Ông Trịnh Xuân Thanh không còn là phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang và Bộ Công Thương đang kiểm tra lại việc điều động - bổ nhiệm cán bộ nhưng dân chúng không tin mà chỉ thêm ngao ngán.
Cuối tuần qua, ông Trịnh Xuân Thanh “cáo bệnh” nên khi đại biểu Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Hậu Giang khóa mới họp phiên đầu tiên, họ không bầu ông ta làm phó chủ tịch tỉnh trở lại.
Ông Thanh không bị cách chức mà tự vạch ra một con đường để rút lui êm thấm.
Ông Thanh, 50 tuổi, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, sau khi tốt nghiệp đại học kiến trúc năm 1990, ông Thanh sang Đông Âu “làm ăn.” Năm 1995, ông Thanh quay về Việt Nam và năm 1996 được bổ nhiệm làm lãnh đạo một công ty của “Ban Chấp Hành Trung Ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh.”
Đến năm 2000, ông Thanh chuyển qua làm phó giám đốc Chi Nhánh Hà Nội của Tổng Công Ty Sông Hồng, sau đó được đề bạt làm phó tổng giám đốc rồi làm tổng giám đốc của Tổng Công Ty Sông Hồng cho đến năm 2007, ông Thanh chuyển qua Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam (PVC).
Năm 2010, PVC được vinh danh là một trong mười “Sao vàng Đất Việt.” Giữa năm 2013, người ta phát giác PVC thua lỗ 3,200 tỷ đồng! Ông Thanh lúc đó là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của PVC đột nhiên được rút khỏi PVC để về làm trưởng văn phòng đại diện của Bộ Công Thương ở miền Trung. Vài tháng sau, vào đầu năm 2014, thủ tướng Việt Nam chỉ đạo điều tra - xử lý các sai phạm khiến PVC thua lỗ nghiêm trọng, nhiều thuộc cấp của ông Thanh bị tống giam, còn ông Thanh thì quay trở về Hà Nội làm... chánh văn phòng Ban Cán Sự Đảng của Bộ Công Thương.
Năm 2015, ông Thanh được “luân chuyển” về tỉnh Hậu Giang. “Luân chuyển” là bước khởi đầu của tiến trình chuẩn bị cho việc bổ nhiệm các viên chức đã được lựa chọn trước để đảm nhận những chức vụ cao hơn và quan trọng hơn (từ trước đến nay, chính quyền Việt Nam gọi tiến trình lựa chọn trước về nhân sự lãnh đạo từ trung ương đến địa phương là “quy hoạch cán bộ”).
Trong trường hợp của ông Thanh, “luân chuyển” từ Bộ Công Thương về tỉnh Hậu Giang là bước khởi đầu để trở thành một trong các viên chức lãnh đạo chính quyền Việt Nam.
Tháng trước, ông Thanh trở thành “bia” cho báo chí “bắn” vì tiêu lòn với công an Hậu Giang, kiếm một biển số loại chỉ dành cho công xa, gắn lên xe riêng để được ưu tiên trong chuyện đi lại. Áp lực của dư luận đã khiến ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN yêu cầu phải điều tra về những vấn đề có liên quan đến ông Thanh.
Năm 2010, PVC được vinh danh là một trong mười “Sao vàng Đất Việt.” Giữa năm 2013, người ta phát giác PVC thua lỗ 3,200 tỷ đồng! Ông Thanh lúc đó là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của PVC đột nhiên được rút khỏi PVC để về làm trưởng văn phòng đại diện của Bộ Công Thương ở miền Trung. Vài tháng sau, vào đầu năm 2014, thủ tướng Việt Nam chỉ đạo điều tra - xử lý các sai phạm khiến PVC thua lỗ nghiêm trọng, nhiều thuộc cấp của ông Thanh bị tống giam, còn ông Thanh thì quay trở về Hà Nội làm... chánh văn phòng Ban Cán Sự Đảng của Bộ Công Thương.
Năm 2015, ông Thanh được “luân chuyển” về tỉnh Hậu Giang. “Luân chuyển” là bước khởi đầu của tiến trình chuẩn bị cho việc bổ nhiệm các viên chức đã được lựa chọn trước để đảm nhận những chức vụ cao hơn và quan trọng hơn (từ trước đến nay, chính quyền Việt Nam gọi tiến trình lựa chọn trước về nhân sự lãnh đạo từ trung ương đến địa phương là “quy hoạch cán bộ”).
Trong trường hợp của ông Thanh, “luân chuyển” từ Bộ Công Thương về tỉnh Hậu Giang là bước khởi đầu để trở thành một trong các viên chức lãnh đạo chính quyền Việt Nam.
Tháng trước, ông Thanh trở thành “bia” cho báo chí “bắn” vì tiêu lòn với công an Hậu Giang, kiếm một biển số loại chỉ dành cho công xa, gắn lên xe riêng để được ưu tiên trong chuyện đi lại. Áp lực của dư luận đã khiến ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN yêu cầu phải điều tra về những vấn đề có liên quan đến ông Thanh.
Trước đó, đa số dân chúng chỉ biết ông Hải là con ông Hoàng. Khi chuyện này trở thành lùm xùm, dân chúng có cơ hội biết thêm ông Hà là con ông Võ Hồng Phúc, cựu bộ trưởng Kế Hoạch - Đầu Tư. Ông Phan Đăng Tuất, cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm tổng giám đốc Sabeco, nhân vật xin ông Hà và ông Hải về Sabeco (nơi thu nhập của mỗi viên chức lãnh đạo khoảng 1.5 tỷ đồng/năm), không phải thế chỗ cho ông Tuất và một số nhân vật khác của Sabeco nghỉ hưu mà là để họ... lên làm lãnh đạo Bộ Công Thương. Rời Sabeco, ông Tuất trở thành vụ trưởng chỉ đạo Ban Đổi Mới và Phát Triển Doanh Nghiệp, dưới quyền ông Hoàng!
Ông Tuất cũng thuộc loại có gốc gác. Ông là em ruột của sui gia với ông Nguyễn Tấn Dũng, người chỉ mới rời chức thủ tướng Việt Nam hồi tháng trước.
Sự phẫn nộ của dân chúng đã khiến ông Trần Tuấn Anh, tân bộ trưởng Công Thương phải chỉ đạo kiểm tra lại việc điều động - bổ nhiệm cán bộ. Ông Trần Tuấn Anh cũng là một “Thái tử Đảng.” Cha ông Anh là ông Trần Đức Lương, cựu chủ tịch Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam!
Thật ra chuyện các viên chức lãnh đạo đảng, lãnh đạo chính quyền từ trung ương đến phường, xã sử dụng “quy hoạch cán bộ” để sắp đặt con cháu, thân nhân kế nhiệm mình đã trở thành bình thường. Không phải tới bây giờ dân chúng, báo giới mới phản ứng.
Những phản ứng trước đó đều chẳng tới đâu vì kết quả các cuộc kiểm tra đều giống nhau: Đó là việc sắp đặt nhân sự luôn luôn “đúng quy trình.”
So với trước, sự khác biệt chỉ nằm ở chỗ, các băng nhóm đang thao túng hệ thống công quyền Việt Nam không còn khoanh gọn trong phạm vi một ngành hay một địa phương mà đan xen chằng chịt giữa nhiều ngành, nhiều cấp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét