khktmd 2015
Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015
Chất lượng giáo dục VN hơn Mĩ và Úc! - Tác giả Gs Nguyễn văn Tuấn
Việt Nam được xếp hạng 12 trên thế giới về chất lượng giáo dục, và với hạng này, chất lượng giáo dục Việt Nam vượt cả Mĩ và Úc. Ngạc nhiên? Đó là bảng xếp hạng do nhóm OECD làm, chứ không phải của một nhóm "lơ tơ mơ" nào đâu nhé. Đây có lẽ là một bản tin làm liều thuốc an thần cho rất nhiều người trong ngành giáo dục. Nhưng như người ta thường nói, một phát ngôn mạnh cần phải có những bằng chứng rất tốt. Ngay cả là OECD thì chúng ta cũng phải xét chứng cứ, dữ liệu, chứ đừng bao giờ tin vào hào quang của họ. (Hào quang có khi là giả tạo, dỏm). Tôi e rằng bằng chứng về xếp hạng của OECD chỉ là loại bài tập thống kê, chứ chẳng có ý nghĩa gì trong thực tế.
Đánh giá và xếp hạng một nền giáo dục, không nói ra ai cũng biết là, đòi hỏi nhiều nỗ lực và dữ liệu. Dữ liệu phải từ đầu vào (input), qui trình (process), và đầu ra (output). Mỗi tiêu chí cần phải có nhiều chỉ số định lượng. Quần thể đánh giá phải là tất cả cấp học, từ tiểu học đến trung học. Đề tài đánh giá phải là tổng thể các môn học, chứ không thể tập trung vào 1-2 môn nào đó. Ấy thế mà OECD đánh giá bằng con đường tắt. Họ làm hết sức đơn giản, chỉ dựa vào 1 đầu ra: họ dùng kết quả kiểm tra PISA môn toán và khoa học của 76 quốc gia tham gia vào chương trình kiểm định PISA. Do đó, nói là “toàn cầu” đã là không đúng với sự thật. Một nền giáo dục đâu thể nào đánh giá qua chỉ 2 điểm toán và khoa học của một nhóm học sinh 15 tuổi và chỉ của một năm học. Thật là ngớ ngẩn đến khó tin!
Ngay cả điểm PISA cũng có nhiều vấn đề. Tôi đã download toàn bộ cơ sở dữ liệu PISA của Việt Nam để xem qua cho thoả tính tò mò. Rất nhiều số liệu là “missing data” (do các em học sinh làm bài không được), nên họ phải sử dụng kĩ thuật “imputation” để lấp vào các giá trị khống. Nói cách khác, nhiều số liệu cấp học sinh chỉ là kểt quả của mô hình thống kê, chứ không phải thu thập thực tế từ học sinh. Kĩ thuật imputation là phương pháp khoa học chính thống, nhưng áp dụng cho tình huống quá nhiều missing data thì rất nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nhiều vấn đề khác mà tôi đã trình bày trong bài nói chuyện trong Câu lạc bộ “Cà phê Thứ Bảy” ở Sài Gòn hồi năm ngoái, và một bài báo trên Tuần Việt Nam. Vấn đề không chỉ đơn giản là điểm trung bình nước A cao hơn nước B; vấn đề còn là mức độ khác biệt giữa các học sinh trong một nước, và đó mới phản ảnh một phần chất lượng. Nói tóm lại, có rất nhiều vấn đề về phương pháp trong dữ liệu PISA mà chúng ta phải dè dặt.
Người ta có câu “Garbage in, Garbage out” – đầu vào là rác, thì đầu ra cũng là rác, bất kể sử dụng phương pháp thống kê hay toán học tinh vi nào. Do đó, xếp hạng chất lượng giáo dục dựa vào điểm PISA của 2 môn học (toán và khoa học) từ một nhóm học sinh 15 tuổi là sai ngay từ căn bản, sai từ ý tưởng đến phương pháp. Tiếng Anh có chữ “simplistic”, rất thích hợp cho loại xếp hạng này. Đối với người làm toán hay thống kê loại “connoisseur” thì họ có thể thích làm xếp hạng như thế, nhưng với người có đầu óc khoa học và có suy nghĩ thì đó chỉ là một dạng làm “exercise” mà thôi. Vậy xin các nhà báo và giới quản lí giáo dục đừng quá tốn thì giờ cho loại “trò chơi con số” (mượn chữ của ông tổ cộng sản là V. Lenin) như kiểu xếp hạng của OECD.
Paris by Night lên sóng truyền hình Việt Nam! - Tác giả Gs Nguyễn văn Tuấn
Chuyện khó tin nhưng có thật! Chương trình "Giọng hát Việt 2015" cho phát hình ca khúc "Hà Nội 12 mùa hoa" do Thu Phương trình diễn. Bài này đã được trình diễn trong một chương trình ca nhạc của Paris by Night 110 trước đây. Đó chẳng phải là tín hiệu "hoà hợp" dân tộc sao? Nhưng không hẳn vậy, một bài báo trên Vietnamnet đã gián tiếp chỉ trích VTV3 làm một việc không tốt, vì "chương trình Paris By Night hiện vẫn chưa được cho phép biểu diễn và phát hành tại Việt Nam." Chỉ một sự việc nhỏ như thế cũng nói lên cái khoảng cách giữa người Việt trong và ngoài nước (hay miền Nam và miền Bắc) còn rất xa.
Thú thật các bạn, cứ mỗi lần nghe một chương trình văn nghệ "chưa được xin phép" là tôi thấy ... hỡi ơi. Văn nghệ mà phải xin phép? Sự kiểm soát văn nghệ và sáng tạo văn nghệ chắc chỉ có trong thế giới XHCN ngày xưa. Nhưng sự kiểm soát đó vẫn tồn tại ở VN, và điều đó cho thấy VN vẫn chưa thật sự đổi mới. Cách kiểm soát văn nghệ ở VN vẫn là mô hình thời bao cấp, chưa theo kịp tiến bộ của thế giới về thông tin và truyền thông. Chỉ cần truy cập được internet thì người ta có thể xem bất cứ chương trình nhạc nào, chẳng cần biết ai cho phép hay không.
Tôi chẳng phải là một fan của các chương trình ca nhạc tạp kĩ như PBN. Nhưng tôi phải công nhận một điều là trong các chương trình ca nhạc ở hải ngoại, PBN là chương trình có phẩm chất tốt nhất, có văn hoá nhất, và có đóng góp quan trọng cho việc duy trì nền văn hoá Việt Nam và văn nghệ miền Nam. Trong suốt >30 năm qua, hãng Thuý Nga đã sản xuất hơn 100 chương trình PBN và trở thành một cái tên quen thuộc của người Việt trong và ngoài nước. Nói như một kí giả Mĩ, trong mỗi gia đình của người Việt hải ngoại có 3 cái: cơm gạo, chai nước mắm, và DVD Thuý Nga Paris by Night. Đó là sự thật. Sự thành công của Thuý Nga PBN còn là mô hình cho nhiều trung tâm khác, và thậm chí ở trong nước người ta cũng bắt chước theo PBN (nhưng chưa tốt mấy về mặt kĩ thuật). Tôi nghĩ nếu PBN được phép hoạt động ở VN thì chắc các chương trình ca nhạc do Nhà nước bảo trợ khó mà sống nổi.
Chẳng có ai chỉ đạo chính trị trong các chương trình PBN cả. Tất cả xuất phát từ nhu cầu giải trí và tinh thần thôi. Những năm đầu xa VN, người Viêt rất nhớ nhà và nhớ người thân còn trong các trại tù cải tạo nên có những chương trình đáp ứng nhu cầu đó. Người ta có thể không đồng quan điểm chống cộng của Việt Dũng, nhưng ai cũng thấy "Một chút quà cho quê hương" nói lên được tâm trạng của họ. Thử hỏi ở trong nước có trung tâm nào làm được những chương trình có giá trị văn hoá như "Chúng ta đi mang theo quê hương" hay "Cây đa bến cũ" của Thuý Nga. Nhưng chương trình đó chẳng có gì là chính trị cả. Người MC là ông Nguyễn Ngọc Ngạn cũng chưa bao giờ nói gì mang tính chính trị hay cực đoan trên sân khấu PBN cả. Thật ra, ông này phải nói là một MC tài ba mà chưa có MC nào ở Việt Nam và nước ngoài so sánh được. Theo nhiều ca sĩ và nhạc sĩ Phạm Duy, ông chủ của Thuý Nga PBN cũng là người rất đàng hoàng, có tư cách, và yêu văn hoá Việt Nam (ông xuất thân là một giáo sư trung học thời trước 1975).
Ấy thế mà bài báo trên VNN viết "Tuy nhiên, bên cạnh những bài hát, nội dung đặc sắc phù hợp với đông đảo khán giả, một số chương trình có những nội dung không phù hợp về yếu tố chính trị" làm tôi thắc mắc không rõ nội dung nào không phù hợp chính trị? Có lẽ là mấy chương trình hồi thập niên 1980s nói về thân phận người biệt xứ do Nhà văn Duyên Anh viết lời dẫn, hoặc chương trình Hà Nội - Huế - Sài Gòn có nhắc đến vụ thảm sát Tết Mậu Thân? Tôi thì thấy mấy chương trình đó chẳng có gì mang màu sắc chính trị cả; chỉ là những gợi nhớ một thời đau đớn trong lịch sử. Không nên dấu giếm, và cần phải nói và nhắc lại những sự kiện đó để thế hệ sau hiểu biết hơn và thông cảm nhau hơn. Cũng không nên kì vọng người Việt ở hải ngoại say mê theo những bài ca như Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Sài Gòn quật khởi, Tiếng chày trên sóc Bom Bo, Giải phóng miền Nam, v.v. (Thật ra, ngay cả người trong nước cũng chẳng còn mấy ai mặn mà với những ca khúc đó).
Cho dù các chương trình ca nhạc của PBN bị cấm hay không được cho phép, các chương trình này vẫn tồn tại ở trong nước. Có lần ngồi ăn ở đường Nguyễn Trãi (Sài Gòn) tôi phát hiện là mấy chiếc xe lưu động bán đầy các DVD của hãng Thuý Nga, Asia, Vân Sơn, v.v. ở hải ngoại. Họ thậm chí có những DVD mới nhất mà tôi chưa xem qua! Do đó, việc công nhận hay cấm đoán các chương trình ca nhạc ở hải ngoại sẽ chẳng có ý nghĩa gì trong thực tế. Người dân vẫn tìm nghe các chương trình ca nhạc đó, và họ có nhiều cách để nghe. Việc cấm đoán chỉ tạo ra một thị trường đen băng đĩa lậu mà thôi.
Tại sao các tác phẩm văn học cũ ở miền Nam trước 1975 đã được tái xuất bản, mà lại đi ngăn cấm các chương trình ca nhạc? Các nhà văn và thi sĩ đã "hoà hợp" từ lâu, tại sao trong giới ca nhạc sĩ vẫn còn có khoảng cách trong và ngoài nước là câu hỏi khó có câu trả lời. Thật ra, nói vậy cũng chưa đúng, vì chẳng có khoảng cách nào giữa ca sĩ trong và ngoài nước (ngoại trừ vài trường hợp cá biệt), ca sĩ trong nước ra ngoài hát, và ca sĩ nước ngoài về VN hát rất ư là bình thường rồi. Do đó, "trái banh hoà hợp" đang nằm trong sân của Nhà nước và những tờ báo "lề phải", chứ không phải trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015
Công An Mạng, anh là ai ?
Hoạt động công an mạng của Việt nam cũng tương tự như của Trung Quốc, đặt ra mục tiêu chính là bảo vệ chế độ và phòng chống tội phạm, được chia xẻ nhiệm vụ giữa Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao - C50 của Bộ Công An, Tổng cục Tình báo quốc phòng (Tổng cục 2) của Bộ Quốc phòng và Bộ Thông tin Truyền thông. Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng đã đưa ra nhiều trường hợp các nhà hoạt động Internet bị bắt bớ vì các hoạt động trên mạng.
Phần lớn các websites bị kiểm duyệt chứa các nội dung nhạy cảm về chính trị hay tôn giáo mà có thể thách thức sự thống trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo nghiên cứu của OpenNet, các websites bị chặn hầu hết có nội dung về các hoạt động chống đối của người Việt hải ngoại, các tổ chức báo chí hải ngoại hay tổ chức phi chính phủ độc lập, nhân quyền, hay các đề tài tôn giáo. Một số mạng xã hội, như Facebook, cũng bị chặn. Chính quyền đã công khai phá sập một số websites hay trang blogs với nội dung "không phù hợp", trong khi một số websites đối lập bị tin tặc tấn công.
Người Sài Gòn nghĩ gì về người Hà Nội ?
Trong bài này tôi sẽ kể cho các bạn nghe về cách mà người miền nam, cụ thể là người Sài Gòn nghĩ gì về người Hà Nội.
Tôi có đọc được ở đâu đó có câu như thế này: “Không người Hà Nội, cũng là Tràng An” ý nói là người Hà Nội rất thanh lịch, quý phái, phẩm hạnh cao. Và khi Tôi đem câu này hỏi những người bạn Sài Gòn thì họ nói, điều này có thể đúng trong quá khứ như bây giờ thì khác nhiều rồi, 2 từ Thanh Lịch nên được dùng để nói về người dân Đà Nẵng hay là người Sài Gòn sẽ đúng hơn. Tôi hỏi tại sao thế, anh có thiên vị hay vì anh ghét Hà Nội nên nói như vậy? Bạn Tôi nói không phải vậy, anh cứ hỏi những người bạn của anh, những người đã từng đi ra công tác ở Hà Nội hay ra ngoài đó du lịch cảm nhận của Họ thế nào về Hà Nội, họ sẽ kể cho anh nghe. Một chị bạn thì kể là bị chặt chém khi vào quán phở, rõ ràng ghi bảng hiệu to đùng Phở Gia Truyền 37.000VND/tô, ăn xong thì được tính chẳn 70.000VND. Hỏi chủ quán thì được trả lời rất gọn: “Vì chị là người miền ngoài”. Hay anh bạn phải trả 1.5 triệu khi đi Taxi từ sân bay Nội Bài về hồ Hoàng Kiếm. Hay có anh bạn thân lại kể, chẳng dám đi đâu ra ngoài ăn, hợp hành xong thì ra nhà hàng lớn hay ở khách sạn dùng bữa. Mắc 1 chút nhưng được thoải mái, ra ngoài có khi còn mắc hơn vì mình là người Sài Gòn. Hỏi họ có ý định quay lại Hà Nội chơi không, thì đã phần trả lời nếu đi công tác hay việc bắt buộc thì đi, còn đi du lịch thì chưa bao giờ nghĩ đến.
Cách Tôi nghĩ về người Hà Nội
Thật ra Tôi cũng đi công tác Hà Nội rất nhiều lần, và cũng đi du lịch nhiều các địa điểm du lịch ở miền Bắc. Và Tôi không nghĩ là ở ngoài đó tệ như vậy, nếu ai hỏi là Tôi có thích Hà Nội không và có bạn Hà Nội không thì Tôi sẽ nói ngay là Tôi rất thích Hà Nội. Tôi có 1 anh bạn Hà Nội, trước là đối tác làm ăn sau nay thì thành bạn. Cứ mỗi lần ra đó thì Tôi được anh bạn này dẫn đi chỗ này, chỗ kia, gặp gỡ bạn bè anh. Có thể nói anh bạn này cực kỳ vui tính, và nói chuyện hài hước thì không ai bằng. Cái giọng Hà Nội trầm bổng, cách pha trò không quá lố và luôn có điểm dừng nhưng cực kỳ thú vị và nó rất giống với cách mà dân Washington quê Tôi ở Mỹ hay pha trò. Hà Nội có khí hậu 4 mùa, Tôi thích nhất là mùa Thu và mùa Đông. Cái lạnh đầu đông Hà Nội, mùa Thu là mùa lá vàng rơi xào xạt trên những con đường vắng lặng 2 bên có hàng cây cổ thụ thẳng tấp, cầu Thê Húc, Hồ Gươm, những con phố cổ Hà Nội thân thương, nên thơ. Con gái Hà Nội thì có thể nói là trắng như bông, xinh đẹp và duyên dáng vô cùng, Tôi vẫn thích sau này có vợ Việt Nam hơn là vợ Mỹ. Đó là những điều tuyệt vời mà Tôi thấy được ở Hà Nội, đây là những điểm nhấn rất độc đáo về văn hóa và khung cảnh thiên nhiên, con người nơi đây.
Tại sao lại như vậy ?
Tuy nhiên, không có gì là hoàn hảo và Hà nội cũng có những điểm chưa tốt. Người Hà Nội ích kỷ và luôn tư lợi riêng cho mình và ít khi nghĩa đến người khác. Điều này dường như đã hằn rất sâu vào ý thức của người dân nơi đây. Mấy hôm nay Tôi có đọc báo thì thấy có vụ việc người dân leo rào để vào công viên nước Hồ Tây. Trước hết đây là 1 hành động nguy hiểm cho bản thân người leo rào, họ chỉ nghĩ về lợi ích của họ là được tắm miễn phí, không tốn tiền mà không nghĩa về lới ích hợp pháp của công viên nước, làm như thế chẳng khác nào ăn cướp. Chưa kể những người kiên trì đứng đợi ở ngoài nhưng chưa được vào, những người leo rào rất ích kỷ. Tôi thậm chí còn thấy những phụ huynh giúp con mình cùng leo rào vào. Bạn có biết là những còn người cùng khổ, sống trong những con hẻm nhỏ ngoằn nghèo ở Sài Gòn nhiều hơn bất cứ nơi nào ở Việt Nam nhưng ở Sài Gòn chưa bao giờ có vụ việc tương tự xảy ra. Hoặc xa hơn là vụ phụ huynh tranh nhau nộp đơn vào cấp 1 trường điểm của 1 quận ở Hà Nội, chen lấn đến mức đạp ngã hàng rào của trường. Đây đều là những người trưởng thành, có con cái, sự nghiệp và địa vị xã hội thay vì cư xử 1 cách lịch thiệp thì họ hành xử rất vô kỷ luật. Hoặc đi xin việc, thay vì nhân viên phòng nhân sự tuyển dụng, phỏng vấn công bằng để tuyển người phù hợp và có năng lực cho công việc thì họ chỉ tuyển những người có phong bì hối lộ cho họ. Những nhân viên phòng nhân sự này họ chỉ thấy cái lợi trước mắt là được tiền mà không nghĩ đến lợi ích lâu dài của công ty khi những người được tuyển lại thiếu năng lực, gây thiệt hại và chí ít là tốn tiền đào tạo lại nhưng không mang lại hiệu quả. Thêm 1 câu chuyện Tôi cũng vô tình đọc được trên internet, chuyện về 1 vị đại biểu của Nhật Bản tham dự hội nghị Châu Á Thái Bình Dương APEC được tổ chức ở Hà Nội và bị Taxi chở đi vòng vòng và lấy giá 7 triệu VND. Một con sâu làm rầu nồi canh, chỉ có 1 bộ phận nhỏ những người Hà Nội có tâm lý ích kỷ, toan tính, vụ lợi cá nhân đã làm ảnh hưởng xấu đến toàn bộ văn hóa của người dân Hà Nội nói chung. Gây ra tâm lý e dè của người Sài Gòn và nhiều vùng miền khác ở Việt Nam. Đến nổi người Sài Gòn nghĩ chặt chém là đặc sản Hà Nội.
Kết Luận:
Những comments với lời lẽ khó nghe Tôi nhận được khi viết 2 bài trước đa phần là từ các bạn Hà Nội. Và tôi cho rằng họ không đại diện cho đại đa số người dân nơi đây. Tuy nhiên, Tôi muốn nói với những người Hà Nội bảo thủ, tự cho mình là cao đạo, phẩm giá nên mở rộng trái tim và khối óc ra để tâm hồn được rộng mở, sống phóng khoán, không vụ lợi cá nhân ích kỷ. Tiếp thu ý kiến phản hồi, tuy có thể ý kiến nói về điều xấu xí nhưng khi các bạn thay đổi được thì Hà Nội chắc chắn mãi là 1 niềm tự hào của người dân Việt Nam chứ không phải là Sài Gòn bây giờ.
Cảm nhận cá tính người Sài Gòn và Hà Nội theo cách nhìn của 1 Việt Kiều Mỹ
Đầu tiên để giúp cho quý đọc giả hiểu hơn về bài viết này thì mình xin tự giới thiệu về bản thân một chút. Mình sinh ra tại Sài Gòn và cùng gia đình sang Mỹ định cư năm 1990 khi Việt Nam mới mở cửa, lúc đó mình chỉ mới 1 tuổi. Cho nên khái niệm vùng miền, đặc biệt là tính cách con người ở từng vùng khác nhau hầu như là con số 0. Nên có thể nói quan niệm, tính cách, lối sống có thể coi là bị Mỹ Hoá đến 90%. Cái này thì Ba mẹ rồi mấy cô chú nói cho mình nghe chứ mình cũng không biết đâu. Thêm 1 điều nữa là gia đình mình ở Washington nơi có cộng đồng người Việt rất ít, không như ở California nên mình không tiếp xúc với người Việt nhiều. Tuy nhiên do sự dạy dỗ từ nhỏ nên mình nói tốt cả tiếng Việt và tiếng Anh.
Mình làm cho 1 công ty chuyên về thiết bị y tế vi` do biết tiếng. Sau 4 năm làm việc tại đây thì mình được điều sang làm trưởng văn phòng đại diện của công ty tại thị trường Việt Nam được mở ở Sài Gòn trong vòng 2 năm. Mình có cơ hội tìm hiểu thêm nhiều điều về đất nước của cha mẹ mình bằng cách đi khắp đất nước qua những chuyến công tác và cả du lịch, đến giờ cũng đã hơn được hơn 1 năm rồi.
Phong Cách Kinh Doanh
Qua rất nhiều cuộc tiếp xúc với các đối tác của công ty mình, phần lớn là ở Sài Gòn và Hà Nội mình nhận thấy người Hà Nội làm kinh doanh rất giỏi, giỏi hơn người Sài Gòn. Doanh nhân Sài Gòn họ có tính cách thẳng thắn, rõ ràng, ra quyết định nhanh và lấy nhu cầu thị trường làm cơ sở phát triển kinh doanh. Tuy nhiên do tính tình phóng khoáng của người miền Nam và tin tưởng người khác nên họ dễ dàng bỏ qua những tình tiết nhỏ và dễ bị mắc lừa bởi những công ty làm ăn không uy tín dẫn tới phá sản. Còn doanh nhân Hà Nội thường có nền tảng kiến thức tốt, hiểu biết pháp luật, tính toán tỉ mỉ và có tinh thần chịu thương chịu khó thì không ai bằng. Do đức tính cẩn trọng quá mức, và tính đa nghi cao nên thời gian ra quyết định lâu và thường bỏ qua những cơ hội kinh doanh tốt. Phần lớn những doanh nhân thành công ở đất Sài Gòn đa phần đều có gốc gác, bố mẹ, ông bà là người ngoài Bắc. Một điều rất dễ hiểu là người Sài Gòn gốc Bắc có tính tiết kiệm, có tinh thần tích lũy tài sản, của cải và quản lý chi tiêu cực tốt. Trong kinh doanh, điều cốt lõi không phải là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà là bạn quản lý và giữ tiền của mình có hiệu quả hay không – tài liệu tham khảo
Nhưng tại sao các doanh nhân miền Bắc lại không thành công lớn như doanh nhân ở Sài Gòn? Nếu xét về yếu tố lịch sử thì điều đó không phải là khó giải thích. Từ khi những cư dân miền bắc di cư vào nam làm kinh tế mới, đời sống khó khăn, không tiền. Họ đã bắt buộc mình phải thích nghi, ứng phó với mọi hoàn cảnh cho phù hợp với cuộc sống mới để tồn tại đã vô tình rèn luyện cho họ đức tính ứng biến rất linh động và rất phù hợp với sự biến chuyển của nền kinh tế thị trường sau này ở Sài Gòn. Bên cạnh đó họ còn học được tính phóng khoáng, hiền hậu, trung thực và thoải mái của người miền nam. Những điều đó giúp họ hình thành nên những tính cách của một doanh nhân hiện đại, giúp họ biết cách nắm bắt cơ hội tốt hơn, thích ứng nhanh và tạo được những thành công lớn. Đó là sự kết hợp hoàn hảo những cá tính tốt nhất của cả 2 miền mà những doanh Hà Nội không sao có được.
Phong Cách Làm Dịch Vụ
Về phong cách làm dịch vụ thì ngay cả những người Hà Nội cũng đồng ý với mình là dịch vụ ở Sài Gòn quá tốt. Với cách nhìn của mình thì dịch vụ ở Sài Gòn thì không thể nào so sánh với nước Mỹ nhưng so với Hà Nội thì có thể nói Sài Gòn ăn đứt ở khoản này. Có lần ra gặp gỡ khách hàng Hà Nôi ở quán coffee, mình xin ly trà đá đến 5 lần vẫn chưa thấy người phục vụ đem ra. Sau đó mình phải nói với quản lý thì mới được phục vụ trà đá, với thái độ phục vụ không thể lạnh nhạt hơn mặc dù đây là 1 quán nổi tiếng ở Hà Nội và giá cho 1 ly coffee sữa là 65.000 VND không phải là rẽ so với người Việt. Nếu ở Sài Gòn hằng ngày mình vẫn thích uống quán bên đường gần công ty mình với giá 15.000 VND Mình được các bạn nhân viên phục vụ chào mình bằng tên riêng sau lần thứ 3 mình tới quán và biết mình thích loại nước nào và bàn nào. Ly trà đá luôn luôn có sẵn và chỉ cần mình uống chưa hết nữa ly là các bạn lại rót thêm y như mới. Về Việt Nam mình yêu món phở, bún bò huế, hủ tiếu,… Và mỗi sáng trước khi đi làm mình hay ăn ở quán đầu đường nhà mình, Chị bán quán rất thân tình hỏi cẩn thận là mình ăn có hành không, có ăn nhiều nước mỡ không, có ăn được lòng heo không,… dù giá chỉ có 35.000 VND và mình có sự so sánh khi ra Hà Nội ăn món chả cá lã vọng, 1 vài quán gần khách sạn mình ở trên đường Hoàng Hoa Thám. Bạn muốn xin thêm rau, hay miếng chanh và bàn ghế chỗ ngồi, thái độ nhân viên phục vụ thật sự đối với mình là 1 cực hình. Lần đầu tiên mình bị Shock về cách phục vụ ở đây khi mình bị bà chủ quán Phở Gia Truyền chửi vì mình xin đổi sang tô phở nhỏ thay vì tô lớn do tô lớn nhiều quá, và lúc này bà chủ đã lở múp ra: “không ăn thì biến”. Có lẽ mình không nên nói thêm vì phần lớn các bạn cũng nghe nói rồi. Nhưng có 1 điều tuyệt vời là ở Hà Nội chỗ nào cũng có đồ ăn ngon, còn Sài Gòn thì bạn cần biết quán thì mới được ăn ngon. Tuy nhiên, nếu tiếp tục với phong cách phục vụ như vậy thì dù đồ ăn có ngon cách máy cũng không có nhiều người dám đến ăn lần thứ 2.
Còn khi đi mua đồ chẳng hạn như quần áo, ba lô, giầy dép hay quà lưu niệm cho người thân mình thường bị nhân viên bán hàng ngắm từ đầu tới chân mỗi khi bước vào cửa. Vì là 1 người mặc đồ thoải mái có phần hơi bụi bặm và thường tới những cửa hàng thuộc hàng sang trọng để mua đồ nên mình thường bị nhân viên có thái độ dửng dưng, hỏi giá thì họ không thèm trả lời hoặc trả lời theo cái giọng hời hợt như cho rằng mình không có đủ tiền mua. Và nếu không mua mà đi ra tay không chắc chắn bạn sẽ nghe những tiếng xì sằm, hoặc cái cười bỡn cợn cực kỳ khó chịu. Mình đi mua đồ 2 lần như vậy và từ đó về sau, mình không mua cái gì ở Hà Nội nữa. Ở Sài Gòn thì cũng có những nhân viên như vậy, cũng đốt phong lông nhưng rất ít và không làm những điều đó sỗ sàng như Hà Nội.
Cá tính con người Sài Gòn và Hà Nội có ảnh hưởng đến kinh tế vùng không?
Do tính cách tiết kiệm, tằn tiện và dịch vụ không tốt đã cản trản rất nhiều những khách là dân địa phương, khách du lịch quốc tế cũng như trong nước mà cụ thể ở đây là miền nam mua sắm ở Hà Nội đã làm môi trường kinh doanh ở đây thua kém rất nhiều mặt so với Sài Gòn. Một lý thuyết rất cơ bản là kinh tế thị trường dựa trên nền tảng sản xuất và tiêu dùng, nếu không có tiêu dùng thì sẽ không có sản xuất. Và không một nơi nào ở Việt Nam có thể so sánh về thối quen tiêu dùng như ở Sài Gòn. Đơn cử như những bạn trẻ Hà Nội tổ chức gặp gỡ thì tụ hợp ở nhà 1 bạn nào đó rồi mua đồ về nấu ăn, đến tối các bạn đi dạo 1 chút rồi 9h tối thì về ngủ, 2 vợ chồng đi làm về mệt cũng ráng nấu cơm ăn chứ không chịu ra ngoài các quán hay nhà hàng ăn tối,… tất cả những đều trên thì ở Sài Gòn ngược lại hoàn toàn. Tầm khoảng 12h đêm đường phố Sài Gòn vẫn còn rất nhộn nhịp. Những người ngoài bắc vào nam du lịch cũng luôn thoải mái hơn rất nhiều với các khoản chi tiêu, mua sắm của mình ở Sài Gòn vì các bạn đó biết rằng tiền mình bỏ ra để sử dụng dịch vụ ở Sài Gòn thật sự xứng đáng. Có 1 câu chuyện làm mình nhớ mãi là có 1 anh bạn làm bên công ty phát hành phim Megastar (nay là CGV) kể rằng doanh thu phòng vé của cả Tp.Hà Nội chỉ bằng doanh thu của 1 rạp chiếu Galaxy Nguyễn Du – Quận 1. Và nếu bạn quan tâm đến các tin kinh tế, bạn sẽ thấy doanh thu của các công ty chuyên về siêu thị, trung tâm mua sắm, thiết bị điện tử,… thì ở trong miền nam lúc nào cũng chiếm đến gần 80% doanh số. Hoặc những chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nổi tiếng như McDonald, Starbucks đều luôn chọn Sài Gòn là nơi mở cửa hàng đầu tiên và làm bàn đạp mở rộng hệ thống ra cả nước. Nếu nhìn rộng hơn ra thế giới, bạn sẽ thấy tiêu dùng ở Mỹ luôn luôn ở mức cao nhất thế giới và đồng thời nước Mỹ cũng là nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Tất cả những điều trên không để chứng mình là doanh nhân Sài Gòn hay hơn doanh nhân Hà nội hay sống ở Sài Gòn thì tốt hơn Hà Nội vì đơn cử như người giàu nhất Việt Nam là ông Phạm Nhật Vượng là doanh nhân người miền bắc và Hà Nội cũng đang phát triễn rất nhanh và ngày càng hiện đại. Bài viết này chủ yếu muốn nói đến là văn hóa con người ở những khu vực khác nhau sẽ khác nhau và nó có sức ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với nền kinh tế ở khu vực đó.
Tuổi Già: Ai sẽ là “tôi” cho tôi ? - Trần Mộng Tú
Tôi là một người sống độc thân (và không có con), năm nay tôi 50 tuổi. Tôi sinh sống ở Virginia thuộc Hoa Thịnh Ðốn, sức khỏe đầy đủ và tôi có một việc làm vững chắc. Tôi có một người cha 85 tuổi, sống tại Houston , Texas . Ôi bao dặm đường xa cách.
Từ ngày mẹ tôi mất cha tôi sống một mình, ông không chịu rời căn nhà với những năm tháng của quá khứ và tôi không thể bỏ việc để dọn về nhà cha.
Mùa Xuân năm ngoái cha tôi bị ngã bể xương hông và dập một bên sườn.
Bây giờ cha tôi phải vào viện dưỡng lão dành cho người già ốm yếu và cha tôi được xếp vào danh sách phải săn sóc đủ một vòng tròn của chiếc đồng hồ treo trong phòng ông.
Từ ăn uống, nằm ngồi, đi đứng, làm vệ sinh, nhất nhất điều có y tá. Cái điều đáng buồn là trong khi nhận tất cả phục dịch cho thân thể thì đầu óc của cha tôi vẫn còn cái minh mẫn của một ông giáo sư dậy toán cách đây mấy chục năm. Tôi không thể thường xuyên bỏ công việc để đi xuống thăm cha, nhưng mỗi ngày tôi phải điện thoại, điện thư liên lạc với bác sĩ, dược sĩ, y tá và những người săn sóc cho cha tôi tại viện dưỡng lão. Tôi cố gắng thu xếp để mỗi hai tháng đến với cha tôi một cái cuối tuần, và mỗi năm về một tuần vacation vào dịp lễ Tạ Ơn hay Giáng Sinh. Tôi biết là cha tôi rất mừng mỗi lần thấy con đến thăm. Cái ánh mắt của cha tôi khi nhìn tôi chào ra về bao giờ cũng theo tôi suốt chuyến bay. Hôm nay cũng thế, khi ngửa cổ ra sau ghế để tìm một giấc ngủ ngắn trên phi cơ, tôi nhìn rất rõ lại hai con mắt của cha tôi.
Bất giác tôi tự hỏi "Khi tôi vào tuổi già yếu. Ai sẽ là 'TÔI' để tới lui săn sóc hỏi han tôi thường xuyên?".
Một người độc thân không có anh chị em và những người già không có con, những người có con sống không cùng một tiểu bang, hay xa hơn nữa ở tận một quốc gia khác thì sẽ rơi vào hoàn cảnh nào khi tuổi già lặn xuống như mặt trời lặn trên biển .
Cái thùng thư ba, bốn ngày không có người lấy, hay đống báo thành chồng trước hiên nhà, cỏ không cắt, lá không cào, các cửa sổ không mở là dấu hiệu cho hàng xóm biết nên báo cho cảnh sát vì chủ nhân trong căn nhà đó ở một mình và là một người già.
Nỗi lo âu của một người không có thân bằng quyến thuộc ở gần lúc tuổi già không phải là nỗi lo âu "quá đáng". Ðó là một điều chúng ta nên nghĩ đến khi còn có thể tìm hiểu và thu xếp cho chính mình.
Bà Barbara Gordon có mẹ già 92 tuổi sống ở Florida, trong khi bà làm việc ở New York bà đã đặt ra câu hỏi "Who will be ME for me."
Bà đem câu hỏi đó hỏi những người bạn độc thân như bà, không con hay có con tản mác mười phương, họ cùng nhau bàn bạc, đặt ra những câu hỏi cho tuổi già:
- Tôi sẽ sống ở đâu?
- Tôi sẽ sống như thế nào?
- Tôi có đủ tiền không?
- Ai sẽ săn sóc tôi nếu tôi mất khả năng hoạt động?
- Nếu tôi ngã (lúc già yếu) nằm dưới đất hai, ba ngày thì sao?
- Một ngày nào đó liệu tôi có phải rời căn nhà tôi đang ở ?
Những câu hỏi trên đưa đến những câu trả lời khác nhau mà câu nào cũng rất mơ hồ.
Cuối cùng họ đi đến kết luận:
Cái cách mình đang sống bây giờ sẽ ảnh hưởng rất nhiều vào đời sống của mình lúc về già.
Họ làm cái danh sách sau đây như một kim chỉ nam:
"Có bạn bè ở mọi lứa tuổi."
- Giao thiệp với những người trẻ hơn mình cũng trẻ lại với cách suy nghĩ và ứng xử với đời sống "Mới" này.
- Giao thiệp với người già hơn mình để được hưởng sự khôn ngoan của họ.
"Kết thân với hàng xóm."
Chắc bạn không muốn ngã xuống sàn nhà, nằm dưới đất hai ngày rồi mà không có ai đến vực lên.
Một tiếng gọi cửa của hàng xóm có khi cứu được sinh mệnh của bạn đấy.
Chạy qua chạy lại nhà hàng xóm lúc còn khỏe là một điều rất nên làm.
Có hàng xóm tin và thân nhau còn giao cho cả chìa khóa nhà nữa.
Người lớn tuổi đâu còn sợ mất mát gì về vật chất, cái quý nhất chính là bản thân mình thôi.
Nếu hai gia đình cùng trẻ cùng có con nhỏ ở cạnh nhau mà thân thiện được là một điều rất quý.
Tránh được rất nhiều va chạm về con cái và hữu ích cho nhau khi về già.
"Một bác sĩ thân thiện và có lương tâm" rất cần.
Ông bác sĩ này phải là một người sẵn sàng cho bạn khi bạn cần tới. Một người không bao giờ từ chối cắt nghĩa một câu hỏi xem ra không được chính xác mấ
y của bạn. (Những câu hỏi không có kinh nghiệm gì của người trẻ tuổi và quá lẩm cẩm của người già.) "Dược sĩ trẻ hơn mình nhiều tuổi."
Mua thuốc với những người này, bạn được họ cắt nghĩa rõ ràng và thân thiện hơn. Người bệnh ở lứa tuổi nào cũng cần những dược sĩ trẻ trung.
"Tiêu ít, để dành nhiều."
- Người trẻ để dành cho ngày mai.
- Người già để dành cho hậu sự.
Cần kiệm luôn luôn là một đức tính.
"Ăn uống cẩn thận hơn."
Thức ăn luôn luôn là một nguyên nhân chính cho sức khỏe.
Người dân nước nào cũng tự hào về văn hóa ẩm thực của nước họ.
Nhưng cái bao tử của cả bàn dân thiên hạ chỉ muốn tiêu thụ những thức ăn nhẹ nhàng, ít dầu mỡ và bổ dưỡng.
Bạn cứ lắng nghe xem cơ thể bạn phản ứng thế nào sau mỗi bữa ăn khác nhau, thì bạn sẽ hiểu ngay nó muốn nói điều gì.
"Thể thao nhiều hơn"
Ai cũng biết cơ thể cần vận động thì mới khỏe mạnh và đầu óc mới minh mẫn.
Cứ cả ngày ngồi gõ cọc cọc (như chính tôi đây) ở máy vi tính, hay xem phim bộ như phần đông người Việt lớn tuổi, chắc chắn là không đúng rồi.
- Hãy đứng lên.
- Người trẻ có thể thao của người trẻ, người lớn tuổi có những sinh hoạt thể thao cho tuổi của mình.
- Nếu không đi xa được thì loanh quanh trong khu xóm, hoặc vung tay, khua chân ngay trong nhà mình.
- Ðừng ngồi yên một chỗ. Chim chóc ngoài vườn đang gọi bạn.
Ngay bây giờ phải là "MÌNH".
Có người đặt câu hỏi: "Ai thương tôi nhất"
Câu trả lời: "Mình thương chính mình nhất"
Vì chồng, (vợ) hay con mình cũng không thương mình bằng chính mình thương mình. Chồng, (vợ) hay con không thể chịu trách nhiệm về thân thể bạn được.
Họ chỉ chia sẻ một phần nào.
Nếu bây giờ bạn thực hiện được những điều trên thì khi về già chính bạn đã lo được cho bạn khá nhiều.
Vì có ai đó, không phải bà con mình (người bạn hàng xóm) sẽ nhắc cho bạn
"Tối nay lúc 9:00 giờ có mục đọc truyện của đài phát thanh (tiếng Việt) hay lắm.
Hoặc: "Ngày mai Chủ Nhật bà có đi chùa không? Sẽ có xe đón đấy."
Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015
Quân đội Mỹ yêu cầu được phép thách thức các tuyên bố chủ quyền biển của Trung Cộng - Tác giả: Adam Entous, Gordon Lubold and Julian E. Barnes (Trần Văn Minh dịch) - Wall Street Journal
Hành động này sẽ dẫn tới việc đưa máy bay của hải quân, tàu chiến đến gần các đảo nhân tạo được Trung Cộng dựng nên trong vùng biển tranh chấp
Các viên chức Mỹ cho biết, quân đội Mỹ đang xem xét việc sử dụng máy bay và tàu chiến để trực tiếp thách thức các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Cộng trên một chuỗi các đảo nhân tạo đang được mở rộng nhanh chóng, một động thái có lẽ sẽ đưa đến căng thẳng trong một cuộc đối đầu khu vực về việc ai sẽ kiểm soát vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter đã yêu cầu thuộc cấp xem xét các phương thức đối phó bao gồm bay máy bay do thám hải quân bên trên các hòn đảo và tàu hải quân Mỹ vào bên trong vùng 12 hải lý của các rạn san hô đã được Trung Cộng xây dựng và tuyên bố chủ quyền trong khu vực quần đảo Trường Sa.
Động thái như vậy, nếu được Tòa Bạch Ốc chấp thuận, sẽ được thiết kế để gửi một thông điệp tới Bắc Kinh rằng Mỹ sẽ không nhượng bộ đối với các yêu sách lãnh thổ của Trung Cộng về các đảo nhân tạo ở khu vực mà Mỹ coi là vùng biển và không phận quốc tế.
Tính toán của Ngũ Giác Đài có thể là kế hoạch quân sự, và bất kỳ sự điều động nào khác, sẽ làm tăng áp lực lên Trung Cộng phải nhượng bộ đối với các đảo nhân tạo. Nhưng Bắc Kinh cũng có thể tiếp tục mở rộng việc xây dựng để thách thức Mỹ và có thể thực hiện các bước để khẳng định thêm chủ quyền trong khu vực.
Mỹ đã nói sẽ không công nhận các hòn đảo nhân tạo như là lãnh thổ của Trung Cộng. Tuy nhiên, các viên chức quân sự cho biết, Hải quân cho đến nay chưa từng gửi máy bay quân sự hoặc tàu chiến vào trong vòng 12 hải lý của các rạn san hô được bồi đắp để tránh gia tăng căng thẳng.
Nếu Mỹ thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng bằng cách sử dụng tàu hoặc tàu chiến và Bắc Kinh vẫn khăng khăng lập trường, kết quả có thể làm leo thang căng thẳng trong khu vực, với sự gia tăng áp lực cho cả hai bên để chứng tỏ sức mạnh quân sự trong vùng biển tranh chấp.
Theo ước tính của Mỹ, Trung Cộng đã mở rộng các đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa nhiều tới mức 2.000 mẫu đất, tăng từ 500 mẫu vào năm ngoái. Tháng trước, hình ảnh vệ tinh từ nhà cung cấp thông tin tình báo quốc phòng IHS Jane cho thấy Trung Cộng đã bắt đầu xây dựng một phi đạo trên một trong những hòn đảo, mà dường như có thể đủ lớn để tiếp nhận máy bay chiến đấu và máy bay do thám.
Mỹ đã từng sử dụng quân đội để thách thức những tuyên bố khác của Trung Cộng mà Washington coi là vô căn cứ. Trong tháng 11 năm 2013, hai chiếc máy bay B-52 đã bay trên các hòn đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông để phản đối vùng nhận diện phòng không mà Bắc Kinh đã tuyên bố trong khu vực.
Các viên chức cho biết hiện nay ngày càng có xu hướng trong nội bộ Ngũ Giác Đài và Tòa Bạch Ốc về việc cần phải thực hiện các biện pháp cụ thể để gửi tới Bắc Kinh một dấu hiệu rằng công trình xây cất gần đây ở Trường Sa đã đi quá xa và cần phải dừng lại.
Các viên chức Trung Cộng đã bác bỏ các khiếu nại về việc xây dựng đảo. Họ nói rằng Bắc Kinh có quyền thực hiện các dự án xây dựng trong phạm vi lãnh thổ chủ quyền của họ. Họ nói rằng các cơ sở này sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự và dân sự.
"Trung Cộng có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa và vùng biển lân cận," phát ngôn viên tòa đại sứ Zhu Haiquan cho biết, bằng cách dùng tên tiếng Hoa cho quần đảo Trường Sa. "Việc xây dựng này, là hợp lý, chính đáng và hợp pháp, thực sự nằm trong lãnh thổ chủ quyền của Trung Cộng. Điều này không tác động hoặc nhắm tới bất kỳ nước nào, và do đó không thể phê phán".
Ông Zhu nói rằng Bắc Kinh hy vọng "các bên liên quan", ám chỉ quân đội Mỹ và các đồng minh khu vực, nên "kiềm chế không tạo ra căng thẳng hoặc làm bất cứ điều gì hại đến an ninh và sự tin cậy lẫn nhau".
Trung Cộng tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ vùng Biển Đông, một trong những tuyến đường biển đông đúc nhất thế giới, và những nỗ lực của họ để kiểm soát khu vực trong những năm gần đây đã gây ra mối quan tâm ngày càng lớn cho Mỹ và Á châu, nơi mà một số nước có tuyên bố chủ quyền chồng chéo, bao gồm Philippines, một đồng minh của Mỹ.
"Philippines tin rằng Hoa Kỳ, cũng như tất cả các thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đều có lợi ích và tiếng nói về những gì đang xảy ra ở Biển Đông," Charles Jose, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines cho biếthôm Thứ tư, dựa trên tự do hàng hải và dòng chảy thương mại không bị cản trở và những yếu tố khác.
Máy bay quân sự của Mỹ đã nhiều lần tiếp cận khu vực 12 hải lý mà Trung Cộng tuyên bố chủ quyền xung quanh các rạn san hô đang được xây dựng. Nhưng để tránh sự leo thang, những chiếc máy bay đã không thâm nhập vùng [12 hải lý]. Một viên chức quân sự cao cấp cho biết các chuyến bay "đã giữ một khoảng cách với các hòn đảo và tiến gần mốc 12 hải lý".
Máy bay Mỹ đã bay gần các hòn đảo nơi xây dựng đang diễn ra, khiến các sĩ quan quân đội Trung Cộng phải báo cho máy bay Mỹ đang đến gần để cho phi công biết rằng họ đang tiến gần lãnh thổ có chủ quyền của Trung Cộng. Đáp lại, các phi công Mỹ đã nói với người Trung Cộng rằng họ đang bay qua không phận quốc tế.
Chiến hạm USS Fort Worth trong những ngày gần đây đã hoạt động trong vùng biển gần quần đảo Trường Sa. Một viên chức cao cấp của Mỹ cho biết, "Chúng tôi chưa đi vào vòng 12 hải lý lần nào".
Các đề xuất quân sự chưa được chính thức trình lên Tòa Bạch Ốc, là người phải phê chuẩn bất kỳ thay đổi nào trong tư thế của Mỹ. Tòa Bạch Ốc từ chối bình luận về sự thận trọng này.
Các viên chức cho biết đây là một vấn đề phức tạp bởi vì ít nhất một số các khu vực, nơi mà Trung Cộng đã và đang xây dựng, trong con mắt của chính phủ Mỹ, là những đảo hợp pháp có quyền được hưởng một vùng 12 hải lý.
Các viên chức nói, đề nghị đang được xem xét có lẽ sẽ là gửi tàu hải quân và máy bay vào trong vòng 12 hải lý của những địa điểm được xây dựng mà Mỹ không cho là những hòn đảo hợp pháp.
Các viên chức Mỹ nói, theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, các thực thể tái tạo không được phép hưởng vùng lãnh hải nếu các thực thể nguyên thủy không phải là đảo được công nhận theo công ước. Theo giải thích đó, Mỹ tin rằng họ không cần phải tôn trọng khu vực 12 hải lý xung quanh các rạn san hô đã từng không được coi là đảo trước khi công việc xây dựng ở đó bắt đầu.
Các viên chức Mỹ cho biết, nhiều đồng minh của Mỹ trong khu vực đã kín đáo thúc giục Tòa Bạch Ốc làm nhiều hơn nữa để đối phó với hành vi của Trung Cộng, cảnh báo Washington rằng sự bất động của Mỹ trong vùng BiểnĐông có nguy cơ vô tình củng cố các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh. Một số đồng minh khác trong khu vực, ngược lại, đã bày tỏ mối lo ngại tới Washington rằng một sự thay đổi trong cách tiếp cận của Mỹ có thể vô tình kéo họ vào một cuộc xung đột.
Một viên chức Mỹ cho biết, "Điều quan trọng là tất cả mọi người trong khu vực có một sự hiểu biết rõ ràng về chính những gì Trung Cộng đang làm. Chúng tôi bắt buộc phải để mắt tới". Hoa Kỳ đang sử dụng vệ tinh để giám sátcông việc xây dựng tại các hòn đảo.
Trong những tháng gần đây, Tòa Bạch Ốc đã tìm cách gia tăng áp lực lên Bắc Kinh để ngăn chặn việc xây dựng trên các đảo thông qua con đường ngoại giao, cũng như bằng cách gọi tênTrung Cộng ra một cách công khai tại cáccuộc họp báo gần đây và các báo cáo của chính phủ.
Hải quân Mỹ thường xuyên tiến hành "tự do giao thông hàng hải" trong khu vực, bao gồm cả qua Biển Đông. Nhưng Hải quân vẫn chưa nhận được sự ủy quyền rõ ràng từ chính quyền để làm như thế trong vùng 12 hải lý của các đảo nhân tạo.
Ngoại trưởng Mỹ Jonh Kerry sẽ tới Bắc Kinh vào cuối tuần này để chuẩn bị cho một chuyến viếng thăm Mỹ vào tháng Chín của Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, người đặt sự cải thiện quan hệ quân sự với Hoa Kỳ là một ưu tiên hàng đầu.
Một cuộc đối đầu mới với Trung Cộng sẽ cộng thêm vào các cuộc khủng hoảng an ninh gia tăng mà Hoa Kỳ đang đối mặt tại các vùng khác.
Năm ngoái, sau khi Nga chiếm lãnh thổ của Ukraina, Tòa Bạch Ốc đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Moscow nhưng cho đến nay vẫn từ chối yêu cầu cung cấp vũ khí của Ukraine. Tại Trung Đông, các chiến binh Nhà nước Hồi giáo đã chiếm những mảng lớn của Iraq vào mùa hè năm ngoái, khiến Hoa Kỳ phải phát động một chiến dịch không kích nhắm vào nhóm này.
Mỹ đã từng chủ trương không đứng về phía nào trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, mặc dù họ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì tự do hàng hải trong khu vực. Trong năm qua, các viên chức Mỹ đã gia tăng chỉ trích cácnỗ lực của Trung Cộng để thực thi và biện minh cho tuyên bố trong khu vực.
Các viên chức Mỹ nói họ lo ngại rằng một quyết định không gửi tàu hải quân vào vùng [12 hải lý] sẽ vô tình giúp Trung Cộng xây dựng vị thế của họ để chiếm chủ quyền trong khu vực.
Tàu tuần duyên Trung Cộng thường xuyên đi vào bên trong vùng 12 hải lý của quần đảo Senkaku, do Tokyo kiểm soát nhưng Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền, mà họ gọi là Điếu Ngư.
Các viên chức Mỹ nói, họ tin rằng Trung Cộng gửi tàu vào khu vực Senkaku ở Biển Hoa Đông bởi vì họ muốn chứng minh với Tokyo và những nước khác rằng Bắc Kinh không công nhận các hòn đảo này là lãnh thổ của Nhật Bản.
Tuyên bố của Trung Cộng bao gồm lãnh hải kéo dài ra 12 hải lý tính từ tất cả các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, nơi mà họ kiểm soát bảy rạn san hô - tất cả đã được mở rộng gần đây thành các đảo nhân tạo. Các bên tranh chấp đối thủ chiếm một số các hòn đảo, rạn san hô và đá khác.
Những hình ảnh lịch sử từ Google Earth và các nơi khác cho thấy công việc tái tạo trên hầu hết các rạn san hô do Trung Cộng chiếm giữ bắt đầu sau khi Chủ tịch Tập lên nắm quyền vào năm 2012.
Phần lớn việc xây dựng bắt đầu trong năm qua, bất kể có những phản đối từ các nước láng giềng, các mối quan hệ quân sự nồng ấm hơn với Washington, và một cố gắng mới của Trung Cộng để cải thiện quan hệ với các nước chung quanh.
Các viên chức Mỹ nói rằng họ đã liên tục yêu cầu Trung Cộng chấm dứt công việc xây dựng, nhưng không có kết quả.
Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015
Thư của Lý Thụy gửi Tăng Tuyết Minh
Khách sạn ngang tầm khách sạn bảy sao ở Dubai, sắp khai trương ở thành Hồ
Thiết kế xa hoa của khách sạn sắp khánh thành ở Saigon Reverie Saigon (22-36 Nguyễn Huệ) nằm ở trung tâm quận 1, có thiết kế lộng lẫy và được tờ Telegraph đánh giá là một trong những khách sạn xa hoa nhất mới xây dựng.
Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh với ngày 30-4-75
Anh Duong, Out Of Debt
By George F. Will
Newsweek, Issue dated 12/08/07
History, said Emerson, is "the biography of a few stout and earnest persons." But history also is a story of unpredictable contingencies and improbable caroms, and of a 4-foot-7, 15-year-old girl's leap from a dangerously bobbing boat to a pitching South Vietnamese ship in the South China Sea. It was April 1975. The Communists were overrunning South Vietnam. At that time, Osama bin Laden was 18. The arc of his life, and Anh Duong's, would intersect.
Her leap propelled her to freedom. She grew up to be a 5-foot-1 chemist who, 26 years later, led the development of a bomb efficient at killing America's enemies in Afghanistan's caves. As a result, fewer American soldiers have had to enter those caves to engage Osama's fighters. This is Anh Duong's story.
The U.S. Navy took her and her family to Subic Bay in the Philippines. Next stop was a refugee camp in Pennsylvania. After five months this Buddhist family was adopted by the First Baptist Church in Washington, D.C. Soon Anh was in a suburban Maryland high school, headed for the University of Maryland and, eventually, degrees in chemical engineering, computer science and public administration.
"I wanted to work for the Defense Department," she says, "because I wanted to pay back the guys who protected us all those years." On September 11, 2001, she was working on Navy munitions and explosives—on, she says, "things that go swish and boom." Rockets go "swish." What they carry goes "boom." Soon after 9/11 it was apparent that U.S. forces would be fighting in Afghanistan, where the enemy often would be sheltered in the deep recesses of caves, reached after many twists and turns.
Sending U.S. forces into those caves would involve a terrible butcher's bill that might be avoided if a new munition could be developed—a new thermobaric (traveling blast and heat) bomb. At lunch at the Ritz-Carlton hotel near the Pentagon, as she delicately eats a hamburger with a knife and fork, she explains that normal bombs do their work by delivering fragments (to punch through things) and blast (to collapse things). But delivered by an F-15 to the mouth of a cave, a normal bomb's blast and fragmentation dissipate too quickly to reach deep into the cave and kill those hiding there. The task for her and her team was a challenge of detonation chemistry. They had to "deliver energy more slowly—we want the energy to last longer and travel."
The three-year plan for demonstrating a prototype thermo-baric bomb was scrapped, and Anh and her team set about confirming the axiom that America is like a boiler—there is no telling how much energy it will produce once you light a fire under it. "I did not need to motivate my team," she says. Osama had done that. In 67 days their three-year mission was accomplished. BLU-118/B, a thermobaric bomb whose heat and blast persist and penetrate deep into caves, went to war.
Her current mission derives from the peculiar nature of the war against terrorists, in which the first difficult question is, she says, "Who am I aiming the weapon at?" This has become, in Iraq, a matter of high-stakes forensics using a huge biometric database. Whose fingerprints are those on that fragment of an improvised explosive device? She is devising portable labs to answer such questions in Iraq.
Anh is hardly a thermobaric person, a weaponized woman. The Washington Post reports that while she was working on the new bomb, her children, then 5 to 11, were not allowed to play with toy guns or read Harry Potter books, which the parents deemed too violent. Their parents even excised the fight scenes from their Disney "Pocahontas" video.
The trajectory of Anh's life, which has taken her from one of America's wars to another, might eventually involve another generation of her family. The oldest of her four children, a 17-year-old daughter, is considering a career in—this apple did not fall far from the tree—homeland security or international affairs.
This autumn, Anh was among a select few federal workers honored with Service to America Medals by the Partnership for Public Service, which recognizes especially meritorious achievements. In front of a large audience at a black-tie dinner she strode to the microphone and, speaking without notes, began: "Thirty-two years ago I came to this land as a refugee of war with a pair of empty hands and a bag full of broken dreams." Describing America as "this paradise," she said:
"This land is a paradise not because of its beauty or richness but because of its people, the compassionate, generous Americans who took my family and me in, 32 years ago, and healed our souls, who restore my faith in humanity, and who inspire me to public service. There's a special group of people that I'm especially indebted to and I would like to dedicate this medal to them. They are the 58,000 Americans whose names are on the wall of the Vietnam War Memorial and the 260,000 South Vietnamese soldiers who died in that war in order for people like me to earn a second chance to freedom. May God bless all of those who are willing to die for freedom—especially those who are willing to die for the freedom of others. Thank you."
And thank you, Anh Duong. Consider your debt paid in full, with interest.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)