khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

CÔN AN phường Ngọc Trạo, Thanh Hóa, đánh dân giữa đường phố







Hội Thảo Về Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam Việt Nam 1954 1975







NHÀ NƯỚC KHÔNG HOAN NGHÊNH VIỆC NHẬP CẢNH CỦA QUÝ KHÁCH (phút 5:44)







Phỏng vấn Nguyễn văn Thống, Huynh Trưởng Sinh Viên Công Giáo, Giáo phận Vinh: Tường trình về buổi kiến với Matt Pottinger, Senior Aide in Asian Affairs in the U.S. National Security Council, ngày 24/5/2017, về nhân quyền và tự do tôn giáo tại VN







La Bohème







Phỏng vấn kỹ sư Lê Anh Hùng







Ông Gauthier Destenay (phu nhân hay phu quân ) của ông thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel chụp hình với vợ các nguyên thủ quốc gia bên lề cuộc họp thượng đỉnh NATO.




  1. Ôi, ái ân nóng bỏng
    Cuồng nhiệt xé da ...
    ...
    Bàn tay mơn trớn,
    nụ hôn đắm say





"Cây đèn dầu Hoa Kỳ" vượt biên nhưng chưa đến Mỹ, và đang mất tích







Tình cảnh những người vợ của các tù nhân lương tâm trong tù của CSVN







US Defense Secretary James Mattis Speech in Shangri -La 2017 on US Policy







Dad walks daughter to first day of kindergarten ... and last day of high school







Nhân quyền không được đề cập trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc







Kết thúc chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Hoa Kỳ đã đón tiếp mình 'chân tình' và nói những ngày vừa qua ở Hoa Kỳ 'rất có ý nghĩa' đối với Việt Nam

Có thể nói là Hà Nội đã rất tích cực để có được chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Hoa Kỳ, và nay khi ông qua đến Mỹ thì hàng loạt các bài báo trong nước đều đánh giá cao tầm quan trọng của chuyến đi này.

"Tôi đánh giá cao các bước triển khai chính sách của chính quyền Hoa Kỳ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Hơn 20 năm qua quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã có bước tiến dài, từ cựu thù thành bạn và nay đã là đối tác toàn diện," ông Phúc nói bằng tiếng Việt trong cuộc gặp.

Thủ tướng Việt Nam cũng nhắc tới những cam kết về an ninh, kinh tế nhưng không thấy nhắc tới vấn đề nhân quyền mà nhấn mạnh việc hai bên hợp tác trên cơ sở tôn trọng lựa chọn chính trị riêng của mình.

Hôm 31/5 hàng trăm người Việt tham gia biểu tình phản đối chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Việt Nam tại Washington.

“Chúng tôi biểu tình để phản đối sự có mặt của ông Nguyễn Xuân Phúc; tố cáo chính quyền Việt Nam liên tục chà đạp nhân quyền, tự do tôn giáo, đàn áp, tù đày và giết hại đồng bào vô tội,” ông Đinh Hùng Cường, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam Washington DC, Maryland và Virginia, nói với VOA.


Tờ New York Times hôm 31/5 cho biết ông Trump không đề cập đến tình trạng nhân quyền tại Việt Nam khi hội đàm với ông Phúc, gồm việc Hà Nội giam giữ các blogger bất đồng chính kiến ​​và các nhà hoạt động tôn giáo, và tình trạng này khiến Quốc hội Mỹ đặt vấn đề.

Phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc Sean Spicer, nói với phóng viên rằng Tổng thống muốn chia sẻ vấn đề này một cách riêng tư.

Các dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ gửi thư tới lãnh đạo Mỹ-Việt, bày tỏ quan ngại về tình trạng nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam.

Trong thư đề ngày 30/5, sáu dân biểu gồm Chris Smith, Ed Royce, Alan Lowenthal, Barbara Comstock, Tom Garrett, và Ileana Ros-Lehtinen kêu gọi Tổng thống Trump lên tiếng với Thủ tướng Việt Nam về những vi phạm nhân quyền của Hà Nội điển hình qua các trường hợp bắt bớ, giam cầm Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, và Mục sư Nguyễn Công Chính.

Có người bình luận trên Facebook rằng "quá hời khi Việt Nam chỉ tốn 15 tỷ đôla để mua nhân quyền, trong khi Ảrập Saudi mới đây phải trả hơn 400 tỷ đôla".


“Tháo giày trước khi vào nhà”: Sự phức tạp trong một gia đình Á Âu




Tháo giày ra hay mang luôn giày vào nhà? Những vấn đề thế này có thể tác động hoặc phá vỡ một mối quan hệ đa văn hoá. Dưới ảnh hưởng của văn hoá Á châu, tác giả Ian Rose đã quyết định: đi chân trần!

Là người Anh trong một mối quan hệ Tây - Việt, đã có vài điều chỉnh mà tôi phải thực hiện nhằm duy trì sự hài hoà giữa hai chúng tôi. Một vài thay đổi khá dễ dàng, một số khác thì không.
Chẳng hạn như việc lì xì vào dịp Tết, khi Giáng Sinh chỉ mới vừa làm tôi sạch túi, luôn khiến tôi khổ sở. Tôi đã không bao giờ hiểu được sao có thể uống rượu cô-nhắc trong một bữa ăn, nhưng lại bị thuyết phục hoàn toàn khi lần đầu thử món trái cây muối. Tôi cảm thấy như mình đã phạm trọng tội khi gửi con cái đến trường học tiếng Việt vào ngày Chủ Nhật, nhưng chỉ vài giờ đồng hồ để được yên tĩnh thì cũng đáng.

Và tiếp theo là chuyện 'không mang giày trong nhà!".

Sinh ra và lớn lên ở Anh, bất cứ khi nào tôi đến thăm nhà ai đó có quy định không-đi-giày-trong-nhà, tôi sẽ cho rằng bố mẹ người ấy là kiểu người cuồng sạch sẽ có chủ đích; bí mật của họ có thể là giữ gìn đồ đạc suốt năm trong miếng phủ nhựa chẳng hạn.

Khi hai mươi tuổi, mỗi khi tới nhà ai yêu cầu tôi phải tháo giày, tôi sẽ có ngay cảm giác căng thẳng hoặc hình thành định kiến phân biệt giai cấp.

Nơi tôi sống không tồn tại những quy định nghiêm khắc đó. Khách đến nhà được tự do mang giày tới lui trong nhà, sau đó cứ việc đá văng giày như tôi đã làm bất cứ khi nào chúng tôi muốn, để việc lê những đôi ủng và những đôi giày thể thao dây nhợ qua hàng loạt các hộ gia đình trở thành bằng chứng sống cho phong cách tự do tự tại. À, những ngày tháng thật bốc đồng! (Mặc dù sự cẩu thả này đôi khi khiến chúng ta nổi điên vì một chiếc Converse bị thất lạc đâu đó).

Sau đó, ở tuổi 32, tôi đã dành vài năm sống và làm việc tại Nhật Bản và như một phần của “nhập gia tuỳ tục”, tôi phải chịu đựng các buổi tắm chung (tắm onsen tập thể) hay đi hát karaoke với các đồng nghiệp, từ đó tôi phải làm quen với một loạt quy tắc giày dép.

Không chỉ tháo giày dép khi về nhà, nơi làm việc hoặc vào nhà hàng, mà còn phải đi đúng loại dép rất phiền phức nữa.

Có lần, trong một buổi tụ tập bắt buộc sau giờ làm, khi tôi lê bước trở lại phòng Izakaya từ phòng tắm, tôi đã được chào đón bởi một biển khuôn mặt nhìn chằm chằm hãi hùng vào chân mình (họ đang ngồi ngay trên sàn nhà, nên chân tôi ngay tầm nhìn của họ), và một cơn kinh hãi tập thể tràn qua khiến ít nhất một trong số các anh bạn dùng bữa với tôi bị mắc nghẹn món tempura.

Hoá ra tôi đã quên thay dép đi trong nhà vệ sinh ra để mang đôi dép dành riêng cho nhà hàng trước khi trở lại phòng. Tôi đã định sẽ mang về luôn nếu không có chiếc huy hiệu Hello Kitty màu hồng đáng sợ đính bên trên.

Ấy thế mà vượt qua được các quy định trong sự nghiệp đổi dép đi trong nhà, sau một thời gian với những nỗ lực Nhật Bản hóa, cuối cùng tôi đã tạo được thói quen cởi giày mỗi khi bước vào căn hộ nào đó, của tôi hoặc của ai khác cũng vậy.

Xem ra đây là một thói quen hợp lý đấy chứ. Tôi đã giữ nó từ đó đến giờ.

Khoa học ủng hộ việc cởi giày trước khi vô nhà

Vì vậy, chẳng sao cả! Dù gót chân có hơi chai đi, khi phải tuân theo quy tắc không mang giày vào nhà trong một gia đình pha trộn hai nền văn hoá Á Âu mà tôi đang đóng vai trò là một ông bố. Nếu nói về xu hướng văn hoá, tôi đoán tôi đã thay đổi. Nhưng nó chẳng khiến tôi buồn phiền chút nào.
Đây dường như cũng là sự lựa chọn lành mạnh. Vài năm trước, các nhà nghiên cứu tại Đại học Houston phát hiện rằng 40% các đôi giày mang vi khuẩn clostridium difficile. Loại vi khuẩn nhỏ bé này có thể gây bệnh viêm đại tràng chứ chẳng đùa. Và nên cởi giày dép trước khi vào nhà chính là khuyến cáo từ nghiên cứu của họ.

Thật không may, đứa con trai sáu tuổi của chúng tôi, vốn rất giỏi tháo giày khi về nhà, nhưng lại không nhớ mang chúng vào lại trước khi ra ngoài, thường chỉ khoảng ba phút sau đó nó mới nhớ ra. Và như vậy, cũng chẳng còn tác dụng gì khi vớ của nó có vẻ như cũng dính đầy vi khuẩn clostridium difficile chẳng khác gì chiếc giày là mấy.

Dẫu vậy, những đứa trẻ này là người Úc gốc Anh-Việt, trong ngôi nhà hai dòng máu Anh-Việt ở Úc này, chúng tôi để giày dép ở cửa ra vào, đó là những gì chúng tôi đang làm.

Tôi chỉ ước mình có thể nói rằng việc phát cáu về chiếc Converse bị thất lạc giờ đây chỉ là chuyện của quá khứ.



Thời Sự Việt Nam trong tuần, 3/6/2017








Tình Khúc Bolero mang điệu buồn vọng cổ







Sự quan hệ làm việc trong quá khứ tại FBI giữa Bob Mueller and James Comey







Julie hát Bên Kia Sông, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang phổ thơ Nguyễn Ngọc Thạch







Ban Mây Trắng hát MỘNG PHIÊU DU (Cecilia) - Lời Việt: Tuấn Dũng







Phạm Thành hát HẠT BỤI NÀO BAY QUA, Phạm Đình Chương phổ thơ Thái Tú Hạp







Quỳnh Giao hát Quán Bên Đường, nhạc Phạm Duy phổ thơ Trang Thế Hy







CẢ HỌ LÀM QUAN: CHẾ ĐỘ "ƯU VIỆT" HƠN CẢ THỜI PHONG KIẾN





Thư của Hội Đồng Giám Mục VN gửi CSVN về Luật Tôn Giáo 2016







"Cây đèn dầu Hoa Kỳ" mưu toan vượt biên sang Mỹ với chủ ghe Nguyễn Xuan Phúc đã bị bắt đi cải tạo





Hàng loạt báo điện tử Việt Nam hôm Thứ Năm 1 tháng 6 xóa sạch mọi tin tức và bài vở liên quan đến món quà của thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc tặng cho tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, trong chuyến thăm Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, hình ảnh chiếc đèn dầu có vẽ hình hai lá cờ vẫn còn đầy dẫy trên mạng, để lại thêm một chứng tích nữa về những ý tưởng quái dị của giới lãnh đạo chóp bu Hà Nội lâu nay, về những gì họ xem là quà tặng cho các vị nguyên thủ nước khác.

Theo trang mạng của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA có trụ sở ở Washington, quà tặng của ông Phúc cho ông Trump được mô tả là một chiếc đèn dầu chỉ có một bản duy nhất được chế tạo, mang các hình tượng lúa non và hoa sen.

VOA dẫn lại bài báo đã biến mất trên mạng của tờ Tuổi Trẻ diễn giải thêm rằng: “Vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, hãng dầu lửa của Mỹ đã bắt đầu đem hàng đến bán tại Việt Nam. Lúc đó người Việt chỉ quen dùng dầu lạc hoặc nến để thắp sáng, chưa quen dùng dầu hỏa. Để phát triển thị trường, người Mỹ đã tặng đèn cho người mua dầu. Cái tên ‘đèn Hoa Kỳ’ xuất phát từ đó…”.

Ngoài báo Tuổi Trẻ, các báo mạng khác như VnExpress, VnEconomy, Zing News, và cả một số diễn đàn không mang chức năng thông tin như CafeF cũng đã xóa sạch tin bài về món quà của ông Phúc.




Dân Việt quan tâm như thế nào đến bầu cử ở nước ngoài?







Tăng thuế môi trường 8.000 đồng mỗi lít xăng ở VN







Gs Phạm Minh Hoàng bị tước quốc tịch VN - Tác giả Lê Nguyễn Hương Trà









Thạc sĩ Phạm Minh Hoàng (1955, Vũng Tàu) mang hai quốc tịch Pháp – Việt. Sau nhiều năm du học ngành Cơ Ứng Dụng tại ĐH Pierre & Marie Curie (Paris 6) và sinh số...ng tại Pháp, hồi 2000 thầy trở về Việt Nam thỉnh giảng tại Đại học Bách khoa, Tp.HCM.


Với bút danh Phan Kiến Quốc, thầy Hoàng có nhiều bài trên blog và các trang nước ngoài phản đối vụ Trung Quốc khai thác Bauxite Tây Nguyên; cũng như kêu gọi các vấn đề dân chủ nhân quyền cho VN.


Tháng 8.2010, thầy Hoàng bị Cơ quan điều tra Công An Tp.HCM bắt giam và cáo buộc là thành viên Việt Tân; xét xử tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 BLHS, và tuyên án 3 năm tù giam.

Nhiều tổ chức quốc tế, các chính phủ Hoa Kỳ, Pháp và Liên minh châu Âu lúc đó đã kêu gọi trả tự do cho thầy. Thạc sĩ Phạm Minh Hoàng kháng án và được giảm còn 17 tháng, theo tui biết còn là do án có yếu tố song tịch.

Đầu năm 2012, thầy Hoàng ra tù và sống với vợ, con gái ở Quận 10, Tp.HCM đến nay.

Từ sau khi ra tù, thầy Hoàng thường xuyên bị gây khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt.. Năm ngoái 2016, thầy Hoàng bị công an Tp.HCM tạm giữ hành chánh, khi đang giảng dạy cho một số bạn trẻ tại một quán café quận 3, về lịch sử các cuộc đấu tranh ở Việt Nam qua các thời kỳ - và đây được cho là một hoạt động dưới hình thức đào tạo kỹ năng mềm.

Thạc sĩ Phạm Minh Hoàng vừa cho hay, ngày 1.6 Tổng lãnh sự Pháp tại Tp.HCM thông báo, BCA đề xuất và chủ tịch nước đã ký quyết định hôm 17.5 hủy bỏ quốc tịch Việt Nam; đồng nghĩa với việc trục xuất thầy về Pháp.

Phía Pháp cho biết, đó là quyền của Việt Nam và họ không thể can thiệp!

Quyết định hủy quốc tịch Việt Nam của thạc sĩ Phạm Minh Hoàng trục xuất về Pháp, diễn ra trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) - mở ra nhiều cơ hội rất lớn cho Việt Nam đặc biệt về thương mại; dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2018. Hiện vẫn còn phải chờ các bước rà soát pháp lý kỹ thuật trước khi chuyển sang thủ tục phê chuẩn bởi Quốc Hội Việt Nam và Nghị viện Châu Âu.

-------// -------

Thư của thầy Hoàng!





GỬI BẠN BÈ

Ngày 1/6/2017 vừa qua, Tổng Lãnh Sự (TLS) Pháp tại Sàigòn đã mời tôi lên để thông báo một tin "rất xấu": nhà nước Việt Nam ngày 17/5 đã ký quyết định hủy bỏ quốc tịch Việt Nam của tôi, và điều này đưa đến việc trục xuất tôi về Pháp (tôi có song tịch Pháp Việt).


Khi tôi đặt bút xuống viết những dòng này, tôi có cảm tưởng như còn đang say rượu. Vợ và con tôi nghe tin này khóc ngất. Anh tôi (thương phế binh VNCH tật nguyền gần 100%) cũng bàng hoàng. Hoàn cảnh gia đình không cho phép vợ tôi đi cùng, vì còn phải chăm sóc mẹ già cũng như lo cho ông anh tật nguyền, điều này có nghĩa gia đình chúng tôi sẽ phải ly tán.

Tháng 11/1973...

nhưng tôi còn nhớ như ngày hôm qua, tôi cất bước sang Paris du học. Khi máy bay đang lượn trên bầu trời Sàigòn, tôi nhìn qua cửa sổ và tự nhủ sẽ trở về để xây dựng quê hương đang điêu tàn vì chiến tranh. Hai năm sau, mọi suy tính của tôi sụp đổ và tôi bắt buộc phải bước vào một cuộc đời mới, nơi một phương trời mới với những suy nghĩ mới, tuy nhiên trong lòng tôi vẫn canh cánh hướng về quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mình.


Sau một thời gian sinh sống và làm việc, tư tưởng trở về Việt Nam lại nhem nhúm trở lại và tôi đã cắp sách đến trường để trang bị cho mình những kiến thức ích lợi cho công việc ở Việt Nam.

Trở về nước năm 2000, tôi trầy trật mới tìm được một công việc thích hợp trong Đại học Bách Khoa SG với đồng lương ít ỏi. Trong suốt 10 năm giảng dạy, tôi vẫn tự nhủ mình không phải là một người thầy giỏi, tôi chỉ được mỗi cái chăm chỉ và tận tâm. Tôi tự hài lòng với bản thân vì đã đem hết sinh lực và tâm trí của mình để truyền đạt kiến thức đến cho giới trẻ.

Khi tôi bị bắt vào năm 2010 vì đã lên tiếng về tình hình đất nước, tôi đang dạy cùng lúc 5 môn toán khác nhau và đó là lúc khả năng và óc sáng tạo của tôi đang ở mức sung mãn vượt bực.

Nhờ sự can thiệp của chính phủ Pháp và sự lên tiếng của các tổ chức nhân quyền cũng như sự đấu tranh của nhiều người trong, ngoài nước, án của tôi tương đối nhẹ, chỉ 17 tháng tù giam và 3 năm quản chế. Có điều sau đó thì hoài bão đi dạy của tôi cũng sụp đổ.

Thỉnh thoảng tôi tính mở lớp Pháp văn nhưng họ vẫn rầy rà đủ thứ. Thậm chí vào năm 2016, khi cùng các bạn trẻ chia sẻ và trao đổi các kiến thức về quyền con người, về pháp luật Việt Nam, về kỹ năng sống cũng bị công an giải tán một cách thô bạo, máy móc bị tịch thu. Cho đến ngày hôm nay những khiếu kiện của tôi vẫn bay vào hư vô.

Cho dù khó khăn và đe dọa đủ điều, tôi vẫn cố gắng duy trì những phản ứng và những đóng góp của mình về các vấn đề của đất nước. Những bài viết của tôi mang tính phê bình nhưng bao giờ cũng chừng mực, ôn hòa và không thể kết luận là nguy hại đến an ninh quốc gia. Tuy nhiên, dưới mắt nhà cầm quyền cộng sản, chừng ấy là chưa đủ. Qua các kênh thông tin, tôi biết tôi vẫn là một cái gì đó tiềm tàng đe dọa đến họ, và mặc dù đã duy trì phản ứng của mình một cách rất chừng mực và thận trọng, họ cũng không yên lòng, để sau cùng đi đến quyết định tước quốc tịch của tôi.

Việc tước quốc tịch đồng nghĩa với việc trục xuất, nghĩa là tôi không có quyền sống và chết trên quê hương của mình.

Tôi còn nhớ, khi tiếp xúc với TLS Pháp vào năm 2010-2011 khi còn ở trong tù, tôi có minh định rằng tôi chọn ở tù hơn bị trục xuất. Ngài TLS lúc ấy đã ghi nhận và nhắc đi nhắc lại nguyện vọng của tôi và hứa sẽ giúp tôi toại nguyện.

Ngày hôm nay tình hình có vẻ đã thay đổi. Việc bỏ tù một công dân Pháp có lẽ sẽ phức tạp cho cả hai chính phủ và cuối cùng họ đã chọn một giải pháp đỡ phiền phức nhất nhưng cũng vô nhân đạo nhất, vì hơn ai hết, họ biết rõ hoàn cảnh gia đình tôi đơn chiếc như thế nào.

Ngày xưa, khi bị tù, tôi nghĩ đó sẽ là những chuỗi ngày đau khổ nhất của một con người, nhưng bây giờ tôi thấy còn một thứ kinh khủng hơn, đó là không được sống trên quê hương của mình.

Ngay trong lúc này, tôi chưa nhận được bất cứ văn bản nào về vụ tước quốc tịch, nên chỉ biết gởi đến bà con thân thương những dòng tâm sự này và mong được sự cảm thông và hậu thuẫn của mọi người bằng cách chia sẻ rộng rãi bức Tâm Thư này đến cho bạn bè. Gia đình chúng tôi cũng đã liên hệ với luật sư để tìm hiểu thêm và tôi được biết hành vi tước quốc tịch tôi là sai pháp luật Việt Nam (xin xem tài liệu dưới đây).

Cuối thư, tôi xin chép lại đây một câu nói của một người đấu tranh đã bị trục xuất: "Người ta có thể đưa tôi ra khỏi Việt Nam, nhưng không ai có thể đưa Việt Nam ra khỏi tôi."

Phạm Minh Hoàng.

Cập nhật sáng 3.6.

TUYÊN BỐ TỪ BỎ QUỐC TỊCH PHÁP

Việc nhà cầm quyền Việt Nam tước quốc tịch của tôi nhằm trục xuất tôi ra khỏi Việt Nam đồng thời tước đi quyền được sống trên quê hương mình là một hành vi cực kỳ vô nhân đạo.

Sở dĩ họ hành xử như thế vì đã biết rõ hoàn cảnh gia đình tôi và tôi là người song tịch.

Tôi sẽ không ngồi yên để họ làm chuyện ấy.

Vì thế ngày hôm nay tôi tuyên bố từ bỏ quốc tịch Pháp và kể từ giờ phút này tôi chỉ còn một quốc tịch, đó là quốc tịch Việt Nam.


Dưới đây là lá thư tôi sẽ gởi cho Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội để xin thôi quốc tịch Pháp.


Kính mong mọi người tiếp tục hậu thuẫn chúng tôi.

Chân thành cảm ơn,


Phạm Minh Hoàng.


----------


Kính gởi Ông Đại Sứ Cộng Hòa Pháp.

Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội


57 Trần Hưng Đạo, Hà Nội


Tôi ký tên dưới đây Pham Minh Hoang sinh ngày 08-08-1955 tại Phước-Tuy, VietNam; tôi có song tịch Pháp Việt. Tôi tuyên bố thực thi quyền từ bỏ quốc tịch chiếu theo điều 23 Bộ luật Dân Sự.

Vì lý do trên, tôi xin Ông vui lòng xem như tôi không còn quốc tịch Pháp và chỉ giữ lại quốc tịch Việt Nam.

Tôi xin gởi đến ông:


- văn bản chứng nhận quốc tịch Pháp
- chứng thực địa chỉ của tôi ở Việt Nam.
- thẻ căn cước Pháp.


Trân trọng kính chào Ông Đại Sứ.


Phạm Minh Hoàng.



Điểm Sách: A17 MẶT TRẬN ĐẠI HỌC của Bạch Diện Thư Sinh - Tác giả Trần văn Lục (Phần Cuối)







Điểm Sách: A17 MẶT TRẬN ĐẠI HỌC của Bạch Diện Thư Sinh - Tác giả Trần văn Lục (Phần Hai)







Điểm Sách: A17 MẶT TRẬN ĐẠI HỌC của Bạch Diện Thư Sinh - Tác giả Trần văn Lục (Phần Một)







Thơ Văn Phạm Ngọc Lư







Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Bôi Nhọ Lãnh Đạo: Luật Thời Phong Kiến




Hòang Sa và Trừơng Sa chỉ xuất hiện trên bản đồ của Tàu từ năm 1947!




"Lấy gậy ông đập lưng ông" đó là phương cách của Bác sĩ Phạm Hữu Trí tại Sydney đã theo đuổi khi thực hiện trong 2 năm công trình khảo cứu chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa bằng chính các bản đồ của Trung Quốc từ trước đến nay, đã được đại học Georgetown ở Mỹ ấn hành.





Tường trình trực tiếp cuộc biểu tình chống thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.







Ngoại Trưởng Mỹ nói tiếng Việt?!







Mời xem hai ông Việt Nam tỵ nạn CS bàn về chuyến đi Hoa Kỳ của "MaDzêinVN"










TÍNH MINH BẠCH: Nhà của Nguyễn xuân Phúc mua tại Anaheim, California, Hoa Kỳ và bằng lái xe của con trai NXP đi du học tại Mỹ







Ba Đời Thất Học: 42 Năm Làng Kinh Tế Mới







Cây Đèn Dầu Hoa Kỳ VỰỢT BIÊN

>






Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

National Public Radio phỏng vấn cựu đại sứ Hoa Kỳ tại VN, Michael Michalak: "Not Wanting To Be Overshadowed By China, Vietnam Reaches Out To US"



STEVE INSKEEP | Người ta nói rằng ở Đông Á, có hai loại quốc gia. Có Trung Quốc, và tất cả các nước láng giềng của Trung Quốc. Quốc gia đông dân nhất thế giới là ngôi sao đang lên. Nhiều nước láng giềng của nó không muốn bị lu mờ, đó là một trong những lý do họ đã đến gần với Hoa Kỳ trong nhiều năm qua như một đồng minh. Kể cả CHXHCNVN, nước cựu thù của Mỹ; họ gửi Thủ tướng của họ tới Washington trong tuần này. Ông ấy sẽ gặp Tổng thống Trump, người đang rất tập trung vào Trung Quốc đến nỗi có một video ông Trump nhắc đến Trung Quốc cả trăm lần.




(Băng ghi âm của thư viện N.P.R.) | Tổng thống Donal Trump: Hãy nói về Trung Quốc… Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc. INSKEEP: Nó tiếp tục như vậy cả trăm lần. Michael Michalak từng là đại sứ Mỹ tại Việt Nam; ông đã có cơ hội để quan sát tận mắt địa chính trị ở Đông Á và Đông Nam Á. Chào mừng ông Michalak đến với chương trình.

MICHAEL MICHALAK: Cảm ơn ông rất nhiều.

INSKEEP: Cảm ơn ông đã đến sáng nay. Điều gì làm cho một quốc gia như Việt Nam phải lo lắng vào lúc này?

MICHALAK: Vâng, tại một thời điểm như thế này, họ đang lo lắng vì hai lý do. Một trong số đó là kinh tế vì TPP – đã bị đặt trong tình trạng đóng băng.

INSKEEP: Ồ, đối tác xuyên Thái Bình Dương, hiệp định thương mại lớn với các nước láng giềng của Trung Quốc.

MICHALAK: Đúng vậy. Và tất nhiên, những gì đang xảy ra ở Biển Đông.

INSKEEP: Xin ông giải thích về Biển Đông, tại sao lại là một vấn đề lớn?

MICHALAK: Vâng, Biển phía Nam Trung Hoa là một khu vực có nhiều, nhiều tuyên bố chủ quyền chống lấn ở những quần đảo khác nhau. Ở Biển Đông và dưới biển, tất nhiên, có rất nhiều nguyên liệu thô. Có rất nhiều khu đánh bắt cá phong phú, vì vậy có một số vấn đề về kinh tế ở Biển Đông.

INSKEEP: Vì vậy, khi chúng ta nghe những chuyện – và thỉnh thoảng chúng tôi đã mời TQ tham gia chương trình này – về việc TQ biến các rặng san hô thành hòn đảo, xây phi đạo hoặc khoan dầu ở những nơi họ không được phép. Việt Nam là một trong những nạn nhân của tất cả những điều đó?

MICHALAK: Tôi nghĩ ông có thể nói như vậy. Vâng, đúng vậy, đặc biệt là ở quần đảo Trường Sa. Đã có một số mâu thuẫn giữa quân đội Trung Quốc và quân dội Việt Nam.

INSKEEP: Có nguy cơ chiến tranh ở đây?

MICHALAK: Không. Sẽ không có chiến tranh, nhưng chắc chắn là rất nhiều thứ ông có thể gọi là cọ xát.

INSKEEP: Cọ xát. Vậy thì Việt Nam muốn gì từ Hoa Kỳ?

MICHALAK: Vâng, với Hoa Kỳ, Việt Nam đang kiếm hai điều. Một là sự ổn định và tiếp tục mở rộng mối quan hệ kinh tế. Thứ hai, họ muốn Hoa Kỳ ở lại – Đông Nam Á, để cân bằng với Trung Quốc.

INSKEEP: Hoa Kỳ làm gì dưới chính phủ của Trump?

MICHALAK: Vâng, ý tôi là, vì họ chưa thực sự có một chính quyền Trump là bao nhiêu, tôi nghĩ rằng còn hơi sớm để nói. Thực tế là chúng ta đã thực hiện một số quyền tự do hàng hải ở đó – là một điều tích cực. Thực tế là Trump đã gửi Mattis và Phó Tổng thống Pence sang Châu Á …

INSKEEP: Bộ trưởng Quốc phòng, James Mattis, vâng. Ông nói tiếp đi.

MICHALAK: … Chính xác – cho thấy, tôi nghĩ, ông ta bắt đầu nhận ra rằng châu Á và đặc biệt là Đông Nam Á là rất quan trọng. Vì vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta đang đi đúng hướng.

INSKEEP: Nhưng làm ơn giúp tôi hiểu rõ hai điều ông đã đề cập. Kinh tế, và an ninh.

MICHALAK: Đúng thế.

INSKEEP: Tổng thống Obama kết nối hai vẫn đề. Ông nói chúng ta đang có một Trung Quốc đang lên. Và một trong những điều chúng ta muốn làm là bảo đảm rằng các nước láng giềng của Trung Quốc thực sự ràng buộc với chúng ta, ràng buộc với Hoa Kỳ. Do đó mới có Đối tác xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định thương mại lớn, mà Tổng thống Trump đã hủy bỏ. Điều đó làm cho việc giữ đồng minh của Hoa Kỳ ở với Hoa Kỳ trở nên khó khăn hay khó hơn chăng?

MICHALAK: Vâng, nó phức tạp, như tôi chắc chắn nhiều người đã nói với ông. Chúng ta – và tất cả mọi người trong khu vực đó đều đã có một mối quan hệ với Trung Quốc. Không có cách nào người ta không có một mối quan hệ với Trung Quốc. Làm thế nào để ứng xử trong khu vực? Chỗ nào chúng ta sẽ cạnh tranh và chỗ nào chúng ta sẽ cần bổ túc là một ứng xử cân bằng rất tinh tế.

Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ đã ứng xử cân bằng kể từ khi Nixon mở cửa cho Trung Quốc. Việt Nam đã làm như vậy một vài ngàn năm. Vì vậy, tôi không biết họ giỏi về việc đó như thế nào, nhưng cho đến nay họ có vẻ đã có thể sống với Trung Quốc. Họ luôn luôn nói, ông biết đấy, ‘chúng tôi có thể chọn bạn bè của chúng tôi, nhưng chúng tôi không thể chọn những người hàng xóm của chúng tôi.’ Và đôi khi người Canada cũng nói về chúng ta như thế, nhưng …

(Cười)

INSKEEP: Ông đang nói rằng người Việt Nam sẽ không quỵ luỵ và trở thành một vệ tinh của Trung Quốc chỉ vì TPP đã bị hủy bỏ.

MICHALAK: Hoàn toàn chính xác. Đúng như vậy.

INSKEEP: Ông có thể chỉ cho chúng tôi biết về Việt Nam không? Vì đây là một quốc gia mà hầu hết người Mỹ chỉ biết về Chiến tranh Việt Nam …

MICHALAK: Đúng thế.

INSKEEP: … Việt Nam đã là chiến trường và người Mỹ đã là một kẻ thù. Khi ông đến Việt Nam như một người Mỹ, ông đã được đối xử như thế nào?

MICHALAK: Vâng, Việt Nam không còn là một cuộc chiến nữa, đó là một đất nước. Tôi nghĩ rằng điều đó rất quan trọng. Và người Việt Nam – một cuộc thăm dò mới nhất cho thấy đâu đó trên 80 phần trăm người Việt Nam có một cái nhìn rất tích cực đối với Hoa Kỳ, lớn hơn con số nếu hỏi người dân ở Hoa Kỳ. Vì vậy, tôi nghĩ …

INSKEEP: (Tiếng cười) Những gì đã thay đổi? Những gì đã thay đổi?

MICHALAK: Vâng, tôi nghĩ điều gì đã thay đổi là họ nhìn quanh và cố gắng tìm cách, làm thế nào có thể phát triển đất nước sau cuộc chiến tàn khốc? Hoa Kỳ đã sẵn sàng giúp đỡ. Và tôi nghĩ rằng họ coi Hoa Kỳ như một nguồn của những thị trường, như là một nguồn công nghệ và là một nguồn quan hệ cân bằng quyền lực với Trung Quốc. Họ – người Trung Quốc và người Việt Nam luôn có một mối quan hệ nghi ngờ lẫn nhau.

INSKEEP: Và họ đã chiến đấu chống lại nhau.

MICHALAK: Ồ, rất nhiều lần. Ý tôi là, cả nghìn năm, Việt Nam đã là một phần của Trung Quốc. Và ngàn năm lệ thuộc đó được chấm dứt bằng cuộc nổi dậy của Việt Nam.

INSKEEP: Tóm lại, nếu là Tổng thống Trump và ông tập trung vào những thứ như thương mại và việc làm của Mỹ, cơ hội nào – nếu có – khi Thủ tướng Việt Nam đến Hoa Kỳ?

MICHALAK: À, tôi nghĩ có cơ hội để tiếp tục xây dựng mối quan hệ với họ. Chúng ta có nhiều – chúng ta – Việt Nam, tôi nghĩ, là thị trường xuất khẩu phát triển nhanh nhất cho Hoa Kỳ trong hai năm qua. Nó có tiềm năng trở thành một cường quốc trong khối ASEAN và trong các quốc gia Đông Nam Á và một nước lãnh đạo ở đó.

INSKEEP: ASEAN, đó là một hiệp hội của các quốc gia Đông Nam Á. Mời ông nói tiếp.

MICHALAK: Đúng và tiếp tục là một nước lãnh đạo ở Đông Nam Á. Vì vậy, tôi nghĩ rằng tương lai rất sáng sủa cho mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc – xin lỗi, tôi muốn nói với Việt Nam.
INSKEEP: Đại sứ – đúng vậy. Vâng, có thể với cả hai, Đâu biết được?

MICHALAK: Vâng.

INSKEEP: Cảm ơn Đại sứ rất nhiều.

MICHALAK: Vâng.



Thơ vô đề - thí sĩ Cao Thoại Châu








Viếng mộ Lm Alexandre De Rhodes - Tác giả Trần văn Trường






“Từ thuở còn sinh viên, khi được học về nguồn gốc chữ quốc ngữ mà chúng ta có được để sử dụng một cách dễ dàng và tiện lợi như ngày nay. Tôi đã thầm cảm ơn những nhà truyền giáo phương Tây, đặc biệt là Alexandre de Rhodes, người đã có đóng góp lớn lao trong việc hoàn thiện hệ thống bảng chữ cái cho người Việt Nam của chúng ta.

Và may mắn thay, trong chuyến đi Iran lần này. Một cơ duyên vô cùng quý báu đã giúp tôi có cơ hội đến viếng thăm ngôi mộ, nơi yên nghỉ của ông trong một nghĩa trang nằm ở ngoại ô của thành phố Esfahan, Iran.

SỰ CHỈ GIÚP CỦA NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT BỤNG

Từ lời gợi ý của một chị bạn, chúng tôi biết được thông tin về ngôi mộ của Alexandre de Rhodes được an táng trong một nghĩa trang công giáo của người Armenia tại Esfahan. Nhưng do thời gian lưu lại nơi đây khá ngắn, vì thế hy vọng được đến viếng thăm ngôi mộ của ông là khá mong manh cho chúng tôi.

Khi nghe chúng tôi nói về ước nguyện của mình, cô Malih- một hướng dẫn viên người Iran vô cùng thông cảm và hết sức tận tình giúp đỡ. Mặc dù với thâm niên hơn 10 năm làm nghề hướng dẫn viên, đã đưa biết bao nhiêu đoàn khách từ khắp năm châu đến thăm Esfahan, nhưng là người Hồi giáo cho nên cô chưa hề biết đến thông tin về khu nghĩa trang người công giáo Armenia nằm ở đâu. Và cô cũng không hề biết đến thông tin nào về Alexandre de Rhodes.

Sau quá trình tìm kiếm, thông qua một người bạn gái gốc Armenia, cô Mila hỏi thăm được địa chỉ của nghĩa trang. Nhưng vấn đề là không phải ai cũng được vào thăm nghĩa trang. Mà cần phải có sự đồng ý của người quản lý ở nghĩa trang.

Một lần nữa, chúng tôi may mắn gặp được một vị quản lý ở nhà thờ Vank, ông đã nhiệt tình viết cho chúng tôi một tờ giấy phép để xuất trình cho người quản lý ở nghĩa trang.

Cầm tờ giấy trên tay, chúng tôi vội vàng đi về phía ngoại ô thành phố Esfahan. Nơi có nghĩa trang của cộng đồng người Armenia sống tại đây.

NƠI NGƯỜI NẰM XUỐNG

Trước mặt chúng tôi là một nghĩa trang rộng lớn. Những dãy mộ xếp hàng dài nối bên nhau mênh mông. Chúng tôi biết là sẽ không dễ dàng để tìm ra vị trí lăng mộ của ngài. Chúng tôi tìm gặp một cụ già quản mộ ở đây dò hỏi. Cụ nhanh chóng lên xe đưa chúng tôi đến ngôi mộ có tên Alexandre de Rhodes….

Hôm chúng tôi đến, là ngày đầu năm mới của tết cổ truyền Nowruz của người Ba Tư (Iran), một vài ngôi mộ gần đấy được đặt những chậu hoa. Còn ngôi mộ của ông không có một cành hoa nào, đó chỉ là một nấm mồ nhỏ làm bằng một tảng đá hình chữ nhật nằm khép mình khiêm tốn bên những ngôi mộ khác.

Một niềm xúc cảm thân thương nghẹn ngào mà tôi không thể tả thành lời đang tuông chảy trong tôi. Đây là nơi an nghỉ của người đã có đóng góp vô cùng to lớn cho dân tộc Việt Nam. Dưới lớp đất ấy là thi hài của một người phương Tây xa lạ.

Ông đã mất từ gần 4 thế kỉ trước nhưng ông là người đã giúp cho dân tộc Việt Nam có được một bảng chữ cái với các thanh sắc uyển chuyển nhẹ nhàng, nhằm để ghi lại và diễn đạt tiếng mẹ Việt Nam.

Đặt một chậu hoa tím mua được trong một hiệu bán hoa tết của người Iran lên mộ ông. Chúng tôi không ai nói lời nào. Nhưng giữa chúng tôi có một sự đồng cảm sâu sắc. Chấp tay lên ngực, tôi khẻ cúi đầu xin gửi đến người một lời tri ân sâu sắc. Nhìn thái độ thành khẩn và tôn kính của chúng tôi dành cho người nằm dưới nấm mộ. Người quản trang hỏi cô Malih: ông ấy là ai mà chúng tôi có vẽ tôn kính thế.

Và ông đã vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng đây là người đã có công hoàn thiện bản chữ cái cũng như xuất bản những quyển tự điển Việt -Bồ- La tinh đầu tiên cho người Việt Nam từ những năm 1651.

NGƯỜI QUẢN NGHĨA TRANG

Qua cuộc chuyện trò, tôi đuợc biết người quản trang có tên gọi là Rostam Gharibian, ông đã làm việc ở đây được 17 năm.

Tôi hỏi, trong 17 năm đó có bao giờ ông thấy ai là con cháu hay người thân của ngài Alexandre de Rhodes đến viếng mộ ông ấy hay không.

Thoáng chút đăm chiêu, ông trả lời rằng: vì là một thầy tu cho nên khi mất đi cũng như bao người khác Alexandre de Rhodes cũng không có vợ con. Và họ hàng thì cũng ở xa tít tận châu âu cho nên chắc cũng không ai còn nhớ.

Vì thế trong 17 năm nay ông cũng chưa hề nghe thấy một người họ hàng hay con cháu nào của ông đến thăm. Chỉ thĩnh thoảng đôi khi ông thấy có một vài người Việt Nam đến viếng mà khi đó thì ông cũng không biết họ là ai và có quan hệ như thế nào với người đã mất…

THAY LỜI TRI ÂN

Theo truyền thống của những người Iran, tôi lấy một ít nước rửa lên nấm mồ của ông. Những giọt nước mát trong chảy lên bia mộ ông tựa như lời thì thầm của chúng tôi xin gửi đến người. Cả một đời ông cống hiến vì đạo. Và trong quá trình truyền giáo, với mục đích mong muốn truyền tải những thông điệp trong kinh thánh một cách dễ dàng hơn.

Ông đã không quản khó nhọc để tìm cách sáng tạo ra bảng chữ cái tiếng Việt. Và đến khi cuối đời, ngài đã lặng lẽ nằm lại nơi xứ người. Có lẽ giờ đây ông không còn một người bà con họ hàng nào nhớ đến ông để thỉnh thoảng ghé thăm chăm nom nấm mồ của ông nữa, nhưng có lẽ ông cũng ấm lòng khi biết rằng vẫn còn đó những người con nước Việt.

Vẫn còn đó hơn 90 triệu người con nước Việt trên khắp 5 châu sẽ Mãi Mãi không bao giờ quên ơn ông. Người đã có công vĩ đại trong việc chấm dứt 1000 năm tăm tối, 1000 năm khốn khó khi những người Việt phải đi mượn chữ Tàu ghi lại tiếng Việt.

Và giờ đây, hạnh phúc thay. Chúng ta đã có được bảng chữ cái của riêng mình. Một bảng chữ cái dựa trên các ký tự La Tinh nhưng vô cùng uyển chuyển và dễ học.

Xin cám ơn người, một vị đại ân nhân của những người con nước Việt. Xin tri ân người với lòng kính yêu sâu sắc: Alexandre de Rhodes !





I'll Take Care of You - Joe Bonamassa with Beth Hart







Parisienne Walkways - Gary Moore







Deep Purple - Soldier Of Fortune







One Day - Gary Moore







Tears in heaven - Eric Clapton



Vài phút để nhớ về một thời khung trời tuổi trẻ Đẹp

Tuy Eric Clipton chút ưu phiền của riêng anh, nhưng âm nhạc thật tuyệt vời đưa ta đến một không gian chỉ riêng mình ta với kỷ niệm đẹp.

Chúc Hạnh Phúc !!!

Tùng.






Cách làm nước mắm nhỉ tại nhà




Giai đoạn 1 : Muối cá .

Chọn cá nhỏ , ít ruột thì nước mắm sẽ trong, và mắm nêm sẽ không bị đắng . Tôi dùng cá anchois ( anchovy , loại này người ta thường ướp nó với dầu olive, hay muối mặn để làm các món ăn chơi khai vị ) và sardine (cá mòi ) nhớ là đừng lấy con lớn . Mẻ mới rồi đây tôi đã làm thử với cá éperlan , không biết tiếng Anh gọi là gì , éperlan là một giống cá nhỏ cỡ ngón tay út , từa tựa cá cơm bên mình , mẻ này mới ủ được 2 tháng nên chưa lọc thử xem ra sao . Nhưng nói chung là cứ cá nhỏ là mình làm được mắm trong, và nhiều nước hơn cá lớn như cá thu , cá saumon , cá hồng ... Cá có thịt hồng hay nâu như cá mòi , cá nục sẽ cho ra nước mắm màu nâu hồng rất đẹp như tôi đã làm thử với cá anchois trộn chung với sardine . Còn nếu làm bằng anchois không, thì cho ra nước mắm màu cánh gián như chai nước mắm tôi chụp trong hình vừa rồi .

Cá tươi mang về để trong rổ lớn dội nước xốc đều cho ráo , đừng rửa đi rửa lại nhiều quá sẽ mất hết nước ngọt của cá uổng lắm . Nhớ lượm hết rong rêu bám trên cá cho sạch . Rồi cứ 5 kí cá là 1 kí muối . Đây là tôi đã giảm cá xuống rồi , lần đầu tiên tôi làm 6/1 thấy nước mắm hơi lạt , có thể làm với tỷ lệ 1/4 cũng được ( ở Việt Nam người làm 1/3 lận ) . Muối thì tôi dùng muối chưa tẩy trắng ( sel gris non raffiné ) Cứ tính 5 cá / 1 muối xốc đều rồi cho vào hũ thủy tinh hay khạp sành ém nhè nhẹ , không cần ép gì cả . Cho cá vào khoảng 7/10 khạp hay hũ là được , chừa chừng 3 phần hũ để cá ra nước sẽ không tràn . Sau đó gài và bọc vài lớp film plastic bên ngoài cho kín ( nhưng chừng vài tuần, hay 1 tháng thì mở ra quậy đều lên rồi thay lớp fim plastic khác ) Bên này tôi dùng loại hũ thủy tinh có nắp gài kín , có miếng đệm cao su giữa nắp, và miệng hũ nên không nghe mùi cá . Một hũ 3 lít đựng được 2 ký cá . Trước khi cho cá vào tôi rửa sạch hũ rồi trụng nước sôi , dốc ngược đầu xuống cho thật ráo nước . Vậy là xong giai đoạn 1 .

Mỗi ngày đem phơi nắng , nhưng theo ý riêng cuả tôi thì nắng gắt quá cũng không tốt lắm đâu , chỉ cần đủ ấm để mắm mau "chín" là được ( khoảng 25/28°C ) . Bên Việt Nam mình người ta dùng thùng gỗ dầy là để ánh nắng không tiếp xúc thẳng vào cá , nhưng vì khí hậu Việt Nam ẩm thấp, và quá nóng nên có nhiều ruồi, mà mỗi lần làm hàng tấn cá nên bị giòi bọ là điều không thể tránh khỏi . Ở đây mình làm ít , lại làm trong nhà sạch sẽ thì không sợ ruồi nhặng , ngay cả khi tôi lọc mắm , nhờ là mùa lạnh nên không có chú ruồi nào bay qua thám thính cả . Nếu làm vào mùa hè thì mình chịu khó đóng kín cửa garage, và bao bọc kỹ lưỡng thì OK . Quý vị đừng lo chuyện này .

Giai đoạn 2 : Lọc mắm .

Sau khoảng 4 tháng , quý vị sẽ thấy hũ mắm bắt đầu có hai phần tách ra , phần cá nằm bên dưới, và nước trong màu hồng hồng hay nâu tùy theo loại cá sẽ nổi lên trên . Quý vị cứ tiếp tục quậy đều và đậy nắp lại , vậy là cá đã chín tới , nhưng muốn có mắm ngon nên chờ đến tháng thứ 6 .

Bên Mỹ ấm nên 4 tháng là có thể lọc được rồi , nhưng xin nhắc lại , mắm ủ sau 6 tháng trở lên mới đủ thơm và NGON. Nhưng ngon nhứt vẫn là mắm từ 12 tháng trở lên .

Lấy một cái nồi hay cái thố lớn ( tôi đề nghị nên dùng đồ bằng thủy tinh, vì nó sạch sẽ, và mình có thể nhìn thấy giọt nước mắm nhỏ xuống như thế nào ) Dùng một cái rây lọc xác mắm ra bỏ lại vào hũ , lọc thêm lần thứ hai cho sạch xương cá . Như vậy là chúng ta đã có được mắm nêm , quý vị nào thích thì lấy ra một phần dùng để ăn bò nhúng giấm . Bây giờ muốn lọc nước mắm nhỉ, thì dùng một miếng vải dầy , loại vải tám , cắt tròn cho lọt vào lòng rây, đừng để vải thừa nhiều chung quanh tránh nước mắm sẽ nhỏ ra ngoài mất công lau chùi nhiều cực lắm, và nhứt là sẽ hao mắm nữa .

Múc mắm nêm cho vào rây , chừng một vá trước để xem thử , nếu thấy nước mắm nhỏ xuống còn đục , tức là miếng vải chưa đủ dầy , quý vị tăng thêm một lớp nữa cho tới khi nào nhìn thấy nước mắm nhỏ xuống vàng óng, và trong veo là được rồi , quý vị múc cho đầy rây, rồi đậy lại đi làm việc khác , lâu lâu thăm chừng , hễ vơi thì múc thêm .

Xin mở ngoặc chia sẻ với quý vị cái cảm giác thích thú cuả tôi, khi chờ giọt nước mắm đầu tiên nhỏ xuống , vừa lo sợ mình làm không đúng cách thì sẽ không có được nước mắm như mong muốn , vừa không tin rằng từ tô mắm nêm sền sệt màu xám đen kia lại có thể cho ra được một thứ nước trong vắt màu cánh gián như mình thường thấy bán ngoài thị trường .

Nhưng khi chính mắt nhìn thấy công khó cuả mình đã có kết quả , tôi thầm cảm phục Tổ Tiên của chúng ta đã mày mò nghĩ ra cách làm thứ nước mắm kỳ diệu này . Người Nhật , người Đại Hàn , người Tàu chỉ có nước tương mà không biết làm nước mắm . Người Thái , người Lào , người Miên thì có các thứ mắm : mắm lóc , mắm ba khía , mắm sặc , mắm tép , mắm bò hóc ... mà không có nước mắm nhỉ như người Việt chúng ta . Tuyệt vời thay !

Trở lại tô nước mắm đang lọc cuả chúng ta . Khi quý vị đã lọc hết hũ mắm thì chiết vào chai , nếu thấy có tí cặn , tức là khi lọc bị lọt ít mắm ra khỏi vải lọc, vậy nên chịu khó đặt một miếng vải trên phễu khi chiết vào chai cho chắc ăn . Vải trước khi dùng để lọc mắm nên giặt thật sạch và nấu sôi , tôi hay sợ này nọ nên nấu sôi cho yên tâm , sau đó phải để thật khô ( tôi dùng bàn ủi , xin lỗi quý vị , tôi hơi ... lộn xộn ) Như vậy là mình đã hoàn thành việc làm nước mắm . Sau đó quý vị đem nước mắm ra phơi thêm vài nắng nữa cho thơm hơn, và màu đẹp hơn .

Pha mắm nêm .

Tôi xin múa rìu một tí . Mắm nêm lọc xong cất tủ lạnh , nước mắm thì để ở ngoài , đậy nút cho kín kẻo bị thâm mất đẹp . Mắm nêm ăn tới đâu pha tới đó , quý vị sên đường Thốt Nốt với trái thơm xắt nhỏ cho thành một hỗn hợp hơi đặc, như mình sên mứt vậy rồi cho vào hũ để dành sẵn trong tủ lạnh ( tùy quý vị có thể dùng đường nâu , tôi không ưa đường trắng ) sau đó khi muốn dùng mắm nêm thì pha vào thơm hai ba nhánh tỏi vài trái ớt hiểm xay nhỏ , đừng nhuyễn quá không ngon và chanh tươi , đừng dùng nước chanh ép sẵn , nhiều ít tùy khẩu vị , nhưng chua chua sẽ ngon hơn .