khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

Hà Nội, Ăn, Uống và Nghệ Thuật - Tác giả: họa sĩ Trịnh Cung

 
 
 
 
Mùa đông rét nhưng ngày cũng như đêm, người, xe máy, thức ăn, hàng họ … tràn ngập, chen chúc từ ngoài đường vào các ngõ, ngách, không thấy đâu là chủ nghĩa xã hội trừ vài khẩu hiệu cũ kỹ treo hoặc viết lạc lõng đâu đó
Giới trẻ Hà Nội và Tây Ba lô ngồi la liệt ở phố Tạ Hiện ăn uống đủ kiểu về đêm
 
Tinh Vat - Ca Phe Cong - TC

Tĩnh vật ở một góc của quán Cà phê Cộng trên phố Tràng Tiền – Hà Nội
 
Fashion at Ca phe Cong - 4 - TC

Thời trang của các phục vụ viên tại quán Cà phê Cộng
 
TC with Nha Thuyen and Kaitlin Rees in front of Reng Reng Coffee House - 6
Trịnh Cung giữa 2 nhà thơ, Kaitlin Rees (Mỹ) và Nhã Thuyên trước quán Cà phê Reng Reng
(Tôi đã gặp Nhã Thuyên trong đêm ra mắt phim thơ của eL và Dino Trung cùng với những tác phẩm sắp đặt của hai nữ nghệ sĩ Võ Trân Châu và Tạ Bạch Dương trên chủ đề Sương Mù Đen)
 
eL at Black Fog
Nhà thơ eL đang chuẩn bị cho buổi trình chiếu lần đầu phim thơ Sương Mù Đen của mình tại Nhà Sàn Collective – Hà Nội
 
Suong Mu Den - Black Fog Exhibit
Phim video đối chiếu thơ Sương Mù Đen ở buổi triển lãm
 
Guests at Suong Mu Den
Cảnh công chúng đến dự buổi trình diễn phim thơ Sương Mù Đen tại Nhà Sàn Collective đêm 9-1-2015
 
Nha Thuyen va Kaitlyn Rees
Vào đêm ngày 13-1-2015, tại Tadioto, môt quán rượu của nhà văn Nguyễn Quí Đức nằm trên phố Tông Đản-Hà Nội, có buổi đọc thơ song ngữ và giới thiệu sách của Ajar Press. Nhã Thuyên và Kaitlin Rees làm người dẫn chương trình. Khách ta và Tây ngồi, đứng ngập cả căn phòng khoảng 9m vuông
 
Ajar Press - Book Opening and Poetry Reading - January 13 - Tadioto
Đây lại là môt ngạc nhiên của tôi. Trước đây tôi biết nhà thơ Nhã Thuyên bị tố vì vi phạm đường lối văn hóa của Đảng, tưởng chị ấy khó yên thân, nhưng qua hai lần gặp như thế, Nhã Thuyên trong ý nghĩ của tôi vẫn rất sinh động về mặt đời sống văn hóa tại Hà Nội
Hai câu thơ tiếng Anh trên miếng vải bố xin được tạm dịch là “Chỉ có những giòng chữ ngoằn ngoèo/và những giải không khí giữa chúng ta
 
Owner Bim at Reng Reng - TC 8
Nhà thơ Bỉm, ông chủ quán cà phê Reng Reng đang pha cà phê bằng máy hiệu Gaggia của Ý, mua lại từ nhà thơ nữ Lynh Bacardi hiện ở Sài Gòn cũng đang có một quán cà phê có tên là Sống Chậm
 
Owner Bim - TC 9
Bỉm vừa pha cà phê vừa dắt xe cho khách còn giúp người đánh giầy kiếm sống trên thềm quán của mình chỉ rộng bằng một viên gạch
 
Ha noi Afternoon - 7 - TC
Tây ngồi dưới nắng trưa mùa đông tại một góc cà phê vỉa hè phố cổ Hà Nội
 
Young diners - Hanoi afternoon - TC 7 
Trưa cũng đầy người trẻ Hà Nội ngồi kín cà phê vỉa hè
 
Street English Class - TC
Một lớp học đường phố cho sinh viên Hà Nội do một giáo sư người Mỹ cổ động. Có lẽ những người như ông này đã góp phần vào sự thay đổi của người Hà Nội ngày nay
 
Ca phe Dinh - TC 9
Chỉ ngồi được vài chỗ ở balcon như trong hình, cà phê Đinh tầng 2 nằm ngay phố Đinh Tiên Hoàng nhìn ra Hồ Hoàn Kiếm cũng là một bộ mặt rất đặc biệt của Hà Nội
Để lên được quán này, bạn phải đi xuyên qua một cửa hàng bán ba lô sâu khoảng 6m rồi lên một cầu thang hẹp, tối tăm, dẫn lên tầng 2 nơi một căn phòng nhỏ không quá 9m vuông đầy ắp tín đồ cà phê

 
Inside Ca phe Dinh - TC 10
Trong không gian hẹp của quán Cà phê Đinh, họ, toàn người trẻ Hà Nội 
  
Lê Quảng Hà Painting
Tranh siêu thực của Lê Quảng Hà
Xưởng vẽ rộng hơn 200m2, nằm bên bờ Hồ Tây. Họa sĩ vừa kết thúc cuộc triển lãm tại xưởng của mình theo cách studio open
Lê Quảng Hà là một họa sĩ độc lập, đầy cá tính và ý thức về một xã hội tự do và công bằng, đang làm việc đầy sung mãn giữa một Hà Nội đang lặng lẽ đổi thay
 
Mua Trung Rung - Dang Treo o Manzi, Hanoi
Mùa Trứng Rụng (3m90 X2m00), acrylic trên bố, hoàn thành bởi Trịnh Cung tháng 12 – 2014, đang được treo tại phòng triển lãm Manzi, Hà Nội
 
Kết:
 
Tôi không còn thời gian ở lại Hà Nội để nhận biết thêm những mặt khác nữa đang tạo nên bộ mặt đa diện của Hà Nội hôm nay. Tuy vậy, những gì tôi chụp và chép được như thế cũng cho tôi một cảm nhận, và tin thật rằng Hà Nội đã "rất khác" dù đang là thủ đô của một nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Sự thay đổi này là một diễn biến lặng lẽ bởi sức sống mãnh liệt của người dân Hà Nội cộng với sự tác động của văn hóa phương Tây do hằng ngàn người ngoại quốc đang sinh sống lâu dài hoặc là du khách ở đây, cũng như do mạng lưới internet toàn cầu. 
  
Theo Vũ Nhật Tân, một nhạc sĩ đương đại hàng đầu của Việt Nam, Hà Nội hiện có hơn 1000 người Mỹ thường trú, với những sinh hoạt ở hai tổ chức văn hóa, một là American Club, hai là KaMa. Cũng có nhiều artspace ngoài nhà nước đang hoạt động thường xuyên tại Hà Nội như Nhà sàn Collective, Manzi Gallery, Tadioto, Heritage Space, Viện Goethe, Hội Đồng Anh (British Council), L’Espace của Pháp… chưa kể hàng chục gallery lớn nhỏ khắp nội thành Hà Nội.

Có thể Hà Nội có sự thay đổi đáng kể như vậy dưới mắt tôi chỉ trong một tuần lễ quan sát là do:

1. Hà Nội là thủ đô, nơi có rất nhiều tòa đại sứ, nhiều thường trú nhân và khách du lịch phương Tây, do đó giới trẻ ở đây nhận rất nhiều sự trợ giúp, chia sẻ tinh thần và vật chất để trở thành người trí thức toàn diện.

2. Trong mắt người nước ngoài, văn hóa là bộ mặt quan trọng nhất để gây cảm tình và giảm đi những lập luận nặng nề của chủ nghĩa cộng sản truyền thống.

3. Dù rất ngại sự thay đổi chính trị nhưng nhà cầm quyền ở đây vẫn không ra tay quá mạnh với trí thức và văn nghệ sĩ cấp tiến của Hà Nội vì đa phần trí thức lớn tuổi ở đây đều là cựu đảng viên, có công góp phần làm nên chiến thắng sau cùng, hoặc họ từng là bạn thân hay từng đã đào tạo ra các thế hệ cán bộ đang cầm quyền. Riêng đám trẻ, họ, phần đông là con cháu của các gia đình có công với cách mạng hoặc có bố mẹ đang làm cán bộ, đảng viên, thì biện pháp tốt nhất là vờ đi nếu công việc của họ không có vấn đề "tiết lộ bí mật quốc gia.” 
  
5. Tầng lớp thanh niên Hà Nội ngày nay đa phần không quan tâm đến chính trị. Họ để chính trị đỏ hay xanh ra ngoài. Họ sống nhanh, theo mốt và hưởng thụ cá nhân. Hình như sống phi chính trị khiến họ đỡ bị rắc rối. Họ không "tôi là Charlie!" Họ mang kính đen làm ngơ trước việc nhóm cực đoan Hồi giáo cắt cổ những nhà báo Mỹ.  Chủ nghĩa thực dụng đang là lẽ sống của họ, họ muốn trút bỏ hết lớp vỏ cũ kỹ, nghèo khó, lạc hậu càng nhanh càng tốt. Fashion, showbiz, v.v… không chỉ khoe sắc ngoài đường phố mà tràn vào cả mọi ngõ ngách của Hà Nội hôm nay và cả ngày mai nữa. Tất nhiên, không phải toàn thể giới trẻ Hà Nội đều thế cả nhưng những tiếng nói đứng về quyền con người không nhiều, nhất là trong lãnh vực văn học và nghệ thuật. Dẫu sao, nhu cầu tự do cho cuộc sống đời thường và làm văn nghệ của giới trẻ Hà Nội đang được họ biểu hiện khá sống động và cho chúng ta cảm giác là xu thế ấy phản ảnh một tiến trình không thể đảo ngược.

6. Khác với thành phố Sài Gòn, một trung tâm công nghiệp-thương mại lớn nhất và phồn thịnh nhất nước nên coi nhẹ hoặc không cần thứ "văn học nghệ thuật phức tạp," Sài Gòn vẫn sống hùng sống mạnh theo giáo điều. Hà Nội với một địa chính trị đặc thù lịch sử, thiên nhiên và văn hóa nên nguồn lợi tức chính là kinh tế-du lịch do vậy mà hoạt động văn hóa đa chiều ắt cũng nằm trong "chủ trương âm thầm" của Hà Nội? 
  
Nếu bảo chính trị Hà Nội thực sự chủ trương như thế thì chắc chắn không phải, tuy nhiên, nếu họ có nhìn ra điều đó thì cũng có lợi cho chế độ. Nó làm vơi đi áp lực chống đối từ phía người dân, nhất là giới trí thức và tầng lớp thanh niên ưa tự do dân chủ. 
   
Bộ mặt văn nghệ ngoài luồng đông vui và "vô tư" của Hà Nội khác hẳn Sài Gòn – nơi 15 năm trước, văn nghệ ngoài luồng là tiền phong và "hot" nhất mà Hà Nội lúc đó chưa có, nhưng nay thì vắng tanh vì sự kiểm duyệt và các biện pháp ngăn chận rất gắt gao khiến những khuôn mặt gạo cội như Nguyễn Quốc Chánh, Phan Bá Thọ, Trần Tiến Dũng trở nên mệt mỏi, chán nản: người lui về "im lặng," người về quê bán cà phê, người viết chuyện hang cùng ngõ hẻm để nuôi thân. Nhóm Mở Miệng thì cũng hết vốn cho cuộc "tự do lên tiếng." Ngựa Trời thì ngẫu nhiên ra đời và cũng tan hàng "ngẫu nhiên" ….

Ở đây cần nói rõ thế nào là ngoài luồng, thứ nhất, văn nghệ ngoài luồng là các  sáng tác văn chương hay nghệ thuật được phổ biến ở các nước độc tài không qua kiểm duyệt, phổ biến chui, nếu bị phát hiện có thể bị tịch thu, bị phạt hoăc bị bỏ tù, tùy theo mức độ chống đối nhà nước. Sài Gòn rất khắt khe với văn nghệ ngoài luồng vì là thành phố của miền Nam bỏ lại, dân chúng đa phần là bên thua cuộc, cộng với thành phần Mặt Trận Giải Phóng ly khai và các tổ chức khác như Thành phần Thứ Ba … nên nhà cầm quyền rất cảnh giác. Văn nghệ ngoài luồng Hà Nội, khác với Sài Gòn, chỉ mới có những năm gần đây. Những tác phẩm của các nghệ sĩ sinh sống ở đây phần nhiều đều né tránh chính trị, hoặc chỉ có những ẩn dụ nhẹ, lấp lửng, gần như không “cố tình.” Các nghệ sĩ và cha chú họ là một đại gia đình phía thắng cuộc nên không có chuyện ly khai và cũng vì thế mà nhà nước ở đây không quá sợ bạo loạn như trường hợp Sài Gòn được văn nghệ lôi kéo, tác động vào quần chúng.  

Làm con người ai cũng muốn tự do, có thể cha chú các nghệ sĩ Hà Nội đã lỡ đời phải làm cán bộ, nhưng là những người trẻ thì các nghệ sĩ may mắn hơn, sinh ra có nhiều chọn lựa hơn và đồng thời không ngại dùng cha chú cán bộ làm ô dù cho những hoạt động văn nghệ ngoài luồng của mình. Why not?

Thật ra, về mặt tài trợ các nghệ sĩ đang lâm vào thời khó khăn. Các quỹ văn hóa như Ford, viện Goethe, Hội Đồng Anh, L’Éspace và Đan Mạch đều đã cắt giảm hầu hết do kinh tế của các nước sa sút và cũng do áp lực chính trị từ phía quốc gia sở tại. Do đó hầu hết các nghệ sĩ phải tự xoay sở bằng cách bán tác phẩm hay nhờ vào đồng lương – nếu có việc làm thêm – hoặc nhờ vào tiền của chồng hay bố mẹ. Mặt khác, ở Hà Nội đã hình thành được một công chúng trẻ yêu văn chương và nghệ thuật, họ vừa là người đi xem vừa là tình nguyện viên cho các sự kiện nói chuyện, đọc thơ hay trình diễn nghệ thuật của các văn nghệ sĩ trẻ. Đó là bốn yếu tố: đam mê, che chở, tự túc và fanbase đã góp phần làm nên một cái tạm gọi là Hanoi Literature & Art  Network ngày nay.
Như thế cũng có thể gọi là bước đầu của tiến trình độc lập.
Trên đây là những phân tích chủ quan, không sâu, của một người vừa mới đi qua thành phố Hà Nội chỉ trong ít ngày, xin bỏ qua những nông cạn và thiếu sót.
   
Dù có nhìn sai đi nữa, tôi cũng mừng cho một Hà Nội đổi thay như thế và hơn thế.

Vua Trần Nhân Tông đánh tổ tiên bọn Tàu Cộng chạy dài







Nền giáo dục VNCH, một kinh nghiệm bản thân - Tác giả Cao Đắc Tuấn



Đã có nhiều bài viết về nền giáo dục thời VNCH. Đặc biệt, Huỳnh Minh Tú biên soạn một bài rất công phu về toàn diện nền giáo dục VNCH (Huỳnh 2013). Độc giả nên đọc bài của Huỳnh Minh Tú để hiểu rõ thêm về cơ cấu, tổ chức, chương trình học, và các điểm liên quan khác. Trong bài này, tôi viết về kinh nghiệm cá nhân qua những mẩu chuyện vụn vặt khi tôi học trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa (tiểu học) và Đệ Nhị Cộng Hòa (tiểu học và trung học).
 
Có bốn điểm tôi cần phải nêu ra: (1) Bài này chỉ nói về kinh nghiệm bản thân với những mẩu chuyện và nhận xét cá nhân và không có tính chất tổng quát, và do đó không phản ảnh toàn diện cho nền giáo dục thời VNCH; (2) Tôi ghi lại dựa vào trí nhớ về quá khứ xa xưa, từ hơn 40 cho tới 50 năm, nên chắc chắn có nhiều thiếu sót hoặc không chính xác tuyệt đối; (3) Những gì tôi ghi nhận trong bài này xảy ra vào thập niên 1960 và 1970, cách đây hơn bốn năm chục năm; do đó, mọi so sánh thời bấy giờ với hiện tại đều không cân xứng; và (4) Tôi cố cho những chi tiết rõ rệt và cụ thể nhưng vì lý do tôn trọng những khía cạnh tế nhị, riêng tư, liên hệ nhiều người khác nên tôi chỉ cho biết một cách khái quát. Tuy nhiên, tôi tin là những mẩu chuyện, giai thoại, nhận xét, và cảm nghĩ của tôi phản ảnh trung thực phần nào nền giáo dục tôi hấp thụ trong thời VNCH trong những năm tiểu học và trung học.
Theo Hiến Pháp VNCH 1967, Điều 10 quy định: "Nền giáo dục Đại Học được tự trị" (Wikisource 2012). Tự trị trong Đại Học có nghĩa là Đại Học không ở dưới sự quản trị của chính phủ (Bộ Quốc Gia Giáo Dục), mà được độc lập quản trị bởi thành phần giáo sư của trường. Điều 11 quy định: "Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản" (Wikisource 2012). Căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản được thể hiện rõ rệt nhất trong giáo dục tiểu học và trung học.

Trường tiểu học và trung học mà tôi theo học là trường công, nằm trong vùng quanh Sài Gòn. Học sinh toàn là nam, và đa số thuộc gia đình nghèo hoặc trung lưu. Cả hai trường không lớn mà cũng không nhỏ về số học sinh, có lẽ thuộc vào hàng trung bình trong các trường tại Sài Gòn và vùng phụ cận bấy giờ. Một cách tổng quát, tôi được dậy dỗ một cách chu đáo trong một môi trường tự do, giúp tôi phát triển trí tuệ, khả năng lý luận và suy nghĩ, đạo đức, và tinh thần tự do dân chủ.

A. Tôi được hấp thụ một nền giáo dục khuyến khích tự do tư tưởng và sáng tạo:

Một trong những điểm đặc sắc nhất mà tôi ghi nhớ trong lúc đi học là không hề có sự cấm cản tự do tư tưởng, nếu không muốn nói là có sự khuyến khích. Lúc ấy còn nhỏ, tôi không biết đó là một khía cạnh tốt đẹp nhất trong nền giáo dục trẻ em. Trong suốt hơn mười năm học tiểu học và trung học, tôi chưa hề thấy hoặc nghe nói đến thầy cô nào cấm đoán hoặc chỉ trích học trò phát biểu ý kiến riêng tư. Thực ra, các thầy cô còn làm ngược lại, là khuyến khích chúng tôi bày tỏ ý tưởng hoặc đưa ra những sáng kiến.

1. Sự khuyến khích tự do phát biểu tư tưởng, dùng đầu óc suy luận, và duy trì bản chất trung thực có ngay từ lớp ba tiểu học:

Một mẩu chuyện mà tôi nhớ mãi xảy ra vào năm tôi học lớp ba (lớp 3 bây giờ) tiểu học. Thầy tôi thường hay kể chuyện sau khi dạy xong bài. Thầy kể chuyện rất hay, mỗi lần thầy kể chuyện là cả lũ chúng tôi cứ há hốc mồm lắng tai nghe. Các câu chuyện thầy kể thường là về cách cư xử, sử ký, địa lý, và các chuyện cổ tích thật hay. Một hôm, thầy kể về cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng. Tôi không nhớ lúc đó lớp ba có học sử ký về Hai Bà Trưng không, nhưng chỉ biết là lúc ấy chúng tôi say mê nghe câu chuyện. Thầy kể Trưng Trắc vì thù chồng bị Tô Định giết mà cùng em lãnh đạo hàng ngàn người đánh đuổi Tô Định rồi thừa thế lan tràn khắp nơi chiếm 65 thành trì. Khi nghe tới đó, tôi, lúc bấy giờ là một thằng nhãi con 7-8 tuổi nhưng cũng có chút suy nghĩ, phát biểu ý kiến, "Chắc Hai Bà có ý đánh Tàu trước rồi làm bộ kiếm cớ trả thù chồng, chứ làm sao mà dân theo hai bà đông vậy." Lúc bấy giờ, tôi không biết sự khác biệt giữa nguyên do của cuộc nổi dậy vì trả thù chồng và vì đánh đuổi Tàu rất là tinh tế và cũng rất là quan trọng. Nhưng hẳn nhiên là thầy biết. Tôi vẫn còn nhớ rõ khi nghe câu tôi nói, ông nhìn tôi chằm chằm một lúc. Tôi không hiểu tại sao thầy nhìn tôi lâu vậy, chắc ông tưởng tôi sửa sai ông. Sau đó, thầy gật gù nói, "Chắc con nói đúng. Thầy chỉ kể theo sách vở, nhưng sách vở cũng có khi sai." Rồi ông quay qua nói cả lớp, "Các con đi học phải biết xài cái đầu để suy nghĩ." Tôi vẫn nhớ hình ảnh thầy lấy ngón tay chỉ vào đầu mà nói đi nói lại, "Phải biết xài cái đầu." Sau này, khi có dịp tìm hiểu về chuyện Hai Bà Trưng, quả thật có chứng cớ lịch sử cho thấy khi Hai Bà khởi nghĩa, chồng bà Trưng Trắc (tên là Thi, không phải là Thi Sách) vẫn còn sống (Cao-Đắc 2014, 336). Các sử gia bấy giờ, vẫn còn có ý tưởng trọng nam khinh nữ, không muốn, hoặc không nghĩ là Hai Bà nổi dậy với ý chính là đánh đuổi Tàu, mà quy gán là vì trả thù chồng bị giết. Điểm quan trọng là thầy tôi không la tôi là con nít nói tầm bậy, mà lại còn tôn trọng ý kiến của tôi. Ngoài ra, thầy còn dùng đó để khuyên học trò là phải biết dùng đầu óc để suy nghĩ về các câu chuyện lịch sử và đừng có mù quáng tin tưởng vào sách vở. Nên nhớ lúc đó tôi đang học lớp ba tiểu học.

Năm lớp ba tiểu học, tôi đã được khuyến khích tự do phát huy tư tưởng và không nên tin vào sách vở một cách mù quáng mà phải biết dùng đầu óc để suy luận.

Một điểm đặc biệt trong lối dạy của thầy là ông đối xử chúng tôi như những cá nhân có bản chất trung thực, lương thiện. Thầy không bao giờ nghi ngờ chúng tôi nói láo, gian lận, hoặc chối tội. Thí dụ có đứa đi học trễ hoặc quên bài, ông hỏi lý do, và lúc nào cũng tin lời học trò. Ông không căn vặn, hoạnh họe, hoặc hỏi thêm, cho dù lý do nghe hơi khó tin. Việc này được thể hiện cụ thể qua kiểu thầy ghi điểm vào sổ như sau. Thỉnh thoảng, ông khảo bài học trò. Lối khảo bài của ông khác hẳn các thầy cô sau này tôi học. Thay vì gọi từng đứa lên đứng bên cạnh bàn, ông đi xuống chỗ ngồi đám học trò, và đảo qua một vòng. Ông lấy quyển vở học trò, hỏi bài và ghi điểm vào vở, có lúc có lời phê, có lúc không. Tôi không nhớ là thầy khảo bài cả lớp hay chỉ một số, nhưng hình như cả lớp, vì sau đó ông trở về bàn và gọi tên từng đứa để ghi vào sổ điểm. Thầy không hề thắc mắc hoặc lo sợ học trò nói sai điểm, và ghi xuống điểm học trò nói. Một cách kỳ lạ, không có đứa nào nói sai điểm. Trong suốt cả năm học, có cả hàng mấy chục lần ghi điểm như vậy, chúng tôi biết là nếu muốn gian lận nói điểm cao hơn, thầy cũng chẳng biết. Nhưng không đứa nào nói sai điểm cho cao hơn. Làm sao tôi biết chuyện đó? Tôi không biết chắc 100%, nhưng chúng tôi thường coi điểm lẫn nhau, và tôi biết những đứa quanh tôi không nói sai dù điểm tụi nó rất tệ (chỉ có 2-3 trên 10 điểm). Tôi không nghe đứa nào kiện cáo bạn mình nói sai điểm. Hình như sự trung thực tiềm tàng trong mỗi đứa nên không đứa nào nghĩ đến chuyện gian lận. Lúc bấy giờ, tôi cũng chẳng suy nghĩ gì về chuyện đó và coi nó bình thường, không có gì đáng nói. Nhưng sau này khi nghĩ lại, tôi thật cảm phục cách đối xử đó.
Chúng tôi là những đứa bé lương thiện vì thầy đối xử chúng tôi như những người lương thiện.

2. Trong những năm trung học, chúng tôi luôn luôn được khuyến khích tự do phát huy sáng tạo:
Khi lên trung học, cái tinh thần tôn trọng học sinh và khuyến khích tự do tư tưởng đó vẫn tiếp tục, với một mức độ rõ rệt và mạnh mẽ hơn. Tôi không nghĩ là Bộ Quốc Gia Giáo Dục đặt ra quy chế rõ rệt về chuyện đó, mà cái tinh thần đó đã tiềm tàng trong xã hội bấy giờ. Hoặc cũng có thể thầy cô hấp thụ tinh thần đó trong lúc học trường sư phạm, và áp dụng một cách tự phát trong lúc hành nghề.
Năm Đệ Thất (lớp 6 bây giờ) là năm mới lạ với tôi, vì tôi có nhiều bạn và có nhiều thầy cô, mỗi người dạy một môn. Thông thường mỗi thầy cô dạy một kiểu, và ít khi giống nhau. Chúng tôi học hỏi những đề tài học vấn, nhưng nhiều khi cũng qua cách thức cư xử đạo đức và đường lối làm việc khoa học của các thầy cô. Chính những sắc thái khác biệt của các lối dạy đó tạo cho chúng tôi có khái niệm tự do. Ngoài ra, thầy cô lúc nào cũng trực tiếp và gián tiếp khuyến khích chúng tôi phát huy tinh thần tự do sáng tạo trong việc học hành. Vài thí dụ là thầy cô đều khuyến khích khi tôi có những sáng kiến hoặc làm những chuyện khác lạ không theo bài dạy, như vẽ biểu đồ cho dễ học cho các sự kiện lịch sử, dùng mẩu đối thoại là nhập đề trong bài luận văn, tìm tòi và cắt dán hình ảnh thú vật trong các tạp chí Tây phương cho môn vạn vật.

Ngay ở năm Đệ Thất, tôi đã được khuyến khích tự do sáng tạo, khiến tôi yêu tiếng Việt và quý sự tự do diễn tả ý tưởng, và tự do tìm tòi và nghiên cứu.

3. Những buổi thuyết trình trong lớp và toàn trường cho chúng tôi tự do tư tưởng và giúp phát huy khả năng tìm tòi, suy luận, và tinh thần cư xử trưởng thành:

Trong năm lớp Đệ Ngũ (lớp 8 bây giờ), trường phát động chương trình thuyết trình. Chương trình này nhằm giúp học sinh phát huy kh̉ả năng nghiên cứu, bình luận, lý luận, ăn nói trước công chúng, và quan trọng nhất là tạo cơ hội cho học sinh phát biểu ý kiến tự do. Tôi không rõ chương trình này chỉ áp dụng cho lớp Đệ Ngũ, hay chỉ xảy ra trong niên khóa đó, vì các năm kế tiếp không còn chương trình này nữa. Ngoài ra, tôi không rõ đây có phải là một chương trình đưa ra từ Bộ Quốc Gia Giáo Dục hay chỉ là sáng kiến của hội đồng giáo sư trường tôi. Bây giờ nghĩ lại, tôi thật không ngờ lúc bấy giờ, vào cuối thập niên 1960, nước VNCH lại có thể có một chương trình giáo dục đầy sáng tạo và cách mạng như vậy.

Đại khái chương trình đó hoạt động như sau. Thỉnh thoảng, thầy cô cho học sinh tình nguyện làm "giáo sư," thuyết trình về đề tài mà giáo sư giảng dạy. Nếu có nhiều người tình nguyện thì thầy cô sẽ chọn một người, hoặc chia đề tài ra phân phối cho mỗi người một phần. Nếu không có ai tình nguyện, thì giáo sư sẽ giảng bài như thường lệ. Mỗi thuyết trình viên có một tuần để chuẩn bị. Anh ta phải tự tìm tòi, nghiên cứu về đề tài đó, tham khảo vị giáo sư đang dạy nếu cần. Anh thuyết trình viên phải nghiên cứu đề tài thật kỹ lưỡng và chuẩn bị cho mọi câu hỏi, "bồ tèo" hay "thù địch." Tới ngày thuyết trình, anh thuyết trình viên sẽ đứng trên bục giảng và giảng về đề tài. Sau bài giảng, học sinh trong lớp sẽ có dịp "quay" thuyết trình viên, hỏi đủ mọi câu hỏi về đề tài đó. Chương trình đó chỉ áp dụng cho vài môn mà phương pháp thuyết trình có hiệu quả. Tôi nhớ chắc chắn có hai môn là Việt văn và Vạn vật, và có khoảng cả chục lần thuyết trình như vậy.

Bạn sẽ tự hỏi làm sao mà một thằng nhóc 14-15 tuổi biết gì về văn chương, cách hành văn và ý nghĩa của các truyện, hoặc địa chất học và cấu trúc đá mà giảng bài về đề tài đó? Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết được sức mạnh của tự do và sáng tạo khi học sinh được cho phép tìm tòi nghiên cứu độc lập. Chính tôi cũng không hiểu tại sao các thuyết trình viên làm được chuyện đó. Không những thế, nhiều thuyết trình viên giảng bài còn hay hơn cả thầy cô. Học sinh thường chăm chú nghe bạn mình thuyết trình hơn là nghe lời thầy giảng.

Phần hỏi đáp là phần cao đỉnh của buổi thuyết trình. Thông thường, khi thầy cô giảng bài, chúng tôi ít khi giơ tay hỏi. Nhưng khi bạn mình lên giảng bài thì chúng tôi được dịp "quay" thuyết trình viên túi bụi, y hệt như những tranh luận trong các diễn đàn trên Internet bây giờ. Cũng có lúc thuyết trình viên "bí" thì có các bạn "cứu bồ" hoặc thầy cô ra tay. Phần hỏi đáp, nhất là trong môn Việt văn, kéo dài hơn nửa tiếng, nhiều khi hết cả giờ, phải tiếp tục kỳ sau. Điểm độc đáo nhất là thầy cô thường đứng ngoài cuộc tranh cãi, và để chúng tôi tự do phát biểu ý kiến, và chỉ can thiệp khi các câu hỏi ra ngoài đề hoặc cuộc tranh cãi trở nên gay go, hoặc khi thuyết trình viên tự động "cầu cứu." Một điểm kỳ lạ nữa là chúng tôi thường "mày tao chi tớ" với nhau trong cuộc nói chuyện hàng ngày, nhưng trong cuộc hỏi đáp hoặc tranh cãi trong buổi thuyết trình, chúng tôi cư xử với nhau rất nhã nhặn và lịch sự.

Tuy chương trình thuyết trình không còn tiếp tục trong lớp trong những năm sau, một chương trình thuyết trình đặc biệt được tổ chức ở phạm vi cao và rộng rãi hơn trong một niên khóa sau đó. Năm tôi học Đệ Tam (lớp 10 bây giờ), khối Học Tập toàn trường tổ chức các buổi thuyết trình trên mọi đề tài, không nhất thiết dính líu đến đề tài học trong lớp, và bất cứ học sinh nào, từ các em Đệ Thất tới các anh Đệ Nhất (lớp 12 bây giờ), cũng có thể tham dự là thuyết trình viên hoặc chỉ là người tham dự. Chúng tôi có một vị giáo sư hướng dẫn. Nhiệm vụ vị giáo sư hướng dẫn là duyệt xét nội dung đề tài và thời giờ và địa điểm của các buổi thuyết trình. Mọi đề tài nộp lên đều được chấp thuận. Các đề tài gồm có đề tài về triết lý, sử ký, khoa học, và xã hội. Thuyết trình viên có khoảng 20-30 phút nói về đề tài mình, vả sau đó là phần hỏi đáp và thảo luận.

Điểm nổi bật của các buổi thuyết trình này là không hề có sự tham dự, kiểm soát hay giám thị của nhà trường. Nhà trường để chúng tôi tự do tổ chức, tự do chọn đề tài (với sự chấp thuận của vị giáo sư hướng dẫn), tự do chọn thuyết trình viên, tự do kêu gọi học sinh tham gia, tự do đi xin sách vở từ các tiệm sách để làm phần thưởng cho các thuyết trình viên. Chúng tôi có toàn quyền thảo luận và phát biểu ý kiến trong các buổi thuyết trình. Bạn nên nhớ lúc bấy giờ phong trào biểu tình của sinh viên học sinh chống chính phủ đang rầm rộ trên đường phố. Các dân biểu của phe đối lập đang hô hào xuống đường. Nhưng chính phủ không hề can thiệp vào các sinh hoạt học sinh trong trường. Nhà trường tin tưởng chúng tôi, thầy cô tin tưởng chúng tôi, và để chúng tôi tự do hội họp thuyết trình. Nhà trường đối xử chúng tôi như những người trưởng thành, và do đó chúng tôi cư xử như những người trưởng thành. Chúng tôi hành xử rất có trật tự và lịch sự mặc dù không có thầy cô giám thị hiện diện. Có những lúc tranh cãi gay go, nhưng chúng tôi vẫn lễ độ với nhau, và trao đổi ý kiến một cách nhã nhặn.

Những hoạt động thuyết trình trong lớp năm Đệ Ngũ và toàn trường năm Đệ Tam nhắm vào các đề tài học đường. Nhưng thu thập kiến thức học hành chỉ là một trong nhiều thành quả. Xung quanh thành quả học tập này là các thành quả phụ thuộc nhưng quan trọng trong việc hun đúc chúng tôi trở thành những công dân hữu ích cho xã hội. Các thành quả phụ thuộc này dựa vào một căn bản tối thượng: tự do. Chính cái tinh thần tự do tiềm tàng trong xã hội và học đường bấy giờ khiến chúng tôi phát huy sáng tạo, khả năng tìm tòi nghiên cứu và lý luận, và tinh thần nhã nhặn, lịch sự, tôn trọng lẫn nhau. Một hậu quả tinh tế nhưng sâu đậm của những hoạt động thuyết trình này là tạo cho chúng tôi niềm tự tin và lòng can đảm. Khi không bị kềm chế trong tư tưởng, con người thường biểu lộ những cái hay và tốt đẹp nhất.

Chúng tôi được đối xử với đầy đủ mọi quyền con người, ngay từ lúc còn bé trong học đường, và được hưởng tự do hoàn toàn trong tư tưởng và sáng tạo. Cái tinh thần tự do đó là một trong nhiều khía cạnh nhân bản của nền giáo dục VNCH.

B. Các sinh hoạt học sinh biểu lộ tinh thần dân tộc và tự do dân chủ cao độ:

Sinh hoạt học sinh là những hoạt động do học sinh làm, có thể tự phát hoặc dưới sự hướng dẫn của nhà trường. Ở tiểu học, theo như tôi nhớ, hầu như không có sinh hoạt học trò, ngoại trừ các buổi văn nghệ vào dịp phát phần thưởng cuối năm. Trên trung học, chúng tôi có nhiều sinh hoạt học sinh ngoài chuyện học, như làm việc xã hội, văn nghệ, báo chí. Những việc này được thực hiện qua ban đại diện học sinh trong lớp và toàn trường.

1. Tinh thần dân tộc và thương yêu đồng bào được thể hiện từ tiểu học đến trung học:

Năm lớp Nhất (lớp 5 bây giờ), lễ ra trường và phát phần thưởng được tổ chức tại một cơ sở hành chánh địa phương. Cuộc trình diễn văn nghệ là phần sáng chói trong buổi lễ. Tôi nhớ rất rõ cuộc trình diễn đó vì đứa hàng xóm nằm trong toán diễn viên nên hắn ta tập dượt nghêu ngao hát cả ngày. Màn trình diễn là ca kịch "Hội Nghị Diên Hồng" với bài hát "Hội Nghị Diên Hồng." Anh chàng diễn viên chính, đóng vai Trần Hoàng (Trần Thánh Tông), hát thật oai, "Toàn dân nghe chăng, sơn hà nguy biến. Hận thù đằng đằng, biên thùy rung chuyển." Tôi còn nhớ đám nhóc mặc khăn đóng áo dài sặc sỡ và hóa trang là bô lão. Đứa hàng xóm nhà tôi đeo bộ râu đáng ghét. Đám nhóc xếp hàng đi ra sân khấu với gậy chống, đập đập xuống sàn sân khấu theo nhịp hát "Kìa vừng hồng, tràn lan trên đỉnh núi." Lúc bấy giờ, tôi không hiểu tại sao nhà trường chọn ca kịch "Hội Nghị Diên Hồng" cho buổi lễ phát phần thưởng, nhưng cuộc trình diễn tạo một ấn tượng sâu sắc và lâu dài trong tâm trí tôi, nhất là lúc đám nhóc bô lão la lớn "Quyế̉t chiến" khi diễn viên chính hỏi "Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?" và "Hy sinh" cho câu hỏi "Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?"

Tinh thần dân tộc đã nảy mầm trong tâm trí tôi trong những năm tiểu học với hình ảnh Hai Bà Trưng và Hội Nghị Diên Hồng.

Tinh thần dân tộc không những thể hiện qua những quý trọng lịch sử mà còn thể hiện qua mọi hình thức của tình thương yêu đồng bào. Như sẽ đươc̣ trình bày sau, ở trung học, học sinh có ban đại diện mỗi lớp và toàn trường. Đây không phải là những ban đại diện bù nhìn hoặc là công cụ của nhà trường, mà các đại diện học sinh thực sự hoạt động cho học sinh. Một trong những ban đại diện là ban xã hội. Ban này chuyên môn làm những chuyện xã hội, tình nguyện cho các công tác cộng đồng, tham gia các hoạt động từ thiện. Nhà trường chỉ cung cấp giáo sư hướng dẫn và các giúp đỡ hành chánh, như viết giấy giới thiệu hoặc xin phép. Một hoạt động xã hội hầu như xảy ra hàng năm là quyên tiền trợ giúp đồng bào lụt lội miền Trung. Các lớp tham gia tích cực đóng góp và có sự ganh đua trong việc thâu tiền. Các trưởng ban xã hội làm việc tích cực, hô hào anh em trong lớp đóng góp. Anh trưởng ban lớp tôi ăn nói rất hay và lớp tôi hầu như năm nào cũng đóng góp khá cao.

Năm Đệ Tam, có vụ Cam Bốt "cáp duồn" người Việt Nam sống tại Cam Bốt. Hàng trăm ngàn người Việt Nam phải rời Cam Bốt về Việt Nam sống trong các trại tị nạn. Khối xã hội toàn trường phát động phong trào giúp người tị nạn. Theo tôi biết, phong trào này do học sinh phát động và không do chỉ thị của nhà trường. Chúng tôi hưởng ứng tích cực và cả trăm học sinh đi tới các khu đất tị nạn và giúp dựng lều trại. Tôi nhớ tôi cuốc đấ̃t cả buổi đến độ đau nhức cả hai tay. Lúc ấy, khái niệm "bầu ơi thương lấy bí cùng" hình như không rõ rệt trong tâm trí chúng tôi vì chúng tôi coi chuyện đó là chuyện tự nhiên, như là chuyện người trong gia đình mình bị hoạn nạn và mình có bổn phận giúp đỡ mà không phải suy nghĩ đắn đo.

Suy tôn lãnh tụ là chuyện không xảy ra trong nền giáo dục VNCH. Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà, khi tôi còn học tiểu học, chương trình phát thanh thường phát thanh bài hát ca ngợi Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhưng chuyện đó không xảy ra trong học đường. Thời Đệ Nhị Cộng Hòa lại càng không có chuyện suy tôn bất cứ một ai. Một cách kỳ lạ, tuy Hoa Kỳ giúp đỡ miền Nam Việt Nam rất nhiều, chúng tôi không hề có bài học hoặc lời lẽ ca ngợi Hoa Kỳ, hoặc học hỏi về kinh tế tư bản trong học đường, ngoại trừ những sự kiện có thật về sử ký địa lý thế giới. Chúng tôi học về Hoa Kỳ như học về các quốc gia khác trên thế giới.

2. Tinh thần tự do dân chủ thể hiện qua các cuộc bầu cử ban đại diện học sinh và các hoạt động của ban đại diện:

Sinh hoạt học sinh khởi sự bằng cuộc bầu cử ban đại diện. Mỗi lớp có trưởng lớp, phó trưởng lớp, và các trưởng ban. Toàn trường có Tổng thư ký, phó tổng thư ký, và các trưởng khối tương ứng với các trưởng ban. Chúng tôi rất khoái bầu cử vì không phải học trong lúc bầu cử và anh em có dịp cãi cọ tranh luận.

Thông thường, các ban trong mỗi lớp gồm có: học tập, kỷ luật, xã hội, văn nghệ khánh tiết, và báo chí. Trong lớp tôi, các cuộc bầu cử trong mọi niên khóa xảy ra dựa hoàn toàn trên căn bản dân chủ. Ai cũng có thể ứng cử và ai cũng có thể đề cứ bất cứ người nào. Ai được nhiều phiếu nhất là thắng, bất kể anh ta thuộc thành phần gì. Thực ra, đa số kết quả không ngạc nhiên lắm và những ai đắc cử xứng đáng với chức vụ mình. Năm Đệ Thất, vì mới lạ nên chúng tôi không biết ai vào ai. Có anh chàng bự con nhất ra ứng cử trưởng lớp và được đắc cử. Té ra anh chàng này chẳng làm gì nên chuyện, nên gần cuối năm chúng tôi đòi bầu lại (re-call) và bầu một trưởng lớp khác xứng đáng hơn. Năm Đệ Nhị (lớp 11 bây giờ), có chuyện tức cười là anh chàng phá phách nhất lớp lại được bầu làm trưởng ban kỷ luật. Thầy cô bực lắm, nhưng chẳng biết làm sao, vì đó là ý "dân."

Ly kỳ nhất là cuộc bầu cử ban đại diện toàn trường, nhất là cho chức Tổng thư ký và phó Tổng thư ký. Tới ngày bầu cử, các "cử tri" (trưởng lớp và phó trưởng lớp) và các ứng cử viên tụ họp trong một lớp học trống. Thầy cô hướng dẫn thường hiện diện để giám sát cuộc bầu cử. Mỗi liên danh có độ 10-15 phút nói về lý do ứng cử và những hoạt động hoặc chương trình họ muốn thực hiện cho học sinh. Sau đó là cuộc bỏ phiếu kín. Kết quả được công bố ngay sau đó. Hình thức bầu cử này cũng áp dụng cho các trưởng khối. Tôi thấy ai có tài ăn nói và có những kế hoạch hoặc chương trình thực tế là đắc cử.

Bạn sẽ thắc mắc có lợi gì làm Tổng thư ký, trưởng khối, trưởng lớp hoặc trưởng ban. Trên thực tế, chẳng có lợi lộc gì cả, nếu không muốn nói là mất thì giờ. Nhưng chúng tôi rất thích những hoạt động đó vì những hoạt động đó giúp chúng tôi đóng góp vào sinh hoạt học đường ngoài việc học hành. Cũng có một chút lợi nhỏ là chúng tôi có dịp tiếp xúc với xã hội bên ngoài như các công tác từ thiện, giao tiếp thư viện nhà sách, nhà in trong việc làm báo. Ngoài ra, các trưởng lớp và trưởng ban thỉnh thoảng được phép ra khỏi lớp để đi họp, và cũng là dịp xả hơi như là một hình thức "cúp cua" hợp pháp.

Có lẽ một trong những lợi lộc lớn nhất là các đại diện trường có dịp tiếp xúc với các đại diện trường bạn, nhất là các trường nữ. Một hoạt động rầm rộ trong năm là làm báo Xuân, và mang báo đi bán ở các trường bạn. Mỗi năm, vào dịp Tết, chúng tôi tích cực làm việc cho ra giai phẩm Xuân cho trường. Đây l̀à lúc các trưởng ban báo chí bận rộn nhất. Họ hô hào cổ võ học sinh viết bài, đọc bài, và lựa bài cho đăng vào giai phẩm. Chúng tôi có khá nhiều tự do trong việc làm giai phẩm Xuân. Chúng tôi tự do chọn bài, vẽ minh họa, trang trí tờ bìa. Giáo sư hướng dẫn thường duyệt xét bản thảo cuối cùng, và thường là chấp thuận. Ngoài chuyện mang báo đến các trường bạn, ban đại diện trường còn phải tiếp đón trả lễ khi các đại diện trường bạn đến. Đó là dịp chúng tôi tiếp xúc và làm quen các nữ sinh trường bạn.

Các hoạt động học sinh và ban đại diện cho chúng tôi cơ hội hiểu biết và thực hiện thể chế tự do dân chủ. Nền giáo dục VNCH đào tạo những công dân yêu chuộng tự do dân chủ qua những hoạt động học đường và bầu cử ban đại diện học sinh.

C. Liên hệ giữa thầy cô và học sinh dựa vào căn bản đạo đức và không hề có những vụ tai tiếng:

Trong suốt thời gian sống dưới thời VNCH, tôi không hề nghe hoặc đọc về một vụ tai tiếng nào trong ngành giáo dục, liên hệ đến thầy cô, tiểu học hay trung học. Theo trí nhớ tôi, tôi không hề biết đến tai tiếng tình dục, sách nhiễu hoặc gây khó dễ, đánh nhau, tranh giành, hối lộ, đút lót, gian lận thi cử, yếu kém khả năng, hoặc bất cứ chuyện gì vi phạm đến đạo đức, luân lý, hoặc thuần phong mỹ tục. Vì là trường nam, chuyện sách nhiễu tình dục đương nhiên không xảy ra. Cùng lắm là có vài anh chàng "thầm yêu trộm nhớ" cô giáo trẻ đẹp nào đó. Tôi không rõ các trường nữ thế nào, chắc cũng có những mối tình câm như vậy, nhưng tuyệt nhiên tôi không hề biết hoặc nghe đến một vụ sách nhiễu tình dục nào.

Ngay từ tiểu học, chúng tôi đã phải học công dân giáo dục, dạy cách cư xử ăn nói và những giá trị đạo đức. Những bài học thường có những câu chuyện giải thích thêm về ý nghĩa trừu tượng trong bài học. Trên tường có treo bảng "Tiên học lễ, hậu học văn" là lời nhắc nhở chúng tôi hàng ngày, và chúng tôi coi đó là châm ngôn. Trên trung học, lớp công dân giáo dục tiếp tục cho tới hết trung học đệ nhất cấp. Chương trình học bao gồm những đề tài về đạo đức luân lý, và nghĩa vụ người công dân với xã hội, quốc gia, và tổ quốc.

Phụ huynh tham dự rất ít trong việc giao du với thầy cô, có lẽ vì tránh né những "áp lực" không thích hợp hoặc vì không cần thiết vì ít khi có những chuyện phải cần đến phụ huynh dính líu. Theo tôi biết, lương lậu thầy cô không cao lắm và chỉ đủ sống. Trong suốt hơn mười năm mài đũng quần ở tiểu học và trung học trong thời VNCH, tôi chưa hề nghe thầy cô nào than vãn về cuộc sống hoặc lương lậu. Nhưng tôi biết đa số thầy cô có cuộc sống đạm bạc qua nhà cửa, quần áo họ mặc và xe cộ họ đi. Đa số thầy cô ăn mặc đơn giản nhưng đứng đắn. Các thầy thường mặc áo sơ mi và quần tây. Có vài người thỉnh thoảng thắt cà vạt hoặc mặc áo vét. Các cô luôn luôn mặc áo dài. Màu sắc áo dài thường một màu. Thỉnh thoảng có cô xinh đẹp mặc áo có chút thêu màu sặc sỡ, nhưng cũng chỉ có một vài lần "chơi nổi" rồi sau đó cũng mặc áo màu sắc nhàm chán. Đa số thầy cô đi xe đạp, xe solex, xe Honda dame, Honda 90. Có vài người đi xe buýt hoặc xích lô. Trong suốt trung học, chỉ có một hai thầy lái xe hơi đi dạy.

Có vài thầy cô mở lớp dạy kèm học sinh, nhưng luôn luôn là trong dịp hè, và học phí phải chăng. Các thầy cô đó thường không dạy khóa sau, nên không có chuyện học sinh bị áp lực đi học để được nâng đỡ sau này. Một trong những lý do các thầy cô không mở lớp dạy kèm học sinh trong lớp là có những trường tư dạy hè, hoặc nhiều sinh viên học sinh nhận dạy kèm tư gia. Tôi cũng đã từng dạy kèm tư gia cho các em học sinh để phụ thêm vào chi phí gia đình. Có thầy mở lớp dạy kèm, nhưng nhận đủ mọi học sinh khắp nơi chứ không phải chỉ dành cho học sinh trong lớp hoặc trong trường. Những lớp dạy kèm này thường đông nghẹt học trò, nhất là các lớp Toán Lý Hóa luyện thi Tú Tài I và II.
Chuyện biếu xén, quà cáp, phong bì cho thầy cô hoàn toàn không có, cho dù là cuối năm hoặc vào các dịp lễ như Tết Nguyên Đán. Nên nhớ dưới thời VNCH, tệ trạng tham nhũng cũng có nhiều, nhưng phần lớn là trong quân đội. Ngành giáo dục như thể được cô lập tách ra chuyện tham nhũng. Tôi nghĩ chắc cũng có những vụ gửi gấm con em, nhưng thường chỉ giới hạn vào chuyện nhập học hoặc chuyển trường, và số đó rất ít. Theo tôi nghĩ, có hai lý do. Thứ nhất, thầy cô thời VNCH có tinh thần đạo đức cao và có lòng tự trọng. Họ không bao giờ làm những chuyện đi ngược lại đạo đức và phẩm cách nhà giáo. Thứ nhì, chuyện đút lót cũng không cần thiết hoặc vô ích, vì thầy cô cũng chẳng làm được gì cả cho dù có muốn nhận hối lộ. Lý do đơn giản là tinh thần tự do dân chủ tiềm tàng trong xã hội và học đường tự động vô hiệu hóa các vụ đút lót. Không cách chi một học sinh kém cỏi mà được điểm cao, vì có sự ganh đua giữa học sinh và tính chất trong suốt của cơ chế học tập. Ngay cả con cái của hiệu trưởng, giám học, giám thị, giáo sư cũng phải học chết bỏ như mọi học sinh khác, và thầy cô cũng chẳng ai thiên vị con cái những người này.

Hầu hết học trò rất kính trọng thầy cô và thầy cô cũng thương yêu và quý mến học trò. Thầy trò thường đối xử với nhau thân mật và xuề xòa. Tuy có vài thầy cô nghiêm khắc, chúng tôi không hề có thái độ hỗn láo hoặc coi thường thầy cô. Thỉnh thoảng có giám thị "hắc ám" thì chúng tôi thường trêu chọc, chứ cũng ít khi gây gỗ. Tình nghĩa thầy trò thường rất thắm thiết và thân mật, nhất là ngoài giờ học. Tôi chỉ còn nhớ vài câu chuyện điển hình. Năm Đệ Lục (lớp 7 bây giờ) có hôm cô giáo dạy Pháp văn bị ốm và có giáo sư dạy thế. Sau giờ học, chúng tôi tự động hùn tiền mua quà và đến nhà thăm cô giáo. Cô đang nằm liệt giường, nhưng cũng ráng ngồi dậy cám ơn chúng tôi, một lũ vây quanh nhà cô. Năm Đệ Tam, thầy dạy Anh văn, sinh ngữ phụ, mới cưới vợ, nên nghỉ vài ngày. Thế là chúng tôi kéo nhau một đám đến nhà thầy sau giờ học tới chúc mừng. Gặp lúc thầy và cô vợ mới cưới đang đi ra ngoài chắc sắp đi chơi đâu. Thấy một đám học trò tới, thầy ngạc nhiên, nhưng cười thích thú và giới thiệu cô vợ mới thiệt đẹp, và mời chúng tôi vào nhà.

Chỉ có một trường hợp là năm tôi học Đệ Ngũ (lớp 8 bây giờ), có vị giáo sư dạy Toán rất nghiêm khắc, và hay la mắng học sinh. Tuy nhiên, thầy rất tôn trọng những học sinh giỏi. Thầy dạy rất hay, giảng bài mạch lạc rõ rệt, cho nhiều thí dụ cụ thể. Ông dạy chúng tôi lý luận vững chắc, lúc nào cũng phải viết ra tiền đề, trình bày các bước chứng minh mạch lạc để đưa đến kết luận. Thầy không kiên nhẫn với lối chứng minh không đầu không đuôi. Đứa nào mà nói nhăng nói cuội là bị lườm. Đứa nào mà "dốt hay nói chữ" là bị quạt ngay. Ông la mắng khá nặng nề, nhưng đích đáng.

Nói đến cuộc sống học trò mà không nói đến những phá phách, nhất là lũ học trò con trai, là cả một sự thiếu sót trầm trọng. Câu "Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò" được thể hiện liên tục trong suốt hơn mười năm. Tôi không thể kể hết những vụ phá phách nghịch ngợm. Một cách tổng quát, những vụ phá phách thường vô hại, và chỉ phản ảnh bản chất nghịch ngợm của học trò, như là những lúc xả hơi cho bớt căng thẳng. Đa số những vụ phá phách nhắm vào bạn bè, rất ít khi nhắm vào thầy cô. Nếu có thì cũng chỉ là những nghịch ngợm trong giờ học như ca hát nhảm nhí, giấu khăn lau bảng, kê lại bàn ghế, phóng máy bay giấy trong lúc thầy giảng bài, hoặc nói chọc ghẹo các cô giáo trẻ xinh đẹp. Thỉnh thoảng nạn nhân chúng tôi là các giám thị, nhưng thường thì cũng không có gì tai hại lắm, chỉ làm họ bị quê một cục trước mặt học sinh.

D. Kết Luận:

Tôi sinh trưởng và sống trong thời VNCH trong suốt tuổi niên thiếu cho tới ngày tôi rời Việt Nam năm 1975. Trong khoảng thời gian này, tôi không có ý thức rõ rệt về bản chất nhân bản, khoa học, và dân tộc của nền giáo dục VNCH nhưng tôi biết tôi hấp thụ một nền giáo dục tôn trọng con người, đề cao đạo đức, tinh thần dân tộc và đồng bào, khuyến khích sáng tạo, tự do, và dân chủ.

Cho đến giờ, khi nghĩ lại, tôi kinh ngạc về những khía cạnh tốt đẹp ấy của thời VNCH. Với nền giáo dục VNCH đó, quốc gia Việt Nam đã có thể hiện nay trở thành một siêu cường trên thế giới với một xã hội đạo đức, trật tự, và nhân bản.




DMCS - Nah Sơn, một du học sinh, rapper bất đồng chính kiến







 
DMCS = DÂN MÌNH CÒN SỢ ?
 





[Hook]

Tao không vào địa ngục thì ai? Địt mẹ cộng sản.
Muốn thay đổi đất nước là sai? Địt mẹ cộng sản.
Mày dám bán đất đai tổ tiên? Địt mẹ cộng sản.
Giết người, bịt mắt, bịt miệng? Địt mẹ cộng sản.
Thảm sát đồng bào tại Huế? Địt mẹ cộng sản.
Tao đéo chịu làm nô lệ. Địt mẹ cộng sản.
Tụi mày sẽ sớm bị lật. Địt mẹ cộng sản.
Tất cả sẽ biết sự thật. Địt mẹ cộng sản.

[Verse 1]

Nguyễn Tấn Dũng sẽ trốn đi đâu với tất cả tài sản?
Cả đám ăn cướp chuyên nghiệp, kế hoạch quá bài bản
Dân thì ai oán, nước này ai bán
Mấy thằng tham nhũng rồi sẽ phải chết mà không được mai táng
Tụi công an đứng đường sẽ là những đứa bị giết trước
Tao hứa sẽ đái vào xác tụi mày mà không cần tiếc nước
Cái tội tụi mày bắt bớ đánh đập người dân thật vô cớ
Trả lại từng đồng ăn chặn tụi tao, mày đổ nợ
Từ ngày mai tao sẽ không đưa công lộ một cắc nào
Tao không làm gì sai đụ má mày đừng có ngoắc tao vào
Tao không hối lộ, tao không luồn cúi
Tao không hèn như những con cừu mày nhốt trong chuồng cũi
Mày đòi tịch thu xe của tao? Tao đéo đưa rồi sao?
Mày sẽ bắt tao vào trong đồn làm tình làm tội tao?
Tra tấn tao như mày đã tra tấn bao nhiêu người khác?
Mày sẽ giết hết người Việt Nam? Cho tao cười phát

[Verse 2]

Sẽ đéo có trang web Việt Nam nào dám đăng bài này
Bọn cừu ngoan của chế độ đéo dám nghe bài này
Tụi nó chỉ thích ngồi bàn tán về thằng Kenny Sang
Trong khi Cộng Sản lấy đất của tổ tiên để đem đi bán
Cả một thế hệ bị tẩy não thật khốn nạn
Như những con zombie có bắn vào cũng tốn đạn
Ghét cộng sản nhưng đéo dám nói, mày có miệng như câm
Ghét công lộ nhưng vẫn xì tiền, mày bị điên hay hâm?
Cách ăn nói của tao lấc cấc, nhưng mà tao dám nói
Thù trong giặc ngoài bọn Trung Cộng nó vẫn đang đói
Muốn đuổi được tụi nó thì phải thay đổi trong nhà nước
Xử bọn tham nhũng và bán nước ở trong nhà trước
Sách lịch sử con nít đang học, nhiều câu chuyện cổ tích
Bắt học thuộc như những con vẹt, đéo có gì bổ ích
Thật buồn cười khi suốt cuộc đời, mày có mắt như mù
Sống mà luôn bị kiềm hãm, khác gì sống trong tù

[Verse 3]

Đâu có dễ, để có thể trở thành một huyền thoại
Sống làm sao, chết thế nào, người đời truyền lại
Sống buồn chán, không mục đích, thì mày sống làm gì?
Rượu chè hay cờ bạc, hay chổng mông làm đĩ?
Nếu mày có một lý tưởng, có dám chết vì nó?
Dám sẵn sàng hi sinh hết, để đi tìm tự do?
Ở Việt Nam, ngày nào mà chẳng có kẻ chết
Nỗi đau của những người đó, không ai kể hết
Sau bài này, sẽ có kẻ tìm cách để hại tao
Thuê côn đồ, gây tai nạn, để đánh bại tao
Để đánh bại những con người, đéo làm gì sai
Để gieo rắc những nỗi sợ hãi và những điều bi ai
Nhưng tụi nó quên đo độ cứng của hòn bi tao
Tụi nó quên mặt trời vẫn mọc ở ngoài kia sao?
Muốn làm hại tao nhưng mà đéo được
Mày không biết ông trời đánh tao còn khéo trượt ;)

Kính Thầy Mới Được Làm Thầy - Tác giả Cô Tư Saigon viết từ Thành Hồ



Ông bà mình đặt ơn thầy cô tương đương hàng đầu như cha mẹ, vì thân này do phụ mẫu sinh ra nhưng tâm hồn và tri thức nhiều phần là do thầy cô tạo dung.

Truyền thống Nho gia nói ơn Thầy chỉ sau ơn Vu, vì triều đình gìn giữ đất nước bền vững, gìn giữ cơ nghiệp dân tộc vẹn toàn, thầy là người chỉ đường đi nước bước cho người muốn hành xử điều phải lẽ -- do vậy, mới nói ba giềng mối là Quân, Sư, Phụ -- tức là Vua, Thầy, Cha Mẹ.

Ca dao cũng nói về ơn thầy:
Mẹ cha công đức sinh thành
Ra trường thầy dạy học hành cho hay
Muốn khôn thì phải có thầy
Không thầy dạy dỗ đố mầy làm nên
Mười năm luyện tập sách đèn
Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy
Yêu kính thầy mới làm thầy
Những phường bội bạc sau nầy ra chi!

Hay như các câu sau:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy...


Hay như:

Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu...


Nhưng học xong Sư phạm, rất nhiều sinh viên tôt nghiệp không tìm được việc. Tình hình này làm cho vị trí thầy cô trong xã hội nhợt nhạt hơn.

Nghĩa là, nhu cầu giảm... trong khi uy tín thầy cô cũng có thể giảm, vì ngay như nhiều giảng viên Đại Học Sài Gòn mới bị báo Tuổi Trẻ khui ra chuyện xài bằng Tiến sĩ giả, Tiến sĩ dỏm... mua từ các Đại Học Ma ở Hoa Kỳ.

Mặt khác, lương thầy cô cũng bị các tỉnh, huyện xem nhẹ, và rất nhẹ tới mức cứ nợ lương mãi.

Báo Dân Trí kể chuyện ở Anh Giang, nơi có giáo viên nhiều trường bị nợ lương.

Bản tin báo DT kể:

“Khi PV Dân trí tìm hiểu việc nhiều giáo viên ở xã Quốc Thái (huyện An Phú, An Giang) chưa nhận lương tháng 11, 12 và các khoản trợ cấp năm 2014 thì phát hiện trên địa bàn huyện này còn có 7 đơn vị trường học khác chưa nhận lương tháng 12 năm 2014.

Theo báo cáo số 17 của Phòng GD-ĐT huyện An Phú gửi cho Sở GD-ĐT tỉnh An Giang vào ngày 20/1/2015 về việc thực hiện chi trả chế độ chính sách của giáo viên huyện An Phú năm 2014, PV nhận thấy rằng không chỉ có các trường học trên địa bàn xã Quốc Thái chưa nhận lương tháng 11, 12 mà còn có 7 đơn vị trường học khác trên địa bàn huyện chưa được nhận lương tháng 12/2014.

Cụ thể trên địa bàn huyện An Phú hiện có 61 trường học nhưng chỉ có 54 trường học đã thanh toán xong lương tháng 12 năm 2014 cho cán bộ-giáo viên, còn lại 7 trường học khác đang nợ lương giáo viên, gồm: Trường mẫu giáo Đa Phước; Trường mẫu giáo Khánh Bình; Trường tiểu học A Phước Hưng; Trường tiểu học B Khánh An; Trường THCS Long Bình; Trường THCS Phú Hữu; Trường THCS Vĩnh Hội Đông với tổng số tiền trên 1,3 tỷ đồng...”(ngưng trích)

Cho dù với bất kỳ lý do nào đi nữa, cũng nên hiểu rằng thầy cô bị xem nhẹ.

Vì một điều chắc chắn rằng, chính quyền không bao giờ dám nợ lương công an, những người đang có quyền và có súng trong tay...

Hãy nhớ rằng gần Tết rồi nhé...

Mặt khác, lại có chuyện rất buồn xảy ra ở Quảng Bình, khi nữ sinh đánh cô giáo thê thảm.

Bản tin Zing kể:

“Bị cô giáo phê bình, ghi tên vào sổ đầu bài nên nữ học sinh cấp 3 ở TP. Đồng Hới (Quảng Bình) đã lao lên bục giảng túm tóc, đánh cô giáo mình trước mặt hàng chục học sinh khác.

Ngày 20/1, thầy giáo Nguyễn Nhật Lệ - Hiệu trưởng trường THPT Đồng Hới (Quảng Bình), cho biết Ban giám hiệu nhà trường vừa có quyết định kỷ luật đuổi học một tháng đối với nữ sinh N.N.H, học sinh lớp 11 của trường này...”(ngưng trích)

Có phải vì xã hội không dạy các em tôn kính thầy cô?

Có thể như thế. Cũng có thể vì có học trò cá biệt. Nhưng khi chúng ta nhìn chung toàn cảnh, sẽ thấy rằng vị trí thầy cô đã bị lung lay trong các giềng mối xã hội...

Hãy biết sợ, tới một ngày, không sinh viên nào muốn chọn ngành sư phạm nữa...

Bán Chữ Làm Thầy - Tác giả Philato



Khi còn là học trò L.Pétrus Ký, tôi nghe thầy Việt Văn Thái Chí nói:

- “Cái nghề cầm cục...phấn (có dấu sắc) trắng đứng trước bảng đen mà hò hét cái đám “nhất quỷ nhì mà thứ ba học trò” như các em thì trước sau gì thầy cũng bị nám phổi, tức là làm cái nghề “bán cháo phổi”.

Nghe thầy nói thế tôi hiểu chữ “bán” là buôn bán, nhưng sau này được nghe thêm câu: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” tôi mới hiểu “bán” còn có nghĩa là một nửa (1/2). Tức là dù dạy một chữ hay chỉ một nửa (1/2) chữ thôi cũng là thầy rồi. Vậy thì cái tựa bài viết ở trên “bán” đều phù hợp cho cái nghề cao quý, tôi xin được viết in hoa một chữ “THẦY.”

Đối với tôi, THẦY là trên hết, trên cả cha, trên cả ông nội ngoại, ông cố. Tôi nhớ một lần đến tham dự tiệc tất niên của trường mình, L.Pétrus Ký (LPK), tại nhà hàng Làng Ngon trên đường Beach, thấy tôi lớ ngớ ở ngoải cửa như “mán” về thành phố thì một em trong ban tổ chức đứng gần đó, nhỏ nhẹ lễ phép thưa:

- “Kính mời thầy vào bên trong”.

Tôi ngó quanh xem có “thầy” nào không, nhưng chỉ có mình ên, nhìn em vừa nói thì thấy em cười (may mà là em trai), biết là em nói với tôi, dù cho em hiểu lầm nhưng tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc dâng trào cao tít cung mây, vì được người khác gọi bẳng “THẦY”.

Trước kia, khi còn ở đơn vị tác chiến, đánh nhau ngoài chiến trường, tôi cũng thường được anh em binh sĩ gọi là “thầy” thay vì gọi cấp bậc nhà binh là đại úy, thiếu tá, và ngược lại, những cấp chỉ huy mà tôi kính phục, tôi cũng hay gọi là “thầy” thay vì trung tá, đại tá. Được gọi là “thầy” tôi cảm thấy hạnh phúc hơn, thân tình hơn, can đảm hơn, chu toàn nhiệm vụ hơn và nhất là phải liêm khiết trong sạch. Thầy không bao giờ ăn hớt cơm chim của trò, của đệ tử.

Nhưng dưới mái trường, trong buổi họp mặt thì chỉ có thầy và trò, mà tôi là trò, nhìn lại mình tôi thấy thẹn, vì tôi không xứng đáng với danh xưng “thầy”, dù thực tế tôi đã là “thầy” từ lâu rồi, vì ở địa phương tôi, dân quê gọi cha, bố là thầy. Tôi đã là bố (thầy), không những là thầy mà còn trên thầy một bậc nữa, tôi đã là ông, ông nội, ông ngoại.

Nhưng danh xưng “thầy” ở đây, dưới mái trường là thầy thiên hạ, dậy cho thiên hạ biết thế nào là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, là “không thầy đố mày làm nên”, thầy về tài năng và đức độ, gọi ai là “thầy” tức là gọi với tất cả tấm lòng thương mến và kính phục.

Giật mình chợt hợt tỉnh cơn mơ làm “thầy” nên tôi vội vàng đính chính ngay:

- Xin lỗi em, anh không phải là thầy, mà là trò, trò LPK 55-62, anh chờ đồng môn...”

Quả thật, THẦY là một nghề cao quý, thầy là kẻ sĩ, tước vị thầy đứng trên tất cả, “không thầy đố mày làm lên”, Tổng Thống DVM còn phải cúi đầu trước thầy giáo Trần Văn Hương:

- “Thưa thầy”.

Nhưng THẦY cũng là nghề bạc bẽo và nghèo túng, dù dưới chế độ nào đi nữa, nhất là dưới chế độ XHCN. Sau 30/4/75, những thầy giáo đáng kính của chúng ta đã bị VC bắt “tháo giầy”, rồi bắt “mất dậy”! Từ đó kỷ cương học đường XHCN “xuống hố cả nút” ngày càng xuống dốc, nay thì vô cùng bi đát, không còn “tiên học lễ, hâụ học văn” mà là “tiên học tiền học võ”, trò đổi tình lấy điểm, thầy đánh trò và trò đánh thầy! Nền giáo dục “ngày nay đã hỏng rồi, mười người đi học chín người thôi”, bởi vì không còn thầy, chỉ là thầy giả, với bằng giả, giả từ trong ra ngoài, cái này gọi là “phi-ní-lô-đia” (hết nước nói).

Còn ở hải ngoại, tình “thầy cũ trò xưa” thì sao?

Sáng Chúa Nhật ngày 8 tháng 3 năm 2014, thầy trò LPK họp mặt Tân Niên để chúc sức khỏe thầy cô thì sáng Thứ Hai 9/3, tôi đọc được bài báo của ký giả Bùi Bảo Trúc với cái tựa đề là: “Mặc cảm bị trị”. Bài viết với nội dung chê trách trò hỗn với thầy. Bài bào viết rằng trong một buổi sinh hoạt trường trung học nọ, thầy cô đã bị trò mời xuống ngồi hàng ghế sau để nhường hàng ghế đầu cho mấy vị dân cử địa phương.

Vừa đọc thoáng qua bản tin động trời này mà tác giả không nêu rõ tên trường khiến tôi toát mồ hôi, làm gì có chuyện đó, buổi họp mặt sáng Chúa Nhật của thầy trò LPK chúng tôi vui vẻ lắm mà. Đọc kỹ lại lần thứ hai.. à thì ra không phải LKP, mà là trường của bà nội các cháu, bà của con, con của con tôi. Thôi, chuyện của bà thì chớ dại dột mà xía vô, xía vô thì...nói theo lính trận này xưa gọi là “từ chết tới bị thương”, tôi xin trở về với “thầy cũ trò xưa” của LPK.

Chương trình họp mặt Tân Niên khai mạc lúc 11 giờ sáng thì 10.30 tôi đã tới rồi, đến sớm để hy vọng gặp những người bạn cùng lớp, cùng niên khóa 55-62, nhưng họ đi đâu cả rồi! Đã mấy lần tất niên rồi tân niên, vẫn không có thêm ai mới, vẫn chỉ là Lê Thành Lân, Phạm Gia Cổn (trên tôi một lớp) và những đại sư huynh niên khóa 47-54 như các anh Sáu* Bồ Đại Kỳ, Cổ Tấn Tinh Châu, v.v... (* các anh và tôi là lính, nhưng dưới mái trường, tôi không được gọi các anh là đại tá mà là anh Sáu. Cũng quả quyết xác định không phải là anh “sáu tấm”).

Những bạn cùng lớp với tôi đang ở đâu? Hay là “sáu tấm” cả rồi? Các trò ra trường vào năm 1962, 63 có lẽ đa số đã là người thiên cổ. Từ 1962, CSBV, VC đang từ thế du kích thì chuyển sang các trận đánh cấp đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn nên nhiệm vụ tòng quân diệt giặc là ưu tiên hàng đầu của thanh niên nói chung và LPK nói riêng.Các bạn cùng lớp với tôi nhập ngũ gần hết, tôi là Thủy Quân Lục Chiến (TQLC), Nguyễn Đức Cần, Phạm Khánh Châm, Phạm Thựơng Chí (con thầy Pháp Văn Phạm Văn Ba) đi Nhẩy Dù và đã tử trận cả ba. Lê Văn Chiểu, Lê Quan Trường đi Biệt Động Quân đã bị thương cụt giò, lũng phổi. Ngô Văn Nô, Lê Đình Điển đi Bộ Binh và đã tử trận cả hai! Tóm lại lớp tôi, nếu theo sấm TT thì... “mười phần chết bẩy còn ba, chết ba còn một mới ra thái bình”. Thái bình rồi thì đi tù VC, rồi tha phương, tỵ nạn CS, ở dất nước ngừơi nay nhìn quanh chỉ còn vài ngưởi thôi! Võ Thạnh Thời, Cao Hoàng Anh, v.v...

Vì đến sớm, tôi đứng vơ vẩn ngoài cửa thì gặp một “bạn trẻ” cũng đang vẩn vơ, hai bên nhìn nhau mỉm cười, chào nhau, bạn trẻ tự giới thiệu:

- “Tôi là Tích”.

Vừa nghe người đối diện tự giới thiệu tên là “Tích” làm tôi giật mình, chưa một lần được tiếp xúc, nhưng đã mấy lần nghe xướng danh “thầy Tích”, nên tôi vội bắt tay tôi** rồi cúi đầu:

- “Kính chào thầy, tôi là Tô Văn Cấp, LPK 55-62”

(** theo văn hóa Tây Phương, khi gặp nhau thì hai người đưa tay ra, gọi là bắt tay nhau, nhưng văn hóa Đông Phương xưa thì khi gặp bậc trên mà đưa tay ra bắt là vô phép, phải chắp tay lại, tức là hai bàn tay úp vào nhau, tức là mình bắt tay mình rồi cúi đầu xuống chào).

Thầy Tích và tôi chào nhau xong là ôn chuyện thầy cũ trò xưa, chuyện thầy giám thị Tập (bơ-tí-xồi) nhéo tai mấy chú nhóc lớp đệ thất ưa phá phách. Chuyện cô Dung dạy Sử Địa, trò nào vẽ con sông mà đi từ hạ lưu lên thượng nguồn là cô thưởng 2 hột vịt. Cô Ngà dậy Vạn Vật, cô Sâm, cô Hồng, cô Thiên Hương, những bà mẹ không sinh (nhưng rất Xinh) thì có công dạy dỗ, rồi tới các thầy, thầy Đảnh, thầy Đính, thầy Trọng Phỏng, thầy Trần Thượng Thủ. Thầy Thái, thầy Đồ dạy Anh Văn. Thầy Tạ Ký, thầy Thái Chí dậy Việt Văn. Thầy Binh dạy hình học không gian lớp đệ nhất, thầy Binh bắt trò làm bài tập trong cuốn hình học “Le Bốt-Xê” phát mờ người. Tôi sợ nhất là thẩy dậy Pháp Văn Phạm Văn Ba, thầy mà bắt chia “verbe être” thì từ chết tới bị thương, cái “tăng” gì mà nghe ớn quá, nghe phát đau bụng: “ira, irai, iron, irez”.

Thầy Tích còn quá trẻ, xem ra có lẽ thầy còn ít tuổi hơn tôi, nhưng thầy vẫn là thầy, trong số các thầy cô đến họp mặt, ngoài thầy Liêm Thứ Trưởng, thì tôi không đựơc biết quý thầy cô, vì tôi chưa có dịp được thầy cô dạy, chỉ còn nhớ thầy Sum, vì thầy dậy chúng tôi về thể dục.

Thầy và trò đã đến, đang đến và sẽ đến, bàn danh dự dĩ nhiên là nơi dành cho các thầy cô, sau đó là 2 bàn của lớp học trò già niên khóa 47-54 là anh Sáu Bồ Đại Kỳ và đồng môn. Năm nào anh Sáu Kỳ cũng đặt một bàn, năm nay có thêm các chị Sáu nên thành 2 bàn, hy vọng năm tới anh Sáu Kỳ đặt 3 bàn (1 ông, 2 bà). Các LPK trẻ tuổi đâu rồi, theo gương anh Sáu đi.

Tôi được ban tổ chức xếp chỗ cho ngồi cùng với anh chị Sáu Cổ Tấn Tinh Châu (vì anh và tôi cùng là TQLC), đối diện là cựu hội trưởng Lê Thành Lân, người hùng Biệt Kích 81 Dù (An Lộc sa trường ghi chiến tích, Biệt Kích Dù Vị Quốc Vong Thân) bên cạnh tôi là Ngũ Sĩ* Phạm Gia Cổn (*chiến sĩ, bác sĩ, võ sĩ, nhạc sĩ, vũ sĩ).

Theo chương trình thì khai mạc lúc 11 AM, nhưng gần 12 giờ rồi mà còn một số bàn trống, anh Sáu Bồ Đại Kỳ cứ đi tới đi lui ra điều sốt ruột, rồi anh nói nhỏ với anh Sáu Châu:

- “Tội nghiệp mấy em nhỏ quá, thế này thì lỗ rồi, tụi mình phải giúp các em chứ”.

- “Cái gì vậy anh Sáu, giúp cái gì vậy?”

- “Các cậu coi kìa, còn một số bàn trống, thế này thì các em lấy gì mà bù?”

Anh Sáu Bồ Đại Kỳ thật tinh mắt, có lẽ vài em trong ban tổ chức còn ít tuổi hơn “xấp nhỏ” của anh nên anh hiểu, anh lo cho các em trong ban tổ chức với tình huynh đệ pha tình cha con. Mong các em trong ban tổ chức đừng buồn khi tôi nói ra thế, vì nếu tôi không viết ra thì không ai biết tấm lòng của các anh sáu. Nghe anh Sáu Kỳ báo thế thì anh sáu Châu tiếp ngay:

- “Cứ để từ từ coi, xong rồi nếu có gì thì anh Sáu cho biết đề chúng mình tiếp sức với..”.

 Anh Sáu Châu chưa nói hết câu “tiếp sức với các em” thì MC trên sân khấu bắt đầu chào mừng các thầy cô và huynh đệ kèm theo vài lời giải thích:

- “Vì hôm nay thay đổi giờ, thêm 1 giờ nên có nhiều ngừơi không để ý, đến trễ”.

À thì ra đó là lý do một số người đến trễ, một số bàn trống đã trám đầy và coi như ban tổ chức vẫn khai mạc đúng giờ.. còn lỗ hay không thì chưa biết, vì vẫn còn một số ghế trống của người đã ghi danh, có chỗ ngồi rồi nhưng huynh đệ vẫn đi, đi...đi chỗ khác! Không tới chơi thì “lỗ ấy ai bù”?
Buổi họp mặt được tổ chức khá chu đáo, văn nghệ xuất sắc, nhiều tiếng cười, tiếng vỗ tay, nhất là ban hợp ca của các bác “song sĩ” thật là tuyệt vời. Hình như bác sĩ nào cũng là ca sĩ cả, nhà ta có ca bác sĩ Thái, ca bác sĩ Ngô Bá Định, nhạc bác sĩ Phạm Gia Cổn... ngừời ngoài thì có ca bác sĩ Trung Chỉnh, Trương Minh Cường... Xin quý vị cho một tràng pháo tay.

Tinh thần “tôn sự trọng đạo” được thể hiện ở khắp nơi, từ cách sắp xếp chỗ ngồi, trang trí sân khấu và đặc biệt là nụ cừơi trên môi của các anh chị em trong ban tổ chức. Vẫn là các em “vũ như cẫn” đã quá quen với công việc, quá thiện chí lo việc chung sao cho giấy rách phải giữ lấy cái nề LPK. Xin chân thành cám ơn các anh chị em và để góp vui với ban tổ chức, tôi xin kể lại những niềm vui, những nét đẹp trong buổi họp mặt do các em tổ chức mà ít ai thấy.

Anh Sáu Bồ Đại Kỳ niên khóa 47-54 đến chào thầy Liêm, không phải ông thứ trưởng Nguyễn Thanh Liêm, mà là chào “trò Liêm” ngày xưa sau lớp “trò Kỳ”, vì “trò Liêm” làm thầy, còn trò Kỳ đi lính, vì trò Kỳ là đại tá. Đại tướng, tổng thống còn: “thưa thầy...” huống chi..

Một nữ lưu đến bên “Ngũ Sĩ” rồi chắp tay: “Chào thầy”.

Thầy Phạm Gia Cổn vội vàng đứng dậy xá-xá như hai võ sĩ đạo vái nhau trước khi đấu kiếm. Tuy không chú ý nghe, nhưng vì ngồi kế bên nên cũng hiểu thầy trò họ trao đổi vể vụ chim... Hoàng Hạc, thầy Phạm Gia Cổn là chưởng môn phái Hoàng Hạc, học trò khắp bốn phương. Thầy vửa ngồi xuống thì lại một nam sinh đến vái thầy xin thầy quá bộ sang Arizona để diễn giảng sao cho chim Hạc bay cao.

“Gieo rắc đó đây những mầm sống vui” là tâm niệm của chưởng môn Hoàng Hạc, sao cho mọi người khỏe vì nước, tinh thần minh mẫn trong thân thể tráng kiện. Vì minh mẫn nên thầy Cổn lom khom đến bàn các giáo sư chào một vị thầy, vị thẩy dậy toán cho trò Cổn năm đệ tam. Cái đẹp là ở chỗ này đây, nhờ ban tổ chức cho họp mặt “mái trường xưa” mới biết thầy nào trên thầy nào, “bán tự vi sư” là vậy, thầy dậy võ đứng sau thầy dậy văn.

Anh Sáu Bồ vỗ vai Ngũ Sĩ:

- “Bác sĩ lên thổi một bài đi, kèn sexo (?) của BS để đâu rồi?”

- “Trong môi trường này, dứơi mái trường chỉ có hai giai cấp, đó là thầy và trò, chương trình văn nghệ đang hay quá mà tôi lên sao được! Nếu các em nể tình sắp cho mình một hai bản nhưng tự mình phải biết thương các em chứ, đâu có thể làm khó các em”.

Ngày xưa ở Sài Gòn, báo chí có loan truyền một câu khá hợp lý: “Điều mà TT Thiệu nói được thì PTT Kỳ không nói được”. Môi trường nào tứơc vị ấy, ở đây, điều mà bác sĩ Cổn nói được thì ngừơi khác nói không được, không đựơc nói: dưới mái trường chỉ có thầy và trò, không có sĩ nào cả. Cám ơn “trò” Phạm Gia Cổn.

Ở Little Sài Gòn có một ông khai thuế và làm hồ sơ lãnh SSI cho các cụ già thì cứ la um lên rằng: “giáo sư Lê Văn Tam, chuyên viên khai thuế”!

Chốn buôn bán làm ăn, chốn thương trừờng chứ có phải là học đường đâu mà mang tước vị giáo sư gắn lên trán anh khai thuế? Tội nghiệp cho hai chữ “giáo sư” quá.

Chúc ban tổ chức có những niềm vui sau buổi họp mặt Tân Niên. Mong sao không lỗ, nếu có lỗ thì thì...nào anh em ta cùng nhau xông pha..góp vào.

Thân chào tất cả quý thầy cô, các đồng môn

Hẹn năm tới, đông hơn, vui hơn.