khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2018

KHÓC ÒA, VIỆT NAM ƠI! - Tác giả Mạnh Kim




Như mọi lần, báo chí lại “vỡ òa” với chiến thắng bóng đá và người dân cũng “vỡ òa cảm xúc” với màn “đi bão” náo loạn đường phố. “Vỡ òa” cứ “òa” ra như một quán tính – một quán tính ở tầm… quốc gia. “Tự hào quá, Việt Nam ơi!” - niềm vui bóng đá đã được “đồng hóa” với tinh thần dân tộc. Dĩ nhiên chiến thắng bóng đá gần như luôn gắn liền với tinh thần dân tộc (như có thể thấy ở các giải đấu quốc tế) nhưng sức mạnh dân tộc chẳng bao giờ đi cùng với sức mạnh bóng đá…

Sau khoảnh khắc “niềm vui vỡ òa”, Việt Nam tiếp tục “khóc òa” với khủng hoảng môi trường, khủng hoảng giáo dục, khủng hoảng y tế, khủng hoảng ngân sách…, chưa kể khủng hoảng nhân quyền và thậm chí khủng hoảng chính trị. Mọi thứ diễn ra sờ sờ nhưng chưa bao giờ có thể mang đến một cuộc “khủng hoảng nhận thức” đủ mạnh như một dấu chỉ tích cực để dẫn đến thay đổi. Đất nước vẫn triền miên rơi tự do vào hố sâu đổ nát. Trên bờ vực hố thẳm, người ta nhảy múa vỡ òa khi có cơ hội dù niềm vui chưa bao giờ đích thực là niềm tự hào đủ mạnh để lấn át những hỗn độn đang nhấn chìm tương lai và che khuất những lôi thôi đang làm nhục quốc thể. Sau một đêm “đi bão”, rồi lại đưa con đi học trên con đường nếu không ngập nước thì cũng ngập bụi; sau cảm xúc “vỡ òa”, rồi lại dùng thức ăn nhiễm độc, lại bị chặn đường mãi lộ, lại bị cô giáo tát con sưng mặt, lại bị uống thuốc giả, lại bị ăn hối lộ khi ra cửa công quyền, lại bị siêu thị các nước khu vực dò xét túi xách vì nghi trộm cắp, lại bị công an ném dùi cui ngã sấp mặt, thậm chí bị cướp mất đất mất nhà… Thực tế là như thế. Có rất ít niềm vui nhưng nhiều nước mắt trên đất nước này. Vỡ òa trong khoảnh khắc. Khóc òa thì bất tận.

Chẳng có gì đáng nói khi thể hiện niềm vui bóng đá. Không có niềm vui tập thể nào mang lại cảm giác sung sướng tột cùng cho bằng niềm vui chiến thắng thể thao. Nhưng khi niềm tự hào của một dân tộc chỉ còn dựa vào các cặp chân cầu thủ, hơn là bàn tay và trí não của giới trí thức, thì đất nước đó chẳng “chạy” đi đâu xa được, ngoài phạm vi cái “sân nhà” nhỏ hẹp. Nhìn quanh, không quốc gia nào trong khu vực chỉ chạy quanh chạy quẩn như đất nước này. Một đội bóng mạnh chưa bao giờ đồng nghĩa với một quốc gia hùng cường. Để có tên trên bản đồ bóng đá chưa bao giờ khó ngang bằng việc xây dựng và phát triển quốc gia. Đất nước này đang cần một đội ngũ nhân tài kiến thiết hơn là một đội tuyển có bàn chân vàng. Việt Nam đang cần một đội ngũ lãnh đạo có viễn kiến và biết cách làm cho dân tộc vẻ vang hơn là ngồi trên khán đài “vỡ òa” đến mức thè cả lưỡi.

Làm sao có thể “tự hào quá Việt Nam ơi” khi mà “đội” Thái Lan đang trở thành một trong những nước hàng đầu khu vực về “nông nghiệp chính xác” (sử dụng các thiết bị thông minh để canh nông chính xác, từ bón phân chính xác đến tưới cây chính xác). Làm thế nào có thể “tự hào quá Việt Nam ơi” khi mà Malaysia đang trở thành quốc gia có nền công nghiệp hàng không nhất nhì Đông Nam Á. Làm thế nào Việt Nam có thể tự hào trước một Philippines đang tăng thứ hạng về môi trường đầu tư, công nghệ thông tin và đặc biệt giáo dục (theo báo cáo 2018 của Đại học Cornell phối hợp cùng World Intellectual Property Organization - WIPO). Hãy biết ganh tỵ, tự ái và xấu hổ để tranh tài vươn lên. Hãy tự hào nếu có những tên tuổi khoa học gia tạo ra những nghiên cứu chấn động. Hãy tạo ra một nền giáo dục sinh ra nhân tài. Hãy kiến thiết những giá trị phát triển bền vững hơn là thỏa mãn khoảnh khắc ngắn ngủi trước những cú sút trong cầu trường.

Thế giới đang thay đổi kinh khủng. Từng ngày từng giờ, báo chí thế giới tràn ngập tin tức những thay đổi tích cực. Năng lượng chuyển hóa cho phát triển tuôn ra không ngừng. Thế giới đang lột xác. Tiến trình này chưa bao giờ ngưng. Năm 1999, Bill Gates viết quyển sách mang tựa Business @ the speed of thought. Tốc độ tư duy ở đây là tốc độ của một cái nhấp chuột. Nó đòi hỏi phải tư duy liên tục và phải nắm bắt cơ hội với tốc độ một cái nhấp chuột. Tốc độ tư duy ở đây là tốc độ của cú sút tung lưới đối phương - những đối thủ bên ngoài sân cỏ. Đừng để chết tức tưởi trên chấm phạt đền. Đừng để đến mức phải “khóc òa” khi phải “truy điệu” cho cái chết của chính quốc gia mình. Ngoài kia, bên ngoài sân bóng, có những cuộc thi đấu ác liệt không ngừng nghỉ và không bao giờ nhường chỗ cho sự lạc hậu và cũ mòn trong tư duy cùng những “niềm vui vỡ òa” tan nhanh hơn cả bọt xà phòng. Ngoài kia, còn có những niềm tự hào dân tộc của những quốc gia khác đáng để nhìn mà ganh tỵ thèm thuồng.



Trương Vĩnh Ký, Hồn Xưa, Nhà Cũ







Phở Cali - Tác giả Huỳnh Ngọc Chênh







Nghĩ ngọng - Tác giả Giáp văn Dương




Cách đây hai năm, tôi bỗng đọc được tin Hà Nội đang chật vật với việc nói ngọng của giáo viên. Dù đã triển khai cả chương trình đào tạo, nhưng kết quả không như mong đợi.
 
Lúc đó, tôi đang triển khai chương trình đào tạo chuyển hóa cho doanh nghiệp, và chợt nghĩ, tại sao không thử áp dụng phương pháp đào tạo này vào việc sửa ngọng cho giáo viên? Người làm công việc khác, nói ngọng thì cũng không ảnh hưởng nhiều lắm, nhưng giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non và tiểu học, thì nói ngọng sẽ phản cảm và gây ảnh hưởng đến thế hệ kế tiếp.
 
Về mặt lý thuyết và với kinh nghiệm đào tạo của mình, tôi tin việc này sẽ có kết quả. Là vì tôi biết, việc nói ngọng không chỉ đơn thuần là lỗi phát âm. Ngọng thực chất là từ trong suy nghĩ ngọng ra. Đây chính là lý do vì sao người nói ngọng, hay phát âm không chuẩn, thường không nhận ra; hoặc nhận ra thì cũng rất khó sửa nếu không có hỗ trợ đúng để người học thay đổi tâm thức của mình trước, rồi sau đó mới thay đổi cách phát âm và khẩu hình.
 
Vậy là khóa học "Sửa tật nói ngọng" dành cho giáo viên ra đời. Kết quả phải nói là khá tốt. Sau 2-3 buổi học, khoảng 90% học viên sửa được, tương ứng việc phát âm không chuẩn giảm trên 80%. Việc đánh giá do cả lớp biểu quyết xác nhận, cùng với đánh giá của giảng viên. Khoảng 10% số học viên còn lại, vì những lý do đặc biệt nào đó, như cấu tạo sinh học của cơ quan phát âm khác thường, hoặc học viên không quyết tâm để sửa, đã không thành công như bạn đồng học khác.
 
Tôi hoàn toàn có thể triển khai chương trình rộng hơn. Tuy nhiên, tôi đã dừng việc này sau ba khóa đào tạo. Vì việc thử nghiệm về phương pháp đã xong và tôi muốn dành thời gian cho các dự án đào tạo khác.
 
Cho đến nay, việc bị coi là ngọng, và cần phải sửa nhiều nhất vẫn nằm ở sự nhầm lẫn giữa n và l. Lý do là cách nói này gây phản cảm, và việc nhầm lẫn khi nói rất dễ gây sang nhầm lẫn khi viết, làm sai ngữ nghĩa và chính tả. Câu chuyện sửa tật nói ngọng của giáo viên Hà Nội trong 10 năm qua chủ yếu cũng tập trung ở việc sửa hai âm l, n này.
 
Nói ngọng, nếu không phải là do bẩm sinh, thì có nguồn gốc chủ yếu là do phương ngữ địa phương chứ không phải lỗi của người nói ngọng. Như một câu đùa dân gian, "cả làng nói ngọng chứ mình gì tôi". Chưa kể, thế nào là ngọng, thế nào là phương ngữ vùng miền, và có thực sự cần thiết phải sửa hay không, cũng là quan điểm đang gây nhiều tranh cãi.
 
Ở miền bắc, nhiều tỉnh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Nam Định, Hải Phòng... đều có hiện tượng nhầm lẫn l và n khi phát âm chứ không riêng Hà Tây. Vì thế, nếu không sáp nhập Hà Tây với Hà Nội, hay người "nói ngọng" đến sinh sống, làm việc ở nơi khác ngoài địa phương mình thì có lẽ không ai nghĩ đến chuyện sửa lỗi phát âm.
 
Nay, chuyện nói ngọng lại thành chủ đề của giáo dục khi Hà Nội tổng kết chương trình sửa nói ngọng cho giáo viên 10 năm mà vẫn chưa có kết quả như mong đợi. Câu hỏi đặt ra, là tiếp tục chương trình này hay không, và nếu tiếp tục, thì nên làm như thế nào?
 
Với kinh nghiệm cá nhân, tôi cho rằng việc sửa lỗi phát âm cho giáo viên là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc sửa lỗi phát âm nói chung và hai âm l, n nói riêng, nếu chỉ tập trung vào phát âm và khẩu hình là rất khó. Lỗi phát âm là từ trong tâm thức lỗi ra. Mà tâm thức này chính là chúng ta, hình thành và bồi đắp dần từ lúc ta mới sinh ra, nay trở thành một phần tự nhiên của chính chúng ta. Sửa tâm thức và rộng hơn là thay đổi tâm thức của một người, dù chỉ một vài chi tiết nhỏ, quả thực không dễ chút nào. Phải có phương pháp đặc biệt thì mới có thể xử lý được.
 
Hiện chưa biết Hà Nội sẽ xử lý vấn đề này thế nào, cũng chưa có nhà sư phạm nào xử lý vấn đề rốt ráo. Trường sư phạm cũng chưa giúp được gì nhiều, nên câu chuyện vẫn dở dang ở đó. Nếu không có sự đột phá về phương pháp thì tổng kết 10 năm nữa, câu chuyện sửa lỗi phát âm dự đoán sẽ vẫn có kết quả như hiện giờ, bởi thực tế, có rất nhiều người sửa ba chục năm mà vẫn không có kết quả.
Nhưng tôi muốn nói thêm một câu chuyện khác mà tôi nghĩ là khẩn thiết hơn. Đó là chuyện "nghĩ ngọng". Nghĩ ngọng là một cách nói ví von về sự lệch lạc trong cách nghĩ, cách xử lý các vấn đề, không chỉ của giáo dục mà còn của tất cả bộ ngành, thể hiện trong các văn bản pháp quy và chính sách được ban hành. Và nó cũng hình thành từ tâm thức cộng đồng.
 
Sự lệch lạc này thể hiện hiện hàng ngày trên các giấy phép con, thông tư, nghị định, dự thảo văn bản luật... mà dân chúng vẫn kêu giời "hành là chính"; hoặc mỗi lần lấy ý kiến thì nhân dân lại tá hỏa vì sao lại thế, để rồi cơ quan soạn thảo lại giải thích rằng đó là do quy trình, hoặc "lỗi đánh máy".
 
Sở dĩ những người "nghĩ ngọng" không nhận ra mình đang "nghĩ ngọng" để sửa là vì xung quanh ai cũng nghĩ như vậy cả. Dùng khái niệm "ngọng" để ví von là bởi hiện tượng ở đây rất giống với những gì đang diễn ra trong cộng đồng phương ngữ. Nghĩ ngọng là cả cơ quan cùng ngọng, cả nước cùng nghĩ ngọng chứ riêng gì mình, nên không nhận ra. Nhưng dù không nhận ra thì "nghĩ ngọng" vẫn là một hiện tượng có thật và phổ biến.
 
Vài năm nay, hàng nghìn giấy phép con được cắt giảm ở khắp các bộ ngành. Câu hỏi đặt ra: ai chịu trách nhiệm cho việc chúng ra đời từ đầu, và sự tồn tại của chúng đã gây ra những hệ lụy gì rồi?
Tôi lo ngại chuyện nghĩ ngọng hơn nói ngọng, là vì nói ngọng suy cho cùng chỉ là câu chuyện cá nhân. Một người nói ngọng vẫn có thể có cuộc sống hạnh phúc như thường. Nhưng nếu nghĩ ngọng, đặc biệt là ở những người chịu trách nhiệm soạn thảo pháp luật và ban hành chính sách, thì câu chuyện không còn là của cá nhân, mà là thảm họa chung, là lực cản phát triển của xã hội. 
 
Vậy nên, song song với việc sửa lỗi phát âm, nôm na gọi là sửa tật nói ngọng cho giáo viên, còn phải nghĩ đến việc sửa tật "nghĩ ngọng" không chỉ trong lĩnh vực giáo dục mà trong mọi lĩnh vực khác, đặc biệt trong việc ban hành chính sách và pháp luật.
 
 
 

Khách Tàu Cộng ở Đà Nẵng







Trọng nên nói gì với Trump khi gặp nhau tại Mỹ - Tác giả Ts Phạm Đỗ Chí







Lịch Sử Quốc Ngữ - Tác giả Trần Gia Phụng







Nước Mỹ – Một siêu cường duy nhất trong thế kỷ 21- Tác giả Trọng Đạt







Văn Hóa Trung Công là gì?(Phần 4)







Văn Hóa Trung Công là gì? (Phần 3)







Văn Hóa Trung Công là gì? (Phần 2)







Văn Hóa Trung Công là gì? (Phần 1)







Nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký bị cộng sản lãng quên







Anh Hùng bị hành hung khi phản đối BOT An Sương, phải cấp cứu ở Bệnh Viện Chợ Rẫy







Cử tri Thủ Thiêm “yêu cầu xử lý hình sự Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang”







VN Tuần Qua, 8/12/2018







Á Châu Ngày Nay, 9/12/2018







Nghĩ về ngày nhân quyền thế giới 2018







Tìm hiểu văn hóa thưởng thức cà phê







Dưa Leo và hài độc thoại ở VN







'Những cái tát' vào nền giáo dục Việt Nam







Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, gần cuối đời sống trong nghĩa trang







Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018

Rượu trong văn hóa Việt Nam







Lm Nguyễn văn Vinh - Tác giả Song Thao




Linh mục Nguyễn văn Vinh


Năm 1947, linh mục Nguyễn văn Vinh hồi hương sau 17 năm xa quê và được Giám Mục Francois Chaize, tên Việt là Thịnh, bổ nhiệm làm Chánh Xứ nhà thờ Lớn Hà Nội. Cha Vinh là một linh mục yêu nước và cứng rắn. Năm 1951, Trung Úy Bernard, con trai của tướng De Lattre de Tassigny, Tư Lệnh quân Đội Pháp tại Việt Nam, tử trận trên chiến trường Việt Nam. Lễ an táng được tổ chức ở nhà thờ Lớn Hà Nội. Tướng De Lattre đòi ngồi trên cung thánh và bắt chuyển ghế của Thủ Tướng Trần văn Hữu xuống phía dưới lòng nhà thờ. Vì lòng tự trọng dân tộc và danh dự quốc gia, linh mục Nguyễn văn Vinh không nhượng bộ. Hai bên tranh cãi rất gay gắt. Chỉ tới khi Thủ Tướng Trần văn Hữu tự nguyện rút lui, sự việc mới xong. Bữa sau, tướng De Lattre vời cha Vinh tới dinh của ông ta, tức giận đập bàn đe dọa, cha Vinh không chịu kém, cũng đập bàn to tiếng lại. Giám mục Trịnh Như Khuê chịu áp lực phải cất chức chánh xứ của linh mục Vinh, thuyên chuyển ông qua giảng dậy Anh văn, Pháp văn, Triết và Nhạc tại Tiểu Chủng Viện Pio XII, đồng thời dạy Việt Văn và Triết Học tại trường Chu văn An Hà Nội.

Tính cương quyết của cha Vinh được lập lại lần nữa sau năm 1954, khi cộng sản thống trị miền Bắc. Nhà cầm quyền mới chỉ thị trường Dũng Lạc phải treo hình Hồ Chí Minh thay cho thánh giá trong các lớp học của trường, cha Vinh cương quyết không thi hành. Vì vậy trường bị đóng cửa vào năm 1957. Trước sau trường chỉ có hai Hiệu Trưởng là cha Mai và cha Vinh!

Nhà cầm quyền sau đó không tìm ra được người dạy tiếng La tinh cho trường Đại Học Y Khoa Hà Nội nên đề nghị Đức Cha Khuê cử linh mục Vinh qua dậy. Trong một lần Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai tới viếng thăm trường, ông thấy trong ban giảng huấn có chiếc áo chùng thâm, nói kháy: “Đến giờ này mà còn có linh mục dậy ở Đại Học quốc gia sao?”. Linh mục Vinh nghỉ dậy sau đó.

Năm 1957, vào dịp lễ Giáng Sinh, nhà cầm quyền Hà Nội muốn tỏ cho dân chúng trong nước và thế giới thấy là đạo công giáo vẫn được tự do hành đạo, họ tự động cho người tới treo dây, kết đèn quanh nhà thờ Lớn. Sau đó họ đòi nhà thờ một khoản tiền lớn gồm tiền công và vật liệu. Hành động ngang nhiên của họ khiến giáo dân bất bình. Năm sau, 1958, họ tái diễn mửng làm tiền đó. Hai linh mục Trịnh văn Căn và Nguyễn văn Vinh phản ứng dữ dội. Họ cho kéo chuông nhà thờ để báo động cho giáo dân. Giáo dân ùn ùn kéo tới. Linh mục Vinh leo lên chiếc thang cao, bắt chéo tay thành hình chiếc còng, lớn tiếng la: “Tự do thế này này!”. Sau đó, họ đưa hai linh mục quả cảm ra tòa với tội danh “vô cớ tập họp quần chúng trái phép, phá rối trị an, cố tình vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chia rẽ trong nhân dân”. Tòa kết án linh mục căn 12 tháng tù treo, linh mục Vinh 18 tháng tù giam.

Án là 18 tháng nhưng cuộc đời tù tội của linh mục Vinh kéo dài lê thê. Ông bị giam tại Hỏa Lò và lần lượt di chuyển qua các trại giam Chợ Ngọc rồi Yên Bái. Khi mới tới trại Yên Bái, linh mục Vinh còn được ở chung với các tù nhân khác. Nhiều người đến xin và được ông giải tội. Vì vậy ông bị kỷ luật phải biệt giam, bị cùm chân trong xà lim tối thui. Mấy tháng sau, ông được ra sống chung lại với các tù nhân khác. Ông lại làm phép giải tội. Cán bộ trại tức bực hỏi: “Tại sao đã bị cùm, bị kỷ luật, được ra, anh lại tiếp tục phạm nội quy?”. Cha đáp: “Cấm là việc của các ông, giải tội là việc của tôi, còn sống ngày nào, tôi phải làm bổn phận của mình!”. Cha đã làm quá bổn phận của mình khi sống với anh em bạn tù. Một lần, nhận được gói quà gồm lương khô và vài đồ dùng cá nhân, do cha Nguyễn Tùng Cương, quản lý nhà chung Hà Nội, gửi vào, cha mang ra chia hết cho mọi người không phân biệt lương giáo. Bạn tù rất quý mến cha. Họ gọi cha bằng bố! Có lần một bạn tù bị đánh, cha lên tiếng bênh vực, liền bị cán bộ xông tới giơ tay đánh. Cha đưa tay lên gạt, lập tức anh chàng cán bội ngã khuỵu xuống. Vậy là cả trại đồn cha có võ!

Sau đó, cha bị đầy đi trại Cổng Trời, ngôi trại tàn khốc nhất trong các trại tù của cộng sản. Một chánh giám thị trại tên Nguyễn Quang Sáng đã dằn mặt tù: “Hôm nay, tôi, Nguyễn quang Sáng, chánh giám thị mới của trại, thông báo để các anh rõ: Trại Cổng Trời, công trường 25A Hanoi này là một trại đặc biệt. Trại đã sàng lọc cẩn thận lũ các anh, bọn đầu trâu trán khỉ, bọn phản động chống phá cách mạng một cách điên cuồng. Ở các trại dưới các anh không chịu cải tạo, lại còn ra sức truyền đạo và kích động người khác. Chúng tôi đây, chúng tôi cũng được chọn lọc, những phần tử ưu tú nhất, dầy dạn nhất, kinh nghiệm nhất để lên đây trừng trị, trấn áp lũ các anh. Tôi thay mặt ban giám thị báo cho các anh biết: Ban Giám Thị trai trực tiếp được Bộ chính trị và Ủy ban thường vụ quốc hội trao cho quyền hành đặc biệt là trừng trị thẳng tay những kẻ nào còn dám chống lại đảng và nhà nước”.

Một bữa, một cán bộ cao cấp ở Hà Nội tới gặp tù nhân Vinh dụ dỗ: “Đảng và chính phủ muốn anh được tha về, nhưng với điều kiện phải cộng tác với linh mục Nguyễn Thế Vịnh. Nếu anh đồng ý, anh có thể về Hà Nội ngay bây giờ với tôi”. Linh mục Nguyễn Thế Vịnh lúc đó là Chủ Tịch Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo, một tổ chức của nhà nước. Linh mục Vinh khẳng khái trả lời: “Ông Vịnh có đường lối của ông Vịnh, tôi có đường lối của tôi!”. Vậy là mút mùa lệ thủy.

Bạn tù với cha Vinh là Tuân Nguyễn nhớ lại những ngày cùng bị giam cầm với linh mục Vinh. Ông kể lại với nhà thơ Phùng Quán: thời gian trong tù, linh mục Vinh được hầu như tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ sừng sỏ nhất, quý mến. Ông được giao nhiệm vụ khâm liệm những tù nhân chết. Ông là con người nhân ái, trí thức.

Con người nhân ái đó được các tù nhân trong trại Cổng Trời đặt cho hỗn danh là “thằng khùng”! Trong bài viết “Cái Thanh Ngang Trên Cây Thập Tự Đóng Đinh Chúa”, nhà thơ Phùng Quán kể lại lời của Tuân Nguyễn. “Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thẳng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương. Trên người, tứ thời một mớ giẻ rách thay cho quần áo. Lúc đầu mình cứ tưởng anh ta bị câm vì suốt ngày ít khi thấy anh ta mở miệng dù là chỉ để nhếch mép cười. Thật ra anh ta chỉ là người quá ít lời. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo lẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bất cứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặc biệt chú ý, cứ muốn làm quen… Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính”.

Hầu như không ai trong trại biết “thằng khùng” chính là một vị linh mục trí thức đã từng du học bên Pháp. Công việc khâm liệm xác chết là công việc không ai muốn làm, vậy mà “thằng khùng” xung phong nhận làm. Và làm với cả tấm lòng. Phùng Quán viết lại lời của Tuân Nguyễn: “Lúc tắm rửa, kỳ cọ, miệng anh ta cứ mấp máy nói cái gì đó không ai nghe rõ. Anh ta rút trong túi áo một mẩu lược gãy, chải tóc cho người chết, nếu người chết có tóc. Anh ta chọn bộ áo quần lành lặn nhất của người tù, mặc vào rồi nhẹ nhàng nâng xác đặt vào áo quan được đóng bằng gỗ tạp sơ sài. Anh ta cuộn những bộ áo quần khác thành cái gói vuông vắn, đặt làm gối cho người chết. Nếu người tù không có áo xống gì, anh ta đẽo gọt một khúc cây làm gối. Khi đã hoàn tất những việc trên, anh ta quỳ xuống bên áo quan, cúi hôn lên trán người tù chết, và bật khóc. Anh ta khóc đau đớn và thống thiết đến nỗi mọi người đều có cảm giác người nằm trong áo quan là anh em máu mủ ruột thịt của anh ta. Với bất cứ người tù nào anh ta cũng khóc như vậy”.

Ai chứ Tuân Nguyễn thì tôi biết. Anh là một giáo viên của miền Bắc, sau này vào Nam tiếp tục dạy học tại trường Cấp Ba Thanh Đa, tọa lạc trong cư xá Thanh Đa. Thời gian này, tôi cũng dạy học tại đây nên biết khá rõ Tuân Nguyễn. Anh là một người chân chất, thật thà như đếm, được mọi người quý mến. Thường thì các giáo viên trong trường chơi với nhau thành từng nhóm. Nhóm giáo viên Sài Gòn chúng tôi ít khi thân mật với nhóm giáo viên ngoài Bắc vô, nhưng với Tuân Nguyễn thì khác hẳn. Chúng tôi chấp nhận anh vì tự anh chứng tỏ anh là một người ngoài kia vào nhưng không giống người ngoài kia. Anh hầu như chỉ chơi với các giáo viên Sài Gòn, thiếu thân mật với các giáo viên ngoài Bắc vào dạy. Tới khi tin cậy được nhau thì tôi nghỉ dậy để đi định cư tại Canada. Anh thường kể cho tôi nghe những chuyện thâm cung bí sử của giới lãnh đạo miền Bắc. . Anh mất vào năm 1983 vì một tai nạn xe tại Sài Gòn.

Khi chôn kẻ chết, miệng cha Vinh mấp máy cái gì đó, Tuân Nguyễn không hiểu nhưng tôi hiểu. Cha Vinh đã cầu nguyện hoặc làm phép xác cho các bạn tù. Công việc không ai muốn làm, cha Vinh nhận làm vì nhiệm vụ linh mục của cha. “Chôn xác kẻ chết” là một trong 14 điều răn của đạo mà một người công giáo cần thực hành. Không ai hiểu được công việc tông đồ của vị linh mục này. Có lần giám thị thấy cha Vinh khóc thắm thiết khi chôn tù nhân, đã hỏi: “Thằng tù chết ấy là cái gì với mày mà mày khóc như cha chết vậy?”. Cha khúm núm thưa: “Thưa cán bộ, tôi khóc vờ ấy mà. Người chết mà không có tiếng khóc tống tiễn thì vong hồn cứ luẩn quẩn trong trại. Có thể nó tìm cách làm hại cán bộ. Lúc hắn còn sống, cán bộ có thể trừng trị hắn, nhưng đây là vong hồn hắn, cán bộ muốn xích cổ cũng không xích được!”. Phùng Quán kể tiếp lời Tuân Nguyễn: “Thằng khùng nói có lý. Giám thị trại mặc, cho nó muốn khóc bao nhiêu thì khóc. Nhưng mình không tin là anh ta khóc vờ. Lúc khóc, cả gương mặt vàng úa, nhăn nhúm của anh ta chan hòa nước mắt. Cả thân hình gầy guộc của anh ta run rẩy. Mình có cảm giác cả cái mớ giẻ rách khoác trên người anh ta cũng khóc… Trong tiếng khóc và nước mắt của anh ta chan chứa một niềm thương xót khôn tả. Nghe anh ta khóc, cả những trại viên khét tiếng lỳ lợm, chai sạn, “đầu chày, đít thớt, mặt bù loong” cũng phải rơm rớm nước mắt. Chỉ có nỗi đau đớn chân thật mới có khả năng xuyên thẳng vào trái tim người. Mình thường nghĩ ngợi rất nhiều về anh ta. Con người này là ai vậy? Một thằng khùng hay người có mối từ tâm lớn lao của bậc đại hiền?”.

Tuân Nguyễn chỉ biết “thằng khùng” là ai trong một dịp hai người đi chăn trâu của trại. Trời nóng như lửa đốt, bãi sông lại chỉ có độc nhất một cây mủng èo uột, hai người phải ngồi sát vào nhau cho có bóng mát. Bỗng “thằng khùng”, vốn ít nói, lại lên tiếng hỏi trước: “Anh Tuân này, sống ở đây anh thèm cái gì nhất?”. Tuân Nguyễn buột miệng trả lời ngay: “Thèm đọc sách!”. Nói xong anh mới thấy mình…khùng. Nói chuyện sách vở với tên này chắc cũng giống nói với mấy con trâu đang đầm nước dưới sông. Chắc cả đời tên này chưa bao giờ cầm tới cuốn sách. Nhưng “thằng khùng” lại hỏi tới: “Nếu bây giờ có sách thì anh thích đọc ai?”. Như không kềm nổi ước muốn trong lòng, anh lại buột miệng trả lời: “Voltaire!”. “Thằng khùng” nhìn mặt sông lóa nắng hỏi: “Trong các tác phẩm của Voltaire anh thích nhất tác phẩm nào?”. Tuân Nguyễn ngạc nhiên, trong đầu nảy ra một ý nghĩ kỳ lạ: hay là một người nào khác đã ngồi thế vào chỗ tên này chăng? Anh ngập ngừng trả lời: “Tôi thích nhất là Candide”. Vẫn với giọng bơ bơ, một câu hỏi khác được đặt ra: “Anh có thích đọc Candide ngay bây giờ không?”. Tuân Nguyễn còn bận ngây người ra nhìn, chưa kịp trả lời thì “tên khùng” nói tiếp: “Không phải đọc mà là nghe. Tôi sẽ đọc cho anh nghe ngay bây giờ!”. Phùng Quán viết tiếp: “Rồi anh ta cất giọng đều đều đọc nguyên bản Candide. Anh đọc chậm rãi, phát âm chuẩn và hay như mấy cha cố người Pháp, thầy dạy mình ở trường Providence. Mình trân trân nhìn cái miệng rúm ró, răng vàng khè đầy bựa của anh ta như nhìn phép lạ. Còn anh ta, mắt vẫn không rời dòng sông loá nắng, tưởng chừng như anh ta đang đọc thiên truyện Candide nguyên bản được chép lên mặt sông…Anh đọc đến câu cuối cùng thì kẻng ở trại cũng vang lên từng hồi, báo đến giờ lùa trâu về trại. Người lính gác trên bờ cao nói vọng xuống: “Hai đứa xuống lùa trâu, nhanh lên!”. Anh nói: “Chúng mình lùa trâu lên bờ đi!”. Lội ra đến giữa sông, mình hỏi anh ta: “Anh là ai vậy?”. Anh ta cỡi lên lưng một con trâu, vừa vung roi xua những con trâu khác, trả lời: “Tôi là cái thanh ngang trên cây thập tự đóng đinh Chúa”. Rồi anh ta tiếp: “ Đừng nói với bất cứ ai chuyện vừa rồi”. Giáp mặt người lính canh, bộ mặt anh ta thay đổi hẳn, ngu ngu đần độn như thường ngày”.

Mùa đông năm 1971, cha Vinh ngã bệnh. Tuân Nguyễn xin cán bộ cho tới thăm. “Anh ta nằm cách ly trong gian lán dành cho người ốm nặng. Anh ta nằm như dán người xuống sạp nằm, hai hốc mắt sâu trũng, nhắm nghiền, chốc chốc lại lên cơn co giật. Mình cúi xuống sát người anh ta, gọi hai ba lần, anh ta mới mở mắt, chăm chăm nhìn mình. Trên khoé môi rúm ró như thoáng một nét cười. Nước mắt mình tự nhiên trào ra rơi lã chã xuống mặt anh ta. Anh ta thè luỡi liếm mấy giọt nước mắt rớt trúng vành môi. Anh ta thều thào nói: “Tuân ở lại, mình đi đây… Đưa bàn tay đây cho mình”. Anh ta nắm chặt bàn tay mình hồi lâu. Một tay anh ta rờ rẫm mớ giẻ rách khoác trên người, lấy ra một viên than củi, được mài tròn nhẵn như viên phấn viết. Với một sức cố gắng phi thường, anh ta dùng viên than viết vào lòng bàn tay mình một chữ nho. Chữ NHẪN. Viết xong, anh ta hoàn toàn kiệt sức, đánh rớt viên than, và lên cơn co giật. Người lính canh dẫn mình lên giám thị trại với bàn tay có viết chữ “Nhẫn” ngửa ra. Người lính canh ngờ rằng đó là một ám hiệu. Giám thị hỏi: “Cái hình nguệch ngoạc này có ý nghĩa gì? Anh mà không thành khẩn khai báo, tôi tống cổ anh ngay lập tức vào biệt giam”. Mình nói: “Thưa cán bộ, thật tình tôi không rõ. Anh ta chỉ nói: tôi vẽ tặng cậu một đạo bùa để xua đuổi bệnh tật và tà khí”. Nghe ra cũng có lý, giám thị trại tha cho mình về lán”. Cha Vinh về với Chúa ngày 8 tháng 2 năm 1971. Bản án 18 tháng đã thành 12 năm và người tù linh mục Nguyễn văn Vinh không bao giờ ra khỏi nhà tù!

Một năm sau, cái chết của cha mới được nhà nước xác nhận sau nhiều lần chất vấn của cha Quản Lý Nhà Chung Nguyễn Tùng Cương. Nhưng họ không cho phép tổ chức tang lễ!


Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

Người thanh niên hải ngoại đấu tranh William Nguyễn - Tác giả Bác sĩ Trần Xuân Ninh







Ngành học quản trị kinh doanh







Thoái hóa cột sống







Hội luận: Tình hình xã hội VN và Chương trình Tri Ân TPBVNCH







Nhà thờ Ngã Sáu Chợ Lớn, Sài Gòn







Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa dân số







"Khu vườn chữa bách bệnh" ở Long An







Tăng trưởng tiền lương đối với người làm công!







Văn hóa Trung Cộng, một giấc mơ!







Nguyên Khang hát Dấu Tình Cuối, nhạc Ngô Thụy Miên







Lăng Khải Định ở Huế







Cộc cằn ước mơ







Thu Hương hát Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu, nhạc Ray Peterson, lời Việt Nam Lộc







Ước gì: biểu tình là trận đá banh





Ủng hộ đá banh, cảnh sát và nhân dân đều đứng cùng một phía!


Viet Song Contest 2018







Huawei bị dập







Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

Nghĩa Tử Nghĩa Tận - Tác giả Phạm ngọc Lân







HỔN!: VCMPC từ VN "chỉa mỏ linh tinh" sang nước ngoài




Các bạn thân mến,

Cách đây một tuần, YouTube gửi tôi một điện thư, nói rằng ca khúc "Bản Tình Cuối" của Ngô Thuỵ Miên do tôi đàn hát đã bị loại bỏ vì có VCPMC tố cáo với YouTube là tôi vi phạm quyền tác giả. Tôi tìm trên Internet, được biết VCPMC là "Trung Tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam", có trụ sở ở Hà Nội.

Tôi viết email cho VCPMC, giải thích là tôi đàn hát vì tôi thích bài này, tôi thu âm thu hình tại nhà, đăng lên YouTube cho những ai thích nghe thì nghe, không có mục đích thương mại, không quảng cáo. Đến nay vẫn chưa thấy họ trả lời.

Bài này tôi đăng từ 8 năm trước và là một trong những bài thành công nhất về số lượng người nghe.
Tôi hoàn toàn đồng ý là khi một cơ sở thương mại dùng bài hát của một tác giả để có lợi nhuận thì tác giả có quyền đòi hỏi một đáp ứng tài chánh nào đó.

Nhưng tôi chỉ đàn hát vì "có máu văn nghệ", không kiếm được đồng xu khi đăng video mình đàn hát lên YouTube (tôi từ chối những đề nghị của YouTube đăng quảng cáo). Như thế là "vi phạm" hay không?

Tôi không nghĩ tác giả Ngô Thụy Miên yêu cầu cơ quan VCPMC làm chuyện này. Tôi muốn liên lạc với tác giả Ngô Thụy Miên nhưng không có địa chỉ email, bạn nào có cách liên lạc xin cho tôi biết.

Cám ơn nhiều.


Phạm Ngọc Lân





Phạm Ngọc Lân độc tấu guitar với hình ảnh mùa đông xứ Phần Lan







Phạm Ngọc Lân độc tấu guitar bản Feste Lariane, của Luigi Mozzani (1869-1943)







Will Nguyễn và Nancy Nguyễn chia sẽ chuyện về Việt Nam bị bắt







Tại sao thương chiến Mỹ-Hoa chưa dứt?







Luận về George H. W. Bush







Phương Anh hát Bóng Nhỏ Giáo Đường, nhạc Nguyễn văn Đông







Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

Chuyện Nhỏ Nơi Xa - Tác giả Nguyễn thị Hậu







Đường sắt Tàu Cộng tại Kenya gây tranh cãi trong giới bảo tồn động vật hoang dã







Tàu Cộng lại đối đầu với tàu chiến Mỹ ở Biển Đông







Du học sinh tới Mỹ giảm







Thị trường chứng khóan trên thế giới tăng trước tin Trung-Mỹ hưu chiến thương mại trong 90 ngày sắp tới







Ls Đặng Đình Mạnh: "Chính Huỳnh Thục Vy mới là người làm chủ phiên tòa"







Âu Châu thay ngựa giữa dòng







Hoa Kỳ và Trật tự Thế giới







Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn csvn Biểu Tình Chống ca nô đàm vĩnh hưng tại thành phố Milpitas, CA, ngày 2/12/2018







Paul McCartney: Live from NYC







Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018

Hợp ca Mùa Hợp Tấu, nhạc Hùng Lân







Saigon trước năm 1975







Petrus Trương Vĩnh Ký: Điểm hẹn của Lịch Sử – Châm ngôn và bi kịch cuộc đời – Ý nghĩa sự nghiệp văn hóa của Trương Vĩnh Ký đối với thế hệ trẻ Việt Nam.







Thư TT Bush cha gửi người kế nhiệm TT Clinton. So sánh với hành động chống báng của TT Ô3Ma đối với TT Chum: thật đáng buồn !

 
 
Dear Bill, 

When I walked into this office just now I felt the same sense of wonder and respect that I felt four years ago. I know you will feel that, too.
I wish you great happiness here. I never felt the loneliness some Presidents have described.
There will be very tough times, made even more difficult by criticism you may not think is fair. I'm not a very good one to give advice; but just don't let the critics discourage you or push you off course.
You will be our President when you read this note. I wish you well. I wish your family well.
Your success now is our country's success. I am rooting hard for you.
Good Luck - George
 

Bốn chục năm sau khi đụng độ với KKK, một cộng đồng người Việt thịnh vượng ở Texas đã thành hình - Tác giả John Bủnett







Giáo dục và triết lý giáo dục - Tác giả Nguyễn tường Tâm




Muốn xây dựng một triết lý giáo dục cho đất nước cần phải hiểu triết lý giáo dục là gi?
Ngày 24-11-2018 trên báo giaoduc.net ký giả Thùy Linh phỏng vấn cựu Bộ trưởng Giáo Dục Phạm minh Hạc về triết ý giáo dục của VN, ông Hạc phát biểu nội dung cũng giống như trong cuốn “Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam” của ông được Viện Khoa học giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2011.

Tôi không nhận định về phát biểu của ông Hạc. Nhưng theo TS Mạc Văn Trang, một cán bộ thuộc hàng lãnh đạo Bộ GD nhiều năm, thì sau khi đọc tác phẩm trên của ông Hạc và cuốn “Triết học giáo dục Việt Nam” của Thái Duy Tuyên được xuất bản bởi Nhà Xuất Bản Đại Học Sư Phạm Hà Nội năm 2007, ông cũng chẳng hiểu gì cả. Nguyên văn TS Mạc Văn Trang viết, ” Đọc sách của hai giáo sư xong càng thấy bối rối, không biết, vậy triết lý hay triết học của giáo dục Việt Nam là gì!”

Đề xuất triết lý giáo dục Việt Nam – Mạc Văn Trang-by NPV • 19/05/2014)

Bắt đầu từ khoảng 2011, giới lãnh đạo và hoạt động giáo dục Việt Nam mới bắt đầu bàn về triết lý giáo dục. Trong bài phỏng vấn, ông Hạc nói, năm đó (2011) “Bộ trưởng Luận nói với tôi là nên có tuyên bố về triết lý giáo dục.” Nhưng mãi tới năm 2014 thì dư luận mới bàn tán nhiều về vấn đề này. Lúc đầu họ không biết triết lý giáo dục là gì. Dần dần, cho mãi tới gần đây, mới thấy có người “có vẻ” biết được triết lý giáo dục khi họ phát biểu triết lý giáo dục là kim chỉ nam hướng dẫn công tác giáo dục. Nhưng rồi theo dõi tiếp cuộc thảo luận trong quốc hội cũng như trên báo chí người ta lại thấy thực sự họ chẳng biết triết lý giáo dục là gì, họ chỉ “nghe lóm”, “học lóm”, hay đọc đâu đó một số sách báo lẻ tẻ mà không thông.

Trong bài tường thuật “Xã hội đã chờ đợi đủ lâu cho một triết lý giáo dục đúng tầm” tác giả Đỗ Thơm tường thuật, trong buổi họp Quốc hội ngày 15-11-2018 bàn về Dự thảo luật Giáo Dục, đại biểu Phạm Trọng Nhân phát biểu, “triết lý giáo dục vốn được xem là kim chỉ nam trong toàn bộ hoạt động giáo dục được xây dựng trên 4 trụ cột chính là đối tượng, mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục.

Người không hiểu vấn đề, mới đọc qua, tưởng vị đại biểu này hiểu vấn đề ghê lắm. Nhưng thực sự phát biểu đó hoàn toàn tự mâu thuẫn, chứng tỏ ông ta không hiểu gì cả. Sự mâu thuẫn rõ ràng hơn khi vị đại biểu đặt vấn đề tiếp “Liệu từ mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục được chế định trong dự luật lần này, soi rọi được gì để có thể khái quát thành triết lý giáo dục của Việt Nam”. Những ý tưởng trên mâu thuẫn ở điểm, một khi đã biết triết lý giáo dục là “kim chỉ nam cho hoạt động giáo dục” thì đáng lẽ phải từ kim chỉ nam đó hình thành 4 trụ cột “đối tượng, mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục”, chứ không ai lại đi ngược như hiện nay.

Vì thế bài này sẽ trình bày rõ ràng, đơn giản, khúc chiết vấn đề triết lý giáo dục là gì và ảnh hưởng ra sao trên những “cột trụ” của giáo dục.

Trước hết, muốn tìm hiểu Triết lý giáo dục là gì thì cần phải định danh hai ý niệm: Triết lý là gì? và Giáo Dục là gì? Người ta không thể thảo luận dựa trên những ý niệm chưa rõ hoặc chưa có sự đồng ý, vì điều đó sẽ dẫn tới tình trạng “ông nói gà bà nói vịt” (như lâu nay giữa các vị có trách nhiệm và lãnh đạo ngành giáo dục Việt Nam).

Độc giả (ngoại trừ những người học đại học ban Triết của miền Nam trước 1975) hãy tự hỏi mình có biết triết lý là gì không? Xin báo trước, sách triết đã cho biết, đây là một câu hỏi khó trả lời. Để trả lời câu hỏi này, tôi đã vào thư viện thành phố San Jose, một trong số ít thư viện tân tiến nhất của Hoa Kỳ, thư viện này liên kết với thư viện trường Đại Học San Jose, để tìm đọc 21 cuốn sách có tựa đề Triết lý Giáo dục (Philosophy of Education), ngoại trừ những sách điện tử, ebooks; và 13 cuốn sách triết học phổ thông với tựa đề có chữ Philosophy do tôi mua mỗi khi trông thấy ở tiệm sách Barnes and noble (xem danh sách tham khảo). Dĩ nhiên tôi không đọc hết nội dung của các cuốn sách này, mà tôi chỉ đọc toàn bộ những phần sách viết về mục “Triết lý là gì? What is philosophy”, triết lý giáo dục là gì? và giáo dục là gì? Ngoài ra tôi còn tham khảo một vài cuốn sách khác mà tôi có ghi trích dẫn trong bài. Theo sách triết, Triết lý là gì? là một câu hỏi khó trả lời; hay có quá nhiều câu trả lời. Sách Mỹ viết là các câu trả lời của câu hỏi này đều gây nhiều tranh cãi (controversial). Encyclopedia Americana trang 925 viết: Tất cả mọi định nghĩa của triết học đều gây tranh cãi (However, all definition of philosophy are disputable).

Theo wikipedia, Triết lý có nhiều cách định nghĩa, tất cả khác nhau về mục đích và trọng tâm (tức là tùy theo tác giả muốn nhấn mạnh tới mặt nào của ý niệm cần định nghĩa (there are various types of definition – all with different purposes and focuses.) Bài này chỉ dùng một vài định nghĩa của triết lý và sẽ được đề cập tới mỗi khi cần thiết. Nhưng trước hết phải hiểu rõ nội dung hai từ triết lý và triết học trong tiếng Việt. Trong tiếng Việt 2 chữ: triết học và triết lý có 2 nghĩa khác nhau. Theo người Việt Nam triết học là bộ môn nghiên cứu triết lý, tức là nghiên cứu tư tưởng của những triết gia. Còn triết lý là hoạt động, nghiên cứu, của chính các triết gia. Ví dụ Jean-Paul Sartre là triết gia. Các tác phẩm viết về triết của ông là những tác phẩm triết lý (Philosophic essays: tiểu luận triết lý) , ví dụ cuốn: Being and Nothingness / L’être et le néant (1943) (hiện hữu và hư vô). Còn những tác giả viết sách để tìm hiểu về Jean-Paul Sartre (không phải để tranh luận với ông) thì không được coi là triết gia và tác phẩm của họ được gọi là tác phẩm triết học. Phương Tây thì chỉ có một chữ là philosophy bao trùm cả hai nghĩa triết lý và triết học trong ngôn ngữ Việt. Cá nhân tôi không phân biệt mỗi khi dùng từ triết lý hay triết học vì tôi dùng theo nghĩa bao quát của từ philosophy.

Như đã trình bày, triết lý có nhiều định nghĩa bổ sung cho nhau. Theo một trong các định nghĩa đó, triết lý là những nguyên tắc hướng dẫn hành động. Trong cuốn tập đọc 180 của Hoa Kỳ dành cho bậc tiểu học, triết lý được định nghĩa là “Những nguyên tắc hướng dẫn con người hành động” (Philosophy: The attitude or beliefs that guide how people or groups act.)

Như vậy triết lý giáo dục sẽ là những nguyên tắc hướng dẫn công tác giáo dục. Điều nay cũng được ghi nhận trong một cuốn sách khác, “Triết lý giáo dục là những niềm tin (beliefs) về vấn đề dậy ai, dậy cái gì và dậy thế nào.” Đây chính là định nghĩa đã được các đại biểu quốc hội phát biểu khi họ dùng từ “kim chỉ nam”. Với định nghĩa này, chúng ta hiểu rằng phải xây dựng triết lý giáo dục trước để làm định hướng, nền tảng, dựa trên đó mới xây dựng mục tiêu của giáo dục, nội dung chương trình, và phương pháp giáo dục, mà ngày nay người ta gọi là các “trụ cột” của giáo dục. Phân tích đến đây, củng cố thêm niềm tin đã lập luận ở trên rằng, khi mà các đại biểu quốc hội yêu cầu xây dựng một triết lý giáo dục dựa trên các trụ cột của giáo dục tức là các vị đó đã tự mâu thuẫn, không hiểu triết lý giáo dục là gì. Thậm chí tác giả Hoàng Xuân Vinh lại còn viết rằng trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, việc xây dựng một triết lý giáo dục là “quá sớm”. Đồng thời tác giả viết tiếp đại ý là không cần tìm kiếm một triết lý giáo dục bây giờ mà “giáo dục hãy tập trung đào tạo nguồn nhân lực biết đón đầu công nghệ.” Phát biểu của ông Vinh cho thấy ông không biết giáo dục là gì cả. Giáo dục không phải chỉ dậy kỹ thuật, dậy nghề. Giáo dục là gì? chính là câu hỏi cơ bản của triết lý giáo dục, và là chủ đề của bài này.

A-Định nghĩa giáo dục.

Sau khi đọc tất cả những cuốn sách trong phần tham khảo, tôi giản lược định nghĩa của các tác giả giáo sư Đại học Hoa Kỳ như sau: Giáo dục là sự truyền đạt kiến thức từ người thầy sang người trò (the communication of knowledge from one person or thing to another person). Có lẽ định nghĩa này là cô đọng và đầy đủ, lại dễ hiểu đối với mọi người, dù trong hay ngoài ngành giáo dục, dù là nhà giáo hay là phụ huynh.

Với định nghĩa căn bản này, ta thấy, để có giáo dục, chỉ cần có ba thành tố: Thầy, trò, và kiến thức. Chúng ta dễ dàng đồng ý rằng một tổng hợp các kiến thức được gọi là chương trình. Nói cách khác, ba thành tố cơ bản của giáo dục là Thầy, Trò và Chương Trình.

I-Trường học có cũng được mà không có cũng vẫn có thể giảng dậy.

Từ khi có con người đã có sự giáo dục. Thủa sơ khai, mỗi ngày, người cha dắt con lên núi hay xuống biển để săn bắn hay bắt cá, người cha đều giảng dậy cho người con kỹ thuật săn bắn, bắt cá, rồi trồng trọt, rồi nhìn “thiên văn” để biết “mây thuận, gió hòa”. Dần dần, con người nhìn trời để dự đoán thời tiết, mãi rồi cũng tới lúc đặt câu hỏi: Trời là ai? ai sinh ra thế giới này? v…v Đó là khởi đầu của triết lý và cũng là khởi đầu của văn minh nhân loại. Rõ ràng là, từ thời chưa có trường học, hay ý niệm về trường học, đã có giáo dục. Ngay cả tới thời con người đã đạt tới trình độ văn minh tình thần cao là thời triết lý cổ đại Hy lạp, cái mà sau này người ta gọi là “school” (trường học) cũng không có nghĩa một ngôi trường cụ thể mà là chỉ một tập hợp những bậc trí giả, một trường phái học thuật. Nhóm gọi là school (trường phái) này không tụ tập tại một ngôi trường để học tập như chúng ta bây giờ, vì thời đó làm gì có ngôi trường như vậy. Những ông thầy như Socrates và đệ tử của ông chỉ đi rao giảng hay qui tụ học trò tại nơi công cộng (sân công đình, hay nơi họp chợ) để cùng nhau thảo luận.

Tôi đã có dịp tới tận nơi cách nay hơn 2000 năm gọi là “trường học” ở Athene Hy lạp mà bức tranh của Rapheal mô tả cách điệu.

Thêm nữa, ngay hiện nay, tại nhiều vùng sâu vùng xa, chúng ta vẫn có những “ngôi trường” không như những ngôi trường chúng ta thấy ở thành phố lớn, những “ngôi trường” không ra trường, mà chỉ là cái chòi tranh không vách, các em học sinh ngồi dưới đất theo đuổi “con chữ”, nhưng ở đó sự giáo dục vẫn đang diễn ra. Bản thân tôi cách nay vài năm đã thấy ở một làng quê chỉ cách Hà Nội chưa tới 70 km, một ngôi trường như vậy và chỉ có một gian gọi là “lớp học”. Tóm lại, trường học không phải là yếu tố bắt buộc để có giáo dục, mà chỉ là một yếu tố phụ thuộc, làm tăng hiệu quả của giáo dục.

II-Học cụ có cũng được mà không có cũng vẫn có thể giảng dậy.

Điều này có lẽ ai cũng đồng ý. Thời xa xưa chưa có trường học thì làm gì có học cụ. Ngay cả thời sơ tán, lớp học phải diễn ra dưới hầm trú ẩn, thì làm gì có học cụ, nhưng học sinh vẫn học tốt, thầy cô vẫn dậy tốt. Tóm lại học cụ chỉ làm cho việc giáo dục dễ dàng hơn, hiệu quả hơn, nhưng không có nó thì vẫn có thể có giáo dục.

III-Sách có cũng được mà không có cũng vẫn có thể giảng dậy.

Sách dùng để dậy học cũng chỉ mới xuất hiện từ khi phát minh ra máy in. Trước kia, nhất là khi chưa phát minh ra giấy, thì chưa có sách theo nghĩa ngày nay. Vả lại, Đức Phật, hay chúa Giê Su, triết gia Socrates (469/470-399 BCE) chỉ giảng miệng chứ đâu có sách, ngay cả thánh Mohamet (571 AD) của Hồi Giáo cũng đâu có dùng sách để giảng dậy. Các ngài chỉ truyền miệng, đời sau các đệ tử chép lại thành kinh. Tóm lại sách chỉ giúp cho việc dậy và học dễ dàng hơn, hiệu quả hơn, nhưng không có sách vẫn có thể có giáo dục.

Nhưng tại sao dưới thời xã hội chủ nghĩa, khác hẳn thời Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam, Bộ giáo dục lại đặt nặng vấn đề soạn sách, in sách và phát hành sách? Thậm chí ngân sách cải tổ giáo dục lúc đầu dự trù 34 nghìn tỷ đồng cũng dành phần lớn cho sách (Để hiểu số tiền đó lớn như thế nào ta cần làm con toán: 1 tỷ đồng = $50,000 đô Mỹ= lương năm 1 giáo viên hay 1 người tốt nghiệp đại học mới ra trường. 34 ngàn tỉ có thể trả lương một năm cho 34 ngàn cô thầy giáo Mỹ mới ra trường. Thế mà lương năm của cô thầy giáo Mỹ mới ra trường = lương năm của 25 cô thầy giáo Việt Nam; lương năm cô thầy giáo Việt nam = $2,000 đô Mỹ. Như vậy $34 ngàn tỉ đủ trả lương năm cho 850 nghìn cô thầy giáo ở Việt Nam). Sau khi làm con toán và so sánh như vậy, chúng ta dễ đồng ý với một số ý kiến của các nhà giáo trong các cuộc thảo luận về cải tổ GD trong mấy năm qua, rằng lý do giới lãnh đạo bộ giáo dục dành hết tâm trí thảo luận và thúc dục phải làm gấp, làm ngay, không cần triết lý giáo dục, việc soạn, in và xuất bản sách là vì, đó là “dịch vụ” (affairs) béo bở của họ và của nhà Xuất bản Giáo dục. Thời VNCH Bộ GD hoàn toàn không đảm trách việc soạn sách và in sách. Việc soạn sách trao hoàn toàn cho thầy cô giáo. Do đó nhiều thầy cô giáo tự soạn sách giáo khoa để dùng, nhưng đa số thì mua sách do các thầy cô giáo khác soạn và toàn quyền quyết định (không bị áp lực của hiệu trưởng, trưởng ty giáo dục, hay của bất cứ ai) mua sách của bất cứ tác giả nào mình thấy hay. Vì tính cách tự do và cạnh tranh như vậy nên sách giáo khoa của miền Nam trước 1975, TUYỆT ĐỐI KHÔNG BAO GIỜ SAI KIẾN THỨC. Nếu có sai đánh máy hay in ấn một số chữ, rất ít, thì sẽ có bảng sửa sai chỉ khoảng 1/2 trang ở cuối sách.Thêm nữa, cô thầy giáo chọn mua sách cho học trò là chọn sách dễ hiểu chứ không phải chọn vì hoa hồng (10%) cho riêng mình; vả chăng, hoa hồng đó cô thầy sẽ không bao giờ bỏ túi riêng mà sẽ bớt cho học trò, nghĩa là học trò nhờ cô thầy mua sách trực tiếp với tác giả hay đại diện sẽ rẻ hơn sách bán ngoài tiệm. Tôi vừa là thầy giáo trung học vừa là người phát hành bộ sách văn từ lớp 6 tới lớp 12 của tác giả Thế Uyên tại miền Trung nên tôi biết rõ vấn đề này.

Việc soạn sách giáo khoa trung học hoàn toàn không phải quá khó ngoài khả năng của cô thầy giáo ở Miền Nam trước 1975. Năm 1984, sau khi đi tù cải tạo về, thấy bộ sách toán cấp 2 dậy cho các con tôi khó hiểu quá, tôi tự soạn một loạt sách toán mọi lớp cấp 2 để tự dậy bốn đứa con, mặc dù tới lúc đó tôi đã bỏ nghề dậy học được 18 năm. Học với tôi, hay với mấy người bạn xe thồ của tôi (là những cựu sĩ quan miền Nam đi cải tạo về không được làm bất cứ việc gì ngoài việc chạy xe thồ để kiếm sống!) ba đứa con lớn của tôi đều là học sinh xuất sắc, luôn đứng đầu hai môn tiếng Anh và toán, và sau đó đều đỗ vào trường chuyên. Thêm một chuyện cá nhân kể cho vui. Năm 1993 ngay sau khi được tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ, tôi ghi tên học đại học (city college). Vì chương trình tôi chọn lựa buộc tôi phải ghi tên học lại lớp toán vi phân, tích phân. Lúc đó tôi lại vừa đi bỏ báo vừa đi học nên thường xuyên tới lớp sát giờ học. Khi tới nơi thường đã có khoảng gần chục cô sinh viên “tây” (thơm như múi mít!) chào vẫy “Tâm, lại đây!”. Các cô đã dành cho tôi chỗ ngồi giữa các cô để các cô dễ hỏi. Kể chuyện này không phải để khoe khoang (giỏi toán vi phân, tích phân thì có gì mà đáng khoe.) nhưng trước hết là để xả stress cho độc giả đọc bài văn khô khan này. Kế nữa là để chứng minh, giáo dục miền Nam trước 1975 so với bây giờ tốt hơn như thế nào để tới nỗi sau gần 20 năm rời ghế nhà trường, mà kiến thức vẫn không thui chột, vẫn tự soạn sách để dậy các con mình ở cấp trung học.
Tóm lại, nếu cô thầy được đào tạo bình thường như mọi quốc gia khác, hay như ở Miền Nam trước 1975, thì việc soạn sách giáo khoa cô thầy nào cũng làm được, không cần phải bàn cãi như vài chục năm nay mà năm nào cũng có sách và đề thi sai kiến thức. Về thủ tục hành chánh để soạn sách giáo khoa bán ngoài thị trường cũng thật giản dị, chẳng phải xin phép ai, cứ tự do soạn rồi đem in, rồi nạp quyển ở bộ thông tin (không cần phải xin phép). Ai muốn soạn sách cũng được, không cần phải đòi hỏi bằng cấp, đăng ký gì cả, thế mà sách vẫn rất đúng và rất hay. Sách trung học của miền Nam không bao giờ có sai sót kiến thức và sách phải hay thì mới bán được. Đầu thập niên 1960s, bằng cử nhân của miền Nam còn hiếm lắm. Đa số tác giả đều không có bằng cử nhân và một số quyển sách toán nổi tiếng nhất cả nước lại là của những tác giả này. Ví dụ sách toán lớp 12 nổi tiếng nhất là của thầy giáo Nguyễn Văn Phú, người mới có 2 chứng chỉ toán; sách toán đệ tứ (lớp 9 ) của Đặng sĩ Hỷ là người chưa đỗ tú tài 1 (tương đương tốt nghiệp lớp 11 bây giờ) v…v. Bộ GD hãy bỏ hẳn các quyết định liên quan tới việc soạn sách và kiểm soát việc soạn sách sẽ giảm bớt vài ngàn tỉ ngân sách (Như vậy thì nhiều thành phần trong giới lãnh đạo GD thất nghiệp và đói à?!)

B-Ba thành tố của giáo dục: Trò, thầy và kiến thức (chương trình).

I-Trò là ai?

Trò vừa là đối tượng vừa là mục tiêu của giáo dục. Không có trò thì không có giáo dục. Trò phải là người cần học hoặc thích học (có tinh thần học hỏi: spirit of inquiry). Những người không cần học và không thích học mà chỉ cần mảnh bằng, dù là bằng giả hay bằng thật học giả thì đó không phải là học trò. Những hoạt động bề ngoài có vẻ là giáo dục liên quan tới những loại “học trò” này không phải là hoạt động giáo dục. Thời buổi này nhiều trường đại học, cao đẳng được mở ra nhưng chủ yếu để thu tiền của sinh viên, bắt sinh viên chạy tiền, chạy tình để mua điểm, mua bằng, theo truyền thông chính thống có khá nhiều, không phải là trường học và hoạt động của nó không phải là giáo dục.

Trò cũng là mục tiêu của giáo dục. Chúng ta muốn sản phẩm của giáo dục là những con người như thế nào là điều được qui định trong triết lý giáo dục. Đã có mấy vị tiến sĩ, giáo sư xã hội chủ nghĩa tách biệt mục tiêu của giáo dục khỏi triết lý giáo dục. Sự phân biệt này chứng tỏ họ không hiểu triết lý giáo dục là gì. Nội dung của triết lý giáo dục mà nhà nước chọn lựa trước tiên phải qui định mục tiêu của giáo dục. Khi nhà nước khẳng định mục tiêu của giáo dục là xây dựng con người xã hội chủ nghĩa thì phải phân tích rõ những tính chất của con người xã hội chủ nghĩa và những tính chất đó khác với tính chất của con người phi xã hội chủ nghĩa ở những điểm nào. Không giải quyết được vấn đề này thì không thể xây dựng được triết lý giáo dục.

Để hiểu mục tiêu của giáo dục, chúng ta hãy thử xem xét mục tiêu của giáo dục Hoa Kỳ qua bài viết, “Social and Cultural Foundations of American Education/Philosophy and Ethics/Purpose

[Theo Plato, trong The Republic “Mục tiêu của giáo dục là dậy con người yêu cái đẹp”. Neil Postman nói rằng, “Trường học (schooling = education) không có mục tiêu chỉ là nơi giam giữ” (“without a purpose, schools are houses of detention, not attention” (1995, p.7). Giáo dục Hoa Kỳ có mấy mục tiêu sau:

1-Mục tiêu của giáo dục là giảng dậy kiến thức? Hầu hết mọi người đều đồng ý như vậy. Nhưng vấn đề đặt ra là kiến thức nào và ai là người quyết định? Mục tiêu của giáo dục là dậy người ta cách học. Giáo dục mang lại cho người học những thông tin, kiến thức và dậy họ phương cách suy nghĩ (how to think) chứ không bảo họ phải suy nghĩ cái gì (not tell them what to think.) Mục sư Martin Luther King Jr nói, “Giáo dục phải giúp người học cân nhắc các bằng chứng, phân biệt thật giả” (1947)

2-Giáo dục đào tạo những công dân cho xã hội (citizents)?

Nhiều người cho rằng giáo dục nhằm mục đích đào tạo công dân Hoa Kỳ và duy trì nền dân chủ Mỹ (O’Brien, 2005, p 34). Giáo dục giúp người học kiểm soát được tương lai họ.

3-Giáo dục đào tạo cho người học một nghề?

Không phải ai cũng có cơ hội hay là muốn lên đại học. Do đó mục tiêu của giáo dục phải là mang lại cho người học kỹ năng (skills) để kiếm việc. Có nghĩa là giáo dục giúp người học tự mưu sinh và đóng góp kinh tế cho xã hội. Không thể bảo rằng người học sinh không muốn học mà nền giáo dục có thể bỏ rơi họ. Nhiệm vụ của giáo dục là giáo dục tất cả mọi người và chuẩn bị họ vào đời xây dựng tương lai.

4-Trường học dậy học sinh cách giao tiếp với xã hội?

Người ta biện luận rằng, với ba mục tiêu vừa trình bày, người học có thể tự học (Gatto, 2005). Einstein đã nói rằng trách nhiệm của trường học là giáo dục người học trở thành một con người tự do (a free individual), nhưng đồng thời cũng giáo dục họ trở thành một thành phần của xã hội (Haselhurst, 2007). Học sinh, sinh viên tiếp xúc với hàng trăm người cùng trang lứa ở trường và điều này dậy họ cách tiếp xúc và giao tiếp (act and communicate) với xã hội. Professor Nel Noddings nói rằng “mục tiêu của giáo dục là đào tạo những con người dễ mến (lovable), có năng lực (competent), chăm sóc và thương yêu người khác (caring and loving).” (Kohn, 2004, p.2).

Tóm lại, mục tiêu của giáo dục là tất cả những điều vừa nêu. Giáo dục không chỉ là những bài thi (testable knowledge), mà còn là những kinh nghiệm và kỹ năng sống (life experience and possibilities). Mục tiêu thực sự của giáo dục là mang lại cho học sinh những giải pháp và cho phép họ chọn lựa muốn trở thành một người ra sao và làm gì.]

II-Thầy là ai? Nội dung của triết lý giáo dục phải đề cập tới tính chất, khả năng và vai trò của người thầy. Dĩ nhiên để làm thầy, thì phải có kiến thức hơn trò trong lãnh vực mình giảng dậy. Điều này là hiển nhiên, không cần thảo luận. Nếu không giỏi hơn người học thì làm sao làm thầy người ta? Tuy nhiên, trong thực tế từ mấy chục năm qua, nền giáo dục Việt Nam đào tạo những người “thầy” thiếu trình độ cần thiết. Một câu nói nổi tiếng từ khi miền Bắc được giải phóng 1954 cho tới sau ngày đất nước thống nhất là “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”. Hiện nay, tình trạng còn tệ hại hơn nữa, học sinh tốt nghiệp cấp 3 với chỉ 3 điểm trên mười cũng được nhận vào đại học sư phạm (nhằm mục đích để cô thầy trường đại học, cao đẳng sư phạm có công ăn việc làm!). Như vậy làm sao đất nước có được những người “thầy, cô” đúng nghĩa?

III-Kiến thức là gì? (What is knowledge?) là một câu hỏi căn bản mà các triết gia phương tây đã đặt ra từ cách nay hơn 2000 năm. Câu trả lời có lẽ không ai phủ nhận “kiến thức là sự thật (the truth).” Nhưng triết học là môn học luôn luôn đặt ra những câu hỏi cơ bản, cho nên một câu hỏi kế tiếp lại được nêu lên, “Sự thật là gì? (What is the truth?)”.

Câu hỏi được đặt ra nằm trong lãnh vực Nhận thức luận (epistemology), một trong ba lãnh vực của triết học. Nhận thức luận nghiên cứu bản chất, nguồn gốc và giá trị thực của kiến thức (validity of knowledge). Một số những câu hỏi cơ bản trong nhận thức luận như “Sự thực là gì?” (What is true?) và làm sao chúng ta biết được sự thật? (How do we know?) Con người có thể nhận biết được thực tại không? Sự thật có tính cách tương đối hay tuyệt đối? Kiến thức có tính cách chủ quan hay khách quan? Sự thật có lệ thuộc kinh nghiệm của con người không?

1-Phái thực nghiệm (Empiricism) cho rằng con người thu đạt được kiến thức dựa trên kinh nghiệm, tức là dựa trên những ghi nhận bởi ngũ quan: thính giác, xúc giác, thị giác, khứu giác và vị giác. Người ta dễ dàng đồng ý sự thật là những gì có thể kiểm chứng được bằng ngũ quan (sight, smell, hearing, taste, and touch.) nghĩa là có thể thấy được, hay sờ nắm được, hay ngửi được, nếm được hay nghe thấy được. Cái gì người ta chưa trải qua thì người ta không hình dung được, không hiểu được và không thể cho đó là sự thật. Năm 1966 khi dậy lớp 10 trường trung học Côn Sơn (Côn đảo), Vũng Tầu. Các em học sinh trong lớp có em tới 18 tuổi, vì ở hòn đảo xa nên đi học muộn. Một hôm mấy em học sinh này làm tôi hết sức ngạc nhiên khi hỏi “Thưa thầy con sông nó như thế nào?” Ở đảo xa không có sông cho nên các em không trông thấy và không biết sông là gì. Tôi cũng cố giải thích nhưng không biết các em có nhận thức được không. Người ta biết được sự thực (reality, truth) chỉ khi người ta có dịp trải nghiệm nó (experience), đó là một quan điểm. Nhưng có nguy cơ là ngũ quan của con người không phải luôn luôn hoàn hảo. Ví dụ, khi quan sát một que chìm một nửa dưới nước, ta dễ dàng tưởng nó bị gẫy nhưng thực ra khi kéo toàn bộ cây que khỏi mặt nước thì hóa ra cây que đó thẳng. Hoặc là có những làn sóng âm thanh hay ánh sáng (sound and light waves) vượt ngoài khả năng nhận biết của con người. Điều này khiến người ta có quyền tin rằng có thể có một thực tại khác ngoài khả năng nhận biết của con người. Cho nên, có triết gia đã nêu vấn đề liệu những hiện tượng mình nhận biết được bằng giác quan là thực hay là ảo. Trong văn học cổ Trung Quốc, sách của Trang Tử ghi chuyện có lần Trang Chu nằm mộng thấy mình hóa bướm vui vẻ bay lượn, lúc tỉnh dậy, ông phân vân tự hỏi không biết mình là bướm hay bướm là mình? Trong giới triết học phương tây, câu chuyện người tù trong hang (The myth of the cave) do Plato sáng tạo cách nay 2500 năm cũng nêu vấn đề này. Trong một cái hang sâu ánh sáng mặt trời không thể xuyên tới. Giả sử có một dẫy người tù cả đời bị nhốt trong đó, chưa bao giờ được thấy ánh mặt trời. Những tù nhân này bị xích ngồi yên một chỗ, không nhúc nhích được. Cổ, đầu cũng bị còng không xoay qua xoay lại được, chỉ có thể nhìn thẳng vào một bức tường trống trơn trước mặt. Đằng sau họ là một đống lửa. Giữa đống lửa và dẫy người tù là một đoàn người khác liên tục đi đi lại lại. Vì bị xích như thế nên các tù nhân không thấy đống lửa và đoàn người sau lưng họ, họ chỉ nhìn thấy những bóng người di động trên bức tường trước mặt và nghe âm thanh của đoàn người dội lại từ bức tường. Dựa vào giác quan, các tù nhân nghĩ rằng đó là thực tại (reality). Nếu bất chợt có một người tù được tháo xiềng và kéo ra khỏi hang, anh ta sẽ bị lóa mắt một thời gian chẳng thấy gì, cũng như con người u mê từ lâu không phải một sớm một chiều mà tỉnh ngộ. Sau đó anh ta mới thấy được thế giới trên nóc hang, mới thấy được mặt trời, mới tỉnh ngộ và biết được sự thực. Nhưng rồi sau đó nếu anh ta bị xiềng lại dưới hang như cũ, thì lúc đầu anh ta cũng sẽ chẳng nhìn thấy gì vì bóng tối. Và rồi người tù này thuật lại những kinh nghiệm mình trải qua thì những tù nhân kia sẽ không thể nào hiểu và tin được, và có khi các tù nhân kia còn giết người tù kể chuyện nữa, vì từ xưa những người tù kia chỉ biết có một “thực tại” là những cái bóng và âm thanh dội lại từ bức tường trước mặt. Galileo sinh 1564 tại Ý đã bị giới cầm quyền thời đó là nhà thờ thiên chúa giáo kết án tù chung thân chỉ vì ông đã nhận biết và công bố sự thật là trái đất quay quanh mặt trời chứ không phải đứng yên như niềm tin của mọi người trước đó.

Qua Huyền thoại Cái Hang, Plato muốn cho thấy con người là tù nhân của sự ngu dốt của chính mình. Đồng thời Plato cũng muốn chứng minh kinh nghiệm trực tiếp (bởi ngũ quan) chưa phải là sự thực (reality, truth), mà sự thực là cái ở trong đầu chúng ta (“Our direct experience is not of reality, but what is in our minds” The Story of Philosophy by Bryan Magee, ISBN D-7894-7994-X, trang 31).

2-Phái Duy Lý (Rationalism). Trước khi bàn tới Huyền thoại cái hang của Plato, chúng ta đã bàn tới phái thực nghiệm là phái chủ trương sự thực là điều phải được kiểm nghiệm bởi ngũ quan. Thế những định lý toán học có được kiểm nghiệm bởi ngũ quan đâu mà vẫn đúng, vẫn là sự thực. Bởi thế phái duy lý (rationalism) cho rằng có thể đạt được sự thật bằng lý luận (reasoning, thought, or logic). Phái duy lý trong lúc nhấn mạnh tới khả năng suy tưởng của con người (humanity’s power of thought ) và những gì lý trí (mind) đóng góp cho kiến thức, có thể cho rằng chỉ riêng ngũ quan không thể mang lại những đánh giá hợp lý phổ quát phù hợp với nhau (universally valid judgments that are consistent with one another.), mà những gì ngũ quan và kinh nghiệm mang lại cần phải được tổ chức trong một hệ thống có ý nghĩa trước khi trở thành kiến thức.

Phái duy lý cho rằng con người có khả năng biết một cách chắc chắn một số sự thực trong vũ trụ mà ngũ quan không thể mang lại. Ví dụ mệnh đề “Nếu x = y, và y=z, suy ra x = z”. Điều này cũng áp dụng được trong hình học (hình hộp, tam giác và những vật thể khác trong vũ trụ.)

3-Kiến thức bởi trực giác (Intuitive knowledge). Ngoài ra còn kiến thức được mang lại bởi trực giác. Những ai đã từng phải chứng minh toán học đều biết loại kiến thức này. Tức là trước một đòi hỏi phải chứng minh của một bài toán, chúng ta, bằng trực giác, cảm thấy rằng kết quả như thế nào là đúng và hướng sự chứng minh theo chiều hướng đó. Nếu không chứng minh được cái kiến thức bởi trực giác là đúng tức là điều đó không đúng và ta phải dùng trực giác nghĩ tới một điều đúng khác để bắt đầu một tiến trình chứng minh mới.

C-Nội dung của triết lý giáo dục.

Triết lý giáo dục của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố cá biệt như văn hóa, trình độ kinh tế, kỹ thuật nhưng cũng dựa vào những trường phái triết lý giáo dục đã phát triển của nhân loại (philosophical approaches). Học hỏi, tìm hiểu những lý thuyết và triết lý giáo dục khác nhau sẽ giúp chúng ta hình thành một triết lý giáo dục cho Việt Nam.

Triết lý giáo dục nào cũng nhằm giải đáp câu hỏi: dậy cái gì? (chương trình) và dậy thế nào (phương pháp). Hiện nay có 4 trường phái triết lý giáo dục là: idealism, realism, pragmatism (sometimes called experientialism), và existentialism. Việc giải thích nội dung 4 trường phái triết lý giáo dục này sẽ phức tạp và không ngắn, cho nên sẽ được trình bày vào một bài khác (khi cần thiết).

D-Hệ quả của việc đi tìm một triết lý giáo dục.

Trong khi tìm hiểu bản chất của Triết lý giáo dục, chúng ta thấy rằng, sau khi xây dựng được triết lý giáo dục, việc trước tiên là nhà nước phải hoàn thành chương trình, bởi vì chương trình là một trong ba thành tố không thể thiếu của giáo dục. Không có sách không sao, nhưng không có chương trình thì không thể hoạt động giáo dục, người thầy không biết dậy cái gì. Do đó khi bàn tới cải tổ giáo dục là phải bàn cải tổ chương trình trước hết. Nhưng giới lãnh đạo giáo dục nước nhà từ 1954 tới nay lại không biết mà chỉ chú trọng bàn việc soạn sách. Như vậy là sai logic.

Một hệ quả thứ hai của việc xây dựng triết lý giáo dục là, dù triết lý giáo dục có nội dung thế nào đi nữa, có theo trường phái nào đi nữa, thì giáo dục cũng phải xây dựng trên sự thực và xây dựng để tìm kiếm sự thực. Nếu một người truyền bá những điều sai sự thực cho người khác thì đó không phải là giáo dục, mà là tuyên truyền; và người có vai trò truyền bá điều sai sự thực không phải là người thầy mà chỉ là một tuyên truyền viên. Nói cách khác, những gì không phải sự thực, những gì là gian dối, những gì là tuyên truyền đều phải bị loại bỏ khỏi chương trình giáo dục. Chính đây là điểm khó khăn nhất cho Việt Nam trong việc tìm kiếm một triết lý giáo dục (Câu chuyện anh hùng Lê Văn Tám sẽ được giải quyết ra sao? Và còn nhiều vấn đề cần thảo luận khác nữa.)

Chẳng những triết lý giáo dục ảnh hưởng tới chương trình mà còn ảnh hưởng tới phương pháp giáo dục. Để tìm kiếm sự thực, giáo dục cần chấp nhận đối thoại cởi mở, tự do. Cách nay 2500 năm, triết gia Socrates, người được coi là thủy tổ của triết học tây phương, đã nổi tiếng với sự phát minh và ứng dụng phương pháp hỏi đáp để giúp người được hỏi tìm ra sự thực. Cho dù không tìm ra sự thực thì sự thảo luận cởi mở, tự do cũng giúp phát hiện ra điều gì là không thực. Điều này cũng là một thách thức cho môi trường giáo dục ở Việt Nam.

Hy vọng với bài phân tích này các phụ huynh và những người quan tâm trong nước hiểu được rành rẽ vấn đề để cùng góp ý với giới lãnh đạo giáo dục Việt Nam về vấn đề đang nóng bỏng: Cải tổ giáo dục và Triết lý giáo dục của Việt Nam là gì?


————————————-
Tham khảo
1- Đã có nhóm nghiên cứu triết lý giáo dục đề tài cấp quốc gia để được đồng thuận
(http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Da-co-nhom-nghien-cuu-triet-ly-giao-duc-de-tai-cap-quoc-gia-de-duoc-dong-thuan-post192777.gd)

2-Hai mươi mốt (21) cuốn sách có tựa “Philosophy of education”, tại thư viện thành phố San Jose & Đại học San Jose State University [ngoài các sách điện tử (ebook)].
Philosophy of education : 1-Harry S. Broudy [and others] /  1967; 2-Christopher Winch and John Gingell- 2008; 3-editor, J.J. Chambliss/   c1996; 4-Burns, Hobert Warren, 1925-/   1962;5- Dewey, John, 1859-1952.  Book | 1958; 6-Randall Curren/  2007; 7-Pratte, Richard./   c1992; 8-Seymour Fox/   c1983; 9-Moore, T. W./   1982; 10-Kenneth J. Rehage/   1981; 11-Baatz, Charles Albert./   c1980; 12-James E. McClellan, James E. (James Edward), 1922-/  Book | c1976; 13-Powell, John P. (John Percival) /  Book | 1974; 14-Macdonald, John, b. 1887./  Book | c1965; 15-Ward, Leo R. (Leo Richard), 1893-/  Book | 1963; 16-Walker, Wanda./  Book | c1963; 17-Ulich, Robert, 1890-1977./  Book | 1961; 18-Phenix, Philip H. (Philip Henry), 1915-/  Book | 1958; 19-Rosenkranz, Karl, 1805-1879./; 20- Randall Curren/  Book | c2003; 21- Annual Meeting of the Philosophy of Education Society- Book | 1966