khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016

Hoàng Xuân Hãn bàn về Hội nghị Genève, Ngô Đình Diệm, và chiến tranh Nam Bắc







Hoàng Xuân Hãn Luận Bàn Về Hồ Chí Minh







Trần Quốc Vượng Giải Ảo Lịch Sử







người việt nam hèn hạ







Phật pháp và Cộng sản







Ai là Việt kiều ?







Luận về hai chữ Việt Cộng- Tác giả Đông Quan



Điều đáng ngạc nhiên là mãi cho đến hôm nay (2015), sau 40 năm chấm dứt cuộc chiến và thành phần cộng sản miền Nam cũng đã bị loại bỏ khỏi vai trò chính trị, thế mà không ít người Việt, và cả người Mỹ cũng còn mơ hồ về hai chữ Việt Cộng như trong bài viết "Viet Cong" trên wikipedia. Những người Mỹ thì cho rằng chính họ đặt ra từ ngữ đó và lính Mỹ gọi tắt là vee-cee (vc). Và đa số người miền Nam cũng gọi theo là Việt Cộng, ngay cả báo chí ở miền Nam hay ở Mỹ.

Điều buồn cười là mặc dù người Mỹ, và người Âu Châu gọi thành phần cộng sản miền Nam là Việt Cộng, nhưng trong cuộc phỏng vấn người đại diện cho cái gọi là Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nguyễn Thị Bình, sau cuộc họp Hiệp định Paris 1973, bà ta luôn luôn chối quanh khi được hỏi: "Bà có phải là người cộng sản không?". Ấy thế mà báo chí ngoại quốc thi nhau nói rằng Nguyễn thị Bình, cũng như thành phần Cộng hòa miền Nam Việt Nam, không phải là cộng sản. Nếu vậy, quân đội Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam đang chiến đấu chống lại kẻ thù nào lúc bấy giờ? Có phải kẻ thù chỉ là Quân đội Bắc Việt? Dĩ nhiên là người Mỹ biết là có một lực lượng đối kháng khác ở miền Nam mà họ gọi là Việt Cộng.

Từ ngữ "Việt Cộng" có nghĩa rất rõ ràng và đơn giản là thành phần cộng sản Việt Nam, cũng như từ ngữ "Trung Cộng" chỉ có nghĩa là thành phần cộng sản Trung Hoa. Như vậy, dù là người miền Bắc hay miền Nam hay miền Trung của Việt Nam theo cộng sản thì đều được gọi là Việt Cộng. "Việt Cộng" đáng lý ra không phải là từ ngữ chỉ ám chỉ một lực lượng nổi lên, đối kháng chính quyền miền Nam Việt Nam là Việt Nam Cộng hòa và quân đội Hoa Kỳ. Mặc cho quân đội Bắc Việt hay lực lượng đối kháng ở miền Nam tự xưng chính họ là gì, họ cũng chỉ là những thành phần cộng sản Việt Nam. Và đơn giản là thế!

Những tên gọi dài nhằng như là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, hoặc Quân giải phóng miền Nam Việt Nam hoặc Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam hoặc Đảng Xã hội Cấp tiến Miền Nam Việt Nam hoặc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa v.v... được tóm gọn lại không ngoài hai chữ Việt Cộng. Và để chỉ rõ thành phần cộng sản ở miền Nam có thể gọi là Nam Việt Cộng và thành phần cộng sản ở miền Bắc là Bắc Việt Cộng. Thành phần Việt Cộng thường hay giấu mình dưới những tên gọi khiến cho người ta có thể hiểu lầm là thành phần quốc gia mà theo đúng lý thuyết cộng sản chuyên chính thì không còn có chữ "quốc gia" hay "dân tộc" mà chỉ còn là một mẫu hệ cộng sản duy nhất thuộc một nước cộng sản đàn anh nắm quyền mà hiện nay chỉ còn là Trung Cộng.

Điều buồn cười thứ hai là sau khi Bắc Việt Cộng cưỡng chiếm được miền Nam nhờ vào sự gia tăng viện trợ của Trung Cộng và những viện trợ không ngừng của Sô Cộng và nhất là nhờ vào hành động rút chân khỏi chiến trường và thái độ quyết tâm bỏ rơi miền Nam Việt Nam của Hoa Kỳ, Việt Cộng mới dám khoe mặt tự xưng là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mà ngay cả Hồ Chí Minh cũng đã nhiều lần chối bỏ mình là người cộng sản khi được báo chí phỏng vấn. Điều nầy đã đưa ra câu hỏi là có phải chăng người ta thường hay e dè hoặc có thành kiến không tốt về người cộng sản? Như thế có nghĩa là có phải chăng chế độ cộng sản luôn có những vấn đề xấu xa đến nổi con người cộng sản phải tự che giấu thân phận mình?

Cũng như gần đây có bài viết trên báo Đảng cho là việc dùng từ ngữ Việt Cộng để gọi người đối thoại là một điều sỉ nhục đối với người đó mặc dù người đó chính là thành phần cộng sản. Vậy người ta có thể suy diễn là từ ngữ Việt Cộng hay Cộng sản mang ý nghĩa rất bẩn thỉu lẫn hàm chứa sự khinh khi nào đó. Có phải chăng tác giả bài viết đó cũng là một "nạn nhân" vốn cảm thấy bị sỉ nhục khi ai đó gọi tác giả là Việt Cộng? Như vậy, xin có lời chúc mừng vì tác giả bắt đầu cảm thấy một tư duy mới, rất cá biệt mà không phải bị lệ thuộc vào tính chất máy móc của đám đông như loài sâu bọ.

Như vậy, con người cộng sản có cái gì để tự hảnh diện không, để tự hào xưng mình là cộng sản khi ai hỏi đến? Quả thật, đây là một thứ đau khổ âm thầm, thậm chí nhức nhối như mụt ghẽ lỡ mà những cán bộ cộng sản Việt Nam, hay cảm tình viên cộng sản ra nước ngoài hoặc những sinh viên Việt Nam du học phải luôn luôn tránh né những câu hỏi liên quan đến hai chữ Cộng sản hay Việt Cộng. Họ chỉ trả lời một câu duy nhất, giống y nhau là: "Tôi không thích nói chuyện chính trị". Nhưng thật ra, trong đầu họ chứa đầy những mâu thuẩn về chính trị mà nhà nước cộng sản đã nhòi nhét liên tục, và đầy ấp từ những năm qua.

Thật ra mà nói, đa số dân Việt Nam - nhất là trong thời chiến - không hiểu hay biết gì về hai chữ Cộng sản. Những người dân miền Nam thì càng mơ hồ hơn vì họ chưa từng trải qua dưới chế độ cộng sản lần nào ngoại trừ mang lòng thù hận chế độ đương thời mà cộng sản tuyên truyền một cách dối trá và ca ngợi, vẽ vời về thứ ảo tưởng cộng sản. Nhất là lòng yêu nước của họ bị lợi dụng để phục vụ cho thứ chủ nghĩa ngoại lai, điên cuồng, luôn mang đặc tính sùng bái cá nhân như một loại dị giáo mê tín nào đó của thời tiền sử. Việc sẵn sàng tàn sát đồng loại vô tội hoặc những người dù bị nghi ngờ là chống đối, như là cách cúng tế dị giáo mà nó được cho là vì Đảng.

Tóm lại hai chữ Việt Cộng không nên chỉ hiểu hay áp đặt cho một lực lượng đối kháng ở miền Nam Việt Nam trước đây mà nó chỉ đơn thuần mang ý nghĩa là thành phần cộng sản Việt Nam. Dù muốn hay không, những thành phần cộng sản Việt Nam hoặc cảm tình viên đều được gọi là Việt Cộng. Họ cảm thấy như bị sỉ nhục vì được gọi là Việt Cộng, nhưng bản chất thật sự của con người cộng sản như thế nào đến nổi khi nghe đến danh từ cộng sản là người ta đã cảm thấy ghê tởm như một loại bệnh dịch nào đó mà thật không may là Việt Nam nằm trong thiểu số đất nước còn mắc phải, lại là một đề tài quốc nhục khác.

Việt Cộng ở miền Nam Việt Nam đa số là thành phần nông dân, hầu hết, ở những vùng đồng quê xa xôi, hẻo lánh. Họ thường có trình độ hiểu biết rất kém vì nền giáo dục chưa được lan rộng và thường là bị cưỏng bức bắt đi theo nhóm người tự xưng là cách mạng, thậm chí là ở số tuổi 12, 13, cả nam lẫn nữ, tùy nhu cầu hiện tình. Họ trở thành Việt Cộng, phục vụ cho mưu đồ của những người cộng sản có nguồn gốc từ miền Bắc, và hy sinh cho thứ chủ nghĩa xã hội ngoại lai nào đó mà ngay cả khi đến lúc phải nằm xuống, họ cũng chẳng biết thứ chủ nghĩa đó là gì. Và thậm chí, mãi đến hôm nay (2015), những người tự xưng là cộng sản chuyên chính cũng chẳng hiểu biết gì thứ chủ nghĩa đó. Tất cả chỉ là sự xão trá, lừa đảo trong từng bước một được gọi là xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhưng thựt chất là vì lợi ích riêng của lũ người nắm quyền không khác gì thời phong kiến. Việt Cộng ở miền Bắc Việt Nam bao gồm mọi phần tử trong xã hội vốn bị răn đe, nhòi nhét, mớ lý thuyết chính trị mù mờ về xã hội chủ nghĩa. Họ trở thành những con trừu rất trung thành theo tiếng kẻng từ lúc nào cũng không biết.

Việt Cộng luôn luôn tự ẩn mình sau những danh từ nhân dân, dân tộc, hầu đánh lừa những người dân lương thiện, những người nồng nhiệt với đất nước, và nhất là dân ngoại quốc. Thí dụ như nhóm chữ "quân đội nhân dân Việt Nam" dường như chữ "nhân dân" quá dư thừa và không cần thiết. Có lẽ vì thế, những người Việt Nam là cộng sản hay cảm tình viên, thường cảm thấy bất bình khi ai đó gọi họ là Việt Cộng như là cố tình phơi bày nhồng nhộng trong việc kéo-đuôi-con-chuột. Cũng như thế, những hội đoàn được thành lập trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài thường được dán lên những danh từ yêu nước thay vì yêu Đảng. Thêm một số câu hỏi được nêu ra là "Tại sao Việt Cộng nói riêng và cộng sản nói chung, không bao giờ dám công khai tự xưng hay phơi bày trước mắt mọi người?", "Tại sao lúc nào họ cũng lén lút, che giấu thân phận khi ra nước ngoài?", "Nếu không có thứ gì để họ cảm thấy hãnh diện, tại sao không tự dẹp bỏ nó đi bằng cách nầy hoặc cách khác nhằm thay đổi tư tưởng, mở rộng tầm nhìn, và tạo một tư duy?"

Đến khi nào người Việt dứt bỏ đi được chữ "Cộng" đầy nghiệt ngã và nhục nhã nầy, dân tộc mới có thể ngẩng cao đầu trước thế giới dù thất bại hay thành công nhưng luôn được sự đồng cảm chia sẻ. Dân tộc sẽ không phải tự hợm mình để nâng cao những thứ ảo tưởng cộng sản mà khi thiên hạ biết ra chỉ dành cho sự khinh miệt dù không cần phải nói. Vì chỉ có những kẻ kém cỏi, ngu dốt mới tự cho mình hơn người! Và chỉ có những kẻ đầy tham vọng bẩn thỉu, hạ tiện mới thích tự ca tụng chính mình để mong trở thành thứ vĩ nhân nào đó, ngay cả hình tượng phải to đùng nhưng cái xác phàm vẫn thối tha


Cuộc "nói chuyện" giữa phóng viên Chân Như, đài RFA Vietnamese, với An Ninh Cục Xuất Nhập Cảnh Việt Nam







Bạc Liêu – Trở Lại Em Ơi! . Tác giả Túy Trước



Nhạc sĩ Sáu Lầu đã đưa Bạc Liêu vào lịch sử âm nhạc Việt Nam với bài “Dạ Cổ Hoài Lang” sáng tác năm 1918. Ba phần tư thế kỷ sau, Bạc Liêu vang tiếng một lần nữa cũng trong giọng xàng xê nhạc tài tử với nhạc phẩm “Trở lại Bạc Liêu.” Tác giả Vũ Đức Sao Biển là người đã có công đưa Bạc Liêu vào lòng mến mộ của thính giả Việt Nam qua bài hát nầy, một bài hát ra đời khoảng giửa thập kỷ 80s.

Năm 1971 có một người giáo sư trẻ gốc Quảng Nam vừa tốt nghiệp đại học sư phạm Sài Gòn đi nhận nhiệm sở mới tận Bạc Liêu. Cuộc đời người giáo sư trẻ nầy chỉ đậu lại ở Bạc Liêu vài năm thôi, nhưng đã gắn bó nhanh chóng với Bạc Liêu. Đám nữ sinh lớp 12A ban vạn vật năm đó xì xào bàn tán về vị giáo sư dạy triết mới đổi về, và có một “tin dữ” đã bay qua lớp 12B ban toán nhanh chóng. Không phải tin giựt gân tình cảm nhảm nhí, vì vị giáo sư nầy đã có vợ đâu vào đó cả rồi. Tin mới nóng hổi nầy là những điều “giới luật” dành cho nữ sinh trong giờ triết học, mà điều trọng đại nhất là tóc dài phải kẹp lên không được để xoã trong lớp.

Tôi nữ sinh ban B tóc cắt ngắn kiểu búp bê nên không thắc mắc chi cả. Lúc đó tóc ngắn demi-garcon còn quá tân tiến cho học trò tỉnh nhỏ như tôi. Nhưng đứa bạn gái duy nhất trong lớp B của tôi lại có mái tóc thề dài tha thướt. Vị giáo sư triết bước vào lớp B lổn nhổn đám con trai với tóc garcon thứ thiệt, và le ngoe hai đứa con gái ngồi lỏng chỏng bàn đầu. Vì lúc đó lịch trình học đã trễ nên thầy vào đề bài giảng luôn khỏi vòng vo tam quốc. Nhưng nhỏ bạn tôi là đứa quậy nên không thể bỏ qua cơ hội, nó giơ tay lên, “Thưa thầy em có thắc mắc.” Vị giáo sư trẻ hỏi em cần gì? “Thưa thầy tụi em có phải theo luật cột tóc không ạ?” Câu hỏi khá bất ngờ. Thầy khựng lại tích tắc thôi, rồi nắm lại tình hình và lập tức phán, “Tụi bây khỏi.” Nhưng cũng hơi trể, vì cả đám con trai đã phát lên cười cái rầm! Đó là kỷ niệm đầu tiên trong tôi với tác giả Vũ Đức Sao Biển, một kỷ niệm thơ ngây nhưng khá tinh nghịch của đám học trò chỉ đứng sau quỉ và ma thôi.

Sau mấy chục năm trôi qua, từ đất Mỹ, tôi trở lại Bạc Liêu. Chiếc xe van riêng bao tài xế rời Sài Gòn từ sáng sớm chạy trên xa lộ mới mở dọc kinh Tàu Hủ. Chiếc xe đỗ qua Chợ Lớn rồi bắt vào lộ cao tốc trực chỉ về miền Tây, khỏi qua Phú Lâm như khi xưa tôi đi xe đò về Bạc Liêu. Đường cao tốc sau đó bắt vào lại Quốc lộ 1 ở Long An. Quốc lộ 1 tuy khá tốt nhưng vẫn chỉ là con lộ hai lane nhỏ như xưa. Bây giờ lại đông đúc hơn xưa nhiều, nên xe vẫn không thể chạy nhanh được. Về Bạc Liêu không cần chờ qua bắc nữa vì đã có hai chiếc cầu tân tiến bắt qua sông Tiền và sông Hậu.

Dọc Quốc lộ 1 nhà cửa chen chút sát mé con lộ đã che khuất những cánh đồng lúa xanh. Xe chạy qua khỏi cầu Phú Lộc thuộc Sóc Trăng vào địa phận Bạc Liêu, nhưng phải anh tài xế nói tôi mới biết. Làng Cái Dầy đó sao? Tôi tưởng vô tới Bạc Liêu rồi chứ, vì nhà san sát hết tôi thấy sao xa lạ quá, không như một xóm quê Cái Dầy tôi biết.

Xe quẹo vào và đậu tại sân khách sạn. Bước xuống xe tôi bỡ ngỡ. Trước mặt tôi Khách Sạn Bạc Liêu quá huy hoàng so với Bạc Liêu trong ký ức khi mỗi ngày tôi đến trường đi ngang đây khi xưa. Phía bên đường là vòng rào khu quân sự bây giờ là dãy nhà thấp san sát bán các món nhậu lai rai cả ngày. Rảo mắt nhìn quanh, ô kìa cái bồn nước xi năng cũ kỹ vẫn còn đứng vất vưởng như ngày nào. Tôi mừng rỡ chỉ tay reo, nhà mình ở hướng nầy, còn trường trung học phía bên kia. Tôi đã định được vị trí mình.

Với cái bồn xi năng làm toạ độ gốc, tôi cãm thấy quen thuộc hơn một chút với cái thành phố lạ hoắc nầy. Cái thành phồ nơi tôi chào đời và lớn lên, nơi đã cho tôi khá nhiều kỷ niệm trong lứa tuổi hồn nhiên nhất trong cuộc đời.

Chuyến đi của tôi và gia đình gấp gáp quá, vỏn vẹn một buổi chiều, qua đêm và một sáng hôm sau nán lại Bạc Liêu thôi. Tuy vậy chúng tôi đã tìm lại những gì cần tìm và đủ để quen lại Bạc Liêu. Một Bạc Liêu phồn thịnh hơn rất nhiều với đèn lưu thông ”ngọn xanh, ngọn đỏ” vắt vẻo đường phố. Những con đường Bạc Liêu bây giờ đã thay tên đổi họ, trong khi tôi thì lại quên tên quên họ đường xưa. Khi rảo phố tôi phải ráng theo dõi mình đã qua bao nhiêu đoạn đường, quẹo phải hay trái để định vị.

Các khu phố đã được xây cất lại cao to và khang trang hơn xưa. Dốc cầu quay bây giờ kéo dài bít thêm mấy khu phố. Băng dưới chân cầu chúng tôi đi về phía chợ tìm lại căn phố xưa nhà mình. Chợ Bạc Liêu bây giờ là một công trình xây cất bỏ mứa vì hết tiền. Đống gạch đá vụn ngổn ngang nằm đìu hiu vì chợ đã giải tán cho công trình xây dựng. Cũng may con đường Lê văn Duyệt ngày xưa của tôi vẫn còn giử được tên đường. Căn phố ba má tôi “hiến” là một trong những căn hiếm hoi vẫn còn chiếc ban công cũ như xưa, có lẽ vì chủ mới không khá giả lắm để cất lại sau chính sách “Đổi Mới”.

Từ đường Lê Văn Duyệt tôi lần về và tìm lại được ngôi trường tiểu học Bạc Liêu. Hàng cây điệp xung quanh vẫn còn xanh tốt, nhưng ngôi trường đã thay đổi hoàn toàn. Những dảy lớp ngói rêu phong đã nhường chổ cho lớp học mới cất chắc cũng không lâu lắm. Trước cổng trường dàn xe gắn máy đông nghẹt đang chờ đón con em tan học. Bạc Liêu đây sao, giống Sài Gòn quá!

Sáng sớm hôm sau tôi và ông xã đi rảo thả dọc theo sông Bạc Liêu ngang qua biệt thự xưa của Công Tử Bạc Liêu. Khúc lộ nầy bây giờ là một công viên với cây cảnh được cắt vén dọn dẹp tươm tất xinh tươi. Khu công viên kéo dài đến tận bến đò qua công xi rượu khi xưa. Bến đò đương nhiên đã không còn vì bây giờ đã có một chiếc cầu bê tông vững chải đổ dài xuống con đường đưa tới cửa trường trung học Bạc Liêu. Sớm mai chưa tới giờ học, sân trường còn vắng lặng, chiếc cửa nhỏ bên cổng khép hờ, an ninh trật tự chưa tới. Chúng tôi đẩy cửa đi vào. Trường rất mới và không còn chút gì để tôi có thể tìm lại được nơi chốn xưa. Các dẩy lầu đúc ba tầng thay thế hoàn toàn những tàn tích “đô hộ giặc Tây” của dảy lớp 12B ngày xưa của tôi.

Xóm Chuồng Bò. Chắc chắn tôi sẽ không rời Bạc Liêu cho đến khi tìm lại Xóm Chuồng Bò ở ngang rạp Chung Bá. Vì ở gần đó có căn nhà nơi tôi đã hớp hơi oxygen của trái đất lần đầu tiên. Như đã kể tôi chỉ có thể định vị Bạc Liêu bằng gốc toạ độ là cái bồn nước vất vưỡng. Từ đó đi về đường Trưng Trắc sẽ tới rạp Chung Bá. Nhưng con đường Trưng Trắc lạ quá nên tôi không còn tự tin vào định vị của mình nữa. Đi mãi mà sao chưa thấy rạp Chung Bá. Ủa sao chỗ đây có cái building đẹp quá, nhưng lại quá sang cho Xóm Chuồng Bò. Tôi bấm máy chụp hình lia chia. Thấy trước cửa có một bảng chử đề bạt (plague) tôi ghé gần đọc, “… Nơi đây năm 1968 đã có những liệt sĩ hy sinh…” Tim tôi đập nhanh, rạp Chung Bá đây rồi! Năm tết Mậu Thân 1968 bắn quá xá, mình chạy ngang đây. Bên phải rạp căn nhà thứ ba là nhà mình! Rạp Chung Bá đã trở thành rạp Cao Văn Lầu. Từ sân rạp tôi zoom ống kính vào căn nhà thứ ba cạnh rạp. Lúc đó có mấy người đang ngồi trước nhà. Đáng lẽ mình cứ tới hỏi đại người ta có sao đâu, nhưng tôi đã không làm để sau đó qua rồi lại tiếc rẻ. Dảy nhà dọc theo rạp hát và Xóm Chuồng Bò bây giờ trông sạch sẽ khá giả hơn nhiều. Tuy nhiên con lộ sau xóm vẫn còn những phế thải, giẻ rác nhớp nhúa.

Chúng tôi cũng tìm lại được ngôi trường sơ cấp chợ. May quá ngôi trường sơ cấp chợ không thay đổi, vẫn còn như xưa để chúng tôi tranh nhau bảo con mình hồi đó ba má học ở đây. Không vào trường cùng năm nhưng cả tôi và ông xã tôi học ở đây từ lớp năm tới lớp ba (một tới ba bây giờ). Trường hiện nay là một nhà trẻ khá dễ thương, vẫn ba gian nhỏ bé như xưa, nhưng sạch sẽ hơn và được quét dọn ngăn nấp. Cái sân đất bây giờ đã tráng xi năng làm sân chơi cho trẻ em với chiếc cầu tuột màu sắc vui tươi.

Trước khi lên xe rời Bạc Liêu chúng tôi thả dọc theo đường Phan Thanh Giản xưa (có thể tôi nhớ lộn tên đường). Chợ Bạc Liêu bây giờ họp dọc đường nầy. Những rổ rau tươi, thùng cá kèo, thau tép đất bày dọc con đường với kẻ mua người bán. Dọc khu chợ hè phố nầy, nhờ bức tường có hình con cọp đấp nổi và hai hàng chử Hoa, tôi tìm lại được chùa Minh Hương nơi tôi học vỡ lòng. Thời đó bức tường bỏ trơ không sơn phết. Cái đầu cọp đóng meo đen đủi. Nay bức tường đã được trùng tu sơn phết lại, với những vết khắc đã mòn dấu thời gian nguyên thuỷ từ thế kỷ 19 khi người Minh Hương an cư ở Bạc Liêu dựng lên. Kiến trúc chùa vẫn nguyên vẹn. Phía trước có hai cột đá xanh khắc hình rồng luợn ngậm châu mà khi nhỏ tôi thường đưa tay vào xoay viên đá châu trong miệng rồng. Bên trong chùa không thấy người, nhưng có con chó cột thả lỏng trong sân nên tôi e ngại không dám vào. Người lối xóm thấy tôi đưa tay qua hàng rào lưới thưa ráng sờ hạt châu trong miệng rồng, bà hỏi tôi có cần vào không bà đi gọi người lại. Ngại làm phiền, tôi nói thôi khỏi, tôi chụp hình ở ngoài được rồi.

Đình Tân Hưng ngang chùa Minh nên tôi tìm lại dễ dàng. Đình cũng đã được dọn dẹp trùng tu trông khang trang. Cái sân đình xưa làm nơi dựng dàn hát bội nhỏ có thế thôi, nhưng sao trong ký ức tôi nó rộng mênh mông. Qua khung cửa đình đang mở rộng, bên trong luộm thuộm một chiếc xe gắn máy đậu ngang và người đàn ông ở trần đang phe phẩy quạt.

Anh bạn sắp xếp chuyến đi cho chúng tôi hối lên xe rời Bạc Liêu. Tôi bảo anh tài xế còn một nơi tôi phải tới mới được rời Bạc Liêu. Anh tần ngần bảo không rành đường ở đây. Tôi quả quyết, “Tui sẽ chỉ đường”. Chiếc van rời khách sạn Bạc Liêu theo hướng tôi chỉ chạy về đường Trưng Trắc, tới rạp Cao văn Lầu, rẽ phải gặp chùa Minh Hương. Sau đó rẻ trái lần nửa thẳng đường Hoàng Diệu về phía Xóm Làng. Tôi bảo anh tài xế chạy chậm lại để tôi nhìn đường. Đây rồi, tôi tuyên bố. Chiếc xe tấp vào lề đường trước một cái sân cỏ mọc hoang, may mà cái sân nầy còn trống chưa có ai xây cất. Bên kia đường là ngôi chùa Thiên Hậu Cổ Tự, hay còn gọi là chùa Bà Lớn để phân biệt với ngôi chùa khác ở Bạc Liêu cũng thờ bà Thiên Hậu nhưng chùa nhỏ hơn.

Hàng chử hán Thiên Hậu Cổ Tự khắc trên cái bảng treo ở cổng chùa còn tươi màu sơn mới. Hai cây me già khi xưa trước sân chùa bây giờ là hai gốc me non hơn và nhỏ hơn. Hai cánh cửa chùa bằng gỗ nặng nề, theo năm tháng vẫn nặng nề như ngày nào. Cái ngạch cửa trên phiến đá xanh cao ba tấc vẫn vậy, đúng nghĩa threshold, giữ mức. Tôi bước qua ngạch cửa vào trong. Một cảm giác ấm cúng bất chợt dâng tràn, thứ cảm giác của những ngày ấu thơ khi tôi theo má tôi đi lễ chùa nầy.

Bên trong sảnh đường tất cả mọi thứ vẫn còn y nguyên vị trí, từ các bục thờ cho tới các pho tượng của các vị thần. Ngăn chánh điện với bàn thờ Bà trang nghiêm. Bên phía vách chánh điện vẫn chiếc chuông đồng to và chiếc trống đại treo trên khung gỗ vững vàng. Trước bàn thờ cái vạc nhang màu đồng đen theo năm tháng, hương khói đang nghi ngút. Pho tượng Bà vẫn uy nghi như những ngày thơ ấu tôi theo mẹ lom khom dưới bục thờ. Ngày đó má tôi thành khẩn thỉnh chút dầu trong dĩa đèn vào tay rồi thoa nhẹ lên tóc tôi, lâm râm má tôi vái Bà phù hộ an lành.

Bạc Liêu của tôi đây rồi! Xúc động tôi bảo các con tôi theo má đi đốt nhang. Mặc dù đã trưởng thành, nhưng lúc đó các con tôi thấy mẹ nghiêm trang quá nên chúng riu ríu đi theo tôi. Chúng tôi dâng hương. Tiếng chuông và trống được người giữ chùa gióng vang lên. Nhịp khoan thai rời rạc, rồi dồn dập, tiếng chuông và tiếng trống hòa quyện vào nhau thành một âm điệu “duet” tuyệt vời. Những âm thanh tuôn trào tràn ngập. Lòng tôi lắng sâu xuống trong âm vang của những ngày thơ ấu thân thương. Thời gian như đọng lại. Tuổi thơ thanh thản từ dĩ vãng đã trở về, tất cả đã hiện thân trong âm thanh uy linh đang ngân vang. Tôi cảm thấy an lành vô cùng. Trống rỗng nhưng lại đầy ấp. Phút chốc đó tôi chợt ngộ. Với nén hương trên tay, tôi thành khẩn cảm ơn Bà đã mang tôi trở lại.

Khi ra xe anh tài xế hỏi đi hướng nào. Tôi bảo trước mặt đi thẳng có đường nào quẹo trái vòng qua. Tôi định bụng bất quá về khách sạn thì anh tài xế tất nhiên biết đường ra. Chiếc xe chạy đến một con đường tôi chưa từng đi qua bao giờ. Một đại lộ rộng thênh thang. Anh tài xế reo, biết đường ra quốc lộ rồi. Lúc đó chắc anh phục tôi lắm. Còn tôi thì thoả mn được trở về nhà.

Home sweet home, Bạc Liêu có Dạ Cổ Hoài Lang và có Trở Lại Bạc Liêu với những dòng nhạc éo le da diết. Bạc Liêu cũng có một nhịp trống chuông rộn rã đã đưa tôi vượt không gian và thời gian để trở lại thời thơ ấu ngày xưa.



Hoa Kỳ bí hiểm - Tác giả Nguyễn xuân Nghĩa



Hoa Kỳ là quốc gia rất lạ. Nhờ sức sáng tạo của cả xã hội quân và dân sự, người ta không biết sẽ có những gì trong năm năm tới.

Mới năm năm trước thôi, ít ai biết cuộc cách mạng về thuật lý khai thác dầu khí, là “fracking,” lại nâng sản lượng của Mỹ, làm đảo lộn thị trường dầu thô, đánh sụt giá dầu khiến các đại gia như Saudi Arabia, Liên Bang Nga hay Venezuela và cả khối OPEC điêu đứng. Chiến lược của thế giới bị đảo lộn vì người Mỹ có cách gạn cát ra dầu! Giá dầu sút giảm cũng hạ thấp phí tổn sản xuất của doanh nghiệp và dẫn tới cuộc cách mạng về quản trị kinh doanh với hậu quả ra sao thì chưa ai biết được.
Việc ứng dụng và thường trực cải tiến các phương tiện thông tin, sản xuất hay y học - mới chỉ phát minh từ 15 năm trở lại - đang mở ra chân trời mới, và sẽ thay đổi nếp sinh hoạt của nhiều người. Những ai bắt kịp đà tiến hóa thì có mức sống cao hơn. Nếu không kịp thì bị đào thải, thất nghiệp hoặc phải nhận việc có lương thấp hơn khả năng, chỉ vì khả năng đó tụt hậu, bị “lỗi thời hóa” quá nhanh.
Sự thay đổi quá rộng và quá mau làm nhiều người chóng mặt. Nếu chửa biết những gì sẽ xảy ra trong năm năm tới thì ta khó làm chủ cuộc sống, nên nhiều người hoang mang, bất mãn... Tình trạng dồn ép tâm lý ấy đang chi phối cuộc tranh cử tổng thống và mở ra lý luận mị dân.

Ðể hốt phiếu cử tri, các ứng cử viên phải vạch mặt chỉ tên thủ phạm. Thủ phạm là bọn chính khách chuyên nghiệp cùng đám tài phiệt - và gạch nối giữa hai thành phần này là doanh nghiệp vận động hành lang chính trị, bọn “lobby” giấu mặt. Không, thủ phạm của nạn tụt hậu chính là bộ máy thư lại bao cấp, hay nghiệp đoàn giáo chức vốn chỉ là công chức về giáo dục, hoặc các di dân đã “cướp việc làm” của người Mỹ. Thủ phạm cũng là truyền thông báo chí, có dụng tâm ủng hộ “gà nhà” mà không cho thấy sự xoay vần đến hoa mắt của khoa học, kỹ thuật, hay kinh tế thị trường, v.v...

Thật ra, mọi lý luận mị dân đều phải có một phần sự thật, nhưng chỉ một phần thôi.

Vì vậy, mọi giải pháp đề nghị đều sẽ thất bại vì chỉ giải quyết một phần vấn đề, lại gây ra loại hậu quả bất lường, nhưng các ứng cử viên bất cần. Nhu cầu của họ là chứng minh tài nghệ tranh cử, tài hùng biện và nghề tổ chức, hơn là khả năng lãnh đạo sau này nếu như đắc cử. Trường hợp lý tưởng là người sẽ làm tổng thống giỏi phải trước hết là người giỏi tranh cử. Vì lý tưởng nên hơi hiếm. Nhiều người có thể là tổng thống giỏi đã rụng như ruồi vì tranh cử quá dở! Cựu Thống Ðốc Jeb Bush là một thí dụ mà không duy nhất! Mất tiền mất tiếng là phải...

Nổi danh như cồn thì có con vịt The Donald, nỗi lo của đảng Cộng Hòa và nhiều người khác. Ông Trump này mà đắc cử thì thế giới sẽ loạn to!

Trong một thế giới mà tương lai năm năm còn mù mờ thì năm tháng tranh cử sắp tới, cho đến khi Ðại hội đảng chính thức giới thiệu liên danh thụ ủy, sẽ là cơ hội bằng vàng cho báo chí tường thuật. Vừa giật gân bán báo vừa thu tiền quảng cáo chính trị của các ứng cử viên. Vì vậy, con Donald là sản phẩm ăn khách trên thị trường Hoa Kỳ làm thế giới giật mình ngao ngán.

Nhưng việc ai người ấy làm.

Tuần qua, khi dư luận hào hứng theo dõi vòng bỏ phiếu sơ bộ và các cuộc tranh luận chính tri trên truyền hình, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ lặng lẽ giới thiệu một ám khí sắp ra lò, qua một tấm hình mơ hồ mà ác liệt. Ðó là oanh tạc cơ mới chỉ có mã hiệu là B-21. Chưa có mặt nên chưa đặt tên.

Nhờ tấm hình, ta biết đấy là một phi cơ! Vì có thể giội bom được nên ta gọi là oanh tạc cơ, với mã hiệu là chữ B của “bomber.” Nhờ kinh nghiệm thì mình đoán thêm rằng đấy là oanh tạc cơ có khả năng tàng hình, “stealh,” vì tránh được radar hay phương tiện phòng không của địch. Tránh tới cỡ nào thì chưa biết. May ra, năm năm nữa sẽ biết!

Dĩ nhiên, oanh tạc cơ chưa ra lò sẽ chở võ khí tinh khôn với sức “phóng lực” - power projection - vô cùng chuẩn xác, ở rất xa, với tốc độ rất nhanh. Và trong bộ não, chiếc B-21 này có khả năng... mưu sinh thoát hiểm siêu hạng. Chỉ vì mỗi chiếc sẽ tốn 500 triệu đô la.

Một máy điện tử giết người, có thể di động trên không gian nhanh hơn vận tốc của âm thanh, lại trị giá nửa tỷ bạc như vậy thì chẳng thể là võ khí tầm thường. Mà Hoa Kỳ dự trù chế tạo một trăm chiếc, với phí tổn là 50 tỷ, chưa kể các chi phí điều hành lặt vặt khác. Tức là làm sao?

Trong khi cử tri và dư luận còn đắn đo với chuyện chọn mặt gửi vàng vào ngày Thứ Ba mùng 8 Tháng Mười Một, giới hữu trách về an ninh vẫn chuẩn bị việc phóng chiếu sức mạnh Hoa Kỳ vào một môi trường còn nhiễu nhương và phức tạp gấp bội! Khi ấy, trở lại quy luật “chưa biết năm năm tới sẽ là gì,” những ai có trách nhiệm bảo vệ Hoa Kỳ đã chuẩn bị, từ trong viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm ra các nhà máy bí mật, việc chế tạo ám khí cho một trận địa chưa có.

Trận địa ấy không chỉ là chiến xa hay chiến hạm mà là các công xưởng sản xuất chiến cụ, hay các trung tâm tiếp liệu, liên lạc và chỉ huy của những đối phương chưa có tên.

Ðấy là lúc ta nhớ tới hội nghị Hoa Kỳ cùng 10 nước ASEAN của hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á tại Rancho Mirage vào hai ngày 15-16 Tháng Hai.

Hội nghị kết thúc trong tẻ nhạt, tổng thống Mỹ chẳng dám một lời nhắc tới Trung Cộng ở Biển Ðông. Nhưng hôm 16, đài Fox News nổi tiếng bảo thủ lại tiết lộ việc Bắc Kinh thiết trí hỏa tiễn loại Hồng Kỳ lớp 9 trên đảo nhân tạo Phú Lâm mà Trung Cộng chiếm đoạt của Việt Nam trong trận Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974. Sau Fox là đài CNN thiên tả rồi cả thông tấn xã Reuters cũng nhập cuộc với hình ảnh và tường thuật đầy đủ.

Reuters còn dẫn lời phát biểu của Ðô Ðốc Harry B. Harris, tư lệnh Quân Khu Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Rằng “Trung Cộng đang quân sự hóa vùng biển Ðông Nam Á và phải lầm tượng rằng Ðịa Cầu là mặt phẳng thì mới nghĩ khác.” Từ một ông tướng chỉ huy lực lượng quân sự Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương qua Ấn Ðộ Dương thì lời phát biểu hiển nhiên có trọng lượng quốc tế, làm thế giới xôn xao.

Nhưng chìm sâu ở cuối bản tin của Reurters là một câu nói khác của Ðô Ðốc Harris: “Hoa Kỳ có khả năng quân sự để làm việc phải làm, nếu chuyện ấy xảy ra.” Phiên dịch cho dễ hiểu: “Trung Cộng chưa có ký lô nào!” Chưa là mối nguy quân sự cho nước Mỹ.

Cho nước khác thì nước khác phải lo... Nếu cần thì cứ mua võ khí của Hoa Kỳ, với điều kiện.
Thế thì nhìn từ bên ngoài thì ta giải thích làm nào về nước Mỹ? Tinh hoa của sáng tạo, tinh ma của chính trị, bén nhạy trên doanh trường mà khật khùng trong chính trường vào mùa tranh cử? Hoa Kỳ có tất cả những yếu tố ấy, mà còn có khả năng kinh hãi hơn vậy: ai cũng nói thật, một phần của sự thật đầy mâu thuẫn, đầy nghịch lý và nghịch nhĩ. Thế thì người Mỹ muốn gì?

Hình như cái gì cũng muốn dù chẳng biết cái đó là cái gì!

Sự thật có khi lại đơn giản hơn vậy.

Nước Mỹ bí hiểm chỉ vì có xã hội cởi mở, đa nguyên và tôn trọng quyền tự do, kể cả quyền tự do nói nhảm của mọi người. Vì vậy, cái gì cũng nói, hoặc cũng đòi làm. Trước một đối thủ đầy vẻ “thiên thủ thiên nhãn,” có ngàn tay ngàn mắt, tay nào cũng đòi nắm bắt thiên hạ, hoặc phóng ám khí trị giá nửa tỷ đô la qua nửa vòng trái đất, thì các nước tính sao? Hoa Kỳ đến hồi mạt vận? Hay đang giả điên với một con vịt khùng?

Cái hiểm của nước Mỹ nằm trong cái bí đang được phơi bày cho bàn dân thiên hạ cùng thấy! Vì vậy, người viết này không sợ tổng thống Trump, chỉ tòe loe như hiện tượng trumpet.

Mà sợ chuyện khác...

Trung Cộng sẽ phải chịu "hậu quả" trầm trọng tại Biển Đông







“Chất cộng sản” Bắc Trung Nam khác nhau - Tác giả Kông Kông



Nhân vụ Tiến sĩ Nguyễn Quang A, người khởi xướng phong trào Tự ứng cử vào Quốc hội khóa 14, kêu gọi những người tranh đấu chống chế độ nên tham dự với hy vọng sẽ thức tỉnh được, hoặc vì vô cảm, hoặc vì sợ hãi nên người dân không dám bày tỏ quan điểm chính trị cá nhân đang ngự trị trong xã hội Việt Nam. Qua sự kiện nầy bỗng hé lộ được đôi điều mà trước đây ít ai biết.

Đó là đã có một số người tự ứng cử vào Quốc hội và bản thân họ đã nhận chịu nhiều sách nhiễu nghiêm trọng mà trong thời buổi hiện tại không một ai có thể chấp nhận. Đây vừa là kinh nghiệm cho những người đang tự ứng cử với những thách thức trước mắt, vừa nhắc người tự ứng cử ghi nhận từng sự kiện một để nhanh chóng đưa ra ánh sáng công luận. Vì cũng cùng một giuộc cộng sản nhưng mức độ thể hiện bản chất man rợ khác nhau, hành động bẩn thỉu khác nhau, tùy theo vùng/miền.

Những kinh nghiệm nầy rất bổ ích để người Việt Nam thấy rõ và sớm tỉnh được cơn mê đã quá dài.

Tại miền Bắc, cái khốc liệt nhất là người tự ứng cử bị đem ra tổ dân phố làm cái gọi là “hiệp thương”! Vì khi tự ứng cử thì người đó phải biết chắc chắn là họ được sự quý mến, tin tưởng của bà con trong khu vực, nếu không muốn nói là được cổ vũ! Vì thế thay vì tổ chức “hiệp thương” tại phường, xã, khu phố nơi họ sinh sống thì bị dời qua địa phương khác, dùng người lạ đứng ra tố cáo mà người tự ứng cử không hề biết những người đó là ai. Và, dĩ nhiên chỉ là sự vu cáo trắng trợn, đã được hướng dẫn trước! Còn hơn thế nữa, có trường hợp không những đã dời qua khu phố khác, nhưng để chắc chắn không gặp trở ngại, họ cho tổ chức trên lầu 2, dành lầu 1 để thanh lọc người có cảm tình với người tự ứng cử, không cho họ tham dự!

Như vậy “hiệp thương” là cô lập người tự ứng cử để đấu tố kiểu Cải cách Ruộng đất!

Tại miền Trung, màn “hiệp thương” có vẻ êm xuôi hơn. Mặc dù người tự ứng cử được 100% đồng nghiệp cũng như người địa phương ủng hộ, chỉ khi lên đến cấp Tỉnh mới bị chặn lại. Tại đây người tự ứng cử không còn được tham dự “hiệp thương” mà chỉ nghe kể lại là bị loại vì những lý do a, b, c, d… nào đó.

So với miền Bắc, thì người tự ứng cử ở miền Trung có vẻ dễ thở hơn chút đỉnh.

Còn ở miền Nam thì khác. Khác khá nhiều. Khác hơn về thái độ của người tự ứng cử cũng như cách hành xử của người chịu trách nhiệm. Ứng viên nầy ở vùng tận cùng của đất nước, nổi tiếng nhờ tố cáo tham nhũng đưa cả bọn bị tố cáo vô tù, nên được bà con quý mến. Trong một tiệc nhậu, khi có hơi men “đủ để bốc” và được bạn nhậu vỗ tay ủng hộ ra tự ứng cử, ứng viên nầy cao hứng lấy phone gọi ngay cho Quan đầu Tỉnh, vì cũng là chỗ thân tình, để thông báo. Không có gì ngạc nhiên khi nhận được cái gật đầu rất nhanh và hẹn gặp mặt ngay hôm sau để bàn chi tiết. Sáng ra, dã rượu, biết việc đêm qua chỉ là bốc đồng vì hơi men, nên phân vân, muốn rút lời. Đến lúc đó, bị bạn bè “gài độ” thêm “đây là chuyện không phải có thể đùa giỡn được”! Cuối cùng thì… đàng nào cũng đã lỡ rồi! Tên người tự ứng cử nằm chung với 2 người, cấp Trung ương đảng, được đề cử. Đến lúc “vận động”, đi đến đâu thì người tự ứng cử cũng được bà con hoan hô, còn 2 vị kia coi như không có mặt tại chỗ! Vì thế Quan đầu Tỉnh lo sốt vó (!) cứ tưởng chỉ dùng tên người tự ứng cử làm trái đệm cho 2 vị kia, ai ngờ! Cuối cùng thì Quan đầu Tỉnh đành phải ra chỉ thị mật: “Địa phương nào để người tự ứng cử thắng thì sẽ bị kỷ luật”!

Khi đã “tai qua nạn khỏi” và sự thật vỡ lỡ Quan đầu Tỉnh mời người tự ứng cử một chầu nhậu. Cuộc nhậu nầy chỉ riêng giữa 2 người, để “xuề xòa”!

Như vậy thì từ quyết định tự ứng cử đến cách bị loại bỏ khác hẳn với miền Bắc, miền Trung. Vì tự ứng cử cũng chỉ là chuyện bốc đồng và cách loại bỏ cũng như giải hòa sau đó đều “lè phè”, vẫn đậm chất “nước nổi” Nam kỳ!

3 trường hợp trên chỉ là chuyện nhỏ! Nhưng từ cái nhỏ đó cho thấy cái lớn. Cái lớn là mức độ hung hiểm trong não trạng của cán bộ cộng sản vùng miền khác nhau. Nơi nào bị cộng sản thống trị lâu dài nơi đó mức độ nham hiểm cao hơn.

Vì thế cộng sản miền Bắc giống rặc cộng sản Tàu. Cộng sản miền Trung vẫn cố gắng giữ chút chút tính nguyên tắc. Còn cộng sản miền Nam thì “lè phè”, cố hữu (?)

Có thể đây là nguyên nhân ông Đinh La Thăng, một Bắc kỳ rặc, được chọn làm Bí thư Tp Hồ Chí Minh, là “đầu tàu” về kinh tế cả nước và cũng là “đầu tàu” về tính bộc trực Nam kỳ nên dễ có nguy cơ bùng nổ Cách Mạng nhất.

Vừa nhận nhiệm vụ, ông Đinh La Thăng được báo chí nhà nước theo dõi đến từng bước chân để quảng cáo. Từ việc ra chỉ thị làm đường, sửa nhà cho “mẹ anh hùng”, tìm thị trường tiêu thụ sữa cho người nuôi bò ở Củ Chi, đến tuyên bố phải giảm ngay tệ nạn xã hội trong vòng 3 tháng, rồi thực hiện ngay đường dây điện thoại “nóng” để ông trực tiếp nghe ngóng phản ứng… dĩ nhiên tất cả đều với mục đích cố gắng xoa dịu cho bằng được sự căm phẫn của người dân trước khi nổ ra biến cố. Giữa những quảng cáo ầm ĩ đó thì, hôm 17/2, người dân tự động đứng ra tổ chức lễ Tưởng niệm 30 ngàn người Việt đã hy sinh để bảo vệ biên giới ở phía Bắc, chống quân xâm lăng Tàu cộng, đã bị công an giả dạng côn đồ phá bĩnh!

Tệ nạn xã hội đầy dẫy là hậu quả đương nhiên của một chế độ thối nát, phải giải quyết là đúng. Nhưng tại sao một lễ bày tỏ lòng biết ơn những người đã hy sinh vì đất nước, mang đậm tính chất truyền thống tốt đẹp như vậy lại bị phá hoại trong lúc ở Hà Nội thì tạm yên?

Câu trả lời là vì cách người dân phản đối chế độ giữa 2 miền Nam Bắc khác nhau. Người miền Bắc thường dùng lý luận kiểu thâm Nho, như Thư ngỏ, Kiến nghị, Thỉnh nguyên thư… để “đạo đạt” ý kiến nên ít nguy hiểm trực tiếp. Còn người miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn Gia Định, thì thẳng thừng bằng hành động, như đã xảy ra trước năm 1975. Và mới nhất là vụ công nhân “nổi loạn” tại Bình Dương! Chính tính bộc trực nầy làm chế độ sợ hãi hơn là thâm Nho. Do đó phải chọn lãnh đạo có đầy đủ tố chất cộng sản hung hiểm để làm Tân Bí thư thành Hồ.

Nhưng với đặc tính hung hiểm đó liệu có thể khuất phục được người miền Nam hay không thì Đại hội đảng 12 vừa rồi tự nó đã phô ra rõ ràng. Sự chia rẽ cộng sản Bắc và cộng sản Nam là có thực. Đúng như câu nói nổi tiếng của ông Võ Văn Kiệt: “Có triệu người vui thì cũng có triệu người buồn”! Vì thế áp dụng “Bắc kỳ trị” tại miền Nam có thể có kết quả nhất thời nhưng tương lai sẽ đầy bất trắc. Bất trắc vì khi bản tính thẳng thắn bộc trực bị đè nén tối đa sẽ biến thành những quả bom được giấu kín trong lòng mà ngòi nổ đôi khi chỉ là những sự kiện rất tình cờ, nên khó lường.

Ngày trước người miền Bắc bị tuyên truyền đầu độc nên cầm súng vô Nam bắn giết anh em một nhà đã phải “sinh Bắc tử Nam”. Hàng triệu cái chết đó được đảng ban cho 4 chữ “Tổ Quốc Ghi Công”(!) Còn 30 ngàn người hy sinh để bảo vệ biên giới phía Bắc khi giặc Tàu cộng xâm lăng thì sao? Bia, thì bị đục bỏ chữ. Mồ mả, thì không cho hương khói. Sách sử giáo khoa không một dòng nhắc đến. Thế thì nói làm gì đến việc tổ chức được một Lễ Tưởng niệm cấp Quốc gia?

Tại sao? Tại sao vậy? Đây là câu hỏi mà sẽ có một ngày đảng CSVN phải trả lời cho đồng bào cả nước và lịch sử!

Vì thế cho dù có rình rang cố gắng giải quyết tệ nạn xã hội thì đảng CSVN cũng chỉ giải quyết được mặt nổi của vấn đề, còn mặt chìm chính là xương máu đồng bào và tội bán nước cầu vinh thì vẫn đang sờ sờ trước mắt!

Bi hài kịch phản đối Trung Quốc - Tác giả Người Buôn Gió



Sau hội nghị cấp cao Asean và Hoa Kỳ tại Sunnylands vào hồi tháng 1 năm 2016. Trung Quốc tiếp tục tên lửa và máy bay đến những hòn đảo ngoài biển Đông mà họ xâm chiếm được của Việt Nam. Biến nơi đây ngày càng trở thành một căn cứ quân sự khổng lồ. Đe doạ uy hiếp đến an ninh trên biển Đông.

Hành động của Trung Quốc thể hiện ý chí coi thường những vấn đề an ninh biển mà hội nghị Sunnylands lo ngại.

Việt Nam và Phi Luật Tân là hai nước nạn nhân lớn nhất bởi hành động xâm lược của Trung Quốc.

Trước hành động của Trung Quốc gần đây nhất, người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao Việt Nam ông Lê Hải Bình đã lên tiếng phản ứng như thường lệ. Nhưng trong âm điệu có phần gay gắt hơn, phát ngôn của ông Bình vào ngày 25 tháng 2 năm 2016 có những từ trước đó không có, khi đề cập đến hành vi của Trung Quốc trên biển Đông là xâm phạm chủ quyền, đe doạ an ninh hàng hải, hàng không và hoà bình khu vực.

Cũng vào ngày 25 tháng 2 năm 2016 một cuộc biểu tình phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc đã diễn ra tại Manila, thủ đô Phi Luật Tân. Báo Dân Trí đưa tin nói rằng sinh viên Việt Nam và sinh viên quốc tế tại Phi biểu tình phản đối Trung Quốc quân sự hoá ở biển Đông.

Hãng truyền thông BBC đưa tin với tiêu đề Sinh Viên Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc.

Theo CNN cuộc biểu tình có khoảng 100 người.

Cuộc biểu tình thu hút rất nhiều hãng truyền thông quốc tế có mặt đưa tin. Nhưng một điều đáng buồn mà BBC và Dân Trí đều không nói rõ. Chỉ có khoảng gần chục sinh viên Việt Nam và tầm 5 sinh viên của các nước Lào, Đông Timor, Miến Điện, Hàn Quốc tham gia. Những sinh viên này là bạn bè của mấy sinh viên người Việt Nam đang học tại Phi.

Trên những tấm hình diễn tả về đoàn biểu tình cho thấy, những người mặc áo quốc kỳ nước CHXHCH Việt Nam có đến 90 % là người Phi nghèo khó, được hai người phụ nữ Việt Nam huy động từ các vùng quê đến để biểu tình. Những người Phi mặc áo cờ đỏ sao vàng này chỉ biết hô một vài câu Chi Na Gét Ao. Thật bi hài có lúc họ ngắn gọn câu khẩu hiệu Trung Quốc ra khỏi biển Việt Nam thành Chi Na Việt Nam.

Hãy nhìn những khuôn mặt của người biểu tình mặc áo quốc kỳ CHXHCN Việt Nam để rõ hơn.

Thật bi hài, trước tình hình Trung Quốc gia tăng ở biển Đông. Dư luận quốc tế đổ dồn ánh mắt theo dõi động thái của các nước có liên quan, đặt biệt là Việt Nam và Phi Luật Tân. Thiết nghĩ việc nhà nước Việt Nam cho vài sinh viên Việt Nam ở Phi tổ chức biểu tình cũng phù hợp. Ngay cả chuyện không đủ người, phải thuê người dân Phi đóng giả cũng thông cảm. Vì hoàn cảnh ở Phi không lấy đâu ra nhiều sinh viên hay người Việt đến thế.

Nhưng để tạo được sự quan tâm của dư luận ủng hộ, bênh vực cho mình trên phương diện đối thoại, ngoại giao thì lúc này nhà nước Việt Nam cần phải có một thái độ nghiêm túc. Đất nước Việt Nam không hề thiếu những người nhiệt huyết sẵn sàng đi biểu tình phản đối Trung Quốc để ủng hộ tiếng nói nhà nước, gây sự chú ý của dư luận mà nhà nước không phải bỏ tiền thuê, tiền mua áo, cờ, khẩu hiệu. Việc thuê người bản xứ đóng giả sinh viên Việt Nam biểu tình không thể nào qua mắt được các phóng viên quốc tế lão luyện. Họ chán đến nỗi không buồn phỏng vấn những người mặc áo đỏ sao vàng. Mặc dù họ rất cần tin tức để lên án Trung Quốc. Thái độ của đông đảo phóng viên quốc tế có mặt tại cuộc biểu tình hôm đó cho thấy sự thất vọng tràn ngập của họ với tinh thần đấu tranh giữ chủ quyền của dân tộc Việt Nam.

Tại sao dân chúng Việt Nam sục sôi sẵn sàng biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ, nhà nước Việt Nam không cho phép, trái lại còn đàn áp bắt bớ đe doạ. Trái lại bên ngoài lại làm trò lố bịch đi thuê người lộ liễu đóng giả biểu tình thay cho mình. Như thế chẳng phải là bôi bác dân tộc mình hay sao.? Người ngoài họ sẽ nghĩ gì về việc nhà nước Việt Nam thuê những người Phi nghèo khó đi biểu tình hộ cho Việt Nam.?

Niềm tự hào lại thành nỗi nhục, vì nó được giàn dựng giả tạo một cách trắng trợn.

Khi quốc ca Việt Nam cất lên thì đoàn người biểu tình áo đỏ sao vàng cười nói vô tư, đến khi quốc ca Phi cất lên một số theo bản năng đặt tay lên tim cất tiếng hát quốc ca Phi.

Gần như hầu hết những người Phi mặc áo đỏ sao vàng đi biểu tình chống Trung Quốc tại Manila hôm 25 tháng 2 vừa qua đều do một bà già gầy gò người Việt Nam đội nón lá đưa đến. Bà đội nón làm việc một bà Việt Nam khác béo tốt, trắng trẻo đeo túi xách tay cầm tờ chương trình biểu tình. Bà gầy gò đòi hỏi về việc thêm tiền cho vấn đề nào đó, hai bà đôi co một lúc rồi cũng đi đến thoả thuận.

Cuối cùng đến đoạn quốc ca Việt Nam cất lên trên loa, đoàn người biểu tình áo đỏ sao vàng vẫn cười nói vô tư. Khi quốc ca Phi cất lên một số theo bản năng đặt tay lên tim cất tiếng hát quốc ca Phi.

Thật ê chề cho dân tộc Việt Nam. Lẽ ra nhà nước Việt Nam không cần phải làm cuộc biểu tình như thế tại Phi, có hàng ngàn hàng triệu người Việt ở khắp nơi có thể tổ chức biểu tình quy mô và đủ kiến thức để trả lời rành rọt về tình hình biển Đông với phóng viên quốc tế. Lẽ ra phải để người dân Việt trong nước tự tổ chức biểu tình chứ không phải mượn đất Phi thuê người diễn hộ.

Làm thế này, chỉ chuốc thêm nhục nhã cho đất nước mà thôi.

Bình mới, rượu cũ và bệnh mau quên của người Việt hải ngoại - Tác giả Thạch Đạt Lang



Bình mới, rượu cũ hay bình cũ, rượu mới là những thành ngữ được sử dụng trong dân gian.

Câu bình mới, rượu cũ được dùng để ám chỉ những sự việc chỉ thay đổi hình thức bề ngoài còn nội dung bên trong vẫn như cũ hay là vũ như cẫn.

Còn bình cũ, rượu mới thì ngược lại, nội dung thay đổi hoàn toàn, chỉ có hình thức được giữ nguyên.

Ở đây tôi chỉ muốn nói đến chuyện bình mới, rượu cũ mà thôi.

Tại sao? Bởi vì nó dính dáng đến một căn bệnh trầm kha mà nhiều người Việt tị nạn cộng sản đang mắc trầm trọng, đó là bệnh mau quên.

Bệnh mau quên này không dính dáng gì tới bệnh Alzheimer hết. Bệnh Alzheimer, còn được gọi là bệnh lú lẫn thường gặp những người già khoảng từ 75-80 tuổi hoặc hơn do tế bào não bị thoái hóa.

Bệnh mau quên ở người Việt hải ngoại mà tôi nói đến trong bài viết này thường chỉ tấn công vào thế hệ di dân đầu tiên. Đó là những người tương đối lớn tuổi, nhất là những người độc thân, li dị vợ, sống ở hải ngoại, có tiền bạc rủng rỉnh, thời gian rảnh rỗi hoặc những kẻ tham lợi, ham tiền, hám danh.


Họ có thể là những người đi từ tháng tư năm 1975, những người vượt biên sau đó hoặc đi theo dạng đoàn tụ gia đình ODP, cũng có thể thuộc dạng nhân đạo cho tù nhân cộng sản trên 3 năm HO…, nhưng nói chung đầu óc họ bình thường, tế bào não chưa bị suy thoái.

Sao lạ vậy cha ( nội ) ? Đầu óc bình thường, não chưa hư hại mà lại mau quên?
Thì cũng phải có lý do. Lý do nói ra, nghe ( hơi bị ) mắc cười. Đó là tại họ uống nhằm rượu, loại bình mới, rượu cũ.

Chà! Khó hiểu à nghen. Sao uống nhằm rượu cũ, bình mới lại mắc bệnh mau quên? Mà rượu đó có tên chi, nước nào sản xuất?

Xin thưa! Đó là rượu Hòa Hợp, Hòa Giải Dân Tộc do nước cộng trừ xã hội chủ nghĩa Việt Nam sản xuất độc quyền, có Trây đờ Mạc (Trade Mark), giấy phép nấu rượu ( lậu ) đàng woàng.

Người uống thứ rượu này rồi, đầu óc thường lâng lâng, sảng khoái, thấy yêu đời hơn lúc bình thường, trở nên dễ dãi, vui tính, đến lúc quá độ thì mất ( mẹ ) khả năng suy xét, tính toán, thấy người đãi mình uống rượu nói gì cũng đúng.

Thật ra cũng không phải ai cũng dễ dàng say thứ rượu Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc, dù mùi bốc rất thơm nhưng cũ rích, mới ngửi thì không thấy vị chua chua nhưng lâu dần sẽ thấy khó chịu. Dù thế nhiều người uống cả chai, vẫn tỉnh táo, biết suy xét, tính toán đâu ra đó nhưng lại… giả vờ say, để…mưu lợi cho mình.

Thiệt sao? Kể nghe coi tay nào là bợm thứ thiệt đi!

Nhiều lắm. Để kể sơ vài tay „cộm cán“ dân chơi quốc tế cầu ba cẳng nghe.

Đó là Trần Trường, Trịnh Vĩnh Bình, Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, Tô Văn Lai, Khánh Ly, Hoàng Duy Hùng…Ôi chao, nhiều lắm lắm, nhớ hổng thấu.

Mới nhất đây còn có một người được cộng sản VN phong cho danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú (NSUT) cao hơn Nghệ sĩ nhăn răng một bậc (thềm hoang) là diễn viên hài (người miền Nam gọi là diễu) Hoài Linh.

Nhưng trao tặng danh hiệu là một chuyện, muốn làm ăn hay „sô-óp“ (Show off) chuyện gì thì cũng phải biết nguyên tắc „đầu tiên“ là… tiền đâu?

Chàng diễn viên hài này muốn xây cái đền thờ Tổ nhưng chưa học được mánh lót tay nên bọn Mafioso địa phương đếch thèm đọc cái bằng phong tặng danh hiệu NSUT, chúng chỉ biết nguyên tắc đầu tiên thôi, không có thì tổ tiếc gì bọn ông cũng cho giật sập.

Còn thứ lau nhau như Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn Ngọc Lập thì khỏi nói làm chi ( cho má nó khi ), đông như rươi nhưng chưa gặp thời nên chưa được đem ra trình diễn thôi.

Những „cộm cán„ vừa nói bên trên thuộc loại bợm rượu hàng sư tổ, uống không bao giờ biết say, dù là rượu Hòa hợp. Hòa Giải Dân Tộc ngâm với nghị quyết 36 hay 35+1 cũng không thấm với họ.

Có điều họ không say, nhưng lại đóng kịch mình say. Bởi mồm mép họ trơn như mỡ, nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong, uống rượu HHHGDT vào rồi là họ hót như khướu, rất được lòng kẽ đãi rượu. Kẻ đãi rượu họ là cái đám Mafia ở Hà Nội, mấy thằng chuyên nấu rượu lậu cũng đâu có ngu, tụi nó cũng biết là những tên kể trên chỉ giả vờ say để kiếm chác chút đỉnh.

Những câu nói để đời của đám „cộm cán“ như – Nơi kết thúc cũng là nơi bắt đầu, Tôi chỉ chống gậy chứ không chống cộng…đáng được ghi vào Ranh Ngôn Thế Giới.

Mấy thằng Mafiosi ở Hà Nội là bậc thầy về kịch nghệ, tổ sư của chúng là lão già quê quán ở Nghệ An, chết được ướp xác nằm chình ình trong cái lăng ở Hà Nội, ám quẻ toàn dân mấy chục năm qua.

Chính lão là người nghĩ ra „rì síp“ (receipt) rượu Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc đó chứ ai. Có điều ngày xưa nó mang nhiều tên khác nhau như Cải Cách Ruộng Đất, Cởi Trói Văn Nghệ Sĩ, Trăm Hoa Đua Nở…nhưng chất rượu để bào chế chỉ có một thứ căn bản là chuyên chính vô sản, nói tóm lại những cái tên nghe rất ư là hấp dẫn, ngọt như mía lùi, bùi như đậu phụng… chỉ để mà mắt người uống. Chính vì vậy mà không khối người tưởng thật, đến lúc bị te tua, tù tội, tan tành xí quách thì đã trễ.

Những kẻ nấu rượu biết rượu của chúng có chất gì ở trỏng, phải biết người uống vào phản ứng ra sao chớ. Chúng chỉ cần liếc con mắt qua một cái là biết đứa nào say thật, đứa nào giả, nhưng chúng là cáo già nên vờ như không biết.

Thế là kẻ cắp gặp bà già. Con điếm gặp thằng ma cô. Khi con điếm còn đem lại lợi lộc, tiền bạc thì thằng ma cô để yên. Khi không còn vắt được sữa từ con điếm nữa thì thằng ma cô cho đi tầu suốt ngay.

Cái gương Trịnh Vĩnh Bình, Trần Trường còn sờ sờ ra đó nhưng cái lũ „cộm cán“ đâu có sợ, bởi tiền nhiều quá, danh sáng quá, lơi lộc vô khối. Đàn ông thì sáng rượu sâm banh, tối sữa bò, chân dài đè chân ngắn. Đàn bà thì kim cương, hột soàn, thẩm mỹ viện, lái phi công trẻ…

Uống vào rồi thì mấy thằng đãi rượu có đào mả cha lên cũng ráng nhịn, bởi đã thấm nhuần câu „ Một sự nhịn là chín sự nhục“.

Nếu cho rằng lòng tham lấn áp cả lý trí, nhân cách cũng không đúng với đám người này, bởi họ làm chó gì có liêm sỉ, lòng tự trọng để bàn đến lý trí. Nếu có tư cách, biết suy nghĩ, tự trọng thì họ đã thấy ngay mùi chua lét của rượu HHHGDT, không nhổ ra rồi lại liếm.

Tiền bạc, danh vọng làm mờ mắt họ khi rượu được đem ra. Mùi thơm ngọt ngào, êm dịu bốc điếc mũi khiến họ quên tuốt chuyện ngày nào vội vàng, hấp tấp vứt bỏ nhà cửa, chạy quắn đít dọt lên máy bay,, ra tàu hải quân hoặc liều mình leo lên những con thuyền ọp ẹp, chất đầy người như cá Sardine để thoát ra khỏi cái địa ngục, mà đường vượt thoát chín phần chết, một phần sống.

Cách đây hơn 2 năm có một chàng vốn là võ sĩ kick-boxing khá nổi tiếng, mỗi lần thi đấu mặc quần có hình lá cờ vàng ba sọc đỏ dọc bên hông, trước khi đấu, sau khi thắng thường cầm một lá cờ vàng to hơn chạy quanh hoặc quấn vào người, làm hãnh diện không ít những kẻ thích ăn theo.

Đùng một cái, tên này về VN tham gia đóng phinh, dân miền Nam gọi là đóng tuồng, dậy võ…làm những kẻ hâm mộ, ăn theo, trơ mắt ếch lên nhìn, chửi thề tá lả. Nghe đâu hắn cũng nốc vài bốn lít rượu HHHGDT.

Không phải là võ sĩ nổi tiếng, thắng nhiều trận đấu quốc tế mà mặc quần có cờ vàng ba sọc đỏ bên hông, lạng quạng ra đường, dạo phố Bolsa là rất dễ ăn đòn.

Nhớ dạo cách đây ít lâu, bọn nấu rượu HHHGDT thấy rượu để lâu, không hâm lại coi bộ có mùi chua chua, bèn cho tên Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng ngoại giao cho ngâm thêm một vị thuốc bằng cách lên thắp nhang nghĩa trang quân đội VNCH với một số người, nghe đâu cũng đã sương sương vài bốn xị HHHGDT.

Một số hình ảnh được đưa lên In Tờ Nét cho thấy Sơn và mấy người chung quanh xì xụp vái lạy trước mấy ngôi mộ hoang vắng, không người chăm sóc trong cái nghĩa trang chôn cất chiến sĩ VNCH năm xưa, nay trở nên thật tiêu điều, ảm đạm.

Tiếc thay, vị thuốc tăng lực cho thứ rượu chua lét không có tác dụng cho lắm. Chỉ có một thiểu số ăn chịu với chúng lên tiếng hụ hợ chút đỉnh cho trò thương vay, khóc mướn này.

Như đã nói cộng sản trơ tráo, gian ác, lẽo lự, mặt dầy hơn mặt thớt, chúng không biết ngượng, biết nhục là gì. Chúng sẽ dụ dỗ NVHN bằng đủ mọi cách, đủ mọi mánh khóe ma đạo râu rìa, miễn sao đạt được mục đích NVHN bớt lên án, vạch mặt những trò bẩn thỉu, đê tiện, gian ác, hèn hạ của chúng ra trước công luận quốc tế là coi như chúng thành công.

Lịch sử đã chứng minh, từ ngày thành lập đảng CSVN đến nay, chưa và cũng sẽ không bao giờ có chuyện người cộng sản VN thật sự mong muốn hòa hợp hòa giải giữa họ với người dân, đừng nói chi tới chuyện giữa họ với người Việt hải ngoại.
Từ cuộc cải cách ruộng đất trong thời gian 1949-1956 giết hàng trăm ngàn người dân vô tội, Hồ Chí Minh cũng chỉ đóng kịch, giả vờ khóc lóc, xin lỗi đồng bào miền Bắc là đã phạm sai lầm cho đến thảm sát tại Huế vào Tết Mậu Thân 1968, đảng CSVN chưa một lần lên tiếng nhận tội hay tỏ vẻ ăn năn, sám hối…

Tồi bại hơn nữa, CSVN còn tìm cách bào chữa, chạy tội, đổ lỗi cho Mỹ và quân đội VNCH là thủ phạm vụ tàn sát Tết Mậu Thân ở Huế.

Những người chủ trương hòa hợp, hòa giải với cộng sản VN chỉ là những kẻ không học được những bài học lịch sử.

Người Việt tị nạn CS nếu biết suy nghĩ, có lòng tự trọng, có liêm sỉ chắc chẳng ai thèm uống thứ rượu độc do Hà Nội chế biến cho dù có được thay đổi bình mới, thơm ngon, quyến rũ tột cùng, bởi đằng sau mùi vị hấp dẫn, ngọt ngào đó là những chất độc, những cái bẫy nguy hiểm đang chờ họ sa vào để thộp cổ, nắm gáy, kiểm soát, sai khiến họ và như thế họ đã gián tiếp góp phần vào việc duy trì chế độ cộng sản Việt Nam..

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

Hà Nội gió !!! - Tac gia Trần Mộng Tú



Gió mùa đông bắc làm em khóc

Hà Nội, anh ơi phố rất gầy!

(tmt)

Tôi trở về nhà sau một chuyến bay dài đỏ mắt. Không biết ai là người đầu tiên đặt tên cho những chuyến bay đêm là 'đỏ mắt' thật là hay. Chập chờn giữa thức và ngủ cả mười ba, mười bốn tiếng thì chắc chắn mắt xanh như cô Kiều của cụ Nguyễn Du cũng thành mắt đỏ.

Chữ nghĩa mang ảnh hưởng đến đời sống tình cảm của ta rất nhiều, có những chữ mình không thể nào thay bằng chữ khác được.

Chúng tôi đi trong một Hà Nội đầy gió, người Hà Nội đặt tên cho gió này là Gió Mùa Ðông Bắc. Có không biết bao nhiêu thi sĩ, bao nhiêu nhạc sĩ đã xúc động về những cơn gió này và viết ra bao nhiêu tác phẩm làm thăng hoa đời sống con người để ngay cả khi đang sống trong một hoàn cảnh khó khăn nhất, con người vẫn tìm ra cái đẹp của nơi mình đang sống.

Khí hậu của tháng Mười Một và tháng Chạp âm lịch là khí hậu lạnh và đẹp nhất trong năm của miền Bắc. Gió hay trở lạnh đột ngột như một người đi xa bỗng trở về không báo trước.

Có thể mới buổi sáng trời còn rất ấm không có gì báo hiệu là một ngày lạnh, nhưng đến trưa gió ở đâu bỗng kéo về chật phố. Gió chen chúc vào đám đông đang đi trên đường, gõ cửa những ngôi nhà, hàng quán, ngồi sát vào những người buôn bán hai bên vỉa hè rất là hồn nhiên. Chẳng cần nói năng gì cả. Chỉ cần có mặt, tôi đến, tôi ngồi xuống và tôi ở lại.

Giống như Caesar ngày trước I came, I saw, I conquered. Thế là mọi người chạy ùa đi mua áo ấm để ngồi chung với gió.

Chúng tôi đã được đi, được ngồi chung với Gió Mùa Ðông Bắc trong suốt mười ngày ở Hà NộiBây giờ ngồi đây nhớ Gió Mùa Ðông Bắc, muốn khóc

Suốt từ Sài Gòn, đi xe ca theo tour Tiền Giang, Hậu Giang, Phan Thiết, Nha Trang, Hà Nội rồi bay ra Phú Quốc, ta nhìn thấy sự phồn thịnh luôn luôn đi bên cạnh nghèo đói một cách rất rõ ràng.

Miền Bắc, miền Trung ở quê vẫn còn khổ và nhiều người rất nghèo trong khi ở thành phố Sài Gòn, Hà Nội, hàng đêm người ta đổ xô ra phố tiêu tiền (không biết tiền ở đâu ra mà nhiều thế!) Ở những nhà hàng, những quán ăn thì người trong nước tiêu phung phí hơn Việt Kiều. Thử vào một chỗ ăn chơi như vào bar chẳng hạn, thì có thể chỉ nhìn chai rượu gọi sẽ nhận ngay ra ai là Việt Kiều ai là Việt Việt (chữ một cậu cháu tôi dùng để gọi người trong nước). Việt Kiều xài sang gọi chai rượu 150 mỹ kim, trong khi đó Việt Việt gọi chai rượu 1.500 mỹ kim. Tôi quê mùa, hỏi cháu:

- Chai rượu gì mà đắt vậy?

- Con không biết, nhưng thấy họ trả 1.500 mỹ kim cho chai rượu; họ đi năm, sáu người tiêu một buổi tối năm ngàn đô là chuyện nhỏ.

Nghe nói một tối tiêu năm ngàn đô là chuyện nhỏ thì chắc ai cũng biết cái xuất xứ của những số tiền nhỏ đó thật là mù mịt.

Ăn uống ở các tiệm bây giờ cũng đắt hơn gấp năm sáu lần của ba năm trước và không ngon. Trung bình chúng tôi ăn một bữa cho một người là từ ba cho đến bẩy mỹ kim. So với ở Mỹ thì rẻ, nhưng với tiền lương của một người trung bình là 700.000 đồng Việt- khoảng hơn 40.00 mỹ kim một tháng- thì làm sao trả được.

Tôi tự hỏi, Sài Gòn bây giờ hình như không ai nấu ăn trong nhà hay sao mà tối nào các tiệm, các quán cũng tấp nập khách ăn? Bao giờ nhìn chung quanh các bàn cũng rất nhiều người địa phương ngồi ăn, phần đông là giới trẻ, và trung niên. Trên bàn đầy ắp thức ăn và bia, nước ngọt.

Lương của một công chức không biết con số thật là bao nhiêu?

Tôi có một người em họ xa ở Hà Nội, làm phó giám đốc một công ty nhà nước gì không rõ mà anh đi xe BMW, khi chúng tôi tới thì vợ đang du lịch ở Singapore, con thì đi du học ở Mỹ, một năm hết ba mươi ngàn Mỹ Kim tiền học, chưa kể chi phí ăn ở. Nghe mà giật mình.

Theo cách anh nói chuyện thì ở Việt Nam bây giờ du học tự túc ở Pháp và Ðức như một phong trào cho các con ông lớn. Học giỏi hay không thì chưa rõ, nhưng mà đã là con của những ông lớn thì phải xuất ngoại, phải du học. Sang bên đó không học được thì ở chơi một thời gian, may mắn kiếm được người lấy thì ở lại, không thì về.

Nghe anh nói, tôi nhớ đến một ca làm việc của mình ở Mỹ. Khi tôi đến thăm tại gia cho một sản phụ được hưởng Phiếu Y Tế (Medical Coupon) tôi mới biết đó là một sinh viên Việt Nam du học tự túc, có bầu và ở lại. Cô là sinh viên du học mà không nói được một câu Anh Ngữ nào. Căn nhà cô ở thuê là một apartment water front. Tôi hỏi tiền đâu mà cô trả tiền nhà thì được cô ạ cho biết căn apt. này cha mẹ cô chuyển tiền sang mua, trả bằng tiền mặt, cho một người bà con có quốc tịch Mỹ đứng tên. Nghe mà giật mình, vì tôi biết căn aparterment đó ở Seattle ít nhất là 400.000 Mỹ kim, bởi gần sát mặt hồ.

Khi có những người giầu không rõ xuất xứ lợi tức như thế thì người nghèo có xuất xứ rất rõ ràng. Họ sống bằng những món tiền kiếm được hàng ngày rất khiêm tốn. Nếu đi dọc theo bờ hồ Hoàn Kiếm ta sẽ luôn luôn bắt gặp những người (một cụ già, hay một đứa trẻ đang tuổi đi học) bán vé số, hoặc nước trà. Bán vé số thì lấy vé của nhà nước đi bán lại mỗi vé số giá có hai ngàn, không biết lời được bao nhiêu? Trong khi đó giá một gói xôi khoảng bốn ngàn đồng- một Mỹ kim bằng 15.900 đồng-

Vốn liếng của người bán nước trà tất cả chắc chưa đến ba Mỹ kim: Một cái ấm ủ trong cái khăn cũ kỹ, vài cái ly thủy tinh nhỏ, năm ba cái kẹo lạc, kẹo vừng. Họ ôm cái gia sản bán buôn đó trong vòng tay gầy guộc, mời khách bên hồ. Hy vọng họ kiếm đủ cơm ăn cho một ngày hôm đó.

Ngay ở trong khu phố có tấp nập khách du lịch, thỉnh thoảng ta vẫn thấy một người gánh hai cái thúng hầu như chẳng có gì trong đó, chỉ có vài ba mớ hành, mấy củ su-hào, mấy quả chanh đem đi bán. Chắc đây là những thứ kiếm được trong vườn nhà. Tiền thu về may ra đủ cho một gói xôi, hay hai chiếc bánh mì không nhân.

Có cô bé lên năm cầm từng chiếc kẹo cao su lẻ bán cho du khách, cô bé nhỏ xíu, đen thui, ốm nhách mà cái mặt tươi như một bông hoa Mười Giờ chạy theo con gái tôi, đưa cái kẹo ra mặc cả bằng thứ tiếng Mỹ ngô ngọng, thấy vừa buồn cười, vừa tội nghiệp. Cô con gái tôi trêu cho em cười bằng cách nói tiếng Việt cũng ngô ngọng với em và gần như muốn bế em lên, vì em bé xinh quá!

Ôi tuổi thơ Việt Nam! Khi em lớn lên, em sẽ có ước vọng gì

Ði càng về miền quê càng thấy những người nghèo. Ở những nơi ruộng nước như lối vào Tam Cốc, Bích Ðộng ở Ninh Bình hay Suối Trong, Suối Ðục ở Chùa Hương thì những người dân quê vẫn ngâm một nửa người trong nước nguyên ngày mò ốc, lưới tép kiếm ăn. Một kí tép khoảng hai chục ngàn, ngâm nước nguyên ngày được khoảng ba đến năm kí, kiếm được 60.000 -100.000 đồng cho nguyên một gia đình bốn năm người, trong đó có cả tiền học cho con.

Trẻ con đi học cho biết đọc, biết viết rồi nghỉ vì không có tiền trả tiếp, lại đi ngâm mình dưới nước giống cha mẹ thôi. Suốt một đời họ ngâm dưới nước. Người chèo thuyền chỉ cho chúng tôi xem một vài nấm mộ chôn một nửa chìm dưới nước, nói là mộ của những ông bà cụ già suốt đời mò cua, xúc tép ở đây, họ muốn con cháu họ chôn mình như thế, vì họ đã có câu: 'Sống ngâm da, chết ngâm xương' để chỉ đời sống gắn liền với nỗi vất vả này.

Du khách Âu Châu đổ vào Việt Nam một ngày một đông hơn, sau sau vụ khủng bố 11/9/2001. Cả nước sống về nguồn lợi thu nhập được của du khách. Du khách nước ngoài vào, mang theo bao sự thay đổi. Việt Kiều đóng một vai trò không nhỏ trong môi trường này.

Mỗi người đem một ít về cho thân nhân, giúp vốn buôn bán, xây lại nhà cửa, mai mối cho lấy chồng nước ngoài. Cho nên ta thấy có những con hẻm lầy lội, nghèo nàn tự nhiên mọc lên một cái nhà hai ba, thậm chí bốn từng. Cửa kính, cửa sắt đứng cô đơn như một anh hề sau khi vãn hát. Những cô gái được tân trang từ đầu đến chân để lấy chồng nước ngoài, trông như những con búp bế vô hồn.

Ðã có một số cô bằng lòng lấy bất cứ ai, dù đó là anh cắt cỏ hay rửa chén bên Mỹ, bên Úc.

Ngay cả một anh ăn tiền tàn tật cũng vẫn lấy. Cứ lấy để đi đã, sang đó không ở được thì bỏ. Những câu chuyện đó bây giờ không có gì là mới lạ nữa, chỉ có sang bên đó mà sau năm năm không bỏ chồng thì mới gọi là 'Lạ'. Người không có thân nhân lo cho thì sẽ rơi vào bất cứ một bàn tay không lương thiện nào đó, và đã xẩy ra bao nhiêu thảm kịch. Ban đầu thì còn là chuyện thương tâm, sau đi đến nỗi quốc nhục.

Nhiều cô gái quê lớn lên trong cảnh nghèo sẽ làm bất cứ điều gì, không đắn đo để được thoát ra cảnh mò ốc, bắt cua, làm ruộng. Cô ở tỉnh thì chạy theo những nhu cầu vật chất và cũng một phần muốn có một cuộc sống nhàn nhã, không phải vật lộn với đời sống xã hội khó khăn hiện tại, nên họ không ngần ngại làm gái bao cho những người nước ngoài.

Chúng tôi đã gặp trên con đường từ Bắc vào Trung, ra Nam một vài cô rất trẻ, khoảng 17 đến 22 đi cặp đôi với những người đàn ông luống tuổi nước ngoài như Thụy Sĩ, Ðức, Pháp, Ðại Hàn, Ðài Loan.v.v. Trên bãi biển Phú Quốc nơi chúng tôi tắm, một lúc chúng tôi gặp ba người Ðức độ ngoài sáu mươi tuổi cùng tắm với ba cô gái Việt rất trẻ. Họ ngồi ngay ở mấy cái võng, và bàn ăn dưới gốc dừa cạnh chúng tôi. Họ nói tiếng Anh với mấy cô, mấy cô nói rất ít, ngoài lắc, gật và cười ròn rã. Một lúc sau có thêm một người nữa dắt một cô đến, họ làm quen và nhập bọn với nhau. Họ ngồi ngay cạnh chúng tôi, nên dù không chú ý cũng nghe rõ tiếng những người đàn ông nói với nhau:

- Gái ở đây hiền và dễ bảo hơn gái Sàigòn.

- Sống ở đây, cần bao nhiêu một tháng, kể cả tiền trả cho mấy cô này?

- Rẻ lắm, chỉ độ năm trăm mỹ kim thôi.

Hình ảnh mấy ông già da nhăn nheo đó đùa rỡn dưới biển với mấy cô má hồng còn lấm tấm mấy cái mụn dậy thì, trông chẳng khác gì cảnh ông nội, ông ngoại ra bơi với cháu.

Thật đáng buồn!

Tôi nhìn sang con gái tôi, cô đang nằm phơi nắng trong bộ áo tắm, cuốn tiểu thuyết The memoirs of a Geisha úp trên mặt, tôi thấy cô thật là may mắn biết bao! Cô được đi học, có có việc làm tử tế, cô kiếm sống được bằng kiến thức và lòng tự trọng. Nếu cô chẳng may sinh ra và lớn lên trong một cái làng, cái tỉnh nghèo nàn nào đó Việt Nam, không được đi học đến nơi, đến chốn, thì có gì bảo đảm cô sẽ không là một trong những cô gái đang bơi lội dưới kia? Cái nghèo khó luôn luôn kéo theo cái bất hạnh.

Giữa mênh mông sóng biển, nhìn những cô gái trẻ đang bơi trong nước, bỗng những cành đào Nhật Tân hiện ra trong trí tôi. Những cành đào hiếm hoi còn sót lại năm nay ở làng này vì người ta đang cào xới đất để xây những cao ốc trên đó. Rồi những cô gái làng này không còn hoa đào để bán, không còn đất để trồng cúc, trồng lay-ơn, trồng hoa hồng nữa. Họ sẽ đi đâu và sẽ làm gì để sống? Họ sẽ lại ra những bãi biển với những người đàn ông già như ông nội hay sao?

Khu đất cổ truyền trồng hoa, nổi tiếng về hoa đào Nhật Tân còn không cứu được, còn bị san bằng để xây cao ốc thì những cô gái Nhật Tân có ai cần để ý tới là họ sẽ trôi ra biển hay đi về đâu!

Người thanh niên hai mươi tám hướng dẫn tour cho chúng tôi than:

- Tụi con bây giờ, những người lợi tức thấp, khó kiếm vợ và kiếm bồ lắm. Họ cặp với người nước ngoài hết rồi cô ơi!'

Tôi hỏi.:

- Nhưng các cô ở miền quê như Phú Quốc này, thì làm sao gặp được những người du khác ở xa đến, trong khi họ lại không biết ngoại ngữ?

- Dễ lắm cô ạ. Cứ cô nào đi trước kiếm được một người thì lại chỉ dẫn giới thiệu cho cô sau.

Mấy ông du khách đó lại giới thiệu cho nhau. Cứ cái đà này thì con gái Phú Quốc chẳng còn ai cho tụi thanh niên chúng con ở đây nữa. Mấy tỉnh miền Tây bây giờ cũng thế hết, con gái họ bỏ đi Sàigòn kiếm sống bằng cách làm gái bao cả.

Anh ta nói như một tiếng than. Tôi ngồi im nghe không biết nên an ủi thế nào.

Ở Sàigòn thì gặp mấy người chạy taxi kể lể:

- Cô ơi! Mấy thằng cha Ðại Hàn bây giờ nó khôn lắm. Nó sang đây giành giật của Việt Nam vừa đàn bà vừa tiền. Nó không cần biết tiếngViệt, nó bỏ tiền ra thuê một cái mặt bằng, thuê bao luôn một cô vợ ở đây đứng trông tiệm (bán đồ cho khách du lịch) làm người ở và làm vợ tạm thời cho nó. Cô ta được trả vài ba trăm đô một tháng là mừng lắm rồi. Làm ăn một thời gian vài ba năm thôi, hết hạn, nó trả tiệm lại, trả cô nhà quê ra đường, ôm tiền về nước. Mấy thằng Ðài Loan cũng vậy.

- Còn mấy ông già Việt Kiều nữa cô ơi! Ðến tuổi hưu trí rồi, về Việt Nam kiếm một cô bồ chỉ bằng tuổi con gái, con dâu mình. Giữ đấy, như một thứ vợ nhỏ, cho một tháng hai ba trăm đô la. Mỗi năm đi, về hai, ba lần hưởng thụ. Cơm bưng, tình bưng đến tận miệng. Trong khi ổng không có ở đây thì các cô muốn làm gì thì làm, khi ổng qua thì các cô phải hoàn toàn phụng sự ổng là được rồi.

Anh nói thêm

- Chuyện này đều đều từ nhiều năm nay rồi. Các cô rủ nhau, dắt mối cho nhau, Ðại Hàn giới thiệu cho Ðại Hàn, Ðài Loan giới thiệu cho Ðài Loan, Việt Kiều giới thiệu cho Việt Kiều.

Mỗi người một tiêu chuẩn, một dịch vụ khác nhau. Ai cũng vui vẻ hài lòng cả.

Tôi nghe, mà lòng buồn ruời ruợi. Có lẽ những phụ nữ chọn cuộc sống này họ thấy còn hơn là phải sang Ðài Loan làm nô lệ cho cả một gia đình, hay bị bán vào những nơi họ không hề lựa chọn. Tôi nhớ đến một bản tin đọc được ở báo trong nước về một người đàn bà Việt Nam muốn sang Ðài Loan kiếm tiền giúp gia đình. Hai vợ chồng vay mượn một số tiền mười ngàn mỹ kim để được sang bên đó làm công nhân, hay ở mướn gì đó qua trung gian môi giới. Không biết vì một lý do đau thương, tủi nhục nào, người vợ đã không cho chồng biết, âm thầm chịu đựng rồi đi đến chỗ tự tử chết. Người chồng vừa đau đớn vừa bị món nợ mười ngàn mỹ kim hối thúc, tự tử chết theo vợ, để lại mấy đứa con thơ.

Thử hỏi có bản tin nào đau thương hơn bản tin này!

Trong khi đó thì ở một mặt khác của xã hội, những cô gái của cả Sài Gòn, Hà Nội bây giờ sống rất là thời thượng. Họ đi làm những công việc văn phòng chỉ để lấy danh nghĩa đi làm, họ có một nguồn lợi tức ở đâu đó cung cấp chuyện tiêu pha ăn, mặc hàng ngày cho họ mình không biết. Họ rất giỏi về lãnh vực tìm bạn Việt Kiều trên mạng. Mỗi tối ngồi hàng giờ để chat với một ai đó, rồi đưa đến hò hẹn. Một cậu Việt Kiều ở Mỹ hay Úc, trước khi về Việt Nam, có thể tìm trên mạng cho mình một cô bồ ra tận phi trường đón. Cô ta nói tiếng Anh tương đối, hướng dẫn các dịch vụ ăn chơi, cô chỉ bảo tận tình và cho cậu cái cảm tưởng là cô không đến vì tiền của cậu (cô có tiền rồi!) cô sẵn sàng mời cậu về nơi cô ở thay vì ở khách sạn (tình cho không, biếu không), cô hiền lành, chiều chuộng hết mình, rồi cô cho cậu biết cha mẹ cô là những người có địa vị trong xã hội, cô mời cậu ra Bắc hay lên Ðà Lạt, hoặc Nha Trang gặp họ. Trong khi chuyện trò, cô thường nói là 'Em không thích sống ở Mỹ', cô cho cậu cái cảm tưởng cậu là người may mắn, gặp được một cô không giống những cô mà trước đây cậu thường nghe tả. Có thể cậu Việt Kiều này sẽ gặp ông bố của cô bồ là một Kỹ Sư nhà nước hay một ông bác sĩ thật (Một bác sĩ xuất thân là y tá và được thăng bác sĩ nhờ tuổi đảng thâm niên). Và cô 'không thích sống ở Mỹ đâu' chỉ có nghĩa là cậu lấy cô rồi cậu sẽ ở lại Việt Nam, và cô có cơ hội vào quốc tịch Mỹ. Có trời mà biết những gì sẽ sẩy ra sau tấm màn sân khấu này.

Những vở kịch này hiện nay đang diễn ra thường xuyên ở Việt Nam. Những người thân quen ở Việt Nam chỉ biết dặn dò:

- Cháu coi chừng đấy, gái Việt bây giờ có cả ngàn chiêu, không biết đường nào mà đỡ đâu.

Tôi được nghe kể, còn một phương cách kiếm chồng nước ngoài cao hơn thế nữa là các cô con ông lớn thứ thiệt, có đăng ký tên trong những cái bar sang trọng. Khi chủ nhân thấy có một đám khách Việt Kiều trẻ nào, thuộc loại mặt mũi sáng sủa, lịch sự, học thức, ăn xài sang vào bar là lập tức họ thu dọn chiến trường, dẹp hết những cô tầm thường đang làm việc ở đó, gọi những cô gái con các ông lớn trong danh sách đến. Các cô ăn nói lịch sự, có học đến làm quen chuyện trò với khách, và sau một buổi tối, nhiều cậu đã được mời về nhà, giới thiệu với gia đình. Nhà sang trọng, có xe hơi, và tài xế riêng, cha mẹ niềm nở đón tiếp. Hỏi ra thì được biết cha mẹ các cô toàn là những nhân viên cao cấp của chính quyền cả. Những cậu được mời này, chắc chắn sẽ quay lại và kết thân cùng cô gái. Mọi việc kế tiếp thì chỉ có Trời mới biết là sẽ được xếp đặt như thế nào.

Ôi! Những chuyện quê nhà thì nói sao cho hết. Chuyện vui thì qua mau, chuyện buồn thì ở lại. Mỗi lần về là một lần xót xa. Cứ nhủ lòng thôi không về nữa. Thế mà một hai năm sau, nguôi ngoai một chút lại thu xếp quay về.

Hà Nội bỗng dung nhan đổi khác nhờ những cơn Gió Mùa Ðông Bắc. Thanh niên, thiếu nữ giấu trong chiếc áo len, áo dạ, những mơ ước lãng mạn của mình. Họ khoác tay nhau ngồi xuống những quán ăn đơn sơ ngay ở vỉa hè. Chuyền tay nhau những chén lục tào xá, bánh trôi, bánh chay. Họ ăn bằng mơ mộng của tuổi trẻ, ăn bằng hoang mang của những ngày cuối năm, ăn bằng nôn nao của mùa xuân đang tới. Gió lãng mạn, gió phiêu du, gió làm gầy những con phố, làm trái tim đập dịu dàng và làm những bài thơ bỗng nghiêng xuống, nằm sát vào những chiếc lá cuối đông.

Bây giờ ngồi đây nhớ Gió Mùa Ðông Bắc, muốn khóc.

Về Sài Gòn để được chen lách giữa những đám xe cộ, nhất là xe gắn máy. Ðể nhìn khói bụi mù đường, nghe những tiếng gọi nhau ơi ới, những tiếng rao hàng, hòa vào giữa tiếng xe nổ, tiếng còi xe inh ỏi. Ðể trong lúc chen lấn giữa dòng người, dòng xe, thỉnh thoảng lại nhìn cái bảng tên đường lạ hoắc, cố đoán ra trước đây là đường gì? Rồi chợt nghe đau nhói trong ngực về một kỷ niệm thân yêu cũ ở con đường mình đang đi. Nước mắt ứa ra, hình dung lại một buổi chiều êm ả đã xa lắm rồi.

Tình đã quan san từ đáy mắt (Ðinh Hùng)

Về để lại đi xuồng máy nguyên ngày trên Tiền Giang, ghé vào những rạch, chỗ người dân làm bánh tráng, làm kẹo dừa, đan võng, đan giỏ, để được ngắm những người dân miềm Nam giản dị, chất phác, nhìn những vất vả của người mẹ, người cha:

Quê hương là cây cầu khỉ

Khẳng khiu như cánh tay cha

Quê hương gánh hàng nặng trĩu

Mẹ về tất tả chợ xa

Quê hương áo bà ba trắng

Khăn lau lệ mẹ vắt vai

Quê hương mồ hôi cha đổ

Cho con miếng ngọt miếng bùi.

(tmt)

Về để đi ra Bắc, lên tận Yên Bái, đến ngôi nhà sát bên sông Hồng của người anh họ, được soi mặt trong thau nước múc lên ở lòng sông, có phù sa lắng hồng đáy chậu. Ðược ngồi trong một cái bếp còn đun củi, bám đầy bồ hóng, được dùng gáo múc nước, được ăn măng trúc, măng mai. Nhớ về câu thơ cũ trong bài Trấn Thủ Lưu Ðồn:

Chém tre đẵn gỗ trên ngàn

Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai

Miệng ăn măng trúc, măng mai

Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng

Về để được chen chân đi trong phố cổ Hà Nội nhỏ hẹp, có rác và cống trên từng bước đi, được đi trong nắng, trong gió Hà Nội nhớ lại thủa ấu thơ, ngơ ngác đi qua nhà thờ xưa như đứa bé tan Lễ ra, lạc mẹ:

Lâu lắm em mới về Hà Nội

đi trên viên gạch tuổi thơ ngây

gió mùa đông bắc làm em khóc

Hà Nội, anh ơi phố rất gầy!

(tmt)

Mấy ngày hôm nay Hà Nội lạnh, Hà Nội vào Tết, Hà Nội chạy ùa ra phố mua áo ấm, gió mùa đông bắc thổi vạt áo bay tung, hai mẹ con đi sát vào nhau, chen chân trong khu chợ đêm trong phố cổ. Cảm tưởng hương vị của một ngày cuối đông đang tan trong cổ mình như những câu thơ:

Hà Nội rủ nhau mua áo ấm

Gió mùa đông bắc thổi qua len

Khăn san quàng vội vào cổ gió

Trên vai một chiếc lá rơi nghiêng

(tmt)

Người, xe, hàng quà hai bên vệ đường cùng đan vào nhau, gần như dẫm lên chân nhau. Hàng Ðào với những cửa tiệm sang trọng bán quần áo tơ lụa cho du khách, Hàng Bạc lấp lánh những vòng vàng những xuyến bạc, và kiềng trạm, Hàng Mã một mầu đỏ đến căng từng mạch máu của đèn lồng, giây pháo giả, vàng mã. Người ta đổ xô đi mua về để đốt cho ông Táo lên trời. Cứ thế đi theo dòng người, hai mẹ con bập bềnh trôi.

Xin chào nhau giữa con đường

Mùa xuân phía trước miên trường phía sau

(Bùi Giáng)

Ðúng là mùa xuân đang về trước mặt cho con gái và sau lưng là cả một giấc miên trường của đời sống mà người mẹ đã đi qua.