khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2021

Nhạc Tuyển - Nhạc Sĩ Nhật Băng

 


https://saigonocean3.com/nghenhacNhatBang/NhatBang-2.htm?fbclid=IwAR0laihsxSwcmSviPmb9vpSHny7ArCF31kJMH7ODCao9zuGHAV2ZPbWNFLI




Mỹ : Ngành làm nail của người Việt khốn đốn vì Covid





Virus giống SARS-CoV-2 gây Covid-19 đã xuất hiện ở Đông Nam Á cách đây 10 năm ?





Trung Quốc "xã hội chủ nghĩa hiện đại" độc tài, thách thức lớn nhất của Mỹ





Trung Quốc : Một cuộc diệt chủng và một đợt thanh trừng





Catalogue Âm Nhạc : Bình cũ rượu mới





Hoa Đào Năm Ấy - Tác giả Nguyễn Duy

 

Cuộc chiến tranh đi qua… Thế là xong ! Tôi thở phào nhẹ nhõm khi trút bộ quân phục để chuyển ngành về làm biên tập viên cho tờ Văn nghệ Giải phóng. Lúc đó là đầu năm 1976. Năm 1977 tờ Văn nghệ Giải phóng lại nhập vào tờ Văn Nghệ (toàn quốc), tôi trở thành biên tập viên thường trú tại các tỉnh phía Nam của tờ báo vốn có nhiều kỷ niệm sâu sắc với mình. Cứ ngỡ rằng đã “ vĩnh biệt vũ khí ”. Nào ngờ, tháng 6 năm 1978, tôi ¬ phóng viên báo Văn Nghệ, lại lặn lội trong chiến hào ở Tây Ninh cùng với các bạn lính trẻ của Quân đoàn 4. Chiến dịch biên giới phía Tây-Nam Tổ quốc đang thời kỳ ác liệt nhất. Quân Pôn Pốt tràn sang dọc biên giới Việt Nam – Campuchia, tàn sát rất dã man đồng bào ta, từ Tây Ninh qua Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang. Quân ta đánh chặn và chuẩn bị tổng công kích… Lại những bài thơ chiến trận gửi về tòa soạn báo Văn Nghệ.

Qua mấy năm im tiếng súng, nhìn lại quãng đường bom đạn và đèo dốc dài dằng dặc phía sau lưng mình mà ngại ngùng. Cứ ngỡ rằng, đã quen hơi phố phường rồi, nếu phải đi trở ại con đường chiến tranh vừa qua, chắc là không đi nổi. Nhưng khi việc đã tới, giặc đã ở trước mặt, thật lạ, có một nguồn sức lực từ đâu đó trong con người mình bỗng khởi phát, xốc mình đi, những bước đi mạnh mẽ nguyên vẹn của người lính năm nào…

Nguồn sức lực ấy lại khởi phát một lần nữa trong tôi vào đầu xuân năm 1979. Sau chiến dịch biên giới phía Tây-Nam tôi tự thưởng cho mình một chuyến nghỉ phép, về ăn Tết ở quê nhà ¬ thị xã Thanh Hóa, ngày 15 tháng 2 năm 1979, tôi ra Hà Nội để chờ máy bay trở lại miền Nam. Sáng 17 tháng 2, chiến tranh bùng nổ trên toàn tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Nhóm phóng viên xung kích của báo Văn Nghệ, gồm năm người vốn xuất thân từ lính, được cử lên mặt trận. Lái xe Đào Ngọc Chi cũng vốn là lính chiến. Chiếc xe Rumani tòng tọc của chúng tôi hòa vào đoàn xe chở lính lên phía Bắc. Tới thị trấn Đồng Mỏ chúng tôi bắt đầu làm việc, với trạm phẫu, với thương binh với đồng bào các dân tộc chạy giặc từ mấy huyện biên giới về. Ga Đồng Mỏ đặc kín người. Đường số Một tắc nghẽn. Hầm Núi Đá (do quân Trung Quốc đào, hồi họ sang “giúp” ta chống Mỹ) thì dành cho người bị thương nặng. Đêm ấy, chúng tôi ngủ ở chợ Đồng Mỏ cùng với đồng bào chạy giặc. Tôi và Phạm Tiến Duật nằm chung cái bạt võng, trước vỉa hè nhà bưu điện. Anh Hoài An ngủ trên xe với Đào Ngọc Chi. Anh Hồng Phi cùng với Đỗ Chu leo lên cái bàn bán thịt trong lều chợ không có mái. Tiếng đại pháo từ Lạng Sơn vọng về ùng ình suốt đêm. Những trang viết về mặt trận của nhóm chúng tôi bắt đầu từ đêm đó.

Lạng Sơn, 18-2. Thị xã vắng ngắt. Trời se lạnh. Hoa đào phai thấp thoáng trong sương mù. Đại pháo đội sang từ phía Bằng Tường, tiếng đạn rít veo véo, tiếng nổ lộng óc. Xe chúng tôi băng qua cầu Kỳ Lừa, lao về hướng Đồng Đăng.

Theo giới thiệu của ban chỉ huy sư đoàn Sao vàng, chúng tôi sẽ tới trung đoàn An Lão đang chặn giặc ở nam Đồng Đăng. Có một chiến sĩ liên lạc của trung đoàn An Lão dẫn đường. Ga Tam Lung hiện ra trước mặt. Chiếc xe hồng thập tự của bệnh viện Lạng Sơn vừa bị bắn lật, nữ bác sĩ Thủy tử thương. Tiếp theo, chiếc xe của xưởng phim Quân Đội trúng đạn, chiến sĩ Như Đạt, quay phim, hy sinh tại chỗ. Cối 81 của địch nhằm vào xe chúng tôi. Nhanh như cắt, Đào Ngọc Chi quặt xe vào con đường rẽ. Quân Trung Quốc từ các cao điểm gần đó nã cối theo tới tấp…

Hầm chỉ huy trung đoàn An Lão nằm trên sườn cao điểm 417. Vừa gặp chúng tôi, chính ủy trung đoàn đã đề nghị “ các nhà văn trở về Lạng Sơn ngay cho. Chiến sự đang ác liệt, đơn vị không thể bảo đảm an toàn cho các anh được…”.

Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau. Cái bề ngoài của mỗi người quả là xa lạ với thực tế trận mạc. Tôi mặc chiếc áo trắng có hoa đen, quần loe, kính cận, máy ảnh toòng teeng trên vai. Anh Hồng Phi, râu tóc bờm xờm, áo len, quần dạ, đôi dép sambô cao đế. Phạm Tiến Duật và Đỗ Chu thì đúng là bạch diện thư sinh, mảnh khà mảnh khảnh.

¬ Xin các anh cứ yên lòng ¬ Hồng Phi nói với chính ủy trung đoàn, chúng tôi đều con nhà lính, quen thuộc súng đạn cả. Chúng tôi sẽ ở đây theo dõi các trận đánh, và nếu có thể, xin các anh phát vũ khí…

Chính ủy Biền, nói vắn tắt về tình hình chiến sự. Căn hầm thỉnh thoảng lại rung lên, đạn cối của địch vẫn rơi xuống quanh đấy, tiếng nổ nhức tai, và khói, bụi sặc sụa.

Những ngày ở Tam Lung, chúng tôi đã viết các bài in trên báo Văn Nghệ dạo đó. Quân ta chiến đấu rất anh dũng đánh chặn đạo quân xâm lược đông hơn và mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Quân Trung Quốc, tuy bị thương vong nặng nề, vẫn thí mạng hết đơn vị này đến đơn vị khác, lấn chiếm ta từng cao điểm một.

Trước khi xuôi về thị xã Lạng Sơn, từ trên đỉnh đồi 417, tôi dùng ống nhòm quan sát trận đánh bên cao điểm 611. Quân địch bò lên, đen kín cả sườn đồi, có súng cối và pháo tầm gần yểm trợ. Trên chốt, quân ta chỉ có chưa đầy ba chục chiến sĩ, trung đoàn An Lão vừa bàn giao trận địa cho quân địa phương tối hôm trước. Đúng giữa trưa trận đánh kết thúc. Giặc chiếm được ngọn đồi. Chúng dồn hàng đống xác chết lại, rải lên từng lớp chất cháy (sau này tôi mới thấy, đó là xăng đặc, giống như thứ nhựa vá xe đạp, đựng trong bình vải sơn, mỗi bình bốn lít) và đốt. Trời im ắng, cái im ắng ghê rợn sau trận đánh. Không một gợn gió. Ngọn lửa đốt xác đỏ lòm. Từ đỉnh cao 611, cột khói dựng thẳng đứng lên trời, tỏa ra thành hình cái nấm khổng lồ, đen kịt giữa bầu trời trắng bạc.

Nhóm phóng viên chúng tôi xuôi về thị xã Lạng Sơn. Cột khói đốt xác của quân Trung Quốc vẫn đen ngòm, dựng thẳng đứng phía sau lưng. Tôi đã bị ám ảnh mãi về cột khói đó, về những linh hồn vần vụ trong cột khói đó…

Phố xá hoang vu. Thị xã Lạng Sơn vẫn tươi thắm màu hoa đào. Tôi chưa bao giờ thấy vườn hoa đào nào rộ đều và đẹp như vườn đào Nhà khách tỉnh ủy Lạng Sơn. Đào bạch, đào phai, đào đỏ nở dọc theo các lối đi lát gạch. Hoa đào vô tư nào có biết rằng chúng sắp bị tàn sát. (Sau khi quân Trung Quốc rút đi, tôi đã trở lại thị xã Lạng Sơn, ngơ ngẩn trước cảnh đổ nát. Cả vườn đào cũng bị đánh bằng thuốc nổ, không còn một nhánh, những cục nhựa đào đông lại nơi gốc đào cụt trông như những cục máu bầm chưa khô hẳn. Các khu nhà sang trọng chỉ còn là các đống gạch vụn. Vô vàn mảnh thủy tinh ruột phích nước rải lấp lánh dưới mặt đất. Vòm hang đá núi Phai Vệ sập hẳn, có lẽ quân giặc đã phải dùng nhiều tấn thuốc nổ. Động Tam Thanh nổi tiếng bao đời nay cũng đen ngòm khói thuốc bộc phá, một cái hố rộng hoác, khét lẹt choán hết cả lòng động… Phố, nhà, vườn tược, cỏ hoa cho đến cả hang động đều chung một số phận thảm sát). Còn lúc này, chúng tôi đang ở giữa vườn đào thị xã, hoa đào cứ nở vô tư. Nhóm phóng viên báo Văn Nghệ tụ lại đây, nghỉ đêm trong nhà khách tỉnh ủy đã bỏ trống, cùng với tổ tự vệ của giáo viên trường Đông Kinh Phố. Trang thơ về mặt trận của tôi được hoàn chỉnh trong đêm này. Chúng tôi chụm đầu đọc thơ cho nhau nghe, rồi hát trắng đêm. Đêm chia tay, đêm vĩnh biệt những cây đào nở muộn. Tiếng súng bộ binh đã nổ rát ngoài rìa thị xã.

Mờ sáng hôm sau, tổ công an vũ trang bảo vệ khu nhà khách tới giục chúng tôi dời đi, họ nhận được lệnh phải rút ngay ra khỏi thị xã. Chúng tôi thong thả chụp vài tấm ảnh cuối cùng với vườn đào rồi chặt những cánh đẹp nhất cắm đầy chung quanh xe. Chiếc xe Rumani của tuần báo Văn Nghệ lần đầu tiên được ngụy trang hoàn toàn bằng hoa đào. Lái xe Đào Ngọc Chi phải yêu cầu bỏ bớt hai cành cắm phía trước để còn trông thấy đường.

Trên chiếc xe hoa đào ấy, chúng tôi ngoái nhìn thị xã. Chào Lạng Sơn. Chào chợ Kỳ Lừa và dòng sông Kỳ Cùng. Chào thành Tiên Xây và núi Vọng Phu… Thị xã đẹp mê hồn trong sương mù. Không một bóng người. Chỉ có cây với nhà, và hoa đào. Mấy con chó tìm chủ chạy lững thững dọc những phố nhỏ lặng ngắt. Pháo từ phía Bằng Tường bất chợt gầm lên, súng bộ binh đồng loạt nổ rền bên kia cầu Kỳ Lừa…

Chúng tôi đã mang về tòa soạn những trang viết chưa ráo mực cùng những cánh đào còn ướt nhựa nơi vết cắt. Cành đào phai lớn nhất được cắm trong cái bình đất nung đặt ở phòng khách tòa báo. Những cành nhỏ hơn, chúng tôi chia ra, phân phát cho bạn bè. Bài viết của chúng tôi dồn dập in trên báo Văn Nghệ, những nụ đào muộn mằn dồn dập nở. Cho tới ngày Trung Quốc bị đánh bật ra khỏi biên giới nước ta, những cành đào Lạng Sơn vẫn còn tươi thắm giữa lòng Hà Nội. Và, mãi mãi thắm trong tôi cái màu hồng kỳ diệu của hoa đào năm ấy…

Nị Ăm Cơm Chưa? - Tác giả STTD Tưởng Năng Tiến



 

Năm 1986, tôi được gặp nhà văn Bình Nguyên Lộc (đôi lần) ở một thành phố nhỏ – phía cực Bắc của tiểu bang California. Lần nào tác giả Đò Dọc cũng tế nhị kéo tôi ra cái quán ăn của người Hồ Nam, Hunan Restaurant, và nói rất ân cần: “Chỉ có tiệm này họ mới bán cơm thôi em à.”

Sau này, sau khi đọc một đoạn ngắn trong tuyển tập truyện ngắn (Ký Thác) của Bình Nguyên Lộc, tôi mới hiểu ra sự ân cần và tế nhị của ông : “Cơm là ác mộng của người Trung Hoa, cho đến nỗi họ gặp nhau, chào nhau bằng câu: “Ăn cơm chưa?”

Té ra ông anh thấy tôi họ Tưởng nên tưởng (lầm) rằng thằng nhỏ này nó người Tầu, hoặc rẻ ra thì cũng gốc Tầu. Nói nào ngay : tôi hoàn toàn, và tuyệt đối, không Tầu xíu xiu nào hết trơn hết trọi nhưng bà vợ (nhỏ) thì Tầu thiệt và Tầu lắm.

Dòng họ bên bả đông hết biết luôn. Tôi tiếp xúc với họ hàng ngày nhưng không còn nghe ai chào theo kiểu (“ăn cơm chưa”) như thời trước nữa. Cách họ thăm hỏi nhau nghe đã khác rồi :

– Nị ăn mì chưa ?

Nói vậy dám có người không tin lắm à nha. Muốn biết (chắc) cứ thử leo lên một cái phản lực cơ của công ty AirAsia hay China Airline mà coi. Thực đơn trên mọi tuyến bay đến Ma Cao, Trùng Khánh, Quảng Châu, Côn Minh, Quảng Đông, Thượng Hải … đều có ghi đủ loại mì ly (hay mì tô) cùng hình ảnh đi kèm.

Ảnh: shanghaiist.com

Ở phi trường Thượng Hải hành khách còn được cung cấp nước sôi luôn nữa. Vòi nước này luôn đặt cạnh cái máy bán mì ăn liền. Bỏ tiền, bấm nút, lấy cái tô ra, xé nắp, rồi chế nước vô là … sực thôi.

Giản tiện và tân kỳ dễ sợ chưa?

Chưa đâu! Kiểu đó đã xưa rồi, cha nội. Trang mạng Shangaiist vừa mới hớn hở loan tin là những máy bán mì đầu tiên của thế giới đã xuất hiện ở thành phố Thượng Hải. Chỉ cần bấm nút một cái là nguyên tô mì (bốc khói) tới miệng cấp kỳ.

Sau la bàn, thuốc súng, chữ in thì có lẽ đây là phát kiến quan trọng … thứ tư của dân tộc Trung Hoa! Từ nay các đấng con trời có quyền ngẩng mặt nhìn đời với niềm hãnh diện là họ (cũng) vừa phát minh ra một thứ gì đó hoàn toàn mới lạ, chớ không còn cứ tiếp tục chỉ làm hàng nhái hay chôm chỉa phát kiến của thiên hạ nữa.

Ủa? Mà sao người Ấn, người Thái, người Miên, người Miến, người Lào, người Nhật, người Việt, người Mã Lai, người Nam Dương, người Đại Hàn, người Miến Điện … cũng đều ăn mì (lia lịa) nhưng chỉ có người Tầu mới phát minh ra được cái máy bán mì ăn liền thôi – vậy cà?

Lý do, theo tôi, có lẽ vì “văn hoá ăn liền” hợp với tạng của người Tầu hiện nay hơn nhiều dân tộc khác. Nhân loại đâu có ai nghĩ ra được những cú Đại Nhẩy Vọt (Great Leaps Forward) lẹ cấp kỳ như Chủ Tịch Mao Trạch Đông, hồi cuối thập niên 1950.

Tác giả cuốn Bia Mộ, nhà báo Dương Kế Thằng, tính gọn là mấy cú nhẩy ngoạn mục này đã khiến cho ba mươi sáu triệu người dân Trung Hoa biến thành những con ma đói. Tuy tất cả các nạn nhân đều đã mồ yên mả đẹp từ lâu nhưng có lẽ cái “gene” nóng vội vẫn còn thôi thúc trong giòng máu của những thế hệ sau. Nhờ vậy, hậu duệ của họ mới phát minh ra được cái máy bán mì ăn liền tại chỗ.

Những người Cầm Lái Vỹ Đại kế tiếp của nước Trung Hoa cũng đều nóng như hơ, đều nhấp nhổm muốn nhẩy vọt (và nhẩy đại) bất cần thân thể. Sau khi hô hào “mèo trắng mèo đen gì miễn bắt chuột là được”, họ còn tiến xa hơn khi khuyến khích toàn dân xẻ núi lấp sông để nâng cao sản xuất.

Ảnh lấy từ ethongluan.org

Ngó cái cách người Trung Hoa lấp sông bằng xe đổ rác cũng đã đủ cho thiên hạ “ấn tượng” lắm rồi nhưng nghe bác Nguyễn Gia Kiểng kể chuyện đi Tầu thì mới thiệt là hết hồn hết vía:

“Trên máy bay từ Tây An về Côn Minh, tôi đọc trên tờ China Daily, tờ nhật báo duy nhất bằng ngoại ngữ tại Trung Quốc, dĩ nhiên là báo nhà nước và cũng chỉ tìm thấy trên máy bay: 278 thành phố, 5.000 thị xã và 20.000 thị trấn hoàn toàn không có hệ thống xử lý nước thải.”

Những nhà máy sản xuất trên toàn quốc, tất nhiên, cũng khỏi cần cài đặt hệ thống xử lý nước thải làm chi (cho má nó khi) cứ tuồn mẹ nó hết xuống sông cho nó khoẻ. Thiệt là gọn gàng và lẹ làng hết biết luôn.

Hèn chi mà hàng hoá Trung Quốc tuy bán rẻ (như cho) nhưng kinh tế của họ vẫn tăng trưởng đều đều khiến toàn thể nhân loại đều phải suýt xoa ngưỡng mộ, trừ mấy ông Việt Nam có máu … bài Tầu, trong cũng như ngoài nước:

– Nguyễn Xuân Nghĩa: “Đây là chuyện bình thường của các nước ‘tân tòng’ mới áp dụng quy luật thị trường để điều hành kinh tế, như Nhật Bản sau Thế chiến II và nhiều nước Đông Á kể từ thập niên 60-70 của thế kỷ 20. Nhờ đi sau, khởi lên từ một nền móng tan hoang vì sai lầm chánh sách trước đấy, và học các xã hội đi trước, các nước tân tòng đều có một giai đoạn ‘khởi phát’ … Trong những năm tới, Trung Quốc sẽ tụt hậu so với đà tiến đã qua. Sẽ mất vị trí cường quốc kinh tế họ vừa thấy trong tầm tay và chưa nắm được thì đã tuột.”

– Ngô Nhân Dụng: “Cả nền kinh tế Trung Quốc trong mấy năm qua dựa trên ‘phép lạ’ đầu tư chỉ để tiếp tục đầu tư thêm, nhờ thế vẫn chưa sụp đổ… Ai cũng thấy tình trạng này không thể kéo dài được… Cho nên, chúng ta không nên ngộ nhận rằng nền kinh tế Trung Quốc cứ thế mà lên, đè bẹp các nước khác. Bên trong cơ cấu kinh tế của Trung Quốc không có động cơ tạo sức phát triển bền vững mà trái lại còn chứa những trái bom nổ chậm không biết lúc nào.”

– Lê Phú Khải: “TQ là đất nước của một chế độ tuyệt vọng.”

– Nguyễn Gia Kiểng: “Thực ra chính quyền Bắc Kinh chỉ làm một điều rất giản dị là bóc lột công nhân tối đa và tàn phá môi trường để sản xuất thật nhiều với giá thật rẻ. Nói cách khác chính quyền cộng sản Trung Quốc xuất khẩu sự nghèo khổ mà chính họ là nguyên nhân đồng thời phá hoại đất nước theo nghĩa đen, làm cho đất khô cằn, nước và không khí bẩn và độc. Chính sách tệ hại đó dù nhất thời có thể gây ấn tượng nhưng sau cùng chỉ làm Trung Quốc kiệt quệ lâu dài, như những kim tự tháp tại Ai Cập và Vạn Lý Trường Thành tại chính Trung Quốc trước đây.”

Ảnh: foreignaffairs.com

Tui không đủ kiến thức, cũng như chữ nghĩa, để có thể đưa ra những nhận định cùng với những kiểu ví von xa xôi (Đông/Tây –Kim/Cổ) như quí vị thức giả thượng dẫn. Cứ theo cách nghĩ của một thường dân cỡ tôi thì kiểu làm ăn của người Trung Hoa, trong mấy thập niên qua, từa tựa như những kẻ sống bằng … nghề bán máu để ăn (liền) vậy. Tất nhiên, họ sẽ không sống được lâu.

Nói vậy nghe hơi ác miệng, và cũng rất dễ mích lòng nên tôi email bài viết này cho bà vợ (nhỏ) đọc trước – cho nó chắc ăn – trước khi đi ngủ. Dù gì thì mình cũng đang sống chung với Tầu mà.

Sở dĩ có cái vụ “email” và “reply” qua lại vì vợ chồng chúng tôi giận nhau hơn cả tuần rồi. Người Việt cũng như người Tầu đều rất giầu tự ái nên không đứa nào chịu mở lời (trước) cả. Tôi không nằm chung giường với kẻ thù đã gần chục đêm nay.

Sáng hôm sau, có hồi âm ngay :

“Nị viết quá hay và quá đúng. Không chỉ đúng với dân Tầu mà còn đúng luôn với dân Việt nữa. Bởi vậy chỉ cần thay hai chữ “Trung Hoa” bằng “Việt Nam,” và đổi lại cái tựa (“Mày Ăn Cơm Chưa?”) là coi như sẽ có thêm một bài viết mới. Nói cách khác là đêm qua nị chỉ viết một bài thôi nhưng lại có thể biến thành hai nên có thể nhận được hai lần tiền nhuận bút. Nhớ là số tiền dư này phải dùng để mua thêm thuốc bổ gan, chớ đừng có mang đi nhậu hết (mang tội chết) đó nha – cha nội.”

P.S: I love you. Dù có giận, nị vẫn ái ngộ. Ngộ đừng ái ngại.

Lý Thừa Vãn, Tổng Thống Nam Hàn Đầu Tiên, Mang Dòng Dõi Viêt Nam - Tác giả Nguyễn Chương MT

 

Nhớ lại có một lúc báo chí VN trong nước làm rần rộ về một nghiệp chủ người Hàn cùng bà con trong họ về thăm quê cha đất tổ ở Bắc Ninh – vì họ thuộc hậu duệ của Nhà Lý nước Việt xa xưa. NHƯNG, còn rỡ ràng hơn nhiều, cũng người Hàn, là hậu duệ đời thứ 26 của vua Lý Anh Tông thì … báo chí VN không nhắc gì cho lắm (ngại nhắc đến?).

Ta nói Đại Hàn dân quốc (Dae Han min guk), còn gọi là Hàn Quốc (Han guk), bây giờ đã trở thành một quốc gia thăng tiến rỡ ràng, nằm trong khối G20.

Không thể không ngược dòng thời gian, trở lại với buổi đầu xây đắp nền móng cho quốc gia Đại Hàn – với vị Tổng thống đầu tiên: ông Lý Thừa Vãn (李 承 晩). Người Hàn gọi là Lee Sung Man (còn gọi Rhee Syng Man).

Hồi năm 1958, trong chuyến công du chính thức tới thăm Sài Gòn, Tổng thống Lý Thừa Vãn đã hội kiến với TT Ngô Đình Diệm của nền Đệ Nhứt Cộng Hòa của Miền Nam VN. Lúc đó, TT Đại Hàn đã tuyên bố: TỔ TIÊN CỦA ÔNG LÀ NGƯỜI VIỆT.

Sau đó, đại sứ quán của Đại Hàn tại Sài Gòn đã cho biết:

“Tổng thống Lý Thừa Vãn là hậu duệ đời thứ 25 của Kiến Bình Vương Lý Long Tường – con của vua Lý Anh Tông nước Đại Việt (tức TT Lý Thừa Vãn là hậu duệ đời thứ 26 của vua Lý Anh Tông).

Lý Long Tường cùng gia quyến vượt biển sang tới Cao Ly vào đầu thế kỷ thứ 13 để tránh quốc nạn”.

(khi lật đổ nhà Lý, Trần Thủ Độ đã ra tay tàn sát rất nhiều người thuộc dòng dõi vua Lý)

Trong gia phả của dòng họ Lý bên xứ Hàn (gọi là “Lý Hoa sơn”: Lee Hwa-san) cũng đã xác nhận rõ rành.

LÝ THỪA VÃN, ông là tiến sĩ chánh trị học tại ĐH Princeton và ĐH Havard, trở thành vị Tổng thống đầu tiên của Đại Hàn. Vâng, người khởi đầu xây dựng nền Cộng hòa tại xứ sở kim chi lại thuộc dòng dõi Việt tộc!

TT Lý Thừa Vãn rất muốn về thăm quê cha đất tổ của các vua Lý ở Bắc Ninh. Nhưng không thể, vì hồi đó chính quyền Đại Hàn dân quốc chỉ đặt bang giao với chính quyền miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa) chớ không bang giao với miền Bắc (Việt Nam dân chủ cộng hòa).

[mời quí bạn đọc tỉ mỉ về quá trình tìm hiểu gia phả của TT Lý Thừa Vãn: http://www.sugia.vn/…/di-tim-con-chau-thuyen-nhan-849… ]

* Mấy dòng về LÝ LONG TƯỜNG:

1) Hoàng tử Lý Long Tường (李龍祥, tiếng Hàn đọc là Lee Yong-sang) sinh năm 1174, con thứ bảy của vua Lý Anh Tông.

… Năm 1226 (lúc này nhà Lý đã bị lật đổ), Lý Long Tường đã bí mật về Kinh Bắc, vái lạy tạ biệt lăng miếu Đình Bảng, tới Thái miếu thu gom các bài vị, các đồ tế khí, rồi trở lại Đồ Sơn. Hoàng tử đã cùng 6.000 gia thuộc qua cửa Thần Phù, Thanh Hóa chạy ra biển Đông trên ba hạm đội.

Sau một tháng lênh đênh trên biển, đoàn thuyền gặp bão lớn phải ghé vào Đài Loan. Khi Lý Long Tường quyết định lên đường thì con trai là Lý Long Hiền ốm nặng nên phải ở lại cùng 200 gia thuộc (theo một nguồn tin thì Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy là thuộc dòng dõi Lý Long Hiền người Việt, tuy nhiên giả thuyết này còn cần kiểm chứng kỹ lưỡng hơn trước khi kết luận).

Trên đường đi tiếp đoàn thuyền bị bão, dạt vào Trấn Sơn, huyện Bồn Tân, tỉnh Hoàng Hải, trên bờ biển phía tây Cao Ly.

2) … Vào năm 1231 Mông Cổ tiến đánh Cao Ly qua hai đường thủy bộ. Về đường thủy quân Mông Thát tiến vào tỉnh Hoàng Hải, nơi gia tộc của Lý Long Tường sinh sống.

Bấy giờ Lý Long Tường lãnh đạo gia thuộc, dân binh sát cánh cùng quân triều đình chặn đứng quân Mông Thát tại nơi đây. Ông thường cưỡi ngựa trắng đôn đốc binh sĩ, nên người dân địa phương thường gọi ông là “Bạch Mã tướng quân”.

* Đến năm 1253, Mông Cổ lại tiến đánh Cao Ly lần nữa. Chiến thuyền và bộ binh Mông Cổ thắng lợi khắp nơi, nhiều tướng Cao Ly tử trận.

Trước tình hình bi đát, Kiến Bình vương Lý Long Tường đến yết kiến người nắm binh quyền cao nhứt tại Cao Ly (Thái úy Vi Hiển Khoan), để dâng kế sách “Binh pháp Đại Việt” cho ông.

Lý Long Tường đã dùng binh pháp Đại Việt để huấn luyện cho binh sĩ và dân chúng Cao Ly. Cuộc chiến chống Mông Cổ tại Hoàng Hải diễn ra suốt 5 tháng ròng rã, quân Mông Cổ rốt cuộc phải thoái lui, mưu đồ xâm lược Cao Ly bất thành.

Vua Cao Ly tưởng thưởng hoàng tử Lý Long Tường, và phong cho ông là “Hoa Sơn tướng quân” (Hwasan Sanggun), tên “Hoa Sơn” dựa theo tên núi nơi ông cư ngụ.

Ở Hoa Sơn, Lý Long Tường thường hay ngồi trên đỉnh núi nhìn về phương Nam mà khóc. Nơi ấy sau này được gọi là “Vọng quốc đàn”.

* Sự nghiệp rỡ ràng của hoàng tử Lý Long Tường người Việt, tức Hoa Sơn tướng quân của Cao Ly, đã được tiếp nối và lên chót đỉnh với hậu duệ đời thứ 25 – đó là Lý Thừa Vãn, Tổng thống đầu tiên của nền cộng hòa tại Hàn Quốc!

Những kẻ lạ mặt trong ngôn ngữ - Tác giả Lê Hữu

 

Một mặt trận hai kẻ thù

Việt cộng bán nước, Tàu phù xâm lăng



- Ai phụ trách khâu ẩm thực?

Câu ấy nghe được trong cuộc họp của các thầy cô giáo ở một trường dạy tiếng Việt cho trẻ em, bàn về việc tổ chức buổi picnic cho thầy cô và phụ huynh học sinh. Xin mạn phép có một hai ý như thế này:

Thứ nhất, câu ấy có sáu chữ thì hết bốn chữ là tiếng Hán-Việt (“phụ trách”, “ ẩm thực”). Thứ hai, ba chữ cuối ở trong câu (“khâu”, “ẩm thực”) là những chữ “mới”, du nhập “từ Bắc vô Nam” sau năm 1975.

Giá dụ học sinh nghe được câu ấy bèn giơ tay hỏi cô giáo ở trong lớp:

- “Ẩm thực” là gì thưa Cô?                                         

- “Ẩm” là uống, “thực” là ăn. “Ẩm thực” là tiếng Hán-Việt, có nghĩa là “ăn uống”.

- Tiếng Hán-Việt là tiếng gì vậy Cô?

- Là tiếng Hán, tức là tiếng Trung quốc, đọc theo âm Việt.

- Vậy sao mình không nói “ăn uống”, là tiếng của mình, mà lại nói “ẩm thực” thưa Cô?

- . . .

Cô giáo chắc cũng hơi bối rối, và cũng hơi khó trả lời, không lẽ lại nói là “Cô cũng không rõ, nhưng nhiều người đều… nói vậy”. Em học sinh ấy nói đúng. Tại sao người Việt ở trong nước, và cả ở ngoài nước, vẫn thích nói “ẩm thực” mà không chịu nói “ăn uống”? Có phải vì nói “ăn uống” nghe phàm tục, nói “ẩm thực” nghe thanh tao và “trí tuệ” (1) hơn chăng? Trước năm 1975, người Việt ở miền Nam Việt Nam không nói “Ai phụ trách khâu ẩm thực?” mà có nhiều cách nói đơn giản hơn và dễ hiểu hơn, chẳng hạn: “Ai lo vụ ăn uống?”, hoặc “Chuyện ăn uống ai lo?”, hoặc “Thức ăn, thức uống ai lo?”…

Nếu cứ phải vay mượn tiếng Hán-Việt hoặc tiếng nước ngoài trong sinh hoạt hàng ngày, trong lúc kho tàng tiếng Việt của chúng ta không hề thiếu thốn những chữ ấy thì thật khó mà thuyết phục các em tin được rằng “tiếng Việt giàu và đẹp” như chúng ta vẫn tự hào. (Đã gọi là “giàu” thì tại sao lại phải đi vay, đi mượn?!?). Những tiếng Hán-Việt nặng nề và tối tăm ấy hoàn toàn không giúp gì được cho việc “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” mà những người làm công tác giáo dục ở trong nước vẫn hô hào, như là một khẩu hiệu trong số rất nhiều khẩu hiệu thuộc loại “nói mà không làm”, hoặc “nói một đàng làm một nẻo”, hoặc… “nói vậy mà không phải vậy”.

Những chữ nghĩa kiểu ấy khá phổ biến đến mức xâm nhập cả vào các trường dạy tiếng Việt, là nơi dạy học trò nói đúng, viết đúng trong tinh thần “bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc”. Bên dưới là một ít ví dụ, và các đề nghị nói thế nào cho đúng, rõ nghĩa, dễ hiểu và “Việt ngữ” hơn (chỉ là câu mẫu, người đọc có thể cho những câu khác tốt hơn):

- Thay vì nói: “Cô giáo Mỹ Linh đứng lớp Năm”, nên nói: “Cô giáo Mỹ Linh dạy lớp Năm” (không có… đứng, ngồi, nằm, quỳ chi cả).

- Thay vì nói: “Giáo viên cần soạn giáo án trước khi lên lớp”, nên nói: “Thầy cô cần soạn bài giảng trước giờ dạy” (không có… lên, xuống, ra, vào chi cả).

- Thay vì nói: “Phụ huynh đăng ký cho con em học Việt ngữ”, nên nói: “Phụ huynh ghi tên (hay ghi danh) cho con em học tiếng Việt”.

- Thay vì nói: “Các em tiếp thu tương đối chậm”, nên nói: “Các em hiểu chậm”.

- Thay vì nói: “Học sinh đi tham quan một xí nghiệp”, nên nói: “Học sinh đi thăm một nhà máy”.

- Thay vì nói: “Ban văn nghệ sẽ tham gia biểu diễn (2) một tiết mục”, nên nói: “Ban văn nghệ sẽ đóng góp một màn diễn (hay trình diễn)”.

- Thay vì nói: “Ban giảng huấn sẽ dự giờ đột xuất các lớp học của giáo viên”, nên nói: “Ban giảng huấn sẽ bất ngờ vào lớp xem thầy cô giảng dạy”.

- Thay vì nói: “Lớp Vỡ Lòng chủ yếu tập trung vào khâu đánh vần”, nên nói: “Lớp Vỡ Lòng cần nhất là dạy các em biết đánh vần”.

- Thay vì nói: “Cô giáo phát hiện em Nga có năng khiếu về môn Văn”, nên nói: “Cô giáo nhận thấy em Nga có khiếu về môn Văn”.

- Thay vì nói: “Học sinh tranh thủ ôn tập trước giờ thi”, nên nói: “Học sinh cố gắng ôn bài trước giờ thi”.

- Thay vì nói: Tuyệt đại đa số các em tiếp thu tốt”, nên nói: Hầu hết các em hiểu bài”.

- Thay vì nói: “Cần nâng cao chất lượng (3) trong công tác giảng dạy”, nên nói: “Cần phẩm hơn là lượng trong việc giảng dạy”, hoặc “Cần dạy sao cho có kết quả”.

Trên đây chỉ là một ít trong số khá nhiều câu cú, chữ nghĩa nghe “lạ tai”, từ miền Bắc “xâm nhập” vào miền Nam Việt Nam, và “bành trướng” ra tới hải ngoại.

“Tiếng Việt còn, nước Việt còn”, ở đâu ta cũng nghe câu ấy, nhưng chắc không phải là thứ tiếng Việt kỳ quái hoặc “nửa Hán nửa Việt”, chẳng thấy “giàu” cũng chẳng thấy “đẹp”, chẳng thấy “trong” cũng chẳng thấy “sáng” (chỉ thấy… tối mò mò), và chắc cũng không phải là “Tiếng Việt mến yêu” mà chúng ta muốn “bảo tồn và phát huy” cho thế hệ con em mình.

Nói cho ngay, tiếng Việt chắc chắn là phải còn, chứ đâu có dễ gì mất được. Có điều là, đến một lúc nào đó, “tuyệt đại đa số” (1) (hay “tuyệt đại bộ phận” (1)) tiếng Việt đều có “chất lượng tối ưu” (1) như thế cả thì cái “còn” ấy kể cũng… ngậm ngùi.

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời…”, mỗi lần nghe câu hát ấy là mỗi lần tôi lại phân vân tự hỏi, “Những ‘kẻ lạ mặt trong ngôn ngữ’ ấy có phải là ‘tiếng nước tôi’ (và những đứa cháu của tôi có phải ‘yêu’ chúng ‘từ khi mới ra đời’)?” Nếu không, thì chúng phải có một cái tên gì chứ? Tự điển tiếng Việt gần đây vừa có thêm một từ ngữ mới: “tàu lạ”, được định nghĩa là “tàu Trung quốc”. Để cho dễ gọi, tôi cũng muốn đặt tên cho những “kẻ lạ mặt” ấy là “từ lạ”. Tương tự các biện pháp nhằm đối phó với các tàu lạ, chúng ta cần đề cao cảnh giác để “phát hiện” (1) kịp thời những từ lạ ngấm ngầm lẩn lút, trà trộn, xâm nhập vào phần đất của “Tiếng Việt mến yêu”. Chỉ khi nào tống khứ được những “từ lạ” thổ tả này đi chỗ khác chơi, chúng ta mới mong trả lại sự “trong sáng” cho tiếng Việt.

Tàu lạ, hay từ lạ, hay những kẻ lạ mặt, đều là những đối tượng cần truy đuổi.


1)Từ ngữ phổ biến ở trong nước.

(2) Biểu diễn: màn trình diễn của diễn viên có tay nghề, ví dụ “biểu diễn khiêu vũ trên băng”.

(3) Ý muốn nói “Cần nâng cao ‘phẩm’ (quality)…”, nhưng nói sai thành… ‘lượng’ (quantity).

Cái hôn có đắt lắm không? - Tác giả Nguyễn thị Cỏ May

 

Cấm ra đường vì đề phòng lây nhiễm corona vũ hán làm xáo trộn tận gốc đời sống xã hội pháp. Chỉ riêng giới sinh viên từ một năm nay thất điên bát đảo vì chỗ ăn chỗ ở : ký túc xá đóng cửa, căn-tin đóng cửa, việc làm thêm không có !

Những nét văn hóa đẹp của pháp từ lâu đời nay cũng không còn giữ được. Đơn giản như cử chỉ quen thuộc khi người thân gặp nhau : bá cổ nhau hay hôn nhau bị cấm tới nay được một năm. Người ta tự hỏi rồi đây, khi dịch vũ hán hết, cách chào nhau thân tình đó liệu còn tồn tại hay không ? Hay nó lại ôm cổ « nàng vũ hán » đi luôn ?

Đặc thù văn hóa pháp

Người ta đang nghĩ tới thời hậu-vũ hán, lúc đó, khi gặp nhau, người ta vẫn lao vào nhau, ôm chặt nhau và hôn nhau trên má như trước đây chăng ?

Sự thắc mắc này cũng đang chia dư luận Tây làm hay phe : chống và ủng hộ. Xin đừng ai ngạc nhiên tại sao chuyện chẳng có gì mà cũng chia rẽ được người pháp ? Nên nhớ ở Pháp, và chỉ có ở xứ Pháp hay xứ Tây, mới có hơn ba trăm thứ phô-mác mà thôi. Anh cũng nuôi bò, dê, cừu, cũng lấy sữa, cũng làm phô mác. Đức, Áo, Thụy Sĩ, Áo, Ý, Hòa Lan, ...cũng cùng nền văn minh ẩm thực, nhưng tuyệt đối không có nước nào có nhiều thứ phô-mác như Pháp. Đó là đặc thù văn hóa pháp. Nó rất Tây ! Và nó phức tạp vô cùng. Hơn người ta tưởng ! Do đó mà không có dân nào như dân pháp là không bao giờ biết cùng nhau đồng ý một điều gì, dù lớn hay nhỏ. Nên lúc nào dân chúng cũng biểu tình chống đối chánh phủ. Tả cũng bị chống. Hữu cũng bị chống. Trung, tức không tả, không hũu, cũng bị chống. Và xuống đường rầm rộ cả lúc đang có lệnh chánh phủ « cấm cửa » vì bệnh dịch.

Nên không phải ngạc nhiên khi chỉ muốn biết sau dịch vũ hán người ta còn giữ cách chào nhau « ôm và hôn má » nữa hay không lại lập tức sanh ra hai phe chống và đồng ý giữ. Hai phe với quan điểm đối nghịch nhau quyết liệt. Như trên chánh trường, phe tả và phe hũu chống nhau vậy.

Cái hôn chào nhau sẽ tồn tại không ?

Một phụ nữ pháp coi TV, bị thu hút mạnh cảnh những người hôn nhau, bá cổ nhau trong phim thời trước đây khi gặp nhau và chào nhau. Bà ấy cho biết thật là cảm động khi trông thấy lại nét đẹp của nền văn minh pháp (Tuần báo Le Point, 28/02/21) .

Từ lúc bị dịch vũ hán, lệnh ban hành cấm gần nhau dưới 2 m, trên báo, thường có những bài ngắn chế giễu nay còn đâu nét văn minh phổ cặp lâu đời của pháp, với cái « hôn nhau » lúc gặp và lúc từ giả . Giữa người thân gia đình và bạn bè.

Không riêng báo tây châm biếm người pháp bị cấm hôn nhau, mà cả báo ngoại quốc nữa. Chính báo ngoại quốc chấm biếm mới chua. Họ hỏi liệu người pháp khi chào nhau mà không hôn nhau có thể chịu nổi về mặt tâm lý hay không : « Làm thế nào người pháp sẽ có thể sống được nếu gặp nhau mà không hôn nhau ? »

Từ tháng 3/2020, cách chào nhau của người pháp bắt đầu xáo trộn sâu xa. Một, hai, ba, bốn cái hôn má bổng một sớm, một chiều, không còn nữa. Bị cấm. Vả lại, không chỉ bị cấm, mà không ít người cũng không dám nữa. Sợ con xẩm vũ hán 19 tuổi, nó bóp mũi bắt đi !

Hôn 1 cái, 2 cái, ...phải biết ứng sử đúng cách và đúng nơi. Chớ không tự ý muốn làm mấy cái cũng được. Vùng Bretagne, phía Tây-Bắc Paris, người ta chỉ hôn một cái lên má thôi. Dân phía cực Bắc, vùng biển Manche, bên kia là Anh, chào nhau bằng 2 cái hôn. Dân phía cực Nam, họ có tập quá hôn nhau 3 cái. Còn dân phía Đông lại hôn nhau 4 cái.

Nói hôn lên má chớ thật ra chỉ là « má kề má » hay « tai kề tai » mà thôi, nhưng phải đánh « tróc » một tiếng cho thanh, cho dòn, mới đúng điệu .

Nhưng cử chỉ này, tuy đơn giản như vậy, lại là một phần quan trọng của lịch sử văn mình pháp. Thành thật hay bắt buộc, theo nghi lễ hay tùy nghi, có ý nghĩa hay tào lao, thì cái « hôn chào nhau » cũng là một phần di sản quốc gia pháp.

Nhà nhơn chủng học David Le Breton nhận định cách chào nhau « bắt tay giữa những người đàn ông sẽ tồn tại bình thường trong lúc đó, ôm hôn, cách chào nhau mang tính phụ nữ, quá thân mật, riêng tư và cố ý, có thể sẽ khó được tiếp tục tồn tại ». Bởi trong thời buổi mọi người cảm thấy cái thân của mình dường như cồng kềnh dễ bị nguy hiểm. Ai cũng muốn thu mình lại cho thât nhỏ để an toàn hơn.

Cái hôn là một thứ « tiền giữa hai người »

Một năm sau khi corona vũ hán tới, người ta thấy ở đời không có gì còn đúng nữa, còn tin là chắc chắn nữa. Nhiều nhà phân tâm học cho rằng mọi người đang sống thiếu vắng sự quan hệ xã hội. Vì thế, giữa nghi lễ hay sự cấm đoán và thực tế, mọi thứ sẽ không đơn giản. Khoảng cách mà thân thể của chúng ta phải giữ đối với thân thể khác liên hệ mật thiết với tính thân mật. Như chúng ta sẽ khó chịu khi một thân thể xa lạ lại quá gần chúng ta. Trái lại rất dễ chịu khi một thân thể quen thuộc, thân mật cạnh kề. Nên cái hôn vẫn là khoảng cách gần nhứt với nhau ! (Theo nhà tâm lý học Dominique Picard) .

Bà nói thêm « Khi một cử chỉ bị ràng buộc bởi nghi lễ quá nặng thì nó sẽ mất đi tình cảm thân thiện và sự xúc động. Hôn để chào nhau là không nên đặt miệng lên má, mà làm như có sự đụng chạm nhau mà kỳ thật là không. Đó là cách lập lại khoảng cách tâm lý : người ta vẫn giữ khoảng cách cá nhơn, ngay cả hôn nhau để chào nhau ».

Theo triết gia Gerald Cahen (Hôn . Những bài học tình yêu đầu tiên, Paris), « cái hôn, trước nhứt, là một thứ tiền giữa con người với nhau. Bởi người ta luôn luôn trả giá, tính toán cách để hôn nhau ».

Nhìn lại lịch sử thì « cái hôn » chiếm một địa vị quan trọng nhưng vẫn không tránh khỏi vận thăng trầm theo lớp sóng phế hưng của thời cuộc. Không chỉ riêng vì đại dịch vũ hán hiện nay mà nó bị cấm kỵ. Từ thời văn minh la-mã, hôn chào nhau đã bị Hội đồng Carthage năm 397 cho là xấu, khiếm nhã nhưng qua thời Trung cổ thì được nhìn nhận là cử chỉ lịch sự, văn minh, dành cho hiệp sĩ quí tộc và cho giới tăng lữ. Nhưng lại cấm vào thế kỷ XIV vì đại dịch đen (la peste noire). Như ngày nay trên khắp thế giới vì corona vũ hán.

Qua thời Phục Hưng, hôn chào nhau trở lại nhưng mang tính nghi lễ trưởng giả « nịnh đầm ». Đàn ông hôn tay các bà nhưng chỉ bên ngoài bao tay, và môi chỉ phớt qua nhẹ nhàng. Còn hôn chào nhau nơi công cộng thì bị đưa vào sổ bìa đen. Nhưng nó lại phổ biến trong gia đình, họ hàng với nhau. Mãi cho tới cuộc nổi loạn tháng 5/68 ở Paris, nó mới thoát ra bên ngoài rộng rãi.

Điều lạ là cuộc nổi loạn tháng 5/68 làm đảo lộn giá trị xã hội, xóa bỏ những nấc thang giá trị xã hội đang có, như cả trong nhà trường, không cần cho điểm bài vở học sinh vì cho điểm là phân biệt đối xử, đánh mất tính mất bình đẳng.

Kiss bùng nổ những năm 80

Trong hạ bán thế kỷ XX, hôn chào nhau dần dần được tái khẳng định. Nhưng phải đợi tới những năm 80, nó mới thật sự bùng phát cho đến khi nó được định chế hóa trong giới xí nghiệp, giữa những đồng nghiệp với nhau. Và khi phát triển mạnh thì khó tránh bị lạm phát.

Hôn chào nhau nay bắt đầu bị chống đối

Vậy nay, sau đại dịch vũ hán, chào nhau sẽ giữ cách hôn nhau như cũ chăng ? Người ta giữ hay bỏ cái tập quán đẹp đã có từ ngàn năm ?

Nhưng qua thời gian dài bị đại dịch, cách chào nhau hằng ngày đã thay đổi và nay gần như mọi người đã bắt đầu quen. Cả người thân trong gia đình. Theo kết quả thăm do dư luận của hảng YouGov hôm tháng 6/2020, sau đợt cấm cửa lần thứ nhứt, có 26% người Pháp cho biết họ chủ trương hôn trở lại khi chào nhau. Qua tháng 2/2021, con số này không thay đổi. Cho nên giữa « ủng hộ và chống » hôn chào nhau vẫn có một khoảng cách.

Trong trường học, học sinh bị ngăn cách nghiêm ngặt hơn. Cung cách ứng xử của trẻ con cũng thay đổi và thích nghi. Gặp nhau, ôm vai, bá cổ vẫn là cử chỉ quen thuộc biểu hiện sự thân thiện với nhau thì nay tự chúng nó thấy không hẳn cần thiết nữa. Chúng nó cho rằng nay Café là nơi và cơ hội biểu lộ bồ bịch với nhau. Sự thân thiện thể hiện qua cái nhìn cũng đủ.

Còn phe « no-kiss », hôn chào nhau có giữ hay không không phải là vấn đề thật. Vì cứ nhìn lại coi từ cả năm nay, người ta chào nhau hằng ngày mà không phải hôn nhau có gì thay đổi trong cuộc sống ? Đời sống không đáng sống nữa chăng ?

Không hôn nhau nữa nay sẽ không chỉ vì tôn trọng khoảng cách y tế, mà nó là một quan niệm mới trong quan hệ xã hội xuất hiện và đang định hình.

Theo Dominique Picard, tâm lý học, thì « hôn chào nhau vì là nét đẹp của văn minh lâu đời pháp sẽ tái lập một khi hết nạn dịch. Đó là điều chắc chắn ». Nhưng tới chừng nào ? Trong 6 tháng nữa hay trong một hai năm nữa ? Chờ coi.

Nhưng hiện tại, hôn là bị phạt 135 euros tại chỗ. Tuần rồi, ở Paris, hai người bạn từ lúc trẻ tình cờ gặp nhau sau hơn mười năm không có dịp gặp lại. Họ đều vui mừng khôn xiết, liền lao vào nhau, ôm nhau, hôn nhau.  Vừa buông nhau ra, hai chú cảnh sát tiến tới, lễ phép chào cô cậu, chìa sổ phạt, hạ bút biên ngay 135 euros, xé ra, chìa cho hai người.

Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2021

Perseverance Lands on Mars, as the World Watches





Thủ đô Mỹ nắng ấm, kết thúc mùa bão tuyết





Người Sài Gòn ‘giải cứu’ nông sản mùa dịch Covid





For the Love of Bread





US Police Step Up Drone Use, Putting Eyes in the Skies





Myanmar Police Detain Hundreds of Protesters





Người Sài Gòn đeo khẩu trang đi lễ chùa đầu năm





Xe hủ tiếu mì thân thiện bậc nhất Sài Gòn





Chật vật trong hẻm 'nhà thùng'





'Street Art’ nghệ thuật đường phố lôi cuốn nhiều người ở Orange County





Myanmar sees deadly clashes despite calls for calm





New evidence of China moving Uighur minority workers in order to uproot communities





Defiant Myanmar anti-coup protesters return a day after 38 are killed





Thousands of asylum seekers cross US-Mexico border





Vũ Khắc Khoan Và Tôi - Tác giả Nguyễn sỹ Tế


Đối với tôi, Vũ Khắc Khoan bao giờ cũng là “người đi bước trước”. Trước từ lúc ra đời, đi những bước trên đường đời và cuối cùng từ giã cõi đời. Người sinh năm Tỵ, tôi năm Tuất.

Mùa xuân năm 1950, tôi lặn lội từ hậu phương trở về thành (Hà Nội) rồi vào dạy học tại trường Chu Văn An, đã nghe học trò nói người dạy học từ trước, tại trường Nguyễn Trãi.
Tháng 8.1954, không đợi các giáo sư Chu Văn An, tôi cùng vợ con theo đoàn Sinh viên Đại học, đáp máy bay vội vã đi vào Nam. Tưởng di cư như tôi là sớm sủa rồi, không ngờ vào Saigon được mấy hôm tôi đã gặp Vũ gia ngồi chễm chệ trên ghế Công cán Ủy viên bộ Thông tin với bộ trưởng Phạm Xuân Thái. Ngoài ra, tiên sinh còn là một cây bút chủ lực của Nhật báo Tư Do, – cơ quan ngôn luận của người di cư- cùng với mấy cây bút cội: Hiếu Chân, Đinh Hùng, Mặc Thu, Trần Việt Sơn. Tôi tiếp tục dạy học, viết sách giáo khoa và làm báo cho Đoàn sinh viên Bắc Việt Di cư cùng với Thanh Tâm Tuyền, Trần Thanh Hiệp, Doãn Quốc Sỹ.
Trong hai năm đầu di chuyển, tôi phải dạy bao giàn cho trường Chu Văn An kể cả môn triết. Vũ gia tạm rời chính trường về Chu Văn An với tôi, tôi nhường tiên sinh một số giờ Việt văn lớp đệ nhất (ngoài Việt văn, tiên sinh còn dạy Sử). Cả hai chúng tôi đều không dạy tiếng Pháp.
Năm 1956, ngay từ đầu năm, tôi vào bộ Ngoại giao làm Phụ khảo Luật cho cố giáo sư Vũ Văn Mẫu lúc đó kiêm Khoa trưởng trường Luật chuyển từ chương trình Pháp qua chương trình Việt.
Mùa hè 1958, một số giáo sư đang dạy học tại Chu Văn An trong đó có Vũ Khắc Khoan, Bùi Đình Tấn, Bạch Văn Ngà. Nguyễn Xuân Kỳ (con cụ Chữ) lên tận bộ Ngoại giao rủ tôi ra mở trường tư để “kiếm thêm”. Tôi đã nhận lời. Và đó là trường trung học tư thục, đệ nhị cấp Trường Sơn, Vũ Khắc Khoan và tôi trở thành đôi bạn chí thân từ đó.
Chúng tôi lên dạy đại học từ 1962, Vũ tiên sinh vào trường Văn Khoa, tôi trường Đại học Sư phạm. Sau 1963, chúng tôi cùng dạy chung tại Văn Khoa Vạn Hạnh và Văn Khoa Dalat. Vũ gia còn đi Huế, tôi xuống Cần Thơ.
Ngay từ Trung học, chúng tôi thường dạy chung kiểu tandem (dạy cặp) cho một số chương trình (tác giả, thời đại). Ở Dalat, chúng tôi vẫn giữ, nếu chương trình cho phép, lề thói ấy. Và cũng có một số phân công nhỏ: tiên sinh trông coi lý thuyết sân khấu, tôi lo lý thuyết thi ca và tiểu thuyết.
Có một thời, lúc Vũ gia làm Trưởng ngành kịch nghệ của trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ, tiên sinh kéo tôi sang đó dạy văn hóa, lịch sử nghệ thuật và các quan niệm diễn xuất cho sinh viên trong ngành.
Tôi biết Vũ Khắc Khoan có làm chính trị, còn tôi thì không, không bao giờ. Người ta bảo tôi, Vũ tiên sinh thuộc đảng Duy Dân. Nhưng từ trước cho tới sau, tiên sinh không hề nói bất luận một điều gì về hoạt động chính trị và lý thuyết chính trị theo đuổi của mình cho tôi hay. Tôi không tò mò hỏi mà tiên sinh cũng lại rất kín đáo. Tôi càng quý mến bạn tôi ở chỗ này.
Tuy nhiên, tôi cũng biết từ khi cùng thành lập Trường Sơn, công chúng Saigon vẫn có một cái nhìn đánh dấu một dị biệt có thật giữa Vũ tiên sinh và tôi. Tiên sinh rời nhật báo Tự Do về viết lách chung với mấy bạn trong nhóm Quan Điểm như: Nghiêm Xuân Hồng, Mặc Đỗ, Nhuệ Hồng, Vương Văn Quãng, Tạ Văn Nho… Có một lúc kia, Saigon gán cho Quan Điểm cái danh xưng là nhóm Poujadistes (tên một nhóm trung niên và thanh niên Pháp ngoài xã hội và trong nghị trường chủ trương dấy lên phong trào trí thức tiểu tư sản bênh vực cho quyền lợi của giới tiểu thương, tiểu nông).
Ngoài ra, trong những bài viết của nhóm Quan Điểm, các vị đó nhất là Vũ Khắc Khoan- đều đưa ra hình ảnh về cái tư thế mắc kẹt của “giai cấp” mình là “trên đe dưới búa” (dưới thì vô sản thúc lên, trên thì tư bản giáng xuống). Có vài lần Thanh Tâm Tuyền và tôi trêu chọc Vũ gia về chuyện này, người chỉ phán một câu “Dư dục vô ngôn” mà tôi diễn dịch đùa thành thơ: “Trời xanh đâu có nói năng chi!”. Mặc dầu vậy, thâm tâm tôi vẫn nhận biết một con người, một bằng hữu rất thâm hậu về mặt tình cảm. Qua Hoa Kỳ, đọc cuốn “ĐOẢN VĂN XA NƯỚC” của ông, những trang viết về Thanh Tâm Tuyền thật là ý nhị và đầy những xúc động êm đềm.
Một ngày cuối tháng 4.1975, Vũ Khắc Khoan và tôi gặp nhau và nói chuyện một hồi lâu với nhau trong phòng giáo sư vắng hoe của trường đại học Tri Hành, đường Trần Quốc Toản, Saigon. Không ngờ đó là ngày chúng tôi chia tay. Chỉ một tuần sau, tôi đã hay tin là Vũ gia đang ở đảo Guam cùng gia đình chờ ngày vào đất Mỹ.
Mùa thu 1986, tin Vũ Khắc Khoan tạ thế ở Mỹ đến tai tôi qua thông tin của mấy anh em văn nghệ sĩ cùng ở trại Hàm Tân (Long Khánh).
Sang Hoa Kỳ năm 1992, tôi gặp lại Mai Thảo và gia đình Vũ gia. Tôi được biết mọi chuyện chung quanh cái chết của bạn tôi và được đọc những tác phẩm bạn đã viết ở chốn tha hương này. Và bây giờ, cố nhân của tôi vẫn nằm nghỉ một mình, cô đơn, lạ lùng giữa một nghĩa trang đất khách toàn những vong linh khác ngôn ngữ với một dòng chữ của thân nhân trên mộ bia: In loving memory of…
Tôi biết có nhiều bạn văn lớp cũ, nhân dịp ngày giỗ Vũ gia mà lại biết tôi đang viết về người, muốn tìm thấy nơi những trang viết của tôi một bài phê bình nào đó về văn nghiệp của người bạn quá cố. Thú thật, tôi không phải là một nhà phê bình văn học đúng nghĩa, mặc dầu tôi có viết nhiều bài tiểu luận văn học và giảng dạy về khoa “Phê bình luận trong văn học” tại mấy trường đại học Saigon trước kia. Bây giờ thì tôi lại càng không dám – nhất là về người bạn quá cố của tôi. Quá nhiều thời gian đã trôi xuôi, mười hai năm tù cộng sản, niên tuế quá cao, ký ức mòn… đều là những gì đã cản bước chân đi. Nhưng đây là dịp có lẽ độc nhất vô song trong tuổi già của tôi để biểu thị một tấm lòng đối với một người bạn thân đã qua đời, mặc dầu quên gần vãn những gì bạn đã viết trước kia và sau đó, tôi cũng xin ghi nhận sơ sài những gì tôi còn nhớ về Vũ Khắc Khoan, về những tác phẩm của tiên sinh, về cung cách viết văn của người.
– Nguồn gốc nuôi dưỡng: lịch sử dân tộc và phần nào thế giới, một chút nho học; văn học Pháp quốc từ symbolisme trở về trước; thần thoại Hy Lạp; Đạo đức kinh của Lão tử (đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh); mấy pho kinh Phật; những giáo điều cơ bản của Thiên Chúa Giáo nói về sự khai thiên lập địa; tiểu thuyết cổ Trung quốc…
– Cung cách viết: viết ít thôi, thai nghén tác phẩm thật lâu; rút nội dung cô đọng về những chủ đề triết và văn học lớn; tra cứu, hỏi han cho đến lúc đắc ý mới viết.
– Chưa thấy tác giả văn chương nào lại chiếu phóng sâu xa cá tính, tâm hồn mình xuống tác phẩm của mình vào đúng chủ đề của chúng, vào ngay nhan đề của chúng như Vũ gia. Nên chi bạn bè gọi tên Vũ gia bằng tên những nhân vật của tác giả: Thằng Cuội, Thần Tháp Rùa, Thành Cát Tư Hãn, ông chủ nhà ga xép, một thiền gia ngồi tụng kinh trên tuyết (Minnesota)…
– Văn chương trau chuốt, đắn đo trong nhàn tản, bàng bạc màu cổ văn mà vẫn độc đáo. Một thoáng hương xưa còn để lại sau một mùa biến động hỗn mang lại trở về hỗn mang, khởi từ tuyệt mù để trở lại tuyệt mù. Vô thỉ vô chung.

Đọc Kinh, Như Lai Vô Sở Thuyết - Tác giả Vũ Khắc Khoan

 

I
1984.
Tuyết rơi từ vào khuya, mặt trời vừa mọc, tuyết đã ngập trắng vườn sau. Tôi đẩy thêm một khúc củi vào lò. Nhìn lửa bốc ngọn, nhớ lại mấy vần thơ cũ đã quên mất cả nguyên văn:
"Chàng như mây mùa thu
"Thiếp như khói trong lò.
"Cao thấp tuy có khác
"Một thả cũng tuyệt mù
Đọc lại bài thơ. Rất nhỏ, từng chữ, từng vần. Rất nhỏ, đủ để một mình mình nghe. Cho đến khi lời thơ tan rã, ý thơ nhạt nhòa, cho đến khi trong tôi, về bài thơ, rớt lại chỉ còn một chút buâng khuâng không tên thì tôi lặng thinh đi vào cái buâng khuâng đó. Quanh một chữ. "Tuyệt mù". Nghĩ đến một cánh chim thoáng trên mặt nước. Bóng chim, nước không lưu giữ. Chim đâu để lại đường bay? Khói mây tan tác. Âm thanh, màu sắc cũng vậy. Cũng vậy, thiếp và chàng. Tất cả, một thả cũng tuyệt mù. Kể cả chữ và lời. Kinh và Kệ.
*
Tôi hiểu tại sao những người lớn của nhân loại từ cổ thảy đều chỉ muốn nín thinh. Khổng Khưu, Lão Đam và Thích Ca Mâu Ni. Trời không nói, ta đâu muốn nói? Ta đâu có thuyết lời nào? Cái ta muốn nói, cái đó, đâu có thể nói được? Cái đó, bất khả thuyết, bất khả tư nghì. Bất khả đạo.
"Nói ra là bị kẹt"
Nhưng rồi Khổng Khưu vẫn nói, cả đời. Lão Đam thì nói đến 5.000 chữ Đạo đức kinh và Thích Ca Mâu Ni trong suốt 49 năm hoằng pháp, nguyên lời Đại Bát Nhã, đã nói ròng rã tới 22 năm.
"Không nói cũng không xong".
*
"Nói ra là bị kẹt
"Không nói cũng không xong
Hai câu đầu một bài kệ của một thiền sư Việt Nam sống giữa thế kỷ thứ 17, thiền sư Chân Nguyên. Hai câu kệ, một thế đứng chênh vênh giữa hai ngả hữu vô. Nói hay không nói? Chung cuộc, bài kệ đành phải chấm dứt bằng một nét chấm phá lửng lơ:
"Vì anh đưa một nét
"Đầu núi ánh dương hồng
Tôi duỗi thẳng chân, ngước mắt nhìn nắng sớm xuyên qua miếng băng bám nơi khung cửa, ánh nắng lung linh màu sắc cầu vồng. Tự hỏi nắng sớm đích thực màu gì? Xanh hay đỏ, tím hay vàng, hay là do tất cả màu sắc gặp gỡ mà thành? Nhưng có cuộc gặp gỡ nào kéo dài mãi mãi? Ánh dương đầu núi đâu giữ mãi màu hồng? Cái thế chênh vênh giữa hữu và vô đâu có thể đời đời tồn tại? Cái khó là nhập vào cái thế đó, không thỏa hiệp, mà vươn lên, và vượt qua. Từ cái phức tạp tìm về cái đơn thuần, tìm về cho tới cái khuôn mặt của chính mình khi mình chưa sinh, chưa thành. Ánh dương hồng khi chưa nhô lên khỏi đầu núi. Cái xôn xao nhú lên trong đêm sắp tàn. "Cái đó".
Ngoài vườn tuyết rơi trắng và lạnh trong im sựng của trời và đất. Trong lò củi nổ ròn tan, ngọn lửa thấp cao ấm màu hổ phách. Ngoài kia, vắng lặng. Trong tôi… vẫn chưa vắng lặng. Trong tôi, tôi vẫn thấy rằng…chưa ổn. Đẩy thêm củi vào lò. Củi gỗ cây phong phơi nỏ từ vào thu, lửa như bốc ngọn từ lòng gỗ. "Mộc trung sinh hỏa. Mộc tận hỏa hoàn diệt". Lửa sinh trong lòng gỗ. Gỗ hết lửa không còn. Lửa không còn, nghĩa là…sao? Lửa sẽ biến thái tuy vẫn tồn tại hay cũng như khói và mây, lửa sẽ trở về, sẽ đi vào lòng cái đó, tuyệt mù?
*
"Cái đó", cái mà cho đến hôm nay, chưa một vị thiện-trí-thức, chưa một vị bồ-tát nào mô tả được hình tướng, xác định được thể chất, cái đó có thể giản dị như mưa và nắng hiện hữu rất tự nhiên – mặt trời lại mọc lúc đêm tàn – nhưng cũng lại có thể vô cùng phức tạp, ẩn hiện vô lường, với vô lượng danh hiệu, mỗi danh hiệu là một khía cạnh đặc thù, Chân Tâm, Diệu Tâm, Minh Tâm, Bồ Đề Tâm, Giác Tánh, Chân Như, Phật Tánh, Pháp Giới Tánh, Không Tánh, Như Lai Tạng Tánh, Bát Nhã… cái tột không, cái diệu sắc, cái bất- khả-tư-nghì, cái rốt ráo cuối cùng… riêng với tôi, từ bỏ nước ra đi, những nửa khuya tỉnh giấc, "cái đó" -chính nó- đôi khi vẫn thấp thoáng trong tôi, hóa trang thành những lời tra vấn trớ trêu, nhưng tại sao ray rứt, lãng đãng quanh tôi, tưởng như dễ dàng nắm bắt, bỗng lại xa vời, nhòa dần, biến hẳn, tuyệt mù. Trong đêm đen mạt pháp, còn lại chỉ là những vết tích mờ mờ ghi lại trong kinh và kệ. Những vết tích như những dấu chỉ đường. Vô lượng nẻo đường, vô lượng phương tiện, tùy theo căn cơ của từng chúng sinh trong vô lượng chúng sinh, tùy theo từng cõi pháp trong hằng-hà-sa-số cõi pháp. Nhưng cứu cánh chỉ là một. "Cái đó".
Dõi theo cái đó “có cõi lấy ánh sáng của Phật làm phương tiện nói pháp, có cõi lấy Bồ Tát làm phương tiện nói pháp, có cõi lấy bóng mát cây Bồ Đề làm phương tiện nói pháp, có cõi lấy hư không để nói pháp, có cõi lấy lời và chữ để mà nói pháp…”
Tôi đặt cuốn Duy Ma Cật xuống bên lò sưởi, nhồi thuốc vào tẩu, hít hơi thuốc đầu trong ngày. Hơi thuốc thơm tỏa ấm gian phòng. Bất giác tôi nghĩ đến một mùi hương lạ. Một mùi hương như một phương tiện nói pháp. Mùi hương cõi nước Chúng Hương. Trở lại cuốn kinh: “Qua khỏi 42 số cát sông Hằng cõi Phật, có nước tên là Chúng Hương, đức Phật thị hiện nơi đó là Phật Hương Tích. Mùi hương nước đó so với mùi hương cõi trời, cõi người và các cõi Phật ở 10 phương, nó thơm hơn hết. Đức Phật Hương Tích lấy mùi làm phương tiện để nói pháp. Chúng sinh cõi nước Chúng Hương nghe mùi hương mà ngộ đạo.”
Tôi hít dài một hơi thuốc. Đầy phổi. Hơi thuốc nghe như có pha trộn nhiều mùi hương cũ tôi tưởng đã phai, đã tuyệt mù. Mùi úa hoa ngọc lan, mùi ấm hoa hồng, mùi ngái hoa cau, mùi đạm hoa sói, hoa ngâu, mùi đắng hoa sấu nắng hè tháng sáu, mùi nồng hương đêm dạ lý. Và mùi ngát của nhang.
*
Ráng chiều miền đồi Bắc Việt đổ rộng một nền gạch Bát Tràng. Gốc cau, gốc đại, ngọn cỏ kẽ tường, cánh hoa bèo tím ngát bờ ao, tất cả lóe lên trong nắng muộn, tan vào mùi ngát của khói nhang. Nắng nhạt rồi tắt ngấm. Đất lẫn với trời. Tự bàng bạc sương khói dâng lên, một cõi pháp thành hình, chúng sinh mộc mạc hiền lành chỉ có một phật hiệu để làm phật sự. Vọng ra tự đó - mái chùa cong vát chữ đao, cổng tam quan thềm đá nhẵn lì - không phải là những ngôn từ hiểm trở Lăng-Già, Bát-Nhã, Pháp-Hoa hay Viên-Giác, mà chỉ phật hiệu đó, mà chỉ A-Di-Đà-Phật, Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật. Có thế thôi, mỗi chiều ngày xưa Việt Nam. Có thế thôi, nhưng mỗi chiều, bình thản vẫn trở về trên vầng trán hai sương một nắng những bà mẹ Việt Nam. Nén nhang đốt lên, khói nhang vẫn vươn cao và thẳng tắp. Như mây mùa thu, vẫn tuyệt mù. Như đã thuộc nằm lòng con đường trở về nơi đó, nơi mà kinh và kệ từ xưa vẫn hằng hướng tới. Nơi đó, tắt lời. Cõi đó rốt ráo vô ngôn, vắng lặng, lấy hư không mà làm phật sự. Một đóa sen giơ cao, một nụ cười đáp lại. Trong yên lặng. "Cõi đó", chân kinh?
*
Cõi đó, chân kinh. Tới được đó, đã có người. Trong số, người ta thường nhắc đến tên vị tổ thứ 28 dòng Thiền Tây Trúc là Bồ Đề Đạt Ma. Nhưng tại sao khi dời triền núi Hi Mã Lạp Sơn khi cập bến Quảng Châu, trong hành trang Người vẫn còn một bộ Lăng Già? Tôi nghĩ rằng vào lúc đó, có thể trong tận cùng tâm thức, đôi khi Người vẫn còn thấy gợn lên 108 lời tra vấn Đại Huệ và chỉ sau 9 năm diện bích nơi thâm sơn Thiếu Thất khi tuyên bố rằng kinh Lăng Già sau 500 năm, sẽ trở thành môn học danh tướng, chỉ tự đó, Người mới dứt khoát với kinh và kệ, Người mới thực sự bước vào cõi đó, chân kinh.
*
Lăng Già là tên một ngọn núi nằm giữa biển Nam, nơi vua Dạ Xoa thỉnh Đức Phật lên thuyết pháp. Núi đó cao vòi vọi nhìn xuống biển sâu, đá dựng thẳng như tường, trơn như mỡ, không có lối đi lên. Phải có phép thần thông, hoặc được Đức Phật sử dụng nội lực vô lượng giúp cho mới có thể tới được. Lời Phật nói pháp truyền xa, rộng và sâu, vọng ra tới vô lượng số cõi Phật, được ghi lại bằng Phạn tự gọi là kinh Lăng Già. Kinh này sau được thiền sư Câu Na Bát Đà La dịch ra chữ Hán và đến thế kỷ thứ 20 thì chuyển sang Việt ngữ. Tự lời tiên tri của Bồ Đề Đạt Ma khoảng tiền bán thế kỷ thứ 6 đến nay, nhiều lần 500 năm đã qua, tôi giật mình tự hỏi cái mà đức Thế Tôn muốn dạy tại đỉnh Lăng Già - "cái đó" - qua ba chặng đường chuyển ngữ từ Phạn qua Hán đến Việt, không biết có còn rớt lại chút nào trong những trang kinh tôi đọc đêm qua. Hay còn lại chỉ là ngôn từ, chỉ là danh tướng?
*
Nghe tin Bồ Đề Đạt Ma cập bến Quảng Châu, Lương Võ Đế vội thỉnh Người đến kinh đô. Vua hỏi :
- Trẫm chép kinh, xây chùa, độ tăng, đúc chuông, tạc tượng. Có công đức gì không ?
Người vắn tắt :
- Không.
Vua lặng thinh một lát. Lại hỏi :
- Đối diện trẫm là ai vậy ?
Người rằng :
- Không biết.
Cuộc đối thoại ngắn ngủi: hai lần khẳng định và hai lần phủ định. Có, không. Nhà vua cố chấp. Bồ Đề Đạt Ma động lòng đại bi, mở ra một đường phương tiện. Không. Không công đức. Không có Bồ Đề Đạt Ma. Không có Trẫm. Không có gì hết. Ngay cả cái không tôi vừa đề cập. Hãy hiểu rằng rốt ráo, không cũng lại là không.
Nối nghiệp Lương Võ Đế. Thái tử Chiêu Minh tiến thêm một bước vào sâu vết cũ. Giữa kinh đô, Chiêu Minh dựng một tòa lầu bằng đá gọi là Phân-Kinh-Thạch-Đài, để sưu tầm, tập trung, nghiên cứu, kiểm kê, giải thích, sắp xếp, tàng trữ kinh và kệ. Phật giáo nghiễm nhiên được coi như quốc giáo. Số người xuất gia trong nước tăng lên gấp bội. Kinh sách xếp trên kệ đá Phân kinh càng lúc càng nhiều. Mọi người đua nhau đi tìm kinh lạ. Những bậc trí thức hễ gặp nhau là lập tức thảo luận về thiền. Bán già, Kiết già, Kim cương tọa, Ma tọa, Kiết tường tọa, Tam muội ấn, là những danh từ cửa miệng mọi người. Không những Lăng Già mà hầu như tất cả kinh và kệ lần lần trở thành những môn học danh tướng. Nghĩa kinh phai nhạt. Ý kinh tuyệt mù. Còn lại, chỉ là một mớ ngôn ngữ tạm gọi là kinh và kệ giữa kinh đô, với ngày và tháng qua đi, một vài tảng đá xếp đống tạm gọi là Phân kinh thạch đài. Miệng Phật nín thinh. Đêm mạt pháp bắt đầu.
*
Bất giác mấy câu Duy Ma trở lại trong tôi. "Có cõi lấy mộng lấy huyễn"... Tôi mở cuốn kinh đọc tiếp, vừa đủ cho một mình nghe rõ. Từng chữ, từng câu. "Có cõi lấy mộng, lấy huyễn, lấy vang, lấy bóng, lấy ảnh trong gương, lấy trăng dưới nước, lấy ánh nắng dợn ngoài trời" để mà nói pháp. Tôi nhắc lại, như điệp khúc một bản tình ca, tôi nhắc lại "ánh nắng dợn ngoài trời". Như một lời niệm Phật. Tôi tưởng đến nắng một chiều thuở đó, nắng dợn trên đá Phân kinh và nắng và đá -tại sao không- bỗng nhiên nói pháp. Với một người. Nguyễn Du.
*
Khoảng đầu thế kỷ 19, nhân một chuyến đi sứ sang Trung Quốc, Nguyễn Du có dịp đến thăm Phân kinh thạch đài. Bấy giờ - trên 1.000 năm đã qua- đá đài Phân kinh đã mòn. Rêu leo xanh mái, mưa cũ đọng chân tường, cỏ dại lấp lối đi, hoang vu hun hút hành lang vắng lặng. Trời ngả vào chiều. Nắng quái lung linh vách đá. Đâu rồi những vết kinh xưa. Lăng Già, Viên Giác, Bát Nhã, Kim Cương, Kim Cương… "Ngã độc Kim Cương thiên biến linh".
"Tôi nghe như vầy : một hôm tại nước Xá Vệ, Phật và 1.250 vị Đại tỳ kheo đều ở tịnh xá Kỳ Hoàn, trong vườn của thái tử Kỳ Đà và ông trưởng giả Cấp Cô Độc. Sắp đến giờ ngọ trai, Phật và chúng Tăng đều đắp y, mang bình bát vào thành Xá Vệ, theo thứ lớp khất thực. Khất thực xong, Phật và chúng tăng đồng về tịnh xá để thọ trai. Sau khi thọ trai xong, Phật xếp y, cất bình bát và rửa chân, rồi trải tọa cụ, ngồi yên tịnh. Khi đó, ở trong đại chúng, ông trưởng lão Tu Bồ Đề đứng dậy, vén tay áo bên hữu, gối bên hữu quỳ xuống, chắp tay cung kính và bạch Phật rằng: - Hy hữu thay, đức Thế Tôn! Ngài thường nhớ nghĩ và bảo hộ các vị Bồ Tát. Ngài rất hay khéo dạy bảo các vị Bồ Tát. Bạch Thế Tôn, nếu có người phát tâm Bồ Đề muốn cầu quả Phật, thì:
"Làm sao hàng phục vọng tâm?
"Làm sao an trụ chân tâm?"
Hàng phục vọng tâm, an trụ chân tâm, hai niềm thắc mắc không riêng của ông Tu Bồ Đề, mà của toàn thể đại chúng thuở đó, cuả chúng ta hôm nay, của Nguyễn Du, riêng Nguyễn Du một mình.
"Ngã độc Kim Cương thiên biến linh"
1.000 lần, hai niềm thắc mắc đó đặt ra. Và biết bao nhiêu lần nữa khi cuốn kinh gấp lại? Đôi khi, từ những ngôn từ tường-đồng-vách- sắt dựng lên trong kinh nghe cũng có vọng ra bên ngoài, lọt vào tâm thức Nguyễn Du một chút gì -như vậy, như vậy- tạm gọi là nghĩa của kinh. Nhưng nghĩa đó chắc đâu đã là ý của người nói kinh? Ý của đức Thế Tôn năm xưa đâu phải chỉ là như vậy, như vậy?
"Ngã độc Kim Cương thiên biến linh"
Lần thứ 1.000 lẻ một, không có kinh. Chỉ có nắng chiều và đá tảng. Nắng dợn lên đá phân kinh. Và đá và nắng bỗng nhiên hội duyên nói pháp.
*
Thuở đó nơi đây sầm uất lạ thường. Mái lầu cong cánh hoa sen, tiền đình hậu tạ, muôn hồng ngàn tía cỏ lạ hoa thơm, hồ nhân tạo đặt tên là biển Nam Hải, hòn dã sơn mệnh danh là núi Tu Di. Bên trong, phòng ốc nguy nga lộng lẫy ngăn nắp từng khu, mỗi khu một tên, khu Lăng Già, khu Viên Giác, khu Pháp Hoa, khu Bát Nhã, kinh sách không thiếu một bộ, sử liệu ghi từng chi tiết từ đản sinh đức Thế Tôn đến ngày Người nhập Niết Bàn, từ ngày Người truyền y bát cho ông Ma Ha Ca Diếp, từng hành vi, từng lời kệ của từng vị tổ, hành trạng kéo dài tới ngày Bồ Đề Đạt Ma cập bến Quảng Châu.
Thuở đó, xa rồi. Chấm dứt. Giờ đây nắng tắt, đá mòn. Giờ đây chỉ còn một chút chập chờn.
Trong đêm nghe như đã bắt đầu, lời kinh âm u như vọng như chân, nghĩa kinh ẩn ẩn hiện hiện, ánh lửa chài le lói bên sông lạ, ý kinh tuyệt mù trong mộng và huyễn, là bọt nước mặt hồ trong cơn mưa ngâu, sương chiều đọng lại, giọt sương mai tan đi. Vừa kịp thấy đó, chớp mắt không còn, mới nghe vang lên đã chìm vào sâu lặng, hay rồi lại lãng đãng, nhạt nhòe, biết mà nói lên thì bất… khả thuyết. Thấy-nghe-hay-biết chỉ là chập chờn cánh con bướm trắng trên luống cải xanh. Hay chỉ là một niệm khởi lên chập chờn sương khói, Nguyễn Du đã lọt vào một khoảng mù khơi tịch tịnh?
"Kỳ trung áo chỉ đa bất minh"
Bài Phân kinh thạch đài giữa lòng đá vắng lặng không là một thú nhận nỗi bất lực của riêng Nguyễn Du trước những trang Kim Cương.
Bài ký Phân kinh là một thú nhận nỗi bất lực của ngôn từ và văn tự con người khi muốn nắm bắt cái chập chờn “áo chỉ” của cõi vô ngôn đó, bất khả tư nghì.
*
Tôi gắng nhớ lại bài thơ, lõm bõm. Dừng lại ở hai câu:
"Ngã độc Kim Cương thiên biến linh
"Kỳ trung áo chỉ đa bất minh
Khá lâu. Buâng khuâng nghĩ đến niềm khắc khoải của người xưa tầm đạo. Làm sao hàng phục vọng tâm? Làm sao an trụ chân tâm?
"Kim Cương đọc đến ngàn lần
"Mà trong mờ ảo như gần như xa
Như gần như xa nhưng vẫn ở đó, câu trả lời vẫn ở đó, tự thuở đó, nơi vườn Kỳ Thọ. Và bây giờ, vượt khỏi ngôn từ và văn tự, giữa Kim Lăng, vọng ra từ kẽ đá phân kinh, mờ mờ ảo ảo, như gần như xa, có mà không, không nhưng có, như mộng như ảo, như bọt nổi trên mặt nước, như chớp biển ngoài khơi, như bóng hình lãng đãng trong gương, như giọt sương đêm đọng lại, như giọt sương mai tan đi trên đầu ngọn cỏ, câu trả lời vẫn ở đó, câu trả lời đến thẳng với Nguyễn Du, trong hoang vu Phân kinh thạch đài.
Này Tu Bồ Đề. Hãy nghe lời đá, lời đá nói rằng:
"Nhứt thiết hữu vi pháp
"Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
"Như lộ, diệc, như điển
"Ưng tác như thị quán
Tất cả, cái gì gọi lên cũng chỉ là tạm gọi. Ngay cả hai chữ Kim Cương. Như Lai nói Kim Cương tức không phải Kim Cương, thế mới gọi là Kim Cương.
*
Phật nói Kinh Kim Cương tại 4 nơi, 16 hội, trong khoảng 22 năm ròng. Lời Phật ghi lại dài tới 600 cuốn, chính danh là "Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Kinh". Tóm tắt thành một cuốn gọi tắt là kinh Kim Cương. Cuốn này cô đọng lại còn 260 chữ mệnh danh là "Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh" thường gọi là Tâm Kinh. 260 chữ Tâm Kinh dẫn đến câu thần chú - Yết đế yết đế Ba la yết đế Ba la tăng yết đế Bồ Đề tát bà ha - Và câu thần chú dẫn thẳng vào cõi vô ngôn. Cửa kinh Kim Cương khép kín. Không ai nói pháp Kim Cương. Không ai nghe pháp Kim Cương. Vọng tâm? Chân tâm? Đừng đặt vấn đề. Không có vọng, không có chân. Trong suốt ba đời, không có cả Tâm. Đã tới cõi đó, Ba La Mật Đa. Cõi đó, chân kinh. Cõi đó, im sựng. Như đá, tạm gọi là đá. Phật đâu có thuyết lời nào?
II
Tịnh Liên lão ông với Khoan tôi vốn là chỗ thâm giao, lại là móng vuốt trong chốn thiền môn, mê đọc kinh như lứa tuổi hai mươi mê đọc thư tình, gần đây vì thương cho sự hoang rậm của lòng người xa nước, nên đã dốc lòng đem tất cả cái sở đắc của mình mà viết lời sơ giải mấy bộ Đại Thừa. Viết đến đâu hoằng bá đến đó và đều đều gởi đến Khoan tôi, với lời răn nhủ rằng: Này ông Vũ Khắc Khoan ơi, ông phải bớt đàn đúm với bọn lãng tử để dành thì giờ mà tu tỉnh đọc kinh. Rằng :
- Này Vũ Khắc Khoan, ý ông thế nào ? Giả sử có người đem 7 món báu chứa đầy cả đại thiên thế giới mà bố thí thì người đó có nhiều công đức hay không ?
Tôi rằng:
- Thì nhiều.
Ông chỉ đợi có thế, tiếp ngay :
- Ấy thế mà còn thua một người chỉ thọ trì 4 câu kệ hay nhẩm thầm một đoạn kinh. Biết không ?
Biết rồi… nhưng khốn một nỗi, Khoan tôi căn cơ thô lậu, tâm thức lại hay lưu luyến tiếng tơ tiếng trúc, cho nên chân tuy đĩnh đạc bước thẳng mà vẫn thấy tạt ngang vào nơi ca lâu tửu quán, giọng cất lên muốn bàn câu đạo lý vô tình vẫn họa cùng một điệu với tiếng cười hô hố của đám lãng tử sông hồ. Cũng do vậy mà bao nhiêu kinh sách bạn vàng gởi đến, thảy đều được trịnh trọng xếp lên giá sách, giữ gìn cẩn thận. Thế thôi. Nhưng ngại đọc. Thảng hoặc có miễn cưỡng mở ra thì cũng loáng thoáng mấy trang, cho đến khi khựng lại trước những danh từ dựng lên chất ngất.
Trước mặt, sau lưng, bên tả bên hữu, trên đầu. Như một hàng rào nhọn hoắt. Như một tấm lưới trùng trùng. Tôi choáng váng tìm định nghĩa. Tôi đặt vấn đề. Rút cuộc, cuốn kinh từ giá sách được mở ra trên bàn đọc, lại trở về nguyên vị chỗ cũ, trên giá sách. Miệng Phật lại nín thinh. Khoan tôi lại lầm lũi trở về cái thế giới chữ nghĩa cũ kỹ ngày xưa.
*
Bỗng một hôm tôi bắt gặp chính tôi ngẩn ngơ trước giá sách, đang lần dở mấy trang Lăng Nghiêm. Những trang đầu, những trang kể chuyện ông A Nan ngộ nạn. Chuyện như vầy:
Cách đây khoảng 2.500 năm, có người em họ đức Thế Tôn là ông A Nan, một sáng trước giờ thuyết pháp của đức Thế Tôn, mang bình bát và tâm bình đẳng đi vào từng thôn từng xóm, đến từng nhà để khất thực. Ông gặp một nữ tín đồ ngoại đạo tên là Ma Đăng Già. Người nữ này thấy ông bèn dùng huyễn thuật là thần chú của Ta Tỳ Ca La Tiên Phạm Thiên, hãm ông trong phòng rồi lấy lời dịu ngọt để dụ dỗ ông. A Nan ngộ nạn chấp tay niệm Phật, hướng về đức Thế Tôn cầu cứu. Lúc bấy giờ, Phật động tâm, không kịp thuyết pháp, lập tức trở về Tịnh xá, ngồi vào thế kiết già. Từ nơi đảnh của Phật vụt phóng ra hào quang trăm báu. Trong hào quang xuất hiện sen báu ngàn cánh. Trên hoa sen có đức Hoá Phật ngồi. Trên đảnh đức Hoá Phật lại phóng ra 10 đạo hào quang trăm báu.
Trong mỗi đạo hào quang đều có thị hiện vô số thần Kim Cương đứng khắp hư không. Lời thần chú Lăng Nghiêm lập tức vang lên. Đức Thế Tôn phái ông Văn Thù đem thần chú đó đi cứu nạn A Nan.
A Nan thoát nạn về đến chỗ Phật, cúi đầu kính lạy.
*
Tôi dở tiếp. Lời ông A Nan buồn tủi, ăn năn:
- Bạch đức Thế Tôn, con từ hồi nào đến giờ có lòng ỷ lại. Con thường tự nhủ rằng con là em Phật, được Phật thương yêu, chắc chắn Phật sẽ ban cho thần thông trí huệ đạo quả Bồ Đề nên chỉ lo học rộng nghe nhiều chẳng cần tu niệm. Không ngờ ai tu nấy chứng, mặc dầu con là em Phật, nếu không tu thì cũng bị đọa như ai, chẳng hàng phục được ngoại đạo mà còn bị cái nạn Ma Đăng Già…Cúi xin đức Thế Tôn mở cho con đường phương tiện.
Lời Phật ân cần giảng giải, trong khi quở trách vẫn thương hại vỗ về. Rằng hỡi A Nan, ông tuy là người được tiếng học rộng nghe nhiều nhưng thật tình ông không hiểu chi cả. Và rằng người đời khen ông là bậc đa văn nhưng nếu ông chỉ chứa chất cái học suông và nghe suông đó mà không tu thì dầu ông có nhớ hết nghĩa lý nhiệm màu của 12 bộ kinh, 10 phương chư Phật, nhiều như số cát sông Hằng, cái nhớ đó cũng chẳng lợi chi cho ông cả. Và rồi ra, ông lại sẽ lâm vào những tai nạn khác, tương tự như cái nạn Ma Đăng Già mà thôi.
Lời ông Văn Thù là lời một vị trưởng tràng. Chính ông đã được đức Thế Tôn giao cho phép màu thần chú đi cứu A Nan, lời ông răn dạy nghe có nghiêm nghị, hơn cả lời Phật. Ông rằng: A Nan, tôi đã vâng oai thần của Phật đem thần chú Lăng Nghiêm đến cứu nạn cho ông. Ông vẫn là người được tiếng thấy xa, nghe rộng, hay nhiều, biết lắm. Nhưng ông lười nhác. Ông không có tu. Ông chạy theo cái vọng phân biệt, nên ông dễ bị đọa lạc theo tà. Này ông A Nan, toàn thể cái thấy-nghe-hay-biết của ông đều là hư huyễn. Nếu ông biết đem cái thấy-nghe-hay-biết đó xoay trở lại chính cái chân tánh của mình thì cái trí quang của ông lại hiện ra sáng láng, chân tâm của ông trở lại tịch tịnh, ông sẽ thấy ba cõi sum-la vạn-tượng đều như hoa đốm giữa hư không, tất cả các pháp hiện tiền như việc chiêm bao. Nàng Ma Đăng Già sẽ cũng chỉ là một chúng sinh trong cõi mộng, nàng làm gì nổi ông?
Cuốn Lăng Nghiêm gấp lại, hình ảnh A Nan dấy lên từ lời kinh vẫn còn thấp thoáng trong tôi. Tôi nghĩ đến câu chuyện Ma Đăng Già. Tôi thương ông A Nan bị quở. Tôi không nghĩ sâu vào căn cơ nghiệp dĩ A Nan, tôi chỉ buâng khuâng quanh tâm trạng người em con chú con bác đó của đức Thế Tôn phát tâm xuất gia chỉ vì một nguyên nhân rất giản dị, rất “người”. Đức Thế Tôn rằng :
- Trong giáo pháp của ta, ông ngưỡng mộ cái gì mà phát tâm xuất gia?
Ông A Nan rất hồn nhiên:
- Vì thấy Phật có 32 tướng tốt đẹp lạ thường nên con sinh lòng hâm mộ mà phát tâm xuất gia.
Đêm hôm đó, quá nửa khuya tôi vẫn còn thức. Tôi nghe từng đợt gió ngoài trời vật cành du xuống mái hiên, cuốn Lăng Nghiêm tuy gấp kín nhưng đã từ giá sách tôi vào phòng ngủ, đặt cạnh đầu giường.
Vài ngày sau, tôi gặp lại ông A Nan cầm bát đi xin sữa cho đức Thế Tôn đang mắc bệnh. Tôi dõi theo mấy lời đối thoại giữa ông A Nan và ông Duy Ma Cật.
- Ê A Nan ! Làm gì mà mang bát đứng đây sớm thế?
- Đức Thế Tôn hơi có bệnh phải dùng sữa bò, nên tôi đến đây xin sữa.
-Thôi, thôi A Nan. Đừng để cho hàng ngoại đạo nghe thấy những lời phỉ báng đó. Họ sẽ cười vào mặt chúng ta. Họ sẽ rêu rao khắp nơi chốn rằng thế mà cũng đòi làm thầy, bệnh của mình không cứu nổi, lại còn chữa bệnh cho thiên hạ ! Ông A Nan ơi, ông nên biết rằng thân Như Lai là thân kim cương, mọi ác đã dứt, toàn thể là lành, còn có bệnh gì, còn phiền não gì ? Hãy im lặng mà đi khỏi nơi đây, A Nan !
Ông Duy Ma Cật nói như vậy, ông A Nan còn biết trả lời làm sao? Ông vừa thẹn vừa tủi nhưng vẫn đứng chờ xin sữa. Tất nhiên ông thừa hiểu rằng thị hiện ở cõi Ta Bà đủ 5 món trược đức Thế Tôn phải ứng ra việc bệnh để độ thoát chúng sinh. Nhưng…nói… để làm gì ?
Tôi dõi theo hút A Nan. Tôi thấy ông sững sờ giữa pháp hội Am La.
- Bạch đức Thế Tôn, sao nơi đây bỗng nhiên rộng rãi trang nghiêm, bỗng nhiên rực ánh vàng ròng, bỗng nhiên thơm ngát, con chưa từng thấy?
- Bạch đức Thế Tôn, thế ra có thể lấy mùi hương để nói pháp sao?
Pháp hội Am La chấm dứt, tôi vẫn nhìn theo vết chân A Nan đi vào vô lượng ảo hóa của vô lượng cõi pháp, từ pháp hội A Di Đà đến pháp hội Vô Lượng Nghĩa, pháp hội Dược Sư, pháp hội Pháp Hoa…Tôi biết ông đã có mặt giữa phút lâm chung của ông trưởng giả Cấp Cô Độc để nói pháp. Ông trưởng giả này nghe pháp và đã an nhiên nhắm mắt đi vào cõi trời Đâu xuất. Dấu tích cuối cùng A Nan để lại là cuộc đối thoại ngắn ngủi giữa ông và ông Ma Ha Ca Diếp, vị tổ thứ nhất dòng Thiền Thiên Trúc. Ông rằng :
- Ngoài việc truyền y bát, đức Thế Tôn có truyền riêng cho ông pháp gì nữa không?
Tổ Ca Diếp nhìn A Nan trong giây lát, bỗng quát lên :
- A Nan!
- Dạ.
- Cây phướn trước cổng chùa đổ kìa!
A Nan giật mình, tỏ ngộ thiên cơ, được tổ Ca Diếp truyền y bát và ấn chứng cho vào vị tổ thứ nhì. Hành trạng A Nan, với tôi, thế là chấm dứt. Nhưng tôi vẫn ngẩn ngơ. Cuốn Duy Ma Cật, Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa, Pháp Hoa, Dược Sư... lần lượt rời giá sách đi vào đời sống giữa khuya của tôi. Và một đêm, gió tắt, tôi quyết định đi vào pháp hội Lăng Nghiêm một mình.
*
Phật dạy tánh của nguyên sơ vốn tịch tịnh, như một niệm khởi lên, lời kinh đan kết như nhện giăng tơ, biển tâm dạt dào nổi gió, mây thức ùn ùn kéo đến như khói sóng cửa thần phù, nghĩa kinh lập tức bày ra chân vọng. Đi vào pháp hội Lăng Nghiêm, tôi nghe choáng váng như bất thần bị vây trong một thế trận mê hồn 10 phương lạ hoắc, 2 cửa tử sinh lạc hướng, lạc hướng cả 7 nẻo đuổi bắt cái Tâm. Trong thân, ngoài thân, ngay trong con mắt, hay ngay chính giữa ? Tâm do chỗ hòa hiệp mà thành, do suy nghĩ phân biệt mà ra, do tự nhiên mà có, do nhân duyên mà sinh?
Tâm là gì ? Tâm do đâu mà hiện hữu ? Tâm ở đâu ? Nhạn đã bay qua. Tả, hữu, ngược, xuôi: vắng lặng. Một ánh trăng suông, và bát ngát, một niềm mang mang tịch tịnh.
- Lạy Tổ, con không tìm thấy Tâm.
Tôi gấp lại cuốn Lăng Nghiêm. Nghĩ rằng vậy thì không có gì cả và nhớ đến một lời của lão ông Tịnh Liên :
"Tôi tự biết mình phiền não chất ngất, vô minh dày đặc và đối với ngưỡng cửa những cơn tam muội nhỏ nhoi vẫn lảng vảng đứng xa hàng ngàn dặm. Chỉ được cái hạnh ngộ không biết do một chút căn lành nào lay lắt rớt lại từ kiếp nào, nên thích đọc kinh, đôi khi say mê đọc kinh, và thường hay mơ màng hàng giờ trên những trang kinh xưa…"
Bất giác thấy mình cũng buâng khuâng mơ màng, như lão ông Tịnh Liên.
III
Cuối thu 1985.
Nhìn ra đầu ngõ bắt gặp ánh nắng vàng rực lá cây phong, giật mình nghĩ rằng thế là mùa thu đã qua, đang tàn, rằng tuyết lại sắp tới. Mấy trang viết bỏ dở từ cuối mùa tuyết năm ngoái, bút khởi đi từ "mây mùa thu" và "khói trong lò" ngưng lại nửa vời nơi pháp hội Lăng Nghiêm. Từ đó nhẫn nay, trong tôi dấy lên nhiều vọng tưởng và cũng đã nhiều vọng tưởng bay đi, đã tuyệt mù. Đã tuyệt mù những cõi pháp năm xưa, nghi nghi hoặc hoặc. Nietzsche, Dostoievski, Sartre, Singer lần lượt rút về giá sách. Đầu giường chỉ còn lại kinh và kệ. Nhưng đêm đêm trước những pháp hội mở ra, Khoan tôi vẫn mang tâm trạng một người ngoại cuộc. Thường vẫn lặng thinh, để mặc cho dòng vọng tưởng theo lời kinh dấy lên lôi cuốn, ngây ngây dại dại rõi theo cái trùng trùng đan kết những hình tướng dâng lên muôn hình vạn dạng biến hóa. Đôi khi lời kinh dẫn tôi trở về ngày cũ. Bất giác tôi gặp lại…cái tâm hồn ấu thơ thuở nhỏ, trốn học, “phiêu lưu” dọc 36 phố phường Hà Nội, mỗi hẻm nhỏ là một thế giới riêng tư, mỗi lùm cây là một cõi trời đặc biệt. Những giây phút đó, lâng lâng lời kinh dời hẳn nghĩa kinh, lời kinh kể chuyện cổ tích, rủ tôi đi vào một cơn mộng du hoang vu thăm thẳm, tròng mắt ruổi bắt bạt ngàn thấp thoáng muôn hồng ngàn tía màu sắc cầu vồng loang loáng bong bóng giọt mưa Ngâu, từ những đám mây trời Bắc Việt rơi xuống, từ một nền gạch Bát Tràng dấy lên - ôi, cái ướt át lành lạnh gấu quần thấm nước và chiếc lá bàng đỏ kệch lắt lay đầu ngõ heo hút gió tây - "màu sắc chân-kim mây trời Tha-Hoá-Tự-Tại, màu sắc xích-châu mây trời Hoa-Lạc, mây trời Đâu-Xuất màu sương tuyết, mây trời Da-Ma màu lưu ly, mây trời Đao-Lợi màu mã não, mây trời Tứ- Chiều-Vương trong suốt pha lê".
Và tự đó, từ những hình và sắc mây trời vần vụ, bay lên, những mùi hương lạ, những mùi hương đi không chỗ tới, đến không chỗ bắt đầu. Và một mùi hương đặc biệt, mùi hương như một phương tiện nói pháp, mùi hương cõi đó, nước Chúng Hương. Và bất giác tôi như bị hút vào một khoảng không bát ngát 42 số cát sông Hằng cõi Phật. Và những con đường, những dòng sông, những cánh buồm, những cánh chim bay, vô lượng cõi pháp nơi thị hiện vi trần số chư Phật. Từ mênh mông cực đại đến thăm thẳm cực vi, cực đại tùy niệm biến thành cực vi, cực vi biến thành cực đại, a tăng kỳ kiếp tùy niệm thu lại thành một sát na, một sát na tùy niệm trở thành a tăng kỳ kiếp, lời kinh loang ra như một chất men, tôi choáng váng giữa một mê cung dạt dào vọng tưởng, lẫn lộn cả cực đại, cực vi, hiện tại, tương lai và quá khứ.
Đâu là mê, nẻo nào là ngộ ?
*
Cứ như vậy, đêm đêm, Pháp hội mở ra - Lăng Nghiêm hay Pháp Hoa, Hoa Nghiêm hoặc Viên Giác, Lăng Già - lời pháp với tôi không nói vọng nói chân, không bàn mê hay ngộ, không nói Thiên đường và Địa ngục, không nói cả Niết bàn. Lời pháp chỉ rủ rỉ kể chuyện ngày xưa, hát nhỏ ca dao, lời pháp ấm như lời bà ngoại ru cháu nhỏ. Tôi thấy cuốn Lăng Già nặng trĩu trên tay, 108 thắc mắc Đại Huệ quay cuồng trong tôi, để trở thành 18 vị La Hán Thiếu Lâm Tự và cho đến khi 18 vị La Hán biến dạng, phương trượng chùa Thiếu Thất bước ra, nội lực phồng tay áo cà sa, vết chân in hằn trên thềm đá tảng, cho đến khi 18 vị La Hán lùi bước trước 108 tên lãng tử sông hồ Lương Sơn Bạc, thì lời pháp mờ dần, lời pháp mất hút, tuyệt mù.
*
Lời ru cháu lẫn vào tiếng gà gáy lẻ ngoài vườn. Bà lim dim cặp mắt, cháu ngủ đã từ lâu. Cả bà lẫn cháu và lời ru, cả 3 nhập một. Tôi lặng lẽ dìu tôi đi vào một cõi, mới dấy lên. Cõi đó, lạ lạ, quen quen. Cõi đó hằng đêm. Cõi đó, riêng tôi. Một mình.
IV
1986.
Lâng lâng trong mù sương nơi ngưỡng cửa pháp hội. Một mình.