khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2021

Cờ tướng, ‘món ăn tinh thần’ của người Việt cao niên ở Little Saigon





Tàu cá Tàu cộng ‘đe dọa’ vùng biển của Ecuador





Tình khúc Christophe qua lời kể của các nữ tác giả





Tàu ngầm tên lửa hạt nhân Mỹ-Trung ở Biển Đông : Cuộc đấu của thế kỷ 21





Công an chĩa súng dọa bắn nhân viên y tế được giải thích "do nóng ruột"





Phỏng vấn ông Trần Hiến





Vivaldi: 12 Concertos, Op. 7





Desperado, Eagles





Đỗ Long Vân (1934-1997) - Tác giả Hồ Đình Nghiêm

 

Tốt nghiệp Cử nhân Văn khoa ở Đại học Sorbonne, Paris.
Trở về nước sau Hiệp định Genève năm 1954. Dạy Đại học Huế và Đại học Đà Lạt.

Tác giả của các đầu sách như: "Truyện Kiều ABC", "Vô Kỵ gữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung", "Nguồn nước ẩn của Hồ Xuân Hương"...

Là nhà phê bình văn học có lối viết tài hoa vang dội một thời của miền Nam (Nguyên Sa ca ngợi, Bùi Giáng mến phục...)

Ông chọn một lối đi riêng biệt, một cung cách khác lạ, lánh xa lối mòn quen thuộc khi các nhà phê bình khác cứ mãi "tầm chương trích cú". Ông độc lập trong những suy tưởng thấu đáo của người học rộng hiểu sâu, chuyển tải và trình bày ra một văn bản theo lối cấu trúc luận của Tây phương nhưng thấu thị theo triết lý Đông phương.

Tác phẩm "Vô Kỵ giữa chúng ta..." (nhà xb Trình Bầy, 1967) có số đông người đọc tâm đắc khi được nhìn nhận thêm những góc cạnh khác, do tác giả Đỗ Long Vân diễn giải, dẫn lối vào "khu rừng kiếm hiệp" mà Kim Dung bày binh bố trận.

Trong 15 năm cầm bút, Đỗ Long Vân sống thầm lặng, ít giao tiếp tựa một ẩn sĩ. Có người ví ông là... Vô Kỵ giữa chúng ta.

Được biết gần đây nhà xuất bản Đà Nẵng vừa tái bản "Nguồn nước ẩn của Hồ Xuân Hương" và "Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung" của tác giả Đỗ Long Vân.

Anh Ở Đây, Sao Vẫn Còn Ở Đây? - Tác giả Phạm Phú Nam






Lời cuối của bài hát như là một lời tiên tri tiên đoán trước định mệnh thê thảm buồn của tác giả, trung tá Vũ Văn Sâm, Trưởng Khối Chiến Tranh Chính Trị Sư Đoàn 5 Bộ Binh, Quân Lực VNCH.
Như tất cả mọi sĩ quan thuộc Quân Lực VNCH, tháng 6 năm 1975, Trung Tá Vũ Văn Sâm cũng phải trình diện tập trung vào tù cải tạo của tân chế độ Cộng Sản.
Một vị sĩ quan tuấn tú nhiều tài năng nghệ thuật, nhìn dung gian như thế khó mà nói sẽ bị chết yểu nay mai. Nhưng rồi nhìn nấm mộ bằng ít đất đắp vội và một tấm bia viết nghệch ngoạc tên ông, thân xác phải chôn cất trên vùng rừng núi Yên Bái, ai thấy cũng sót thương cho thân phận một vị sĩ quan tài hoa như thế.
Ở trong tù, nhạc sĩ Vũ Văn Sâm đã sáng tác bài Anh Ở Đây, một bài hát nói lên đầy đủ tâm trạng của mọi người tù cải tạo, khiến nhiều người đã hát và thuộc nằm lòng.
Nhiều người đã về, trong đó có nhạc sĩ trung tá Vũ Đức Nghiêm, còn ông, "Anh Ở Đây, Sao Vẫn Còn Ở Đây?" mãi mãi không về.
Khi nói về chính sách tù cải tạo của Cộng Sản, có một số người vẫn cứ tranh cãi rằng chế độ Cộng Sản, tuy xấu xa, nhưng vẫn không đến nỗi ác độc tàn tệ, chứng cớ là những sĩ quan tù nhân cải tạo chỉ phải ở ở tù ít năm, lâu nhất là những vị tướng lãnh cũng đến 17 năm là cùng, rồi vẫn được thả về mà thôi.
Thật sự, chính sách tập trung sĩ quan VNCH vào tù cải tạo là một chính sách rất ác độc, là chủ trương của Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam, đứng đầu là Tổng Bí Thư Lê Duẩn. Ông Lê Duẩn muốn rằng, hàng trăm ngàn sĩ quan VNCH phải bị đày ải trong những trại tù nằm trong tận rừng sâu, thường được gọi là những nơi khỉ ho cò gáy đầy sương lam chướng khí, họ phải ở đó, tự khai quật đất đai, tự xây nhà để ở, tự cày cấy trồng trọt mà ăn nhưng phải lao động bằng chính bàn tay của họ, không hề có dụng cụ trợ giúp, và không đủ ăn để mà có sức lao động. Và, sau này khi họ vẫn còn sống sót, chính quyền Cộng Sản sẽ mang vợ con họ lên đó mà sống cuộc đời còn lại, trong những vùng rừng sâu nước độc đó, được gọi một cách hoa mỹ là những vùng kinh tế mới.
Sở dĩ chế độ Cộng Sản tàn độc đó đã thả tù nhân ra về vì rất nhiều lý do nằm ngoài dự tính của họ. Thứ nhất, thành phần Cộng Sản Miền Nam tập kết, có rất đông thân nhân là sĩ quan VNCH, là thành phần không tàn ác như lãnh tụ Lê Duẩn nên ảnh hưởng của họ có phần nào làm lỏng lẻo chính sách. Thứ hai, số người Việt ra đi năm 1975 gửi tiền về cho thân nhân khiến các lãnh tụ Cộng Sản nhìn thấy nguồn thu bất tận đó nên thay đổi cách nhìn, nhìn thấy "khúc ruột ngàn dặm" đang đổ tiền về cứu sống một chế độ đang ngáp ngáp vì đói. Thứ ba, cuộc tranh đấu không ngừng nghỉ của thân nhân những tù nhân đang sống ở Hoa Kỳ như hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị của Bà Khúc Minh Thơ khiến chính quyền Hoa Kỳ không thể làm ngơ, dần dần can thiệp, dẫn đến chương trình HO đón nhận hầu như tất cả mọi cựu tù nhân cải tạo và thân nhân, lên đến 70,000 tù nhân cộng với khoảng gần 300,000 thân nhân đến Hoa Kỳ định cư từ những năm 1990 cho mãi đến năm 2010 vẫn còn đến. Thứ tư, Khờ Me đỏ đánh các tỉnh Miền Nam từ năm 1976, Trung Cộng xâm lấn Việt Nam ở phía Bắc năm 1979, khiến chính quyền trung ương Hà Nội sợ cảnh thù trong giặc ngoài, phải nhẹ tay và dần dần thả tù cải tạo.
Cá nhân tôi tuy không bị tập trung cải tạo nhưng là người bị kẹt ở lại Việt Nam đến năm 1983, nên có cơ hội hiểu rõ chuyện tù cải tạo. Tôi có 5 người anh, 2 anh trai và 3 anh rể, bị tù tập trung, và sang bên Mỹ, tôi đã nói chuyện tâm tình và phỏng vấn hơn 30 cựu tù cải tạo, trong đó có tướng Trần Văn Chơn, Đại Tá Vũ Quang Chiêm, Trung Tá Nhạc Sĩ Vũ Đức Nghiêm, Trung Tá Thi Sĩ Hà Thượng Nhân, Trung Tá Lực Lượng Đặc Biệt Đỗ Hữu Nhơn, Thiếu Tá Biệt Động Quân Trịnh Trân, Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến Lâm Tài Thạnh, cũng như người tù công chức lâu năm nhất Phạm Gia Đại.
Và tôi cũng được tâm sự với những tù tập trung "danh tiếng" như người tù kiệt xuất Biệt Kích Nguyễn Hữu Luyện, Biệt Kích Nhảy Bắc Mai Văn Học và Biệt Kích Nguyễn Văn Ngô là những vị ở tù Cộng Sản trên 20 năm.
Nghe hết mọi góc cạnh mới hiểu rõ hơn chế độ và con người Cộng Sản.

Best of Francisco Tarrega





Giải thích - Tác giả Bùi Giáng

 

Có kẻ hỏi tôi: -Các hạ đọc sách Vũ Hiệp lu bù như thế, tại sao bàn về sách Vũ Hiệp, các hạ lại bàn lai rai, thua xa ông Đỗ Long Vân?

Đáp rằng: -Ấy chính bởi tại hạ đọc lu bù mà ra nông nỗi ấy. Đọc lu bù thì đâm ra mù quáng.

Cũng tỷ như bọn mê gái lu bù quàng xiên. Mê một gái thì sáng suốt nói về hồng nhan, còn mê trăm ngàn gái, thì tất nhiên điên tam đảo tứ, còn đâu bình tĩnh sáng suốt mà nhận định tố chất thiên hương?

Cũng tỷ như bọn mê đàn cầm. Nếu chuyên đánh dương cầm thì chỉ nên đánh dương cầm. Trái lại, một tay đánh dương cầm, một tay lại đèo bồng vĩ cầm, môi miệng lại đa mang ống tiêu, ống sáo, thì làm sao có thể cung thương làu bậc ngũ âm?

Cũng tỷ như bọn mê chuồn chuồn. Mê một con đã đủ. Hà tất phải mê hàng ngàn con! Làm sao theo dõi hàng ngàn cánh chuồn chuồn bay khắp không gian thiên thu vạn đại cho được? Ắt lâm vào tình trạng Tẩu Hỏa Nhập Ma.

(Tản Đà xưa bị Tẩu Hỏa Nhập Ma, ấy cũng tại ông ham uống rượu quá mức. Uống một lu đã đủ. Hà tất phải uống cho đủ bốn lu?)

Cũng tỷ như bọn ham đánh giặc. Đánh chơi một năm đã đủ, hà tất phải đánh tới hai ba mươi năm!

Cũng tỷ như bọn ham có mẫu thân. Có một Phùng Khánh mẫu thân đã đủ bát ngát lắm rồi. Hà tất phải tham lam có luôn cả Brigitte mẫu thân, Marilyn mẫu thân, Kim Cương Thái Thanh mẫu thân, Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca mẫu thân.

Cũng tỷ như bọn ham có đồ đệ. Có một thằng đủ rồi. Hà tất phải lọm cọm đa mang như ông Khổng Tử có tới ba ngàn môn đồ như vua nhà Tần có tới ba nghìn cung nữ. Té ra ông Khổng Tử cũng lại là một loại bạo chúa ru.

Lại cũng như ông Nguyễn Du ham có hơn ba trăm năm có kẻ khóc mình. Có một mẫu thân Phùng Khánh cho con bú trong hiện tại đã đủ rồi, và dỗ cho nín bây giờ đã đủ rồi, hà tất phải dỗ con nín khóc ba trăm năm sau.

Chuyện Saigon Xưa Với Phong Trào Du Ca VN - Tác giả Ngành Mai

 



Sầu Riêng - Tác giả Song Thao

 

Trưa ngày thứ sáu 15/10 vừa qua, tại thủ đô Canberra của Úc, sầu riêng lại đại náo xứ sở kangarou. Lính cứu hỏa đã được điều tới ngăn chặn một vụ mà người ta cho là rò rỉ khí đốt. Theo báo Washington Post, ông Phương Trần đã biết tỏng đây là chuyện của thứ trái thân quen với miền Đông Nam Á. Ai cũng nghĩ ông nói đùa nhưng, sau khoảng một giờ tìm kiếm, thủ phạm vụ thả mùi đúng là hắn: sầu riêng! Ông Phương có thừa kinh nghiệm. Được hỏi tại sao ông đoán trúng phóc, ông cho biết có chi khó đâu, mùi vị thoát ra từ khu Dickson, nơi có nhiều tiệm ăn và chợ Á Đông. Vậy là đúng tổ con chuồn chuồn.
Sầu riêng, thứ trái cây mà nhiều người rất ghiền, đã có thành tích từ khuya. Tại Úc cũng như tại nhiều nơi trên thế giới. Có thể nói đây là một tên phá bĩnh quen thuộc trên trái đất này. Tại trường kỹ thuật Royal Melbourne Intitute of Technology, vào năm 2018, khoảng 500 sinh viên đã chạy tóe khói ra khỏi khuôn viên trường vì có báo động về “một chất hóa học nguy hiểm” bị rò rỉ. Thủ phạm được tìm thấy là một múi sầu riêng hư thối bị bỏ trong một ngăn tủ. Năm 2019, tại thư viện đại học University of Canberra cũng báo động vì có “mùi hôi của khí đốt”. Đích danh thủ phạm cũng là sầu riêng.
Ngày 21/6/2020, cảnh sát và lính cứu hỏa đã được điều hỏa tốc tới một trạm bưu điện ở thị trấn Schweinfurt, Bavaria, Đức, sau khi nhân viên tại đây nhận thấy một bưu kiện “phát ra một mùi hôi kỳ quái”. Toàn bộ 60 nhân viên của tòa nhà đã được yêu cầu sơ tán ngay lập tức. Có 12 nhân viên cảm thấy buồn nôn nên phải chăm sóc y tế tại chỗ và 6 người khác đã được chở đi bệnh viện. Có 6 xe cứu thương và 5 xe đặc nhiệm của toán phản ứng nhanh đã khẩn cấp tới săn sóc những nạn nhân này. Khi cảnh sát mở gói bưu kiện phát mùi thì thấy có bốn trái sầu riêng!
Tháng 11 năm 2018, một chuyến máy bay cất cánh từ Bengkulu, Indonesia, đã phải hạ cánh khẩn cấp khi hành khách không chịu nổi một “mùi hôi thối” tỏa ra từ một kiện hàng sầu riêng. Kiện hàng nặng 2 tấn gồm toàn sầu riêng đã khiến hành khách bịt mũi khi bước lên máy bay. Họ đồng lòng yêu cầu phi hành đoàn bỏ kiện hàng này lại. Một người đàn ông đã tụng kinh phản đối. Nhưng phi hành đoàn giải thích là khi máy bay lên cao, mùi này sẽ hết. Theo đài BBC, một vài hành khách rất tức giận tới mức muốn ẩu đả với phi hành đoàn. Cuối cùng kiện hàng sầu riêng đã bị bỏ lại.
Tháng 10 năm 2019, chuyến bay mang số hiệu ROU1566 của hãng Air Canada với 245 hành khách đã phải quay đầu lại nơi xuất phát là Vancouver sau khi bay được 37 phút. Khi đó máy bay đang ở độ cao 2.100 thước, trong khoang máy bay nồng nặc mùi hôi. Phi hành đoàn tìm mọi cách làm giảm mùi nhưng bất thành. Phi công buộc phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp mức độ 2 Pan Pan. Có nghĩa là tình trạng nghiêm trọng nhưng không gây nguy hiểm tới tính mạng. Phi công đã phải đeo mặt nạ dưỡng khí để điều khiển hạ cánh. Ủy Ban An Toàn Giao Thông Canada cho biết mùi hôi xuất phát từ một lô sầu riêng mà nhiều hành khách mô tả là “mùi hành tây thối, nhựa thông hay nước tiểu”.
Trong một khách sạn tại Chieng Mai, Thái Lan, tôi đã thấy có yết một tấm bảng nơi thang máy cấm mang sầu riêng vào khách sạn. Khổ nỗi múi sầu riêng được tách ra trưng bày trong tủ kính của cửa hàng trái cây có màu vàng hấp dẫn, múi lại rất bụ bẫm khiến hai vợ chồng một ông bạn đi cùng không nhịn thèm được. Họ mua ngay hai vỉ tổ chảng. Khi được tôi nhắc nhở, cả hai mới tỉnh giấc mơ sầu riêng. Trả lại không được, họ phải ngồi ngay lề đường ăn ngấu nghiến cho xong. Tôi chưa bao giờ thấy một cách ăn tội nghiệp như vậy.
Sầu riêng bị xua đuổi tàn nhẫn khắp nơi vì cái mùi gây chia rẽ trầm trọng trong nhiều gia đình cũng như ngoài xã hội. Người bịt mũi cũng nhiều mà người hít hà cũng lắm. Rất nhiều người ghiền sầu riêng. Ông Khánh Trường là người bị bắt buộc nhàn rỗi. Mỗi tuần ba lần ông phải đi lọc máu. Mỗi lần lọc ông phải nằm bốn tiếng đồng hồ cho máu chạy ra chạy vô. Ông vừa cho bà con cô bác trên Facebook biết, trong lần lọc máu vừa rồi, ông đã xem tin tức của 12 đài truyền hình, đọc linh tinh các báo mạng cả trong lẫn ngoài nước. Điều ông thấy là sau đại dịch, giá cả sinh hoạt bay lên trời với tốc độ của hỏa tiễn. Ông hài ra giá xăng, giá cà phê, giá nước mắm, giá phở và giá…sầu riêng. Ông post: “Nghĩ buồn cười, vợ tôi là tín đồ của sầu riêng, ngày nào không xơi một hai múi mùi vị thum thủm nớ là bứt rứt không yên. Trước đây một trái đắt lắm cũng khoảng10 đô, nay một trái 20 đô. Tôi chọc, em ăn một múi sầu riêng bằng nhà nghèo ở Việt Nam đong được hai ký gạo. Tàn nhẫn!”. Bằng vào chữ “thum thủm” ông dùng, tôi biết ông không có cảm tình với mùi sầu riêng. Chuyện vợ chồng chia rẽ vì cái mùi không giống ai của sầu riêng chẳng phải chỉ có vợ chồng ông Khánh Trường. Chẳng lẽ tôi phải nói tôi rất thông cảm và chia sẻ với ông bạn về những cái mũi đi về hai hướng khác nhau này.
Cái mùi thiếu đoàn kết của sầu riêng phát ra từ chất chi mà hung hãn như vậy, chuyện đã làm phiền các nhà khoa học. Các nhà nghiên cứu của Đại học Kỹ Thuật Munich bên Đức đã tìm ra chất acid amin ethionine hiếm trong một vài loại trái cây, trong đó nồng nàn nhất là sầu riêng.
Cái mùi đặc biệt quyến rũ đối với các fan của sầu riêng rõ ràng là của chung, mũi ai cũng có thể bắt được cái mùi nồng nàn này, nhưng tại sao cái trái thô kệch, gai góc khắp người trông phát ớn này lại có cái tên khá thơ mộng “sầu riêng”? Có sự tích cả đấy. Vào thời Tây Sơn, tại vùng Đồng Nai có một chàng trai văn võ kiêm toàn. Chàng đã hưởng ứng theo giúp đoàn quân áo vải khiến quan quân của chúa Nguyễn vô cùng khiếp đảm. Khi Gia Long lên ngôi vua, quan quân được lệnh lùng giết những người đã theo Tây Sơn, chàng lui về quê nhà, mượn nghề dạy học để mai danh ẩn tích. Dân làng thấy nguy cơ chàng bị phát hiện nên khuyên chàng trốn đi thật xa để an toàn tính mạng. Chàng đã xuôi dòng Cửu Long đi sâu về phía Nam. Một bữa kia, khi lên bờ mua thực phẩm, chàng thấy một bà già ngồi ủ rũ bên người con gái nằm bất động. Cô gái đang bị bệnh nặng. Chàng vốn có nghề thuốc nên đã giúp cô gái thuốc thang hồi phục và dùng thuyền đưa hai mẹ con về tận nhà. Vẻ thùy mị của cô gái đã làm chàng cảm mến. Sau một tuần chay tạ ơn Trời Phật, mẹ cô gái cho biết là được thần báo mộng cho hai người nên duyên chồng vợ. Họ thành thân. Hai vợ chồng làm ruộng, nuôi tằm sống những ngày rất hạnh phúc. Trong vườn, vợ chàng trồng thứ cây có tên là “tu-rên” mà ở quê chàng không có. Khi có trái chín, vợ chàng hái xuống, tách vỏ mời chồng ăn. Ngửi mùi, chàng nhăn mặt. Vợ vội dỗ dành: “Anh cứ ăn sẽ biết nó đậm đà như lòng em đối với anh”. Ít lâu sau, vợ chàng đi chùa bị cảm gió và qua đời. Chàng nhớ thương vợ hết mực, thề hứa sẽ không bao giờ quên vợ. Khi đó tại quê nhà của chàng, quan quân nhà Nguyễn đã lơi việc lùng bắt, dân làng khuyên chàng trở về quê cũ. Trước ngày chàng lên đường, vợ chàng báo mộng cho biết sẽ theo chàng đến sơn cùng thủy tận. Năm đó cây “tu-rên” chỉ có độc nhất một trái. Khi chàng ra thăm cây kỷ niệm trước khi tạm biệt khu vườn, trái cây độc nhất này rụng xuống. Chàng mang trái theo và gieo hạt “tu-rên” trong vườn quê chàng. Lại chục năm nữa trôi qua, tóc chàng đã muối tiêu, khi trái “tu-rên” chín đúng vào ngày giỗ vợ, chàng mời mọi người tới thưởng thức thứ trái cây lạ này. Mùi của trái khiến mọi người khó chịu. Chàng vội trấn an: “Nó xấu xí, mùi vị chưa quen, nhưng múi của nó lại đẹp đẽ thơm tho như mối tình đậm đà của đôi vợ chồng son trẻ”. Chàng tách múi mời mọi người nếm. Và chàng xúc động kể lại chuyện tình của vợ chồng chàng cho mọi người nghe. Không cầm được cảm xúc, chàng khóc, hai giọt nước mắt lăn trên má chàng rơi xuống múi trái cây chàng đang cầm trên tay. Nước mắt nhớ thương bỗng sôi lên sùng sục khi thấm vào múi “tu-rên”. Ba ngày sau, chẳng tật bệnh chi, chàng mất. Từ đó, mỗi khi ăn thứ trái cây này, dân làng cảm thương đến mối tình chung của người trồng cây. Họ gọi trái “tu-rên” là trái “sầu riêng”.
Chuyện sự tích trái sầu riêng trên đây do ông Nguyễn Hữu Hiếu kể lại trong cuốn “Nam Kỳ Cố Sử”. Cái tên “sầu riêng” nghe mà xao xuyến. Dân vùng ruộng Lái Thiêu có câu hát:
Trái chi hương vị lạ đời
Sầu Riêng ấy trái dễ mời khó ăn.
Khó ăn nhưng dễ đi vào văn học. Không biết có bao nhiêu bản nhạc nói về trái sầu riêng. Tôi thử vào internet kiếm. “Buồn Trái Sầu Riêng” của Lâm Tuấn Anh, “Tương Tư Cô Bán Sầu Riêng” của Mai Lệ Quyên, “Chuyện Tình Sầu Riêng” của Mộng Thi, “Ôm Trái Sầu Riêng” của Quang Nguyên, “Hương Sầu Riêng Buồn” của Sơn Hạ. Tôi chỉ kê ra vài bài tiêu biểu. Bài nhạc đầu tay của nhạc sĩ nổi tiếng Thanh Tùng cũng…sầu riêng: “Cây Sầu Riêng Trổ Bông”.
Những bài hát quê hương có mùi sầu riêng này được nhiều ca sĩ trình bày, trong đó có ca sĩ vừa ra đi Phi Nhung. Nhân chuyện Phi Nhung, người ta nhắc lại một…giai thoại. Tro cốt của Phi Nhưng được vợ chồng Việt Hương và Hoài Phương mang từ Việt Nam sang Mỹ để trao lại cho gia đình. Hoài Phương, ngoài tài thổi kèn và hát với giọng ca khá tình cảm, còn là một người chiều vợ hết mức. Anh đã theo vợ trở về định cư tại Việt Nam, tháp tùng vợ đi khắp nơi, dành hết thời gian bên vợ. Mới đây, Việt Hương đã livestream cảnh Hoài Phương bổ bốn trái sầu riêng giùm vợ. Chuyện đáng nói là Hoài Phương không chịu được mùi sầu riêng nhưng vì yêu vợ mà hy sinh…lỗ mũi. Anh mang khẩu trang, nhét thêm vào một túi cà phê để khử mùi khi thi hành sứ mạng chiều vợ!
Nhà văn miệt đất mũi Cà Mau Nguyễn Ngọc Tư, khi trả lời câu hỏi của một phóng viên: “Chị phản ứng như thế nào trước những ý kiến “chê” văn của mình”, đã ví von: “Tôi chỉ cười. Mà tôi cũng đã nói một đôi lần với ai đó rằng mình là trái sầu riêng, so sánh thế này tôi vẫn còn thấy mình…chảnh, vì đáng lẽ tôi cỡ cóc, mận, ổi là cùng, nhưng cái mùi sầu riêng quả là đặc biệt, có người thích mê, có người nhăn nhó chê nó thối ùm. Văn của tôi cũng vậy. Đôi khi cũng buồn một chút, chứ hằn học mà làm gì!”.
Nhà thơ Nguyễn Phúc Sông Hương, giữa súng đạn ầm ỳ, trong lúc rút quân khỏi Xuân Lộc, cũng vẫn kịp đưa trái sầu riêng vào thơ. Trong bài “Nửa Hồn Xuân Lộc”, ông đã thơ:
Sáng mai chắc chắn em buồn lắm
Sẽ trách sao ta lại phụ người.
Lòng ta như trái sầu riêng rụng
Trong vườn em đó vỡ làm đôi
Ông bạn tôi, nhà văn Võ Kỳ Điền, gốc gác miệt Bình Dương, dĩ nhiên cũng dính mùi sầu riêng. Ông có một truyện ngắn mang tên “Cây Sầu Riêng Vườn Cũ”. Ông vượt biển qua tới Mã Lai, sống trong trại tị nạn, có nhiều bạn tại trại. Ông thân nhất với ông Hai Thợ Bạc, người Sóc Trăng. Thời giờ trong trại rất quởn, hai ông ngồi trong bóng mát, trên một chiếc băng ghế, nhìn xuống sườn đồi thoai thoải có vài mảnh vườn, cây cối xanh tươi, tán gẫu đủ thứ chuyện trên đời. “Chợt chú đưa tay chỉ xuống phía dưới sườn đồi hỏi: “Cái vườn ở dưới đó trồng cây gì mà cành lá xanh um?”. Tôi nhìn theo, trả lời ngay: “Cây sầu riêng đó. Mấy cây nầy mới trồng chừng ba bốn năm, còn nhỏ chưa có trái. Nếu lớn hơn một chút thì mùa nầy đã có bông rồi”. Tôi nhìn cây sầu riêng Mã Lai lá nhỏ nhưng tàn rậm hơn sầu riêng ở Việt Nam. Thấy khu vườn nầy lòng tôi đâm ngẩn ngơ. Quê tôi là xứ của sầu riêng, măng cụt, bây giờ nó ra sao? Tôi quay qua hỏi chú hai: “Ủa, chú chưa bao giờ thấy cây sầu riêng sao? Chú có ăn được sầu riêng không? Có nhiều người hễ nghe tới mùi là chạy mất, họ nói hôi không chịu nổi”. “Tôi khoái lắm chớ. Cứ tới mùa trái cây là mua mỗi lần cả chục kí, ăn tới mờ con mắt… Nhưng tiếc quá, tôi chưa có dịp đi vườn để thấy cây của nó”… “Mà chú Hai ơi, ăn sầu riêng mà ăn một mình cũng chưa đủ ngon. Phải đi vào vườn với một cô bạn gái dễ thương, lựa một nơi im mát, gom cỏ khô lại làm đệm, khui trái sầu riêng chín thơm nực nồng, cầm từng múi bằng năm ngón tay, ăn hết rồi còn liếm cơm còn dính trên các ngón tay, mút chùn chụt, nhìn nhau mà cười mới đã thèm”. “Sao tả cảnh nghe mê quá vậy. Chắc thầy Tư ăn sầu riêng kiểu đó hoài?”. “Phải được như chú nói, cũng đỡ. Nhiều khi tôi nghĩ tới còn tức mình. Hồi đó tới giờ, ngồi dưới gốc cây sầu riêng thì nhiều, còn ăn như vậy thì chưa bao nhiêu. Bây giờ ngồi đây, nhớ tới kỷ niệm mà trong lòng nao nao. Lúc đó tôi vừa được hai mươi tuổi…”.
Nhân vật xưng tôi, đánh chết cũng chính là tác giả, nhớ lại chuyện xưa. Sở dĩ tôi nói vậy vì tôi biết ở ngoài đời ông nhà văn họ Võ này thật thà như đếm, có chi nói đó, thẳng tuồn tuột. Hai chục năm trước, ông có một mối tình với cô em của bạn tên Phương. Ông thường xuống vườn của gia đình cô Phương ở Cầu Ngang chơi. “Phương xinh xắn, dễ thương, lăng xăng làm các món ngon để đãi khách. Chúng tôi thường ăn dưới gốc cây sầu riêng lớn. Vườn nhà Phương rất rộng, các mương nước nhỏ đầy rong. Nước trong vắt, thấy được những con cá bãi trầu, cá lia thia, cá lìm kìm, lội nhởn nhơ dưới đó. Đất đen mầu mỡ, cây dâu, cây măng cụt, cây sầu riêng, có những tàng lá xanh um, mát rượi. Tôi ngồi mà nghe lòng khoan khoái, mắt nhìn ánh nắng lấp lánh qua các khoảng lá thưa. Đâu đây có con chim hót trên cành, tiếng nghe trong trẻo quá”.
Thời buổi chiến tranh, người trong quân ngũ, người nơi vườn quê, chàng trai lính chiến không dám đèo bòng, sợ nếu có mệnh hệ nào thì tội cho người tình…sầu riêng. Bàn tay vướng víu súng đạn không níu được trái sầu riêng vườn nhà. “Câu chuyện đã trên hai mươi năm rồi, bây giờ tôi còn nhớ lại như in. Cái kỷ niệm ngày xưa sao mà êm ái nhẹ nhàng quá. Tôi với chú Hai thợ bạc, ngồi im lặng bên nhau. Mỗi người một ý nghĩ vụn vặt, tản mác. Xa quê hương là xa hết những cảnh, những vật, những người thân yêu. Trước mắt tôi, bây giờ cũng có cây sầu riêng. Nhưng đâu phải là cây sầu riêng vườn cũ. Phương bây giờ đã có chồng, có con. Biết được nàng hạnh phúc, tôi mừng lắm. Nhưng rồi vận nước đổi thay. Hiện giờ vợ chồng con cái nàng vẫn còn ở nguyên nơi quê xưa. Liệu nàng có đủ sức khoẻ và nghị lực để vượt qua những khổ nhục mà chế độ mới đưa tới hay không?”.
Câu hỏi không chỉ riêng của tác giả mà của tất cả mọi người xa nhau vì nước mất nhà tan. Tôi muốn trách ông bạn nhà văn. Ông đã biến sầu riêng thành sầu chung!

Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2021

Chim cánh cụt “bơi lạc” 3.000 km





Nhóm hoạt động môi trường đổ phân trước văn phòng bộ trưởng Úc





Sài Gòn kích hoạt lại trạm y tế lưu động, giúp hồi phục Kung Flu tại gia





Mưu sinh bấp bênh thời dịch





Trình diễn thời trang tu sĩ





Nga, Belarus tập trận chung gần Ba Lan, ‘sẵn sàng đánh trả’





Qatar đại diện ngoại giao cho Mỹ tại Afghanistan





Tướng hồi hưu Lương Xuân Việt được vinh danh ‘Người Mỹ xuất sắc’





Giảm khí thải ô nhiễm, Hà Nội hỗ trợ dân ‘đổi xe cũ lấy xe mới’





Thủ tướng Việt Nam hứa khắc phục tình trạng thiếu lao động





Giá xăng tăng - tăng đến bao giờ?





Giải pháp thông minh giúp người dân Châu Phi chống biến đổi khí hậu





Trung Quốc : Lịch sử đảng Cộng Sản theo tầm nhìn của Tập Cận Bình





Khủng hoảng di dân Belarus - Ba Lan





Khủng hoảng di dân : Thổ Nhĩ Kỳ, kẻ châm "mồi lửa" ?





Thảm họa nhân đạo Ba Lan-Belarus : Minsk là cánh tay nối dài của Nga để khuynh đảo Liên Âu ?





Đợt dịch Covid-19 thứ 4 tại Đức là một cảnh báo cho những nước châu Âu khác





Facebook, YouTube “đồng lõa” kiểm duyệt ở Trung Á ?





Một năm cầm quyền, Joe Biden đã xóa được "bóng" của Donald Trump ?





Thomas Pesquet trở về trái đất





Ca cao Việt Nam “chất lượng cao” liệu có dễ được thị trường quốc tế đón nhận ?





Quảng Ngãi: tàu cá Indonesia vào sâu trong vùng biển của Việt Nam





Phụ nữ mắc kẹt trong ống cống ở Tàu





Nhà hoạt động Đỗ Nam Trung bị Viện kiểm sát cáo buộc "xúc phạm vĩ nhân, lãnh tụ".





“Chính phủ cần ưu tiên vắc-xin cho Thành hồ”





Tập Cận Bình cảnh báo Chiến Tranh Lạnh ở Châu Á





Những "pha hài hước" ở các phiên chất vấn Thủ tướng và các Bộ trưởng trước Quốc hội





Người Việt đổ nhau đi xem bóng tròn sau phong toả





Người trồng rau Tết lo “mất trắng” vì lũ cuối năm





Tập Cận Bình được ca ngợi như Mao Trạch Đông





Tàu cộng gắn camera cảm biến phát loa xua đuổi dân Việt ở hàng rào biên giới





Chuyện của những người giàu “mới” tại Việt Nam hôm nay - Tác giả Tuấn Khanh


Hồi Tháng Mười Một 2021, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc VietJet Air, bỗng nổi như cồn, về chuyện móc túi tặng cho một phân viện của Đại học Oxford 155 triệu bảng Anh. Chuyện của bà đã tạo ra nhiều hiệu ứng rất thú vị trong xã hội Việt Nam.

Dễ thấy nhất là nhiều cây viết phục vụ cho các chính sách nhà nước, hay mơn trớn giới nhà giàu xã hội chủ nghĩa, lập tức lên giọng bảo vệ cho sự kiện này. Một trong các ngôn luận nổi cộm là kiểu phê phán thói xấu người Việt, rằng không hiểu sao đám đông vẫn hay “ghét” người giàu vô cớ, ganh tị hoặc không công bằng với người làm ra của cải hôm nay. Dĩ nhiên, đọc là hiểu những ngôn từ đó nhằm bênh vực, che chắn cho một lớp đại gia hôm nay – trong đó có không ít người bỗng vụt lên giàu có như huyền thoại, không có lời giải. Loại huyền thoại dễ bắt gặp của một tầng lớp “thắng cuộc” sau 1975. Nói nôm na là không khác mấy chuyện Alibaba một ngày chợt nhìn thấy cửa hang châu báu rồi nghiễm nhiên trở thành ông chủ, bà chủ.

Thật ra, không ai tự dưng dòm ngó gì bà Thảo hay giới nhà giàu cả. Chuyện bà bỏ một số tiền khổng lồ để nâng đỡ cho việc xây dựng chất xám của nước Anh, và cả cho giá trị cá nhân mình – là quyền và chọn lựa riêng. Bất chấp những lời đồn thổi về nguồn gốc của số tiền ấy, trong khi giới kinh doanh bàn tán rằng vào tháng trước, VietJet của bà khai lỗ và kêu khó với nhà nước là hãng bay này đang “thiếu hụt khoảng 10,000 tỉ đồng để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh”.

Không thể phủ nhận rằng hôm nay Việt Nam có rất nhiều người giàu có. Đã qua các thời Việt kiều từ mọi phương trời về quê, xòe ra nắm ngoại tệ khiến ai cũng xanh mắt. Giờ thì thế hệ mới từ trong nước bay ra ngoại quốc mua cả một siêu thị, mua năm ba căn hộ một lúc bằng tiền mặt là chuyện bình thường. Dân làm lụng đầu tắt mặt tối, đóng thuế sôi mồ hôi cho chính phủ tư bản ngẩn người hỏi nhau “vì sao họ nhiều tiền vậy? Họ làm cách làm mà giàu vậy?”.

Khoảng cách xã hội giữa tầng lớp thượng lưu trong đó có những kẻ giàu có một cách khó hiểu với tầng lớp nghèo khổ cùng mạt tại Việt Nam ngày càng kinh khủng (ảnh: VNE)

Việt Nam là một quốc gia chứa nhiều bí ẩn mang màu sắc dị thường. Từ chuyện những bà mẹ, vợ của những người bị đẩy vào trại học tập cải tạo làm sao để nuôi lớn những đứa con nheo nhóc của mình, làm sao có thể giữ gia đình tồn tại được ở miền Nam sau năm 1975, trong thời kỳ dò xét và khắc nghiệt ngăn sông cấm chợ qua từng ngày; cho đến một ngày lại đột nhiên thấy lớp nhà giàu mới nổi lên ở khắp nơi, cất giọng huyênh hoang dạy dỗ trên cả truyền hình, báo chí. Những người giàu nhất được xuýt xoa mô tả và đôi khi khoác thêm chiếc áo yêu nước – nhưng không chắc có mấy ai trong số đó có một hồi ký chân thật về đời và cách làm giàu của mình.

Và khi những người giàu xuất hiện nhiều hơn, không kiềm chế nổi sự xa hoa hay sự thèm muốn chứng minh đẳng cấp nhất định của mình, thì cũng sản sinh ra một lớp người ve vuốt và bảo vệ cho giai cấp ấy. Hơn 30 năm trước, ở miền Bắc cũng như miền Nam, khi được hô là “nhà giàu” thì không ít người tái mặt. Giờ thì khác, hợp thức hóa đời sống giàu có là một nhu cầu bức thiết trong đời sống chính trị của giai cấp cách mạng vô sản cầm quyền.

Ở nhiều khu định cư của người Việt Nam trên thế giới, người ta vẫn hay giật mình chứng kiến sự xuất hiện của lớp người mới ấy, còn có thêm con cái, tài sản dịch chuyển… “Toàn là người bên Việt Nam mới qua”, lưu dân người Việt vẫn nói khẽ với nhau. Nhưng điều lạ, đó không là người Việt mà chúng ta thấy mỗi ngày trên các trang báo, truyền hình từ trong nước: Những người cơ cực không thể ngẩng đầu, những người bị bỏ tù vì lên tiếng trước những điều trái khoáy, hay gần nhất, là những đoàn người tháo chạy về quê giữa đại dịch trong niềm tuyệt vọng.

Thỉnh thoảng, ở giữa cuộc trà nước vỉa hè cũng có những cuộc tranh luận về nguồn gốc của người Việt giàu có thượng lưu của đất nước hôm nay. Dĩ nhiên, có những người cả đời gầy dựng và tạo nên của cải đáng tự hào, làm nên những giá trị có thật. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp khác, mà sự bùng phát phồn thịnh của họ – hay gia đình họ – có thể làm chung quanh ngỡ ngàng. Trên báo chí, thỉnh thoảng có người tự tiết lộ, giải thích rằng họ đã qua một thời gian dài buôn chổi đót hay làm men giá đỗ, trồng cây cảnh… nhưng nói gì thì nói, tầng lớp đó tạo ra sự hào nhoáng nhất định về một Việt Nam, và cũng tạo ra những hố thẳm về sự cách biệt giai tầng của cả Việt Nam.

Không chỉ người Việt nhìn nhau và thắc mắc. Nhìn vào Trung Quốc, nhiều người nước ngoài cũng tò mò khôn xiết. Trên tờ Financial Review, với bài viết có tên “Người giàu Trung Quốc: Họ lấy tiền ở đâu ra vậy?” (China’s rich: where do they get their money?), nhà báo nữ Sul-Lin Tan đặt một câu hỏi thảng thốt về quê hương của mình, nơi có một mô hình phát triển và cộng đồng “khá giả” bất ngờ mà cô nhìn thấy. Một trong những biểu hiện của cộng đồng khá giả đó là họ luôn mang căn bệnh cố phô ra hình ảnh giai cấp của họ. Nếu để ý, bạn cũng thấy người Việt Nam lâu nay cũng có một tầng lớp thích giới thiệu mình như vậy với đủ các chiều đạo đức giả lẫn biểu lộ trơ trẽn. Sâu thẳm trong việc trình bày sự giàu có của mình, có không ít những vị đại gia muốn được chính danh trong đời sống, chứ không cần e dè che đậy như nhiều năm trước. Dường như thời đã tới rồi.

Tháng Sáu năm nay, trên tờ SCMP, trong bài Indonesia targets its crazy rich Asians with 35 per cent income tax in bid to heal coronavirus-hit economy”, tác giả cho biết rằng, chính phủ Indonesia đang dò tìm để xem những “kẻ giàu điên cuồng” – giàu không giải thích được là như thế nào để đánh thuế thu nhập lên 35%. Nghe tin không khỏi mỉm cười: Indonesia, đất nước căm ghét cộng sản đến tận xương tủy, nhưng hành động không khác gì lý thuyết tinh thần cộng sản cao quý đã mất ở Châu Á. Indonesia gọi những kẻ đó là giàu điên cuồng (crazy rich). Loại giàu mà ở nước Mỹ vào thập niên 1950-1960 chỉ có bọn băng đảng, buôn lậu và tham nhũng cấu kết với chính quyền mới có thể tạo được cơ ngơi.

“Tiền của họ từ đâu mà có?”, nhà báo Sul-Lin Tan nhận được lời đáp từ một nhà đầu tư Trung Quốc giấu tên, rằng “Tiền? Mọi thứ đến từ những người làm quần quật ngày đêm ở Trung Quốc”. Bộ phim Crazy Rich Asians phát hành năm 2018 là một lời giải thích nhỏ. Mặc dù bộ phim mượn bối cảnh ở Singapore chứ không phải Trung Quốc, nhưng câu chuyện thì đầy gợi ý. Rõ ràng có nhiều loại của cải ở châu Á, nhất là ở các nước độc tài cộng sản mà nhiều người ở phương Tây không thể nào hiểu được. “Tôi từng chứng kiến ​​nhiều người phương Tây há hốc mồm, trong một buổi bán biệt thự đắt tiền hoặc một bữa tiệc châu Á ngập tràn Prada và trứng cá muối. Nhưng nên nhớ, phía sau những điều đó vẫn là vô số người nghèo của đất nước họ” – bà Sul-Lin Tan nói.

Trong một nhận định của Aidan Foster Carter, chuyên gia về xã hội học và nghiên cứu Bắc Hàn hiện đại vào năm 2013, ông mô tả rằng chế độ cộng sản này dựng nên một mô hình kiểu mẫu mà Trung Quốc lẫn các nước cộng sản khác đều âm thầm học theo. Đó là hình thái đảng toàn trị và chỉ có giai cấp khá giả ăn theo đảng, còn lại tất cả – là nhân dân cần lao. Đó là một bộ máy nô lệ kiểu mẫu nuôi sống và duy trì chế độ. Giả như một đại nạn tới, chính quyền Bắc Hàn kêu cứu, điều đó không có nghĩa họ yêu nhân dân mà thật ra chỉ là sợ mất hay hao hụt tần suất duy trì chế độ từ nhân dân – lực lượng nô lệ.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy sự ích kỷ và tự mãn của một giai cấp khá giả lộ diện ở các nước độc tài – cộng sản, thỉnh thoảng bộc lộ qua lời ủng hộ nhiệt thành các chính sách của nhà nước, hay tuyên bố vung vít về hiện trạng xã hội như một triết gia. Nhưng nhiều người trong số họ luôn thầm kín ôm ấp những khát vọng xây dựng những thành trì khác của cuộc đời bên ngoài quê hương mình như một loại bảo hiểm hưởng thụ bí mật. Bạn hãy ngồi xuống, tự ngẫm nghĩ xem mình đã bắt gặp những điều này ở đâu trong đời?

Vụ Han Sara bị chỉ trích: Kiểm duyệt ảnh hưởng đến nhận thức nghệ thuật của mấy thế hệ! - Source RFA Viet

 

Vừa qua, việc cô ca sĩ Han Sara người Hàn Quốc trình diễn ca khúc có tên Cô gái Z, với lời hát được trích từ một ca khúc Nhạc cách mạng (nhạc đỏ) đã dấy lên tranh luận trên mạng xã hội và truyền thông nhà nước ở Việt Nam. Một nhạc sĩ cho rằng việc kiểm duyệt gây cản trở trong sáng tạo nghệ thuật.

Màn biểu diễn trên là một phần của một chương trình giải trí truyền hình mang tên The Heroes, được phát sóng hôm 6 tháng 11 trên VTV3. Trong đó cô ca sĩ người Hàn Quốc đang sinh sống ở Việt Nam làm mới ca khúc Cô gái mở đường, đưa thêm vào những lời lẽ đề cao nữ quyền và trình diễn theo xu hướng hiện đại.

Sau khi chương trình này được phát sóng thì nhiều người sử dụng mạng xã hội Việt Nam đã chỉ trích cô ca sĩ vì cho rằng cô đã làm biến tướng bài hát, thậm chí, nhiều người còn cáo buộc phần trình diễn trên là “trái với thuần phong mỹ tục”, hay “phản cảm”.

Báo chí Nhà nước cũng đồng loạt đưa tin về phản ứng tiêu cực của khán giả đối với phần biểu diễn của cô ca sĩ người Hàn.

Trả lời phỏng vấn của RFA, nhạc sĩ Tuấn Khanh, một nhạc sĩ kỳ cựu ở Việt Nam từng xuất hiện ở nhiều chương trình âm nhạc trước đây, cho rằng phản ứng tiêu cực của nhiều người trước sự đổi mới trong âm nhạc là hệ quả của chính sách kiểm duyệt.

Cụ thể, Nhạc sĩ Tuấn Khanh nói:

“Đó là câu chuyện của hệ quả của kiểm duyệt đối với một thế hệ hoặc nhiều thế hệ. Bởi vì kiểm duyệt nó như là một cái thứ vòng kim cô trong suy nghĩ vậy. Nó dẫn đến tình trạng là con người ta sẽ ở trong tình trạng là chỉ còn phân định được đâu là cái thứ nội dung được thể hiện, không thích hợp với nhà nước, hoặc trở thành thù địch với họ. Bởi có những giá trị được tôn vinh riết trong chuyện kiểm duyệt dẫn đến chuyện họ xem nó giống như là một thứ tôn kính hoặc là một thứ không thể chạm vào.”

Nhạc sĩ Tuấn Khanh cũng cho rằng thế hệ trẻ trong nước bây giờ bị gò bó trong tư duy về cái gì được phép và cái gì không được phép. Do đó tạo ra lực cản rất lớn đối với sáng tạo trong nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng.

Sau khi bị báo giới chỉ trích, cô ca sĩ Han Sara đã phải lên tiếng xin lỗi, đồng thời các đoạn video liên quan đến vụ việc đều bị nhà đài gỡ bỏ trên các nền tảng mạng xã hội Tik Tok và YouTube.

Phim Vị đoạt giải thưởng quốc tế nhưng nhà sản xuất phải từ bỏ "quốc tịch Việt Nam" của phim để được trình chiếu. Ảnh: VOV

Ở trong nước những năm gần đây, người dân đã chứng kiến sự lên ngôi của nhạc rap với chương trình Rap Việt, nhưng theo nhạc sĩ Tuấn Khanh thì chính quyền chỉ cho phép sự phổ biến của thể loại nhạc này sau khi đã đảm bảo rằng những nghệ sĩ nhạc Rap đã được kiểm duyệt, và hệ quả của chính sách này, theo nhạc sĩ Tuấn Khanh là sự mất chất của nhạc Rap ở Việt Nam. Ông nói:

“Nhạc rap bây giờ nó là bị làm mất đi cái nội dung thật, nhạc rap bây giờ nó trở thành một cái bài đọc có vần, đùa giỡn và nó không còn giá trị xã hội nào hết. Trong khi nhạc rap bản chất của nó là những ngôn từ để định đoạt tất cả số phận, nói về con người, nó rất là hiện thực. Thì hôm nay nhạc rap chỉ còn là một rò vui, nó trở thành một thứ không còn giá trị.”

Kiểm duyệt trong nghệ thuật gần đây đã trở thành đề tài tranh luận nóng ở Việt Nam sau khi có chuyện các bộ phim được sản xuất bởi đạo diễn người Việt, tuy thắng giải liên hoan phim ở nước ngoài nhưng lại bị cấm chiếu ở Việt Nam do vi phạm các chính sách kiểm duyệt.

Dư luận và giới chuyên môn vừa qua đã mạnh dạn hơn trong việc yêu cầu nới lỏng chính sách kiểm duyệt đối với các ấn phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, hiệu quả chưa thấy đâu thì thành viên được cho là tiến bộ nhất của Hội đồng duyệt phim là đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp đã bị loại bỏ, với lý do “có nhiều phát ngôn không phù hợp”, điều này cho thấy những nỗ lực chống lại kiểm duyệt ở Việt Nam sẽ còn gặp lực cản rất lớn.

Sự Khởi Đầu Của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản – Tác giả Michael Phương Minh Nguyễn

 

Kể từ 1975, Người Việt tỵ nạn cộng sản đã đặt chân lên đất Hoa Kỳ và nhiều quốc gia trên thế giới. Hầu hết được tập trung tại các trại tỵ nạn tại với quy chế tỵ nạn cộng sản (còn gọi là tỵ nạn chính trị) rồi lần lượt được bảo lãnh của sự nhân đạo của nhiều người dân Hoa Kỳ khắp nơi (bởi chính sách của chính phủ Hoa Kỳ khích lệ). Người Việt đã được định cư nhiều nơi của nhiều thành phố trên lãnh thổ xứ lạ quê người, tại nơi đó được giúp đỡ chỗ cư ngụ và việc làm.
Tuy nhiên, bởi môi trường hay tình trạng nơi cư ngụ không phù hợp, lần lượt người Việt đã tìm đường để hội tụ với người đồng hương; và từ đó những nơi người Việt hội tụ về thành phố hay khu vực để sinh sống đã trở thành một cộng đồng, mà cộng đồng của người Việt đầu tiên đó là thành phố Santa Ana (thuộc địa hạt Cam / Orange County), rồi những thành phố khác trên đất Hoa Kỳ cũng đã được người Việt tập trung như thành phố Fair Fax Virginia (cạnh Hoa Thịnh Đốn / Washingtion D.C.), thành phố Houston (thuộc tiểu bang Texas), thành phố San Jose (thuộc tiểu bang California). Ngoài ra, còn nhiều còn nhiều cộng đồng người Việt tại nhiều thành phố Hoa Kỳ như New York, Seattle, Denver, Atlanta, Philadelphia, Atlantic City, Tampa Bay, Orlando, New Orlean, Portland, Chicago, Minneapolis, v.v…
SỰ HỮU ÍCH CỦA CỘNG ĐỒNG
Từ sự hình thành một cộng đồng của người Việt tỵ nạn, những người định cư trước giúp đỡ người đến sau; từ việc ổn định nơi cư ngụ, giới thiệu việc làm, hướng dẫn thủ tục xin trợ cấp, thủ tục hỗ trợ y tế của chính phủ cho đến nhập tịch Hoa Kỳ, v.v… Nói chung là khi người cùng hoàn cảnh hay cùng một cảnh ngộ đến với nhau thì việc đùm bọc cho nhau một cách nhiệt tình. Rồi những cơ sở thương mại từ phòng mạch y khoa, văn phòng bảo hiểm, và các dịch vụ cần thiết được mở ra đáp ứng cho người Việt cần đến. Nhờ sự hội tụ này, người Việt có được phương tiện để vượt qua những khó khăn trước mắt tại nơi xứ lạ quê người, và nhiều cơ sở thương mại đã thịnh vượng cũng do việc người Việt trong cùng cộng đồng hỗ trợ và chiếu cố.
Việc người Việt hội tụ với nhau đã giúp người Việt trên đất Hoa Kỳ trở thành một trong những sắc tộc thiểu số tại Hoa Kỳ gặt hái nhiều thành quả những thập niên qua; giúp cho nhiều người trở thành các nhân vật thành đạt và góp phần đắc lực cho xã hội và đất nước Mỹ hiện nay.
Nhờ cư ngụ đông người Việt tại ba thành phố như Santa Ana, Westminster và Garden Grove; các cơ sở thương mại và dịch vụ kinh doanh được mọc lên, từ đó với ý nguyện chung của người Việt (bao gồm các thương gia và cộng đồng người Việt) đã vận động chính quyền địa phương để được hình thành khu vực chung của người Việt được gọi là Little Saigon và trở thành trung tâm thương mại, môi trường sinh hoạt của người Việt qua nhiều lãnh vực như văn nghệ, văn học, và văn hóa; qua những lãnh vực đó những truyền thống văn hóa được duy trì nhằm giúp cho người Việt được kết nối thân mật hơn.
VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG
Vào đầu thập niên 1990, tại nhiều thành phố tại Hoa Kỳ, các cộng đồng người Việt được hình thành, đề xướng thành lập tổ chức ban đại diện Cộng Đồng của người Việt. Vai trò của tổ chức đại diện cộng đồng là để bên vực quyền lợi người Việt trong cộng đồng đó. Ngoài ra, còn thực hiện các buổi lễ truyền thống của dân tộc như: Giỗ Tổ Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Tết Nguyên Đán, Tưởng Niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và Ngày Quốc Hận (30 Tháng 4) v.v…
Các Tổ Chức Đại Diện Cộng Đồng của người Việt được thực hiện qua phổ thông đầu phiếu tức là do chính người Việt sống trong cộng đồng đó bỏ phiếu chọn người đại diện cho cộng đồng mình, mà Tổ Chức Cộng Đồng Người Việt tại thành phố Houston trở thành tổ chức đầu tiên được thực hiện bằng hình thức phổ thông đầu phiếu, và sau đó nhiều cộng đồng khác đã thực hiện. Hầu hết thành viên của ban đại diện của từng cộng đồng đều là những người thiện chí, nhiệt tình qua việc góp sức để làm cho cộng đồng người Việt được phát triển qua ba lãnh vực như: an sinh xã hội, duy trì và tiếp nối truyền thống dân tộc, và đấu tranh cho Việt Nam không còn cộng sản.
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG
Cho đến ngày nay, vì khiếm khuyết trong việc PHỤC VỤ cộng đồng được hiệu quả, nên nhiều Tổ Chức Cộng Đồng đều bị bế tắc trong việc đại diện cho Tổ Chức Cộng Đồng nói riêng và trong cộng đồng người Việt nói chung. Những điều cần lưu ý để có thể duy trì một Tổ Chức Cộng Đồng được hiệu quả: Người tham gia cần phải thể hiện TINH THẦN cộng đồng, Ý THỨC vai trò trong cộng đồng, và tích cực PHỤC VỤ cho mọi người trong cộng đồng. Đại Diện Cộng Đồng không đồng nghĩa với lãnh đạo cộng đồng.
Phương cách chọn người đại diện Cộng Đồng bằng phương thức phổ thông đầu phiếu là một phương thức rất dân chủ, tuy nhiên ban tổ chức bầu cử của Cộng Đồng có quá nhiều khiếm khuyết trong việc đưa ra các điều lệ và luật lệ tranh cử cũng như bỏ phiếu, cho nên dẫn đến sự mất tin tưởng của người bỏ phiếu cho bên thắng cử hay liên danh đồng tranh cử bị thất cử, và từ đó tạo ra bất chấp và tự đứng ra thành lập một Tổ Chức Cộng Đồng khác. Ở Hoa Kỳ ai cũng có quyền thành lập Tổ Chức Cộng Đồng theo ý mình, miễn sao không trùng tên với Tổ Chức Cộng Đồng đang hiện hữu. Nhưng vấn đề là Tổ Chức Cộng Đồng được thành lập để tự làm đại diện cho chính mình hay đại diện cho cộng đồng nói chung? Nếu thành lập một Tổ Chức Cộng Đồng nhằm để PHỤC VỤ cho người Việt trong cộng đồng thì đó là điều đáng khích lệ, chứ không phải thành lập một Tổ Chức Cộng Đồng để tranh giành quyền lãnh đạo cộng đồng. Nếu có điều đó thì người Việt trong cộng đồng cần phải xem lại họ có xứng đáng để đại diện cho chúng ta?
ĐỂ CÓ MỘT CỘNG ĐỒNG ĐƯỢC VỮNG MẠNH
Người Việt trong cộng đồng cần khích lệ mọi người trong cộng đồng cùng hướng tới ba lãnh vực cơ bản là KINH TẾ, XÃ HỘI và VĂN HÓA:
Khuyến khích phát triển kinh tế của mỗi người Việt trong cộng đồng.
Đầu tư nguồn tài chánh thặng dư vào các quỹ sinh lợi tức hay kinh doanh.
Tạo cơ hội cho người Việt sống trong cộng đồng có việc làm phù hợp với khả năng và trình độ, nhằm có thu nhập tốt.
Ủng hộ các cơ sở thương mại có sản phẩm chất lượng và phục vụ tốt; tẩy chay các cửa hàng hay sản phẩm buôn gian bán dối.
Tham gia phục vụ cho người Việt sống trong cộng đồng.
Giúp đỡ người cao niên có nơi sinh hoạt bằng phương thức dịch vụ hay thiện nguyện.
Giúp đỡ những gia đình có con dưới tuổi vị thành niên bằng dịch vụ hay thiện nguyện: Dạy kèm sau giờ học ở trường; trông nom; đưa đón…
Hướng dẫn làm thủ tục cho việc an sinh như: Giao dịch, tìm việc làm và những vấn đề liên quan đến luật pháp trong cuộc sống bằng dịch vụ hay thiện nguyện.
Thực hiện các lớp hướng dẫn nghề chuyên môn, sở thích cá nhân, và các lãnh vực trong đời sống tại địa phương.
Thành lập hay khuyến khích các hội ái hữu, đồng hương, và tương thân tương trợ, v.v…
Chú tâm vào bảo tồn văn hóa và duy trì các truyền thống dân tộc.
Tham gia và thực hiện các buổi lễ truyền thống.
Tạo những sinh hoạt văn hóa như: Truy cứu và phổ biến lịch sử Việt Nam trước và sau 1975; Phổ biến các tác phẩm văn chương và sáng tác âm nhạc có tính cách tình tự dân tộc; Thực hiện các buổi thuyết trình, giới thiệu tác phẩm có giá trị; Mở các lớp dạy Việt ngữ (hỗ trợ các lớp Việt ngữ đã có)…
Một khi mọi người trong cộng đồng giàu mạnh kinh tế, an sinh xã hội ổn định, và nhiều sinh hoạt truyền thống và văn hóa dân tộc được duy trì, thì cộng đồng người Việt ở bất cứ nơi nào cũng sẽ có tiếng nói với chính quyền địa phương trong việc bảo vệ quyền lợi chung cho người Việt tại nơi cư ngụ. Cùng nhau nhận thức được vai trò và trách nhiệm xây dựng cộng đồng trên những cơ bản trên thì cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản chắc chắn sẽ là thành trì và hậu thuẫn vững chắc cho người dân trong nước có được niềm tin để đấu tranh cho quyền sống cùng quyền con người được hưởng TỰ DO, một thể chế DÂN CHỦ, và một xã hội NHÂN NGHĨA.

"Đừng quỵt đời!" – Tác giả Alex Thái

 

Mỗi lần về vùng Washington D.C. đều thấy gần gũi vì được gặp gia đình và những người thân quen, những người mình thật sự trân quý dù rằng mỗi năm đều trải qua cảm giác như phải tạm biệt một hoặc hai người.
Lần này ghé sang nhà cố GS Nguyễn Ngọc Bích để thăm hiền thê của ông và thắp nén hương cho người mình gọi là “Thầy Bích.” Đến nhà thì trời đang mưa, se lạnh. Trước driveway là một thùng container. Lui cui ở phía trong là một ông cụ 90 tuổi yếu ốm đang soạn sách báo của GS Bích cùng những sách của Nhà Xuất Bản Cành Nam và NXB Tổ Hợp Miền Đông Hoa Kỳ để gởi tặng Đại Học University California, Irvine. Ông cụ 90 tuổi ấy là nhà văn, nhà báo Uyên Thao, người sáng lập báo Sóng Thần ở miền Nam trước 1975 và cũng là nhà sáng lập tủ sách Tiếng Quê Hương. Ở 90 tuổi, trong một ngày mưa, lạnh, và khá buồn, thì lẽ ra ông nên ở nhà để dưỡng sức. Nhưng không. Ở 90 tuổi ông vẫn miệt mài với công việc, những việc mà đáng lý ra tôi và bao nhiêu anh chị em trẻ khác cần phải làm.
Ngạc nhiên tôi hỏi ông: “Sao bác không nghỉ mà vẫn cứ làm việc, đặc biệt những việc nặng như vầy?”
Ông cười và đáp: “Sống ở đời tôi nghiệm ra một điều. Đời đã cho ta quá nhiều nên làm gì làm miễn đừng quỵt đời là được rồi. Đừng quỵt đời!”
Ông vừa nói vừa tươi cười làm việc, không ngừng nghỉ.
Tôi ra đi lòng lẫn lộn bởi sự sung sướng, vinh dự, và không ít hổ thẹn. Hình như đó là cảm giác mỗi khi đứng cạnh những thế hệ trước.

Vết Chai Mềm – Tác giả Nguyễn Đình Phượng Uyển

 

Lần về Việt Nam gần đây nhất, tôi lặn lội đi kiếm bà để xin mấy cuốn sách bà vừa tái bản. May, đang lúc bà lên Sài Gòn chơi nên tôi ghé dễ dàng. Bà soạn sẵn cho tôi chín cuốn, có chữ ký hẳn hoi, bảnh chưa?
Xưa, bà ở làng Báo Chí, đường số 2, còn nhà tôi đường 4 , cách nhau vài trăm mét. Hình như bà và gia đình tôi chỉ thân nhau từ sau 30/4, lúc bố tôi và bà phải họp hành, trình diện gì đó ở Hội Văn Nghệ Sĩ.
Khi bố ở tù, mẹ tôi gắn bó với bà hơn vì cả hai đều cùng cảnh ngộ, một mình nuôi đàn con nhỏ lít chít. Hai bà chạy ngược chạy xuôi kiếm cơm, ai chỉ gì làm nấy, hùn hạp, đầu tư sản xuất, cứ được dăm ba bữa thì dẹp tiệm, càng làm càng lỗ, lắm lúc thúc thủ, hai bà chỉ biết chia sẻ với nhau mấy hũ chao bé bằng nắm tay hay bát nước mắm kho quẹt, gọi là thức ăn cho lũ trẻ.
Đơn độc gồng gánh nuôi con, trong đó có một đứa bị bại não, nhưng nhà bà dường như luôn có khách ở lại chơi dăm bữa nửa tháng, có khi cả năm, không biết bằng cách nào mà bà thầu được hết. Phụ nữ hay những cặp vợ chồng đến ở chung đã đành, lắm lúc mấy ông – chả biết có độc thân không- cũng xin tá túc, bà OK tuốt luốt. Bà kể với mẹ tôi:
“ Giữa đêm thằng đó mò qua phòng em, bảo đau bụng đau bão, cho xin miếng dầu, em ôm chặt lấy nó rồi la toáng làng nước, nó tông cửa chạy mất đất.”
Cũng vì khách khứa ra vào nườm nượp nên ông tổ trưởng cú vọ khoái rình rập bà để đi tâu bẩm, lập công. Ban ngày ổng ngồi trên mấy cục đá to, trước cửa nhà bà, chõ mắt vào chả cần giấu diếm hay ngượng ngùng, ban đêm ổng trèo lên tường, nhô đầu thám thính, bà tức mình chửi té tát “ Tao mặc quần mặc áo chứ tao có ở trần ở truồng đâu mà tụi bay rình rập quài”
Tôi nhớ mái hiên ngoài sân bà treo cây ba toong, móc lá cờ đỏ sao vàng, to cỡ tờ A3, đầu gậy gắn thêm một miếng xơ mướp khô quắt queo, đen thùi lùi. Bà cứ để thế từ năm nay qua tháng nọ, bạc thếch, bẩn thỉu. Ngày lễ ngày lộc, công an, tổ trưởng phải đập cửa từng hộ gia đình bắt treo cờ, bà yêu nước 24/24 nên công an không cần nhọc sức.
Nói tới công an, phải nhắc đến chuyện tư gia của bà thường bị chúng lục soát giữa đêm hôm khuya khoắt, có đêm lùng sục tới hai lần với súng ống, biên bản. Họ muốn dằn mặt, muốn đe dọa người cầm bút, bà điên tiết “ Mấy chú cứ dọn chỗ ngoài đồn cho mẹ con tôi, nhất là đứa con tật nguyền này ra đó ở, khỏi mất công lay chúng tôi dậy một đêm mấy lần kiểm tra hộ khẩu, hộ khiếc.”
Việt Cộng càng hạnh họe, bà càng được nhiều người yêu mến nên thời cả nước lầm than, đói khát nhưng mỗi khi bà lên phố, thể nào cũng có người mời mọc bà ăn món này món kia. Một chàng được gọi là “Đại đế ve chai”, nghe nói giàu lắm, mở một chầu nhậu linh đình, thết đãi nữ văn sĩ.
Nhìn bà uống rượu, hút thuốc lá sành sõi, lại là người chuyên viết về mấy cô gái điếm, ổng tưởng ngon, chớt nhả, ngả ngớn, bà cảnh cáo đập guốc lên bàn cái rầm, ổng chưa sợ, lại tiếp tục nói nhăng nói cuội, bà tương thêm chiếc guốc còn lại rồi hất hết mâm bát rượu chè xuống đất, đanh mặt:
“ Được rồi. Anh muốn tui hun anh phải không? Tui ra điều kiện, anh làm được tui sẽ ôm hun anh tại chỗ.”
Cả bàn tiệc nhao nhao, phấn chấn, cổ vũ. Đại đế đâu thể để mất mặt, gật đầu, gật đít.
“ Ông cởi hết quần áo, chạy một vòng ngoài đường, về đây tui hun.”
Cả mấy cô tiếp viên quanh đó cũng hùa vào vỗ tay đốp đốp “ Chơi đi. Em hun anh nữa.” “ Em luôn”
Bà tả “Cái thằng, mắt híp như cọng chỉ.” vậy mà dám giỡn mặt với bà bác, đúng là gan cùng mình. Sau, được dịp thấy “cận cảnh” Đại đế, tôi phải công nhận bà tả đôi mắt của ổng hay ác liệt, mắt lươn chưa chuẩn. Bà đã ví von thì đối tượng chỉ có nước từ chết tới bị thương, ví dụ một thơ sĩ nào đó bắt bà chịu trận nghe chàng ngâm nga cả buổi, bà lắc đầu kể với bố “ Nó hãm thơ vô tai tui, ông.”
Má bà ở tận Lộc Ninh, khá giả nhờ vào vườn Tiêu bạt ngàn. Ngày ấy Tiêu là thứ để xuất khẩu, mỗi ký bán cả chỉ vàng, đủ sống trong một tháng. Ngoài Tiêu, vườn còn trồng Chôm Chôm, Nhãn…toàn những thứ trái cây đắt tiền. Ngăn sông cách chợ, đường sá xa xôi, bên ngoại không thể chu cấp cho mẹ con bà rách rưới trên Saigon nên bà đành bán căn nhà trong làng Báo, đem con về Lộc Ninh sinh sống, thỉnh thoảng quay về làng thăm hàng xóm vài ngày, lên Saigon bát phố.
Nghe bà nói về lợi tức trồng Tiêu - tính bằng vàng cơ mà - lúc đợi Tiêu ra hạt, nhà vườn sẽ trồng đậu xanh, đậu phộng, “ Lấy ngắn nuôi dài”…. bố mẹ tôi thấy có mòi kiếm sống, mượn tiền mượn bạc xuống Lộc Ninh làm nông dân trồng trọt, cày sâu cuốc bẫm. Cả năm trời canh tác, ôm mộng vui thú điền viên, bố mẹ tôi tha về được vài ký đậu phộng cho con cái ăn thử rồi kiệt sức, chào thua, vứt hết đất đai khai hoang, vứt hết hoa màu cho đỡ tốn tiền đi lại, về nhà trông chừng lũ con bơ vơ, xơ xác. Vì vườn Tiêu của bà đã có sẵn luống, nọc, đất, phân, nhân công, máy móc… còn bố mẹ tôi bắt đầu từ Zero, vốn liếng không có, đem sức vóc liễu yếu đào tơ ra cày cuốc thay cho máy, thay cho người để đổi lấy vàng, được à?
Sau đó Tiêu hết thời, bà và các con làm đủ thứ nghề sinh sống: nuôi Dê, nuôi gà đá, cá kiểng…
Bà kể cậu con trai cưng mấy con gà như trứng mỏng, sáng ngày ra lo rửa chân rửa tay, móc mồm móc mũi gà sạch sẽ nên “ Tao ước làm con gà để mai mốt mày cũng lo cho tao như vậy…”
Hôm tôi nhận của bà mấy cuốn sách, vài bữa sau nghe tin bà mổ ung thư. Tôi bàng hoàng.
May mắn, bà qua cơn nguy kịch nhưng xuống sắc, gầy nhom, đầu bạc trắng, tưởng không xong, ai dè bà khỏe dần, hình bà chụp trên Facebook trông hồng hào tươi tắn. Những năm gần đây bà lãng tai nặng, đeo máy cũng không nghe gì. Con trai bà than mỗi lần nói chuyện với bà, mệt lắm, phải gào to. Bà cũng như bố tôi lúc này: yếu ớt, mong manh, lặng lẽ, ít ăn, ít ngủ…nhưng tôi tin bà vẫn giữ phong cách lạc quan, mạnh mẽ, hài hước, không than trách, không tuyệt vọng, có lẽ vì bà đã kinh qua quá nhiều đau khổ, chả thể khổ hơn, đau hơn.
Nhắc đến đứa con gái bại não nay đã gần năm mươi tuổi, ăn uống, ngủ nghỉ, đi vệ sinh…tại chỗ, mặt bà tỉnh bơ “ Bác nhờ nó nhiều lắm đó. Bạn đọc biết nó bịnh, gửi tiền giúp đỡ, bác sửa được căn nhà”
Nhắc đến chồng, rũ áo ra đi từ bận con còn thơ dại, đến khi “Sắp chết nên lương tâm ổng mọc răng, quay về kiếm vợ con, thuật lại việc mổ tim, vạch áo cho bác xem vết thẹo, bác chọc, ông cũng có trái tim để mổ sao?”, mắt bà không chút gợn buồn, miệng cười thành tiếng.
Bà nói bà chẳng khóc bao giờ, chai sạn đến mức lúc mẹ bà mất, hàng xóm đi rình xem bà có nhỏ lệ không mà chả thấy dù lòng bà đau ngấu nghiến.
Dường như những vết chai sạn đó lại mềm hơn bất cứ thứ gì….

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2021

Trung Cộng khó nhảy vọt vào giấc mơ "bán dẫn" quá chuyên biệt và tốn kém





Cherating Beach, a Catamaran, and Kuantan, Malaysia. Cherating Beach, a Catamaran, and Kuantan, Malaysia. Đầu thập niên 1980, đã có một trại người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại Cherating





Kính viễn vọng không gian lấy cảm hứng từ tôm hùm





Người di cư mắc kẹt biên giới Belarus - Ba Lan





Gần 1,5 triệu người nghèo tại TPHCM chưa “chạm tay” gói hỗ trợ, vì sao?





Việt Nam phê duyệt vắc-xin ngừa COVID-19 của Ấn Độ





Tắm sông linh thiêng bị ô nhiễm ở Ấn Độ





Biến đổi khí hậu đe dọa nền kinh tế dầu mỏ và lớp băng vĩnh cửu của Nga





Vắc-xin cho trẻ em: Những điều cần biết





Sông ‘thiêng’ ô nhiễm, người Ấn Độ vẫn bất chấp xuống tắm





Bắc Hàn bàn tính các biện pháp chống Kung Flu





Ngưng trệ vì Kung Flu, khâu sản xuất của các chuỗi cung cấp rời châu Á





Khói mù ô nhiễm bao trùm thủ đô Ấn Độ





Bão tuyết tàn phá đông bắc Tàu cộng





Thu muộn ở Mỹ





Iran thả tàu dầu mang cờ hiệu Việt Nam





Nhóm công tác LHQ ra phán quyết về trường hợp Nguyễn Năng Tĩnh





Mỹ tặng Việt Nam thiết bị giải trình tự gene biến thể Kung Flu





Vì cuồng tín và bất tài, Hành pháp Mỹ rất khó giải quyết các nan đề kinh tế





Từng Có Một Nơi Hoàn Cảnh Không Thể Làm Hỏng Con Người - Tác giả Vương Trí Nhàn

 

Mặc dù chê trách tôi về mặt lập luận, nhưng sau bài tôi viết lần trước ngày 23/5/2019, không ít bạn đã đồng tình với tôi về việc con người Việt Nam hôm nay đang bị làm hỏng một cách toàn diện. Chúng ta chẳng bao giờ nên bi quan một cách tuyệt đối, song sự làm lại con người hiện nay thì quả thật là khó, lý do là vì như chúng ta đều biết, mặc dù chưa từng được tổng kết nhưng hoàn cảnh lúc ấy nhất là cuộc chiến tranh 1945 – 1975 thật quá đặc biệt nó khốc liệt vượt qua sức tưởng tượng và khả năng chịu đựng của con người.
Chỉ cần nói thêm là tôi đã nói điều này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm quan sát những con người miền bắc từng được sống được giáo dục như tôi và trải qua chiến tranh theo kiểu chúng tôi, trong khi đó thì nếu nhìn cả thực tế nước Việt Nam sẽ thấy còn có những con người được giáo dục theo kiểu khác có những niềm tin khác bị những quy luật khác chi phối và nay nhiều người vẫn đứng vững trước mọi biến động để làm ăn sinh sống rất tử tế. Xét trên đại thể, trong tình thế ngổn ngang của cả nước hôm nay những người còn được cái căn bản của con người ấy mới chính là cái tương lai là niềm hi vọng của cả xã hội.
Có một sự việc xảy ra mấy ngày hôm nay, nó làm tôi thấy thêm cụ thể về cái kết luận trên.
Ngày 22/5 và mấy ngày sau trên mạng dày đặc những bài viết về cái chết của nhà thơ Tô Thùy Yên (1938 – 2019). Con người đã từng tham gia nhóm Sáng tạo bên cạnh Thanh Tâm Tuyền Mai Thảo, con người từng có mặt trong các trại tù cải tạo tổng cộng 13 năm và đã từ biệt cõi đời trên đất Mỹ xa xôi, con người đó có dịp hiện ra trước cả những người còn biết rất ít về ông như bản thân tôi một chân dung với niềm tin sâu sắc, bộc lộ ở những nét tình cảm như ủ kín mà vẫn tuôn trào, trong những dòng thơ miên man, đôi khi khúc mắc nhưng thật ra là từng dòng đều chắt lọc, nói lên cái khắc khoải cuối cùng của cuộc đời ông, đó là bài thơ “Ta về” mà rất nhiều người thú nhận rằng đã đọc lên là không thể bỏ xuống được.
Trước tiên cái đáng ghi nhận nhất của bài thơ “Ta về” là nó cho ta thấy cái cao thượng của những con người bị rơi vào hoàn cảnh bên thua cuộc và sau đó là tù đày cực khổ mà vẫn giữ được lòng mình trầm tĩnh, nhìn ngẫm về cuộc đời trong đó có đủ cả sự trân trọng những gì tưởng như đơn sơ nhưng gần gũi nhất của ngày hôm qua, lẫn sự tha thiết sống tiếp cuộc sống hôm nay và muốn lây truyền đạt những điều tốt đẹp ấy cho các thế hệ sau. Ở đây con người trong cảnh khốn cùng tuyệt đối không thấy bộc lộ ra một chút nào gọi là oán thù căm giận trách móc. Thay vào đó là sự tin yêu trầm lắng mà lại dai dẳng đầy sức ám ảnh.
Cái sức mạnh tinh thần của con người ở đây tưởng như muốn ghìm xuống ẩn giấu mà vẫn ngời ngời, khiến cho cái hoàn cảnh tưởng rất bi đát lại vẫn hiện lên với đủ vẻ tươi tắn và đầy hy vọng.
Con người tưởng như đã đi hết mọi nỗi cực khổ và đau đớn của đời sống hóa ra vẫn còn lại với tâm thế bình tĩnh nghĩ lại về cuộc đời đã qua và muốn truyền lại những thể nghiệm sống của mình cho những người khác.
Trong những năm chiến tranh, nhiều người ở miền bắc chúng tôi thường tự nhủ rằng mình đã đi đến tận cùng của sự đau khổ và tự hào là những hoàn cảnh khó khăn không làm gì được mình trước sau mình vẫn nguyên vẹn. Hóa ra chúng tôi nhầm. Một cái gì đó rất tốt đẹp đã chết đi trong chúng tôi, bởi sang thời hậu chiến nhiều người tự cho là mình có quyền làm tất cả những điều không được phép làm và coi đó là sự đền đáp đúng hơn là sự vớt vát lại chút hạnh phúc trần thế mà chúng tôi đã bị tước mất. Cái sự bị làm hỏng mà tôi nói trong bài trước gần như được mọi người miền bắc coi là tự nhiên.
Đọc bài thơ của Tô Thùy Yên tôi nhớ lại nhiều cuộc gặp gỡ tiếp xúc với con người ở miền nam sau ngày 30/4/1975, tôi nhớ lại những trang văn bài thơ mà tôi đã đọc, những công trình nghiên cứu khoa học xã hội được làm trước 1975 và tôi nhận ra rằng cũng trong sự bao vây của chiến tranh, nhưng con người nơi đó không bị hoàn cảnh làm cho tê cứng về mặt tâm hồn, liều lĩnh về cách sống, bất cẩn về mọi hậu quả gây ra cho mọi người. Tôi hiểu rằng ở xã hội đó, văn hóa vẫn còn, vẫn chi phối người ta trong mọi mặt đời sống. Cái sức mạnh tinh thần của Tô Thùy Yên hôm nay cũng như của bao nhiêu người khác là kết quả của một nền giáo dục nhân bản và giữ vững chuẩn mực. Người ta không những biết sống để thích nghi với hoàn cảnh mà còn biết giữ được cả những gì tốt đẹp nhất được bồi đắp từ nhiều thế hệ và chuẩn bị cho người ta ra tiếp xúc với thế giới.
Qua nhiều tài liệu về các trại tù cải tạo được thiết lập sau 75, tôi biết có một nguyên tắc chi phối các trại tù này là làm cho những người bị giam trong đó mất hết cảm giác và suy nghĩ của một con người bình thường, không còn đớn đau mà cũng không còn hy vọng, tóm lại là chỉ biết sống qua ngày như một thứ súc vật bị làm nhục. Trường hợp con người trong Tô Thùy Yên sau khi ra tù bộc lộ qua bài thơ “Ta về” chứng tỏ mọi ý đồ loại đó đã phá sản đây không phải trường hợp cá biệt ở một hai người mà phổ biến ở rất nhiều người. Sau khi bị tù đầy trở về họ vẫn giữ được lòng khao khát yêu đời và có đủ khả năng gia nhập vào cuộc sống hiện đại khi ra sống ở hải ngoại. Chính họ là niềm hy vọng của dân tộc chúng ta. Mà điều đó không phải là ngẫu nhiên vì nó đã được chuẩn bị từ trong cuộc sống hai mươi năm 1955-1975.