khktmd 2015
Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2022
Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2022
Thứ Năm, 17 tháng 2, 2022
Thứ Tư, 16 tháng 2, 2022
Thứ Ba, 15 tháng 2, 2022
Lược khảo về thư viện - Tác giả Bửu Kế
Tại Việt-Nam, thư-viện đã xuất-hiện từ thời đại nào? Thật cũng khó kê cứu cho đích-xác được vì thiếu hẳn tài-liệu. Tuy thế, sách sử cũ cũng rọi cho chúng ta được ít nhiều tia sáng dẫu không nhờ đó mà nhìn thấy tất cả mọi sự vật, nhưng cũng giúp ta rõ được đôi phần về những điều ta muốn biết.
Năm 1078, vua Lý-Thái-Tổ sai hai quan Nguyễn-đạo-Thanh và Phạm-Hạc đi lấy sách tam tạng về bỏ vào thư-viện Đại-Hưng.
Dưới thời nhà Minh đô-hộ (1414-1427) người Tàu không những bắt đàn bà con gái mà còn cướp những kho sách của chúng ta đem về Trung-quốc.
Vua Lê-thánh-Tông (1460-1497), một ông vua nổi tiếng về văn học, đã mở rộng nhà Thái-học, làm nhà Văn-miếu, tổ chức nơi ăn chốn ở cho sinh-viên lưu-trú cùng là lập kho bí thư để chứa sách.
Đến đời nhà Nguyễn, vua Gia-Long cũng như vua Minh-Mạng đều ra lệnh sưu tầm sách cổ, ban thưởng cho những người đã sáng tác hoặc nạp vào kho những sách tự mình làm hoặc tìm kiếm được.
Tàng thư lâu hoặc những cái Các trong Đại-Nội đều là những nơi chứa sách để nhà vua hoặc Triều đình tra cứu. Các vị đại thần gặp phiên chầu phải ở lại túc trực trong Nội nhiều khi phải kiêm cả việc thủ thư nữa. Người ra [ta] đã từng kể chuyện vua Tự-Đức bảo một ông quan trực, lấy cho Ngài bộ Đông-châu liệt quốc. Nhưng vì tiếng nhà vua nói nhỏ, ông nọ nghe lầm là quyển “Ông Âu mụ Ốc” nên tìm suốt mấy tiếng đồng hồ, đến toát mồ hôi vẫn không thấy. Sau đánh bạo tâu lại mới hay mình đã nghe lầm.
Những loại sách có giá trị như Hội Điển, Liệt Truyện, Thiệt-lực, Chánh Yếu v.v… mỗi khi xuất bản, vua thường ban cho các ông hoàng hoặc các quan đại thần để bỏ vào thư-viện riêng của mình.
Tại Huế có nhiều ông hoàng, nhiều ông quan nổi tiếng có những viện sách khá dồi dào, tuy không mở cửa công khai cho công chúng đến đọc, nhưng những người quen biết thường hay lui tới để kê cứu hay mượn sách về nhà đọc.
Các sách trên này toàn là chữ Tàu hoặc chữ nôm. Còn về chữ Pháp và quốc ngữ thì mãi đến thời kỳ Pháp thuộc chúng ta mới có thư-viện công cộng.
Năm 1902 một thư-viện đầu tiên được mở cửa cho công chúng vào đọc. Ban đầu còn nhỏ hẹp vì số người thông thạo Pháp ngữ chưa được bao nhiêu. Cuối năm 1917, Trung ương thư-viện, một thư-viện khá đồ sộ ra đời, đặt trụ sở ngay chính giữa trung tâm thành phố Hà-nội. Thư-viện nầy bành trướng rất mau, chẳng bao lâu đã có được 155 ngàn quyển sách, hơn 1 ngàn thứ tạp chí, chưa kể nhật báo, phòng đọc sách có thể chưa được 120 khán giả và mở cửa từ 9 giờ mai đến 10 giờ tối.
Theo dư luận của mấy nhà quan sát ngoại quốc hồi bấy giờ thì Thư-viện Trung-Ương ở Hà-nội và Nha Viễn-Đông bác cổ, có thể xấp [sic] vào hàng thứ nhì ở Á Đông.
Ở Hà-nội lại còn có các thư-viện riêng cho các trường Đại-học như Luật-khoa, Y-khoa, Văn-khoa, Khoa-học v.v…
Tại Huế, Thư-viện công cộng ra đời chậm hơn Nam và Bắc. Tuy thế nó vẫn có giá trị riêng của nó, dồi dào nhất là những sách về lịch-sử.
Từ nhà Lê trở về trước sách sử, tài liệu, không đâu nhiều bằng Thư-viện Trung-Ương và trường Viễn-Đông Bác cổ Hà-nội. Nhưng trái lại, tại triều Nguyễn về sau thì Viện Văn-Hóa Trung-Việt ăn đứt tất cả các nơi. Quí nhất là những thứ Châu bản, những tài liệu đích xác, có chữ của vua phê và đóng dấu. Những quyển quốc-thư, sách do các văn thi-sĩ Việt-Nam trước tác.
Thư-viện Viện Văn-hóa đã từng có một thời toàn thịnh của nó. Tất cả vào lối trên 10 vạn quyển sách, tập họp nhiều thư-viện lại làm một: Thư-viện của vua Duy-Tân, Thư-viện của Nội-Các, Viện Cơ-mật, Tòa Khâm-sứ, Sở Mật Thám, Thư-viện Bảo-Đại, Thư-viện Câu lạc bộ sĩ quan Pháp. Có rất nhiều sách chưa bao giờ người ngoài được đọc, có những tài liệu về hạng tối mật, chỉ một số rất ít người được phép xem mà thôi. Như tập thơ nôm của vua Tự-Đức chẳng hạn, đến những 100 bài, mà chỉ lọt ra ngoài mới được vài bài. Tài liệu vua Duy-Tân khởi nghĩa rất đầy đủ lại có ngay cả cái cờ và thanh kiếm của Trần-cao-Vân dùng để điều khiển cuộc cách-mạng. Ba giãy [sic] nhà, hiện giờ là trường Hàm-Nghi, chất đầy cả sách trên những cái kệ cao 4 thước, thường phải dùng đến thang để lấy sách. Trước khi xảy ra cuộc chiến tranh Việt Pháp, bao nhiêu sách và tài liệu nói trên đều bỏ cả vào trong những cái bao bố, bao lát có đánh dấu, chỉ chờ có lệnh là chở về làng Hiền-Lương, cách thành phố 20 cây số. Tại đây, mấy cái nhà thờ họ và mấy cái đình đã được trưng dụng trước, dùng tre và lồ ô làm thành những cái sàn gác để chất sách.
Đến đây tưởng tôi nên nhắc lại một đoạn ký ức về việc tản cư sách để bạn đọc biết sơ qua về những bước thăng trầm của Viện Văn-Hóa Trung-Việt.
Sách và tài liệu đều nằm cả trong bao, giao cho mấy ông lao công và tùy phái giữ, còn công chức đều phải tản-cư đi ngoại tỉnh: người Thanh-hóa, kẻ Quảng-Bình, Hà-tịnh.
Tôi đang sống cuộc đời ăn không ngồi rồi ở Quảng-Bình đâu nửa tháng thì tiếp được điện tín ở Huế gọi về để điều khiển việc tản-cư sách của Viện Văn-hóa, về Hiền-lương. Đến Huế, tôi và vài người bạn nữa, trưng-dụng một số xe hàng, trên trần kết lá để che mắt phi-cơ, xông pha tên đạn để dời sách ra khỏi thành phố. Lúc bấy giờ cửa Thượng-tứ đóng bít và đắp đất, bên nầy sông Hương là phòng tuyến của ta, còn bên kia, phòng tuyến của Pháp. Trong lúc chúng tôi chở sách, đạn từ trên phi-cơ bắn xuống hoặc từ bên kia phòng-tuyến vèo vèo bắn sang, thỉnh thoảng lại một vài người vệ quốc quân đóng ở nhà bên cạnh hoặc gác trên cột cờ bị đạn chết. Chở luôn mấy ngày như thế vẫn không hết sách. Những thứ chẳng lấy gì làm quan hệ đều phải bỏ lại vì các cầu ở miền quê sắp bị phá, phương tiện giao thông không tiếp tục bằng xe ca-mi-ông được nữa.
Chúng tôi ở cả trong một cái đình Hiền-lương để giữ gìn sách và tài liệu. Một tấm bảng yết thị được dựng lên, trừng phạt nặng nề những kẻ xâm phạm vào kho tàng văn-hóa ấy.
Tuy nhiên, chẳng bao lâu thì bộ đội Pháp tràn về. Chúng tôi phải chạy lên trên miền núi vì không ai muốn bị người Pháp bắt được làm gì. Binh sĩ Pháp chiếm kho sách. Họ vớ được mấy thùng địa đồ rất quí. (Bản đồ vẽ từng làng một. Cứ mỗi làng gồm có bốn bức rất rộng đâu lại một [sic], có ghi từng con đường, nhà thờ, trường học v.v…) Họ lấy những thứ gì cần thiết còn sách thì gọi dân chúng vào cho tha hồ muốn lấy bao nhiêu thì lấy. Hồi ấy chắc nhiều bạn đọc cũng đã trông thấy những người gánh từng gánh sách đi bán, sách chữ nho thì dùng để bồi liễn, dùng làm giấy hút thuốc, làm giấy tiền, đánh thành con cúi để châm thuốc hút v.v… Ai đã từng trông thấy tòa nhà Hậu Bổ nguy nga và kiên cố thế mà chỉ có mấy ngày đã trở nên một nơi bình-địa thì chắc không lấy gì làm ngạc nhiên thấy kho sách của Viện Văn-Hóa bị bàn tay tham lam của quần chúng tàn phá.
Sau khi tình hình đã tạm yên. Hội đồng chấp chánh lâm thời thành lập, chúng tôi lại tìm cách thu thập lại những thứ đã mất, nhưng một trăm phần không còn được một. Nhưng về sau nhờ mua được thư-viện của ông Phạm-Quỳnh cùng góp nhặt lần hồi nên giờ đây thư-viện của Viện Văn-hóa nầy cũng đã có được một số sách khá khá.
Ngoài thư-viện của Viện Văn-Hóa ra, còn có thư-viện Accueil, thư-viện của hội Quảng trị, đều bị hao thất rất nhiều trong cuộc chiến tranh Pháp Việt. Bộ sách quí nhất mà hội Quảng-trị bị mất là Bộ Tứ khố toàn thư tính giá bây giờ hơn 1 triệu bạc.
Thứ Hai, 14 tháng 2, 2022
Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2022
Trong hình là lá cờ vàng ba sọc đỏ biểu tượng của người Việt quốc gia mà ai cũng biết . Nhưng rất ít người được biết lá cờ trong tấm hình chính là lá cờ trên nóc hầm của Tướng Lê Văn Hưng trong mặt trận An Lộc vào năm 1972. Lá cờ mà cách đây 50 năm vẫn hiên ngang bay trong khói lửa mặc cho hơn 40 ngàn quân Bắc Việt có xe tăng pháo yểm trợ ồ ạt tấn công thị xã trong gần ba tháng mà vẫn không thắng được . Lá cờ hiện được chiến hữu Chung Bá Sang là một cựu trung uý không quân có nhiệm vụ cất giữ tại Chùa Bồ Đề New Orleans . Vì để dùng làm tư liệu viết bài này nên tôi và chiến hữu Sang Chung đã mở hộp ra kéo lên trụ cờ chụp một tấm hình để mọi công dân VNCH trên khắp thế giới cùng chiêm ngưỡng vì đây là chứng tích của lịch sử
Lịch sử của lá cờ đó là ngày 7/7/1972 khi Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đến An Lộc để tôn vinh những chiến binh tử thủ thị xã. Tháp tùng với Tổng Thống gồm có Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng , Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, tư lệnh quân đoàn 3 . Ngoài ra còn có cựu Đại Tướng Vanuxem, Quân Đội Viển Chinh Pháp ( là thầy cũ của TT Thiệu). Sau khi thị sát mặt trận và chuẩn bị ra về thì Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Mặt Trận An Lộc tiến đến TT Thiệu trao lá cờ này và nói
“ Thưa Tổng Thống, đây là Quốc kỳ mà anh em chúng tôi đã đổ bao xương máu để bảo vệ, xin Tổng Thống đón nhận để chứng minh sự chiến đấu anh dũng và can trường của anh em để bảo vệ An Lộc.”
Trong sự xúc động, TT Thiệu đón nhận và đồng thời cùng lúc đó ông quay sang Đại Tướng Vanuxem tặng lại lá cờ cho ông thầy cũ cùng lời nhắn nhủ:
“ Xin Đại Tướng hãy đón nhận thay mặt anh em chúng tôi để chứng minh trước dư luận thế giới về tinh thần chiến đấu mãnh liệt và anh dũng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.”
Đại Tướng Vanuxem đã trịnh trọng mang về Pháp xem như một bảo vật.
Sau ngày 30/04/1975 nước Việt Nam Cộng Hoà bị Hà Nội cưỡng đoạt và thôn tính . Tướng Lê Văn Hưng tuẫn tiết theo thành còn đại tướng Vanuxem vì già yếu và đau lòng nên cũng đã qua đời . Trước khi mất ông trăn trối lại với gia đình hãy mang lá cờ An Lộc kiêu hùng này trao tận tay những cựu Quân Nhân QLVNCH đang sinh sống tại Pháp để giữ gìn cho thật trang nghiêm vì đó là chứng tích của lịch sử . Theo lời trăn trối của đại tướng Vanuxem , người thân trong gia đình của ông đã tìm đến trao cờ lại cho Trung Tướng Trần Văn Trung, Tổng Cục Trưởng Tổng cục chiến tranh chính trị .
Những năm đầu thập niên 80 vì tình hình chính trị tại Âu Châu không thuận tiện cho việc vinh danh lá cờ An Lộc cho nên vào năm 1986 nhân kỷ niệm ngày Quân lực VNCH , ông Jimmy Tòng Nguyễn lúc đó là chủ tịch Cộng đồng người Việt tại Louisiana đã trực tiếp liên lạc với Trung Tướng Trung để xin đón lá cờ về thành phố New Orleans . Ban điều hợp hội cựu quân nhân VNCH tại đây với sự dẫn dắt của Jimmy Tòng đã vận động xin một pháo đội đại bác để thực hiện cuộc nghinh đón . Đúng vào ngày Quân Lực VNCH năm 1986 lá cờ An Lộc đã được trang trọng kéo lên trước tiền đình Toà Thị Chính New Orleans với 21 phát đại bác dàn chào đúng theo lễ nghi quân cách. Ngày hôm đó quốc ca Việt Nam Cộng Hoà hoà lẫn với khói thuốc đại bác đã làm rơi lệ hàng ngàn quan khách Việt và Mỹ tham dự . Sự xúc động mãnh liệt đến với từng người và dư âm mãi còn vang dội là niềm tự hào của tất cả các chiến hữu cựu quân nhân VNCH đang định cư tại thành phố này.
Lá cờ sau buổi thượng kỳ năm 1986 đã được ông Jmmy Tòng cất giữ . Sau đó vì lý do sinh kế gia đình ông di chuyển về Cali . Giờ vì tuổi già ông Jimmy Tòng muốn tìm một ai đó để ký thác lưu giữ lá cờ này . Và người được ông tin tưởng là chiến hữu Chung Bá Sang . Tháng 09 năm 2021 vừa qua ông Jimmy Tòng từ Cali mang lá cờ trở lại New Orleans và trong một buổi lễ trang trọng được tổ chức nhanh trong mùa Covid ông đã trao lại cờ cho chiến hữu Sang . Như vậy tròn 50 năm chẳn kể từ ngày lá cờ rời nóc hầm của Tướng Hưng tại An Lộc Bình Long di chuyển qua ba quốc gia Việt Nam Pháp và Mỹ giờ đang được cất giữ tại chùa Bồ Đề New Orleans
Tướng Hưng , Tổng Thống Thiệu , Tướng Vanuxem , Tướng Trung là những vị từng nâng lá cờ này trong tay nay đã mất ba người . Giờ chỉ còn Tướng Trần Văn Trung năm nay cũng đã 96 tuổi đang sống ở Pháp . Lá cờ An Lộc vì thế trở thành chiến tích của lịch sử hiếm hoi còn ở lại.
Theo dự trù để kỷ niệm ngày Quân lực VNCH năm nay 2022 cũng là để tưởng niệm 50 năm chẳn trận chiến An Lộc với lá cờ trên nóc hầm tướng Lê Văn Hưng sẽ được chính thức kéo lên lần cuối tại Đài Chiến Sĩ Trận Vong VNCH trên đường Basin, thành phố New Orleans với đầy đủ lễ nghi quân cách . Sau đó lá đại kỳ An Lộc sẽ được hộ tống đưa về an vị vĩnh viễn tại chùa Bồ Đề New Orleans Louisina.
Cũng nên xin nói lại một lần nữa Tiểu Bang Louisiana là tiêu bang duy nhất trong 50 tiểu bang của nươc Mỹ có LUẬT CỜ VÀNG . Luật còn có tên gọi là SB 839 được Thống đốc Mike Foster ký vào lúc 11 giờ 30 ngày 15/07/2003 sau khi Lưỡng viện quốc hội thông qua. Theo luật thì lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của người Việt tại đây và cho dù nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có bang giao với nước Mỹ nhưng lá cờ đỏ ngôi sao vàng của họ nếu đem treo bất cứ nơi công cộng nào trong lãnh thổ của Louisiana đều phạm luật .
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)