khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019

Nhạc Lạ - Hư Vô









Kim Tước hát Nhặt Cánh Sao Rơi, nhạc Vũ Thành






Tưởng niệm danh ca Mộc Lan






DUY KHÁNH hát nhạc Tình Ca Quê Hương






Lệ Thu hát Ru Con Tình Cũ, nhạc Đynh Trầm Ca






Về tác phẩm cuối cùng của nhà văn Duyên Anh: Ngược Gìong Chữ Nghĩa- Tác giả Viên Linh






Nước "Giãy Chết" đứng đầu thế giới về tấm lòng hảo tâm cho nhân loại






Roger W. Robinson thuyết trình China and Economic Warfare






Người tình trong ca khúc Thu Hát Cho Người của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển









Mời xem phim Chiếc Bóng Bên Đường






Có hai loại ngôn ngữ: Việt Cộng và Việt Nam Cộng Hòa?





Hà Nội: Người nhảy múa, người xếp hàng hứng nước sinh hoạt






Nước mắm vùng sông nước miền Tây






Viêm họng mãn tính






Hội thảo quốc tế phân tích ‘khuynh hướng cộng hòa’ ở VN trước 1975






Dân Tàu vẫn đi xem bóng rổ Mỹ bất chấp tranh cãi về vấn đề Hong Kong






Tại sao phim có đường lưỡi bò dược phổ biến ở Việt Nam?






Phỏng vấn về bài hát Người Đàn Bà Đi Nhặt Mặt Trời






Hà Nội: Nước máy ô nhiễm và trách nhiệm của nhà cầm quyền +svn?






Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019

Ảnh hưởng của âm nhạc vào não bộ- Tác giả Bs Hồ ngọc Minh



Tại sao âm nhạc có thể làm cho người nghe có lúc trầm lắng, lúc khác lại phấn chấn, và nhiều khi tạo những nhịp cầu kết nối giữa những tâm hồn, những nhịp đập của con tim với nhau?

Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao khi nghe một giai điệu, một ca khúc nào đó chợt thấy lòng mình xốn xang khó hiểu? Hầu như mọi người chúng ta đều trải nghiệm qua một vài lần như thế, cho dù, tự phân loại mình, vào diện không biết gì về âm nhạc cả.

Âm nhạc có thể giúp ta hồi phục những tổn thương về tâm hồn lẫn thể xác, giúp ta vận động thể dục thể thao, hay làm việc với năng suất cao hơn. Và có khi, có khả năng làm cho hệ thống thần kinh hồi phục sau khi bị chấn thương.

Là một bác sĩ y khoa, lại yêu âm nhạc, tôi xin đơn cử một số ý tưởng về hiệu ứng của âm nhạc và não bộ con người.

Âm nhạc là phương cách truyền đạt tư tưởng với nhau, đi trước cả sự phát triển của ngôn ngữ loài người. Hãy tưởng tượng, những nhóm người tiền sử xa xưa, cho dù chưa biết nói, nhưng có thể sáng chế ra những dụng cụ tạo ra âm thanh rất thô sơ để liên lạc với nhau. Từ âm nhạc, ngôn ngữ dần dần hình thành với những phát âm u ơ, trọ trẹ. Ví dụ, ta có thể nhìn thấy quá trình phát triển của âm nhạc và ngôn ngữ của nhân loại được thu ngắn lại với tiến trình phát triển ngôn ngữ của một em bé. Nghiên cứu cho thấy, trước khi chào đời, em bé đã biết nghe và phản ứng với âm nhạc. Nếu được nghe nhạc, sự phát triển về ngôn ngữ của em bé ấy sẽ dễ dàng hơn sau nầy.

Âm nhạc bao gồm nhịp, điệu và giai điệu. Có thể nói nhịp là cơ bản, có khi còn quan trọng hơn cả điệu và giai điệu. Chỉ cần một chuỗi tiếng trống, tiếng chiêng, hay tiếng muỗng nĩa gõ lên nhau, tạo nên một khuôn mẫu lập đi lập lại cũng đủ gọi là âm nhạc. Không tin, bạn thử lên YouTube tìm nghe những “nghệ sĩ đường phố,” ngồi gõ thùng rất ư là tuyệt vời. Dựa trên nhịp, những điệu như fox, valse, rock, slow rock… được xây dựng. Cuối cùng nhịp và điệu chuyên chở giai điệu (melody) đến người nghe. Cũng có khi giai điệu được phát sinh trước, nhưng giai điệu sẽ không có hồn nếu không có nhịp và điệu đi kèm, và còn phải “đúng điệu” nữa.

Não bộ con người thường có thói quen nhận diện những khuôn mẫu lập đi lập lại, và lâu lâu, lại thích những đột biến, để tạo ra những cảm xúc đột ngột. Cũng vì vậy, người nhạc sĩ, để thoả mãn hiếu kỳ của người nghe, có khi phá lệ, đi ngoài những quy luật của âm nhạc, như dùng “nhịp chỏi,” dùng hợp âm lạ, hay tạo những “cao trào bất ngờ.”

Về “nhịp chỏi,” nhạc sĩ có thể đảo phách, thay vì thường là phách mạnh đi trước, nhưng một số nhịp lại đi ngược phách.

Về cao trào, thay vì để “cao trào” vào đoạn giữa bài, bài nhạc lại chấm dứt ngay ở cao trào. Ví dụ, thay vì viết một bài nhạc theo kiểu A1, A2, B, A3, ở đây A là phiên khúc, B là điệp khúc, một số bài nhạc được viết theo kiểu A1, A2, B1, B2 hay A, B, C hoặc A, B, C, D. Một số bài nhạc khác, ví dụ như các bài Barber’s Adagio for Strings, Tiësto’s Adagio for Strings, một cổ điện, một hiện đại, có thể nghe trên YouTube, lại cứ xoay tròn, lập đi lập lại ở đoạn cao trào, dường như không chấm dứt
 

Một điểm khác nữa, là về hợp âm, dùng để hỗ trợ cho giai điệu, nhưng có khi lại giúp để tạo ra giai điệu. Chúng ta thường nghe nói hợp âm vòng, trong đó “hệ thống hợp âm” được đi theo một tứ tự “tuần hoàn,” một số bài nhạc lại được viết với những biến chuyển hợp âm rất bất ngờ, phá lệ.

Nhiều bài nhạc, tuy không phải là nhạc sĩ, nhưng khi nghe, cho dù là lần đầu, ta vẫn có thể đoán được câu kế tiếp sẽ ra sao. Tiêu biểu là loại nhạc Bolero của Việt Nam. Loại nhạc nầy dễ đi vào lòng người cũng vì tính chất bất biến, dễ nhớ, dễ cảm nhận, và dễ… thương.  Những bài nhạc thuộc loại êm đềm, theo đúng quy luật của âm nhạc như thể loại nhạc tiền chiến của Việt Nam, dễ cho ta những lắng dịu về tâm hồn, an bình vì không tạo ra những xáo trộn. Những khi khác, ta lại thích những đột phá bất ngờ như loại nhạc trẻ. Ví dụ khi nghe nhạc của Freddie Mercury, thể hiện trong phim Bohemian Rhapsody, người nghe sẽ thấy kích thích vì những đột biến về cả giai điệu và nhịp điệu. Những đột biến bất ngờ ở cao trào ấy, khiến não bộ tiết ra các chất tín hiệu thần kinh kích thích sự sung sướng như dopamin, còn gọi là “phê.”
 
Nhạc sĩ và những người nghiên cứu về nhạc đều đồng ý rằng, não bộ con người không thể nhận ra hay phân biệt được điệu nhạc, ví dụ như valse hay “xì-lô,” nhưng lại bị tác động và cảm ứng bởi nhịp, như 2/4, 3/4 hay 4/4 chẳng hạn. Trung tâm não bộ chuyên kiểm soát về sự vận động, co thắt của bắp thịt, cũng chính là trung tâm cảm nhận và phân tách được nhịp. Đó là lại sao những điệu vũ được xây dựng trên nhịp là chính. Học khiêu vũ, ta phải học bước theo nhịp, trước khi học về điệu.

Suy luận cho kỹ, cơ thể con người được xây dựng trên nền tảng của những nhịp và điệu, biểu hiện qua những vòng tuần hoàn của sự sống. Và đó cũng là lý do tại sao, con người thường không thể lý giải được “nhịp đập con tim,” nhịp co thắt của mạch máu, nhịp thở, và những cơn sóng của tâm hồn. Vì thế, tất cả những nhịp, và điệu của nội tâm có thể cộng hưởng với nhịp và điệu của âm nhạc một cách dễ dàng, tự nhiên.

Thí dụ, nghe nhạc êm dịu khi tâm hồn bị xáo động làm cho tâm tư trầm lắng, nhịp tim chậm lại, và nhịp thở sâu hơn, chỉ vì não bộ con người có khuynh hướng hòa đồng với nhịp và điệu của âm nhạc với nhịp và điệu của nội tâm, làm cho toàn bộ hệ thống đi chậm lại. Nghiên cứu cho thấy những hormone về stress như cortisol sẽ giảm đi khi nghe nhạc êm dịu, và đầu óc dễ tập trung, năng suất làm việc cao hơn.

Tuy không may mắn được huấn luyện âm nhạc một cách “chính quy,” tôi cũng tập tành sáng tác nhạc. Nhiều nhạc sĩ đàn anh thường phê bình, lối viết nhạc của tôi rất “phóng túng.” Thật ra, những đột biến về hợp âm, những cao trào phá lệ, hay những nhịp chỏi mà tôi sử dụng chỉ vì tình cờ, lười biếng, và nhiều khi chỉ vì dốt nhạc mà thôi.

Ngoài ra, tôi vẫn thích nghe nhạc trong phòng mổ. Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân thường có cảm giác an bình hơn, cần ít thuốc mê hơn, và ngược lại bác sĩ cũng dễ tập trung tư tưởng, ít bị sai sót trong khi giải phẫu.

Một người bệnh nhân của tôi, gốc người Ý, sau 18 năm, cho tôi biết cậu con trai mà tôi giúp chào đời nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo, bây giờ là một nhạc sĩ, cho dù trong gia đình không có ai có năng khiếu âm nhạc cả. Tôi trả lời, có thể, vì tổ phụ của cậu ấy là một nhạc sĩ bên Ý, mà cũng có thể, vì khi cấy phôi, cậu ấy được cùng tôi nghe nhạc cổ điển!
 

 

Những lời trăn trối của TT Diệm gửi cho nước Mỹ...- Tác giả Nguyễn Anh Tuấn



Maggie Higgins đã dành cả một chương 9 trong cuốn Our Nightmare of Vietnam để viết về TT Diệm. Theo Higgins Ngô Đình Diệm là một vị quan lạị bị ngộ nhận quá nhiều. Khi cụ Diệm bị HCM bắt tại Tuyên Quang, lúc đó cụ Diệm đang đói và rất đau khổ. HCM đã nói với cụ,” Tôi đã sẵn sàng dành cho ông một chức vị cao trong chính quyền. Tôi mong ông đến sống cùng tôi và ở trong dinh Toàn Quyền.”

Cụ Diệm nói thẳng vào mât HCM, “ ông và tôi hoàn toàn khác nhau về tương lai của nước VN”. Rồi cụ Diệm nói thêm, “ông có bảo đảm là ông không áp đặt chế độ độc tài vô sản trên đất nước này không ? Tôi đã chứng kiến người CS của ông khi cai trị tỉnh Phan Rang và Phan Thiết…họ đã hành xử như những tội phạm…làm thế nào để tôi tin được ông ? Bàn tay của nhũng người CS của ông đẫm máu những người Quốc Gia lương thiện…ông đã giết anh tôi là tỉnh trưởng Quãng Ngãi.”  HCM chống chế: “tôi chẳng hề biết về việc anh của ông…đất nước đang hỗn loạn,ông đang buồn bực…hãy ở lại đây với tôi…Chúng ta phải sát cánh bên nhau làm việc để chống thực dân Pháp”

Cụ Diệm nói thẳng thừng với HCM:

“Tôi không tin là ông hiểu được loại người như tôi. Hãy nhìn thẳng vào mặt tôi xem tôi có phải là loại người biết sợ hãi hay không ?”

HCM nói:

“Không…ông không là loại người như thế.”

Cụ Diệm nói ngay:

“tốt lắm ! bây giờ tôi đi nhé.”

Và HCM đã để cụ Diệm lặng lẽ ra đi. Vì thế HCM rất tôn kình cụ Diệm.

Phlippe Deviller,một sử gia hữu hạng đương thời của Pháp đưa ra nhận định như sau: “Ngô Đình Diệm được mọi người biết đế là một con người chính trực liêm chính vẹn toàn (perfect integrity),một con người đầy năng lực và rất thông minh”

Riêng sử gia nổi tiếng Paul Mus thì cho rằng: “ông Diệm là một lãnh tụ phe Quốc Gia được kính trọng nhất và có nhiều ảnh hưởng nhất”

The most respected and the most influential nationalist leader.

Khi người Nhật chiếm Đông Dương vào Đệ II Thế Chiến cũng cố gắng mời cụ Diệm cộng tác,nhưng ông đã từ chối. Người Pháp trước và sau Dệ II Thế Chiến đã bao lần mời ông hợp tác và bổ nhiệm ông vào các chức vụ quan trong,ông cũng đã từ chối luôn.

Hoàng Đế Bảo Đại đã hai lần mời ông vào 1945 và 1949,ông đều từ chối. Mãi tới lần thứ ba vào 1954 ông mới nhận lời làm thủ tướng.

Vào 1933 cụ Diệm đã yêu cầu Pháp cải cách chính trị để trả lại một số quyền hành cho Việt Nam để cải tạo xã hội mà lo đời sống người dân. Người Pháp không chấp nhận nên ông đã rũ áo từ quan về làm ruộng để chờ thời.

William Henderson,chuyên gia trong Hội Đồng Bang Giao Quốc Tế của HK,thường chỉ trích ông Diệm,nhưng phải đồng ý rằng, “Hồi tưởng lại chính quyền chống CS của Ông Diệm và sự củng cố vững mạnh quyền hành để xây dựng một nước VN tự do thật là một phép lạ chính trị lớn lao lần đầu tiên mới thấy.”

Sau Hội Nghị Geneve,Henderson tiếp tục phát biểu:

“Miền Nam Việt Nam dường như đang rơi vào cơn hỗn loạn. Với những mục đích rất thực tế,ông Diệm đã dúng quyền hành rât hữu hiệu để chế ngự những hỗn loạn của vùng Sài Gòn và các thành phố…Mặc dù Geneve đã được ký kết, Việt Minh đã để lại tại MN những tổ chức bí mật,ngay sau khi VM triệt thoái khỏi MN ,các cán bộ CS vẫn kiểm soát các vùng nông thôn,họ liên tục gia tăng những xâm nhập vào quân đội,công an và viên chức hành chánh tại MN. Nhiệm vụ loại trừ CS của ông Diệm vô cùng khó khăn,nhưng với những chiến thuật chiến tranh tâm lý và chiến tranh chính trị, tất cả là những nỗ lực loại trừ CS rất hữu hiệu.

Vào giữa 1956,phần đông các quan sát viên nhận thấy những người CS,dù tiềm năng bao nhiêu chăng nữa,củng không thể đe dọa được chế độ của ông Diệm được nếu không có trợ giúp bên ngoài. Thực tế cho thấy ông Diệm đã tái tổ chức lại quân đội và cảnh sát để gia tăng sức mạnh của MN. Trong lúc chưa đủ sức để đối đầu nếu có những cuộc tấn công của CSBV vào MN,nhưng tình hình an ninh của MN đã được bảo vệ và duy trì tốt đẹp.

Ông Diệm dồn mọi nỗ lực của quyền hành để lo cho đời sống của các nông dân MN mà ông cho là chiếm 80% dân số MN.

Bất cứ một phê phán nào công bình cũng phải thừa nhận là đời sống của nông dân MN đã đạt những tiến bộ quá tốt đẹp.

Trong khi 1954 đến 1964 tất cả nông dân Miền Bắc dưới sự thống trị độc tài khát máu của HCM và CSBV đã dở sống dở chết với tất cả sự đói khát và khiếp đảm trong cải cách ruộng đất gây ra làm cho 50.000 người chết và 100.000 người lao động tập thể cưỡng bách đã làm cho kinh tế MB hoàn toàn sụp đổ thê thảm.

Higgins cho biết,phần lớn những lời chỉ trích đầy hận thù ông Diệm lại không nhắm vào những gì ông làm và đã thành đạt,mà họ chỉ nhắm vào những phương pháp,và những kỹ thuật điều hành guồng máy quốc gia.

Henderson còn nói thêm : “ những ngày khởi đầu là những ngày phủ đầy bóng tối,phần lớn các cuộc chống đối chính trị đã được khuất phục,những quyền dân sự chưa được lý tưởng. Các cuộc bầu cử tự do còn xa vời,và những phương pháp đem ra xử dụng để có sự ủng hộ của quấn chúng vẩn độc đoán. Nhưng những vấn nạn hai năm đầu gần như tràn ngập khi ông Diệm nắm quyền hành,trong lúc người dân Việt vẫn thiếu hẳn sự hiểu biết và ý thức về dân chủ…Nhưng phải nhìn nhận sự thật là ông Diệm đã dâng hiến tất cà cho chính nghĩa dân chủ đã thể hiện trong đường lối ai trị  quốc gia hơn là gia tăng sự độc tài.

Nói một cách khác,ông Diệm chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn, dân chủ theo TP và đó là lý do chính yếu người ta nhắm vào để  chỉ trích bất công với ông.”

NHỮNG LỜI NHẮN NHŨ NƯỚC MỸ TRỞ THÀNH NHỮNG LỜI TRĂN TRỐI NHỜ HIGGINS TRAO LẠI CHO NƯỚC MỸ TRƯỚC KHI BỊ THÍCH TRÍ QUANG VÀ DƯƠNG VĂN MINH GIẾT.

Mageurite higgins bước vào Dinh Độc Lập ngày 7 tháng 8-1963,đây là nhà báo sau cùng đã đến phỏng vấn TT Diệm liên tiếp hơn 5 tiêng đồng trước khi ông nằm xuống, và đây cũng là lời nói sau cùng với nước bạn đồng minh của VN của ngưỡi lãnh tụ mà Paul Mus nói là “ một lãnh tụ trong hàng ngũ Quốc Gia đáng kính trọng nhất và có ảnh hưởng lớn lao nhất Việt Nam “.

Theo Higgins cho biết,ông Diệm trong cuộc phỏng vấn này đặc biệt chú tâm tới những vấn đề hệ trong của VN như chiến tranh,cơn khủng hoảng Phật giáo,và những đường lối đầy mâu thuẫn giữa các viên chức HK,và làm thế nào để giải quyến những cơn khủng hoảng như thế ?

Ông Diệm chấp nhận nằm quyền hành quốc gia từ 1954. Thật khó mà hình dung  được hình ảnh ông Diệm như một nhà cách mạng đã nói với dân VN khi ông chấp nhận nắm giữ quyền hành để lèo lái con thuyền quốc gia đang trong cơn bão tố do Hoàng Đế Bảo đại trao cho:

“If I advance,follow me. If I retreat,kill me. If I die,avenge for me”

“Nếu tôi tiến lên,hãy tiến theo tôi. Nếu tôi tháo lui bỏ chạy,hãy giết tôi đi. Nếu tôi bị chết,hãy trả thù cho tôi”.

Higgins đã bỏ ra hơn 5 tiếng đồng hồ để trao đổi riêng tư với TT Diệm về mối quan hệ ngoại giao giữa VN và HK.

Tổ Thống Diệm đã nói:

“ Nều người dân HK hiểu được về những khó khăn phức tạp của đất nước VN,và hiểu được bản chất của chiến tranh VN,do cộng sản gây ra mà hiện nay chúng tôi đang phải đối đầu gánh chịu. Cô Higgins đã đi nhiều về các vùng nông thôn. Cô đã gặp những người dân Thượng,với những giáo mác và những mê tín dị đoan của họ. Những người dân Chàm,Cao Đài,Hòa Hảo. Những người dân làng chất phát mộc mạc là những nơi thờ cúng tổ tiên khắp nơi tại VN. Cô Higgins hãy nói cho tôi nghe,thứ ngôn ngữ nào của dân chủ nghị viện có thể giải thích cho những con người như thế,khí ý nghĩa của dân chủ chưa tìm ra trong ngôn ngữ của họ.

Với quá khứ của thời kỳ thực dân đất nước VN”

Ông Diệm nói tiếp:’

“ Những người Pháp ra di không để lại cho chúng tôi những gia sản cao quý. Trong thời ký trước thực dân,ngay trong các làng người dân có thể đọc và viết. Bây giờ chúng tôi phải xây dựng lại…Nhưng chúng tôi phải xây dựng từ từ,bắt đầu từ các làng xã. Tại các  làng xã vốn đã có sẵn truyền thống dân chủ và quyền tự trị của các làng xã…Dó là một phần văn hóa khổng giáo…Người dân làng gắn bó với việc thờ cúng tổ tiên…Và chúng tôi muốn loại bỏ những gốc rễ đã ăn xuống quá sâu trong truyền thống Khổng giáo của chúng tôi là tinh thần nho quan hủ bại trong việc xây dựng lại xã hội VN.

Tôi biết có nhiều người Mỹ và họ cho tôi là một thứ quan lại (mandarin)…Nhưng tôi hãnh diện với vai trò của tôi…Dó là những kinh nghiệm mà người Mỹ chưa từng trải qua—là giới quan lại trong hệ thống Khổng giáo, Nhưng quan lại thì phải chính trực  liêm chính. Đó là linh hồn của dân chủ. Chúng đã đi ngược lạ truyền thống tốt đẹp đó để sao chép thứ “nho quan hủ bại” của quá khứ. Và  chúng tôi cũng muốn đem những di sản của chúng tôi vào thời hiện đại. Người Mỹ của cô đã hoàn tất những công trình xây dựng xã hội trên các dòng tư tưởng và những giá trị hoàn toàn khác biệt với các giá trị trong văn hóa của chúng tôi. Sau những cơn hỗn loạn tơi bời vừa qua của lịch sử VN và những phá hoại của CS. Ưu tiên số một của VN là ổn định và phải kiểm soát mọi việc thật chặt chẽ, người dân phải tôn trọng chính quyền và tôn trọng luật pháp quốc gia và có bổn phận bảo vệ trật tự quốc gia. Cô Higgins có nhận thấy khi tôi chấp nhận chấp chánh để điều hành guồng máy quốc gia,chính quyền trung ương đã đánh mất hoàn toàn khả năng kiểm soát các vùng nông thôn…Những người Mỹ hiểu được những gì vế truyền thống quan lại với năm đức tính phải có mà Vương Dương Minh đã đưa ra làm tiêu chuẩn cho những người chăn dân giữ nước là chính trực liêm chính và coi dân như ruột thịt.  Những người Mỹ đang phá bỏ tâm lý của con người VN,và họ cũng chẳng hiểu được là họ đanh làm gì vậy.

Bao chí và truyền thông ngoại quốc chề riễu kỷ luật quốc gia và tinh thần tôn trọng chính quyền của người dân và cổ súy vinh danh các quyền tự do dân sự (civll liberties) và các quyền khác của người dân cũng như cần phải có đối lập chính trị (political opposition). Nhưng quốc gia của chúng tôi đang đứng trước một cuộc chiến đâu vô cùng cam go và vô cùng khó khăn trước sự sống và sự chết (life and death). Ngay cả nước Mỹ và các quốc gia Tây Phương cũng đã từng giới hạn các quyền tự do dân sự trong hoàn cảnh khẩn cấp của chiến tranh “.

Về phía Mỹ Higgins muốn thấy nhận định của ông Diệm như thế nào ?

Và ông Diệm cho biết:

“ Ông Đại Sứ của cô đến và nói với tôi là tôi cần phải tạo ra một khuôn mặt tự do (liberal image) cho đất nước VN bằng cách cho phép các cuộc biểu tình trên các đường phố và cho các đảng chính trị đối lập hoạt động công khai…Tôi không thể nào nghe lời thuyết phục của Tòa Đại Sứ,đây là đất nước VN—đây không phải nước Mỹ. Chúng tôi có lý do chính đáng để cấm các cuộc biểu tình trước lò lửa của chiến tranh sôi bỏng như thế này,và lý do khác nữa là VC có mặt khắp mọi nơi…như thế chuyện gì sẽ xảy ra,và tai vạ nào sẽ mang đế cho chúng tôi,nếu VC xâm nhập.len lỏi và trà trôn trong các cuộc biểu tình tại Sài Gòn này,chúng sẽ ném bom và sẽ giết hại nhiều dân của chúng tôi,và có cả báo chí ngoai quốc .Làm sao thoát hay chết cả lũ hay sao ? Rồi đến những người thiên tả sẽ nói gì vế tôi ? và họ có tin chính quyền của tôi,khi chúng tôi nói rằng,VC phải chịu trách nhiệm về những vụ giết người hàng loạt như thế,cuối cùng chỉ có những người CS là hưởng được tất cả lợi lộc từ những cơn hỗn loan như thế ! Cô nên suy nghĩ nhiều về những thảm họa đã xẩy ra cho người dân của chúng tôi tại thành phó Huế. Những quả bom plastic do chính VC ném ra…nhưng người Mỹ của cô đã thống trách ai ? Họ đã đổ hết lỗi lầm lên đầu tôi—chỉ vì tôi là Tổng Thống nước VN tự do ,và họ đổ tội luôn cho quân đội MN của chúng tôi. Đây không phải trò chơi đùa của bọn con nít

This is not child’s play

Tôi đâu phải người nặn ra những tên việt cộng khủng bố. Tuy nhiên khi tôi nỗ lực để bảo vệ che chở những người dân của đất nước này,bảo vệ cả tính mạng của người Mỹ bằng một hệ thống an ninh chặt chẽ và hữu hiệu của cảnh sát và bảo vệ an toàn các đường phố, và khi làm những việc khó khăn như thế.  Tôi đã bị mọi người lên án là đàn áp Phật giáo”.

Khi đề cập đến những điểm đó,ông Diệm đột ngột hỏi lại Higgins:

“ Cô Higgind ơi ! cô có biết tôi nghĩ gì vế chính quyền Mỹ không ? Phải chăng đơn giản tôi chí là một thứ bù nhìn của người Mỹ hay sao ? Hoặc như tôi vẫn thường kỳ vọng—chúng ta có thể là những người cộng tác mật thiết với nhau vì chính nghĩa chung (common cause) không ?

Tại sao tôi lại đặt ra câu hỏi đó—bởi vì tôi đang cố gắng trở thành một người đồng minh chung thành với Mỹ. Tuy nhiên,gần như ngày nào tôi cũng nghe phát thanh của Đài Tiếng Nói HK (the Voice of America) và những nhà báo Mỹ thảo luận với Washington là—chúng ta duy trì để ông Diệm tiếp tục nắm quyền hay chúng ta lật đổ ông Diệm ?

Chúng tôi là một nước nhỏ bé và nước Mỹ là một đại cường quốc. Tôi tôn súng nước Mỹ về nhiều lãnh vực. Nhưng Tổng Thống Kennedy nghĩ thế nào nếu báo chí Việt Nam tràn ngập các bài viết toàn là những chuyện vẽ vời ra để kêu gọi người dân Mỹ lật đổ TT Kennedy ?

Chúng tôi mang ơn những viện trợ của HK. Nhưng tôi muốn tin rằng nước Mỹ không phải vì viện trợ Mỹ mà biến thành một thứ phương tiện để Mỹ kiểm soát chính quyền VN. Chắc chắn chí có thể biện minh cho sự có mặt của Mỹ tại VN,ví quyền lợi quốc gia của HK đòi hỏi phải trợ giúp VN để ngăn chặn làn sóng CS khỏi xâm lăng VN. Nếu sự thật là như thế,thì cung cấp viện trợ cho VN như một phần trong sự hợp tác Việt-Mỹ trong chiến tranh để đánh bại CS. Nhưng bây giờ tôi nghe là HK sẽ cắt viện trợ nếu tôi không làm đúng những gí người Mỹ đòi hỏi. Hành xử như thế là quá kiêu căng phách lối khi đưa ra những đòi hỏi như thế không ? HK có một nền kinh tế quá lớn lao,và có nhiều điểm đánh kính trọng tôn vinh. Nhưng với sức mạnh của Mỹ là nước Mỹ đương nhiên có tất cả quyền để bắt buộc đồng minh của họ phải thi hành những yêu sách của Mỹ tại VN à ?

Có phải chiến tranh VN đang diễn ra vô cùng khốc liệt và nóng bỏng,và đây là một thứ chiến tranh mà người Mỹ chưa bao giờ trải qua những kinh nghiệm về một cuộc chiến như thế này. Nếu như HK đưa ra mệnh lệnh giống như bắt buộc tên bù nhìn phải cúi đầu tuân hành của họ, như vậy thái độ của HK có gì khác thực dân Pháp không ? Tôi biết rõ HK đang giao tiếp âm thầm với những người VN ở đất nước này là những người đang âm mưu để lật đổ tôi. Những người này sẽ chẳng làm được gì nếu không có sự tiếp tay và chấp thuận của những người Mỹ. Nhóm người VN này biết rõ điều đó “

Higgins tiếp tục dò hỏi ông Diệm:

“ Thưa Tổng Thống có phải thực sự ngài nghĩ rằng HK đang âm mưu lật đổ ngài hay sao ?

Ông Diệm liền đáp lại:

“ Tôi không nghĩ là ông Đại Sứ Nolting muốn lật đổ tôi. Tôi cũng thấy không phải CIA Richarson đang có âm mưu lật đổ tôi. Tôi biết có một số viên chức thuộc Bộ Ngoại Giao HK là những người đang sửa soạn đưa ra quyết định để loại trừ tôi. Tôi thực sự không biết tương lai đi về đâu. Tôi cũng không thể nào ngờ và tin được là HK đang quay lưng hãm hại đồng minh trung thành của họ,khi quốc gia đồng minh ấy đang bị bom đạn chiến tranh khói lửa ngút trời vây hãm bốn bề như thế này, và chúng tôi đang điêu đứng dấn thân trong cuộc chiến đấu để mong sồng còn tồn tại của một dân tộc đau khổ tột cùng. Nhưng có một số người quá điên rồ mê sảng,và cả thế giới hình như cũng điên rồ mê sảng như thế.

Co Higgins ơi ! thêm nữa,tôi hy vọng chính quyền HK của cô nên có cái nhìn sát thực tế vào nhóm tướng lãnh trẻ đang âm mưu chiếm đoạt chiếc ghế quyền lực quôc gia. Nhóm tướng lãnh này có thực sự trưởng thành chín chắn chưa,hoặc họ hiểu biết được bao nhiêu về phương diện chính trị quốc gia của họ. Làm sao nhóm tướng lãnh này có được một George Washington trong hàng ngũ quân đội của chúng tôi ? ”

Higgins nhận thấy cho đến khi những người Phật giáo tranh đấu tại Huế biến vụ Phật giáo thành bi kịch quá lớn lao,trong cơn khủng hoảng lớn lao này lực lượng chống đối TT Diệm có tầng lớp trí thức,và các tướng lãnh cùng các sĩ quan cao cấp khác trong quân đội MN.

Tất cả nhóm người này chỉ là thiểu số rất nhỏ bé trong dân số của quốc gia—họ thường xuyên tranh cãi ấm ĩ với nhau về những chuyện rất tào lao,họ không thể nào đồng ý với nhau về sự thay đổi chế độ hay làm bất cứ điều gì cho ra hồn. Hành động với những “âm mưu” rồi kết cục cũng chỉ là những “âm mưu” trong các quán cafe hay quán nhậu,tạo ra cảnh tranh khôn tranh dại,chẳng bao giờ giải quyết được chuyện gì,dù rất tinh ma quỉ quái đày mánh khóe nhưng thường không có mục đích rõ ràng..

Để hỏi những kẻ âm mưu này xem có chương trình gì thảo luận cho tương lai của VN không,từ đó mới thấy những con người này có làm được gì khác không,có “dân chủ” hơn không,hoặc có hiệu năng hơn chế độ của ông Diệm hay không ? Những tướng lãnh và các sĩ quan cao cấp không có được một viễn kiến cho sự thay đổi và tiến bộ hơn một chính quyền dân sự mà họ đang âm mưu lật đô,nhưng họ còn nguy hiểm hơn,vi khi nắm giữ toàn bộ quyền hành quốc gia để phá tan nát quốc gia nếu họ   hạ bệ ông Diệm.

Ông Diệm buốn bã trả lời:

It is impossible

“ Diều đó không thể nào có được,bời vì những người Mỹ nên hiểu rằng về sự độc hại của những đam mê quyền hành vô độ trên đất nước này—thứ ham mê danh lợi đó là sản phẩm của bản  chất bán khai và lạc hậu (premitive and backward). Của đất nước VN phát sinh từ hậu quả xấu xa của gần 100 năm đô hộ của thực dân Pháp. Ở đó mọi người đoàn kết với nhau trên một điểm duy nhất,đó là lòng hận thù đồi với thực dân Pháp. Tại HK ngay cả những người cộng hòa và dân chủ đã đoàn kết với nhau trên rất nhiều điểm—trên nền tảng triết lý về chính quyền,một phần là chính sách đối ngoại. Nhưng tại VN chưa hề có một sự thỏa thuận nào về chính quyền sẽ thánh lập ra sao. Có một số thành phần tư sản không hiểu được một cách sâu sa cái gì đã gắn bó với toàn dân về ý nghĩa về một nền độc lập của một quốc gia.

Vì tầng lớp trí thức tư sản này là những phần tử hưởng đặc quyền đặc lợi của thực dân Pháp và vì thế họ khước từ không hợp tác tích cực trong việc xây dựng và củng cố nền độc lập quốc gia. Chúng tôi nghe nói có một số người VN đề nghị mở rộng sự bảo hộ VN của HK. Có lẽ họ hy vọng làm được như thế thì họ sẽ hưởng lợi từ những âm mưu của họ. Nếu HK ủng hộ cho những con ngườ như thế sẽ là một sai lầm lớn lao vô cùng. Những dự mưu bất chính đó sẽ làm tan nát hết khát vọng tự do của người dân VN muốn thoát ách nô lệ của ngoại bang”.

Tôn Thất Thiện,một học giả và trí thức VN đã đề cập những vấn đề như Higgins đã quan sát thấy. Ông ta viết rằng:

“ Nền độc lập của VN đánh dấu mợt khởi đầu đầy dẫy những khó khăn,hoàn cảnh không giống một thế kỷ khi người Pháp cai trị. Khi thực dân Pháp cai trị người VN đối đầu với vấn đề thực dân rất đơn giả. Đó làm làm thế nào để loại trừ thực dân Pháp…Sự thống trị của thực dân Pháp đã tạo ra hậu quả là làm tiêu tan mọi hiệu năng cần có khi cai trị quốc gia,về tổ chức,về lãnh đạo và trách nhiệm  đều mất hết…người VN đã học hỏi làm thế nào để phá hoại—vật chất,tinh thần và xã hội. Họ không có trách nhiệm trong việc điều hành quốc gia,họ cũng không có cơ hội để học hỏi làm thế nào để bảo vệ,để phát triển.để xây dựng,để suy nghĩ và hành động xây dựng.”

Trong suốt buổi nói chuyện với TT Diệm cho thấy ông nắm vai của một vị quan đầy đau khổ và bị ngộ nhận quá nhiều. Ông không chối bỏ sự cai trị quốc gia trong bàn tay mạnh của quyền hành,nhưng ông lý luận rằng,tình thế với muôn vàn khó khăn mà không có sức mạnh thì làm sao cai trị được đất nước này, với những hỗn loạn triền miên và thảm nạn phe phái tranh dành sâu xé sẽ làm tiêu tùng tất cả trước một hoàn cảnh vô cùng khẩn trương liên tục vì bạo lưc đe dọa và vây hãm không ngừng của CS.

TT Diệm bước trên một chặng đường quá gian nan khổ ải để xây dựng dân chủ và để xoa dịu những cơn giận dữ của HK là những người đang viện trợ cho VN. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa được ông bố vào tháng 10-1956,theo đúng tinh thần của Hiến pháp HK. Hệ thống chính trị theo tổng thống chế đã được thành lập,bởi vì VN đang cần một hành pháp thật vững mạnh. Nhưng bầu cử chưa thực sự được  tự do theo tiêu chuẩn của TP. Làm thế nào để 80% nông dân sống trong các làng xã và nhiều thị dân các thành phố cũng chưa biết đọc tên đề trên các lá phiếu,họ chưa hiểu quan niệm về hiến pháp. Chưa hiểu được sự ưng thuận của toàn dân khi lựa chọn chính quyền ra sao,không biết bầu cử phiếu kín là như thế nào,cũng chẳng biết thế nào là phân chia quyền hành và kiểm soat để thăng bằng quyền hành như thế nào,và những nguyên tắc dân chủ cũng chưa bao giờ nghe thấy.

Tổng Thống Diệm giải thích rằng:

“ Tiến trình thực hiện bầu cử diễn ra rất từ từ,và người dân sẽ từ từ hiểu dược những bài học dân chủ căn bản khi đem vào thực tế.”

Phần lớn,Higinns cho biết,cuộc phỏng vấn dành nhiều thời gian để đề cập đến những lời lên án kết tội chính quyền của những người Phật giáo quá khích.

Tổng Thống Diệm đưa ra lời nhận định của ông như sau :

“ Thế giới TP đã có những cuộc chiến tranh tôn giáo,nhưng ở VN chưa bao giờ có chiến tranh tôn giáo,người VN chưa hề xung độ sát hại lẫn nhau vì lý do tôn giáo,dân Việt chúng tôi có cái nhìn rất bao dung về tôn giáo (tolerant people) hãy nhìn chúng tôi và những mối liên hệ với nước Tàu. Chúng tôi đã chiến đấu và đánh bại người Tàu trong các cuôc xâm lăng chúng tôi. Nhưng khi chúng tôi đuổi được những kẻ xâm lăng,và giữ lại tôn giáo của họ như Phật giáo và Khổng giáo. Các vị vua theo Khổng giáo chiến đấu chống lại những người Công giáo không phải vì tôn giáo của họ mà vì họ lo sợ các tu sĩ Công giáo là móng vuốt của đế quốc thực dân…Mặc dù chúng tôi loại trừ thực dân nhưng chúng tôi giữ lại đạo Công giáo của họ làm tôn giáo của chúng tôi “

“ Tôi thực sự không hiểu được những người Mỹ. Ông Đại Sứ của cô đã kêu gọi tôi phải tìm cách hòa giải với những người Phật giáo,nhưng lại không chịu nói để bảo vệ và chống đỡ cho những lời buộc tội chúng tôi thật phi lý của những người Phật giáo đang chống đối tôi. Tôi vẫn giữ đường lối thương thảo với những người Phật giáo. Nhưng nếu tôi phải giữ thái độ im lặng. Tại sao người Mỹ không chịu nói lên sự thật—đó là những hoạt động của những người Phật giáo chẳng dính dáng gì đến lãnh vực tôn giáo,và đó là cuộc tranh đấu bạo lực để lật đổ chính quyền của cộng sản và chúng tôi.

Hoặc giả Washington có thể nhìn tôi như một thằng điên ?Chắc hắn chỉ có người điên,ngay trong lúc chiến tranh đang diễn ra sôi bỏng,mà đột nhiên lại đi đánh nhau với những người Phật giáo là những thành phần quan trọng trong dân. Nhưng tôi bảo đảm với cô Higgins ,tôi chẳng phải người điên rồ. Tôi đã làm mọi việc trong quyền hạn của tôi để xoa dịu (placate) những ngườ Phật giáo này. Tôi đã đưa ra một sự thỏa thuận với họ về việc treo cờ và sở hữu tài sản. Tôi đã cung cấp tất cả tài liệu cho Ủy Ban Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc mở cuộc điều tra gồm cả báo chí và cung cấp luôn cho những người Phật giáo. Tại sao những người Phật giáo lại từ chối những thỏa thuận mà tôi đã đưa ra cho họ ? Cô Higgins ơi ! Tôi thấy có cộng sản và Việt cộng đày trong các ngôi chùa đó,và chúng tôi đã biết chính xác sự thật đó. Cô đã từng theo dõi các cuộc biểu tình, cô đã nghe những bài diễn văn đày nội dung phá hoại,ngay cả chính quyền HK cũng khó mà bao dung nổi,nhất là không được phép làm như

vậy trong lúc chiến tranh đang sôi xục nóng bỏng. Thật là lạ lùng,ngược lại— chính quyền HK lại nói tôi nên giữ im lặng và nên chấp nhận tất cả.

This regime is to sit silently and accept all this.

Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi ngồi im lặng xuôi tay không làm gì cả ? Và trên những trang nhất của báo chí sẽ thấy nhiều người tự thiêu hơn để thế giới thấy hình ảnh của tôi như ma quỉ. Chúng tôi càng thụ động (passive) bao nhiêu thì càng có nhiều cuộc biểu tình nổi lên bấy nhiêu. Làm sao tôi có thể—ngay trong lúc chiến tranh khủng khiếp đang bốc cháy khắp,mà tôi cứ để sự hỗn loạn tơi bời cứ tiếp diễn liên tục trên các đường phố như thế hay sao ? Chúng tôi phải có trách vụ ưu tiên số một những việc phải làm. Đó là đương đầu với chiến tranh “.

Higgins cho biết,cuộc phỏng vấn TT Diệm được làm trên hai cách. Có những câu hỏi đã được viết xuống,và những câu trả lời cũng được viết thành văn. Tât cả đã được lưu vào hồ sơ. Cuộc trao đổi diện dối diện sẽ không được xử dụng cho đến khi nào cơn khủng hoảng này chấm dứt.

Sau khi higgins rời khỏi Dinh Độc Lập sau 5 tiếng đồng hồ,Đầu óc Higgins mệt nhoài,nhưng vẫn còn hăng hái.

Cuộc đối thoại giữa Higgins và TT Diệm rất hấp dẫn,lôi cuốn,không chí thoáng nhìn vào tâm tư của một vị lãnh tụ Á Đông da vàng,bởi vì Higgins đã cảm nhận được ý nghĩa về những lập luận mà TT Diệm đưa ra chính là những vấn đề gắn liền với sự sống và sự chết của chế độ ông Diệm. Nếu ông không thể thuyết phục được Washington tương tư những gì ông đã nói với Higgins thì khôi phục lại quan hệ với HK không thể nào làm được. Và như thế,như chuyện gì xảy ra và ông sẽ không bao giờ cứu vãn được chế độ của ông,và bảo vệ được sự ổn định tại VN.

Dù ông có lỗi lầm gì đi chăng nữa,TT Diệm là một học giả minh triết và là một sĩ phu xuất chúng trong thời đại của ông.(.  Brilliant scholar and intellect). Những chúng liệu lịch sử của Higgins cho thấy trong cuộc trao đổi giữa Higgins và TT Diệm,đều có trích dẫn lời của Thomas Jeffreson,Plato,.Khổng Tử, Đưc Phật và Lão Tử.

Ông Diệm nói:

“ Thế giới TP cần cho chúng tôi có đủ thời gian. Mặc dù những người TP chưa nhận ra hình thức dân chủ của ĐP,với tinh thần dân chủ luôn luôn là một phần tinh hoa của văn hóa Á Đông. Nền dân chủ này có liên quan đến  tât cả các tôn giáo. Triết lý Ấn Độ giúp cho linh hồn con người siêu thoát. Đức Phật truyền bá sự bình đẳng trong thế giới con người,và những giá trị đạo đức của Khổng giáo. Tinh thần dân chủ có thể tìm thấy khắp nơi tại VN,đặc biệt là trong các làng xã,ở đó chúng tôi xây dựng dân chủ. Những người dân sống trong các làng xã tự cai trị lấy chính họ. Từ từ khi chiến tranh chấm dứt, chúng tôi sẽ tiến tới một nền dân chủ ỏ cấp độ lớn hơn,tức là xây dựng một xã hội và một quốc gia dân chủ. Những giá trị đó sẽ được rút ra từ những giá trị dân chủ của văn hóa TP.

Nhưng điều không thể nào làm được—hay chỉ là ảo tưởng khi nghĩ rằng một giải pháp cho chính trị Á Châu là sao chép một cách mù quáng các phương pháp của TP

Điều mà người dân HK chưa hiểu được là một quốc gia có một nền kinh tế rât lạ hậu và đang phải gánh chịu một cuộc chiến tranh quá khốc liệt và tàn bạo, chúng tôi phải chiến đấu khốn khổ với chiến tranh du kích của CS,là những con ngưới quỉ quyệt nhất,gian manh nhất và độc ác nhất thế giới. Không có một quốc gia nào có thể hành động khác như chính quyền VN đang hành động trên sự chết và sự sống. Xin mọi người hãy chỉ cho tôi thấy có một quốc gia Á Phi nào trong những giờ phút sinh tử này có thể cổ súy cho chế độ dân chủ theo tinh thần ĐP. Cô đã thấy tại Moscow nơi đó là tổng hành dinh của chế độ độc tài lâu đời nhất, tuy nhiên lại muốn có một chế độ dân chủ tự do cho lục địa Phi Châu.

Mục đích của Quốc Tế CS đã quá rõ ràng. Nếu các quốc gia đón nhận lời đề nghị của CS.các quốc gia đó dễ dàng trở thành miếng mồi ngon cho CS nuốt chửng họ. Chúng tôi có lực lượng cảnh sát và an ninh,bởi vì trước tình thế hiện nay là chống lại những đòi hỏi của CS mà chúng tôi biết rõ từ làng này qua làng khác,ai là người đối đầu với những áp lực và đe dọa của CS và VC. Cái mà người ta thường gọi là chế độ độc tài—thực ra là những hành động bắt buộc phải có cho một chính quyền muốn sống còn và tồn tại được,và sẽ không bị CS nghiền nát. Có làm như thế mới chống  đỡ được chiến tranh. Và bất cứ là ai sau tôi cầm quyền lãnh đạo chiến tranh,họ sẽ bắt buộc phải xử dụng những phương pháp như tôi,hoặc đất nước này sẽ mất vào tay cộng sản.

Và nếu những người Mỹ hiểu được tình thế cực kỳ nguy hiểm,và còn biết bao vấn đề khó khăn không thể nào vác nổi trên đôi vai của quốc gia chúng tôi. Tôi cảm thấy chắc chắn rằng,người Mỹ sẽ không còn nỗ lực để đầu độc dư luận nước Mỹ khi nhìn vè VN nữa. “

Ông Diệm tra vấn nước Mỹ:

“ Có thực sự nước Mỹ hiểu được là cuộc chiến đấu gian khổ của chúng tôi với cộng sản là gì không ? Đây là một cuộc chiến tranh toàn diện (total war),một cuộc chiến tranh khác thường không lấy chiến trường để quyết định.Nhưng là một cuộc chiến với những nỗ lực làm tiêu hao soi mòn từ từ tinh thần của đối phương,một cuộc chiến tranh mở ra trên khắp các mặt trận,chính trị,kinh tế,ngoại giao,tuyên truyền và quân sự,và mở ra trên tầm mức quốc tế trên khắp thế giới. Nếu nhìn vào bản đồ thế giới,người ta có thể nhận ra ở điểm nào với thời gian là ba năm chiến tranh với CS gây ra đã làm thay đổi bộ mât của thế giới kể từ Đệ II Thế Chiến. Và nếu chúng tôi có mặt tại VN để đối đầu với chiến tranh do CS gây ra một cách thành công—rồi từ bài học thành công trong chiến tranh VN,  chúng tôi sẽ giúp cho cả thế giới chống lại làn sóng CS. Và đó là việc làm chúng tôi đang làm. Đừng quên rằng trong cuộc chiến tranh này bên nào vũng tâm bề chí chiến đấu tới giờ phút cuối—người đó sẽ thắng”.


Higgins nhìn lại nhữ sự kiện đã được viết xuống,cô bị những lời nói của TT Diệm đã làm chấn động mạnh mẽ vào tâm tư của cô.

“ Those who come after me “.

“những người kế tục vai trò lãnh đạo của tôi” TT Diệm nói:

“ Cái chìa khóa của mối tương quan liên hệ ngoại giao với cường quốc như HK và một tân quốc gia vừa mới được độc lập như trường hôp của VN; hoặc là tôi lãnh đạo đất nước này,hay những ai kế tiếp vai trò lãnh đạo của tôi—Điều tiên quyết phải đòi hỏi là—luôn luôn tôn trọng nguyên tắc nền tảng về quyền tối thượng (sovereignty) của tân quốc gia độc lập của VN. Tân quốc gia độc lập (the new national independence)—ở đó biết bao con người đã chiến đấu trong máu,nước mắt và mồ hôi để dành lại nền độc lập với bao trầm luân khổ ải chồng chất của họ “

Cuối cùng Higgins đã kết thức cuộc phỏng vấn và trao đổi với TT   khi quay qua hỏi TT Diệm về nền tảng triết lý chính trị của thuyết “nhân vị” đem ra ứng dụng vào VN. Nhưng không nên dịch “personalism” mà nên hiểu thuyết nhân vị qua chủ nghĩa “nhân bản” ( humanism) thì chính xác hơn.

 

Rõ ràng là ông Diệm muốn bả vệ tôn giáo của ông,và ông đã từ chối rằng triết lý của thuyết nhân vị không có gì liên quan đến giáo lý của Công giáo. Dây là điều đã được nhắc đi nhắc lại,và đa khiến cho ông bất bình,vì ông đã bị người ta kết tội là tìm cách để áp đặt Kito giáo lên những người không phải Kito giáo. Vì thế ông Diệm nói với Higgind rằng,thuyết nhân vị rất gần những lời dậy của Khổng Tử.

Ông Diệm giải thích:

‘ Quan niệm của thuyết Nhân Vị thực ra rất đơn giản. Những người CS quan niệm cá nhân con người hiện hữu để phục vụ nhà nước. Ngược lại,thuyết Nhân Vị cho rằng nhà nước phải phục vụ cá nhân,an sinh xã hội và tự do cá nhân của con người phải được bảo vệ . Nhưng tự do không phải món quà của ông già Noel. Người nông dân của chúng tôi phải học cách hợp tác với chính quyền trong việc bảo vệ tự do bằng cách giúp đỡ lẫn nhau và giúp đỡ cộng đồng. Mỗi làng phải tự họ thành lập nên các lực lượng để bảo vệ chính họ,xây dựng các tiện ích công cộng cho các hạ tầng cơ sở như ấp chiến lược,để góp tay vào loại trừ VC. Tiếng nói của dân được bày tỏ trong các cuộc bỏ phiếu kín trong các ấp chiến lược để tổ chức và tuyển chọ để tổ chức nên cá Hội Đồng Làng Xã. Trước thời thực dân trong các làng đều có tài sản của cộng đồng và tài sản riêng tư của mỗi người dân. Cộng đồng làm chủ đất đai của cộng đồng,dùng vào việc giúp cho người dân nào không có đất canh tác sẽ canh tác trên các đất công mà sống—và con người khi sống đói khổ thì khó bảo vệ được sự chính trực của họ. Về phương diện kinh tế,vấn đề lớn trong các nghành kỹ nghệ hóa,là làm sao tìm được sự thăng bằng giữa quyền lợi quốc gia hay cộng đồng với quyền lợi riêng tư của mỗi người dân,đó là nhu cầu đòi hỏi phải có mới bảo vệ được đời sống của dân và cả đời sống quốc gia. Đó là điều phù hợp với khát vọng về truyền thống,phong tục,tập quán và nhu cầu của đất nước VN. Tại VN của chúng tôi,điều mà TP gọi là một nền kinh tế hỗn hợp. Vì chúng tôi thiếu vốn đầu tư ngoại quốc nên chính quyền phải đóng vai trò lớn trong thời kỳ kỹ nghệ hóa.

“ Trong một tình thế luôn luôn hỗn loạn liên tục đe dọa,nhu cầu cần thiết đầu tiên là trật tự và an ninh (security and order) thật vững vàng để xây dựng VN với đặc tính và với con người hoàn toàn VN của chúng tôi. Sự nhấn mạnh của chúng tôi vào thuyết Nhân Vị với cách nói là tât cả những điều như thế có thể và phải thực hiện cho bằng được trong phạm vi giới hạn bắt buộc bởi sự sống của người dân”

Higgins tiếp tục hỏi TT Diệm về HCM vào tháng 7-1963 à cả hai Miền Nam và Miền Bắc nói chuyện với nhau,sau cùng là tiến đến thống nhất hai miền Nam-Bắc. Ông Diệm nói rằng:

“ Có rất nhiều người nói đến chuyện thống nhất đất nước,nhưng lại rất it người biết thế nào để thống nhất đây ?.Thống nhất thì phải hòa giải và tôn trọng tự do của người dân. Có rất ít người Quốc Gia chịu làm áp lực với những người cộng sản Bắc Việt,đó là những người đi xâm lăng chiếm đoạt MN của chúng tôi. Lạ lùng thay,lại quay qua quốc gia nạn nhân (victimized nation) đang bị xâm lăng để áp lực hòa giải và thóng nhất. Miền Nam tự do dân chủ và Miền Bắc độc tài CS, ai là nạn nhân của ai ? ai xâm lăng ai ?

Chúng tôi đang sống trong lò lửa hừng hực của chiến tranh kéo dài suốt bao năm,mặc dù như vậy chúng tôi vẫn không chịu cúi đầu khuất phục trước những đoàn quân xâm lăng bạo ngược của CSBV,bời chúng tôi muốn cứu vãn nền độc lập của chúng tôi và vẫn muốn tiếp tục nắm lấy cơ hội để được sống trong tự do. Bất cứ chương trình thống nhất nào không bảo vệ được những giá trị của độc lập và tự do và tự chủ sẽ phản bội lại những hy sinh của toàn dân VN từ 1954, và những năm xây dựng nền Cộng Hòa của chúng tôi”

Sau khi Higgins rời khỏi Dinh Độc Lập sau cuộc trao đổi với TT Diệm suốt 5 tiếng đồng hồ chưa đưa đến một kết luận. Sau những ngày kế tiếp Higgins đã tìm thấy những sự kiện dồn dập để chứng minh cho những lý luận rất biện chúng (dialectical arguments) của ông Diệm:những hình ảnh được chụp bởi những phóng viên với một nhóm cảnh sát mặc sắc phục,những thông kê về những người đào ngũ trong hàng ngũ VC. Các tài liệu do kết quả của các cuộc điều tra về biến cố tại Huế,gồm có cả những cuốn sách và báo chí viết về nhiều khía cạnh của đời sống tại VN. Đặc biệt là cuốn The Struggle for Indochina của Ellen Hammer,viết bằng tiếng Pháp,cùng với chữ viết bằng bút chì của ông Diệm như sau :

“ Tối thiểu cô Hammer  là người đã cố gắng tìm hiểu xem chúng tôi đang làm những gì. Hammer đặt trong bối cảnh của Á Châu mà ở đó chúng tôi điều hành đất nước và chiến đấu trong chiến tranh.”

Sau đây là những điểm chính yếu đã được Hammer viết xuống:

“ Xã hội VN không giống các xã hội TP. Vì thế ngôn ngữ chính trị của TP không thể nào diễn tả đời sống VN mà không hết sức thận trọng,nếu không thì sẽ nguy hiểm với những ngộ nhận và rắc rối vô cùng”

Hammer nhận thấy,

“ Xã hội VN mang tính chất của chế độ quân chủ chuyên chế và cũng  có một số khía cạnh vế dân chủ. Mặc dù quyền hành nằm trong tay Hoàng Đế,mọi khía cạnh của đời sống VN được đặt trên nền tảng đạo đức của Khổng giáo. Những lời dậy của Khổng Tử đặt nặng về chủ nghĩa nhân bản (humanism) mang tính cách hài hòa,để đưa ra luật lệ cho từng cá nhân,chú ý tới vai trò của dân trong chính quyền,đó là những trách vụ và sự liên hệ giữa dân và chính quyền. Khi thực dân Pháp cai trị VN, xã hội VN không khác xưa kia; mặc dù quyền hành chính trị nằm trong tay Pháp nên không tránh được những mất mát trong lối sống,truyền thống xã hôi và gia đình là nơi bảo vệ những giá trị truyền thống cho quốc gia.

Khổng giáo ăn sâu vào lối sống của người dân Việt,và là nguồn gốc của văn hóa VN,không cần biết thuộc tôn giáo nào,hay đối với Công giáo và Phật giáo,đều nhấn mạnh đến trách nhiệm,đúng như thuyết Nhân Vị chủ trương. của cá nhân với xã hội.

Trong thế giới Khổng giáo,phong cách chính trị ràng buộc bởi hàng loạt các tiêu chuẩn đạo đức dành cho bất cứ ai khi phục vụ quốc gia phải có đủ tiêu chuẩn …với nước VN,việc tuyển chọ các thành phần ưu tú tinh hoa vào hệ thống chính quyền,hoặc tuyển chọn các quan hoàn toàn tùy thuộc vào giáo dục và hệ thống tuyển chọn qua các kỳ thi tuyển rất kỹ lưỡng,các viên chúc được tuyển chọn nhắm vào tài năng của họ. Trong hệ thống Khổng giáo được áp dụng vào một xã hội mà trong đó mỗi cá nhân đều biết vị trí và bổn phận của họ. Bất cứ quyền gì mà một cá nhân có được phải xuất phát từ chức năng của họ và từ vai trò của họ mà xác định vị trí của họ trong xã hội.

Vào 1954 khi ông Diêm nắm giữ quyền hành như bổn phận tuân thủ quyền hành đã mất tại các thành phố trước đây.

Nhưng từ khi ông Diệm xây dựng chế độ Cộng Hòa,từng bước một,trên nền móng đã từng ăn sâu trong xã hội Á Đông trên cá tiêu chuẩn của Khổng giáo,cùng với sự nhấn mạnh đến những quyền của cá nhân…trong sự phát huy một tín điều chính trị (poltical credo) xuất phát từ những gốc rễ mà những người chân chính tại Á Châu rất thích. Những việc làm của ông Diệm là đưa tự do vào Á Châu cũng như mở rộng nước Việt Nam Cộng Hòa.”

Cuối cùng Higgins nhận ra là ông Diệm là một mẫu mực điển hình của một người lãnh tụ và một người sĩ phu minh triết của Đông Phương. Ông bị những người TP có mặc cảm tự tôn của những con người tự cho là mình siêu đẳng (superiors) nhìn ông Diệm như những con người Á Đông hạ đẳng thấp hèn ( inferiors)vì TP có sự thành tựu vế khoa học kỹ thuật và chế dộ tư do dân chủ. Họ cho Á Châu phải học của TP mọi thứ và Á Châu chẳng đem được gì cho TP. Trong lúc ông Diệm đang cố gắng phục hồi lại những giá trị đạo đức của Khổng giáo để xây dựng dân chủ cho  NỀN CỘNG HÒA VIỆT NAM trong một bối cảnh kinh hoàng của chiến tranh mà CSBV đang gây ra. Ông cần sự trợ giúp và cảm thông của thế giới TP,nhưng bất hạnh thay,phần đông những người TP đã nghiêng về “tả phái” (left wing) nên đã dành tất cả tình cảm và trợ giúp cho CSBV tại MNVN là một quốc gia Á Châu lạc hậu đang khốn đốn dở sống dở chết trong lò lửa của chiến tranh thì lại bị toàn những chỉ trích và phỉ báng lăng nhục rất tàn bạo và bất công.

Higgins cho rằng một phán quyết của lịch sử ( historical verdict ) về ông Diệm không thể nào phỏng đoán lơ mơ được. Hoặc giả ông là một tiên tri ,một con quỉ,một vị thánh,vị anh hùng ( prophet,devil,saint,national hero ) của dân tộc VN hay một lãnh tụ xấu xa—thì cần đòi hỏi phải có đủ thời gian và nắm vững tất cả sự kiện mới có thể phê phán được. Nhưng người ta khó mà có được một cái nhìn vế TT Diệm chính là một vị quan đã bị hiểu lầm và ngộ nhận quá nhiều. ( Our Nightmare of Vietnam,pages157-179 )


 

Thẩm thức nhạc Hội Trùng Dương Của Nhạc Sĩ Phạm Đình Chương






Nhân Vật Trong Nhạc Phẩm Mắt Buồn Của Nhạc Sĩ Phạm Đình Chương



Tạp Chí Vấn Đề và Ngụy Ngữ - Tác giả Trần hoài Thư



Vấn Đề Số 52

Có những điều không thể ngờ, hay không thể  tin  mà có thể xảy ra.

Ví dụ chúng tôi có  tạp chí Vấn Đề  số 52 – số bị tịch thu -  ở xứ Mỹ này khi mà 43 năm về trước trên số 53 đăng lời cáo lỗi cùa Ban Chủ trương nguyệt san Vấn Đề  như sau:


clip_image002
 

Có phải là chuỵện khó tin nhưng có thật hay không?
Dưới đây là bìa Vấn Đề số 52, tháng 11-1971:

clip_image004

Ngụy Ngữ

Dù  Vấn Đề không giải thích tại sao số 52 bị tịch thu, nhưng sau khi đọc số này, tôi biết chắc là từ truyện ngắn của Ngụy Ngữ (NN).

Vậy Ngụy Ngữ là ai.

Ai cũng biết trước 1975 NN có một thời làm lính miền Nam.
Sau 1975, NN trở thành đảng viên CS, làm việc trong ngành điện ảnh, chuyên môn viết kịch bản, phim bản.

Là một người lính, nhưng Ngụy Ngữ là một người lính đặc biệt nhất trong số những người lính đặc biệt. Ông mang bộ đồng phục, nhưng lại chửi rủa cái bộ đồng phục ông mang trên người  dữ dội và thậm tệ  hơn ai hết.

Ông khác với Ngộ Kha, Phan Duy Nhân hay Thế Vũ v.v., những tác giả mà sau 1975, được xem là người của phía CS, dù  họ đã từng mang áo lính miền Nam trước 1975. Họ không chửi rủa bôi nhọ đồng đội  của họ. Họ chỉ chống sự hiện diện của Mỹ hay chính quyền miền Nam. Ví dụ Ngô Kha, bị chết trong tù của VNCH, sau 1975   được chế độ mới phong là liệt sĩ. Ngô Kha không chửi rủa thóa mạ hàng ngũ lính miền Nam, trái lại dành cho tập thể này một sự trân trọng hiếm tìm thấy nơi bất cứ một thi sĩ nào.

Dưới đây là đoạn thơ chúng tôi tìm được trên một số báo Mai cũ, ông làm để tặng khóa 16 Thủ Đức, trong ngày ông mãn khóa:

Cho tôi ở lại bộ binh để làm nữ hoàng của chiến trận
buổi mai thức dậy thấy ánh nắng vô tư diễn hành trên các đọt cây
doanh trại đẹp như những vần thơ
Tôi nhớ đến rượu hoàng hoa
mà tủi thương người lính thú
cho tôi làm người lính gác giặc
những chiều đóng quân nghe âm thanh cao vút của rừng thông
lặng chờ tiếng gọi âm thầm tự trong lòng đất huyền bí
hỡi những người lính Tàu, linh Nhật, lính Mỹ, lính Pháp
những người Cộng Sản
cát bụi công bình mà thương cho số phận tất cả
bởi ai đã chối bỏ chìa khóa mở cửa chốn địa đàng này
nên bây giờ có những lũ người đi vào bằng bạo lực

(Ngô Kha – Mặt trời mọc, Thơ Tự Do miền  Nam Thư Ấn Quán xb 2010)

Nếu có một người  mà  Ngụy Ngữ giống, thì người ấy chính là Vũ Hạnh.

Thật vậy, Vũ Hạnh mạt sát tờ Sáng Tạo vì tạp chí này làm số tưởng niệm Quách Thoại (1). Vũ Hạnh đã lôi cả người chết là Quách Thoại lên để tố. Ngụy Ngữ cũng vậy. Ngay cả một người chết là  cố đại úy dù Nguyễn văn Đương, nhân vật chính trong bài hát “Anh không chết đâu anh” của Trần Thiện Thanh, NN  cũng không chịu buông tha:

…Không. Vâng, không phải người  ta quay lại cảnh khốn nạn đó để đám thanh niên Nam Việt sợ không dám đầu quân đi lính để chết mất xác bên Miên bên Lào hoặc để lên án cuộc chiến tranh phi nhân đang thiêu sống cả một thế hệ thanh niên trên khắp bán đảo Đông Dương này, mà trái lại, là đang hổ trợ thêm cho chiến tranh, đang vẽ thêm một lớp sơn bóng ngời trên cái vóc dáng biệt kích của bọn lính Nam Việt, ve vuốt vào cái kiêu hãnh bệnh họan của chúng, kéo chúng ở lại trong hàng ngũ để bảo vệ cái giải đất tăm tối hời mỹ này khỏi rơi vào " vòng nô lệ của Cộng Sản"

Chuyện kể lại cái chết của một tên sĩ quan dù tại mặt trận Hạ Lào, nhắc lại thuở y còn là một thiếu úy, thiếu úy dù đi xe gắn máy chồng ba bốn mạng một xe  chạy giữa phố Sài Gòn, tông nhằm một cô gái, cô gái nhận làm em gái hậu phương đi ca hát gì đó cho lính nghe rồi nhận làm vợ tên thiếu úy luôn, tên thiếu úy lên đại úy, tên đại úy đi trận sang Lào và mở lựu đạn chết khi căn cứ bị tràn ngập, chết xong chưa yên chuyện lại còn hiện hồn mang mặt máu về đứng hát anh chưa chết đâu em.

(Vấn Đề số 52 tháng 11-71)
….

Một điều ngạc nhiên là sau số bị tịch thu  này, truyện NN không còn  thường xuyên xuất hiện  như trước, mãi đến số 56 – 4 tháng sau-  mới có một truyện vô thưởng vô phạt.
Rõ ràng, cú tịch thu này đã làm Vấn Đề phải xét lại  khi đăng truyện NN.

Nhưng một câu hỏi là tại sao kiểm duyệt không ghé mắt đến những số trước, mà chờ đến số 52?  Ví dụ, như đoạn sau đây trong truyện Phố miền Nam đăng ở số 50 tả lại cảnh một thành phố miền Nam  đóng cửa cài then ngưng mọi sinh họat khi có quân lính “rằn ri” miền Nam   ghé ngang:

…Thành phố đang sinh họat bình thường. Chợt có tin lính rằn ri đổ đến, tất cả nhốn nháo sợ hãi và những cánh cửa tiếp theo nhau khép nhanh lại, chợ tan, người thưa thớt tới lui khép nép, khắp các đường lớn đường nhỏ không còn một bóng gái trai… (Phố miền Nam – Vn đề 50 tháng 9-71).
hay trong một truyện viết về “chị Hà”  mất tích, ca ngợi hết mình phe giải phóng, đăng trên VĐ số 44: 

…Ở đó, với vô số máy thu thanh lảm nhảm từng ngày bây giờ, chị Hà được kể vào hàng ngũ những người lầm đường theo giặc…     
Chị Hà, như người cha và anh cả tôi, đã mất tích


Chị Hà đã mất tích, đã lẫn mù vào đời sống quay múa điệp trùng, đang ra sao ở một nơi nào đó. Có phải chị còn bên kia biên giới Việt Lào, còn bên kia giòng phân chia Nam Bắc, đang răng cà tai căng đứng ca hát trước đám dân Thượng, đang ngồi họp giữa những hội nghị cấp cao, súng chạy băng băng theo một viên đạn vừa bắn ngay chóc vào thân tàu giặc ngang trời, đang thoi thóp u ơ trong bệnh xá  biên khu ; hay đang khuất lấp hèn mọn giữa cái miền nam tự do chen chúc mỹ hời này, còn bồng con ngồi ru hát đêm ngày chờ tin dữ của người chồng vằn vện đang lăn lóc trên chiến  trường Đông dương, còn mặc áo đại tang đi đòi quyền sống, còn theo bọn lính què cụt hết thời đi cắm cọc chiếm đất, hay đã ngã  sấp xuống trong những vụ thảm sát máu me, đang ghẻ lỡ trong các chuồng cọp chuồng beo…,

(Ngụy Ngữ: Chị Hà  tạp chí Vấn Đề số 44)

Rõ ràng, Ngụy Ngữ (NN) đã dùng Vấn Đề để trút những hằn học căm hận lên một hàng ngũ, gọi thương phế binh VNCH là “bọn què quặt hết thời”,  kêu cố đại úy dù Nguyễn văn Đương là “tên”, kêu lính miền Nam là “bọn”… Thêm vào đó là những đoạn tả cảnh man rợ của quân đồng minh lồng  vào truyện như treo đầu người trước xe jeep… Và Vấn Đề “có lẽ” đã bị mắc bẫy khi họ luôn luôn chủ trương nhà văn phải có quyền  tự do trong sáng tác…

Có điều rất ngạc nhiên là  chẳng thấy ai phản bác  hay phản ứng gì về phía độc giả để bênh vực hàng ngũ quân lực VNCH, đặc biệt là binh chủng  “rằn ri” (nhảy dù, thủy quân lục chiến, Biệt động quân) mà NN hay nhắm vào! Hay là bởi vì tạp chí Vấn Đề chỉ dành cho một thành phần độc giả kén chọn nào đó. Ít có thành phần quân nhân đọc như tuần báo Khởi Hành chăng.

Đòn thù của Ngụy Ngữ còn dữ dội hơn cả Vũ Hạnh. Vũ Hạnh chỉ nhắm vào mặt trận văn hóa, chưa bao giờ có một câu ca ngợi lộ liễu phe trong bưng mà VH đã gia nhập từ năm 1961… còn NN thì lộ liễu công khai. Ca ngợi hết mình phía “giải phóng” là có chính nghĩa bằng cách phết sơn đen lên một tập thể quân đội miền Nam như là  “những con thú tật nguyền” một bọn “bệnh hoạn”, “say sưa”, “phá phách”, không lý tưởng… Ngay cả người sĩ quan Dù miền Nam mở chốt lựu đạn tự sát trên đồi máu sau khi đồi bị tràn ngập thì  cũng bị NN đem ra mai mỉa bỡn cợt “anh chưa chết đâu anh”. Trong khi đó thì  người chị “bên kia” là “chị Hà” -  kẻ mà “với vô số máy thu thanh lảm nhảm từng ngày bây giờ, chị Hà được kể vào hàng ngũ những người lầm đường theo giặc”, thì NN cũng mượn ý của đại tướng McArthur để  thổi bong bóng lên tận chín tầng mây:

“Chị Hà (…) đã nhập vào đoàn người đã mờ trong u chiều vô danh của đất trời vạn cổ; mờ và không bao giờ mất”.

***
Bây giờ NN  đã hả dạ. Giấc mơ của NN đã thành tựu, NN trở thành một đảng viên CS.  Con thú tật nguyền từng đăng trên Vấn Đề dưới tên Nguyễn văn Ngữ  đã được NN viết thành phim bản và dựng  thành phim.

Riêng tôi, tôi tự hỏi, chị Hà, nếu còn sống, giờ này ra sao? Hay là chị ta  đang chửi cái ông nhà văn nào đó tả chi mà tả  ác, làm như  ta  có phép thần thông: vác  súng chạy băng băng theo một viên đạn vừa bắn ngay chóc vào thân tàu giặc ngang trời! Để  thiên hạ cứ bảo cái huy chương dũng sĩ bắn máy bay Mỹ do nhà văn NN trao tặng là đồ …lèo, dỏm! Chạy theo xe … xích lô, xe dạp  thì nghe xuôi tai. Chứ băng băng theo viên đạn thì nghe không ổn chút nào!.

Hẳn chúng ta ai cũng nhớ chuyện tiếu lâm mầy ông thầy bói sờ voi, Ông khi sờ chân voi, thì bảo là cái cột đình. Ông khi nắm cái đuôi thì bảo là cái chổi chà. Có điều họ vẫn cân nhắc kỹ càng  trước khi đưa ra kết luận. Chúng ta phải thông cảm cho họ vì họ bị mù. Còn nhà văn NN thì sao? Không biết giữa các ông thầy bói sờ voi, và NN, ai mù hơn ai nhỉ?

Thêm nữa, Trung Cộng đang lăm le dòm ngó đất nước Việt Nam. Ngày xưa  ở miền Nam “mỹ hời”  ông  tha hồ chửi chúng tôi chẳng ai bắt ông bỏ tù hay làm kiểm thảo, thì bây giờ ông sống trong một xã hội mà ông mơ uớc, không biết ông có dám  đăng báo  chửi  bọn bành trướng Trung quốc như ông chửi giặc Mỹ trước đây không  nhỉ?

Ai lỗi ?

Ngụy Ngữ đến với Vấn Đề đầu tiên qua truyện Con Thú Tật Nguyền ký tên thật là Nguyễn văn Ngữ. (VĐ số 21). Sau đó hầu như cách khoảng 1, 2 số bút hiệu  Ngụy Ngữ xuất hiện thường xuyên, và sự mạ lỵ lính miền Nam càng lúc càng tận tình, tận lực. Mãi đến số 52, báo mới bị tịch thu, và đến số 56, mới có một bài không có gì đến chuyện mạ lỵ. Để rồi VĐ không còn xuất hiện nữa.

Một câu hỏi là ai chịu trách nhiệm? Hai vị chủ trương là Mai Thảo và Vũ Khắc Khoan? Hay là sở Kiểm Duyệt, hay là do  sự thờ ơ của độc giả, đặc biệt là ở SG có cả Tổng Cục CTCT?

Có người qui trách nhiệm vào  hai vị chủ trương. Bởi việc chọn bài là quyền của họ  mà. Nhưng mà, nếu  chúng ta đòi hỏi quyền được tự do tư tưởng trong sáng tác, thì  lời kết tội có lẽ  khe khắt  cho hai vị ấy chăng. Trong khi ngay số đầu, VĐ đòi hỏi phải bãi bỏ kiểm duyệt, phải tôn trọng quyền được tự do nghĩ và tự do viết. Hơn nữa, bên cạnh truyện Ngụy Ngữ, Vấn Đề còn đăng truyện của  những người viết khác mang nội dung phản bác lại những gì mà Ngụy Ngữ đã viết.

Ví dụ, trong khi Ngụy Ngữ ca ngợi hết  mình một bà chị “mất tích“ đang “cà răng căng tai”  “chống Mỹ cứu nước”:

Có phải chị còn bên kia biên giới Việt Lào, còn bên kia giòng phân chia Nam Bắc, đang răng cà tai căng đứng ca hát trước đám dân Thượng. (Chị Hà)

thì cũng trên Vấn Đề,  nhà văn trẻ Thế Vũ đã lật tẩy tại sao có 4 chữ “cà răng căng tai”. 

… Đã có bao nhiêu cán bộ nằm vùng sau ngày kháng chiến thay vì được tập kết, họ đã được ở lại cà răng căng tai mang khố sống lẩn lộn trong buông, tập bập bẹ tiếng Thượng và cưới vợ Thượng sinh con lai để rồi năm ba năm sau tiếp tục cầm súng tuyên truyền

( Biên khu, tạp chí Vấn Đề số 36 tháng 7-70)

Ví dụ, trong khi Ngụy Ngữ  ngưỡng phục chị Hà: mặc áo đại tang đi đòi quyền sống ở Saigon thì cũng trên Vấn Đề,  Trần Hoài Thư tả lại cảnh ăn cướp của phe Ngụy Ngữ cũng như sự bất chấp trước bạo lực để đòi quyền sống của người dân ở vùng nông thôn:

“Nhưng thực sự, đêm qua, nẩu về nhiều lắm. Nẩu về, bắt loa  alo, bắt chúng tôi họp mít tinh tại miểu trên, rồi gõ cửa từng nhà lấy thóc gạo. Tôi cũng bị họ đòi hai ký. Bà già Bảy có con đi lính quốc gia, họ đòi những mười ký. Bà không chịu, bả la hàng xóm. Bả nói con tôi bị chết ở Cam Bốt, đã bị các ông xử tử rồi, còn bà, bả không sợ… Bả nói muốn bắn, thì bắn bả, chứ đừng lấy gạo nhà bà nữa. Tội nghiệp, bả bị đập bằng báng súng, máu chảy lênh láng. Bà khóc rống cả đêm, khiến ai nấy trong ấp đều phải mũi lòng… Sáng nay, bả phải xách khăn gói tản cư lên quận. Bả không dám ở lại đây nữa.”
(Trần Hoài Thư – Những thẻ nhang cho hoàng hôn. VĐ số 37)

Mục đích của việc so sánh trên là để chứng minh chủ trương của VĐ là dung nạp tất cả những khuynh hướng dị biệt. Sự thẩm định là ở người đọc.  Việc  báo được phổ biến hay không là do quyết định của  Sở Kiểm duyệt SG.

Như vậy, theo chúng tôi, kẻ đáng trách là mấy ngài lảnh lương tại sở kiểm duyệt tại SG. Tại sao phải đợi đến số 52 mới tịch thu, không tịch thu số 21 khi NN đăng “con thú tật nguyền” để VĐ phải thận trọng hơn khi đăng bài NN? Tại sao không làm như họ đã làm đối với Bách Khoa, Văn? hay là họ nễ hai vị là Vũ Khắc Khoan và Mai Thảo?

Mặt khác, cũng do một phần thái độ thờ ơ của độc giả Vấn Đề chăng? Trong khi chỉ một bài của Mặc Đỗ đăng trên tuần báo Khởi Hành là “Mặc Cảm Kaki” đã gây nên phản ứng mạnh đối với những người viết văn trẻ bấy giờ (Mời đọc TQBT số chủ đề Khởi Hành và tôi), thì những bài của NN không một ai lên tiếng phản ứng.

Và cũng  vì không thấy ai lên tiếng , nên   buộc lòng tôi mới viết bài này.

Dù rằng quá muộn.

Ghi chú:

(1)Dưới bút hiệu Nguyên Phủ, Vũ Hạnh “phang” Sáng Tạo. Lý do Sáng Tạo đã làm một số tưởng niệm Quách Thoại vì Quách Thọai làm những bài thơ chống Cọng, ca tụng chế độ như Cờ Dân chủ,  Đường Tự Do:

(…) suy tôn quá đáng một nhà thơ trẻ tầm thường thỉnh thoảng mới tỏ xuất sắc trong một đôi câu, nhưng nhờ cái chết làm cho tự ái của những người khen không bị thương-tổn và nhờ cái chết mà chóng . . . hiển thánh trong một tôn giáo chưa tìm đâu ra thần tượng