khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2019

Nghiên cứu: Đến năm 2100 đồng bằng sông Cửu Long có thể chìm dưới nước





Gần như toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam - một khu vực giúp nuôi sống khoảng 200 triệu người - sẽ chìm dưới nước đến năm 2100 với tốc độ diễn biến hiện thời, một nghiên cứu mới dự đoán.

Vùng đồng bằng này, nơi sinh cư của gần 18 triệu người và sản xuất một nửa sản lượng lương thực của Việt Nam, đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo tiềm tàng này phần lớn là do việc khai thác nước ngầm quá mức đang khiến đất sụt lún trong khi mực nước biển đồng thời đang dâng lên, nghiên cứu nhận thấy.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Utrecht ở Hà Lan đã tạo ra một mô hình số rộng khắp toàn vùng đồng bằng để theo dõi tác động của việc khai thác nước ngầm trong 25 năm qua và sử dụng nó làm cơ sở cho các dự đoán trong tương lai.

Khi kết hợp với tốc độ gia tăng của mực nước biển do biến đổi khí hậu, họ nhận thấy rằng dù có hành động gì được thực hiện đi chăng nữa, vùng đồng bằng trũng thấp rộng lớn sẽ bị mất - mặc dù những thay đổi trong việc sử dụng đất có thể cứu vãn một số khu vực khác.

"Kết quả cho thấy khi khai thác nước ngầm được cho phép tăng liên tục như trong những thập niên qua, sụt lún do khai thác có thể nhấn chìm gần như toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long," họ kết luận.

Philip Minderhoud, một nhà nghiên cứu các hệ thống dưới mặt đất và nước ngầm tại Đại học Utrecht và là người đứng đầu nghiên cứu này, cho biết khai thác nước ngầm là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong một loạt các yếu tố khiến đồng bằng sụt lún trung bình khoảng một centimét mỗi năm.

"Đồng bằng sẽ chứng kiến rất nhiều thay đổi trong những thập niên tới," ông nói.

Việc Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường vào năm 1986 đã kéo theo việc khai thác nước ngầm ồ ạt từ mức gần như bằng không 30 năm trước cho tới 2,5 triệu lít hiện đang bị rút khỏi tầng nước ngầm của đồng bằng mỗi ngày.

Ông giải thích nước mất đi làm giảm áp lực trong cấu trúc địa chất bên dưới, khiến đồng bằng lún xuống.

"Tất nhiên người dân sống ở đồng bằng có thể phát triển được trong nhiều thập niên qua một phần là do họ có nguồn nước ngầm này như một nguồn nước ngọt miễn phí," ông nói. "Đó sẽ là một thách thức lớn bởi vì hoặc là bạn tăng tốc sự sụt lún hoặc là bạn không có gì để uống và tưới cho hoa màu của mình."

Ông nói mực nước biển đồng thời đang tăng với tốc độ khoảng 3 mm đến 4 mm mỗi năm.

Trọng lượng của những cấu trúc nhân tạo xây trên đồng bằng, dòng chảy trầm tích từ thượng nguồn suy giảm và độ nén tự nhiên cũng là những yếu tố góp phần làm mất đất đồng bằng, ông nói.

"Nhưng khai thác nước ngầm là nguyên nhân duy nhất mà con người thực sự có thể thay đổi một cách tích cực nếu muốn mức độ sụt lún," ông cho biết.

Dù việc nâng nhà và đường sá được thực hiện khéo léo hơn để ứng phó với vấn đề này, song tác động của nó đối với nông nghiệp là không thể tránh khỏi và nghiêm trọng, ông nói them.

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới và 95 phần trăm sản lượng đó được sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi cũng chiếm 60 phần trăm lượng cá xuất khẩu của cả nước.

Bùi Chi Bửu, cố vấn của chính phủ Việt Nam về sản xuất lúa gạo và là cựu viện trưởng Viện Khoa học Kĩ thuật Nông nghiệp miền Nam, cho biết tác động kinh tế của việc mất đất vẫn chưa rõ ràng.

"Chúng tôi lo lắng về tương lai. Tài nguyên nước ngọt, nó có nghĩa là nguồn nước tự nhiên đến từ sông Mekong vào mùa khô là không ổn," ông nói.

Năm 2016, Việt Nam thiệt hại hơn 1,6 tỉ đôla do lũ lụt và hạn hán hủy hoại ít nhất 300 triệu tấn gạo ở vùng đồng bằng, ông nói.

Chín nhánh của sông Mekong bồi đáp phù sa cho vùng đất màu mỡ và phì nhiêu này khi chúng đổ biển khắp một khu vực có diện tích khoảng 40.000 km vuông.

Chín nhánh đó giờ chỉ còn bảy, ông Bửu nói. "Nhưng trong tương lai có lẽ chúng tôi còn bốn hoặc năm, tôi không biết."

Mất đi lượng trầm tích được bổ sung tự nhiên là một yếu tố hệ trọng khác góp phần làm đồng bằng sụt lún.

Các đập trên thượng nguồn sông Mekong, có chiều dài hơn 4.000 km bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng ở Trung Quốc rồi chảy qua Lào và Campuchia trước khi tuôn qua vùng đồng bằng, đã dẫn tới việc mất đi khoảng 40 phần trăm dòng chảy trầm tích, ông nói.

Một nghiên cứu năm 2018 của Ủy ban Sông Mekong cho thấy 97 phần trăm dòng chảy trầm tích đến đồng bằng sẽ bị mất đến năm 2040 nếu tất cả các con đập dự định xây trên sông Mekong và các phụ lưu của nó được xúc tiến.

Ông Bửu nói các biện pháp chính sách ứng phó với nhiều thế lực làm xói mòn đồng bằng, có thể bao gồm đê và cửa xả nước, đang được soạn thảo.

Phạm Văn Hùng, Phó Liên đoàn trưởng Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên Nước miền Nam, người đóng góp vào nghiên cứu này, nói một số hạn chế đối với việc khai thác nước ngầm đã được chính phủ ban hành hồi gần đây.

Hàng chục triệu tấn cát cũng đang được khai thác hàng năm từ sông Mekong, bao gồm cả ở đồng bằng sông Cửu Long, và việc này càng làm vấn đề trầm trọng hơn, Marc Goichot, chuyên gia đặc trách về nước thuộc chương trình Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng của WWF, nói.

Tất cả các thế lực này đã tác động đến trạng thái cân bằng động vốn bổ sung cho vùng đồng bằng này một cách tự nhiên.

"Điều rõ ràng là tất cả các thế lực đó đều đang góp phần đưa tới một vấn đề," ông nói. "Đồng bằng sụt lún là một vấn đề rất lớn."


Cựu Hồng y Mỹ McCarrick bị buộc hoàn tục vì tội xâm hại tình dục







Cựu Hồng y Mỹ Theodore McCarrick đã bị buộc phải từ bỏ giáo phẩm của mình trong Giáo hội Công giáo Roma sau khi ông bị kết tội xâm hại tình dục trẻ vị thành niên và người lớn, Vatican cho biết hôm thứ Bảy.

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã quyết định rằng phán quyết này, theo sau kháng nghị của ông McCarrick, một nhân vật có thế lực trong tư cách là Tổng Giám mục Washington, D.C. từ năm 2001 đến 2006, là phán quyết cuối cùng.

Một thông cáo của Vatican cho biết những tội của ông đã trở nên nghiêm trọng hơn bởi “yếu tố tăng nặng của hành vi lạm dụng quyền lực.”

Hồi tháng 7, ông McCarrick, 88 tuổi, trở thành giáo sĩ cao cấp đầu tiên của Giáo hội Công giáo Roma sau gần 100 năm bị tước danh hiệu hồng y. Giờ ông trở thành chức sắc cao cấp nhất của Giáo hội bị buộc hoàn tục trong thời hiện đại.

Quyết định này được đưa ra trong khi Giáo hội tiếp tục vật lộn với cuộc khủng hoảng xâm hại tình dục kéo dài nhiều thập niên. Các cuộc điều tra đã phơi bày chuyện các linh mục ấu dâm đã được thuyên chuyển từ giáo xứ này đến giáo xứ khác ra sao thay vì bị buộc hoàn tục hoặc bàn giao cho nhà chức trách dân sự xử lí ở nhiều nước trên toàn cầu.

Với phán quyết này, Đức Giáo hoàng Phanxicô dường như đang gửi một tín hiệu rằng ngay cả những người ở thượng tầng phẩm trật cũng sẽ bị buộc phải chịu trách nhiệm.

Phán quyết này, được đưa ra bởi Công nghị của Bộ Giáo lí Đức tin Vatican ba ngày trước, được công bố trước một đại hội vào tuần sau tại Vatican giữa những người đứng đầu các Giáo hội Công giáo cấp quốc gia để thảo luận về cuộc khủng hoảng xâm hại tình dục toàn cầu.

Bị buộc hoàn tục có nghĩa là ông McCarrick không còn có thể tự gọi mình là linh mục hay cử hành các bí tích, dù ông sẽ được cho phép cử hành lễ đối với người lâm chung trong trường hợp khẩn cấp.

Các cáo buộc nhắm vào ông McCarrick có từ hàng chục năm trước khi ông vẫn còn đang vươn lên đứng đầu hàng giáo phẩm trong Giáo hội Mỹ.

Ông McCarrick, hiện đang sống ẩn dật ở một tu viện hẻo lánh ở bang Kansas, đã lên tiếng công khai đáp lại chỉ một trong những cáo buộc, nói rằng ông hoàn toàn không nhớ gì về vụ việc bị nói là xâm hại tình dục một cậu bé 16 tuổi hơn 50 năm trước.

Ông McCarrick cũng bị xét thấy đã phạm tội dụ dỗ. Tội này xảy ra khi một linh mục sử dụng bí tích xưng tội làm cái cớ để thực hiện một hành vi vô đạo đức với người xưng tội.


Những Tên Đường Trên Thành Phố Tôi - Thơ Cao Thoại Châu





 
Chạy xe trên đường Quang Trung
Lại nhớ mười tám vạn quân thù
Không đứa nào sống sót, mất hồn, què cụt
Quê người cho một nấm mồ hoang
...

Thành phố tôi có đường Lý Tướng quân
Chân cứng đá mềm đứng trong lịch sử
Làm thơ trước giờ lên lưng ngựa
Lời thơ thơm lúa mạ trên đồng

Thành phố tôi có những công viên
Đêm sang sảng tiếng Bình Ngô đại cáo
Hào kiệt đất nước có khi nào thiếu
Gươm thiêng loáng nước ánh trăng rừng

Thần vì người cho mượn thanh gươm
Sòng phẳng trả khi rửa xong hận nước
Hận nước trong lòng của mỗi người dân!
Hồn nhiên sống chết với hòa bình

Chiều thả xe trên đường Hai Bà Trưng
Có trường học mang tên hai vị ấy
Thì cột đồng kẻ thù để lại
Chỉ là cái tăm gãy nát dưới gầm bàn

Thành phố tôi có đường Trần Hưng Đạo
Người mang đầu ra bảo vệ giang san
“Đầu tôi còn bệ hạ không được hèn”
Vua phải mạnh ngang với tầm dân thứ!

Bao lớp lớn lên từ trường học Ngô Quyền
Kiêu hãnh trước một bầy Nam Hán
Không hẹn mà thành phố nào có sông
Thì bờ ấy là bến Bạch Đằng, Hàm Tử!

Tôi từng là học sinh trường Chu Văn An
Thất trảm sớ một thời lừng lẫy
Trái tim của nhà danh sĩ ấy
Bản sao còn rõ nét đến bây giờ

Chiều đi qua vườn hoa Diên Hồng
Không đa cảm mà tự nhiên nhoà lệ
Bài học này thuộc từ thời còn bé
Mỗi con người là một cuốn giáo khoa thư!

Mỗi bảng tên đường thấm máu cha ông
Làm bằng sắt hay bằng xương thịt
Tên núi tên sông tên từng tấc đất
Thành phố phường ngang dọc trong tim

Rất phân minh giữa bạn và thù
Người Việt Nam không biết làm nô lệ
Mỗi tấc đất cọng rau con tôm con cá
Trên đất này đều có giấy khai sinh!

Mọi kẻ xâm lăng đều là quân thù
Không thể nguỵ trang thành bạn bè của nước
Mỗi bảng tên đường là một tuyên ngôn
Cộng chung lại thành bốn ngàn năm lịch sử!

Người nước tôi hiền hòa
Và hơn thế nữa
Bất khuất Kiêu hùng
Những bảng tên đường sáng trưng thành phố!





Phỏng vấn Thượng Tọa Thích Thiện Minh







Liên Minh Quân Sự Nga Hoa (Phần 4)







Liên Minh Quân Sự Nga Hoa (Phần 3)







Liên Minh Quân Sự Nga Hoa (Phần 2)







Liên Minh Quân Sự Nga Hoa (Phần 1)







Không có Hưu chiến Mỹ-Hoa


Tuần này, phái bộ Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ lại đàm phán để tránh một trận thương chiến giữa hai nước. Nhưng việc hưu chiến nếu có thì cũng khó bền vì nhiều mâu thuẫn sâu xa hơn giữa hai nền kinh tế. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu tại sao…

Thanh Trúc: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Thanh Trúc xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa trong chương trình phát thanh đầu tiên sau Tết Kỷ Hợi 2019. Thưa ông, tuần này các thị trường trên thế giới đều theo dõi những mâu thuẫn đa diện giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, mà nổi bật nhất là mâu thuẫn kinh tế trong các tranh chấp ông gọi là “thương chiến” giữa hai nền kinh tế có sản lượng cao nhất thế giới, vì sẽ chi phối sinh hoạt kinh tế của các nước khác. Theo dõi chuyện này từ lâu, ông nghĩ sao về kết quả đàm phán giữa hai nước?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ rằng Chính quyền Hoa Kỳ gặp bất lợi về chiến thuật nên Tổng thống Donald Trump cần tìm một thành quả biểu kiến, nhưng điều ấy không bền vì có nhiều mâu thuẫn sâu xa hơn nằm trong luồng giao dịch giữa đôi bên trong khi Chính quyền Trung Quốc mới thật sự gặp khó khăn từ cơ cấu, thuộc loại chiến lược. Cho nên, nếu hai nước có đạt một số đồng thuận sau hai ngày hội họp trong tuần này, chúng ta chưa nên vội mừng. Câu chuyện phức tạp hơn những gì người ta có thể thấy trên mặt nổi, ở bề ngoài.

Thanh Trúc: Như vậy, chúng ta sẽ đi từng bước để tìm hiểu về sự phức tạp này. Vì sao ông cho rằng sự đồng thuận nếu có giữa đại biểu của hai nước chỉ có giá trị biểu kiến, tượng trưng?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tổ chức Trade Partnership Worldwide vừa công bố một nghiên cứu về kịch bản thương chiến toàn diện giữa hai nước (https://tradepartnership.com/wp-content/uploads/2019/02/All-Tariffs-Study-FINAL.pdf) theo đó kinh tế Mỹ sẽ giảm đà tăng trưởng hơn một điểm bách phân - thí dụ như thay vì tăng 3% một năm thì chỉ còn 2% - và bình quân thì lợi tức của các hộ gia đình Hoa Kỳ mất 2.294 đô la một năm, mà kinh tế Mỹ mất hai triệu việc làm. Trong một xứ dân chủ, phí tổn kinh tế đó là một vấn nạn chính trị cho Chính quyền Trump khi nước Mỹ lại có tổng tuyển cử vào năm tới.

- Có thể là vì vậy mà phía Hoa Kỳ bắn ra tín hiệu là ông Trump muốn có thượng đỉnh vào Tháng Ba với Tổng bí thư Tập Cận Bình để tránh một trận chiến thương mại chắc chắn là có tổn thất khi Hoa Kỳ đòi áp thuế thêm 25% trên 267 tỷ Mỹ kim hàng Trung Quốc bán vào thị trường Mỹ, tức là tăng thuế lên mọi mặt hàng của Trung Quốc. Tôi gọi đó là một bất lợi về chiến thuật với hậu quả tai hại về dài vì mâu thuẫn giữa đôi bên sâu xa hơn người ta có thể nghĩ.

Thanh Trúc: Trước khi nói tới những mâu thuẫn sâu xa đó, Thanh Trúc xin được hỏi ông về những khó khăn ông gọi là chiến lược của lãnh đạo Bắc Kinh.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Kinh tế Trung Quốc đi hết chu kỳ tăng trưởng ngoạn mục sau 30 năm cải cách kể từ 1979 và đã gặp nhiều khó khăn ngày càng dồn dập nhưng Tổng bí thư Tập Cận Bình không giải quyết nổi dù đã tập trung tối đa quyền lực vào trong tay. Ông ta không có nhu cầu tái tranh cử mà thật ra vẫn bị quần chúng và thị trường phê phán nên có thể nhượng bộ phía Hoa Kỳ để mua thời gian khắc phục các nan đề trong nội bộ. Khi cơ cấu kinh tế xã hội lâm nguy, việc hưu chiến với Mỹ là yêu cầu ngắn hạn, chứ về dài thì vấn đề nằm trong nội tình Trung Quốc.

- Thứ nhất, đà tăng trưởng sa sút, thực tế chẳng lên tới 6,6% như họ nói mà vẫn là mức thấp nhất từ ba chục năm nay; thứ hai, các biện pháp kích thích chỉ là liều thuốc ngoài da, như giảm thuế cho tiểu doanh nghiệp và sinh viên vừa tốt nghiệp và cho giới cùng khốn; thứ ba, lại tiếp tục bơm tiền cấp cứu các xí nghiệp đang vỡ nợ; sở dĩ như vậy vì nạn thất nghiệp và biểu tình phản đối của công nhân đã tăng mạnh so với năm ngoái, nhất là tại khu vực duyên hải miền Đông là nơi giao dịch với thế giới bên ngoài. Sau cùng, ta không nên quên bối cảnh quốc tế là kinh tế thế giới có thể bị nạn suy trầm trong năm tới, như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF vừa cảnh báo.

Thanh Trúc: Ông có nêu hai ý kiến hơi bất ngờ, thứ nhất là lãnh đạo một xứ dân chủ như Hoa Kỳ phải nhìn vào tấm lịch bầu cử mà có khi sẽ nhượng bộ, nhưng lãnh đạo một xứ độc tài như Trung Quốc lại có một bài toán khác còn trầm trọng hơn trong nội tình của mình. Khán thính giả của chúng ta có thể muốn ông giải thích thêm về chuyện này.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin nêu thêm một ý thứ ba để chúng ta cùng hiểu ra chuyện đó.

- Trong Tháng 12 vừa qua, thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ bị dao động mạnh vì một số lý do, trong đó có trận thương chiến Mỹ-Hoa sau vụ hưu chiến giữa lãnh tụ hai nước hôm mùng một. Thị trường mà dao động là chính trường phải quan tâm vì sẽ bị quần chúng luận công hay tội. Vì sao lại như vậy? - Vì vai trò của khu vực tư nhân.

- Tổng sản lượng kinh tế của Mỹ là khoảng 19 ngàn tỷ đô la một năm, kết số thị trường chứng khoán Mỹ tại New York là 28 ngàn tỷ, tức là cao hơn GDP tới 50%. Kinh tế Trung Quốc sản xuất chừng hơn 12 ngàn tỷ đô la một năm mà thị trường chứng khoán Thượng Hải chỉ có chừng hơn bốn ngàn tỷ, chưa bằng một phần ba GDP. Điều ấy cho thấy sức mạnh của khu vực tư nhân tại Hoa Kỳ so với Trung Quốc và cổ phiếu Thượng Hải có mất giá 25% trong năm qua chẳng thấy ai oán! Nếu nhìn về dài thì đấy mới là thực lực kinh tế của hai nước và việc chế độ dân chủ phải quan tâm đến ý dân mới là ưu thế trường kỳ dù có bất lợi ngắn hạn….

Thanh Trúc: Nói về ưu thế trường kỳ và Thanh Trúc xin nêu câu hỏi khác, thưa ông. Lãnh đạo Bắc Kinh tất nhiên có biết nhược điểm chiến lược của Trung Quốc và tìm cách sửa sai, vì sao họ không sửa được để lâm vào tình trạng nghiêm trọng ngày nay nên phải tìm cách hưu chiến với Hoa Kỳ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đây mới là mấu chốt của mâu thuẫn giữa đôi bên.

- Kinh tế Trung Quốc có lợi thế là dân số đông và nhân công rẻ nên đạt tăng trưởng cao sau 30 năm cải cách với trọng tâm là đầu tư mạnh để chế biến mặt hàng tiêu dùng với giá rẻ và ào ạt bán ra ngoài. Nhưng lợi thế đó hết còn vì dân số bị lão hóa sẽ co cụm mà nhân công cũng không còn rẻ. Trong khi đó, từ thời Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo hơn chục năm trước, lãnh đạo Bắc Kinh đã nói tới nhược điểm kinh tế của Trung Quốc là không cân đối, không phối hợp, không công bằng và không bền vững. Nhưng họ không thể cải cách nổi và khi kinh tế thế giới bị nạn Tổng suy trầm năm 2008-2009 thì lại theo phương pháp của kinh tế gia John Maynard Keynes mà ào ạt bơm tiền, trong một hệ thống chính trị Mác-xít là lãnh đạo khỏi bị trách nhiệm gì với thần dân. Kết quả là một núi nợ vĩ đại và cả trăm cái bẫy xập về tài chính chưa nói tới cái bẫy về lợi tức thấp. Lên lãnh đạo từ cuối năm 2012, Tập Cận Bình muốn cải cách nên tập trung quyền lực để thanh lọc và thanh trừng các xu hướng đối nghịch qua chiến dịch diệt trừ tham nhũng vốn dĩ là thuộc tính của các chế độ độc tài.

- Năm 2015, Bắc Kinh mới công bố nhiều kế hoạch công nghiệp hóa đầy tham vọng, nổi bật nhất là kế hoạch “Chế tạo tại Trung Quốc năm 2025”, theo Anh ngữ là “Made in China 2025”, là một kế hoạch 10 năm đầu để lên trình độ công nghiệp tiên tiến nhất vào năm 2049, kỷ niệm 100 năm ra đời của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Đáng tiếc là quần chúng Mỹ lại ít biết về kế hoạch này, tưởng như là tài liệu tuyên truyền, chứ thật ra Tồng bí thư Tập Cận Bình muốn ra khỏi chiến lược sử dụng dân số đông và nhân công rẻ nhằm bắt kịp Hoa Kỳ. Kế hoạch đó mới là cái gai trong quan hệ kinh tế của Trung Quốc với các nước.

Thanh Trúc: Xin đề nghị ông trình bày thêm về cái kế hoạch Made in China mà ông gọi là cái gai trong quan hệ kinh tế của Trung Quốc với các nước.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ban đầu thì kế hoạch này có vẻ mơ hồ và duy ý chí nên được coi như một tài liệu tuyên truyền. Khi gặp phản ứng nghi ngờ của nhiều nước thì Bắc Kinh tránh nói tới nội dung mà vẫn tiến hành trong thực tế và nay là mâu thuẫn trầm trọng nhất với nước Mỹ. Bắc Kinh không thể nào làm khác nếu muốn có một bước nhảy vọt lên một trình độ công nghiệp cao hơn.

- Về nội dung, kế hoạch Made in America nhắm vào 10 khu vực ưu tiên có phần đóng góp của nội địa lên tới 70% vào năm 2025. Các khu vực đó là 1/ Công nghệ Tin học mới; 2/ Thiết bị tự động điều khiển bằng máy tính và người máy tự động hay robots; 3/ Kỹ nghệ hàng không và không gian; 4/ Thiết bị hải dương và công nghiệp đóng tầu; 5/ Thiết bị hỏa xa cao cấp và cao tốc; 6/ Tiết kiệm năng lượng và ráp chế xe hơi chạy bằng điện; 7/ Sản xuất điện lực sạch; 8/ Sản xuất nông cơ nông cụ; 9/ Tìm ra và sản xuất vật liệu tiên tiến; và 10/ Sản xuất dược phẩm nhờ sinh học và dụng cụ y khoa có công hiệu cao hơn.

Thanh Trúc: Nhưng mọi quốc gia đều có thể đề ra những mục tiêu ưu tiên như vậy, thưa ông, vì sao Kế hoạch Made in China 2025 lại là vấn đề?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Quả thật là mọi quốc gia, như Nhật Bản, Nam Hàn ngày xưa hay nước Đức vào năm 2011 đều có loại kế hoạch công nghiệp hóa như vậy. Nhưng trường hợp của Trung Quốc lại hoàn toàn khác. Ta không nên quên là tại Trung Quốc thì đảng Cộng sản, nhà nước, các doanh nghiệp, đại học hay trung tâm nghiên cứu đều “nhất thể hóa”, là một tập thể hợp nhất dưới sự chỉ đạo của đảng. Thí dụ cụ thể và nóng bỏng là công ty nặc danh Huawei Hoa Vi, nó không là một doanh nghiệp tư nhân như người ta nghĩ. Thứ nữa, nội dung có vẻ hiền hòa đó lại che giấu phương pháp gian trá là bắt ép để ăn cắp hay ăn cướp công nghệ của thiên hạ khi làm ăn với các nước. Thứ ba, lãnh đạo Bắc Kinh không từ bỏ tinh thần đấu tranh nên sử dụng mọi công nghệ hay thuật lý tiên tiến nhất vào mục tiêu an ninh và quân sự không chỉ cho mục tiêu tự vệ mà còn trong mục tiêu tấn công vào “không gian điện não” hay “cyberspace” của thiên hạ. Ngoài hồ sơ kinh tế, cách cư xử của Bắc Kinh với khu vực tư doanh hay việc họ đàn áp đối lập vì lý do tôn giáo, sắc tộc hay chính trị đang là vấn đề được thế giới quan tâm và báo động. Vì vậy, mâu thuẫn với Hoa Kỳ không gói tròn vào thuế nhập nội mà vào cách hành xử của Bắc Kinh và Chính quyền Trump có thể tận dụng luật lệ Hoa Kỳ mà đòi Trung Quốc phải thay đổi nhiều hơn.

Thanh Trúc: Ông kết luận thế nào về mâu thuẫn này giữa hai nước?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trong tình trạng phân cực chính trị hiện nay tại Hoa Kỳ, điểm đồng thuận duy nhất giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa lại là đối sách cứng rắn với Bắc Kinh. Hoa Kỳ mất cả năm đàm phán với Trung Quốc và thực ra đang có thế mạnh để đòi Bắc Kinh cải cách cơ chế kinh tế và chính trị của họ theo chuẩn mực bình thường của các nước văn minh. Vì lý do chính trị ngắn hạn, Chính quyền Trump có thể ra vẻ tin tưởng vào nhượng bộ và cam kết của Trung Quốc, nhưng cẩn kiểm chứng và gia tăng sức ép thì mới khiến Bắc Kinh thay đổi.

Kết luận của tôi là Hoa Kỳ đã đánh giá sai bản chất của Trung Quốc trong nhiều thập niên trải qua bảy đời Tổng thống, kể từ Jimmy Carter. Ông Trump đang có cơ hội sửa sai nên sẽ lại sai nữa nếu muốn tìm thảnh quả chính trị ngắn hạn.


Sử ta, sao phải hỏi ý kiến Tàu? - Tác giả Nguyễn tường Thụy






Dư luận đang sôi sùng sục bởi ý kiến của GS Phạm Hồng Tung xung quanh vấn đề “Chiến tranh biên giới 1979 được dạy trong chương trình phổ thông mới ra sao” đăng ở Vietnamnet.
 
Theo giới thiệu thì ông Phạm Hồng Tung là giáo sư sử học đang giảng dạy tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), là Chủ biên chương trình Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Với những vị trí ấy thì ông có ảnh hưởng nhiều đến việc giảng dạy lịch sử.

Khi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Cộng mấy chục năm nay bị giấu biến thì nói chung, nhiều ý kiến của ông chấp nhận được, trúng suy nghĩ của nhiều người. Ví dụ ông cho rằng cần tránh che giấu sự thật trong giảng dạy... về sự kiện lịch sử này. Ông Tung cũng thừa nhận những người đã hy sinh trong cuộc chiến tranh này rất ít được nhắc đến hoặc ông chỉ ra trong nhà trường, việc giáo dục về nội dung lịch sử này rất sơ sài, chỉ được đề cập đến với 4 câu, 11 dòng tại sách giáo khoa Lịch sử lớp 12... Ông cho biết Trung Quốc vẫn đang được dạy một chiều về cuộc chiến tranh này và xuyên tạc về nó. Không chỉ thế mà tất cả các cuộc chiến tranh trong quá khứ, lịch sử hai bên dạy rất khác nhau.

Tuy nhiên, ông Tung lại cho rằng đây là vấn đề nhạy cảm nên cần phải cẩn thận. Và cái sự cẩn thận quá đáng của ông ta đã dẫn đến phản ứng của dư luận.

Tất nhiên, những vấn đề ông Tung nói ra là phải có chủ trương chứ không phải nghĩ thế nào, ông cứ tuồn tuột nói ra như thế. Vì không phải đến bây giờ ông mới dạy sử và không phải cuộc chiến tranh này vừa mới diễn ra mà từ 40 năm nay rồi. Nói thế để thấy rằng, ông nói gì thì cũng phải được phép và bây giờ ông được phép nói ra như thế. Chính tư duy “được phép” mới dẫn đến ý kiến gây bão trên mạng xã hội: Bây giờ (40 năm đã qua) “chính là lúc giới sử học của hai nước nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước”.

Ý kiến này của ông Tung có vẻ mâu thuẫn với các ý kiến khác của ông như “cần phải dạy về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc năm 1979 một cách khoa học, đúng đắn”, hay “không nên lảng tránh việc trình bày và đánh giá về quá trình lịch sử này”, vì nếu đã có thái độ khoa học và đúng đắn, không lảng tránh thì việc gì còn phải “ngồi lại” với kẻ đã xâm lược nước mình, đã giết chóc, tàn sát nhân dân mình
 
Để tăng tính thuyết phục cho ý kiến này, ông Tung dẫn ra chuyện Pháp và Đức từng xảy ra chiến tranh và đã ngồi lại với nhau. Nhưng Pháp và Đức khác hẳn Việt Nam, Trung Quốc về dân trí, dân chủ, về tính văn minh của chế độ chính trị. Quan hệ giữa hai nước ấy là quan hệ bình đẳng, ngang hàng, khác hẳn quan hệ Việt Trung.

Ý kiến của ông Tung có thể hiểu rằng, viết về cuộc chiến tranh này như thế nào là phải hỏi ý kiến Trung Cộng. Viết về một cuộc chiến tranh, phải đề cập đến bối cảnh, nguyên nhân, diễn biến và hậu quả. Hai phía là kẻ thù, là đối phương, là đối tượng tác chiến của nhau nên quan điểm mỗi bên nhất định phải khác nhau, trái ngược nhau. Khi đã rụt rè không dám viết khác với ý kiến kẻ thù, hay được kẻ thù đồng ý thì còn gì là lịch sử nữa mà nó trở thành một sự kiện đã được gọt giũa, cắt xén, giấu giếm cho vừa lòng kẻ đã phát động chiến tranh xâm lược và để có lợi cho “đại cục”.

Trước ý kiến không thể chấp nhận được của ông Tung, facebooker Phuc Dinh Kim vặn, khó mà bắt bẻ: “Nếu chấp nhận lời đề nghị của Phạm Hồng Tung, tôi yêu cầu đến dịp kỷ niệm 45 năm ngày chấm dứt chiến tranh và thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2020, giới Sử học Việt Nam nên mời các Sử gia của Mỹ và VNCH đang định cư trên khắp thế giới ngồi lại để thống nhất nội dung lịch sử nước nhà giai đoạn 1954-1975”.

Fbker Phuc Dinh Kim đánh trúng tâm lý nô lệ, nhược tiểu trước thiên triều. Ông Tung trả lời sao đây về ý kiến này?
 

Lịch sử không xu nịnh ai


Thái độ của người viết sử là phải trung thực với lịch sử, chứ không phải theo nghị quyết, chủ trương, đường lối của một đảng phái nào đó, càng không phải theo ý muốn của kẻ thù.

Việc ông Tung đặt ra vấn đề viết về cuộc chiến tranh xâm lược của TC phải hỏi ý kiến Trung Cộng có lẽ xuất phát từ thói quen, viết gì, dạy như thế nào phải được phép, phải theo định hướng. Từ chỗ các nhà viết sử đã quen với chỉ thị, định hướng của đảng và ông Tung vì theo thói quen nên mới nâng lên khuôn phép mới là hỏi ý kiến kẻ thù.

Xin nhắc lại câu chuyện xưa nói về phẩm chất, khí tiết của người chép sử:

Thôi Trữ là công thần nước Tề, giết vua Tề là Tề Trang Công (tên thật là Khương Quang). Quan Thái sử chép rằng: “Mùa Hạ, tháng 5, ngày Ất Hợi, Thôi Trữ giết vua của nó là Quang”. Trữ sợ, bảo ghi khác đi thì Thái sử không chịu nên bị Trữ giết. Em của quan Thái sử tiếp tục công việc của anh, chép y câu trên, lại bị giết. Cho đến người em thứ ba vẫn chép nguyên câu ấy, sẵn sàng chịu chết nhưng Thôi Trữ không dám giết nữa.

Khi người em thứ ba được toàn mạng lui ra, thì gặp Nam Sử thị là một viên sử quan khác đứng chực sẵn. Thì ra Nam Sử thị sợ cả ba anh em Thái sử bị giết hết sẽ không có ai ghi lại sự thật lịch sử, nên đã viết sẵn trên thẻ, vẫn là: “Mùa Hạ, tháng 5, ngày Ất Hợi, Thôi Trữ giết vua của nó là Quang”.
 

Nhắc lại câu chuyện này để thấy khí tiết của người viết sử xưa, thà chết chứ không thể viết khác sự thật lịch sử.

Nhớ lại có lần một diễn giả đến trường tôi nói chuyện về ông Hồ Chí Minh, kiểu như ông Hoàng Chí Bảo sau này. Trong buổi nói chuyện chừng ba giờ, nhiều lần ông nhắc đến cụm từ “những người làm sử chúng tôi”. Lần đầu, tôi nghe đến chữ “làm sử” thấy hay hay, là lạ và thán phục lắm. Sau nghĩ lại thấy không ổn. Sao lại “làm sử”? Người ta có thể nói “làm văn”, “làm thơ” vì văn học là sáng tác, được tưởng tượng, hư cấu. Còn sử thì làm ra sao được? Điều đó có thể hiểu rằng trong tư duy của họ, viết sử là phải nhào nặn, phải theo chỉ đạo. Lịch sử VN đương đại mà chúng ta vẫn học đã nói lên điều đó. Vì thế mới có Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu mới có “ngụy quân ngụy quyền” Sài Gòn, tay sai của đế quốc Mỹ... Đó là sản phẩm của “làm sử”. Do “làm sử” mà lúc thì TQ là kẻ thù, lúc thì là bạn vàng và cuộc chiến tranh năm Trung - Việt 1979 lúc thì biến mất, lúc thì lác đác nhắc lại. Thế thì còn gì là sử. Phải trở lại với chữ của người xưa là “chép sử”, “sử ký” (ký: ghi chép) chứ không phải “làm sử” thì lịch sử mới khách quan.Khi người em thứ ba được toàn mạng lui ra, thì gặp Nam Sử thị là một viên sử quan khác đứng chực sẵn. Thì ra Nam Sử thị sợ cả ba anh em Thái sử bị giết hết sẽ không có ai ghi lại sự thật lịch sử, nên đã viết sẵn trên thẻ, vẫn là: “Mùa Hạ, tháng 5, ngày Ất Hợi, Thôi Trữ giết vua của nó là Quang”.
 
Nhắc lại câu chuyện này để thấy khí tiết của người viết sử xưa, thà chết chứ không thể viết khác sự thật lịch sử.

Lịch sử hiểu ngắn gọn là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Vì vậy, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Cộng xảy ra như thế nào cứ thế mà viết, hà tất phải hỏi ý kiến “bố con đứa nào”.

 

Bee Gees - Massachusetts







John Denver hát Take Me Home







NGỤY DÂN: ĐỪNG TIN BÁO VẸM!







Bà Nguyễn thị Bình và bài viết “Phải sòng phẳng với lịch sử” mới phóng ra - Tác giả Bs Trần Xuân Ninh








Sòng phẳng với lịch sử  không phải là kích động hận thù
Nguyễn Thị Bình

 

Chiến tranh biên giới phía Bắc là một câu chuyện buồn trong lịch sử, một câu chuyện buồn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.

Dẫu vậy, nó vẫn là lịch sử.

Và đã là lịch sử thì phải nhìn nhận nó với sự thật đầy đủ.

Sẽ không thể không nhắc đến ngày 17/2/1979, ngày mà cuộc
chiến tranh biên giới phía Bắc đã nổ ra; ngày mà hàng ngàn con em chúng ta đã hy sinh để bảo vệ biên cương của Tổ quốc.

Nhắc để dân ta nhớ, biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên cương Tổ quốc, như chúng ta đã và sẽ vẫn tôn vinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.


Không những dân ta cần hiểu, mà nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân các nước cũng phải hiểu đúng: đâu là sự thật, đâu là lẽ phải và coi đó là bài học. Không thể quên lãng nó.

Nhiều người dân Trung Quốc đã hiểu sai cơ bản về cuộc chiến tranh biên giới đó. Nhưng tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đó là sự thật không thể chối cãi.

Có thể nào nghĩ rằng Việt Nam vừa ra khỏi cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt kéo dài 30 năm, đang tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh và đứng trước vô vàn khó khăn lại có thể khiêu khích Trung Quốc, một nước lớn, một nước xã hội chủ nghĩa đã ủng hộ và giúp đỡ mình trong cuộc chiến tranh cứu nước vừa qua?

Thực tế là quân dân Việt Nam khi đó đã phải chống lại một cuộc chiến tranh biên giới to lớn để bảo vệ biên cương Tổ quốc.

Theo tôi, không chỉ đưa vào sách giáo khoa những
sự thật lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa mà ngay cả cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc cũng cần được nhắc đến đầy đủ.

Con em chúng ta cần biết và có quyền biết lịch sử, biết những gì mà ông cha đã làm, để tự hào và tiếp nối truyền thống.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng: Ta tôn trọng lịch sử, sòng phẳng với lịch sử không có nghĩa là chúng ta kích động hận thù.

Chúng ta biết sự thật, để hiểu đâu là lẽ phải và để rút ra bài học cho các mối quan hệ quốc tế trong bối cảnh phức tạp ngày nay.

Tôi ủng hộ con đường ngoại giao khôn ngoan, mềm mỏng, tôn trọng các nguyên tắc quốc tế.

Kinh nghiệm trong đấu tranh, né tránh hay im lặng đều không có lợi, vì như vậy chúng ta không làm rõ được sự thật, phải trái, đúng sai, có khi còn khuyến khích đối phương, khiến họ cho rằng ta yếu thế và ngày càng lấn tới.

Tuy nhiên không bình tĩnh cân nhắc trong ứng xử cũng sẽ khiến cho tình hình thêm phức tạp, không có lợi cho sự nghiệp.

Vậy bài học rút ra từ quá khứ mất mát của chúng ta là gì đây? Việt Nam là một dân tộc hòa hiếu.

Xưa đến nay, ta rất chú trọng xây dựng quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc dù trong lịch sử hai nước đã có bao lần xung đột.

Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần một môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước và cần những bạn bè tốt để hợp tác nên Việt Nam càng coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc – một nước lớn đang có những bước phát triển thần kỳ.

Nhưng như bất cứ dân tộc nào, chủ quyền quốc gia đối với Việt Nam là thiêng liêng và chúng ta sẽ kiên quyết bảo vệ bằng mọi giá, đồng thời chúng ta chủ trương mọi tranh chấp lãnh thổ được giải quyết bằng phương pháp hòa bình, có sự tôn trọng lẫn nhau.

Trong đấu tranh, chúng ta đã làm đúng theo lời dạy của Bác Hồ: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, luôn giữ vững lập trường nguyên tắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, nhưng vẫn linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược.

Tôi tin vào sức mạnh của chính nghĩa, của lẽ phải, tin vào sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân và tin ở sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới.

Ta cần hành động theo tinh thần đó.

Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng sẽ khó để bảo vệ chủ quyền nếu đất nước không có nội lực, không có nền tảng vững chắc về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng với đoàn kết dân tộc mạnh mẽ.

Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất mà chúng ta cần phấn đấu. 
 
 
 

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

Nguyên Khang hát Mắt Lệ Cho Người, nhạc Từ công Phụng







Loạn lễ hội, loạn tâm linh, vô số lễ hội bị biến tướng







Nhìn toàn cảnh 40 năm chiến tranh biên giới Việt Cộng và Tàu Cộng







Hội Luận: 40 năm chiến tranh biên giới Việt - Tàu, những điều chưa nói hết







Vì sao giáo dục Phần Lan liên tục trong tốp đầu thế giới ?




Phần Lan liên tục ở tốp đầu thế giới về giáo dục. Theo bảng xếp hạng nổi tiếng PISA năm 2018, quốc gia Bắc Âu này đứng thứ 5 thế giới, đứng đầu Liên Âu. Tuy nhiên, khác với đa số các nước châu Á xếp hạng cao, như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Singapore, học sinh Phần Lan không những cũng học giỏi, mà đặc biệt là cảm thấy hạnh phúc hơn. Bí quyết nào giúp nền giáo dục Phần Lan thành công ?

Vai trò hàng đầu làm nên thành công của giáo dục Phần Lan là giáo viên ?

Một trong các bí mật chủ yếu của nền giáo dục Phần Lan là có được các giáo viên tuyệt vời. Bà Kristina Kaihari, cố vấn của cơ quan giáo dục quốc gia giải thích : « Giáo viên được đào tạo rất tốt về các chuyên ngành của họ, và đồng thời cả về sư phạm. Không phải bất cứ ai cũng có thể trở thành giáo viên. Muốn đi dạy học, phải trải qua một kỳ thi vào đại học, kéo dài hai ngày liền. Chỉ có khoảng 10% số thí sinh được tuyển chọn. Nghề giáo là một nghề rất cao quý ở Phần Lan ».

Lương tháng của giáo viên Phần Lan là khoảng từ 1.800 đến 2.000 euro, tương đương như ở Pháp. Theo một chuyên gia giáo dục của tổ chức OCDE, trong một xã hội có mức lương tương đối đồng đều như tại Phần Lan, khoản lương này có thể coi là một sự đãi ngộ xứng đáng, cho thấy đây là một nghề nghiệp rất hấp dẫn.

Một khi đã được chính thức được tuyển mộ, các giáo viên được toàn quyền thiết kế việc giảng dậy, như họ muốn, tất nhiên là với điều kiện tôn trọng chương trình giảng dậy toàn quốc được quy định. Phần Lan đã xóa bỏ hệ thống thanh tra giáo dục từ 25 năm trước.

Hiệu trưởng nhà trường, do hội đồng hành chính chỉ định, có trách nhiệm tuyển mộ giáo viên, quản lý nhân sự và đàm phán về ngân sách cho trường.

Đặc biệt quan trọng trong đội ngũ giáo viên là những giáo viên « chuyên biệt hóa », có nhiệm vụ hỗ trợ cho các học sinh gặp khó khăn. Đây cũng là một điểm chủ chốt làm nên sức mạnh của nền giáo dục Phần Lan, với mục tiêu không để cho học sinh nào bị bỏ rơi. Trong nhà trường, quan trọng nhất là học sinh, các giáo viên đều hiểu như vậy.

Trả lời Le Figaro, một giảng viên người Phần Lan, ông Pasi Sahlberg, nhận xét là xã hội Phần Lan rất tin tưởng vào giáo viên, và mục đích của nền giáo dục là đào tạo nên những con người độc lập, và biết tự chịu trách nhiệm từ rất sớm. Mỗi học sinh được học để sao cho biết trở thành chính mình, đúng với nhịp độ phù hợp với mình. Người giáo viên Phần Lan cũng lưu ý là, kết quả giáo dục chỉ một nửa do trường học, còn một nửa khác là công lao của gia đình, vì thời gian nghỉ của cha mẹ để sống với con tại Phần Lan là « rất dài ».

Về phương pháp dạy học ở Phần Lan, có những điểm gì đặc biệt ?

Khi vào một trường tiểu học Phần Lan, ấn tượng hàng đầu mà quý vị có thể nhận thấy là học sinh cảm thấy rất thoải mái, tiện nghi, giống như ở nhà vậy. Học sinh vào lớp không mang theo giày.
Phương pháp giáo dục thích ứng với từng trẻ em là điểm nổi bật. Ở các trường trung học, mỗi học sinh dường như theo đuổi các các nhiệm vụ rất cụ thể, có thể hoàn toàn khác với các bạn cùng lớp. Nhìn chung trong học tập học sinh Phần Lan không bị đặt vào tình trạng phải cạnh tranh nhau thái quá. Ở cấp tiểu học, gần như không có điểm số. Nhiều môn học thực hành, gắn liền với các hoạt động tay chân, được tổ chức từ tuổi rất nhỏ và được đánh giá rất cao.

Học tập ở các bậc học dưới gắn liền với nhiều trò chơi, việc học đọc diễn ra vui vẻ, nhẹ nhõm. Đa số các em biết đọc ngay từ cấp mẫu giáo. Vào tiểu học, tức 7 tuổi, là đã đọc thông mà dường như không cần phải có cố gắng đặc biệt nào. Ví dụ như để dạy chữ, một giáo viên có thể chọn cách gắn các chữ cái trên một số thân cây, rồi đưa một hình ảnh các đồ vật hay động vật, rồi đề nghị học sinh đi tìm chữ…

Thời gian học tập trên lớp chỉ chiếm một nửa thời gian ở trường. Phần thời gian còn lại để học các kỹ thuật cụ thể, như học làm bếp, hay học chẻ gỗ… Tất cả các buổi học thực hành đều gắn liền với một bài giảng về lý thuyết. Mọi học sinh đều có nghĩa vụ tham gia hai ngày lao động công ích trong một năm.

Một điểm khác thường nữa của phương pháp giáo dục Phần Lan là gắn liền với môi trường thiên nhiên. Tại một trường mẫu giáo ở phía bắc thủ đô Helsinki, vị hiệu trưởng tên Juha Koskelainen cho biết học sinh ở đây mỗi ngày có đến ba giờ sống và học ở ngoài trời. Bất kể thời tiết gió lớn, hay mưa, tuyết. Theo người hiệu trưởng, học ngoài trời có lợi cho sức khỏe, và đồng thời giúp học sinh tăng khả năng tập trung. Ông cũng thừa nhận là vào mùa đông, khi có tuyết, thì đôi khi việc học vẽ có bị ảnh hưởng, và cha mẹ học sinh nhập cư thường không muốn để con mình sống ngoài trời quanh năm, ngược hẳn với cha mẹ Phần Lan.

Ngoài ra về mặt xã hội, giáo dục Phần Lan có điểm gì đáng chú ý ?

Tại Phần Lan không có trường tư, mặt khác, trường học gắn chặt với địa phương. Ngân quỹ của một trường một phần do các thỏa thuận với địa phương.

Trường học Phần Lan cũng mở rộng cánh cửa với người nhập cư. Có thể nêu ra một ví dụ như trường trung học Merilahti, phía tây Helsinki, nơi có đến 55% học sinh gốc nhập cư, trên tổng số 860 học sinh, so với 20% cách nay 20 năm. Chủ yếu là dân từ Somali, Irak, Estonia hay Nga. Đối với các lớp học nhiều trẻ nhập cư, Nhà nước đầu tư mạnh hơn. Tại trường học nói trên, một giáo viên phụ trách 10 em, và có 7 giáo viên chuyên biệt, để giúp đỡ các em có khó khăn trong học tập, trong ứng xử. Có cả một nhà tâm lý học, một nhân viên xã hội và hai y tá toàn phần, hai người « phiên dịch », tiếng Ả rập và tiếng Nga.

Theo bộ trưởng Giáo Dục Phần Lan Anita Lehikoinen, trường học tại quốc gia này « không phải là một vấn đề gây chia rẽ, mà ngược lại, đầu mối tạo nên đoàn kết », « mỗi người Phần Lan đều hiểu rằng giáo dục là chìa khóa của nền độc lập dân tộc ».

Theo chuyên gia giáo dục OCDE, ông Eric Charbonnier, « Bài học chủ yếu của mô hình Phần Lan đối với nước Pháp, đó là khả năng tuyệt vời của nó, biết tự đặt mình thành vấn đề, mà không bị lạc hướng trong các cuộc cãi cọ giữa các phe nhóm chính trị ». Khi phát hiện các trục trặc, chính quyền kiên quyết đầu tư để làm sáng tỏ. Đầu năm 2016, chính phủ tài trợ nhiều nghiên cứu để xác định được nguyên nhân vì sao nhiều trẻ em gia đình nhập cư lại thất bại trong học tập.

Tại sao giáo dục Phần Lan bị tụt hạng trong những năm gần đây ?

Năm 2000, Phần Lan xếp hạng nhất về đọc, thứ tư về toán, thứ ba về khoa học. Năm 2006, đứng thứ hai về đọc, thứ nhất về toán, đầu về khoa học. Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 2010, kết quả theo xếp hạng PISA sụt giảm.

Một trong những nguyên nhân chính được nêu ra là đầu tư cho giáo dục sụt giảm. Kể từ năm 2008, so chính sách thắt lưng buộc bụng, chống bội chi, đa số các địa phương đã giảm mạnh chi phí cho giáo dục. Nhiều trường phải hợp nhất, số lượng học sinh mà một giáo viên phụ trách tăng lên. Cũng trong những năm gần đây, một số người cho rằng số lượng người nhập cư đông đảo ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đặc biệt do việc học sinh kém tiếng Phần Lan.

Một trong những lý do khác khiến thứ hạng của Phần Lan không bằng trước, một số người cho là do việc sử dụng điện thoại thông minh trở nên quá mức phổ biến trong giới trẻ. Nhà giáo Pasi Sahlberg thì so sánh giáo dục Phần Lan với mác điện thoại Nokia, tập đoàn đã cho ra đời màn hình cảm ứng đầu tiên. Nokia đã không thành công trong việc chuyển qua một giai đoạn mới. Giáo dục Phần Lan phần nào đã ngủ quên trên vòng nguyệt quế, không kịp thời phản biện lại mình.

Vậy Phần Lan có những biện pháp nào để chấn hưng giáo dục ?

Kể từ năm 2016, Phần Lan đã khởi sự một kế hoạch cải cách lớn, để thích ứng với tình hình mới. Trong số những điểm mới chủ yếu, có việc phá bỏ các ranh giới cứng nhắc giữa các môn học hay khuyến khích học sinh tìm kiếm thông tin, phân tích, xử lý thông tin bằng các công cụ tin học. Bộ Giáo Dục cùng lúc khuyến khích nền tảng giáo dục bình đẳng, nhưng cũng khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa học và định hướng nghề nghiệp tương lai, cũng như dự định tham gia các hoạt động đóng góp xã hội….

Nhìn chung, giáo dục Phần Lan vẫn tiếp tục truyền thống nhân bản khai phóng, coi học sinh là chủ thể, tự do giảng dậy, tự trị địa phương, học đi liền với hành, gần gũi thiên nhiên, bình đẳng, miễn phí đào tạo. Những điều luôn được coi là căn bản nền tảng làm nên bí mật thành công của xứ sở quê hương ông già Noel.


Hoa Vi, mối đe dọa cho an ninh quốc gia của Việt Nam







Mất Cân Đối Trong Đầu Tư Phát Triển Vùng Miền







Việt Nam sẽ nằm trong danh sách Hoa Kỳ mở rộng căn cứ quân sự ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương?







Nhà văn Nguyên Bình và những tù binh Tàu Cộng 1979







Một Xã Hội Kỳ Lạ - Tác giả Mạc văn Trang


Xã hội ta đang diễn ra nhiều hiện tượng kì lạ.

1. Đảng Cộng sản chính thức đưa chủ nghĩa Mac- Lê nin vào Việt Nam từ 1930 và hơn nửa thế kỷ nay đã được giảng dạy trong các nhà trường, từ bậc phổ thông trở lên, thành hệ tư tưởng chính thống, chủ đạo, bao trùm toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội; mà chủ nghĩa Mac- Lê nin được giới thiệu là học thuyết Khoa học tiên tiến nhất (vô địch) - Biện chứng – Duy vật – Vô thần...

Thế nhưng ai cũng thấy: Chưa bao giờ Việt Nam xây lắm chùa, có nhiều sư như ngày nay; chưa bao giờ lắm thầy tâm linh (ngoại cảm, tử vi, tướng số, bói toán, phong thủy, thầy mo, thầy cúng...) như ngày nay; chưa bao giờ xã hội Việt Nam từ quan chức, trí thức, sinh viên, doanh nhân đến dân thường lại có lắm người mê tín, cúng lễ tùm lum như ngày nay. Tất cả những hiện tượng đó đều phản lại chủ nghĩa Mac- Lênin! Karl Marx cho rằng “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, nhưng chưa bao giờ, Phật giáo ở Việt Nam được khuyến khích đầu tư phát triển số lượng ào ạt như thời nay. Khắp đất nước đâu cũng thấy chùa mới xây; kinh kệ, đồ nghề phụ vụ cho tăng ni phật tử bán la liệt; các học viện, trường lớp đào tạo sư thành hệ thống từ trung ương đến các địa phương. Tóm lại, chưa bao giờ Việt Nam nhiều chùa, nhiều sư, nhiều người đi chùa, đi lễ, đi cầu cũng, bói toán... như dưới chính thể nhà nước cộng sản. Kì lạ chưa!? Xin nhờ GS Nguyễn Phú Trọng, Hội đồng Lý luận Trung ương và Ban tuyên giáo lý giải cho nghịch lý này, để bà con được tỏ tường!

Ví dụ thực tế chứng minh cho nhận định trên thì nhiều vô kể.

- Mấy đời Chủ tịch nước và biết bao nhiêu quan chức trung ương, các địa phương, các đại gia về Khai ấn đền Trần và dẫn đến cảnh chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau để cướp Ấn, cướp lộc. Rồi Ấn được in ra bán khắp nơi, như bùa phép, khiến chính quyền Nam Định vớ bẫm...

- Các quan chức nhà nước từ Chủ tịch, Thủ tướng trở xuống hầu hết đều đầu tư khá lớn để xây Đền thờ cho họ mình, nhà mình, lo lăng mộ cho mình thật hoành tráng; nhiều người âm thầm “công đức”, “cung tiến” vào đền, chùa.. khá nhiều tiền của. Rồi họ tổ chức cúng lễ linh đình, cầu khẩn thần, phật khắp nơi ... Có những quan chức có cả thầy tướng số, phong thủy thân cận để thường xuyên “tham vấn” mọi việc từ lớn đến nhỏ…
 
- Hiện tượng sĩ tử trước mùa thi kéo nhau đến các đền chùa cầu cúng, nhất là đến Văn Miếu- Quốc tử giám khấn vái, sờ đầu rùa đá lấy may, ngày càng rầm rộ...

- Việt Nam một năm có hơn 8000 lễ hội, hầu hết các lễ hội đều có yếu tố tâm linh. Các tầng lớp nhân dân ngày càng nhiều người mê tín, cầu cúng tùm lum, chen lấn, tranh cướp trong các lễ hội thật khủng khiếp. Có đến hàng vạn người ngồi thâu đêm, chen lấn, bệ rạc để nộp tiền “dâng sao, giải hạn”; người ta bế cả trẻ con, trèo hàng rào, giẫm lên đầu nhau, chen lấn, tranh giành bằng được để mình vào cúng lễ trước; hàng trăm người xô đẩy nhau để nhúng những đồng tiền vào máu lợn tóe ra khi đao phủ vừa chém lợn, để lấy may; ở khắp các nơi thờ cúng thường thấy cảnh người ta nhét tiền vào tay thần, phật... Việc đốt vàng mã càng khủng khiếp, theo báo Nghệ An, “Mỗi năm dân ta đốt 5.000 tỷ đồng vàng mã”...Còn nhiều dẫn chứng sinh động, không sao kể hết!

2. Đến đây lại nảy ra một nghịch lý lạ kì khác. Tại sao một xã hội “sùng bái” thần phật, sợ ma quỷ, cầu cúng nhiều như vậy, mà đạo đức lại băng hoại suy đồi, nhân cách con người lại tha hóa? Tại sao xã hội lại lan tràn hành động bạo hành, độc ác, lắm mưu hèn kế bẩn, nhiều gian dối, lừa đảo như vậy?

- Có thời nào “thiên hạ thái bình” mà bộ máy chính quyền lại cướp đất, cưỡng chế phá nhà dân tàn khốc như dưới chính thể này? Có thời nào lắm dân oan lê lết từ Nam ra Bắc, nằm đầu đường, xó chợ khiếu kiện triền miên mà vô vọng như thời nay? Có thời nào mà câu “cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” đúng như ngày nay? Quan chức ăn cắp, ăn cướp triền miên, đến mức bà Phó Chủ tịch nước phải thốt lên: “Bọn nó ăn của dân không chừa thứ gì”!

- Sự gian dối trong “toàn hệ thống chính trị” thì không ai kiểm soát được, biết, nhưng không làm gì được nhau: từ thành tích thi đua, báo cáo láo, gian lận bằng cấp, “chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy tội...” đến khai báo thu nhập, kê khai tài sản, đều chẳng ai tin. Với lương quan chức trung bình 10 triệu đồng, cao nhất 20 triệu đồng một tháng, lấy đâu ra mà nhà lầu, xe hơi, ăn chơi xa hoa như vua chúa, cho con du học, mua nhà ở nước ngoài?...Mới đây ông Thủ tướng Phúc phải hò hét “phải khắc phục bệnh dối trá, đạo đức giả, nói không đi đôi với làm”...

- Có thời nào mà Công an lại dùng bạo lực, cưỡng chế, xô xát với dân tàn bạo như thời nay?

- Có thời nào mà dân lại sản xuất và buôn bán lắm thứ hàng nhái, hàng giả, hàng độc hại như thời nay; nhất là biết là hàng độc hại, mình không dám dùng nhưng cứ bán ra để đầu độc người khác, làm nguy hại cho xã hội, cho nòi giống? Mỗi ngày hơn 300 người chết vì ung thư, nhưng dường như cũng chẳng rúng động xã hội!

- Có bao giờ tệ nạn trộm cướp, cờ bạc, mại dâm, lừa đảo rộng khắp và nguy hiểm như ngày nay không? Người ta có thể đâm chém nhau chỉ vì “nhìn đểu”, “cười đểu” hay xích mích nhỏ. Mỗi dịp Tết lại mấy ngàn người nhập bện viện cấp cứu vì đánh nhau!...

- Có thời nào ngành giáo dục lại thi cử gian dối, học hành tốn kém, bằng dởm, bằng giả nhiều và bạo lực học đường, quan hệ thầy trò tồi tệ như ngày nay?

- Có bao giờ gia đình đổ vỡ, trẻ em bị bạo hành, bị xâm hại nhiều như ngày nay?

Tóm lại, xã hội ta, đang chứa đựng đầy những nghịch lý: càng tuyên truyền giáo dục học thuyết Mac- Lênin duy vật, vô thần, con người càng duy tâm, mê tín, dị đoan, càng mất niềm tin vào khoa học, mất niềm tin vào chân lý, vào công lý... Mặt khác, đáng lẽ nhiều người đi chùa, giác ngộ Phật pháp thì con người càng bớt Tham, Sân, Si, bớt Sát, Đạo, Dâm, bớt lừa lọc, gian dối, hung bạo; con người sẽ giàu lòng Tư bi, Hỉ xả, sống lương thiện, chạy tịnh, xã hội an lạc, hòa vui...

Nhưng tất cả dường như đều ngược lại! Con người có quá nhiều hành động vô minh tăm tối, bất lương; cái ác được kích thích và “lan tỏa”; xã hội ngày càng xuống cấp về đạo đức, lối sống. Mới hôm qua, trên VTV1 có cuộc thảo luận “làm sao kinh tế thời nay, đạo đức được như ngày xưa”!?

Những vấn đề nêu trên, Hội đồng Lý luận trung ương và Ban Tuyên giáo GIẢI THÍCH thì tài lắm, nhưng bao năm nay, càng GIẢI QUYẾT thì càng trở nên tồi tệ hơn! Vậy là sao?
 

"Kiều Bào" về quê ăn Tết: Nỗi đau xé lòng- Tác giả LÀ Hoàng Anh Tuấn



Đọc bản tin của báo Người Việt về đề tài "Tân Sơn Nhất, "ngộp thở" đón Việt kiều về quê ăn Tết", khiến cho người viết cũng muốn "nghẹt thở" chỉ vì nghĩ đến vận nước vẫn tiếp tục điêu linh, mà những con dân Việt đang sống đời tự do tại hải ngoại lại có thể ung dung tự tại, vui hưởng những thứ mà họ có thể tự kiềm chế, trên nỗi khổ đau của muôn vạn đồng bào ruột thịt, sống đời "trâu ngựa " bên quê nhà.
Báo chí trong nước cho biết trong đầu năm 2019 đã có "biển người ra phi trường Tân Sơn Nhất để đón người thân" và khiến cho hệ thống giao thông bị tắt nghẽn.
 
Cũng từ các nguồn tin đáng tin cậy cho biết, năm nay, đã có hằng trăm ngàn người Việt từ hải ngoại về Việt Nam vào dịp Tết này. Và kể từ năm 2000 đến 2018 người Việt hải ngoại gởi về Việt Nam từ 18 tỷ đến 20 tỷ Mỹ kim mỗi năm, chưa kể những hình thức khác bằng tiền mặt.
 
Ngày xưa Việt Nam Cộng Hòa phải chịu sụp đổ chỉ vì đồng minh Hoa Kỳ từ chối viện trợ khoảng nửa tỷ Mỹ kim để cứu nguy miền Nam mà không được. Người Quốc Gia chúng ta mất nước vì họa cộng sản và mình đã từng trách sự phản bội của đồng minh Hòa kỳ, nhưng ngày nay mình phải trách ai? Có phải chính những người Việt Nam vô ý thức đã giết chết tiềm lực đấu tranh của những người Việt Nam thật sự yêu nước? Có phải chính người Việt Nam tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại đã tự giết chết chính nghĩa đấu tranh của dân tộc mình, khi cách này hay cách khác mình đã tiếp tay cho CSVN tiếp tục thống trị đất nước?
 
Làm sao mà người Việt Nam tại hải ngoại có thể thắng được chế độ CSVN gian manh chỉ bằng những lời đao to búa lớn trong các mùa Quốc Hận 30-4, Ngày Quân Lực 19-6 hoặc vào dịp Tết hằng năm... Nhưng sau đó không làm gì cả... Hoặc năm này qua tháng khác lại vô tình hay hữu lý góp phần cho sự vững mạnh của quân cộng sản bán nước, mà đáng lẽ chúng nó đã phải sụp đổ từ lâu?
Làm sao mà người Việt Nam từng trốn chạy chế độ CSVN có thể đấu tranh để lấy lại quê hương, khi mà có quá nhiều giới "trí thức" hay những người từng giữ những chức vụ quan trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, từng đi tù cải tạo của VC nhiều nằm sau ngày 30-4-75, nhưng nay vẫn chưa hiểu cộng sản là gì? Hoặc hằng năm họ chỉ chống cộng một lần hay vài lần duy nhất, trong những ngày quan trọng vừa nêu?
 
Làm sao mà ngày nay những người từng bị VC giam cầm, từng bị VC tra tấn, từng thù ghét chế độ VC, có thể thắng được chúng nó, chỉ bằng những bộ đồ lính trận hay những bộ đồng phục trong các quân trường ngày xưa, nay được mang ra ủi láng bóng, gắn đầy "huy chương", hoặc "cấp bậc" thật sáng chói, cùng với những bài diễn văn nẩy lửa, những lời tuyên bố hùng hồn bên cạnh những ly rượu hay những lon la-ve được chất đầy trên bàn, hay bỏ nhóc dưới sàn nhà, rồi thề với nhau là sẽ tiếp tục "chống cộng đến hơi thở cuối cùng"... Nhưng sau đó về nhà nghỉ khỏe, chờ năm sau mang đồ ra, ủi cho thật tươm tất để đánh tiếp?
 
Chuyện về quê ăn Tết với nỗi đau xé lòng là đề tài khó nói hay khó viết ra, bởi lẽ nó sẽ đụng chạm đến nhiều người. Đối với một số người thì cho dù có ai đói, hay chết cũng mặc bây. Đất nước Việt Nam có còn hay mất thì cũng chẳng sao? Chuyện thằng Tàu chiếm Việt Nam thì khác gì "chính quyền cách mạng" nắm quyền? Ai nghèo, ai đói, ai mất tự do, thì có chết thằng Tây nào? Nói chung, các chuyện đó chẳng ăn nhằm gì đến họ.
 
Bài báo nêu trên có đoạn chi rằng: "Để sum họp cùng với gia đình, nhiều bà con Việt kiều chọn chuyến bay đáp xuống Tân Sơn Nhất vào lúc sau 11 giờ đêm. Nhưng không vì vậy mà khu vực ga hàng không này giảm bớt tình trạng chật kín người đến đón người thân vào ban ngày."
 
Ngay trên quê hương Việt Nam, chuyện về quê ăn Tết là nỗi ước mơ hay việc làm đáng quý của những ai vì hoàn cảnh phải xa nhà để đến một nơi nào đó làm ăn sinh sống... Và ngày hết Tết đến, họ tìm đủ cách để được quay về xum họp với gia đình thì không gì đáng trách. Có thể nói, đây là hạnh phúc to lớn dành cho những ai lâu ngày không gặp lại những người thân yêu của họ. Thế nhưng chuyện "Việt kiều" thường xuyên hay hằng năm lũ lượt kéo nhau "về quê ăn tết", quả thật đã vô tình nuôi chế độ CSVN tiếp tục sống hùng, sống mạnh.

Đúng là:

Ngày xưa bỏ nước ra đi,
Mà nay vác mặt về quê giúp thù.
Ngày xưa từng bị lao tù,
Mà nay trở lại giúp thù, kỳ ghê.
Ngày xưa cửa nát nhà tan,
Mà nay lại muốn nát tan cửa nhà.
Ngày xưa "chống cộng tới chiều",
Mà nay thái độ như diều đứt dây.
Ngày xưa sống cảnh tù đày,
Mà nay lại vội quay về hưởng vui.
Ngày xưa đã quyết ra đi,
Mà nay trở lại làm gì, hở anh?

Bài báo còn kể rằng: "Câu chuyện từng lưu truyền trước đây là “Một Việt kiều về thăm quê, có cả một làng đi đón!”. Những cảm xúc đoàn tụ sau bao nhiêu nghịch cảnh lịch sử ở phi trường Tân Sơn Nhất là dấu ấn khó phai nhòa. Nhưng sau hàng chục năm dưới chế độ cộng sản, người Việt lại tiếp tục tìm mọi cách hoặc tận dụng mọi con đường mà họ có thể để rời bỏ quê hương ra đi."
Liên quan đến chuyện về Việt Nam hay không về Việt Nam, có người đã lên mặt dạy đời người khác rằng:
 
"Chống cộng thì cứ chống, chứ tại sao lại ruồng bỏ quê hương?"
 
Người viết bài này từng nghe những câu nói tương tự như thế. Đây có thể là lối nói của người bình dân, vì thiếu suy nghĩ nên có lý luận nông cạn như thế; nhưng nó cũng là lối ngụy biện từ những kẻ tuy có học, nhưng thiếu hiểu biết và không còn liêm sỉ.

Sở dĩ người ta không về hay ít về Việt Nam hoặc chỉ về Việt Nam bởi những lý do hết sức chính đáng... Là vì người ta không muốn vô tình "tiếp máu" cho bọn VC qua con đường "ngoại tệ". Tiền đô-la là huyết mạch cho sự sống còn của chế độ cộng sản độc tài bên Việt Nam. Ngày nào bọn CSVN còn cai trị đất nước, thì ngày đó người dân còn khổ. Ngày nào mà đám lãnh tụ của đảng CSVN còn, thì ngày đó đất nước Việt Nam sẽ muôn đởi chết bởi tay bọn Tàu cộng xâm lược. Cho nên người ta tránh không ra vào Việt Nam hay người ta từ chối quay về Việt Nam để làm ăn hay mua bán là như vậy.... Chứ không phải người ta quên quê hương hay ruồng bỏ quê hương.

Ngoài ra, làm sao để chính phủ của quốc gia tự do trên thế giới có thể hiểu để rồi giúp người Việt Nam giải thể chế độ CSVN, khi mà người ta phải chứng kiến những người Việt Nam từng liều mình bỏ nước của họ ra đi tìm tự do, từng khai báo với Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc là mình không có tự do... Mà nay lại có thể nhiều lần quay trở lại cái nơi mà họ đã bỏ ra đi vì cho rằng mình mất tự do? Tuy người Quốc Gia có chính nghĩa nhưng làm sao người Quốc Gia có đủ sức mạnh để thắng kẻ thù CSVN, khi mà người Quốc Gia này vừa đánh bọn VC thì người Quốc Gia khác lại đi "băng bó" cho chúng nó?
 
Nói tóm lại, chuyện "Về quê ăn Tết" không có gì là sai trong những hoàn cảnh bình thường, nhưng đứng trước tình trạng đất nước Việt Nam hiện nay, mà người Việt Nam ở hải ngoại cứ tiếp tục "về quê ăn Tết" là chuyện không nên làm hay nên hạn chế... Những việc làm có tính cách giúp cho VC tồn tại, chính là nỗi ê chề dành cho những người tranh đấu chống cộng và những ai phải ngày đêm chịu đựng gian khổ trong cuộc sống tù đày tại Việt Nam, khi phải chứng kiến những "Việt kiều" năm nào cũng "về quê ăn tết". Họ "ăn Tết" trên nỗi khổ đau, tủi nhục của họ hàng và đồng bào của họ. Nói cho cùng, chuyện về quê ăn Tết là niềm vui của một số người, nhưng cũng là nỗi đau xé ruột của nhiều người khác. Nó cũng chính là một trong những nỗi đau "thấu xương" của một dân tộc đang bị đọa đày.
 
 
 

Du học sinh kể chuyện thực tập tại Úc







Hẹn hò trên mạng: Làm thế nào để hái trái ngọt tình yêu?







Bắt giam mẹ có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi: +svn đang vận dụng luật gì?







Thương Em







WHO kêu gọi kiểm soát âm lượng, ngăn việc giảm thính lực do nghe âm thanh quá lớn







Ít tập thể dục có thể bị ung thư







VN tuần qua, 16/2/2019







Á Châu ngày nay, 19/2/2019







Nhạc chủ đề: XUÂN TRONG TA