khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2021

Du học sinh Việt Nam đến Hoa Kỳ giảm 9%





Nghiên cứu mới của Mỹ xác nhận bệnh nhân Kung Flu đầu tiên





LHQ chất vấn về tung tích của ngôi sao quần vợt Trung cộng





Nguyệt thực bán phần dài nhất thiên niên kỷ kể từ năm 1440





Trẻ em đường phố chờ được chích ngừa Kung Flu





Từ bỏ xăng dầu để chuyển sang năng lượng sạch - liệu có khả thi?





Lobby khí hậu : Những kẻ núp bóng các “ông lớn” dầu khí để gieo rắc hoài nghi





Trung cộng: Dân chủ theo kiểu Tập Cận Bình





Sixto Rodriguez: Kẻ du ca “ở hiền gặp lành”





Để tránh chiến tranh, Mỹ phải xác định với đồng minh lằn ranh đỏ chiến lược về Trung Quốc





Âm mưu gài bẫy lính đánh thuê của Nga: Tình báo Ukraina, phù thủy non tay





Giới thiệu phim Pháp “De battre mon coeur s’est arrêté” của đạo diễn Jacques Audiard





Khả năng Thế Vận Hội Bắc Kinh 2022 bị tẩy chay rõ dần, ít ra là về mặt ngoại giao





VN tưởng niệm nạn nhân chết vì COVID-19 : "Cần làm rõ trách nhiệm của chính quyền!"





Hơn 23 ngàn người qua đời, chính quyền đã làm gì trong đại dịch?





Hoa Kỳ nhận một tội phạm ma túy Việt Nam do Hà Nội trao





Hoa Kỳ vận động dự luật Nhân Quyền cho Việt Nam





Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021

“Tiếng Việt hôm nay có gì đáng bàn?”





Những từ dùng sai trong ngôn ngữ tiếng Việt


1.- Sai vὶ không hiểu nghῖa gốc Hάn Việt.

Chung cư. Từ kе́p nầy được thành lập theo vᾰn phᾳm Hάn Việt vί tίnh từ đứng trước danh từ cho nên cἀ 2 từ phἀi đều là Hάn Việt. Thế mà từ chung Hάn việt không cό nghῖa là chung chᾳ mà cό nghῖa là cuối cὺng. Vậy chung cư 終居 không phἀi là nσi nhiều người ở chung mà là nσi ở cuối cὺng, tức là mồ chôn hay nghῖa địa. Vậy phἀi đổi từ chung cư thành chύng cư 衆居 thὶ mới ổn.

Khἀ nᾰng. “Khἀ nᾰng” 可 能 là nᾰng lực cὐa con người, cό thể làm được việc gὶ đό. Thế mà người ta đᾶ viết và nόi những câu đᾳi loᾳi thế nầy: Hôm nay, khἀ nᾰng trời không mưa. Khἀ nᾰng con bὸ nầy sẽ chết vὶ bị bệnh… Nghe thực là kỳ cục và đάng xấu hổ. Tôi cho rằng, người ta đᾶ nhầm lẫn giữa hai từ khἀ nᾰng 可 能 (capacitе́, capable) với khἀ dῖ 可 以 (possibilitе́, possible). Nhưng thôi, chύng ta nên dὺng từ thuần Việt là cό thể, đύng và dễ hiểu, cὸn từ khἀ nᾰng chỉ nên dὺng để nόi về nᾰng lực mà con người mà thôi.

Quά trὶnh. Quά 過 là đᾶ qua, trὶnh 程 là đoᾳn đường. Quά trὶnh là đọan đường đᾶ đi qua. Nόi thế nầy là đύng: “Quά trὶnh thực hiện công việc đᾶ gặp nhiều trở ngᾳi. Nhưng tôi lᾳi thấy trong sάch bάo câu đᾳi loᾳi thế nầy: “Quά trὶnh thực hiện công tάc sắp tới cὐa tôi là sẽ rất thuận lợi”.Thực là sai lắm rồi. Trong trường hợp nầy, phἀi dὺng chữ tiến trὶnh, đύng cho cἀ 3 thὶ quά khứ, hiện tᾳi và tưσng lai.

Huyền thoᾳi. Người viết, kể cἀ những người cό bằng cấp cao, không chịu học tiếng Hάn, mà lᾳi thίch dὺng tiếng Hάn để tὀ ra “ta đây” nên nhiều tiếng được dὺng sai nghῖa một cάch thực buồn cười. Thί dụ, tôi rất thường nghe đài truyền hὶnh, truyền thanh và bάo chί nόi “huyền thoᾳi Pelе́” “huyền thoᾳi Maradona”.. Người cό học nghe thực chướng tai, nhưng người nόi chẳng ngượng miệng chύt nào. Tᾳi sao nghe chướng tai? Huyền 玄 là màu đen, nghῖa bόng là sâu xa, mờ ἀo, không cό thực. Thoᾳi 話 là câu chuyện. Vậy huyền thoᾳi là câu chuyện mờ mờ ἀo ἀo, không cό thực, do truyền miệng mà ra. Thί dụ chuyện bà Âu Cσ đẻ ra trᾰm trứng, chuyện ông Thάnh Giόng cỡi ngựa sắt đi đάnh giặc Ân là những huyền thoᾳi. Đằng nầy, ông Maradona, ông Pе́lе́ cό thiệt 100% sao gọi là huyền. Và 2 cầu thὐ đό là con người sao gọi là thoᾳi được. Nếu muốn dὺng chῦ huyền thoᾳi để đề cao 2 cầu thὐ đό thὶ phἀi nόi thế nầy: “Cάi tài cὐa 2 ông nầy tưởng như chỉ cό trong huyền thoᾳi”. Ông bà mὶnh thường nόi: “Dốt thὶ hay nόi chữ, cό đύng trong trường hợp nầy hay không?”

Hôn phu, Hôn thê. Hôn là cưới, phu là chồng, thê là vợ. Trong chữ phu và chữ thê đᾶ cό nghῖa cὐa chữ hôn rồi cho nên gọi hôn phu và hôn thê là để chỉ người chồng người vợ là phi lу́. Gọi hôn lễ (lễ cưới) hôn phối (lấy nhau) thὶ được. Cὸn nόi hôn phu, hôn thê thὶ cό thể hiểu 昬夫,昬妻 là nguời chồng u mê, người vợ u mê cῦng như nόi hôn quân 昬君 là nhà vua u mê vậy.

2.- Sai vὶ cố у́ sửa nghῖa gốc Hάn Việt

Độc lập Độc 獨 là riêng một mὶnh, Lập 立 là đứng. Vậy theo nghῖa gốc Hάn Việt, độc lập là đứng riêng rẻ một mὶnh, không đứng chung với ai cἀ. Rō ràng từ nầy là sai nếu dὺng để diễn tἀ tὶnh trᾳng cὐa một quốc gia không lệ thuộc nước khάc. Ngày nay, cάc quốc gia như thế đâu cό đứng riêng một mὶnh mà đều cό liên hệ với nhau trong cάc tổ chức quốc tế. Vậy từ độc lập là sai. Tôi thấy Cụ Trần Trọng Kim, Cụ Dưσng Quἀng Hàm dὺng từ tự chὐ để thay thế từ độc lập. Như thế là rất hay. Cό người bἀo với tôi rằng từ độc lập là do ông Tôn Dật Tiên đặt ra nên không thể bὀ được. Tᾳi sao vậy? Ông Tôn Dật Tiên thὶ liên quan đến ngôn cὐa Tàu chứ cό liên quan gὶ đến ngôn ngữ Việt Nam. Tàu dὺng sai thὶ chύng ta đâu cό buộc phἀi theo cάi sai cὐa họ.

Phong kiến.封建 Phong kiến gồm 2 chữ phong tước 封爵 (ban quan tước) và kiến địa 建地 (ban đất để dựng nước). Phong kiến chỉ chế độ hoàng đế phong tước cho người cό công và cấp cho một vὺng đất rất rộng để thành lập quốc gia, với quân đội, luật lệ và chế độ thuế mά riêng biệt. Chế độ nầy hiện hữu ở đời nhà Chu bên Tàu với nước cὐa thiên tử và nước cὐa cάc chư hầu; từ nhà Tần trở đi thὶ chế độ phong kiến bị bị bᾶi bὀ và được thay bằng chế độ trung ưσng tập quyền. Chế độ phong kiến cῦng tồn tᾳi ở vài nước Âu châu như Phάp, chỉ vào thời Trung cổ mà thôi. Ở Việt Nam không bao giờ cό chế độ phong kiến (fе́odalitе́) mà chỉ cό chế độ quân chὐ chuyên chế (royalisme absolu) mà thôi. Gọi chế độ quân chὐ ở Việt Nam bằng từ phong kiến là sai. Cό tài liệu cὸn bἀo rằng sự cύng tế đὶnh chὺa là tàn tίch cὐa phong kiến thὶ càng sai hσn nữa.

Tiêu cực, Tίch cực 消極, 積極 Hiện nay, người ta gάn vào hai từ nầy у́ nghῖa tốt xấu hết sức rō rệt. Hành động nào tốt thὶ được gọi là tίch cực; trάi lᾳi, hành động xấu thὶ gọi là tiêu cực. Thực ra, suy từ nghῖa gốc Hάn Việt thὶ sự gάn е́p như thế là sai. Tich cực, tiêu cực tự nό không cό sẵn tίnh chất tốt hay xấu mà chỉ ấn định cường độ cὐa hành động mà thôi. Thί dụ, trong một đoàn đi làm việc phước thiện thὶ ai tίch cực là tốt và ai tiêu cực là không tốt. Nhưng trong một bọn côn đồ đi tổ chức ᾰn cướp thὶ đứa nào tίch cực lᾳi là đứa xấu nhất. Trong truyện Tam quốc cὐa Tàu, Từ Thứ, mưu sῖ cὐa Lưu Bị bắt buộc phἀi về phục vụ dưới trướng cὐa kẻ thὺ là Tào Thάo. Từ Thứ đᾶ giữ thάi độ tiêu cực nghῖa là không hiến mưu kế gὶ cho Tào Thάo. Thάi độ tiêu cực nầy cὐa Từ Thứ, từ cổ chί kim luôn luôn được khen ngợi; vậy tiêu cực cό xấu đâu.

3.- Sai vὶ không phân biệt được tiếng Hάn Việt với tiếng thuần Việt (tiếng Nôm).

Quốc giỗ. Tôi cό đọc được câu nầy: “Ngày giỗ tổ Hὺng vưσng là ngày quốc giỗ”. Nόi như vậy là sai. Giỗ là tiếng Nôm chứ không phἀi là tiếng Hάn Việt nên không thể đặt sau tiếng quốc được. Hᾶy bὀ tiếng ngày quốc giỗ mà dὺng tiếng thuần Việt là ngày giỗ cἀ nước, vừa đύng, lᾳi vừa dễ hiểu, Nσi tiếng Hάn, ngày giỗ là kỵ nhật 忌日.Ở một vài tỉnh cὐa Trung Việt, người ta gọi ngày giỗ là ngày kỵ. Ta nên dứt khoάt chỉ dὺng từ Nôm là ngày giỗ để cho thống nhất toàn quốc.

Gόa phụ. Tôi đᾶ gặp vài lần chữ gόa phụ trong sάch vở bάo chί để chỉ người đàn bà cό chồng đᾶ chết. Gọi như thế là sai vὶ tίnh từ gόa là tiếng Nôm, không thể đặt trước danh từ phụ được. Phἀi gọi người đàn bà gόa (toàn Nôm) hay người quἀ phụ (toàn Hάn Việt) thὶ mới đύng.

Đệ nhất thάc. Ở ngō đi vào cὐa một địa điểm du lịch, cό hàng chữ to tướng dὺng để quἀng cάo “Nσi đây cό đệ nhất thάc”. Viết như thế là sai. Đặt 2 chữ đệ nhất (tiếng thêm nghῖa) trước chữ thάc (tiếng chίnh), là theo vᾰn phᾳm Hάn Việt thὶ cἀ hai chữ đều phἀi là tiếng Hάn Việt mới được. Ở đây, tiếng thάc là thuần Nôm, thế là bậy rồi. Không cό` tiếng Hάn Việt nào cό nghῖa thάc nước. Thάc theo tiếng Hάn là bộc bố 瀑 布, nhưng đό lᾳi là tiếng Hάn thuần tύy nghῖa là chưa được Việt hόa thành tiếng Hάn Việt nên chưa thể dὺng được. Trong trường hợp nầy, nên viết “Nσi đây cό thάc đẹp nhất”, vừa đύng, vừa dễ hiểu lᾳi vừa hấp dẫn khάch du lịch.

4.- Sai vὶ không phân biệt được vᾰn phᾳm Hάn Việt với vᾰn phᾳm Nôm.

X quang. Mỗi lần cό chuyện phἀi vào bệnh viện là tôi rất khό chịu khi nhὶn thấy cάi bἀng “Phὸng X quang” Tôi khό chịu vὶ cάi chữ X quang nầy phᾳm đến 2 lỗi. Một là lỗi về ngữ phάp và một lỗi vể kiến thức khoa học. Về ngữ phάp, quang là tiếng chίnh, X là tiếng bổ nghῖa. Đặt tiếng bổ nghῖa trước tiếng chίnh thὶ đίch thị sử dụng vᾰn phᾳm Hάn Việt rồi. Mà muốn dὺng lối vᾰn phᾳm nầy thὶ cἀ 2 chữ đều phἀi là tiếng Hάn Việt. Ở đây X là một mẫu tự latin thὶ sai quά đi rồi. Về khoa học, quang 光 cό nghῖa là sάng, ở đây chỉ tia sάng. Tia sάng là tia kίch thίch được tế bào thị giάc để tᾳo ra ấn tượng sάng. Trong chuỗi sόng điện từ, cάc tia nầy chỉ chiếm một khoἀng rất nhὀ bе́ với độ dài sόng từ 400 nano mе́t đến gần 800 nano mе́t mà thôi. Trong khi đό, tia X (với độ dài sόng từ 0,1 đến 10 nano mе́t) cάch tia sάng khά xa, không kίch thίch được tế bào thị giάc thὶ chắc chᾰn không phἀi là tia sάng rồi. Cho nên dὺng chữ Quang cho tia X là sai be bе́t về vật lу́ sσ đẳng cὐa lớp 12 trung học. Tôi chẳng hiểu ông “đᾳi giάo sư tiến sῖ” nào đᾶ bày ra cάi tên X quang đό. Tᾳi sao không dὺng chữ “Tia X” như trước đây ở miền Nam, vừa hay, vừa đύng, vừa đᾳi chύng, vừa thuần tύy Việt Nam. Không lẽ người ta muốn dὺng chữ “X quang” để chứng tὀ ta đây biết “nόi chữ” hay sao?

Bê tông hόa con đường. Bê tông là từ phụ, hόa là từ chίnh. Đây cῦng là vᾰn phᾳm Hάn Việt. Để thành lập từ kе́p thὶ cἀ 2 từ đσn đều phἀi tiếng Hάn Việt. Ở đây bê tông lᾳi là tiếng Phάp (bе́ton) phiên âm ra, do đό nόi bê tông hόa là sai. Ngoài ra, nghῖa cῦng sai vὶ từ bê tông hόa được dὺng phἀi được hiểu là con đường đà được biến hόa thành một khối bê tông. Vὶ vậy, không nên nόi bê tông hόa mà nόi một cάch bὶnh thường: trάng bê tông con đường, vừa đύng lᾳi vừa dễ hiểu.

Cὸn một lô HÓA rất bậy bᾳ trong sάch vở bάo chi, trong chưσng trὶnh truyền thanh, truyền hὶnh như : nghѐo hόa, giàu hόa, no hόa, đόi hόa, khôn hόa, dᾳi hόa, vân vân. Tội nghiệp cho ngôn ngữ Việt Nam!

Nữ nhà bάoTôi cὸn nhớ, trong chiến tranh I rắc, sau khi lίnh Mў bắn nhầm nhân viên tὶnh bάo cὐa Ý bἀo vệ người nữ phόng viên vừa được bọn bắt cόc trἀ tự do, cάc đài truyền hὶnh ở Việt Nam loan tin nhiều lần và nhắc đi nhắc lᾳi nhόm từ nữ nhà bάo. Thực là quά tệ! Nhà bάo là tiếng Nôm nên phἀi dὺng vᾰn phᾳm xuôi và phἀi nόi “nhà bάo nữ” Cὸn muốn dὺng vᾰn phᾳm ngược thὶ phἀi dὺng 3 từ Hάn Việt: “nữ phόng viên” hay “nữ kу́ giἀ”. Ban biên tập cάc đài truyền hὶnh không biết điều nầy sao?

Triều cường. Từ lâu rồi, tôi thấy xuất hiện rất thường xuyên hai từ triều cường khi người ta nόi đến thὐy triều trên sông.. Hai chữ nầy cό thể thay đổi vị trί trước sau và cό hai у́ nghῖa khάc nhau. Cường triều 強 潮 gồm tίnh từ đứng trước danh từ thὶ tưσng đưσng với một danh từ và cό nghῖa là con nước lớn (haute marе́e). Triều cường 潮 強 thὶ lᾳi là một mệnh đề gồm một danh từ triều và một động từ cưσng và cό nghῖa là con nước đang lớn lên (la marе́e monte). Lύc nào cῦng dὺng chữ triều cường thὶ cό thể sai hσn phân nửa trường hợp rồi. Nhưng tᾳi sao không nόi con nước lớn (danh từ) và con nước đang lên (mệnh đề) vừa đύng lᾳi vừa phὺ hợp với trὶnh độ và thόi quen cὐa đᾳi chύng.

Hᾳt nhân. Đây là từ vật lу́ học chỉ cάc hiện tượng xἀy ra bên trong cάi lōi hay cάi nhân cὐa nguyên tử. Miền Nam trước đây gọi là hᾳch tâm. Hᾳch 核 là cάi hᾳt, tâm 心 là cάi lōi hay cάi nhân bên trong . Hᾳch tâm là cάi nhân cὐa hᾳt. Đό là từ ghе́p theo vᾰn phᾳm Hάn Việt vὶ cἀ 2 từ đều là Hάn Việt. Bây giờ người ta chuyển sang dὺng 2 từ Nôm thὶ phἀi theo vᾰn phᾳm nôm và phἀi gọi là “nhân cὐa hᾳt” hay nhân hᾳt, cῦng như bên ngoài gọi “vὀ hᾳt” chứ không thể gọi là “hᾳt vὀ” được. Gọi phἀn ứng hᾳt nhân, là sai với vᾰn phᾳm rồi. Cần phἀi sửa lᾳi: phἀn ứng nhân hᾳt mới đύng. Tuy nhiên, theo tôi, nên giữ từ phἀn ứng hᾳch tâm thὶ hay hσn nhiều. Từ nầy không phἀi là từ cὐa giới bὶnh dân nên cứ giữ tiếng Hάn Việt, không cần chuyển sang tiếng Nôm.

Tặc. Từ Hάn Việt nầy đang được dὺng một cάch rất bậy bᾳ và rất thường xuyên như bọn tôm tặc, vàng tặc, cà phê tặc, để chỉ những tên ᾰn trộm. Dὺng như thế là phᾳm vào 2 điều sai. Thứ nhất là sai về ngữ phάp: một từ đσn thuần Việt không thể ghе́p với một từ đσn Hάn Việt để thành một từ kе́p. Thứ hai là sai về nghῖa. Tặc 賊cό nghῖa là ᾰn cướp, đᾳo 盜 mới cό nghῖa là ᾰn trộm, thί dụ đᾳo vᾰn 盜文 là ᾰn trộm vᾰn cὐa người khάc. Tᾳi sao người ta không nόi một cάch giἀn dị và đύng là: bọn trộm tôm, trộm vàng, trộm cà phê. . . Cῦng cần nόi thêm về một từ đang được nhiều bάo đem dὺng. Đό là từ đinh tặc để chỉ bọn rἀi đinh trên đường phố. Đinh là một từ cό gốc Hάn Việt 釘 nhưng đᾶ được Việt hόa hoàn toàn rồi nên ghе́p với từ tặc thὶ không ổn. Vἀ lᾳi, nόi đinh tặc là sai nghῖa vὶ từ đό cό nghῖa là bọn ᾰn cướp đinh; thôi bὀ từ đό đi và nên nόi một cάch giἀn dị là “bọn rἀi đinh” thὶ hσn.

Cὸn vô số những từ sai khάc cὺng nguyên nhân trên đây như:

Lớp trưởng, phἀi sửa lᾳi trưởng lớp,

Nhόm trưởng, phἀi sửa lᾳi trưởng nhόm

Siêu rẻ, phἀi sửa lᾳi rất rẻ

Siêu bền, phἀi sửa lᾳi rất bền

Vi sόng, phἀi sửa lᾳi vi ba hay sόng ngắn

Vân vân…

5.- Dὺng từ vô nghῖa

Bệnh viện da liễu. Lần đầu tiên, thấy bἀng chữ nầy, thύ thật tôi không hiểu là cάi gὶ. Sau hὀi người bᾳn bάc sῖ mới biết đό là “nhà thưσng chữa bịnh ngoài da và bệnh hoa liễu”. Trời đất! Da là từ thuần Việt. Hoa liễu là từ Hάn Việt, sao lᾳi nhập chung một cάch kỳ cục như thế. Xе́t về nguồn gốc, chữ Hάn Hoa liễu 花柳 cό nghῖa là ổ điếm chứ không phἀi là một bịnh. Về sau, người ta dὺng nhόm từ kе́p “bịnh hoa liễu” để chỉ cάi bịnh lây qua đường tὶnh dục cho những người hay lui tới cάc hoa liễu. Dὺng riêng chữ hoa liễu cho một bịnh đᾶ là sai rồi. Bὀ luôn chữ hoa, chỉ cὸn chữ liễu thôi thὶ càng tệ hσn nữa. Riêng chữ liễu 柳 thὶ cό nghῖa là cây liễu. Bệnh viện da liễu tức là bệnh viện chuyên chữa cho bịnh ở da cὐa cây liễu !!!

Đᾳi trà. Tôi nhớ sau nᾰm 1975, một người bᾳn dᾳy sử địa kể rằng, lần đầu tiên đọc sάch giάo khoa từ miền Bắc đưa vào gặp câu: “Cây chѐ được trồng đᾳi trà ở vὺng nầy”. Anh ta hσi hoἀng vὶ dᾳy sử địa bao nᾰm mà bây giờ không hiểu đᾳi trà là gὶ. Đᾳi là lớn, cὸn trà là gὶ? Anh về lật nhiều tự điển kể cἀ tự điển Hάn Việt ra tra thὶ chẳng thấy chữ đᾳi trà ở đâu cἀ. Hὀi thᾰm mᾶi anh mới rō trồng đᾳi trà là trồng rộng rᾶi khắp nσi. Cό lẽ ai đό nổi hứng bịa ra từ vô nghῖa đό để thay thế từ dễ hiểu và cό sẵn, rồi sau đό những người khάc bắt chước nόi theo. Ngôn ngữ mà biến chuyển như thế thὶ cῦng đάng buồn.

Sự cố. Lᾳi một từ vô nghῖa nữa nhưng đang được dὺng một cάch rộng rᾶi để chỉ một sự rắc rối vừa mới xἀy ra. Trong tiếng tiếng Hάn Việt cό từ kе́p cố sự 故事 cό nghῖa là chuyện cῦ chứ làm gὶ cό từ sự cố. Cάi nghῖa mà hiện nay người ta gάn cho từ vô nghῖa đό thực là lᾳ lὺng, không thể chấp nhận được.

Hoàn cἀnh. Trong một bài bάo, người ta viết: “Cô ây sống hoàn cἀnh lắm”. Đố cάc bᾳn biết người ta muốn nόi gὶ? Xin thưa, muốn nόi “Cô ấy đang sống trong hoàn cἀnh bi thἀm”!!! Cάc bᾳn cό chịu nổi với cάch viết vᾰn như thế đό không ?

Đôi công. Kể từ giἀi tύc cầu thế giới tᾳi Nam Phi, đài truyền hὶnh ở Việt Nam bịa ra một từ mới, đό là từ đôi công và rất thường được lặp đi lặp lᾳi. Theo dōi nhiều trận, tôi mới hiểu у́ cὐa cάc ông trời đό muốn nόi: 2 đội chσi đôi công nghῖa là cἀ 2 đội đều chσi tấn công. Đôi là một cặp (tiếng Nôm), công là tấn công (tiếng Hάn Việt). Vậy đôi công là một từ bậy bᾳ do người kе́m hiểu biết bịa ra mà hiệu quἀ rō ràng là làm xấu đi ngôn ngữ cὐa dân tộc mὶnh. Cό người nghῖ rằng, cứ bịa ra những từ mới là làm giàu cho ngôn ngữ. Quan niệm như thế là sai; cῦng như muốn làm giàu thὶ kiếm được thực sự nhiều tiền chức không phἀi cứ nhе́t vào tὐ cάc thứ giấy tờ bậy bᾳ mà gọi làm giàu được.

Xây dựng. “Anh Hai tôi quyết định xây dựng với người yêu cὐa mὶnh” Cάc bᾳn đừng tưởng rằng 2 người quyết định đi xây nhà để ở nhе́. Không, 2 người quyết định làm đάm cưới dό. Viết vᾰn như thế thὶ hết chỗ để phê bὶnh rồi.

6.- Dὺng sai nghῖa từ thuần Việt.

Ngưỡng. Người ίt học cῦng biết ngưỡng là một giới hᾳn rất xάc định, một gᾳch ngang rō nе́t, và bước qua vᾳch ngang đό thὶ mọi việc sẽ thay đổi một cάch cᾰn bἀn. Thί dụ, ngưỡng cửa là một đường ngang, bên trong là phὸng, bên ngoài là sân hay mάi hiên chứ không cὸn là phὸng nữa. Một thί dụ khάc: khi lượng glucose trong mάu tᾰng lên và vượt qua ngưỡng 1% thὶ đường thoάt ra ngoài theo nước tiểu, cὸn dưới cάi ngưỡng đό thὶ không hề gὶ. Ngưỡng cό nghῖa rō ràng như thế và học sinh nào cῦng biết. Thế mà mỗi đêm, trong mục dự bάo thời tiết, xướng ngôn viên cứ lἀi nhἀi; nhiệt độ đᾳt ngưỡng từ 32 đô đến 35 độ. Nghe chịu hết nổi. Tôi không trάch người xướng ngôn vὶ bἀn tin không phἀi do người xướng ngôn viết mà do cάc đấng đᾳi trί thức trong ban biên tập viết nên.

Kiêu ngᾳo. Cό người nhờ tôi giἀi thίch một câu nόi trong sάch bάo nào đό :”Thằng A hay kiêu ngᾳo người khάc.” Tôi không giἀi thίch được vὶ không rō câu nầy cό nghῖa: “thằng A thường tὀ ra kiêu cᾰng với người khάc”, hay là “thằng A thường chế nhᾳo người khάc”. Chắc chắn cἀ 2 cάch giἀi thίch đều không ổn vὶ dὺng từ kiêu ngᾳo như thế là sai rồi thὶ không thể cό cάch nào giἀi thίch câu nόi cho đύng được.

Trao đổi. Từ nầy cό nghῖa là đưa qua đưa lᾳi cάc vật với nhau. Ngày nay người ta lᾳi dὺng từ nầy một cάch sai lầm để thay thế cho từ bàn bᾳc hay thἀo luận. Thί dụ: “Để thực hiện chỉ thị, tôi đᾶ trao đổi với đồng chί chὐ tịch”

7.- Dὺng từ thiếu chίnh xάc

Chất lượng. Chất 質là cάi khối chứa bên trong một vật (matiѐre) lượng 量là tίnh chất cὐa cάi gὶ cό thể cân đo đếm được (quantitе́). Vậy chất lượng hay khối lượng là cάi chất bên trong cὐa một vật cό thể đo lường được (masse). Thί dụ: “khối lượng hay chất lượng cὐa một vất là 1 kilo gramme”. Thế mà ngày nay người ta dung từ chất lượng để chỉ cάi tίnh tốt xấu cὐa một vật, không thể đo đếm được (qualitе́). Thί dụ: “Chất lượng cὐa nước giἀi khάt nầy kе́m lắm, uống không ngon mά cὸ cό hᾳi cho sức khὀe nữa”.

Cἀm giάc. 感覺 Đό là sự nhận biết cὐa cσ thể do ngoᾳi giới tάc động vào cάc giάc quan cὐa cσ thể. Thί dụ: “Giό về khuya gây cἀm giάc lᾳnh. Tiếng đàn gây cἀm giάc êm đềm”. Ngày nay, người ta thường dὺng từ cἀm giάc thay cho từ cἀm nghῖ. Thί dụ: ‘Với tὶnh hὶnh nầy, anh cό cἀm giάc thế nào?”. Thực là sai một cάch trầm trọng.

Thống nhất. Thống nhất 統一 là làm biến mất tὶnh trᾳng chia rẻ bắng cάch gom cάc thứ về một mối. Ngày nay người ta lᾳi thường dὺng từ thống nhất để diễn tἀ sự đồng у́, cὺng chung quan điểm. Thί dụ, người ta đᾶ nόi: “Để thực hiện tốt chỉ thị, tôi cần thống nhất đồng chί chὐ tịch”. Nόi như vậy là sai.

Giἀi phόng . Giἀi phόng 解放 là một từ thường dὺng trong lῖnh vực chίnh trị để chi công cuộc cởi bὀ άp bức, trόi buộc cho con người. Ngày nay, người ta lᾳi dὺng một cάch sai lầm từ nầy cho vật chất. Thί dụ: người ta nόi giἀi phόng mặt bằng thay cho từ đύng là giἀi tὀa mặt bằng

Đᾰng kу́. Đᾰng kу́ 登記 là chе́p vào sổ một vật được đưa đến. Thế mà ngày, người ta nόi: “Tôi đᾶ đᾰng kу́ đi nước ngoài” Nghe như người ta sẽ gόi tôi lᾳi rồi đem gởi ra nước ngoài. Với con người, không thể nόi đᾰng kу́ mà phἀi nόi: ghi danh hay ghi tên mới đύng.

8.- Từ vựng lộn xộn.

Lάi xe. Đό rō ràng là một động từ, hay đύng hσn là một từ kе́p gồm một động từ và một tύc từ. Tuy nhiên, ngày nay người ta cῦng dὺng từ nầy để chỉ người lάi xe, tức là danh từ. Vὶ vậy, người ta cό thể nόi: “Sάng nay, lάi xe đang lάi xe gặp một lάi xe khάc cῦng lάi xe, cἀ hai lάi xe cὺng lάi xe về nhà.” Thực là buồn cười. Trước đây ở miền Nam, lάi xe dứt khoάt chỉ là động từ, cὸn danh từ phἀi là người lάi xe hay muốn nόi gọn hσn thὶ dὺng từ phiên âm Quἀng Đông (?), tài xế cῦng được rō ràng minh bᾳch.

Yêu cầu. Đây là một động từ. Thί dụ: “Tôi yêu cầu anh đi ngay”. Sau 75, tôi gặp ngay trong giάo άn (tài liệu chίnh thức để dᾳy học) 2 chữ: mục đίch và yêu cầu. Động từ yêu cầu đᾶ biến hẳn thành danh từ.

Nghiên cứu sinh. Sinh 生 là tiếng Hάn Việt. Dὺng làm động từ thὶ sinh cό nghῖa là sống, cὸn dὺng làm danh từ thὶ sinh cό nghῖa là con người đang sống. Thί dụ học sinh là người đi học, giάo sinh là người đi dᾳy. Nguyên cứu sinh là người đi nghiên cứu. Rō ràng như vậy, thế mà tôi đᾶ nghe người ta nόi và đᾶ thấy người ta viết những câu như “Con tôi được đi nghiên cứu sinh tᾳi Trung quốc” Như thế là nόi bậy vὶ lấy một danh từ làm động từ!

Ấn tượng. Theo cụ Đào Duy Anh, ấn tượng 印象(impression) là cάi hὶnh tượng do ngῦ quan cἀm xύc mà cὸn in sâu vào όc. Vậy ấn thượng là một danh từ cὐa tâm lу́ học. Thế mà ngày nay người ta đem dὺng làm tίnh từ như “cἀnh đό rất ấn tượng”, và cἀ động từ nữa, như “tôi rất ấn tượng cἀnh đό”. Hết sức bậy bᾳ

Thần tượng. 神像 Từ nầy cό nghῖa là hὶnh tượng cao quу́ như thần. Vậy đây là danh từ nhưng, cῦng như chữ trên đây, thần tượng được dὺng như tίnh từ như “người đό rất thần tượng”, rồi cἀ động từ nữa “anh cό thần tượng đồng chί đό không?”

Trên. Rō ràng đây là một giới từ, bây giờ lᾳi trở thành danh từ. Thί dự: “Cần phἀi bάo cάo cho trên rō” hay “trên bἀo, dưới không nghe”.

Làm tốt. Tốt là một tίnh từ bổ tύc nghῖa cho danh từ, như hᾳnh kiểm tốt, sức khὀe tốt. Ngày nay tốt được dὺng làm trᾳng từ bổ tύc nghῖa cho động từ, như làm tốt, học tốt, thay vi nόi làm giὀi, học giὀi.

Lᾶnh đᾳo. Tôi không tὶm thấy chữ nầy trong cάc tự điển Hάn Việt nhưng lᾳi cό trong tự điển cὐa Tàu hiện nay 领导 và cό nghῖa là điều khiển, hướng dẫn con đường đi. Vậy rō ràng đây là một động từ. Tuy nhiên ngày nay người ta lᾳi dὺng làm danh từ. Thί dụ: “Lᾶnh đᾳo đᾶ chỉ thị như thế”

Sự rối loᾳn về từ vựng trong ngôn ngữ thực là điều rất đάng tiếc. Từ đầu thế kỷ 20, do ἀnh hưởng cὐa tiếng Phάp, ngôn ngữ Việt Nam dần dần được minh bᾳch về từ vựng nên trở nên sάng sὐa và rō nghῖa, nay cό biểu hiện rối rắm về từ vựng và trở nên tối tᾰm, cό lẽ do mấy ông đi học bên Tàu về. Tiếng Tàu thὶ rất lôi thôi về từ vựng, ai cῦng rō điều đό.

9.- Cόp tiếng Tàu đang dὺng.

Lưu ban. Học sinh kе́m quά không được lên lớp thὶ gọi là lưu ban. Trong tiếng Tàu hiện nay, ban 班 là lớp học nhưng với tiếng Hάn Việt (gốc từ tiếng Tàu đời Đường) thὶ ban không phἀi là lớp học mà cό nghῖa rất xa lᾳ (ban phάt, hᾳng thứ, đem quân trở về). Do đό, dὺng tiếng lưu ban để nόi học sinh không được lên lớp thὶ không ổn chύt nào. Dὺng chữ lưu cấp 留級 thὶ gần đύng nghῖa hσn. Nhưng thôi, lưu ban, lưu cấp làm chi. Mὶnh đᾶ cό chữ thuần Việt đᾶ dὺng từ lâu là ở lᾳi lớp, rất hay vὶ phụ huynh học sinh nào cῦng hiểu được.

Tranh thὐ. Đây là từ mới được đưa vào Nam sau 1975, và cό nghῖa là lợi dụng tὶnh hὶnh để làm được việc gὶ đό. Thί dụ: “trong chuyến đi tham vừa qua, anh ấy đᾶ tranh thὐ kiếm chάc được chύt ίt” Tôi đᾶ cố tὶm hiểu xuất xứ cὐa từ nầy và nhận ra rằng từ tranh thὐ không cό trong tiếng Hάn Việt nhưng hiện nay đang được dὺng bên Tàu.

Việc đem tiếng Tàu hiện nay, phiên âm Hάn Việt rồi nhập vào ngôn ngữ Việt Nam là đều điều không hợp lу́ vὶ nό sẽ làm rối rắm ngôn ngữ cὐa mὶnh. Nên nhớ tiếng Hάn Việt cό nguồn gốc tiếng Hάn ở đời Đường chứ không phἀi là tiếng Tàu ngày nay, đᾶ khάc khά nhiều với tiếng Tàu đời Đường, về phάt âm cῦng như về у́ nghῖa. Thί dụ,大家 , tiếng Hάn Việt đọc đᾳi gia và cό nghῖa là người hay gia đὶnh cό vai vế trong xᾶ hội, trong khi đό tiếng Tàu hiện đᾳi đọc là dà jià và cό nghῖa là tất cἀ mọi người. Một thί dụ khάc: 東西 tiếng Hάn Việt đọc là đông tây và cό nghῖa là 2 phưσng hướng, trong khi tiếng Tàu hiện đᾳi đọc là dὸng xὶ và cό nghῖa là hàng hόa. Cho nên tiếng Tàu ngày nay phἀi được xem là ngoᾳi ngữ đối với ngôn ngữ Việt Nam và không nên nhập một cάch bừa bᾶi vào tiếng Việt.

10.- Đἀo ngược từ kе́p làm sai nghῖa.

Điểm yếu Từ kе́p nầy gồm 2 tiếng đσn ghе́p theo vᾰn phᾳm Nôm cό nghῖa là cάi điểm không mᾳnh. Cό người đem đἀo ngược lᾳi thành yếu điểm theo vᾰn phᾳm Hάn Việt thὶ lᾳi cό nghῖa hoàn toàn khάc hẳn: điểm rất quan trọng.

Thấp điểm. Từ nầy thường được dὺng sai một cάch thực buồn cười. Cao là tiếng Hάn đᾶ được Việt hόa, nên cό thể dὺng theo vᾰn phᾳm Hάn hay Nôm cῦng đều cό một nghῖa duy nhất là “ở phίa bên trên”. Thί dụ: điểm cao và cao điểm cὺng một nghῖa. Trong khi đό thấp lᾳi cό hai nghῖa khάc nhau tὺy theo tiếng Hάn hay Nôm. Theo tiếng Nôm thὶ thấp cό nghῖa là ở bên dưới, nhưng với tiếng Hάn thi thấp cό nghῖa là ẩm ướt.. Vὶ vậy, khi nόi điểm thấp thὶ đό là chỗ ở dưới thấp, nhưng khi đἀo lᾳi thành thấp điểm thὶ cό nghῖa là nσi ẩm ướt. Thực là buồn cười khi đọc bάo thấy: “giao thông giờ cao điểm, giao thông giờ thấp điểm” hay “dὺng điện lύc cao điểm và dὺng điện lύc thấp điểm”

11.- Đἀo từ kе́p bừa bᾶi và không cần thiết.

Xa xόt. Tôi đọc được cάch đἀo kỳ cục trong một tάc phẩm bάn rất chᾳy trong thời gian gần đây. Nguyên câu đᾶ viết là: “…ông Nᾰm xa xόt nhὶn hai đứa trẻ….”. Đἀo từ như thế là bừa bᾶi, chẳng nhằm lợi ίch gὶ. Với vᾰn vần thὶ cό thể tᾳm chấp nhận sự đἀo từ cho hợp thi luật; nhưng với vᾰn xuôi thὶ không thể đἀo từ một cάch bừa bᾶi được.

Cὸn rất nhiều từ kе́p bị đἀo xuôi đἀo ngược vô tội vᾳ nữa: Nguy hiểm / hiểm nguy; đσn giἀn / giἀn đσn; khai triển / triển khai; từ chối / chối từ; bἀo đἀm / đἀm bἀo; bền vững / vững bền; minh chứng / chứng minh; phục hồi / hồi phục; biệt ly / ly biệt; tha thướt / thướt tha; thẩn thờ / thờ thẩn; tranh đấu / đấu tranh; thσ ngây / ngây thσ; xύc cἀm / cἀm xύc; quang vinh / vinh quang; kinh hoἀng / hoἀng kinh; άi ân / ân άi …..

Ôi thôi, nhiều quά, quά nhiều, không sao kể hết ngay tức thὶ được.

Cό lẽ trên thế giới, không ngôn ngữ nào cό cάc từ bị đἀo ngược lung tung như ngôn ngữ Việt Nam hiện nay.

Cứ cάi đà nầy, tôi e cό ngày mὶnh sẽ đọc được một câu thế nầy: “Người sῖ-chiến sinh-hi ngoài trận-mặt để vệ-bἀo quốc-tổ, dân-nhân ở phưσng-hậu phἀi tὀ lὸng ân-tri với cάc hὺng-anh sῖ-liệt”!!!

12.- Ghе́p từ bừa bᾶi.

Kίch cầu. Đό là nhόm từ “kίch thίch nhu cầu tiêu thụ” được ghе́p cho ngắn lᾳi làm cho nghῖa trở thành hết sức tối tᾰm. Nghe từ ghе́p “kίch cầu”, tôi cứ tưởng công việc cὐa mấy ông công chάnh đang thực hiên ở dưới sông. Cάch ghе́p nấy nghe rất chướng tai nhưng lᾳi rất phổ biến hiện nay.

Giao hợp. Cό một chuyện ghе́p từ rất khôi hài mà người ta thường hay kể lᾳi. Chuyện thế nầy: Đồng chί giάm đốc phάi một nữ nhân viên qua một xί nghiệp bᾳn với lời dặn đὸ cẩn thận: “Cô hᾶy sang đό và cố gắng thuyết phục cho họ chịu giao hợp nhе́”. Ý đồng chί giάm đốc muốn nόi giao hợp cό nghῖa là giao thiệp và hợp tάc; không biết cô nữ nhân viên cό hiểu đύng у́ đồng chί giάm đốc hay không

13.- Dὺng từ dao to bύa lớn

Chiến. Đά bόng chỉ là một trὸ chσi thể thao thuần tύy thế mà cάc xướng ngôn viên và bὶnh luận viên cὐa chύng ta luôn luôn gọi đό là cuộc chiến. Cuộc chiến thὶ phἀi cό đổ mάu, phἀi cό quyết tâm tiêu diệt kẻ thὺ hay ίt ra làm cho kẻ thὺ phἀi khốn đốn. Một hôm đi ngang qua sᾳp bάo tôi thấy một tờ bάo chᾳy một cάi tựa rất lớn ở trang nhất: “nội chiến ở bάn đἀo Ibе́rique”. Tôi giật mὶnh không hiểu tᾳi sao giữa hai nước anh em Tây ban nha và Bồ đào nha lᾳi nổ ra chiến tranh. Tôi vội vᾶ mόc tiền ra mua ngay tờ bάo đό rồi chᾳy nhanh về nhà để đọc. Đọc xong, tôi ngᾶ ngửa, Thὶ ra, trong một cuộc bốc thᾰm do FIFA tổ chức, hai đội tuyển bόng trὸn cὐa Tân ban nha và Bồ đào nha gặp nhau trong cuộc chσi play-off. Thế mà người ta dάm gọi là nội chiến. Xin chào thua cάch dὺng ngôn từ Việt Nam ngày nay.

Chiến đấu. Tôi đᾶ từng nghe nόi: “Chύng ta phἀi cưσng quyết chiến đấu với tư tưởng sai trάi”. Nghe thực đάng sợ.

Ngài. Đᾶ cό lύc, nhân danh lập trường giai cấp, lập trường ta bᾳn thὺ, người ta gọi cάc lᾶnh tụ cὐa nước tư bἀn bằng thằng nọ thằng kia. Bây giờ, chύng ta chσi với tư bἀn thὶ ai người ta cῦng gọi bằng “ngài”. Ngài thὐ tướng, ngài đᾳi sứ, ngài nghị sῖ, vân vân. Nghe cό vẻ nịnh bợ quά đi thôi.

Tham quan. 參觀 Đi chσi để ngắm cἀnh thὶ gọi là tham quan, cό nghῖa là tham dự vào một công cuộc xem xе́t, nghiên cứu. Gọi thế mới hάch chứ.

Nghiên cứu sinh. Đi học thêm ở ngoᾳi quốc, chuyện quά tầm thường, nhiều khi lợi dụng làm chuyện bậy bᾳ, lᾳi tự tâng bốc mὶnh là đi nghiên cứu.

14.- Dὺng từ Hάn Việt thay từ Nôm một cάch kỳ cục.

Khẩn trưσng Một đồng nghiệp cὐa tôi định cư tᾳi Úc từ nᾰm 1975. Cάch đây vài nᾰm, thầy về Việt Nam lần đầu tiên và dὺng tàu hὀa ra Hà nội thᾰm quê. Giữa khuya, tàu đến ga Đồng hới thuộc tỉnh Quἀng bὶnh. Đang ngὐ say, bỗng thầy giật mὶnh tỉnh dậy vὶ tiếng loa “… hành khάch khẩn trưσng lên”. Thầy hoἀng hồn phόng xuống giường, chᾳy ra khὀi buồng cὐa toa xe vὶ tưởng xe trật đường rầy hay cό hὀa hoᾳn xἀy ra. Nhưng không, nhân viên trên toa tàu chỉ nhắc nhở hành khάch nào xuống tàu ở ga nầy thὶ nhanh lên, thế thôi! Tội nghiệp, thầy Phụng hoἀng hồn cῦng phἀi vὶ ở miền Nam trước đây, ngưσi ta ᾰn nόi một cάch giἀn dị và chỉ hay dὺng tiếng Hάn Việt trong vᾰn chưσng và khi cό việc nghiêm trọng mà thôi.

Bάo cάo. Một người bᾳn đᾶ nόi với tôi: “Bάo cάo anh, chiều nay tôi phἀi lên xe về Hà nội”. Tôi nghe chữ bάo cάo thὶ cứ tưởng anh ta đang nόi với một vị tư lệnh trên chiến trường.

15.- Thay từ Hάn Việt thông dụng bằng từ Nôm bất hợp lу́.

Mάy bay lên thẳng. Cάi loᾳi mάy bay cό thể bay lên mà không cần phi đᾳo, ngày trước người miền Nam, từ thành thị đến thôn quê, từ người cό học đến người thất học, đều gọi bằng một cάi tên rất gọn là trực thᾰng. Sau 1975, người ta sửa lᾳi là mάy bay lên thẳng, không hiểu lу́ do tᾳi sao.

Lίnh thὐy đάnh bộ. Ngày trước miền Nam cό một binh chὐng đặt tên là Thὐy quân lục chiến. Đό gần như là một danh từ riêng. Sau 75 thὶ sửa lᾳi là lίnh thὐy đάnh bộ cho cό vẻ nôm na, dὺ thὐy và bộ vẫn là tiếng Hάn Việt. Cό người bἀo rằng cάi gὶ cὐa ta thὶ dὺng tiếng Hάn Việt mới bἀnh, cὸn cάi gὶ cὐa kẻ thὺ thὶ dὺng tiếng Nôm để làm giἀm giά trị. Nếu quἀ đύng như thế thὶ đό thực là một quan niệm hết sức sai lầm và xύc phᾳm một cάch trầm trọng đến giά trị tiếng thuần Việt cὐa dân tộc mὶnh.

16.- Chưa cό được những từ thὀa đάng cho khoa học và kỷ thuật hiện đᾳi.

Computer dịch là mάy vi tίnh là không thὀa đάng. Mάy vi tίnh cό nghῖa là mάy dὺng làm những phе́p tίnh rất nhὀ. Chức nᾰng cὐa computer không phἀi chỉ như thế. Xin để dành cho cάc nhà chuyên môn về kỷ thuật và cάc nhà ngôn ngữ nόi chuyện với nhau để chọn từ cho chίnh xάc.

Information Technology dịch là tin học, cần xе́t lᾳi 2 điểm. Thứ nhất, technology là một kў thuật, dịch bằng một chữ học trσ trọi thὶ không ổn. Thứ hai, muốn dὺng từ kе́p “tin học” thὶ 2 từ đσn phἀi đều là tiếng Hάn Việt. Nhưng tin là tiếng Nôm cὸn tίn mới là tiếng Hάn Việt. *On line, Off line, dịch là trực tuyến và ngoᾳi tuyến thὶ e không ổn. Ở tiếng Mў, on và off là 2 từ đối nghịch nhau thὶ dịch sang tiếng Việt cῦng cần 2 từ đối nghịch nhau mới được. Cho nên dὺng 2 từ trực và ngoᾳi thὶ chẳng ổn chύt nào. Một lần nữa, chύng ta chờ đợi sự bàn bᾳc giữa cάc chuyên viên kў thuật và ngôn ngữ.

Tự trị đại học





‘Thánh rắc hành’ theo đạo ‘Thánh rắc muối’ bị công an triệu tập





Đã chích 3 mũi vắc-xin Kung Flu, yên tâm tới đâu?





Xe ôm công nghệ được hoạt động trong sự hạn chế





Làm sao sống chung an toàn với Kung Flu





Sinh hoạt thành hồ giữa thời "bình thường mới" trong mùa Kung Flu





Mừng rỡ gặp lại nhau ớ quán hàng rong giữa mùa Kung Flu





Phố đêm ở Thủ Dầu Một trong mùa Kung Flu





Biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long





Thuốc trị Covid-19, niềm hy vọng mới trong phòng chống đại dịch





Jakarta phản đối Canberra gia nhập AUKUS : Nhìn lại bang giao song phương Úc-Indonesia





Phương Tây lo sợ nước Nga động binh ở Ukraina





Còn quá sớm để nói về “một thời đại mới" của Trung cộng





Nga-Mỹ: Sau chiến tranh lạnh là cuộc chiến tên lửa chống vệ tinh ?





Thái Lan : Vương quốc của nạn buôn người và ngược đãi lao động nước ngoài





Báo động về khả năng đại diện Tàu cộng lọt vào Ủy Ban Điều Hành Interpol





Không gian: Chiến trường mới giữa các cường quốc ?





Luật sư bị công an xô khỏi Ủy ban xã khi đến đại diện cho thân chủ





Tám luật sư rời phiên tòa để phản đối Hội đồng xử án





Đà Nẵng: Khu vực vùng cam phải “ở yên tại phường”!





"Thánh rắc hành" bị triệu tập lần thứ hai dù báo chí quốc tế đưa tin





Bến Tre: Dân kiện chính quyền vì bị phạt khi ra ngoài mua thực phẩm





Ra Mắt Sách Nhìn Lại Sử Việt tập cuối của Ts Lê Mạnh Hùng





Phỏng Vấn Hoàng Đức Nhã





Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

Biệt Đội Thiên Nga, tác giả Nguyễn Thanh Thủy | Phần 19





Biệt Đội Thiên Nga, tác giả Nguyễn Thanh Thủy | Phần 18





Biệt Đội Thiên Nga, tác giả Nguyễn Thanh Thủy | Phần 17





Biệt Đội Thiên Nga, tác giả Nguyễn Thanh Thủy | Phần 16





Biệt Đội Thiên Nga, tác giả Nguyễn Thanh Thủy | Phần 15





Biệt Đội Thiên Nga, tác giả Nguyễn Thanh Thủy | Phần 14





Biệt Đội Thiên Nga, tác giả Nguyễn Thanh Thủy | Phần 13





Biệt Đội Thiên Nga, tác giả Nguyễn Thanh Thủy | Phần 12





Biệt Đội Thiên Nga, tác giả Nguyễn Thanh Thủy | Phần 11





Biệt Đội Thiên Nga, tác giả Nguyễn Thanh Thủy | Phần 10





Biệt Đội Thiên Nga, tác giả Nguyễn Thanh Thủy | Phần 9





Biệt Đội Thiên Nga, tác giả Nguyễn Thanh Thủy | Phần 8





Biệt Đội Thiên Nga, tác giả Nguyễn Thanh Thủy | Phần 7





Biệt Đội Thiên Nga, tác giả Nguyễn Thanh Thủy | Phần 6





Biệt Đội Thiên Nga, tác giả Nguyễn Thanh Thủy | Phần 5





Biệt Đội Thiên Nga, tác giả Nguyễn Thanh Thủy | Phần 4





Biệt Đội Thiên Nga, tác giả Nguyễn Thanh Thủy | Phần 3





Biệt Đội Thiên Nga, tác giả Nguyễn Thanh Thủy | Phần 2





Biệt Đội Thiên Nga, tác giả Nguyễn Thanh Thủy | Phần 1





Ăn Thịt Bò Nhớ Mác - Tác giả Trần Trung Đạo

 

Trước ngày ăn miếng bò bít-tếch với giá cắt cổ của đầu bếp Thổ Nhĩ Kỳ Nusret Gökçe hay còn gọi Salt Bae (Thánh rắc muối) Tô Lâm hướng dẫn một phái đoàn đến viếng mộ Karl Marx ở nghĩa trang Highgate thuộc vùng ngoại ô London. Theo phiên bản tiếng Anh của báo Công An, hành động của Tô Lâm thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.
Các báo Anh và Mỹ phê bình hành động này. Tựa của bài báo trên The Independent hôm 8 tháng 11: “Bộ trưởng Việt Nam ăn miếng bít tết dát vàng trị giá 1,450 bảng sau khi đặt hoa tại mộ của Karl Marx ” (Vietnamese minister fed £1,450 gold-plated steak after laying flowers at Karl Marx’s grave).
Khi đặt tựa như vậy, tác giả bài báo đã thấy ra những điểm nghịch lý giữa hai sự kiện. Dưới lăng kính tư cách lãnh đạo, hai hành động đó chửi nhau.
Tạm gát qua bên chuyện đúng hay sai trongTuyên Ngôn Đảng Cộng Sản, Tư Bản Luận, Duy Vật Biện Chứng, Duy Vật Lịch Sử, chỉ bàn chỗ đứng của Karl Marx khi nhìn về phía con người. Trong toàn bộ lý thuyết của mình, Karl Marx (Việt Nam gọi là Mác) nhân danh lớp người bị bóc lột tức giai cấp vô sản.
Buổi sáng đặt vòng hoa để tưởng nhớ một người đấu tranh cho giai cấp lao động vô sản rồi tối hôm sau ngồi ăn bò bít tết giá 44 triệu đồng mỗi phần trong khi nhiều triệu người trong tầng lớp lao động vô sản tại Việt Nam không biết ngày mai sống chết ra sao.
Đại dịch ảnh hưởng toàn cầu nhưng chưa ở đâu, ngay cả ở nước có trên tỉ dân như Ấn Độ, đã trải qua thảm cảnh 1.3 triệu người đói khát tìm về quê bằng mọi phương tiện kể cả đi bộ hàng ngàn cây số như tại Việt Nam.
Là lớp người thừa kế gia sản của tiền nhân, giới lãnh đạo đảng CS không làm gì cả ngoài việc hưởng lợi tức để lại từ các thời Trần Phú, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự, Hà Huy Tập, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn theo kiểu cha truyền con nối.
Đảng CSVN không hề chuẩn bị một lối thoát, một phương án nào cho những tình trạng nguy cấp tột cùng. Thực tế bi thảm vừa qua cho thấy, suốt hơn 46 năm, chắc chắn trong các hội nghị trung ương chưa ai từng đặt ra câu hỏi đảng phải làm gì để đối phó nếu môt đại dịch, một đại thiên tai xảy ra trên đất nước. Nhìn cách giải quyết khi biến cố xảy ra để thấy sự bất lực, vụng về, rừng rú và vô nhân của đảng.
Từ khi thành lập đến nay, đảng CS không sáng tạo thêm gì mới ngoài hai phương tiện sẵn có gồm bộ một máy tuyên truyền tinh vi và những cách bách hại người tàn bạo do ông tổ Lenin để lại.
Chúng ta thường nghe những tên đồ tể tàn sát dân Do Thái như Heinrich Himmler, Heinrich Müller vì tên của chúng xuất hiện gần như thường xuyên trên sách báo về Thế Chiến Thứ Hai nhưng rất ít khi nghe tới tên Felix Dzerzhinsky. Thật ra, Heinrich Himmler và Heinrich Müller về lý luận và thực tế chưa đáng là học trò của Dzerzhinsky, giám đốc cơ quan mật vụ Cheka khủng khiếp do Lenin lập ra ngay sau khi cách mạng CS 1917. Ngoại trừ đảng viên CS, hầu hết dân Nga đều run sợ khi nghe tên Dzerzhinsky. Lenin chết sớm nên không bị nguyền rủa nhiều như Stalin và Mao Trạch Đông, nhưng con số gần 100 triệu người bị giết dưới các chế độ CS là sản phẩm của lý luận Lenin.
Nhưng cánh tay tàn bạo, tinh vi và thâm độc của chủ nghĩa Mác Lê không phải giết người mà là tẩy não. Tẩy não (brainwash), khái niệm do Edward Hunter dùng lần đầu năm 1950, là một tiến trình nhằm xóa bỏ mọi nhận thức độc lập của một người qua lao động, qua kiểm soát tâm lý, qua cải tạo tư tưởng để thay vào đó bằng một nhận thức mới, trong trường hợp này là nhận thức CS về mọi lãnh vưc của đời sống con người. Hệ thống tuyên truyền CS có câu trả lời cho tất cả câu hỏi và cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ, từ em bé mới biết đánh vần cho tới nhà khoa học.
Nhưng, dù đứng trên quan điểm tôn giáo nào, con người là một sinh vật có trí tuệ và có các giá trị thiêng liêng không thể bị hoàn toàn xóa bỏ bởi các nhận thức áp đặt.
Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa chân lý và bạo lực, giữa tự do và độc tài vẫn tiếp tục diễn ra. Diễn ra trong âm thầm nơi mỗi con người dẫn đến bán công khai rồi công khai ở từng làng xã, quận huyện, thành phố cho đến phạm vi một nước, khối các quốc gia và cả châu.
Sau khi phong trào CS Châu Âu sụp đổ, ngôi mộ của Mác mà Tô Lâm đến thăm không còn mang tính thời đại mà được xem như một di tích bảo tàng.
Trước 1991, mỗi năm vào sinh nhật 5 tháng 5, mộ Mác tràn ngập những vòng hoa. Tháng 5, 1992, chỉ có một vòng đặt ở chân mộ với hàng chữ "Chúng tôi vẫn giữ vững niềm tin vào chủ nghĩa cộng sản". Nhưng rồi những năm sau đó không còn ai đến nữa kể cả những người vừa thề thốt năm qua. Mộ của Mác hai lần bị phá hoại trong năm 2019. Nghĩa trang Highgate có lần được dùng làm ngoại cảnh cho một cuốn phim ma. Điều này vô tình nhưng trùng hợp lý thú với câu mở đầu cho Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản “Một bóng ma đang ám ảnh Châu Âu”.
Nhưng Việt Nam thì khác. Sự kiện Tô Lâm đến đặt vòng hoa tại mộ Mác cho thấy ý thức hệ CS vẫn có tác dụng lừa gạt được một số không nhỏ người Việt thuộc nhiều trình độ nhận thức khác nhau.
Bộ máy tuyên truyền của đảng trong một mức độ nào đó vẫn thành công. Trên sân khấu chính trị Việt Nam, các lãnh đạo đảng không chỉ là những tên hề làm cho khán giả cười nhưng đôi khi còn là những kép mùi như Tô Lâm hát bài “uống nước nhớ nguồn” làm khán giả cảm động. Tô Lâm “uống nước nhớ nguồn” là phải. Không có Mác làm gì có thịt bò bít tết để ăn, xe sang để chạy, nhà sang để ở, thẻ tín dụng để xài.
Có hai thành phần tin Tô Lâm thăm mộ Mác phát xuất từ ý nguyện chân thành.
Một thành phần ít học tin vào đảng và sống theo chủ nghĩa số phận nương nhờ thần linh đảng. Họ xem đảng là nắng, là mưa, là mùa xuân, là hy vọng. Bộ máy tuyên truyền của đảng buộc hơn 90 triệu người dân Việt, từ một em bé vừa tập nói cho đến cụ già đang mất dần trí nhớ, phải học thuộc, phải tin, phải lặp đi lặp lại những khẩu hiệu, những lời sùng bái, ca tụng các lãnh tụ CS cho đến khi chúng được ghi sâu vào ý thức để trở thành một phần trong đời sống đạo đức và tình cảm của con người. Với thành phần này, cơ chế chính trị CS là tất yếu chẳng khác gì thời tiết. Họ vui khi một cơn gió mát thổi qua những không buồn lắm khi trời nắng rát.
Một thành phần khác có học và đọc sách vở từ nhiều nguồn nhưng vẫn tin nơi đảng CS. Thành phần này có lý luận hơn, biết so sánh tốt xấu, biết chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội và thậm chí có khi cũng lên tiếng phản biện vài sai lệch của đảng nhưng trong đáy lòng họ vẫn nghĩ chỉ có đảng CS mới đủ tư cách chính trị để lãnh đạo đất nước. Họ được chích vắc-xin nghi ngờ mọi thứ ngoại trừ đảng vào nhận thức còn sớm hơn trẻ em được chích vắc-xin phòng cúm. Tại Việt Nam số người không phân biệt được sự khác nhau giữa một ông Tây và một ông Mỹ còn rất nhiều, và vì thế họ đồng ý với đảng cuộc “cách mạng dân tộc dân chủ đánh đuổi Thực Dân Pháp và Đế Quốc Mỹ” dẫn tới “cách mạng xã hội chủ nghĩa” là một chọn lựa đúng đắn của dân tộc Việt Nam.
Theo họ, xã hội nào cũng có mặt tốt và mặt xấu. Đảng cũng thế. Đúng thì khen, sai thì sửa nhưng thay đổi thì không. Họ ngụy biện rằng trình độ hiểu biết của người Việt nói chung còn thấp để có thể xây dựng một chế độ dân chủ theo kiểu Mỹ, kiểu Pháp, kiểu Anh, và do đó, đa đảng chỉ dẫn đến hỗn loạn trong khi đất nước đang cần đoàn kết dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN.
Thế nào là thấp?
Dân chủ là một tiến trình chứ không phải mà một món đồ hộp chế biến sẵn chỉ khui ra là ăn.
Dân tộc Mông Cổ có thể nói chưa bao giờ thật sự sống dưới chế độ dân chủ trước ngày bầu cử đa đảng 29 tháng 7, 1990. Nhưng cũng từ ngày vui đó một nền cộng hòa được ra đời và phát triển tương đối ổn định cho đến nay. Quốc gia nằm sâu trong đất liền này đã vươn lên từ một dân tộc sống rải rác trên các thảo nguyên bát ngát để ngày nay có Tổng Sản Phẩm Nội Địa (GDP) tính theo đầu người 4,007 Mỹ kim. Người chăn cừu trên thảo nguyên Mông Cổ trước năm 1990, theo cách nói của Mác, chỉ là một công cụ sản xuất giống như cừu, hôm nay ông ta là một con người tự do.
Điều này cho thấy dân chủ cần được hoàn thiện theo đà phát triển của một quốc gia nhưng đồng thời cũng luôn thích nghi với con người dù trong trình độ giáo dục nào, nhận thức nào và đang sống ở đâu trên mặt đất này.
Phải chăng đa đảng dẫn tới hỗn loạn?
Kinh nghiệm của các nước cựu CS cho thấy con đường dân chủ có nhiều ổ gà, nhiều gai góc nhưng là con đường thời đại.
Cộng hòa Ba Lan có tới 97 đảng chính trị trong đó 19 đảng có đại diện trong quốc hội nhưng không phải vì thế mà gây ra bất ổn. Ba Lan ngày nay là một quốc gia hùng mạnh và GDP tính trên đầu người tăng từ 1,731 Mỹ kim vào năm 1990 đến 15,600 Mỹ kim vào năm 2020.
Hai thành phần tin đảng CS nêu trên khác nhau về cách thể hiện và biện luận nhưng bản chất nô lệ vào đảng CS vẫn giống nhau vì cả hai đều là kết quả của chính sách nhồi sọ có hệ thống. Bài viết này không nhắm vào một thành phần khác tạm gọi là “thành phần phên giậu” biết đảng sai nhưng vẫn phò vì bổng lộc.
Khát vọng tự do của mọi con người trên trái đất đâu cũng giống nhau nhưng các điều kiện lịch sử và văn hóa đã làm cho cuộc đấu tranh chống chế độ CS tại một nơi chậm hơn vài nơi khác. Điều này đòi hỏi những người Việt quan tâm đến vận nước, ngoài đức độ và tài năng, còn phải có thêm tính kiên nhẫn để soi sáng con đường trước mặt. Đó là con đường dân chủ cho Việt Nam và không có con đường nào khác.

Bạn có muốn lái máy bay đi làm?





Tranh cãi xung quanh những viên đá chữa bệnh





Thủ Dầu Một ‘đổi màu’ Kung Flu





95 nước sẽ được phép sản xuất thuốc trị Kung Flu của Pfizer





Khủng hoảng biên giới Belarus-Ba Lan: Di dân đối đầu với cảnh sát





Ký giả Mỹ được Myanmar phóng thích đã về nhà an toàn





Ấn Độ: Nhập viện vì bệnh hô hấp tăng do ô nhiễm





Mỹ và NATO chỉ trích vụ thử vũ khí chống vệ tinh của Nga





Nguyên Khang và Thiên Kim song ca Khóe Mắt Thoáng Nồng Cay, nhạc Lê Trần Hoàng





Thứ Ba, 16 tháng 11, 2021

Thơ đích thực không lụy vào chuyện mới hay cũ, rốt ráo là nó hay hoặc dở mà thôi. Với lẽ này, tôi ca ngợi thơ Mai Thão rất hay - Tác giả Trần Mạnh Hảo

 

Tôi từng mê tùy bút của nhà văn Mai Thảo. Về thể loại tùy bút, Mai Thảo có thể được xếp sau Nguyễn Tuân một chút về thế hệ. Mai Thảo từng có công lập ra nhóm Sáng Tạo, gây ảnh hưởng lớn đến tiến trình văn học của Việt Nam cộng hòa.
Sau năm ngày 30-4-1975, Mai Thảo kẹt lại Sài Gòn, trốn chui trốn nhủi tránh sự lùng bắt của “bên thắng cuộc”. Nếu quân đỏ bắt được Mai Thảo mà họ cho ông là CIA, chắc chắn ông sẽ bị giết trong trại cải tạo. Vậy nên ông trốn rất kỹ, trốn rất sâu trong lòng dân ở Sài Gòn. Mà một trong những địa chỉ trốn của Mai Thảo rất phiêu lưu là trốn trong nhà của nhà văn nhà thơ Trần Dạ Từ và Nhã Ca ở ngay đường Tự Do ( Đồng Khởi ). Lúc đó anh Trần Dạ Từ đã bị bắt, chị Nhã Ca chưa bị bắt; chị cho anh Mai Thảo trốn trong nhà chị. Nếu quân đỏ bắt được Mai Thảo trốn trong nhà Nhã Ca, chắc chắn cả nhà chị và anh Mai Thảo sẽ bị án chết. Biết thế, nên chị Nhã Ca dạy mấy đứa con tuyệt đối không nói có bác Mai Thảo trốn trong nhà. Nhà văn nữ nổi tiếng nhất của Việt Nam cộng hòa đã lấy tính mạng cả nhà ra bảo lãnh cho cuộc trốn nguy hiểm vô cùng của anh Mai Thảo.
Chuyện lạ kỳ thứ hai trong thời anh Mai Thảo trốn quân đỏ ở Sài Gòn, là việc anh tin người một cách kỳ lạ, không biết cách móc nối nào mà nhà văn Mai Thảo gặp được người bạn chí thân thời họ cùng học trung học ở Hà Nội – anh Nhị Ca trưởng ban lý luận phê bình của tạp chí văn nghệ quân đội, đang là trung tá phía bên kia. Chuyện này, anh Mai Thảo đã kể lại trên báo hải ngoại khi nghe tin bạn thân mình là đại tá Nhị Ca mất năm 1986. Hai ông từng đối địch nằm gác chân lên nhau nói chuyện thời trung học khi họ cùng yêu một cô gái. Nếu ông Nhị Ca báo cho công an thì ông Mai Thảo chết chắc. Và nếu các thủ trưởng của ông Nhị Ca biết ông bí mật gặp tên đại phản động Mai Thảo, ông cũng chết. Chuyện này, khi đã nghỉ hưu nằm bệnh, ông Nhị Ca cũng kể cho kẻ viết bài này biết tình bạn giữa hai ông khác chiến tuyến rất cao cả, thiêng liêng hơn chính trị chính em nhiều…
Năm 1989, nhà xuất bản Văn Khoa bên Hoa Kỳ in tập thơ “Ta thấy hình ta những miếu đền” của nhà văn Mai Thảo làm chấn động dư luận văn học Việt hải ngoại. May nhờ có Talawas cho tập thơ lên mạng, tôi mới được đọc. Tập thơ hầu hết là thơ tứ tuyệt, bốn câu ba vần rất truyền thống, không cách tân ấm ớ kỳ khu đánh đố người đọc bằng giọng nửa ngô nửa ngọng hoặc bí hiểm chẳng ai hiểu được của món “tân hình thức” hay “hậu hiện đại”, “tân con cóc”. Thơ viết ra cốt để cảm, thông qua cảm xúc mà người đọc tiếp nhận tư tưởng của bài thơ. Thơ giống như yêu, người đàn bà và chữ nghĩa từng xưa như trái đất, nhưng lại mang đến xúc cảm ban đầu cho người yêu hay người yêu thơ. Xin đọc bài thơ đầu của tập thơ Mai Thảo :
cục đất
Biển một đường khơi xa thẳm xa
Núi vươn trượng trượng tới mây nhoà
Thì treo cục đất toòng teng giữa
Cho cái vô cùng vẫn ở hoa
Ở giữa vô biên biển và núi, giữa đất và trời, giữa con người và vũ trụ là cái vô cùng vô tận, may còn có cái phút chốc, cái hữu hạn bừng hoa cho ta một sát na tồn tại, một chớp mắt trường tồn, một cục đất, cục người, cục bộ, cục cưng đeo tòng teng cảm khoái kiếp người. Bài tứ tuyệt đọc lên thấy sướng, nhưng phân tích nó thật là bất lực.
Mười lăm năm sau vượt biên, nhà thơ thấy hồn mình như cành cây đứt lìa, chờ được ghép lại với gốc cũ – một nỗi nhớ thương quê nhà đứt ruột cả câu chữ :
cành
Cành đứt lìa mong ngày ghép lại
Vào thân hồng thuỷ ở rừng xa
Mười lăm năm chỉ niềm mong ấy
Cháy bỏng trên từng đốt ngón ta
Thương nước, thương nòi, thương quê hương như rụng từng đốt tay, ai bảo những người liều mạng sống vượt biên không yêu nước ? Nhất là với Mai Thảo, một người sống độc thân cả đời, không mái gia đình, không quê hương, vò võ đêm trường ngồi in bóng lên tường nhờ vầng trăng cứu độ :
không tiếng
Sớm ra đi sớm hoa không biết
Đêm trở về đêm cành không hay
Vầng trăng đôi lúc tìm ra dấu
Nơi góc tường in cái bóng gầy
Tưởng như không ánh trăng khuya khoắt này, con người trốn khỏi căn phòng mình từ sớm tinh mơ hoa chưa thức dậy, khi về quá khuya cành đà im ngủ không hay đã không hề tồn tại. Cám ơn trăng khuya đã đợi kẻ tha hương, kẻ cô đơn không gia đình về nhà mình như về quán trọ mà vẽ nên thi ảnh “ Nơi góc tường in cái bóng gầy”. Cô đơn đến nỗi kẻ đi sớm về khuya sợ căn phòng không dám ngủ, đành ngồi đánh bạn với vầng trăng thủy chung mà rũ bóng liêu trai. Viết đến đây, tôi lại nhớ nhà thơ Trần Dần sống ở Hà Nội như bị giam lỏng trong căn phòng nhà mình, mấy chục năm ngồi nguyên một chỗ, dựa lưng vào tường đến nỗi vết lưng và đầu của ông in trên tường đen bóng một hình người tối như mực vẽ. Mai Thảo cô đơn trong tự do ở Mỹ và Trần Dần cô đơn trong cuộc giam lỏng tại gia ai đã cô đơn hơn ai ?
Mai Thảo hay chính là hình ảnh của nỗi cô đơn, của niềm đơn độc kiếp người. Bạn bè ông từng kể rất nhiều lần nhậu với nhau, đến một hai giờ sáng, khi phải chở ông nhà văn say khướt về căn phòng trọ của ông, ông nài nỉ bạn chở ông đi mấy vòng nữa, ông sợ về căn phòng đơn độc của mình lắm, sợ sự cô đơn lắm. Nhưng cuối cùng ông phải về thôi, rượu không giúp ông thoát nỗi cô đơn, bạn bè, trăng sao, cây cỏ không giúp ông thoát khỏi cô đơn. Về nhà mình, ông thấy cái giường mà sợ như sợ ma quỷ, lại ngồi dựa tường đến khi gục xuống rồi thiếp đi. Lúc gần mất, ông lại tiếc, lại giận mình sao hồi ấy xui người tình phá thai. Nếu không, ông sẽ có một đứa con để có chỗ vịn lúc xế chiều… Cuối cùng, chỉ có câu chữ, có thơ cho ông trút nỗi niềm cô quạnh. Chỉ có văn chương, có thi ca là có hiếu với Mai Thảo nhất.
Chừng như thi sĩ không còn thân xác nơi cõi thế, chỉ còn linh hồn suông từ muôn kiếp vật vờ, mượn tiếng gà kiếp nào mà hiện hữu, mà bước qua đêm trừ tịch u u minh minh, hay linh hồn ông vẫn còn tại vị cõi âm thăm thẳm vật vờ, tịch lặng thê lương :
trừ tịch
Bước một mình qua ngưỡng cửa năm
Nhân gian tịch mịch tiếng mưa thầm
Chợt đầu vẳng tiếng gà lai kiếp
Báo vẫn đêm đầy ở cõi âm
Cô đơn hay chính là bóng đêm trùm lên tâm hồn thi nhân Mai Thảo, ông bị chữ nghĩa và sách vở vây bủa, ngay cả sự hư hoại cũng từ bỏ ông, vì cuộc đời ông nói tóm lại dù đã nghìn trang, đã vạn trang mà chỉ “thiếu một tờ”. Một tờ ấy là quê hương chăng, là mái ấm gia đình chăng, là ảo ảnh hạnh phúc chăng ? “Thiếu một tờ”, thiếu một vé vào bất tử ư ? Thơ ông chính là chiếc vé ấy, hỡi người đang nằm dưới tấm cỏ xanh xứ người, cái ông không đem theo được chính là sự nghiệp ông, tài năng của ông mà chúng tôi và các thế hệ mai sau sẽ gìn giữ muôn đời trong văn chương nước Việt khổ đau, nước Việt buồn thương như chiếc kim đâm vào tim ông buốt giá nhớ thương, hoài niệm mất ăn mất ngủ, chết rồi còn không nhắm được mắt người ơi, nơi ông :
lẻ một
Sách một dẫy nằm trơ trên giá
Cạnh người thân thế cũng trơ trơ
Sách, người hai cõi cùng hư hoại
Nơi một ngàn chương thiếu một tờ
Ở đời yêu cái gì thì bị cái ấy hành cho tới chết. Mấy ông bà sinh ra cốt yêu người thôi, yêu chồng yêu vợ thôi nhưng cuối đời mới biết chồng ấy, vợ ấy, người yêu ấy… hình như đã hành đời ta ra bã, hành đời ta tới chết vẫn chưa thoát khổ đau. Mai Thảo sinh ra để làm và yêu văn chương và đã bị văn chương hành cho tới chết. Ông sợ yêu, sợ lấy vợ lập gia đình sẽ làm mất thời gian, làm mình không còn là mình nữa trong một quan niệm khá sai lầm của Jean Paul Sartre : “ địa ngục là kẻ khác”: Tha nhân là địa ngục” (L'enfer, cest les autres/Hell is other people) là câu nói thời danh của triết gia Pháp Jean Paul Sartre :
Ta thấy đường ta Chúa hiện hình
Vườn ta Phật ngủ, ngõ thần linh
Sao không, tâm thức riêng bờ cõi
Địa ngục ngươi là, kẻ khác ơi!
Có thể nói, thế hệ của Mai Thảo và trí thức Pháp sau chiến tranh thế giới đã bị câu nói này của Jean Paul Sartre dẫn đường một cách sai lạc. Cái quan niệm tự do tuyệt đối này đã giam hãm mỗi cá nhân trong địa ngục của chính mình. Phải nói ngược lại mới đúng : “Thiên đường là kẻ khác”. Phủ nhận THA thì cái NGÃ kia sẽ biến mất, THA và NGHÃ bản thể là một, không thể tách rời, xua đuổi một cái, cái kia liền biến mất.
“Khổ vì trí tuệ”, người trí thức trong Mai Thảo quả là một bể khổ. Ông khổ đau vì cả nghĩ, ngủ đi, hoặc ngu đần đi có khi mới sung sướng nổi :
có lúc
Có lúc nghĩ điều này điều nọ
Cảm thấy hồn như một biển đầy
Có khi đếch nghĩ điều chi hết
Hệt kẻ ngu đần cũng rất hay
“đếch nghĩ điều chi hết”, một cái “đếch” rất thi ca, rất Mai Thảo, mà cả đời ông phấn đấu mãi nhưng “đếch” được.
Người cô đơn đợi bạn rất thi sĩ, mở cửa phòng cả đêm, ngồi chờ mãi ngủ gật, rồi ngủ luôn, bạn tới lúc nào không hay biết. Cám ơn “giấc ngủ đen” đã cho ông gặp bạn trong mơ hay gặp bạn giữa nhà mình ? Nhiều khi ngủ một mình sợ đơn độc quá, cứ mở toang cửa ra dẫu ăn trộm vào nhà cũng còn thích hơn cả đêm không có ma nào tới :
đợi bạn
Nửa khuya đợi bạn từ xa tới
Cứa mở cầu thang để sáng đèn
Bạn tới lúc nào không biết nữa
Mưa thả đều trên giấc ngủ đen
Quen thức trắng, thi sĩ thèm “giấc ngủ đen” mở toang lòng ra đón xem có ai thấp thoáng vào ra cõi trống không vô cùng tận này, xem ra mấy ai trên đời cô đơn hơn Mai Thảo ?
Mai Thảo, thi sĩ như bị giời bỏ quên ở một quán vắng nơi tận cùng thế giới. Trong quán rượu có tên là tịch lặng, ông không biết mình là bóng hay là hình, là hồn hay là xác, là một người câm xin một bình lệ câm, một đêm câm rót thật đầy bóng tối :
một mình
Ngồi tượng hình riêng một góc quầy
Tiếng người: kia, uống cái chi đây?
Uống ư? một ngụm chiều rơi lệ
Và một bình đêm rót rất đầy
“Một ngụm chiều rơi lệ” tha phương, “một bình đêm rót thật đầy” cay đắng của một con người thân tàn ma dại, một linh hồn sắp vuốt mắt thiên di, hay là một ác mộng, một ảo ảnh tàn phai cuộc thế buồn hơn chết.

Nhà thơ coi căn phòng mình sống là một nhà tù ( nhà giam); mỗi ngày ông lại gạch một gạch trên tường để biết mình còn sống, gạch đến nỗi không còn chỗ gạch nữa, thì xin được gạch vào cuộc trôi giạt ngàn năm này để sống cũng coi như đã chết; hình như chỉ có sự chết mới giải thoát được kiếp giam cầm này mà thôi :
mỗi ngày một
Mỗi ngày một gạch mỗi ngày giam
Lên bức tường câm cạnh chỗ nằm
Gạch miết tới không còn chỗ gạch
Gạch vào trôi giạt tới nghìn năm
Im lặng quá thể, chưa chết mà sao gọi mãi chẳng hồi âm, thi sĩ bèn hú lên sự “gọi thức” để tịch lặng nổi giông bão, cho đá cũng bay tưng như bụi mù gió cuốn :
gọi thức
Này suối này rừng cùng tịch lặng
Đất nín nghìn năm cũng lặng cùng
Dậy đi! Dậy hết thành dông bão
Nhảy dựng ngang đời thế đá tung
Mai Thảo người sống trong mộng nhiều hơn trong đời thực. Ông quen điểm tâm bằng nỗi đau, điểm tâm bằng tư tưởng mỗi sáng :
điểm tâm
Trà đựng trong bình trí nhớ câm
Rót nghiêng từng ngụm nỗi đau thầm
Hoà chung cùng ngụm đau trời đất
Là mỗi ngày ta mỗi điểm tâm
Nhà thơ coi trời đất chỉ đáng một ngụm như ngụm trà, ngụm café mà thôi, nhưng là một ngụm đau, một ngụm vết thương của buồn mê đơn độc, một ngụm sống và một ngụm chết, một ngụm văn và một ngụm thơ. Và thơ ơi, xin ông một ngụm bất tử nha con người sinh ra từ chợ Cồn, làng Quần Phương huyện Hải Hậu, Nam Định ?
Xin chào nhà thơ sống như cây bách bệnh với “mưa tê thấp”, với ngôn từ “thân bất toại”, với “nắng ung thư” cộng với “lục phủ hư”, chỉ còn ly rượu nuôi ông “một ngụm đời”, ngũ tạng sắp vượt biên ra khỏi đời thi sĩ :
ngũ tạng
Mùa đông đã tới mưa tê thấp
Lại úng đầy thân bất toại từ
Giải nắng ung thư mùa hạ trước
Đã huỷ xong phần lục phủ hư
Thân xác nhà thơ chừng như đã nằm trong quan tài, lắng nghe tiếng mưa từng hạt thả xuống như tiếng búa thời gian đang đóng đinh quan tài dưới đáy mồ thiên thu :
mưa đêm
Đăm đăm cặp mắt mở mơ hồ
Ngó trắng vô hình cái ngó khô
Đâu đó mưa đêm từng tiếng thả
Từ đỉnh thời gian xuống đáy mồ
Cảm giác sống kinh hãi quá, mưa như đinh đóng quan tài nghe thê lương quá, sống với ông chính là cuộc hành hình, là tự đưa mình vào cõi chết một cách tự nguyện, một cái chết có vẻ ngon lành và ngoạn mục.
Sống với chết, đêm với ngày cũng chỉ bàn tay lật qua lật lại như mái tóc rẽ ngôi :
thớ gân
Bàn tay thu lại mặt trời lặn
Cũng nó xòe cho nở mặt trời
Bóng tối lồng trong đường ánh sáng
Chỉ là mái tóc rẽ hai ngôi
Nhận thức mọi sự vô thường, sống với chết chẳng qua giản dị như là mái tóc rẽ ngôi, nhưng trong tình cảm, trong thi tứ thi sĩ vẫn yêu đời, mê cuộc chơi trần thế tìm mọi cách đứng lên ngay cả khi đã nằm xuống trong một vuông đất xíu xiu của nghĩa địa Cali :
đứng lên
Mắt đã từ lâu mù dáng người
Tai đã từ bao lạc tiếng đời
Đứng lên gửi lại lời xin lỗi
Của kẻ ra về giữa cuộc chơi
Mai Thảo ơi, thơ ông, văn ông là một lời xin lỗi vĩnh hằng của ông với bạn đọc, rằng ông đã bỏ ra về “giữa cuộc chơi”, nhưng nếu không có văn chương ông để lại, thì “cuộc chơi” này sao vui trọn vẹn, sao hậu thế lấy gì mà đoán ra rằng ông vẫn đứng lên từ cõi chết, đứng lên mà tha thiết, mà dấu yêu với mọi người, như thuở ông từng đặt tay lên cái chỗ đáng đặt của người bạn gái ông từng yêu dấu :
chỗ đặt
Đặt tay vào chỗ không thể đặt
Vậy mà đặt được chẳng làm sao
Mười năm gặp lại trên hè phố
Cười tủm còn thương chỗ đặt nào
“Chỗ đặt” là bài thơ tình rất hóm của Mai Thảo, người đàn bà đã dâng hiến cho ông mọi chỗ trong người để ông “đặt tay”, ngay cả chỗ quan trọng nhất vẫn đặt tay được “chẳng làm sao”; giờ mười năm gặp lại, vẫn thương vô cùng mọi chỗ kín đáo của nàng dành riêng ông đặt tay. Thơ hóm, vui mà buồn đau dào dạt mãi bên trong, ấy mới là thơ tứ tuyệt đích thực.
Đây là bài thơ rất hay của Mai Thảo, được bạn bè khắc lên bia đá mộ ông, có vẻ bài thơ là một nguyên lý của văn học nghệ thuật lấy cảm xúc làm căn nguyên, và sự hiểu chỉ là thứ yếu, nhưng nếu cảm mà không có nhận ( hiểu) thì cảm ấy cũng trôi đi mất tăm mất tích. Và ông, người nằm trong nấm một cô đơn ấy, đêm đêm hồn vẫn ngắm sao trời để may ra mới có thể hiểu được lẽ đời lẽ trời lẽ sống mà cả đời viết văn làm thơ ông mãi mãi ngu ngơ :
không hiểu
Thế giới có triệu điều không hiểu
Càng hiểu không ra lúc cuối đời
Chẳng sao khi đã nằm trong đất
Đọc ở sao trời sẽ hiểu thôi
Có khi tìm mãi mà không hiểu, giờ nằm xuống đất rồi, thi sĩ ơi, bạn bè ơi, may ra nhờ sao trời giải thích, nhờ giọt sương, cỏ cây giải thích sẽ hiểu sinh diệt là cái món không thể lý giải, sống chết thường hằng chỉ tồn tại bằng cảm xúc mà thôi.
Trong tập thơ “Ta thấy hình ta những miếu đền”, Mai Thảo còn dành nhiều bài tặng bè bạn. Nhìn chai rượu tây lừng lững ông lại nhớ tới “con hùm Vũ Khắc Khoan”, hùm nhậu, hùm say, hùm viết, thơ hóm mà bát ngát tình nghĩa bằng hữu :
nhớ Vũ
Chai Jack Daniels đứng lừng lững
Một mình trên giá rượu nghênh ngang
Nhìn chai nhớ kẻ từng yêu nó
Lại thấy con hùm Vũ Khắc Khoan

Mai Thảo, cũng có thể ví là con hùm tùy bút, con hùm thơ, một con hùm dễ thương dễ sợ, con hùm của “lẽ không”, không có gì nhưng không chốn nào không có nó. Hãy nghe con hùm Mai Thảo chúc tuổi mình :
mừng tuổi mình
Một dấu tròn vo vĩ đại tròn
Là mày, mừng tuổi đó nghe con
Trong không ngoài rỗng không gì hết
Không cả không là cái số không
Nhận ra một chữ không của nhà Phật, Mai Thảo thành sắc không không sắc, sự nghiệp ông để lại cho hậu thế sẽ còn lưu lại mãi trong xúc cảm người đời khi đọc ông.

Ông vừa là đóa hoa nở dưới chân tường văn học, mong hậu thế xuyên tường ông mà vươn lên, dẫu mặc áo quỷ hồn ma vẫn muốn đưa đường vào ngôi nhà đơn độc văn chương cho các thế nhân mai hậu :
áo quỷ
Bông hoa kia nở dưới chân tường
Có thấy ta về đêm đẫm sương
Áo quỷ phất bay loà tới trước
Cho bóng ma sau thấy lại đường
Ở cõi vô cùng, ông vẫn gửi hồn theo con sư tử mà khóc thương rừng xưa, làng Quần Phương xưa, bạn bè xưa, Nhị Ca xưa, Thanh Nam xưa, nước xưa “khóc chẳng thôi” dòng lệ thi ca ứa máu.
Manhattan
Trọn buổi lang thang giữa phố người
Giữa rừng vô tuyến, ống thu lôi
Làm thân sư tử cao ngàn trượng
Tự thuở xa rừng khóc chẳng thôi
Mai Thảo làm thơ vẫn mặc đồ cũ thất ngôn tứ tuyệt, tuy ông có viết nhiều bài thơ dài trong tập, nhưng thành tựu nhất của thơ ca ông là thơ bốn câu, thất ngôn tứ tuyệt. Làm như ở đâu còn nỗi cô đơn, còn người buồn thương nhớ nước là còn có ông ngồi chờ, trong “cõi riêng buồn lại thấy ta”, lại thấy nhà thơ Mai Thảo ngồi trong căn nhà thi ca của bạn, như một niềm bất tử của tên ông còn đồng vọng trong sự đọc, sự xúc động của chúng ta. Xin cám ơn “ bộ đồ cũ” nhưng sinh ra toàn xúc cảm mới, thi hứng mới cho đời như bài thơ ông viết tặng văn hào Võ Phiến.
bộ đồ cũ mặc
tặng Võ Phiến
Đi vắng từ xa trở lại nhà
Bộ đồ cũ mặc, ấm trà pha
Tựa lưng vào vách tường thân thuộc
Trong cõi riêng buồn thấy lại ta
Mai Thảo vẫn hằng sống nếu chúng ta và các thế hệ mai sau vẫn còn rung động trước văn chương của ông, một con người cô đơn nhất cõi đời, chỉ ngửa mắt lên toan cưới sao trời làm vợ, dù ông đã nằm dưới nấm cỏ xanh.,.