khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2018

Vấn Đề Truy Dụng Tài Liệu Đã Giải Mật Của Chính Phủ Hoa Kỳ - Tác giả Lâm Vĩnh Thế







Tháng tám, mùa thu - Tác giả Bs Trần Xuân Ninh







                                                             


Ý nghĩa vụ đột ngột hủy bỏ chuyến đi Bắc Hàn của ngoại trưởng Pompeo- Tác giả Bs Trần Xuân Ninh







Với John McCain, có phải “chết là hết”?- Tác giả Bs Trần Xuân Ninh







MẤY Ý KIẾN VỀ CẢI CÁCH CHỮ VIẾT - Tác giả Ts. Lê Thanh Dũng




Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, giao tiếp trong cộng đồng, giao tiếp với nước ngoài (người ta có thể học để giao lưu với người bản xứ), giao tiếp giữa các thế hệ (các tác phẩm văn hoá, các tư liệu lịch sử truyền cho đời sau...)

Đã là công cụ thì phải sắc bén, tiện lợi, dễ học dễ sử dụng (có thể lạ lẫm lúc đầu nhưng phải hợp lý để quen nhanh)

Vì vậy tôi hoàn toàn tán thành việc cải tiến chữ viết, sao cho ngày một hoàn thiện hơn, hợp lí hơn. Điều này các nước đã làm. Kết quả và hiệu quả là quan trọng, cho nên không nhất thiết phải có một hội đồng, một tổ chức nào đấy soạn thảo ra mà hoàn toàn có thể một hay vài người đề xuất. Tiếng Trung quốc hiện nay song song với chữ tượng hình truyền thống đã có chữ phiên âm kiểu chữ cái Latinh, rất dễ sử dụng, đặc biệt cho người nước ngoài, có thể học nói tiếng Trung mà không cần học chữ Hán. Người Trung quốc có thể nhắn tin hoặc gửi Mail cho nhau chỉ bằng chữ phiên âm Latinh mà không cần dùng chữ tượng hình truyền thống. Và tác giả của hệ thống phiên âm này là một người cụ thể. Đề xuất của ông đã được quốc gia hàng tỷ người chấp nhận.

Vì vậy phương án cải tiến chữ viết của ông Bùi Hiền đưa ra rất đáng để xem xét một cách nghiêm túc.


Nhưng rất tiếc phải nói rằng, tôi thấy thất vọng hoàn toàn về phương án cải tiến này. Tôi ngạc nhiên nếu đó là kết quả của sự nghiên cứu 40 năm của một học giả vốn nhiều kinh nghiệm và có tác phong làm việc nghiêm túc!

Tôi xin thẳng thắn nêu lên mấy điều tôi cho là không thể chấp nhận được.

Tiếng Việt cũng như nhiều thứ tiếng khác là loại tiếng mà chữ và âm thanh phát ra phụ họa cho nhau. ăn ý với nhau. Nó không chỉ ghép chữ với chữ thành chữ mới mà còn ghép âm thanh với âm thanh thành âm thanh mới. Thí dụ: ghép chữ t với h thành th. Ta hãy thử đọc nhanh chữ “tờ” và “hờ” xem, “quả nhiên” một âm mới, âm “thờ” bật ra. Từ đó ta có vô khối chữ mới nữa. Đọc nhanh thờ - a ta có “tha”; thờ - u ta có “thu”. Tiếp theo, đọc nhanh ư và ơng ta có “ương”; ghép tiếp với th ta có “thương”.

Vậy mà bây giờ tác giả đề xuất thay chữ th bằng chữ w ( !) Là cái gì vậy? Ta không có chữ w, mượn của nước ngoài. Không sao. Nhưng ai cũng biết chữ ấy người ta phát âm thế nào. Chữ w trong we, why, wagon...chẳng có bóng dáng gì chữ và âm của th mà lại lấy nó thay cho th? Điều này là ngớ ngẩn, là đánh đố người Việt và cả người nước ngoài muốn học tiếng Việt.


Ta có thể vẽ một hình tam giác và đặt tên 3 đỉnh là ABC hay DEF tuỳ ý. Nhưng đặt chữ cho âm xin đừng tuỳ tiện như vậy. Lại nữa, chữ q trong tiếng ta và tiếng nước ngoài đều mang sắc thái của âm “cờ” như quạnh quẽ, quanh quẩn, quantum, pourquoi, Iraq, quiet, question...Tác giả lại lấy chữ q thay cho ng. (!) từ đó ra chữ qa, qaq. Trông mặt chữ như thế mà bắt người Tây và cả người ta phải đọc là Nga, là Ngang ư? Chữ x chính tác giả cho nó cái âm xờ, vậy mà lại không ngần ngại cho nó thay chữ kh. Riêng chỗ này ông lại mượn tạm tiếng Nga (!) Lung tung quá.
Tôi ngờ tư duy của ông (chỉ xin nói riêng về cải tiến chữ viết) cũng chỉ như đặt tên 3 đỉnh tam giác là ABC hay DEF vậy thôi, muốn gán thế nào thì nên thế.

Còn một số điều đáng bàn nữa như đồng nhất tr và ch, s và x . Phải nói là kinh khủng. Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Việt, cả tiếng Trung quốc đều có phân biệt hai cặp âm này, vậy mà tự nhiên tác giả định đánh đồng làm một. Có liều lĩnh, võ đoán, tuỳ tiện không? Nếu thế hệ sau cứ viết và nói những tên riêng một cách đại khái nhưng “đúng chính tả” là Hồ Trí Minh, Chường Trinh, Phan Bội Trâu và chữ nước ngoài, nhất là chữ Hán sẽ viết tên các vị ấy cùng hàng triệu tên người Việt ra sao, tác giả có nghĩ đến không. Tôi vất vả để viết cho đúng chữ cưq căk, cha mẹ ơi đó là tên vị anh hùng lừng lẫy trong lịch sử nước nhà (!) Dễ mấy ai nhận ra đó là cái tên rất đẹp trong tâm hồn người Việt: Trưng Trắc! Và Hà Nội có quận tên là quận Hai Ba Cưq (!)

Người Hà nội và người Bắc nói chung phát âm lẫn lộn mấy âm ch, tr và s, x cũng không thể chấp nhận viết lẫn lộn được thì người miền Trung miền Nam càng không thể đồng tình.



 

Nhân một vấn-đề ngữ-âm và chính-tả: BỆNH TỪ-CHƯƠNG trong GIÁO-DỤC cuả VIỆT-NAM- Tác giả Gs Trần Ngọc Ninh







Cái nồi ngồi trên cái cốc - Tác giả Phí Ngọc Hùng







"Flexible Seating Policy" and "Freedom Understanding" - Tác giả Mạnh Kim





Đây là một trong những thông báo của một trường (ở California) gửi cho phụ huynh của học sinh lớp 6 mà người bạn gửi cho xem. Thông báo (ký tên cô giáo đứng lớp) nói về mô hình chỗ ngồi thoải mái, trong đó học sinh muốn ngồi đâu thì ngồi, thậm chí ngồi dưới sàn cũng chẳng sao mà còn có gối hoặc đệm lót; muốn ngồi ghế xoay cũng được mà muốn đứng viết cũng có sẵn bàn dành riêng. Học sinh cũng có quyền thay đổi chỗ ngồi bất cứ lúc nào. Ngồi như thế nào và ngồi ở đâu không quan trọng, miễn thấy thoải mái và miễn học tốt là được. “The choice and freedom of seating is theirs, as long as they are exercising a responsible choice that is allowing them to learn and grow academically”…

Chỉ với mô hình “flexible seating” thôi, học sinh tiểu học đã có thể tự hiểu và cảm nhận như thế nào là tự do mà chẳng cần được giảng giải “Tự do là gì?”. Tự do chẳng là gì cả nếu tự do không được thực hành và không được trải nghiệm. Tự do chẳng là gì nếu tự do chỉ được định nghĩa suông trong khi thực hành tự do bị cấm đoán. Giáo dục làm sao có thể khai trí nếu không có tự do và không được đặt trên những nền tảng triết lý căn bản về việc “học làm người”, chẳng hạn những hàng chữ sau in trên bìa quyển tập phát cho học sinh (toàn bộ tập viết, sách và bút được phát miễn phí): honesty, respect, responsibility, fairness, caring, citizenship (trung thực, tôn trọng, trách nhiệm, công chính, quan tâm và có trách nhiệm công dân).

Học sinh tiểu học như những con chim non. Chúng cần được chắp cánh để bay cao và nhìn ngắm thế giới để quan sát và học hỏi. Chúng cần được trải nghiệm bầu trời to rộng như thế nào chứ không phải được “giả định” “được tự do” và chỉ được bay trong khuôn khổ một cái lồng khổng lồ và nghĩ rằng chúng được tự do. Giáo dục Việt Nam không chỉ đang ngăn cản học sinh hít thở không khí tự do. Nó còn đang tước đoạt sự tự do tư duy để phát triển. Muốn cải cách giáo dục, trước hết phải nói đến nguyên nhân gốc dẫn đến sự thoái hóa giáo dục bởi một nền giáo dục bị chính trị hóa.



Malaysia, Charting Its Own Course in Southeast Asia - Source Geopolitical Futures







Cuộc Chiến Của TT Trump - Tác giả Vũ Linh







Hong Kong, nơi Đông - Tây hội ngộ




Một thời từng là làng chài và làng nông bé nhỏ, Hong Kong giờ đây nằm trong số những hải cảng tấp nập nhất và một trong những trung tâm thương mại quan trọng nhất trên thế giới.
Thành phố này, vùng lãnh thổ tự trị của Trung Quốc, vừa là một phần của Trung Hoa đế chế vừa là một phần của Đế quốc Anh - tạo ra một không khí Đông-Tây hội ngộ mà người dân ở đây rất ưa thích.

"Hong Kong là một đô thị sầm uất nhưng vẫn thấm đẫm truyền thống Trung Hoa," Ski Yeo, một cư dân đến từ Singapore và đã sống ở Hong Hong bảy năm, người sáng lập công ty lữ hành đi bộ Big Foot Tour, nói.

"Về kiến trúc chẳng hạn. Dẫu các tòa nhà có hiện đại và tân tiến đến mức nào - như tòa nhà HSBC do kiến trúc sư Norman Foster thiết kế hay tòa nhà Ngân hàng Trung Quốc vốn là tác phẩm của IM Pei - thì các công trình vẫn đều được xây dựng với quan niệm phải hợp phong thủy."

Chẳng hạn, tòa nhà HSBC có một tầng trệt có sân lộ thiên, được cho là để cho gió và khí (năng lượng) đi vào.

Chúng tôi đã nói chuyện với một vài người trong số hơn bảy triệu người dân Hong Kong để tìm hiểu chính xác về cách vận dụng năng lượng đặc biệt và lối sống này.

Tại sao mọi người lại thích thế?

 
Trong số tất cả các đô thị châu Á thì Hong Kong là nơi có bầu không khí rất riêng. Trong khi nền trời thành phố in đầy những dấu ấn cực kỳ hiện đại thì những truyền thống ngàn năm vẫn hiện diện.

Một trong những truyền thống nổi tiếng nhất là 'Đánh tiểu nhân', do một nhóm những phụ nữ được trả tiền thực hiện để đuổi vận xui cho khách hang.

"Anh có thể tìm thấy một nhóm những người hành nghề này dưới chân cầu vượt qua Đường Kênh đào (Canal Road Flyover) ở Đồng La Loan (Causeway Bay). Đó là một quang cảnh đáng để xem, nhất là vào buổi tối," Yeo nói và giải thích rằng ánh đèn cầy vào mùi nhang khói góp phần tạo nên một bầu không khí huyền bí.

Sự gắn kết mạnh mẽ với truyền thống này không làm cho Hong Kong trở nên lạnh nhạt với những nền văn hóa khác.

Vốn là nơi có nhiều người nước ngoài đến từ châu Âu và châu Á, thành phố này đem đến một cảm giác rất quốc tế vốn khiến cho người mới đến dễ dàng hòa nhập. Trên phân nửa người dân ở đây có thể nói tiếng Anh, giúp làm giảm rào cản giao tiếp và giúp cho nhiều người dễ dàng kết bạn mới.

"Tôi lớn lên ở New York nơi mà người dân không mở lòng ra với việc kết nối với người lạ như thế, nhưng ở đây rất nhiều người đề nghị gặp gỡ sau khi chỉ mới chạm mặt nhau qua loa," Audra Gordon, người sáng lập hãng thời trang Global Identity Partners vốn đã sống ở Hong Kong được bảy năm, nói. "Anh luôn luôn có được cơ hội mới bằng cách kiếm được một mối quan hệ."

Sống ở đó như thế nào?

 
Thành phố này có nhịp sống rất nhanh, do đó những người thành công nhất ở đây là những người thích những thành phố như New York, London và Tokyo, Alan Lau, CEO của Apollon Blockchain và là một cư dân lâu năm của Hong Kong, cho biết.

"Công việc được thực hiện một cách tốc độ. Nếu bạn đi ăn ở cha chaan teng (nhà hàng kiểu Hong Kong), nhiều khả năng là chưa đến năm phút sau khi bạn gọi món, đồ ăn sẽ được mang ra," Yeo nói.

Tương tự, mọi người ở đây nói chuyện thẳng thừng để không làm phí thời gian.

Họ cũng kiên trì đối mặt với những thách thức như giá nhà đất cao ngất ngưởng, và điều đó rất có thể sẽ đem đến một số bất ngờ.

"Bạn có thể thấy những nhà hàng tuyệt vời ở những nơi mà bạn không bao giờ tưởng tượng ra, chẳng hạn như trên tầng 13 của một tòa nhà cũ nát, các doanh nghiệp tận dụng những không gian nhỏ để mở cửa tiệm," Yeo nói. "Ở đâu, lúc nào cũng có cách làm sáng tạo, và người dân Hong Kong không bao giờ bỏ cuộc."

Mặc dù tiếng Anh được sử dụng rộng rãi nhưng đa số người Hong Kong nói tiếng mẹ đẻ là tiếng Quảng Đông. Tuy nhiên người dân luôn sáng tạo ra những tiếng lóng mới mà những người nói tiếng Quảng sống ở nơi khác sẽ không hiểu được.

"Chẳng hạn như 'ci-sin' (ly tuyến) có nghĩa đen là 'dây kẽm dán keo', nhưng trong tiếng lóng địa phương có nghĩa là 'điên' hay 'khùng'," Yeo giải thích. "Hay chúng tôi dùng cách nói 'bou-din-waa-zuk' (bao điện thoại chúc) có nghĩa là ai đó dành cả buổi nói chuyện điện thoại. Về nghĩa đen, câu này có nghĩa là 'nấu cháo điện thoại'.

Nhịp độ điên cuồng của thành phố này có thể khiến chúng ta kiệt sức, tuy nhiên các bãi biển và lối đi bộ lân cận là lựa chọn dễ dàng để nghỉ ngơi - tất cả đều có thể đến được bằng hệ thống giao thông công cộng tuyệt vời và được sử dụng rộng rãi.

"Tây Cống (Sai Kung) là một nơi tuyệt vời để chơi trò nhảy hồ từ vách đứng; Nam Nha Đảo (Lamma Island) là một nơi yên bình để đi bộ với rất nhiều bãi biển; bãi biển Thạch Áo (Shek O) là một nơi tuyệt vời để đi chơi," chuyên gia tiếp thị tăng trưởng Stacy Caprio đến từ Mỹ, nói.

Nên biết thêm gì nữa?

 
Nhà đất ở đây cực kỳ đắt đỏ. Theo trang web so sánh giá cả Expantistan.com, diện tích văn phòng 85 mét vuông sẽ có giá thuê đắt hơn 67% so với diện tích tương tự ở London và đắt hơn New York 34%. Người dân ở đây nói rằng thuế thấp và giao thông công cộng rẻ giúp làm đỡ bớt cho họ gánh nặng cơm áo gạo tiền.


Các phương cách giải bớt nhiệt khi thời tiết quá nóng




Những đợt nóng hoành hành khắp nơi từ Nhật cho đến Anh, từ Algeria cho đến California, mọi người đều có rất nhiều mẹo để giữ mát.
Nhưng mẹo nào và thông tin nào có thể đứng vững trước sự phán xét của khoa học? Chúng tôi đã xem xét các bằng chứng để xem liệu bạn có nên…


1) Uống đồ lạnh thay vì đồ nóng


Uống nhiều nước là điều đúng, nên làm khi xảy ra đợt nóng: giữ nước trong người để bảo vệ thận là cần thiết. Tuy nhiên nên uống nước lạnh như đá hay nước nóng lại là vấn đề gây tranh cãi.

Lập luận để chứng minh cho lợi ích của việc uống nước nóng là nó tạm thời sẽ làm nóng cơ thể bạn từ bên trong. Do đó bạn sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn và mồ hôi đó sẽ làm dịu cái nóng của bạn lại. Cơ thể con người có thể tiết ra đến hai lít mồ hôi mỗi giờ và đó là một phương cách hiệu quả để làm giảm thân nhiệt từ bên trong.

Nhưng nếu lượng nước mất đi đó không được bổ sung thì cơ thể bạn sẽ mau chóng bị mất nước - do đó một số người khuyên là không nên uống nước nóng.

Một số người còn lập luận rằng bạn không nên uống quá nhiều trà hay cà phê bởi vì những loại thức uống này có chứa chất caffein gây mất nước. Tuy nhiên, không có mấy bằng chứng cho thấy một lượng caffein vừa phải sẽ có tác dụng lợi tiểu.

Đúng là một số nghiên cứu đã chứng minh cho luận điểm uống nước lạnh tốt hơn. Đã có những nghiên cứu mà một số người có những bài luyện tập có cường độ mạnh rồi sau đó được đo thân nhiệt trong lúc uống nước nóng hay nước lạnh, và kết quả được đưa ra là nước lạnh công hiệu nhất trong việc giúp làm mát cơ thể.

Tuy nhiên, có thể có một vấn đề với những phát hiện này: đó là phương pháp được sử dụng để đo nhiệt độ. Các tình nguyện viên được đưa cho chiếc nhiệt kế đo nhiệt ở hậu môn. Như Ollie Jay, phó giáo sư về sinh lý điều chỉnh nhiệt tại Đại học Ottawa, đã chỉ ra, chất lỏng của nước lạnh sẽ đi thẳng vào bao tử vốn nằm không xa vị trí của chiếc nhiệt kế hậu môn là mấy. Do đó, không có gì ngạc nhiên là nhiệt độ đo được dường như sụt xuống.

Khi nhóm nghiên cứu của ông thử nghiệm bằng cách đo nhiệt độ với tám nhiệt kế ở các vị trí khác nhau trên cơ thể, họ nhận thấy rằng nước nóng giúp làm giảm nhiệt cơ thể nhiều hơn bởi vì nó làm tăng phản ứng đổ mồ hôi như dự đoán.

Vậy thì nước nóng giúp làm mát cơ thể nhiều hơn - bằng cách khiến bạn đổ mồ hôi.

Tuy nhiên, vẫn có một trường hợp mà nước nóng không thể làm mát được: nếu thời tiết ẩm khác thường hoặc nếu bạn đang mặc quá nhiều lớp quần áo khiến cho mồ hôi không có cơ hội bay hơi. Trong trường hợp đó, bạn nên dùng các loại thức uống lạnh.

Kết luận: Sai. Thức uống nóng giúp làm mát nhanh hơn - trừ phi thời tiết cực kỳ ẩm.

2) Dùng quạt


Làn gió từ quạt phả ra giúp bạn cảm thấy dễ chịu. Quạt không làm mát không khí. Nó chỉ dịch chuyển không khí vòng vòng với mục tiêu là tạo ra một làn gió mát để làm tăng tính hiệu quả của các chức năng giữ mát thông thường của cơ thể thông qua sự đối lưu của hơi nóng từ da và mồ hôi từ da bay hơi.

Quạt được sử dụng rất rộng rãi. Một báo cáo còn cho biết một trường hợp ba bệnh nhân bị trúng nắng được làm hạ nhiệt bằng cách sử dụng gió thổi từ cánh quạt máy bay trực thăng hạng nhẹ.

Nhưng bằng chứng cho thấy tác dụng của quạt là không rõ ràng.

Các tác giả của tạp chí nghiên cứu y khoa Cochrane Reviews đã đi khắp thế giới để thực hành những thí nghiệm chính xác nhất, đánh giá chúng và cố gắng đi đến kết luận về tính hiệu quả của những liệu pháp can thiệp hay chữa trị khác nhau.

Khi họ cố gắng làm việc này vào năm 2012 với bất kỳ loại quạt nào, nỗ lực của họ gặp trở ngại do không có đủ các thí nghiệm được kiểm soát trên những đối tượng được chọn ngẫu nhiên. Thay vào đó, phần lớn các nghiên cứu đều là mang tính quan sát. Một số thí nghiệm này nhận thấy rằng quạt có tác dụng trong khi những thí nghiệm khác cho kết quả là nếu nhiệt độ quá cao thì quạt lại là yếu tố gây cản trở.

Nhìn chung, mọi người cho rằng quạt sẽ có tác dụng nếu nhiệt độ tối đa là 35C. Nếu trên mức đó, (một số nghiên cứu cho là từ 37C trở lên), thổi luồng khí nóng vào cơ thể có thể làm gia tăng nhiệt đối lưu một lần nữa, khiến tình hình tồi tệ hơn và dẫn tới kiệt sức do nhiệt. Do đó, nếu thời tiết cực kỳ nóng thì quạt có thể làm gia tăng tình trạng mất nước.

Quạt ít có tác dụng khi không khí ẩm. Mặc dù luồng khí vẫn chuyển động nhưng trong đó có đầy hơi nước khiến cho mồ hôi khó mà bay hơi.

Tuy nhiên cho đến khi những thí nghiệm được kiểm soát trên đối tượng bất kỳ được thực hiện thì chúng ta không thể biết chắc liệu quạt có công dụng gì - và những thí nghiệm kiểu đó không dễ mà thực hiện. Các nhà nghiên cứu sẽ cần phải có mọi thứ sẵn sàng để tiến hành thí nghiệm ngay khi một đợt không khí nóng bắt đầu. Ngay cả vậy, họ có thể phải đợi vài năm cho đến khi nhiệt độ phù hợp.

Những gì mà chúng ta biết là quạt không phải lúc nào cũng là giải pháp toàn mỹ. Trong đợt nóng hồi năm 1999 ở Cincinnati, bang Ohio, 17 người đã thiệt mạng - và 10 người trong số này được tìm thấy đã chết bên cạnh chiếc quạt máy đang chạy. Đương nhiên, điều mà chúng ta không biết là liệu họ sẽ chết sớm hơn nếu không có quạt máy hay không hay có phải lý do mà những nạn nhân này sắm quạt là vì họ sống trong những tòa nhà nóng nhất.

Kết luận: Cần phải có thêm thông tin… nhưng nếu nhiệt độ lên đến 37C, có thể tốt nhất là nên tắt quạt.

3) Chỉ có người lớn tuổi mới cần lo về ảnh hưởng của nắng nóng


Đúng là con số bệnh nhân nhập viện trong các đợt nóng tăng và nhiều người trong số bệnh nhân này là những người lớn tuổi.

Ngưỡng nhiệt độ mà cơ thể con người hoạt động tốt nhất chỉ nằm trong một ngưỡng hẹp từ - 36 cho đến 37,5C.

Các cơ quan cảm ứng nhiệt độ ở khắp trên da, sâu dưới cơ và các cơ quan có thể ngay lập tức nhận thấy nếu nhiệt độ chỉ tăng có 1C. Nếu nhiệt độ môi trường xung quanh cao hơn thân nhiệt, chúng ta sẽ bắt đầu đổ mồ hôi để làm mát.

Khi máu được bơm nhiều hơn tới tay và chân thì cơ thể chúng ta cũng tỏa nhiệt - đó là lý do tại sao những bộ phận này có cảm giác rất nóng vào ban đêm. Cả hai cách điều chỉnh thân nhiệt này đều khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn, đó là lý do tại sao những người lớn tuổi đôi khi bị trụy tim hay suy tim.

Và không giống như tác động của không khí lạnh, trong điều kiện thời tiết nóng hiện tượng này xảy ra nhanh: phần lớn những người tử vong là xảy ra trong vòng 24 giờ đầu tiên của đợt nóng.

Một vấn đề nữa là người già thường khó duy trì thân nhiệt bên trong cơ thể và họ thậm chí còn không nhận thấy rằng cơ thể họ bị nóng quá mức - có nghĩa là họ có thể bị mất nước nhanh hơn những người trẻ.

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chỉ có người lớn tuổi mới gặp nguy cơ khi thời tiết nóng.

Các em bé sơ sinh và những người bị các chứng bệnh mãn tính cũng nhiều khả năng gặp những vấn đề sức khỏe.

Những người gặp vấn đề về di chuyển cũng vậy, đơn giản là vì họ sẽ khó mà bước tới cửa sổ để mở cửa hay đi lấy nước uống để bổ sung cho lượng nước mà cơ thể mất đi do đổ mồ hôi.

Nếu trời nóng cả ngày lẫn đêm, thì cơ thể khó mà hạ nhiệt lại được. Đợt nắng nóng ở châu u hồi năm 2003 được ước tính đã làm ít nhất 30.000 người tử vong, một số con số thống kê còn cho rằng con số tử vong lên đến 70.000 người. Trong số 15.000 người chết ở Pháp, 1.321 người là dưới 64 tuổi.

Kết luận: Sai. Người lớn tuổi cần đặc biệt cẩn trọng, nhưng những người ở các lứa tuổi khác cũng cần vậy.

4) Mở tất cả các cửa sổ


Mở cửa sổ là điều đầu tiên hầu hết chúng ta đều làm khi trời nóng. Nhưng vào ban ngày, điều này có thể gây tác dụng ngược.

Bạn chỉ nên mở cửa sổ nếu không khí bên ngoài mát hơn bên trong - điều này nhiều khả năng xảy ra vào ban đêm. Khi thời tiết thật sự nóng, bạn nên đóng cửa sổ vào ban ngày. Khi có nhiều bóng mát trong phòng thì không khí sẽ mát mẻ hơn. Ngay cả khi mở cửa sổ giúp cho gió thổi vào nhà hay văn phòng, nhưng nếu đó là gió mang theo hơi nóng thì bạn sẽ không cảm thấy mát hơn. Chưa kể nếu lượng phấn hoa trong không khí cao thì tình trạng sốt phấn hoa sẽ trở nên trầm trọng hơn.

Kết luận: Sai - nếu không khí bên ngoài nóng hơn là trong nhà. Tuy nhiên, vào ban đêm thì mở cửa sổ sẽ giúp bạn dễ chịu phần nào.


5) Uống bia


Trong phim 'Ice Cold in Alex' ra mắt vào năm 1958, nhân vật do Sir John Mills thủ vai mong đợi thoát ra khỏi sa mạc và uống một chai bia lạnh. Khi cuối cùng cũng làm được điều đó, ông ngồi tại quán rượu và được phục vụ một cốc bia nhẹ. Nốc cạn cốc bia, ông ấy đã nói một câu nổi tiếng: "Đáng để đợi."

Bạn không cần phải băng mình qua sa mạc Bắc Phi để có được một ly bia vào cuối một ngày nắng nóng. Nhưng nó có giúp làm mát cho bạn không? Không hẳn.

Nếu chỉ là một cốc bia thì cũng chẳng gây hại gì. Trong nhiều nghiên cứu, những người tham gia được yêu cầu tập thể dục cho đến khi cơ thể họ nóng lên và sau đó các nhà nghiên cứu so sánh sự phục hồi của họ khi uống bia, cả loại có cồn lẫn loại bia không cồn.

Trong một nghiên cứu hồi năm 1985, những người tham gia đã tập thể dục trong môi trường nóng ẩm và sau khi uống bia họ gặp phải tình trạng 'lượng nước tiểu đạt đỉnh' vốn không hề tốt. Nó cho thấy cơ thể đang mất chứ không phải giữ được nước. Tuy nhiên so với loại bia không có cồn hay có lượng cồn ít thì khác biệt chỉ ở mức nhỏ đáng kinh ngạc.

Một nghiên cứu mới đây cho kết quả tương tự. Tuy các thức uống thể thao và nước thường hiệu quả hơn trong việc chống mất nước, nhưng bia cũng có tác dụng cao hơn trông đợi. Một nghiên cứu được tiến hành tại Tây Ban Nha đối với các trường hợp chạy trên máy tập 40 phút cho thấy cả nước và bia đều có giúp chống mất nước như nhau. Không ai biết một cách chính xác là vì sao và từ khi nào mà chúng ta lại biết rằng uống bia khiến mọi người muốn đi vào nhà vệ sinh nhiều hơn. Có một giả thuyết được đưa ra, theo đó nói đó là bởi cơ thể ta muốn thải bớt các chất lỏng có trong người để giữ bia lại.

Tuy nhiên, đây chỉ là những nghiên cứu ở quy mô nhỏ và chúng không hề xem xét cụ thể về thân nhiệt, do đó chúng tôi không thể chứng minh là bia sẽ giúp làm mát cơ thể bạn. Tuy nhiên chúng thật sự cho thấy rằng một hay có lẽ hai cốc bia nhỏ có thể sẽ cấp nước chứ không phải làm bạn bị mất nước. Do đó có lẽ một cốc bia trong phim 'Ice Cold in Alex' cũng đáng để đợi.

Kết luận: Đúng - ít nhất nếu bạn chỉ uống một hay hai cốc bia.




Một người dân Hà Nội tâm sự tại sao không còn ăn thịt chó- Tác giả Phi Cảnh




Chỉ cách đây vài năm, tôi vẫn còn ăn thịt chó. Đó là món ăn ngon. Tất nhiên khi đang ăn ngon, chẳng ai nghĩ có một ngày lại đi từ bỏ món khoái khẩu của mình cả.

Tại sao lại ăn?


Vì là người ăn thịt chó, tất nhiên tôi ủng hộ mọi luận điểm của những người cổ súy cho việc này.
Ví dụ, có người nói: nếu bạn coi chó cao hơn các loại động vật khác thì đấy là một sự bất công đối với các loài như gà, bò, lợn, cừu…

Hay mỗi nơi có một quan niệm khác nhau, nơi cấm ăn thịt chó nhưng có nơi lại cấm ăn lợn, cấm ăn bò.

Rồi còn nhiều điều nữa: chó nhà khác thả ra có thể cắn người, có thể phóng uế bừa bãi… rất khó chịu.

Không phải tôi không biết thương chó, cũng không phải tôi không biết chó có sự khác biệt với các loài động vật khác. Tôi vẫn nhớ như in mình đã buồn thế nào mỗi lần gia đình đem chó nhà ra thịt và càng không quên được hình ảnh con chó đã buồn rầu, bỏ ăn cơm ra sao khi biết nó sắp bị chủ nhà giết chết.

Nhưng sau này lớn lên tôi vẫn ăn thịt chó với suy nghĩ đơn giản rằng đó không phải con chó nhà mình, nó có tình cảm gì với mình đâu mà mình phải lấn cấn.

Nhưng những quan niệm đó dường như chưa chính xác

So sánh chó với bò, lợn, gà… là chưa thỏa đáng, vì chó có trí thông minh hơn hẳn và có tình cảm hơn hẳn các loài kia. Con người cũng chỉ là động vật, nhưng con người tự cho mình là "động vật bậc cao" vì con người thông minh hơn và có tình yêu đôi lứa.

Có nghĩa rằng không phải động vật nào cũng như động vật nào, thứ bậc khác nhau do trí thông minh khác nhau, và vì thế không phải giết loài vật nào cũng giống nhau.

Giết một con gián, một con muỗi hay sâu bọ, ruồi nhặng… là chuyện bắt buộc phải làm ngay kể cả đối với đức Phật, vì nó làm hại đến cuộc sống của con người. Giết những con vật càng lớn, càng thông minh thì tội càng nặng, nặng nhất tất nhiên là giết người.

Chúng ta chỉ nên ăn những động vật như heo, bò, gà, vịt, dê, cừu… vì những loài này rõ ràng có mức độ thông minh thấp hơn, hầu như không thể hiện tình cảm và rõ ràng sinh ra chỉ có tác dụng cung cấp thịt. Loài chó chắc chắn có nhiều tác dụng hơn là lấy thịt.

Cũng có những trường hợp các loài động vật nuôi để lấy thịt nhưng có con cũng khá thông minh, tuy nhiên đó chỉ là trường hợp cá biệt, không phải phổ quát; giống như con người không phải ai cũng thông minh vậy.

Không có mức độ nhân đạo tuyệt đối, chỉ có mức độ nhân đạo cao hơn.

Tại sao nói thế, vì ngay cả thực vật cũng có linh hồn, có cảm xúc. Các nhà khoa học đã chứng minh được cây cỏ cũng biết đau, biết suy nghĩ, biết lo lắng sợ hãi, biết giao tiếp, biết thưởng thức âm nhạc… thậm chí biết phân biệt thật giả và đọc được ý nghĩ của con người.

Như vậy ăn chay cũng không nhân đạo tuyệt đối. Chúng ta chỉ có thể cố gắng có sự nhân đạo cao hơn.

Tại sao phải nhân đạo hơn


Các quốc gia càng nhân đạo thì càng giàu có phát triển, cuộc sống của người dân càng sung túc. Thử đến các quốc gia phát triển, có quốc gia nào mà con người không tử tế? Tất nhiên vì không có nhân đạo tuyệt đối nên cũng không có mức độ hạnh phúc tuyệt đối, chỉ có mức độ hạnh phúc cao hơn.
Cũng có quốc gia tuy không ăn thịt chó nhưng lại có tập tục không đẹp như Nhật Bản ăn thịt cá voi, và chúng ta lấy đó làm lý do để bào chữa cho mình. Tại sao khi đã biết đánh giá cái hay và cái không hay, cái đẹp và cái không đẹp mà lại còn tiếp tục hành động không hay, không đẹp của mình? Sao không lấy đó làm cơ hội để mình văn minh hơn người khác? Ngoài ra, đất nước họ nếu có thói quen xấu, có việc làm không nhân đạo thì chắc chắn cũng phải trả một cái giá nào đó cho hành động của mình.

Việt Nam ăn cả con vật thân thiết trung thành nhất thì đừng thắc mắc tại sao còn nghèo. Nếu ai coi đó là chuyện "duy tâm" thì hãy tìm gặp trực tiếp những người đã từng mở quán thịt chó xem họ đã gặp phải những chuyện gì, xem tại sao họ lại đóng cửa chuyển nghề khác, hay đơn giản nhất là tìm hiểu xem tại sao phố thịt chó Nhật Tân nổi tiếng ở Hà Nội lại biến mất dù nghề này mang lại lợi nhuận rất cao.

Những người đã làm nghề bán thịt chó thì chắc chắn chẳng bao giờ tin vào nhân quả, vì nếu tin thì đã không làm; nhưng những chuyện đã xảy đến với họ và những người bán thịt chó khác đủ dày và nhiều để lý do "trùng hợp ngẫu nhiên" không còn thuyết phục. Họ phải tự động đóng cửa là vì thế dù đây là nghề lợi nhuận nhiều đến mức "dù ít khách hơn xưa cũng không thể lỗ".

Những người không tin vào nhân quả còn thế, vậy những người hàng ngày mở miệng "nhân quả" chẳng lẽ còn tiếp tục ăn? Những người bán thịt chó đã bị như vậy, chẳng lẽ những người ăn thịt chó lại vô can.

Những người có thể mang chó nhà ra ăn thì làm sao có thể có cuộc sống viên mãn, vì mức độ nhân đạo của họ ở mức quá thấp. Những người ăn thịt chó bên ngoài có đỡ hơn, nhưng cũng không nên, đừng lấy lý do chó nhà người khác thường gây nhiều rắc rối.

Nuôi con gì mà chả có mặt lợi mặt hại. Đến con người sinh con ra mà nuông chiều thì đứa con ấy cũng có thể gây hại cho xã hội, có khi gấp nhiều lần con chó. Chó phóng uế bừa bãi gây bực mình thật, nhưng đó là lỗi của người nuôi, không phải của con chó. Ở Việt Nam đến con người còn phóng uế, xả rác bừa bãi nói gì đến con chó.

Làm sao để bỏ thịt chó


Biết là không tốt, nhưng bỏ được thì lại không dễ. "Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó. Chết xuống âm phủ biết có hay không?". Suy nghĩ từ giờ đến lúc chết không bao giờ được ăn thịt chó nữa đúng là không đơn giản.

Nhưng những người ăn thịt chó không ai không biết: Thịt chó mà không có mắm tôm, thịt chó mà không có lá mơ, thịt chó mà không có giềng, thịt chó mà không có sả, thịt chó mà không có húng chó… thì còn gọi gì là thịt chó. Có nghĩa là bản thân thịt chó không được coi là thịt chó nếu nó đứng một mình.

Thử lấy thịt lợn luộc chấm mắm tôm ăn kèm với giềng, sả, lá mơ, húng chó… cũng ngon chẳng kém là bao. Các quán thịt chó ở trong Nam phần lớn đều trộn thịt lợn để bán cho khách. Không tin thì thử tìm quán bán thịt chó sống để hỏi thì biết, nếu vẫn chưa đủ thuyết phục thì hãy mua thịt chó sống về nấu rồi quay trở lại hàng thịt chó thường ăn sẽ biết hóa ra từ trước đến nay mình toàn được cho ăn thịt lợn. Có nghĩa là nếu không biết sự thật này thì cho đến chết vẫn sẽ ăn thịt lợn mà tưởng được ăn thịt chó.

Phân tích dài dòng là vậy, nhưng lý lẽ thì chẳng bao giờ là đủ cả. Luật pháp Việt Nam thì vẫn cho phép ăn thịt chó, không ai cấm; mà kể cả có cấm nhưng vẫn giấu giếm ăn thì cũng bằng không, quan trọng là nhận thức của mỗi người. Xét cho cùng, việc ai làm thì người đấy chịu.



Nội các Trần Trọng Kim: 5 thành tựu trong vòng 4 tháng cầm quyền







Chỉ trong bốn tháng làm việc với chủ quyền và độc lập rất hạn chế, Chính phủ Trần Trọng Kim đã tạo biểu tượng, đặt nền tảng về pháp lý và giáo dục cho Việt Nam nhiều năm sau.
Nội các Đế quốc Việt Nam của học giả Trần Trọng Kim (1883-1953) tồn tại từ ngày 17/04 đến 25/08 năm 1945 gồm toàn các trí thức: một giáo sư, hai kỹ sư, bốn bác sĩ, bốn luật sư.

Đó là các ông Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Hồ Tá Khanh, Trịnh Đình Thảo, Trần Trọng Kim, Vũ Ngọc Anh, Trần Văn Chương, Trần Đình Nam, Vũ Văn Hiền, Phan Anh và Nguyễn Hữu Thi.
Nhân chuyện một cuốn sách của Trần Trọng Kim vừa bị thu hồi ở Việt Nam, các bạn tìm hiểu ít nhất năm việc lớn chính phủ của ông làm được năm 1945:


1. Lập lại quốc hiệu Việt Nam


Đây là tên nước 'ước mơ' của Hoàng đế Gia Long nhưng không được Thanh triều công nhận.

Tên nước Đại Nam do Vua Minh Mạng đặt đã bị Pháp xóa để lập ra Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ trong Liên bang Đông Dương.

Được Nhật Bản trao trả 'độc lập', vua Bảo Đại và chính phủ đã nhanh chóng tuyên bố quốc hiệu là Việt Nam.

Đây cũng là cái tên mà Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu đặt cho các đảng phục quốc, cách mạng.

Riêng phái cộng sản chưa dùng tên này cho ba đảng đầu tiên của họ mà từ 1930 đã hợp nhất thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

Quốc hiệu Việt Nam do chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố với thế giới sau đã thành tên nước cho cả hai chế độ ở Nam và Bắc đến 1975 và ngày nay.

Đế quốc Việt Nam năm Bảo Đại 20 chọn cờ vàng ba sọc đỏ với một sọc đứt quãng theo quẻ Ly của Kinh Dịch làm quốc kỳ.

Nhà Nho học Trần Trọng Kim dẫn sử để nói đó là màu cờ vàng của Triệu Thị Trinh khi khởi nghĩa chống quân Ngô.


2.Dùng tiếng Việt làm quốc ngữ và Việt hóa giáo dục


Dù có một số nỗ lực dùng tiếng Nhật thời Nhật Bản chiếm Đông Dương, tiếng Pháp vẫn là ngôn ngữ hành chính bên cạnh tiếng Việt và một số văn bản Hán ngữ đến năm 1945.

Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Bộ trưởng Giáo dục, đóng vai trò chính trong việc ra quyết định dùng tiếng Việt hệ quốc ngữ thay tiếng Pháp.

Ông soạn các sách giáo khoa, gồm cả sách toán, kỹ thuật lần đầu bằng tiếng Việt và đưa bộ Quốc văn Giáo khoa thư vào áp dụng ngay trong niên học 1945-46 tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

Đây là cơ sở cho chương trình trung học trên toàn Việt Nam ở cả hai miền dưới hai chế độ đối nghịch.

Các sách giáo khoa chịu ảnh hưởng của giai đoạn Hoàng Xuân Hãn vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu từ 1936 đến 1947.

Đó là thời gian ông xuất bản tiểu sử Lý Thường Kiệt và La Sơn phu tử, soạn từ vựng danh từ khoa học Toán Lý Hóa cho người Việt Nam.


3.Đòi lại miền Nam để thống nhất lãnh thổ


Theo sử gia Lê Mạnh Hùng, ngày 16/06, Vua Bảo Đại ra tuyên bố thống nhất tương lai của ba kỳ về một.

Chính phủ Trần Trọng Kim cũng ngay lập tức đàm phán với Nhật để đòi lại ba thành phố trực trị của người Pháp trước đó là Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng.

Cuộc gặp của Trần Trọng Kim với gặp Trung tướng Yuitsu Tsuchihashi, Tư lệnh Quân đoàn 38 của Nhật tại Đông Dương trong tháng 7 đã đem lại kết quả quan trọng.

Tân chính phủ Việt Nam được bổ nhiệm lãnh đạo ba đô thị lớn: Trần Văn Lai làm Thị trưởng Hà Nội, Vũ Trọng Khanh làm Thị trưởng Hải Phòng và Nguyễn Khoa Phong làm Thị trưởng Tourane (Đà Nẵng).

Ở Hà Nội, bác sĩ Trần Văn Lai đã cho đổi tên phố từ tên Pháp sang tên những vị anh hùng dân tộc Việt Nam.

Sang tháng 8/1945, Nhật Bản đồng ý trao trả Nam Kỳ cho chính phủ Trần Trọng Kim và ông Nguyễn Văn Sâm được bổ nhiệm làm Khâm Sai Nam Kỳ.

Không có quân đội riêng, chính phủ Trần Trọng Kim chỉ dựa vào tình thế và quyết tâm của các trí thức để đàm phán với Nhật Bản.

Nhưng về mặt chính trị, tâm lý dân tộc và hành chính, nhận lại Nam Kỳ là thành tựu có tính biểu tượng quan trọng.

Hành động này không chỉ xóa nỗi nhục bại trận - cuộc chiến mất nước của Đại Nam bắt đầu từ Nam Kỳ - mà còn duy trì giấc mơ thống nhất ba miền các bậc tiền bối nuôi dưỡng.


4.Soạn hiến pháp nhấn mạnh tự do và độc lập


Dù không có thực quyền và không được các đại cường công nhận - bởi là chính quyền có quan hệ mật thiết với Đế quốc Nhật - Trần Trọng Kim, đã lập ra Hội đồng dự thảo Hiến pháp.

Hội đồng gồm các trí thức, văn nghệ sỹ nổi tiếng: Phan Anh, Nguyễn Tường Long, Vũ Đình Hòe, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Thai Mai, Tôn Quang Phiệt, Hồ Tá Khanh, Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Văn Thinh, Hồ Hữu Tường.

Hiến pháp công nhận tự do lập nghiệp đoàn, các hội nghề nghiệp.

Tổng hội Công chức ra đời để làm lực lượng chính trị ủng hộ cho tân chính phủ.

Các hội đoàn thanh niên sau là cơ sở cho các phong trào vũ trang chống Pháp của cả phe cộng sản và cộng hòa.

Trong Tuyên chiếu 03/05/1945, vua Bảo Đại đã viết:

"Muốn cải-tạo quốc-gia, chính-phủ cần hành động cho quy-củ nghĩa là phải có hiến pháp.

Hiến pháp tương lai của Việt-Nam sẽ căn cứ vào sự hợp nhất quốc-gia, sự quân dân cộng tác, và những quyền tự do chính-trị tôn-giáo cùng nghiệp-đoàn của nhân-dân."

Đặc biệt, theo lời nhà vua, "Chính phủ ngày nay không phải phụng sự một cá nhân hay một đảng phái nào cả."

Tuy nhiên, hoạt động lập pháp này đã không hoàn tất được vì các công việc cấp bách hơn như cứu đói cho miền Bắc.

Theo sử gia Trần Gia Phụng, chính phủ Trần Trọng Kim tuy được Nhật hậu thuẫn, nhưng từ khi thành lập cho đến khi giải tán, đã hoạt động độc lập và không lệ thuộc người Nhật.


5. Rút lui và trao quyền cho thế hệ "cách mạng"


Các hạn chế của chính phủ Trần Trọng Kim đã được nói đến nhiều, gồm cả việc không có Quốc hội, không có quân đội và không được nước nào công nhận ngoài Đế quốc Nhật Bản.

Nội các này đã tan rã trong làn sóng "cách mạng" nổi lên và mục tiêu giành giật vùng ảnh hưởng của các đại cường.

Ý thức được những vấn đề đó, các trí thức trong chính phủ này đã chọn con đường trao lại quyền lực không đổ máu cho một chính quyền do Việt Minh lãnh đạo.

Được biết vua Bảo Đại đã không cho binh lính mai phục bắn vào nhóm thanh niên theo Việt Minh trèo lên kỳ đài ở Huế hạ cờ vàng và kéo cờ đỏ sao vàng lên cột ngày 21/08.

Tại Hà Nội, tuần hành của Tổng hội Công chức ngày 19/08 bị 'cướp cờ' biến thành biểu tình ủng hộ cuộc cách mạng do những người cộng sản lãnh đạo.

Dù vậy, Khâm sai Đại thần Phan Kế Toại đã không cho Bảo an binh bắn vào đoàn biểu tình và cũng không yêu cầu quân Nhật can thiệp.

Là chính phủ chuyên viên đầu tiên của Việt Nam thời hiện đại, nội các Trần Trọng Kim đã rút lui trong hòa bình để trao quyền lại cho thế hệ các chính khách và nhà làm cách mạng chuyên nghiệp.

Theo chính lời ông Trần Trọng Kim kể lại, quốc gia Việt Nam đã nhanh chóng rơi vào giai đoạn tàn sát lẫn nhau giữa Việt Minh và Việt Nam Quốc Dân Đảng trong các năm 1945-46.

Về thể chế, Đế quốc Việt Nam rút lui đã khép lại thời kỳ quân chủ để chuyển sang cộng hòa với các tiến bộ và hệ lụy như đã biết về sau.



Ts Lê Đăng Doanh: "Tôi đề nghị xét lại việc cho lưu hành tiền TQ ở VN"







Thủ tướng Lại Thanh Đức hướng đến kế hoạch đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính thứ hai ở Đài Loan năm 2019




Đài Loan đang hướng đến chính sách "quốc gia song ngữ", theo đó tiếng Quan Thoại và tiếng Anh sẽ được sử dụng làm ngôn ngữ chính thức vào năm 2019.
Hiện tại, tiếng Quan Thoại đang là ngôn ngữ chính duy nhất ở đảo quốc này.

Mục đích đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính thứ hai là để tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế của Đài Loan, ông Lại cho biết.

Ông cũng đã chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Giáo dục thành lập "Ủy ban Thúc đẩy tiếng Anh thành Ngôn ngữ chính" để nghiên cứu và lên kế hoạch cho chính sách song ngữ này vào năm 2019, theo Taiwan News (28/8).

Trong thư gửi Tổng thống Thái Anh văn, ông Lại trích dẫn một nhóm học giả từ Academia Sinica đề nghị áp dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ hai, như bằng chứng cho thấy "xã hội rất quan tâm đến chính sách 'quốc gia song ngữ'".

Ông Lại nói rằng ông hy vọng chính sách mới này sẽ được áp dụng ngay trong năm tới với việc "học tiếng Anh bắt đầu từ tiểu học" là nền tảng của kế hoạch, theo Taiwan News.

Nếu chính sách "quốc gia song ngữ" được thực thi, cùng với tiếng Quan Thoại, tiếng Anh sẽ được các trường học ở Đài Loan đưa vào dạy cho học sinh ngay từ rất sớm.

Đài Loan luôn là một trong những vấn đề 'nhạy cảm' với chính quyền Trung Quốc.

Những năm gần đây, Bắc Kinh gia tăng áp lực đòi các quốc gia trên thế giới coi Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc.

Hồi tháng Bảy, Trung Quốc đã yêu cầu các công ty, đặc biệt là hãng hàng không, phải ghi rõ Đài Loan là lãnh thổ Trung Quốc trên trang web của họ.

Chính phủ của bà Thái Anh Văn, thuộc Dân Tiến Đảng từng đề cao xu hướng độc lập, tuy không nói thẳng ra nhưng đang nỗ lực thúc đẩy việc tạo ra bản sắc Đài Loan.

Một số đông đảo người Đài Loan dù dùng tiếng Trung và chữ Hán hàng ngày, cũng ủng hộ việc dùng thêm các tiếng Mân Nam và tiếng của của người bản địa.

Họ cũng ngày càng tin vào định nghĩa mới rằng người Đài Loan (Taiwanese) không phải người gốc Trung Quốc nữa mà chỉ là người dùng chữ Hán.

Có tin nói vì di dân gốc Việt đến Đài Loan ngày càng đông, tiếng Việt cũng được dạy trong trường học ở Đài Loan một cách chính thức.



Phỏng Vấn nhà giáo Đỗ thị Kim Ngân







Qua Đèo Ngang, thơ Bà Huyện Thanh Quan: bị cưỡng hiếp văn hóa bằng ký tự ma-dê in Bùi Hiển (tay sai của giặc Tàu Cộng)







VÀI SUY TƯ VỀ MỘT QUÊ HƯƠNG ĐANG BỊ XÓA TÊN - Tác giả Bs Nguyễn Lương Tuyền








La Vie en Rose







The Best Baguettes & Boulangeries in Paris







The Best Croissant in Paris







In a Parisian Cafe







Vì sao trong Phép Nhân Đại Số, Tích Số của hai số







Công cụ kỹ thuật số giúp gây dựng phong trào quần chúng







Thuốc giảm cân có thể gây tử vong




Bộ Y Tế NSW cảnh báo các loại thuốc giảm cân có chứa chất 2,3-dinitrophenol hay còn gọi là DNP đã được báo cáo gây ra nhiều ca tử vong ở nước ngoài và cả ở Úc.

DNP là một hợp chất hữu cơ màu vàng, có dạng bột, viên nén hoặc dạng kem, được dùng làm thuốc trừ sâu và thuốc nổ. Nó từng được dùng hỗ trợ người ăn kiêng vào những năm 1930 nhưng đã bị cấm sau khi bị phát hiện độc hại và có khả năng gây ung thư.

Tuy nhiên những năm qua, nó 'tái xuất' và được nhiều người ưa chuộng, nhất là những người muốn giảm cân nhanh. Nó được quảng cáo là 'thuốc giảm cân thần kỳ' và được rao bán trên mạng với giá ít nhất 70 bảng Anh/viên.

Tiến sĩ Marianne Gale thuộc Bộ Y tế NSW cho biết DNP ngăn cản quá trình chuyển đổi năng lượng thành mỡ tích trữ trong cơ thể, mà thay vào đó lại giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt, khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng lên và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

“Nó có thể làm tổn thương các tế bào của các cơ quan, chẳng hạn như cơ bắp, thận và não,” tiến sĩ Gale nói.

“Người dùng có thể trở nên mệt mỏi nghiêm trọng chỉ trong vài giờ sau khi uống.

“Các triệu chứng có thể bao gồm đổ nhiều mô hôi, nhịp tim nhanh, thở nhanh, và thông thường có thể tiến triển khá nhanh đến mức co giật, đi vào trạng thái hôn mê và thậm chí tử vong.”

Tiến sĩ Gale cho biết hiện không có thuốc giải độc, và nhiều người đã chết sau khi sử dụng các sản phẩm này ngay cả khi được chăm sóc y tế.

“Đã có nhiều báo cáo về các ca tử vong trên thế giới trong những năm gần đây, và chúng tôi biết rằng gần đây tại Úc đã cónhiều trường hợp tử vong xảy ra trên khắp cả nước,” bà nói.

Các sản phẩm “shredders” thường được quảng cáo nhắm vào những người đang muốn giảm cân, hoặc cộng đồng tập thể hình.

“Mọi người nên cực kỳ thận trọng khi mua bất kỳ hóa chất nào trên mạng, và đặc biệt nên tránh mua những sản phẩm có chứa chất DNP, hoặc bất kỳ sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng được quảng cáo là có chất giúp giảm cân,” bà nói.

Một trường hợp xảy ra ở Anh, một nữ sinh tên Eloise Aimee Parry, 21 tuổi đã tử vong sau khi uống 8 viên DNP để giảm cân, mặc dù cân nặng của cô bình thường. Tính từ năm 2008, 5 người Anh đã thiệt mạng sau khi dùng thuốc giảm cân có DNP.

Chuyên gia về hóa chất độc hại trong y khoa và chăm sóc đặc biệt, giáo sư Kylie McArdle, cho biết, DNP là một loại chất vô cùng độc hại

“Có nhiều đồn thổi rằng nếu chỉ dùng một lượng nhỏ thì sẽ an toàn. Thế nhưng chưa có thuốc giải độc và thậm chí với sự chăm sóc y tế tốt nhất, người ta vẫn có thể tử vong khi sử dụng các sản phẩm có chứa hóa chất này.”



Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Cái Hệ Lụy Tàu Việt - Tác giả Bs Nguyễn Hy Vọng







Su Sê hay Phu Thê- Tác giả Ts Nguyễn Vĩnh Tráng







Café Paris - Tác giả Sóng Việt Đàm Giang




Paris với từng vùng chia thành những quận (Q) đặt tên theo thứ sự số , cấu trúc xoắn hình chôn ốc, bắt đầu từ quận 1 và quận 2 (Q1+2) là vùng Opéra đến Les Halles, quận 3 và 4 gồm vùng Marais và bên phía đông của Q 1+2. Q 1,2,3 4 nằm hữu ngạn (bên phải/phía bắc) sông Seine. Quận 5 vùng Latin Quarter, quận 6 vùng St-Germain-des-Prés và Odeon, quận 7 là vùng phiá tây của trung tâm. Q 5,6,7 nằm tả ngạn (bên trái/ phía nam) của sông Seine, rồi quận 8 vùng Champs-Elysées, rối quận 9 là vùng Montmartre và Pigalle, rối cứ thế tiếp tục vòng xoắn đến quận 10, 11, v.v....

Những hình ảnh du lịch không nhất thiết chỉ giới hạn trong phạm vi một vùng mà liên tục với nhau vì di tích lịch sử nối liền từ quận này sang quận khác. Quận 1 và Quận 2 có Nhà thờ Madeleine, Les Halles, Vườn Tuileries, có nhiều Bảo tàng Viện nổi tiếng như Louvre, Orangerie, Art Decoratifs, có Place de La Concorde, Place Vendôme, Palais Royal, có Jeu de Paume, có phố nổi tiếng Rivoli, có đại lộ Haussmann, có quán Café de la Paix, Café de la Ville, có đại thương xá Galeries Lafayette, Printemps, và nhiều nữa. Quận 3 có Trung tâm Pompidou Quận 5 là Latin Quarter, có đại học Paris, có đại học Sorbonne, có Clony, có Pantheon, có nhà thờ St Severin, có công trường St Mitchel,và nhiều nữa. Quận 6 có nhà thờ St Germain-des-Prés, St Sulpice, có những quán café nổi tiếng, trường Beaux Arts, có vườn Luxembourg, có Musée d'Orsay, và nhiều nữa. Quận 7 có Ecole Militaire, Hotel des Invalides, Assemblée Nationale, Bảo tàng Rodin, có Champs De Mars, Eiffel Tower Quận 8 có Arc de Triomphe, đại lộ Champs Elysées, Petit Palais, Grand Palais, điện Chaillot, v.v... Quận 9 có Opera Garnier, có Sacré Ceur de Montmartre, có Moulin Rouge, có Pigalle, v.v...
Café Paris.
Trước khi nói đến những quán café nổi tiếng của quận 6, phải nói đến nhà thờ St Germain.
Nhà thờ Saint Germain Khu phố cổ Saint-Germain-des-Prés ở bên trái sông Seine, đã có từ thế kỷ thứ 9, với tu viện cao cấp dòng thánh Benoit nổi tiếng nhất của Pháp, nay là nơi có rất nhiều quán cà phê văn học, tiệm sách và các nhà trưng bày nghệ thuật. Ở giữa tu viện là nhà thờ Saint Germain. Đây là nhà thờ kiến trúc La mã và cổ nhất Paris. Nhà thờ Saint-Germain-des-Prés, nằm trên đường Saint Germain, đã được xây cất vào thế kỷ thứ XI trên nền tảng của một điện thờ đã được dựng lên vào năm 542. Nhà thờ được đặt tên theo vị giám mục Saint Germain (chết năm 576), và sau khi được đổi tên hai lần thì vì được xây dựng giữa một đồng cỏ nên được mang tên là Nhà Thờ Saint-Germain-des-Prés. Sau khi bị tàn phá bởi chiến tranh, vào năm 1000, nhà thờ được tái xây dựng theo kiểu La mã.Tháp chuông nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ XI là tháp chuông cổ nhất của thành phố Paris. Cuối thế kỷ 18, tu viện được biến thành nhà tù và nhà thờ trở thành nhà kho. Qua thế kỷ 19, tu viện được trả lại làm nơi thờ phụng. Nhà thờ được trùng tu với công lao chính của Victor Hugo đã cổ động mọi giới công tư chức đóng góp nhân lực và phí tổn. Trong nhà thờ có mộ của René Descarte, nhà tư tưởng, nhà toán học và ông tổ của nền triết học hiện đại. Ngoài mộ Descarte, còn có mộ của Jean-Casimir, vua của Ba Lan, thoái vị năm 1668 để trở thành tu viện trưởng của Nhà Thờ Saint-Germain-des-Prés vào năm 1669.
Đại lộ Saint Germain. Đại lộ Saint Germain đã được nam tước Haussmann tạo dựng vào thế kỷ XIX, dài 3 km, chạy xuyên qua 3 quận của Paris. từ khu phố Saint-Germain-des-Prés đến tận Quartier de L'Odéon. Một chút chi tiết hơn, đại lộ này chạy xuyên qua một phần của tả ngạn (phía trái) sông Seine, nằm gần sông Seine và nối liền Pont de La Concorde với Pont de Sully.
Quán Café Paris Ngay đối diện với ngôi nhà thờ là tiệm cà phê nổi tiếng Café de Flore và Les Deux-Magots. Quán Café de Flore, 172 đại lộ Saint Germain đã được mở cửa từ năm 1887. Vào khoảng năm 1913, Guillaume Apollinaire và André Salmon đầu tư vào quán café này và biến tầng một thành toà soạn cho tờ Tạp chí Les Soirées de Paris. Năm 1939, Paul Boubal mua lại và những năm sau đó Breton, J.P. Sartre, Simone de Beauvoir, Jacques Prévert, Salvador Dali thường hiện diện ở quán này, có người tới hàng ngày và viết thơ văn tại đó. Ngoài Café de Flore, còn Café Les Deux-Magots tại 9 Place St Germain-des-Prés.Verlaine, Rimbaud, Gide, Picasso, Hemingway, Saint-Exupéry, Oscar Wilde, André Bréton và nhiều nữa thường có mặt tại địa điểm này. Café Les Deux Magots cũng là nơi Picasso gặp gỡ và làm quen Dora Maar vào mùa đông năm 1935, khởi đầu cho một cuộc tình với nhiều tác phẩm Picasso vẽ Dora Maar với chân dung hai khuôn mặt trong nhiều bức họa. Năm 1983, quán café lại đổi chủ một lần nữa nhưng quán vẫn tiếp tục là điểm hẹn của những tên tuổi lớn, đặc biệt là giới văn nhân, điện ảnh của khắp thế giới. Vì những địa điểm như quán café, hay hộp đêm ở những con đuờng nhỏ bao quanh đại lộ Saint Germain có nhiều văn, sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ tụ họp mà Saint Germain des Prés đuợc xem như là biểu tượng cho đời sống trí thức của Paris.
Lịch sử quán Café de Flore Vào năm 1913, Apollinaire đầu tư vào quán. Cùng với Salmon, họ biến tầng thứ nhất thành văn phòng làm báo Les Soirées de Paris. Chiến tranh không thay đổi quán bao nhiêu, Apollinaire vẫn dung nơi đây làm văn phòng. Vào một ngày Xuân năm 1917, ông giới thiệu Philippe Soupault với André Breton, và qua một thời gian ngắn, họ đã phát triển phong trào dada (Dadaist movement) và siêu thực (surrealism) rộng rãi hơn. Dada là một trào lưu văn hoá bắt nguồn từ Zurich, Thuỵ sĩ,trong Đệ Nhất thế chiến (WW I) và lên tột đỉnh trong khoảng 1916-1922. Trào lưu dada trước tiên liên quan đến visual arts, văn , chương (thơ, lý thuyết về thơ,v.v..), kịch nghệ, graphic design, và chính trị phản đối chiến tranh qua nghệ thuật tranh ảnh, dada cũng chống lại trưởng giả. Dada sau đó có ảnh hưởng đến những trào lưu kế tiếp, đáng kể nhất phải nói đến siêu thực, Tân hiện thực, pop art. Apollinaire chết vào năm 1918. Thời kỳ 1930-1939 Trong thời kỳ kế tiếp những nhà trí thức, họa sĩ, nhà xuất bản, nhà làm phim ảnh thường dùng nơi này làm chỗ gặp gỡ. Ngay cả chính trị gia như Trotsky hay Chou En Lai cũng đã có mặt tại nơi này. Nếu nói về nhóm thi sĩ, nhạc sĩ thì phải kể nhóm của Jacques Prévert. Thời kỳ 1939-1945 Năm 1939, Paul Boubal mua lại Café de Flore. Đây là thời gian của Jean Paul Sartre và Simone de Beauvoir. Họ gặp nhau thường trực ở đó (và cả ở tại Les Deux Magots), và theo Sartre thì trong bốn năm đóng đô tại quán café, họ không hề gặp người Đức nào và Sartre gọi nơi này là con đường Tự do dẫn đến con đường Hòa bình. Sartre là cha đẻ của chủ nghĩa hiện sinh (existentialism). Thời kỳ này, quán giống như một câu lạc bộ của Anh, với khách hàng quen thuộc ngồi tụ từng nhóm cả chục người. Họ có thể thuộc nhóm khác nhau như nhóm Prévert, nhóm Paul Sartre, nhóm thân cộng sản, nhưng không làm phiền nhau. Nữ tài tử Pháp Simone Signoret cho biết trong cuốn hồi ký, bà được sinh ra vào một buổi tối tháng Ba năm 1941, trên một tấm ghế ngồi tại quán Café de Flore. Thời kỳ sau chiến tranh Sau chiến tranh nơi đây có nhiều khuôn mặt thuộc phái hiện thực. Thời kỳ những năm 1960s, coi như nổi bật nhất là những năm của phái làm phim ảnh Christian Vadim, Jane Fonda, Jane Seberg, Roman Polansky, Marcel Carné, Brigitte Bardot, Alain Delon, Losey, Belmondo, vv... Cũng là nơi tụ họp của những nhà vẽ kiểu quấn áo như Yves Saint-Laurent and Pierre Bergé, Rochas, Gunnar Larsen, Givenchy, Lagerfeld, Paco rabanne, Guy Laroche , vv... Những năm 1980s cho đến hiện tại thì quán Café de Flore vẫn là nơi gặp gỡ ưa thích của những văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ, tài tử màn ảnh, truyền hình v.v..kể cả một số chính trị gia. Phải đến quán Café de Flore, ngồi ăn sáng, đi thăm khắp quán, nhìn thấy những hình ảnh những nhân vật nổi tiếng đã có mặt ở quán qua các thời đại mới thấy đuợc quán Café de Flore đã đi sâu vào lịch sử và văn hóa Pháp đến mức nào.
Chén cà phê tiệm Flore. Không phải vì cà phê ngon có tiếng mà quán Flore nổi tiếng. Nó nổi tiếng vì địa điểm và thời thế đã tạo nên. Đi bộ trên đại lộ St Germain, ghé thăm nhà thờ St Germain, rồi ngồi uống café tại quán Flore, nhìn người qua lại hay đọc sách thật vô cùng thú vị. Những người hầu bàn là những người đàn ông mặc quần mầu đậm, mặc áo trắng, khoác tấm tablier dài màu trắng, mặc áo gilet đen, cổ thắt nơ đen, họ rất nghề nghiệp, rất quan tâm đến khách hàng, lấy order ghi cẩn thận, và sắp chén đĩa rất gọn gàng. Họ không niềm nở hay cười nói hay làm thân với khách nhưng họ làm việc rất nghiêm túc và chu đáo. Quán Flore có bàn phía trong tiệm, có bàn phía ngoài tiệm nhưng trong dãy hành lang có kính, và có bàn lộ thiên bày ngoài lề đường.

Bên kia đuờng từ Café de Flore và Les Deux Magots là quán Brasserie Lip, nơi mà nhà văn Hemingway đã viết cuốn tiểu thuyết "A Farewell to Arms".

Nói đến quán cà phê của Paris thì nhiều vô cùng, có sách ước lượng cỡ 12,000 tiệm. Quán Café Le Procope. Quán Procope do Francesco Procopio mở vào năm 1686 ở trên đường L'Ancienne-Comedie. Có thể nói đây là nhà hàng cũ nhất vẫn còn tiếp tục mở và là nơi đầu tiên của Ấu châu cho khách thưởng thức café nhập cảng từ văn hóa Hồi giáo. Vào những năm 1700s, Café Procope là điểm hẹn của Voltaire, của Rousseau, rồi một số nhà cách mạnh như Danton, Robespierre, Marat. Nay quán cà phê trở thành một tiệm ăn rất có tiếng. Quán Café de la Paix nằm ở góc đường giữa Place de l'Opera và Blvd des Capucines.

Với hơn 12 ngàn tiệm café tại Paris, nếu mỗi ngày uống ở một tiệm thì hơn một bốn chục năm chắc gì một người có thể đi thăm hết được ?

Câu chuyện café không thể nào chấm dứt trên một vài trang giấy. Uống café có bạn tâm đầu ý hiệp mới là điều đáng quý, đáng trân tàng. Và có một cặp danh tài văn chương triết học như Jean Paul Sartre cùng Simone de Beauvoir liên kết với Café de Flore và Les Deux Magots tại Paris, Pháp là độc nhất có một không hai của đầu thế kỷ thứ 20.