khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019

Những Ngày Cuối Cùng tại Thị Xã Xuân Lộc - Tỉnh Long Khánh tháng 04/1975







Phỏng vấn ca sĩ Thanh Tuyền







Hỏa tiễn Đông Phong của Tàu Cộng có thể đánh chìm Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ?



Khoảng 10 năm trở lại đây, Trung Quốc không phải một lần nói rằng hỏa tiễn tầm xa của họ có thể diệt được mẫu hạm Mỹ. Điều này, ở thời điểm này, là một ý tưởng bất khả thi.

Có vẻ như sự tồn tại của ASBM (anti-ship ballistic missile) của Trung Quốc là một thực tế hiển hiện đến nỗi, trong ấn bản tháng 5-2011 của tờ Proceedings (chuyên san thuộc Học viện Hải quân Hoa Kỳ), hai chiến lược gia Lầu năm góc Henry Hendrix và Noel Williams viết rằng đã đến lúc Mỹ nên ngừng lập tức việc đóng mới mẫu hạm bởi mối đe dọa từ “phản hạm đạo đạn” Trung Quốc khiến thời tung hoành của mẫu hạm sắp đến hồi cáo chung. Cho đến nay, chưa quân đội nào có khả năng sản xuất được ASBM, kể cả Mỹ.

Về lý thuyết, một hệ thống ASBM hoạt động hiệu quả phải đi theo 5 bước: 1/ Có khả năng phát hiện mục tiêu (ở đây cần được nhấn mạnh là mục tiêu di động - tức mẫu hạm đối phương); 2/ Có khả năng giám sát liên tục mục tiêu; 3/ Có khả năng thâm nhập hệ thống phòng thủ của mục tiêu; 4/ Có khả năng tấn công chính xác mục tiêu; 5/ Có khả năng gây tổn hại nghiêm trọng đối với mục tiêu. Bất cứ điểm kết nối nào giữa 5 bước trên bị đứt gãy thì ASBM xem như không hiệu quả. Nói cách khác, ASBM là một hệ thống của những hệ thống mà theo ngôn ngữ quân sự Mỹ thì đó là C4ISR (command, control, communications, computers, intelligence, surveillance, reconnaissance – chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát, do thám). Một cách cơ bản nhất, bất kỳ cuộc tấn công nào bằng bất kỳ phương cách nào nhằm vào mẫu hạm Mỹ phải vượt qua loạt hàng rào phòng thủ dày đặc. Như đã biết, hạm đội mẫu hạm Mỹ không là một chiếc mẫu hạm đơn lẻ. Được đánh giá là pháo đài nổi, luôn cùng đi với nó là đoàn tàu chiến trang bị hệ thống radar, hỏa tiễn bắn chặn, chiến đấu cơ và tàu ngầm…, tạo thành một đội hình tác chiến-phòng vệ gần như bất khả xâm phạm.
Xét riêng đạn đạo học, một ASBM phải là loại hỏa tiễn hai tầng (tầng một để phóng lên không trung và tầng hai là đầu đạn bay đâm ngược trở xuống để tấn công mục tiêu). Để lọt qua được hàng rào phòng không với hiệu quả tác chiến rất cao của hải đội mẫu hạm Mỹ, đầu đạn ASBM không thể bay theo đường đạn đạo thông thường mà cần được thiết kế sao cho nó phải bay xoắn trôn ốc, bay xoắn tròn và bay lướt theo đường bất định (khiến hỏa tiễn bắn chặn Mỹ không thể ngăn chặn được). Điều này, về kỹ thuật, có thể khắc phục nếu đầu đạn được bổ sung thêm tầng ba, được kích nổ nhiều lần để đầu đạn bay đổi hướng và bay “nhảy múa” cho đến khi lọt đến chặng cuối cùng và tấn công mục tiêu. Tuy nhiên, trong suốt quá trình bay tiệm cận mục tiêu, đầu đạn ASBM vẫn phải được hướng dẫn dò tìm mục tiêu bằng radar và vệ tinh hồng ngoại đặt trong quỹ đạo, bởi mục tiêu trong trường hợp này là di động chứ không tĩnh.

Vấn đề ở chỗ, việc đầu đạn ASBM bay ngược trở lại tầng khí quyển ở tốc độ cao (2,2-5km/giây) sẽ cùng lúc tạo ra một tấm khiên plasma bao phủ nó, khiến nó không thể nhận được tín hiệu điều khiển của radar cũng như hệ thống vệ tinh hồng ngoại, làm giảm mạnh khả năng tấn công chính xác. Một trong những thách thức có thể nói là quan trọng bậc nhất đối với “phản hạm đạo đạn” là hệ thống định vị mục tiêu di động. Với ASBM, khả năng dò tìm, chụp ảnh, xác định vị trí chính xác mục tiêu là yếu tố quyết định 80-90% thành công. Điều này hoàn toàn dựa vào quỹ đạo của hệ thống vệ tinh cũng như thiết bị cảm ứng mà vệ tinh mang theo, trong đó có việc tính toán tần suất việc quay trở lại vị trí cũ của vệ tinh trong quỹ đạo. Ở quỹ đạo thấp, phải cần đến 5-29 ngày để một vệ tinh do thám Trung Quốc đi ngang trực tiếp vị trí cũ hai lần. Phải mất một thời gian dài như vậy để “mò” mục tiêu thì yếu tố thời gian tính cho một cuộc tấn công đã trở nên vô nghĩa!

Còn nữa, vệ tinh do thám cần phải được trang bị hệ thống radar kính mở tổng hợp (synthetic aperture radar-SAR), giúp quét ảnh với độ phân giải tốt ở phạm vi rộng. Có thể cung cấp ảnh ở bất kỳ điều kiện thời tiết hay ánh sáng mặt trời như thế nào, SAR thậm chí có thể chụp được ảnh đường rẽ nước từ đuôi mẫu hạm. Được hỗ trợ thiết bị cảm ứng đa phổ, vệ tinh SAR còn có thể thấy được tảo và các loại sinh vật phát sáng được kích ứng bởi luồng nước gây ra từ hải đội mẫu hạm. Tuy nhiên, như đã nói, việc vệ tinh do thám không tĩnh và mục tiêu cũng không tĩnh khiến vấn đề xác định vị trí mẫu hạm trở nên đặc biệt khó khăn.

Với 22 vệ tinh thuộc hệ thống “phản hạm đạo đạn” mà Trung Quốc có, thời gian trung bình giữa các lần quay trở lại vị trí cũ là 45 phút, trong đó có 14 phút vệ tinh bay ngang qua mục tiêu mỗi ngày, và 9 lần gián đoạn với tổng thời gian hai tiếng hoặc hơn. Với 9 lần bị “mù” như vậy, làm thế nào mà hệ thống vệ tinh Trung Quốc có thể giúp định vị và hướng dẫn chính xác đường bay tấn công cho “phản hạm đạo đạn”? Cần nhấn mạnh, cho đến nay, chưa nước nào có khả năng giám sát một mục tiêu liên tục từ không gian, kể cả trong một cuộc xung đột khu vực. Mỹ từng có kế hoạch xây trạm radar không gian với hệ thống chụp ảnh toàn cầu hoạt động gần như 24/24 nhưng dự án này đã đối mặt các bất đồng về ngân sách khiến nó bị hoãn vô thời hạn. Tính đến năm 2019, Mỹ có tổng cộng 66 vệ tinh LEO (vệ tinh quỹ đạo thấp) chuyên chụp ảnh phân giải cao, chưa kể vô số vệ tinh do thám quân sự.
Ưu thế của Mỹ đối với Trung Quốc trong lĩnh vực vệ tinh là họ có thể khai thác kho dữ liệu ảnh vệ tinh từ nguồn quân sự, dân sự lẫn thương mại và xử lý tổng hợp với tốc độ cực nhanh. Chỉ trong vòng 5 phút sau khi được chụp từ vệ tinh, một bức ảnh được xử lý từ Cơ quan tình báo địa không gian quốc gia (National Geospatial-Intelligence Agency) đã có thể chuyển đến bộ tư lệnh chỉ trong vài giây. Xin nhắc lại, trong chiến dịch tấn công Iraq của quân đội Mỹ năm 2003, thời gian từ lúc nhận biết mục tiêu (được cung cấp qua vệ tinh) đến lúc phát lệnh tấn công chỉ vỏn vẹn không tới 15 phút. Điều này có được nhờ sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các hệ thống vệ tinh Milstar (Military Strategic and Tactical Relay), TDRSS (Tracking and Data Relay Satellite System) và NAVSTAR (hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu của không quân Mỹ).

Để có thể hoàn thiện một chiến dịch tấn công bằng ASBM, Trung Quốc phải có một dự án cỡ Discoverer II của Mỹ, trong đó hệ thống (được đề xuất) gồm 24 vệ tinh được trang bị SAR lẫn Thiết bị hướng dẫn mục tiêu di động mặt đất (Ground Moving Target Indicator – dùng xung động Doppler để xác định mục tiêu di động trên phạm vi quan sát rộng, đặc biệt hữu dụng đối với thăm dò hải trình). Tuy nhiên, Discoverer II tỏ ra tốn kém (từ 25-90 tỉ USD – theo ước tính của Cơ quan ngân sách Quốc hội Mỹ) đến mức đến nay dự án này vẫn nằm trên bàn giấy. Cuối cùng, cũng cần nhấn mạnh thêm một khả năng rất thực rằng, một khi chiến tranh (Mỹ-Trung) nổ ra, liệu dàn Tomahawk hoặc những loại hỏa tiễn đại loại và bầy chiến đấu cơ Mỹ có chịu nằm yên để DF-26 tự do bay thẳng đến mẫu hạm Mỹ, hay là chính dàn phóng DF-26 mới là mục tiêu đầu tiên mà Mỹ cần tiêu diệt trước?


Trường tiểu học mới xây ở Tây Ninh tháng 12 -1965







Fake New(?): China's lunar rover has found something weird on the moon's far side



Nguyễn hà Phan (1933-2019) nằm trong Câu Lạc Bộ "Điệp Viên Hoàn Hảo" trong đó có Phạm xuân Ẩn là thành viên?





NGUYỄN HÀ PHAN (SÁU PHAN)

 
Sinh năm 1933 tại xã Châu Hoà, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, nguyên đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tên thật là Phạm Văn Khoa.

Ông đã đảm đương các trọng trách sau:
 
- Sau ngày 30-4-1975: Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Cần Thơ.
 
- Năm 1976: Khi thành lập tỉnh Hậu Giang, ông đảm nhận chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.
 
- Năm 1978: Quyền Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang.
 
- Năm 1983: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang.
 
- Tháng 12-1986: Tại Đại hội lần thứ VI của Đảng, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng.
 
- Năm 1987: Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
 
- Năm 1989: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang.
 
- Tháng 6-1991: Tại Đại hội lần thứ VII của Đảng, ông được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
 
- Tháng 1-1994: Tại Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII), ông được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
 
Ông là đại biểu Quốc hội các khóa VI, VII, VIII và IX. Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa VII (1981-1987), ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa IX (1992-1997) ông được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội.
 
Do sai lầm trong thời gian làm công tác binh vận, nên tại Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (4-1996), ông đã bị kỷ luật khai trừ Đảng và tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX (10-1996) đã quyết nghị bãi nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội và đại biểu Quốc hội của ông.



Lời dặn dò cũa ông Nguyễn hà Phan vào cuối đời:
 
 
 
 

 Nguyễn Hà Phan – gián điệp của CIA leo lên được sâu nhất trong bộ máy nhà nước Việt Nam  


 
Trong chiến tranh Việt Nam, ông làm phục vụ ở nhà tù VNCH. Sau giải phóng, Nguyễn Hà Phan đã được Mỹ hậu thuẫn đóng giả trà tù binh và trộn vào nhóm tù binh cách mạng của Việt Cộng bị bắt. Phan từng giữ nhiều chức vụ lớn như chủ tịch ủy ban nhân dân Hậu Giang, Bí Thư Hậu Giang, Trưởng Ban Kinh Tế TW, Phó chủ tịch Thường trực Ban Bí thư …
 
 
Phan được Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Văn Linh hồi ấy tin tưởng và ủng hộ vận động cho Phan lên làm thủ tướng. Theo dự đoán nếu không bị lộ 10 năm nữa nhiều khả năng sẽ lên tổng bí thư. Đến khi TBT Nguyễn Văn Linh viết hồi kí. Vốn là người cẩn thận, ông Linh khi viết hồi kí ông luôn tìm nhân chứng để tạo sự thuyết phục. Tuy nhiên số cán bộ trong tù bị bắt cùng ông đã bị giết sạch chỉ còn Phan. Ông Linh bấy giờ mới đặt nghi vấn cho Phan. Theo trí nhớ của TBT Nguyễn Văn Linh thì trong số lính trong nhà tù có một tên lính đã đánh ông, nhưng ông lại không nhớ mặt. Tên lính này khiến ông Linh mường tượng về Phan. Ông Linh vẫn nhớ trên lưng hắn có vết sẹo, ông Linh đã liên kết với đồng chí Đỗ Mười (bấy giờ là Uỷ viên Bộ Chính trị) tổ chức cho Phan đi tắm biển để theo dõi thì đúng là trên người hắn có vết sẹo như TBT Nguyễn Văn Linh đã đặt nghi vấn, Nguyễn Hà Phan lúc đó đã lộ rõ mặt thật của mình.
Vào năm 1996 trong một buổi sáng ông Phan đã có 1 loạt đơn tố cáo, bị khai trừ khỏi đảng và tước hết mọi chức vụ sau đó bị quản thúc đến cuối đời để tra hỏi.
 
Trường hợp của Phan là trường hợp mật vụ CIA gài sâu nhất trong cơ quan nhà nước Việt Nam, tuy nhiên Việt Nam đã kịp khai trừ để không xảy ra hệ lụy. Sau vụ Nguyễn Hà Phan chính quyền Mỹ đã tổ chức nhiều cuộc điều tra bí mật với các Việt Kiều tại Mỹ xem ai đã báo tin này.
 
 
 

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019

Trần đại Phước và Hương song ca MẸ, nhạc Nguyễn đình Toàn phổ thơ Nguyễn đình Toàn






Việt Nam Tuần Qua, 31/8/2019






I Witnessed the Tiananmen Square Massacre. Here's Why China Wouldn't Dare Do the Same in Hong Kong | Opinion - Tác giả Anna Wang



My husband and I were both born in Beijing, but we became permanent residents of Canada in 2006. My husband still spends most of his time in Beijing to oversee his business, and renewing his Canadian permanent resident card is always time-consuming. In 2013, his application was returned twice because his photo didn't meet the requirements. Fixing it should've been simple, but my husband is exceptionally stubborn. He didn't think he should have to drive two hours from our home in the Beijing suburbs to the designated studio in the city. I couldn't persuade him, and we shelved the discussion.

Around Christmas 2013, we visited Hong Kong. On Mong Kok, Hong Kong's busiest street, we found a hole-in-the-wall currency exchange. While we were buying Hong Kong dollars, I noticed it shared a wall with a tiny photo studio. After our transaction was settled, I dragged him straight next door. Though it was cramped, it offered photos for a wide variety of purposes: Chinese, Hong Kong and Taiwanese passports, Canadian permanent resident cards, American green cards...you name it. Ten minutes later, the owner stamped an official seal on the back of my husband's photos. Below the shop owner's contact information, it read, "I guarantee the true likeness of the person to this photo."
Four months later, his application was approved. It turned out that in Hong Kong, you could go to seemingly any little studio, and Immigration and Citizenship Canada would happily recognize the photo as legitimate. In Beijing, you could only go to designated shops within walking distance of the embassy.
Chinese people have long considered Hong Kong businesses to be more reputable than those in mainland China. It's where mainlanders go when they can't trust what's on the Chinese market. Buying baby formula in Hong Kong and selling it in mainland China has become incredibly profitable business, for example. Hong Kong was forced to impose a two-can limit for mainlanders returning to China via Shenzhen. And in July 2018, as China's vaccine scandal unfolded, parents rushed their children to Hong Kong to get vaccinated.
Ads by scrollerads.com
Many mainland Chinese are livid that Hongkongers want to preserve their independent judiciary system, but Hong Kong's credibility and reliability depend on that very rule of law. Hongkongers are fighting not only for themselves but also for the last safe haven for mainlanders. It is because Hong Kong still has an independent judiciary system that consumers from mainland China have access to untainted baby formula and immunizations.
As the Hong Kong protests continue, people worldwide are concerned that Chinese government might attempt to crush the protests with violence, as it did in Tiananmen Square. As a witness of the Tiananmen incident in 1989, I do spot similarities in the government's tactics now, especially in terms of rhetoric. At the instigation of the state propaganda machine, protesters are being called "Hong Kong poison," a phrase that plays on the fact that in Mandarin Chinese "independence" and "poison" share a pronunciation. Such propaganda is flourishing, especially online. But I believe the similarities to Tiananmen will stop at that level, and a military intervention is highly unlikely.
The reason is very simple: No city in mainland China could replace Hong Kong in terms of international trade. Just as Chinese mainlanders consider Hong Kong as a credible city, people in the Western world also consider Hong Kong the only credible city in China. As much as Beijing wants to compromise Hong Kong's independent judiciary system, it needs Hong Kong to maintain its semi-autonomous status to keep China's doors open.

There are two purposes only Hong Kong can serve for Beijing. Hong Kong operates as a separate customs territory, meaning the technologies and products the United States restricts from exporting to China can be exported to Hong Kong, and products labeled as "made in Hong Kong" can avoid U.S. tariffs. Second, as an international financial center, Hong Kong has acted as a gateway for foreign investments flowing into China since the 1980s.

Trump has called for the revocation of Hong Kong's preferential trade status because Hong Kong is increasingly becoming just another Chinese city, and a violent crackdown on the Hong Kong protests will give Trump the reason he needs to do it. As Trump's economic iron curtain gradually falls, it's highly unlikely Beijing will burn any bridges. Let's keep our fingers crossed and pray for Hong Kong.


Nhạc đề: Cha đi lượm cho con từng bữa cơm chiều






Á Châu Ngày Nay, 1/9/2019






Giữa Cơn Gió Bụi - Tác giả Tưởng Năng Tiến



Lịch sử không có chữ NẾU. Nhưng, đôi khi tôi vẫn cứ không cầm lòng được, suy nghĩ vẩn vơ, Việt Nam sẽ ra sao, nếu từ tháng 8-1945 vẫn là “Chính phủ Trần Trọng Kim”…
 Huy Đức

Trước đây chưa lâu, trên trang Dân Luận có một bài viết ngắn nhưng rất súc tích của tác giả Mạnh Kim. Xin được ghi lại đôi dòng:

Lại thêm một quyển sử bị cấm phát hành. Lần này là ‘Một cơn gió bụi’ của học giả Trần Trọng Kim. Không chỉ là ‘một cơn gió bụi’, hồi ký của Lệ Thần Trần Trọng Kim, một tượng đài văn hóa Việt Nam thế kỷ 20, thật ra là một ‘cơn bão’ xét dưới góc độ kiểm duyệt hiện hành. Nó tiết lộ các chi tiết về ‘một góc đời thường’ Hồ Chí Minh, về vai trò rất ít được biết của Võ Nguyên Giáp, về những ngày tranh giành quyền lực và triệt hạ nhau giữa Việt Minh với các đảng phái đối thủ mà Việt Minh có khi không ngần ngại dùng ‘mền trùm đầu rồi bắt đi mất tích’. Việt Minh, theo miêu tả trong ‘Một cơn gió bụi’, là tổ chức có thủ đoạn chính trị quỷ quyệt bậc nhất giai đoạn lịch sử thập niên 1940.

Cùng lúc, nhà báo Huy Đức cũng có góp đôi lời (nhỏ nhẹ) về sự kiện này:

Lý do chính để Cục xuất bản ra lệnh thu hồi Một Cơn Gió Bụi của học giả Trần Trọng Kim là vì “cuốn sách có nhiều chi tiết, đánh giá không phù hợp, không khách quan hoặc chưa được kiểm chứng”. Một cơn gió bụi (Kiến văn lục) là cuốn hồi ký của học giả Trần Trọng Kim (1882-1953), từng được NXB Vĩnh Sơn phát hành năm 1969. Đầu năm 2017 sách được NXB Hội nhà văn và Phương Nam Books phát hành.

Sự thật lịch sử là một khối đa diện, không ai có thể tiếp cận hết mọi tiết diện. Nếu sách có những chi tiết “không phù hợp, không khách quan hoặc chưa được kiểm chứng” thì hãy để các nhà sử học khác kiểm chứng, chỉ ra cái sai. Điều quan trọng là những gì cụ Trần Trọng Kim viết trong Một Cơn Gió Bụi đã phải là sự thật hay chưa. Nếu đã là sự thật thì nó luôn phù hợp ở mọi thời đại, chế độ nào thấy một sự thật không phù hợp với mình thì chế độ đó… không phù hợp với thời đại nào của loài người cả.

PS: Tôi cực lực phê phán việc biên tập sách nhưng tôi cũng khuyến cáo Cục Xuất bản rằng, lệnh cấm này sẽ khiến người đọc trẻ tìm tới bản in không bị kiểm duyệt của NXB Vĩnh Sơn, bản in mà trong đó có nhiều đoạn rất nhạy cảm đã bị NXB Hội Nhà Văn biên tập.

Ví dụ: Trang 75 bản Vĩnh Sơn 1969 có đoạn “Trong số 22 người ấy có một nữ đảng viên tên Đỗ Thị Lạc là người sau này có đứa con gái với Hồ Chí Minh. Về sau người ta nói khi về đến địa hạt Bắc Giang, có ba đảng viên trong 22 người ấy bị giết vì không chịu theo cộng sản”. Đoạn này đã bị cắt ở bản Phương Nam in 2017 (trang 80).

So với cái tâm, và cái tầm, của nhà xuất bản thì chuyện “cắt xén” vụn vặt kể trên không có chi đáng để phàn nàn; bởi ngoài hai ấn bản thượng dẫn, còn có bản in năm 2015 – do tuần báo Sống phát hành từ California – và hàng chục trang mạng với đường dẫn đến nguyên bản của tác phẩm này. Bức màn sắt đã rớt xuống từ lâu. Đâu có chuyện chi mà dấu được hoài bên trong đó nữa!

Wikipedia tiếng Việt, giọng Hà Nội, có ghi lại những câu sau:

– Chính phủ Trần Trọng Kim thường được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mô tả trong các tài liệu nghiên cứu chuyên môn trước và sau năm 1975, một cách trực tiếp hay gián tiếp, là bù nhìn của Nhật.

– Việc đưa Trần Trọng Kim đứng ra lập nội các cho Bảo Đại trước sau đều do người Nhật đạo diễn để dẫn dụ ông, chứ bản thân ông tự ý thức bản thân mình bất lực, họ trao quyền cũng chỉ để biến ông thành bù nhìn.

Cái thời độc quyền thông tin đã qua nên cùng với “các tài liệu nghiên cứu chuyên môn” của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, còn có không ít ghi nhận của những vị thức giả khả tín. Xin đơn cử một vài để rộng đường dư luận:

Lê Xuân Khoa:

“Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Nội các, bên cạnh công tác khẩn cấp cứu trợ nạn đói ở miền Bắc đã làm ngót hai triệu người thiệt mạng, Chính phủ Trần Trọng Kim đã ấn định một chương trình sáu điểm:
  1. Chuyển giao tất cả các cơ sở hành chánh cho các viên chức Việt Nam.
  2. Thâu hồi đất Nam kỳ và các nhượng địa đã dành cho Pháp.
  3. Ân xá toàn thể các phạm nhân chính trị.
  4. Cho phép thành lập các đảng phái chính trị.
  5. Miễn thuế cho công chức, thợ thuyền và dân nghèo.
  6. Thiết lập các Uỷ ban Tư vấn Quốc gia để soạn thảo Hiến pháp và nghiên cứu cải tổ chính trị, hành chánh và giáo dục [7].
Chỉ trong thời gian ngắn ngủi bốn tháng (17.4-16.8) Chính phủ Kim đã thực hiện được gần hết chương trình này.”

Trần Văn Chánh:

Về phần Nội các Trần Trọng Kim, mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian chưa đầy 4 tháng (từ 17.4 đến 7.8.1945, nếu tính đến 23.8.1945 khi quyết định xong Chiếu thoái vị thì được 4 tháng 6 ngày, tổng cộng 126 ngày, tương đương 1/3 năm) và làm việc trong những điều kiện vô cùng khó khăn, nhất là khi vẫn bị quân đội Nhật kiềm chế mọi mặt, Nội các đã tỏ ra năng nổ, nhiều thiện chí và cũng đã làm được một số việc đầy ý nghĩa, đáng ghi nhận:

– Tháng 6 năm 1945, đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam (bỏ tên Đại Nam, Annam); tạm duy trì bài quốc thiều “Đăng đàn cung“; đổi mới quốc kỳ, thay cờ Long tinh bằng cờ quẻ Ly có nền vàng hình chữ nhật, giữa có hình quẻ Ly màu đỏ thẫm.

– Bộ Tiếp tế tập trung cao độ lo việc cứu đói nhưng kết quả rất hạn chế vì phương tiện, nhân lực đều do quân Nhật nắm giữ và nhất là giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển từ Nam ra Bắc đều bị quân Đồng minh cắt đứt.

– Thanh trừng quan tham lại nhũng với kết quả hạn chế, vì thời gian ít và điều kiện khó khăn trước mắt về nhân sự chưa cho phép làm mạnh.

– Tha thuế thân cho người dân và cho những công chức có thu nhập thấp. Thực hiện sự công bằng về thuế khóa.

– Chủ trương tăng lương cho tiểu công chức, bỏ các món chi tiêu huy hoàng vô ích.

– Can thiệp với Nhật để từ ngày 9.8.1945 tổng ân xá các tù chính trị, kể cả những người cộng sản đã bị Pháp bắt giam tại các nhà lao và nhà ngục khổ sai. Chủ trương trừng thanh quan lại và bài trừ tệ hối lộ.

– Đấu tranh với Nhật đòi lại các công sở và lấy lại được ba thành phố nhượng địa Hà Nội, Hải Phòng và Ðà Nẵng kể từ ngày 20.7.1945.

– Ngày 1.8.1945, Đốc lý Hà Nội Trần Văn Lai cho phá các tượng Pháp ở Hà Nội vốn biểu trưng cho nền thống trị ngoại bang, như tượng Paul Bert, Jean Dupuis, Đầm Xòe ở Cửa Nam, Đài kỷ niệm Lính Khố xanh, Khố đỏ.

– Ngày 14.8.1945, tranh thủ lấy lại Nam Kỳ cho triều đình Huế, thống nhất (về mặt danh nghĩa) đất Nam Kỳ vào đất nước Việt Nam.

– Chủ trương cho phép thành lập các đảng phái chính trị.

– Về tư pháp, thành lập Ủy ban Soạn thảo Hiến pháp trên cơ sở thống nhất xứ sở, các quyền tự do chính trị, tôn giáo và nghiệp đoàn. Đạo luật tổ chức nghiệp đoàn đầu tiên ở Việt Nam là do chính phủ

Trần Trọng Kím soạn thảo và ban hành ngày 5.7.1945.

– Đổi chương trình học tiếng Pháp ở bậc Tiểu học và Trung học sang chương trình tiếng Việt, do Bộ trưởng Giáo dục và Mỹ thuật Hoàng Xuân Hãn chủ trì biên soạn.

– Hành chánh được cải tổ với việc dùng chữ Việt trong tất cả các giao dịch của chính phủ ngoại trừ lãnh vực y tế và các văn thư liên lạc với Pháp hoặc với các công ty người Hoa…

Phạm Cao Dương:

“Bốn tháng đầy rẫy những khó khăn nhưng những thành quả đạt được không phải là không đáng ghi nhận… Vượt qua tất cả mọi khó khăn, Trần Trọng Kim và các cộng sự viên của ông đã vạch ra những mục tiêu và chương trình hành động cụ thể và thực tế, từ những việc làm có tính các tương trưng như đổi quốc hiệu thành Việt Nam, đổi quốc kỳ, duyệt lại quốc ca… đến cứu đói, thu hồi toàn vẹn lãnh thổ, bắt các quan ở các tỉnh phải trực tiếp liên lạc với chính phủ Việt Nam và cấm họ liên lạc trực tiếp với người Nhật như họ vẫn liên lạc với người Pháp trước kia, Việt Nam hóa nền giáo dục, cải tổ thuế má, tư pháp, vận động thanh niên sinh viên và cả quần chúng nói chung tham gia sinh hoạt chánh trị, xã hội, lập các hội đồng tư vấn địa phương và vận dụng mọi khả năng để thực hiện.”

Tổng cộng thời gian chấp chính của Thủ Tướng Trần Trọng Kim, có lẽ, vẫn chưa bằng số giờ mà các ông Thủ Tướng Cộng Sản sau đó ngồi hội họp. Và có lẽ đám người này không họp bàn về chuyện gì khác ngoài việc bán nước hại dân nên chế độ hiện hành càng kéo dài thì quê hương càng lụn bại.


Trăm Đắng Nghì Cay - Tác giả Bùi Đức Tính



Xa xa tiếng đại bác vẫn không ngừng dội về.
 
Trời đã về đêm, tướng Lee cho lệnh dừng quân, đặt bản doanh bộ chỉ huy trong một cánh rừng, gần toà thị xã Appomattox, nằm vào phía Nam tiểu bang Virginia. Đây là một nơi hẻo lánh, có độ chừng 20 căn phố, chỉ vài cửa hàng nhỏ, một lữ quán. Cuộc nội chiến Hoa Kỳ xảy ra trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Lincoln từ 1861 đến 1865, bắt đầu vào ngày 12 tháng 4-1861.Khi cuộc chiến Nam Bắc bùng nổ, nước Mỹ chia đôi. 11 tiểu bang miền Nam ly khai với 9 triệu dân và thêm 4 triệu dân nô lệ da đen. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ còn lại 21 tiểu bang miền Bắc với 20 triệu dân.
Quân đội chính phủ liên bang Hoa Kỳ, do tướng Ulysses Grant chỉ huy, gọi là quân đội miền Bắc hay quân đội Potomac, lấy tên của dòng sông diễm lệ chạy qua thủ đô. Các tiểu bang miền Nam sống về canh nông, cương quyết đòi giữ lại chế độ nô lệ để khai thác cho nông nghiệp. Tổng thống miền Nam là ông Davis. Thủ đô là Richmon và quân đội do tướng Rober Lee chỉ huy được gọi là quân đội Virginia, hay quân đội miền Nam.
 
Sáu ngày trước, lực lượng của tướng Lee đã di chuyển không ngừng nghỉ về dãy núi Blue Ridge, nơi ông từng tuyên bố là quân đội của mình có thể kiên cường chiến đấu ít nhất là 20 năm. Thế nhưng, đêm nay, khi tướng Lee và Bộ Tham Mưu của ông quyết định đóng quân tại đây thì tất cả quan quân đều mệt mỏi, sa sút tinh thần. Tất cả hy vọng của tướng Lee lúc này chỉ còn đặt vào John Gordon, một vị tướng trẻ gan dạ. Hy vọng rằng, sáng sớm ngày mai, lực lượng của tướng Gordon sẽ tiến quân phá vỡ tuyến bao vây của quân đội miền Bắc.

Khởi từ 5 giờ sáng, từng đợt tấn công của tướng Gordon đã đánh bật tuyến phòng thủ đầu của quân miền Bắc, chiếm nhiều cỗ súng đại bác, và ào ạt tiến lên đồi. Nhưng sau đó, khi qua phía bên kia đồi, lực lượng này đã đụng phải hai đơn vị bộ binh dàn quân kéo dài hơn 2 dặm. Lại thêm, từ phía sau là hai đơn vị bộ binh khác đang tiến lên. Quân lính của tướng Gordon bị vây ép vào giữa, tiến không được, lui cũng không xong, không còn lối thoát nào cả.
 
Được tin thất trận của tướng Gordon, tướng Lee triệu tập Ban Tham Mưu để có quyết sau cùng. Trong Ban Tham Mưu có người đề nghị phân tán để giữ lực lượng và chuyển sang đánh du kích, nhưng tướng Lee chọn quyết định đầu hàng. Vị danh tướng của Hoa Kỳ trải qua bao nhiêu chiến thắng nhưng sau cùng đành chấp nhận thua cuộc và xin hẹn gặp nhau.

Nhận được thư chấp nhận đầu hàng của tướng Lee, tướng Grant rất vui mừng, chuẩn bị đón tiếp tướng Lee. Ông ra lệnh nghiêm cấm các sĩ quan và binh sĩ trực thuộc không được tỏ ra bất cứ hành động nào vô lễ với vị tướng tư lệnh bại trận.

Trưa ngày lịch sử 9 tháng 4-1865, tướng Lee và một đại tá tùy tùng cưỡi ngựa vượt qua phòng tuyến đến nơi hẹn ước. Nửa giờ sau, tướng Grant đến. Ông tự tay thảo điều kiện về đầu hàng trao cho tướng Lee, như sau:
 
“ Vũ khí, đại bác và các tài sản công phải được liệt kê, sắp xếp và giao nộp cho một viên sĩ quan do tôi chỉ định. Những vũ khí này sẽ không gồm có vũ khí cá nhân của các sĩ quan, cũng như ngựa và tư trang của họ. Sau khi hoàn tất, mọi sĩ quan và binh sĩ sẽ được phép trở về nguyên quán, và sẽ không bị quấy nhiễu bởi các cơ quan cầm quyền, nếu họ tôn trọng lệnh đầu hàng và tuân theo luật lệ địa phương nơi họ cư ngụ.”

Gương mặt lo lắng của tướng Lee giờ tươi hẳn. Qua cam kết của tướng Grant, ông an tâm khi biết là sĩ quan và binh sĩ dưới quyền của ông sẽ không bị giam giữ như tù binh chiến tranh. Họ cũng sẽ không bị bắt giữ và truy tố về tội phản loạn. Ông đồng ý với các điều kiện đề ra, nhưng trình bày: hiện nay quân đội của ông không còn lương thực và xin cho binh sĩ của ông được giữ lại lừa ngựa, vì lính của ông đem ngựa từ các nông trại của họ đi chiến đấu; không như quân đội miền Bắc, ngựa do chính phủ cung cấp.
 
Nghe vậy, tướng Grant cho biết là không sửa chữa chính thức trên văn bản nhưng tuyên hứa là sẽ cho lệnh để lính miền Nam được phép đem lừa ngựa của mình về nhà mà xây dựng lại nông trại, tạo sinh kế. Ông cũng không ngần ngại hứa hẹn cung cấp 25,000 khẩu phần cho quân đội miền Nam.
 
Thi hành văn kiện đầu hàng đã ký kết, ba ngày sau, binh lính của tướng Lee đi trên con đường hướng về phía Đông rừng Appomattox. Hai bên đường có quân đội của tướng Grant nghiêm chỉnh dàn chào nghênh đón, do tướng Chamberlain, thay mặt tướng Grant, chỉ huy nghi thức tiếp nhận quân đội đầu hàng.

Tướng Gordon, một trong những cận tướng can trường của Đại tướng Lee, thừa lịnh tướng Lee, hướng dẫn toàn quân đến đầu hàng.

Không thông báo trước và ngoài nghi thức sắp đặt, tướng Chamberlain ra lệnh cho quân đội của ông thi hành nghi thức chào kính. Kèn lệnh vang lên, đoàn quân nghiêm chỉnh thi hành, tiếng báng súng đồng loạt vang lên.
 
Phía đối diện, tướng Gordon của quân đội đầu hàng, thúc nhẹ con tuấn mã khụy hai chân trước xuống, người và ngựa cùng cúi đầu, gươm tuốt trần chúc mũi trân trọng chào đáp lễ. Cùng lúc, đoàn quân miền Bắc chuyển qua thế bồng súng chào. Họ chào những “anh hùng bại trận”. Họ bày tỏ sự kính trọng của những người Hoa Kỳ đối với những người Hoa Kỳ.
 
Buổi lễ và các thủ tục đầu hàng kéo dài 7 tiếng đồng hồ. Gần 28,000 người, trao nộp trên 100,000 tấn vũ khí, đạn dược,…
 
Người chiến thắng cùng người chiến bại đều tôn kính lẫn nhau. Người đích thực chiến thắng năm 1865 chính là dân tộc Hoa Kỳ!
 
Chiếc GMC, loại quân đội dùng chở quân lính, dừng lại. Tấm bạt che kín người bên trong xe, mở lên từ phía sau. Ánh mặt trời buổi chiều bất chợt hắt vào những tù nhân bên trong xe, làm bàn tay đưa lên che vội bên trên khuôn mặt hốc hác nhễ nhại mồ hôi, đôi mắt hấp háy tránh né tia sáng chói chang và đột ngột. Hai bộ đội trẻ, rất trẻ, đứng canh chừng bên lối xuống xe, tay ghìm cây AK với lưỡi lê dài nhọn đe dọa.

– Cho xuống xe!
 
Cán bộ “quản giáo” rời buồng lái, tay đeo vòng cái túi vải qua bên trái, cho khỏi che vướng cây súng ngắn K54 đeo lủng lẳng bên hong, ra lệnh. Những người tù lếch thếch nhích dần ra phía sau và mỏi mệt lần lượt xuống xe. Chân rảo bước về phía sau xe, có vẻ chưa vừa lòng, hắn cáu kỉnh hét:

– Khẩn trương lên!
 
– A!
 
Bất chợt có tiếng người kêu lên. Hai cái lon sữa Guigoz cột đeo trên vai anh, rớt xuống, lăn lóc nghe loảng xoảng. Mớ nước uống còn sót trong lon đổ tuôn ra, nhuộm ướt lớp sỏi đất trên sân trại thành màu đỏ sẫm. Tiếng kêu thảng thốt, khe khẻ, nhưng đủ làm những người quanh anh cùng cảm nhận. Các bạn tù còn trên sân khựng lại, nhìn xem. Bàn tay trái của anh cầm chặt nơi cổ tay mặt. Mắt anh kinh ngạc nhìn ngón tay của mình. Lúc xuống xe, chiếc nhẫn trên ngón tay, không may, máng vào đầu cây đinh ốc bị tuôn và nhô ra bên ngoài thanh gỗ dựa lưng của băng ghế. Sức nặng của thân thể và tốc độ nhảy xuống làm vòng kim loại cắt và tuột trọn da thịt trên ngón tay của anh quá nhanh, trong chớp nhoáng. Cảm giác thật sự chưa kịp đến. Cái đau lúc này ít hơn nỗi kinh hoàng khi mắt mình nhìn thấy các lóng xương ngón đeo nhẫn phơi bày ra trần trụi.

Dùng lưỡi lê trên đầu cây AK ghim chọc vào giữa vòng kim loại đang nằm trong nhúm thịt và máu. Đưa chiếc nhẫn máng trên thân lưỡi lê lên xem:

– Báo cáo cán bộ: chiếc nhẫn này của “ngụy”!
 
Thực vậy, không cần phải đọc cho được hàng chữ “Trường Võ Bị Quốc Gia – Việt Nam”, quanh viên ngọc trên mặt nhẫn; hình ảnh con rồng uốn quanh cây kiếm và bản đồ Việt Nam, quá đủ để quân cộng sản nhận ra: đây là dấu hiệu liên hệ với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Bây giờ, máu tuôn trào. Cảm giác đau nơi ngón tay lúc này thật sự là đau buốt. Nhìn gương mặt im lặng chịu đựng, của nạn nhân, viên cán bộ cay cú:

– Cực kỳ ngoan cố! … Cách ly nó!
 
Quay sang những người tù còn đứng gần đó, dợm chân, có ý muốn bước đến giúp đồng đội của mình, hắn gằn giọng:
 
– Cấm mọi quan hệ! Cấm cứu thương!… Không băng bó chi cả!
 
Anh bị giam riêng. Rừng về đêm giá lạnh, ngón tay không thuốc men hay băng bó càng thêm đau đớn. Cái đau đớn tận cùng không chỉ ở vết thương!

Đến trưa hôm sau, người ta đem anh ra xe và chở đi…

Sau khi quân cộng sản chiếm trọn miền Nam tự do. Những người lính miền Nam Việt Nam, những công chức, nhà văn, nhà báo và tất cả những thường dân bị nhà cầm quyền cộng sản kết tội có liên hệ với chế độ Tự do của miền Nam, đều bị tống giam vào các trại tù, dưới tên gọi là “trại cải tạo”. Ngay cả thương binh cũng không thoát khỏi chính sách trả thù hèn hạ, hiểm độc. Họ bị tống đuổi ra khỏi bệnh viện, bất kể tình trạng thương tích trên người, với vải băng bê bết máu kéo lê trên mặt đất dơ bẩn.

Năm 1975, Trung tá Vũ văn Sâm, phục vụ tại Trường Sĩ quan Bộ binh Long Thành. Ông bị cộng sản giam giữ tại Long Giao, rồi chuyển đến trại tù Tân Hiệp (Biên Hòa). Ở đây, nhạc sĩ Thục Vũ có sáng tác nhạc phẩm “Suối Máu” với 8 câu thơ cảm đề của chính mình:

“Em ở Sài Gòn anh ở đây
Đồi pha cát trắng kẽm gai đầy
Ngẫn ngơ dăm chuyến tàu xuôi ngược
Để nhớ nhung về che khuất mây
Tôi vẫn thường đêm thương nhớ con
Thương em tình nghĩa vẫn vuông tròn
Thương mình ray rứt từng đêm trắng
Thương bạn anh trong chuyện mất còn”

Cũng vì lời nhạc thương nhớ bày tỏ tình cảm của mình, người viết nhạc bị quân cộng sản đày đọa lên trại tù Sơn La, ở chốn rừng thiêng nước độc. Tại đây, Thục Vũ sáng tác thêm nhạc phẩm “Anh Ở Đây”; chỉ một thời gian ngắn bị giam giữ và gục chết cũng tại nơi đây, vào ngày 15/11/1976. Tấm mộ bia đơn sơ với đôi hàng nguệch ngoạc “Vũ Văn Sâm, 1932”, được bạn bè ghi lại, cắm làm dấu xác người tù bạc phận đã phải nằm lại tại trại tù Sơn La.

Người tù Sơn La Nguyễn Quang Tuyến, cũng là nhà văn Văn Quang.
 
Nhà văn Văn Quang được biết đến qua rất nhiều tác phẩm văn chương. Bốn tác phẩm được làm thành phim. Chân Trời Tím là phim có rất nhiều người biết đến, cùng các ca khúc như Nửa Hồn Thương Đau, Chân Trời Tím.

Sau năm 1975 ông bị bắt giam hơn 12 năm tù.

Trong bài “Mừng Cho Người Chết Trong Nhà Tù “Cải Tạo”, nhà văn Văn Quang có viết về cái chết của bạn tù Vũ Văn Sâm, tức nhạc sĩ Thục Vũ:

“Anh Tô Kiều Ngân không ở cùng trại tù với tôi, anh đi “lao động” bị ngã gãy tay, phải đưa về trạm xá gần trại giam tôi ở từ năm 1976 khi được đưa ra Sơn La “học tập”. Dịp đó, nhạc sĩ Thục Vũ, tên thật là Vũ Văn Sâm, ở cùng đội với tôi, anh bị đau gan đến vàng mắt. Khi bệnh tình quá nặng, Thục Vũ được đưa sang bệnh xá. Nói là bệnh xá, chứ ở đây cũng chẳng có thuốc men gì chữa chạy cho bệnh nhân. Thậm chí mỗi lần lên khám bệnh xong, anh y tá bôi cho tí dầu cù là vào tay rồi bảo về uống đi hoặc nằm ngửa cổ ra để “cán bộ y tế” nhỏ cho vài giọt nước củ tỏi vào mũi. Thế là xong. Bệnh nhân nặng chỉ còn việc nằm chờ chết. Thục Vũ cũng ở trong trường hợp ấy.

Một buổi sáng sớm, …

Tôi nhận ra ông Phan Lạc Phúc, khoác chiếc áo trây di cũng tả tơi “đồng bộ” với cái quần rách. Nước mắt ông Phúc chảy rất chậm trên mặt, ông nghẹn ngào cất tiếng:

– Thằng Sâm chết ở bệnh xá đêm qua rồi.

Tôi lặng người, bởi mới hôm qua, tôi lẻn sang bệnh xá thăm, Thục Vũ đưa cho tôi hai gói thuốc lào nhỏ, anh nói: “Tôi mệt không hút thuốc được nữa”. Ngồi nói chuyện vài phút, anh Tô Kiều Ngân ở trạm xá này cũng đến ngồi chơi. Tôi thấy Thục Vũ vẫn còn khỏe, vậy mà đêm qua đã ra đi.

Sau đó, anh Tô Kiều Ngân nói với tôi lời an ủi đúng nhất, ngắn nhất và cũng bi thảm nhất: “Mừng cho nó, từ nay nó không còn biết đói rét và không ai hành hạ được nó nữa”.

Đám tang Thục Vũ, hình ảnh bi thảm nhất trong cuộc đời chúng tôi.

Vào buổi chiều năm 1977, khi đồi núi Sơn La bắt đầu chạng vạng, bất chợt nhìn sang lối ra từ bệnh xá một khung cảnh hết sức đau lòng. Trên con đường đá cũ nhỏ, vòng theo sườn núi cao vút chập chùng, cách vườn rau là cái ao, đám tang bắt đầu di chuyển chậm chạp. Hai cai tù vác súng AK đi đầu, theo sau là một anh tù cầm vài nén nhang, đến 4 anh tù khiêng cỗ quan tài mộc, sau cùng lại là 2 cai tù vác súng AK. Suốt con đường dài âm u đó, chỉ có đám người ấy lặng lẽ chuyển động như những bóng ma.

Ở vùng đồi núi bóng tối đổ xuống rất nhanh, mang theo sương mù mỏng dăng ngang triền dốc dựng đứng như những bức tường đá của nhà giam thiên nhiên, chẳng cách nào thoát ra được. Chúng tôi biết chắc đó là đám ma Vũ Văn Sâm tức nhạc sĩ Thục Vũ. Tất cả hơn ba chục tù nhân trong đội đứng ngẩn ra, dán mắt nhìn theo cái đám ma thê thảm ấy. Ông Phan Lạc Phúc, đến bên tôi, không nói lời nào, quay mặt đi giấu nước mắt. Nhìn sang phía bên trạm xá, Tô Kiều Ngân và mấy anh bác sĩ trẻ cũng là tù, đứng sau hàng rào kẽm gai cũng ngơ ngẩn. Ngân vẫy tay cho tôi và anh Phan Lạc Phúc chẳng biết để làm gì. Là một sự cảm thông tận cùng hay nói lời từ biệt.

Mấy tay coi tù cũng đứng lặng, nhìn chúng tôi và họ hiểu rằng lúc đó dù bắt chúng tôi thu dụng cụ về trại cũng chẳng ai chịu về, dù có bị bắn tại chỗ. Tất cả đứng như tượng gỗ dõi theo đám tang đi trong buổi hoàng hôn lạnh ngắt, dần khuất vào cuối con đường cong phía chân núi. Sương mù bắt đầu tỏa xuống…
 
Hình ảnh cái đám ma Thục Vũ còn in đậm trong tâm khảm chúng tôi cho đến bây giờ. Tôi chắc anh Tô Kiều Ngân, đến cuối đời cũng chưa quên được hình ảnh này. Nó trở thành những kỷ niệm rất riêng nhưng cũng lại rất chung của những ai đã từng sống dở chết dở qua những cái được gọi là “trại cải tạo”.

“Ôi đời ta, ngờ đâu trăm đắng nghìn cay
Khúc sắn bát ngô vơi đầy
Sầu nuôi thân xác hao gầy
Bao ngày qua đợi chờ tin vui chẳng thấy
Hận thù yêu thương còn đấy
Vui đành như cánh chim bay” *

Cho đến nay, cứ đến ngày 30 tháng 4, đảng cộng sản lại thản nhiên tưng bừng ăn mừng ngày chiếm miền Nam tự do và gọi là Đại thắng mùa Xuân.

Hơn 40 năm qua, đã có hàng trăm hồi ký, truyện ngắn, truyện dài viết về trại tù “cải tạo” của cộng sản. Biết bao câu chuyện thương tâm đã được ghi lại trong Thân Phận Người Lính Gãy Súng, Xử Tử Tù Cải Tạo, Nữ tù nhân “cải tạo” ở Z30D, Những Người Tù Cuối Cùng, Núi Lạnh, Cuối Tầng Địa Ngục, Trại Tập Trung, Trại Kiên Giam,… và hãy còn biết bao câu chuyện không thể nào được kể lại trọn vẹn, hay chưa bao giờ được biết đến; vì người tù đã vùi thân xác đâu đó trong rừng hoang khi vượt trốn trại, hay trong các bãi chôn tù, như nghĩa trang Đồi Bà Then trên Cổng Trời. Hoàn cảnh khắc nghiệt tại trại giam Cổng Trời khiến tù nhân chết do bệnh tật, thiếu ăn, biệt giam hay lạnh giá hầu như xảy ra hàng ngày. Đồi Bà Then là cái tên mà người nào ở Cổng Trời đều biết. Nó là một mảnh đất nhỏ được dành làm nghĩa trang mà cán bộ trại giam luôn lấy làm biểu tượng để cảnh cáo những người tù cứng đầu nhất. Biết rằng: không ai thoát khỏi cái chết trong cõi đời này, nhưng người tù “cải tạo” phải chứng kiến và chấp nhận cái chết đến với mình. Chỉ riêng trại giam có tên là Trại Cổng Trời đã có quá nhiều hồi ký ghi nhắc đến.

Thảm cảnh đày đọa và chết chóc trong trại tù cộng sản đã được biết bao nhân chứng viết kể lại. Nhưng ngôn từ không thể nào diển tả trọn vẹn được nỗi đau đớn của họ cùng thân quyến. Nỗi đau của những vết thương nhục hình này không bao giờ lành được theo thời gian, sẽ còn đó mãi mãi cùng xương cốt của những người tù vẫn còn nằm lại trong các mồ hoang.

Anh ở đây!
Anh vẫn còn ở đây!
Chiều Suối Máu, chiều Sơn La,….
Chiều Việt Nam mưa vẫn rơi, mưa rơi nhòa nước mắt!
 
 
 

Nghĩ Nhân Ngày Đầu Năm Học Mới - Tác giả Cao Thoại Châu



Năm học mới đã sang ngày thứ ba và sau 03 ngày đưa đón hai đứa cháu tiểu học, không thể không có những suy nghĩ về một nơi nói thật là hy vọng đặt vào đấy càng ngày càng mong manh mà lẽ ra nó phải là nơi hội tụ nhiều hy vọng nhất trong xã hội của hàng triệu gia đình.

 Hồi đi học, tôi có may mắn rất lớn được là học trò của các vị Thầy Doãn Quốc Sĩ, Vũ Khắc Khoan, Nguyên Sa…đều là những nhà văn nổi tiếng và kiến thức uyên bác.

Hôm nay nghĩ về Thầy Sĩ, giáo sư môn Quốc văn. Giản dị trong trang phục, giọng nói sang sảng, kiến thức uyên bác, Thầy rất có sức thuyết phục trong lời giảng và tác phong chân thật không đóng kịch. Nếu tôi nhớ không lầm thì lúc dạy tôi Thầy đã xuất bản tiểu thuyết “Dòng sông định mệnh” được đón nhận trân trọng, chưa kể những truyện ngắn của thầy rải rác trên các báo. Ít năm sau, khi nối gót Thầy trong nghề dạy học tôi cứ mơ ước và cố gắng trở thành một giáo sư mang nhiều “chất Doãn Quốc Sĩ”!
Cho đến một lần qua phà Vàm Cống về nhiệm sở ở Châu Đốc, tôi gặp lại Thầy mình trên phà về nhiệm sở Hà Tiên! Suy nghĩ của tôi giây phút ấy là: Tại sao người ta “dám” đưa một vị giáo sư tài ba nổi tiếng như vậy về một nơi xa xôi như thế? Thì ra, giáo dục thời ấy có sự CÔNG BẰNG, KHÔNG THIÊN VỊ VỚI BẤT CỨ AI. Là nhà văn Thầy được đời tôn vinh, là nhà giáo Thầy chịu sự điều động của ngành, thật minh bạch! Nếu là bây giờ, hẳn nhiên Thầy đã không phải đi dạy xa như thế! Công bằng là cái thiện!

Nền Giáo dục hiện nay thiếu nhiều thứ, trong đó có công bằng! Tuyển sinh đầu vào sư phạm tai tiếng về chất lượng quá thấp thì làm sao có được đội ngũ Thấy cô giáo tài năng đủ đứng lớp? Đã có hệ thống trường chuyên ngành sư phạm nhưng thật không công bằng khi lại còn có khoa sư phạm ở các trường ngoài ngành! Bất công này làm cho số giáo viên ra trường vừa lạm phát và vừa yếu kém! Nhưng tại sao cứ khập khiễng như vậy? Tôi nghĩ, tuyển vào nhiều, cung vượt cầu là có mục đích tạo nguồn thu nuôi đội ngũ nhân viên tại các trường ấy! Bắt trò “nuôi” thầy để khi ra trường thành cử nhân thất nghiệp, đó là bất công mang tính xấu hổ!
Là người từng ở trong ngành trên 30 năm, tôi thấy rõ một bất công khác : kiểu đào tạo chuyên tu, tại chức! Mỗi năm học 2 tháng và sau 4 năm thì…cử nhân trong khi sinh viên sư phạm phải học 48 tháng tức gần 5 năm! Gần đây nhấ, ở trường đại học nọ có chuyện cấp văn bàng kiểu như mua bán! Xã hội phải trả lương cho cử nhân rỗng tuếch để dạy con cái họ, đó là đại bất công!

Còn nhiều bất công khác trong ngành GD nữa mà đ0áng coi là một cái tội, là vụ gian lận động trời trong kỳ thi TNPT vừa qua ,nó tác động bất lợi trực tiếp đến nhiều uy tín của ngành được coi trọng là Thầy và lòng tin của thế hệ, nhưng sáng nay chỉ nói có vậy.

Công bằng là điều thiện!.