khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2020

Hoa Kỳ sẽ vượt qua dịch Covid-19 còn VN cần làm gì?- Tác giả Phạm Đỗ Chí và Nguyễn Tường Tuấn

Đại dịch COVID-19 đã làm đảo lộn tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của cả thế giới. Riêng những thay đổi đã và tiếp tục xảy ra ở Mỹ như thế nào và có tầm ảnh hưởng đến Việt Nam ra sao, sẽ là đề tài của bài này. Đầu tiên chúng tôi xin trình bày về tình hình tại Mỹ.

Quả là bất ngờ khi sau hai tháng 5-6 tạm lắng xuống, số bệnh nhân lây nhiễm lại tăng vụt từ tháng 7, khiến nhiều bang tái đặt giãn cách xã hội , tuy vẫn cho phép mở cửa nền kinh tế.

TT Trump bị đổ lỗi là chậm trễ chống dịch nhưng phải công bằng mà nói rằng Chính phủ Trump đã cố gắng khuyến khích các hãng dược phẩm nhanh chóng tìm ra thuốc chủng ngừa trước ngày bầu cử.

Trong khi chờ đợi, không thể đóng cửa mọi sinh hoạt xã hội lâu dài, sẽ phải học cách "sống chung với lũ".

Tình hình xã hội ở Mỹ

Các dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ sẽ phục hồi chậm hơn dự báo vào quý 3 với hai tác động: (i) nạn thất nghiệp có thể vẫn ở hai con số; và (ii) đơn đặt hàng xuất khẩu cho VN và các nước Á châu sẽ vẫn rất chậm.

Trải qua cơn đại dịch chính phủ Mỹ học bài học sinh tử, đắng cay. TT Trump thừa hưởng gia tài tồi tệ để lại từ các đời Tổng thống trước, kể cả Cộng hoà lẫn Dân chủ, đó là: để cho các công ty Hoa Kỳ theo lợi nhuận, bỏ nước Mỹ chạy qua Trung Quốc (TQ) vì giá nhân công rẻ. Đứng đầu danh sách, là các công ty dược phẩm và dụng cụ y khoa, hơn 95% thuốc và dụng cụ y khoa tại Hoa Kỳ sản xuất ở TQ. Kế tiếp là những công ty điện tử, từ những con "chips" tinh vi đến máy vi tính, điện thoại iPhone đều lắp ráp tại TQ.

Sai lầm này sẽ được chính quyền Trump mạnh dạn thay đổi toàn diện: sẽ "thoát Trung" và không theo đuổi toàn cầu hóa nữa.

Chính sách mới được ban hành, các công ty Hoa Kỳ phải trở về Mỹ nếu không muốn bị đánh thuế thật cao, vì sản phẩm của họ sản xuất từ TQ. Lưỡng viện Quốc hội còn đưa ra những đạo luật chi tiết, bắt buộc nguyên liệu phải sản xuất tại Hoa Kỳ, đề phòng trường hợp công ty tránh né luật (nhập cảng nguyên liệu từ TQ, lắp ráp tại Hoa kỳ, và mang nhãn hiệu "Made In USA"). Cả hai đảng Cộng hoà và Dân chủ đều đồng ý điểm này.

Hai thí dụ để bớt ảnh hưởng của TQ: (i) Công ty sản xuất "chip" điện tử dùng trong máy vi tính, điện thoại, xe hơi lớn nhất thế giới của Đài Loan, "Taiwan Semiconductor Manufacturing Co" đầu tư $12 tỷ đô la xây dựng nhà máy tại Tiểu bang Arizona; và (ii) Bộ Y tế Mỹ đã ký hợp đồng 354 triệu USD với công ty "Phlow" tại tiểu bang Virginia để sản xuất dược phẩm trong nước Mỹ.

Làn sóng hồi hương của các công ty Mỹ từ TQ sẽ còn nhanh hơn 3 năm rưỡi qua, dấu hiệu khả quan cho một nền kinh tế Hoa Kỳ mới sẽ cũng là đòn giáng lên kinh tế và nạn thất nghiệp của TQ.

Nhưng quan trọng nhất là làn sóng đổi thay về công nghệ. Chúng tôi tin rằng đại dịch sẽ thúc đẩy nhanh công nghệ Mỹ tiến đến trực tuyến (online) và số hóa (digital) trong vòng 6-12 tháng tới thay vì 3-5 năm như dự trù.

Các tin dồn dập về các khu buildings thương xá (brick&mortar) đóng cửa ở Mỹ cũng như chi nhánh trên thế giới đóng cửa do thua lỗ và không có khách sau trong và sau nạn dịch (Zara, Microsoft,…) chỉ là dấu hiệu mở đầu cho một cuộc cách mạng công nghệ, thay thương mại truyền thống cửa hàng bằng thương mại trực tuyến.

Đó là bỏ bớt nhu cầu về thương xá, văn phòng trong tương lai do các phương tiện làm việc ở nhà và liên lạc video như ZOOM

Hai là vai trò các hãng trực tuyến như Amazon, Shopify… đã được xác nhận qua giá cổ phiếu tăng vụt qua cả mức trước nạn dịch.

Ba là các hãng như Apple và Shopify đã thống lĩnh khu vực âm nhạc, và ngay cả các hãng taxi mới nổi từ vài năm như Uber hay Grab sẽ lần lượt bị thay thế bởi công nghệ xe hơi lái tự động, và cho cả xe vận tải, sẽ ảnh hưởng nặng nề đến thu dụng lao độHoa Kỳ sẽ tăng cường phát minh và áp dụng của trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence), áp dụng mạnh mẽ các robots trong sản xuất và tiêu thụ.

Chúng ta nhận thấy cách mạng số hóa (digital technology revolution) sẽ tràn ngập; đặc biệt nhất là vai trò của các blockchains. Đây là nền tảng (platform) hay hệ thống thông tin thu thập mọi dữ kiện, có thể được áp dụng ở mọi ngành sản xuất, dịch vụ, thương mại, y tế, tín dụng ngân hàng, bất động sản, tiền tệ. Ví dụ giản dị cho blockchain về y tế, thu thập số liệu về tin tức các bệnh nhân, tiền sử bệnh và điều trị, cùng các phương pháp trị liệu tương lai, được duy trì đầy đủ và hoàn toàn bảo mật.

Thêm vào đó các thứ tiền tệ số hóa (digital currencies) sẽ xuất hiện mạnh mẽ.

Mỹ mạnh mẽ về chính trị quốc tế

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục theo đuổi "Thế Cờ Vây" toàn diện với Trung Quốc.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump muốn dồn TQ vào chân tường, từ ngoại giao, chính trị, kinh tế, đến quân sự trên Biển Đông, qua một loạt diễn biến mới nhất chúng tôi xin điểm qua:

Ngày 22/7/20 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chính thức ra lệnh đóng cửa Lãnh sự quán TQ tại Houston, kết án các nhà ngoại giao "làm gián điệp trá hình" và trục xuất trong vòng 72 tiếng khỏi Hoa Kỳ.

Và Hoa Kỳ đang nghiên cứu việc cấm trên 90 triệu đảng viên CS cùng thân nhân không được cấp thị thực vào Mỹ. Tín hiệu vô cùng mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử ngoại giao hai nước.

Cùng lúc, Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi thiếp lập "Liên minh Toàn cầu" đối phó với TQ như một xác định mới về lập trường ngoại giao và địa chính trị.

Về kinh tế, thương chiến tiếp tục ở cường độ cao với áp thuế quan nhập khẩu, khi Mỹ đã đơn phương tuyên bố không thương nghị đợt 2 cho tới sau bầu cử tháng 11.

Mỹ đã đánh thêm vào tử huyệt của kinh tế và công nghệ TQ khi quyết định ngăn chặn tối đa sự phát triển của công nghệ bán dẫn (semiconductor industry) của TQ.

Từ tháng 5/2020 cấm tất cả hãng Mỹ VÀ các hãng trên thế giới có dùng nền tảng kỹ thuật Mỹ (như chips) không được cung cấp chips cho các hãng TQ bất kỳ lớn nhỏ. Điều này sẽ làm cho TQ không thể tự sản xuất được nội địa 40% nhu cầu chips vào cuối năm 2020 và 70% vào năm 2025 như mộng bành trướng "Made in China 2025" đã phổ biến khắp nơi, và là nguyên nhân khiến khối  Mỹ cảnh giác 'muốn chặn TQ'.

Ở Biển Đông Mỹ đã đưa các hàng không mẫu hạm cùng các chiến hạm hùng hậu khác diễn tập cùng các nước khu vực, nói là để bảo đảm tự do di chuyển hàng hải trong khu vực Biển Đông và eo biển Đài Loan. Việc này sẽ ảnh hưởng sâu xa giúp bảo đảm lãnh thổ cho Việt Nam.

Ngoài ra chúng tôi tin rằng điểm lợi nữa cho VN là một số các hãng Mỹ sẽ di chuyển sang Việt Nam.
Tuy nhiên VN nên thực tế, KHÔNG NÊN CHỈ MƠ ĐẾN ĐÓN ĐẠI BÀNG, mà nên lo tiếp nhiều các hãng trung bình giúp phát triển kỹ nghệ phụ trợ cần thiết, hay ngay cả các sản phẩm bán dẫn thay cho TQ.

Ngoài ra cần thắt chặt liên hệ ngoại giao và thương mại với Hoa kỳ, sẵn sàng cho các chuỗi cung ứng mới , như các sản phẩm thiết yếu chống dịch cho Mỹ, địa hạt VN tương đối có uy tín, và trong bối cảnh nạn dịch sẽ tiếp diễn ở Mỹ sang cả năm 2021.

Nghiên cứu cho thấy có 6 loại bệnh Kung Flu





Quán bar, vũ trường ở Sài Gòn trước giờ đóng cửa lần hai





Cảnh sát biển Đài Loan bắt giữ tàu của Tàu Cộng trộm cát





Khánh Ly hát Bên Kỷ Niệm, nhạc Trầm Tử Thiêng phổ thơ Hoàng Trúc Ly





Vừa Hán hóa vừa thực dân, "giấc mộng Tàu Cộng" sẽ chỉ là giấc mộng?





Hồng Kông, Hoa Vi, Biển Đông, Lãnh sự : Mỹ-Tàu đọ sức





Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

"Tàn Dư Mỹ Ngụy"







Ông Có Biết Nhà Thờ Thánh Joseph Ở Đâu Không? - Tác giả Hoàng Chính





Twitter hack: Bognor Regis man one of three charged

A man living in Bognor Regis - on the UK south coast - is one of three individuals charged over a major Twitter hack, according to the US Department of Justice.

Californian authorities filed felony charges against Mason Sheppard, 19.

The UK's National Crime Agency (NCA) confirmed it had searched a property in Bognor Regis with police on Friday.

A teenager in Tampa and Nima Fazeli, 22, of Orlando, were also charged in Florida.

US Attorney David L Anderson said the arrests proved "nefarious hacking... for fun or profit" did not pay off.

Twitter accounts of multiple high-profile US figures were hijacked in an apparent Bitcoin scam on 15 July.

They included former President Barack Obama, Amazon boss Jeff Bezos, entrepreneur Elon Musk, Microsoft founder Bill Gates, Democratic presidential hopeful Joe Biden and reality star Kim Kardashian West, who all falsely tweeted out requests for Bitcoin donations.

In his statement, US Attorney Anderson said: "There is a false belief within the criminal hacker community that attacks like the Twitter hack can be perpetrated anonymously and without consequence."

He added: "Criminal conduct over the Internet may feel stealthy to the people who perpetrate it, but there is nothing stealthy about it. In particular, I want to say to would-be offenders, break the law, and we will find you."

In Florida, Hillsborough State Attorney Andrew Warren filed 30 felony charges against the teenager, 17, who cannot be named, for "scamming people across America".

The charges include organised fraud and fraudulent use of personal information.

"As a crypto-currency, Bitcoin is difficult to track and recover if stolen in a scam," Mr Warren said.

"These crimes were perpetrated using the names of famous people and celebrities, but they're not the primary victims here. This 'Bit-Con' was designed to steal money from regular Americans from all over the country, including here in Florida.

"This massive fraud was orchestrated right here in our backyard, and we will not stand for that."

The charges against the teenager include 17 counts of communication fraud, 10 counts of fraudulent use of personal information, one count of fraudulent use of personal information with over $100,000 (£76,340) or 30 or more victims, one count of organised fraud and one count of access to computers or electronic devices without authority.

"He's a 17 year-old kid who apparently just graduated high school," said State Attorney Warren. "But no make no mistake, this was not an ordinary 17-year-old. This was a highly sophisticated attack on a magnitude not seen before."

He added that the investigation to "discover the perpetrator" was a collaboration between the Florida Department of Law enforcement, the US Attorney's Office for the Northern District of California, the FBI, the IRS, and the Secret Service.

The teenager lives in Tampa, Florida and so will be prosecuted by Hillsborough State authorities.

Twitter said in a statement: "We appreciate the swift actions of law enforcement in this investigation and will continue to cooperate as the case progresses.

"For our part, we are focused on being transparent and providing updates regularly."

After the hack, Twitter said the hackers had targeted its employees "with access to internal systems and tools".

It added that "significant steps" had been taken to limit access to such internal systems and tools while the company's investigation continued.

According to BBC cyber-security reporter Joe Tidy, the consensus in the information security community is that Twitter's employees were likely duped by a spear-phishing attack via a phone call.

This involves using friendly persuasion and trickery to get victims to hand over crucial information that enables hackers to infiltrate a company's systems.

Việt Nam: Kung Flu tái bùng phát có thể nghiêm trọng hơn đợt đầu?





Kung Flu và thị trường béo bở của hộ chiếu trốn dịch





Khủng hoảng y tế tác động mạnh trên cuộc bầu cử Mỹ





Tầm nhìn "China 2025" hay bản chỉ dẫn đánh cắp công nghệ ?





Lục đục trong quan hệ Nga-Tàu





Mỹ đẩy mạnh cuộc săn lùng gián điệp Tàu Cộng





Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

Điệp Viên Giỏi Nhất Của VNCH, Võ văn Ba

   








Sinh viên tính đến Mỹ học online: ‘Ở nhà học là hơn’

Những sinh viên Việt Nam nào sắp sửa đến Mỹ để bắt đầu năm học mới vào mùa thu này mà trường họ đăng ký đã chuyển hoàn toàn qua dạy trực tuyến vì COVID thì ‘nên ở lại trong nước để học’ vì Mỹ sẽ không cho vào, một vị giáo sư gốc Việt đưa ra lời khuyên.

Theo quy định mới của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) được làm rõ hôm 24/7 thì các sinh viên quốc tế mới được các trường Mỹ nhận vào sẽ không được cấp thị thực đến Mỹ trong học kỳ thu tới đây nếu các trường đó dạy hoàn toàn qua mạng.

Sinh viên ‘mới’ là những ai được nhận vào các trường ở Mỹ sau ngày 9/3. Còn những sinh viên nào đã được nhận vào học trước thời hạn đó, nhưng đã rời khỏi nước Mỹ, thì nay vẫn có thể được cấp visa nhập cảnh lại cho dù trường họ dạy 100% online.

Theo bản ghi nhớ của ICE thì nếu trường nào ở Mỹ chuyển sang chương trình hỗn hợp – tức là vừa dạy trực tuyến vừa có lớp trực tiếp – thì thị thực cho các sinh viên quốc tế đến Mỹ nhập học ‘tùy thuộc vào sự phê chuẩn của Bộ Ngoại giao’.

‘Qua sau cũng không muộn’

Trao đổi với VOA, Giáo sư-Tiến sĩ Charles Cường Nguyễn thuộc Đại học Công giáo Hoa Kỳ ở thủ đô Washington D.C. khuyên các sinh viên Việt Nam được nhận vào trường ở Mỹ sau ngày 9/3 mà trường chỉ dạy online thì ‘nên ở lại trong nước học online’.

“Đợi đến học kỳ xuân năm sau, khi tình hình dịch bệnh đã ổn định rồi, các trường đại học thay đổi cách dạy và học thì lúc đó từ Việt Nam qua Mỹ học sẽ chưa muộn,” ông nói.

“Giả dụ bây giờ thay vì đến trường để học 5 lớp nhưng mà 5 lớp đó đều học trực tuyến hết thì mình cứ ở Việt Nam lấy lớp và thông báo cho trường là mình vẫn tiếp tục học chương trình,” Giáo sư Cường hướng dẫn.

Riêng đối với các ngành kỹ thuật và công nghệ mà sinh viên phải sử dụng các phòng thí nghiệm, Tiến sĩ Cường thừa nhận sẽ là bất lợi cho các sinh viên học qua mạng. Tuy nhiên, ông cho rằng chương trình học kéo dài đến 4 năm nên việc thực tập trong phòng thực nghiệm trong năm đầu có thể dồn sang những năm sau. “Khi dịch bệnh đã ổn rồi thì sinh viên sang học, lúc đó vào phòng thí nghiệm bù cũng được,” ông nói.

“Cái lợi là sinh viên ở nhà đỡ được tiền đi qua đây học, tiền ở ký túc xá và tiền ăn nữa,” nguyên Hiệu trưởng Trường Kỹ sư, Đại học Công giáo Hoa Kỳ, cho biết thêm.

Ông nói các tân sinh viên không phải lo vì không được tham dự các buổi ‘định hướng’ (orientation) khi khai giảng vì các trường sẽ tổ chức các buổi định hướng thực tế ảo (virtual) để sinh viên có thể được hướng dẫn từ Việt Nam.

Theo lời ông thì trước tình hình mới, các trường đại học ở Mỹ đang thiết lập các nền tảng ‘thực tế ảo’ vốn cho phép các sinh viên học qua mạng ‘nhưng cảm thấy như là đang ở trong lớp học’.

Về các buổi thảo luận nhóm hay thuyết trình, ông cho biết các nền tảng như Zoom có thể tạo ra trải nghiệm thảo luận ‘thấy mặt tất cả bạn bè và giáo sư’.

Còn nếu sinh viên lo ngại rằng học trực tuyến thì kết quả học tập không được tốt, vị giáo sư này cho biết bên cạnh chấm điểm theo chữ cái, các trường đại học Mỹ còn cho phép sinh viên chọn hình thức đậu/rớt (pass/fail). Chọn hình thức này, sinh viên kết thúc môn học không thể hiện điểm. Do đó, nếu đậu mà điểm xấu thì điểm xấu này cũng không bị ghi vào điểm trung bình chung của sinh viên (GPA). Còn nếu rớt thì sinh viên có thể học lại môn đó.

“Các sinh viên Việt Nam cứ học online như vậy nếu cuối cùng cảm thấy không học nổi thì có thể xin hình thức pass/fail,” ông nói.

‘Quy định công bằng’

Về khả năng tới học kỳ mùa xuân các trường vẫn duy trì online toàn phần, Giáo sư Cường thừa nhận rằng ‘các trường không thể nào ổn định được cho đến khi nào có vaccine’.

“Trong mấy tháng tới thì các trường đại học sẽ quyết định cách đối phó với dịch bệnh, chẳng hạn trường của chúng tôi đã cho sinh viên mùa thu tới trở lại học bằng hình thức hỗn hợp giữa trực tiếp và trực tuyến. Nếu thành công thì sẽ tiếp tục, còn nếu dịch bệnh hoành hành trở lại thì chắc chắn sẽ học online hết,” ông cho biết.

Một số sinh viên băn khoăn liệu việc học trực tuyến có đáng số tiền họ đã bỏ ra để được tới lớp tiếp thu kiến thức hay không. Giáo sư Cường cho biết hiện giờ một số đại học đã ‘có chương trình giúp đỡ để giảm bớt học phí cho sinh viên’.

Ông cũng khuyên các sinh viên Việt Nam đừng chỉ vì học trực tuyến ở Việt Nam một hay vài học kỳ mà bỏ luôn việc học ở Mỹ.

“Mục đích đi học ở Mỹ là cuối cùng ra cái bằng của trường đại học nào đó, nếu bị khó khăn ngay ban đầu chỉ khoảng 1 năm hay 1 năm rưỡi thôi mà bỏ thì coi như bỏ mất dịp được học vào một trường tốt ở Mỹ, sẽ uổng đi,” ông nói.

Vẫn theo lời vị giáo sư lâu năm của Đại học Công giáo Hoa Kỳ, sinh viên có thể ‘chọn nhảy qua trường khác (có lớp học trực tiếp) hay học trước ở Việt Nam rồi chuyển tiếp sang chương trình Mỹ. “Nhưng đã quyết định chọn trường để có được tấm bằng của trường đó, thì mình nên kiên nhẫn,” ông khuyên.

Với tư cách là giáo sư đại học, ông Charles Cường Nguyễn cho rằng quyết định của ICE ‘là công bằng’ trong tình hình dịch bệnh virus corona.

“Chính quyền Mỹ chỉ muốn bảo vệ người dân Mỹ và giảm bớt người nước ngoài có thể mang bệnh tật vào,” ông nói.

“Sẽ là bất công nếu buộc các sinh viên đã ở Mỹ rồi phải về nước vì học hoàn toàn online, vì họ về nước không được mà ở lại Mỹ cũng bị trục xuất,” ông đề cập đến quyết định gây tranh cãi trước đây mà ICE đã rút lại.

“Nhưng đối với những sinh viên chưa tới Mỹ thì chính phủ Mỹ thừa sức biết rằng nếu các chương trình online đã được thiết lập rồi thì bất cứ ở đâu các sinh viên cũng không bị thiệt hại gì,” ông giải thích và cho biết ‘không có lý do gì các trường đại học chống lại quyết định này của chính phủ’.

Theo thống kê của Chronicle of Higher Education qua theo dõi kế hoạch học kỳ mùa thu của hơn 1.250 trường đại học ở Mỹ thì có 12% trường chuyển sang dạy online hoàn toàn, 34% đưa ra chương trình hỗn hợp và phân nửa sẽ mở lớp lại bình thường.

Đại học danh giá Harvard của Mỹ đã gửi email cho sinh viên thông báo rằng sinh viên quốc tế sẽ không được phép đến trường vào học kỳ mùa thu vì các lớp học sẽ hoàn toàn qua mạng. Sinh viên có thể chọn học online hay hoãn việc học lại.

Vòng đeo tay giúp người đeo ‘nghe’ nhạc qua da





Vì sao Việt Nam vẫn phải tiếp tục "đi dây" giữa Trung Quốc và Mỹ - Tác giả Thiện Ý

Tin giới truyền thông trên mạng mới đây cho hay ngày 13-7-2020, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã ra tuyên bố lần đầu tiên bác bỏ mạnh mẽ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực giàu tài nguyên trên Biển Đông. Đồng thời công khai bênh vực các nước nhỏ yếu trong vùng đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo tại Biển Đông. Trong đó có Việt Nam được quan tâm hàng đầu, với những động thái mang ý nghĩa như ngầm cam kết, rằng Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng can thiệp nếu Trung Quốc có hành động quân sự bắt nạt Việt Nam và các nước khác trong vùng.

Trước biến cố này, nhiều người cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần chấm dứt đối sách ‘đi dây’ giữa Trung Quốc và Hòa Kỳ. Nhưng nhiều người khác, trong đó có chúng tôi, thì nghĩ rằng Việt Nam vẫn phải tiếp tục ‘đi dây’ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Vì sao?

Vì các động thái mới nhất của Hoa Kỳ (1) lợi bất cập hại đối với Việt Nam.

(2) không thay đổi bối cảnh chung đã buộc Việt Nam phải ‘đi dây’,

(3) tiếp tục‘đi dây’ là sự lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam.

Đó là các đề mục chính cho bài viết này. Nhưng trước hết cần đề cập đến:

I - Những động thái mới đây nhất của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc là gì?

Hành động đầu tiên là ngày 13-7- 2020 Bộ ngoại giao Hoa Kỳ ra tuyên bố bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực giàu tài nguyên trên Biển Đông. Tiếp theo sau là tiếng nói của các viên chức lãnh đạo cấp cao ngành ngoại giao, quốc phòng của Hoa Kỳ. Tất cả đều có chung một mục tiêu là:

1 - Căn cứ trên luật pháp quốc tế, cụ thể là

2 - Căn cứ trên hành động thực tế, Trung Quốc bao lâu này không ngừng ỷ mạnh hiếp yếu

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo qua tuyên bố ngày13/7 được xem là mạnh mẽ nhất của Mỹ từ trước đến nay, đã nhắc lại “

Ông Stilwell, trợ lý ngoại trưởng đặc trách về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, hôm 14/7 nhấn mạnh lại tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo về việc Mỹ bác bỏ bất cứ tuyên bố chủ quyền nào của Trung Quốc đối với vùng lãnh hải bên ngoài phạm vi 12 hải lý của nước này. Vì Bắc Kinh đã 

Trong khi Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Kritenbrink trong một bài viết đăng trên báo Thanh Niên điện tử hôm 20/7 thì đã bày tỏ quan điểm rằng, những tuyên bố về chính sách của Washington vừa qua thể hiện rõ hơn cam kết của Mỹ về duy trì thượng tôn pháp luật ở Biển Đông, và Washington sát cánh với Hà Nội để bảo vệ quyền chủ quyền và lợi ích của Việt Nam nhất quán với luật pháp quốc tế, cũng như để bác bỏ tư duy ‘

Tựu chung có sự khác biệt trong động thái mới nhất này, là lâu nay Hoa Kỳ vẫn phản đối yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông và thường xuyên điều tàu chiến qua lại trên tuyến đường thủy chiến lược trị giá khoảng 3 nghìn tỷ đôla thương mại mỗi năm, với lý do là để thể hiện quyền tự do hàng hải. Tuy nhiên, trong tuyên bố hôm 13/7, lần đầu tiên Mỹ nói rõ các yêu sách của Trung Quốc là ‘bất hợp pháp’ và thể hiện sẽ hành động thực tế quyết đoán hơn có ý nghĩa như lời cam kết sẵn sàng có hành động bảo vệ các quốc gia nhỏ yếu trong vùng trước các hành động ỷ mạnh hiếp yếu của Trung Quốc.

II - Vì sao Việt Nam vẫn phải tiếp tục ‘đi dây’ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ?

Việt nam vẫn phải tiếp tục đối sách ‘di dây’ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là vì các động thái mới nhất của Hoa Kỳ:

1 - Lợi bất cập hại đối với Việt Nam

Vì những động thái mới nhất của Hoa Kỳ căn bản là vì lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của Hoa Kỳ trong quan hệ ngoại giao lúc lên lúc xuống giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.Đó là điều tất nhiên, vì lợi ích quốc gia luôn là nền tảng, cốt lõi và là mục tiêu tối hậu chính sách ngoại giao của bất cứ quốc gia nào. Lúc này quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể căng thẳng vì lợi ích nhất thời tranh cử; nhưng sau đó vì lợi ích lâu dài giữa hai nước Mỹ-Hoa, có thể chuyển biến theo một chiều hướng khác. Thành ra trước các động thái mạnh mẽ mới nhất của chính quyền Washington, phản ứng của Bắc Kinh có vẻ chừng mực, đấu dịu thể hiện qua các tuyên bố của người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc.

Theo Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói trong cuộc họp báo ngày 15/7 thì Trung Quốc

Ông Triệu Lập Kiên, người phát ngôn khác của Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì lên án nhẹ nhàng động thái của Hoa Kỳ, coi đây là một hành động vô trách nhiệm, có thể phá hoại hòa bình và tình trạng ổn định khu vực.

Trong khi trước sự kiện này, cái lợi của Việt Nam chỉ là tăng thêm thế lực giúp có những động thái mạnh mẽ hơn để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam (

Đúng như một số chuyên gia nhận định với VOA rằng Hà Nội khó có thể ở trong thế đối đầu với Bắc Kinh, dù rằng có vẻ như đang ‘ngả’ về phía Mỹ với tiếng nói mạnh mẽ hơn ủng hộ lập trường của Hoa Kỳ.

Với vai trò là chủ tịch ASEAN năm nay, Việt Nam vừa cho biết đã dẫn đầu các nước ASEAN lên tiếng

Thế nhưng cái ‘

Chẳng thế mà mới đây, tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc, trong bài viết phân tích về mối quan hệ Mỹ - Trung sau khi Hoa Kỳ đưa ra tuyên bố gọi yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông là ‘phi pháp’, đã tiếp tục đưa ra ‘cảnh báo’ Hà Nội về việc ‘chọn phe’ nhằm chống lại Bắc Kinh, rằng:

“Nếu sự can dự của Mỹ vào Biển Đông làm gia tăng căng thẳng khu vực hoặc phá vỡ cân bằng trong mối quan hệ giữa Trung Quốc, Việt Nam và Mỹ, thì sự phát triển của Việt Nam sẽ bị gián đoạn. Tổn thất của Việt Nam sẽ lớn hơn nhiều so với lợi ích nhận được’.

Thế nhưng đồng thời, trong cuộc hội đàm mới đây ở Bắc Kinh giữa hai Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc đã đưa đến một kết quả hữu nghị về kinh tế là một ngân hàng của Trung Quốc đã cho một ngân hàng Việt Nam vay một trăm triệu dollar để phát triển hoạt động. Sự thể này phải chăng cho thấy Trung Quốc cũng cần Việt Nam, vẫn muốn giữ chặt Việt Nam không ngả theo Hoa Kỳ, nên 

2 - Không thay đổi bối cảnh chung đã buộc Việt Nam phải ‘đi dây’

Bối cảnh chung đã buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải ‘đi dây’ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ bao lâu nay không có gì thay đổi; sau những động thái mới nhất của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.

Đó là bối cảnh bắt nguồn từ sự ràng buộc Việt Nam trong quá khứ chiến tranh xa gần đối với Trung Quốc khác với Hoa Kỳ.

(1) -

Do đó, trên thực tế, đối xử với cựu thù Hoa Kỳ trong chiến tranh phải có khác, để không phật ý và bị nghi ngờ về lòng trung thành cố hữu của Việt Nam với Trung Quốc. Chẳng thế mà, trước khi làm điều gì liên quan đến Hoa Kỳ, Hà Nội luôn tham khảo trước với Bắc kinh cách này cách khác. Tỷ dụ, trong các chuyến công du Hoa Kỳ của các lãnh đạo hàng đầu đảng và nhà nước CSVN trước đây, thường là họ phải ghé qua Bắc Kinh trước khi đến Washington.

Vì thế, trong quan hệ song phương với Trung Quốc

(2) - Đối với Hoa Kỳ, có khác với Trung Quôc, quá khứ từng là là cựu thù trong chiến tranh, đối tác làm ăn trong hiện tại, 

Vận mệnh tương lai đó là, sau khi Trung Quốc “

2 - Việt Nam vẫn tiếp tục đối sách ‘đi dây’ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ

Vì những động thái mới nhất của Hoa Kỳ với Trung Quốc dường như càng củng cố thêm tin tưởng của nhà cầm quyền Việt Nam, cần tiếp tục đối sách ‘đi dây’ là sự chọn lựa tốt hơn, so với từ bỏ đối sách này, ngả hẳn theo và trở thành đồng minh Hoa Kỳ trong liên minh các nước chống Trung Quốc.

Thật vậy, vì những động thái mới này vốn Hoa Kỳ đã từng làm trong quá khứ, chỉ khác mức độ và cường độ mạnh hơn với hệ quả cao hơn trong quan hệ Mỹ-Hoa. 

- ‘

Nhưng mặt khác trên thực tế trong quan hệ song phương Việt Nam, bên ngoài vẫn chẳng đặng đừng phải thực hiện “

- Đối sách ‘lá mặt lá trái’ của Trung Quốc 

III - Thay lời kết

Chúng tôi dẫn lời nhận xét của tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, nói với VOA: về các quan điểm do các nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ đưa ra gần đây, rằng:

"

Giá trị của Chỉ số S&P 500, nhìn từ Âu Châu





Liệt Sĩ Là Liệt Sĩ Nào - Tác giả Ls Đặng Đình Mạnh






Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, để bảo vệ nền độc lập nước nhà và mở mang bờ cõi được như ngày nay, thì đã có biết bao nhiêu thế hệ người Việt phải bỏ mạng ngoài sa trường.

Liệt sĩ, Tử sĩ, Chiến sĩ trận vong, Vị quốc vong thân, Anh hùng vô danh … đều là những danh từ để chỉ về họ, những người đã hy sinh tính mệnh của mình vì xứ sở. Tên tuổi của họ không được lưu truyền trong sử sách, hầu như người đời sau chỉ nhớ đến các chủ soái của họ như Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ … Thế nhưng, không có sự hy sinh của họ, thì những vị chủ soái họ đã không thể làm nên những chiến công hiển hách tại sông Như Nguyệt, tại Bạch Đằng Giang, tại Chi Lăng, tại Đống Đa … Nhưng vĩnh viễn, họ chỉ là những anh hùng vô danh. Đúng nghĩa “nhất tướng công thành vạn cốt khô”.

Ngày nay, đi suốt từ bắc chí nam, ở mỗi địa phương, chúng ta lại thấy những cột đài bê tông cao nghễu nghệu, đường nét kiến trúc xa lạ, trên đó khắc ghi dòng chữ “Tổ quốc ghi công”. Đây là những công trình được chế độ đương thời xây dựng để ghi nhớ công ơn những người đã ngã mình hy sinh cho chế độ.

Hàng năm, vào ngày 27/07, ngày được đặt định là “Ngày thương binh liệt sĩ”. Trong ngày này, chế độ cho tiến hành các hoạt động kỷ niệm như thăm các gia đình thương binh, liệt sĩ; Viếng, dâng dương tại các nghĩa trang, tượng đài liệt sĩ và tổ chức nhiều chương trình văn nghệ kỷ niệm…

Việc chế độ ghi công như thế đối với những người hy sinh vì chế độ là nghĩa cử tốt đẹp … Cho dù, ngày nay đã có ý kiến cho rằng chỉ những binh sĩ hy sinh trong cuộc chiến vì nền độc lập của xứ sở, quyền lợi của dân tộc mới là liệt sĩ mà thôi ! Thế nên, điều đó vô hình chung đã loại những binh sĩ hy sinh trong cuộc chiến vì mục đích ý thức hệ hoặc mục đích khác, không phải vì nền độc lập của xứ sở, hay quyền lợi của dân tộc, thể theo đó, danh từ liệt sĩ đối với họ chỉ còn là sự thậm xưng mà thôi !

Chỉ có điều, những người được “Tổ quốc ghi công” bởi chế độ đương thời chưa bao giờ bao gồm những anh hùng vô danh của các triều đại quân chủ hay chính quyền trước đó, cho dù sự hy sinh của họ có khác nhau về thời điểm, nhưng vẫn chỉ cùng một mục đích vì nền độc lập của xứ sở, hay quyền lợi của dân tộc !?

Vào trung tuần tháng 01/2014, nhân kỷ niệm 40 năm tròn xảy ra sự kiện Trung Quốc đưa quân xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974, thì công chúng đã công khai nhắc đến 74 tử sĩ vốn là binh sĩ thuộc chính quyền Sài Gòn cũ đã bỏ mình trong trận chiến năm đó. Họ là những liệt sĩ, dĩ nhiên, vì sự hy sinh của họ là vì mục đích bảo vệ từng tấc đất, biển đảo cha ông để lại, nhưng họ không phải là những liệt sĩ được “Tổ quốc ghi công” ở bất kỳ đài tưởng niệm nào đang tồn tại suốt từ bắc chí nam, trên xứ sở mà họ đã bỏ mình gìn giữ !

Cũng tương tự như thế với những chiến sĩ đã phải bỏ mình trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược vào năm 1979 ở phía bắc tổ quốc.

Đó là sự bất công, thiếu sót ... thì dù vô tình hay hữu ý đều là sự không nên có ! Sự bất công với người sống thì quen thấy, vì đa phần người sống đang hụp lặn trong sự sợ hãi chung thân, nhưng sự bất công với người hy sinh nay đã hòa thành hồn thiêng sông núi, ắt phải thấy ngại ngùng ? Hay vô thần thì có thể tự tin để nghiến răng, giẫm đạp lên lịch sử, lên hồn thiêng sông núi mà đi?

Ở đâu đó có sự bất công, vị kỷ, nhưng lòng dân thì không bất công, thiếu sót bao giờ. Sau hơn 46 năm không được chính thức ghi công, vinh danh ... kể cả trong ngày 27/07 hàng năm, ngày được mệnh danh là “Ngày thương binh liệt sĩ”. Chẳng sao cả, sự hy sinh của 74 tử sĩ Hoàng Sa và hàng triệu triệu những anh hùng vô danh khác của nước Việt qua bao thời đại vẫn được nhắc nhớ vẹn nguyên trong con tim, khối óc của mỗi con dân Việt yêu nước trong suốt 365 ngày trong năm đến muôn đời sau.

Lịch sử được viết bởi những người chiến thắng, cho nên, hãy cứ chờ cho đến khi men say chiến thắng đã giã, đối diện trước sự thật trần trụi, những sử gia không còn bị lệ thuộc vào những hạn chế, định kiến làm lu mờ lý trí, thì lịch sử sẽ được viết lại một cách công bằng, để biết ai Hữu Cầu ? Ai Đình Trọng ? Khi ấy, ta có thể tin rằng sẽ có những tượng đài “Tổ quốc ghi công” chung cho tất cả các liệt sĩ suốt từ trong lịch sử hồng hoang dân tộc cho đến nay, kể cả cờ ngũ sắc, cờ vàng hay cờ đỏ ... hết thảy họ đã bỏ mình vì nền độc lập dân tộc, vì quê hương, xứ sở thương yêu này.

Sẽ có một ngày như vậy …

Bộ Tài chính Mỹ: Hà Nội đã trả hết nợ từ thời VNCH





Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

Andrea Bocelli - Live at Teatro del Silenzio 2020





Về một bức hình phản đối chính quyền của thành phần thứ ba dưới thời đệ nhị VNCH



Một số dân biểu thiên tả ngồi biểu tỉnh, tuyệt thực trước Hạ Nghị Viện để chống Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 10/2/1975. Những dân biểu thân cộng này đốt hình TT Thiệu, và đưa ra biểu ngữ: "Thiệu phải từ chức. Còn Thiệu là còn chiến tranh, nghèo đói". VNCH là một thể chế dân chủ và tự do, không ai đàn áp các ông bà này.

Cuối cùng thì mong ước của nhóm dân biểu "Ăn cơm Quốc Gia, thờ ma cộng sản" đã được toại nguyện. TT Thiệu phải từ chức và lưu vong, nhưng cả miền Nam bị cộng sản cưỡng chiếm, hàng triệu người phải bỏ mạng trên đường vượt biên... Còn mấy ông bà dân biểu này tưởng đâu được cộng sản chiếu cố, nhưng ngờ đâu cả nhóm cũng bị bắt đi tù cải tạo, bị cướp nhà, bị bắt đi kinh tế mới, ai may mắn lắm thì được cộng sản cho phép đi đạp xích lô.

Đặc điểm chung của các Việt Kiều thất bại - Tác giả Eugene Nguyễn


1. Qua Mỹ tầm 10-15 năm, đa số học hết 12 năm dưới mái trường XHCN nên qua đây thấy cờ vàng 3 sọc đỏ, thấy những gì liên quan đến VNCH thì cay cú - tức tối lắm, nghe ai chửi cộng sản thì cảm giác nhột và khó chịu lắm như thể mình đang bị chửi.

2. Dốt tiếng Anh, đôi khi không đánh vần hay phát âm được bang mình đang ở, không biết thủ phủ của Bang mình là thành phố nào, thậm chí có thằng chỉ biết đường từ nhà tới chỗ làm - Tới chợ thực phẩm Việt Nam.

3. Dốt luật lệ nên hay làm bừa làm ẩu, đi bừa, đi ẩu rồi bị phạt. Hồ sơ, giấy tờ không biết đọc lại giấu dốt nên lắm khi gặp rắc rối với pháp luật, có khi bị người ta lừa => Về Việt Nam than Mỹ khó sống.

4. Dốt văn hoá hay chen lấn, đứng chắn của thang máy, giành chỗ parking, không giữ cửa cho người vô sau, không cám ơn khi có người giữ cửa dùm mình nên bị người bản xứ họ khinh, họ liếc => về Việt Nam than ở Mỹ bị kì thị, tự ti vì bị người ta coi là Mỹ vàng - Mỹ da màu.

5. Tối ngày cắm đầu đi làm 10-12 tiếng, được bao nhiêu gởi về Việt Nam - ăn không dám ăn, mặc không dám mặc => ở Mỹ khổ lắm, đi cày bục mặt chứ đâu được thảnh thơi như ở Việt Nam.

6. Qua tới Mỹ không lo học tiếng Anh, học văn hoá cứ vội vội vàng vàng đi kiếm tiền => cảm gíac lạc lõng, hình như mình ko thuộc về nơi này, chỉ biết tiền bạc - vật chất.

7. Làm có tiền thì mua tầm bậy tầm bạ, đồ hiệu-iPhone - xe mắc tiền thay vì đầu tư cho việc học hành, khởi nghiệp, mua nhà cửa lo cho tương lai của bản thân và gia đình => Về Việt Nam than Mỹ khổ lắm, làm bao nhiêu trả bill hết chứ đâu có dư.

8. Lúc nào cũng đòi ăn đồ Việt Nam canh chua cá kho tộ, không chịu tập ăn đồ Mỹ-Mễ-Trung Đông-Hàn-Nhật-Ý => Về Việt Nam than ở Mỹ ăn uống khổ lắm, nhiều khi thèm tô phở ko có ăn

9. Không tìm cho mình 1 thú vui, đam mê lành mạnh tối ngày NHẬU-NHẬU-NHẬU nên tiền bia, tiền rượu, tiền mồi mỗi tuần cả trăm $ => Than tiếp là ở Mỹ làm hoài không dư.

10. Không giao lưu kết bạn với người bản xứ hay người Việt Nam đàng hoàng, cứ quanh quẩn mấy thằng bạn nhậu ất ơ, nhậu sau rồi rượu vào lời ra, rồi cãi nhau, thù ghét nhau, đâm chọt, phá hoại sau lưng lẫn nhau => Về Việt Nam than ở Mỹ tụi Việt Kiều chơi dơ lắm, không đoàn kết tình cảm như ở Việt Nam, toàn chơi xấu nhau.

11. Không chịu nhìn nhận thực tại là mình đang bắt đầu cuộc sống mới, cứ sống mãi cái vinh quang cũ thời còn ở Việt Nam, đi đâu cũng khoe tôi là ông này - bà kia ở Việt Nam, khoe nhiều người ghét người ta né, không thèm nói chuyện => Về Việt Nam than tụi Việt Kiều bên này chảnh chó, kì thị người mới qua lắm.

12. Sống ở Mỹ mà hồn thì cứ ở mấy quán nhậu, tiệm massage ở Việt Nam, cày cả năm rồi đem về nước xài bạt mạng trong 1-2 tháng xong qua cày tiếp => Nhiều ông sau 10 năm vẫn ở nhà thuê, đi xe cũ, tương lai mịt mù.

13. Năm nào cũng chỉ biết về Việt Nam chứ không thèm khám phá nước Mỹ rộng lớn, không thèm sử dụng cái quyền đi lại tự do tới cả trăm quốc gia khác nhau của cuốn hộ chiếu Mỹ => Kiến thức hạn hẹp chỉ biết mỗi Việt Nam và mơ hồ về nơi mình đang sống ở Mỹ.

14. Không trau dồi kiến thức về lịch sử, văn hoá đặc biệt là sợ nói chuyện chính trị, nghe ai nói chuyện chính trị là bàn ra, đâm bang kiểu: “Thôi lo làm kiếm tiền đi, chính trị để nhà nước nó lo” xong bị ngta cho ra rìa trong các cuộc nói chuyện => Tụi Việt Kiều ở lâu bên này sống chó lắm, toàn canh lúc ko có mặt mình mới nói chuyện, chắc tụi nó nói xấu người mới qua như mình đây mà.

15. Trâu già mà khoái gặm cỏ non, U40-U50 mà cứ mơ mộng gái 20, chân dài + eo thon, còn trinh, làm được bao nhiêu đem về Việt Nam nuôi gái, lãnh qua bị nó bỏ trong khi phụ nữ bên này độc thân hay single mom có mà đầy => Tiếp tục than ở Mỹ khổ lắm, cô đơn lắm, làm gì có tình yêu.

16. Tin tức ở Mỹ thì không coi, không cập nhật tối ngày cắm mặt vô ba cái hài nhảm - ba cái Youtuber bẩn chuyên than thân trách phận - bôi nhọ cuộc sống & cộng đồng Việt Nam ở Mỹ như Steven Tran, Dương Trung Hiếu, Thắng Trương, Phố Bolsa, Gregory Hùng Trần để tìm sự đồng cảm.

17. Quan trọng nhất là đéo thằng nào con nào chịu về, lấy lý do vì cuộc sống vì miếng cơm manh áo nên phải bám trụ ở cái xứ Mỹ địa ngục tư bẩn thúi nát này chịu khổ.

Đà Nẵng có “vỡ trận” với đợt dịch COVID-19 mới?





Việt Nam liên tục phát hiện người Trung Cộng nhập cảnh trái phép





Hà Nội, TPHCM - nguy cơ cao lây nhiễm covid-19 từ Đà Nẵng





Chuyên gia Mỹ: Các bước cần làm để chống Tàu Cộng bắt nạt nước khác trên Biển Đông





Việt Nam : Một ổ đại dịch khác trong tương lai ?





Tỉ phú Hồng Kông duy nhất dám đương đầu với Tàu Cộng





Đất hiếm, điểm yếu của Mỹ trong cuộc đọ sức với Tàu Cộng





Truyền hình Tàu Cộng gian lận số người hâm mộ?





Nhượng bộ Tàu Cộng trên Biển Đông, Việt Nam không hẳn là thua(!?)





Saxophone Thanh Lâm và những tình khúc tuyệt vời





Nhà văn Vũ Thư Hiên kể lại chuyện bị hỏi cung trong tù





Liệu có xảy ra chiến tranh lạnh Mỹ - Trung?





Làng Cô Nhi Long Thành - Tác giả Lê anh Kiệt



Làng Cô Nhi Long Thành đã có một lịch sử mà hầu hết chúng tôi đều biết đến.  Từ 1968 đến 1971, một tên Việt Cộng tên là Tư Sự núp dưới lốt áo tăng lữ Phật Giáo đã sáng lập và điều hành cái gọi là “Làng Cô Nhi”.  Hắn ta dùng cô nhi để quyên tiền cho VC.  Hắn cùng đồng bọn chứa vũ khí để chống lại bất cứ ai có ý định xâm nhập vào làng.  Trong giai đoạn này, chính quyền Nam Việt Nam đã rất khó khăn để giải quyết tình hình.  Nếu tấn công vào “Làng” thì có nghĩa là chính quyền đã tấn công trẻ con.  Nếu không thì càng lúc càng nguy hiểm cho chính quyền.

Có một lần tôi đã đến Làng Cô Nhi dưới danh nghĩa của phóng viên cho nhật báo “The Saigon Post”.  Trẻ con đầu trọc chân đất phải làm việc trên cánh đồng dưới nắng nóng của mặt trời, và chúng chỉ được ăn chay vào mỗi bửa ăn trưa theo như quy định của tăng lữ Phật Giáo.  Cùng đi với chúng tôi còn có nhóm người trong “thành phần thứ ba”.  Tôi đã rất bực tức khi nhìn thấy trẻ con phải đứng dưới trời nắng nóng để đón chào những kẻ mang danh nghĩa “lãnh tụ” của cái gọi là “Lực Lượng Thứ Ba” này!  Chúng dùng trẻ mồ côi để thu thập tiền bạc từ nhiều nguồn cung cấp mà nhất là từ những hội từ thiện Mỹ, và trẻ con lại là cái lá chắn cho chúng nữa. 

Sau đó, chính quyền Sài Gòn đã phải dùng quân đội và cảnh sát để tấn công vào chiếm lấy Làng, giải cứu trẻ em; “Làng Cô Nhi” đã trở thành trại cho “Nạn Nhân chiến cuộc Bình Long”.  Một lần nữa tôi đã có dịp đến đây để trao quà cho các nạn nhân chiến cuộc dưới danh nghĩa của “Đoàn Sinh Viên Khoa Học Cứu trợ Đồng bào chiến nạn”.  Tổ chức này chính là tiền thân của Ban Đại Diện Sinh Viên Khoa Học mà tôi đã thành lập đầu tiên ở trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn.

Cố hương nơi nào - Tác giả Tim Nguyễn


Cố hương. Mình biết tới cố hương trước hết qua văn chương. Thuở ấy hãy còn là cậu thiếu niên, sống ở xóm Vương Phủ, do một cơ duyên được đọc truyện Cố Hương của Lỗ Tấn. Ðọc mà lòng xiết bao xúc động. Cố Hương là một truyện ngắn tuyệt hay. Nó man mác một tình yêu quê hương sâu lắng. Nó ghi lại một cách chân thực, cảm động ký ức tuổi thơ. Nó phản ánh số phận những con người trên mảnh đất quê ấy với bao nỗi buồn thương và hy vọng. Các nhân vật như tôi, mẹ tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, Thủy Sinh, chị Hai Dương – là những con người nơi đó, gợi ra bao nỗi buồn vui về nơi chôn nhau cắt rốn sâu nặng nghĩa tình. Tác giả xúc động nói đến ký ức tuổi thơ khoảng chừng 30 năm về trước. Một tình bạn đẹp tuổi thơ độ lên mười với Nhuận Thổ – con trai của một người làm thuê cho gia đình. Nhờ Nhuận Thổ mà tôi (tác giả) được biết bao chuyện kỳ lạ: cách bẫy chim trên tuyết, con “tra”  lông da trơn như mỡ biết ăn dưa; bên bờ biển quê hương có nhiều vỏ sò đẹp và lạ: sò “mặt quỷ” và sò “tay Phật”. Nhờ Nhuận Thổ mà tác giả cảm nhận được vẻ đẹp quê hương, với bao cảnh tượng thần tiên: “Một vầng trăng tròn vàng thắm treo lơ lửng trên nền trời xanh đậm, dưới là một bãi cát bên bờ biển, trồng toàn dưa hấu, bát ngát một màu xanh rờn”. Quê hương trong ký ức bao giờ cũng cảm động. Lỗ Tấn đã nói về hình ảnh quê hương trong hiện tại và trong quá khứ, lúc ở trên đường trở về, lúc gặp lại bạn cũ, người xưa. Có niềm vui nỗi buồn, 30 năm đã trôi qua, nhưng không bao giờ có thể quên được quê hương và tuổi nhỏ.

Với Nguyễn cũng có những nét tương đồng. Nơi xóm xưa đó, vẫn còn sương muộn với đèn khuya, bóng mẹ bóng cha, và bạn bè. Nhưng chỉ là những chiếc bóng.

Vậy thì cố hương vậy. Mình xa nó đã ngoài 25 năm. Bây giờ nhìn lại, ôi, đã nghìn trùng xa cách.

Cố hương. Thì đúng rồi. Nhưng nó còn không và ở đâu? Bao giờ thì mình về lại. Bao nhiêu câu hỏi dồn dập khiến lòng nhức nhối.

Thì vẫn còn đó. Trước hết là trong tâm tưởng của mình. Như đã nói, với ai không biết, nhưng với Nguyễn khi nghĩ về cố hương liền thấy hiện lên qua màn sương mờ ảo một xóm nhỏ bên bờ sông Hương nơi có cây bàng Vương Phủ, những hàng sầu đông và cô bé mắt đen cùng lũ bạn chơi đùa nghịch ngợm. Và cây cầu bắc ngang sông, dòng sông như thanh kiếm dựng giữa trời (Cao Bá Quát). Và ngôi trường ngói đỏ với những hàng phượng và những mái đầu xanh bên sách vở văn chương, triết học. Cố hương… Ðó còn là Sài Gòn nữa, với những hàng me xanh, phố xá đông vui, những cửa hàng lộng lẫy, tiệm sách, quán cà phê và phòng trà ca nhạc đêm đêm vọng tiếng kèn thê thiết và giọng ca cùng mái tóc, đôi mắt sống qua thế kỷ. Ðó là thành phố sương mù Ðà Lạt với em và bầy chim én / vẫn bay trên phố xưa / những mái nâu cao thấp / quán sách. hương cà phê… và còn nhà thờ Con Gà trong tranh Ðinh Cường.

Cố hương. Hỡi ơi xa nó đã mấy chục năm, đâu còn như xưa nữa. Bạn bè viết thư nói, không còn gì. Tất cả hầu như đã bị xóa sạch. Cả Ðinh Cường và Trần Vàng Sao lúc sinh thời đều nói thế. Và Nguyễn Xuân Hoàng khi còn sống cách đây mươi mười lăm năm có về thăm cũng ghi nhận không còn như xưa nữa. Mà những đổi thay, hỗn độn xô bồ ấy, chỉ càng đầy túi quan tham. Vậy thì về làm gì nữa. Ðâu có thể nào tắm nước hai lần trên một con sông. Hơn nữa, bóng chúng hiện khắp mọi nơi, đè lên số phận từng người.

Cho nên với Nguyễn cũng như Tưởng Năng Tiến, dứt khoát là không về được cho dù đã đi qua hết các châu lục. Sự thật là thế. Mặc cho ông Trần Văn Thủy cố gắng dỗ dành trên trang sách Nếu Ði Hết Biển.

Ðạo diễn Trần Văn Thủy kể lại: Bà thím nhà quê của ông khi trả lời câu hỏi của đứa cháu ‘Ði hết làng ta thì đến làng nào hả thím?’ Bà trả lời rành rẽ hết làng này sẽ đến làng kia, hết làng kia sẽ gặp làng nọ. Ðến ngôi làng cuối cùng sẽ gặp biển. “Thế đi hết biển thì đến đâu hả thím?” Bà trả lời buồn bã “Ði hết biển đến đâu thì thím không biết…” Khi lớn lên đã đi nhiều nơi trên thế giới, qua nhiều xứ sở văn minh nhưng xa lạ, một ngày kia ông bỗng nhận ra câu trả lời “… Bây giờ cháu đã biết rồi thím ạ! nếu đi hết biển, qua các đại dương và các Châu lục, đi mãi, đi mãi thì cuối cùng lại trở về quê mình, về làng mình thím ạ!…”

Ðó là ông Trần Văn Thủy. Ông ta đi chơi, chu du thiên hạ, chứ không phải đi vì bắt buộc để tìm một cuộc sống khác, nên ông Thủy yên tâm trở về lại làng mình là phải.

Về chuyện đi hết đại dương và các châu lục để rồi về lại làng mình Nguyễn đã có ý kiến trả lời ông Trần Văn Thủy trong bài thơ Chào Boston Chào Anh Em Bạn Bè. Mới hôm nào đây:

này anh em. bạn bè

chúng ta đã đi hết biển

qua các đại dương. và châu lục

không về lại mái đình xưa

bá ngọ

thời của quỷ

ngói lở. cột xiêu. sen tàn. mùa hạ chết

để gặp nhau đây. điểm hẹn boston

con tàu mayflower. bắc qua thế kỷ. ký ức của tiếng sóng bờ xa

về phố biển. trời plymouth

 

vâng. tôi từ xứ bò. miền đồng cỏ

hái bông vô ưu. ngày nắng phai

chào boston. thế giới dường như rất nhỏ

xướng ca. ồn. quên lệ rơi

Bây giờ tới Thận Nhiên. Tâm cảm của Thận Nhiên rất gần với những câu thơ trên. Mở đầu bài tham luận, Thận Nhiên xác định ngay chỗ đứng của mình khi viết, “Tìm lại căn cước của mình, và dấu vết của lịch sử và quê hương, là ám ảnh khắc khoải của người di dân. Cuốn tiểu thuyết này là về một người trẻ tuổi, sanh ra và lớn lên ở Mỹ, muốn giải tỏa những ám ảnh đó.

“Tôi không có ý muốn tái tạo lại sự thật, thậm chí ngược lại vậy. Ðây là một tác phẩm hư cấu, gồm 15 chương; nếu tách riêng, mỗi chương có thể được đọc như một truyện ngắn, và tất cả được sắp đặt với ý đồ kết nối lại thành một tiểu thuyết. Cấu-trúc -tiểu-thuyết-có-thể-tách-rời-thành-nhiều-truyện-ngắn là hệ quả của ý định cho nó xuất hiện trên mạng thay vì để in thành sách.”

Cố hương – những kẻ tha hương & vô tổ quốc

Hai năm nay tôi đổi chỗ ở từ Dallas về Detroit, thuộc tiểu bang Michigan, nước Mỹ, đổi luôn công việc kiếm sống, từ viết báo thành lao động tay chân.

Do thường xuyên phải làm việc ngoài trời nên mỗi sáng tôi phải xem thời tiết trên iPhone để quyết định hôm nay sẽ làm gì, mặc gì cho thích hợp. Một hôm tôi thấy màn hình hiện ra thời tiết và nhiệt độ ở Detroit và Sài Gòn khác biệt quá, ở đây 14 độ F mà Sài Gòn 82 độ F. Cách biệt gần 70 độ F, một nơi lạnh cóng một nơi nóng hầm hập.

Nghĩ vẩn vơ, tôi thấy mình đã xa quê nhà lắm rồi. Cách biệt về nhiệt độ, cách biệt về không gian chỉ là những cách biệt ngoại tại, mà cách biệt về tâm cảm mới đẩy con người đi xa hơn thế.

Trong 29 năm vừa qua, kể từ 1990, tôi chia thời gian sống của mình ra làm hai phần; sau khi ở Mỹ thời gian khá dài, tôi về sống ở Sài Gòn 13 năm, rồi quay lại Mỹ 4 năm nay. Trước, tôi vẫn nghĩ Việt Nam là quê hương thứ nhất, Mỹ là quê hương thứ hai, cho tới gần đây thì thấy điều đó không còn đúng nữa. Những ràng buộc giữa mình với VN – quê hương thứ nhất – ngày càng trở nên lỏng lẻo chứ không thiết thân như trước.

Hình ảnh quê hương dần dần trở thành những hoài niệm.

Những gì hay đẹp của Việt Nam phần lớn đều nằm trong thì quá khứ, trong thời niên thiếu. Ngược lại, thực tại VN thì quá tệ, hầu hết những thông tin chỉ gợi lên đau buồn và giận dữ; và, tệ hơn nữa, tuy hàng ngày vẫn đau đáu theo dõi không sót một sự kiện nào, tôi thấy VN rời xa và không còn dính líu gì với thực tại của mình.

Không hội nhập được toàn phần với quê mới, không dứt bỏ với quê cũ, tôi thấy mình như con cá mắc cạn hơn là loài lưỡng cư có khả năng sinh trưởng và phát triển cả trên cạn lẫn dưới nước. Và, trong tiến trình tồn sinh đó, quê hương dần dần trở thành cố hương, và mình thì thực sự thành kẻ tha hương.

Detroit rất ít người Việt, họ sống rải rác chứ không tập trung như những tiểu bang khác. Chúng tôi là những người tha hương thật sự, vì vùng này hầu như không có các tổ chức của cộng đồng, không chợ búa, không báo chí, không văn hóa và những sinh hoạt chung. Chúng tôi chỉ tất bật kiếm tiền, 8-10 giờ mỗi ngày, 6-7 ngày mỗi tuần. Xong việc, ai về nhà nấy, hôm sau lại tiếp tục cày. Phần lớn thu nhập của những người tôi quen là dành lo cho gia đình ở VN, và tương lai là thế hệ con cái của họ. Không dưng tôi có ý nghĩ chúng tôi là những người lính viễn chinh, dành phần lớn của đời mình để chiến đấu cho một cố hương xa lắc.

Trong lúc này, nhiều anh chị em của tôi, bạn bè của tôi, những người đang sống ở ngoài Việt Nam không được, không thể về nước. Họ bị từ chối visa. Bị trục xuất. Bị đe dọa khi về nước.

Chúng tôi không bao giờ từ chối tổ quốc nhưng bị đẩy ra khỏi đất nước thành những kẻ vô tổ quốc.

Ôi, cố hương. Biết tìm đâu bây giờ.

Ðúng rồi. Ôi, cố hương, biết tìm đâu bây giờ. Với Nguyễn thì tìm nó trong ký ức mù xa và trong giấc mộng. Còn một chỗ nữa: trên những trang văn trang thơ. Nó không chết, không mất hết dấu vết, dù không còn nữa. Với Thận Nhiên trong Những Ghi Chép Ở Tầng Thứ 14, thì giấc mộng đó là bất khả.

Không có quá khứ để lưu giữ, hiện tại bị từ chối, thì cố hương kia ở đâu. Cho nên đi tìm lại cố hương như anh bạn trẻ trong tiểu thuyết của Thận Nhiên là một vô vọng dễ trở thành bi kịch.


“Tôi chỉ là hạt cát trong sa mạc showbiz Việt nhu nhược”- Tác giả Thành Lộc


Hồi còn làm Ban Giám Khảo của VN’s Got Talent đến mùa thứ 2 thì có một bạn hâm mộ tại Hà Nội đã lấy chân dung tôi, Huy Tuấn, Thuý Hạnh và MC Thanh Bạch ghép vào hình ảnh nhóm thầy trò đường tăng Tam Tạng đi thỉnh kinh trong Tây Du Ký để bày tỏ lòng ngưỡng mộ. Tôi có nói với bạn ấy (qua facebook thôi) rằng tôi cảm kích lòng ngưỡng mộ của bạn ấy dành cho chương trình và riêng BGK&MC, nhưng xin đừng ghép tôi vào cái nhóm văn hoá Trung Quốc, vì tôi không muốn trông thấy hình ảnh chính mình lại khoác bộ trang phục của họ để cổ suý cho một nền văn hoá của một quốc gia đang xâm lấn lãnh thổ và làm hại người dân tôi mỗi ngày trên biển đảo!

Bạn ấy bảo tôi cực đoan, chính trị là chính trị mà nghệ thuật là nghệ thuật! Tôi nói trước đây tôi cũng đã từng nghĩ như vậy nhưng bây giờ thì không, vì chính Trung Quốc cũng đã không nghĩ như vậy. Họ là những kẻ xảo ngôn nên ta không cần phải tôn trọng, và hãy lấy hình ảnh tôi ra khỏi bức ảnh ấy. Người bạn này đã tỏ ra thất vọng và miệt thị tôi khá nặng! Lúc đó tôi có nghĩ chắc bạn này là 1 dư luận viên.

Trong đợt kỷ niệm cho sự kiện của một hội chuyên nghành về sân khấu, người ta muốn dựng lại một số vở kịch lừng danh của nhà hát sân khấu nhỏ 5B mà một thời tôi đã gắn bó tài nghệ mình nơi đó. Chỉ là một đợt hoạt động mang tính sự kiện thôi, nhưng trong đó có vở Lôi Vũ (tác giả Tào Ngu – Trung Quốc) mà tôi đã thành công nhiều với vai Chu Xung. Tôi từ chối tham gia cũng vì lý do trên, không thể khác!

Không thể viện lý do nghệ thuật khác với chính trị để chính mình tự làm tổn thương lòng tự trọng dân tộc của mình. Khi hai quốc gia còn là bạn bè, tôn trọng chủ quyền của nhau, thì nghệ thuật còn làm thăng hoa nhau được. Chứ ai lại có thể đi tôn vinh văn hoá của một quốc gia nó bắn giết dân ta, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của ta từng ngày từng giờ được? Tôi đã nói rõ quan điểm của mình như vậy với ban tổ chức, và không hiểu sao sau đó đợt sự kiện đó cũng ngưng lại luôn, chắc vì không có kinh phí chứ không phải là từ tôi. Tôi chỉ là hạt cát trong cái sa mạc showbiz Việt nhu nhược nầy!

Cũng như có lần tôi từ chối làm đại sứ hình ảnh cho một sản phẩm của Trung Quốc (họ đài thọ tôi du lịch miễn phí bên đó) thì cũng có vài người bảo tôi dại đã để vuột khỏi tay 1 cây cờ!!!

Rồi bây giờ là một danh sách dài ngoằng các tài tử minh tinh điện ảnh và nghệ sĩ của Trung Hoa lục địa, mà “thần dân” xứ Việt chết mê chết mệt, đã lên tiếng ủng hộ cái gọi là “đường lưỡi bò” láo xược trên biển Đông của chính quyền Trung Quốc. Họ phản đối phán quyết của toà án quốc tế, bất chấp luật pháp và đi ngược lại với lương tri thế giới. Những cái tên như Phạm Băng Băng, Triệu Vy, Huỳnh Hiểu Minh, Lục Tiểu Linh Đồng… vốn đã xem chúng ta là thần dân của họ, tài nguyên nước ta là tài sản của quốc gia họ từ bao đời nay rồi! Vậy có đúng là nghệ thuật kinh tế đi trước để lót đường cho chính trị và xâm lược đi sau không?

Các văn nghệ sĩ, các fans hâm mộ những soái ca, tỉ tỉ, những thứ ngôn tình hay nam thần ngọc nữ gì đó… hãy tỉnh táo và sáng suốt mà lo bảo vệ những giá trị văn hoá Việt còn sót lại trong mong manh, và chỉ có chúng ta mới là những người phải thể hiện lòng tự tôn dân tộc mình. Tôi không kêu gọi kỳ thị mà tôi kêu gọi sự thức tỉnh!