khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Phỏng vấn tiến sĩ Trịnh Hửu Phước, nhân viên NASA










Vở tuồng y như cảnh chùa Bát Nhả của thiền sư Nhất Hạnh ngày nào : Clashes in Hong Kong as support for protesters shows cracks



QUẦN CHÚNG TIẾN BỘ TỰ PHÁT TỪ BẮC KINH

Challenges to the week-old pro-democracy demonstrations in the streets of Hong Kong dubbed “Occupy Central” mounted Friday, with hundreds of pro-Beijing supporters and older residents of Hong Kong clashing with the youthful protesters, who are mostly led by university students....


An anti-Occupy Central protester (C) yells behind a police cordon at pro-democracy protesters occupying a main road at Hong Kong's Mongkok shopping district Oct. 3, 2014. Cracks are beginning to show in public support for Hong Kong's pro-democracy movement, as residents count the cost of a week of sometimes violent disruption to their lives at work and home.



Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Đi hỏi già, về hỏi trẻ







Họp mặt bỏ túi cựu SV KHKTMĐ tại Hoa Kỳ








Nhân dịp chuyến đi Mỹ du lịch của Tráng K1 , một số cựu sinh viên K1, K2 và K3 đã gặp nhau lúc 12 giờ trưa vào ngày 27 tháng 9 năm 2014 tại tư gia Minh K1, thuộc thành phố Huntington Beach, quận Cam, California, Hoa Kỳ.
 
Thành phần tham dự gồm có:
 
Thầy Tiết
 
Minh, bà xã và gia đình
 
Tráng
 
Thiệu
 
Hiểu và bà xã
 
Thuần
 
Đức và bà xã
 
Hòa
 
Hải(TV)- K2
 
Vân-K2
 
Hùng và bà xã-K3
 
Sơn-K3
 
Mở đầu Minh trình chiếu hai đoạn phim: tang lể Danh K1 và một số hình ảnh trong ngày kỷ niệm 40 năm thành lập KHKTMĐ tại Saigon, năm 2010.
 
Thảo luận về chương trình và phân công tổ chức lể kỷ niệm 45 năm thành lập trường đại học KHKTMĐ, được dự trù khai mạc vào ngày 3 tháng 10 năm 2015 tại quận Cam, California, Hoa Kỳ.  Chương trình chi tiết sẽ được phổ biến trong tương lai gần. Mong mỏi anh em K1 bên nhà sẽ tham dự đông đảo.
 
Bên cạnh đó các bạn K1 đã "bao vây" Tráng để thăm hỏi và trao đổi nhau chuyện xứ người cũng như chuyện quê ta. Các bạn K1 bên nhà có thể hỏi thêm chi tiết khi Tráng về lại VN cuối tháng 10.
 
Buổi họp mặt bế mạc vào lúc 5 giờ chiều cùng ngày trước sự bịn rịn chia tay của các anh em.
 
Hình ảnh sẽ được Tráng gửi cho Vịt Trời sau khi về lại VN, đễ đăng lên blog cho anh em thưởng lãm .


Cúng Ké : "bác mỉm cười bác khen em ngoan"



Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

In Performance at the White House Memphis Soul 2013


President and Mrs. Obama host a celebration of the timeless classics of "Memphis Soul" in this PBS music special taped in the East Room of the White House. The all-star concert honors the memorable soul sounds from the mid- to late-1960s that came from Memphis, Tennessee, and legendary labels like Stax-Volt Records, which featured artists such as Al Green, Mavis Staples, Carla Thomas, Otis Redding and many more.





Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Lời phân ưu của thầy Tòa và Minh trong tang lể Trần công Danh, K1





Hong Kong pro-democracy protests



You say you want a revolution
Well you know
We all want to change the world
You tell me that it's evolution
Well you know
We all want to change the world
But when you talk about destruction
Don't you know you can count me out

Don't you know it's gonna be alright
Alright, alright

You say you got a real solution
Well you know
We don't love to see the plan
You ask me for a contribution
Well you know
We're doing what we can
But if you want money for people with minds that hate
All I can tell you is brother you have to wait

Don't you know it's gonna be alright
Alright, alright, al...

You say you'll change the constitution
Well you know
We all want to change your head
You tell me it's the institution
Well you know
You better free your mind instead
But if you go carrying pictures of Chairman Mao
You ain't going to make it with anyone anyhow

Don't you know know it's gonna be alright
Alright, alright

Alright, alright
Alright, alright
Alright, alright
Alright, alright




 
 

Những sai lầm trong bài “Trường hợp Võ Phiến” của Thu Tứ --Tác giả Lê Tất Điều



Thu Tứ là bút hiệu của Đoàn Thế Phúc, con trai thứ nhà văn Võ Phiến. Anh được cha mẹ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cho đi du học từ nhỏ, trở thành một khoa học gia ở Mỹ. Anh là nhà văn có tài. Nhưng, như hầu hết sinh viên du học của miền Nam, Thu Tứ đền đáp lại cho miền đất đã nuôi dưỡng mình bằng một quả “thân Cộng” to đùng. Tháng 8 – 2014, cái tâm địa phản phúc, vô ơn, “ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản” của Thu Tứ tràn ra đầu ngọn bút, trút lên chính thân phụ của anh. Thu Tứ viết một bài dài mạt sát nhà văn Võ Phiến về tội “chống Cộng”, “làm hại nước”. Sau đây là những lá thư tác giả viết cho Thu Tứ.

Cháu Thu Tứ,

Đây là những sai lầm trong bài: “Trường hợp Võ Phiến”:

1- Cháu lên án những người chống Cộng ở miền Nam là: rước ngoại bang Mỹ về để giữ cho đất nước tiếp tục bị chia đôi! và “nhà văn Võ Phiến đặt việc chống Cộng lên trên việc thống nhất đất nước.”
Không có dân miền nào ngu dại thích chuyện “đất nước bị chia đôi” đến độ hy sinh máu xương để giữ cái “chia đôi” cho bằng được. Quân dân miền Nam và bố cháu đặt việc chống Cộng lên trên hết là để bảo vệ vùng đất cuối cùng của Việt Nam nơi con người còn được sống như nguời, không lọt vào gông cùm của một loại chế độ bị cả loài người kinh tởm.

Tóm tắt vài chi tiết lịch sử mà vì đọc toàn sách báo Cộng sản, cháu không biết:

Kháng chiến chống Tây là việc của toàn dân. Đảng Cộng sản chỉ là một trong những đảng tham gia vào cuộc chiến đấu chung. Nhờ tổ chức giỏi, mưu mô xảo quyệt và tàn bạo – nhất là tàn bạo – vừa gặp cơ hội là đảng cướp chính quyền làm của riêng, đẩy các “đồng minh sát cánh chiến đấu” ra rìa. Rồi sợ họ bất mãn thì phiền, Đảng Cộng sản ra tay tiêu diệt các đảng khác. Việt Nam Quốc dân Đảng đóng góp cho kháng chiến 13 nguời liệt sĩ ở Yên Bái thành tích kháng chiến lẫy lừng, đảng viên cao cấp vẫn bị CS thủ tiêu, đảng viên cắc ké nhiều người bị giam cầm tới chết.

Thanh toán những đảng phái quốc gia cùng chiến đấu với mình vì sợ phải chia quyền lực cho họ, ta hiểu được. Nhưng bác Hồ còn thanh toán chính các đồng chí của mình, hung hãn không thua bác Staline, rồi thừa thắng xông lên, thanh toán luôn… nhân dân, Bác “cải cách ruộng đất” một phát long trời lở đất, biến những ngôi làng hiền hòa muôn thủa của dân tộc thành những pháp trường đẫm máu, rùng rợn chả kém gì làng quê của bác Mao, ông thầy dậy và bắt Bác phải giở trò man rợ này với chính đồng bào ruột thịt.

Mà khi đó, Bác mới làm vua nửa nước!

Trong bài, có chỗ cháu bào chữa cho Bác và Đảng là: bác Hồ đã sửa sai rồi! Chú cũng biết chuyện ấy, khi nghe bác Hồ hối hận, rơm rớm nước mắt, chú cũng mềm lòng, bùi ngùi cảm động.
Nhưng cảm thông với kẻ giết người hàng loạt xong biết tuyên bố sửa sai, thì ta cũng phải thông cảm với những người vì cái sai ấy mà chịu cảnh tang thương, nuôi lòng oán hận, và hàng triệu người sau khi chứng kiến cảnh đồng bào mình bị tàn sát, hoảng kinh co giò chạy thục mạng cho thật xa Bác và Đảng. Nếu Bác tiếp tục xông tới đòi chiếm luôn mảnh đất sống cuối cùng của họ thì nhất định họ phải chống cự. Bởi vì lúc đó họ không tiên đoán được là có lúc Bác hối hận. Mà biết thì cũng không ai ham làm nắm xương tàn trong mộ chờ ngày được Bác ban cho vài giọt lệ sửa sai lâm ly.
Mà đâu phải sau khi sửa sai, hối hận, Bác trở nên hiền như ma sơ. Tết Mậu Thân, có “thời cơ tốt”, Đảng Cộng sản quang vinh và Bác Hồ muôn vàn kính yêu ra tay chôn sống hàng ngàn đồng bào Huế tỉnh bơ. Rồi ở “một thời cơ tốt” khác, có đám đông đồng bào, đa số đàn bà con trẻ, khóc mếu bồng bế dắt díu nhau chạy loạn, các đồng chí dùng hỏa tiễn súng cối Nga Tầu phát cho, pháo kích chết la liệt hàng cây số trên đại lộ kinh hoàng. Khi không gặp thời cơ tốt, các đồng chí vẫn tạo ra thật nhiều “thời cơ hơi hơi tốt” bằng cách pháo kích đều đều vào thành phố, thịt xương con cháu đám Ngụy Dân lâu lâu lại tan nát, rải khắp sân trường.

Cháu có thể theo đúng kinh sách Cộng sản, lý luận rằng “cứu cánh biện minh cho phượng tiện” các đồng chí phải tàn sát không gớm tay để cứu nước, giúp cho những đứa may mắn sống sót được hưởng cuộc đời hạnh phúc phồn vinh trên thiên đường xã hội chủ nghĩa.

Cháu tin thế là quyền của cháu, nhưng đừng đòi hỏi nhà văn Võ Phiến và những người văn minh, nhân bản ở miền Nam phải buông súng, dâng mảnh đất tự do cuối cùng cho bọn người cuồng tín, bất nhân, và hung bạo như thế, để“nước khỏi bị chia hai”.

Bố cháu theo kháng chiến, dạy học, giúp những cán bộ cao cấp mở mang kiến thức (nhờ vậy mà được một người học trò cứu mạng). Trông thấy đảng Cộng sản tàn ác, bất nhân quá, ông bất bình, can ngăn. Thế là bị tù, suýt bị tử hình.

Thoát gông cùm, về được miền tự do, ông đặt chuyện chống Cộng lên trên hết, coi đó là vấn đề sinh tử của mình, gia đình mình, và toàn dân trên phần quê hương chưa bị cộng sản cưỡng chiếm. Muốn ghép hai chuyện chống Cộng và “thống nhất đất nước” vào với nhau thì phải viết rõ: “Nhà văn Võ Phiến quyết tâm chống Cộng vì không muốn để miền Nam bị bọn Bắc Cộng chiếm nốt, đất nước bị thống nhất dưới một chế độ độc tài, sắt máu nhất trong lịch sử loài người.”

Cháu viết lửng lơ: “nhà văn Võ Phiến đặt việc chống Cộng lên trên việc thống nhất đất nước.”… rồi ngửa mặt nhìn trời, tuôn ra một tràng những lời trách than ảo não, bi ai, nghe kêu boong boong: “Tổ tiên ta bao nhiêu công phu, xương máu, qua bao nhiêu đời mới mở được chừng này đất, để bây giờ đất chia hai sao? Dân tộc Việt Nam mấy ngàn năm trải bao lượt thử thách vẫn là một để bây giờ thôi là một sao?” ngụ ý rằng bố cháu quên công ơn dựng nước của tổ tiên, coi trọng việc chống Cộng hơn việc vẹn toàn lãnh thổ, còn cháu thì yêu nước, biết ơn tổ tiên, biết đau lòng vì đất nước chia hai v.v…
Viết như thế là gian lận, kiêu căng và xấc láo.

Chú tin cháu là người ngay thật, không cố tình dùng chữ nghĩa để bày trò gian vặt, cốt thủ thắng trong tranh luận. Chú cũng không tin cháu kiêu căng đến độ nghĩ mình khôn ngoan, yêu nước, biết ơn tiền nhân hơn cả các bậc cha chú và hàng triệu người chống Cộng ở miền Nam. Cháu cũng không là người ngu.

Chỉ mù quáng hết thuốc chữa thôi!

Bây giờ, ta xét xem chọn lựa “chống Cộng” đúng hay sai.

Nhờ chọn “chống Cộng”, bố cháu có chỗ dung thân, tạo sự nghiệp văn chương lừng lẫy, nuôi dưỡng các cháu thành tài, riêng cháu được du học để trở thành khoa học gia. Nếu ở lại với CS, với tội danh “phản động” sợ rằng tính mạng cũng không giữ được, số phận các cháu, con cái của một “tên phản động” chắc cũng không khá.

Nhờ hàng triệu người miền Nam chọn lựa chống Cộng giống bố cháu, cố chiến đấu giữ cho “nước chia đôi’ hai thập niên mà người dân miền Nam có đời sống khác xa thiên đường xã hội chủ nghĩa miền Bắc như thế nào, chẳng lẽ cháu không biết.

Nếu thật không biết thì hãy nhìn kỹ vào đất nước Nam Hàn. Như bố cháu, như miền Nam Việt Nam, Nam Hàn cũng chọn lựa quyết liệt chống Cộng, giữ cho chuyện “đất nước chia đôi” kéo dài. Họ may mắn hơn ta, thành công. Nhờ thế giờ này thành một quốc gia giầu mạnh, văn minh, khoa học kỹ thuật tiến bộ ngang với Nhật, và không bị cậu chủ tịch nhóc tì Kim Chính Vân lãnh đạo.

Nếu Việt Nam bây giờ còn chia đôi thì cháu và bộ máy tuyên truyền ở Hà nội tha hồ tưởng tượng ra cảnh một Việt Nam thống nhất được Bác và Đảng lãnh đạo cho lên phi thuyền, xuất phát từ đỉnh cao trí tuệ loài người, bay vù vù vượt xa Nam Hàn. Nhưng nước ta thống nhất bốn thập niên rồi, Việt Nam tiến tới đâu, khác nam Hàn ra sao, người khiếm thị cũng thấy. Mới đây, trên báo Tuổi Trẻ ở trong nước, tác giả Nguyễn Hoa Lư trong bài “Ngậm ngùi rơi lệ” có đoạn rất hay nói sơ sơ về sự “khác biệt” giữa hai quốc gia:

“Một quan chức cao cấp của Ban Tuyên giáo T.Ư, ông Vũ Ngọc Hoàng, đã có một phát biểu gây ấn tượng mạnh: “Cách đây bốn, năm mươi năm, VN và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, tôi rà lại tư liệu thì thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại VN và VN cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại VN làm ông chủ, làm quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin. Nghe mà xót lòng”.
VN và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương cách đây bốn, năm mươi năm, nghĩa là vào thời điểm chưa “bị” thống nhất, Việt (miền Nam thôi, các đồng chí đừng có nhận vơ!) chẳng kém Hàn. Thế mà giờ đây…

Nhà văn Võ Phiến, miền Nam VN, Nam Hàn chọn chống Cộng mà nhân loại hôm nay cũng chọn lựa giống hệt như thế.

Do đó, chủ nghĩa Cộng sản đã từng chinh phục một nửa thế giới bây giờ co cụm lại còn sót có bốn mống. Trong bốn mống đó thì Trung Cộng đã thành tư bản Đỏ, chỉ còn xứng danh Cộng sản dỏm. Cộng sản Việt Nam thì đang chạy theo hai con voi Tư bản xanh và Tư bản đỏ để hít bã mía cho đỡ đói, chả thấy còn giống con Giáp Cộng sản nào. Gia tài Cộng sản còn rơi rớt lại, nguyên con, không sứt mẻ là hệ thống công an cảnh sát đàn áp, hành hạ đối lập và bắt nạt, áp bức dân lành.
Và chính trên quê hương, nơi lý thuyết chủ nghĩa Cộng sản chào đời, dân tộc Nga cũng chọn lựa giống hệt nhân loại. Họ đem cái chủ nghĩa đáng ghê tởm ấy cùng những tượng lớn bé của các đấng sinh thành ra nó vứt hết vào bãi rác.

Bây giờ mà chống Cộng hăng quá thì có thể… sai thật. Vì mang tiếng tàn nhẫn, đánh đập những kẻ đã hấp hối, đang ngáp ngáp!

Về chuyện “thống nhất đất nước” thì nhà văn Võ Phiến, như hàng triệu người ở miền Nam, ở Nam Hàn có khi nào ngưng thiết tha mong ước ngày đất nước thôi bị chia hai đâu! Nhưng trái với đảng Cộng sản và cháu, họ chỉ muốn Việt Nam được thống nhất như Đông Tây Đức, nghĩa là chế độ Cộng sản Đức hết chỗ dung thân, dân Đông Đức từ nay không phải tìm tự do bằng cách vượt ngục, rồi bị lính Đức Cộng bắn chết gục dưới chân tường Bá Linh. Toàn dân Đông Đức được chung hưởng phúc lợi và niềm hãnh diện của những công dân một nước Đức tự do, văn minh, giầu mạnh.

Mơ ước không thành, nhưng chọn lựa “chống Cộng” thì thật đúng, theo phán quyết của chính quan tòa lịch sử nhân loại.

2 – Đoạn văn sau đây khiến người đọc, nhất là những người từng đọc Thu Tứ, bàng hoàng:
“Cách nhìn là quan trọng nhất. Nhưng nhìn đâu cũng có đóng góp vào cái thấy của người nhìn.
Có thể đặt vấn đề, hay là quê hương nhỏ của nhà văn Võ Phiến là huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định nó đã “ngoại lệ” khiến ông đâm ra dễ nghĩ lệch về chuyện đất nước? Quả thực, ở Phù Mỹ thời Pháp thuộc gần như không thấy bóng giặc Pháp mà chênh lệch giàu nghèo cũng không đáng kể.”

Người đọc kinh ngạc sững sờ, không thể ngờ một cây bút luôn có những suy tư chín chắn, sâu sắc lại viết ra những lý luận, nhận định ngây ngô, nhảm nhí đến thế.

Ở đây, cháu mô tả Võ Phiến giống hệt một ông nông dân mù chữ, không biết viết, biết đọc, và suốt đời – suốt đời– quẩn quanh ở huyện Phù Mỹ nên không biết Tây nó ác, xã hội Việt Nam ngoài huyện Phù Mỹ có chênh lệch, bất công, có khi còn chả biết mặt mũi thằng Tây thế nào vì “ Phù Mỹ gần như không thấy bóng giặc Pháp” … thành ra ông nhà văn mù chữ quanh quẩn ở huyện Phù Mỹ nghĩ chuyện đất nước lệch lạc hết trơn!

Nào, bây giờ theo đúng cách lập luận của cháu, chú viết thế này: “Thủa nhỏ Thu Tứ sống ở Sài gòn, rồi đi du học, quanh quẩn ở Úc ở Mỹ nên không biết chế độ Cộng sản tác hại cho dân tộc đến thế nào, nên dễ nghĩ lệch về Bác và Đảng”.

Chắc chắn cháu sẽ “phản biện” nhận xét hồ đồ, ngây ngô này ngay: “Tôi biết tường tận chuyện đất nước quê hương chớ, nhờ đọc sách báo”

Cháu đọc để biết thiên hạ sự thì cũng phải để ông nhà văn không mù chữ Võ Phiến đọc để biết những chuyện xảy ra khắp trên quê hương của ông chứ!

Nói chuyện đọc, chắc cháu đọc không nhiều bằng bố. Chú lại nghi cháu tập trung đọc toàn những sách ca ngợi, tâng bốc Cộng sản. Thành ra bắt chước cháu, chú cũng: “Có thể đặt vấn đề, hay là kho sách nhỏ của Thu Tứ chỉ toàn một giống tác phẩm tuyên truyền, ngợi ca Bác Đảng, khiến Thu Tứ đâm ra dễ nghĩ lệch về chuyện đất nước?”

Áp dụng suy luận này vào trường hợp cháu, nghe lại có vẻ rất… chí lý!

Kết luận Võ Phiến chỉ là một người mù chữ, vốn hiểu biết nghèo nàn gồm một mớ chuyện mắt thấy tai nghe quanh quẩn trong phạm vi huyện Phù Mỹ xong, cháu lên tiếng mắng mỏ, chê trách ông:
“Nhưng ngay ở Phù Mỹ, chắc chắn cũng đã có rất nhiều người yêu nước, chẳng qua nhà văn không chú ý đến họ”.(Ông nhà văn này đáng trách thật, có mớ kiến thức cỏn con lượm lặt ở huyện Phù Mỹ mà lại còn bỏ sót một kiến thức quan trọng như thế!)

Mắng mỏ chê trách xong là đến màn dậy dỗ thân phụ:

“Hơn nữa, dù chỉ nhìn tình hình Phù Mỹ mà thôi khó thấy được đại cục nước Việt Nam, thì thiết tưởng một người lên tiếng về đại cục như nhà văn Võ Phiến có trách nhiệm phải nhìn cho thật rộng, nhìn khắp cả nước, chứ đâu được nhận định về toàn quốc trên cơ sở tình hình ở chỉ địa phương mình!”

Ngoài kiến thức do đọc, ông Võ còn vốn sống. Tham gia kháng chiến, sống và làm việc với Cộng sản, ở tù, bị xử truớc tòa án nhân dân… rồi sau đó là hai thập niên đối đầu với Cộng sản hàng ngày, bắt buộc phải tìm hiểu chiến thuật, chiến lược của địch, phải theo dõi sát nút tình hình thế giới để biết chuyện gì sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia. Còn Thu Tứ vốn đọc hạn hẹp, vốn sống thì chỉ có mấy chuyến về thăm quê hương theo kiểu Tây ba lô! Vậy mà con nguời vốn đọc nghèo nàn, hẹp hòi, vốn sống là con số không to tướng lại lên mặt dậy dỗ chủ nhân một kho tàng kiến thức mênh mông! Lại vu cáo cho ông là: … nhận định về toàn quốc trên cơ sở tình hình ở chỉ địa phương mình!”
Sao cháu có thể u mê đến độ dám viết ra những lời quàng xiên, ngớ ngẩn, hỗn xược đến thế?
Đoạn văn ấy không làm giảm uy danh nhà văn Võ Phiến để “phục vụ tốt” cho Bác Đảng đâu, mà chỉ biểu lộ tác phong, nhân cách của chính tác giả: kiêu căng, xấc láo và ngu muội đến mức không ngờ.
Trong bài, có đoạn cháu khoe đã về Việt Nam du lịch nhiều lần, tìm mãi không thấy “cái ảnh hưởng cực xấu của chủ nghĩa cộng sản đối với văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam,”. Chuyện ấy bàn sau, bây giờ hãy nói đến ảnh hưởng cực xấu của những tác phẩm do cơ quan tuyên truyền của Cộng sản sáng tác.

Những cuốn sách đã mốc meo, chính những người Cộng sản hiếm hoi cuối cùng còn sót lại cũng chán lè, không thèm đọc, vẫn thu hút được một nhà văn thông minh có tài, đang sống trên đất tự do. Thu hút và thôi miên, biến anh ta thành một con người ngây ngô, ngớ ngẩn, khả năng xét đoán đúng sai bị tê liệt, rồi tự biến mình thành một cán bộ tuyên truyền hạng bét.

Tệ hơn nữa, ngoài công tác tuyên truyền, tâng bốc, bào chữa cho một chủ nghĩa đã bị nhân loại ghê tởm, anh ta còn lợi dụng cơ hội được làm con nhà văn Võ Phiến để ở ngay trong nhà rình rập những lời nói “phản động”, moi móc các sáng tác của ông, kiếm tìm những câu văn chê Bác Đảng để viết báo cáo trình công an, xúi chúng nó cấm in sách của thân phụ mình.

Cháu luôn luôn tỏ ra tha thiết muốn bảo tồn văn minh, văn hóa Việt Nam. Hầu như bài viết nào cũng toát ra tấm lòng thiết tha đẹp đẽ ấy.

Nhưng cháu đang nỗ lực bảo tồn một nền văn hóa, văn minh Cộng sản mới đẻ ra từ thời “cải cách ruộng đất”, thứ văn minh “ đấu cha, tố mẹ” đã từng làm một con người khắc nghiệt, tàn nhẫn như Hồ Chí Minh phải ân hận, rơi lệ.

3- Những sai lầm văn chương, lý luận, suy diễn trong bài viết của cháu còn nhiều, chú bận quá, lại không hứng thú gì khi phải ngồi đọc đi đọc lại một bài mạt sát Võ Phiến ngây ngô, non nớt, thua xa văn chương của đám bồi bút tác giả cuốn: “Những tên biệt kích văn nghệ”, ấn hành ngay sau 75.
Hơn nữa, sau khi đọc phần1và 2, được chỉ dậy cho những sai lầm có thể làm một tác giả sáng suốt giật mình tỉnh ngộ, cháu vẫn nhất định ôm khư khư cái quái thai văn chương ấy… có giảng giải thêm cũng chẳng ích gì.

Vậy tạm gác cái sai văn chương, xét qua cái sai trong hành động.

Hành động lâu nay, được cháu tả rất rõ:

“Số là, trong hai năm qua, do nhà nước Việt Nam nới lỏng qui định về xuất bản, nhà xuất bản Nhã Nam ở Hà Nội có in lại hai tác phẩm của nhà văn Võ Phiến là Quê hương tôi và Tạp văn. Cả hai tác phẩm này đều do chúng tôi chọn lựa và biên tập, theo sự ủy quyền từ lâu của thân phụ. Chúng tôi cố chọn những tác phẩm vửa giá trị nhất vừa hoặc không chứa hoặc chứa rất ít nội dung chính trị. Nếu có nội dung chính trị, khi biên tập chúng tôi loại bỏ hết. Mục đích của việc chọn và bỏ như thế là đưa những thành tựu văn học đỉnh điểm của văn nghiệp Võ Phiến đến với người đọc mà không gây hại cho nước. Chúng tôi đã tưởng mình thế là chu đáo với nhà với nước!”

Trước hết, chú tin cháu không cố tình gian lận, lươn lẹo trong việc sử dụng từ ngữ, nhưng cháu dùng toàn những từ gian lận Cộng sản cung cấp: “Người yêu nước” thay cho “ Người Cộng sản” “tổ quốc, nước” thay cho “Bác và đảng Cộng sản”, “nội dung chính trị” thay cho “nội dung chống Cộng”.
Dùng từ ngữ một cách ngay thẳng, có thể tóm tắt sinh hoạt của Thu Tứ như sau: Được cha già ủy quyền quản thủ gia tài văn chương của ông, Thu Tứ tự biến mình thành công an văn hóa, ngồi chọn lựa tác phẩm không chứa nội dung chống Cộng, nếu có tí chống Cộng nào thì kiểm duyệt, cắt bỏ ngay, rồi mới cho phổ biến. Và Thu Tứ tin mình làm thế là chu dáo với nhà và với (Đảng Cộng sản đang cai trị cả) nước.

Sinh hoạt trước đây là thế, sinh hoạt mới nhất, sôi nổi nhất thể hiện trong bài này là hô hoán báo động về cái hại trong văn chương Võ Phiến để nhà nước Cộng sản kịp thời có biện pháp đối phó. Thành tích đi báo Công an đó được nêu ra ngay từ đoạn mở bài:

“Chúng tôi vô cùng bất đắc dĩ mới lên tiếng

Chẳng ai muốn đi chỉ ra cái sai của người đẻ ra mình!

Chúng tôi làm việc này vì vừa được biết một tổ chức phi chính quyền trong nước đang có kế hoạch tích cực phổ biến những tác phẩm Võ Phiến chứa nội dung chính trị sai lầm. E rằng việc làm của họ có thể khiến một số người đọc hoang mang, hại đoàn kết dân tộc, chúng tôi quyết định tự mình phản bác nội dung này.”

Nghĩa là Võ Phiến được độc giả trong nước chào mừng, nhiều nhà xuất bản tư nhân (phi chính phủ!) muốn ấn hành các tác phẩm khác, có thể mang nội dung chống Cộng mà Thu Tứ đã loại bỏ, hoặc chưa kiểm duyệt. Thành ra anh công an văn hóa tình nguyện này phải gào lên kể tội chống Cộng của bố, để cứu đảng và nhà nước ta khỏi bị quân phản động hãm hại.

Nhiều lúc chú băn khoăn: hay là có biến cố gì làm cháu bị chấn động, hoang mang, rồi nẩy sinh những ý nghĩ, hành động bất thường? Nhưng hiện tại, trước mắt, thấy một người, dù điên hay tỉnh, đang cầm vũ khí, hoặc dao, hoặc bút, đâm chém loạn xạ, kể cả người đẻ ra mình, miệng gào thét kết tội các vị ấy “làm hại nước” v.v… thì cần có biện pháp đối phó ngay. Nguyên cớ tìm hiểu sau.
Bài viết của cháu không thuyết phục được ai, như con dao cùn, người bị đâm không thấy đau, chỉ tức cười. Nhưng vị thế hiện nay của cháu – con trai nhà văn Võ Phiến, được ủy quyền quản thủ gia tài văn chương – cho phép cháu tha hồ phá hoại. Thành tích đã có rồi: kiểm duyệt hết những bài, những đoạn văn chống Cộng của nhà văn Võ Phiến để lập công với Đảng và nhà nước.

Do đó, qua điện thoại, chú đã yêu cầu mẹ cháu giúp bố làm thủ tục truất quyền “thừa hưởng và quản thủ tài sản văn chươngVõ Phiến” của cháu.

Nếu vì thương con, bà không chịu làm việc ấy, chú sẽ đoạn giao.

Dù rất thương kính ông bà, chú không thể ngồi yên chứng kiến cảnh một tên công an văn hóa được ông bà dung dưỡng, che chở, tiếp tục tàn phá, hủy diệt những di sản tinh thần quý giá của dân tộc.

Con trai nhà văn Võ Phiến “đấu tố” cha



Trường hợp Võ Phiến
Thu Tứ
 

Chúng tôi vô cùng bất đắc dĩ mới lên tiếng

Chẳng ai muốn đi chỉ ra cái sai của người đẻ ra mình!

Chúng tôi làm việc này vì vừa được biết một tổ chức phi chính quyền trong nước đang có kế hoạch tích cực phổ biến những tác phẩm Võ Phiến chứa nội dung chính trị sai lầm. E rằng việc làm của họ có thể khiến một số người đọc hoang mang, hại đoàn kết dân tộc, chúng tôi quyết định tự mình phản bác nội dung này.

Chúng tôi cảm thấy có một chút trách nhiệm về việc làm nói trên của tổ chức phi chính quyền kia. Số là, trong hai năm qua, do nhà nước Việt Nam nới lỏng qui định về xuất bản, nhà xuất bản Nhã Nam ở Hà Nội có in lại hai tác phẩm của nhà văn Võ Phiến là Quê hương tôi và Tạp văn. Cả hai tác phẩm này đều do chúng tôi chọn lựa và biên tập, theo sự ủy quyền từ lâu của thân phụ. Chúng tôi cố chọn những tác phẩm vửa giá trị nhất vừa hoặc không chứa hoặc chứa rất ít nội dung chính trị. Nếu có nội dung chính trị, khi biên tập chúng tôi loại bỏ hết. Mục đích của việc chọn và bỏ như thế là đưa những thành tựu văn học đỉnh điểm của văn nghiệp Võ Phiến đến với người đọc mà không gây hại cho nước. Chúng tôi đã tưởng mình thế là chu đáo với nhà với nước! Hóa ra, việc hai tác phẩm Quê hương tôi và Tạp văn được người đọc quốc nội đón nhận khá tốt lại chính là cái nền rất tiện lợi cho tổ chức kia toan đặt lên đấy thứ nội dung hoàn toàn bất ổn trong tác phẩm Võ Phiến!
Chuyện đang xẩy ra còn làm chúng tôi sốt ruột về tương lai. Sẽ hết nhóm nọ đến phe kia những lúc nào đó đem vận dụng văn nghiệp Võ Phiến cách có hại cho nước. Phải làm cho thật rõ về cái phần nội dung chính trị sai lầm trong văn nghiệp ấy ngay bây giờ.

Chúng tôi hiểu nhà văn Võ Phiến hơn bất cứ ai

Chúng tôi lại còn một lý do nữa khiến việc lên tiếng càng không thể tránh được.

Do quan hệ đặc biệt và do đã ở gần nhà văn Võ Phiến trong không biết bao nhiêu năm, chúng tôi được nghe tận tai những phát biểu của ông về tình hình đất nước mà chắc chắn chưa ai từng nghe. Ngoài ra, do yêu thích văn học, chúng tôi đã đọc tất cả tác phẩm Võ Phiến rất kỹ. Hơn nữa, chúng tôi còn đọc để soát lại trước khi đưa in đa số tác phẩm Võ Phiến tái bản hoặc xuất bản ở nước ngoài. Kết quả của không biết bao nhiêu lượt nghe những lời phát biểu thoải mái và đọc rất kỹ tác phẩm là: không ai có thể biết lập trường chính trị và cách nhìn lịch sử của nhà văn Võ Phiến rõ bằng chúng tôi.
Cái biết ấy trong tình hình cái lập trường bất ổn và cái cách nhìn cũng bất ổn đang được một số người tìm cách tái phổ biến, nó trở thành một sức nặng bắt chúng tôi phải bất chấp quan hệ tối thân thiết mà lên tiếng chỉ sai.

Tại sao chúng tôi trở nên bất đồng

Trước khi về thăm quê hương lần đầu tiên năm 1991 chúng tôi đã tuyệt đối tin những nghĩ ngợi của thân phụ mình về chuyện đất nước thời đánh Pháp và đánh Mỹ.

Chúng tôi về nước rất nhiều lần, mỗi lần rất lâu, thăm thân rất ít, coi như toàn bộ thời gian ở trong nước dành cho việc đi tham quan, chủ yếu miền Bắc. Chúng tôi không ở khách sạn sang trọng, không đi tua, mà ở những nhà khách rẻ tiền, đi xe khách, xe ôm, xe xích-lô, có lần mua xe đạp đạp dạo quanh vùng ngoại ô Hà Nội kia thường xuyên đến nỗi có người ngồi chợ tưởng nhầm là dân buôn! (Chúng tôi vẫn có lối du lịch “bụi” như vậy từ trước chứ không phải đến khi về nước mới thế.)
Với lối tham quan như vừa nói, chúng tôi nhanh chóng trở nên rất đỗi hoang mang! Chúng tôi thấy người Việt Nam ngoài Bắc vui vẻ, bình thản, vừa giữ được phần lớn nền nếp cũ, lại vừa có thêm cái phong cách “cách mạng”, mọi người bình đẳng, cũng rất hay. Bấy giờ miền Bắc cũng như cả nước, đang có một số hiện tượng xã hội tiêu cực do kinh tế trì trệ kéo dài, vật chất rất thiếu thốn, nhưng nhìn chung người tuy nghèo mà văn hóa tinh thần rất đáng hãnh diện. Đâu là cái ảnh hưởng cực xấu của chủ nghĩa cộng sản đối với văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, mà mình đã đọc thấy trong tác phẩm của người đẻ ra mình?! Than ôi, hóa ra chỉ là kết quả của những kinh nghiệm rất giới hạn cả về không gian lẫn thời gian cộng với những câu chuyện kể của một ít bạn bè người Trung cùng hoàn cảnh, một số đồng nghiệp người Bắc di cư, vài cán bộ cộng sản “hồi chánh”, thêm vài tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm”, tất cả được một trí tưởng tượng hết sức phong phú và một tâm lý đặc biệt bi quan suy diễn nên!

Ngoài cái biết trực tiếp như vừa nói, chúng tôi còn nhờ thói quen hay đọc sách báo mà biết thêm được vô số chuyện lạ đối với mình. Từ văn hóa, chúng tôi tìm hiểu sang lịch sử, mới biết đến hay biết rõ nhiều chuyện đất nước rất to, như Tuyên Ngôn Độc Lập, Hà Nội Kháng Chiến Sáu Mươi Ngày Đêm, chiến dịch Biên Giới, chiến dịch Điện Biên Phủ, mà cho đến lúc ấy hoặc chưa nghe bao giờ hoặc chỉ nghe hết sức loáng thoáng với lời bình phẩm hạ giá kèm theo. Những “voi” sự kiện theo nhau lù lù bước ra từ quá khứ khiến chúng tôi hết sức bỡ ngỡ!

Vì đã bị “tuyên truyền” rất kỹ, cũng phải đến hơn mười năm sau lần về nước đầu tiên, sau khi nghĩ đi nghĩ lại không biết bao nhiêu lần, chúng tôi mới thấy được thật rõ ràng lịch sử dân tộc trong khoảng 1945-1975 thực ra là như thế nào.

Nhà văn Võ Phiến trong những tư cách khác

Nhà văn Võ Phiến là một người đứng đắn, không bao giờ làm việc gì trái lương tâm để thủ lợi. Một người không bao giờ cậy thế bắt nạt, lấn lướt ai. Một người khiêm tốn, không bao giờ khoe khoang. Một người ăn nói luôn ôn tồn, thái độ luôn hòa nhã.

Nhà văn Võ Phiến là một thành viên tận tụy của gia đình, gia tộc.

Nhà văn Võ Phiến đóng góp rất đáng kể vào văn học Việt Nam trong thế kỷ 20.

Một lập trường chính trị hoàn toàn bất ổn

Nhà văn Võ Phiến viết nhiều thể loại. Lập trường chống cộng của ông được đưa ra rải rác khắp nơi trong nhiều loại tác phẩm khác nhau, khi là hẳn một bài tạp luận hay tạp bút, khi là lời nhân vật trong truyện ngắn hay truyện dài, khi là những đoạn trong một tác phẩm phê bình hay nhận định văn học v.v.

Lập trường chống cộng của nhà văn Võ Phiến liên hệ đến ba vấn đề: giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, chọn lựa ý thức hệ.

Về giải phóng dân tộc, nhà văn Võ Phiến khẳng định không có nhu cầu!!!

Ông cho rằng sớm muộn Pháp cũng trả độc lập cho ta, viện dẫn những chuyện xảy ra trên thế giới.
Đúng là đế quốc Anh đã tự giải tán trong hòa bình. Nhưng Pháp không phải là Anh. Pháp cương quyết tiếp tục giữ thuộc địa và cướp lại những thuộc địa tạm mất trong Thế chiến thứ Hai. Song song với hành động tái xâm lược ở Việt Nam, tháng 8-1945 quân đội Pháp thảm sát hàng chục ngàn người dân nổi dậy ở thành phố Sérif, An-giê-ri, và từ tháng 3-1947 đến tháng 12-1948 đàn áp kháng chiến ở Madagascar, giết có thể đến hơn 100.000 người! Ngay cả sau khi thua to ở Điện Biên Phủ, phải chấp nhận rút khỏi Việt Nam, Pháp vẫn cố giữ An-giê-ri để rất nhiều máu phải đổ nữa rồi mới chịu thôi làm đế quốc.

Nhà văn Võ Phiến nhắc những miền đất ở châu Phi được Pháp trả lại độc lập dễ dàng: thì những nơi ấy chính đã may mắn được hưởng thành quả rực rỡ của kháng chiến Việt Nam và kháng chiến An-giê-ri đấy chứ! Mà thực ra cũng không phải may mắn: ai cũng biết những “nước” Phi châu mới kia chỉ có cái vỏ độc lập chứ ruột thì vẫn nằm trong tay Pháp. Từ ngày “độc lập” năm 1960, các nước ấy đã bị Pháp ngang nhiên can thiệp quân sự hơn 30 lần! Vai trò áp đảo của Pháp trong vùng rõ ràng tới nỗi từ lâu đã sinh ra cái từ Francafrique: Phi nhưng mà “Phi Pháp”!

Dân tộc Việt Nam với ít nhất hai mươi mấy thế kỷ văn hiến, dân tộc Việt Nam mà chính toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã nhận xét là nhất ở Đông Nam Á, phải qua đến Nhật mới gặp được trình độ tương đương (1), dân tộc ấy lại nên như những giống người còn bán khai ở châu Phi ngồi chờ giặc thua to ở nơi khác, ban phát cho một thứ gọi-là-độc-lập hay sao?!!

Sau Thế chiến thứ Hai, không phải đế quốc nào cũng chọn buông thuộc địa. Chính dân tộc Việt Nam anh hùng đã dẫn đầu những dân tộc bị trị trong việc bắt đế quốc Pháp phải buông thuộc địa.
Hễ có kẻ đè đầu cưỡi cổ, thì khi có cơ hội ta phải vùng lên đánh hất nó xuống, chứ lẽ nào cứ ngồi yên đợi nó chán cưỡi chán đè!!!

Lý luận “không cần kháng chiến” hoàn toàn không có giá trị. Nó gốc ở cái ý muốn bào chữa cho những người không tham gia kháng chiến và cái ý muốn phủ nhận công lao to lớn của đảng cộng sản Việt Nam và ở một tâm lý tự ti về văn hóa dân tộc mà chúng tôi sẽ trình bày sau.

Về thống nhất đất nước, nhà văn Võ Phiến đặt việc chống cộng lên trên việc thống nhất đất nước.
Sau khi thua ở Điện Biên Phủ, đế quốc Pháp phải chấp nhận rời khỏi nước ta. Cuộc kháng chiến gian khổ, oai hùng do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã thành công! Nhưng một số người Việt Nam – những người đã không tham gia kháng chiến hoặc theo giặc đàn áp kháng chiến (!!!) – không chịu để toàn dân đi bầu tự chọn chính quyền mà dựa vào thế lực siêu cường Mỹ dựng lên một “nước” trên một nửa nước!!!

Tổ tiên ta bao nhiêu công phu, xương máu, qua bao nhiêu đời mới mở được chừng này đất, để bây giờ đất chia hai sao? Dân tộc Việt Nam mấy ngàn năm trải bao lượt thử thách vẫn là một để bây giờ thôi là một sao?

Hễ có cơ hội, phải cố hết sức thống nhất đất nước.

Cơ hội đã có: từ năm 1960 chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu lung lay, khởi đầu do một số đảng phái bất mãn về chính sách, sau đó do đông đảo Phật tử đấu tranh chống thiên vị tôn giáo. Năm 1963 chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Tiếp theo là đảo chính liên miên. Nhân tình hình thuận lợi, quân kháng chiến Miền Nam và quân đội Miền Bắc tiến công mạnh mẽ. Đâu muốn chết đến người Mỹ, nhưng thấy “tiền đồn” Việt Nam Cộng Hòa quá nguy ngập, nhà nước Mỹ đành gấp rút cho hơn nửa triệu lính đổ bộ. Chính quyền Sài Gòn trở nên tạm ổn định, nhưng biển Mỹ kim tiền viện trợ lại nhanh chóng gây ra nạn quan chức tham nhũng hết sức trầm trọng. Tổn thất sinh mạng binh lính Mỹ, ảnh hưởng tai hại đến kinh tế Mỹ, sự kiên cường của kháng chiến Miền Nam và quân dân Miền Bắc, cùng với sự bất lực của chính quyền Sài Gòn, khiến nội bộ Mỹ trở nên chia rẽ trầm trọng, dẫn đến quyết định rút hết quân ra. Chỉ hai năm sau khi lính Mỹ rút, nước Việt Nam thống nhất. Tổn thất hơn 210.000 lính chết và bị thương, thả xuống ba lần rưỡi lượng chất nổ đã thả trong Thế chiến thứ Hai (!!!), tiêu mất gần một ngàn tỉ đô-la (tính theo giá đô-la năm 2011), mà siêu cường Mỹ rút cuộc vẫn thất bại trong ý đồ chia hai nước ta.(2) Mỹ thảm bại, chắc chắn có một phần do đã ủng hộ một chính quyền không được lòng dân.

Bất chấp cơ hội thống nhất đất nước đã tới, nhà văn Võ Phiến vẫn tiếp tục ủng hộ sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn. Đó là một lập trường đi ngược lại với lý tưởng dân tộc.

Về chọn lựa ý thức hệ, nhà văn Võ Phiến tuyệt đối bác bỏ chọn lựa chủ nghĩa cộng sản.
Chọn lựa một chủ nghĩa, phải trên cơ sở nhu cầu đất nước và phải căn cứ vào kết quả cụ thể.

Xét nhu cầu thì:

Thời Pháp thuộc có nhu cầu hết sức lớn là đánh đuổi giặc Pháp. Đến cuối thập kỷ 1910, nỗ lực cứu nước của các nhà nho đã coi như hoàn toàn thất bại. Công cuộc giành lại độc lập đòi hỏi một đường hướng mới. Vừa đúng lúc ấy bên Tây phương nẩy ra một thứ chủ nghĩa nhiệt liệt bênh vực những người bị áp bức, với những phương cách rất cụ thể để tổ chức họ thành lực lượng đấu tranh lợi hại. Quốc gia tiên phong ứng dụng chủ nghĩa ấy là Liên Xô, một cường quốc. Ở Việt Nam đang có vô số người bị áp bức, nếu chọn chủ nghĩa cộng sản thì trước mắt có phương tiện để tổ chức họ thành đoàn thể chặt chẽ, thêm về lâu dài có thể có được nguồn ngoại viện cần thiết cho kháng chiến: tại sao lại không?

Thời Pháp thuộc còn có nhu cầu khác cũng rất quan trọng là cải cách xã hội để san bằng những chênh lệch quá độ nẩy sinh như một kết quả của tình trạng đất nước bị ngoại nhân cai trị lâu ngày.(3) Chủ nghĩa cộng sản có vẻ là một phương tiện tốt để thực hiện việc cải cách này, tại sao lại không chọn?

Xét kết quả thì:

Đối với hai đại sự là giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, chủ nghĩa cộng sản rõ ràng là chọn lựa đúng. Nhờ đông đảo nhân dân đoàn kết chặt chẽ với tinh thần hy sinh cao độ và nhờ có ngoại viện cần thiết, mà cả hai đại sự đã thành công tốt đẹp.

Đối với việc cải cách xã hội, tuy trong một thời gian đã xảy ra sai lầm khiến một số người bị xử oan, nhưng mục đích san bằng bất công có đạt được. Nhân đây cũng nên nói về ý nghĩa của việc “sửa sai”. Nó chính là một ví dụ về khả năng Việt hóa món nhập ngoại của dân tộc Việt Nam. Ngay từ năm 1924 Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định cần xem xét lại chủ nghĩa cộng sản trên cơ sở lịch sử phương Đông.(4) Tiếc một phần do hoàn cảnh chiến tranh, trong cải cách ruộng đất việc xem xét lại đã không được tiến hành kịp thời. Nhìn chung, ở Miền Bắc văn hóa dân tộc đã làm mềm hẳn chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy, với kết quả là một xã hội về cơ bản vừa giữ được những giá trị truyền thống tốt đẹp vừa có một cái không khí bình đẳng hơn trước cũng tốt đẹp.

Nghĩa là, ít nhất trong khung thời gian liên hệ, việc chọn chủ nghĩa cộng sản không có gì sai.
Tóm tắt về lập trường chính trị của nhà văn Võ Phiến

Trong khi những người cộng sản Việt Nam lập hết công giải phóng dân tộc đến công thống nhất đất nước, cùng lúc dần dần cải cách ý thức hệ cộng sản cho hợp với văn hóa truyền thống và điều kiện xứ sở, thì nhà văn Võ Phiến hững hờ với giải phóng, thờ ơ với thống nhất, đem toàn lực tiến công cái bản gốc của ý thức hệ ấy!

Ông bảo chủ nghĩa cộng sản là xấu. Trông vào kết quả trên nhiều mặt, rõ ràng nó chẳng xấu cho đất nước quê hương một chút nào!

Một cách nhìn lịch sử cũng hoàn toàn bất ổn

Ngoài lập trường chống cộng, tác phẩm Võ Phiến còn chứa một cái nhìn về lịch sử dân tộc trong thế kỷ 20.

Ở đây có lẽ nên nhắc ngay đến cái khuynh hướng phân tích tâm lý nhân vật “chẻ sợi tóc làm tư” nổi tiếng của nhà văn Võ Phiến. Thực ra không chỉ khi viết truyện mà cả trong đời sống ông cũng thế, cũng thích chẻ cái mình nhìn ra cho thật nhỏ. Và ông đặc biệt ưa chú mục vào những cái xấu hoặc bất thường (tuy bản thân không hề xấu hoặc bất thường).

Mỗi người chỉ có đúng một cách nhìn. Tất nhiên nhà văn Võ Phiến đã nhìn lịch sử dân tộc bằng chính cách vừa nói trên.

Kết quả là, đọc ông ta gần như toàn gặp những người dân không biết yêu nước là gì (thỉnh thoảng có gặp thì nhân vật yêu nước hiếm hoi ấy lộ vẻ lạc lõng rõ rệt); không thấy thực dân khai thác tài nguyên bóc lột lao động đâu cả, chỉ thấy cán bộ cộng sản hủ hóa; không thấy giặc Pháp tàn bạo với người Việt Nam đâu cả, chỉ thấy có dân bị đấu tố oan; không thấy đông đảo nhân dân nô nức ủng hộ chiến sĩ, hàng hàng lớp lớp chiến sĩ hăng say đánh giặc ngoại xâm, lập chiến công oai hùng đâu cả, chỉ thấy nhiều người bị làm khổ và nhiều kẻ liều chết ngớ ngẩn!!! Không có những việc tốt nhà nước cộng sản đã làm cho dân nghèo nào hết, chỉ có những xáo trộn xã hội hoàn toàn vô ích!!!…

Dân tộc Việt Nam đâu phải như vậy. Sự thực về cuộc cai trị của đế quốc Pháp, về kháng chiến Việt Nam, về những việc làm của đảng cộng sản Việt Nam, đâu phải như vậy.

Sở dĩ nhà văn Võ Phiến thấy vậy, ấy bởi ông đã chăm chú nhìn những thành phần thiểu số, những chuyện lẻ tẻ, nhất thời. Chỉ có một việc cải cách ruộng đất thực hiện quá tay là đã xảy ra ở khá nhiều nơi và kéo dài khá lâu. Nhưng “sai” ấy đã được “sửa”.

Cái nhìn Võ Phiến ngoài tính rất đỗi cục bộ và tập trung vào cái xấu hoặc bất thường, còn một đặc tính nữa là hay khuếch đại.

Nhìn chỗ xấu, chẻ nhỏ, phóng to… Có là Tây Thi thì cũng không thể còn đẹp nổi dưới cái nhìn như thế! Thực ra đâu còn khuôn mặt nào nữa mà đẹp với xấu! Một công cuộc vĩ đại đầy ý nghĩa tốt đẹp cũng chẳng khác gì. Nhìn nó như nhà văn Võ Phiến nhìn thì thấy thật rõ những tiêu cực rời rạc bé nhỏ, mà không sao thấy được cái toàn thể tích cực liền lạc lớn lao.

Cách nhìn là quan trọng nhất. Nhưng nhìn đâu cũng có đóng góp vào cái thấy của người nhìn.
Có thể đặt vấn đề, hay là quê hương nhỏ của nhà văn Võ Phiến là huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định nó đã “ngoại lệ” khiến ông đâm ra dễ nghĩ lệch về chuyện đất nước? Quả thực, ở Phù Mỹ thời Pháp thuộc gần như không thấy bóng giặc Pháp mà chênh lệch giàu nghèo cũng không đáng kể. Nhưng ngay ở Phù Mỹ, chắc chắn cũng đã có rất nhiều người yêu nước, chẳng qua nhà văn không chú ý đến họ. Hơn nữa, dù chỉ nhìn tình hình Phù Mỹ mà thôi khó thấy được đại cục nước Việt Nam, thì thiết tưởng một người lên tiếng về đại cục như nhà văn Võ Phiến có trách nhiệm phải nhìn cho thật rộng, nhìn khắp cả nước, chứ đâu được nhận định về toàn quốc trên cơ sở tình hình ở chỉ địa phương mình!
Cuối cùng, về “cách nhìn Võ Phiến”, có lẽ cũng nên nêu lên rằng nó lẽ tự nhiên dẫn tới tâm lý bi quan, là một nét nổi tiếng của văn chương Võ Phiến. Bi quan trong văn thì không sao cả. Nhưng trong cuộc đấu tranh để sinh tồn của cả một dân tộc, thì hết sức tai hại.

Tại sao nhà văn Võ Phiến chống cộng

Nhà văn Võ Phiến lớn lên ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Cái lối giặc Pháp cai trị nước ta mỗi nơi một khác đã làm cho giặc gần như vô hình đối với người thanh niên mà sau này sẽ là nhà văn Võ Phiến. Bởi về kinh tế Phù Mỹ không có gì hấp dẫn, nơi ấy giặc chỉ hiện diện nhỏ xíu, cho có mà thôi. Đã ít lại “hiền”, chẳng làm gì ai, giặc cơ hồ như không phải giặc! Không gian chính trị như thế bất lợi cho lòng yêu nước. (Tuy vì việc học người thanh niên có xa quê một thời gian, nhưng Phù Mỹ là môi trường chủ yếu. Hơn nữa, ngay tại những nơi ở trọ ông cũng không có dịp thấy giặc nhiều và dữ. Người ấy đã chỉ lo học, không tham gia bất cứ tổ chức cách mạng nào.)

Ở Phù Mỹ, không gian văn hóa cũng không lợi cho lòng yêu nước. Như chính nhà văn Võ Phiến hơn một lần viết ra, nơi vùng quê ấy hết sức hiếm những cái nó có giá trị khiến người dân địa phương dễ dàng cảm thấy hãnh diện về đường tinh thần. Không kiến trúc truyền thống ấn tượng như mái đình mái đền mái chùa cong vút, không sinh hoạt truyền thống tưng bừng như lễ hội, hát quan họ hát chèo, rất ít làng nghề với những sản phẩm mỹ thuật tinh tế, cũng không nhà nho tài tử thơ phú tài hoa… Chỉ có bài chòi vài ngày dịp Tết và hát bộ rất thi thoảng.

Người thanh niên Võ Phiến có trình độ học vấn tương đối cao. Như một kết quả của chương trình giáo dục thuộc địa, thanh niên ấy mang nặng ấn tượng tốt đẹp về văn hóa Tây phương.

Người thanh niên Võ Phiến có đầu óc thực tế, chú ý nhiều đến điều kiện vật chất, mà văn hóa Tây phương thì từ khi sáng kiến ra phương pháp khoa học đã tỏ ra rất xuất sắc về cải tiến điều kiện vật chất.(5) Thanh niên ấy ưa phân tích tâm lý, mà văn học Tây phương thì sở trường phân tích tâm lý… Không phải không đáng kể đâu. Những chỗ hợp với Tây do bản tính ấy đã kết hợp với kết quả của chương trình giáo dục thuộc địa tạo nên một lòng đặc biệt nể mến Tây có ảnh hưởng nhất định đến thái độ riêng về chuyện chung.

Người thanh niên Võ Phiến hay nghĩ ngợi, với cái nhìn “tập trung vào chỗ xấu, chẻ nhỏ, phóng to”, hay hoài nghi, hay lo (rất) xa và đặc biệt nặng lòng với gia đình gia tộc.

Người thanh niên Võ Phiến tuy vậy có theo kháng chiến một thời gian, nhưng rồi một phần do bị chấn động tâm lý nặng bởi những quá độ trong cải cách ruộng đất, đã bỏ kháng chiến; được ít lâu, gia nhập một đảng phái chống cộng ở địa phương, hình như chủ yếu do một người bà con thân lôi kéo, chẳng bao lâu bị những người cộng sản bắt, nhận một án tù nhẹ vì đã không phải là một thành viên tích cực của tổ chức kia, trong khi người bà con thân bị án tử hình…

Không gian chính trị, không gian văn hóa, hoàn cảnh giáo dục, đặc tính cá nhân, tất cả đã cùng nhau khiến một thanh niên theo kháng chiến không mấy hăng say. Sau đó, một số biến cố chung, riêng đẩy thanh niên ấy về phía những người chống cộng.

Tại sao nhà văn Võ Phiến nổi tiếng chống cộng

Viết văn chống cộng thì lắm cây bút từ Miền Bắc di cư vào chịu khó viết. Nhưng tác phẩm của họ điển hình lớn lời mà thiếu chi tiết cụ thể, rỗng lý luận. Tác phẩm chống cộng của nhà văn Võ Phiến ngược lại: lời nhỏ kể lể tỉ mỉ, đay nghiến, với lý luận (sai) kèm theo.

Chính quyền Sài Gòn để ý và đánh giá cao lối viết ấy. Năm 1960, truyện vừa Mưa đêm cuối năm của nhà văn Võ Phiến được giải thưởng “Văn học Toàn quốc”. Như Nhất Linh nhận xét trong Viết và đọc tiểu thuyết, lời văn trong tác phẩm giật giải văn chương ấy hãy còn thô vụng.(6) Nó được chọn rõ ràng vì nội dung chính trị phù hợp với nhu cầu tuyên truyền của những người đang cai trị Miền Nam.
Sau Mưa đêm cuối năm, được chính quyền Sài Gòn khuyến khích và được “đồng chí” tán thưởng, nhà văn Võ Phiến tiếp tục cho ra đời những tác phẩm có nội dung tương tự, viết chống cộng mỗi lúc một thêm “tinh vi”. Thực ra tác phẩm Võ Phiến trở nên “vi” (tỉ mỉ) hơn nữa, chứ không phải “tinh” (thấy đúng bản chất) hơn chút nào, vì nhìn cục bộ thì không thể thấy toàn thể. Cái tiếng “chống giỏi” của nhà văn nhanh chóng lan rộng trong cái tiểu xã hội phức tạp của những người chống cộng mà có lẽ đại đa số không thực sự chia xẻ nội dung cụ thể của tác phẩm Võ Phiến, chưa nói nhiều người hình như không hề cầm tới sách! Nhà văn Mai Thảo có lần đọc, thấy “nhiều sắc thái địa phương”. Nhà văn Vũ Khắc Khoan cũng thử đọc, rồi phàn nàn về những nhân vật “tù lù mù”. Chi tiết khó “chia”, mà lý luận hẳn họ càng thấy khó “sẻ”, vì vốn dĩ chính bản thân họ có hay lý luận rắc rối gì đâu. Đại khái, mỗi người chống cộng vì một số lý do riêng, rồi hễ cứ nghe ai “chống giỏi” là rủ nhau hoan hô, không cần biết người kia cụ thể chống thế nào!

Cái lối được trầm trồ mà không được đọc rồi cũng xảy ra cho nhà văn Võ Phiến ở ngoài Bắc. Một số người “Nhân Văn Giai Phẩm” nghe tiếng chống cộng của ông, sinh ngay cảm tình, tuy hầu hết những người ấy chắc chắn rút cuộc chưa bao giờ đọc được một chữ văn Võ Phiến! Thực ra giữa họ và nhà văn Võ Phiến có chỗ khác nhau rất căn bản: họ đều đồng lòng kháng chiến đánh đuổi giặc Pháp, lấy việc ấy làm quan trọng hơn cả, trong khi nhà văn Võ Phiến thì không. Nông nỗi của họ xảy ra là do họ nghĩ giải phóng dân tộc xong rồi, Đảng không nên lãnh đạo văn hóa nữa, mà nên để “trăm hoa đua nở”. Nhưng việc nước đã xong đâu! Còn phải thống nhất đất nước. Với sự can thiệp của siêu cường Mỹ, công việc sẽ vô cùng khó khăn. Cần phải duy trì ý chí chính trị và tinh thần kỷ luật ở mức cao nhất. Tự do văn hóa sẽ ảnh hưởng xấu đến nỗ lực duy trì này, do đó Đảng không thể chấp nhận được. Nhìn cách khác, tình hình đất nước bấy giờ chưa thích hợp với một cải cách chủ nghĩa lớn như vậy.
Vào cái khoảng thời gian Liên Xô vừa sụp, cái tiếng chống cộng của nhà văn Võ Phiến còn khiến một số nhà văn Việt Nam ở trong nước tìm cách bắt liên lạc với ông, hẳn vì họ nghĩ nhà nước cộng sản Việt Nam cũng sắp sụp! Có người nhân dịp đi công tác qua Mỹ, đã tỏ tình thân ái bằng cách tặng nhà văn Võ Phiến một chiếc đồng hồ đeo tay dùng lâu năm. Người ấy từng tự nói nhờ Đảng mà tôi mới được thế này. Ấy thế mà khi tưởng Đảng sắp đổ, ông vội vã đi ôm chầm lấy kẻ thù của Đảng! Ngán cho “nhân tình thế thái”. Thân phụ chúng tôi có kể rằng, qua trò chuyện, thấy nhà văn kia dường như chưa hề đọc một tác phẩm nào của mình!

Ra hải ngoại, tiếng tăm của nhà văn Võ Phiến lớn hơn khi ông còn ở Sài Gòn. Vì hai lý do. Thứ nhất, lẽ tự nhiên trong cái cộng đồng của những người bỏ nước, ai chống chính quyền của nước đã bỏ thì được hoan nghênh, chống càng mạnh càng được hoan nghênh. Thứ hai, việc nhà văn Võ Phiến bắt đầu viết và viết trong một thời gian dài tác phẩm Văn học Miền Nam khiến rất nhiều văn nhân hải ngoại đua nhau ca ngợi ông trong thời gian dài. Sau khi toàn bộ tác phẩm ấy được trình làng, có khá nhiều phản ứng bất lợi từ chính những người đã từng trông ngóng nó ra đời. Họ không bằng lòng về một số nhận định văn học của tác giả. Chúng tôi cho rằng về nhận định văn học, Văn học Miền Nam chứa nhiều ý kiến giá trị. Nhưng cũng như đa số tác phẩm Võ Phiến, đáng tiếc, nó cùng lúc chứa những phát biểu hoàn toàn sai lầm về lịch sử đất nước trong thế kỷ 20.

Một lòng yêu nước tự ti

Không biết bằng Paul Doumer

Khi còn ở quê, do kiến thức rất giới hạn, người thanh niên Võ Phiến đinh ninh Việt chỉ là học trò của Tàu. Sau khi vào Sài Gòn năm 1960, kiến thức của nhà văn trẻ Võ Phiến tăng lên rất đáng kể. Ông dần dần biết ta có những nét riêng…

Đọc Quê hương tôi và Tạp văn, mọi người khen tác giả uyên bác, biết nhiều về văn hóa Việt Nam.
Thực ra ngay trong Quê hương tôi vốn cũng vẫn còn có chỗ tác giả lặp lại cái thành kiến sai lầm cũ kỹ rằng ta chỉ là học trò của Tàu, song song với một số phát biểu xác đáng về tiếng Việt, về ẩm thực Việt Nam, về áo dài…, nhưng chúng tôi đã biên tập bỏ đi. Tác phẩm vẫn còn chứa vài ý được diễn rất kín đáo mà nếu đọc thật kỹ độc giả có thể cảm thấy đằng sau những dòng chữ là chờn vờn một tâm lý tự ti về văn hóa dân tộc.

Làm sao mà nhà văn Võ Phiến lại tự ti thế?

Xin hãy để ý “quê hương tôi” chỉ là một nửa của đất nước thôi! Trong khi nói cho thành thật, thì những thành tích cao nhất của văn hóa Việt Nam trong chiều dài lịch sử dĩ nhiên đã được lập trên nửa khác, ngoài Bắc, nơi đất gốc của dân tộc. So “cao” về văn hóa với ai, phải căn cứ vào thành tích ở Bắc bộ. Thế mà kiến thức của nhà văn Võ Phiến về văn hóa Việt Nam ở Bắc bộ đã không bao giờ đạt độ rộng và sâu cần thiết. Ngoại trừ văn học, ông biết rất ít! Chính do cái biết thiếu ngặt nghèo ấy, mà ông không được thoải mái khi so sánh văn hóa ta với văn hóa người.

Kể ra, trên nửa phía nam của đất nước, nếu nhìn toàn thể những biểu lộ nơi con người thì có lẽ cũng vẫn thấy được đúng trình độ dân tộc. Nhà văn Võ Phiến không thấy đúng, hẳn bởi cái cách nhìn cục bộ và cái khuynh hướng nhấn mạnh tiến bộ vật chất…

Hết sức đáng tiếc, rút cuộc nhà văn Võ Phiến không biết trình độ tiến hóa của dân tộc Việt Nam bằng Paul Doumer đã biết hơn hai mươi năm trước ngày ông chào đời!

Vì không biết nên mới “Á Phi”

Không phải tình cờ mà khi bàn chuyện đất nước, nhà văn Võ Phiến hay nhắc tới Phi châu. Ông ngỡ ta chắc không hơn Phi bán khai bao nhiêu, trong khi thực ra giữa ta với họ có cái khoảng cách hai mươi mấy thế kỷ văn hiến!!!

Chỉ tính từ sau Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam cũng đã lập quốc hàng ngàn năm. Trong khi ở phần lớn Phi châu, gọi “nước” nọ “nước” kia là mới gọi thôi, các biên giới nước cơ bản chỉ là biên giới thuộc địa do các đế quốc Âu châu vẽ ra! Ta với Phi chỉ giống nhau ở chỗ cùng bị Tây chiếm, chứ về trình độ tiến hóa thì khác hẳn nhau, nhập ta vào với Phi thành “Á Phi nhược tiểu” là nhập thế nào!!! Vấn đề của ta là giành lại độc lập, tổ chức lại xã hội để cạnh tranh về vật chất với Tây phương. Vấn đề của Phi châu là tiến hóa! Pháp gọi Á Phi là đế quốc gọi chung thuộc địa, không thèm phân biệt. Còn ta phải biết cái “giá ngọc” của ta chứ! Nhà văn Võ Phiến phần không biết đúng trình độ dân tộc Việt Nam, phần không rõ tình hình ở Phi châu, phần bị ảnh hưởng lời giặc Pháp, mà đã nhầm lẫn rất to.

Học sau cũng được chứ

Nói rằng nhà văn Võ Phiến không yêu nước thì không đúng. Nhưng ông yêu nước tự ti, yêu mà không hăng hái đứng lên vì nước, vì quá nể cái kẻ đang chiếm nước!

Lòng yêu nước tự ti của ông, chúng tôi còn nhớ ngày niên thiếu ở Sài Gòn có lần trong một bữa cơm gia đình đã được nghe nó hiện ra thành một câu bình phẩm về chuyện giặc Pháp cai trị nước ta. Câu ấy “kinh khủng” tới nỗi chúng tôi thấy không nên viết ra đây.

Nhà văn Võ Phiến như thế là không giống các nhà nho Việt Nam xưa kia. Tuy rất quý Khổng Tử, nhưng cứ hễ con cháu Mã Viện xâm phạm bờ cõi là nho Việt hăng hái tham gia kháng chiến ngay, đánh cho kỳ giặc phải rút sạch về mới thôi.

Học giả Đào Duy Anh khi nghiên cứu truyền thống trí thức yêu nước trong văn hóa Việt Nam đã nhận xét rằng đến thời đánh Pháp truyền thống ấy vẫn còn. Đa số trí thức Tây học đã theo kháng chiến, nhiều người bỏ sự nghiệp thành công tột bực mà theo.

Tàu Tây có gì hay thì ta chọn học sau cũng được, đâu cần phải để cho nó kéo vào hay tiếp tục cưỡi trên cổ ta mà dạy!

Hai phát biểu riêng tư ý nghĩa

Để kết thúc những điều muốn nói về lập trường chính trị và cách nhìn lịch sử của nhà văn Võ Phiến, chúng tôi xin kể hai phát biểu của ông trong chỗ riêng tư.

Một hôm, về cuối thập kỷ 1990, đang trò chuyện với chúng tôi về tài hành quân thần tốc của vua Quang Trung (một đề tài ưa thích do hãnh diện địa phương), ông chợt lạc đề, trầm trồ việc những người cộng sản đã đánh bại liên tiếp hai giặc thật lớn! Ông buông ra chỉ đúng một câu rồi thôi, quay về với chuyện quân Tây Sơn như không hề đã nói gì lạ cả.

Một hôm khác, có lẽ khoảng năm 2004, 2005, cũng trong một dịp trò chuyện lan man, ông bỗng thốt lên rằng may quá, vào đúng lúc cần thì dân tộc có một người lãnh đạo hết sức giỏi là Hồ Chí Minh! Lần ấy, ông có nói thêm một chút, nhắc Hồ Chủ tịch là con một nhà nho.

Như vậy… Tiếc thay, mọi việc đã lỡ làng từ rất lâu.

Về phía chúng tôi, hai phát biểu bất ngờ nói trên của nhà văn Võ Phiến làm chúng tôi thấy nhẹ lòng đáng kể mỗi khi nghĩ về thân phụ mình như một người dân của tổ quốc Việt Nam.

Lời tổng kết về văn nghiệp Võ Phiến

Văn nghiệp Võ Phiến vừa tích cực vừa tiêu cực.

Tích cực, đáng lưu truyền, là phần văn học. Tiêu cực, đáng bỏ đi, là phần chính trị.
Về văn học, ấy là một tấm gương sáng về cố gắng học hỏi, trau giồi, cần lao đứng đắn, tự phát huy tối đa năng khiếu bẩm sinh.

Về chính trị, ấy là cái bi kịch của một người Việt Nam sống giữa thời kỳ lịch sử dân tộc cực kỳ khó khăn mà trước không tha thiết với độc lập, sau không tha thiết với thống nhất, khăng khăng đặt chuyện chống chủ nghĩa cộng sản lên trên tất cả. Rút cuộc, nhà văn Võ Phiến đã chống cộng cực đoan hơn là những người cộng sản Việt Nam ứng dụng chủ nghĩa cộng sản!

Sai lầm chính trị đã đưa tác phẩm Võ Phiến ra khỏi lòng dân tộc. Đất nước đã độc lập, thống nhất lâu rồi. Nay đến lúc, nhân danh bảo tồn những giá trị văn hóa Việt Nam, đưa tác phẩm Võ Phiến trở về, sau khi lọc bỏ nội dung chính trị.

Nhà nước Việt Nam đã sáng suốt khi quyết định cho tái bản sách Võ Phiến trong nước. Đáng tiếc, một thiểu số đang lợi dụng tình hình quốc tế mà âm mưu tái phổ biến cả những nội dung chính trị sai lầm. Việc tái phổ biến này vừa có thể gây mất đoàn kết, hại cho nước, vừa xúc phạm sự thực lịch sử.

Tháng Tám, năm 2014
_______
 (1) “… phải sang đến tận Nhật Bản người ta mới thấy được một giống dân tương xứng (…) Cả hai giống người Việt và Nhật (…) đều thông minh, chăm chỉ và can đảm (…) Người Việt (…) vượt xa các dân khác (ở Ðông Nam Á)” (P. Doumer, L”Indochine francaise (hồi ký), nxb. Vuibert et Nouy, Paris, 1905, dẫn theo Phạm Cao Dương, Lịch sử dân tộc Việt Nam, nxb. Truyền Thống Việt, California, 1987). Năm 1905 Nhật đang lừng lẫy, Việt đang nhục nhã: “Khen cho con mắt tinh đời, anh hùng đoán giữa trần ai mới già”! P. Doumer thật là đại tri kỷ của dân tộc ta. Nhưng nhận định chính xác của Doumer rồi nằm sâu chôn chặt trong hồi ký, không được mấy người biết. Mà dù nhiều người Pháp có biết, thì chắc chắn cũng không vì thế mà họ tự ý trả lại độc lập cho ta. Cưỡi cổ giống dân ưu tú như thế, càng sướng chứ sao!


(2) Số liệu theo trang thevietnamwar.info và trang en.wikipedia.org.

(3) Chúng tôi chia xẻ ý kiến của học giả Nguyễn Hiến Lê rằng “thời trước nước mình không có giai cấp đấu tranh” (Hồi ký NHL, nxb. Văn Học, VN, 1992, tr. 98-99). Nhưng tuy không có vấn đề giai cấp như một kết quả của cấu trúc xã hội truyền thống, trong thời Pháp thuộc đã xảy ra chênh lệch giàu nghèo quá độ, vì lúc bấy giờ quan điển hình không còn là cha mẹ dân, không lo cho dân nữa, mà vừa ngay ngáy lo phục vụ giặc cho thật kỹ vừa ngày đêm tận tụy bóc lột dân! Dưới quan, bọn hào lý cũng bận bịu “hai lo”: một phục vụ quan, hai bóc lột dân! Và vì trên quan dưới hào đều không vì dân, nên các địa chủ cũng tha hồ bóc lột!

(4) “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu, mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại (…) Mác cho ta biết rằng sự tiến triển các xã hội trải qua ba giai đoạn: chế độ nô lệ, chế độ nông nô, chế độ tư bản (…) Chúng ta phải coi chừng! Các dân tộc Viễn Đông có trải qua hai giai đoạn (đầu) này không? (…) (Phải) xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông” (Nguyễn Ái Quốc, bài viết năm 1924, in lại trong Hồ Chí Minh toàn tập, 1995, tập I, tr. 464-469, dẫn theo Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, nxb. Văn Hóa – Thông Tin, Hà Nội, 1998, tr. 451-452).

(5) Trong văn chương Võ Phiến ta thấy có khuynh hướng nhìn ra ngoài cuộc sống, hướng về vũ trụ thay vì nhân sinh. Nhưng lúc nào nhìn “ra” thì nhìn, còn cứ hễ quay đầu lại nhìn cuộc sống thì Võ Phiến thực tế chứ không lý tưởng.

(6) Sau khi đọc lời phê bình thẳng thắn của Nhất Linh, Võ Phiến đã cố cải tiến phần lời và đã đạt kết quả rất tốt. Lời văn truyện ông trở nên sáng nhẹ hơn trước nhiều, trong khi lời tùy bút, tạp văn tuy không bao giờ đẹp được như văn Nguyễn Tuân nhưng nhiều khi gợi cảm, có sức lôi cuốn người đọc. Nhân thể, xin nhắc người đọc bây giờ rằng nhà văn Võ Phiến đã có nhiều dịp sửa văn bản của những tác phẩm ban đầu, nên nếu căn cứ vào sách được tái bản thì sẽ khó hiểu tại sao Nhất Linh lại phê bình như vừa nói.