khktmd 2015
Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2018
Trần Huỳnh Duy Thức, người tự đốt mình thay vì đốt đền - Tác giả Mặc Lâm
Hơn 10 ngày nay, đầu óc lúc nào cũng ám ảnh bởi một khuôn mặt chưa bao giờ gặp nhưng những đường nét khá đậm trên những bức ảnh của anh đã đi sâu vào trí nhớ tôi: Trần Huỳnh Duy Thức.
Chín năm sau ngày thụ án trong trại giam, ngày 14 tháng 8 năm 2018 Trần Huỳnh Duy Thức bắt đầu tuyệt thực để yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho anh vô điều kiện, căn cứ theo Bộ luật Hình sự mới 2015/2017, cho phép anh miễn trách nhiệm thi hành án tù 7 năm còn lại. Yêu cầu của Trần Huỳnh Duy Thức dựa trên cơ sở luật pháp của Việt Nam, nhưng tiếc thay người cầm cán cân luật pháp ấy đang phải chờ sự quyết định của cấp trên, tức những người cao hơn luật pháp một bậc.
Họ chờ nhưng anh không chờ, 32 ngày liên tục nhịn đói trong nhà giam dưới hoàn cảnh khắc nghiệt mà không cần phải ở trong ấy mới biết. Trần Huỳnh Duy Thức như một con sư tử đá, im lặng nhưng mạnh mẽ đến đau lòng, anh chứng tỏ cho chế độ biết rằng không gì khuất phục được một người yêu nước như anh, mặc dù bị trói tay nhưng họ không thể trói ý chí và lòng ham muốn phục vụ đất nước của anh. Sự im lặng đầy tính cách ấy mặc dù không thấy chế độ phản ứng nhưng bên ngoài chấn song sắt giam cầm anh, người dân đã phản ứng.
Thêm rất nhiều bạn trẻ biết tới cái tên Trần Huỳnh Duy Thức với đầy đủ tiểu sử hoạt động của anh. Hàng ngàn người thay Avatar trên Facebook của họ bằng khuôn mặt của anh để nói lên sự lo lắng, thương yêu lẫn tin cậy. Hàng ngàn status đủ dạng từ ngắn tới dài, cùng chia sẻ sự cảm phục, yêu mến, chờ đợi và nhất là hồi hộp theo dõi kết quả sau cùng mà không ai muốn nhắc tới dù chỉ một lần: Cái chết.
Câu thường thấy nhất trên những status ấy cuối cùng rất giống nhau: Anh không thể chết.
Nhưng tính cách Trần Huỳnh Duy Thức có lẽ không ai thay đổi được ngoại trừ thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam. Anh không chờ đợi ở họ sự nhượng bộ vì dưới mắt họ anh chỉ là một công dân phản động, và phản động là một thuật ngữ đóng lại mọi cánh cửa văn minh nhất trong đó có dân chủ nhân quyền, điều mà anh bỏ cả mạng sống ra để tranh đấu. Cuộc cờ không thể xoay chuyển khiến nhiều người bi quan hơn, trong đó có gia đình anh, những người chung vai vác thập giá với anh trong gần mười năm nay. Rất đau lòng, nhưng anh nói với những người thân yêu của mình "Con yêu gia đình lắm nhưng con yêu đất nước Việt Nam hơn".
Một câu nói có vẻ cường điệu đối với ai không tin vào bản lãnh của Trần Huỳnh Duy Thức nhưng 32 ngày trôi qua trong chốn âm u lạnh lẽo đầy chết chóc ấy anh đã chứng tỏ cho mọi người thấy hàm ý của mình.
Ở tuổi 52, tuổi của chín muồi mọi khát vọng, anh đánh đổi sự khao khát cháy bỏng của mình đối với đất nước bằng cái chết để chứng tỏ cho thế giới thấy, một lần nữa, chế độ này hoàn toàn không phải là một chế độ pháp trị và sự cô lập đến chết một con người yêu nước là chính sách nhất quán bảo vệ chế độ của họ.
Trần Huỳnh Duy Thức thừa khôn ngoan để biết rằng khó lòng họ nhượng bộ trước yêu sách hợp lý của mình, nhưng anh vẫn chấp nhận dấn thêm bước nữa như một phép thử trước những tội trạng mà chế độ áp đặt lên anh. Có lẽ thẳm sâu trong lòng anh vẫn tin rằng đây là lối thoát anh mở ra cho chế độ có cơ hội sửa sai để từ đó xóa bỏ dần những sai phạm mà họ đã gây ra trong hơn 70 năm qua. Nhưng cũng có lẽ, anh đánh giá sai sự kiêu ngạo cộng sản của họ, những người không bao giờ nhận sai lầm trong bất cứ hành động nào.
Viết đên đây tôi tự thấy lòng trống trải lạ thường. Tôi thấy anh trầm tư trong trại giam, thân thể gầy còm suy sụp. Tôi thấy anh đăm đắm nhìn ra ngoài song sắt như để nhắn đến những người biết anh: hãy vững tin vì không có gì cưỡng lại được bánh xe lịch sử.
Vâng, nhưng thưa anh, bánh xe lịch sử không phải khi nào cũng đúng lúc, nhất là lúc này, lúc mà hàng trăm tù nhân lương tâm không được ai cứu vớt, bảo vệ. Một Trần Huỳnh Duy Thức với hai bàn tay trắng khó lòng gây phản ứng nơi nhà cầm quyền. Họ còn đang bận rộn với những mục tiêu khác, những dự án khác, và nhất là những cách tránh né dư luận quần chúng khác.
Hà Nội vừa ra văn bản chính thức mong muốn người dân từ bỏ thói quen ăn thịt chó, góp phần đem lại hình ảnh văn minh cho thủ đô. Nhưng Hà Nội lại không ra văn bản để đem lại bộ mặt văn minh của đất nước thông qua sự tôn trọng quyền biểu đạt cũng như dân chủ nhân quyền của người dân mà cả thế giới đồng lòng theo đuổi.
Không chỉ Mỹ, nhiều nước khác đang 'tẩy chay' TQ
Trong nhiều tháng gần đây, Đức, Pháp, Anh, Liên minh Châu Âu, Úc và Nhật Bản đều có vẻ cùng hợp lực chống lại sức mạnh đồng tiền Nhân dân tệ, dẫn chứng vì lý do an ninh quốc gia, theo tờ Bưu điện Hoa Nam.
Vào tháng Năm, Canada cũng không cho phép một đơn vị của China Communications Construction thâu tóm công ty xây dựng Aecon của nước này
Tất cả chỉ vì một mối lo ngại: an ninh quốc gia.
Đang có một phong trào lan tỏa trên toàn cầu, kêu gọi sự cảnh giác về các khoản đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt là về công nghệ, theo nhận định của một số chuyên gia.
Khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ thống lĩnh ngành công nghệ cao trong 7 năm tới, với chương trình "Made in China 2025" thì đối với phương Tây, đó nghe như "một lời tuyên chiến,"Jeremy Zucker, chuyên về thương mại quốc tế tại Washington nói với tờ Bưu điện Hoa nam.
Kết quả, khoản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc lần đầu tiên đã giảm tổng thể trên toàn thế giới kể từ 2002, xuống còn 124,6 tỷ USD so với thời kỳ đỉnh điểm là 196,15 tỷ USD năm 2016, theo như thông tin từ Hội nghị về Thương mại và phát triển của LHQ.
Khoản đầu tư trực tiếp vào Hoa Kỳ của Trung Quốc cũng giảm kỷ lục, với trong nửa năm nay chỉ đạt 1,8 tỷ USD, tức tụt hơn 90% so với năm ngoái, và thấp nhất trong 7 năm qua, theo Rhodium Group.
Tổng thống Donald Trump cũng thông qua việc mở rộng Ủy ban về Đầu tư Nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS) vào tháng trước.
Và động thái đã lan rộng các nước thuộc Liên minh Châu u, với Đức và Anh đang lên một số dự luật và chính sách sau khi chứng kiến nhiều thương gia Trung Quốc thâu tóm được các tập đoàn khổng lồ của hai qốc gia này.
"Về lâu dài thì đồng tiền của Trung Quốc vẫn sẽ tìm cách vươn ra ngoài - và thế giới biết rằng nó cần những đồng tiền của Trung Quốc. Nhưng hiện giờ, chủ nghĩa bảo hộ đang lên và nó không chỉ xảy ra ở Hoa Kỳ," Edward Mermelstein, một cố vấn về đầu tư nước ngoài tại New York cho biết.
Hợp Ca TA VUI CA VANG, nhạc Văn Phụng
Nhạc ngày xanh reo vang nơi nơi
Miền đồng quê bao la xanh tươi
Trong ánh nắng mai tràn hương mới
Có tiếng ríu rít đôi chân xinh xinh
Tắm ánh nắng mới một ngày hòa bình
Ðời đẹp như bông lúa thắm xinh
Từ thành đô ra đi muôn phương
Hòa niềm vui trong bao yêu thương
Reo rắt khắp nơi nguồn vui sống
Tiếng gió lướt sóng mênh mông mênh mông
Dốc núi bát ngát chập chùng chập chùng
Ðời tự do say trong phong sương
Tình lai láng với cây đàn
Ta chung hòa tình ca hát theo đàn
Nhạc ngày xanh reo vang nơi nơi
Miền đồng quê bao la xanh tươi
Trong ánh nắng mai tràn hương mới
Có tiếng ríu rít đôi chân xinh xinh
Tắm ánh nắng mới một ngày hòa bình
Ðời đẹp như bông lúa thắm xinh
Ngàn lời ca dâng lên say sưa
Dù bình minh hay trong đêm mưa
Ta hát vang vang ngập muôn lối
Gió mát lát đát hương quê êm dâng
Có tiếng ríu rít rì rào chào mừng
Mừng tự do về trên quê hương
Miền đồng quê bao la xanh tươi
Trong ánh nắng mai tràn hương mới
Có tiếng ríu rít đôi chân xinh xinh
Tắm ánh nắng mới một ngày hòa bình
Ðời đẹp như bông lúa thắm xinh
Từ thành đô ra đi muôn phương
Hòa niềm vui trong bao yêu thương
Reo rắt khắp nơi nguồn vui sống
Tiếng gió lướt sóng mênh mông mênh mông
Dốc núi bát ngát chập chùng chập chùng
Ðời tự do say trong phong sương
Tình lai láng với cây đàn
Ta chung hòa tình ca hát theo đàn
Nhạc ngày xanh reo vang nơi nơi
Miền đồng quê bao la xanh tươi
Trong ánh nắng mai tràn hương mới
Có tiếng ríu rít đôi chân xinh xinh
Tắm ánh nắng mới một ngày hòa bình
Ðời đẹp như bông lúa thắm xinh
Ngàn lời ca dâng lên say sưa
Dù bình minh hay trong đêm mưa
Ta hát vang vang ngập muôn lối
Gió mát lát đát hương quê êm dâng
Có tiếng ríu rít rì rào chào mừng
Mừng tự do về trên quê hương
Bác Hồ, cụ Hồ, …tại sao không anh Hồ Chí Minh? - Tác giả Nguyễn thị Cỏ May
Có cơ hội tưởng cũng nên đặt lại cách gọi Hồ Chí Minh sao có thể nghe cho ổn . Cho phù hợp với tập quán thuần túy việt nam . Bác, cụ, Chủ tịch, …hay còn cái gì nữa mới đúng hơn ?
Tiếng «Bác» có từ lúc nào ?
Trong nấc thang quan hệ gia đình và xã hội Việt Nam, người lớn tuổi hơn cha, mẹ của mình (theo ngoài Bắc) thì phải gọi là bác . Trong Nam, anh của cha, mới gọi bác . Anh của mẹ, cũng như em của mẹ đều gọi bằng cậu . Mẫu mực quan hệ gia đình việt nam xưa nay được đem áp dụng vào cách ứng sử trong quan hệ xã hội nên xã hội việt nam rất hài hòa như một gia đình lớn . Đúng là gia đình là nền tảng xã hội .
Theo vài báo mạng đang lưu hành, thì sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, hai tiếng «Bác Hồ» bắt đầu được cho phổ biến để dân chúng quen dần sau khi thấy ông ấy thường ký «Bác Hồ» thư từ gởi cho trẻ con . Nhưng cụ thể hơn hết là thư ông ấy gởi cho Ban Âm nhạc Vệ quốc quân ngày 6-1-1946, báo Cứu quốc ngày 7-1-1946, đều ký «Bác Hồ» . Và thư sau đó ký «Bác Hồ» là thư của ông gởi cho thiếu niên hợp tác xã măng non thôn Phú Mẫn, xã Hàm sơn, tỉnh Hà Bắc, ngày 19-5-1969. Sau cùng, ở một tầm mức quan trọng hơn, có tính như chánh thức, là thư của ông gởi cho Ban Chấp hành đảng bộ đảng Lao động việt nam tỉnh Nghệ an ngày 21-7-1969 cũng chính ông ký «Bác Hồ» .
Trên một trang báo mạng khác, nguồn gốc gọi «Bác» lại khác hơn . Gọi «Bác» có trước năm 1945 . Nó xuất hiện từ hội nghị Trung ương lần thứ VIII, tháng 5 năm 1941 ở hang Pác Bó, Hà Quang, tỉnh cao Bằng . Trong số đảng viên cộng sản về dự hội nghị có Nguyễn Ái Quốc . Lần đầu tiên gặp Nguyễn Ái Quốc, mọi người không biết phải xưng hô cách nào cho phải phép .
Theo hồi ký của Hoàng Quốc Việt, lúc đó, mọi người đều gọi Hồ Chí Minh là «đồng chí», hay «cụ» . Sau thấy anh Trường Chinh và anh Thụ dùng tiếng «Bác», thì mọi người đều thấy gọi «Bác» là hợp với lòng mình . Nên từ đó, mọi người đều thưa với Bác bằng cái tên thân yêu . Tiếng «Bác» được dùng rộng rải hơn từ sau năm 1945 . Nhưng Trường Chinh và Thụ gọi «Bác», có phải theo phép xã giao người Bắc gọi «bác» là «anh» hay không ? Bác có nghĩa là bác của con mình .
Sau này tên gọi «Bác» còn được ký một số văn thư gởi Trung ương đảng và cả Bộ Chánh trị . Như vậy từ đây, tiếng « Bác» được chính Hồ Chí Minh chánh thức hóa để mọi người tôn xưng mình, đưa mình lên hàng cha chú? Và đồng thời cũng đệ tự thỏa mản tính «ta đây» sẳn có, vừa phục hận cho thời gian dài của kẻ tự thân không có gì cả, sống vất vưởn, từ chạy đầu này tới luồn ngỏ nọ để ngoi lên (dựa hơi cụ Phan Chu Trinh quen bìết cha mình, chạy theo các Cụ ở Gobelins, Paris 13e, vô Đảng Xã hội, tức đảng «xách-dép-vô», phát âm theo SFIO=Section Française Internationale Ouvrière, nhảy qua Đệ III Quốc tế, bám sát Staline và Mao Trạch-đông cho tới chết) !
Thật ra phải thừa nhận Hồ Chí Minh là nguời «tài ba», «tay trắng làm nên sự nghiệp lớn» ! Nhưng ông là một con người như thế nào? Đạo đức hay gian ác? Sự nghiệp của ông lập nên và để lại là một ơn ích hay một tai vạ cho mọi người, cho đất nước?
Nên gọi Hồ Chí Minh như thế nào ?
Theo văn hóa ứng xử Việt Nam, có lẽ vì dựa theo truyền thuyết một cái bộc nở ra trăm con, mà người ta gọi «bác» người lớn tuổi hơn cha của mình, « chú », người kém tuổi cha, gọi « anh,chị» người lớn tuổi hơn mình, … như trong quan hệ gia đình . Người tàu và tây phương không có cách xưng hô cùng « một nhà » như Việt nam ta .
Có thể gọi Hồ chí Minh bằng «bác», chữ «bác» phải viết chữ thường, khi người gọi dĩ nhiên phải nhỏ tuổi hơn ông ấy và nhứt là lúc ông còn sống. Còn «bác Hồ», tự cách gọi này là không đúng theo Việt nam, mà dành cho mọi người, thì hoàn toàn không đúng hơn nữa bởi có những người tuổi xấp xỉ với Hồ Chí Minh và cả những người lớn tuổi hơn . Nên nhớ lúc về Hà nội năm 1945, ông mới có 55 tuổi nếu tính theo năm sanh dỏm 1890 .
Vả lại, nếu gọi «bác», thì phải «bác Minh» hoặc «bác Hồ Chí Minh» . Tuyệt nhiên không thể gọi «Bác Hồ» . Bởi Việt nam không có chế độ phong kiến như Tàu và Âu châu .
Việt Nam có phong tước cho người có công lớn với triều đình, có cấp ruộng đất để sanh sống nhưng không có tính vỉnh viển và vẫn có thể bị triều đình lấy lại khi phạm tội . Và ở Vìệt nam, có nhiều người đủ mọi thành phần mang họ Hồ . Trong lúc đó, ở Tàu và Âu châu, dưới chế độ phong kiến, có những vương quốc, những gia trang mang họ người chủ là ông Hoàng, bà Chúa, Gia chủ . Những người này mới có «họ» để biết họ là ai, thuộc giòng dõi nào . Còn thứ dân chỉ cần có tên riêng để gọi sai bảo mà thôi .
Khi xã hội phát triển, sự nhận diện dân chúng trong khu vực trở thành phức tạp nên nhà vua, từ thế kỷ XII, mới cho phép thứ dân có họ . Ngoài những họ gần gũi với vua chúa, giới quí tôc, tăng lữ, có thêm những họ do nghề nghiệp đang làm, nơi đang cư ngụ, nhơn diện, … Điều này cho thấy sự khác biệc giữa Việt nam, một nước có văn hóa nhơn bản với Tàu và Âu châu, cùng thời đó, lại thiếu đặc tính này .
Nhưng có điều không giống ai vì tiếng gọi « bác » cũng bị độc quyền . Có những người, cha kém tuổi hơn các ông Trường Chinh, Phạm văn Đồng, …cũng vẫn phải gọi các ông này là « chú » thay vì « bác » cho đúng phép . Cái chế độ «bác» này mới thật ghê gớm . Cho tới sau 30/04/75, người trẻ miền Bắc vào Nam chỉ biết gọi mọi người, cả lớn tuổi hơn cha mình rất nhiều đều bằng « chú » . Dường như họ không biết gọi ai bằng «bác» ngoài «bác Hồ» của họ hết cả .
Thế mới thấy cả tiếng « bác » cũng bị «bác Hồ» ta chôm một cách độc doán làm của riêng nữa !
«Hồ Chí Minh» chỉ là một tên gọi mang tính hoàn toàn chánh trị, thì tại sao không gọi ông ấy là «đồng chí, đồng chóe» vì cùng đảng vói nhau, như đối với những đảng viên khác ? Nội qui đảng có ghi ngoại lệ này không ?
Tóm lại, khi đối thoại với ông thì tùy quan hệ tuổi tác và vai vế mà xưng hô . Còn ngày nay, ông đã chết thì khi viết về ông, tưởng chỉ nên gọi «Hồ Chí Minh» là đủ và phải phép lắm rồi.
Báo chí tây phương, khi viết về Giáo hoàng Vatican, cũng viết tên . Viết hay thưa « Đức Thánh Cha » chỉ khi đối thoại với ông mà thôi .
Hồ Chí Minh có bao nhiêu tên khác nhau ?
Theo bài «Sưu tầm tên gọi, bí danh và bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các thời kỳ» trên Báo Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam (7-10-2015) thì Hồ Chí Minh có 175 tên, từ tên khai sanh Nguyễn Sinh Cung, năm 1890, …đến tên cuối cùng trong bảng danh sách là Trần Dân Tiên . Tác giả bài báo, theo nề nếp viết báo đảng, đã không thể không thổi phồng lãnh tụ : « Mỗi tên gọi, bí danh hay bút danh của Người đều có một ý nghĩa riêng, phục vụ lợi ích cách mạng; phần nào cũng đã phản ánh nhân cách, tư tưởng lớn lao của Người về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, vì độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân …. » .
Tác giả có lưu ý độc giả là còn 30 tên, bút danh, bí danh nữa của bác nhưng chưa kịp kiểm soát trong trường hợp nào có những tên này . Khi có đủ chi tiết chính xác, Ban sưu tầm sẽ phổ biến .
Hồ Chí Minh, ghê chưa ?
Nhưng trong bảng danh sách này, có tên Trần Thắng Lợi, số 118, đáng chú ý riêng vì tên này là tác giả bài «Đảng Ta» đăng trên Tạp chí Sinh Hoạt Nội bộ số 13, tháng 1 năm 1949, Báo Điện tử Đảng cộng sản đăng lại, trong đó tác giả có ý nói Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là 2 người khác nhau : «Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở lại Tàu, cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng .Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu và đồng chí Trịnh Đình Cửu, đồng chí Tản Anh và vài đồng chí nữa đều oanh liệt hy sinh cho Đảng và cho dân tộc lâu trước ngày Cách mạng tháng Tám . Để giữ bí mật, các đại biểu khai hội bên sân đá banh của người Tàu. Vừa giả xem đá banh, vừa bàn bạc về Đảng .
Sau cuộc bàn bạc sôi nổi, và sau lời giải thích rõ ràng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, mọi người đều tán thành thống nhất cả ba nhóm thành một đảng».
Khi tìm hiểu về Hồ Chí Minh, ngưòi tìm hiểu sẽ gặp nhiều bóng tối bao trùm lên con người đó nên khó thấy rỏ điều mình muốn biết . Về Hồ Chí Minh, cùng trên báo đảng, có hai nguồn thông tin trái ngược nhau . Trên đây, ở phần nói về cách gọi «Bác» có từ lúc nào, có chi tiết nói tại Hội nghị Tung ương VIII tháng 5/1941 ở hang Pác Bó, đồng chí Nguyễn Ái Quốc xuất hiện lần đầu tiên nên mọi người lúng túng không biết phải gọi sao cho thích hợp . Trong Hồi ký của Hoàng Quốc Việt, thì mọi người bắt chước theo cách gọi của Trường Chinh và Thụ gọi là «Bác» và từ đó có tên gọi «Bác Hồ» . Cứ theo bản văn này, thì Nguyễn Ái Quốc và Hồ chí Minh là một người .
Vả lại, trong câu «…ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi … », tôi, có lẽ phải hiểu đó là Trần Thắng Lợi . Trong bản văn đó, không thể hiểu đó là Hồ chí Minh .Về sau này, người ta mới biết và nói rỏ Trần Thắng Lợi chính là Hồ Chí Minh . Điều này cho thấy tại sao Hồ Chí Minh có nhiều tên, nhiều bí danh và bút danh .
Nhìn lại Hồ Chí Minh có lẽ là người duy nhứt có tới 175 tên khác nhau, mà còn 30 tên nữa sẽ được bổ sung, thì đủ thấy ông là một con người tránh sự thật, tìm cách ần núp, gây hoang mang cho mọi người . Do bản tánh gian dối, láo cá vặt, lại còn được đào tạo chuyên nghiệp tại trường Quốc tế Lénine về tình báo . Hồ Chí Minh là nhơn viên tình báo của Quốc tế cộng sản, chớ không phải ông được đào tạo làm nhà lãnh đạo cộng sản . Mà làm tình báo thì chỉ biết nhiệm vụ và mục tiêu, không có vấn đề quốc gia, dân tộc, cả không có đạo đức, nhơn nghĩa gì hết !
Tại trường Quốc tế Lénine, mọi người được học trước hết 2 điều căn bản là «âm mưu cướp chánh quyền» và «nhận diện địch» ngoài những điều khác như bí mật, giấu lý lịch thật, dùng lý lịch giả, tuyên truyền, phản tuyên truyền, …(Céline Marangé, Le Communisme vietnamìen, trg 103-104, Presses de Sc.Po, Paris, 2012)
Nếu Hồ Chí Minh thật tình muốn khai tử tên Nguyễn Ái Quốc thì cũng dễ hiểu vì ông vẫn khó gột bỏ nổi ám ảnh về cái tên đó quá lớn, nó vượt hẳn tầm vóc của ông . Hơn nữa, cái tên đó hàm chứa cả ý nghĩa tiểu tư sản, trí thức, nặng văn hóa chánh trị Tây . Cụ Phan Chu Trinh đã về nước, tiếp theo các cụ Nguyễn Thế Truyền, Phan văn Trường cũng về nước . Cụ Nguyễn Thế Truyền sau sống, làm báo Thân Dân ở Sài gòn, ứng cử Phó Tổng thống với Nguyễn Hòa Hiệp năm 1067. Đây là những nhơn chứng cho cái tên Nguyễn Ái Quốc thì không gì tốt hơn cho Hồ Chí Minh là vứt đi cái tên Nguyễn Ái Quốc kia vốn đã không phải của mình .
Nhưng điều quan trọng đáng nói, nó quan trọng vì nó liên hệ tới cái gọi là «tư tưởng hồ chí minh», đó là sản phẩm của dối trá, chuyên gạt gẩm của Hồ Chí Minh . Ngày 2-9, gọi là ngày lễ độc lập, trước dân chúng đông đảo, ông long trọng tuyên bố «Tất cả mọi người đều sanh ra có quyền bình đẳng» ! Đúng, phải chăng vì, ngày nay, toàn dân đều có hình bác Hồ treo trong nhà ?
Tại sao không gọi Anh Hồ Chí Minh ?
Mười Trí, tức Huỳnh văn Trí, dân Bà Quẹo, sau khi vượt ngục Côn nôn về tới đất liền, bèn cùng uống nước tiểu của nhau, thay vì trích huyết ăn thề, kết nghĩa anh em chết sống với Bảy Viễn (Lê văn Vìễn), Năm Bé và Tư Nhị . Kịp lúc phong trào Nam bộ kháng chiến nổi lên, họ cùng tham gia kháng chiến chống Pháp ở Khu 7, lập ra Chi Đội Binh Xuyên . Năm 1949, Bảy Viễn về Sài gòn với Quốc trưởng Bảo Đại, Mười Trí ở lại với Việt Minh, được Nguyễn Bình ủy nhiệm thuyết phục Bảy Viễn đừng bỏ đi nhưng thất bại .
Mười Trí, thành phần xã hội khác hơn Bảy Viễn nên dễ bị ảnh hưởng cộng sản trong lúc đó Bảy Viễn quyết liệt chống cán bộ cộng sản được Hà nội gởi vào để kìm kẹp hàng ngũ kháng chiến trong Nam phải đi theo sát đuờng lối và mục đích cộng sản .
Bảy Viễn ra lệnh cho kháng chiến quân Bình Xuyên hể biết chánh trị viên hà nội là cho đi mò tôm ngay . Tuy theo cộng sản, sau khi Bảy Viễn về thành, vì cùng anh em ăn thề với nhau, nên Mười Trí vẫn bị Nguyễn Bình nghi ngờ, đưa đi Miền Tây, hoạt động với danh xưng Sư thúc Hòa Hảo, để lôi kéo Năm Lửa (Hòa Hảo) về theo cộng sản .
Trước khi đi, Mười Trí làm tiệc từ giả anh em Khu 7 . Nhơn có phái đoàn Miền nam ra Bắc họp Đại Hội do Phạm Hùng hướng dẩn, Mười Trí viết thư nhờ Phạm Hùng cầm ra gởi Hồ Chí Minh để trần tình tấm lòng mình chỉ có theo chánh phủ trung ương Hà nội . Thư không niêm để phái đoàn có thể đọc .
Phạm Hùng mở thư ra đọc :
« Bức tâm thơ kính gởi anh Hồ Chí Minh .
Thằng em của anh là Mười Trí gởi thơ này chúc anh khỏe mạnh . Thằng Bảy Viễn đã đầu Tây rồi, thằng em của anh rất lấy làm buồn vì không ngăn cản được nó . Nhưng thằng em của anh hứa chắc với anh là thằng em của anh sẽ tiếp tục kháng chiến cho tới thắng lợi cuối cùng .
Dân giang hồ một khi đã theo cách mạng là nhứt định đi tới cùng, không bao giờ sanh nhị tâm .
Ký tên Huỳnh văn Trí
Trung đoàn trưởng Trung đoàn 304 » (*) .
Phạm Hùng đọc qua, cảm thấy dội ngược vì chưa bao giờ có ai dám gọi Hồ Chí Minh bằng anh . Đưa cho tất cả thành viên phái đoàn lần lược đọc, ai cũng lắc đầu, im lặng . Tức ý muốn nói không nên đưa thơ cho Hồ Chí Minh .
Sau cùng, Hà Huy Giáp nhận xét nội dung thơ hoàn toàn đúng sự thật . Còn cách nói, tuy nói với «Bác», vẫn không có gì xúc phạm, thất lễ . Mười Trí kém «Bác» 13 tuổi, có gọi «Bác» bằng anh thì cũng bình thường thôi . Trái lại, lời thơ đúng là giọng dân giang hồ nam bộ, như vậy sẽ có cơ hội để «Bác» hiểu dân giang hồ nam bộ đi theo kháng chiến .
Nghe qua lý luận của Hà Huy Giáp, mọi người thấy an tâm nên đều bằng lòng nên đưa thơ của Mười Trí cho Hồ Chí Minh.
Khi gọi Hồ Chí Minh bằng anh, không biết có phải Mười Trí nghĩ Hồ Chí Minh cũng cùng gốc đi «hát» (**) như Mười Trí hay không ? Bởi anh em Bình Xuyên đều gốc giang hồ, khi phong trào kháng chiến chống Tây phát động ảnh ưởng sâu xa đến lòng yêu nước ở họ, tất cả đều từ bỏ đời sống củ, nhiệt tình tham gia kháng chiến . Trước đây giang hồ vì họ muốn sống hào hùng, ngoài vòng pháp luật .
Nên nhớ những người đi theo Hồ Chí Minh làm cách mạng cộng sản, ngoài lớp trí thức tiểu tư sản ra, phần lớn còn lại đều gốc bụi đời, du thủ du thực, thất học, chẳng mấy ai ý thức được tình yêu nước, và họ cũng không thấy họ sẽ bị mất cái gì khi đi làm cộng sản . Họ sẽ «có tất cả» nếu thành công, và không mất gì hết nếu thất bại ( Quốc tế ca) .
Nhưng nếu nghĩ Hồ Chí Minh củng là dân giang hồ như Bảy Viễn thì đó là một sự lầm lẫn rất lớn . Bởi Hồ Chí Minh không thể giang hồ vì thiếu tinh thần mã thượng của dân nam kỳ . Vã lại Hồ chí Minh là cộng sản, đệ tử chơn truyền của Staline và Mao . Staline được Lénine tuyển dụng nhờ thành tích ăn cướp ngân hàng và giết người không gớm tay .
Hơn nữa, Hồ Chí Minh đi «hát» không phải trong phạm vi thôn xóm như Mười Trí, mà trên cả nước . Thành tích thổ phỉ của ông và cái đảng của ông là cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, sau 30/04/75 trong Nam, là đổi tiền, đánh tư sản mại bản, kinh tế mới,…Ngày nay, đang đi «hát» trên ruộng đất của nhơn dân . Đảng viên lớn giàu lớn, nhỏ giàu nhỏ. Chỉ có nhơn dân lương thiện là tay trắng . Lời nói của Chu Sồi Sển, nhơn vật trong truyện «Xe lên, xe xuống» (Nguyễn Bình Phương, Diển đàn Thế kỷ, Huê kỳ), nói với Tướng cộng sản hà nội Chu văn Tấn «Tụi tao vì nghèo đi làm thổ phỉ . Tụi bây cũng vì nghèo, đi làm cách mạng . Tụi mình giống nhau» .
Tướng Chu văn Tấn bảo không giống . Phải chăng vì ông nghĩ « tụi nó đi ăn cướp, nói rõ đi ăn cướp . Còn mình, …đi làm cách mạng mà !” .
——————————
Ghi chú :
(*)Nguyên Hùng, Bảy Viễn, Thủ lãnh Bính Xuyên, xb Văn Học, Sài gòn, 1999, trg 288-289 và Pháp Luật Tp Hồ Chí Minh, Xuân 1998.
Cũng nên để ý Nguyên Hùng là đảng viên cộng sản nên viết luôn luôn nhằm phục vụ cho tuyên truyền cộng sản và công kích những người ái quốc chống cộng
sản .
(**) Đi Hát, tiếng lóng của giới giang hồ ở Nam kỳ có nghĩa là đi ăn cướp .
Chuyện thành công của “Boat people” ở xứ người trong bàn tiệc ở Korea - Tác giả Ts Nguyễn Văn Tuấn
Tối qua, trong buổi tiệc chiêu đãi ở Gangnam, chủ hỏi khách: “Tôi từng có thời làm postdoc ở Boston, gặp rất nhiều người Việt Nam cấp giáo sư, ai cũng nói họ là ‘boat people’. Thế anh cũng là ‘boat people’ à?” Chủ là chủ tịch Hội loãng xương Hàn Quốc, còn khách là tôi.
Tôi gật đầu trả lời yes, và nói một chút về lịch sử. Chủ trầm ngâm nghe và có vẻ suy tư. Hoá ra, thân phụ ông này từng tham chiến ở Việt Nam thời thập niên 1970 trong vai trò bác sĩ quân ...y. Chủ hỏi tiếp “Môi trường bên đó cạnh tranh rất ác liệt, làm sao boat people như mấy anh có thể ‘ngoi’ lên được cao như thế?” Tôi không trả lời trực tiếp mà chỉ nói “Từ một nước nghèo, đói và lạc hậu, mấy anh ở Nam Hàn ngày nay sánh vai cùng các nước tiên tiến; cái yếu tố chính là mấy anh có ý chí, và có các thể chế chính trị, xã hội và kinh tế tốt. Mấy người boat people anh gặp bên Mĩ cũng thế thôi.” Thế là chúng tôi nhậu Soju và nói chuyện Bắc Hàn, dòng họ Kim, dòng họ Lý Long Tường, Hồ Chí Minh, Mao, Castro, Đà Nẵng, Park Hang-seo, và chuyện ... xương.
Tôi kể cho họ nghe chuyện Hoàng tử Lý Long Tường là người “boat people” đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Họ không hề biết chuyện Lý Long Tường suýt bị chôn sống nên phải xuống thuyền đi tị nạn tận bên xứ Kim Chi, mà sau này còn làm đến cấp tướng nhờ đánh ... Tàu. Nghe tôi kể, họ chăm chú nghe và thích thú lắm. Tôi nói bên Mĩ có một ông boat people mới được thăng cấp tướng, và ông này từng làm chỉ huy lục quân Hoa Kì ở ngay Hàn Quốc này và nay được điều sang Nhật. Hai câu chuyện đó minh chứng cho mối liên hệ giữa thể chế và con người trong thể chế nào thì có thể ‘thành tài’.
Seoul mùa này nóng ghê. Hôm tháng 4 tôi ghé qua đây trời rất lạnh, nhưng lần này thì nhiệt độ lên đến 34 độ C! Nhưng đêm về thì nhiệt độ rất dễ chịu. Khu Gangnam về đêm cũng hay hay, quán ăn, quán bia, quán nhậu rất nhiều. Đi hai bên đường tương đối hẹp nhưng rất trật tự, thực khách đầy trong và ngoài các quán ăn. Chỉ khác Việt Nam mình là dân Hàn ở đây cũng nhậu nhiều nhưng họ không ồn ào như bên Việt Nam.
Seoul mùa này nóng ghê. Hôm tháng 4 tôi ghé qua đây trời rất lạnh, nhưng lần này thì nhiệt độ lên đến 34 độ C! Nhưng đêm về thì nhiệt độ rất dễ chịu. Khu Gangnam về đêm cũng hay hay, quán ăn, quán bia, quán nhậu rất nhiều. Đi hai bên đường tương đối hẹp nhưng rất trật tự, thực khách đầy trong và ngoài các quán ăn. Chỉ khác Việt Nam mình là dân Hàn ở đây cũng nhậu nhiều nhưng họ không ồn ào như bên Việt Nam.
Hãy dẫn con em đến thư viện đọc và mượn sách
Laptop và máy tính bảng có thể là một công cụ trợ giảng đắc lực cho trẻ em, nhưng nếu muốn khuyến khích trẻ đọc sách, cách tốt nhất vẫn là dùng những quyển sách thực sự.
Một quan điểm sai lầm phổ biến là trẻ thích đọc truyện trên các thiết bị điện tử như Ipad hoặc Kindles. Nhưng những nghiên cứu mới đã cho thấy điều này là không chính xác.
Theo một nghiên cứu đối với trẻ từ 4 – 6 tuổi, trẻ thường thích chơi với các thiết bị như Kindle, Ipad và điện thoại di động, nhưng lại không có khuynh hướng sử dụng những thiết bị này để đọc sách, và kết quả cũng tương tự với những trẻ đọc sách hàng ngày.
Nghiên cứu cũng cho thấy nếu trẻ sử dụng các thiết bị điện tử càng nhiều, trẻ sẽ càng ít đọc sách.
Theo kết quả nghiên cứu này, nếu chúng ta cho phép trẻ sử dụng các thiết bị điện tử nhiều sẽ có thể làm giảm thói quen đọc sách của trẻ .Trái lại, chính những quyển sách giấy mới là nguyên nhân giúp trẻ thích đọc sách.
Và quan trọng là, những trẻ mọt sách nhất không đọc trên thiết bị điện tử.
Tại sao chúng ta thường cho rằng trẻ thích sử dụng Ipad để đọc sách?
Theo giải thích của Marc Prensky, trẻ em có khả năng nhận thức các nội dung kỹ thuật số rất cao và có sở thích chung trong việc lướt màn hình.
Giả thuyết này đã có ảnh hưởng đến các quyết định về nguồn sách tại trường học và thư viện công cộng, cả ở Úc và Hoa Kỳ. Nhiều thư viện đã quyết định di dời toàn bộ sách giấy để lấy chỗ cho sách điện tử.
Nhưng bằng cách này, thư viện đã hạn chế trẻ em đọc sách theo cách chúng ưa thích, và có thể dẫn đến những ảnh hưởng bất lợi lên việc trẻ có thường xuyên đọc sách nữa hay không.
Trẻ em sẽ dần dành nhiều thời gian sử dụng các thiết bị điện tử hơn thông các các chương trình học ở trường, và phụ huynh thì đối mặt với việc phải luôn theo kịp công nghệ để hướng dẫn con cái ở nhà.
Trường học thì càng ngày càng được khuyến khích sử dụng thiết bị điện tử trong giáo trình giảng dạy. Trong khi sách điện tử có tính năng giải trí rất lớn nhưng chúng lại không đáng tin cậy về nội dung.
Tại sao trẻ thích sách giấy hơn?
Đọc sách điện tử thường dễ bị mất tập trung vì người đọc dễ dàng chuyển đổi qua các ứng dụng khác.
Đặc biệt đối với học sinh gặp vấn đề về tập trung, thì lợi ích của việc chơi game sẽ được thấy nhanh hơn so với lợi ích lâu dài của việc đọc sách.
Để sử dụng sách điện tử, trẻ cần biết cách sử dụng thiết bị trước khi có thể đọc. Trẻ cần phải biết cách truy cập những nguồn sách miễn phí hợp pháp thông qua các ứng dụng như Overdrive hay các trang mạng như Project Gutenburg.
Khuyến khích trẻ đọc sách bằng cách nào?
Nghiên cứu cho thấy việc đọc sách là một cách hiệu quả đề cải thiện và duy trì kỹ năng đọc hiểu, trái ngược với việc chỉ đọc những đoạn văn bản đơn giản.
Tuy các nghiên cứu quốc tế cho thấy rằng trẻ em đang ngày càng ít đọc sách hơn, nhưng vẫn có một số cách có thể khiến trẻ duy trì thói quen ích lợi này
- Trẻ thấy người khác say mê đọc sách. Nhiều trẻ không hề biết đến việc đọc sách cho đến khi chúng thấy thầy cô giáo của chúng thích đọc sách. Giáo viên say mê đọc sách có thể truyền cảm hứng khiến học trò đọc nhiều hơn và có niềm yêu thích với nhiều loại sách hơn.
- Tạo không gian đọc sách tại nhà và trường học. Môi trường ồn ào, đèn không đủ sáng và nhiều thứ cám dỗ sẽ không giúp tạo thói quen đọc sách cho trẻ, và sẽ dễ làm trẻ bị nản.
- Thầy cô và phụ huynh cần thảo luận về sách, chia sẻ suy nghĩ và giới thiệu sách cho nhau.
- Tiếp tục khuyến khích trẻ đọc sách để giải trí. Chúng ta biết rằng trẻ em sẽ mất dần sự gắn bó với sách theo thời gian, trong nhiều trường hợp phụ huynh không còn khuyến khích trẻ đọc sách nữa một khi trẻ đã có thể tự đọc. Điều này dẫn đến việc trẻ hiểu sai rằng việc đọc không còn quan trọng đối với chúng nữa. Duy trì việc đọc sách là rất quan trọng cho cả trẻ em và người lớn để xây dựng và duy trì kỹ năng đọc hiểu.
- Tìm hiểu xem trẻ thích đọc sách gì, và ủng hộ trẻ tiếp cận với nguồn sách ở trường và nhà.
Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018
Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018
"Trí Thức Tránh Né" ngày nay ở VN - Tác giả Mạnh Kim
Câu chuyện ông Trần Huỳnh Duy Thức không chỉ cho thấy vấn đề tù nhân lương tâm, tình trạng vi phạm nhân quyền hoặc thân phận trí thức dưới chế độ cộng sản, mà còn cho thấy một vấn đề lớn hơn và có tính xã hội rộng hơn: vai trò và sự chọn lựa chỗ đứng của người trí thức.
Nói đến (hầu hết) trí thức ngày nay, phải nén lại để không phải hắt ra một tiếng thở dài! Trong một bài báo, nhà thơ Trần Tiến Dũng viết: “Hàng giờ chỉ cần chạm vào smartphone, mở web, vào mạng xã hội thì hẳn... rằng các trí thức, nghệ sĩ có lương tâm không thể trốn chạy trước khối lượng thông tin về các vấn nạn thời cuộc chính trị-xã hội đang diễn ra khắp đất nước; có thể số đông thường dân chọn giấu mặt, im tiếng an thân nhưng nếu ai đó ý thức mình là trí thức-nghệ sĩ đích thực… thì sao có thể chọn tự cắt đầu trí thức, tự phế bỏ lương tri, tự biến thành sỏi đá trước vận mệnh dân tộc mà đứng ngoài thời cuộc chính trị?”… Cũng trong bài báo, ông Trần Tiến Dũng gọi “trí thức tránh né” là những người “tự chọn mình làm phế nhân”.
Nhắc lại nhận xét của ông Trần Tiến Dũng để thấy rằng sự chọn lựa “không làm phế nhân” của những người như ông Trần Huỳnh Duy Thức đáng trân trọng như thế nào. Nó đáng trân trọng bởi không ai sống trong chế độ này mà không ý thức được rằng sự chọn lựa “không làm phế nhân” luôn có thể biến mình thành tù nhân bất cứ lúc nào. Cách đây hơn 10 năm, khi mạng xã hội chỉ là một không gian chật hẹp giới hạn ở các trang blog, ông Trần Huỳnh Duy Thức đã nỗ lực đục thủng màn đêm để soi rọi ánh sáng tri thức vào các góc tối thời cuộc, như một người trí thức có lương tri đúng nghĩa. Ông không là người đi đầu trong việc nói lên thực trạng đất nước nhưng ông là người tiên phong trong việc phác họa những gì cần làm để đi tới tương lai.
Ông hắt những hạt mầm hy vọng lên mảnh đất vô vọng gần như tuyệt đối. Ông không nguyền rủa bóng đêm chế độ. Ông nỗ lực chỉ ra những sai lầm để các vấn đề thâm căn cố đế vẫn có thể được gỡ ra nhằm phát quang con đường dẫn đến một cuộc phát triển sáng lạn cho đất nước nói riêng và dân tộc nói chung. Bằng việc phác thảo “Con đường Việt Nam”, ông trên hết là một người Việt Nam chân tín, với tâm ý chân thành và lương tri chân chính. Ông chẳng là nhà đấu tranh gì cả. Ông không là nhà dân chủ gì cả. Ông chỉ là một trí thức Việt Nam, một trí thức hiếm hoi trên một đất nước mà nhiều “nhà trí thức” từ lâu đã tự “cắt đầu” biến mình thành phế nhân để không phải bận tâm đến thời cuộc.
Trí thức làm gì với thời cuộc? Một người bạn, anh Tuấn Khanh, đã đặt câu hỏi này với tôi rất nhiều lần. Tôi không thể trả lời một cách chính xác và đầy đủ nổi. Khi mà một cái “like” thôi cũng khiến người ta sợ hãi chùn tay thì bàn về trí thức với thời cuộc e rằng còn rất xa vời. Có điều, tôi (và chắc chắn nhiều người khác nữa), biết rằng, nếu im lặng vẫn được xem là “thái độ” “đúng” đối với trí thức đứng trước thời cuộc thì dân tộc này sẽ không chỉ chìm trong bóng tối. Nó sẽ bị diệt vong.
Nói đến (hầu hết) trí thức ngày nay, phải nén lại để không phải hắt ra một tiếng thở dài! Trong một bài báo, nhà thơ Trần Tiến Dũng viết: “Hàng giờ chỉ cần chạm vào smartphone, mở web, vào mạng xã hội thì hẳn... rằng các trí thức, nghệ sĩ có lương tâm không thể trốn chạy trước khối lượng thông tin về các vấn nạn thời cuộc chính trị-xã hội đang diễn ra khắp đất nước; có thể số đông thường dân chọn giấu mặt, im tiếng an thân nhưng nếu ai đó ý thức mình là trí thức-nghệ sĩ đích thực… thì sao có thể chọn tự cắt đầu trí thức, tự phế bỏ lương tri, tự biến thành sỏi đá trước vận mệnh dân tộc mà đứng ngoài thời cuộc chính trị?”… Cũng trong bài báo, ông Trần Tiến Dũng gọi “trí thức tránh né” là những người “tự chọn mình làm phế nhân”.
Nhắc lại nhận xét của ông Trần Tiến Dũng để thấy rằng sự chọn lựa “không làm phế nhân” của những người như ông Trần Huỳnh Duy Thức đáng trân trọng như thế nào. Nó đáng trân trọng bởi không ai sống trong chế độ này mà không ý thức được rằng sự chọn lựa “không làm phế nhân” luôn có thể biến mình thành tù nhân bất cứ lúc nào. Cách đây hơn 10 năm, khi mạng xã hội chỉ là một không gian chật hẹp giới hạn ở các trang blog, ông Trần Huỳnh Duy Thức đã nỗ lực đục thủng màn đêm để soi rọi ánh sáng tri thức vào các góc tối thời cuộc, như một người trí thức có lương tri đúng nghĩa. Ông không là người đi đầu trong việc nói lên thực trạng đất nước nhưng ông là người tiên phong trong việc phác họa những gì cần làm để đi tới tương lai.
Ông hắt những hạt mầm hy vọng lên mảnh đất vô vọng gần như tuyệt đối. Ông không nguyền rủa bóng đêm chế độ. Ông nỗ lực chỉ ra những sai lầm để các vấn đề thâm căn cố đế vẫn có thể được gỡ ra nhằm phát quang con đường dẫn đến một cuộc phát triển sáng lạn cho đất nước nói riêng và dân tộc nói chung. Bằng việc phác thảo “Con đường Việt Nam”, ông trên hết là một người Việt Nam chân tín, với tâm ý chân thành và lương tri chân chính. Ông chẳng là nhà đấu tranh gì cả. Ông không là nhà dân chủ gì cả. Ông chỉ là một trí thức Việt Nam, một trí thức hiếm hoi trên một đất nước mà nhiều “nhà trí thức” từ lâu đã tự “cắt đầu” biến mình thành phế nhân để không phải bận tâm đến thời cuộc.
Trí thức làm gì với thời cuộc? Một người bạn, anh Tuấn Khanh, đã đặt câu hỏi này với tôi rất nhiều lần. Tôi không thể trả lời một cách chính xác và đầy đủ nổi. Khi mà một cái “like” thôi cũng khiến người ta sợ hãi chùn tay thì bàn về trí thức với thời cuộc e rằng còn rất xa vời. Có điều, tôi (và chắc chắn nhiều người khác nữa), biết rằng, nếu im lặng vẫn được xem là “thái độ” “đúng” đối với trí thức đứng trước thời cuộc thì dân tộc này sẽ không chỉ chìm trong bóng tối. Nó sẽ bị diệt vong.
Bài Địa Lý và Bài Cách Trí - Thơ Cao Thoại Châu
1.Bài Địa lý
Trái đất chúng ta không phải hình tròn
Nó đúng là một khối lập phương
Em ra đường phải thoa son thoa phấn
Anh mang thân mình mắc vào lưỡi câu…
Mồi tan hoang chẳng được cá tôm nào
Trái đất cạnh này dài cạnh kia rất ngắn
Nơi này người ăn không hết bữa
Nơi kia đói lả dưới gầm cầu
Có những nơi tự do thành hàng dội chợ
Và nơi kia thành hạt gạo cắn làm đôi
Vì chưng trái đất hình vuông
Nên anh chịu cảnh cô đơn suốt đời
Trái đất tròn giống ngày xưa
Thì anh đâu phải cày bừa như trâu!
2.Bài Cách trí
Thân thể người ta có bốn phần
Đầu/ mình / tay chân / hạnh phúc
Đời không vui nên lũ trẻ sơ sinh
Khóc vì sợ mất quyền làm người trung thực!
Chào quốc kỳ dưới mái trường làng - Tác giả An Tiêm Mai Lý Cang
Trường làng tôi đi học thuở thiếu thời tọa lạc trên cánh đồng bên cạnh một dòng sông, xa xa nhìn thấy bóng dáng sắc màu của dãy rừng xanh, và núi thẫm.
Tướng tôi hơi gầy, nhưng nhờ cao giò cho nên lúc ấy thường được các thầy cô chiếu cố thường xuyên vào những buổi lễ chào cờ buổi sáng trước khi vào lớp học. Có nghĩa là nhiệm vụ của tôi, là đứng kéo cờ theo tiếng hát quốc ca của học sinh các lớp trong trường. Công việc nầy, chỉ cần nhẹ nhàng khéo tay là chu toàn nhiệm vụ. Ấy thế mà có những anh chàng học sinh vụng về, không làm được. Thí dụ, như khi bài hát đã chấm dứt rồi mà lá cờ hãy còn ở lửng lơ chưa lên tới ngọn, hoặc rút cờ lên quá sớm khi bài hát chưa xong. Chính chỗ đó, cho nên ông hiệu trưởng đề nghị các thầy cô đặt sát cho tôi có bổn phận là...thằng kéo cờ. Nhận được chức nầy, tôi cũng cảm thấy rằng mình có oai ra phết! Do vậy, sáng nào tôi cũng phải săn sóc từ cái áo, cái quần cho đến cái đầu sao cho có đường rẽ tươm tất, để khi bài hát cất lên dưới kỳ đài thì mình sẽ được hãnh diện trong tư thế đàng hoàng. Mặc dù khi ấy còn là đầu xanh tuổi trẻ, nhưng tôi cũng biết ý thức được phần nào về biểu tượng hồn thiêng sông núi của lá quốc kỳ. Và tôi cũng cảm thấy có đôi chút tự hào, khi đứng một mình giữa những hàng thứ tự của các học trò vây quanh. Tuy nhiên, điều làm cho tôi có ấn tượng hơn, là khi bắt gặp có những ông thầy giáo xứng đáng thể hiện động thái của mình qua phần hành điều khiển những buổi lễ chào cờ. Thực vậy, không phải không khí của các buổi lễ chào cờ nào cũng đều giống như nhau. Có hôm gặp ông thầy giáo điều khiển lễ chào cờ không có giọng nói tốt, thì không khí của buổi lễ chào cờ bị kém phần linh thiêng, tẻ nhạt. Còn hôm nào gặp ông thầy giáo có giọng trầm hùng điều khiển lễ chào cờ, thì bầu không khí oai nghiêm ở sân trường dường như đã được biến thành sức sống của một chiến khu, để cất lên tiếng những hát xuất quân xông trận. Chính tác dụng sinh động của hình ảnh không gian đó, là những lời hiệu triệu sắt son gởi trọn vào tâm hồn của tuổi thơ và hun đúc đá vàng theo thời gian ngày tháng. Sau khi từ giã những mái trường làng để về thành đô theo học ở các lớp cao hơn, tôi thấy mình có dịp được mở mang kiến thức nhiều hơn với tương lai mới. Nhưng sao những kỷ niệm bây giờ, không được giống như thời buổi bấy giờ. Bên cạnh cái sàng khôn, tôi vô tình ôm mang theo một niềm suy tư trăn trở. Vì rằng, ảnh hưỏng của chốn phồn hoa phố thị nơi đây đã làm cho tình bạn không còn trong sáng, tình yêu đâu còn với tuổi mộng mơ, nghĩa sư đệ còn biết lấy chi làm chừng mực? Tất cả, dường như có một biên cương giới hạn! Và ngậm ngùi hơn, là tôi cảm thấy rằng mình không còn có dịp để được thể hiện ra tình yêu quê hương tổ quốc một cách đơn sơ, chân thành, mộc mạc của thuở dại khờ. Đó chính là hình ảnh của những buổi sáng trời trong nắng đẹp, có tiếng chim kêu, bò rống ở ruộng đồng hòa lẫn với tiếng hát quốc ca của học trò dưới mái trường làng. Vào khoảnh khắc mà tất cả ánh mắt rực sáng của tuổi thơ, đều hướng nhìn lên kỳ đài.
Từ đỉnh cao có ngọn cờ tổ quốc thiêng liêng phất phới tung bay, như quyện bóng hình vào hồn thiêng sông núi…
Em ơi! Hà Nội Ăn Thịt Chó Và Thịt Mèo: Vietnam's Capital Hanoi Urges Residents to Stop Eating Dog and Cat Meat- Source Time Magazine
Em Mèo tại Dương Nội, Hà Nội, chờ bị lụi lấy thịt làm bún chả |
Vietnamese authorities are urging residents of its capital city Hanoi to stop eating dog meat, in an effort to protect its image as a “civilized and modern capital” and halt the spread of diseases such as rabies.
More than 1,000 shops in the city offer dog and cat meat, but officials worry the practice could tarnish its reputation among foreigners and tourists, Channel News Asia reports.
“The trading, killing and use of dog and cat meat has brought on a negative reaction from tourists and expatriates living in Hanoi,” Hanoi People’s Committee said in a statement Tuesday.
The government’s appeal also warned about the spread of rabies and other animal-borne diseases. According to the Associated Press, the move is part of a national program to stamp out rabies by 2021. Three people have died from the disease in the city this year and two others were confirmed to be infected, official figures said.
The committee also urged residents to forego cat meat, which is less popular than dog, but still available, CNA reports. Many of the animals are cruelly killed and the city government said it hoped the practice can be phased out.
Hanoi is known for its vibrant street food culture, which was highlighted in 2016 when President Obama and the late chef Anthony Bourdain shared a $6 meal of bun cha for an episode of Anthony Bourdain: Parts Unknown.
Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018
Màu Áo Nâu Sòng - Tác giả Võ Hồng
Ông bạn rót thêm tách trà đẩy về phía tôi:
- Mời thêm tách nữa, trà này coi vậy mà uống được. Im lặng chợt ông ngước mặt nhìn tôi: - À! Chợt nhớ ra. Hôm Phật Đản cách nay mười năm, tôi lên chùa Long Sơn dự lễ. Lễ đường chật ních người. Các giáo phẩm, các đạo hữu, các khuôn hội, các thầy trò trường Bồ Đề, chuông trống vang rền, ai nấy quỳ xuống. Mà sao tôi thấy ông lẻ loi đứng chắp hai tay mắt hướng nhìn tượng Phật? Câu hỏi gợi lên bất ngờ, một niềm xúc động trào dâng, tôi nghẹn ngào không biết trả lời thế nào. Trí nhớ vun vút chạy lui về quá khứ. …Năm 1954, Hiệp định Genève, tôi đưa vợ con từ vùng kháng chiến Phú Yên về Đà Lạt quê vợ. Năm 1956, vợ tôi yếu tim, xuống Sài Gòn chữa bệnh. Bác Sĩ Massias khuyên đổi khí hậu, chọn một miền có gió biển hiền hòa như Nha Trang. Đang lúng túng thì có tin Thượng Tọa Trí Nghiêm, Tổng giám thị trường Trung học Bồ Đề Nha Trang nhắn ra gấp vì trường sắp xếp cho năm học mới. Tôi chưa quen Thượng Tọa (TT), chưa diện kiến một lần nào. Có lẽ TT biết tôi vì hồi đó TT trụ trì ở một chùa gần làng tôi. Nhằm thời chiến tranh, cuộc sống đơn giản nghèo khó, lại nhằm tỉnh Phú Yên nhỏ hẹp, hiền hòa nên chắc là tôi được TT lưu ý dành cho cảm tình. Nhưng khi niên khóa mới bắt đầu thì TT được giáo hội điều ra tỉnh hội Thừa Thiên, ông Lê Bá Chẩn, Phó Tỉnh trưởng Khánh Hòa thay ông làm Tổng Giám thị trưởng. Dạy được một năm thì vợ tôi trở bệnh, từ trần. Bác Sĩ De Moisnat, Giám đốc phòng khám bệnh dành riêng cho Pháp kiều ở Nha Trang buồn rầu bảo tôi trong lần khám bệnh chót: "Dẫu ở Paris hay Washington thì cũng đành chịu thua"… Tôi một mình dạy học nuôi con. Cần mẫn và khiêm tốn. Thời kháng chiến tôi làm Hiệu Trưởng một trường Trung học khá lớn, nhưng ở đây tôi chỉ dạy lớp 6, lớp 7. Học sinh một số lớn là con em miệt nhà quê Diên Khánh xuống học nên tính tình dễ thương. Có một số chú điệu cạo trọc đầu còn chừa một miếng tóc giống hình miếng tranh lợp nhà. Y như hồi nhỏ ở nhà quê, lũ con trai chúng tôi đều được trang điểm kiểu đó. …Tháng năm nhẫn nại trôi. Cứ mỗi đầu năm học, tôi hồi hộp không biết năm nay nhà trường có phân phối số giờ dạy đủ cho tôi nuôi con tôi hay không. Ban quản trị nhà trường là một tập thể đông người. Thật khó mà giữ nguyên số giờ được phân phối, vì số giờ có thể thay tôi rất đông. Con, cháu, dâu, rể… của những vị có chức sắc ở Ban quản trị, ở các khuôn nội… mấy chục thầy cô giáo có tiếng ở hai trường công lập Võ Tánh và Huyền Trân. Tôi ở thế yếu rõ ràng. Đã vậy gia đình vợ tôi lại là Công Giáo ở Đà Lạt mà nhiều người biết. Chưa hết. Khi vợ tôi mất, thằng con trai lên 9 tuổi tôi cho học ở trường Giu-sê Nghĩa Thục. Y như một thách thức! Trong khi thực tế chỉ đáng thương. Chẳng là mẹ nó bị bệnh, nó lúc thúc chơi cạnh mẹ. Học hết lớp Một đâu ba tháng. Học lớp Hai chừng bốn tháng. Đến khi mẹ chết, nhìn số tuổi phải học lớp ba. Chỉ có trường Giu-sê Nghĩa Thục là ở gần nhà, chớ học trường khác, ai đưa đón? Nhà trường có lệ phải thi nhập học. Đề luận văn, ra: "Tả cảnh ngày Tết nơi nhà trò bằng cách trả lời những câu hỏi sau đây: Ngày Tết nhà trò có tổ chức gì để tưởng nhớ tổ tiên ông bà? Trong bữa cỗ ngày Tết, trò thấy có gì?.." Hồi giờ đã có học làm luận văn, toán gì đâu, nên hôm sau người thầy giáo phụ trách lớp (nguyên là học trò cũ của tôi thời chiến tranh) ghé lại tôi: - Thầy ơi, chớ thằng Hào nó làm luận cái kiểu gì như vầy, thầy? - Nó làm sao? - Nó ghi: Bài làm Câu số 1: Cúng. Câu số 2: Xào, gỏi dưa leo, thịt lụi, canh. Tôi bật cười, nói nhỏ: - Thôi, em liệu bào chế sao cho nó đậu cái đã. Rồi "qua" lo dạy nó sau. Những cảnh khổ, tôi nhẫn nại chịu đựng trong im lặng. Không ngờ có người biết, trong đó có Hòa Thượng Trí Thủ, Hòa Thượng đang là Giám đốc Phật học viện và tôi chưa có dịp gặp. Vậy mà một hôm có người mách nhỏ với tôi:- Những khó khăn của anh, Hòa Thượng Trí Thủ biết hết. Chuyện vợ anh là Công Giáo, chuyện con anh học trường Công Giáo, chuyện có một số Phật tử muốn chiếm chỗ dạy của anh. Nên Hòa Thượng có dặn Thượng Tọa Đổng Minh hãy lưu ý coi trường Bồ Đề có chia giờ dạy đủ cho anh nuôi con hay không. Tôi nghe mà xúc động rưng rưng. Bên cạnh Hòa Thượng Trí Thủ, Trí Nghiêm, tôi còn được quen với Hòa Thượng Chí Tín trụ trì chùa Long Sơn nằm sát cạnh trường Bồ Đề. Đứng bên gốc cây xứ hoa vàng nhìn xuống sân trường, nhìn đám học sinh ngây thơ nhảy giỡn, hay nhìn đoàn nữ sinh cầm tay nhau chầm chậm bước trên lối đi, nhìn các thầy cô giáo nghiêm trang nề nếp… tôi nghĩ rằng thầy trò chúng tôi đã ghi những nét dễ thương nơi tâm hồn Hòa Thượng. Rồi còn Thích Phước Sơn, Thích Minh Tuệ… Hiệu Trưởng của trường; rồi Thích…Thích… nhiều lắm, kể sao cho đủ, kể sao cho hết. Và vậy là bao nhiêu khổ đau của cuộc đời tôi như được xoa dịu, tâm hồn tôi như được an ủi…
… Tôi chợt giật mình nhìn sang ông bạn, nhớ là mình đã lơ đãng quên trả lời câu hỏi của ông. Tôi nhẹ mỉm cười - dấu hiệu nhận lỗi - và chầm chậm nói - cũng dấu hiệu nhận lỗi: - Tôi quỳ lạy khi cầu xin ơn phước. Chẳng hạn xin cho một người bị bệnh, một người thân bị nạn, một người lương thiện bị tai họa. Quỳ lạy một mình. Tôi chấp tay hướng mắt nhìn tượng Phật để tập trung suy nghĩ về chân lý giải thoát và biểu tỏ lòng sùng kính. Ở vào vị thế của tôi và trường hợp hôm nay … à thôi, ông bạn nghĩ một chút, ắt hiểu.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)