khktmd 2015
Thứ Bảy, 17 tháng 2, 2018
Hèn có hệ thống - Tác giả Phạm Đoan Trang
Kẻ Phản Bội Tổ Quốc - Tác giả Nguyễn Quang Thiều
Từ Dung (con gái út nhà văn Hoàng Đạo) viết về Mẹ
Tôi không biết phải bắt đầu ra sao khi viết về mẹ tôi, vì có rất nhiều điều để nói. Cũng có thể dưới con mắt chủ quan, tôi nghĩ bà là một trong những người phụ nữ phương Đông tuyệt vời nhất trên cõi đời này. Người mẹ dịu hiền mà tôi được may mắn biết đến, với đầy đủ những đức tính về công, dung, ngôn, hạnh của một người đàn bà Á Đông, đã hy sinh cả một cuộc đời mình cho chồng, cho con và cho những nghĩa cử từ thiện ngoài xã hội với nụ cười luôn trên môi cùng chiếc răng khểnh duyên dáng.
Công, Dung, Ngôn, Hạnh
Về mặt dung nhan, vẻ đẹp dịu dàng và đằm thắm của mẹ tôi đã hơn một lần làm rung động những người phái nam có địa vị quan trọng trong nhiều lãnh vực xã hội. Bà cao dong dỏng, thân hình đều đặn thanh tú, nước da mịn màng trắng trẻo, dáng đi yểu điệu và uyển chuyển, khuôn mặt trái soan, cặp mắt hơi hiếng (lé kim), mơ màng nhưng sâu sắc, miệng cười duyên dáng với chiếc răng khểnh và cặp môi đầy đặn. Tôi có đọc vài cuốn sách viết về mẹ tôi với những lời mô tả thiên lệch bắt nguồn từ những ghen ghét nhỏ mọn. Những người viết này cố tình hạ thấp dung nhan, phẩm hạnh của bà vì đố kị nên những người từng được tiếp xúc với bà vô cùng bất mãn vì những dối trá trắng trợn đó. Theo ý một số những người có dịp tiếp xúc với bà, bà là một trong những người đẹp và hợp thời trang nhất tại Hà Nội vào những thập niên 1930-40. Ngay cả về sau, khi đã trên bốn mươi tuổi và có bốn người con lớn, bà vẫn là một phụ nữ có vẻ đẹp sang trọng và thanh lịch có tiếng ở Sài Gòn.
Tôi còn nhớ, trong lúc ở giá để nuôi các con ăn học thành tài, mẹ tôi đã từ chối khéo léo và khiêm nhượng những người đàn ông theo đuổi bà và về sau họ vẫn quý mến và nể phục tư cách của mẹ tôi. Một trong những người này đã qua đời đã giữ lòng thương quý mẹ tôi ngay cả khi bà đã tạ thế. Khi ra đi nước ngoài, ông gửi thơ về nhờ tôi đặt lên mộ mẹ tôi một bó hồng đỏ thắm mỗi tuần lễ, như ông vẫn thường làm trước khi ra đi!
Mẹ tôi đã từ chối tất cả những người đàn ông đến sau, vì trong trái tim của bà chỉ có hình bóng của một người yêu duy nhất, đó là ba tôi, Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long.
Về công, tức là tài năng khéo léo, ít có người phụ nữ nào có tài nấu nướng những món ăn Việt cũng như Pháp tuyệt xảo như mẹ tôi. Nào canh bóng, vây, bào ngư, nấm nhồi giò, chả nem rán, bánh chưng gói, món Tây thì súp legume, bò hầm đậu, cua phá xi...
Các ngày giỗ chạp, tiệc rượu linh đình, một mặt mẹ tôi nấu ăn và chỉ dẫn cho người giúp việc, một mặt tiếp đãi khách với nụ cười hiền thục trên môi. Ai cũng phải mến yêu bà. Chị Thu tôi đã lớn thì giúp một tay, còn tôi bé út nhất nhà (cách anh Lân đến 9 tuổi) chỉ chạy chơi và chực ăn trứng luộc trên bàn thờ!
Sau này mẹ tôi mở tiệm Chả Cá Thăng Long (1959) ở đầu đường Phan Thanh Giản. Tiệm rất đắt khách và là một trong những tiệm ăn sang trọng thanh lịch và ngon lành tinh khiết nhất Sài Gòn lúc bấy giờ.
Về ngôn, khoa ăn nói, mẹ tôi ăn nói nhã nhặn, điềm đạm và nhu thuận, lúc nào cũng giữ vẻ bình tĩnh. Bà cũng dạy các con phải ăn nói đàng hoàng. Ngoài phái nam ra, phái nữ cũng thương mến bà, bạn bè và các bà cô, dì hai bên họ đều tìm đến bà khi hoạn nạn, nhưng cũng có một số nhỏ đem lòng ganh tị và tìm cách bôi nhọ thanh danh bà.
Về phẩm hạnh, không ai có thể chối cãi rằng mẹ tôi là một phụ nữ đảm đang, hy sinh cả cuộc đời cho chồng, cho con mà không hề phàn nàn, than vãn.
THỜI THƠ ẤU CỦA MẸ TÔI BA MẸ TÔI GẶP GỠ NHAU
Sinh ra trong một gia đình quý phái, trưởng giả, mẹ tôi lại có những đức tính đơn giản, tốt bụng hay thương người. Ông ngoại tôi làm tham tá công chánh dưới thời Pháp thuộc, bà ngoại tôi là một mệnh phụ đài các nhưng khôn ngoan, biết quản lý tài sản của ông tôi, biết tiết kiệm. Mẹ tôi lại là con một nên được lo toan rất chu đáo, quá chu đáo đến nỗi mẹ tôi cảm thấy ngộp thở. Bà ngoại tôi tính tình độc đoán, muốn chồng con phải phục tùng theo cách sinh hoạt của bà. Thậm chí mẹ tôi chỉ được quyền chơi những đồ chơi bà ngoại cho phép. Mẹ tôi kể lại rằng một lần ông ngoại lén cho mẹ một con búp bê mà mẹ tôi thích, khi bà ngoại biết được, bà lập tức vứt đi. Mẹ tôi khóc và nhớ mãi chuyện ấy. Bà ngoại rất yêu mẹ tôi, nhưng cụ vẫn giữ tính khắc nghiệt đó nên có những đụng chạm cãi vã không thể tránh được giữa hai mẹ con.
Khi ba mẹ tôi gặp gỡ nhau, họ bị tiếng sét ái tình đánh choáng váng. Một bên cảm vì sắc, một bên mến vì tài. Ba tôi tuy ít nói, nhưng có lối châm biếm khôi hài thật duyên dáng và sâu sắc đã chinh phục được trái tim trong trắng của mẹ tôi. Tính cách khôi hài này được thể hiện trong tập “Trước vành móng ngựa”. Mối tình của ba mẹ tôi là nguồn hứng khởi của mối tình của Duy và Thơ trong “Con đường sáng”. Là một phụ nữ có tâm hồn nhạy cảm và chịu ảnh hưởng phong trào văn hóa mới vì mẹ tôi theo học trường Pháp và tốt nghiệp trường Pháp, bà thông cảm và hỗ trợ chí hướng phi thường của ba tôi, người đã từ chối chức tri huyện khi tốt nghiệp cử nhân luật, sau lại bỏ chức biện lý vì chống lại tòa án Pháp thuộc ngày đó. Điều này thể hiện trong tác phẩm “Trước vành móng ngựa”.
Phải là một phụ nữ phi thường mới thấu hiểu và tôn trọng một tâm hồn phi thường như ba tôi, và mới hy sinh tuổi xuân sắc để giúp đỡ chồng một cách đắc lực trong quá trình tranh đấu cho dân tộc và đất nước.
Lần đầu khi đi xem mắt mẹ tôi tại tòa biệt thự của bà ngoại tôi ở bãi biển Sầm Sơn, ba tôi đã bị tiếng sét ái tình. Mối tình đẹp như thơ đó đã bị cả hai bên gia đình phản đối, bên nội vì lý do bà nội tôi không chuộng gia đình trưởng giả, bên ngoại vì không cho là đủ môn đăng hộ đối. Nhưng ba mẹ tôi đã vượt thắng tất cả để tìm đến nhau và lập gia đình!
MỘT CUỘC HÔN NHÂN ĐẦY HY SINH VÀ CHIA LY
Chị cả tôi, chị Minh Thu, ra đời năm 1934, là tác phẩm đầu tiên của sự kết hợp tuyệt vời đó. Năm kế là anh Nguyễn Tường Ánh và cách một năm nữa là anh Nguyễn Lân. Ba mẹ tôi những tưởng anh Lân là con út rồi vì lúc đó ba tôi rất ít khi ở nhà, ông đã bị quay vào guồng máy thời cuộc lúc ấy. Khi ba tôi bị bắt, bị tra tấn tại sở mật thám và sau bị đi đày ở Vụ Bản, Chân Lạp Sơn, mẹ tôi rất lo buồn và đi lại tiếp tế nhiều lần. Tháng Tám, 1946, ba tôi cầm đầu phái đoàn hòa giải, trong đó có cả người của Việt Nam Quốc Dân Đảng, của bên Việt Minh, và có nhân viên bộ Công Chính là kỹ sư Đỗ Xuân Dung để xem tình hình nước lụt ở Việt Trì (ngã ba sông Hồng Đào) và ba tôi bị bắt. Khi được thả ra, ba tôi sang Trung Hoa gặp gỡ bác Nguyễn Tường Tam và các anh em khác. Thời gian đó mẹ tôi thường xuyên mang vật phẩm và tiền bạc sang tiếp tế cho ba tôi và các anh em khác. Ngoài ra, một tay bà lo dạy dỗ các con, chăm sóc mẹ già và cũng một tay bà lo toan hỗ trợ người chồng cách mạng lưu vong nơi xứ người. Phụ nữ như thế không phải ở thời đại nào cũng có!
Ba mẹ tôi lúc ấy như Chức Nữ Ngưu Lang, chẳng được thường xuyên gặp gỡ nên mỗi lần trùng phùng thật quý giá vô cùng! Tôi là kết qủa của một trong những lần gặp gỡ đó. Ba tôi gởi thư về dặn mẹ nếu là con gái thì đặt tên Từ Dung, con trai thì Duy hoặc Giản. Như vậy Từ Dung là tên cúng cơm của tôi chứ không phải tên hát xướng đặt theo một nhân vật khác! Từ Dung có nghĩa là hình Dung giống mẹ, vì ba tôi lúc nào cũng tưởng nhớ mẹ tôi.
Tôi ra đời ngày 30 tháng Mười năm 1946 tại Hà Nội trong tình thương yêu của cả nhà. Ba tôi vẫn ở biền biệt bên Trung Hoa nên chẳng thấy mặt tôi, chỉ nhận được tin tức qua thư tín gia đình.
Lần gặp gỡ cuối cùng của ba mẹ tôi năm 1948 tại Hongkong rồi sau đó ba tôi bị một cơn đau tim tạ thế trên đường đi xe lửa về Quảng Châu, lúc đó tôi được 19 tháng. Được tin sét đánh, mẹ tôi phải lo tiền bạc quay trở lại chôn cất ba tôi tại Quảng Châu. Hiện nay không còn biết mộ phần nằm đâu nữa vì các nấm mồ đều bị khai quật dưới chế độ Cộng Sản!
Kể từ đó, mẹ tôi ở vậy nuôi con cho đến khi các con khôn lớn. Bố con tôi chỉ biết nhau qua hình ảnh thư từ. Tôi được nghe kể lại về ba tôi qua lời nói của mẹ, của anh chị và của cậu tôi, Như Phong Lê Văn Tiến.
Tôi nghĩ rằng tôi được thừa hưởng óc khôi hài châm biếm của ba tôi, cũng như dòng máu văn chương chảy cuồn cuộn trong tim óc!
Tại Hà Nội, gia đình tôi sống tại đường Lý Thái Tổ, Hàng Vôi. Trường Hàng Vôi là ngôi trường đầu tiên trên con đường học vấn của tôi. Năm 1990, trước khi rời Việt Nam, tôi ghé thăm ngôi nhà gia đình và ngôi trường thơ ấu. Ngôi nhà xinh đẹp hai tầng có cây bàng trước sân giờ đây ngăn ra cho tám hộ ở, phòng ngăn bằng vải rideau. Bàn thờ tổ tiên vẫn còn nguyên chỗ cũ nhưng chỉ còn một ông lão còn nhớ về nguồn gốc căn nhà.
Trở lại năm 1954, chúng tôi rời căn nhà thân yêu lên đường vào Nam trên một chiếc phi cơ quân đội. Tôi mới có 8 tuổi nên chỉ nhớ là mẹ tôi vội trở lại miền Bắc để thanh toán mấy căn nhà ở Hà Nội của bà tôi và gom tiền bạc để sinh sống trong Nam. Lúc đó sắp sửa đóng cửa ra vào hai miền nên các anh chị, tôi lo lắng sợ mẹ tôi bị kẹt lại Hà Nội.
Khi mẹ về, chúng tôi hết sức mừng rỡ. Chúng tôi tạm ở chia với họ hàng bên ngoại một căn nhà đường Đặng Dung, Tân Định. Đó là thời gian đẹp nhất của đời tôi! Mẹ con, anh chị em đoàn tụ yêu mến nhau. Tôi ở tuổi bắt đầu ý thức được tình cảm quý báu của gia đình. Ý nguyện của tôi là anh chị em tôi sẽ trở lại quây quần như thời đó!
Khi đến học lớp Tư trường Huỳnh Thị Ngà thì tôi gặp khó khăn với cô giáo Nam Kỳ với giọng đọc chính tả mới lạ. Tôi có đến mười lỗi trong bài “Lạc vào rừng” vì tôi không hiểu gì cả. Các bạn chế nhạo accent Bắc kỳ và gọi tôi “Bắc kỳ ăn rau muống”. Đó là bài học đầu tiên của tôi về kỳ thị địa phương dạy tôi sau này chống lại mọi thứ kỳ thị trên cõi đời này!
ĐỜI SỐNG TẠI SAIGON
Cùng lúc ấy, mẹ tôi mở tiệm phở và chả cá Thăng Long trên đường Trần Quang Khải, Tân Định, sau chuyển về tiệm chả cá Thăng Long trên đường Phan Thanh Giản. Sau này ngẫu nhiên quán cà phê nhạc Từ Dung của tôi mở năm 1978 cũng lại tọa lạc trên con đường Trần Quang Khải và người hầu bàn trưởng tại chả cá Thăng Long tên là anh Tư lại trở thành người pha cà phê chính của quán Từ Dung.
Tiệm chả cá Thăng Long do họa sĩ Nguyễn Gia Trí trang hoàng có một vẻ Á Đông trang nhã với những chiếc cột đỏ, những tấm bình phong và hình vẽ đặc biệt Việt Nam rất mỹ thuật. Một tấm tranh dân gian của Phạm Tăng treo dọc cả bức tường trong căn phòng riêng của quán. Bức tranh này sau tôi bị một tay văn sĩ hạng b, c gì đó lừa lấy mất!
Căn nhà mẹ tôi mua rộng lớn, một bên mở tiệm, còn một bên gồm năm phòng để gia đình tôi ở. Tiệm luôn đông khách tấp nập và các danh nhân, nghệ sĩ như Mặc Thu, Nguyễn Hoạt, bác Nhất Linh, Chu Tử thường xuyên đến ăn chả cá. Thế nhưng vấn đề tài chính không mấy khả quan vì mẹ tôi quá tốt bụng, luôn nuôi ăn ở và trả lương cho 6,7 người giúp việc nên tiền vào tuy khá nhưng ra cũng lắm. Mẹ tôi không bao giờ từ chối mở hầu bao giúp cho những người đến cầu cứu gia đình tôi!
Lúc đó chị Minh Thu, anh Tường Ánh lập gia đình nhưng lúc đầu anh Ánh vẫn ở chung với mẹ tôi. Các anh chị có gia đình riêng nên không còn gần gũi nhau như xưa. Tôi cảm thấy mẹ buồn nhưng không biết an ủi mẹ ra sao, chỉ biết rúc vào lòng mẹ. Khi anh Ánh và vợ dọn đi ở riêng trong một căn nhà mẹ mua cho anh, tôi được thừa hưởng căn phòng trống cạnh phòng anh Lân. Trước mặt hai căn phòng là một sân cement nhỏ trồng vài cây cảnh như cây trúc đào, cây mận sai trái vì tôi chôn xác con mèo dưới gốc cây.
Đằng sau phòng tôi là một cây trứng cá trái mọng nước và rất ngọt. Căn phòng này đã ghi một ấn tượng sâu đậm về thời thơ ấu của tôi sống êm đềm trong tay mẹ hiền. Có phòng riêng rồi nhưng tôi vẫn đòi ngủ với mẹ để được hít mùi da thịt của bà, thơm mùi nước hoa Guerlain và mùi phấn. Tôi cũng đòi mẹ ngâm thơ Kiều hoặc hát quan họ cho nghe như lúc còn bé tí. Cũng vì vậy mà tôi rất thuộc Kiều và những bài thơ ru em. Mẹ tôi yêu nhạc Đông phương nhưng cũng mê nhạc cổ điển Tây phương, nên khi mẹ mất, gia đình tôi mở nhạc Bach và Beethoven bên quan tài để hương hồn mẹ tôi về thưởng thức, thay vì giọng ê a của các vị sư hay kinh của các cha cố!
Sau này mẹ tôi bắt đầu gặp khó khăn về tài chính nên phải bán đi một số nữ trang. Lúc đó là đầu thập niên 1960, quân đội Mỹ đổ sang Việt Nam nên mẹ tôi theo trào lưu cũng dẹp tiệm chả cá và cho Mỹ thuê một bên nhà để mở nhà hàng có âm nhạc tên là Kontiki. Đêm nào tôi cũng được nghe tiếng đàn hát vọng sang từ bên nhà hàng của ban nhạc Đăng Tiến, thỉnh thoảng tôi cũng sang hát chơi những bản như Autumn leaves, A very precious love, Mona Lisa....
Tôi khoảng 16 tuổi, tuổi đầy mộng đẹp và bắt đầu mơ đến tình yêu!
Mấy năm sau mẹ tôi bán căn nhà rộng lớn đường Phan Thanh Giản và mua căn nhà nhỏ hơn có ba phòng ngủ và một căn gác ở Ngã năm bình hòa đường Chu Văn An. Nhiều người ngăn cản bà mua căn nhà này vì nó nằm cuối ngõ cụt và có mộ phần đằng sau nhà nên theo địa lý rất xấu. Không biết có phải là mê tín không mà sau này mẹ tôi bị ung thư nặng và chết tại nhà đó, bà ngoại tôi cũng chết theo ở tuổi 98 vì quá đau đớn, mẹ tôi là con duy nhất của cụ, cậu tôi Như Phong Lê văn Tiến bị bắt giam cũng ở đó, gia đình vợ chồng tôi thì phân tán, chia ly. Năm Mậu Thân 1968 nơi này là tử địa của tàn quân Việt Cộng, sau khi VC thất bại trong trận tổng công kích Saigon đã rút lui về nơi đây. Ngôi nhà chúng tôi bị đạn bắn từ máy bay xuống lỗ chỗ đầy những vết đạn, cũng may là khi cả khu phố bốc cháy như một con rồng lửa thì bỗng dừng lại khi tới nhà chúng tôi. Thật là một phép lạ!
Tôi giúp mẹ, bà ngoại và hai mẹ con bác giúp việc chạy khỏi nhà, chân phải chạy lung tung tránh xác VC nằm đầy ngõ và tránh tầm đạn của hai bên bắn nhau. Một ông hỏi ông khác «ai đánh ai?», ông kia trả lời «quân mình đánh quân ta»!
Từ lúc đó mẹ tôi bị ung thư bên cánh tay trái và căn bệnh kéo dài tới năm 1975 thì mẹ tôi mất. Người y sĩ đã hết lòng chữa chạy cho mẹ là bác sĩ Trần Ngọc Ninh, một người bạn thân của gia đình. Hai bác sĩ khác của gia đình tôi là bác sĩ Phan Huy Quát và bác sĩ Kỳ Quan Thân.
Cánh tay xinh đẹp, nuột nà, trắng bóc của mẹ tôi chỉ để đeo những nữ trang qúy giá nay đã bị cắt đi đến hai lần, và sau cùng căn bệnh quái ác đã ăn vào tủy sống làm mẹ hôn mê trong 24 tiếng đồng hồ trước khi từ gĩa cõi đời. Trước khi bị hôn mê, căn bệnh ăn vào tủy làm bà thấy mọi vật nhuộm muôn màu muôn sắc.
Không có gì diễn tả nổi nỗi đau đớn của người mắc bệnh ung thư. Lầu 5 của viện ung thư ở Gia Định phải rào lại vì nhiều người trong cơn đau đã nhảy xuống tự vận. Trong khoảng cuối cùng của cuộc đời đầy hy sinh, chịu đựng, đau đớn, bà vẫn tiếp tục làm phước, giúp người. Bà bảo trợ cho một số người bị ung thư trong viện, trong số đó có một anh binh sĩ trẻ, đẹp trai như Alain Delon. Anh bị ung thư xương chân, chỉ trong vài tháng là từ trần. Mẹ tôi, lúc đó đã phải dùng tới codein cho bớt đau và bò lết dưới đất rên la, cũng vẫn lo cho anh trong những ngày chót của cuộc đời anh!
Tại sao một phụ nữ hiền hậu như mẹ tôi và có lòng thương người lại phải chịu một số phận đớn đau như vậy? Khi mẹ tôi chết đi, bà không bám víu vào một niềm tin tôn giáo nào cả vì bà không tìm thấy đức tin nơi cuối đời. Lúc gần chết, bà cảm thấy hoang mang...
Khi nhìn ngắm xác mẹ trong chiếc áo trắng tôi mặc cho bà và cành hoa lan trắng trước ngực bà, tôi mới ý thức được nỗi mất mát lớn lao đến thế nào. Đã quá muộn để chiều chuộng mẹ, để nói rằng mẹ ơi con yêu mẹ, để cám ơn bà cho tôi đời sống hôm nay và niềm tin ngày mai.
Có một con bướm trắng bay quanh quan tài của mẹ nhiều lần trước khi hạ huyệt, có phải chăng linh hồn mẹ muốn từ giã các con lần cuối?
Từ Dung xin thay mặt người quá cố cũng như các anh chị gửi lời cám ơn anh Sơn con của cô Thế đã lo việc rải tro xuống biển cho bà và mẹ chúng tôi tại Việt Nam để linh hồn bà và mẹ chúng tôi được siêu thoát và xin Chuá ban phước lành cho anh và gia đình anh.
Thứ Sáu, 16 tháng 2, 2018
Thứ Năm, 15 tháng 2, 2018
Đốt Hương Trầm Nhớ Quê - Tác giả Lm Tạ Duy Tuyền
Ngày Tết, cùng với đất trời giao hòa, con người dường như cũng gần gũi nhau hơn. Trong cái không khí ấm áp với gió xuân nhè nhẹ của ngày Tết, người đi xa lại thêm nhớ về nhà, về quê hương, nơi đó có những người thân yêu, ruột thịt. Bên mâm cơm gia đình, gợi nhớ những người ở xa, ngậm ngùi nghĩ về những người thân đã khuất. Trong cái khối đất trời hoà quyện, người người muốn tìm và gặp nhau như muốn giữ lại một chút kỷ niệm thân thương của những ngày tháng năm xưa:
"Đêm qua đốt đỉnh hương trầm
Khói lên nghi ngút âm thầm nhớ quê"
'Nhớ quê', quê nào đây? Có phải khu vườn xưa xanh um bóng lá? Có phải mảnh ruộng đồng lúa mạ đơm bông? Có phải mái nhà tranh hay nóc ngói đơn sơ mà nay ta cách biệt? Nếu chỉ thế thì đâu phải đợi vào đêm, trong giờ phút cô vắng ta mới chạnh lòng vương vấn tâm tư trong những lời thơ mơn man, trải dài xa vắng?
"Đêm qua đốt đỉnh hương trầm...
Khói lên nghi ngút âm thầm nhớ quê"
Trong làn khói hương nghi ngút, trong mùi trầm ngào ngạt, lòng con người như muốn bay về cội nguồn, mong tìm về quê hương thời tuổi trẻ, nơi chứa đựng cõi trời ấu thơ, nơi gắn bó đời mình với biết bao kỷ niệm thân thương, mà mỗi bước đi xa là một khúc ruột bị chặt lìa, một thứ 'đoạn trường tân thanh' muôn đời, miên viễn.
Như thế, nhớ quê ở đây là nhớ về cội nguồn, nhớ về nguồn gốc tổ tiên: “vì chim có tổ, nước có nguồn, con người có cha mẹ sinh ra”. Nhớ quê ở đây là một cái nhớ ở trong tiềm thức của mỗi người, nhớ về tình yêu của cha, của mẹ, của anh chị em trong nhà.
Xa quê chạnh nhớ quê nghèo
Mẹ cha vất vả gieo neo ruộng đồng
Nuôi con ăn học hết lòng
Con luôn thấu hiểu tấm lòng bao la.
Trong chữ “Quê” có nguồn cuội. Có hình bóng của những con người “bán lưng cho trời – bán mặt cho đất” chỉ mong sao con lớn khôn thành người.
Thương con không quản nắng mưa
Thức khuya dậy sớm, mưa giông không màng
Gian lao khổ cực nào than
Cho con no đủ, hiên ngang với đời.
Khi hồi tưởng về quê nhà ta mới thấy thấp thoáng bao kỷ niệm về gia đình, nơi đó chan hòa tiếng cười và đầy ắp yêu thương. Hồi tưởng về quê nhà ta mới thấy sự trưởng thành của ta được xây đắp bằng tình yêu hy sinh vất vả của mẹ cha.
Cuộc đời bao nỗi đắng cay
Nhìn về cha mẹ, lệ cay nghẹn ngào
Hôm nay nước mắt tuôn trào
Nhớ ơn cha mẹ, cả đời cưu mang.
Hồi tưởng về quê nhà, ta mới thấy mình phải có bổn phận “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, ta mới thấy làm sao đáp đền công ơn trời bể mà cha mẹ đã dành cho ta.
Con đây chẳng nói nên lời
Nghẹn ngào nước mắt, lòng này khắc ghi
Lạy cha lạy mẹ con quỳ
Công ơn trời biển, đời đời không quên.
Khởi đầu năm mới, chúng ta tưởng nhớ đến các bậc tổ tiên, những người có công đức sinh thành dưỡng dục chúng ta. Chúng ta đâu biết rằng để mình có ngày hôm nay, cha mẹ chúng ta phải đánh đổi cuộc đời như thế nào? Vì danh dự của con, vì muốn cho con có tiền đến trường đến lớp, vì muốn cho con bằng chúng bằng bạn, cha mẹ nào cũng sẵn sàng đánh đổi cuộc đời mình vì hạnh phúc đàn con.
Do đó, uống nước phải nhớ nguồn, ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây. Có được niềm vui đón xuân hôm nay, chúng ta cũng cần tỏ lòng hiếu kính, biết ơn đối với các bậc tổ tiên đã khuất và đối với ông bà cha mẹ những người còn đang sống và còn đang hao mòn vì chúng ta.
Chính Chúa Giêsu cũng luôn sống hiếu thảo với cha mẹ của mình. Phúc âm nói Ngài hằng vâng phục cha mẹ mình. Và dưới cây thập giá Ngài còn mời gọi thánh Gioan thay mặt Ngài đón Mẹ về nhà của mình để sống trọn chữ hiếu.
Vì thế, trong bầu khí mừng xuân Mậu Tuất và nhớ về cội nguồn, chúng ta cùng hiệp dâng thánh lễ hôm nay để cầu nguyện cho ông bà cha mẹ của những ai đã qua đời và cầu bình an cho các bậc sinh thành vẫn đang còn hiện diện với chúng ta và với tấm lòng thảo hiểu chúng ta hãy cùng nhau ước nguyện:
Mỗi đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Bà Bùi thị Bưởi ơi, bà có biết bà Cấn thị Thêu bị cướp đất ở Dương Nội không(?): Mom agreed to give consultant $1.5M to help kids’ college admissions: suit- Source NY Post
A tiger mom agreed to pay an astonishing $1.5 million to a college-admissions consultant to help get her kid into a prestigious prep school and Ivy League college, according to a lawsuit.
The stunning fee was charged by The Ivy Coach, a Manhattan-based “independent education consultant” firm that helps guide anxious parents and their children through the process of getting into elite boarding schools and colleges. The consultant is now suing the mother and daughter for allegedly paying only half the fee.
Vietnamese mom Buoi Thi Bui promised to pay in installments, in exchange for The Ivy Coach’s Bev Taylor helping Bui’s daughter, Vinh Ngoc Dao, apply to seven boarding schools and 22 universities, including Harvard, Princeton and Columbia, according to the lawsuit.
Bui, who lives in Hanoi, and Dao “are amongst the international aristocracy.” They, along with “government leaders, captains of industry, celebrated glitterati and scores of the world’s high net-worth families — and their children,” are among those served by The Ivy Coach, the business claims in Manhattan federal-court papers.
The fee charged Bui is exponentially higher than the industry norm, where independent consultants charge anywhere from $85 to $350 an hour and comprehensive packages range from $850 to $10,000, according to a January survey by the Independent Education Consultants Association. The company defended its fees in a February blog post.
“Over the years, many folks have been surprised by our fees. Some have derided us. Some have questioned why our fees aren’t comparable to other private college-counseling firms,” they wrote. “We appreciate that our fees are high . . . The parents of our students appreciate that it is worth investing to help their children earn admission to an outstanding school when they’d otherwise earn admission only to a pretty good school.”
The consultant also boasted of creating jobs. “We bring money and employment opportunities into America,” they wrote. “If only Indiana’s Carrier [the air-conditioning company that shipped jobs overseas] could say the same.”
The $1.5 million fee shocked higher-education experts. “Oh my God. Now that’s chutzpah,” said Brooklyn College and CUNY Grad Center Education Professor David Bloomfield. “I’m trying to wrap my mind around it.
“I mean, it’s legal. But it’s abhorrent and borders on unethical because it’s not clear what value they are adding,” he added.
The Ivy Coach’s lawyer declined to comment on the eye-popping $1.5 million fee.
“All they ask . . . is payment of the agreed-upon amount for their intellectual know-how and efforts,” attorney Silvia Jordan said.
Their services include helping the well-heeled with everything from writing college essays to steering them through admissions interviews, getting letters of recommendation and “guidance as to all other aspects of the admissions process,” The Ivy Coach says in court papers.
The Ivy Coach’s deal with Bui included “helping her daughter find an admissions hook for highly selective colleges,” according to court papers. Bui signed the contract agreeing to pay the $1.5 million regardless of whether her kid was accepted anywhere, The Ivy Coach contends.
The Ivy Coach helped Dao get into the Solebury School in Pennsylvania, a prep school that costs more than $55,000 a year.
Bui made an initial payment to TIC but then sought to delay paying any more until after early-admissions college decisions were made, prompting The Ivy Coach to question whether the mom intended to honor the contract.
Communicating through Dao, the mom swore to “definitely” pay the remaining $750,000 but then blew it off, The Ivy Coach alleges. A social-media post suggests that Dao got early admission into Dartmouth, one of the universities on her list, according to the suit. The mom and daughter did not return a message.
Việt Khang – “Anh là ai" - Tác giả Nguyễn Thúy Hạnh
Nghe tin nhạc sĩ Việt Khang sang Mĩ định cư cảm giác của mình lúc đó không rõ là vui hay buồn. Nhưng giờ thì mình thấy vui.
“Việt Nam Tôi Đâu”, và “Anh Là Ai” của Việt Khang là 2 bài hát đã ngấm sâu vào tâm hồn và cảm xúc của những người xuống đường chúng tôi. Trong những cuộc tuần hành chống Tàu, những lần bị bắt vào đồn công an, những lúc bị đánh đập, đàn áp…, tiếng hát luôn vang lên trong tâm hồn chúng tôi, yêu thương, giục giã, căm hờn…
Mình không thể quên hôm 9/12/2012 bọn mình xuống đường phản đối Tàu cộng gây hấn ở biển đông, và 24 người đã bị bắt về trại phục hồi nhân phẩm Lộc Hà. Một lực lượng an ninh đông gấp mấy lần đã khủng bố tinh thần bọn mình bằng việc dùng vũ lực tách từng người ra một. Và bọn mình đã kịch liệt chống lại bằng cách nắm chặt tay nhau thành một khối không rời mặc cho bọn chúng giằng xé thô bạo. Đúng lúc việc giằng co đến hồi gay cấn nhất thì phía những người bị bắt bỗng cất lên tiếng hát:
“Anh là ai, sao bắt tôi, tôi làm điều gì sai…Anh là ai, sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi…”.
Rồi tất cả đồng thanh hoà cùng tiếng hát, khi vút lên, lúc chùng xuống:
“Dân tộc anh ở đâu, sao đang tâm làm tay sai cho Tàu. Để ngàn năm ghi dấu bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào..”
“Tôi không thể ngồi yên khi nước Việt Nam đang ngả nghiêng, dân tộc tôi sắp phải đắm chìm, một ngàn năm hay triền miên tăm tối…”.
Cứ như thế, bọn mình say sưa hát. Những lời hát như có lửa, thổi bùng lên tinh thần dân tộc khiến ai cũng cảm thấy thật mạnh mẽ, kiên quyết.
Và thật lạ, từ phía bên kia, đám an ninh đứng im…
Những bài hát ấy là vũ khí tinh thần quý giá đối với những người tranh đấu. Và hôm nay mình vừa mới biết, bài hát “Con Đường Việt Nam”, và “Trả Lại Cho Dân” cũng do Việt Khang sáng tác. Thật tuyệt!
Và mình nghĩ nếu Việt Khang còn ở trong nước, anh có thể bị khống chế, bị bắt lại, sẽ không sáng tác được. Hi vọng ở bên đó anh sẽ tiếp tục có những bài hát có thể vang lên cùng những bước chân tranh đấu.
Tỵ Nạn - Tác giả Mạnh Kim
Thêm một cựu tù chính trị (Việt Khang) lại được qua Mỹ, tiếp nối danh sách dài những cựu tù chính trị được “thả” qua Mỹ dưới sức ép hoặc can thiệp của các tổ chức nhân quyền hoặc chính trị gia Hoa Kỳ. Mỹ lại trở thành nơi “dung thân” của các nhà đấu tranh, cùng chung hàng ngũ với “bọn phản động ba que”, “bọn lưu vong” “bám càng đế quốc”…
Nhưng mà Mỹ cũng là nơi mà con cái của những người trung thành tuyệt đối với chế độ đang theo học với số lượng ngày càng cao. Mỹ bây giờ còn có một thành phần “lưu vong” “bám càng đế quốc” mới: những viên chức chế độ hoặc gia đình viên chức chế độ đang công khai bỏ nước ra đi và họ có nhiều tiền đến mức có thể mua dễ dàng những căn nhà trị giá hàng triệu đôla. Giữa hai nhóm “lưu vong” mới này – thành phần cựu tù chính trị, và thành phần viên chức chế độ, tôi tự hỏi nhóm nào mới là những người đáng tin hơn, khi nói về lòng yêu nước, yêu đồng bào và yêu quê hương? Nhóm nào mới là những người đáng khinh, giữa những người có tinh thần xây dựng một Việt Nam mới tốt đẹp hơn, và những người chỉ tàn phá đất nước rồi phủi tay chuồn mất?
Tôi không nghĩ những người “căm thù bọn nói xấu chế độ” thật sự tin vào sức mạnh của chế độ họ, cũng như tin vào sự tồn tại vĩnh viễn của chế độ họ. Hơn bất kỳ người nào trong chúng ta, họ hiểu rõ và nhìn thấy từng centimet rạn nứt của chế độ, dù họ vẫn luôn tự tin: “Đừng có mà mơ chế độ này bị lật đổ!”. Không chỉ tỵ nạn giáo dục, tỵ nạn môi trường, tỵ nạn thực phẩm, tỵ nạn y tế, họ cũng là những kẻ “tỵ nạn chính trị” đúng nghĩa, để thoát khỏi những hỗn độn mà hệ thống chính trị của họ tạo ra, để tìm đến một xã hội dân chủ và một khái niệm tự do mà chính họ đã bóp nghẹt trong nước của mình. Không như Việt Khang hay những người tương tự, họ là những kẻ “tỵ nạn chính trị” không được chào đón.
Vài lần tận mắt chứng kiến cảnh đàn áp cực kỳ tàn bạo những người biểu tình, tôi thấy có một đám đông nạn nhân đang được sử dụng để trấn áp một đám đông nạn nhân khác. Có những người trở thành “nạn nhân” bởi sự thôi thúc quyền làm người, trở thành nạn nhân hoặc thậm chí tù nhân chỉ vì muốn “Cá cần nước sạch, dân cần minh bạch”. Và cũng có những người đã trở thành “nạn nhân” của một công cụ mà đồng lương của họ không bao giờ đủ để cho con đi học trường tư, để có thể đi nước ngoài chữa bệnh, để được ăn thực phẩm an toàn. Họ là những nạn nhân thấp nhất của chế độ mà họ phục vụ và họ không bao giờ có cơ hội để “tỵ nạn chính trị” như những ông sếp vừa ra lệnh “Đánh chết mẹ chúng đi!” vừa chuẩn bị một cuộc “tháo chạy” cho mình hoặc gia đình mình…
Gần như tất cả đều là nạn nhân, không hình thái này thì cũng hình thái khác. Tất cả đều là những kẻ tỵ nạn, tỵ nạn nước ngoài hay tỵ nạn trên chính quê hương mình. Đừng nghĩ tôi cực đoan và bế tắc. Tôi vẫn luôn hy vọng. Tôi vẫn tin vào thôi thúc của những người có lương tri. Tôi không chỉ tin vào cái chết. Tôi còn tin vào sự tái sinh.
CSVN khiêu khich người miền Nam VN - Tác giả Ngô Nhân Dụng
Đảng Cộng Sản Việt Nam tổ chức linh đình kỷ niệm “Tổng tiến công và nổi dậy” Tết Mậu Thân là cố ý khiêu khích tất cả người Việt ở miền Nam và cố ý chia rẽ đồng bào Nam, Bắc.
Nguyễn Phú Trọng cố ý khơi lại những nỗi đau thương tang tóc mà người dân miền Nam cũng muốn quên. Giống như chọc lưỡi dao lên một vết đạn cũ đang thành sẹo, cho thương tích bật máu. Và nước mắt lại trào ra khi nhớ lại những tang tóc, oan khiên, thù hận. Đây là một thủ đoạn “trắng trợn” và “xảo quyệt.” Những chữ này báo Nhân Dân đã viết năm 1968.
Nửa đêm mồng Một Tết năm đó, cộng quân tấn công cùng một lúc khắp các thành thị miền Nam. Quân đội miền Nam bị đánh bất ngờ. Vì ai cũng tưởng đang ngưng bắn để ăn Tết, như hai bên vẫn thỏa thuận từ những năm trước. Chính quyền miền Nam hỗn loạn, ông tổng thống không biết ở đâu, ông phó tổng thống phải xuất hiện để trấn an. Dân Sài Gòn còn tưởng có “đảo chính!” Cho đến khi súng nổ mãi, mới nhớ lại đêm trước Tết, Cộng Sản nằm vùng đã tổ chức ca nhạc, múa điệu “nông tác vũ” của Trung Cộng, và hát những câu hô hào “kháng chiến,” “đuổi giặc xâm lăng,” “Như ngày xưa Quân Vua đang vào thành!” Nghe một lần, ai cũng nhận ra đây là giọng điệu “chống Mỹ cứu nước.”
Cộng Sản đã mượn danh nghĩa sinh viên tổ chức ca hát, nhảy múa để kích thích lần chót các thanh niên sắp lao vào chỗ chết! Cảnh sát Quốc Gia biết mặt những tay nằm vùng đột nhiên xuất hiện cùng một nơi, ngay trong sân Học Viện Quốc Gia Hành Chánh; nhưng không bắt ai hết. Không ra lệnh giải tán đêm “ca vũ sinh viên,” sợ ngày Tết mất vui! Khi Cộng quân nổ súng, bấy giờ mới biết chúng đã chuẩn bị “xuất quân” ngay trước mắt chính quyền miền Nam, trong sân một trường đào tạo các công chức!
Ngày hôm sau, báo Nhân Dân ở Hà Nội in một tựa đề lớn, trên cao nhất nằm ngang cả trang báo, viết: “Mỹ và tay sai trắng trợn phá hoại ngày Tết của nhân dân ta.” Dưới những lời gian trá “vừa đánh trống vừa ăn cướp” này còn một tựa đề khác, “Bộ mặt tráo trở xảo quyệt của Mỹ Ngụy…” Người dân miền Bắc lúc đó chắc đa số không biết rằng họ đang bị lừa bịp! Họ không biết rằng thủ đoạn lừa bịp cả người Bắc lẫn người Nam đó sẽ đưa tới một hậu quả sau này: Ném bom Hà Nội để trả đũa!
Nếu năm đó người miền Nam được đọc báo Nhân Dân thì phải lắc đầu: Đúng là đảng Cộng Sản! “Tráo trở! Xảo quyệt!” và “Trắng trợn!” Chúng nó vô địch! Sau năm 1975 tất cả đồng bào miền Bắc cũng đồng ý! Thí dụ, Dương Thu Hương năm 1975 và Cấn Thị Thêu ngay bây giờ.
Hãy nghe bà Cấn Thị Thêu nói với bà con Dương Nội ngày 11 Tháng Tám, 2017, sau khi ra khỏi nhà tù, “Hôm nay, tôi đã… ra khỏi nhà tù nhỏ, trở về nhà tù lớn, nơi hàng triệu bà con dân oan đang ngày đêm rên xiết dưới ách thống trị của đảng Cộng Sản Việt Nam… Phải bắt chúng chịu trách nhiệm về tất cả những tội ác mà chúng đã gây ra cho nhân dân chúng tôi…”
Một tội ác lớn nhất mà “đảng Cộng Sản gây ra cho nhân dân chúng tôi” là đã đẩy hàng triệu thanh niên miền Bắc đi vào Nam, giết đồng bào và bị bắn chết, trong một cuộc chiến tranh vô nghĩa, vô ích, chỉ để thỏa mãn tham vọng cộng sản hóa vùng Đông Nam Á của Nga Xô và Trung Cộng. “Chúng ta đánh miền Nam là đánh cho Nga Xô, cho Trung Quốc,” Lê Duẩn đã nói.
Tính tráo trở xảo quyệt và trắng trợn của đảng Cộng Sản bây giờ càng hiện rõ khi họ ra lệnh khắp nước kỷ niệm cái họ gọi là “Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968,” hãnh diện khoe khoang thành tích đã gây ra cuộc tàn sát đó.
Bài diễn văn kỷ niệm 50 năm Tết Mậu Thân mới đọc ở Sài Gòn viết, “Đảng ta đã lựa chọn và nắm bắt đúng thời cơ, thúc đẩy và tận dụng thời cơ; thực hiện và từng bước đạt được mục tiêu chiến lược của cuộc kháng chiến, như tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khoá 3 đã xác định…”
Bản nghị quyết nêu trên đã được Lê Duẩn đưa ra từ Tháng Mười Hai năm 1967, sau một năm chuẩn bị, cho cán bộ lén lút đưa vũ khí vào trong các thành phố, cất giấu để chuẩn bị đánh lén. Sau khi súng nổ, báo Nhân Dân mồm loa mép giải nói dối đồng bào miền Bắc rằng, “…ngày 17 Tháng Mười Một tuyên bố ngừng tiến công quân sự bảy ngày nhân dịp Tết Nguyên Đán để nhân dân miền Nam Việt Nam được tổ chức ngày Tết của mình và nhân viên ngụy quyền ngụy quân được về đoàn tụ với gia đình theo đúng phong tục lâu đời của Việt Nam…” Sau ngày 30 Tháng Tư năm 75, những “ngụy quyền ngụy quân” bị đánh lừa líu ríu kéo nhau vào tù, không ai còn được “được về đoàn tụ với gia đình theo đúng phong tục lâu đời của Việt Nam…”
Nói dối “trắng trợn” vô liêm sỉ đến như thế, không có ai có thể so tài với đảng Cộng Sản!
Một điều dối trá trắng trợn khác mà đến bay giờ cộng sản vẫn còn lập lại, khi dùng chữ “nổi dậy!”
Tất cả các nhân chứng còn sống có thể xác nhận rằng trong hai đợt tấn công của Cộng quân năm đó (cũng như trong các năm sau), quân họ tiến tới đâu, dân chúng đều bỏ chạy về phía quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Không hề có một người dân nào “nổi dậy” như cái loa tuyên truyền của họ vẫn nói dối đồng bào miền Bắc. Đến năm 2018 mà còn nói có “nổi dậy” thì đúng là đảng Cộng Sản khinh thường trí nhớ của người dân miền Nam!
Trong vụ Tết Mậu Thân, ngay những tên “cộng sản nằm vùng” cũng không dám ló mặt đi theo Cộng quân vào thành phố; biết sẽ không ai “nổi dậy” theo đảng hết! Người dân lành chỉ muốn nghỉ ngơi ăn Tết! Một trong những tay nằm vùng đó mới viết lời hối lỗi để trước khi chết rửa oan cho con cháu sau này bớt nhục, thú nhận rằng khi quân cộng sản vào Huế thì mình vẫn còn ở rất xa! Viết ra để chứng tỏ chính mình không can dự vào vụ thảm sát mấy ngàn thường dân ở Huế.
Người ta có thể nói dối mọi người trong một thời gian ngắn. Cũng có thể nói dối một người mãi mãi. Nhưng không thể nào nói dối tất cả mọi người mãi mãi được. Ngay sau năm 1975, đồng bào miền Bắc đã thức tỉnh, thấy rằng dân miền Nam đã sống tự do và sung túc hơn mình; không ai cần được “giải phóng.” Chiếm miền Nam chỉ tạo một cơ hội đồng bào ăn cướp của nhau và cho bọn tham quan trục lợi. Sau năm 1989, bà con càng tỉnh ngộ biết rẳng chủ nghĩa Cộng Sản là một cơn ác mộng hãi hùng của nhân loại.
Đảng Cộng Sản đang vui mừng kỷ niệm Tết Mậu Thân. Bà con miền Nam, khi nhớ lại hàng trăm ngàn người đã chết, cả quân dân bên mình lẫn quân bên kia, chỉ thấy nổi lên những oán hận và tủi nhục.
Trong 40 năm qua, đồng bào miền Bắc và miền Nam đã hiểu rõ bản chất của cuộc nội chiến tương tàn và thương mến nhau hơn, quên đi quá khứ oan khốc. Những người dưới 50 tuổi càng không muốn nhớ đến cảnh nồi da xáo thịt. Dân miền Nam cũng như miền Bắc chỉ mong xây dựng kinh tế và được sống trong tự do dân chủ. Mọi người sẵn sàng đoàn kết với nhau trong giấc mơ đó.
Nguyễn Phú Trọng đang trắng trợn phá hoại giấc mơ đoàn kết và xây dựng của nhân dân hai miền Nam, Bắc.
Tổ chức kỷ niệm Tết Mậu Thân là Nguyễn Phú Trọng và đảng Cộng Sản đã thách thức người dân Việt khắp nước!
Năm mươi năm qua, đồng bào ở Huế vẫn âm thầm tưởng niệm hơn hai ngàn người bị giết và chôn sống sau Tết Mậu Thân. Không ai bảo ai, nhà nhà thắp nhang trước hàng hiên, cầu nguyện cho các vong hồn oan khuất. Năm nay, dân chúng hai miền Nam Bắc có thể chia sẻ nỗi đau buồn của đồng bào Huế, đêm mồng một Tết cùng thắp nhang tưởng niệm tất cả những thường dân và chiến binh hai miền Nam Bắc chết trong Tết Mậu Thân. Đó là cách trả lời hùng hồn nhất trước thái độ khơi động hận thù của các lãnh tụ cộng sản.
Tuần trước, ở Hồng Kông, một tai nạn xe buýt làm chết 19 người. Chính quyền thành phố đã tuyên bố sẽ ngưng những cuộc vui mừng Xuân, bãi bỏ cuộc đốt pháo bông năm nay; các viên chức sẽ không tham dự bất cứ cuộc vui công cộng nào. Những người sống văn minh biết kính trọng người chết như vậy. Nguyễn Phú Trọng vẫn bắt các đảng viên cộng sản sống lối gỗ đá vô tình như loài man rợ. Trước Tết, chúng bắt blogger Mẹ Nấm phải rời nhà tù, từ Nha Trang nay chuyển ra Thanh Hóa. Chỉ để gia đình khó thăm nuôi vào dịp Tết. Chính sách tàn ác bất nhân vẫn tiếp tục, cho đến khi nào người dân Việt Nam làm đúng theo lời bà Cấn Thị Thêu khẩn cầu.
Bà nói: “Không cho chúng còn có cơ hội cướp bóc, đàn áp, đánh đập nhân dân. Phải cho chúng tận mắt chứng kiến, nỗi đau tột cùng của những gia đình có người thân bị chúng đánh chết hoặc bị thương tích đầy người hoặc hoặc bị tù tội oan sai, để cho chúng biết rằng tội ác của chúng là không thể dung tha. Mong toàn thể bà con dân oan, hãy đoàn kết muôn người như một, để chúng ta có đủ sức mạnh đấu tranh, chống lại bọn quan tham cường hào ác bá…”
Thứ Tư, 14 tháng 2, 2018
Tưởng nhớ Giáo Sư Nguyễn Văn Trường - Tác giả Vương Đức Bình
"Khi đất nước còn nghèo mà chỉ riêng mình giàu là một cái nhục.
Khi mọi người đều giàu mà chỉ riêng mình nghèo cũng là một cái nhục."
Tôi học sư phạm từ năm 1971 đến tháng 6 năm 1976, nghĩa là rơi đúng vào buổi giao thời nhiều biến động. Vào sư phạm đúng vào lúc chiến trường Quảng Trị diễn ra ác liệt và ra trường vào lúc cuộc “đổi đời” xảy ra cũng ác liệt không kém. Môi trường học đường cũng thay đổi. Nhiều năm tháng thật không dễ để đứng vững trên bục giảng. Có lúc đói đến nỗi đôi mắt không nhìn rõ bảng phấn nữa là! Đôi lúc chán nản, muốn bỏ nghề cho xong, nhưng rồi tôi vẫn còn tiếp tục được nghề nghiệp của mình là nhờ một vị thầy rất đáng kính: Thày Nguyễn Văn Trường.
Tôi luôn nhớ về Thầy mỗi khi cần một tiếng nói nâng đỡ đâu đó sâu thẳm trong lòng mình. Tôi thường nhớ về thầy so với các thầy cô khác vì hai lẽ: Thứ nhất vì thầy là thầy giáo hướng dẫn lớp tôi, Thày dạy tôi môn số học vào năm thứ hai, và Thầy cũng là người dẫn tôi đến với bục giảng đúng theo nghĩa đen của từ này. Giờ thực tập đầu tiên của tôi, Thầy giới thiệu tôi với lớp 10C trường Võ Trường Toản và ngồi xem tôi giảng bài. Thứ hai, tôi nhớ Thầy vì Thầy là người mà tôi từng sợ “hết biết”. Môn số học của Thầy, sinh viên phải nộp 3 bài tập ở nhà và làm một bài thi cuối học phần. Môn ấy đã khó, nhưng nỗi sợ của tôi không ở chỗ môn ấy khó. Tôi sợ Thầy!
Bài nộp đầu tiên khi Thầy chấm xong và đem phát lại cho sinh viên thì lạ thay chỉ có bài của tôi Thầy chẳng chấm điểm mà cũng chẳng có nhận xét. Chờ đến cuối giờ học, tôi mới “khép nép” đem bài làm của mình lên hỏi Thầy. Thầy cầm lấy bài làm của tôi, nhìn tôi bằng cái nhìn thân thiện nhưng câu trả lời thì ôn tồn mà hết sức nghiêm khắc: “Thầy đã cho anh bài về nhà làm, anh có khá nhiều thời gian tại sao trong bài làm của anh lại còn những chỗ bôi xóa?” Quả thật trong bài làm của tôi có nhiều chỗ tôi đã lấy thước gạch bỏ đi mấy dòng trong chứng minh. Vậy là bài làm thứ nhất tôi không có điểm nào. Không hiểu sao Thầy lại không cho zéro (0)!
Bài nộp thứ hai cũng rơi vào tình trạng như bài thứ nhất, mặc dù tôi phải viết đến ba lần bài viết đó để không có một chỗ bôi xóa sửa chữa nào! Cũng mang lên hỏi Thầy, lần này câu trả lời là: “Trong chứng minh của anh, tại sao dấu bằng (=) ở dòng trên với dấu bằng ở dòng dưới thụt ra thụt vào vậy? Khi anh đi dạy, học sinh sẽ rất khó theo dõi chứng minh, anh phải tập viết cho ngay ngắn. Tính cách con người thể hiện trong chữ viết đấy!” Trời ơi, lần này thì tôi “phát rét”. Chỉ có ba bài làm mà hai bài tôi đã không có điểm thì kể như tiêu rồi!
Bài nộp thứ ba cũng vậy mặc dù tôi đã cẩn thận viết như in, không có một chỗ bôi xóa nào, các kí hiệu toán học ngay ngắn tăm tắp, chứng minh chặt chẽ tưởng như khó có thể chặt chẽ hơn. Lần này tôi quyết khiếu nại và nếu cần thì tranh luận với Thầy về trường hợp của tôi mới được.
Nhưng câu trả lời của Thầy làm tôi thật sự choáng và… tâm phục khẩu phục: Anh biết không, hồi xưa Thầy học với người Pháp, phải viết bằng tiếng Pháp, vì vậy Thầy có viết sai chính tả tiếng Việt thì còn có thể hiểu được. Môn học này Thầy giảng cho các anh bằng tiếng Việt, thuật ngữ toán học bằng tiếng Việt mà ông Hoàng Xuân Hãn đã khổ công biên soạn. Tại sao trong bài làm của anh còn có chỗ sai chính tả? Thày giáo không có quyền viết sai chính tả tiếng mẹ đẻ của mình. Anh không biết yêu tiếng mẹ đẻ của mình sao? Người nào không biết yêu tiếng mẹ đẻ của mình thì không nên làm Thày giáo!
Tôi nghẹn ngào chịu ba lần quở trách của Thầy và chắc chắn là mình thi hỏng môn này mất thôi! Hôm công bố điểm thi cuối học phần, thật tình tôi không dám đến xem bảng điểm, tôi chỉ ngồi xa xa dưới bóng cây me tây trong sân trường nhìn các bạn bu quanh bảng điểm mà lòng xấu hổ lắm. Khi các bạn reo lên kết quả đậu 6 sinh viên trong tổng số 21 sinh viên của lớp thì… lòng tôi “tan nát”.
Nhưng bạn có biết không, tôi vinh dự là một trong 6 sinh viên đó đấy.
Thầy sống đơn giản, mặc dù lương giáo sư chắc không phải là thấp trong thời buổi đó. Thầy đi dạy bằng chiếc xe đạp cũ kỹ. Thầy mặc một cái áo vải Nil France cũ đến nỗi nó trở thành mỏng te. Có lần tôi bạo gan hỏi Thầy: Trong trường giáo sư nào cũng đi xe sang trọng trừ Thầy và giáo sư Thiery (!), sao Thày không đi xe nào coi cho “phong độ” mà mãi đi chiếc xe đạp cũ rích. Câu trả lời như vầy: “Khi đất nước còn nghèo mà chỉ riêng mình giàu là một cái nhục. Khi mọi người đều giàu mà chỉ riêng mình nghèo cũng là một cái nhục”.
Thày đã dạy tôi sống và làm nghề dạy học như thế đó!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)