khktmd 2015
Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2018
Dân gian thời VNCH có câu: " Nhỏ mà không học, lớn viết văn hay làm báo"?: Chuyện thi cử thời trước (VNCH)
1. Nhà văn Đỗ Kh viết: "1 bạn trạc lứa với mình đi thi Tú Tài được quân xa đưa đến. Vào lớp thi, bạn ấy không dùng phao mà có người đi theo lên bảng giải đề bằng phấn cho cả phòng cùng hưởng.
Các thày, giám thị trường thi nín như thóc, người nào gan dạ lắm thì ngoảnh mặt đi và hát khe khẽ Phạm Đình Chương "Tôi từ chinh chiến đã ra đi, chiều xanh không thấy bóng phao thi"(Đôi mắt người Sơn Tây).
Bạn này gọi nhà thơ Quang Dũng là bác ruột, và gọi thiếu tướng (VNCH) Bùi Đình Đạm là bố đẻ.
Chuyện thi cử tại miền Nam thời chiến không phải chuyện đùa, "Rớt tú tài anh đi trung sĩ, em ở nhà lấy Mỹ nuôi con". Các bạn có khả năng và chuyên môn, sau thời gian quân trường thì được biệt phái về các bộ và làm công việc hành chánh. Đây là trường hợp của tất cả các thày và giám thị trường thi trong lứa tuổi động viên và tướng Đạm là TGĐ Tổng nha nhân lực (phụ chú: sai be bét! Tổng Nha Động Viên) của bộ quốc phòng!
Giờ, có ai muốn lấy ánh mắt hỏa châu làm hoa đăng ngày cưới và chiến trường anh bước đi vào mùa trăng vu quy thì cứ việc lên tiếng, cho nên bạn này của mình đỗ tú tài chứ sao nữa"
2. Nhà phê bình Nguyễn Quốc Trụ viết: "Bạn Khờ (Đỗ Kh.) viết như thế này, thì chỉ được có 1 nửa sự thực. Thằng em trai đã tử trận Gấu, cũng y chang nhân vật trong truyện này. Nó đi thi, mà bạn bè ở ngoài, trong số đó, có Dương Phục, sĩ quan VNCH, làm bài, rồi đi vô phòng thi, đưa cho, và cứ thế chép vô. Một ông giám thị nói, thôi kệ, chúng nó cần có 1 cái bằng để chết.
Nhưng đó là lúc sắp mất Miền Nam. Thời có bằng để chết. Trước đó, là thời có bằng để khỏi chết. Trước nữa, thời của Gấu, còn Diệm, đậu 1 cái bằng khủng khiếp, không đơn giản đâu. Một trong những người mà Gấu biết, làm trưởng đài phát tín Bưu Điện, đậu cái bằng Tú Tài I, rồi thi vô trường kỹ thuật Phú Thọ, ra trường làm Cán Sự Kỹ Thuật Bưu Điện - thời gian chưa có Trường Quốc Gia Bưu Điện – và tiếp tục học lấy bằng trở lại, mất 7 năm mới có được bằng Tú Tài II. NKL, bạn của Gấu, bạn Khờ biết, cũng trầy trật với Tú Tài 2, ban Toán, tức ban B, sau phải qua ban C, dành cho những người giỏi sinh ngữ, mới qua được. Nó dành cho đám trốn lính, qua chính sách hoãn dịch vì lý do học vấn. Ban B phải giỏi Toán mới học được.
Bùi Đình Đạm, là Giám Đốc Nha Động Viên, tức là Ông Trùm quyết định phần số của thanh niên Miền Nam, nói cương ra thì là như vậy: Ông đẩy chúng vào chỗ chết, như đám Quân Cảnh vậy. Chính vì thế, mà khi 1 đứa con nít, con ông Đạm, vô tình mở cái cặp của ông, thấy khẩu súng, bèn chĩa vào thằng anh, đùng 1 phát, dân gian tin rằng, đây là cái “nghiệp” của ông ta phải trả. Chẳng thế mà khi Gấu đậu Tú Tài, nhà đói quá, thấy Sở Cảnh Sát Gia Định tuyển nhân viên, bèn chìa cái bằng Tú Tài ra, tay phụ trách gật đầu liền, về khoe với Bà Trẻ, người nuôi Gấu ăn học, Bà trợn mắt, đến lấy cái đơn xin việc, xé ngay cho ta. Nhà mi không có mả đánh người!
Chuyện thi cử của Miền Nam vào lúc tầu sắp đắm, thê lương lắm. Nhưng chắc chắn sẽ không thê lương, như khi tầu Vẹm chìm: Cái Ác Bắc Kít sẽ gây họa cực kỳ khủng khiếp trước khi trở lại những tầng sâu hoang vắng của lịch sử Mít.
Sắp tới, chắc là sẽ là, Trận Đánh Cuối Cùng của xứ Mít!
Chỉ có Tận Thế mới cứu được xứ Mít, nghĩa của nó là thế!"
Cá Gỗ versus Cá Sắt - Tác giả Phương Vũ Võ Tam-Anh
Jean Lacouture, một học giả Pháp chuyên viết tiểu sử các nhân vật nổi tiếng trên thế giới, đã bắt đầu cuốn sách Président Hô Chí Minh bằng câu chuyện cá gỗ. Ông kể rằng HCM sinh ra ở Nghệ An, nơi có đời sống rất kham khổ, nơi mà những nhà nho thường dọn bửa ăn với một con cá bằng gỗ để che mắt người ngoài khỏi thấy được sự nghèo túng của họ, vì họ cho rằng nghèo là một chuyện xấu hổ đáng che dấu….
Cái tinh thần chuộng bề ngoài sợ sự thật đó còn lưu lại ngày nay ở ViệtNam để sinh ra một thứ văn hoá chạy theo khoa bảng, chạy theo “hoành tráng” mà bên trong thì trống rỗng. Hằng trăm ngàn tiến sĩ mà không làm nổi một cái đinh vít cho ra hồn mà vẫn huyênh hoang là đỉnh cao trí tuệ.
Trong khi đó thì tại Cam-pu-chia, một nước láng giềng nhỏ bé mà Jean Lacouture đã gán cho mấy chữ không lấy gì vui là “Cộng Sản Nhà Quê”, thì họ đang có một đầu óc thực tế hơn là các “đỉnh cao trí tuệ” Việt Nam.
Trước hết người Cam-pu-chia, không bị mặc cảm mà nhìn đúng sự thật để học hỏi và thâu nhận chất xám đến từ mọi nơi. Một nông dân Việt Nam có sáng kiến cải tạo những vũ khí phế thải thành những xe tăng đại bác tối tân thực dụng, đang bị Việt Nam nghi ngờ và coi thường, nếu không muốn nói là khinh bỉ vì không có bằng tiến sĩ, thạc sĩ, giáo sư, phó tiến sĩ v…v…Thế nhưng anh nông dân này được đón tiếp rạng rỡ ở Cam-pu-chia như là một nhà sáng chế vũ khí có tầm cỡ và được phong ngay hàm Đại tướng. Tiết kiệm được cho Cam-pu-chia khỏi tốn hằng tỷ bạc mua vũ khí Nga Tàu để….vứt đi.
Cam-pu-chia đã thiết kế và sản xuất được xe hơi với giá rẻ và ít hao xăng, một cần thiết cho các nước mới mở mang phải biết liệu cơm gắp mắm.
Còn Việt Nam thì chỉ mới biết lắp ráp xe của các hãng ngoại quốc, do người ngoại quốc điều khiển và chỉ mới ở giai đoạn gia công, trong khi bao nhiêu đầu óc Việt Nam đang phí phạm ở khắp thế giới vì điều kiện chính trị không cho phép phục vụ đất nước.
Thủ tướng Hun Sen có người con trai là Hun Manith, được đào tạo tại trường West Point Hoa Kỳ, một bảo đảm về tư cách và khả năng cá nhân mà cả thế giới hâm mộ, thì chỉ giữ một chức vụ khiêm nhường tại bộ Quốc phòng (Giám đốc sở Tình báo). Khi được hỏi có tham vọng thay thế cha hay không, thì chàng trai 34 tuổi này trả lời rằng đó là chuyện định đoạt do bầu cử. Còn ở Việt Nam thì các thái tử đỏ đã bắt đầu được cài vào những chức vụ then chốt để sẵn sàng nối ngôi.
Trong khi Việt Nam đang say sưa với cái hào nhoáng bên ngoài đang cho dân ăn bánh vẽ nghĩa là ăn những con cá gỗ thời đại Hồ Chí Minh (theo nghĩa bóng) mà bụng vẫn đói mèm, thì ở Cam-pu-chia chính phủ đang cho dân ăn những con cá….sắt (theo nghĩa đen) để chửa bệnh thiếu máu.
Trên thế giới hiện nay có ba tỷ rưởi người bị bệnh thiếu máu vì thiếu chất sắt (anémie ferriprive), đó là bệnh của nhà nghèo, nhất là ở những nước kém mở mang vì thiếu dinh dưỡng. Sắt là chất cần thiết để tạo nên hạt máu đỏ trong đó có chứa một chất protéine gọi là hémoglobine (huyết cầu tố) có nhiệm vụ chuyên chở dưỡng khí (O2) hút được trong không khí từ phổi đến các tế bào, các mô. Cơ thể thiếu sắt sinh ra thiếu máu, thiếu dưỡng khí, thiếu sự sống….
Một sự tình cờ đã đưa con cá sắt nhảy lên bờ để cứu sống được hằng triệu người trên thế giới.
Cách đây ba năm, một sinh viên Canada 26 tuổi, Christopher Charles, vừa đậu xong bằng cử nhân ở đại học Guelph, Toronto, chọn đi nghỉ hè ở Cam-pu-chia, đồng thời chàng cũng giúp những nhà khoa học địa phương để cho thêm chất sắt vào thức ăn hầu làm giãm chứng bệnh thiếu máu rất phổ biến tại Cam-pu-chia. Ở đây 60 phần trăm phụ nữ phải làm việc vất vả ở tuổi rất sớm, ăn uống thiếu thốn, thiểu thịt đỏ, trái cây, đồ biển v.v…
Họ thường bị mất máu trong các kỳ kinh nguyệt và mỗi khi sanh đẻ, ảnh hưởng đến sự chậm phát triển não bộ nơi thai nhi v.v… nghĩa là ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả dân tộc. Các thứ thuốc chứa chất sắt thì đắt đỏ so với túi tiền của họ. Chris Charles lấy đó làm đề tài nghiên cứu để lấy bằng tiến sĩ. Trong ba năm trời chàng làm việc trong những túp lều tranh, không nước, không điện để xử dụng máy vi tính, phải học tiếng Cam-pu-chia, nhất là học nghệ thuật lấy máu bệnh nhân từ những chiếc thuyền nan chòng chành trên sông Mékong….
Thoạt tiên Charles đề nghị các bà nội trợ nấu ăn bằng những cái nồi bằng sắt nhưng không ai nghe vì vừa nặng vừa đắt tiền. Đề nghị bỏ một khoanh sắt vào nồi canh cũng không ai theo. Ý kiến chạm một cái hoa sen bằng sắt thì cũng bị chê vì hoa sen là để cúng Phật chứ không phải để bỏ vào nồi canh. Sau cùng có lẽ vì được gợi ý bởi cuốn sách Président Hồ Chí Minh của Jean Lacouture về con cá gỗ nên Charles đề nghị chạm hình con cá vừa hấp dẩn vừa rẻ tiền thì được chấp nhận ngay. Một bác thợ rèn ở đầu xóm có thể làm việc đó với giá 1,5 đô la Mỹ
Con cá của BS Charles đem lại 75% nhu cầu về sắt hằng ngày cho một người lớn. Đàn ông cần 9mg, đàn bà 16mg mỗi ngày. Chỉ cần nấu ít nhất 10 phút để cho cá….chín. Vắt thêm chút chanh vì acide citrique và acide ascorbique (vitamine C) trong chanh làm dễ hấp thụ chất sắt và để mùi vị thêm hấp dẩn, không thua gì tô canh chua cá bông lau mà người dân Campuchia thích ăn hằng ngày. Ở đây hiện có trên 2500 đang “ăn” cá sắt. Cuộc khảo sát cho biết phân nửa người dùng sau 12 tháng thì không còn thiếu sắt trong cơ thể nữa, hết những triệu chứng của bệnh thiếu máu như mỏi mệt, tim đập nhanh, người xanh xao, chóng mặt nhức đầu, kém trí nhớ…. Họ thấy yêu đời hơn và năng động hơn. Chính phủ Cam-pu-chia đang khuyến khích xử dụng rộng rãi trong dân gian.
Tôi còn nhớ vào năm 1982, khi bà bs Dương Quỳnh Hoa còn làm Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Dinh Dưỡng Nhi Khoa tại bệnh viện Nhi Đồng 2, Sai-Gòn, một hôm có phái đoàn đài BBC đến thăm, thấy có nhiều trẻ em bị mù vì bệnh khô mắt (xérophtalmie) vì thiếu vitamine A, thì được bs Quỳnh Hoa giải thích:
"Ở đây chính phủ thích choàng khăn quàng đỏ lên cổ các em hơn là phát cho các em mỗi ngày một viên vitamine A để khỏi bị mù"
Một câu nói còn ý nghĩa đến ngày nay, gần nữa thế kỷ sau, để thấy rõ chính sách lo cho dân của cộng sản Việt Nam. Khi bà bộ trưởng y tế Kim Tiến thờ ơ trước các em bé chết vì chích thuốc ngừa mà bận lo đi nếm nước piscine để kiểm soát lượng thuốc khử trùng chlore, thật là một cử chỉ phường tuồng vô liêm sĩ. Trong khi anh cộng sản “nhà quê” (chữ của J.Lacouture) đã biết lo sức khoẻ cho dân bằng cách khuyên ăn cá sắt thì ViệtNam còn cho dân ăn cá gỗ dài dài….
Cá sắt, cá gỗ, ai ngu hơn ai?
Dân biểu Mỹ Alan Lowenthall: Will Nguyễn sẽ về nhà nhưng người dân Việt còn phải đấu tranh lâu dài
Một dân biểu Mỹ nói vụ xét xử William Nguyễn đáng ra không nên để lâu như vậy trong khi các nhà hoạt động dân chủ trong nước không bất ngờ về quyết định của tòa án TP HCM trục xuất sinh viên Mỹ sau hơn một tháng giam cầm.
Dân biểu Đảng Dân chủ Alan Lowenthal nói trong một tuyên bố gửi cho VOA qua email hôm 20/7 ngay sau khi phiên tòa xử William Nguyễn kết thúc rằng ông “phấn khởi và hết lo lắng khi William sẽ về nhà.”
Tuy nhiên dân biểu đại diện cho tiểu bang California nói “điều này đáng ra không nên để lâu như vậy” vì ông cho rằng “William rõ ràng là vô tội và đáng ra không bao giờ bị buộc tội.”
Ông Lowenthal là người đồng ký tên cùng nhiều dân biểu Mỹ khác vào các bức thư gửi tới Tổng thống Donald Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo để thúc giục chính phủ Mỹ can thiệp giúp công dân Mỹ gốc Việt được thả tự do.
William Nguyễn – còn được gọi thân mật là Will – tham gia biểu tình chống dự luật đặc khu ở TP HCM hôm 10/6 và bị bắt vì tội ‘gây rối trật tự công cộng.
Quyết định thả và trục xuất Will Nguyễn diễn ra đúng như phía Mỹ dự đoán. Ông Lowenthal hôm 19/7 bày tỏ hy vọng anh Will sẽ được trả tự do trong một phiên tòa xét xử công bằng. Trước đó nghị sỹ này cũng cảnh báo nếu Việt Nam kết án tù Will Nguyễn một cách bất công thì ‘sẽ có những hậu quả nhanh chóng và dứt khoát từ Quốc hội Hoa Kỳ.’
Kết quả của phiên tòa xử Will Nguyễn cũng không làm các nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam ngạc nhiên.
Nguyễn Tín, một người từng tham gia biểu tình ở TP HCM chống dự luật đặc khu hôm 10/6, và nhà tranh đấu từng bị giam giữ trong tù Bùi Thị Minh Hằng cho VOA biết kết quả trục xuất Will Nguyễn sau phiên tòa là “hoàn toàn không bất ngờ.”
Blogger Minh Hằng cho rằng đây là một “âm mưu của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam nhưng họ thực hiện chính sách này quá ư là cũ rồi.”
“Việc buộc phải trả tự do cho Will Nguyễn cũng không nằm ngoài kịch bản như mọi người đã đoán có nghĩa là những âm mưu của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hoàn toàn cũ lắm rồi," bà Hằng nói. "Nhưng họ vẫn thi hành điều đó và càng ngày thì uy tín và nhìn nhận của quốc tế đối với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam càng tồi tệ đi sau những vụ như bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và nay thêm vụ Will Nguyễn. Điều đó khiến cho người dân vô cùng thất vọng.”
Trục xuất Will Nguyễn để “dằn mặt”
Theo hai nhà tranh đấu này thì chính quyền Việt Nam muốn gửi đi một thông điệp tới cộng đồng người Việt ở hải ngoại và những người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong nước với việc phiên xét xử Will Nguyễn.
“Nhà cầm quyền Việt Nam luôn xem những người xuống đường biểu tình là những thế lực thù địch nhận tiền của các tổ chức để xuống đường nhưng đó hoàn toàn không đúng sự thật," theo anh Tín, người từng bị công an giam giữ và đánh đập do tham gia biểu tình trong tháng trước. "Nhà cầm quyền vì bảo vệ chế độ nên bắt buộc họ phải xử lý mạnh tay để răn đe tất cả những người dám xuống đường. Và Will Nguyễn bị trục xuất cũng là để ngăn ngừa những người Việt định cư sinh sống ở nước ngoài sau này muốn về Việt Nam biểu tình thì sẽ không dám như vậy.”
Với việc xét xử Will Nguyễn, ngoài việc “dằn mặt và ngăn chặn bà con hải ngoại về tham gia công việc trong nước” chính quyền Việt Nam còn muốn “dằn mặt ngay chính cả những người dân có sự phản kháng trong nước,” theo blogger Minh Hằng.
Tháng trước, công an và lực lượng an ninh bắt giữ hàng trăm người tham gia biểu tình hoặc bị nghi có ý định tham gia các cuộc biểu tình phản đối hai dự luật gây tranh cãi là đặc khu kinh tế và an ninh mạng.
Bà Hằng, người từng bị giam giữ ba lần hành vi "gây rối trật tự công cộng, lợi dụng tự do dân chủ chống phá nhà nước" cho biết việc đàn áp của chính quyền ngày càng “điên cuồng” và tình trạng “dân chủ nhân quyền của Việt Nam ngày càng xấu đi.
Dân biểu Lowenthal, người thường xuyên lên tiếng về các vấn đề nhân quyền của Việt Nam, cho biết ông đã thường xuyên phản đối sự chuyên quyền của chính phủ Việt Nam ngay từ khi tham gia Quốc hội Mỹ.
“Hết lần này qua lần khác (chính quyền Việt Nam) bắt giữ, giam cầm và bỏ tù những công dân của chính họ chỉ vì họ đứng lên tranh đấu cho nhân quyền,” theo dân biểu Mỹ, người từng kêu gọi trả tự do cho Luật sư Nguyễn Văn Đài.
Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam luôn bị cộng đồng quốc tế chỉ trích. Theo Hội Ân xá Quốc tế, cho biết vào tháng 4 năm nay, Việt Nam hiện đang có ít nhất 97 tù nhân lương tâm trong các trại giam. Tuy nhiên Bộ Ngoại giao ngay sau đó nói rằng “không có cái gọi là tù nhân lương tâm” ở Việt Nam.
“Quyết định ngày hôm nay là một phán quyết tốt cho William, gia đình anh ấy và bạn bè anh ấy,” ông Lowenthal nói. “Nhưng rõ ràng nó cho thấy rằng người dân Việt Nam còn cả một chặng đường dài để đi trước khi chính phủ tôn trọng những quyền phổ quát cho tất cả mọi người.”
Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018
Dầu cá không hề có tác dụng gì lên tim mạch!!
Trong mỗi gia đình, chí ít đều có một hộp dầu cá. Không ít người chi tiền mua dầu cá vì đó là một dạng thực phẩm bổ sung mà rất nhiều chuyên gia đã từng khuyên là cần thiết để giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nhưng những bằng chứng mới đây lại bác bỏ hoàn toàn các lợi ích đó, thậm chí là dầu cá chẳng có tác dụng đối với tim cả. Có phải chúng ta đã phí tiền bao lâu nay?
Thứ quan trọng nhất trong viên dầu cá mà quý vị mong muốn bổ sung đó là Omega 3, đây là một loại chất béo có lợi cho sức khoẻ, dễ dàng tìm thấy trong các loại thực phẩm bình thường.
Thành phần chính axit béo omega 3 là: axit alphalinolenic (ALA), axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA).
ALA thường được tìm thấy trong chất béo từ thực phẩm thực vật, chẳng hạn như các loại hạt và hạt (quả óc chó và hạt cải dầu là nguồn giàu).
EPA và DHA, gọi chung là chất béo omega 3 chuỗi dài, được tìm thấy tự nhiên trong cá, chẳng hạn như cá hồi và dầu cá kể cả dầu gan cá tuyết.
Trong suốt thời gian qua, các chuyên gia rao lời khuyên nhan nhản khắp nơi trên thế giới, khuyến cáo người dùng tăng cường bổ sung omega 3 hòng giảm các nguy cơ về bệnh tim mạch, đột quỵ.
Có nhiều cách để giải thích tác dụng tích cực của Omega 3 lên sức khoẻ, cụ thể là qua việc giảm huyết áp và giảm lượng cholesterol trong máu. Thế nên các viên dầu cá bán tràn lan khắp nơi đã trở nên vô cùng phổ biến khi người tiêu dùng có thể mua bất cứ lúc nào mà chẳng cần phải có đơn thuốc.
Thế nhưng những chứng cứ mới nhất trong nghiên cứu của Cochrane vừa được công bố ngày hôm qua, đã đưa ra những thông tin hoàn toàn khác biệt về việc các viên dầu cá đó không có tác dụng gì trong việc giảm rủi ro mắc các bệnh về tim mạch, nguy cơ tử vong do tim mạch vành, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vành hoặc đột quỵ.
Các kết quả thu được từ nghiên cứu của Cochrane là vô cùng quan trọng, vì đó là kết quả thu được từ 79 lần thử nghiệm ngẫu nhiên với số người tham dự là 112,059 người và không có bất yếu tố nào khác tác động vào kết quả.
Tác giả chính của nghiên cứu Cochrane, Tiến sĩ Lee Hooper đã chia sẻ trên trang chính của Cochrane:
“Chúng tôi tự tin về những phát hiện của nghiên cứu này, các kết quả đã đi ngược lại với niềm tin phổ biến là các chất bổ sung omega 3 chuỗi dài (long-chain omega 3) bảo vệ hệ tim mạch. Nghiên cứu này đã dựa trên việc thu thập thông tin từ hệ thống rất lớn của hàng ngàn người trong một thời gian dài.”
“Các nghiên cứu đáng tin cậy nhất liên tục cho thấy tác dụng ít hoặc thậm chí không có tác dụng nào của omega 3 chuỗi dài đối với sức khoẻ của tim mạch. Một mặt khác, dầu cá là một thực phẩm lành mạnh, nhưng không thể nói được chính xác việc hấp thụ nhiều dầu cá nói chung có thực sự bảo vệ sức khoẻ tim mạch của chúng ta hay không.”
Nói đi cũng phải nói lại, omega 3 dù không có tác dụng lên tim mạch, nhưng vẫn có tác dụng tốt cho mắt, hệ miễn dịch và não bộ, theo chia sẻ của Tiến sĩ Carrie Duxton cho BBC.
Những kí ức về thời chiến của cha
“Khi nghe kể lại những câu chuyện đó, tôi thực sự cảm thấy tồi tệ và kinh khủng bởi mức độ nặng nề của chúng. Thế nhưng một phần nào đó tôi lại dần thấu hiểu và cảm thông sâu sắc hơn cũng như biết ơn chính người đàn ông mà tôi từng nghĩ mình hiểu rất rõ, có lẽ tôi chỉ thực sự hiểu một phần rất nhỏ mà thôi.”
Có những sự thật mà tôi luôn được nghe:
Cha mẹ tôi là những người tị nạn đến đất Úc bằng thuyền.
Cha tôi là quân y.
Họ đã tìm đến đất nước tự do này để gầy dựng lại cuộc sống với hai bàn tay trắng, họ đã làm lụng vô cùng vất vả để tạo dựng tương lai cho chị em chúng tôi.
Khi còn nhỏ, tôi cảm thấy khó có thể chấp nhận được những sự thật trên khi đem so sánh với cuộc sống yên bình và thoải mái hiện tại. Khi lớn lên, chúng tôi chẳng thiếu thốn gì và cũng chẳng mong muốn gì thêm: chúng tôi sống trong một căn hộ khá to có hồ bơi, chúng tôi tổ chức không ít buổi tiệc sinh nhật, và nuôi cả một chú chó. Tôi cảm thấy mình chẳng có chút khác biệt nào so với bạn bè cùng trường.
Tôi chỉ hiểu biết về cha mẹ mình ở mức độ cơ bản vì họ hiện diện ngay trước mắt, thế nên dù có biết được những sự thật trên, tôi vẫn có cảm giác đó là những câu chuyện của người dưng nào đó chứ chẳng phải cha mẹ mình.
Họ từng kể cho chúng tôi nghe về quá khứ của họ, thế nhưng đó chỉ là những mảnh kí ức đứt quãng.
Chúng tôi đã nghe câu chuyện về chú chó đã chết trong chiến tranh, về mối quan hệ giữa anh chị em ruột của mẹ tôi khi còn ở Sài Gòn, về những cuộc tấn công trên biển bởi các ngư dân xa lạ khi họ vượt biên bằng thuyền ròng rã 10 ngày trời. Chúng tôi nghe kể về những ngày đầu tiên khi họ đặt chân lên đất Úc, những cú sốc văn hoá buổi ban đầu. Họ kể về những ước mơ, những khao khát về việc được một lần thấy lại căn nhà cũ ở quê hương, nhưng có lẽ sẽ chẳng bao giờ làm được.
Tôi thích nghe những câu chuyện đó cho dù nó đã ảm màu thời gian. Tôi hạnh phúc khi mình biết vừa đủ để biết ơn sự hi sinh của cha mẹ dành cho chúng tôi. Tôi tự hào vì mình biết nhiều hơn so với những đứa trẻ cùng là thế hệ thứ hai như tôi, và tự hào rằng gia đình tôi vẫn giữ được truyền thống của người Việt, tôi những tưởng mình biết thế đã là đủ.
Mỗi một lúc tôi lớn dần lên, tôi cảm nhận được sự cồn cào trong chính mình khi muốn tìm hiểu toàn bộ sự thật. Hồi mười mấy tuổi, tôi từng có ước muốn sẽ viết một cuốn sách về cha mẹ tôi, và trong suốt năm qua, tôi đã liên tục phỏng vấn họ để tìm hiểu những điều đã xảy ra – về thời thơ ấu của họ, về cuộc chiến mà một người là thường dân, một người là lính, các trại tập trung, vượt biển bằng thuyền, ánh sáng ở cuối con đường thiêng liêng, đánh dấu một sự khoải đầu mới – và tôi bắt đầu liên kết các mẩu chuyện lại với nhau.
Đó là quá trình của nỗ lực để đối mặt với quá khứ, cũng như là quá trình chữa lành những vết thương. Cha tôi đã tiết lộ những kí ức thời chiến mà ngay cả chính mẹ tôi, ông cũng chưa từng kể cho bà nghe, thế nên tôi không phải là người duy nhất lần đầu tiên được biết những câu chuyện này. ‘Chẳng có ai hỏi cả, nên cha chẳng kể ra’, ông nói.
Những câu chuyện đó khiến tôi buồn nôn và cảm thấy vô cùng kinh khủng bởi mức độ dã man của chúng, thế nhưng cũng thông qua chính những câu chuyện đó mà tôi đã hiểu hơn cũng cảm thấy biết ơn vô cùng, chính người đàn ông tôi những tưởng đã biết rõ bấy lâu nay, có lẽ tôi chỉ biết một phần rất nhỏ mà thôi.
Ông là một người thẳng thắn và kiệm lời, ông ít khi biểu lộ cảm xúc của mình trừ khi tất cả những cảm xúc đó có dịp bộc phát. Nhưng ông nói ông sẽ kể tôi nghe mọi điều, chỉ khi tôi hỏi ông.
Đôi khi khoảng cách giữa các cuộc phỏng vấn có thể mất lên đến vài tháng, vậy mà tôi vẫn thấy mình điên cuồng trong tất cả những cảm xúc, tôi cảm thấy quá tàn nhẫn khi để ông bà phải nhắc lại những điều này, nhưng nếu không nhắc lại thì nó cũng tàn nhẫn tương tự mà thôi, và thời gian chúng tôi có khá hạn chế.
Tôi muốn biết tất cả những điều về cha mẹ mình. Tôi muốn tìm thấy những thứ mà ông bà cất giấu, những sự thật tồi tệ hay những kí ức đẹp đã luôn hiện diện trong chính sự sống của chúng tôi, nhưng chẳng bao giờ chúng tôi nhận ra. Sẽ chẳng còn có ý nghĩa gì nếu tôi phải tiếp tục sống cuộc đời mình mà chẳng hề biết điều gì đã làm nên chính nó – giống như cái cách mà chúng ta thường cho rằng mọi thứ hiển nhiên nó phải như vậy.
Lắng nghe những câu chuyện đã cũ đó và kể chúng lại bằng chính ngôn từ của tôi cũng là một cách để tôi hiểu và trân trọng cha mẹ mình. Tôi nhắm mắt và mườn tượng lại từng cảnh một tại mảnh đất mà tôi chưa bao giờ đặt chân đến nhưng luôn nung nấu một lần được tận mắt thấy. Tôi tự hỏi liệu tôi có được biết những câu chuyện này nếu tôi không thực sự tiến hành dự án sách của mình, hay tất cả những quá khứ đó sẽ đi theo cha mẹ tôi xuống suối vàng khi họ trăm tuổi.
Vẫn còn quá nhiều điều tôi vẫn chưa chạm đến được, nó làm tôi vừa cảm thấy sợ hãi nhưng cùng lúc lại phấn khích để tìm hiểu. Cuộc sống hiện tại của tôi gắn liền với tất cả những trải nghiệm và nghịch cảnh của cha mẹ tôi trong thời chiến, và tôi nhận thấy trách nhiệm phải tìm hiểu và tập hợp những câu chuyện trong lịch sử, vừa mang tính cá nhân vừa mang tính chính trị.
Có những điều, những phần mà chi tiết của chúng quá mật thiết nên tôi xin phép sẽ giữ cho riêng chúng tôi, và những phần còn lại tôi mong muốn có thể kể ra để những ai quan tâm sẽ biết được.
Trong câu chuyện của gia đình tôi, chứa đựng cả những sự thật của những di dân trên toàn thế giới, trong quá khứ và cả hiện tại. Bảo tồn câu chuyện này là cách mà tôi trả nợ cho chính sự tồn tại của mình.
Đó là cách mà tôi nói cảm ơn.
Victoria Nguyễn, em gái Will Nguyễn, viết về Luật Rừng Xanh
“To be clear, William is innocent of these charges and there is an expectation, if the evidence is considered fairly, that he will be exonerated. However, the Vietnamese judicial system’s track record on fair procedures is poor, and unfortunately the courts all too often are an extension of the central government’s desires.
If the Vietnamese government choses to go down this road – to unjustly imprison William – I predict there will be swift and decisive consequences from the U.S. Congress. Such a decision by the Vietnamese government would almost instantly launch a serious debate on Capitol Hill over potential financial, diplomatic, and political repercussions.
It would be a serious miscalculation by the Vietnamese government to believe that we will allow William to languish in a foreign prison for something he has not done.
“We will not stand by and let an American citizen be falsely imprisoned by an authoritarian regime.”
CHÚC MỪNG: Vietnam to Deport American After Public Disorder Conviction(Source: Bloomberg)
U.S. citizen William Nguyen will be deported after being convicted in Vietnam of causing public disorder during protests in Ho Chi Minh City.
Nguyen was arrested the day after arriving in Vietnam as a tourist during a demonstration against proposed special economic zones that locals fear would lead to Chinese encroachment, and cybersecurity legislation they believe will curb online freedoms.
The relatively quick resolution of the case underscores export-dependent Vietnam’s desire to forge closer economic ties with the U.S., its third-largest trading partner.
Nguyen’s arrest called attention to Vietnam’s crackdown on public expression and internet freedoms. U.S. lawmakers have also raised concerns over the new cybersecurity law that requires companies such as Alphabet Inc.’s Google and Facebook Inc. to store data of local users in the country.
“Many people got surprised by the verdict,” lawyer Phuc said. “The verdict reflects the care about bilateral diplomacy.”
Nguyen is expected to fly back to the U.S. in a day or two, Phuc said. The graduate of Yale University promised not to contest the verdict and will be allowed to return to Vietnam, he said. “Everyone is happy as the verdict satisfied the expectations of Will, his family and the lawyers,” Phuc said.
Security was tight during the hearing as scores of police blanketed the streets outside the People’s Court of Ho Chi Minh City. Barricades were placed on corners and security told Vietnamese taking pictures to delete images from their devices.
“Will is just a normal guy who didn’t commit any crime. He just attended the protests,” said Ho Chi Minh City resident
Nguyen Thi Hien, 54, who with a handful of other curious Vietnamese were turned away from observing the trial. “Will acted out of his love for his country but the way they treat the trial it is as if he were a dangerous criminal.”
'Expressing ‘Regret’
A court in the southeastern province of Binh Thuan on July 12 sentenced six Vietnamese to as many as 30 months in jail after being convicted of “disturbing public order” in front of the local government’s headquarters June 10 and 11, according to Tuoi Tre newspaper. A minor was given 18 months probation.
Nguyen’s arrest was captured on video, and shows him bloodied and being dragged away and beaten. In a police video broadcast on state television last month, he acknowledged violating Vietnamese law, expressed “regret” for disrupting traffic and promised not to participate in activities against the government.
Nguyen had expected to receive a master’s degree on July 14 from the National University of Singapore’s Lee Kuan Yew School of Public Policy, said his sister, Victoria Nguyen, who was in Vietnam for the trial.
Nguyen told his mother Vicky Nguyen during her 30-minute visit with him in jail July 17 that he was kept with 13 others in a cell with a large window, and wasn’t sleeping well but was teaching English to fellow inmates, Victoria Nguyen said.
Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018
ĐẾ QUỐC MỸ RẪY CHẾT !!!!!
Tôi từng ở Mỹ một thời gian dài và giờ đây thì thấy hối hận vì sự lựa chọn này. Chúng ta đã bị mụ mẫm bởi truyền thông phương Tây luôn luôn ...làm cho ta nghĩ rằng Hoa Kỳ là một đất nước hiện đại. Nuôi hy vọng học tập khoa học tân kỳ của Mỹ để về phục vụ quê hương, tôi đã bằng mọi nỗ lực để theo đuổi “siêu cường” đó, thế nhưng kết quả lại thật đáng thất vọng!
1-Hoa Kỳ thực ra chỉ là một cái làng nông nghiệp khổng lồ kém phát triển. Ở trường trung học các thầy giáo vẫn dạy rằng công nghiệp càng phát triển thì môi trường lại càng bị xâm hại. Ví dụ như trong một thành phố công nghiệp bạn phải thấy ống khói khắp nơi, các xí nghiệp to khắp nơi và bụi cũng khắp nơi. Đó mới là biểu tượng của công nghiệp hóa! Thế còn Hoa Kỳ thì sao?
Đố bạn tìm ra các ống khói, thảng hoặc mới thấy một vài cái nho nhỏ nhưng lại là thứ để trang điểm cho nhà dân. Thay vào đó là những dòng sông và hồ nước sạch khắp nơi nơi và chẳng có các nhà máy giấy và luyện thép nơi bờ sông. Không khí trong lành và sạch là biểu tượng của một xã hội thô sơ và đó không thể là dấu tích của công nghiệp hóa !
2-Người Mỹ chẳng hiểu gì về kinh tế. Các tuyến đường cao tốc tỏa đi mọi phương, có lẽ là đến mọi làng xóm, tuy nhiên khó tìm ra nổi một trạm thu phí! Thật là một sự phung phí khủng khiếp cơ hội kinh doanh! Khó có thể cưỡng nổi ý định của bản thân là xúc một ít xi măng để xây vài trạm thu phí và chắc chắn là chỉ trong vòng một tháng tôi sẽ có đủ tiền để mua một căn nhà trông ra Đại Tây Dương. Ngoài ra, bên lề đường cao tốc bạn có thể thấy những mặt hồ tĩnh lặng còn hoang dã. Chính quyền để mặc cho lũ chim cư ngụ và vẫy vùng thỏa sức mà không nghĩ tới việc thiết lập vườn cảnh quan trông ra hồ để kiếm bộn tiền. Rõ là người Mỹ không có cái đầu làm kinh tế.
3-Ngành xây dựng Hoa Kỳ quả là quá thô sơ. Ngoài một số lượng nhỏ các thành phố lớn (mà bạn đã biết) thì không có những tòa tháp bê tông và gạch chọc trời… Tôi sợ rằng hình như Mỹ không có các tòa nhà bằng gạch. Hầu hết nhà cửa làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu lạ khác. Sử dụng gỗ thô sơ để xây nhà thì dường như những kiến trúc ngoại bang này còn chưa qua thời phong kiến trước khi có nhà Thanh!
4-Lối tư duy của người Mỹ ngây ngô và lạc hậu. Khi mới tới Mỹ tôi thuê một cái xe kéo chở hành lý giá 3 đôla, nhưng lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ thấy tôi có nhiều đồ nên đã trả 3 đồng đó và thuê xe cho tôi. Người Mỹ thường cởi mở và hỏi xem tôi có cần giúp đỡ gì không. Ở nước tôi, đã qua thời của Lôi Phong vào những năm 50 và 60 thế kỷ trước cho nên bây giờ thì cái lối cư xử đó quả là quá lạc hậu! (Lôi Phong là thanh niên thời phong trào thi đua cộng sản Mao, người từng được nêu gương sáng về đạo đức hy sinh bản thân). Trở lại thời kỳ đó, con người ta rất đạo đức giả, nhưng bây giờ thì chúng ta không theo lối mòn đó nữa. Chúng ta tiến hành mọi việc giờ đây một cách trần trụi và đó mới là hiện đại hóa! Bởi vậy lối tư duy của Mỹ lạc hậu hơn chúng ta vài thập kỷ và không có dấu hiệu nào cho thấy rằng họ có khả năng đuổi kịp chúng ta.
5-Người Mỹ không biết ăn thịt thú rừng. Có một đêm tôi lái xe đi cùng một bạn học đến thành phố khác và bất thình lình mấy con nai Sika (một giống nai đốm có nguồn gốc từ Nhật Bản – ND) nhảy xổ ra. Anh bạn cùng lớp lập tức phanh gấp và đổi hướng để tránh tai nạn. Hình như là trường hợp kiểu này thường xảy ra khi mà sự va chạm với một con nai cũng đủ để làm vỡ tan chiếc ô tô. Chính phủ Mỹ không biết quản lý chuyện này như thế nào… Và người Mỹ quả thực không biết ăn thịt thú rừng, họ cũng không có cả quán ăn chuyên thịt thú rừng, rất ít khẩu vị đối với thú rừng thơm ngon bị giết thịt như hươu, nai và kém hứng thú bán sừng hươu nai để kiếm những khoản tiền lớn! Người Mỹ sống cùng động vật hoang dã hàng ngày và còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Đó quả thật là một xã hội sơ khai.
6-Người Mỹ không biết tự trọng. Các giáo sư ở trường đại học Mỹ không có bộ dạng hoành tráng (架子); họ không hề có cái phong thái của những giáo sư đạo mạo. Nghe nói rằng vị giáo sư D… là một giáo sư về tâm lý học nổi tiếng, thế nhưng trong giờ giải lao thì ông ta lại ăn bánh quy trong phòng làm việc với các sinh viên của mình, bàn luận về bộ phim “21” và nữ nghệ sĩ Trung Quốc Trương Tử Di (Ziyi Zhang). Ông ta không hề có cái vẻ đường bệ của một nhà khoa học, cho nên tôi thực sự cảm thấy thất vọng. Ngoài ra, các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ chẳng bao giờ đưa học vị “PhD” lên danh thiếp của họ và họ không biết cách thể hiện ra ngoài vị thế của mình. Những người được đào tạo bởi các giáo sư kiểu như vậy sẽ chẳng thể nào biết cách đi đứng, nói năng nếu như họ trở thành những quan chức chính phủ… Có vẻ như các công chức Trung Quốc còn biết cách thu hút sự kính trọng của người dân; ngay cả một vị thủ trưởng một văn phòng không mấy quan trọng ở nước tôi còn tỏ ra đường bệ hơn cả Tổng thống Hoa Kỳ. Không có gì phải ngạc nhiên khi người ta nói công dân hạng nhất ở Trung Quốc chỉ xứng với công dân hạng ba ở Mỹ.
7-Học sinh tiểu học Hoa Kỳ không có những hoài bão cao cả.Ngay từ thuở ban đầu các học sinh tiểu học không hề có ý định để trở thành quan chức…Chẳng hề có lớp học của các Tổng thống, các Bí thư tương lai hoặc các Ủy viên hội đồng mà tôi từng tham dự khi còn nhỏ. Sau giờ học thường là không có bài tập về nhà và bạn không có cách nào ngay cả việc nhắc tới chuyện đó khi liên hệ tới bài tập về nhà của học sinh tiểu học Trung Quốc. Trường học (Mỹ – ND) quan tâm quá nhiều đến dạy dỗ đạo đức cho trẻ em, làm cho những đứa nhỏ hướng tới để trước tiên là trở thành những công dân đủ tư cách thực thụ, sau đó mới là tiếp thu những lý tưởng có ý nghĩa dài lâu. Trở thành người công dân đủ tư cách ư ? Quả là một quan niệm cổ lỗ sĩ.
8-Người Mỹ hay làm ầm ĩ mỗi khi phát hiện ra một bệnh tật nho nhỏ. Đầu tiên là họ hẹn gặp bác sĩ, sau đó bác sĩ kê đơn. Một số người lại còn phải theo lời khuyên của một dược sĩ có bằng cấp nữa. Khi mua thuốc họ lại phải tự mình tới hiệu thuốc để lấy chúng mà mọi việc diễn ra không chóng vánh như ở Trung Quốc… Tôi không hiểu tại sao lại phải tách bạch riêng việc khám bệnh với việc mua thuốc… thay vì tách riêng lợi nhuận khỏi trách nhiệm. Rõ ràng là các bệnh viện Hoa Kỳ không có khái niệm về phương pháp kiếm tiền! Sao không nói cho bệnh nhân tên thuốc luôn đi? …Như thế họ sẽ độc quyền việc bán thuốc và tăng giá thuốc lên 8 hay 10 lần. Có biết bao nhiêu cơ hội kinh doanh tốt mà họ không biết tận dụng. Rõ ràng là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là thứ đã chết rồi.
9-Ý kiến công chúng Mỹ là thứ dở hơi. Nhiều lúc tôi đã mất kiên nhẫn vì sự ngu dốt và xuẩn ngốc của họ. Chẳng hạn như khi họ biết là Trung Quốc có các đài truyền hình và báo chí thì họ đã hỏi tôi một cách ngu dốt rằng: “Trung Quốc cũng có báo chí cơ à?!”. Đó quả thực là một sự sỉ nhục; chúng ta không chỉ có các tờ báo bằng tiếng Trung được Bộ Tuyên truyền cho phát hành một cách tỷ mỉ, kỹ lưỡng; khi nhìn vào các tờ báo của chúng ta cũng chẳng khác gì nghe quốc ca, không hề giống với các tờ báo của Hoa Kỳ chứa một mớ lộn xộn ý kiến quần chúng, thậm chí dám lăng mạ đích danh Tổng thống.. (ở Trung Quốc) chúng tôi không bao giờ đăng tin các vụ sì –căng- đan liên quan tới các lãnh đạo; bởi vì sau đó ai sẽ còn muốn làm lãnh đạo nữa ?…
10-Người Mỹ về phương diện tinh thần là trống rỗng.Điều mà tôi không thể chịu nổi đó là: đa số người Mỹ nói câu cảm tạ trước mỗi bữa ăn và họ nguyện cầu một cách ngây thơ “Chúa phù hộ cho nước Mỹ”. Thật là buồn cười; nếu như Chúa phù hộ cho nước Mỹ thì tại sao nước Mỹ lại bị lạc hậu, thô sơ và đơn giản đến như vậy? Cầu Chúa Trời phỏng có ích lợi gì không? Thực tế hơn là nên dành thời gian cầu nguyện đó mà đi lễ thủ trưởng của bạn! Đó mới là cái cách thời thượng…
11-Người Mỹ không có khái niệm thời gian. Với bất kể thứ gì, họ đều đứng vào hàng để chờ đợi… Người Trung Quốc chúng ta thông minh hơn, các bạn hẳn đã thấy đấy. Không quan trọng đám đông như thế nào,chúng ta vẫn có kỹ năng chen vào đâu đấy, và điều đó giúp cắt giảm khối thời gian mà lại tránh mệt mỏi do phải đứng chồn chân! Nếu ai đó biết cách đi cổng sau thì còn tiết kiệm nhiều thời gian hơn nữa. Những người Mỹ cổ hủ hoàn toàn không biết làm điều này.
12-Cửa hàng ở Mỹ thật vô nghĩa: bạn vẫn có thể trả lại hàng sau khi mua vài tuần mà không có lý do gì. Sao lại có thể trả lại hàng hóa cơ chứ khi mà không cần thuyết phục tôi dù chỉ trong chốc lát?…
13-Nước Mỹ không an toàn, 95% nhà dân quên lắp đặt lưới, cửa ra vào, cửa sổ chống trộm; điều kỳ lạ nữa là tất cả lũ trộm cắp móc túi đi đâu mất tiêu rồi?
14-Người Mỹ vốn nhút nhát và yếu đuối. 95% lái xe đều không dám vượt đèn đỏ… mặc dù 99% người lớn ở Hoa Kỳ đều sở hữu xe ô tô và phương pháp lái xe của họ thì rất lạ: có bao nhiêu là xe trên đường thế nhưng bạn không thể nghe thấy một tiếng còi xe, phố xá thật im lìm tĩnh lặng như thể không phải là phố nữa. Không thấy sự năng động ồn ào của một thành phố thủ phủ cấp tỉnh ở Trung Quốc.
15-Người Mỹ thiếu xúc cảm. 95% nhân viên không nghĩ về việc phải làm gì cho tiệc cưới của cấp trên cho nên họ chẳng bao giờ tìm cớ để quan tâm, chăm sóc lãnh đạo của mình; ở Trung Quốc liệu có chuyện quần chúng bỏ qua cơ hội chăm sóc thủ trưởng của mình không? Nói theo cách khác, ai ở Trung Quốc lại dám làm điều này? Hãy nhìn xem chúng tôi có bao nhiêu là tình cảm.
16-Người Mỹ không nhạy cảm. 99% dân Mỹ đi học rồi kiếm việc làm, thăng tiến và hoạt động mà không biết về sự cần thiết phải đưa “hồng bao” (phong bì chứa đầy tiền mặt) để đi lối sau…
17-Hãy nhìn vào bức hình ở trên, điều này là đủ lý do để chúng ta coi thường nước Mỹ! Trong khi đang săn đuổi Bin Laden thì Obama và các thuộc cấp của ông ta đang chăm chú vào màn hình truyền hình ảnh trực tiếp do vệ tinh đưa về trong phòng Tình huống của Nhà Trắng. Cảm tưởng của tôi là:
- Các thuộc cấp Hoa Kỳ không tôn trọng lãnh đạo của họ một cách đúng mức và thậm chi còn dồn ép vị Tổng thống đáng trân trọng của họ phải nép mình ngồi trong góc nhà. Obama đáng thương, thật không bằng cả anh trưởng thôn của Thiên triều Trung Hoa ( 天朝).
- Căn phòng Tình huống của Nhà trắng đúng là một thứ huênh hoang khoác lác. Nó vừa bé lại không được trang trí nội thất khác thường, đúng là không tương xứng với phong cách của một cường quốc. Một căn phòng cơ quan cấp thị trấn của Thiên triều ( Trung Quốc- ND) có lẽ còn to hơn, sang trọng hơn rất nhiều.
- Không có các đĩa hoa quả hoặc nước giải khát, không có… thuốc lá đắt tiền… và đó mà lại là nền kinh tế số 1 thế giới ư, ha, ha! Thật khốn nạn cho nước Mĩ!
Nguồn:”Phạm Gia Minh dịch từ Tea Leaf Nation một trang mạng liên kết đối tác của tờ Atlantic.”
Đố bạn tìm ra các ống khói, thảng hoặc mới thấy một vài cái nho nhỏ nhưng lại là thứ để trang điểm cho nhà dân. Thay vào đó là những dòng sông và hồ nước sạch khắp nơi nơi và chẳng có các nhà máy giấy và luyện thép nơi bờ sông. Không khí trong lành và sạch là biểu tượng của một xã hội thô sơ và đó không thể là dấu tích của công nghiệp hóa !
2-Người Mỹ chẳng hiểu gì về kinh tế. Các tuyến đường cao tốc tỏa đi mọi phương, có lẽ là đến mọi làng xóm, tuy nhiên khó tìm ra nổi một trạm thu phí! Thật là một sự phung phí khủng khiếp cơ hội kinh doanh! Khó có thể cưỡng nổi ý định của bản thân là xúc một ít xi măng để xây vài trạm thu phí và chắc chắn là chỉ trong vòng một tháng tôi sẽ có đủ tiền để mua một căn nhà trông ra Đại Tây Dương. Ngoài ra, bên lề đường cao tốc bạn có thể thấy những mặt hồ tĩnh lặng còn hoang dã. Chính quyền để mặc cho lũ chim cư ngụ và vẫy vùng thỏa sức mà không nghĩ tới việc thiết lập vườn cảnh quan trông ra hồ để kiếm bộn tiền. Rõ là người Mỹ không có cái đầu làm kinh tế.
3-Ngành xây dựng Hoa Kỳ quả là quá thô sơ. Ngoài một số lượng nhỏ các thành phố lớn (mà bạn đã biết) thì không có những tòa tháp bê tông và gạch chọc trời… Tôi sợ rằng hình như Mỹ không có các tòa nhà bằng gạch. Hầu hết nhà cửa làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu lạ khác. Sử dụng gỗ thô sơ để xây nhà thì dường như những kiến trúc ngoại bang này còn chưa qua thời phong kiến trước khi có nhà Thanh!
4-Lối tư duy của người Mỹ ngây ngô và lạc hậu. Khi mới tới Mỹ tôi thuê một cái xe kéo chở hành lý giá 3 đôla, nhưng lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ thấy tôi có nhiều đồ nên đã trả 3 đồng đó và thuê xe cho tôi. Người Mỹ thường cởi mở và hỏi xem tôi có cần giúp đỡ gì không. Ở nước tôi, đã qua thời của Lôi Phong vào những năm 50 và 60 thế kỷ trước cho nên bây giờ thì cái lối cư xử đó quả là quá lạc hậu! (Lôi Phong là thanh niên thời phong trào thi đua cộng sản Mao, người từng được nêu gương sáng về đạo đức hy sinh bản thân). Trở lại thời kỳ đó, con người ta rất đạo đức giả, nhưng bây giờ thì chúng ta không theo lối mòn đó nữa. Chúng ta tiến hành mọi việc giờ đây một cách trần trụi và đó mới là hiện đại hóa! Bởi vậy lối tư duy của Mỹ lạc hậu hơn chúng ta vài thập kỷ và không có dấu hiệu nào cho thấy rằng họ có khả năng đuổi kịp chúng ta.
5-Người Mỹ không biết ăn thịt thú rừng. Có một đêm tôi lái xe đi cùng một bạn học đến thành phố khác và bất thình lình mấy con nai Sika (một giống nai đốm có nguồn gốc từ Nhật Bản – ND) nhảy xổ ra. Anh bạn cùng lớp lập tức phanh gấp và đổi hướng để tránh tai nạn. Hình như là trường hợp kiểu này thường xảy ra khi mà sự va chạm với một con nai cũng đủ để làm vỡ tan chiếc ô tô. Chính phủ Mỹ không biết quản lý chuyện này như thế nào… Và người Mỹ quả thực không biết ăn thịt thú rừng, họ cũng không có cả quán ăn chuyên thịt thú rừng, rất ít khẩu vị đối với thú rừng thơm ngon bị giết thịt như hươu, nai và kém hứng thú bán sừng hươu nai để kiếm những khoản tiền lớn! Người Mỹ sống cùng động vật hoang dã hàng ngày và còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Đó quả thật là một xã hội sơ khai.
6-Người Mỹ không biết tự trọng. Các giáo sư ở trường đại học Mỹ không có bộ dạng hoành tráng (架子); họ không hề có cái phong thái của những giáo sư đạo mạo. Nghe nói rằng vị giáo sư D… là một giáo sư về tâm lý học nổi tiếng, thế nhưng trong giờ giải lao thì ông ta lại ăn bánh quy trong phòng làm việc với các sinh viên của mình, bàn luận về bộ phim “21” và nữ nghệ sĩ Trung Quốc Trương Tử Di (Ziyi Zhang). Ông ta không hề có cái vẻ đường bệ của một nhà khoa học, cho nên tôi thực sự cảm thấy thất vọng. Ngoài ra, các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ chẳng bao giờ đưa học vị “PhD” lên danh thiếp của họ và họ không biết cách thể hiện ra ngoài vị thế của mình. Những người được đào tạo bởi các giáo sư kiểu như vậy sẽ chẳng thể nào biết cách đi đứng, nói năng nếu như họ trở thành những quan chức chính phủ… Có vẻ như các công chức Trung Quốc còn biết cách thu hút sự kính trọng của người dân; ngay cả một vị thủ trưởng một văn phòng không mấy quan trọng ở nước tôi còn tỏ ra đường bệ hơn cả Tổng thống Hoa Kỳ. Không có gì phải ngạc nhiên khi người ta nói công dân hạng nhất ở Trung Quốc chỉ xứng với công dân hạng ba ở Mỹ.
7-Học sinh tiểu học Hoa Kỳ không có những hoài bão cao cả.Ngay từ thuở ban đầu các học sinh tiểu học không hề có ý định để trở thành quan chức…Chẳng hề có lớp học của các Tổng thống, các Bí thư tương lai hoặc các Ủy viên hội đồng mà tôi từng tham dự khi còn nhỏ. Sau giờ học thường là không có bài tập về nhà và bạn không có cách nào ngay cả việc nhắc tới chuyện đó khi liên hệ tới bài tập về nhà của học sinh tiểu học Trung Quốc. Trường học (Mỹ – ND) quan tâm quá nhiều đến dạy dỗ đạo đức cho trẻ em, làm cho những đứa nhỏ hướng tới để trước tiên là trở thành những công dân đủ tư cách thực thụ, sau đó mới là tiếp thu những lý tưởng có ý nghĩa dài lâu. Trở thành người công dân đủ tư cách ư ? Quả là một quan niệm cổ lỗ sĩ.
8-Người Mỹ hay làm ầm ĩ mỗi khi phát hiện ra một bệnh tật nho nhỏ. Đầu tiên là họ hẹn gặp bác sĩ, sau đó bác sĩ kê đơn. Một số người lại còn phải theo lời khuyên của một dược sĩ có bằng cấp nữa. Khi mua thuốc họ lại phải tự mình tới hiệu thuốc để lấy chúng mà mọi việc diễn ra không chóng vánh như ở Trung Quốc… Tôi không hiểu tại sao lại phải tách bạch riêng việc khám bệnh với việc mua thuốc… thay vì tách riêng lợi nhuận khỏi trách nhiệm. Rõ ràng là các bệnh viện Hoa Kỳ không có khái niệm về phương pháp kiếm tiền! Sao không nói cho bệnh nhân tên thuốc luôn đi? …Như thế họ sẽ độc quyền việc bán thuốc và tăng giá thuốc lên 8 hay 10 lần. Có biết bao nhiêu cơ hội kinh doanh tốt mà họ không biết tận dụng. Rõ ràng là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là thứ đã chết rồi.
9-Ý kiến công chúng Mỹ là thứ dở hơi. Nhiều lúc tôi đã mất kiên nhẫn vì sự ngu dốt và xuẩn ngốc của họ. Chẳng hạn như khi họ biết là Trung Quốc có các đài truyền hình và báo chí thì họ đã hỏi tôi một cách ngu dốt rằng: “Trung Quốc cũng có báo chí cơ à?!”. Đó quả thực là một sự sỉ nhục; chúng ta không chỉ có các tờ báo bằng tiếng Trung được Bộ Tuyên truyền cho phát hành một cách tỷ mỉ, kỹ lưỡng; khi nhìn vào các tờ báo của chúng ta cũng chẳng khác gì nghe quốc ca, không hề giống với các tờ báo của Hoa Kỳ chứa một mớ lộn xộn ý kiến quần chúng, thậm chí dám lăng mạ đích danh Tổng thống.. (ở Trung Quốc) chúng tôi không bao giờ đăng tin các vụ sì –căng- đan liên quan tới các lãnh đạo; bởi vì sau đó ai sẽ còn muốn làm lãnh đạo nữa ?…
10-Người Mỹ về phương diện tinh thần là trống rỗng.Điều mà tôi không thể chịu nổi đó là: đa số người Mỹ nói câu cảm tạ trước mỗi bữa ăn và họ nguyện cầu một cách ngây thơ “Chúa phù hộ cho nước Mỹ”. Thật là buồn cười; nếu như Chúa phù hộ cho nước Mỹ thì tại sao nước Mỹ lại bị lạc hậu, thô sơ và đơn giản đến như vậy? Cầu Chúa Trời phỏng có ích lợi gì không? Thực tế hơn là nên dành thời gian cầu nguyện đó mà đi lễ thủ trưởng của bạn! Đó mới là cái cách thời thượng…
11-Người Mỹ không có khái niệm thời gian. Với bất kể thứ gì, họ đều đứng vào hàng để chờ đợi… Người Trung Quốc chúng ta thông minh hơn, các bạn hẳn đã thấy đấy. Không quan trọng đám đông như thế nào,chúng ta vẫn có kỹ năng chen vào đâu đấy, và điều đó giúp cắt giảm khối thời gian mà lại tránh mệt mỏi do phải đứng chồn chân! Nếu ai đó biết cách đi cổng sau thì còn tiết kiệm nhiều thời gian hơn nữa. Những người Mỹ cổ hủ hoàn toàn không biết làm điều này.
12-Cửa hàng ở Mỹ thật vô nghĩa: bạn vẫn có thể trả lại hàng sau khi mua vài tuần mà không có lý do gì. Sao lại có thể trả lại hàng hóa cơ chứ khi mà không cần thuyết phục tôi dù chỉ trong chốc lát?…
13-Nước Mỹ không an toàn, 95% nhà dân quên lắp đặt lưới, cửa ra vào, cửa sổ chống trộm; điều kỳ lạ nữa là tất cả lũ trộm cắp móc túi đi đâu mất tiêu rồi?
14-Người Mỹ vốn nhút nhát và yếu đuối. 95% lái xe đều không dám vượt đèn đỏ… mặc dù 99% người lớn ở Hoa Kỳ đều sở hữu xe ô tô và phương pháp lái xe của họ thì rất lạ: có bao nhiêu là xe trên đường thế nhưng bạn không thể nghe thấy một tiếng còi xe, phố xá thật im lìm tĩnh lặng như thể không phải là phố nữa. Không thấy sự năng động ồn ào của một thành phố thủ phủ cấp tỉnh ở Trung Quốc.
15-Người Mỹ thiếu xúc cảm. 95% nhân viên không nghĩ về việc phải làm gì cho tiệc cưới của cấp trên cho nên họ chẳng bao giờ tìm cớ để quan tâm, chăm sóc lãnh đạo của mình; ở Trung Quốc liệu có chuyện quần chúng bỏ qua cơ hội chăm sóc thủ trưởng của mình không? Nói theo cách khác, ai ở Trung Quốc lại dám làm điều này? Hãy nhìn xem chúng tôi có bao nhiêu là tình cảm.
16-Người Mỹ không nhạy cảm. 99% dân Mỹ đi học rồi kiếm việc làm, thăng tiến và hoạt động mà không biết về sự cần thiết phải đưa “hồng bao” (phong bì chứa đầy tiền mặt) để đi lối sau…
17-Hãy nhìn vào bức hình ở trên, điều này là đủ lý do để chúng ta coi thường nước Mỹ! Trong khi đang săn đuổi Bin Laden thì Obama và các thuộc cấp của ông ta đang chăm chú vào màn hình truyền hình ảnh trực tiếp do vệ tinh đưa về trong phòng Tình huống của Nhà Trắng. Cảm tưởng của tôi là:
- Các thuộc cấp Hoa Kỳ không tôn trọng lãnh đạo của họ một cách đúng mức và thậm chi còn dồn ép vị Tổng thống đáng trân trọng của họ phải nép mình ngồi trong góc nhà. Obama đáng thương, thật không bằng cả anh trưởng thôn của Thiên triều Trung Hoa ( 天朝).
- Căn phòng Tình huống của Nhà trắng đúng là một thứ huênh hoang khoác lác. Nó vừa bé lại không được trang trí nội thất khác thường, đúng là không tương xứng với phong cách của một cường quốc. Một căn phòng cơ quan cấp thị trấn của Thiên triều ( Trung Quốc- ND) có lẽ còn to hơn, sang trọng hơn rất nhiều.
- Không có các đĩa hoa quả hoặc nước giải khát, không có… thuốc lá đắt tiền… và đó mà lại là nền kinh tế số 1 thế giới ư, ha, ha! Thật khốn nạn cho nước Mĩ!
Nguồn:”Phạm Gia Minh dịch từ Tea Leaf Nation một trang mạng liên kết đối tác của tờ Atlantic.”
Tin Giờ Chót
It is ONE HOUR to the trial. We will try our best to share whatever updates we can. Hopefully, they will be only good news.
Meanwhile, as always, please continue to help #freewilly by sharing and retweeting (updated links below). We truly believe that every single one of your effort counts, and we cannot thank you enough!
“My mom was granted 30 minutes with him as soon as she touched down on the 17th,” Victoria said. “He lost 6lb, and has been moved to a larger cell with 13... people … He couldn’t sleep well on the hard surface but he said the cellmates are very kind to him.”
Will was also teaching his cellmates English to help past time. This speaks to the type of character that he is; always kind, always likeable, and always educating.
American protester faces trial in Vietnam for 'disturbing public order'
William Anh Nguyen was arrested during demonstrations against law some feared would broaden Chinese power in Vietnam
An American citizen is set to stand trial on charges of “disturbing public order” in Vietnam on Friday.
William Anh Nguyen, a 32-year-old Houston native, was arrested during large-scale protests in Ho Chi Minh City on 10 June.
The demonstrations, which took place in cities throughout the country, were spurred by a proposed law on special economic zones that many feared would allow Chinese companies to control large swaths of land in Vietnam.
Nguyen, who stopped in Ho Chi Minh City on his way to Singapore to obtain a master’s degree from the Lee Kuan Yew School of Public Policy, arrived at a march on the main road leading to the city’s airport. Later that afternoon, video emerged of him being dragged on to a police truck with a bloody wound on his head.
His only public appearance in the weeks since was a confession aired on national TV on 18 June. Last week, formal charges were filed against Nguyen, and the Vietnamese government announced that he would go to trial on 20 July.
Vi Tran, a lawyer based in Taiwan who focuses on human rights in Vietnam, said the charges so far filed against Nguyen could see him fined or facing community service or a jail term of up to two years.
On 12 July, six Vietnamese nationals received sentences of 18 months to two years under charges of disturbing public order for their actions during protests in Binh Thaun province, on the south-central coast.
However, Tran said prosecutors planned to charge Nguyen under a separate provision, claiming that he was “inciting others to be violent and disruptive”.
According to Tran, this can carry a prison sentence of up to seven years.
Officials from the US consulate in Ho Chi Minh City, as well as Nguyen’s Vietnamese lawyers, have been able to meet with him as the trial nears. A US state department official said in an email that the consulate was in daily contact with Nguyen’s family, while a consular official will be present at the trial on Friday.
Vietnam’s ministry of foreign affairs did not respond to a request for comment. The acting US consul general, Hale VanKoughnett, declined to comment.
Victoria Nguyen, William’s sister and the driving force behind a social media campaign called Free Will Nguyen, said in a text message that members of the consulate had met with him three times. Victoria attended Nguyen’s graduation ceremony in Singapore on 14 July in his stead, and she intends to be at the trial.
“My mom was granted 30 minutes with him as soon as she touched down on the 17th,” Victoria said. “He lost 6lb, and has been moved to a larger cell with 13 people … He couldn’t sleep well on the hard surface but he said the cellmates are very kind to him.”
Tran said it was hard to predict if prosecutors would be lenient towards Nguyen. “I am not sure if they will sentence him too harsh[ly] because of the diplomatic relationship between the US and Vietnam, but it’s very difficult to assess the sentence to be handed out,” she shared.
Ties between the US and Vietnam have warmed considerably in recent years, with Barack Obama visiting in 2016 and Donald Trump stopping in Hanoi last November.
Last week, the US secretary of state, Mike Pompeo, conducted a two-day visit to Hanoi for meetings with Vietnam’s leadership. Nguyen’s family had hoped that this would result in his release, but Pompeo made no public comments on the matter.
When asked about the reluctance of American officials to publicly address Nguyen’s detention, Zachary Abuza, a professor at the National War College in Washington who specializes in south-east Asian political and security issues, said: “The simple answer is that the administration has very little interest in human rights. It is a non-priority for them.”
While he acknowledged the improved ties between Vietnam and the US and the impact this may have on the trial, Tran also believed the court could try to make an example out of Nguyen. “It seems to me that they are trying to be clear with Will and any other Vietnamese American that they would sentence dissidents harshly regardless of their nationality,” she said.
Hoa Kỳ thúc giục Facebook và Google chống lại luật an ninh mạng Việt Nam
Mười bảy Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ đã lên tiếng yêu cầu Facebook và Google không được làm theo những yêu cầu về Luật an ninh mạng của chính phủ Việt Nam, trong đó có việc gỡ bỏ bài viết và xóa tài khoản.
Theo Financial Times, một nhóm Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã thúc giục Mark Zuckerberg và Sundar Pichai, hai lãnh đạo của Facebook và Google, không lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam theo như yêu cầu của luật an ninh mạng tại quốc gia này.
Có 17 thành viên Quốc hội của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã cùng viết lá thư, trong đó ghi rằng “luật an ninh mạng không hề bảo vệ người dùng internet”.
“Thay vào đó, luật này rõ ràng nhằm giúp chính phủ Việt Nam thực hiện việc kiểm tra những ý kiến trên mạng bằng cách buộc các công ty công nghệ phải hỗ trợ, đặc biệt là Facebook và Google.”
Nội dung thư nêu rõ Facebook và Goggle đóng một vai trò rất lớn tại Việt Nam. Việt Nam hiện đang có 64 triệu người sử dụng Facebook trong tổng số 96 triệu dân, tăng khoảng 28% so với năm ngoái. Không như Trung Quốc, Việt Nam cho phép các công ty truyền thông nước ngoài được hoạt động tại đây. Facebook, Google, và Youtube, và các ứng dụng chat là nguồn thông tin chính của các nhóm đấu tranh dân chủ, và những liên lạc giữa người ở Việt Nam với cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
Tuy nhiên tất cả những hoạt động vừa nêu đang gặp nguy cơ khi mà luật an ninh mạng được thông qua đã yêu cầu các công ty mạng đang hoạt động ở Việt Nam phải gỡ bỏ nội dung trong vòng 24 tiếng đồng hồ nếu nhận được yêu cầu hoặc từ phía chính phủ.
Luật An Ninh Mạng mà Quốc hội Việt Nam thông qua cũng bị cho là đáng ngại vì nó ra đời vào thời điểm nhân quyền tại nước này bị suy thoái dữ dội.
“Đã có báo cáo cho rằng các công ty này đã gỡ bỏ video và tài khoản sau khi chính phủ Việt Nam yêu cầu, trong đó có cả các tài khoản từ California và Đức,” trong thư có viết.
Khi luật an ninh mạng được thông qua vào ngày 12 tháng 6, các công ty mạng đã cảnh báo luật này sẽ làm suy yếu những kế hoạch giúp Việt Nam đẩy mạnh nền kinh tế.
Nhóm Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cũng kêu gọi Facebook và Google phải lập ra hướng dẫn minh bạch đối với việc gỡ bỏ nội dung, và phải ngay lập tức công khai số lượng yêu cầu họ nhận được từ chính phủ Việt Nam, cũng như số lần họ thực hiện các yêu cầu này.
“Nếu chính phủ Việt Nam ép buộc các công ty này phải hỗ trợ và khuyến khích việc kiểm duyệt, thì đây là một quan ngại cần phải được nêu ra ở phạm vi ngoại giao ở mức độ cao nhất,” các Thượng nghị sĩ viết trong thư.
Việt Nam thời gian qua đã tống giam hàng chục người, trong đó có những blogger, về việc đã tham gia biểu tình hoặc cho đăng những nội dung chỉ trích chính phủ.
Facebook và Google từ chối nhận định về lá thư, chuyển yêu cầu nhận định sang cho Liên minh Mạng truyền thông châu Á (AIC), một nhóm vận động trong ngành truyền thông. AIC nói luật mới đã gây ra sự mơ hồ cho các nhà đầu tư và làm tổn thương danh tiếng của họ tại quốc gia đó.
Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018
Xin các "đồng chí CSVN" BỚT BỐC "PHÉT", BỚT NÓI "XẠO" VÔ TỘI VẠ - Tác giả Bs. Nguyễn Lương Tuyền
Người Cộng Sản Việt Nam rất giỏi nói dối, lường gạt mọi người. Trong suốt chiều dài của cuộc chiến xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam, CSVN đã thành công trong việc lường gạt dư luận kể cả dư luận quốc tế để mang chánh nghĩa về phía họ, chánh nghĩa của một cuộc chiến tranh giải phóng dành độc lập. Hồ Chí Minh đã lường gạt cả một dân tộc, cả thế giới để đưa dân Việt vào vòng nô lệ của TC.
Chế độ CS ở VN là một chế độ gian dối, ăn cắp từ trên xuống dưới, nói phét không ngượng miệng. Sau khi chiếm được toàn miền Nam, trên lãnh vực y tế, CSVN đã an cướp các thiết bị ở các bệnh viện của Miền Nam để đưa về miền Bắc, đưa các thầy thuốc của miền Nam vào tù. Sau hơn 40 năm, CSVN đã phần nào nhận ra các sai lầm của họ. Một số thầy thuốc của Miền Nam được thả về hành nghề. Chính những người thầy thuốc ''gốc ngụy'' này đã cứu vãn nền y tế của miền Nam. CSVN luôn luôn đề cao các thành tựu của các thầy thuốc ở miền Nam để đánh bóng cho cái gọi là ''tính ưu việt'' của Y Tế Xã Hội Chủ Nghĩa
Nền Y Tế của VN, dưới chế độ CS, đang như cái '' mền rách ''. Không những không hiệu lực mà còn đầy các tệ đoan chưa từng thấy ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Người dân là những người chịu đựng nhiều nhứt. Xin đơn kể:
- tệ trạng hối lộ từ trên xuống dưới, từ BS đến lao công
- sự bất lực, bất tài,vô hạnh của các nhân viên Y Tế như cưa lầm chân tay, định bệnh lầm đưa đến cái chết của bệnh nhân. Sản phụ, trẻ em chết như ruồi trong các nhà thương. Người ta hẳn chưa quên bệnh nhân bị chết hàng loạt trong hệ thống lọc thận (hemodialysis) tại 1 bệnh viện ở Hà Tĩnh. Ở đây không có tên ''phản động hay thế lực thù địch'' nào phá hoại.
- các vụ thuốc chữa Ung Thư giả tại Công Ty Pharma. Công ty có phần của em chồng Bà Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
- vv và vv.... chuyện dài Nhân Dân Tự Vệ của CSVN, kể hoài không hết.
Để xoa dịu dư luận quần chúng,CSVN thỉnh thoảng đánh bóng vài thành công trong y học ở VN. Oái oăm thay các thành tựu này phần lớn nếu không nói là hầu hết là do các BS được đào tạo bởi ''chế độ Ngụy VNCH '' thực hiện .
Mới đây Truyền Thông của CSVN được lệnh đánh bóng 1 trường hợp mổ vẹo xương sống (Spinal deformity ) thành công do 1 BS, nguyên là BS ngụy: BS Võ Văn Thành. BS Thành tốt nghiệp YK ĐH Sàigòn năm 1974.
Theo tin được đưa ra,hôm 18/8/2017, BV Trưng Vương của Thành Phố mang tên Bác đã thông báo rằng BV đã giải phẫu thành công 1 bệnh nhân bị vẹo xương sống. Theo họ, bệnh chưa từng được đề cập đến trong Y văn thế giới (litterature medicale mondiale ) '
Bệnh chưa từng được tả trong ''littérature'' nhưng, lạ thay, người Mỹ lại có bảng định giá cả hẳn hòi nghĩa là họ đã từng điều trị, giải phẫu bệnh này , thưa các đỉnh cao của trí tuệ loài người ! ! ! . Bệnh vẹo xương sống được chia làm 2 loại chính:
1/ vẹo xương sống không biết lý do (idiopatic deformities)
2/ vẹo xương sống vì:
* tật bẩm sinh ở xương sống như thiếu đốt xương sống vv.....
Tật bẩm sinh ở đốt xương sống làm xương sống bị vẹo |
* các loại nhiễm trùng, bướu độc cũng như bướu lành ở xương sống
* các bệnh phần mềm ở vùng tiếp cận xươg sống như infection, tê liệt bắp thịt, bướu dữ vùng chung quanh xương sống vv....
Ở BV thuộc ĐH McGill là nơi tác giả bài viết này tùng sự , các hình thức vẹo xương sống (ở VN các đồng chí gọi là cột sống ) được giải phẫu rất thường xuyên. Tỷ lệ thành công rất cao.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ VẸO XƯƠNG SỐNG |
Kẻ viết những giòng này đã làm Nội Trú các BV Sàigòn (Interne des Hopitaux de Saigon) từ năm 1968 đến năm 1973. Sau đó tiếp tục ở lại YKĐH Sàigòn làm Assistant Professor về Pediatric Surgery nên biết đôi điều về BS Thành.
BS Võ Văn Thành vào học ĐHYK Sàigòn năm 1967. Ông ra trường năm 1974. Tại BV Bình Dân Khu Chỉnh Trực, Ông đã học về Chỉnh Trực với GS Trần Ngọc Ninh, GS Hoàng Tiến Bảo và BS Võ Thành Phụng. Tại đây, Ông đã được GS Bảo hướng dẫn về bệnh lý xương sống để ông theo ngành này sau khi vào Ban Giảng Huấn của YK Đại Học Sàigòn. Sau 1975, sau khi đi ''tù cải tạo về ''Ông được CSVN cho đi ngoại quốc học thêm 3 năm về xương. Hiện thời ông là 1 trong vài chuyên gia còn lại ở Miền Nam chuyên gia về xương sống cho cả Miền Nam. Gốc gác của Ông là 1 BS Ngụy, học YK do YK ngụy đào tạo.
Các '' đồng chí'' đã bốc phét quá nhiều về BS ''cựu BS Nguỵ'' Võ van Thành.
Bảo rằng case mổ vẹo xương sống như trường hợp được giải phẫu ở Bệnh Viện Trưng Vương là case đầu tiên ở Việt Nam, chưa từng được miêu tả trong Y Văn (littérature medicale) là nói phét. Đúng là cóc ngồi đáy giếng, chỉ gạt được người ''dân ngu, cu đen'' thôi.
Xin ''các đồng chí '' nói phét bớt đi. Đừng quá tưởng bở, Người Việt Hải Ngoại không bao giờ tin những gì các ''đồng chí '' nói đâu.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)