khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015

Có lẻ bị hành (?), tiếp viên nhà hàng Chili's nhổ bọt vào ly nước mang đi cũa hai vợ chồng khách hàng; và bị kiện vì DNA test chứng nhận đó là nước bọt của anh ta.




Couple to sue Chili's after DNA Test proves waiter spit in their soda


Hình chụp ly nước với nước bọt của người tiếp viên nhà hàng Chili's

If you’re a disgruntled waiter looking to punish an obnoxious customer, you should should think twice before hocking a revenge loogie into their drinks, because now cops will bust you for that shit using science.

Last July, Ken Yerdon and his wife Julie Aluzzo-Yerdon were enjoying, or attempting to enjoy, their weekly dinner at an upstate New York Chili’s when they told their waiter, Gregory Lamica, that their broccoli was undercooked and that they still hadn’t received their chips.

“They were busy — we understood,” Aluzzo-Yerdon told Syracuse.com. “We were patient with him, but we could tell he was annoyed with us. All Ken said to him was, ‘Are you OK? Have we done something to offend you?’ And he said, ‘Oh, no, no.”

Lamica, however, was lying; he was so offended after being asked to refill the couple’s to-go cups that he spit in them. Unfortunately for the Yerdons, and Ken especially, the spit wasn’t discovered until Ken had already taken two sips. Then the lid popped off.

“I saw the spit in the cup,” Ken Yerdon said, according to Syracuse.com. “It wasn’t regular spit either. It was definitely a loogie.”

The couples took a picture of the spit and drove back to the Chili’s, where the managers apologized and gave them coupons and a refund but refused to fire Lamica.

“We just felt like he needed to be terminated immediately,” Julie said. “To do something like that was so vile and beyond the pale. We couldn’t believe it.”
 
As he left, Yerdon saw Lamica in the parking lot, according to a state police report.
 
“I said, ‘Why did you spit in my drink?’” Yerdon’s statement to police said. “He was bawling. He just kept walking with his apron in his hand and he didn’t answer me. I said to him,
‘You wouldn’t be crying if you didn’t spit in my drink.’ He said, ‘I don’t want to lose my job.’ “
 
So the Yerdons called the cops, who tested Lamica and compared his DNA to the spit in the cup. Three months later the results came in; the spit was a match.
 
In Feburary, Lamica confessed to one count of disorderly conduct and and was sentenced to a one-year conditional discharge and a $125 fine. He is no longer a Chili’s employee, though he worked there for three months after the spitting incident, according to the Yerdons.
 
The fine and dismissal, however, were not enough for the Yerdons, who now plan on suing Chili’s because of “the psychological trauma they endured not knowing whether Yerdon had contracted HIV or hepatitis,” as Syracuse.com put it. (HIV cannot be transmitted through saliva, but there’s no use in arguing with someone who ordered broccoli at a Chili’s).



Hài Kịch: BÁNH CANH TRÃNG BÀNG







Tuning friction to the point where it disappears may boost development of nanomachines (Source: Science Daily)




Physicists have developed an experimental technique to simulate friction at the nanoscale. Using their technique, the researchers are able to directly observe individual atoms at the interface of two surfaces and manipulate their arrangement, tuning the amount of friction between the surfaces. By changing the spacing of atoms on one surface, they observed a point at which friction disappears.



A new technique tunes friction between two surfaces, to the point where friction can vanish. MIT researchers developed a frictional interface at the atomic level. The blue corrugated surface represents an optical lattice; the red balls represent ions; the springs between them represent Coulomb forces between ions. By tuning the spacing of the ion crystal surface above to mismatch the bottom corrugated surface, friction disappears. The ions smoothly slide along the surface in a caterpillar-like motion. This discovery could aid in developing nanomachines, built from components the size of single molecules.
(Source: MIT)

 
Friction is all around us, working against the motion of tires on pavement, the scrawl of a pen across paper, and even the flow of proteins through the bloodstream. Whenever two surfaces come in contact, there is friction, except in very special cases where friction essentially vanishes -- a phenomenon, known as "superlubricity," in which surfaces simply slide over each other without resistance.
 
Now physicists at MIT have developed an experimental technique to simulate friction at the nanoscale. Using their technique, the researchers are able to directly observe individual atoms at the interface of two surfaces and manipulate their arrangement, tuning the amount of friction between the surfaces. By changing the spacing of atoms on one surface, they observed a point at which friction disappears.
 
Vladan Vuletic, the Lester Wolfe Professor of Physics at MIT, says the ability to tune friction would be helpful in developing nanomachines -- tiny robots built from components the size of single molecules. Vuletic says that at the nanoscale, friction may exact a greater force -- for instance, creating wear and tear on tiny motors much faster than occurs at larger scales.
 
"There's a big effort to understand friction and control it, because it's one of the limiting factors for nanomachines, but there has been relatively little progress in actually controlling friction at any scale," Vuletic says. "What is new in our system is, for the first time on the atomic scale, we can see this transition from friction to superlubricity."
Vuletic, along with graduate students Alexei Bylinskii and Dorian Gangloff, publish their results today in the journal Science.
 
Friction and force fields
 
The team simulated friction at the nanoscale by first engineering two surfaces to be placed in contact: an optical lattice, and an ion crystal.
 
The optical lattice was generated using two laser beams traveling in opposite directions, whose fields add up to form a sinusoidal periodic pattern in one dimension. This so-called optical lattice is similar to an egg carton, where each peak represents a maximum electric potential, while each trough represents a minimum. When atoms travel across such an electric field, they are drawn to places of minimum potential -- in this case, the troughs.
 
Vuletic then engineered a second surface: an ion crystal -- essentially, a grid of charged atoms -- in order to study friction's effects, atom by atom. To generate the ion crystal, the group used light to ionize, or charge, neutral ytterbium atoms emerging from a small heated oven, and then cooled them down with more laser light to just above absolute zero. The charged atoms can then be trapped using voltages applied to nearby metallic surfaces. Once positively charged, each atom repels each other via the so-called "Coulomb force." The repulsion effectively keeps the atoms apart, so that they form a crystal or lattice-like surface.
 
The team then used the same forces that are used to trap the atoms to push and pull the ion crystal across the lattice, as well as to stretch and squeeze the ion crystal, much like an accordion, altering the spacing between its atoms.
 
An earthquake and a caterpillar
 
In general, the researchers found that when atoms in the ion crystal were regularly spaced, at intervals that matched the spacing of the optical lattice, the two surfaces experienced maximum friction, much like two complementary Lego bricks. The team observed that when atoms are spaced so that each occupies a trough in the optical lattice, when the ion crystal as a whole is dragged across the optical lattice, the atoms first tend to stick in the lattice's troughs, bound there by their preference for the lower electric potential, as well as by the Coulomb forces that keep the atoms apart. If enough force is applied, the ion crystal suddenly slips, as the atoms collectively jump to the next trough.
 
"It's like an earthquake," Vuletic says. "There's force building up, and then there's suddenly a catastrophic release of energy."
 
The group continued to stretch and squeeze the ion crystal to manipulate the arrangement of atoms, and discovered that if the atom spacing is mismatched from that of the optical lattice, friction between the two surfaces vanishes. In this case, the crystal tends not to stick then suddenly slip, but to move fluidly across the optical lattice, much like a caterpillar inching across the ground.
 
For instance, in arrangements where some atoms are in troughs while others are at peaks, and still others are somewhere in between, as the ion crystal is pulled across the optical lattice, one atom may slide down a peak a bit, releasing a bit of stress, and making it easier for a second atom to climb out of a trough -- which in turn pulls a third atom along, and so on.
 
"What we can do is adjust at will the distance between the atoms to either be matched to the optical lattice for maximum friction, or mismatched for no friction," Vuletic says.
 
Gangloff adds that the group's technique may be useful not only for realizing nanomachines, but also for controlling proteins, molecules, and other biological components.
"In the biological domain, there are various molecules and atoms in contact with one another, sliding along like biomolecular motors, as a result of friction or lack of friction," Gangloff says. "So this intuition for how to arrange atoms so as to minimize or maximize friction could be applied."



Bàn về sự đối đầu tại Biển Đông giữa Mỹ và Tàu Cộng







Viet Nam qua ống kính

























Những hành trình của PHỞ (phần một)




                                       


Nghệ Thuật Lãnh Đạo Một Quốc Gia - Tác giả Nguyễn Quốc Khải



Hơn 2,000 năm trước đây ở phương Tây cũng đã có một nhà hiền triết và cũng là một chánh khách lỗi lạc cũng ưu tư về việc vận hành của một quốc gia. Vào thời đó La Mã đã là một nước văn minh và đã thiết lập được một chế độ Cộng Hòa. Chánh khách La Mã đó là Marcus Tullius Cicero. Ông đã đưa ra một số nguyên tắc về lãnh đạo quốc gia, cân bằng về quyền lực, bạn và thù, thuyết phục và thỏa hiệp.

Trong suốt cuộc đời, Ông Marcus Tullius Cicero đã chứng kiến những năm huy hoàng của nước La Mã dưới chế độ Cộng Hòa. Ông cũng đã nhìn thấy nước La Mã bành trướng để trở thành một đế quốc rộng lớn trải rộng qua Địa Trung Hải xuống tận Bắc Phi và Trung Đông. Ông trông thấy tận mắt sự xụp đổ của chế độ Cộng Hòa để nhường chỗ cho những chế độ độc tài tham nhũng, lạm dụng, áp bức, tiêu diệt các đối lập chính trị, ở trong nước cũng như tại hải ngoại. Binh sĩ trung thành với tướng lãnh thay vì đối với đất nước. Những phe cánh chánh trị chống đối lẫn nhau, không ai nghe ai, kinh tế trì trệ, và nạn thất nghiệp là một đe dọa cho sự ổn định. Một khi dành được quyền hành những kẻ độc tài không dễ nhả ra.

Cha mẹ của Marcus Tullius Cicero đã tạo điều kiện cho ông và người em trai được có một nền giáo dục tốt đẹp. Sau khi phục vụ trong quân đội một thời gian ngắn, Ông Cicero học luật và trở thành luật sư. Sau khi hành nghề luật sư một thời gian ông qua học tại Hy Lạp và Rhodes (một hòn đảo ở Địa Trung Hải thuộc Hy Lạp). Khi trở về nước, ông dần dần thăng tiến và giữ chức vụ quan tòa cao nhất của nước Cộng Hòa La Mã Cổ (ancient Roman Republic). Trong thời gian này ông được mời nhưng từ chối hợp tác với liên minh chính trị bộ ba Pompey, Crassus và Julius Caesar điều hành La Mã ở hậu trường, trái với hiến pháp. [4]

Marcus Tullius Cicero không phải là một chính trị gia (politician) mà là một chánh khách (stateman) đại tài của La Mã, một loại người hiếm hoi trong xã hội xưa và lại càng hiếm hoi trong xã hội văn minh ngày nay. Cicero là một người bảo thủ ôn hòa. Ông viết rất nhiều về vấn đề làm thế nào để điều hành một quốc gia. Tư tưởng của ông vượt qua giới hạn của thời gian lẫn không gian, vẫn còn giá trị đến bây giờ. Việc sử dụng và lạm dụng quyền hành thay đổi rất ít trong 2,000 năm vừa qua. Ông chủ trương làm việc với các đảng phái để phục vụ quyền lợi của đất nước và dân tộc. [5]
Marcus Tullius Cicero đưa ra một số nguyên tắc để điều hành đất nước hơn 2,000 năm trước. Nay vẫn còn áp dụng được không những cho một nước tiền tiến và dân chủ như Hoa Kỳ mà còn cho cả một nước độc tài, thối nát và chậm tiến như CSVN.

1. Luật Tự Nhiên (natural law)

Luật Tự nhiên bảo đảm tự do cho mọi người và giới hạn cách điều hành của chính quyền. Vũ trụ tuân lệnh của Thượng Đế cũng như biển cả và đất tuân lệnh của vũ trụ. Do đó nhân loại phải tuân theo luật tối thượng này. Nó áp dụng cho mọi người ở tất cả mọi nơi và mọi thời gian. Quy luật của chánh quyền là phải phù hợp với công lý và luật tự nhiên căn bản.

2. Cân Bằng Về Quyền Lực (balance of power)

Đối với Cicero, một chánh quyền tốt nhất là một chánh quyền bao gồm những tính chất tốt đẹp nhất của chế độ quân chủ (monarchy), chế độ quý tộc (aristocracy), và chế độ dân chủ (democracy), giống như trường hợp của nước Cộng Hòa La Mã. Khi chánh quyền chỉ theo một trong ba chế độ này để cai trị, nó thường thoái hóa thành một chánh quyền suy đồi – vua trở thành bạo chúa, chế độ quý tộc trở thành một thứ chánh quyền mà quyền hành tập trung vào một thiểu số phe phái, và chế độ dân chủ biến thành một chế độ hỗn loạn vô chánh phủ. Một chánh quyền hợp lý phải được xây dựng trên nền tảng kiểm chế và cân bằng (checks and balances). Chúng ta phải coi chừng những lãnh tụ đòi ngưng thi hành hiến pháp vì lý do an ninh hoặc muốn thi hành một điều gì nhanh chóng.

3. Lãnh đạo (leadership)

Những nhà lãnh đạo phải có cá tính đặc biệt và liêm chính. Những người muốn cầm quyền một nước phải thật can đảm, tài năng, và quyết tâm. Những người lãnh đạo thật sự luôn luôn đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi cá nhân và phe phái.

4. Bạn và thù (friends and enemies)

Cicero nhiều bạn nhưng cũng lắm kẻ thù khi ông chèo lên cái thang chính trị. Những người lãnh đạo sẽ thất bại nếu như thiếu tôn trọng bạn và đồng minh. Không bao giờ được sao lãng những người ủng hộ mình và quan trọng hơn nữa là luôn luôn phải biết chắc chắn kẻ thù đang làm gì. Đừng sợ sệt phải dang tay với tới người chống đối mình. Kiêu căng và cứng đầu là những xa xỉ phẩm mà chúng ta có thể có.

5. Thuyết phục (persuasion)

Trong thời đại xa xưa chưa có thông tin điện tử, chưa có máy đánh chữ và máy in, chưa có phương tiện truyền thông đại chúng, khả năng nói và thuyết phục được những đám đông nhỏ hay lớn rất cần thiết. Nhưng đối với Cicero, một nhà hùng biện không phải chỉ là một người đọc diễn văn hùng hồn mà còn là một chánh khách có khả năng diễn tả được sức mạnh của một ý tưởng cho công chúng dựa trên kiến thức và khôn ngoan. Một nhà hùng biện thật sự có thể thuyết phục những người nghe đồng ý với mình không phải vì nghệ thuật biết dùng lời nói, mặc dù quan trọng, nhưng là vì họ hiểu biết những điều gì họ nói và quan tâm sâu sa đến đất nước. Những người điều hành một nước phải là những người tài giỏi, thông minh và lanh lợi nhất nước. Nếu những nhà lãnh đạo không có kiến thức đầy đủ về những điều mình nói, bài diễn văn của mình sẽ chỉ gồm những từ ngữ rỗng tuếch và hành động của họ sẽ sai lầm một cách nguy hiểm.

6. Thỏa hiệp (compromise)

Đối với Cicero, chính trị là một nghệ thuật của điều có thể làm được, không phải là trận địa của những gì tuyệt đối. [6] Ông kiên quyết tin vào những giá trị truyền thống và uy thế tối cao của pháp luật. Nhưng ông cũng biết rằng để có thể làm được việc, những phe phái khác nhau trong một quốc gia phải sẵn sàng làm việc với nhau. Một chánh trị gia thỉnh thoảng phải dẹp sự kiêu hãnh của mình để làm một việc tốt.

Cicero nói rằng trong chính trị, hoàn cảnh luôn luôn biến đổi, nếu giữ một lập trường bất di bất dịch là thiếu trách nhiệm. Có những lúc cần phãi giữ lập trường, nhưng kiên quyết từ chối nhượng bộ là một dấu hiệu của yếu đuối, không phải sức mạnh.

7. Tiền và quyền lực (money and power)

Mọi quốc gia đều cần lợi tức để hoạt động. Nhưng Cicero tuyên bố rằng mục đích chính của một chánh quyền là bảo đảm cho tất cả mọi cá nhân được giữ những gì thuộc về họ và không phân phối lại của cải. Mặt khác, ông lên án việc tập trung của cải vào tay của một số ít người. Ông khẳng định rằng một quốc gia có bổn phận cung cấp dịch vụ căn bản và an ninh cho công dân.
Thuế là một thứ phiền hà nhưng rất cần thiết để tài trợ một đội quân lớn. Những chính trị gia phải cố gắng tránh đánh thuế tài sản như tổ tiên của chúng ta đã làm vì ngân quỹ quốc gia trống rỗng và chiến tranh liên miên. Nếu tuyệt đối cần thiết phải đánh thuế, tạo thêm gánh nặng cho người dân, những người lãnh đạo chính quyền phải làm cho mọi người hiểu rằng sự an toàn của họ tùy thuộc vào việc thực hiện thứ thuế này.

Cicero không phản đối việc giảm thuế cho người nghèo, nhưng ông báo động về trường hợp các chính trị gia đi quá xa và lên án bản chất tham lam của những người phục vụ trong chính quyền để chỉ phục vụ chính họ. Ông nói thêm rằng trong khi bảo vệ quyền của những cá nhân, chúng ta phải đoan chắc rằng những gì chúng ta đang làm cũng sẽ đem lại ích lợi hoặc ít nhất không làm hại cho đất nước.

8. Di dân (immigration)

Cicero tin rằng một quốc gia đón mời người ngoài hội nhập thành công dân sẽ trở thành mạnh mẽ hơn. Những công dân mới mang đến năng lực mới và sáng kiến mới. Đế quốc La Mã đã ban quyền công dân cho những người đồng minh tài ba và can đảm nhất và cho những người bạn đã bảo vệ sự an toàn cho La Mã. Những cộng đồng ở Phi Châu, Sicily, Sardinia, và nhiều tỉnh khác đóng thuế cho La Mã cũng được cấp quyền công dân.

9. Chiến tranh (war)

Phát động một cuộc chiến tranh để gìn giữ đất nước, yểm trợ đồng minh, hay bảo vệ danh dự được chấp nhận hoàn toàn. Cicero đồng ý với triết lý này. Nhưng ông cũng nói thêm rằng có những cuộc chiến tranh không thể bào chữa được thí dụ như chiến tranh vì sự tham lam.

10. Tham nhũng (corruption)

Vào cuối thời của Đế Quốc La Mã, tình trạng lạm quyền và tham nhũng lan tràn nhiều nơi. Đối với một người chân thật như Cicero, tham nhũng là một bệnh ung thư phá hoại ngay trung tâm của quốc gia. Hơn 2,000 năm trước, quả thật La Mã là một đế quốc văn minh. Họ đã có tòa án độc lập, đã có công tố viện, đã có bồi thẩm đoàn, đã có luật sư.
Đóng vai trò một ủy viên công tố, Cicero đã lên án Gaius Verres, cựu thống đốc của đảo Sicily, về tội tham nhũng khủng khiếp, ăn chơi xa đọa và bê trễ trách nhiệm. Ông còn cảnh cáo bồi thẩm đoàn nếu không kết án can phạm. Ông đe dọa sẽ buộc tội những kẻ toan tính hối lộ bồi thẩm viên và những kẻ nhận hối lộ.

11. Chế độ chuyên chế (tyranny)

Cicero sống vào giai đoạn những tự do và chế độ Cộng Hòa La Mã đã biến mất. Dân quyền và các đại diện do dân bầu lên đã được thay thế bằng những người dùng binh lực để đoạt lấy quyền hành và làm giầu cho chính họ. Đối với Cicero, chính quyền nằm trong tay một lãnh tụ, kể cả một người có khả năng như Julius Caesar, sẽ đưa đến đại họa, vì quyền hành tuyệt đối sẽ làm hư hỏng ngay cả người tài ba nhất. Cicero chống lại mọi hình thức chuyên chế dù là một người, một nhóm người, hay một tập đoàn vô kỷ luật.

Cách hay nhất để cho một người có thể tạo ra và duy trì quyền hành đối với những người khác là bằng sự mến chuộng chân thật. Cách cai trì tồi tệ nhất là bằng sự sợ hãi. Học giả Ennius đã nói “Người ta căm thù người mà họ sợ - và đối với người họ sợ, họ muốn thấy kẻ đó chết.”
Cicero nhận định rằng không có một quyền lực nào có thể chống lại sự căm thù của cả một dân tộc. Julius Caesar cai trị bằng binh lực, bị một nhóm nghị sĩ ám sát chết lúc 55 tuổi. 7/ Đó là một cái giá một kẻ độc tài tàn bạo phải trả.

Kết luận

Những nguyên tắc lãnh đạo một quốc gia mà Ông Cicero nêu lên ở trên rất quen thuộc với mọi người ờ thế kỷ 21 này. Nhưng một điều chúng ta mới học được là Ông Cicero đã đề cập đến những nguyên tắc này trên 2,000 về trước. Chúng vẫn có thể áp dụng được cho tới bây giờ để điều hành một quốc gia. Đó là những nguyên tắc có một giá trị vĩnh cửu bao gồm tự do, dân chủ, quyền lợi tối thượng của quốc gia, trong sạch trong chánh quyền, cân bằng quyền lực, khả năng lãnh đạo, thỏa hiệp, và công bằng xã hội.

Nước Mỹ vĩ đại - Tác giả: Nguyễn quốc Khải



Nhờ phim ảnh và sách báo, từ nhỏ tôi đã nghĩ là Hoa Kỳ là một nước vĩ đại. Không đầy hai thế kỷ từ ngày lập quốc, Hoa Kỳ đã trở thành một cường quốc số một của thế giới sau Đệ Nhất Thế Chiến.  Vào đầu thập niên 70, sau nhiều cam go, xin được học bổng của Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế (U.S. Agency for International Development viết tắt là USAID) tôi được đặt chân đến Hoa Kỳ, một cơ hội cho tôi lần mò tìm hiểu làm thế nào Hoa Kỳ lại hùng mạnh đến như vậy.

Cơ quan USAID đề nghị ba trường đại học cho tôi tự ý chọn: Ohio State University, Louisana State Unversity, và University of Florida. Tôi sợ lạnh nên lựa đại học của vùng nắng ấm Florida. Khi tôi nhập học, trường cho tôi ở chung với ba sinh viên Hoa Kỳ trong một phòng lớn có hai phòng ngủ và một phòngkhách và bếp nối liền nhau ở tầng 9 trong một cao ốc 12 tầng.

Không đầy một tháng, tôi được tin cơ quan Quản Trị Hàng Không và Không Gian Quốc Gia (National Aeronautics and Space Administration viết tắt là NASA) báo tin về ngày phóng phòng thí nghiệm không gian (skylab) vào quỹ đạo trái đất.  Tôi muốn chứng kiến một chương trình vĩ đại của nước Mỹ. Rất tiếc rằng cửa sổ phòng của chúng tôi hướng về phía bắc, trong khi đó Cape Canaveral, nơi phóng hỏa tiễn lại ở về hướng nam. Cho dù ở cùng hướng, tôi cũng không nhìn thấy hỏa tiễn phóng lên, vì hai nơi cách xa nhau 170 dặm.

Những thứ vĩ đại của nước Mỹ người ta thường nghĩ đến là những tòa nhà chọc trời ở New York, hệ thống xa lộ chằng chịt bao trùm khắp nước Mỹ, chương trình Apollo đưa con người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, phi thuyền con thoi, số giải thưởng Nobel dành cho những nhà bác học Hoa Kỳ, lợi tức đầu người trung bình của người dân Hoa Kỳ và những trường đại học nổi tiếng.  Theo điều nghiên của Đại Học Jaotong tại Thượng Hải, trong 20 trường đại học tốt nhất thế giới, 17 trường là của Hoa Kỳ. [1]

Kể từ ngày tới Mỹ du học đến nay, tôi đã ở liên tục trên đất nước này trên 40 năm, nhiều hơn cả thời gian ở Việt Nam. Thời gian này dài đủ để buộc tôi phải hiểu thêm về quốc gia trẻ trung và hùng mạnh này.  Vai trò đại cường quốc mà nước Mỹ đạt được không phải là nhờ nước Mỹ rộng lớn, trải dài từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương.  Thật vậy, Liên Bang Nga lớn gấp bội so với Hoa Kỳ. Trung Quốc và Canada có một diện tích xấp xỉ với Hoa Kỳ. Brazil và Úc cũng không thua Hoa Kỳ về diện tích bao nhiêu.

Nước Mỹ vĩ đại cũng không phải vì dân số đông. Thật vậy, Trung Quốc và Ấn Độ có dân số lớn gấp trên dưới bốn lần so với dân số của Hoa Kỳ nhưng tổng sản phẩm nội địa trung bình đầu người của Trung Quốc và Ấn Độ thua xa Hoa Kỳ. Singapore, Na Uy, và Thụy Sĩ có lợi tức đầu người trung bình hơn cả Hoa Kỳ mặc dù ba nước này rất nhỏ về cả diện tích lẫn dân số.

Nước Mỹ làm được những thứ vĩ đại chính là nhờ vào những điều rất tầm thường nhưng vô cùng quan trọng, nhiều quốc gia như Việt Nam không có được vì gánh nặng văn hóa chậm tiến đè nặng trên vai trên cổ của họ cùng với một mớ giáo điều lỗi thời.

Tôi đến nước Mỹ lần đầu tiên vào mùa xuân 1970 trong một chương trình huấn luyên quân nhu và du sát trong 4 tháng. Thỉnh thoảng chúng tôi được cho đi thăm thú một vài danh lam thắng cảnh của nước Mỹ bằng xe buýt.  Mỗi khi gần đến các đoạn đường có đường xe lửa chạy ngang, ông tài xế cho ngừng xe lại, mở hết các cửa xe ra, rồi mới vượt qua đường sắt, mặc dù ở ngay giữa đồng không mông quạnh, không thấy một bóng dáng xe cộ nào cả.  Ngày nay, thỉnh thoảng lái xe ban đêm khoảng một hai giờ sáng, tôi vẫn thấy người ta chịu khó chờ đèn xanh chứ không vượt đèn đỏ, mặc dù đường xá vắng tanh.  Tinh thần kỷ luật của dân Mỹ nói chung rất cao là một trong những yếu tố làm cho nước Mỹ hùng mạnh. Dân Mỹ tôn trọng kỷ luật một phần vì luật pháp ở Hoa Kỳ rất nghiêm minh. Luật do chính người dân làm ra qua những người đại diện của họ trong chính quyền hoặc các cơ quan lập pháp.

Tôi làm việc nhiều năm tại Washington-DC. Thỉnh thoảng tôi đi bộ đến National Geographic Society (NGS) vào giờ trưa để xem triển lãm, tìm kiếm bản đồ, và sách báo về địa dư. Trong một thời gian rất lâu tôi vẫn tưởng NGS là một cơ quan của chính phủ, vì tầm vóc của cơ quan này về phương tiện cũng như hoạt động rất lớn, nhưng thật ra đây là một hội tư nhân bất vụ lợi, thành lập từ năm 1888, chuyên nghiên cứu về địa dư, khảo cổ, khoa học tự nhiên, và bảo vệ môi trường.  NGS có 700 triệu độc giả mỗi tháng. Những ấn phẩm được in bằng 40 ngôn ngữ khác nhau. Ngân sách hàng năm vào khoảng $500 triệu.

NGS là một trong hơn 1.5 triệu tổ chức phi chính phủ (non-governmental organization viết tắt là NGO) tại Hoa Kỳ.[2]  Những tổ chức này đóng những vai trò tích cực trong việc soạn thảo luật, hoạch định chánh sách của chính phủ, ảnh hưởng đến mọi tầng lớp của xã hội. Hoạt động của những tổ chức này bao gồm các vấn đề như nhân quyền, lao động, môi trường, phát triển, sức khỏe, kế hoạch gia đình, từ thiện, bảo vệ súc vật, bảo vệ các nhóm thiểu số, v.v. Một số tổ chức không cung cấp dịch vụ, mà chỉ nhắm vận động hành lang để bênh vực quyền lợi của nhóm người mà tổ chức đại diện. NGO đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp cho Hoa Kỳ hùng mạnh.

Tôi có một người bạn già tri kỷ ở cùng tiểu bang Virginia. Anh ta có một người con học rất khá ở bậc trung học, nên University of Virginia (UVA) cho học bổng toàn phần 4 năm. Theo xếp hạng của U.S. News & World Report, UVA đứng thứ 23 trên toàn nước Mỹ nhưng đứng đầu về chương trình kỹ sư bậc cử nhân, hạng nhì so với các trường đại học công, và hạng 6 về ngành kinh doanh. Nhưng đứa con của anh bạn tôi từ chối học bổng này và chọn University of Pennsylvania, một trong tám trường Ivy League nổi tiếng, xếp hạng thứ 8 trong tổng số các trường đại học ở Mỹ.  Khi học xong bậc cử nhân, đứa con của bạn tôi được cả năm trường đại học giỏi nhất nước Mỹ nhận vào học.

Ở Hoa Kỳ, sinh viên giỏi có nhiều cơ hội lựa chọn trường tốt.  Các trường dành sinh viên giỏi.  Các công ty và các cơ quan chính phủ đôi khi đến tận các trường nổi tiếng để tuyển sinh viên giỏi tốt nghiệp.  Hệ thống ganh đua và lựa chọn như vậy đã giúp đưa nhiều người tài năng vào những chức vụ lãnh đạo trong mọi lãnh vực.  Chính vì vậy mà nước Mỹ tiến mạnh, không một quốc gia trên thế giới hiện nay có thể bắt kịp.

Theo bảng xếp hạng hàng năm của Viện Quốc Phát Triển Quản Trị (International Institute of Management Development, viết tắt là IMD) tại Lausanne, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ đứng đầu trong danh sách những nước có khả năng cạnh tranh cao nhất thế giới, tiếp theo là Thụy Sĩ, Hồng Kông, Thụy Điển, và Singapore. Đức đứng hạng 9. Trung Quốc và Nga lần lượt đứng hạng 21 và 42 trong số 60 quốc gia IMD nghiên cứu.

Một trong những lý do khiến Hoa Kỳ có khả năng cạnh tranh cao là do năng suất lao động của Hoa Kỳ cao.  Năng suất lao động được đo lường bằng tỉ lệ tổng sản lượng nội địa trên tổng số giờ làm việc.  Theo thống kê 2012 của Tổ Chức Hợp Tác Kinh Tế và Phát Triển (Organization for Economic Cooperation & Development, viết tắt là OECD), Hoa Kỳ xếp hạng thứ tư sau Na Uy, Luxembourg, và Ireland.  Nga đứng hạng 36, trên Mexico trong số 37 nước thành viên trong tổ chức OECD.  [3]
Một trong những khổ tâm trong thời gian học tại Việt Nam là lối học từ chương. Khi chuẩn bị thi tú tài, học trò phải thuộc lòng cùng một lúc nhiều môn học khác nhau đã học suốt năm. Vì học theo sách vở và rất ít thực hành nên nhiều khi thuộc như con vẹt mà không hiểu và do đó thi xong là quên. Lối giáo dục này tiếng Mỹ gọi là “drill-and-kill teaching” hiện vẫn còn áp dụng ở Trung Quốc và Việt Nam cộng thêm giáo điều xã hội chủ nghĩa và tư tưởng Hồ Chí Minh. Một trong những điều may mắn khi được học ở nước Mỹ là chương trình theo lối tín chỉ. Thi xong môn nào vừa học trong ba hay sáu tháng là có điểm môn đó. Thường thường học mới có nửa khóa là đã phải thi giữa khóa. Các bài thi đòi hỏi sinh viên phải suy nghĩ chứ không phải thuộc lòng.

Sinh viên sợ nhất là thi mở sách (open book exam hay take-home exam) vì phải dùng sự xét đoán rất nhiều, thường áp dụng cho sinh viên cao học. Lối học thuộc lòng làm thui chột óc sáng tạo.  Khi thỉnh giảng tại School of Advanced International Studies của Johns Hopkins University, tôi thường cho sinh viên chọn một cuốn sách trong danh sách sách cần đọc và thường chỉ đòi sinh viên trả lời bốn câu hỏi: (1) Tác giả muốn nói gì?; (2) Những điểm đồng ý và tại sao; (3) Những điểm không đồng ý và tại sao? và (4) Kết luận.

Sáng tạo và khả năng cạnh tranh liên quan trực tiếp với nhau.  Theo GS Richard Florida, University of Toronto, không ai rõ sự phồn thịnh, một phép lạ ở Hoa Kỳ trong hơn một thế kỷ vừa qua,  thực sự do những nguyên nhân nào. Tuy nhiên theo ông, sự thành công của Hoa Kỳ là do một nhân tố then chốt là việc đón nhận những ý kiến mới. Ý kiến không từ trên trời rơi xuống mà đến từ con người. Tất cả những tiện nghi và những phát minh làm gia tăng năng suất như iPod và GPS đều do con người tạo ra. Khối nhân lực sáng tạo 38 triệu người của Hoa Kỳ bao gồm những khoa học gia, kỹ sư, kiến trúc sư, nhà giáo dục, nghệ sĩ, nhạc sĩ, và những người giúp vui. Nhiệm vụ của họ là tạo ra những sáng kiến, kỹ thuật mới, hoặc là nội dung mới.[4] Để khuyến khích sức sáng tạo, luật pháp Hoa Kỳ tuyệt đối bảo vệ các phát minh và bản quyền, kể cả một tấm hình vừa được máy ảnh thu vào hay một bản nhạc vừa được sáng tác.

Nhờ vào chính sách di dân rộng rãi, Hoa Kỳ đã thu nhận nhiều nhân tài từ những nước khác, đặc biệt từ Âu Châu khi nhiều người trốn tránh chế độ Phát xít và Cộng sản trong thời kỳ Thế Chiến Thứ Hai và Chiến tranh lạnh.  Nhà Vật lý và Triết gia Albert Einstein, từng mang nhiều quốc tịch khác nhau: Wurttenberg, Thụy Sĩ, Áo, và Đức. Trong một chuyến viếng thăm nước Mỹ vào năm 1933, là một người theo đạo Do Thái, ông quyết định không trở lại Đức khi Adolf Hitler lên làm tổng thống để trốn tránh chế độ Nazi.  Albert Einstein trở thành công dân Mỹ vào năm 1940.

Kỹ sư Không gian gốc Đức Wernher von Braun định cư tại Hoa Kỳ sau khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt ở Âu châu.  Khoa học gia Điện toán gốc Nga Sergey Mikhaylovich Brin di dân đến Mỹ vào năm 1979 khi mới 6 tuổi. Gần 20 năm sau, ông cùng với bạn học cũ Larry Page ở Stanford University thành lập công ty Google. Kỹ sư Điện gốc Ấn Độ Sabeer Bhatia du học ở Mỹ từ năm 1988, đồng sáng lập Hotmail cùng với đồng nghiệp Jack Smith vào năm 1996 với 369 triệu người sử dụng, xếp hạng hai sau Google. [5]

Kinh tế Hoa Kỳ phát triển qua ba thời đại. Trước nhất là thời đại nông nghiệp. Kế tiếp là thời đại kỹ nghệ hóa. Trong ba hay bốn thập niên vừa qua, Hoa Kỳ đã bước vào thời đại sáng tạo. Trong 10 năm gần đây có những dấu hiệu chứng tỏ sức sáng tạo của Hoa Kỳ gặp nguy cơ đi xuống. Thật vậy, theo sự nghiên cứu của GS Richard Florida, tỉ lệ của khối nhân lực sáng tạo trên tổng số nhân công của Hoa Kỳ đứng hạng thứ 11 sau mười nước như Ireland, Bỉ, Úc, Hà Lan, New Zealand, Estonia, Anh, Canada, Phần Lan, và Iceland. Theo tạp chí Business Week, trong số 25 công ty công nghiệp cao, chỉ có sáu công ty đặt cơ sở tại Hoa Kỳ trong khi đó 14 công ty đặt tại Á Châu.

Về công ăn việc làm người ta thường nói đến nạn thất nghiệp và công việc chuyển ra nước ngoài. Nhưng theo GS Florida vấn đề quan trọng hơn là tình trạng thiếu tài năng sáng tạo.  Kinh tế gia Lawrence Summers, cựu Viện trưởng Harvard University và kinh tế gia Edward Montgomery, cựu Thứ trưởng Lao động, cho rằng vấn đề thiếu tài năng sáng tạo khó tránh khỏi.  Hoa Kỳ cần phải cạnh tranh với những nước phát triển khác để thu hút và trọng dụng nhân tài bằng chương trình di dân và chiếu khán rộng rãi. Trong khoảng 24 năm gần đây, kể từ 1990 đến 2013, Hoa Kỳ đã nhận 24.2 triệu di dân hợp pháp, trung bình mỗi năm là khoảng 1 triệu người.[6]

Gần đây nhân dân Mỹ phàn nàn rất nhiều về tình trạng đảng phái cấu xé nhau tàn tệ tại Quốc hội. Một trong những hậu quả đã xẩy ra là việc chánh phủ đã buộc phải đóng cửa 16 ngày trong năm 2013. Một cường quốc lãnh đạo mà đã để xẩy ra tình trạng như vậy không thể không mất uy tín và lòng tin cậy của thế giới.  Một việc kéo dài từ vài năm nay chưa giải quyết được là chương trình y tế “Patient Protection and Affordable Care Act” (PPACA) gọi tắt là Obamacare do sự xung khắc về quyền lợi mà hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đại diện. Tuy nhiên đây là chuyện nội bộ của nước Mỹ.
Tồi tệ hơn là chương trình ngoại thương Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, viết tắt là TPP) liên quan đến 11 nước khác đã kéo dài nhiều năm. TPP đã không kết thúc được vào năm vừa qua như mong muốn.  2015 có thể là năm dứt điểm vì tình trạng căng thẳng ở Biển Đông và sự cạnh tranh của Trung Quốc và Nga qua việc thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á Châu (Asian Infrastructure Investment Bank viết tắt là AIIB) và Liên hiệp Kinh tế Âu Á (Eurasian Economic Union, viết tắt là EAEU). Tuy nhiên Hoa Kỳ đang vấp phải khó khăn nội bộ. Vấn đề lao động gây chia rẽ ngay trong Đảng Dân Chủ, giữa phe hành pháp và lập pháp và đàng sau là những công đoàn lao động của Hoa Kỳ.

Tôi tin trên đây là những khó khăn ngắn hạn và tạm thời. Thật vậy, truyền thông thương mại và truyền thông xã hội dân sự đã lên án gắt gao tình trạng ngưng trệ tại Washington. Một xã hội cởi mở với tự do báo chí và tự do bầy tỏ như xã hội Hoa Kỳ sẽ giúp cho Hoa Kỳ tự sửa đổi như đối với nạn kỳ thị chủng tộc và nam nữ bất bình đẳng. Cạnh tranh và hợp tác là truyền thống tạo nên sức mạnh tại quốc gia này.

Ngay sau khi chính thức thất cử trong cuộc tranh cử tổng thống vào năm 2008, TNS John McCain tuyên bố TNS Barack Obama là tổng thống của tôi và kêu gọi mọi công dân Hoa Kỳ chúc mừng TNS Obama và ủng hộ vị tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ. Ông cũng nói rằng lần đầu tiên trong lịch sử một công dân Hoa Kỳ gốc Phi châu được bầu làm tổng thống. Đây là một niềm hãnh diện lớn lao và là một bằng chứng rõ ràng rằng Hoa Kỳ đã tiến một bước rất xa về vấn đề kỳ thị chủng tộc.  TNS McCain nói tiếp rằng TNS Obama và ông đã tranh luận về những khác biệt, nhưng TNS Obama đã thắng. Chắc chắn rằng những khác biệt đó vẫn còn, nhưng ông hứa rằng ông sẽ giúp TNS Obama trong quyền hạn của mình để đối phó với những thử thách trước mặt.[7]

Nghi thức đầu hàng của Tướng Robert E. Lee (ngồi bên trái) tại Appomatox Court House Virginia, ngày 9-4-1865 (hình của The Major)
Nghi thức đầu hàng của Tướng Robert E. Lee (ngồi bên trái) tại Appomatox Court House Virginia, ngày 9-4-1865 (hình của The Major)

Một thế kỷ rưỡi trước đây, Hoa Kỳ đã để lại một gương sáng cho nhân loại về tinh thần mã thượng của dân tộc Hoa Kỳ.[8] Cuộc nội chiến kéo dài bốn năm, ba tuần và sáu ngày chấm dứt vào 9-4-1865 (theo Tuyên ngôn là 9-5-1865). Tướng Robert E. Lee của quân miền Nam nhận đầu hàng với đại diện quân miền Bắc là Tướng Ulysses S. Grant tại Appomattox Court House, Virginia, qua một nghi thức giản dị nhưng trang nghiêm. Quân lính miền Nam được tự do trở về nguyên quán và không ai bị trừng phạt hay bị tù đầy. Binh sĩ tử trận được chôn chung trong cùng một nghĩa trang, ngoại trừ thân nhân muốn mang thi hài chôn cất ở nơi khác. Theo lệnh của Tướng Grant, quân miền Bắc không được ăn mừng chiến thắng. Sau này Tướng Lee trở thành viện trưởng của một đại học nay gọi là Washington and Lee University tại Lexington, Virginia. Ông chống lại toan tính tổ chức nổi loạn tiếp tục chống lại chánh phủ liên bang, ủng hộ việc giúp cựu quân nhân miền Nam hội nhập vào xã hội Hoa Kỳ, và kiến thiết lại đất nước.

Gần đây hơn, sau khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt, Hoa Kỳ đã không hề chủ trương chém giết những kẻ thua trận mà trái lại còn giúp các nước đồng minh và cả các nước cựu thù xây dựng lại những đổ vỡ.  Hoa Kỳ chi khoảng $13 tỉ (tương đương với $120 tì theo thời giá bây giờ) qua Chương trình Phục hồi Âu Châu (European Recovery Program, viết tắt là ERP) hay còn gọi là Kế hoạch Marshall, theo tên của Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ George Marshall. Tướng Douglas MacArthur, Tư lệnh Quân lực Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, chỉ huy lực lượng chiếm đóng Nhật Bản từ 1945-1951, đã giúp nước này soạn thảo hiến pháp mới, loại bỏ quyền tư lệnh tối cao của Hoàng  đế Nhật Bản, cải tổ nước Nhật thành một nước dân chủ, thực hiện chương trình cải cách ruộng đất. Ngày nay, dân Nhật coi MacArthur là một trong những người có công lớn trong việc tái thiết nước Nhật. [9]
Sau hết nhưng không kém phần quan trọng là lòng yêu chuộng tự do của nhân dân Hoa Kỳ. Tự do giúp con người phát triển năng khiếu và sáng kiến. Tự do giúp sự thông tin được nhanh chóng, đa chiều và trung thực hơn, giúp mọi người bầy tỏ lập trường dễ dàng và như vậy dễ tìm được chân lý. Tự do, trái ngược với sự bưng bít, giúp xã hội cởi mở, hạn chế được những sai trái và tội phạm.
Tự do tất nhiên đưa đến dân chủ.  Phần lớn các nước dân chủ đều là những nước giầu có. Kinh tế gia đoạt giải Nobel người Ấn Độ Amartya Sen nghiên cứu về nạn nghèo đói và dân chủ đã đưa ra một lời tuyên bố nổi tiếng: “Không bao giờ có một nạn đói nào đáng kể xẩy ra ở một nước độc lập, dân chủ và có tự do báo chí.” [10] Nạn đói chỉ xẩy ra ở những độc tài hay bị chiếm đóng.

Tương tự như vậy, tham nhũng thường lan rộng ở những nước thiếu dân chủ. Hậu quả của tham nhũng là không đạt được sự chọn lựa tốt nhất gia, tăng phí tổn, làm hại đến sự sáng tạo, và nuôi dưỡng tội phạm. Những bằng chứng cụ thể từ những cuộc nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy rằng tham nhũng làm giảm đầu tư (nội địa cũng như nước ngoài), giảm phát triển, giới hạn giao thương, làm sai lệch chi phí quốc gia, làm suy yếu hệ thống tài chánh, và củng cố nền kinh tế đen (underground economy). Quan trọng hơn cả là tham nhũng làm tăng sự nghèo nàn và chênh lệch lợi tức. [11] Tham nhũng và tình trạng phe đảng, con ông cháu cha (cronyism) tại Trung Quốc và Nga sẽ tiếp tục nhận chìm những nhân tài và khả năng cạnh tranh của hai nước này. [12]

Trong bảng xếp hạng về mức độ tham nhũng tại 177 quốc gia trên thế giới vào năm 2014 do Transparency International thiết lập, đứng đầu danh sách (trong sạch nhất) là Đan Mạch, kế đến là New Zealand, Phần Lan, Thụy Điển và Na Uy.  Hoa Kỳ đứng hạng thứ 17. Trung Quốc:100. Việt Nam: 119. Nga: 136. [13]  Hoa Kỳ có thể cố gắng hơn để cải tiến hơn nữa về lãnh vực này.
Môi trường tự do dân chủ và một nền văn hóa siêu việt đã giúp cho nền kinh tế Hoa Kỳ phát triển như hiện nay với lợi tức đầu người tính theo mãi lực quân bình vào năm 2013 là $53,042, xếp hạng sau bẩy nước mà phần đông là những nước sản xuất dầu: Qatar, Kuwait, Singapore, Brunei, Na Uy, Thụy Sĩ, và Saudi Arabia.  Hoa Kỳ bỏ xa Nga ($25,248) và Trung Quốc ($11,906).  [14]
GS Jonathan Adelman thuộc University of Denver viết: “Một câu châm ngôn chính trị xưa nói rằng ‘Anh không thể đánh bại một ai nếu người đó không có đối thủ.’  Ngay bây giờ không có một nước nào hiện ra ở chân trời sẽ bắt kịp hoặc là thử thách Hoa Kỳ một cách nghiêm chỉnh trong thời hạn một hay hai thập niên sắp tới.”15]

Sau khi viết bài nhận định này gần xong, dựa trên những dữ kiện vừa phân tách, tôi có khuynh hướng đồng ý với nhận định của GS Adelman. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là một đại cường quốc về kinh tế cũng như về quân sự không bị thử thách trong một tương lai có thể thấy được. Nga và Trung Quốc còn khá lâu mới có thể là đối thủ cân xứng với Hoa Kỳ. Thay đổi một thể chế chính trị cần vài năm. Cải tổ một nền văn hóa cần vài thế hệ cho đến vài thế kỷ để trở thành một nước vĩ đại.
Chú thích:
 


[1] Jonathan Adelman, “Why the U.S. Remains the World’s Unchallenged Superpower,” Forbes, November 24, 2013.
[2] Wikipedia, “Non-government Organization,” May 28, 2015.
[3] Theo thống kê của tổ chức OECD, Labor – Productivity Levels in the total economy, May 27, 2015.
[4] Richard Florida, “America’s Looming Creativity Crisis,” Harvard Business Review, October 2004.
[5] Như trên.
[6] Wikipedia, “Immigration to the U.S.”, May 28, 2015.
[7] John McCain, “McCain’s Concession Speech,” The New York Time, November 4, 2015.
[8] Vũ Ngọc Tấn, “Tinh Thần Mã Thượng Trong Nội Chiến Mỹ,” Việt Luận, 12-2011.
[9]  Wikipedia, “Marshall Plan”, May 28, 2015.
[10]  Amartya Sen and Amartya K. Sen, “Poverty and Famines – an Essay on Entitlement and Deprivation”,  Oxford University Press, London, 1983.
[11] The World Bank, “The Economic and Social Consequences of Corruption in Transition Countries.”
[12] Susan Adams, “The World’s Most Competitive Countries,” Forbes, May 30, 2013.
[13] Transparency International, “Corruption Perceptions Index 2014,” 2014.
[14]  Theo số thống kê của World Bank.
[15] Như chú thích (1).
 


Nguyễn Quốc Khải

Ông Nguyễn Quốc Khải nguyên là tham vấn và chuyên viên nghiên cứu kinh tế tại Ngân Hàng Thế Giới. Ông cũng từng làm tham vấn cho Đài Á Châu Tự Do và là giáo sư thỉnh giảng (professorial lecturer) tại Johns Hopkins University.


Hai bức thư của Hồ Chí Minh gửi Stalin về Cải Cách Ruộng Đất ở VN




Thư thứ nhất
 
Đồng chí I.V. Stalin thân  mến

Tôi đã bắt đầu soạn thảo dự án chương trình cải cách ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam, và sẽ nhanh chóng trình bày với  đồng chí.

Tôi gửi tới  đồng chí cùng một số yêu cầu sau đây, và hy vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.

1.Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng tại chỗ. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp, họ có thể thể giao tiếp với một tầng lớp rộng rãi. Mất khoảng mười ngày để đi từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi.

2.Chúng tôi muốn gửi 50-100 học sinh sang Liên Xô học tập, họ đã có trình độ văn hóa lớp 9 ở Việt Nam, một vài người trong số họ là đảng viên và những người khác chưa phải là đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí có nhất trí về vấn đề này không?

3.Chúng tôi muốn nhận từ các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh (thuốc chống sốt rét) cho quân đội và dân thường, có nghĩa là cứ nửa năm nhận 5 tấn.

4.Chúng tôi cần những loại vũ khí sau đây :

a) Pháo binh phòng không  37 li cho 4 trung đoàn, tổng số là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo.

b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tổng số là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu.

c) Súng máy phòng không 12,7 li cho hai trung đoàn, tổng số là 200 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu.

Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định sẽ rời khỏi Moscou vào ngày 8 hoặc ngày 9 tháng 11, 1952 .

Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và những lời chúc tốt đẹp nhất !

Hồ Chí Minh
30-10-1952

 
Thư thứ hai

Đồng chí I.V. Stalin thân  mến

Tôi gửi đồng chí chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam. Dự án chương trình do tôi soạn thảo, với sự hỗ trợ của đồng chí Liu Shao-qi và [đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Xô từ 1949-1951 Wang Jiaxang].

Mong đồng chí xem xét và cho chỉ thị về vấn đề này.

Gửi đồng chí lời chào cộng sản.

Hồ Chí Minh
31/10/1952

(Phụ lục 4, Le communisme vietnamien (1919-1991), Céline Marangé, Paris, SciencePo/Les Presses, 2012, tr. 534-535)

 

Bình luận của Céline Marangé


Bình luận của Céline Marangé về tính phức tạp của các nhân vật lịch sử và các vấn đề lịch sử của Việt Nam:

"Chủ nghĩa cộng sản Việt Nam vẫn còn là một chủ đề nhạy cảm và tương đối ít được khai thác. Kỷ niệm về cuộc chiến tranh Việt Nam, được khơi dậy bởi sự can thiệp của Mỹ tại Irak năm 2003, và đặc biệt là cái kỷ niệm, được người ta thi nhau lý tưởng hóa, về phong trào sinh viên phản đối chiến tranh, cuộc chiến được nhìn nhận như là “chiến tranh vệ quốc chống đế quốc Mỹ”, ở Pháp,  kỷ niệm ấy vẫn luôn đảm bảo cho những cảm tình nhất định đối với chế độ cộng sản Việt Nam. Ở phía ngược lại, trong một bộ phận khác của dân chúng Pháp, ký ức về cuộc chiến tranh Đông Dương, thậm chí hoài niệm về Đông Dương thuộc Pháp, vẫn còn chưa tắt hẳn. Ở Mỹ, cuộc chiến tranh Việt Nam tiếp tục kích động những thiên kiến tồn tại rất lâu sau khi xe tăng Bắc Việt tiến vào Sài Gòn và sau khi chế độ Miền Nam Việt Nam thất thủ vào ngày 30/4/1975. Đối với những người Việt lưu vong căm thù cộng sản, Hồ Chí Minh bị cố tình biến thành quỷ dữ. Người ta gán cho ông tính cách gian xảo, quỷ quyệt, hay thậm chí cả tính cách  bá quyền mà chắc hẳn ông không bao giờ có. Tương tự như thế, mặc dù tướng Giáp giành được sự khâm phục ở những vị tướng vốn là kẻ thù của ông, nhưng ông thường xuyên bị miêu tả như một kẻ tính toán lạnh lùng, thờ ơ với số phận của lính tráng, và bị xem như một lãnh đạo có quyền lực tuyệt đối. Tai tiếng của hai người này lớn đến mức che lấp hết những nhân tố hàng đầu khác ở họ. Thế nhưng, trong thực tế, không có gì đơn giản. Không ai đơn giản hết. Cả Hồ Chí Minh, cả tướng Giáp đều không đơn giản, và có thể còn phức tạp hơn đối với những lãnh đạo Trung Quốc và Liên Xô đã cố bẻ cong các sự kiện ở Việt Nam. Từ những năm 1960 trở đi, quyền lực phần lớn đã không còn nằm trong tay họ. Những người khác đã nắm giữ quyền lực."

(Trích từ cuốn “Le communisme vietnamien (1919-1991)”, Céline Marangé, Paris, SciencePo/Les Presses, 2012, tr. 29)


Chiến lược ngoại giao "roi nhỏ" của Mỹ ở Biển Đông



Trong hai tuần lễ vừa qua hồ sơ Biển Đông càng lúc càng nóng lên trên diễn đàn quốc tế, khởi đầu từ phát biểu của Ngoại trưởng, tiếp theo là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, và mới hôm qua là Tổng thống Barack Obama, với lời lẽ được cho là cứng rắn nhất kể từ trước tới nay về tranh chấp biển đảo trong khu vực.
 
Một trong số những chiến lược gia hàng đầu ở Học viện Hải quân Mỹ tại Newport là giáo sư James Holmes từng hé lộ trên tờ báo mạng chuyên đề Real Clear Defense, chính sách của Mỹ được ví như là phương pháp ngoại giao sử dụng roi nhỏ để cản phá Trung Quốc. Chính sách này có năm điểm cụ thể, mà nhiều điều có vẻ như là đã được áp dụng thử nghiệm trong những ngày qua.


Thông tín viên Lê Hải tại Luân Đôn đã theo dõi hồ sơ này và cho biết thêm chi tiết về quan điểm của Giáo sư Holmes và các tài liệu có liên quan đến chính sách của Mỹ.

Lê Hải : Chiến lược của Giáo sư James Holmes là kết quả của hơn 10 năm nghiên cứu về chiến lược của Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Ông cũng là đồng tác giả của hai quyền sách và hàng chục bài viết đang là tài liệu học tập cho Hải quân Hoa Kỳ cũng như các nhà hoạch định chính sách và ngoại giao của Mỹ.

Năm điểm cụ thể mà ông nêu ra là các biện pháp tình thế cho chính sách ngoại giao mà ông gọi là gậy nhỏ, hay roi nhỏ, có tác dụng chọc phá, hay kiềm tỏa và cản đường Trung Quốc trên con đường trở thành thế lực lấn át sức mạnh của Hoa Kỳ và các nước ở khu vực Biển Đông.

Biện pháp đầu tiên là sử dụng tàu chiến không quá mạnh để khỏi bị coi là khiêu khích nhưng là loại tàu hiện đại và cơ động nhất để Trung Quốc không có cách nào lấn át được. Tiếp theo là sử dụng lực lượng mà ở Hoa Kỳ là Phòng vệ quốc gia, giống như cơ chế của Cảnh sát biển ở Việt Nam. Biện pháp thứ ba là triệt để sử dụng video và mạng lưới báo chí để đưa câu chuyện ra cho dư luận quốc tế nhìn rõ bộ mặt thật của Trung Quốc. Thứ tư là phải đối phó nhanh với kiểu tuyên truyền của bộ ngoại giao Trung Quốc, luôn nhanh chóng tìm lập luận để chứng tỏ rằng Trung Quốc luôn đúng và các nước khác luôn sai về chủ quyền biển đảo.

Điều số năm là phô diễn chiếc roi to ở đằng sau để đối phương phải dè chừng khi bị phạt bằng roi nhỏ. Xét ra thì Việt Nam cũng có thể áp dụng giải pháp đó một cách linh động tùy theo điều kiện kinh tế quốc phòng và vị trí địa lý chính trị của mình. Nếu ý của các chuyên gia Mỹ muốn nói đến lực lượng tàu chiến và vũ khí hùng hậu, thì ở vào vị trí của Việt Nam chiếc gậy to có thể là sự trừng phạt của cộng đồng quốc tế nhắm vào Trung Quốc.

RFI : Cho đến thời điểm này đã có khá nhiều chuyên gia lên tiếng đưa ra nhiều biện pháp khác nhau để tư vấn cho chính phủ Mỹ hay Việt Nam về vấn đề Trung Quốc, vậy thì tiếng nói của ông Holmes có gì khác ?

Lê Hải : Chính phủ Mỹ thường không ngả hoàn toàn theo một nhóm chuyên gia nào, mà ra quyết định tùy thuộc vào cơ cấu chính trị của mỗi giai đoạn. Tuy nhiên, những luận điểm mà Giáo sư James Holmes cùng với đồng sự là Giáo sư Toshi Yoshihama đưa ra hầu hết đã được hải quân Mỹ áp dụng, ít nhất là để thử nghiệm trong thời gian vừa qua.

Hai ông vừa là giảng viên trong Học viện Hải quân Mỹ, cũng vừa là thành viên của nhóm nghiên cứu về Hải quân Trung Quốc. Trước đó họ từng làm luận văn tiến sĩ trong ngành luật quốc tế và ngoại giao, và giải pháp này kết hợp rất chặt giữa ngoại giao và quốc phòng. Đây cũng không phải là giải pháp tình thế, mà là hệ quả có được sau khi xác định bản chất của Trung Quốc trong quan điểm về sức mạnh của Hải quân.

Điểm mấu chốt là giới chính trị và học giả Trung Quốc từ thời Đặng Tiểu Bình bất ngờ tôn sùng quan điểm về hàng hải mà Đô đốc người Mỹ là Alfred Thayer Mahan từng xây dựng cách đây 100 năm : ý thức hệ về « sức mạnh trên biển » – sea power.

Quyển sách của Mahan được Nhật Bản dịch và dùng làm sách giáo khoa cho Hải quân, phần nào đem lại chiến thắng cho nước Nhật trong cuộc chiến với Nga năm 1905. Đây cũng là chiến lược cổ điển của Hải quân Anh và Đức, và nay là Trung Quốc, thường xuyên được các học giả Trung Quốc nhắc đến khi trình bày về sức mạnh của Trung Quốc ở các hội thảo quốc tế.

Chiến lược này chú trọng việc kiểm soát vùng biển và kiểm soát các tuyến đường biển, không chỉ là những gì Trung Quốc thường xuyên nói, mà còn đang thực hiện tại Biển Đông.

Trong quyển sách xuất bản từ 5 năm trước, Giáo sư Holmes và Giáo sư Yoshihama đã đoán rằng Trung Quốc sẽ không dùng vũ khí hay tên lửa để chiếm biển, mà lấn dần bằng sức mạnh của khối lượng sắt thép khổng lồ, và trong khu vực không có nước nào đủ tiềm lực kinh tế để chạy đua theo kịp.
Từ khi đó, hai ông đã khuyên nước nào ở thế đối đầu không nên dùng vũ khí, vì sẽ bị biến ngược thành kẻ khiêu khích và bị Trung Quốc dùng vũ khí đang chờ sẵn để tiêu diệt.

RFI : Trong vòng một tháng trở lại đây Hoa Kỳ bất ngờ quan tâm đặc biệt đến Biển Đông và tình hình trong khu vực cũng thay đổi rất nhiều. Đó là do việc Trung Quốc mở rộng đảo hay là sự xoay chiều về chính trị ở Mỹ ?

Lê Hải : Cách đây 15 năm Giáo sư Samuel Huntington, lúc đó là một trong số các cố vấn quan trọng trong chính phủ Mỹ, từng đưa ra một kịch bản tương tự về xung đột ở Biển Đông, thế nhưng các lý giải về văn hóa và dầu khí không thực sự tạo ra được ảnh hưởng. Hai nhiệm kỳ của Tổng thống Obama cũng tập trung vào các vấn đề nội bộ của Mỹ nhiều hơn.

Việc Trung Quốc mở rộng các cứ điểm chiếm được ở Trường Sa thực sự vẫn chỉ là vấn đề của các nước trong khu vực, vì chiến lược của Hải quân Hoa Kỳ, như hai tác giả James Holmes và Toshi Yoshihama trình bày, vẫn coi trọng việc giao thông trên biển hơn.

Kể cả khi Trung Quốc có nhiều đảo và nhiều tàu nhưng vẫn chấp nhận quyền kiểm soát trên biển của Hải quân Hoa Kỳ thì sẽ không tạo ra điều gì nguy hiểm, như nhận định của một trong số các học giả người Anh có nhiều ảnh hưởng đến nghiên cứu này, là Giáo sư Geoffrey Till.

Vào thời điểm 10 năm trước người ta vẫn ví Trung Quốc như con voi trên bờ và Hoa Kỳ là cá voi dưới biển và mặc dù gườm nhau nhưng cả hai vẫn có lãnh địa riêng và không có lý do gì để tranh chấp. Bây giờ, theo Giáo sư Till là lúc mà chiến lược Hải quân của Trung Quốc đã làm thay đổi cán cân sức mạnh và sự đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ là một trong số những điểm chính của thế kỷ 21.

Ngoài chuyện xây dựng hệ thống quốc phòng và đèn biển trên các đảo tôn tạo chiếm được ở Trường Sa, Trung Quốc còn có kế hoạch làm kênh đào ở rẻo đất ở miền Nam Thái Lan gần Malaysia, khiến người ta ngay lập tức nhớ đến sức mạnh của đế quốc Pháp và sau này là các cuộc chiến của Anh và Israel ở Kênh đào Suez, hay sức mạnh của Hoa Kỳ liên quan đến Kênh đào Panama.

Theo tư duy nổi tiếng của đô đốc Mahan thì sức mạnh trên biển quyết định sự sống còn của một quốc gia trên trường quốc tế, đặc biệt là vị trí cường quốc của Hoa Kỳ. Do đó, không có gì khó hiểu tại sao chính phủ Obama vào cuối nhiệm kỳ sẵn sàng nghe theo lời đề nghị của các chuyên gia Hải quân.

Nhưng sẽ khó đoán là các bản kế hoạch chiến lược tuyệt mật mà họ đã chuẩn bị đề nghị các bước tiếp theo như thế nào. Tuy nhiên, có thể đoán trước là mọi chuyện trên biển sẽ phải ngã ngũ trong vòng ba tháng tới đây, trước mùa mưa bão khiến mọi hoạt động của con người trên biển phải nhường chỗ cho sức mạnh của thiên nhiên.


VNCS chèo kiểu nào đây ? Nào, đảng và nhà nước phát huy sáng tạo...







Du sinh hồi hương... sau 5 năm học ở Liên Xô



Tôi du học Tây về! Câu đơn giản thế nhưng lanh lảnh như tiếng chuông mới đúc. Chữ “Tây” không chính xác về địa lý nhưng chuẩn xác về sự phân chia cấp bậc cũng như cái nhìn trong xã hội. Có điều tôi chỉ đi “Tây” Nga về chứ không “Tây” Mỹ, “Tây” Úc hay “Tây” Đức, Pháp... Cái “thiệt thòi” hôm nay là “ưu đãi” trước kia của Bộ đại học dành cho tôi. Chả gì nước Nga cũng “ông anh cả” của Việt nam – “nước cộng hòa thứ 16 của Liên xô”.

Tôi là kỹ sư kinh tế ở Nga về. Nghe không vang như câu trên. Phải thôi. Kinh tế Nga chục năm nay lu mu, chả ra “kế hoạch quốc gia”, chả ra “kinh tế thị trường”. Sách vở là phương tiện cãi nhau của các nhà “đổi mới”. Năm năm đèn sách nhét thứ đó vào đầu không ngớ ngẩn là may.

Tôi mang chiếc bằng đi xin việc. Đầu tiên tôi mua báo, nghiên cứu “tuyển người”, đánh dấu xanh đỏ những chỗ “khả thi” và bắt đầu gọi điện. Nhà có điện thoại lợi đủ đường. Tuy nhiên, mỗi lần “bắt” được giọng đầu dây kia, hiện tượng này chiếm 30% số lần gọi, mẹ và bà chị dâu đều “ý tứ” xem đồng hồ. Nào tôi có ham “nấu cháo điện thoại” mà tại phí điện thoại “cấu” vào đồng lương gớm quá.

Tôi đi Tây, tưởng “kinh tế” cho gia đình mấy năm sinh viên. Nào đâu đúng thời kỳ khó khăn. Việt nam qua thời “tem phiếu” từ lâu mà nước Nga bắt đầu “talon”*. Tháng 2 kg đường, 7 lạng thịt, 2 chai vôtka là tiêu chuẩn sinh viên! “Talon” đường, rượu tạm đủ còn thịt thiếu nặng. Ra chợ, có đấy, nhưng học bổng eo hẹp. Chẳng nhẽ để con gái chết đói ở đất nước Xã hội chủ nghĩa, mẹ tôi đành tiếp viện. Năm năm “hạch toán” ra chắc cũng lõm của mẹ tôi ối. Biết thân, biết phận, về nước tôi không dám làm mình, làm mẩy “quen ở Tây” thế nọ, thế kia. Chỉ duy nhất cái “màn tra tấn” 6 giờ sáng bị khua bằng đủ âm thanh “nội” “ngoại” là tôi “choáng” hẳn. “Nội” là tiếng mẹ tôi mở cửa sắt đi tập thể dục, chị dâu tranh thủ sáng có nước bơm giặt giũ. Xô chậu “duyệt binh” xủng xoảng ra trữ nước dùng trong ngày. “Ngoại” là tiếng rao bán. Từ “mỳ nóng”, “bánh cuốn”, “xôi” các loại đến gạo tẻ, gạo nếp “tên tuổi” nghe như tiếng Thổ, hoặc mắm muối kèm mùi khó tả... Điên nhất là ông mãnh “mỳ nóng” sáng nào cũng như  “đồng hồ Tây”. Nó đứng dưới cửa sổ tôi gào “mì nóng” lanh lỏi, kết thúc bằng chữ “ròn”. Chao ôi, khâm phục độ nẩy của lưỡi nó. Đồ rằng, cả miền Bắc có mình nó biết phát âm chữ R! Không trốn được những âm thanh đó, tôi chúi đầu vào đống chăn chịu đựng qua “cơn bĩ cực”. Nhưng giờ “thái lai” đến là lúc mẹ tôi đi tập thể dục về. Nhìn con gái còn “giương đò”, bà lại ca “dậy sớm có lợi cho sức khỏe” là lá la... Thôi thà dậy béng cho xong.                                                                   
Chuyện xin việc không thể gọi điện thoại. Tôi đã qua bài học thứ nhất khi tổng kết thông tin qua điện thoại là con số 0 tròn trĩnh. Mấy người trực điện thoại hoặc nhấm nhẳng hoặc chẳng trả lời câu nào cho ra hồn.
 Tôi mò tới “Trung tâm giới thiệu việc làm” và thấy ngay mình là con ngớ ngẩn. Vừa lộ “tốt nghiệp ở Nga về”, họ hỏi ngay:

- Sao không ở lại, về làm gì?
- Làm việc.
- Việc gì mà làm?

Tôi trố mắt nhìn họ, thầm điểm lại xem mình có vào nhầm chỗ.
- Ở đây không giới thiệu việc à? Sao ngoài kia cả chục người làm hồ sơ?
- Họ làm hồ sơ xin đi ra nước ngoài lao động, làm ăn. Đi Hàn quốc, Libi, Iran... có cả đi Nga đấy. Cô có muốn...


Tôi xua tay cám ơn rồi chuồn thẳng ra cổng.

Bài học thứ hai. Tránh lai vãng ở “Trung tâm giới thiệu mờ ám”. Không khéo bị lẫn vào hàng ngũ các cô gái “sính” chồng Đài Loan.

Sau hai bài học, 50% nhiệt tình “phục vụ đất nước” đã đi tong. Tôi chuyển sang “xu hướng” nghe ngóng chứ không đâm đầu làm theo báo nữa. Người thân mong ngóng tôi về sau những năm xa cách, qua 5 tháng, tình cảm cũng vơi đi. Đến mẹ tôi còn sốt ruột khi thấy con gái thất nghiệp nằm chỏng gọng ở nhà. Bà rỉ rả “nhàn cư vi rồi đấy con ạ”. Đúng quá, nhàn đến “rách việc” đây. Sáng chiều cơm nước. Từ ngày tôi về, tự dưng “Osin” về quê. Chả hiểu bà chị dâu tốt nghiệp khoa kinh tế ở đâu mà giỏi tính thế.

Tôi hậm hực cũng chịu, nhăn nhó mẹ tôi chả “hát” nửa tiếng đến ong thủ mất. Bạn bè, đứa có việc đi cả ngày, đứa chưa có việc lại có người yêu, chồng con. Tôi trơ thổ địa, chẳng nhẽ trách ông Trời. May còn dăm ba đứa “lơ lửng giữa trời”. Tối tối tôi xách xe chạy qua nhà chúng tán gẫu, chia xẻ “mánh khóe sống đời”. Tôi hiểu giờ người ta xin việc là xin vào chỗ có “mầu”. “Mầu” là bổng lộc. Khoản này không thể có ngay khi mới làm mà phải nhích lên “lão làng”. Không phải ai cũng nhấp nhổm lên được. Chỉ những “tinh hoa” thôi. “Mầu” nữa là “mầu đi Tây” theo suất “nâng cao”. Tụi bạn tôi may mắn có việc thấy chí tiến thủ của chúng nhuộm sắc “hướng ngoại”. Chúng cong mông theo các lớp tiếng Anh, tiếng Pháp như lũ “sống gấp”, xem ngoại ngữ là cái “cánh” mang chúng ra bầu trời tự do.

Sau mấy tháng “thất nghiệp” từ một con “Nga ngố” tôi kết hợp tính nói thẳng, nói thật của Tây với ngoa ngoắt của mấy bà hàng rau, hàng thịt mà mỗi ngày hai lần tôi nhẵn mặt thành một dạng “củ chuối” mà mẹ tôi không chấp nhận được. Bạn bè bầu tôi là “huấn luyện viên phụ huynh” tầm cỡ. Từ chỗ mẹ tôi muốn lấy lại hình ảnh đứa con gái út thùy mị của trước ngày đi Tây, chuyển sang tôi “biến” bà phải chấp nhận triết lý “cái gì cũng có thể với con gái mình”, thậm chí là cướp biển! Một kết quả đôi bên cùng có lợi. Tôi được tự do, mẹ tôi khỏi thấp thỏm khi khuya khoắt. Nhưng một cái lợi nữa mà tôi chưa lường được.

Tình trạng “bụi đời” của tôi khủng bố tinh thần cả nhà nên họ huy động toàn bộ các mối quen biết họ hàng từ “bắn đại bác” đến “phi dao” để tìm việc cho tôi. Vào một bữa cơm chiều, ông anh trai yêu quý thông báo một tin quan trọng rằng ông giám đốc, bạn cũ hồi phổ thông, dù mới tìm lại nhưng có nhiều duyên nợ, nhận tôi vào công ty ông ta. Mà đó là công ty nhà nước trăm phần trăm, thuộc Bộ khoa học và Công nghệ môi trường cơ mà. Cả nhà xôn xao, khởi sắc. Tôi cũng hí hửng như sắp thành “ông nọ, bà kia”. Thêm bài học thứ ba. Muốn xin được việc phải quen biết. Tổng quát, muốn được bất kỳ việc gì đều phải có “quan hệ”. Cứ kiểm chứng bằng những buổi tôi “đánh quả” nhà bạn bè là biết. Chị dâu hay mẹ tôi đi chợ, y rằng bọn bán hàng nó giúi cho rau già, bí xơ, thịt dai nhoách. Không có “quan hệ khách hàng thường xuyên” tôi xây dựng mấy tháng nay làm sao có đồ ăn ngon. Tôi giờ ra chợ mua cả tuần không trả tiền là cứ vô tư. Quen thế, không chừng khi nào cưới, tôi phát đại cho chúng thiếp mời cũng chẳng có gì muối mặt hết!

Ông anh giục tôi tới Bộ Giáo dục và Đào tạo xin giấy chứng nhận tốt nghiệp làm hồ sơ. Tôi ngoạc mồm cãi “bằng sờ sờ ra còn chứng nhận, chứng nhiếc gì” liền bị cả nhà xúm vào sỉ vả ác liệt. Mỗi người một giọng lên lớp hòng dẹp cái thói “ngông nghênh” của tôi.
Mười giờ sáng tôi có mặt ở cổng Bộ Giáo dục và Đào tạo. “Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người” có khác, nhà cửa của Bộ đàng hoàng, khang trang. Khu vườn thênh thang giữa thủ đô tấc đất, tấc vàng nhìn sướng mắt. Tôi tiến đến khu nhà 5 tầng, bắt đầu một chuỗi những “xin lỗi chú”, “xin lỗi cô” và cuộc “việt dã” theo cầu thang. Giờ tôi mới biết người Việt nam nào có tính “nhúng mũi” vào chuyện người khác. Tất cả các câu hỏi của tôi đều được trả lời u ơ “không rõ”, “hình như”. Tôi khùng người vì leo thang nhưng ngộ ra vì sao mẹ tôi về hưu rồi còn tập chạy (!).
Cuối cùng tôi cũng mò ra phòng phụ trách lưu học sinh tốt nghiệp. Tôi gõ cửa dõng dạc, bước vào sau tiếng hừm. Tôi chào lịch sự dù chỉ nhận lại chiếc gật hay lay động cơ cổ.

- Cô cần gì?
Một trong hai người đàn ông đang đọc báo hất hàm hỏi.

- Thưa, cháu xin chứng nhận tốt nghiệp để làm hồ sơ xin việc.
- Về bao giờ?
- Dạ, gần một năm.
- Sao giờ mới lên đây?
- Dạ... chẳng ai bảo cháu phải lên ngay cả.
- Cô này vô tổ chức, nguyên tắc về nước phải báo cáo ngay, còn chờ ai bảo.


Bị mắng “ngứa tai” lắm nhưng bài học cả nhà dạy hôm qua còn nguyên nên tôi im như hến. Tôi rút bằng, sổ điểm cùng giấy sứ quán cấp trình ông ta.

Ông ta cầm tấm bằng, không đọc mà lật qua, lật lại. Lật chán ông quay nhìn tôi. Nhìn như đánh giá mặt hàng, không khác gì tôi chọn cá. Thậm chí còn bĩu môi. Tôi nghĩ, ông này mua cá mà “thể hiện” thế, bọn hàng cá chửi cho tanh người. Nghĩ gì thì nghĩ tôi vẫn làm mặt khép nép. Chợt ông ta ném bẹt cả bằng lẫn giấy tờ của tôi xuống bàn, hỏi gọn lỏn:

- Học gì? Ở đâu?
- Dạ kinh tế, trường Plekhanov ở Matxcơva.
- Học từ năm nào? Tốt nghiệp năm nào?
- Dạ... những điều đó có cả trong bằng rồi, sao chú còn hỏi.
- Tôi hỏi là việc của tôi. Cô không trả lời được phải không?


Ông ta ngẩng nhìn tôi mãn nguyện. Chả hiểu ông ta phát minh được cái quái gì từ mấy câu hỏi trẻ con đó mà mắt ông chợt ánh lên ranh mãnh.

- Cô học hành cái gì. Sang chỉ lo đi buôn, bằng thì mua.

Tôi há hốc mồm còn chưa tin ông ta đang “vu cáo” mình. Ông ta dồn tiếp:

- Cô nói tôi nghe, bằng này cô mua bao nhiêu?

Đến nước này tôi chịu hết nổi. Bao kinh nghiệm cãi nhau với mấy bà ngoài chợ chợt loang loáng trở về. Tôi vênh mặt không kém ông ta, mắt cũng “đèn pha ôtô” xoáy áp đảo:

- Chú nói bằng này giả? Chú nói bằng này mua? Nghĩa là bảng điểm cũng giả, giấy chứng nhận của chú trưởng phòng Lưu học sinh Matxcơva cũng mua nốt. Vậy chú làm ơn ghi cho cháu mấy chữ vào đây. Tiện ký và đóng dấu luôn cho cháu. “Nói có sách, mách có chứng”, mai kia có người sang Matxcơva, cháu kiểm chứng lời chú.

Vừa nói tôi vừa rút xoạch tờ giấy và cây bút đặt trước mặt ông ta. Ông ta đứng bật dậy, há hốc mồm chẳng khác gì tôi lúc trước, lắp bắp:


- Cô... cô ăn nói với tôi thế hả. Giọng lưỡi con buôn...
- Chú nhìn người như thần. Cháu học kinh tế chú nói đi buôn. Bằng chú lật qua mà biết giả, thật kém gì người buôn “xanh”...


Ông ta đập bàn đánh rầm:

- Cô tưởng đây là chợ, cô phát biểu vô tổ chức... biết đây là đâu không?

Tôi suýt nữa cũng học bà bán thịt bò kèm 70% thịt trâu ngoài chợ chống tay vô hông, “quạc” lại:

- Cháu biết... thì chỉ có chợ mới nói “giả, thật, giá bao nhiêu” chứ.
Mặt ông ta đỏ rần như người có triệu chứng huyết áp “quá tải”. Tôi trót “cưỡi lưng hổ”, tự biết không đường lui. Cuộc đấu khẩu sẽ đến đâu nếu không có tiếng cười của người đàn ông thứ hai trong phòng. Cả hai “đối thủ” cùng dồn mắt sang ông ta. Người đàn ông chậm rãi tới bên tôi. Nét mặt hòa nhã nhưng mắt giấu vẻ khoái chí sau cặp kính.

- Cháu nói với chú Đạo thế là không được. Chú Đạo người lớn chẳng chấp cháu “trẻ người, non dạ” làm gì. Đứa nào mới đi Tây về chẳng thế. Đưa bộ copy đây chú vào sổ. Chiều mai lên lấy giấy ở phòng 32. Thôi, chưa xin lỗi chú Đạo còn chờ gì?

Nghe vậy là tôi đủ “thông minh” hiểu ý. Một trọng tài kinh nghiệm thổi còi đúng lúc nhắc hai cầu thủ “fair play”! Tôi chuyển tần số lời nói:

- Chú Đạo bỏ qua cho cháu mấy lời láo lếu vừa rồi. Ở nhà cháu vẫn bị mẹ mắng suốt vì tội cãi bướng mà.

“Chú Đạo” kia mặt vẫn đỏ nhưng lẽ nào không “miễn cưỡng bắt tay đối thủ”. Ông ta lầm lỳ chẳng ra gật, ra lắc ngồi xuống cầm tờ báo đọc tiếp. Tôi lại gần người đàn ông mang kính để ký vào sổ, khẽ nói nhỏ:

- Cháu cám ơn chú nhiều.

Ông ta mỉm cười với tôi:

- Molodec! (Cừ lắm!)

Bữa cơm chiều, tôi “tường thuật” lại chuyện “chú Đạo”. Chị dâu tôi khoái bất ngờ tới mức trước mặt mẹ chồng dám vỗ đùi đôm đốp. Tôi ngờ rằng bà này cũng từng bị cái Bộ kia “đì” rồi nên giờ được “trả thù quá khứ”. Mẹ và anh tôi nhăn nhó. Mãi sau mẹ mới chép miệng:

- Mày thật chả khác bố mày ngày xưa.

Bố tôi ra đi sớm, khi tôi mới 10 tuổi. Tôi chẳng còn nhớ nhiều về bố. Nhưng tôi tin, nếu ông còn, ông sẽ xoa đầu con gái rượu chứ chẳng mắng đâu.

Đầu tuần, theo lời ông giám đốc tôi đến cơ quan làm việc. Không biết nếu tôi đi làm dâu mẹ tôi có lo như tối hôm trước ngày tôi đi làm. Bà đi ra nhắc, đi vào dặn. Anh trai tôi răn đe:

- Mày làm thế nào cho tao còn gặp lại được bạn bè. Bớt mồm đi. Người ta hỏi, trả lời cho ngoan ngoãn. Lớn rồi, nghe hỏi phải biết ý họ mà trả lời.

Con bạn thân đọc “lesson” cho tôi lĩnh hội. Nào bánh kẹo, thuốc lá, trà ra sao, chào ai cô chú, ai anh chị... Đặc biệt khoản “ngoại hình”:
- Mặc đầm cho nữ tính. Đầm dài bớt ganh ghét của đồng nghiệp nữ nhưng mất cổ động viên nam. Độ ngắn của đầm tỉ lệ thuận với trình độ văn hóa.
Tôi lục tung valy tìm ra chiếc đầm xanh. Màu hơi ngớ ngẩn nhưng có vẻ nữ tính. Độ dài của nó vừa khéo để không sexy cái đầu gối củ lạc, lại chứng tỏ tính kín đáo của bằng Đại học.

Tôi đi sớm, lởn vởn chờ phòng số 4 có người. Theo lời giám đốc, tôi xông tới “làm quen”. Ở nhà mẹ vẫn khen tôi có đức “trơ tráo”. Tôi còn nhiễm tính “tự tin mù quáng” của người Nga nên chả bối rối chút nào khi bước vào.

- Chào các chị, các anh - Tôi hơi nghêng người và nở nụ cười bài bản – Em là Thu, anh Bình giám đốc nhận em vào làm công ty mình từ hôm nay.

Năm người, định vị năm bàn quay nhìn tôi. Một giây, hai giây... năm giây. Tôi chợt thấy nụ cười trên môi mình vô duyên trước 10 chiếc mắt rọi vào. Từ hôm về nước, tôi xem nhiều phim Việt nam và không chịu được vẻ vô cảm của các “sao” điện ảnh. Giá họ học được vẻ mặt của năm người đang chiếu tướng tôi đây chắc nền điện ảnh Việt nam sẽ phất kém gì Holywood. Sang giây thứ sáu, muốn hay không nụ cười của tôi cũng không le lói hơn được nữa. Tôi đứng đực ra chờ phản hồi nhưng hình như họ cố làm vẻ nghễnh ngãng. Tôi thầm rủa số mình đi đâu cũng không xuôi xẻ.


- Sao tôi chả biết gì nhỉ?

Một giọng nam chất kim vang lên phá tan bầu không khí “mặc niệm”.

- Ông Bình làm những chuyện lạ đời. Đùng đùng cái gì cũng theo ý mình, hay dở thế nào cho người khác đổ vỏ. Giọng nữ ồ ồ cằn nhằn.
- Em có nghe loáng thoáng - giọng cô gái khá trẻ ngồi bàn gần cửa – Anh Bình nói nhận người về. Sắp tới công ty mình ký hợp đồng với công ty thiết bị y học của Nga.
- Ôi dào, viện này thiếu gì kỹ sư học Nga về. Toàn thằng chẳng làm được việc gì lại còn nhận thêm.

Giọng kim vừa nẫy nhưng tôi đã phát hiện ra của người đàn ông ngồi góc phải. Dù cửa sổ mang ánh sáng ban mai vào nhưng khuôn mặt ông vẫn không vì thế bớt già nua và nhăn nhó như quả táo Tàu. Kinh nhất là cặp mắt kẻ chỉ, khó đăm đăm đang tranh thủ “miệt thị” tôi.

Tôi vẫn đứng vì chả có ai định mời mình ngồi xuống chịu trận. May hôm nay tôi mặc chiếc đầm xanh. Tuy ngớ ngẩn nhưng theo các nhà “tâm lý học”, màu sắc có tác dụng giải tỏa. Màu xanh lờ lợ đó như lá chuối đặt trên thùng nước đang sánh qua sánh lại. Khổ nỗi “chiếc lá chuối” này không mảy may tác dụng “tâm lý” ông giọng kim.


Ông chán bâng quơ, chuyển sang chĩa mũi dùi vào tôi:

- Ai bảo cô tới đây?

Kinh nghiệm ở Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dạy tôi chẳng nên ngạc nhiên trước câu hỏi thừa. Ngoan ngoãn như lời ông anh dặn, tôi thỏ thẻ:


- Dạ thưa, anh Bình dặn sáng nay em tới làm quen với các anh chị.
Tình hình nghe ra chẳng sáng sủa hơn sau câu trả lời nhún nhường của tôi. May cô gái gần cửa bước tới kéo ghế mời tôi. Tôi đầy cảm kích. Tôi liếc tìm bộ ấm pha trà, lấy mấy gói bánh kẹo, thuốc lá ra đặt trên bàn, mạnh dạn hỏi cô gái còn đang đứng gần tôi:
- Cho mình mượn mấy chiếc đĩa được không?
“Đồng minh trong hy vọng” của tôi nhanh nhẹn mở tủ lấy đồ và giúp tôi. Tôi thầm cám ơn Trời. Dù thái độ của tôi giờ không còn tự tin như trước nhưng tôi vẫn đủ “khả năng” bê ra từng bàn mời các vị đang chiễm chệ đọc báo và bình luận chuyện không đâu. Tất nhiên họ uống trà. Tất nhiên họ gặm nhấm bánh kẹo và coi sự phục vụ của tôi là “tất nhiên” khỏi cần cảm ơn. Còn tôi “tất nhiên” phải quên thói lịch sự của Tây mà coi đó là văn hóa Việt nam !

Người đàn ông ngồi gần cửa sổ chợt cắt ngang câu chuyện về giá xe máy Thái lan đang xuống:

- Em học ngành gì bên Nga?
- Dạ em học Kinh tế.
- Lại Kinh tế – giọng kim lần này hơi méo có lẽ do chiếc kẹo Hải châu còn mắc trong răng – Đâu cũng nhan nhản kỹ sư kinh tế. Mang tiếng học hành mà chả biết “đếch” gì. Làm hợp đồng viết ngu bỏ mẹ. Cháu ông Viện phó học Kinh tế vừa vào Viện, con bà Hoài phòng “Công nghệ nguyên tử” cũng đang làm hợp đồng bên đó.
 

Tôi khẽ nhăn mặt. “Lại gặp bạn “chú Đạo” rồi. Giờ mà ông hỏi giá bằng Đại học, mình phải hô bao nhiêu đây?”.

- Cô ở đâu đến đây?

Chiếc kẹo đã chui tọt vào họng nên câu hỏi vang lên lanh lảnh. Một câu hỏi đơn giản như bài học đầu tiên của chương trình học ngoại ngữ, ông có hỏi bằng tiếng Anh tôi vẫn trả lời vô tư.

- Em ở Hà nội ạ.

Những khuôn mặt “đầy ấn tượng” hiện ra. Cáu kỉnh là của ông giọng kim:

- Ai chả biết Hà nội. Quen ai mà tới đây?
- Á... – hơi ngượng vì sự “chậm hiểu” nhưng tôi chữa ngay – Dạ, em chỉ quen anh Bình giám đốc thôi ạ.
- Quen mỗi ông Bình mà xin được vào Viện lớn thế này. Giọng ồ ồ thắc mắc kèm theo cái nhìn nghi vấn rất “nữ tính”.

Tôi còn quen thêm được ai từ ngày về nước ngoài mấy bà buôn ngoài chợ.
- Thế cô con ai?

Cái hất hàm đầy tính “khảo sát” của ông giọng kim chĩa vào tôi. Tất nhiên lần này tôi đã “thấu” câu hỏi. Ông anh tôi chả dặn phải xem ý người ta mà trả lời là gì. Tôi dõng dạc:


- Dạ em không con ai cả ạ.

Có bịt tai tôi cũng nghe tiếng cô gái “đồng minh” cười váng lên. Tiếng ho khục khục giấu tiếng cười “thiên nhiên” là của ông ngồi kế cửa sổ, anh chàng trung niên từ đầu chưa nói gì chợt rút kính lau lấy, lau để. Chỉ còn lại hai khuôn mặt của hai chất giọng “ngược đời” là thộn ra.

Giọng kim rít lên:

- Cô học đâu kiểu nói trêu ngươi thế hả? Cô biết tôi là ai không?

Tôi nghệt mặt chả hiểu mình có tội gì. Tôi quay sang “đồng minh” cầu cứu nhưng cô ta còn mải cười đến mức chạy bắn ra hành lang, vội vàng lao ngay vào ông Bình đang bước tới. Cô khẽ “Ối”, ngượng nghịu. Bốn người còn lại kéo ghế đứng lên chào đồng loạt. Chỉ có tôi đang ngẩn ngơ vì “quả mắng” nên ngồi tại chỗ khẽ lúng búng.


- Chào mọi người! - Giọng sang sảng đúng chất Sếp - Làm quen vui quá. Nhân viên mới có quà cho anh em hả. Được đấy.

Quay sang bên, ông giám đốc nói:

- Anh Trung tổ chức và chị kế toán lên phòng tôi có việc cần bàn nhé!
 

Hai người đứng dậy theo ông lên phòng. Tôi toát mồ hôi. Thôi xong. Ông anh nhắc “khéo lời với ông trưởng phòng tổ chức mới hòng được vào biên chế”. Loạng quạng thế nào tôi “trêu ngươi” ông ta rồi. Vụ này khéo đứt!

Ngày sau, tôi đến, chẳng có chỗ riêng của mình trong phòng, chẳng có việc cụ thể. Giám đốc bảo làm quen công việc nhưng có ai nói năng gì với tôi đâu. Cô “đồng minh” trở nên giữ kẽ. Mặt ai cũng như bức tường. Cảm tưởng tôi bị tẩy chay. Tôi ra hành lang nghe chim sẻ chíu chít trên nhánh xà cừ, buồn bã như giữa đảo hoang. Vài ngày sau, giám đốc chỉ tôi phòng nhỏ, kêu dọn dẹp, kê bàn vào lấy chỗ làm việc. Sáng 8 giờ đi, trưa cơm nhà, chiều lại công ty. Việc duy nhất là ngồi và ngó qua cửa sổ. “8 giờ vàng ngọc” thoải mái tiêu. Chán, tôi lò dò xuống phố thăm tình hình Model của Hà nội.

Từ ngày tôi đi làm, dù tập sự không lương, mẹ yên lòng hẳn. Tôi thành “thất nghiệp” toàn phần. Hiếm hoi gặp bọn bạn chẳng biết kể chuyện gì. Chẳng lẽ kể chuyện “năm anh em trên chiếc xe tăng” hở ra là nã đạn vào tôi. Hay kể chuyện Sếp sáng đảo qua công ty vài phút là biến. Thỉnh thoảng, ông định vị trong phòng thì toàn thấy “họp... kín”. Có lần không nén được tò mò, tôi ghé tai nghe trộm. Hoá ra các bố chơi “tá lả”. Tôi chán ngấy đóng vai người thừa. Ho hoe tính chuyện xin thử chỗ khác đã bị ông anh dạy thế nào là đức kiên tâm “trường kỳ kháng chiến”. Tiền tiêu do mẹ tài trợ đủ ăn sáng, bơm xe, tình rỗng tuyếch, công việc đuổi ruồi. Tôi tù túng trong mọi ràng buộc từ nhà đến công ty. Mẹ tôi nhắc khéo chuyện “gia đình”. Tôi tỉnh queo:


- Mẹ chi tiền. Con ra chợ coi thằng nào “sạch nước cản” mua về làm chồng.

Bà chán. Tôi buồn, tôi nhớ nước Nga. Khi ở đó tôi chỉ nhìn thấy những điều đen tối mà chê, nhưng khi về rồi, tôi biết, tôi thiếu nó. Cho dù ngày đó có bơ vơ, có khó khăn, khắc nghiệt nhưng tất cả thật rõ rằng để mình phải vượt qua. Còn sống nơi quê hương sao tôi lạc lõng. Ai giúp tôi mài bớt những sù sì, góc cạnh để có thể lăn tròn trong xã hội này?

Tối thứ bảy, tôi ngồi nhà xem vở tuồng “tân cổ giao duyên”, ngoan như bà góa thủ tiết với chồng.

Chuông điện thoại kêu, tôi uể oải nhấc.

- Thu hả?
- Thu đây, ai đó?
- Còn nhớ Thắng “mập” không? Tao đây.
- Ôi Thắng, mày đang ở đâu vậy? Tôi reo lên khi nhận ra thằng bạn thân từ ngày học phổ thông đến suốt năm tháng ở Nga.
- Matxcơva chứ ở đâu. Mày thế nào, nghe tụi nó bảo đi làm rồi hả?
- Làm khỉ gì, chán muốn bỏ. Tao đã thấy lời mày khuyên ở lại là “chân lý”.
- Thế mày còn thích đến với “chân lý” không?
- Thích cũng phải qua ối “cửa” mới tới được “chân lý”. Còn mày thế nào?
- Tao gọi về hỏi mày chịu qua giúp tao phụ trách phần kế toán cho công ty của tao ở Matxcơva không? Đồng ý tao gửi giấy tờ về làm hộ chiếu. Tao điểm ra chỉ mày đủ khả năng, đúng nghề và tính “bà la sát” của mày mới trị được bọn trong công ty. Nghĩ sao?
 

Tôi bất ngờ chẳng nói được lời nào. Hơn một năm qua, tôi đã biết, ở Việt Nam “nghề” sáng giá nhất là “nghề đi Tây”, “nghề xuất ngoại” dù ngắn hạn, dài hạn. Những ai chê “nghề” này chắc chắn là Sếp. Mà Sếp chỉ chê “dài hạn” vì đi lâu dễ “vênh cạ” chứ “ngắn hạn” Sếp OK đầu tiên.

- Ê, chán nước Nga chưa mà im như thóc vậy?
- Không... tao đang tính – tôi lúng túng không biết nên nói kiểu gì để hợp “phong cách người Hà nội” – mẹ tao lo đi nữa sẽ “ê sắc ế”...
- À... mày định lấy chồng kiểu gì tao không biết nhưng nếu định lấy thằng yêu mày thì lấy tao đi. Tao yêu mày lâu rồi.
 

Lần này tôi “cấm khẩu” hoàn toàn. Thắng chợt chuyển giọng:

- Nói thật đấy.

Trời ạ, mẹ tôi nói cấm có sai “Ngưu tầm ngưa, báng bổ như mày, chỉ gặp thằng ngang ngửa”. Nhưng dù “củ chuối” cỡ nào tôi cũng không thể tưởng tượng ra được màn tỏ tình “mày” “tao” qua điện thoại quốc tế!


- Thu ơi, suy nghĩ đến trưa mai nhé! Thời Edison chỉ cho suy nghĩ 5 phút thôi mà – Thắng cười hì hì – không đùa đâu, 100% nghiêm túc. Hẹn mai!

Máy bay cất cánh, mảnh đất quê hương chao nghiêng. Dòng sông Hồng kia rồi, quanh năm đỏ đậm phù sa. Hà nội li ti, nhấp nhô mái ngói. Tôi lại ra đi lần nữa. Chút nhơ nhớ, bâng khuâng về Hà nội, về mẹ.
Giọng cô chiêu đãi viên Nga nhắc người ngồi cạnh đeo dây an toàn nghe quen như mới hôm qua. Nhưng hình như vẫn có gì là lạ. Có lẽ, lạ vì không ngơ ngác như khi xưa sang học. Con đường phía trước sẽ không trải thảm, sẽ không ít khó khăn, nhưng tôi biết, ở đó tôi có thể sống và làm việc mình mong muốn. Cảm giác tự do ngọt ngào.

Hà nội mờ dần qua làn mây mỏng. Quê hương ơi, ta sẽ về như tìm bóng cây giữa con đường chang nắng. Sẽ về để thêm động lực ra đi. Về để hiểu ra Người Việt Nam và Quê hương ngàn đời vẫn một!