khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Nguyễn Quốc Trụ bàn về nhạc của bên thua cuộc



Đã lâu lắm, khi Gấu tôi còn ở trong nước, vào cái “thời cực thịnh” của chiến thắng miền nam, trên tờ Quân Đội Nhân Dân hay tờ Nhân Dân [không Quân Đội], một độc giả, một cư dân của Thăng Long Thành đã “la làng”, về một cảnh tượng mà ông ta đích mắt trông thấy: đến nhà một người quen, ông bắt gặp cả một đám đoàn viên thành đoàn say sưa đờ đẫn nghe thứ nhạc mà Nguyễn hữu Liêm gọi là nhạc mất nước, [chữ của ông: nhạc tủi thân, bi đát],còn ông ta gọi là nhạc vàng.

Như vậy cả kẻ thắng lẫn người bại đều mê nó. Khổ đau sung sướng đều ở lòng này mà ra. Đâu có khác chi số phận của một nhạc sĩ và nhạc của ông ta: thứ âm nhạc đáng phỉ nhổ, ca sĩ này hát thì thành cách mạng, ca sĩ kia hát thì thành mất nước. Những kẻ thắng cần nó để đỡ cảm thấy tủi nhục vì đã chiến thắng, những kẻ thua, sau khi gửi cả tỉ tiền mỗi năm về cho thân nhân họ hàng, biết chắc chắn một điều, tiền này phải qua tay Đảng rửa sạch đi thì mới được đem ra tiêu xài, vì là tiền Mỹ Nguỵ, họ cần thứ nhạc khốn kiếp đó, để an ủi, dẫu sao chỉ có thứ âm nhạc này là làm cho mình đỡ buồn, đỡ cảm thấy nhục vì ăn nhờ ở đậu nơi xứ người.

Như thế, theo tôi, nhạc vàng nhạc sến nhạc lưu vong nhạc bất hạnh… sẽ còn sống mãi, với dân tộc bất hạnh là chúng ta. Có nó, còn đỡ khổ. Không có nó, còn khổ nữa!

Bởi vì cứ giả sử cái hệ lụy bi đát được vuơn lên, hay được vượt thoát, thì cái giấc mộng làm nên lịch sử kia, quả là đáng sợ thiệt!

Và cái quyền lực, ý chí hùng bá đó, ở đâu, hay lại cũng lấy ra từ... Nietzsche?

Mùa Giáng Sinh đầu tiên trong tù của CSVN, 1975- Tác giả Nguyễn Mạnh Tiến



Từ cuối năm 1974, chiến cuộc VN thay đổi hẳn vì sự chênh lệch giữa hai bên về tiếp tế và hỏa lực ngày càng rõ nét. Phía QLVNCH thì quân viện đã bị Quốc Hội Mỹ cắt giảm trầm trọng nên hỏa lực sút giảm thấy rõ. Phe Cộng sản thì được Nga và Trung Cộng tăng cường việc trợ ồ ạt, tải vào Nam một số lượng khổng lồ vũ khí gồm cả xe tăng hạng nặng và trọng pháo tối tân nhất. Tháng Ba năm 1975, tỉnh Phước Long bị CS đánh chiếm, không lâu sau đó đến lượt Ban-Mê-Thuột thất thủ, mở đầu cho những tổn thất và di tản liên tục của phía VNCH, đưa đến ngày Quốc Hận 30/4 khi miền Nam VN hoàn toàn bị CS chiếm.

Vào những ngày cuối của cuộc chiến, đơn vị tôi đóng tại Gò Dầu Hạ, cùng với Sư Đoàn 25 BB phụ trách mặt trận Tây Ninh, lúc bấy giờ đang bị áp lực nặng nề từ một lực lượng địch quân đông đảo gấp nhiều lần, với vô số xe tăng và trọng pháo, liên tục tấn công và pháo kích vào các vị trí đóng quân của ta. Chiều ngày 28/4, sau khi bị mất liên lạc với Quân Đoàn và Bộ Tổng Tham Mưu, trước tình hình vũ khí ngày càng hao hụt mà không có tiếp tế, cũng chẳng còn yểm trợ pháo binh hay phi cơ, lại phải chịu hỏa lực pháo khủng khiếp của địch, đơn vị quyết định di tản, mở đường máu băng đồng chạy về hướng Hậu Nghĩa. Chạy suốt đêm, bị địch truy kích liên tục, đơn vị rã thành những nhóm nhỏ. Đến sáng 29/4 thì nhóm của tôi gồm chừng hơn trăm người bị bộ đội CS vây kín. Kiểm lại thì chẳng còn bao nhiêu súng đạn, chúng tôi đành chịu bị địch bắt và giải vào nhốt trong một khu rừng thuộc mật khu Chà Rầy.

Ngày hôm sau thì nghe tin sét đánh: Dương Văn Minh đã đầu hàng, Việt Nam Cộng Hòa đã chính thức bị khai tử! Nhiều anh em trong chúng tôi đã bật khóc, lòng vô cùng đau đớn trước cái chết nhanh chóng không ngờ của miền Nam thân yêu.

Sau 1 tuần lễ bị giam, đến sáng sớm ngày 6/5, bộ đội và du kích CS tập họp hết mấy trăm tù binh VNCH bị giam tại khu rừng đó lại, đọc “Lệnh Tha” của “Cách Mạng”, thả tất cả mọi người vô điều kiện không phân biệt cấp bậc, cho về “trình diện tại địa phương”, chỉ cần “chấp hành tốt các qui định của chính quyền mới”. Không những thế, “Cách Mạng” còn phát cho mỗi tù binh mấy chục bạc để mua vé xe đò về nguyên quán!

Chúng tôi ngẩn ngơ, vì không ngờ họ lại thả mình dễ dàng như vậy, trong lòng không khỏi lấy làm lạ, có phần thầm phục cái “mã thượng” của “Cách Mạng”! Đi bộ mấy tiếng đồng hồ ra đến bến xe Trảng Bàng, chúng tôi gặp lại rất nhiều đồng đội bị bắt và giam ở chỗ khác, cũng được thả về, trong đó có cả ông Trung Tá Liên Đoàn Trưởng, mấy ông Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng. Lại càng ngẩn ngơ, càng thấy “Cách Mạng” sao mà “khoan hồng nhân đạo” quá sức tưởng tượng!

Về nhà, tôi bước vào trước sự ngạc nhiên sung sướng của gia đình, vì thằng con bấy lâu mất tích ngoài mặt trận tưởng đã chết, nay bỗng trở về như một bóng ma! Trong những ngày sau đó, rất nhiều bạn bè của tôi, phần đông cũng là sĩ quan rã ngũ, nghe tin tôi về thì ghé thăm. Nghe chuyện phóng thích vô điều kiện mà tôi là chứng nhân trực tiếp, ai cũng lắc đầu le lưỡi, phục “Cách Mạng” sát đất!
 Vài tuần sau đó, có lệnh tập trung các anh em binh sĩ, hạ sĩ quan “học tập tại chỗ” 3 ngày. Rồi sĩ quan cấp tá trở lên “trình diện học tập, đem theo 1 tháng tiền ăn”. Cấp tá vừa đi xong là đến bọn sĩ quan cấp úy chúng tôi bị kêu trình diện, “đem theo 10 ngày tiền ăn”. Tôi đến trình diện tại trường nữ trung học Gia Long vào chiều ngày 23/6/1975, gặp rất nhiều bạn bè cũng trình diện tại đó. Bữa ăn chiều hôm ấy, “Cách Mạng” đặt nhà hàng Soái Kinh Lâm ở Chợ Lớn nấu đồ ăn tầu mang vào phát cho anh em ăn. Ai nấy đều phởn phơ vui vẻ, cứ ngỡ rằng chỉ có 10 ngày mà ăn uống ngon lành thoải mái như thế thì có nhằm nhò gì! Ở trường Gia Long mấy hôm, đến chiều 27/6 một đoàn xe Molotova đến chở chúng tôi đi suốt đêm, đổ vào Trảng Lớn. Ở đó, cán bộ CS mà chúng tôi phải gọi là “Quản Giáo”, chia chúng tôi ra thành đội, thành tổ, vào ở trong những căn nhà bỏ hoang của một trại lính cũ. Họ kêu các đội lên lãnh thực phẩm mang về tự nấu, gồm gạo mốc, rau muống đã gần hư thúi và muối hột. Chúng tôi bắt đầu cảm thấy hơi kỳ kỳ, ngờ ngợ, nhưng vẫn còn bám vào cái tin tưởng “10 ngày”. Rồi màn tự khai đầu tiên xẩy ra, rồi tập họp học tập “Nội qui, Qui định”, “8 câu hỏi nhận thức”… 10 ngày qua đã lâu mà chẳng thấy động tĩnh gì, trong khi mọi chỉ thị, sinh hoạt đều mang dấu chỉ của một sự ở lại lâu dài.

Sự tương phản rõ rệt giữa thái độ “mã thượng” của “Cách mạng” lúc đầu và thực tế phũ phàng bấy giờ khiến chúng tôi mau chóng nhận ra là mình đã bị Cộng sản lừa ! Khi mới chiếm xong miền Nam vào 30/4/1975, họ chỉ nắm được trong tay, có nghĩa là đang bắt giữ được, giỏi lắm là 10% tổng số sĩ quan QLVNCH - trong đó có tôi và các sĩ quan trong đơn vị tôi. Đại đa số đã rã ngũ, lột bỏ quân phục, sống lẫn lộn rải rác trong dân chúng, muốn tìm bắt không phải là chuyện dễ. Mà đây lại chính là thành phần được CS đánh giá là nguy hiểm nhất cho chế độ mới, cần phải tập trung giam giữ bằng mọi giá. Những bộ óc lợi hại, xỏ lá nhất của “Cách Mạng” đã bày ra một mưu kế khá cao cường: thả con tép bắt con tôm! Khi họ phóng thích vô điều kiện những sĩ quan bắt được trong những ngày cuối của cuộc chiến như nhóm sĩ quan trong đơn vị tôi, thì chính chúng tôi là những nhân chứng sống cho cái gọi là “khoan hồng nhân đạo” của “Cách Mạng”, khiến các anh em còn tại đào tin tưởng. Vì thế mà khi có lệnh gọi trình diện thì đại đa số sĩ quan còn ở ngoài đều chui đầu vào rọ, CS tóm gọn một mẻ lớn ngon ơ!!! Họ đã tính toán rất kỹ và ấn định trình tự gọi “trình diện học tập” rất bài bản để không ai có thể nghi ngờ gì. Qua sự việc này, CSVN đã chứng tỏ rõ ràng khả năng điếm đàng lưu manh đệ nhất, xứng đáng là bậc thầy của mọi tập đoàn độc tài gian ác trên thế giới! “Thấp cơ thua trí”, chúng tôi bị lừa một quả lớn, lớn quá! Khi tỉnh ra thì cá đã nằm trong rọ!!!

Trong thời gian 8 tuần lễ ở Trảng Lớn, tôi biết ở trại bên có một anh Dược sĩ cùng khóa 20 Quân Y Hiện Dịch với tôi, Trung úy Mai Gia Thược, trong cơn tuyệt vọng đã tự tử bằng một quả lựu đạn lượm được khi đi lao động. Tinh thần của tất cả các trại viên đều sa sút, ai cũng buồn bã, bi quan vì không biết tương lai sẽ đi về đâu, tựa như ở tù mà không hề có bản án, không biết ngày nào ra.
 Ngày 17/8/1975, cán bộ CS tập họp toàn bộ trại viên, chia thành từng nhóm. Họ dùng một danh từ mới lạ tai là “biên chế” để chỉ việc làm này. Rồi từng nhóm được lệnh lên Molotova, di chuyển về những trại khác nhau. Nhóm tôi được đưa vào doanh trại cũ của Tiểu đoàn Pháo binh Sư đoàn 18 nằm gần thị xã Long Khánh. Lại có màn chia đội, tổ, v.v... Rồi bắt đầu các công tác gọi là “ổn định chỗ ăn chỗ ở”, tức là sửa lán trại, đào giếng lấy nước xài, khai quang khu vực chung quanh…v.v... Rồi đắp nền, xây “Hội trường” để “sửa soạn bước vào học tập”.

Trong các trại viên, các anh lớn tuổi, có gia đình con cái rồi thì hẳn là lo buồn, rầu rĩ hơn bọn trẻ chưa vợ chưa con như lũ chúng tôi. Mà còn buồn hơn khi những dịp lễ, dịp nghỉ lớn trước kia của mình, như Giáng Sinh và Tết Nguyên Đán, vì càng thêm nhớ gia đình và không khí xum họp vui vẻ những ngày xưa… Tay Chính Trị Viên của Tiểu đoàn Bộ đội CS quản lý trại tôi là một anh già người miền Trung, tên là Năm Sinh. Tay này hay tập họp cả trại lại để “lên lớp” - chữ của “Cách mạng”, thí dụ như “Quán triệt chính sách khoan hồng nhân đạo của Đảng và Nhà nước”, “Giải thích thêm về Nội qui, Qui định”. Y nói lè nhè, vừa nói vừa đi tới đi lui, tay chắp sau đít, mặt luôn luôn ngước lên trần nhà. Bọn trẻ chúng tôi ngồi tít phía sau, thường lén chơi cờ croix-zero với nhau hoặc lơ mơ suy nghĩ chuyện riêng, dư biết những gì hắn nói chỉ như là một đoạn băng rè phát ra từ một cái máy thu âm cũ, có nghĩa là học thuộc lòng bài bản do Đảng giao cho rồi cứ thế mà “bài tiết” lại! Đôi khi, sự dốt nát của những tay cán bộ CS này cũng mua vui cho chúng tôi được đôi chút. Tôi nhớ lần “lên lớp” trước mùa Giáng Sinh đầu tiên trong tù năm 1975, sau khi đọc lệnh cấm trại viên tụ tập cầu nguyện trong dịp lễ này, Năm Sinh gật gù nói với vẻ đắc ý : “Các anh nên nhớ là Kinh Thánh đã dạy rằng “Phật tức tâm, tâm tức Phật”, nên đâu cần gì phải tụ họp cầu nguyện?”. Cả lũ tù cười ồ, trong khi mặt y ngớ ra, ngạc nhiên không hiểu tại sao!

Mùa Giáng Sinh đầu tiên trong trại trôi qua trong tẻ nhạt. Mọi trại viên đều thấm thía về thân phận cá chậu chim lồng, không ai còn mơ hồ gì nữa. Rồi Tết đến, cũng một bầu không khí ảm đạm, thê lương y hệt như thế. Cũng may là Ban Quản Giáo cho gia đình gửi quà Tết lên cho bọn tù từ tuần trước, nên anh em cũng có tí đồ ăn “cải thiện”, vui vẻ với nhau một chút trong mấy ngày Tết.

Thời gian trong tù chẳng bao lâu sau đã chứng tỏ rõ ràng khả năng dồi dào và đa dạng của các cựu sĩ quan quân đội miền Nam, khác hẳn bọn sĩ quan quản giáo, rặt là một lũ vô học, không có trình độ, dốt nát ngoài sự tưởng tượng của mọi người. Chỉ với tay không và óc sáng tạo, anh em chế ra đủ thứ. Trước tiên là các dụng cụ để làm việc, họ dùng các tấm sắt đường rầy xe lửa cũ, các thứ vật liệu phế thải thu nhặt được mà làm ra mọi thứ: từ cuốc, xẻng, xà beng…v.v... cho đến “xe cải tiến”, ròng rọc gỗ, lò rèn và ống bễ... Nhiều anh em có những khả năng đặc biệt, thí dụ như anh Nguyễn Thanh Thu, họa sĩ kiêm điêu khắc gia, người tạc bức tượng Thương Tiếc nổi tiếng đặt trước Nghĩa Trang Quân Đội bên lề Xa lộ Biên Hòa, được các quản giáo chiếu cố tận tình, nhờ vẽ hết cái này đến cái khác.
 Còn nhớ có một anh quản giáo tên là Tý, mà chúng tôi gọi là anh Quản Bia, vì anh có bộ mặt đần độn và hàm răng vẩu, trông giống y hệt như hình tên VC trên tấm bia tập bắn ở các quân truờng. Anh này đem xuống cho anh Thu tấm hình bà vợ, một chị nhà quê miền Bắc tiêu biểu, đầu quấn khăn vành dây có đuôi gà, răng đen mã tấu, mặt rỗ hoa, mắt lác xệch. Anh Quản Bia cung cấp giấy croquis vẽ, màu nước…v.v... không biết kiếm ở đâu ra, bắt anh Thu vẽ cho bà vợ một bức họa chân dung, với yêu cầu là phải “hiện đại hóa” cho thành phụ nữ tân thời, nguyên văn lời anh là “giống như phụ nữ miền Nam”! Vài ngày sau, anh Thu trình tác phẩm nghệ thuật đã hoàn tất: chị vợ nhà quê nay môi son má phấn, mặt hết rỗ, mắt không còn lác, tóc phi-dê ngon lành, đeo bông tai, vòng vàng đàng hoàng, trông rất chi là hiện đại và sang trọng. Anh Bia hài lòng lắm, bèn thưởng cho anh Thu mấy tán đường thẻ, hí hửng đem tranh về cất kỹ, đợi dịp đi phép sẽ mang về Bắc làm quà cho vợ!

Sau này anh em tù “ngụy” có phong trào đi lượm những mảnh bom, mảnh nhôm vụn. Những khi rảnh rỗi ngoài giờ lao động, cả trại thi nhau hì hục cưa, mài, dũa… làm lược, làm trâm cài tóc… để mai này tặng vợ con khi có dịp. Những tấm tôn phế thải được đem về đập cho thẳng, cưa ra, gò thành gầu múc nước, nồi, chảo, thùng… để dùng hàng ngày. Anh em còn làm cả những chiếc va-ly đựng đồ, có khóa đàng hoàng, trông rất “chiến”, chỉ thua va-ly samsonite chút đỉnh. Các anh quản giáo trông thấy, suýt soa khen đẹp, và đều xuống đặt làm cho mỗi anh một hai cái, chờ đi phép sẽ xài. Tuyệt vời hơn, anh em bắt đầu “chế” đàn guitare, thùng đàn gò bằng tôn, cần đàn thì đẽo bằng gỗ củi, dùng dây điện và dây điện thoại xe lại làm đủ bộ 6 dây đàn, từ dây “mì” thấp nhất đế dây “mí” cao nhất. Từ những cây đàn đầu tiên còn thô sơ chưa được chính xác và nghe chưa hay, qua kinh nghiệm dần dần kỹ thuật được cải tiến nên những cây đàn làm về sau trông đẹp hơn và nghe rất được. Nghe nói ở trại khác, anh em còn làm cả vĩ cầm, có archet kéo đàng hoàng! Rồi trong trại nổi lên phong trào học nhạc, anh này dạy anh kia, cho qua thời giờ rảnh sau khi lao động mệt nhọc.

Tôi được một anh bạn gò tặng cho cây đàn, sướng quá vì vốn mê nhạc mà đã lâu không được chơi. Cùng tổ với tôi, người tôi thân nhất là NNN, giáo chức, Trung úy biệt phái, mà chúng tôi gọi là Giáo Ngạn. Thân với hắn vì cả hai thằng đều khoái văn nghệ, đều có máu tếu và đều “phản động ngầm”. Thí dụ như bài hát ca tụng già Hồ: “Bác đến từng nhà, thăm các cụ già, cầm tay chúng con, bác bắt nhịp bài ca Kết Đoàn”, được chúng tôi sửa lời thành: “Bác đến từng nhà hăm các cụ già, còng tay chúng con, bác bắt buộc người ta kết đoàn…”, hát nho nhỏ với nhau rồi khoái chí cười hinh hích! Người ta đâu có muốn “kết đoàn” theo kiểu của “Bác” đâu, nhưng bị “Bác” bóp cổ bắt buộc nên rất chán!

Có được cây đàn, tôi và Giáo Ngạn tối tối nghêu ngao ca hát các loại “nhạc vàng”, vì thời còn trẻ tôi thuộc lòng rất nhiều nhạc cả VN lẫn ngoại quốc. Tiếng đồn bay xa, dần dần anh em các đội tổ khác muốn nhớ lại “hương xưa”, mời chúng tôi đi “du ca”, hát “nhạc yêu cầu”, đổi lại anh em đãi chúng tôi thuốc lào, chè cháo! Được mấy tháng thì chuyện “du ca” bị chấm dứt sau khi chúng tôi bị quản giáo và vệ binh rình bắt quả tang, may chỉ bị làm kiểm điểm. Báo hại các anh em trong đội tôi cả mấy buổi tối phải “ngồi đồng” sau giờ lao động, kiểm thảo phê bình chúng tôi thay vì có thời giờ làm việc riêng, nên phàn nàn quá xá!

Cuối tháng 8 năm 1976, chúng tôi bị lùa lên hội trường, bắt đầu “học” bài đầu tiên của loạt “10 bài học cải tạo dành cho sĩ quan chế độ cũ”, do cán bộ chính trị từ Trung đoàn xuống “lên lớp”, to chuyện lắm. Nói chung thì các bài bản của CS đều là thứ tuyên truyền rẻ tiền, với những tiêu đề đại loại như “Đế quốc Mỹ to nhưng không mạnh”, “Đế quốc Mỹ: con đỉa hai vòi”, “Ba giòng thác Cách mạng”, “Nhiệm vụ xây dựng tổ quốc trong thời đại mới”… Bọn tôi xách cái ghế con lên ngồi giả vờ nghe, nhưng kỳ thực hoặc đánh cờ, hoặc “bút đàm” với nhau, hoặc ngủ gật. Lên lớp xong rồi, cán bộ còn ra lệnh phải về họp tổ thảo luận, đào sâu thêm để sau đó làm “thu hoạch” cho tốt! Tổ tôi cũng phải họp lại vào buổi tối cho có lệ, nhưng bàn với nhau cử hai “lính gác giặc”, một anh thủ cửa trước, một anh cửa sau, còn mọi người ai nấy cứ làm việc riêng - anh thì vá quần áo, anh thì dũa lược nhôm, anh thì đánh cờ tướng…v.v... Khi thấy có quản giáo hay vệ binh xuất hiện từ xa là “lính gác giặc” báo động, tất cả các đồ linh tinh biến mất trong chớp mắt, nhìn vào người ta chỉ thấy cả tổ đang ngồi nghiêm chỉnh, nghe một tổ viên (dĩ nhiên là đã có cắt cử từ trước) đang thao thao phát biểu, đúng y chang yêu cầu học tập! Theo nhận xét và kinh nghiệm của cá nhân tôi, đại đa số anh em tù chỉ vờ vịt, vì trót lâm vào cảnh “cá nằm trên thớt” nên đành cắn răng “nín thở qua sông” cho qua chuyện, chứ học tập học tiếc cái gì! Chẳng đời nào CS “cải tạo” được các cựu sĩ quan QLVNCH!

Thấm thoắt đã lại gần Tết, cái Tết thứ nhì trong tù cải tạo. Các trại viên sau hơn một năm bị tù, dường như đã cam phận hơn và chấp nhận thân phận tù đày không biết ngày ra. Trong hoàn cảnh ấy, làm gì cho vui một chút thì vẫn hơn là rầu rĩ, suốt ngày nhìn trời hiu quạnh! Cán bộ trại cũng ra lệnh cho trại viên sửa soạn văn nghệ đón Xuân để ra điều là “an tâm cải tạo”.

Các đội, tổ được phân công dựng sân khấu ngay tại hội trường chính. Anh Nguyễn Thanh Thu xin cán bộ cung cấp vải và sơn để trang trí sân khấu. Anh thực hiện hai tấm vải treo dọc hai bên cánh gà, vẽ hai con hạc rất đẹp, đối xứng với nhau, ngóc mỏ nhìn lên mặt trăng màu vàng trên nền trời đêm đen bạc. Cán bộ xuống xem, tấm tắc khen. Anh Thu nói nhỏ với tôi :”Mấy thằng cán bộ này ngu thiệt! Tôi vẽ hai con hạc đứng một mình này có ý nghĩa là bọn mình cô đơn trong tù, nhìn trăng nhớ nhà, rầu thúi ruột, mà tụi nó không hiểu, cứ khen tới…”

Ngày mồng một Tết năm ấy, trại viên cũng làm đầu lân bằng tre và giấy bồi, đi múa khắp trại, có cả ông Địa phe phẩy quạt. Giáo Ngạn mặc quần tây, áo sơ mi trắng đem theo từ lúc đi trình diện cải tạo, chơi thêm cái cà-vạt làm bằng bao cát, đi vòng vòng chúc Tết anh em “mau chóng cải tạo tốt để được về sớm”. Tôi phụ trách ban nhạc gồm hơn chục anh em, mỗi người một cây đàn tôn, cũng ráo riết tập dợt. Trong buổi trình diễn đón Xuân, Giáo Ngạn vẫn trong bộ đồ kẻng, đeo cà-vạt, làm MC. Có lẽ đó là lần làm MC đầu tiên trong đời của hắn, có thể cũng là điềm báo hiệu sự nghiệp MC sau này chăng?
 Ban nhạc chúng tôi thì ngoài mấy cây đàn guitare tôn, còn có một bộ trống cũng gò bằng tôn, phất giấy có thoa nước cơm đặc nhiều lần cho cứng, và một cây contre-basse làm bằng một cái thùng phuy cưa đôi, dây bật phình phình, cũng xôm tụ ra phết. Chúng tôi hòa tấu bài “Those were the days” (khi nộp chương trình văn nghệ cho “khung”, tôi khai là nhạc Liên xô). Bài hát này thời trước 75 khá phổ thông, và lời ca tiếng Anh, nếu ai biết, cũng rất thấm thía đối với hoàn cảnh chúng tôi bấy giờ, ngụ ý nhớ tiếc những ngày vui cũ: “Those were the days, my friend - We thought they'd never end - We'd sing and dance forever and a day - We'd live the life we choose - We'd fight and never lose - 'Cause we were young and sure to have our way…” Dĩ nhiên anh em tù cải tạo rất khoái, vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt. Cũng may là không có tay ăng-ten nào đâm thọc, nên chúng tôi không bị rắc rối. Tối về thì tổ anh nuôi phát cho anh em mỗi người một mẩu thịt heo bé tí, đặc ân của “Cánh mạng” đãi ngộ bọn tù nhân dịp Xuân về… Từng nhóm nhỏ, chúng tôi gom chung đồ tiếp tế, pha cà phê hoặc trà, nấu nồi chè đậu xanh, ngồi quây quần trò chuyện tới khuya, ngậm ngùi nhắc những kỷ niệm Tết vui những ngày xưa cũ…

Không lâu sau cái Tết năm ấy, trại viên lại được lệnh “biên chế”, từng đội từng tổ lại bị xé ra, ráp trở lại thành những nhóm mới, đi đến những địa điểm tù khác nhau. Thì ra đây cũng nằm trong kỹ thuật “giam tù phản động” của Cộng sản: họ sợ rằng để bọn tù ở chung với nhau lâu ngày thì sẽ kết bè kết nhóm, thân nhau tin nhau đủ để có thể âm mưu tổ chức trốn trại hoặc nổi loạn. Vì thế cứ độ hơn một năm là họ “biên chế”, chẻ nát các đội, tổ, xào xáo lung tung và chia thành nhiều nhóm mới, chuyển đến nhiều trại mới khác nhau để tránh hậu họa. Kỹ thuật này do quan thầy Liên Xô và Trung Cộng nghiên cứu và áp dụng thành công từ bao nhiêu năm, nay đệ tử Việt Cộng dùng để khống chế bọn tù “ngụy”.

Mới đó mà đã ba mươi mấy năm. Những bạn tù hồi đó, người may mắn vượt thoát ra ngoại quốc, kẻ còn ở lại sống chật vật dưới chế độ CS. Điều lạ lùng là có những người trước đây ở trong tù khốn khổ thì giữ được tư cách, lập trường, đáng mặt trượng phu, mà khi vượt biên thành công, ra ngoài sống thoải mái ở nước tự do thì lại dần dà biến chất, lập trường chao đảo một cách quái đản khó hiểu, thậm chí còn ra mặt ca tụng cảnh “phồn vinh” bây giờ của Saigon, thán phục trình độ ăn chơi sang trọng của tầng lớp cán bộ CS ăn trên ngồi trước mà nay họ được “hân hạnh” quen biết! Nói chuyện với những người ấy, có khi mình có cảm tưởng là thằng bạn tù ngày xưa đã chết, người mình đang gặp đây là một nguời khác, một người hoàn toàn xa lạ! Giáo Ngạn thì từ mười mấy năm nay, kể từ sau vụ Paris By Night “B40”, chắc là ngượng ngùng nên dù qua Úc nhiều lần nhưng chẳng liên lạc với ai nữa. Thì thôi! Điểm chung đã không còn, có gặp nhau cũng chỉ là gượng gạo, thà là nghỉ cho rồi!
 Trại tù L9T5 Long Khánh của chúng tôi có được hơn chục anh em cựu tù cùng sống tại Sydney, từ 1994 đến nay năm nào cũng họp mặt mỗi cuối năm, hàn huyên chuyện cũ chuyện mới. Những mái đầu xanh ngày xưa giờ đã lốm đốm bạc. Trong nhóm cũng đã có người ra đi vĩnh viễn. Vài anh em ở đây hàng năm vẫn chung góp để tiếp tế cho một vài bạn tù hồi đó nay còn ở VN, giúp họ có được một cái Tết tương đối tươm tất cho gia đình.

Nhớ lại những kỷ niệm xưa mà lòng không khỏi bồi hồi. Và buồn vì không biết bao giờ mới được về thăm một quê hương Việt Nam, khi thực sự có tự do dân chủ...

Họ không phải là liệt sĩ - Tác giả Ông Bút



Vừa qua trên Facebook của một người, tên Nguyễn Văn Chiến, gởi đi thông tin: Tìm được một hố chôn tập thể, gồm 4 bộ xương, cùng vũ khí như: Súng Ak 47 RPD, xẻng bộ binh, lựu đạn chày, dép râu, thắt lưng, bình đông…

Mục đích người đưa tin, mong thân nhân đang còn sống, tìm lại người thân đã bỏ mình dưới hố chôn tập thể. Điều rất hoan nghinh trong nghĩa tình đồng bào, song bên dưới có vài bạn trẻ viết comment, đưa cả hình của mình lên mạng, các bạn gọi những người đã chết dưới hố chôn đó là liệt sĩ, thiết tưởng không đúng.

Nếu chữ liệt sĩ, hay đồng chí được dùng từ các cơ quan “chính quyền” Công An Bộ Đội vv…không có gì để nói, song các bạn trẻ là thường dân, không nên nói theo từ ngữ của đảng CSVN “định hướng” cho các bạn.

Không riêng từ liệt sĩ, Cộng Sản dùng sai, hiện nay các bạn du học sinh, hoặc ra nước ngoài bằng đường kết hôn, bảo lãnh, kinh doanh, công tác dài hạn. Tất cả đều tự điều chỉnh, khi nhận thấy không phù hợp, ví dụ “giải phóng” “ngụy quân, ngụy quyền” “sự cố” vv… và rất nhiều những từ chói tai khác. Giữa chốn đông người, lở miệng nói: “Hồi giải phóng, thế này, thế kia”. Tự người nói sẽ thấy ngượng ngùng, tương tự nơi chốn nghiêm trang, buộc miệng chửi thề!

Ở xứ sở tự do, không một ai có quyền bắt buộc người khác nói theo suy nghĩ của mình, tuy nhiên tự thấy sai, không phù hợp, phải tự mình điều chỉnh.

Thực tế rõ ràng như vậy, dưới thời Hồ Tập Chương, và tập đoàn Lê Duẩn, miền Bắc đói mạt rệp, người dân miền Bắc kể rằng “rễ khoai lang không có mà ăn, đám cưới ăn toàn thịt chó, cả họ hàng xếp hàng mua được 5, 3 ký thịt heo, quý như vàng, xe đạp còn đeo bảng số…” tự do ngôn luận hoàn toàn zero, lập pháp, hành pháp và tất cả guồng máy cai trị, kể cả tôn giáo, hoàn toàn do đảng áp đặt cai trị, tự do tôn giáo chỉ là giấc mơ phù phím.

Ngược lại miền Nam, đất nước trù phú, tự do báo chí dư thừa, người phu xích lô ứng cử cũng không ai cấm, tự do tôn giáo thỏa thê. Một đất nước thế này cần ai giải phóng? Vậy nói giải phóng trên lãnh thổ tự do, tệ hơn chửi thề! Giải phóng đã sai, kéo theo ngụy quân, ngụy quyền, hoàn toàn khiên cưỡng.

Ngày nay, để thế giới không còn nhìn đám đầu đảng CSVN như mọi rợ, buộc họ phải gọi miền Nam là Việt Nam Cộng Hòa, đúng với tên của một quốc gia, có đầy đủ chủ quyền, vậy tự thân chúng đã biết giải phóng hoàn toàn phi lý, tự thân chúng biết xua quân vào Nam, điều không thể không làm, vì lệnh của quan thầy Ngô Sô, Trung Cộng, đồng thời xua quân vào Nam để ăn cướp, để “cải thiện” cái đói nghèo của xứ sở Hồ.

Chống Mỹ cứu nước?

Năm 1962 chính quyền miền Nam, yêu cầu Mỹ rút bớt cố vấn về nước, TT Kennedy hứa sẽ làm như yêu cầu, ông Ngô Đình Nhu nói: rút càng nhiều, càng sớm, càng tốt.

Nếu Mỹ “chiếm” miền Nam, dân miền Nam “mời” Mỹ về dễ hơn giải thoát kiếp Cộng Sản, dễ hơn cả triệu lần.

Nếu Trung Cộng thực tâm giúp giặc Hồ “giải phóng miền Nam”, tại sao không giải phóng Đài Loan? Trước mắt chúng ta đều thấy Nam, Bắc Hàn, không khác gì Việt Nam, trước 30/4/1975. Nếu bắc Hàn muốn xâm lược Nam Hàn, có thể bịa ngàn lẻ một lý do, không thể nói “giải phóng miền Nam” được, vì ai cũng biết suốt miền bắc Triều Tiên, của Kim Jong Un, một nhà tù vĩ đại, nghèo đói tận cùng.
Một người lính đi xâm lược, một nước khác, khi tử trận, người dân của họ gọi liệt sĩ, còn mỉa mai. Bộ đội miền Bắc vào xâm lược miền Nam, theo lệnh quan thầy Nga Sô, Trung Quốc, gọi là liệt sĩ? Các bạn không thấy nghịch lý sao?

Ngày nay các bạn không thấy, nước mình có bọn đầu đảng cam tâm làm tay sai Trung Quốc sao? Bọn chúng gặp nhau tay bắt mặt mừng, một lòng, một dạ “hữu nghị, 4 tốt – 16 chữ vàng.” Mặc tình ngư phủ bị giặc Tàu đánh đập, tàn sát, mặc tình giặc Tàu lấn biển đảo, chúng cứ trơ mặt bóng hữu nghị!
Hôm nay đám đầu đảng Ba Đình, đàn em của Hồ Tập Chương, đem giang sơn Việt Nam, trả nợ dần, trả cho đến khi không còn gì để trả, chính HTC đã cam kết, trước khi xua quân đói vào Nam. Hội Nghị Thành Đô, không phải những hứa hẹn gì mới, chỉ tái khẳng định, cam kết cúi đầu vâng phục, nhất định không quỵt nợ, không trở mặt với đàn anh, “ông thầy” Trung Quốc, cam kết luôn luôn làm “đứa con ngoan” trung thành của giặc Tàu.

Từ “chiến thắng 30/4/1975″ đã đưa cả nước thuộc Tàu.

Vậy những bộ đội, vào nam xâm lược, dù “tình nguyện”, cũng thực chất nạn nhân của chế độ CS VN, nói riêng, CS Nga – Tàu nói chung. Họ bỏ mình, điều đau buồn vô cùng thương tiếc, đất nước mất đi những người trai trẻ ưu tú. Nhưng chắc chắn họ không phải liệt sĩ.

Nếu họ liệt sĩ:

- Hàng ngàn lính Trung Quốc xâm lược vào 6 tỉnh miền Bắc, năm 1979, cũng đều liệt sĩ?!

- 18 bộ đội Trung Quốc chết trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, liệt sĩ?!
(Trận hải chiến Gạc Ma, 1988 Trung Quốc không có liệt sĩ vì CSVN nghĩ tới nghĩa tình anh em, không nổ súng!)

- Hàng vạn quân giặc Hán, quân Minh, quân Tống, quân Thanh ….chết trên lãnh thổ Việt Nam, liệt sĩ?!

Dĩ nhiên bộ đội miền Bắc, không thể đánh đồng với quân giặc Tàu nói trên, họ chỉ nạn nhân của Hồ Tập Chương, và đảng CSVN, họ vô tình góp công thống nhất hai miền Nam Bắc Việt Nam về một mối, để cả nước thống thuộc Tàu.

Họ rất đáng thương, chứ không có gì oán hận. Nhưng chắc chắn không phải liệt sĩ.


Nhân dân Việt Nam Đang ở đâu? - Tác giả Trần Quí Cao



Trần Trung Đạo là tác giả đã nêu lên và thảo luận nhiều đề tài sâu sắc. Trong bài viết mới có tựa là một câu hỏi: “Nhìn sang Miến Điện, nhìn lại Việt Nam đang thiếu ai?”, ông trả lời trực tiếp: “Nhưng phân tích cho cùng, những người mà Việt Nam thiếu nhất không không phải là Aung San Suu Kyi hay Thein Sein mà là Nhân dân”

Câu trả lời như trên của tác giả gợi trong tôi nhiều suy nghĩ.

TÔI HIỂU NHÂN DÂN NHƯ THẾ NÀO?

Tôi hiểu rằng Nhân Dân là một tập hợp bao gồm tất cả những người sống trong một quốc gia và đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý để chính thức là công dân của quốc gia đó. Trong Nhân Dân có những người cao thượng và những người ích kỷ, những người gan dạ và những người nhút nhát. Người thẩm phán với tù nhân có thể có lý lịch tư pháp khác nhau, nhưng đều cùng là hai thành viên của Nhân Dân.

Hiểu như vậy thì một quốc gia không bao giờ thiếu Nhân Dân, vốn là bộ phận cấu thành chủ chốt của quốc gia (nhân dân, lãnh thổ, chính quyền). Nhân Dân lúc nào cũng là Nhân Dân, và trong một quốc gia dân chủ thì quyền làm chủ thực sự của quốc gia thuộc về Nhân Dân, theo nguyên tắc tuân theo đa số trong khi vẫn tôn trọng thiểu số.

Nếu tôi hiểu không hiểu lầm thì chữ Nhân Dân trong đoạn văn trên của của Trần Trung Đạo chỉ một thành phần trong Nhân Dân, thành phần đó có tri thức, có tinh thần trách nhiệm và dám đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho cộng đồng và cho thế hệ sau. Vậy, theo ý Trần Trung Đạo, thì Nhân Dân Việt Nam thiếu, hay nói cách khác là chưa có đủ, những người hiểu biết, quả cảm, dám tranh đấu và hy sinh, cho nên Nhân Dân Việt Nam chưa thể sớm thể giàu mạnh và văn minh.

Tôi là người có niềm tin rất mạnh mẽ vào Nhân Dân Việt Nam, rằng Nhân Dân này rồi sẽ vượt qua nhiều sóng gió, khó khăn để quật khởi. Như lịch sử mấy nghìn năm của nó đã chứng minh.
Hiểu như vậy thì đoạn văn của Trần Trung Đạo có mâu thuẫn với niềm tin mạnh mẽ nói trên của tôi không?

KHÓ KHĂN LỚN NHẤT CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY LÀ CHẾ ĐỘ ĐỘC ĐẢNG VÀ TOÀN TRỊ

Quả thật, Việt Nam chúng ta đang đối mặt với thách thức rất lớn đang cản trở sự phát triển và nền tự chủ của dân tộc. Không vượt qua thách thức này, chúng ta sẽ chậm tiến và lệ thuộc.

Thách thức đó chính là chế độ độc tài, độc đảng và toàn trị đang áp đặt chủ nghĩa xã hội (cộng sản) biến tướng lên Việt Nam. Thách thức này kéo theo hệ quả Việt Nam lệ thuộc nhiều mặt vào Trung Cộng đang lấn chiếm bờ cõi. Chính vì vậy nhiều người mong muốn Việt Nam “thoát cộng”, “thoát Trung”.

Tôi tin rằng thách thức cốt lõi là ách độc tài độc đảng và toàn trị. Khi gỡ bỏ được ách này, Việt Nam tự khắc sẽ thoát cộng và thoát Trung.

Nhân dân Việt Nam có làm được điều này không?

Tới hôm nay, dù có bao nhiêu đề tài thời sự cấp bách, người Việt Nam vẫn còn rất quan tâm về cuộc bầu cử dân chủ của Myanmar cách nay 3 tuần. Cuộc bầu cử chỉ trong một ngày, nhưng nhân dân Myanmar đã chuẩn bị cho nó từ ròng rã mấy năm nay, và nếu thực sự nhìn lại xa hơn thì quá trình chuẩn bị đã tới vài thập niên. Cách thức tổ chức bầu cử, kết quả cuộc bầu cử và cách tiếp nhận kết quả cuộc bầu cử của bên đối lập thắng lớn và bên cầm quyền thua to (nếu xét trên số phiếu bầu cho mỗi bên) cho thấy cuộc bầu cử thực sự tự do dân chủ. Dù có thể còn nhiều khó khăn phía trước, trình độ dân trí về tự do dân chủ của Myanmar được chứng tỏ đủ cao để có cách ứng xử được thế giới khâm phục trong hoàn cảnh đất nước đang dưới chế độ độc tài nhưng có quyết tâm tiến bước về dân chủ từ mấy năm nay. Quyết tâm tiến về dân chủ của Myanmar, theo nhiều nhà quan sát, có nguồn gốc từ quyết tâm độc lập với Trung Cộng của nước này.

Việt Nam có làm được như vậy không?

NHÂN DÂN VIỆT NAM Ở ĐÂU?

Ngược với dự đoán của một số nhà quan sát, báo chí trong nước, được kiểm soát rất chặt chẽ bởi Ban Tuyên Huấn Trung Ương, đã đưa tin tương đối mạnh tay về cuộc bầu cử này. Theo Trần Trung Đạo, đảng CSVN không kiểm soát chặt chẽ thông tin (như Trung Cộng hay Bắc Hàn) là vì đảng coi thường nhân dân, đảng không tin rằng nhân dân Việt Nam sẽ làm được điều nhân dân Myanmar đã làm được.

Tôi có cùng quan sát với ông Trần Trung Đạo, tuy nhiên tôi hiểu sự việc từ một góc độ khác. Tôi hiểu rằng sự việc đó xảy ra là vì cuộc tranh đấu của nhân dân đã có kết quả nhất định.

Vốn tin vào câu cách ngôn “nhân dân nào, chính quyền đó”, tôi không chia hai phe dân chúng và chính quyền như hai thực thể trên hai chiến tuyến hoàn toàn đối lập và cách ly nhau (dù cách nhìn này có căn bản của nó), trái lại tôi nhìn thấy mối tương tác mạnh mẽ giữa hai bên bởi vì nhân dân có mặt cả trong dân chúng và trong chính quyền.

Trong những năm qua, phong trào dân chủ tại VN phát triển. Ngày càng có nhiều dân chúng tranh đấu, càng có nhiều viên chức chính quyền và đảng viên công khai dấn thân và ủng hộ.

Nhìn từ bên ngoài, lực lượng đấu tranh còn quá yếu. Vài trăm người, vài chục hội đoàn, mỗi hội đoàn vài chục thành viên! Tuy nhiên nếu xét trong bối cảnh chính quyền độc tài CS đang nắm các phương tiện bạo lực tuyệt đối, đang không ngần ngại đàn áp bằng những biện pháp tàn bạo, không lương thiện và đôi khi phi nhân tính, thì những con số nhỏ nhoi trên có ý nghĩa không nhỏ. Một người tranh đấu nên được đếm bằng cả ngàn, cả chục ngàn người trong chính thể tự do.

Đây chính là giai đoạn ủ, trong giai đoạn này số người tham gia tranh đấu phát triển theo cấp số cộng. Sau giai đoạn “ủ” sẽ tới giai đoạn phát triển bùng nổ theo cấp số nhân. Đây là bài học của các cuộc “cách mạng” tại những quốc gia độc tài trong vòng 25 năm trở lại, từ các nước Đông Âu cuối thập niên 1980 cho tới các nước Bắc Phi.

Xã hội Việt Nam đang chuyển động, cả dân thường lẫn chính quyền. Nếu xét trên cấp độ cộng đồng, dù chưa có thống kê nào chúng ta cũng nhận thấy rõ rệt rằng hiện nay, so với 5 năm trước:

1) Số người tham gia bày tỏ chính kiến đòi các quyền tự do căn bản cho dân chúng tăng lên rất nhiều. Nói chung, phong trào đấu tranh cho nhân quyền trong Việt Nam đã lớn mạnh lên hẳn. Vậy, tính toàn trị của xã hội đã giảm.

2) Số người tham gia trên các trang mạng, và số trang mạng thảo luận về các đề tài chính trị xã hội trên mọi khía cạnh, mọi khuynh hướng… cũng tăng rất đáng kể. Vậy, tính đa nguyên trong xã hội đã tăng.

3) Số dân chúng bình thường quan tâm tới chính trị gia tăng. Trong các buổi gặp mặt bạn bè, buổi nhàn đàm nơi công sở, quán cà phê…, họ phê phán các hiện tượng bất công, độc tài, tham nhũng, bất lực của chính quyền, nhất là tính hèn yếu của chính quyền không bảo vệ được lãnh thổ quốc gia lẫn tính mạng dân chúng…. Họ cho rằng chính thể độc tài và toàn trị của đàng CSVN là nguyên nhân. Vậy, trình độ dân trí của dân chúng đã tăng.

4) Số người trong bộ máy lãnh đạo đảng, Ban Chấp hành Trung ương, có thiện cảm và/hay ủng hộ các quan điểm cải cách đã tăng. Tư tưởng đấu tranh giữa các khuynh hướng chính trị đang dần thay thế quan điểm sắt máu “địch, ta, bạn, thù”. Trong khi các chính sách kiểm soát, cấm đoán và đàn áp tư tưởng dường như được siết chặt bởi Ban Tuyên Huấn, trong thực tế tư tưởng các ủy viên trung ương đã rộng rãi hơn nhiều. Ở cấp độ đảng viên thông thường, mức độ “thoáng, rộng rãi” về tư tưởng có thể xem đã gần với mức độ của dân chúng! Điều này có nguyên nhân từ, và nó thúc đẩy mạnh mẽ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa chính quyền và dân chúng. Vậy, tương tác chính trị của dân chúng và chính quyền đã lớn mạnh, và nội bộ đảng đang có “diễn biến hòa bình”.

Đảng CSVN hiện nay, dù thiếu tri thức trong việc quản lý đất nước, lại rất ranh ma trong việc bám giữ quyền lực. Họ không tàn bạo như các thế lực độc tài Iraq, Lybia, Trung Cộng, Bắc Hàn… nhưng biết quân bình quyền lực giữa các nhóm chóp bu, khéo mị dân và biết theo dõi, truy bức dân chúng. Cho nên, các chuyển biến tích cực trong vòng năm năm qua là bước tiến bộ lớn của Việt Nam, có sự góp công và hy sinh của nhiều người.

Có người nóng ruột cho rằng các chuyển biến của Việt Nam quá chậm. Tôi cũng nóng ruột, nhưng đôi khi lại tự hỏi phải chăng tốc độ biến chuyển đó phản ánh mối tương quan lực lượng thực sự giữa các thành phần trong nhân dân, phản ánh hoàn cảnh thực tế của nhân dân. Nhanh hơn thì có sẽ gây đổ vỡ chăng? Chậm thì chắc hơn vì sẽ đạt đồng thuận cao hơn chăng? Tốc độ đó phản ánh sự hèn yếu hay sự khôn ngoan của nhân dân?

Nhớ rằng trong vòng 70 năm qua nhân dân Việt Nam đã trải qua những bài học quá đớn đau và tàn khốc:

a) Mấy thế hệ “nóp với dáo” “lao vào giặc” không tiếc mạng sống giành độc lập, thì nay đời con cháu đang chứng kiến tổ quốc bị uy hiếp nghiêm trọng và bị mất từng phần lãnh thổ bởi kẻ xâm lăng truyền thống trong lịch sử. Còn các quốc gia “đồng trang lứa” không tốn máu xương, nay lại đang thực sự độc lập, tự chủ, giàu mạnh, ấm no!

b) Mấy thế hệ hừng hực tin vào và triệt để đi theo chủ nghĩa cộng sản để rồi thấy chủ nghĩa bị thế giới vứt bỏ; chống lại chế độ đang có, chiến đấu cho một chế độ mới với các giá trị sống cao đẹp hơn để bây giờ thấy xã hội xuống tới đáy của đạo đức suy thoái, phong hóa suy đồi, các giá trị sống trở về gần với bản năng sinh vật!

Từng chứng kiến những cuộc biểu tình rung rinh Sài Gòn trước năm 1975, những bài báo hừng hực lửa tiến công vì lý tưởng, tôi không nghĩ đa số trong nhân dân Việt Nam “không biết đòi quyền lợi, không ý thức về quyền hạn và không quan tâm đến trách nhiệm phải hoàn thành đối với đất nước họ, đối với tương lai con cháu họ”.

Biết rằng một phần không nhỏ trong số người tạo nên các sự kiện đó, hiện nay, đang tự vấn, đang hối hận xót xa…tôi nghĩ trong nhân dân có nhiều người như chim bị ná sợ cây cong, e rằng vội quá, lý tưởng quá, sẵn sàng hy sinh quá… thì dễ bị lôi kéo vào con đường bồng bột sai lầm. Tôi tin rằng hiện nhân dân Việt Nam có sự lựa chọn, sự chín chắn của mình. Như con hổ nép mình lâu chờ thời cơ chắc chắn.

Thời cuộc quốc tế đua nhau phát tín hiệu tốt lành: Hoa Kỳ, Nhật, Úc công khai tỏ thái độ chống hoạt động bá quyền của Trung Quốc; TPP đã được ký kết; các nước ASEAN có liên quan trực tiếp tới Biển Đông hòa cùng tiếng nói chống bá quyền Trung Quốc; Myanmar từ độc tài khét tiếng chuyển hóa về dân chủ vững vàng và bình yên…

Các sự kiện trong lòng Việt Nam cho thấy có thể nhân dân nước này đang tận dụng thời cơ để chuyển mình bước ra khỏi giai đoạn ủ. Tăng tốc liên kết chiến lược về kinh tế và quân sự với các cường quốc thế giới và khu vực, tham gia các hiệp định thương mại tự do; không chính thức đàn áp các hội đoàn độc lập… không dựng tường lửa ngăn cản các trang mạng tự do đang đăng tải tin tức về chuyển biến thời cuộc thế giới và phê bình chính quyền, trên báo chính thống xuất hiện các bài bình luận chống Trung Cộng cùng lúc với thông tin về cuộc bầu cử tưng bừng ở Myanmar…

Chính nhân dân hiện diện đằng sau tất cả các sự kiện và chuyển biến tích cực nói trên. Những chuyển biến làm nền cho sự phát triển trong tương lai. Những chuyển biến chuẩn bị cho đất nước bước vào giai đoạn bùng nổ cải cách theo cấp số nhân.

Lúc đó dân chủ, công bình, tri thức, văn minh cùng nhau ùa về hỗ trợ cho tổ quốc phát triển. Lúc đó Nhân Dân Việt Nam sẽ cùng nhau cần cù, khiêm tốn và tự tin xây dựng tương lai.

Không biết Trần Trung Đạo có cùng quan điểm với tôi không, nhưng chắc rằng chúng ta, cũng như đa số trong nhân dân Việt Nam, có cùng ước mong và mục đích về một nước Việt Nam thực sự dân chủ




Bạch Đằng Giang, bài học cho quân xâm lược Tàu










“Của để dành” của Tổng thống Thein Sein - Tác giả Danh Đức(Tuổi Trẻ OnLine)



Tổng thống Myanmar Thein Sein đã có những bước “thoát ly” khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc trong con đường chính trị của ông, vì nước vì dân.

Hai tuần sau cuộc bầu cử “sang trang lịch sử” ở Myanmar, Tổng thống Myanmar sắp mãn nhiệm Thein Sein đến dự Thượng đỉnh Đông Á ở Kuala Lumpur (Malaysia).

Ở đó ông được thủ tướng nước chủ nhà Najib Razak, trong buổi họp bế mạc Thượng đỉnh, tôn vinh: “Tôi muốn cảm ơn ngài vì sự lãnh đạo của ngài, và vì việc ngài lèo lái Myanmar vào con đường chuyển tiếp để trở thành một Myanmar mới dân chủ”.

Một tôn vinh thật chính xác, nếu xét thấy những gì mà người cựu tướng lĩnh tuổi thất tuần này để lại, chọn lựa yêu nước thương nòi của ông, thay vì đã có thể “chắc ăn” đi theo con đường của các viên tướng tiền nhiệm ông.

Ngoài cuộc chuyển tiếp chính trị hiển hiện, có một di sản khác mà hầu như mọi người dân Myanmar đều thấy rõ và cảm ơn ông: một đất nước Myanmar còn tài nguyên thiên nhiên chứ không đến nỗi cạn kiệt, và một quốc gia Myanmar rộng đường đối ngoại.

"Tôi muốn cảm ơn ngài vì sự lãnh đạo của ngài, và vì việc ngài lèo lái Myanmar vào con đường chuyển tiếp để trở thành một Myanmar mới dân chủ"

Thủ tướng Malaysia NAJIB RAZAK

Quyết liệt 
chống phá rung

Trong danh sách các “thiên đường buôn bán gỗ” trên thế giới, Myanmar là một địa chỉ đỏ với đặc điểm “ưu thế” là giá bán rẻ bèo khó có đối thủ cạnh tranh cho bằng.

Khai thác, bán gỗ rừng đã trở thành vừa là một “tập quán”, vừa là một nguồn thu nhập kếch sù của giới quân đội cầm quyền ở Myanmar và cũng là miếng cơm qua ngày của người dân chỉ biết làm phu phen “bán lưng cho trời”.

Chuyện này là phổ quát ở Nam Mỹ và Đông Nam Á, và chẳng chính khách nào muốn/dám “đụng” đến. Vậy mà Tổng thống Thein Sein đã, chỉ trong mấy năm cầm quyền của mình, dám và dứt khoát chấm dứt nạn “chảy máu rừng” này.

Tháng 4-2014, Myanmar thực thi lệnh cấm xuất khẩu gỗ và các quy định cấm xuất khẩu gỗ đến tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Chi tiết “xuất khẩu gỗ sang Vân Nam” này không chỉ mang nội dung buôn bán mà còn cả nội dung quan hệ chính trị, quan hệ đối ngoại giữa hai nước, “quan hệ liên cá nhân” giữa các “tai to mặt lớn”...

Ông Thein Sein không chỉ cấm mà còn xây: lệnh cấm được thực hiện để cho phép chính quyền trung ương có thời giờ phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ trong nước, từ đó sẽ tăng đáng kể doanh thu quốc gia từ việc bán các sản phẩm gỗ hoàn thành và từ tiền thuế thu được, theo The Diplomat.

Tất nhiên, ai sẽ lập nhà máy chế biến gỗ, ai làm giàu sau này lại là chuyện hạ hồi phân giải, nhưng dứt khoát không khơi khơi xẻ rừng Myanmar bán cho Vân Nam để Vân Nam giữ rừng của mình nữa!

Quyết định gìn giữ tài nguyên rừng cho đất nước này tiếp theo các quyết định trước đó bảo vệ tài nguyên khoáng sản, như qua việc đình chỉ dự án mỏ đồng Letpadaung, liên doanh giữa một tập đoàn thuộc quân đội Myanmar và Tập đoàn Wanabo Mining của Trung Quốc.

Dự án này được ký kết trước thời ông Thein Sein nhậm chức, nên vào năm 2012 khi dân chúng địa phương biểu tình phản đối việc thu hồi đất đai và môi trường vẫn còn bị đàn áp bạo lực.

Đình chỉ hợp tác 
với Trung Quốc

Sau đó khi ông Thein Sein đã yên vị ở vị trí tổng thống, dự án này đã bị đình chỉ. Một quyết định vô cùng khó khăn do phải đối diện hai sức ép: lợi ích của giới quân nhân vốn từng là “sếp” của ông Thein Sein, “quan hệ ngoại giao” với Trung Quốc. Nhưng cuối cùng ông Thein Sein đã dựa vào sức dân để tạm ngưng dự án này.

Đây cũng là sức mạnh mà ông dựa vào để đình chỉ dự án siêu đập Myitsone mà theo kế hoạch, khi hoàn thành vào năm 2017 sẽ cung cấp cho tỉnh Vân Nam của Trung Quốc 6.000 MW điện. Dân chúng Myanmar phản đối sự tàn phá môi trường từ con đập này cùng việc di dời dân chúng, và ông Thein Sein đã nghe tiếng dân.

Tháng 8 năm ngoái, chính quyền Thei Sein cũng đã để “trôi” hết hạn bản ghi nhớ ký kết năm 2011 (tức trước ông Thein Sein) về một dự án đường sắt cao tốc nối Côn Minh (Trung Quốc) với vịnh Bengal mà không gia hạn.

Dự án này, trị giá 20 tỉ USD do phía Trung Quốc bỏ vốn và bao tiêu khai thác, đã bị dừng lại “theo ý nguyện của dân chúng Myanmar”.

Dân Myanmar còn lâu mới cần và đủ tiền bạc để sử dụng chứ đừng nói là khai thác tuyến tàu cao tốc vốn sẽ phục vụ mục tiêu “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc là chính, mở lối ra Ấn Độ Dương cho tỉnh Côn Minh và giải phóng Trung Quốc khỏi ám ảnh bị “chặn đường” trong eo biển Malacca.

Mới cuối tháng 10, Cơ quan Điều tra môi trường Myanmar (EIA) công bố hai báo cáo điều tra, trong đó có kết luận: “Việc khai thác gỗ một cách không bền vững dẫn đến những thách thức mà sự phát triển bền vững về môi trường sẽ phải đối mặt trong khu vực ASEAN một khi tham gia chiến lược Một vành đai, một con đường”.

Tất cả các quyết định tạm ngưng trên cũng đều tạo nên một di sản khác là sự rộng đường đối ngoại. Tất nhiên không chỉ ông Thein Sein đã làm nên những quyết định “để dành cho mai sau” đó, mà cả dân chúng cùng các cơ quan hữu trách của Myanmar.

Ngôn Từ Là Thần Hai Mặt- Tác giả Danh Đức (Tuổi Trẻ OnLine)



Trong 20 phút nói chuyện tại Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chọn cách tiếp cận “thân thiết” từ vị trí “láng giềng” mà thôi.

Chính vì thế, thay vì trực tiếp và cụ thể đề cập đến những bất đồng, tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải, ông đã đơn giản gói gọn mọi vấn đề giữa nước ông và nước Việt Nam một cách “vắn tắt” như sau:

“Đã là láng giềng thì khó tránh xảy ra va chạm nhưng hai bên cần kiên trì giải quyết, vì khi đã được đại sự thì không khó để giải quyết tiểu sự”.

Cứ như thể giữa nước ông và đất nước của hơn 90 triệu người Việt này đã chỉ có những hục hặc “tiểu sự” chứ không hề có những tranh chấp lãnh thổ vốn là những vấn đề đại sự liên quan đến sự sống còn của một quốc gia, dân tộc.

Và rằng các tranh chấp này càng trầm trọng hơn từ sau khi nước ông vạch ra tấm bản đồ “đường chín đoạn” trên Biển Đông để rồi từ đó tự tiện ấn định chủ quyền trên Biển Đông và dùng võ lực “thực thi chủ quyền” như kiểu thường xuyên ức hiếp ngư dân Việt!

Rất tiếc là trong khi ông lẽ ra đã có thể nói đến các tranh chấp đó và đề nghị một cách thức giải quyết ở ngay tại Việt Nam, một trong những quốc gia có chủ quyền trên Biển Đông và đang tranh chấp, thì ông đã chỉ đề cập đến việc này khi ông sang đến... Singapore, một nước không liên quan gì đến các tranh chấp trên Biển Đông.

Cụ thể là hôm qua, chỉ vừa rời Việt Nam được vài giờ, ông đã dành thời giờ để nói ngay đến chuyện này tại đảo quốc sư tử:

“Trung Quốc cam kết hợp tác với các nước có liên quan lợi ích trực tiếp đến vấn đề này để giải quyết các tranh chấp trên cơ sở tôn trọng các dữ kiện lịch sử, đúng theo luật pháp quốc tế, thông qua các cuộc thảo luận và đàm phán”.

Việc ông chọn sang đến Singapore, trước một cử tọa đông đến 450 học giả, nhà nghiên cứu Singapore, để đưa ra “cam kết” vừa nêu, cũng như để phân bua rằng đã chẳng hề có bất cứ vấn đề nào với quyền tự do hàng hải và hàng không, và rằng sẽ không bao giờ có vấn đề như thế trong tương lai, cho thấy các vấn đề trên Biển Đông như ông đã nêu chính là chuyện đại sự chứ không hề là chuyện “tiểu sự” như ông đã ám chỉ tại Hà Nội.

Nhân đề xuất của ông, “giải quyết các tranh chấp trên cơ sở tôn trọng các dữ kiện lịch sử, đúng theo luật pháp quốc tế, thông qua các cuộc thảo luận và đàm phán”, nhân dân những nước “có liên quan lợi ích trực tiếp” (đến Biển Đông như theo lời ông nói ở Singapore), Philippines cũng mong “giải quyết các tranh chấp trên cơ sở tôn trọng các dữ kiện lịch sử, đúng theo luật pháp quốc tế” bằng cách cùng ra trước tòa trọng tài thường trực quốc tế để phân định các dữ kiện lịch sử đó, đúng theo Công ước luật biển UNCLOS 1982, mà tòa án tối thượng này của nhân loại mới vừa tuyên định hoàn toàn đủ thẩm quyền thụ lý hôm 29-10 vừa qua, nhưng nước ông cứ tránh né là sao?

Tin rằng ở thế kỷ 21 này, bất luận nước lớn hay nước nhỏ, cũng đều phải tôn trọng trước hết những gì đã ký kết, trong đó có Công ước luật biển, mà trong đó có quy định chức trách và thẩm quyền của tòa án này.

Chủ quyền có từ lịch sử cổ đại hay không, tòa sẽ nghị quyết. Và “luật pháp, có khắt khe hay không cũng là luật pháp” thì phải chấp hành, người La Mã cổ đại đã nêu ra nguyên tắc đó. Bằng không, sẽ như nhà thơ Paul Valéry đã viết: “Ngôn từ là thần hai mặt Janus”.

Đẽo chân boác hồ cho vừa giày thủ tướng



Ta có câu thành ngữ “Gọt chân cho vừa giày” để chỉ sự vụng chèo khéo trống của ai đó khi muốn lấp liếm một việc gì. Và không khó để hiểu câu thành ngữ này, nếu chúng ta hiểu rằng thay vì chọn giày cho vừa đôi đôi chân của mình, thì người ta lại chọn cách gọt chân, với hy vọng làm sao cho nó vừa với đôi giày. Đây là một việc hài hước và khó tin.

Vậy mà chuyện này lại xảy ra đối với Bác Hồ – vị lãnh tụ kính yêu của nhiều người Việt nam, mà người “đẽo chân Bác” không phải ai xa lạ. Đó là ông TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ. Xin thưa cho rõ, ông TS. Vũ Tiến Lộc đã đẽo “tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Marx-Lenin” cho vừa đôi giày “Kinh tế thị trường hoàn chỉnh” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Chuyện đẽo chân Bác Hồ

Trong bài viết “Chủ tịch VCCI:”90 năm trước, Bác Hồ đã định hướng nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường“, báo Infonet online cho biết, tại hội nghị giao ban doanh nghiệp ngày 25/8/2015 tại Đà Nẵng, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nêu rõ: “90 năm trước, Bác Hồ đã nói nền kinh tế Việt Nam phải là nền kinh tế nhiều thành phần. Mà nền kinh tế nhiều thành phần có nghĩa là nền kinh tế thị trường!”".

Theo đó, khi đặt vấn đề nguyên tắc của kinh tế thị trường hoàn chỉnh như vậy có trái với tư duy của Đảng, Nhà nước và những giá trị đặc thù của Việt Nam từ trước đến nay hay không? Ông Vũ Tiến Lộc đã thừa nhận đây là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều người, vì nó liên quan đến đường lối của Đảng CSVN và Chủ nghĩa Marx-Lenin. Và ông Vũ Tiến Lộc khẳng định rằng: “Khi nghiên cứu vấn đề này, tôi đã rất bất ngờ và nói với các chuyên gia Mỹ: Các vị thử xem, lý thuyết kinh tế thị trường các vị đang làm hiện nay có khác gì với tư tưởng Hồ Chí Minh hay không? Chả khác gì cả. Tư tưởng kinh tế của Bác Hồ là tư tưởng hàng đầu của nền kinh tế thị trường hiện đại, không hề thua kém kinh tế thị trường của Harvard hay các trường đại học nào khác!”

Chuyện như đùa ấy hình như còn chưa đủ, ông Chủ tịch VCCI còn dẫn chứng cho rằng, “… năm 1925, lúc thành lập “Thanh niên Cách mạng đồng chí hội”, trong điều lệ của tổ chức tiền thân của Đảng này, nền kinh tế Việt Nam tương lai mà Bác Hồ định hướng là nền kinh tế thực hiện theo chính sách kinh tế mới của Lê Nin. Và đó là nền kinh tế nhiều thành phần.” Ông còn nêu rõ: “90 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói nền kinh tế Việt Nam phải là nền kinh tế nhiều thành phần. Mà nền kinh tế nhiều thành phần có nghĩa là nền kinh tế thị trường!”.

Để củng cố cho luận điểm của mình, ông Vũ Tiến Lộc còn nêu thêm rằng, sau Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội và ở tại số nhà 48 Hàng Ngang của một nhà tư sản dân tộc là ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ. Tại đây Bác đã viết bản “Tuyên ngôn độc lập” và Thường vụ TƯ Đảng họp cũng họp ở đây, để thông qua bản tuyên ngôn độc lập. Đó là những căn cứ để ông Chủ tịch VCCI khẳng định rằng lâu nay bác Hồ là người có xu hướng thân phương Tây. Ông Vũ Tiến Lộc nhận định: “Bác ở nhà của doanh nhân và đứng bên cạnh người Mỹ. Những người Mỹ là người nước ngoài duy nhất có mặt bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày chuẩn bị Quốc khánh 2/9. Trong bản “Tuyên ngôn độc lập” Bác viết tại nhà của doanh nhân và đọc tại Quảng trường Ba Đình, những câu đầu tiên của Bác là trích từ Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Bác hội nhập như thế, Bác chấp nhận những giá trị của phương Tây, luật pháp của phương Tây vào luật pháp Việt Nam. Bác là người đầu tiên hội nhập ở Việt Nam!”.

Không chỉ dừng lại ở đó, ông Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc còn nhận định rằng, Bác Hồ luôn có thiện cảm với giới doanh nhân Việt Nam, mà bằng chứng theo ông Vũ Tiến Lộc thì “Không phải công nhân, không phải nông dân… mà khách đầu tiên, giới đầu tiên Bác cần phải gặp trên cương vị Chủ tịch nước chính là doanh nhân, là các nhà tư sản dân tộc. Bác trông cậy ở họ và họ cũng đã đáp ứng niềm tin của Bác; riêng doanh nhân Hoàng Thị Minh Hồ và Trịnh Văn Bô đã đóng góp 5.000 lượng vàng.”

Kết thúc phần phát biểu, ông Vũ Tiến Lộc đã khẳng định: “Trở lại với tư tưởng của Bác về kinh tế thị trường thì hoàn toàn trùng khớp với những khái niệm về kinh tế thị trường hiện đại. Trong những năm qua, vì nhiều lý do mà chúng ta không thực hiện được đúng những chỉ dẫn của Bác. Còn bây giờ, khi nói chúng ta đổi mới, thực ra là quá trình trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh. Công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam xét trên một góc độ nào đó là sự trở lại với tư tưởng của Bác Hồ!”

Kinh tế thị trường là kẻ thù của Bác

Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất trong kinh tế học của Chủ nghĩa Marx-Lenine và cũng là mục tiêu cuối cùng của các cuộc cách mạng do các đảng Cộng sản lãnh đạo, là tiến tới công hữu hóa toàn bộ tư liệu sản xuất của quốc gia, trở thành thuộc sở hữu toàn dân. Nghĩa là xóa bỏ kinh tế tư nhân để duy trì một thành phần kinh tế duy nhất: Kinh tế tập thể. Đây cũng là nội dung chính của Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đường lối của Đảng CSVN từ trước cho đến nay luôn luôn kiên định với con đường Chủ nghĩa Xã hội, lấy Chủ nghĩa Marx-Lenin làm nền tảng tư tưởng mà giai cấp nông dân và công nhân là lực lượng nòng cốt. Mọi biểu hiện lệch lạc trong việc vận dụng Chủ nghĩa Marx – Lenine đều bị coi là xét lại (trước kia) hay diễn biến và tự chuyển hóa (ngày nay). Đây là những kẻ thù nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự tồn vông của Đảng CSVN.

Ngay từ ngày đầu thành lập, luận cương 1930 của Tổng BT Đảng CS Đông Dương Trần Phú đã để ra chính sách “Trí, Phú, Địa, Hào đào tận gốc, trốc tận rễ”. Rồi đến cuộc Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam vào những năm 1953–1956. Cải cách ruộng đất tịch thu tài sản, đất đai của những người giàu và chia cho bần, cố nông, thông qua việc đấu tố và xử tội họ. Tiếp sau đó là các cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản, tư doanh tại miền Bắc sau năm 1954 và miền Nam sau năm 1975 để xóa bỏ nền kinh tế tư bản, nguồn gốc của sự bóc lột.

Những “kỳ tích” kể trên như Cải cách Ruộng đất, Nhân Văn giai phẩm, Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, nền kinh tế tem phiếu thời còn bao cấp v.v… mà đến nay nhắc lại người ta vẫn toát mồ hôi vì sự ác độc khủng khiếp một thời. Đây là hậu quả của việc Bác Hồ đưa vào và áp dụng Chủ nghĩa Marx-Lenin ở Việt Nam. Điều đó đã gây biết bao nhiêu tai họa cho dân tộc này.

Và chỉ đến năm 1986, khi cả nước đã đứng bên bờ vực chết đói thì Đảng CSVN buộc phải khởi xướng việc cải cách kinh tế để chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp theo mô hình Cộng sản, sang nền Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Mà cái đuôi “định hướng XHCN” được cho là sự sáng tạo của Đảng CSVN, nhằm khẳng định họ không đi chệch con đường XHCN.

Cần phải nhắc lại, trong Cương lĩnh Đại Hội Đảng CSVN lần thứ XI, đã khẳng định: “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại là chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”. Điều đó cũng hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp Việt nam Sửa đổi năm 2013, quy định về chế độ kinh tế đó là “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.”.

Xin hỏi, đây là những biểu hiện đúng của một nền Kinh tế thị trường hoàn chỉnh hay sao?

Bác Hồ đối xử với Doanh nhân thế nào?

Nói đến Cải cách Ruộng đất thì không thể không nhắc tới bà Nguyễn Thị Năm hay Cát Hanh Long, đây là một địa chủ có công đóng góp tài sản cho Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp. Đây có lẽ là bài học điển hình cho việc Bác Hồ đối xử với Doanh nhân nước Việt.

Theo các tài liệu lưu trữ cho biết, trước Cách mạng tháng Tám, gia đình bà Nguyễn Thị Năm từng ủng hộ Việt Minh 20.000 đồng bạc Đông Dương (tương đương bảy trăm lạng vàng) và sau đó giúp đỡ nhiều vật dụng, thóc gạo, y tế và nhà cửa. Khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức “Tuần lễ vàng”, bà đóng góp hơn 100 lạng vàng. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, bà Nguyễn Thị Năm đã có hai con trai đi theo kháng chiến và nhiều cán bộ cách mạng quan trọng như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh… từng được bà nuôi ăn và giúp đỡ.

Tuy vậy, khi Cuộc cải cách ruộng đất, những hành động yêu nước của Nguyễn Thị Năm bị cho là “giả dối nhằm chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại.” và bà trở thành địa chủ đầu tiên bị đem ra “xử lý” với tội danh “tư sản địa chủ cường hào gian ác”.

Trong bài viết “Địa chủ ác ghê” của C.B trên báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 có kể tội bà là “Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người…Giết chết 14 nông dân, Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân…”. Cũng theo đó, Nguyễn Thị Năm đã “thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến” và cũng theo đó thì Nguyễn Thị Năm “không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác”.

Và theo tác giả Trần Đĩnh viết trong hồi ký Đèn cù cho biết, lúc bấy giờ ông là phóng viên báo Nhân Dân được Trường Chinh cử viết bài tường thuật về vụ đấu tố; theo Trần Đĩnh thì Hồ Chí Minh đã bịt râu và Trường Chinh thì đeo kính râm bí mật tới dự vụ đấu tố bà Nguyễn Thị Năm. Đồng thời ông Trần Đĩnh cũng khẳng định rằng, ông Hồ Chí Minh là tác giả bài báo kí tên C.B có nghĩa là “Của Bác” trên tờ Nhân dân để kết tội bà Năm.

Không biết ông TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và bạn đọc nghĩ gì về việc này?

Tại sao lại có chuyện như vậy?

Cần khẳng định, nền kinh tế Việt nam hiện nay không phải là một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh như các quốc gia khác, là điều gây rất nhiều hạn chế trong việc hội nhập của Việt nam vào nền kinh tế thế giới. Đó là lý do rõ nhất vì sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng luôn đề nghị các nước phát triển Âu-Mỹ công nhận kinh tế Việt nam là một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh với đặc trưng cơ bản nhất của nó là kinh tế tư nhân sẽ nắm vai trò chủ đạo.

Trong nhiều năm trở lại đây, trái lại với quan điểm của Đảng về vấn đề kinh tế, người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã luôn chủ trương cần phải xây dựng một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Cụ thể là, ngày 26/3/2015 vừa qua, phát biểu tại buổi chủ trì hội nghị giao ban về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế, đồng thời yêu cầu đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu khối doanh nghiệp nhà nước. Theo Thủ tướng, doanh nghiệp tư nhân là một động lực hết sức quan trọng, cần phải cổ phần hóa nhanh để “toàn dân làm kinh tế”, đáng chú ý, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định và cho rằng:

“Không có toàn dân làm kinh tế thì không có thắng lợi được đâu. Phải coi doanh nghiệp tư nhân là một động lực. Đây là của nhân dân chúng ta, không ai thay nhân dân được hết. Về phần Nhà nước là tạo điều kiện, hạ tầng, ban hành luật lệ”.

Mới đây nhất, một trong những nội dung quan trọng được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2015 là việc cổ phần hoá, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước. Tại cuộc họp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo: “Doanh nghiệp Nhà nước tập trung đẩy mạnh tiến độ lên, cái nào tư nhân mua được mà họ quản lý tốt thì các đồng chí bán luôn đi để chúng ta thu hồi vốn đầu tư vào những lĩnh vực cần thiết, quan trọng khác, nhất là đầu tư vào hạ tầng để tạo điều kiện cho phát phát triển, đây cũng là đúng theo định hướng của Trung ương”.

Song nếu biết, ông TS. Vũ Tiến Lộc, ngoài chức vụ Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), thì ông còn kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ. Thì việc ông Vũ Tiến Lộc, đã sử dụng diễn đàn giao ban doanh nghiệp ngày 25/8/2015 tại Đà Nẵng, để nhét chữ vào miệng Bác Hồ để phụ họa cho chủ trương đưa nền kinh tế Việt nam trở thành một nền Kinh tế thị trường hoàn chỉnh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì là điều dễ hiểu. Cho dù nó là một điều bi hài không thể kể hết, dù rằng cái gọi là Chủ nghĩa Marx-Lenine và Tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn sờ sờ ra đó.

Thay cho lời kết

Dù rằng quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và coi kinh tế tư nhân chiếm vai trò chủ đạo thực chất là việc làm theo quá trình ngược lại với mục tiêu của Chủ nghĩa Mark-Lenin, nghĩa là mang toàn bộ sở hữu nhà nước chuyển giao ngược lại cho tư nhân. Đó có thể coi là sự phản bội ghê gớm đối với học thuyết kinh tế của Chủ nghĩa Marx – Lenine, vi phạm đường lối của Đảng và đồng thời là chủ trương vi phạm Hiến pháp Việt nam của Chính phủ. Nhưng bây giờ các nhà lãnh đạo Việt nam lại công khai khẳng định đó là quan điểm của ông Hồ Chí Minh, từ trước đến nay. Nghĩa là ông Hồ Chí Minh luôn có quan điểm trái ngược với Chủ nghĩa Mark-Lenin mà cả cuộc đời của ông đã theo đuổi. Và hình như người ta quên rằng, ông Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Ai có thể sai, nhưng các đồng chí Stalin và Mao Trạch Đông thì không bao giờ sai”.

Khi viết đến đây, bất chợt nghĩ đến mẩu tin mới trên VnExprees: “Chủ tịch xã khai nhiều tuổi hơn mẹ để nhận huân chương“, theo đó do không có thành tích trong kháng chiến, nhưng ông Đoàn Quốc Dũng (59 tuổi, nguyên Chủ tịch UBND xã Phước Ninh, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) đã tự khai man thành tích, nhận mình sinh năm 1932 (lớn hơn mẹ ruột 3 tuổi) để được nhận Huân chương Kháng chiến hạng Ba. Nếu đem ra so với những phát biểu của ông Vũ Tiến Lộc về vấn đề “Bác Hồ đã định hướng nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường” thì việc ăn gian tuổi của ông Chủ tịch xã có lẽ sẽ không bi hài, như chuyện lãnh đạo nhà nước công khai nhét chữ vào mồm lãnh tụ kính yêu của họ.

Đáng lo là vì, đây là những chuyện hết sức phổ biến và thịnh hành thời nhà Sản, khi mà vấn đề liên quan đến đường lối của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh mà họ cũng bất chấp sự thật để xuyên tạc, nhằm phục vụ cho lợi ích của một cá nhân.


Đâu đó trên các nẻo đường quê hương có những mảnh đời tuy lam lũ với miếng cơm manh áo trong cơ thể không còn nguyên vẹn, nhưng lại cảm thấy ấm lòng và hạnh phúc vì có một nơi nương tựa là Phòng Công Lý Hòa Bình, Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.




Chú này gởi lời cảm ơn chị Thịnh Phượng và cha Thoai Huu Dinh . Cảm ơn văn phòng CL&HB DCCT Sài Gòn.

Posted by Peter Lam Bui on Friday, December 4, 2015



Đêm Saigon của những người không nhà







L.M. Đinh Hữu Thoại chia tay Chương Trình TPB VNCH về nhận sứ đồ mới tại Quảng Nam







Vui sống với tuổi già: hãy cứ vui như mọi ngày !



1. Hãy vui với người khác như bạn bè, bà con, …. đừng tìm vui trong việc tích trữ của cải.

2. Lập chuơng trình tiêu xài hết tiền của mà bạn để dành. Bạn xứng đáng tiêu pha nó trong mấy năm còn lại của đời nguời. Nếu được, cứ đi du lịch. Để của lại cho con, chúng nó sẽ gấu ó nhau và nhiều chuyện rắc rối xảy ra sau khi bạn qua đời.

3. Hãy sống với thực tại. Đừng sống cho quá khứ hay cho tương lai. Bạn có ngày hôm nay trong tay bạn. Ngày hôm qua thì đã qua, ngày mai thì chưa đến hoặc không bao giờ đến.

4. Hãy vui với lũ cháu nội ngoại của bạn (nếu bạn có), nhưng đừng làm kẻ giữ trẻ trọn thời gian. Trách nhiệm nuôi dạy trẻ là của cha mẹ nó. Sau khi bạn đã nuôi con nên nguời rồi, bạn không còn trách nhiệm gì với bầy cháu của bạn. Đừng thấy áy náy khi từ chối giữ trẻ nếu bạn không thấy thích thú chăm sóc trẻ.

5. Chấp nhận sự già yếu, đau nhức của tuổi già. Hãy vui với những gì mình còn làm được

6. Vui với những gì bạn có. Đừng lao nhọc tìm những gì bạn không có. Đã trễ rồi, thời gian không còn nhiều nữa..

7. Hãy vui cuộc đời với người phối ngẫu (vợ / chồng), con cháu, bạn bè.. Nguời khác yêu bạn, phải yêu chính bạn chớ không phải những gì bạn có. Ai yêu những gì bạn có chỉ gây khổ cho bạn mà thôi.

8. Tha thứ cho mình và cho nguời.  Chấp nhận sự tha thứ. Vui hưởng sự bình an trong tâm hồn.

9. Làm quen với sự chết. Nó sẽ xảy ra. Đừng sợ hãi. Nó là một phần của cuộc đời. Chết là bắt đầu một cuộc đời mới hơn, tốt đẹp hơn. Chuẩn bị một cuộc sống mới với Đấng Tạo Hóa.
 

Vui sống với tuổi già. Bí quyết vui sống của tuổi già

Trước tuổi trung niên – Đừng sợ hãi!

Sau tuổi trung niên – Đừng tiếc nuối!


Hãy tận hưởng cuộc đời khi có thể.

Đừng đợi đến khi chân hết lết nổi, rồi mới tiếc nuối.

Khi nào thể lực còn cho phép, hãy đến thăm những nơi mình thích

Khi có cơ hội, hãy họp mặt cùng các bạn già.

Họp mặt không những chỉ để ăn uống mà vì thời gian của chúng ta không còn bao nhiêu.

Tiền gởi trong Ngân Hàng chưa hẳn là của bạn. Khi có dịp tiêu xài, hãy tiêu xài, và hãy tự chăm lo tốt cho mình vì bạn đã già rồi

Bạn thích ăn gì, cứ ăn. Điều quan trọng nhất là bạn cảm thấy hạnh phúc.

Thực phẩm tốt cho sức khỏe- bạn nên ăn thường xuyên và nhiều vào

Thực phẩm không tốt cho sức khỏe- bạn cũng nên ăn nhưng ăn ít thôi - chứ đừng nhịn.


Hãy chữa bệnh với sự lạc quan, dù bạn giàu hay nghèo.

Không ai tránh khỏi Sinh, Lão, Bệnh, Tử

Không có ngoại lệ, đời là thế

Đừng sợ hãi hay ưu tư khi bạn trở bệnh.

Hãy sắp xếp trước mọi việc và sẵn sàng ra đi không tiếc nuối.

Hãy để các bác sĩ săn sóc thân thể bạn, để Thượng Đế săn sóc cuộc đời bạn và yêu thương bạn, còn bạn phải làm chủ lòng mình.

Con cái chúng ta sẽ tự gây dựng nên sự nghiệp của chúng


Hãy lo gìn giữ Bốn Báu Vật của bạn

1- Thân thể già nua của mình – hãy chăm sóc nhiều hơn cho sức khỏe của bạn vì không ai lo cho bạn tốt hơn là chính bạn.

2-Tiền hưu trí – Đây là tiền “mồ hôi nước mắt” của bạn thì tôt nhất bạn nên giữ cho chính mình

3- Người bạn đời già nua – Hãy trân quý mỗi khoảnh khắc còn được gần gũi người bạn đời, vì rồi ra một người sẽ phải ra đi trước

4- Các bạn già – Mỗi khi có dịp hãy tìm gặp các bạn già. Với thời gian, những cơ hội này sẽ hiếm dần

MỖI NGÀY HÃY CƯỜI VANG, NHẢY NHÓT VÀ VUI VẺ VỚI BẠN BÈ

Nước chảy xuôi chứ không bao giờ chảy ngược


Đời sống cũng vậy, hãy vui sống lên.

HÃY TẬN HƯỞNG MỔI GIÂY PHÚT CỦA CUỘC ĐỜI !

"Tình yêu mất đi khi bạn ngừng quan tâm . Tình bạn mất đi khi bạn ngừng chia sẻ "