khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

'Tử sĩ Hoàng Sa phải được vinh danh trên chính quê hương mình' - Tác giả Việt Hùng



Bà Huỳnh Thị Sinh: Tự hào là vợ của một người lính Hải Quân VNCH
 

Việt Hùng (VH): Trước hết xin cảm ơn bà đã dành cho chúng tôi cuộc trò chuyện này. Bà có thể cho biết tình hình sức khỏe và cuộc sống của bà hiện nay thế nào?

Bà Huỳnh Thị Sinh (HTS): Hiện nay tôi đang sống với 2 đứa cháu ruột ở căn chung cư do tổ chức “Nhịp cầu Hoàng Sa” tặng vào năm 2014. Tôi có 3 người con gái, đã lập gia đình nên các cháu đều ở riêng. Trước đây tôi buôn bán băng đĩa (đĩa CD, VCD ca nhạc, phim), nhưng những năm gần đây số người mua đĩa rất ít, họ thích dùng USB hay xem trực tiếp trên mạng nên tình hình buôn bán ế ẩm. Bởi vậy tôi đã nghỉ hẳn.

Sức khỏe tôi thì cũng không được tốt lắm, người già mà ai cũng phải vậy thôi. Hôm qua đây (ngày 16 tháng 1 năm 2016) tôi được mời đi ra núi Thới Lới, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi để dự lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa, nhưng vì lý do sức khỏe tôi đã không tham dự.

VH: Bà có còn nhớ gì vào thời điểm năm 1974, trước lúc chồng mình, cố Trung Tá Ngụy Văn Thà đã hi sinh anh dũng cùng chiến hạm HQ10?

Bà HTS: Lúc đó gia đình tôi đang ở Sài Gòn. Tôi chỉ nhớ là vào những ngày gần Tết, không khí bà con xung quanh hàng xóm chuẩn bị Tết rất nhiều. Vào 2 giờ chiều ngày 19 tháng 1 năm 1974 thì có người của Tư Lệnh Hải Quân VNCH xuống nhà báo là anh Thà đang chỉ huy tàu chiến đấu với Trung Cộng ở ngoài Hoàng Sa, nếu đến 6 giờ tối mà không có thông tin phản hồi của HQ10 thì có thể là tàu đã bị Trung Cộng đánh chìm.

Tôi nghe xong là tay chân bủn rủn, nhưng vẫn cố bình tĩnh để không gây ảnh hưởng đến 3 đứa con, vì tụi nó còn quá nhỏ. Sáng mai, tôi lần mò đi mua báo và nghe radio. Và tôi biết là chồng tôi đã chết theo tàu. Sau đó tôi đã nhận được giấy báo tử và giấy mời lên Bộ Tư Lệnh Hải Quân để làm lễ truy điệu.

Bây giờ tôi vẫn còn lưu giữ những hình ảnh chụp tại lễ truy điệu. Nhưng sau năm 1975 vì quá lo sợ Cộng Sản nên nhiều hình tôi đã cắt mấy chỗ có dính mặt mấy ông lớn VNCH, chỉ lưu lại hình ảnh mẹ con tôi vì sợ bị Cộng Sản làm khó dễ.

VH: Sau năm 1975, bà có điều kiện hay lời mời nào để gia đình được định cư ở Hoa Kỳ không?

Bà HTS: Có, vào thời điểm 1975, có người ở Bộ Tư Lệnh Hải Quân xuống bảo gia đình có muốn đi Mỹ thì họ sẽ đưa lên tàu lớn để đi. Lúc đó một phần vì các con còn nhỏ, một phần tôi nghĩ là bây giờ chồng đã mất, ở Việt Nam còn có gia đình chú bác ông bà giúp đỡ, chứ qua Mỹ không có người thân thích, tiếng Anh lại không biết thì sống làm sao? Bởi vậy tôi đã quyết định không đi.

VH: Cho đến bây giờ bà có hối tiếc về điều đó?

Bà HTS: Tôi nhớ lúc đó rất nhiều người đã xuống tàu và đi. Tôi không ngờ là sau năm 1975 hoàn cảnh gia đình lại rơi vào tình trạng bi đát như vậy? Lúc đó tôi bị mất việc, mãi đến năm 1978 tôi vào làm hợp tác xã của chế độ mới, nhưng lương ba cọc ba đồng, lại còn bị khinh rẻ vì là vợ của “lính ngụy.” Nhiều lúc cũng tủi thân.

Sau đó hợp tác xã giải thể, tôi chuyển qua buôn bán nhỏ. Làm mẹ đơn thân, nuôi 3 đứa con vào thời điểm đó phải nói là không dễ dàng tí nào. Bởi vậy, nhiều lúc nghĩ lại: Sao lúc đó (thời điểm 1975) mình ngu thiệt, có điều kiện đi Mỹ lại không đi? (Cười)

VH: Là vợ của Trung Tá Ngụy Văn Thà, một người đã chiến đấu và hi sinh anh dũng cho quê hương Việt Nam. Nếu nói vài lời về chồng mình, bà có thể nói gì?

Bà HTS: Tôi tự hào là người vợ của anh Thà - một người lính Hải Quân VNCH. Từ sau 1975, đi đâu tôi cũng bị nhiều người nói là “vợ lính ngụy.” Nhưng tôi vẫn tự hào về cái từ “ngụy” đó. Tôi chỉ buồn là với lý lịch như vậy nên sau 1975, con cái tôi phải chịu nhiều thiệt thòi khi đi học cho đến lúc ra trường tìm việc làm đều bị gây khó dễ.

Nếu có một lời nói về chồng mình thì tôi chỉ nói “anh ấy là người đàn ông tuyệt vời của đời tôi.” Bởi vậy mặc dầu sau 1975, cuộc sống gia đình khó khăn, có nhiều “anh” giàu có cũng theo đuổi tôi, nhưng tôi luôn từ chối. Vì với tôi, chỉ có một người đàn ông mà tôi có thể trao thân đó là anh Thà mà thôi.

Mấy đứa con tôi khi lớn lên đều nghe tôi kể về ba nó. Và chúng nó luôn tự hào về người cha đã mất của mình. Hằng năm gia đình tôi đều làm lễ cúng giỗ cho anh Thà vào ngày 27 Tết.

VH: Vì sao không phải là ngày 19 tháng 1, Tây lịch?

Bà HTS: Ngày 27 Tết là ngày mà chồng tôi mất, theo dương lịch là 19 tháng 1 năm 1974. Gia đình chúng tôi theo tập quán cúng giỗ ngày âm lịch, nên chọn ngày 27 Tết. Chỉ vậy thôi chứ không có vấn đề gì hết.

NV: Trong những năm gần đây, phía nhà cầm quyền Việt Nam cũng có những hành động công nhận những người lính đã hi sinh cho Hoàng Sa. Bà nghĩ gì về điều này?

Bà HTS: Đầu tiên tôi vui khi họ công nhận điều này. Năm ngoái tôi đã được thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn mời đi ra Trường Sa để làm lễ cầu siêu cho các vong linh nghĩa sĩ đã hi sinh ở Hoàng Sa vào năm 1974.

Năm nay tôi cũng được mời đi dự lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng đài tưởng niệm các nghĩa sĩ đã anh dũng hi sinh để bảo vệ Hoàng Sa nhưng bất thành. Tôi chưa biết chính quyền có dám ghi tên 74 nghĩa sĩ VNCH đã hi sinh vào ngày 19 tháng 1 hay không?

Với tôi họ phải có tấm bia tưởng niệm viết tên từng người đã mất và ghi rõ họ là lính VNCH. Như thế mới gọi là thật tâm hòa hợp hòa giải dân tộc, còn không chỉ là lời nói suông mà thôi.
 

Tử sĩ Hoàng Sa phải được vinh danh trên chính quê hương mình


Bà Ngô Thị Kim Thanh (vợ) và chị Nguyễn Thị Thanh Thảo (con gái) cố Thiếu Tá Nguyễn Thành Trí cùng hồi tưởng về trận hải chiến ngày 19 tháng 1 năm 1974.

VH: Trước hết xin cảm ơn bà và chị đã cho Người Việt cuộc phỏng vấn này. Cuộc sống gia đình mình hiện nay thế nào?

Bà Ngô Thị Kim Thanh (NTKT): Gia đình tôi vừa mới dọn qua ngôi nhà mới ở Bình Tân do gia đình và sự trợ giúp của chương trình “Nhịp cầu Hoàng Sa” mua. Hiện nay tôi vẫn đang sống với 2 đứa con ở ngôi nhà này. Tuy sức khỏe của tôi không được tốt, nhưng năm nay tôi rất vui vì đã có được một nơi chốn đàng hoàng, để đặt bàn thờ anh Trí một cách trang trọng hơn.

VH: Đã 42 năm kể từ trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra và cướp mất chồng mình cùng các thủy thủ trên chiến hạm HQ10 Nhật Tảo, bà có còn nhớ những diễn biến vào lúc đó?

Bà NTKT: Lúc đó tôi đang có bầu thằng con sau được 2 tháng, anh Trí được lệnh đi tuần ra Đà Nẵng. Tôi nhắc lại là lúc đó họ chỉ nói là đi tuần, chứ không phải đi đánh giặc gì hết? Tại vì chiếc HQ10 này lúc đó cũng bị hư hỏng một ít, nên họ tính đi xong chuyến này sẽ đưa qua đảo Guam - Mỹ, để tu sửa lại.

Anh Trí mới nói với tôi là: “Bây giờ em có bầu, với một đứa con nhỏ. Mà ngày tết lại không có anh ở nhà, nên thôi để anh đưa cả nhà về nhà ngoại (ở Nha Trang) chơi ăn Tết, chứ ở Sài Gòn này thì cũng buồn, rồi đi công tác xong ảnh sẽ ghé đón mẹ con về lại Sài Gòn.” Thế là cả nhà về Nha Trang ăn tết.
Tôi nhớ lúc đó là 29 Tết Canh Thân, tôi nghe loáng thoáng trên radio đài quân đội, chương trình của Dạ Lan là Hải Quân VNCH đụng độ với Trung Cộng. Nhưng tôi vẫn chưa hình dung ra được sự việc, vì radio lúc đó cứ bị rè, lúc nghe được lúc không. Mãi đến 22h tối ngày 29 tết, tôi nhận được tin nhắn của nhà chồng báo là mẹ con về Sài Gòn có chuyện gấp.

Gia đình chồng tôi lúc đó không cho tôi biết là chồng tôi đã mất, vì sợ tôi bị động thai. Qua hôm sau là ngày mồng 1 Tết thì tôi không mua được vé xe đò để về Sài Gòn. Đến Mồng 2 Tết thì mới bắt được xe đò vô lại Sài Gòn. Lúc tới nhà chồng, thì tôi đã thấy bàn thờ chồng tôi đã lập sẵn. Thế là tôi ngất xỉu luôn.

Chị Nguyễn Thị Thanh Thảo (NTTT): Lúc đó tôi chỉ mới 5 tuổi, với trí nhớ của tôi thì ngày truy điệu ba tôi là có nhiều người đến nhà, rồi trống kèn. Mà lại không có xác ba tôi, nên tôi cứ nghĩ đó ngày lễ, bạn bè các cô chú đến nhà chơi.

Sau này khi lớn lên tôi mới thấy được nổi mất mát khi không có cha. Tôi vẫn được nghe mẹ tôi kể nhiều về cha tôi và tôi rất tự hào khi có được người cha như vậy.

Vào các dịp gần ngày 19 tháng 1 này, năm nào tôi cũng vào mạng Internet để đọc các thông tin kỷ niệm về các tử sĩ đã hi sinh ở Hoàng Sa.

VH: Từ sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, gia đình chị có điều kiện hay lời mời gì để có thể định cư ở Hòa Kỳ không?

Bà NTKT: Không, hoàn toàn không có. Gia đình tôi cũng đã viết đơn cho lãnh sự quán Mỹ từ những chương trình như HO, HR nhưng hoàn toàn không nhận được hồi đáp. Họ chỉ nói đã nhận được đơn mà thôi. Chứ nếu có được lời mời thì chắc gia đình tôi đã đi Mỹ rồi (cười).

VH: Với tinh thần chiến đấu đầy quả cảm và anh dũng hi sinh của Đại Úy Trí để bảo toàn lãnh thổ Việt Nam, gia đình có mong muốn điều gì từ xã hội ngày nay?

Bà NTKT: Gia đình tôi cũng không mong muốn điều gì cả. Cuộc chiến đã diễn ra 42 năm rồi. Những khó khăn mà gia đình tôi đã gặp phải cũng đã qua rồi. Tôi chỉ hơi buồn là với lý lịch “lính ngụy” nên con cái tôi phải chịu nhiều thiệt thòi từ khi cắp sách đến trường và tìm việc.

Phải nói làm người mẹ đơn thân nuôi 2 con là quá khó, nhất là trong thời kì bao cấp. Thế mà tôi cũng đã vượt qua để nuôi dạy 2 con nên người và giữ trọn tình phu thê (không tái giá) là tôi đã mãn nguyện rồi.

Chị NTTT: Với một người làm con thì tôi muốn cha tôi phải được vinh danh ở Việt Nam này. Tôi biết hằng năm vào ngày 19 tháng 1, ở Hải ngoại đều làm lễ vinh danh các tử sĩ Hoàng Sa. Nhưng tôi muốn cha tôi, cùng 73 tử sĩ Hoàng sa phải được vinh danh trên chính quê hương mình.

Trong lịch sử chia cắt 2 miền Nam - Bắc, chỉ có trận chiến bảo vệ Hoàng Sa là trận chiến không phải người Việt Nam ở 2 miền Nam - Bắc tàn sát nhau, mà là cuộc chiến của người Việt Nam chống quân xâm lược Trung Cộng. Bởi vậy không có lý do gì mà họ không được vinh danh trên chính quê hương mình.
 

Về Việt Nam ăn Tết – Tại sao về? Tại sao không? - Tác giả Ngọc Lan



Mỗi năm, khi tiết trời Calif. bắt đầu trở nên bớt lạnh, đêm về muộn hơn một tí, và đặc biệt, nhìn thấy chợ hoa Phước Lộc Thọ khai trương, là lòng người xa xứ dường như lại mênh mang một cảm xúc, có thể vui, có thể buồn, bởi Xuân đang sắp chạm ngõ sân nhà.

Bên cạnh những người vẫn trôi theo vòng quay hối hả của cuộc sống nơi đây, không còn thời gian nghĩ đến chuyện Ông Táo về trời, không có nỗi xôn xao khi biết Tết đang rất gần, thì lại có nhiều người mang tâm trạng đầy háo hức chuẩn bị hành trang về quê ăn Tết sau một năm hay nhiều năm trông ngóng khoảnh khắc này.
 
Ăn Tết ngay tại quê người, hay bằng mọi cách phải về quê nhà đón Giao Thừa, tất cả đều có lý do rất riêng, với mỗi người.
 
Mua vé về Việt Nam ăn Tết mỗi ngày một đông”

“Dựa vào thông tin trên hệ thống bán vé máy bay thì thời điểm này không còn vé về Việt Nam trong dịp Tết nữa. Nếu có cũng phải trên $2,000, hoặc không thì sau Tết hai tuần mới có vé,” chị Mỹ Tiên, nhân viên công ty du lịch ATNT ở thành phố Fountain Valley, gần Little Saigon, cho biết.
Theo chị Mỹ Tiên, “thông thường mùa Tết số người về Việt Nam đông lắm. Lượng khách mua vé tại ATNT mỗi năm mỗi nhiều lên.”
 
“Vé năm nay rẻ hơn những năm trước, dù rơi vào mùa nào. Ví dụ mùa Tết năm nay có khách mua vé khứ hồi chỉ khoảng hơn $600, chưa có visa, trong khi những năm trước giá rẻ nhất phải từ $750-$800. Năm nay hầu hết các hãng máy bay đều có giá vé rẻ hơn những năm trước. Có thể do giá xăng rẻ,” đại diện công ty ATNT giải thích thêm.
 
Dĩ nhiên, đó là giá vé cho những ai đã có sẵn chương trình về Việt Nam ăn Tết từ lâu, và mua vé từ ba, bốn tháng trước.
Cô Kiều Nguyễn, đại diện cho Kiều Nguyễn Travel ở Austin, Texas, cũng nhận thấy “lượng người đi Việt Nam dịp Tết này tăng gần gấp đôi.”
 
“Cách đây ba tháng, giá vé khứ hồi từ Austin về Sài Gòn chỉ vào khoảng $600-$700, rất rẻ, cho nên có nhiều người không có ý định về Việt Nam dịp Tết này, nhưng vì thấy giá vé rẻ quá nên sắp xếp công việc về chơi, có gia đình đó rủ nhau đi hơn 20 người luôn,” cô Kiều nói.
 
Nhận xét của chị Mỹ Tiên là “khách về Việt Nam mùa Tết hầu như là người lớn tuổi, vì người trẻ thì có gia đình con cái, bận đi làm đi học nên cũng khó đi. Tuy nhiên cũng có gia đình thu xếp được thì họ cũng đi bốn, năm người cùng lúc.”
 
Với cô Kiều Nguyễn thì “người lớn tuổi và người làm nail” là số người về Việt Nam ăn Tết đông nhất, bởi “người già thì về thăm con cháu, người làm nail thì mùa này luôn là mùa vắng khách nên tranh thủ đi chơi.”

Tết Mỹ nhạt? Tết Việt Nam ấm áp tình thân?


Ông Ngọc Huỳnh, cư dân thành phố Garden Grove, về Sài Gòn ăn Tết lần đầu tiên sau bốn năm định cư tại Mỹ để “được sống trong tình cảm ấm áp của gia đình.”

“Sự có mặt của mình trong gia đình vào thời khắc ấy xúc động và thiêng liêng lắm,” ông Ngọc nói.
 
Ông kể, “Năm đầu tiên đến Mỹ đón Tết thấy lạt lẽo quá. Buồn vì nhớ Sài Gòn, buồn khi thấy ngày Tết mà không có cha mẹ, anh em ở bên cạnh như mấy chục năm qua, dù rằng ở đây thì có gia đình vợ, nhưng thiếu vẫn thiếu.”
 
“Muốn nói gì nói, Tết ở đây không thể nào vui bằng Tết ở Việt Nam. Tết ở đây, tôi được nghỉ có một ngày, nên coi như cũng chẳng có Tết, trong khi ở Việt Nam thì nghỉ Tết cả một thời gian dài, mình mới hưởng trọn cái Tết,” ông Ngọc tâm sự.
 
Ông nhận xét thêm, “Về Sài Gòn ăn Tết thấy ngộ lắm. Bối cảnh xung quanh rất vui, khiến mình xôn xao lạ lắm. Còn ở đây thì bình thường. Sau mấy năm ở đây, tôi vẫn thấy Tết ở Mỹ nhạt nhẽo, giả giả làm sao đó, như có một cái gì gán vào trong đời sống thường ngày của mình chứ không phải là Tết của mình.”
 
Bà Đỗ Tú Nhạn, hiện sống ở Westminster, thì “năm nào cũng về Việt Nam ăn Tết.”
 
“Lúc trước con gái tôi còn ở bển, năm nào tôi cũng về. Nay thì nó đã sang Mỹ rồi nhưng tôi còn chị chồng, anh chồng bên đó cũng cô đơn quạnh quẽ nên tôi về để có chút thời gian gắn bó với gia đình,” bà Nhạn cho biết.
 
Bà chia sẻ, “Tôi qua Mỹ đã mười mấy năm, chỉ có một năm ăn Tết ở Mỹ thôi, thấy vô vị quá! Lúc đó tôi còn đi làm ở Santa Monica, Tết vẫn phải đi làm, chẳng thấy không khí Tết gì hết, mọi chuyện đều bình thường. Trong khi về Việt Nam ăn Tết thì tâm trạng khác lắm, nôn nao chờ đợi và chuẩn bị cả... nửa năm trước.”
 
Một lý do nữa mà bà Nhạn vẫn thường về Đà Nẵng đón Xuân là “để đi tìm lại kỷ niệm xưa của chính mình.”
 
“Chồng tôi chết trước khi tôi đi Mỹ định cư. Mỗi lần về quê, tôi thích đi lang thang trên biển một mình, để nhớ về chồng, nhớ những câu thơ ông từng viết cho tôi. Tôi về để đi tìm lại kỷ niệm xưa của chính mình,” bà trầm giọng.
 
Với bà Jennifer Nguyễn, một cư dân Garden Grove, thì “về quê ăn Tết có được cái không khí Tết, nhất là trước Tết vui, nhộn nhịp, có người này người kia đi ra đi vào, cùng gói bánh tét, dọn dẹp nhà cửa. Còn ở Mỹ thì chỉ nhà nào có người lớn mới còn có sự chuẩn bị cho Tết, chứ không thì mọi thứ đều bình thường.”

Về Việt Nam 'tốn kém và căng thẳng thần kinh'

 
Về Sài Gòn ăn Tết là điều ông Ngọc cảm thấy vui vì được trở lại trong vòng tay ấm áp của gia đình. Tuy nhiên, ông Ngọc cũng không ngần ngại “tiết lộ,” “lần tới có về thì tôi không chọn đi dịp Tết nữa, trừ khi tôi trúng số.”

Tại sao? “Vì về dịp Tết tốn tiền nhiều quá!”
 
“Lần về thăm nhà dịp Tết, tôi đem theo gần $10,000 mà coi như sạch túi luôn, thấy không thấm vô đâu hết. Bao nhiêu cũng không đủ. Tốn tiền rất nhiều, vì gặp ai cũng phải lì xì hết,” ông Ngọc vừa kể vừa cười một cách đau khổ vì quan niệm “ai cũng nghĩ mình là Việt Kiều nên mình phải cư xử cho ... giống Việt Kiều.”
 
Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân khiến ông “tốn tiền” nữa là “sau mấy năm sống ở Mỹ trở về, nhìn thấy nhiều người khổ quá, thấy tội nghiệp quá, nhất là mấy người bán vé số, đạp xích lô, chạy xe ôm, ăn xin, mà nhất là dịp Tết nữa nên càng thấy thương họ, nên cứ gặp là cho tiền.”
 
Ông giải thích, “Ngày còn ở Việt Nam, khi thấy mấy anh em bà con Việt kiều về hay cho người nghèo tiền, tôi thường cản, nói không cần phải cho nhiều như vậy. Không dè đến khi chính mình trở về, tôi lại có cảm xúc y chang, mới hiểu vì sao ngày trước họ làm như thế.”
 
Bà Jennifer dù đang chuẩn bị hành trang để ra sân bay về Đà Lạt ăn Tết, dù cho rằng “Tết ở quê có không khí hơn” nhưng cũng thẳng thắn nói “không thích về dịp Tết vì về dịp này luôn bị 'chém đẹp', lại tốn tiền lì xì cho con cháu dưới quê.”
 
Đó là kinh nghiệm bà có được trong lần đầu về Việt Nam ăn Tết sau gần 20 năm không đón Xuân tại quê nhà. Giờ là lần thứ hai bà lại về vào dịp Tết nhưng chẳng qua “phải đi vì có công việc.”
 
Với bà Nhạn, dù đều đặn về quê mỗi dịp cuối năm, chuyện luôn phải chuẩn bị tinh thần đối phó với “hải quan sân bay hay công an cửa khẩu” vẫn là điều bà phải bận tâm.
 
“Tôi vẫn căng thẳng thần kinh để đối đầu với tụi nó, nhưng may là tôi đối đầu được, tức là cách hành xử của họ vẫn làm cho mình mệt mỏi, nhưng tôi vẫn cứ đi,” người phụ nữ nhỏ nhắn nói bằng giọng chắc nịch.

Những chuyện “bực bội” mà bà Nhạn từng phải đối diện khi về đến sân bay Tân Sơn Nhất, và sau này là sân bay Đà Nẵng, là sự vòi vĩnh, hạch sách của nhân viên hải quan khi làm thủ tục nhập cảnh. Đây cũng chính là một trong những lý do mà nhiều người không muốn về quê. Bởi, như ông Phú Nguyễn ở quận Cam, người đã đôi lần trở về Sài Gòn sau 25 năm sống ở Mỹ, nhận xét, “chẳng đặng đừng khi có chuyện cần thì tôi mới phải bay về, chứ vừa xuống máy bay, nhìn thấy thái độ của hải quan Việt Nam là tôi muốn quay ngược về Mỹ liền lập tức.”
 
“Thiệt là ngán ngẩm. Tôi phải đối đầu từ khi bước xuống sân bay Sài Gòn ra tới Đà Nẵng, khi thì bắt đóng thuế thùng hàng dư ra, mặc dù mình đã đóng tại sân bay LAX rồi, khi thì họ hỏi trắng trợn 'chị về có mang quà gì cho em không?' rồi lật tới lật lui coi mình có kẹp tiền vào passport không... Ui chao mệt là mệt,” bà Nhạn nhớ lại.
 
Nói thì nói vậy, nhưng người phụ nữ ngoài 60 này vẫn về mỗi khi Tết đến, và chưa bao giờ cảm thấy “tốn kém” bởi vì “khi tôi có kế hoạch về thì tôi đã phải chuẩn bị từ nửa năm trước, muốn mua quà cáp gì cho ai, cái quần cái áo cái giỏ tôi đều tính trước và tha lần tha lần cho đến ngày đi nên không thấy tốn kém. Mà có tốn thì cũng xứng đáng vì nó mang lại cho tôi một mùa Xuân rất ấm áp trong tình gia đình người thân.”
 
Lần này bà Nhạn về quê ăn Tết cùng con dâu, 2 cháu nội và người chị ruột.

Không về, vì chẳng còn ai và Tết chẳng như xưa

Chị Châu Diệp, chủ một gian hàng bán hoa đào hoa mai giả trong chợ Tết Phước Lộc Thọ, cho biết, “Mình ở đây từ năm 79 đến giờ, chưa bao giờ về Việt Nam ăn Tết. Nhưng nghe nói Tết ở đây vui hơn vì ở đây được đốt pháo.”
 
“Lý do chính mà mình không về Việt Nam ăn Tết là vì gia đình bà con mình đều ở Mỹ. Tết là sum họp mà cả gia đình đã sum họp tụ tập ở đây hết rồi thì còn đi đâu nữa,” chị nói thêm.
 
Bà Lê Ngô ở Westminster tâm sự, “tôi ở California này 20 năm là 20 năm tôi đều đi chợ Tết Phước Lộc Thọ, nghĩa là tôi không về Việt Nam ăn Tết. Tôi thấy Tết ở Bolsa này là nhất thế giới, không ham đi đâu nữa cả. Vừa ấm áp vừa vui vẻ. Đi ra đi vào thấy người Việt mình chào nhau, hỏi thăm nhau là vui rồi.”
 
Ông Nam Đặng, chủ nhân một gian hàng bán cây quýt, tắc, bưởi trong chợ Tết Phước Lộc Thọ cho biết khoảng 10 năm trước ông có về Việt Nam ăn Tết một lần, vì “mấy đứa em kêu về.”
 
Nhưng theo ông thì “Tết ở Mỹ vui hơn, còn ở Việt Nam thì mình không được tự do nên đâu bằng bên này được.”
 
Với ông Nam, “Tết đến, chỉ cần thấy có thịt kho dưa giá, dưa hấu, là thấy y như Tết ở Việt Nam mình thôi.”
 
Cô Kiều Lưu, cư dân Fountain Valley, lại nghĩ khác, “Thật ra Tết Việt Nam bây giờ cũng đâu giống ngày xưa nữa! Tết bây giờ là thời gian người ta nghỉ ngơi, đưa gia đình đi chơi xa, thậm chí là đi chơi nước ngoài chứ đâu còn cảnh 'Mùng Một Tết cha, Mùng Hai Tết bạn, Mùng Ba Tết thầy' như xưa nữa, không thấy còn gì là truyền thống hết. Cũng chẳng mấy ai tụ tập gói bánh chưng bánh tét gì nữa đâu.”
 
Cô Kiều từ Áo sang Mỹ định cư cách đây 5 năm, “lúc còn ở Áo thì năm nào cũng về Việt Nam ăn Tết. Từ lúc sang Mỹ thì chưa về bao giờ.”

Lý do chị Kiều không về vì “Tết rơi vào thời gian các con bận đi học, không nghỉ được.”
 
“Nếu nghĩ chuyện Tết về Việt Nam thì tôi muốn chồng tôi về ăn Tết với ba mẹ chồng vì ông bà còn ở bên đấy. Riêng tôi thì thấy chuyện về không quan trọng vì cả nhà tôi ở đây hết rồi.”
 
Nói về cảm xúc sau khi trải qua năm cái Tết tại Mỹ, Kiều cho rằng, “năm đầu tiên tôi có tham gia gói bánh chưng với bạn, thấy cũng vui. Nhưng rồi nhạt dần, thấy cũng bình thường. Tết ở đây cũng như ngày thường, không có gì rộn rã như ngày xưa, ngày càng thấy thờ ơ. Không biết tại sao, có thể do mình già rồi. Thêm nữa, Tết ở đây cũng đâu có được nghỉ, cũng như ngày thường thôi.”
 
***
Về hay không về, ở Mỹ hay ở Việt Nam, cuối cùng điều quan trọng là nơi đâu cho mình cảm giác ấm áp của sự sum vầy, của tình yêu thương gia đình thì nơi đó mang ý nghĩa Tết trọn vẹn.
 

 

Thánh lể cầu nguyện cho 74 tử sỉ Hoàng Sa(19/1/1974) tại đền Đức Me, Hằng Cứu Giúp, 39 Kỳ Đồng , Saigon, vào tối ngày 19/1/2016







Huỳnh Phi Tiển hát Thư Xuân Hải Ngoại, nhạc của Trầm Tử Thiêng



Ước gì giờ này mẹ đang ôm con trong lòng mà ru
 Cho mẹ con nghe hương xuân trao cha mới vài xuân đầu
Ước gì từ một thời xưa êm đềm thành mùa xuân mới
 Hoa rộ đầy trời mẹ ban cho con xuân vừa nằm nôi
 
Ước gì giờ này anh đang ôm em xuân về ngoài kia
 Mối tình bình yên đôi ta không lo lắng gì chia lìa
 Thế mà người tình phải đi, thế mà cuộc tình tan vỡ
Thân phận bềnh bồng để xuân trôi qua âm thầm đợi mong

 Thư xuân từ ngàn phương
 Mang nỗi lòng người tha phương
 Ôm ấp tình hoài hương
 Thư xuân là rượu cay
 Tương tư rót tràn trên giấy
 Bên trời đông tuyết say

Ước gì giờ này nhạc đang du dương trong bài tình xuân
 Bên này nằm nghe quê hương bên kia pháo nổ tưng bừng
 Chan hoà nhạc lòng lả lơi, mơ người về từ muôn lối
 Suối tuôn lệ mừng vòng tay thân yêu ôm trọn mùa xuân


 Chan hoà nhạc lòng lả lơi, mơ người về từ muôn lối
 Suối tuôn lệ mừng vòng tay thân yêu ôm trọn mùa xuân






Hội nghị Thành Đô 1990- Tác giả Zhang Xiaoming, dịch giả Phạm Quang Tuấn



Trích sách của Zhang Xiaoming (5/6/2015). Cuộc chiến dài của Đặng Tiểu Bình: Xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam, 1979-1991. (Deng Xiaoping's Long War: The Military Conflict between China and Vietnam, 1979-1991. The University of North Carolina Press). Dịch từ bản tiếng Anh tại: http://www.viet-studies.info/kinhte/Zhang_ChengduMeeting.htm.


Nhận xét của người dịch: đây là góc nhìn của một học giả Trung Quốc (dạy ở Mỹ), dựa theo các tài liệu Trung Quốc nên đương nhiên có những hạn chế. Tuy nhiên nó cũng cho thấy một thái độ tuyệt vọng và khẩn cầu muốn "làm lành" từ lãnh đạo Việt nam.


Chương 8: Con đường dẫn tới chấm dứt xung đột (tr. 202-206)


Hội nghị Thành Đô 1990


Tháng 6/1990 (khi Đông Âu đã thoát khỏi cộng sản lần đầu tiên sau hơn bốn mươi năm), các nhà lãnh đạo Việt Nam lại một lần nữa kêu nài [plea] xin thăm Trung Quốc. Trong cuộc gặp với đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, Nguyễn Văn Linh nhắc lại những chuyến đi Trung Quốc của ông trước khi có tranh chấp biên giới và các cuộc họp của ông với Mao, Chu và Đặng Tiểu Bình. Nguyễn Văn Linh tuyên bố ông đã học hỏi lý luận cách mạng của Mao và đánh giá cao viện trợ của Trung Quốc trong cuộc đấu tranh của Việt Nam chống Pháp và Mỹ. Sau đó, ông thừa nhận rằng Việt Nam đã sai trái với Trung Quốc và sẵn sàng sửa chữa sai lầm của mình. Về Campuchia, nhà lãnh đạo Việt Nam bày tỏ niềm tin rằng tình hình sẽ được giải quyết một cách hòa bình, nhưng kêu gọi Việt Nam và Trung Quốc cộng tác để ngăn chặn phương Tây và Liên Hợp Quốc can thiệp vào Campuchia trong tương lai. Nguyễn Văn Linh thừa nhận việc loại trừ Khmer Đỏ ra khỏi một chính phủ Campuchia tương lai là không thực tế. Như nhắc lại ý của Đặng, cuối cùng Linh đã tỏ ý mong muốn gặp lãnh đạo Trung Quốc để giải quyết vấn đề Campuchia và quan hệ Việt-Trung trước khi ông về hưu. Lãnh đạo Trung Quốc dường như vẫn thờ ơ với quan điểm của nhà lãnh đạo Việt Nam về Campuchia, và khó chịu bởi cái mà họ cho là bộ điệu hung hăng của ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch trong cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tại Hà Nội. Có thể việc Việt Nam rút quân ra khỏi Campuchia không còn đủ để làm hài lòng các lãnh đạo Trung Quốc, bây giờ họ mong đợi nhiều hơn từ Hà Nội. Nhanh chóng trả lời Nguyễn Văn Linh, họ nhấn mạnh rằng một hội nghị thượng đỉnh giữa hai nước chỉ có thể đến sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết: Việt Nam cần hoàn tất cuộc rút quân và sau đó giúp hòa giải dân tộc Campuchia.


Đến nay vẫn chưa biết Việt Nam phản ứng ra sao với câu trả lời gây thất vọng này. Có vài tiến bộ trong tháng 1 và tháng 8/1990. Thứ nhất, năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đạt được thỏa thuận về khuôn khổ cho một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia: tất cả các viện trợ từ ngoài cho các phe phái cạnh tranh sẽ ngưng, sẽ thành lập Chính quyền Chuyển tiếp [Transitional Authority] Liên Hợp Quốc tại Campuchia, và chủ quyền của Campuchia sẽ được tôn trọng. Thứ hai, tất cả các phe phái chính trị Campuchia đã chấp nhận thỏa thuận này, và một vòng đàm phán mới với Hà Nội được lên kế hoạch cho tháng 9 tại Jakarta. Ngày 16/8, đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội nhận được một tín hiệu miệng từ Nguyễn Văn Linh qua con trai của cựu lãnh đạo Việt Nam Hoàng Văn Hoan, người đã đào thoát sang Trung Quốc vào năm 1979. Nhà lãnh đạo Việt Nam lại một lần nữa đưa ra một lời thỉnh cầu [appeal] làm hòa, đổ lỗi cho Bộ trưởng Ngoại giao VN về những tranh cãi dai dẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc về Campuchia, và nhắc lại rằng tình trạng khó khăn này chỉ có thể được khắc phục bằng một hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước.


Vì thông điệp này không trực tiếp đến từ nhà lãnh đạo Việt Nam, Bắc Kinh ra lệnh cho Zhang Dewei, đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam, tìm gặp đích thân Nguyễn Văn Linh để tìm hiểu ý định thực sự của ông về quan hệ Trung-Việt. Những thập kỷ thù địch giữa hai nước khiến cho sự liên lạc giữa các nhà ngoại giao Trung Quốc và các quan chức Việt chỉ ở mức tối thiểu cần thiết. Giới ngoại giao Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn để tìm người tốt nhất để liên hệ với nhà lãnh đạo Việt Nam sau nhiều năm đối thoại hạn chế giữa hai bên. Vì Nguyễn Cơ Thạch kiểm soát Bộ Ngoại giao, Đại sứ Trung Quốc quyết định nhờ Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng quốc phòng, người đã lặp lại nhiều điểm của Nguyễn Văn Linh tại một phiên họp trước đó với đại sứ Trung Quốc, giúp sắp xếp một họp với cấp trên của mình.


Cách tiếp cận này mang tới kết quả. Ngày 22/8, Nguyễn Văn Linh tiếp Zhang Dewei tại Bộ Quốc phòng. Quan chức Việt Nam này [Nguyễn Văn Linh] thừa nhận rằng ông đã gửi một thông báo miệng tới đại sứ Trung Quốc và nhắc lại ý định của ông muốn thăm Trung Quốc. Ông đặc biệt lưu ý rằng cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ giúp làm im miệng những người hãy còn phản đối ý muốn giải quyết vấn đề Campuchia của ông. Trong hoàn cảnh đó, Bắc Kinh đành nhượng bộ. Ngày 27/8, Thủ tướng Lý Bằng đến nhà Đặng Tiểu Bình nay đã "nghỉ hưu bán phần" [semiretired], báo cáo quyết định của các người kế nhiệm mời nhà lãnh đạo Việt Nam sang thăm Trung Quốc. Li sau đó gợi ý rằng vì lý do an ninh liên quan đến Á Vận Hội 1990 sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh, cuộc họp sẽ diễn ra tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Đặng bằng lòng.


Ngày 3/9, hội nghị thượng đỉnh được triệu tập. Tham dự có Tổng thư ký đảng CS Trung Quốc Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng, và tổng thư ký đảng CS Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và cố vấn đảng Phạm Văn Đồng. Giang Trạch Dân thẳng thắn tuyên bố rằng cả hai bên phải thừa nhận [come to terms] những gì cả đúng lẫn sai giữa hai nước từ cuối những năm 1970. Theo ông, Trung Quốc không đòi phải giải tỏa ân oán cũ, mà muốn tìm ra gốc rễ vấn đề và tìm giải pháp đột phá mới cho tương lai. Ông hoan nghênh sáng kiến ​​ cải thiện quan hệ của các lãnh đạo mới của Việt Nam nhưng một lần nữa lưu ý rằng Campuchia vẫn là trở ngại lớn cho việc bình thường hóa. Nhà lãnh đạo Trung Quốc sau đó kêu gọi các đối tác Việt Nam chấp nhận kế hoạch của Liên Hợp Quốc. Nguyễn Văn Linh thú nhận rằng Việt Nam đã theo đuổi một chính sách sai lầm trong mười hai năm qua và giải thích rằng các lãnh đạo Việt Nam hiện nay muốn sửa đổi để tiếp tục quan hệ hữu nghị giữa hai nước và hai đảng mà Hồ Chí Minh đã thành lập. Ông hứa sẽ hỗ trợ một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia dựa trên văn bản khung của Liên Hợp Quốc. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn chống đối kế hoạch của Bắc Kinh về một Chính quyền Chuyển tiếp Campuchia dưới sự lãnh đạo của Hoàng tử Sihanouk, tuy nhiên chỉ có Phạm Văn Đồng là chống đối mạnh mẽ đề xuất này. Bắc Kinh đề nghị chính quyền Phnom Penh mà Hà Nội hỗ trợ sẽ chiếm sáu ghế trong Chính quyền Chuyển tiếp, và ba nhóm kháng chiến sẽ chiếm hai ghế mỗi nhóm. Vì Sihanouk cũng về phe kháng chiến, Việt Nam cảm thấy rằng sự sắp xếp này không công bằng và không hợp lý. Ngày đầu tiên của cuộc đàm phán kéo dài đến 8:00 tối mà không đạt được thỏa thuận. Sau đó vào buổi tối tại bàn tiệc chào đón, các nhà lãnh đạo Trung Quốc được cho rằng đã tiếp tục cố gắng thuyết phục các nhà lãnh đạo Việt Nam chấp nhận đề nghị của Trung Quốc. Sau một buổi họp dài ngày hôm sau, các nhà lãnh đạo Việt Nam chịu thua. Họ cũng hứa sẽ thuyết phục chính quyền Phnom Penh chấp nhận kế hoạch của Trung Quốc. Hai bên sau đó đã đạt được thỏa thuận về các nguyên tắc về giải pháp chính trị cho Campuchia và nối lại quan hệ.


Ngày 6/9, quan chức ngoại giao Trung Quốc vội vã đến Jakarta để thông báo cho tất cả các bên về thỏa thuận mới giữa Trung Quốc và Việt Nam về Campuchia và để thúc đẩy họ đạt thỏa thuận. Một năm nữa sẽ trôi qua với những đấu đá giữa các phe Campuchia trước khi hòa ước được ký kết. Hội nghị thượng đỉnh Thành Đô đánh dấu sự kết thúc của mười hai năm thù địch của Trung Quốc đối với Việt Nam. Giang Trạch Dân kết thúc cuộc họp bằng cách trích dẫn một bài thơ thời Thanh: "Tai họa không thể chia cách anh em; chỉ một nụ cười là diệt hết ân cừu"(Dujin Jiebo xiongdi zai; Xiangfeng yixiao min enchou). Nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc tỏ ra tràn đầy tình cảm khi nhắc lại mối quan hệ anh em giữa Trung Quốc và Việt Nam thời 1950-1970, mặc dù sau đó ông thừa nhận rằng một thập kỷ thù địch đã khiến cho hai nước không thể trở về quan hệ gần gũi và thân mật thời đó. Về phần người dân Trung Quốc, họ vẫn cay đắng nhận thức được rằng sự hy sinh của họ cho Việt Nam trước đó đã không mang lại tình bạn vĩnh cửu và lòng tri ân và họ càng trở nên khó chịu hơn với hành vi không đáng tin cậy của Việt Nam. Họ quở trách sự vô ơn của Hà Nội bằng cách nhắc lại một thành ngữ cổ của Trung Quốc, "Ai đã cho tôi bú là mẹ tôi" (younai bianshi Niang).


Nicholas Khoo nói đúng rằng "sự sụt giảm trong cuộc xung đột Trung-Xô" là hệ quả tất yếu của việc mở "cánh cửa cho sự xích lại Trung-Việt." Nhìn lại, trong khi Hà Nội tìm đến Bắc Kinh vào năm 1989 và 1990, thế giới cộng sản đang thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc. Cơn bão chính trị thổi mạnh qua Đông Âu. Liên Xô đang trên bờ vực của sự tan vỡ. Giữa sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, nhiều đảng viên và ủng hộ viên CS Việt Nam bắt đầu lo lắng về những gì sẽ xảy ra cho đất nước của họ, một trong những nước cộng sản trẻ tuổi nhất. Thành công của Trung Quốc trong việc cải cách kinh tế và mở cửa ra thế giới cho họ một hy vọng. Theo ông Nguyễn Văn Linh, bởi vì CHXHCNVN là nước nhỏ và Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng nhỏ, họ cần phải dựa vào Trung Quốc và ĐCSTQ để tiếp tục phất cờ xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Việt Nam này chỉ ra rằng CHXHCNVN và Đảng Cộng sản Việt Nam cần sự hỗ trợ của nước láng giềng xã hội chủ nghĩa của họ. Từ quan điểm của Việt Nam, chia sẻ lợi ích chính trị và ý thức hệ là đủ để kéo hai nước xã hội chủ nghĩa này trở lại một liên minh chặt chẽ. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, tư tưởng truyền thống duy ý thức hệ này đã lỗi thời: trong môi trường quốc tế hiện nay, mỗi quốc gia xã hội chủ nghĩa nên theo đuổi các chính sách phục vụ lợi ích quốc gia của riêng mình. Vào thời điểm đó, các ưu tiên quốc gia của Trung Quốc là cải cách kinh tế và mở cửa. Dù Việt Nam háo hức cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc, Bắc Kinh có vẻ không động lòng và tiếp tục nhấn mạnh cần phải giải quyết hẳn vấn đề Campuchia trước khi bình thường hóa quan hệ song phương.

Lý Tống nói về Đàm Vĩnh Hưng







Phỏng vấn Vanessa Vân Ánh Võ, nghệ sĩ đàn tranh





Cướp giật trên đường phố Thành Hồ



Cướp rồi đạp xe.

Cuối năm, trộm cướp lộng hành, giữa ban ngày ban mặt ngay đường đông người. Chị này để cái giỏ xách trước xe, bị 2 thằng cướp theo dõi một hồi rồi giật. Hô hoán nó quay lại đạp xe, té nát cả cái xe. Ông trời có mắt, bọn cướp tông vào xe người trước, té bất tình luôn. Còn chị cũng bị ngã nhưng không sao hết, đến bây giờ còn chưa hoàn được hồn. Share cho mọi người mọi người cảnh giác nhất là mấy chị em, kể cả mấy anh luôn. Tết nhất bọn cướp nó không chê cái gì đâu. Ra đường nghe điện thoại, đeo giỏ hớ hênh, nó theo dõi rồi cướp. Lỡ bị nó đạp xe tai nạn ra đó rồi ai lo cho mình, 1 giây nghe điện thoại được ăn Tết trong bệnh viện chắc là vui. Nhớ không được nghe điện thoại, giỏ túi xách bỏ vào cốp, dừng xe vào nhà rồi mới lấy, luôn quan sát đường xunh quanh.

Posted by Sky Garden BBQ & BEER CLUB on Friday, January 22, 2016



HỌP MẶT KHÓA MỘT KHKT-MĐ TẠI SAIGON, VN, NGÀY 3 THÁNG 12 NĂM 2015







MỜI BẤM VÀO LINK BÊN DƯỚI ĐỄ XEM VIDEO BUỔI HỌP MẶT K1, 03-12-2015, SAIGON






GỬI VỀ AN NAM ĐÔ HỘ PHỦ HÀ NỘI






"Ngẫm hay muôn sự tại Trời. Trời kia đã bắt làm người có thân. Bắt phong trần, phải phong trần. Cho thanh cao, mới được phần thanh cao.”






Anh Em Khóa 1 Xin Được Chia Buồn Cùng Tráng...






Vì Một Chút Tình Mà Lưu Luyến - Tác giả Nguyễn Kỳ Yên


Về già, chú Bảy tôi thường nói ra mong ước được về nhìn lại quê cũ. Nhưng rồi chú mỗi ngày mỗi thêm đau yếu, đến lúc gần mất chú dặn: “Giúp chú. Đem hỏa thiêu, rồi gởi tro cốt ở chùa cho nghe kinh một thời gian, đừng lâu quá, rồi đem về quê cho chú nhìn lại nhà từ đường, thăm mộ ông bà, cõng đi một vòng nhìn lại vài chốn thân quen, rồi đem rắc xuống sông, chỗ bãi tắm gần cây cầu tre bắc nối qua bãi dương...” Chú mơ màng: “Tro theo nước trôi ra biển, bốc lên mây, dạt về trường sơn, làm mây giăng đầu núi..., để có câu hát: chiều chiều mây phủ đá bia, đá bia mây phủ chị kia mất chồng..., mây tan thành nước rơi thấm vào đất, lại theo phù sa...”

Chú mất gần hai năm tôi mới mang chú về lại quê cũ.

Thiệt tình, tôi không muốn về đấy. Tôi biết chú gắn bó với nhiều chỗ khác hơn. Đời chú, khoảng mười năm ở lính, và sáu năm làm nghề giáo, chưa tính mấy năm trọ học ở Nha Trang rồi Sài Gòn, chú đã sống qua khá nhiều nơi của miền Nam. Những lúc trò chuyện, vui cũng như buồn, chú thường chỉ nhắc đến các nơi khác từng ở qua, như kỷ niệm với những bạn bè vào sinh, ra tử ở Pleiku, Đồng Tháp, Vũng Tàu, như cưới vợ hụt ở Mỹ Tho và như tình buồn với người em gái học trò ở Bình Dương v.v...

Còn nữa, còn hơn hai mươi năm sống ở Mỹ, gặp gỡ biết bao nhiêu người, làm biết bao công việc khác nhau, khi ở miền Đông, khi ở miền Tây, tình cảm, kỷ niệm, đong đếm sao cho hết.

Chú từng nói:

- Khi mình trưởng thành, chín chắn thì những gặp gỡ, trải nghiệm, mới đậm nét, mới khó quên. Những năm ở tuổi thơ, không bằng những tháng ở tuổi ba mươi và không bằng những ngày ở tuổi năm mươi.

Chú cùng tôi biết rõ quê cũ đã thay đổi khác xưa. Những người quen biết cũ đã tàn, đã mất, con cái nếu không chết trong chiến cuộc, thì cũng phân tán tứ xứ. Thời mới, người mới từ nơi khác tụ về, là người lạ. Kỷ niệm, nếu còn lại, cũng chỉ là những mảnh rời rạc, mơ hồ. Chuyện đau đớn, hận thù thì khắc sâu hơn chuyện êm đềm. Còn phải quên đi, tìm vui sống. Hà cớ gì lần về chốn xơ xác, khó thương.

Có một thời làng tôi ngập khói lửa. Ngày thì quân Quốc gia làm việc, tối thì quân Giải phóng từ núi về, từ hầm trốn chui ra làm việc, với chính sách là mỗi vùng phải lôi ra giết một vài người, loại có máu mặt. Tìm tòi, moi móc cho ra tội, dựng lên nhơn chứng, đưa ra người tố cáo, rồi đem giết cho rùng rợn, dã man, sắt máu để mà hù doạ đám đông.

Từ thời còn Tây, chú từng trốn dưới hầm đào luồn dưới hàng tre với vài anh lớn Việt Minh. Tây đổ bộ gấp quá, nên không chạy kịp lên núi. Bên ngoài, lính Tây bắn phá đùng đùng, bụp bụp, gà bay, chó sủa, trong hầm, bà Ốc, dân quê, run sợ lập cập, nói:

- Chết tui. Tây mà bắt tui, thì cái gì tui cũng khai ra hết. Hỏi có bao nhiêu cọng lông, tui cũng vạch quần ra đếm mà báo cho nó nghe.

Cán bộ lớn giận quá, xáng cho cái bạt tai, hăm:

- Còn nói bậy bạ, sẽ nhét guốc vào miệng.

Sau, cũng bà Ốc đó, giữa trưa nắng, chổng mông đào, moi đất trong chuồng heo, sát bờ rào tre, thằng Cang, trung đội trưởng nghiã quân, đi ngang qua thấy vậy đưa roi tre quất một roi, hỏi:

- Đào hầm cho Việt Cộng núp hả? – đây là chuyện của mấy năm sau, sau khi Nhựt thua, Tây rút về nước.

Cũng Cang đó, về sau, trời lụt, nước ngập linh láng, ngồi trên sõng câu, bị bắn tỉa té nhào xuống nước chết. Chuyện buồn còn nhiều lắm. Bạn học tôi, thằng Ẩn lớn lên theo lên núi làm Việt cộng, thằng Dũng đi lính giữ làng. Một đêm, Ẩn mò về làng, bị bọn thằng Dũng bắn chết, lôi xác để ở ngã ba đường cho dân chúng coi. Còn thằng Đoàn, cả nhà đang yên ổn bên nhau thì một đêm cuối năm, cha nó bị lôi ra xử chặt đầu. Tội ù lì, không thu gom đủ tiền, gạo cho cách mạng, như đã được giao phó. Nhưng lời đồn bảo rằng là thù cá nhơn, do dám đánh què giò con heo nhà hàng xóm hay sang ũi phá vườn rau. Anh em thằng Đoàn tản đi biệt xứ, cảnh nhà hoang phế. Lại có lời bàn: “ Đất đó là chỗ tào tượng cũ, không ở được.”

Chú Bảy thường than thở:

- Đời người nhiều nhứt là trăm năm, buồn nhiều hơn vui. Trong giòng trôi lịch sử, trăm năm ngắn lắm. Thời gian vùi lấp tất cả. Bạo chúa ngang ngược mấy cũng không thể sống mãi mà hà hiếp, cướp giựt người ta. Chỉ tiếc là lớp này tàn, không lâu lại có lớp khác thế. Dân khổ cứ khổ.

Chú kể:

- Một lần ăn giỗ ở quê ngoại Hà Bằng, nghe nhắc lại chuyện khởi nghĩa ở Triều Sơn, Xuân Thọ, chuyện đã lâu nên tên họ cũng mơ hồ. Chỉ nghe kể là một vài người đứng ra hô hào, tụ tập một đám đông người kéo đi phản đối sưu, thuế. Tụ tập trên núi, có lời đồn diễn cảnh lính dắt ngựa chui được qua lỗ trôn kim, có phất cờ, có đánh trống, có lễ tế ra quân, có đem chặt chưn một tên lính tế cờ. Xong, đánh trống kéo nhau hạ sơn, xuống quốc lộ Một, khúc giáp biển, chạy qua Triều Sơn. Ở đây, có năm, sáu “thằng” Tây mang súng mút-cờ-tông, đạp xe cuộc từ Sông Cầu vô, nằm phục ở bờ đàng chờ sẵn. Súng nổ, khởi nghiã tan rã. Tây đạp xe về đồn. Có người thắc mắc: “Vậy trước đó, rồi sau đó thì sao?”. Đáp: “Trước đó, hội họp, ăn uống bao nhiêu gà vịt, bao nhiêu trà rượu, bàn thảo những gì, không biết. Sau đó, thương vong bao nhiêu người, không biết. Lính bị chặt giò, không biết tên, quên. Khởi nghĩa thất bại, không cần ghi ra.” Chuyện đời nhiều cơ man, kể sao xiết. Ví dụ, Lật Việt sử ra, thấy về vụ Cần Vương chỉ ghi đại khái: “Ở Bình Định, Phú Yên có Tăng Bạt Hổ, Mai Xuân Thưởng nổi lên khởi nghĩa.” Chấm hết. Có người góp lời: “Phải đem thâu tóm lại trong vài hàng, trong một trang sách, thì chỗ đâu mà chứa cho hết mấy vụ lẻ tẻ, râu ria. Nhìn coi, người ta còn nhơn danh nhiều thứ cao cả khác, mà tha hồ cắt xén, sửa đổi, sao cho đạt chỉ tiêu. Chuyện giết một con voi chỉ để lấy cặp ngà, và mấy sợi lông đuôi, là chuyện thường thấy mà.” Người khác tiếp: “Chuyện khởi nghĩa, tui lại nghe được một khúc đuôi khác hơn. Không biết là có cùng một vụ, hay là một lần khác nào đó. Đoàn người đi xuống đèo Cây cưa, tiến về dốc Găng, thì bị chận lại. Có Tây mang súng, cưỡi ngựa, hỏi: kéo nhau đi đâu? Không ai đáp. Lại hỏi: Ai là đại diện? Bước ra nói chuyện. Hỏi mấy lần, chẳng ai lên tiếng, lại còn muốn lấn tới. Hỏi không ra, phải nổ súng. Đám đông tan hàng. Bữa sau, Tây đi ruồng, gặp ai bị thương, bị trầy trụa là hốt hết về đồn...” Tóm lại là dân mình khổ từ xưa, khổ có căn có gốc.

Tôi hỏi chú:

- Nhưng sao phải lặn lội tìm về chốn cũ, nơi đầy buồn đau, nơi mà mình không ở được, phải rời bỏ đi? Mình có lòng thì ở xa nơi đâu cũng không quên nguồn cội là được rồi. Về làm gì để phải thấy lại những điều mà mình không muốn thấy. Thấy trong mơ, trong tưởng tượng, không dễ chịu hơn sao?

Chú nói:

- Quê mình hàng năm có lụt ngập. Nước lụt rửa trôi đi nhiều thứ, để lại nhiều rác rến, nhưng cũng để lại nhiều bùn non. Bùn đất này nuôi sống bao người no, ấm. Cái tình quê nó bàng bạc trong không khí, trong nắng, trong gío, trong sương khói, trong mưa. Người đến, người đi, cảnh vật có đổi thay, nhưng cái hồn quê, hồn đất vẫn tồn tại. Chú muốn là tìm lại, tái sinh lại ở chính nơi mảnh đất mà cha mẹ đã chọn cho chú. Như chút lòng thành kính với cha mẹ, tổ tiên. Lưu luyến là vì một chút tình này.

Tôi về đến quê cũ vào một buổi sáng ngày hè đẹp trời. Cảnh vật thay đổi nhiều, chỉ còn nhận ra vài nét quen. Tôi rời quê lúc mười ba tuổi, tản cư vì chiến cuộc. Mấy năm đầu thường có về cúng dãy mả và thăm bà con, nhưng về sau, chiến tranh dữ dội hơn và phải đi học xa, ít còn dịp về. Gần mười năm sau tôi vượt biên, xa quê luôn từ đó. Giờ tính ra đã hơn ba mươi năm mới trở lại.

Trước mắt tôi là một thị trấn đông đúc, nhộn nhịp. Không còn cảnh im ắng người đứng đầu làng nghe rõ được tiếng gà gáy ở cuối làng, không còn tiếng chuông chùa, tiếng trống điểm giờ của trường học,...Mà khắp nơi đầy tiếng người, tiếng xe. Tôi vỗ nhẹ cái túi mang trên lưng, nói nhỏ: “Chú Bảy, thức dậy, tới nhà rồi, cháu cõng chú đi thăm chốn cũ đây nè.” Đáp lại là im lặng. Cái im lặng chú thường nói với tôi, im lặng dồn nén từ nhiều xao động, im lặng trong một bản nhạc, đủ lâu để khiến người nghe dở hơi vỗ tay loạn, vì tưởng bài hát dứt.

Tôi đến nhà từ đường khoảng mười giờ sáng. Anh Nhơn, con bác tôi, đón tiếp vui vẻ. Xa cách lâu quá, đường đời mỗi người mỗi hướng, mỗi rời xa, câu chuyện có nhiều gò bó, tránh né, chỉ là dè dặt thăm hỏi về con cháu, về cảnh lạ đường xa. Không còn hồn nhiên như thuở chín mười tuổi, chơi đùa, phá phách với nhau. Tôi nói mong ước thăm quê của chú Bảy. Cùng anh nhắc lại vài chuyện xưa cũ. Có chuyện chú Bảy ham cưỡi ngựa, ngựa của ông Năm, chú gọi là cậu Năm, là anh của bà nội chúng tôi. Ông Năm sống ở miền núi, thường cưỡi ngựa đi lại trong vùng thăm bịnh, hốt thuốc. Mỗi lần ông ghé thăm nhà em gái, chú Bảy lãnh phần dắt ngựa ra sông tắm ngựa. Bọn tôi, nhỏ hơn chú tám chín tuổi, đứng xa mà nhìn. Thèm lắm. Chú nói: “Tụi mày lóc chóc tới gần nó đá dập mề.” Chú tắm ngựa rất lâu. Dắt ngựa về cũng vui sướng như lúc dắt ngựa đi. Ông Năm đi rồi, chú khoe cưỡi ngựa đã lắm. Cha tôi cười, nói: “Mày cưỡi ngựa không yên, mai mốt dộp đít, đau nhức, ngứa, gãi không được, mới là sướng chết.”Vài ngày sau, bọn tôi thấy chú tìm đến ngồi trên đá, trên thân cây, chỗ nắng chiếu nóng, vừa chà lết vừa nhăn nhó. Nhưng rồi khi ông Năm ghé thăm, chú lại vui sướng dắt ngựa đi tắm.

Anh Nhơn dắt tôi coi quanh nhà. Căn nhà cũ của ông bà nội tôi, cũng là nhà từ đường, được xây mới. Anh nói: “Bà con chỉ còn một hai nhà ở lại làng nên việc thờ cúng cũng dời đi, mai mốt cũng bốc mộ, nhưng chưa biết đem đi đâu.” Ý của anh là còn vài năm anh nghỉ hưu, cũng muốn yên, không động vào mồ mả. Nhà lớn, phòng khách rộng, bàn ghế bày biện theo thời mới, tường treo nhiều giấy khen thành tích lao động tốt.... Anh khoe mấy trăm chậu mai kiểng để vừa chơi vừa bán dưỡng già. Anh cũng nói về món đặc sản cá ngừ đại dương và dự tính nuôi chim yến lấy tổ. Cứ nhớ gì thì nói nấy.

Anh dẫn đi thăm khu mộ. Tôi như bước về lại vùng quá khứ, tuổi thơ. Hồi đó, khu mộ nằm trên vùng đất gò, chung quanh là nhiều đám ruộng miá. Miá mọc như rừng. Muà nghỉ hè cũng là lúc chặt miá ép nước nấu đường. Lò nấu đường, rạp ông che ép miá do bò kéo được dựng gần khu mộ. Bọn con nít chúng tôi ngồi nơi mấy tường vôi thấp ăn miá, ăn đường dẻo. Mùa nấu đường qua, đến muà mưa lụt. Mãi đến gần Tết mới lại theo người lớn đi dãy mả, thắp nhang. Bây giờ, chung quanh khu mộ là nhà ở. Đất đai, anh Nhơn giải thích, là của nhà nước quản lý, người dân lập hợp tác xã khai thác, sản xuất. Làm ăn thất bại, rã đám, mọi người chia đất cất nhà. Nhiều người nhiều rác. Phải rào khu mộ lại.

Rời khu mộ, rời nhà anh Nhơn, băng qua sân rộng đầy những chậu mai xanh um lá, tôi lại nhớ chú Bảy, nhớ câu hát bỏ lửng của chú: “hoa tàn nhưng lá vẫn còn xanh...”. Lại nhớ đến mơ ước của nội là con cháu sống quây quần trên cùng khu đất, uống cùng giếng nước, đi về cùng con ngõ. Ước mơ nay lỗi thời.

Tôi đi dọc theo đường lớn tìm một anh xe ôm mướn bao trọn ngày. Anh xe ôm hài lòng, cho xe chạy tà tà qua những nơi tôi còn thấy quen. Con đường đã được mở rộng. Nhà cửa, sân vườn hai bên không còn dáng vẻ cũ như tôi từng biết.

Ngang qua một sân vườn cà phê quán nhạc với nhiều cô gái trẻ ăn mặc tươi mát, anh xe ôm, tên Minh, giới thiệu: “Trước kia, nơi đây là trại cưa, trại mộc, làm ăn lình xình, sau ông chủ già chết, ông con tiếp thu, chuyển nghề, không cưa cây, không đục gỗ, mà mướn mấy cô chưn dài về bán cà phê sân vườn, nhằm cưa người, cưa mấy đại gia, mấy cán bộ dư tiền, hám của lạ.”Minh tiếp: “Đã từng có mấy vụ đánh ghen, xé áo tiếp viên, hăm dọa đốt quán, nhưng quán vẫn ăn nên làm ra”. Minh cười hắc hắc lúc kể những câu đối đáp, hăm dọa. Hắn có tài pha giọng nói người các miền rất lôi cuốn người nghe.

Chuyện kể gợi lại cho tôi một đoạn quá khứ, thời còn trại cưa, thời ông già còn trai tráng. Trại cưa giáp ranh với một lò rèn. Suốt ngày hai chỗ này đầy tiếng đập sắt cùng tiếng cưa, tiếng đục. Đám con nít tụi tôi thường núp nơi hàng rào tre, nơi mấy lùm cây duối chơi cho mát và câu trộm cá trê trong ao trước lò rèn. Câu lén không dùng cần mà quấn cước vào ống tre cầm tay. Mồi móc con nhện. Câu ngâm. Cá trê rất thích ăn mồi nhện. Bữa kia, đang câu cá thì thấy thầy thuốc đạp xe đến trại cưa. Bà vợ đon đả mời thầy vào, rồi xua đuổi mấy người khác tản đi, để chỗ cho thầy chữa bịnh. Tò mò, tụi tôi lén tới gần nghe được là do ông chủ bào tấm ván, thất thế té sấp, bị chấn trúng chỗ “chưn giữa”. Chỗ đó càng lúc càng sưng phù lên. Ông thầy kêu bịnh nhơn nằm ngửa ra, quần tụt xuống đầu gối, rồi rờ khám. Thầy tay rờ, miệng nói liên tục. Thấy sưng một đùm tím đen như củ chuối, củ khoai mài. Xong, thầy bỏ dầu, bỏ thuốc, bỏ mấy thứ lá vào cối quết nhuyễn rồi đem đắp lên chỗ sưng. Tay thầy xoe xoe, bóp bóp, ông chủ rên hừ hừ. Thầy dặn thấy thuốc khô thì bóc bỏ, đắp lên thuốc mới, vài bữa thì ổn, rồi dắt xe ra về. Suốt ngày hôm sau, bọn tôi rình chờ coi bà chủ bóp thuốc, nhưng chẳng thấy được gì nữa.

Minh chở lòng vòng đến những chỗ khác nhau theo gợi ý của tôi. Tôi muốn nhìn lại chợ làng và trường cũ, nhưng cảnh và người đều xa lạ, không còn gợi nhớ lại được gì. Tôi cố tìm hàng cây gạo thân to hơn vòng tay ôm, đứng ven đường đến trường, muà ra hoa, trắng hồng cả một vùng, hoa đẹp, nhưng mùi hăng thúi khó chịu, làm bao đứa học trò bịt mũi, nín thở, chạy bở hơi tai mới qua khỏi. Hàng cây biến mất theo với hình ảnh những đứa học trò quê.

Trời về chiều, Minh chở tôi ra biển chơi. Bờ biển dài độ ba cây số. Hồi trước là làng đánh cá, làm ruộng muối, nay có một số người mở quán hải sản, quán nhậu. Còn có dịch vụ ăn theo như bán áo quần tắm, cho mướn thuyền nhỏ, phao tắm. Minh giới thiệu món mực nướng, mực phơi một nắng. Đúng là ngon, ngọt, mềm, càng ăn càng thích. Hai chúng tôi ngồi ăn nhậu lai rai, nói chuyện gần, chuyện xa. Chuyện người mình để nguyên quần áo lội xuống biển tắm. Chuyện mấy đại gia tụ tập nơi mấy thuyền lớn đậu xa bờ ăn chơi. Minh thán phục cái điện thoại di động kỳ diệu, gió mạnh phần phật mà sóng điện vẫn không bị đánh tan. Chợt có tiếng ồn ào, lao xao. Từ xa hai anh thanh niên tay dắt, tay đẩy xe đạp có gắn dàn máy hát có loa phóng thanh, vừa ca hát, vừa rao bán kẹo kéo. Một lối buôn bán vốn nhỏ, nhưng khá xôm tụ. Bọn con nít bu lại coi. Mấy anh đang ngồi nhậu bàn với nhau, ngoắc xe keọ kéo lại. Không mua kẹo mà chỉ muốn trưng dụng dàn máy hát. Mặc cho năn nỉ, ỉ ôi, mấy dân chơi thản nhiên hát cho nhau nghe. Tiếng nhạc bập bùng, xen lẫn tiếng ca ồm ồm lạc điệu là tiếng năn nỉ của hai anh bán kẹo. Nghe có tiếng: “...Mấy anh tha cho tụi tui đi bán kiếm cơm...Mày im. Nói nữa tao còng đầu mày. Ai cho chúng mày buôn bán chỗ này.” Rồi hát tiếp: “Mẹ biết bây giờ con ngồi hố nhỏ...Bận hành quân...Này thêm điã sò nướng..”

Hai chúng tôi ngồi xem diễn hát. Người chung quanh vẫn tắm, vẫn chơi đùa, ăn nhậu. Hai anh bán kẹo ngồi buồn xo. Gió biển thổi rào rào. Gió gom tụ tiếng người, tiếng nhạc, trộn vào mùi khói than, mùi thịt cá nướng ướp mỡ hành, nước mắm tiêu thơm điếc mũi. Gió thổi dạt qua thôn xóm, tấp vào triền núi xa xa, nơi thấp thoáng mái ngói trong vườn cây xanh.

Minh nói về ngôi chùa trên núi. Khoảng sáu, bảy năm trước, ông sư già chết, để chùa lại cho đứa cháu. Cháu tuổi trẻ ngồi tu giáp năm thì thấy ra mối làm giàu. Cháu móc nối với bà con là Việt kiều Mỹ thu mua một khoảnh lớn đất núi quanh chùa, rồi cho xe ũi bằng, xong đóng cọc, phân lô, trồng cây bạch đàn, cây ăn trái. Vài năm sau, nhà nước mở con đường mới giáp mấy lô đất. Thầy bán đất trúng đậm. Thầy tạm nghỉ tu, lo đi tìm chỗ xây chùa mới, nghe đồn ở tận bên Ca-li. Tóm lại, Minh nói, thấy mà ham, tu như vậy cũng đáng tu.

Buổi chiều xuống dần. Chúng tôi ngồi nán uống thêm chai bia rồi chạy xe về lại gần nhà anh Nhơn.

Chào biệt Minh, tôi một mình đi lần hướng bờ sông. Tôi vẫn chưa làm xong vụ tro cốt chú Bảy. Bờ sông đóng kè chống sạt lở. Vài quán nước, quán hàng ăn lưa thưa khách. Trước kia, nơi đây là bãi cát lớn, là chỗ tắm giặt cuả dân làng. Một cây cầu tre bắc nối hai bờ cho người đi bộ. Chú Bảy từng lặn ngụp đâm cá ở chỗ này. Lần đó, có cặp cá hồng từ biển vào, lượn ép nhau vòng chân cầu, chỗ nước sâu. Chú đâm sém trúng cá mấy lần, còn dính được cái vảy to như móng tay. Xôn xao một vùng. Nhiều người tụ lại coi. Có cả mấy chị đi chợ về cũng đứng lại coi đâm cá. Hồi lâu nước đục, cá trốn đi mất. Mọi người tản đi mà chú vẫn chưa chịu lên bờ. Thấy tôi, chú kêu lại nói nhỏ: “Thằng cháu, mày lại bụi duối lấy cái quần đưa tao, lẹ lên, mấy con nhỏ vô duyên, còn đứng chờ coi cái gì mà chẳng chịu đi.” -phong cách chàng trai mười tám tắm truồng là vậy.

Bây giờ, trên sông này, cây cầu tre không còn, bãi dương bị ũi sạch, không còn cảnh lác đác mấy mái tranh dưới hàng tre thơ mộng, mà chỉ là cảnh một chiếc xà lan hì hục hút cát đổ lên bờ cho xe chở đi. Tiếng máy hút nổ ầm ầm, phun từng ngụm khói đen lên trời. Nước sông đục ngầu.

Tôi đem hũ tro trút xuống nước. Giữ lại cái hũ làm kỷ vật. Tro tan lắng dần trong nước. Gió, sóng lao xao mặt sông, làm lung lay những hình ảnh trời mây phản chiếu trong nước. Một bóng mây cô lẻ vỡ nát rồi hợp, rồi vỡ vụn. Tôi cố hình dung một ngõ tre hun hút. Trong bóng chiều, một chú bé dắt ngựa đi tung tăng vào ngõ. Hình bóng dần khuất, dần mờ nhạt.

Vĩnh biệt chú Bảy.

Đen Trắng, Trắng Đen - Tác giả Phạm Hòang Chương



Thời kỳ đi dạy ở San Bernardino đầu thập niên 90s, tôi chơi thân với Jerry, đồng nghiệp Mỹ trắng dạy lớp 5. Jerry có cử nhân luật nhưng tập sự luật sư một năm thì bỏ, chuyển qua nghề giáo. Vợ chồng Jerry có mỗi đứa con gái lúc đó mới lên ba, tên Sheila. Trường chỉ có tôi, John, và Jerry là thày giáo đàn ông, còn thì toàn các cô giáo, do đó cánh thày giáo đàn ông rất thân nhau. Nhân viên trường đa số toàn là Mỹ đen, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, resource teacher, custodian… Dân San Bernardino cũng đa số là da đen, lợi tức thấp, phố xá buôn bán lờ đờ, xe cộ thưa thớt, không sinh động tấp nập như dưới Santa Ana. Dân tỵ nạn VN mới qua lên đó ở đông, vì giá nhà thuê rẻ.

Năm 2005 tôi về hưu, ghé chơi thăm vợ chồng Jerry thấy con bé đã thành một cô gái dậy thì trắng trẻo xinh đẹp học High school, nhưng Jerry tâm sự rất bực mình vì tuy con học giỏi, xinh đẹp, lại đi bồ với boyfriend da đen, có tới nhà chơi một hai lần. Có lần ngồi chơi phòng khách với Jerry, tôi nghe Mary, bà xã Jerry nhiếc mắng Sheila dưới bếp:

- Mày muốn lấy chồng Mỹ đen thì ít ra phải lựa đứa đi xe Mercedes, có hai ba cái nhà, làm bác sĩ luật sư, lương “6 con số” mới đáng, còn không thì ở vậy còn hơn. Đừng có lẹo tẹo với mấy thằng Blacks gia đình ăn welfare, hút xì ke, hát nhạc “ráp”, tụm năm tụm ba chửi thề inh ỏi mà có ngày tiêu đời đó con…

Jerry có ý hơi ngượng với tôi, nhưng tôi giả vờ không nghe, quay hỏi chuyện khác, trong bụng nghĩ ông bà này khéo lo xa, bọn teens ở highschool xứ này thay đổi bồ bịch liền liền, chơi qua đường chứ chắc gì sau này ra đời kết làm vợ chồng.

Bẵng đi mấy năm sau nghe nó có bầu với thằng đó, nhưng dấu không cho cha mẹ biết, nghe gia đình Jerry xào xáo lục đục một dạo khiến tôi ngại không dám ghé chơi, chỉ nghe qua một người quen làm ở trường cũ kể con bé mới 17 tuổi khi sinh con, và chết trong lúc đẻ, bỏ cháu lại cho ông bà ngoại nuôi, bên nội không hề biết tới. Tôi mang quà tới thăm thấy đứa bé là con gái, đen thui, tóc quăn tít, được Mary ôm trong tay, đút bình sữa vô miệng. Hai vợ chồng ngượng ngập khi thấy tôi, nhưng rồi không kìm hãm nỗi bực tức thương nhớ đứa con gái xinh xắn bất hạnh, thay nhau kể lể đầu đuôi ngọn ngành bằng giọng nói pha nhiều nước mắt… Tôi cũng lắc đầu ái ngại.

Rồi con bé, tên Cathy, lẩm chẩm lớn lên, được bà ngoại chở đi học mẫu giáo, lớp một, lớp hai. Con bé da ngăm đen, ít cười, ít nói, khô khan, không giống như Sheila, lúc nào cũng vui vẻ tươi tắn dễ thương. Hai vợ chồng ghét cay ghét đắng thằng rể da đen bất đắc dĩ, tên Nathan, nên nó chỉ lén lút gặp con ở sân trường, hay rón rén theo bà mẹ tên Carter tới chúc Giáng sinh vợ chồng Jerry mỗi cuối năm.

Bỗng một hôm, Jerry gọi phone, hốt hoảng báo tin vợ bị car accident. Mary lái xe chở mấy bà bạn bị xe truck tung, bị thương nặng ở đầu đã nhập viện. Tôi lật đật lên thăm, thấy Mary nằm thiêm thiếp hôn mê trong phòng E.R, tới chiều thì nghe tin chết, y tá đưa xuống nhà xác. Tôi ngồi chia buồn với Jerry cả tiếng đồng hồ, có cả Bobby, luật sư bạn của Jerry ở đó, hai nguời bàn tán nói chuyện với nhà quàn và nhà thờ lo thủ tục ma chay.

Hôm làm lễ ở nhà thờ, tôi có dự, hai ông cháu Jerry ngồi ghế hàng trên, thấy bà Mỹ đen “xui gia” Carter và đám cháu ngồi ở băng ghế dài bên kia ngoái cổ nhìn sang. Tôi để ý thấy bé Cathy cũng có lúc ngoái cổ qua nhìn, nhưng không mỉm cười, hình như không mấy cảm tình với bà con bên nội, có lẽ vì từ khi mới sinh, đã quen sống bên nhà ông bà ngoại rồi. Mấy năm nay, ngày nào bà ngoại cũng lái chở đi học nên càng gắn bó với bên ngoại.

Mấy ngày đầu sau khi chôn vợ, Jerry hay dậy trễ, sáng nào Cathy cũng gõ cửa đánh thức, bắt ông ngoại da trắng đánh răng, chải tóc, thắt nơ để chuẩn bị đi học. Jerry không quen với công việc này, bắt nó tự đánh răng rửa mặt lấy, cầm lược chải tóc thì cào từ trên xuống, bị con bé nhăn nhó chỉnh:

- Ông phải chải từ dưới lên cho tóc bung ra thế này nè.

Rồi bắt thắt nơ. Thắt xong, ra trước gương ngắm nghía, cằn nhằn:

- Ông ngoại thắt “up side down” rồi. Làm lại cho con…

Rồi ra xe chở đi học. Lần đầu chở cháu nên Jerry đi lạc, dừng lại, hỏi đường, phải loay hoay lòng vòng một lát mới tới trường, vừa lúc chuông reo, Cathy bắt phải hôn nó một cái trước khi chạy vào lớp.

Mười ngày sau, cuối tuần, Jerry mời bà xui gia Mỹ đen và gia đình qua cầu nguyện cho Mary và ăn picnic sau vườn. Vườn rộng, có hồ bơi, cây cối xanh mát, Cathy nhập bọn với đám chị em họ, khoe đồ chơi... Bà Carter ngắm khu vườn rộng, nói mại hơi:

- Hồi đó, mỗi lần tui tới đây, cứ nghĩ bụng có ngày ông sẽ mời gia đình tui tới “enjoy” barbecue ở backyard này…

- Bà muốn tới lúc nào cũng được, no problem…

- Tui biết ông không ưa con trai tôi… nhưng từ giờ trở đi, nên để cho con bé sang thăm ba nó thường hơn. Bên đó con nít bằng tuổi nó đông, vui hơn bên này, lủi thủi có hai ông cháu. Hay ông cho nó sang ở bên tui đi? Để tôi nuôi.

Jerry nhún vai không nói, chỉ cười.

Quanh quẩn tối ngày chỉ có hai ông cháu trong ngôi nhà rộng, bà nấu ăn chỉ làm ban ngày, tối về. Jerry mỗi lần nhìn cháu da đen tóc quăn tít, hay phụng phịu bắt làm theo ý nó, lại nhớ đến con gái tóc vàng, Sheila, da trắng mát, nghẹo cổ tươi cười ngoan ngoãn lúc còn sống ở bàn ăn, phòng tắm, sau vườn. Rồi lại nhớ đến vợ hay chăm sóc tỉ mỉ cho Cathy, hòn máu duy nhất của con gái chết quá trẻ để lại. Anh tìm tới bia rượu để quên sầu. Bữa ăn trưa một chai, tối một chai. Rồi tăng lên hai chai, ba chai. Dần dần, anh nghiện lúc nào không hay, bị Cathy cằn nhằn hờn giận hoài. Bà nấu bếp cũng dấu bớt rượu, không muốn anh say sưa trong nhà. Có lần anh ướm hỏi Cathy muốn về bên bà nội ở không, nó hỏi lại, “Ông muốn con qua đó ở hả?” Jerry lúng túng, “Không, chỉ hỏi vậy thôi.” Nó nghiêm chỉnh trả lời, “Không, con muốn ở đây, con đi ông ở có một mình, ai săn sóc cho ông ngoại?”, làm anh thấy nghẹn ở cổ, chớp mắt, quay mặt đi dấu vẻ xúc động.

Có vài lần con bé đem homework toán lớp 3 ra nhờ ông chỉ, chỉ là toán trừ toán nhân, mà nó loay hoay làm sai hoài, anh cắt nghĩa tới lui, bực mình có lúc phải nổi nóng to tiếng lên, rồi sau cùng nhắm không đủ kiên nhẫn, đăng báo mướn math tutor tới nhà kèm Cathy. Đăng quảng cáo “Cần người” được hai ngày thì có ngay cậu sinh viên Mỹ đen ăn mặc gọn gàng, vẻ thông minh, lễ phép, nghiêm trang tới xin việc, đem theo những tín chỉ đã lấy với điểm A+. Jerry interview, hài lòng nhận Scott vào làm ngay, rồi mấy ngày sau, bắt cậu này làm tài xế luôn cho mình, trả thêm tiền, vì lúc nào cũng lừ đừ, ngầy ngật, nói ra nồng nặc mùi rượu, sợ lái gây tai nạn chết người, bỏ lại Cathy không ai nuôi.

Scott là người có tâm địa tốt, thông cảm tâm trạng cô đơn và hoàn cảnh “già nuôi cháu mọn” của Jerry, hay nhỏ nhẹ khuyên anh bớt uống rượu, giới hạn số giờ Cathy ngồi coi tivi mỗi ngày để con bé học hành khá hơn. Luật sư Bobby, bạn Jerry cũng lo lắng, luôn khuyên anh phải bỏ rượu, e rằng bà xui gia lấy lý do đó kiện tước quyền nuôi dưỡng Cathy để giao cho bà. Scott rất đồng ý với Bobby. Có lần Jerry bảo Scott chở tới thăm nhà bà xui gia, Scott ôm cặp theo anh bước vô, sửng sốt thấy một đám người da đen lớn nhỏ đủ cỡ láo nháo ùa ra chào đón cười nói ồn ào. Thằng cháu trai bà Carter, cỡ 18 tuổi, mặc áo thun trắng, cao to vạm vỡ khỏe mạnh, chăm chú nhìn Scott, cười láu lỉnh:

- Hey, anh là ai? Body guard của ổng hả?

Scott lúng túng. Jerry giới thiệu:

- Đây là Scott, tutor kèm học Cathy. Tôi nhờ cậu ta lái xe luôn. Còn đây là bà Carter, xui gia tôi, và các con cháu...

Thằng cháu nhe răng cười bắt tay, hất hàm hỏi:

- Ông “thày” làm lương khá không?

- 20 $ một giờ.

- Wow, khá vậy đó!

Bà xui gia lôi Jerry vô garage coi business của bà. Một cô cháu ngồi ở máy may, xung quanh la liệt máy móc, nào computer, printer, scanner, fax machine, copy machine, sổ sách, trên tường lại treo bảy tám cái licences và bằng khen… giống y như một cái home business đang làm ăn phát đạt. Jerry hỏi đùa:

- Sao, chị “xui”? Nghe nói chị muốn kiện tôi đòi giữ Cathy hả?

- Tôi là đàn bà, săn sóc nó tỉ mỉ tốt hơn ông, không phải sao? Hồi Mary còn sống, săn sóc nó chu đáo, tôi không phải lo, bây giờ chị ấy chết rồi, ông là đàn ông, làm sao chăm sóc dạy dỗ nó tỉ mỉ được?

- Nhà bà đông đen ồn ào, làm sao nó học hành ? Nhà tôi rộng rãi, yên tịnh… Trường tiểu học ở khu nhà tui nổi tiếng là dạy giỏi nhất vùng Nam L.A này.

- Ở đời, có thứ đàn ông giỏi, có thứ đàn bà giỏi, Trời sinh như vậy, ông không thấy sao? Chuyện nấu ăn, lau chùi nhà cửa, giữ trẻ là chuyện của đàn bà. Hay là tui với ông ra tòa xin “shared custody” đi? Mỗi người giữ nó một tuần.

- “No”, Jerry đáp cộc lốc.

Bà Carter nổi nóng to tiếng:

- Có phải ông muốn nó xa lánh hẳn đám bà con da đen chúng tôi không? Ông khinh dân da đen phải không? Ông nên nhớ ba nó là “black” mà.

- Tôi không muốn con trai bà ở gần cháu tôi, chỉ có vậy thôi.

Jerry nói xong, kêu Scott xách cặp ra xe chở về. Bà xui gia mặt đanh lại, hầm hầm chống nạnh đứng nhìn theo.

Thế là bà ta mướn luật sư kiện Jerry ra tòa đòi “custody” Cathy, tòa gửi giấy báo Jerry. Jerry tới văn phòng luật Bobby họp với hai luật sư đồng nghiệp làm chung với Bob. Bob dằn mặt:

- Anh có ba cái bất lợi. Thứ nhất, bà chánh án xử vụ này là da đen, anh có biết không? Tất nhiên chánh án da đen không bao giờ muốn cháu “black” tới ở với ông nội “white” cả. Tâm lý thường tình là như vậy. Thứ hai, Edouard, em trai bà “xui” anh là luật sư, sẽ đại diện cho bà ấy trước Tòa. Nghe nói hắn là tay cãi cừ khôi, có mấy cái bằng tiến sỹ lận. Thứ ba, anh đang mắc bệnh nghiền rượu. Luật sư bên kia chắn chắn sẽ nêu lý do này để yêu cầu giao custody cho bà Carter. Anh phải chuẩn bị tinh thần.

Steve, luật sư bạn, đứng lên kê khai tiểu sử lý lịch gia đình phe đâm đơn kiện:

- Bà Carter là con một gia đình 6 con. Học chưa hết trung học, nhưng giỏi cách làm ăn mua bán. Là chuyên viên địa ốc có licence nhiều năm nay, sở hữu 2 căn nhà, có business “dry cleaning” và sửa quần áo. Có tiệm cho thuê quần áo cưới cô dâu chú rể. Bà có 2 con, con gái đã có chồng con đàng hoàng, con trai (cha của Cathy) không nghề nghiệp, hút sì ke ma túy bị ngồi tù mấy lần. Ngoài ra bà còn nuôi thêm một cháu trai, hai cháu gái tuổi teens kêu bằng dì, ở chung nhà. Tóm lại, đây là một người đàn bà có bản lãnh. Khuyết điểm duy nhất bà ta là có thằng con trai hư hỏng, vô tích sự. Chúng ta sẽ tấn công vào điểm này.

Jerry nói:

- Tôi có hỏi Cathy, nó không muốn ở với bên nội. Chánh án cũng phải hỏi ý kiến nó để cứu xét chứ đâu phải chỉ nghe lời bà nội nó.

Bobby lắc đầu, đưa bàn tay ngang cổ, cười:

- Nhưng mà họ nêu vấn đề ông về hưu, uống rượu say tối ngày là tụi này bó tay.

Jerry chống chế:

- Về hưu thì mới “spend time” nhiều với cháu chứ. Tôi chỉ thích uống, chứ không có vấn đề nghiện ngập... Để từ từ tôi giảm lại.

Bob gãi đầu, ngập ngừng:

- Tôi hỏi thế này có gì… không phải… ông bỏ qua nhé…. Ông có ý định ngồi nhà nuôi nó ăn học “full time” lên đại học không? Nếu không, giao cho bên nội “da đen” nó lo, “lá rụng về cội”. Sau này… nó nên hay hư, không ai trách ông.

- Ông nói cái gì vậy? Nó chỉ “đen” một nửa thôi, mẹ nó là “trắng” mà. Như Obama, sống ở Mỹ chứ có về Africa đâu…

Bobby thấy hố, nín thinh, không nói nữa.

Tối đó, trên giường, dưới ánh đèn vàng, anh tay choàng vai cháu ngồi bên, tay cầm sách đọc chuyện cổ tích “Mermaid”, lên giọng xuống giọng, con bé dúi đầu vào cổ anh, tự nhiên ôm choàng lấy anh, hôn lên má, thì thầm:

- I love you, Grandpa.

Anh nín lặng, nhớ lại ngày xưa cũng đêm đêm ngồi trên giường ngủ đọc chuyện cho Sheila nghe, lúc đó mới học lớp 1 lớp 2, con anh cũng vòng tay hôn ba, thủ thỉ những tiếng âu yếm như vậy. Anh nghẹn ngào, chớp mắt muốn khóc.

Cathy lo lắng nhìn vào mặt anh, hỏi:

- Are you O.K, Grandpa?

Jerry chớp mắt, khe khẽ gật đầu. Cathy vuốt má anh:

- Thôi, truyện Mermaid này buồn quá ông ạ, đừng kể nữa, con buồn ngủ rồi.

Jerry đứng dậy, đắp mền cho cháu, tắt đèn, hôn cháu “good night”, rồi về phòng mình. Đêm đó, anh lại mơ thấy Sheila cùng anh đi dạo trong vườn sở thú, Sheila nắm tay anh, nhí nhảnh tươi cười, ngây thơ xinh đẹp bên đám hoa nở, trông như thiên thần. Tuổi già cô độc, mất vợ, mất con, ban ngày Jerry kiềm chế nỗi đau qua men rượu, nhưng đêm đến, nỗi buồn bị nén vỡ òa ra khỏi tâm thức biến thành giấc mơ mà mỗi lần tỉnh dậy, anh lại ngơ ngẩn bần thần cả giờ.

Rồi tháng ba, tới ngày ra tòa, anh và bà xui gia đều có luật sư ngồi 2 bên. Luật sư Mỹ đen, Edouard, là em trai bà Carter. Chánh án Mỹ đen nghe qua lời yêu cầu giao bé Cathy cho bên nội của luật sư Ed bên cáo, ngạc nhiên hỏi bà Carter:

-  Bà là bà nội đứa nhỏ? Bà đứng tên đòi custody nó? Nó ở cả đời với ông bà ngoại nó, bây giờ bà nghĩ sao mà tự nhiên đòi bắt nó về nuôi?

Luật sư Bobby thừa cơ đứng lên kể lể cái xấu của bố Cathy:

- Your Honor, con gái ruột thân chủ tôi năm mới 17 tuổi còn đi học đã bị con trai bà này làm cho mang bầu, phải tủi nhục dấu cha mẹ mấy tháng liền cho tới khi không thể dấu đuợc nữa mới nói thật, đành bỏ học ở nhà. Cậu Carter junior này lúc đó 23 tuổi, dropped out trung học, đi bụi đời, xài cần sa, ma túy, gia nhập với băng đảng trộm cắp, bị nhốt tù mấy lần. Khi sanh đẻ, hai mẹ con bà này cũng chẳng hề tới để thăm viếng, rồi cô bé sinh khó, phải mổ, rồi chết ngay sau khi đó. Đứa bé mồ côi được ông bà ngoại nuôi săn sóc cho tới giờ. Những năm khó nhọc ông bà vất vã với đứa bé mất mẹ, mẹ con bà này có biết tới không? Khi nó đau ốm, có bao giờ ngửa tay bồng bế, lo tiền thuốc men cho nó không, mà bây giờ đòi bắt cháu?

Bà chánh án vừa nghe xong thì luật sư Ed đứng dậy nói chuyện lôi thôi giữa cha mẹ con bé, chuyện Sheila chết vì hậu sản, hay Nathan hút xì ke không có ăn nhằm gì tới quyền đòi custody cả. Bà chánh án ngoảnh lại nhìn mấy người da đen ngồi cạnh bà Carter coi thử có thằng con hư hỏng bà Carter ở đó không, rồi nhìn bà Carter, chờ đợi lời giải thích. Bà này không đứng dậy mà oang oang chỉ tay về phía Jerry tố khổ ông này uống rượu say cả ngày và bênh vực thằng con trai mình chỉ “chót dại “ lỡ lầm có một lúc thôi, nay đã cai nghiện thành người tốt rồi. Luật sư Ed thúc cùi chỏ ra dấu cho bà chị im đi mấy lần, bà vẫn trân tráo nhìn bà chánh án bô bô lớn tiếng chê bai Jerry như ở chỗ không người. Bà chánh án nghiêm nghị cảnh cáo sự mất kỷ luật phía bà Carter, yêu cầu bị cáo đi gặp bác sĩ tâm lý học và therapist khám nghiệm coi Cathy có bị tổn hại gì về tâm lý nếu ở với ông ngoại không, rồi mới hẹn kỳ sau thông báo ngày giờ xử custody hearing lại, nếu hai bên trình đủ chứng có biện minh hợp lệ.

Jerry dẫn Cathy tới gặp người therapist đàn bà coi nó có vấn đề gì về mặt tâm lý không. Mấy ngày sau, anh hỏi Cathy bà therapist nói gì. Nó kể bà ta hỏi nó có nhớ, hay nằm mơ thấy ba nó không, bảo đừng kể cho ông ngoại nghe chuyện gì về ba nó cả, đừng nhắc nhở tới ba nó, vì ông ngoại không ưa ba nó. Jerry nghe cháu báo cáo, bực mình, nổi xung lầm bầm, “tưởng trắc nghiệm gì, khuyên nhủ gì cho con bé vui, ai dè lại gây chia rẽ giữa người lớn với nhau, cho dù điều đó có thật đi nữa cũng không nên nói vậy, con nít nó thắc mắc vô ích.” Anh than phiền với Bobby. Rồi anh để ý thấy sau khi gặp bà therapist mấy lần, con bé có vẻ cứng đầu, bướng bỉnh, khác hẳn con gái anh hồi đó, đâm ra giận lây Cathy. Một lần nó mải mê ngồi bàn chơi game với cái I-pod, Tivi thì mở nói oang oang mà lại không coi, bèn tắt Tivi, hỏi làm homework ngày mai chưa, nó nói chưa. Anh hai lần to tiếng bảo “Dẹp đi, vô làm homework xong rồi mới được chơi!” nó vẫn ngồi yên, hai tay bấm bấm, mắt dán chặt vào màn hình, làm anh nổi xung gầm lên, giựt phắt cáí I-pod, la ầm ỹ, khiến nó hoảng sợ bỏ chạy lên lầu, vừa chạy vừa mếu máo khóc:

- Con không muốn ở với ông nữa. I want my daddy…

Rồi đóng sập cửa phòng lại.

Hai ngày sau đó, hai ông cháu không ai nói với ai tiếng nào. Sáng nó chuẩn bị đi học, thấy Jerry cầm lược đứng ở cửa bathroom, nó tỉnh bơ tự chải tóc lấy, không cần nhờ giúp. Jerry chở nó tới trường, nó xuống xe, tần ngần một hai giây, rồi đóng cửa lại, bỏ vô lớp không chào ông ngoại một tiếng. Qua ngày thứ ba, Bobby gọi Jerry tới office gấp, nói có thằng con rể tới gặp muốn nói chuyện riêng. Jerry tới, mượn phòng Bob nói chuyện với Nathan, ngồi xuống hất hàm hỏi:

- Sao, cậu muốn gì tôi?

- Con có nghe mẹ và cậu con muốn kiện đòi custody Cathy. Con không muốn bắt con bé làm gì, để ba nuôi, nhưng con đang thiếu một ít nợ, xin ba giúp con trả nợ, rồi thì con lên Seattle lập lại cuộc đời…

Jerry cười hỏi:

- Sao cậu không xin ông cậu luật sư giàu có của cậu. Hay mẹ cậu, nghe nói kinh doanh khá lắm mà?

- Ông cậu không ưa con, còn mẹ con thì bắt con về ở nhà với bả, làm theo ý bả, mới cho tiền trả nợ.

- Có tiền vào rồi cậu lại chứng nào tật ấy, “ngựa quen đường cũ” thôi… đi hút xách, mua bán xì ke, ai mà tin đuợc?

- Hết rồi. Con bây giờ “clean” rồi. Trả nợ xong, con sẽ lên Seattle làm việc, cam đoan sẽ trở thành người tốt cho ba coi.

Jerry móc bóp đưa cho Nathan 100 bạc:

- OK, khoan đi đâu hết, tối mai đúng 7 giờ, cậu mua bó hoa và món quà nhỏ mang tới nhà tôi mừng sinh nhật Cathy. Nó đang cần cậu.

- Nó muốn gặp con à?

- Nó đang buồn lắm, nó muốn gặp cậu.

- OK, tối mai con tới. Còn chuyện tiền bạc con cần, có nói ở đây luôn không?

Jerry đang bực mình, nổi dóa, to tiếng đuổi Nathan ra.

Chiều hôm sau, Jerry và bà bếp nấu nướng lo party sinh nhật cho Cathy la liệt món ăn trên bàn hết rồi mà 8 giờ Nathan vẫn không thấy tới. Rồi 9 giờ, cũng chả thấy gì, Jerry tức bực ra vào, chửi thề luôn miệng. Cathy hỏi “Ba con có gọi báo tin gì không?”, anh nói “Phone ba con bị hư”, lúc khác, anh lại nói “có lẽ ba con bận công chuyện gì đó gấp”. Hai ông cháu ngồi chờ hoài, sau cùng Jerry đành cho con bé đi ngủ, kiếm chai rượu ra uống cho quên phiền muộn.

Sáng hôm sau, theo lời mời của Jerry tới ăn sinh nhật Cathy, bà Carter dẫn một bầy con cháu tới dự “pool party” ngoài vườn. Cathy vui mừng theo bà nội và lũ trẻ ra sân chơi đùa, nhảy nhót, bơi lội. Cái hồ bơi thiệt rộng, nước xanh trong veo. Trẻ con nhày ùm ùm bơi lội, hò hét. Bà Carter rón rén vô nhà tìm Jerry xin lỗi cho thằng con thất hẹn tối qua:

- Xin anh tha lỗi cho Nathan. Tôi biết nó có lỗi thất hứa, sai hẹn với anh. Chỉ vì nó sợ anh mắng chửi nó trước mặt con nó nên nó không dám tới. Thực ra ra nó đã cai nghiện rồi, nó “clean” rồi.

Jerry bực dọc bỏ đi:

- Bà thấy tư cách nó như thế đó, hạnh kiểm nó như vậy đó, mà cứ bênh nó chầm chập. Ai mà tin tưởng nó được.

- Nói thật anh, nó đang ngồi trong xe ngoài kia kìa, sợ không dám vô sợ anh chửi mất mặt với mọi nguời.

Jerry vén màn nhìn ra thì thấy quả thật thấy thằng rể “trời đánh” đứng dựa vào mũi xe, cúi đầu nhìn xuống dáng điệu thiểu não. Anh ra mắng cho mấy câu, Nathan nhận lỗi, lập lại lời bà mẹ nói là ngại bị anh chửi trước mặt con nên đã không dám tới. Jerry chưa hết cơn giận:

- Mày có biết mày làm con mày đau khổ lắm không khi mày không tới dự sinh nhật nó tối qua. Mày có thương con mày không? Tao cho mày một cơ hội để làm hòa với nó mà mày bỏ qua… Mày lấy tiền tao đi hút xách ăn nhậu ở đâu tối qua?

- Có trăm bạc mà ăn nhậu gì. Bây giờ tui tới rồi nè.

- Tới mà ngồi ngoài xe này làm gì? Chờ tao ra năn nỉ mời vô nữa hả? Vô nhà đi, con mày nhớ mày lắm đó. Vô cho nó mừng.

Jerry bỏ vô nhà. Một lúc sau Nathan mới rụt rè ló mặt vô. Bà mẹ đang ngồi với con gái ở ghế xích đu, thấy vậy tươi hẳn nét mặt, gọi Cathy ở hồ bơi lên, khoác khăn lông chạy tới đón ba. Jerry trong nhà nhìn ra thấy con bé mặt mày rạng rỡ, vui vẻ tiến lại ba nó. Anh thấy Nathan quỳ xuống cỏ, mở 2 cánh tay ôm lấy con. Cathy âu yếm úp mặt vào lòng ba nó làm anh quay đi chỗ khác. Buổi trưa, Jerry đi kiếm coi Nathan ở đâu, thấy nó ngồi ngủ say sưa ở ghế trong phòng khách. Anh vỗ ngực đánh thức nó, ra hiệu theo anh vô bếp, móc túi đưa cho một xấp tiền:

- Đây này, 10 ngàn đô, mày cầm lấy mà đi trả nợ và cai nghiện cho sạch, nếu không, đừng có lại gần cháu tao. Nhiêu đó đủ không?

- Tôi “clean” rồi, chỉ cần tiền để trả chút nợ... cảm ơn ba.

Qua tháng Năm, hai bên tranh chấp lại ra tòa, vẫn bà chánh án cũ. Lần này Jerry đem theo cậu “math tutor”, còn luật sư Ed kia đưa Nathan ra trình làng, ăn mặc thắt cà vạt sang trọng chững chạc. Hắn chất vấn Jerry:

- Tại sao Nathan con rễ ông cai nghiện rồi mà ông vẫn không muốn nó lại gần cháu ông? Có phải vì nó da đen không? Nếu nó da trắng thì ông có cấm không?

Jerry lắc đầu thở dài:

- Rồi, rồi… lại lôi vấn đề kỳ thị chủng tộc này ra để bắt bẻ rồi….

- Ông hình như không thích dân da đen, phải không?

- Chỉ một số nào thôi. Tùy người…

- Có phải hôm Nathan nó không giữ lời hứa tới nhà ông dự party con nó, ông tức giận mắng nó là “street nigger”(thằng mọi đen ma cà bông) không?

- Đúng… tôi có nói. Tôi xin lỗi….lẽ ra …tôi không nên dùng chữ đó. Nhưng mười năm trước, khi nó dụ dỗ con gái tôi, hai tiếng đó đã ăn sâu trong tiềm thức tôi rồi. Tôi vẫn mắng con gái tôi” Kìa, thằng “street nigger” của mày tới thăm kìa, ra mà đón”. Tôi cũng thường email hay text cho con tôi, dùng những tiếng khinh bỉ như vậy để ám chỉ nó. Cho nên bây giờ, khi không kềm được tức giận nhất thời, hai tiếng đó phun ra là chuyện tự nhiên.

- Giả thử nó là đứa da trắng thì ông có dùng hai chữ đó không?

- Tôi không phải là loại người kỳ thị chủng tộc, hay thành kiến với màu da. Nhưng ông và tôi rõ ràng khác nhau về màu da, phải không? Khi tôi thấy ông, hay bất cứ nguời “black” nào, màu da đen nó đập vào con mắt tôi trước tiên, và ý nghĩ đầu tiên của tôi là ông “da đen”. Sau đó, tùy vào ông là dân trộm cắp, xì ke ma túy…hay làm bác sĩ luật sư thì ý nghĩ kế tiếp của tôi vê ông là Xấu hay Tốt, đáng khinh hay đáng trọng, phải không? Cái thằng này lúc đó bỏ học, xì ke ma túy, ăn mặc lôi thôi, theo băng đảng trộm cắp… bảo làm sao tôi không khinh bỉ nó. Nếu nó da trắng mà bê tha hư đốn như vậy, tôi sẽ không dùng chữ “nigger” mà dùng chữ khác, nhưng cũng có nghĩa là “ma cà bông” như vậy. Vấn đề không phải là màu da quyết định hạnh kiểm con người. Vấn đề là tư cách con người, biết chịu khó học, làm việc, có nghị lực, ý chí. Như cậu tutor Scott này. Nếu tôi kỳ thị da đen, tôi đã không mướn cậu làm tutor cho cháu tôi. Ông hãy nhìn cậu ta đi, đen hay trắng?

Bà chánh án nghe hai bên tranh luận, yên lặng không nói gì, bênh Eduard thì người ta tưởng vì bà da đen nên bênh da đen, mà bênh ý kiến Jerry thì cũng còn hơi sớm. Cử tọa cũng yên lặng. Phiên tòa lại hoãn tới kỳ sau để quyết định coi ai đuợc custody Cathy.

Chiều tối hôm đó, Jerry vô phòng cháu chuẩn bị ngủ, Cathy hỏi ra tòa có tốt không, anh nói “tốt”. Cathy khoe anh mấy bức hình màu nó vẽ, trong có tấm vẽ 3 người đứng giữa một vườn hoa xanh cỏ, nó đứng giữa nắm tay ông ngoại một bên và ba nó một bên. Hình ba nó và nó thì sơn bút chì đen, còn Jerry thì da trắng nên không tô màu gì hết. Jerry bật cười khen:

- Con là một họa sĩ có tài…

Anh hôn nó goodnight rồi xuống nhà thì chuông cửa reo, mở ra thì thấy Nathan lù lù bước vào. Mặt nó hung dữ, râu quai nón đen mà da mặt cũng đen, hai mắt trắng long lên sòng sọc. Nó đòi cho nó 30 ngàn nữa. Đưa 30 ngàn nữa thì nó không bao giờ đòi custody con nó. Jerry nổi giận hét lên:

-”Get out!”

Nó không lui mà còn tiến tới, hai người đi dần ra vườn gần hồ bơi, cãi nhau ầm ý. Jerry tạt ly rượu vào mặt nó. Cay xè mắt, nó loạng choạng cúi xuống, rút ra một con dao dơ lên hăm dọa. Jerry đang ngà ngà say nên khi dơ tay đỡ, bị nó đâm con dao vào trán chảy máu té ngã xuống đất. Thằng mất dạy xông tới bồi thêm mấy cú đấm làm anh đau quá, nằm mê man bất tỉnh. Nathan chạy biến lên lầu, kiếm phòng con gái. Nó mở cửa ra, thấy căn phòng sáng lờ mờ nhưng ấm cúng, đẹp lộng lẫy, trên giường nệm,con gái đang đắp mền ngủ, hơi thở đều đều. Nó nhìn quanh thấy bàn, tủ, kệ sách, búp bê, đồ chơi, bình hoa… toàn thứ đắt tiền. Chợt nó nhìn lên vách thấy khung hình Sheila chụp hồi còn sống, dịu dàng tươi cười vui vẻ. Nó nhìn hình người yêu rất lâu, nhớ lại những tháng ngày hạnh phúc bồ bịch giao du với Sheila, con gái nhà giàu, vừa đẹp vừa giỏi. Nó hối hận đã vô tình hủy hoại đời Cathy, vì nó mà chết trẻ, bỏ con lại cho cha mẹ nuôi. Nó hình dung ra sự đau đớn của Jerry chắc là to tát lắm, khi mất đứa con gái duy nhất do lỗi của nó gây ra. Cạnh đó nó lại thấy tấm tranh sơn màu của Cathy, vẽ đứa bé da đen đứng giữa, nắm tay 2 người đàn ông cao lớn, một đen, một trắng, chú thích là Daddy, Me, và Granpa. Biết con vẽ, tự dưng Nathan xúc dộng, đứng lặng người. Nó thụt lùi dần ra khỏi phòng, chạy xuống cầu thang, tuôn ra vườn. Thấy Jerry còn nằm bất động, nó vội chạy tới, chùi vết máu trên trán, lay cho anh tỉnh lại.

Jerry từ từ mở mắt ra, thấy thằng cô hồn, nổi nóng toan ngồi dậy dơ tay đánh. Nathan thụt lui, lập cập xin lỗi cha vợ:

- I am sorry….I am sorry…

Rồi nó chạy biến ra khỏi nhà.

Câu chuyện Nathan tới nhà đòi tiền và hành hung bố vợ sau đó được chính nó kể lại cho mẹ và cậu nghe vì lương tâm cắn rứt, nên hai người này không căm hận Jerry như trước nữa, biết lỗi con cháu mình gây ra là quá bậy. Cho nên ngày ra tòa lần thứ ba, vào cuối tháng 6, hai người không còn lớn tiếng gay gắt với Jerry nữa. Khi bà chánh án gọi Nathan lên cho biết ý kiến, nó điềm tĩnh nói, giọng rất thành thật:

- Tôi không muốn custody Cathy. Lý do là tôi cảm thấy không xứng đáng và thiếu khả năng, điều kiện nuôi dạy con gái tôi, mặc dù tôi không còn nghiện ngập nữa. Xin quan tòa cứ để Cathy ở với ông ngoại cháu, cho ông nuôi dạy nên người. Tôi có lỗi với ông ta nhiều lắm.

Bà chánh án ngạc nhiên, nhìn luật sư Edouard. Ông này hỏi bà chị:

- Còn chị? Chị có muốn đòi nuôi Cathy như lúc trước không?

Bà Carter đứng lên nói giọng yếu xìu:

- Thưa tòa, tôi xin lỗi vì đã hiểu lầm con người ông xui tôi trước đây. Ông là người tử tế, thương yêu, quan tâm, lo lắng cho cháu nội tôi hơn là tôi nghĩ. Tôi có nuôi cháu cũng không chu đáo bằng ông đuợc.Tôi không đòi giữ nuôi cháu nữa. Xin Tòa giao quyền custody cho ông ta.

Bà chánh án thấy cả hai mẹ con phe khởi tố tự ý rút lại yêu cầu “child custody” trước đây, có vẻ hài lòng, tuyên bố giao con bé cho Jerry nuôi, chấm dứt phiên tòa.

Một tuần sau, khi Jerry mời mọi người tới dự tiệc vui thắng kiện ở nhà anh, trong đó có vợ chồng Bobby và tôi, anh kể chuyện Nathan có qua nhà thành khẩn xin lỗi anh, tỏ ý hối lỗi đã hủy hoại đời Sheila và mong anh tha thứ. Cathy cũng xin đuợc qua nhà bà nội da đen ở chơi với bà con phía nội hai tuần nhân dịp nghỉ hè, trước khi trở lại với ông ngoại đi vacation ở Hawaii và đi học tư một tháng. Ai cũng chúc mừng cho Jerry toại nguyện. Anh hứa từ giờ trở đi sẽ bỏ hẳn thói quen uống rượu để đủ sức khỏe nuôi cháu lên đại học.

Chuyện của Jerry làm tôi suy nghĩ nhiều về tình người và hạnh phúc gia đình ở xã hội Mỹ. Văn hóa, trình độ nhận thức, chánh kiến khác nhau có thể làm suy giảm tình bạn và tình yêu. Tôn giáo, gia cảnh giàu nghèo khác nhau có thể gây trở ngại, làm tổn hại tình vợ chồng. Nhưng màu da khác nhau, nhất là đen và trắng, hầu như luôn luôn là một thách thức lớn cho sự sống chung đôi lứa và hạnh phúc gia đình. Tôi không hiểu vì sao và chưa có ai cắt nghĩa một cách thỏa đáng cho tôi điều này… Chưa kể cuộc sống vô thường, nếu cái chết đột ngột xảy tới cho một trong hai người, đang lúc tuổi còn xuân, có thể còn để lại những hậu quả tai hại khôn lường cho những ngườI còn sống ở lại phải chịu đựng nhau, như chuyện của Cathy, Nathan, và Jerry.