thứ hai cũng rơi vào tình trạng như bài thứ nhất mặc dù tôi phải viết đến ba lần bài viết đó để không có một chỗ bôi xóa sửa chữa nào! Cũng mang lên hỏi thầy, lần này câu trả lời là: “Trong chứng minh của anh, tại sao dấu bằng (=) ở dòng trên với dấu bằng ở dòng dưới thụt ra thụt vào vậy? Khi anh đi dạy, học sinh sẽ rất khó theo dõi chứng minh, anh phải tập viết cho ngay ngắn. Tính cách con người thể hiện trong chữ viết đấy!” Trời ơi, lần này thì tôi “phát rét”. Chỉ có ba bài làm mà hai bài tôi đã không có điểm thì kể như tiêu rồi!

Bài nộp thứ ba cũng vậy mặc dù tôi đã cẩn thận viết như in, không có một chỗ bôi xóa nào, các kí hiệu toán học ngay ngắn tăm tắp, chứng minh chặt chẽ tưởng như khó có thể chat chẽ hơn. Lần này tôi quyết khiếu nại và nếu cần thì tranh luận với thầy về trường hợp của tôi mới được. Nhưng câu trả lời của thầy làm tôi thật sự choáng và… tâm phục khẩu phục: Anh biết không, hồi xưa thầy học với người Pháp, phải viết bằng tiếng Pháp, vì vậy thầy có viết sai chính tả tiếng Việt thì còn có thể hiểu được. Môn học này thầy giảng cho các anh bằng tiếng Việt, thuật ngữ toán học bằng tiếng Việt mà ông Hoàng Xuân Hãn đã khổ công biên soạn. Tại sao trong bài làm của anh còn có chỗ sai chính tả? Thày giáo không có quyền viết sai chính tả tiếng mẹ đẻ của mình. Anh không biết yêu tiếng mẹ đẻ của mình sao? Người nào không biết yêu tiếng mẹ đẻ của mình thì không nên làm thày giáo!

Tôi nghẹn ngào chịu ba lần quở trách của thầy và chắc chắn là mình thi hỏng môn này mất thôi! Hôm công bố điểm thi cuối học phần, thật tình tôi không dám đến xem bảng điểm, tôi chỉ ngồi xa xa dưới bóng cây me tây trong sân trường nhìn các bạn bu quanh bảng điểm mà lòng xấu hổ lắm. Khi các bạn reo lên kết quả đậu 6 sinh viên trong tổng số 21 sinh viên của lớp thì... lòng tôi “tan nát”. Nhưng bạn có biết không, tôi vinh dự là một trong 6 sinh viên đó đấy.

Thầy sống đơn giản, mặc dù lương giáo sư chắc không phải là thấp trong thời buổi đó. Thầy đi dạy bằng chiếc xe đạp cũ kỹ. Thầy mặc một cái áo vải Nil France cũ đến nỗi nó trở thành mỏng te. Có lần tôi bạo gan hỏi thầy: Trong trường giáo sư nào cũng đi xe sang trọng trừ thầy và giáo sư Thiery (!), sao thày không đi xe nào coi cho "phong độ" mà mãi đi chiếc xe đạp cũ rích. Câu trả lời như vầy: "Khi đất nước còn nghèo mà chỉ riêng mình giàu là một cái nhục. Khi mọi người đều giàu mà chỉ riêng mình nghèo cũng là một cái nhục".

***

Thày đã dạy tôi sống và làm nghề dạy học như thế đó!

NHỮNG “MŨI KHOAN” NGỐC NGHẾCH VÀ VÔ VỌNG! -- Thi sĩ Cao Thoại Châu




Dù sống ở đâu, mang nhãn quan chính trị nào thì mọi người kể cả người không phải VN, hiện nay cũng đều thấy nhà cầm quyền Bắc Kinh đang cho thực hiện những mũi khoan thăm dò dầu khí trên lãnh hải không phải của họ mà là của VN. Giàn khoan này đáng chú ý là đã được bảo vệ bởi hàng trăm tàu quân sự TQ trá hình làm tàu cá với thái độ rất hung hăng khiêu khích nhắm vào các tàu kiểm ngư VN có nhiệm vụ chấp pháp không vũ trang và cả nhửng tàu của ngư dân VN đang làm nghề. Có thể nói, nhìn cho thấu đáo thì hành vi đó của Bắc Kinh là hành vi xâm lược. 


Tại một cuộc hội thảo có nhiều chuyên gia nước ngoài tham dự mới đây, một chuyên gia nói phía TQ đang “khoan thăm dò” (không phải thực chất là dầu khí trong lãnh hải VN) mà là khoan thăm dò…lòng yêu nước của người VN! Một cách ví von thật tuyệt vời! Khoan dầu khí ở biển Đông chỉ cần mũi khoan cơ học dài vài trăm mét là cùng, nhưng “khoan thăm dò lòng yêu nước” của người VN thì không có mũi khoan nào chịu cho nổi, vì lòng yêu nước của người VN rất dày, trên bốn ngàn năm và hơn thế nữa.
 
Trong thời gian dài đằng đẵng từ ấy trở về sau, những triều đình TQ đã “khoan” và tất nhiên không ai có thể quên họ đã có những “mũi khoan”…nháng lửa và ê chề! Xâm lược Giao Chỉ, Mã Viện cho đóng một cái cột bằng đồng khắc lời “rủa” “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” và thực tế lịch sử của cả hai nước đều có ghi Giao Chỉ còn đó cho đến nay và mãi mãi trong khi cái “mũi khoan” cột đồng Đông Hán kia đã không còn ngay sau đó! "Cột đồng Đông Hán nào đâu thấy / Chỉ thấy Tây Hồ nước vẫn trong", lòng yêu nước kiên cường của dân tộc VN làm nên sự trường tồn của đất nước là không có gì sánh nổi!
    
Một ngàn năm đô hộ đất nước này của phía TQ là một thời gian quá dài nhưng cuối cùng, những triều đại VN thời ấy đã tiếp nhau “nhổ cọc”. Một so sánh thú vị, kẻ đi “khoan thăm dò lòng yêu nước của người VN” lại tan tành vì chính những cái cọc bằng gỗ- hay bằng lòng yêu nước - 3 lần đóng bằng thủ công trên sông Bạch Đằng của chính người bản xứ giăng ra! Lòng yêu nước có sức mạnh kinh khủng trước tình cảnh “Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến” và lời đáp là “Quyết chiến”. Khi vua Trần lại hỏi “Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?”, bách tính đáp “Hy sinh!”. Lòng yêu nước vừa vô cùng đanh thép rắn rỏi vừa vô bờ bến không ngại hy sinh. Phong kiến TQ đã “khoan” phải cái mỏ thép đó của người VN!
    
Những triều đại độc lập Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê và Tây Sơn…là những chỗ mũi khoan phương Bắc bị gãy! Lịch sử hai bên còn ghi rành rành ra đó!
   
Ngàn năm trước, đất nước này vẫn nhỏ bé, dân lại càng không đông nhưng các vua thời ấy biết khai cái mỏ cực kỳ quý hiếm của nước mình và mấy câu “Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” là thơ viết về lòng yêu nước tuyệt vời nhất của VN! Các vị vua ngày xưa ấy là những người “khai mỏ” tuyệt giỏi! Hay chính họ cũng là một trầm tích đáng tin cậy của lòng yêu nước?
 

Tiếng lóng Saigon trước ngày bị đứt phim -- Tác giả Lê văn Sâm




 

Đài phát thanh Đáp Lời Sông Núi phỏng vấn ông Đinh Quang Tuyến (Saigon, VN).



Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Cho rộng đường dư luận: tin hay không tùy người xem!




THƯ MỜI HỌP MẶT TOÀN CẦU CỰU SINH VIÊN KHOA HỌC KỸ THUẬT MINH ĐỨC VÀO TRUNG TUẦN THÁNG 9 NĂM 2015 TẠI LITTLE SAIGON, QUẬN CAM, CALIFORNIA, HOA KỲ




Chia Tay Ải Tây, thơ Tô Thùy Yên





CỦA CÉSAR HÃY TRẢ CHO CÉSAR


Vốn nổi tiếng là món ăn Trung Hoa nhưng sự thật thì xuất xứ của chúng lại đến từ những nơi khác trên thế giới.

1. Gà sốt tàu xì
 
10 món ăn quen thuộc thường bị gắn mác Trung Quốc 1
 
Chúng ta thường được giới thiệu nó như một món đặc sản của người Hồ Nam. Tuy nhiên, món ăn này lại do một đầu bếp người Trung Quốc ở New York nghĩ ra.
 
2. Hoành thánh cua chiên
 
10 món ăn quen thuộc thường bị gắn mác Trung Quốc 2
 
Với lớp vỏ bánh là hoành thánh, chúng dễ khiến chúng ta lầm tưởng đây là một món “rặt” Trung Hoa. Nhưng sự thật là, với lớp nhân có lớp cream cheese, đây là một món do người Mỹ tạo ra. Nguyên liệu đó vốn không hiện diện ở Châu Á.
 
3. Bánh may mắn
 
10 món ăn quen thuộc thường bị gắn mác Trung Quốc 3
 
Nơi xuất xứ thật sự của món quen thuộc này thật ra chính là Nhật Bản với tên gọi “senbei”.
 
4. Xào thập cẩm
 
10 món ăn quen thuộc thường bị gắn mác Trung Quốc 4
 
Dù chưa xác định được nguồn gốc rõ ràng nhưng qua cách kết hợp những-thứ-còn-lại-trong-nhà-bếp, chúng ta có thể đoán nó đến từ một người Mỹ sinh sống tại Trung Quốc.
 
5. Nước sốt vịt
 
10 món ăn quen thuộc thường bị gắn mác Trung Quốc 5
 
Nước sốt vịt là một phiên bản Mỹ hóa của nước sốt mận Trung Quốc. Nó có màu da cam từ quả mơ và rất phổ biến ở Trung Quốc.
 
6. Sườn xào chua ngọt
 
10 món ăn quen thuộc thường bị gắn mác Trung Quốc 6
 
Vị chua ngọt của nước sốt rõ ràng là đến từ Mỹ vì chính vị bột cà chua quen thuộc. Ở Trung Quốc sốt tương xay vẫn thông dụng hơn, đồng thời họ cũng ít khi dùng sườn heo chiên cắt thành từng miếng như ở Mỹ.
 
7. Trứng chiên Thượng Hải
 
10 món ăn quen thuộc thường bị gắn mác Trung Quốc 7
 
Xuất xứ của món này chính là trứng ốp lết của người Trung - Mỹ dành cho những người công nhân làm tại đường ray tàu lửa với trứng và rau củ là thành phần chính.
 
8. Bò xào bông cải
 
10 món ăn quen thuộc thường bị gắn mác Trung Quốc 8
 
Được biết đến đầu tiên ở Mỹ với thịt bò kết hợp với bông cải xanh - một nguyên liệu không thể có ở châu Á. Tuy nhiên, người Trung Quốc đã thay thế bông cải xanh bằng bông cải ở đây, tạo ra một hương vị khác hẳn.
 
9. Gà sốt cam
 
10 món ăn quen thuộc thường bị gắn mác Trung Quốc 9
 
Với hương vị ngọt hơn, gà sốt cam tạiTrung Quốc có hương vị hoàn toàn khác với gà sốt cam được chế biến tại Mỹ với vị ngọt hơn.
 
10. Súp trứng
 
10 món ăn quen thuộc thường bị gắn mác Trung Quốc 10
 
Có hai điểm khác nhau giữa súp trứng tại Mỹ và Trung Quốc đó chính là tại Mỹ, súp trứng được bày trong một chiếc đĩa và thành phần súp có thêm bột bắp tạo độ sánh.
 

DINH THỰ VUA MÈO Ở HÀ GIANG


Gần một thế kỷ trước, trên cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), thủ lĩnh người Mèo đã xây một dinh thự vừa là nơi ở, làm việc, vừa có khả năng chiến đấu. Dinh nhà Vương, xây trong 8 năm, tiêu tốn 15 vạn đồng bạc trắng.
 
 
Dinh Nhà Vương là điểm dừng chân thú vị khi ghé thăm cao nguyên đá. Diện tích dinh thự là 1.120 m2 xây dựng trên thung lũng Sà Phìn (Đồng Văn, Hà Giang). Hai bên con đường dẫn vào khu nhà Vương là hàng cây sa mộc thẳng đứng, xanh mướt quanh năm. Các cây sa mộc này được mang từ Trung Quốc về, trồng bên ngoài tường thành.
 
 
Xung quanh nhà Vương được bao bọc bởi 2 vòng tường thành đá, cao khoảng 3 m, có những lỗ châu mai.
 
 
Tường thành gồm những phiến đá khít nhau, xếp thành vòng tròn bao quanh khuôn viên nhà. Những bức tường đá là nét đặc trưng trong văn hóa người H'Mông ở Hà Giang.
 
 
Lối dẫn vào nhà Vương là 15 bậc đá gồm những phiến đá lớn, vuông vức, được chạm khắc nhiều kiểu hoa văn.
 
 
Cổng nhà cong, uốn lượn với những cánh dơi - biểu tượng cho chữ "phúc". Mái cổng bằng gỗ được trạm khắc tinh xảo, với nhiều kiểu hoa văn. Trải qua gần 100 năm, những chi tiết được đục đẽo thanh mảnh vẫn chưa hề mục nát.
 
 
Trước nhà treo bức hoành phi gồm bốn chữ Biên Chính Khả Phong, có thể hiểu là sắc phong cai trị miền biên cương.
 
 
Nhà Vương được xây dựng bằng nguyên liệu đá xanh, gỗ thông và ngói đất nung. Ngôi nhà được chia thành tiền dinh, trung dinh và hậu dinh với 4 nhà ngang, 6 nhà dọc. Tất cả đều được dựng 2 tầng, với tổng cộng 64 buồng.
 
 
Nhà xây cao dần từ ngoài vào trong, tính đến khu hậu dinh đã cao hơn cổng chính vào nhà khoảng 10 m. Giữa các gian nhà là những sân rộng, được lát đá phiến.
 
 
Theo tính toán của chủ nhà, các phòng trong cấp nhà đầu tiên dành để tiếp dòng họ, quân dân địa phương. Cấp nhà thứ 2 là nơi ở của 3 bà vợ, con cái, người hầu hạ. Cấp nhà thứ 3 là phòng nghỉ và bàn công việc của Vương Chính Đức - chủ nhân của ngôi nhà. Chính nơi đây, ông Đức xét xử tội phạm hay bàn những phi vụ buôn thuốc phiện lớn.
 
 
Trong khuôn viên dinh còn có cả kho lương thực, kho thuốc phiện, kho vũ khí. Hệ thống mái xếp chồng lên nhau, đặc trưng kiến trúc đời nhà Thanh, Trung Quốc.
 
 
Ngay từ khi xây nhà này, cụ Vương Chính Đức đã tính toán nó là pháo đài, có khả năng phòng vệ và chiến đấu, chịu được thời gian, thiên nhiên. Ngôi nhà xây bằng đá xanh vĩnh cửu, gỗ thông núi đá rất cứng và chống mối mọt tốt. Ngói máng âm dương màu ghi xanh có thể chống được mưa đá to - kiểu thời tiết khắc nghiệt ở đây.
 
 
Nhà Vương có mái lợp ngói máng, hiên nhà lợp ngói ống trang trí hoa văn hình chữ "thọ".
 
 
Cửa bằng gỗ thông, được chạm khắc hoa văn độc đáo. Ngoài những bông hoa đào, dễ nhận thấy trên mỗi cánh cửa là một bông hoa thuốc phiện to.
 
 
Những chân cột nhà bằng quả cầu đá, hình quả anh túc. Tương truyền, những thợ giỏi nhất ở Vân Nam thời đó chạm khắc rồi dùng bạc trắng mài cho bóng chân cột nhà, thành màu đồng thau cho giống quả anh túc khô. Có thể thấy trong ngôi nhà có nhiều kiểu kiến trúc, hoa văn hình loài hoa anh túc.
 
 
Những chân cột khác cũng bằng đá xanh và được vẽ hoa văn hình con hổ, rồng phượng...
 
 
Trong khu dinh thự còn giữ lại một số vật dụng thường ngày của gia đình họ Vương như bàn thờ, tủ quần áo, bàn làm việc, bàn ăn, cối giã gạo...
 
 
Bể tắm sữa dê bằng đá của Vương Chính Đức, được đục đẽo thành hình bán nguyệt.
 
 
Liền kề với hậu dinh là hai lô cốt, chứa thuốc súng. Hai lô cốt xây bằng đá xanh, cao 3 tầng, trong đó tầng một thông với phòng ngủ của Vương Chính Đức ở khu hậu dinh.
 
 
Hai chòi gác bằng đá đều có lỗ châu mai. Đứng từ đây có thể quan sát tứ phía, dễ dàng phát hiện và chiến đấu khi có kẻ xâm nhập.
 
 
Ngoài hệ thống nhà chính, còn có một số khu nhà tách biệt như khu vệ sinh, nhà kho, chuồng bò, chuồng ngựa. Đặc biệt, nhà Vương có một bể lớn, dung tích 300 m3, hứng nước mưa đủ dùng quanh năm. Theo một số tài liệu, số tiền chi cho toàn bộ khu nhà hết 15.000 đồng bạc trắng, trong đó riêng bể nước tốn hết 700 đồng bạc trắng.
 
 
Người cho xây dựng dinh thự là Vương Chính Đức. Cụ Đức là thủ lĩnh của đồng bào H'Mông ở Hà Giang, nổi tiếng giàu có do buôn bán thuốc phiện. Khi Cách mạng Tháng 8 bùng nổ, cha con Vương Chính Đức và Vương Chí Sình (Vương Chí Thành) đã phối hợp với Việt Minh đánh đuổi Nhật - Pháp. Vương Chí Sình đi theo cách mạng, trở thành đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên và được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng bảo kiếm có câu đối "Tận trung báo quốc/ Bất thụ nô lệ".
 
 
Năm 1993, nhà Vương được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật. Đến năm 2004, Nhà nước đã chi 7,5 tỷ đồng để trùng tu toàn bộ di tích. Việc trùng tu được tiến hành trên nguyên tắc bảo tồn.
 
 
Ngày nay, nhà Vương trở thành một nơi viếng thăm không thể bỏ qua với những du khách yêu mến mảnh đất Hà Giang.

BIỂN CỔ THẠCH , BÌNH THUẬN


Những bãi đá của vùng biển Bình Thuận ấn tượng với vẻ lung linh như những viên ngọc nhiều màu sắc, lúc lại xù xì như những quái vật biển khổng lồ hay xanh thẳm một màu rêu phong.
bãi biển, đẹp
Từ thành phố Phan Thiết, theo Quốc lộ 1A, đi ngược về phía Bắc 90km, đến ngã ba thị trấn Liên Lương, rẽ trái men theo con đường đất đỏ, hai bên đường rì rào rừng phi lao là đến bãi biển Cổ Thạch, xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Cũng như các bãi biển khác của Bình Thuận, biển Cổ Thạch trong vắt, xanh biếc với lượng sóng vừa phải nhưng nhanh và mạnh.

bãi biển, đẹp
Điều hấp dẫn nhất ở bãi biển là những bãi đá lung linh sắc màu. Bãi đá hình thành tự nhiên do tác động của thủy triều, hải lưu, nước biển. Đá được đẩy từ lòng biển trồi nhô lên bờ. Đá có nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau.

bãi biển, đẹp
Hiện tượng đá được đẩy lên bờ ngày nào cũng diễn ra, từ ngàn xưa cho đến nay. Đá không chỉ có màu đen hay màu xám, mà còn nhiều màu sắc nữa: nâu, vàng, tím, trắng, xanh lam, hồng, đỏ… cùng nhiều đường vân rất đẹp.

bãi biển, đẹp
Tuy nhiên, cảnh tượng kỳ thú nhất trong năm khi giữa trung tuần tháng 3 là khi toàn bộ đá được bao phủ một lớp rêu xanh thật đẹp và độc nhất vô nhị.

bãi biển, đẹp
Khung cảnh giống ở chốn bồng lai.

bãi biển, đẹp

bãi biển, đẹp

bãi biển, đẹp
Bãi biển Cổ Thạch chỉ cách Saigon 300km, nếu khéo sắp xếp thì bạn và những người thân yêu sẽ có thể hoà với khung cảnh thiên nhiên độc đáo này vào dịp cuối tuần.

bãi biển, đẹp

bãi biển, đẹp

bãi biển, đẹp

Tiếng hạc trong trăng


Cảnh đẹp mùa Thu đầy thiền vị với hình ảnh đàn chim hạc  
                                                      
"Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai
Suối tiễn , oanh đưa , những ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai
Ước cũ , duyên thừa , có thế thôi
Đá mòn , rêu nhạt
Nước chảy , huê trôi
Cái hạc bay lên vút tận trời
Trời đất từ đây xa cách mãi
Cửa động
Đầu non
Đường lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi ."
(Tống Biệt - Tản Đà )



...Ai đó trong hồn ta thổn thức
Vầng trăng còn tiếc cuộc rong chơi.
Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thủa trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữa hạn
Đành không trải hết được lòng ta.
(Ta về - Tô Thùy Yên )



Hạc xưa ngủ cội hoàng hoa
Về chơi ngang núi mặc tà dương bay ...
( Từ Hoa)



" Nước non man mác về đâu tá
Bè bạn lơ thơ sót mấy người
Đời loạn đi về như hạc độc
Tuổi già hình dáng tựa mây côi "
( Cảm hứng - Nguyễn Khuyến )



....Bến tiễn chia xuân sắc
Trời xa lấp cố hương
Hạc về người chẳng thấy
Cây biếc lạnh ngàn sương
(Tương giang dạ bạc
Đêm đâu thuyền trên sông Tương Giang - Nguyễn Du )
Dịch thơ: Quách Tấn)



... Về thành nhớ cánh chim bay
Xa thành thương vóc em gầy rạc hoa
Hạc xưa về khép cánh tà
Tiếng rơi thành hạt mưa sa tần ngần
( Phạm Thiên Thư )



Giời hết một mùa đông
Gió bên thềm thổi mãi
Qua rồi muà ân ái
Ðàn sếu đã sang sông.
Em ngồi trong song cửa
Anh đứng dựa tường hoa
Nhìn nhau và lệ ứa
Một ngày một cách xa.
( Một mùa đông - Lưu Trọng Lư )