khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 2 tháng 9, 2017

Những đóng góp vào văn học VN qua những tác phẩm ít người biết của ông Trương Vĩnh Ký







Lê Hồng Quang hát Tây Tiến, Phạm Duy phổ thơ Quang Dũng







Huyền thoại Sài Gòn tan biến thành mây khói




Thành phố Sài Gòn không là cái gì nếu không có lối kiến trúc theo kiểu Pháp của thời kỳ thuộc đia? Thành phố HCM ngày nay có lẽ chỉ là một đô thị Á châu lớn như bất cứ một thành phố Á châu nào khác. Số phận này đang đe dọa thành phố VN.

àm bối cảnh cho quyển tiểu thuyết Sài Gòn của nhà văn Graham Green „Người Mỹ trầm lặng“, công trình kiến trúc trang nhả của các cao ốc, dinh thự thời thuộc địa ở thành phố này nhờ vậy đã nổi tiếng trong văn học. Ngày nay, nét đẹp kiến trúc của thành phố là một hấp lực cho du khách và thuộc tiết mục ngoạn cảnh không thể thiếu được trong mỗi chương trình đi xem thành phố. Tuy nhiên, các cao ốc, dinh thự cổ này đang bị đe dọa.

Một rừng các cần câu xây dựng mọc cao lên nền trời „Sài Gòn“ , ngày nay là TP HCM. Những nhà cao tầng cứ chen chút ở chân trời. Thành phố lớn nhất của VN và cũng là một trong những đô thị cực lớn, tăng trưởng nhanh nhất ở Á châu nói chung. Như nhiều người dân của thành phố, ông Trần Trọng Vũ rất đau xót trước sự thay đổi nhanh chóng này. Ðể lấy chỗ cho các nhà trọc trời xây mới, những khu phố cổ xưa bị lấn át không thương tiếc. „Những ngôi nhà này thật sự cưu mang một giá trị văn hóa. Chúng ta nên gìn giữ và trùng tu các chứng tích này và đừng thay thế vào đó bằng các cao ốc“, ông kêu gọi như vậy.

Trò trẻ con cho các nhà đầu tư

Nhiều người lo ngại rằng, không bao lâu nữa và TP HCM cũng  chẳng khác gì với bất cứ một đô thị cực lớn nào ở Á châu. „Vào những năm 1960 và 1970 mọi nơi vẫn còn nét của Pháp, bây giờ tất cả ngày càng giống Mỹ: ở mọi góc đường đều có hàng Mc Donald“, theo ông Nguyễn Hiệp, người đã lớn lên tại TP HCM và viết nhiều sách về di sản kiến trúc của thành phố nơi ông được sinh trưởng. Ông nói thêm,“Một con đường bị lấy mất đi lịch sử của nó thì không còn giá trị nữa“.

Người ta thấy sự phá hại rõ rệt nhất ở trung tâm thành phố. Ngày càng nhiều những người trẻ dọn vào đây, họ muốn có một khung cảnh sống tân tiến, cả chốn ở và chỗ làm việc. Một nhu cầu chính đáng thôi. Nhưng ông Nguyễn nói đến một khía cạnh khác: „Ở đây có dính dáng với thật nhiều tiền và quyền lợi của các nhà đầu tư“.

Gìn giữ di tích văn hóa, lịch sử ở đâu?

Các nhà đầu tư lắm tiền đã mua đứt những khu đất béo bỡ từ lâu. Các công trường xây cất đang lấn chiếm các mãnh đất mà trước đây có nhiều dinh thự cổ và các công thự lịch sử tọa lạc. Mới đây là việc san bằng khu bến tàu „Ba Son“ trên sông Sài Gòn đã làm dân chúng phẩn nộ. Cả khu vực có từ thời Pháp thuộc phải bị dẹp đi. Tập đoàn xây cất Vincom đang xây nơi đó một khu nhà ở mới. Phạm Nhất Vượng, người chủ tập đoàn, là nhà tỉ phú giàu nhất nước. Ông ta thích được gọi là Donald Trump của Việt Nam.

Thời gian qua, Toà hành chánh Thành phố đã lập một danh sách gồm trên 1000 ngôi nhà được xây cất từ năm 1887 tới 1954, dưới thời Pháp thuộc. Trong số đó có Nhà hát Thành phố, Tòa nhà Bưu điện hoặc Vương cung Thánh đường (Nhà thờ Ðức bà). Các tòa nhà này trang điểm, làm đẹp cho thành phố HCM: các cao ốc trên đều là các tụ điểm hấp dẫn du khách. Còn có một vài nơi Graham Green ưa thích ở đường Catinat. Ngày nay đuờng này mang tên Ðồng Khởi và các cửa hàng nơi đây bày bán những hàng danh hiệu như Hermès và Chanel.

Sự chống đối nổi dậy

Không có những con số đáng tin cậy cho biết bao nhiêu trong số các ngôi nhà lịch sử đã bị tàn phá. Fanny Quertamp thuộc Hiệp hội Thiết kế đô thị PADDI đoán chừng đã có tới 50% các ngôi nhà thời Pháp thuộc, thuộc vùng trung tâm thành phố đã bị dẹp sạch. Một làn sóng phản đối đang nổi lên chống lại sự phá củ xây mới không ngừng nghỉ này.

Daniel Caune, một nhà làm phim trò chơi Video, dấn thân cho việc bảo tồn lối kiến trúc thời Pháp thuộc. Bằng việc thực hiện một App chưa hoàn thành xong „Heritage Go“, ông muốn đánh thức nguời dân thành phố cũng như du khách cần chú ý tới di sản kiến trúc. Khi người dùng điện thoại cầm tay chụp một trong các toà nhà cổ, họ sẽ được xem hình và lời giải thích về lịch sử của tòa nhà đó. Chương trình App này chưa đưa ra thị trường. Ông Caune nói, „ông muốn mọi người có ý thức hơn về di sản lịch sử của họ“. Ông là thành viên của Hội “Heritage-Observatory“, làm công việc thu lượm và sắp xếp có hệ thống các ngôi nhà được xây từ thời Pháp thuộc.

Mối lo về ngành du lịch

Tòa hành chánh Thành phố cũng theo đuổi cùng mục đích này và đề ra một chương trình thu góp các kiến trúc thời thuộc địa. Một công tác cực lớn, kéo dài qua nhiều năm tháng. Những người muốn bảo vệ di tích lịch sử không được sự cổ võ ở trong một đô thị đang muốn vươn lên. „Ðòi hỏi thành công kinh tế và đòi hỏi tiến bộ gây áp lực rất lớn lên đầu họ“, ông Nguyễn Tuấn Anh, chủ đạo Nhóm làm việc về Kiến trúc thuộc Cơ quan thiết kế đô thị của TP HCM.

Một cách để lấp kín các đất còn bỏ trống: Trung tâm thương mại hạng sang được xây theo lối kiến trúc của thời thuộc địa

Nhiều nhà đầu tư chiếm cứ được các mảnh đất quí gía thuộc Trung tâm thành phố chẳng đếm xỉa gì đến di sản lịch sử, ông nói thêm. Ông mong muốn sớm có một chương trình phát triển thành phố để chấm dứt các động thái này. Và lấy thí dụ như phố cổ Montreal ở Gia Nã Ðại. Sự phản đối của dân chúng và nổ lực của một nhà thiết kế đô thị đã mang lại kết quả là từ năm 1964 khu phố cổ Vieux-Montreal hoàn toàn được đặt dưới sự bảo vệ các di tích lịch sử. Thay gì bị giựt sập, các cao ốc được tu sửa lại mới, và qua nhiều năm phát triển khu vực trở thành một nơi lôi cuốn du khách và rất được ưa chuộng.

Sự mỉa mai của lịch sử

Các nhà đầu tư đã xây cất ở trung tâm du lịch Ðà Nẵng một thành phố kiểu Pháp thời Trung cổ trên châu thổ sông Hàn, gọi là „French Village“(Làng Pháp) có nhiều tháp nhỏ, tường thành góc cạnh và đường đi lát đá. Bảo trì di tích cổ không xong, nhưng một thế giới Pháp thời Trung cổ theo hình thức của một Disneyland lại được. Thế giới ngược đời.

Kiến trúc sư Ngô Việt Nam Sơn cả quyết rằng, TP HCM sẽ mất hằng triệu du khách nếu nét đẹp của Pháp biến mất trên các đường phố „Sài Gòn“. Chẳng khác nào một người tự cưa đi nhánh cây mà mình đang ngồi trên đó.



Nhận định tổng quan về thành phần phản chiến và lực lượng thứ ba (Phần 1) - Tác giả Nguyễn Văn Lục







VIỆT NAM CHỈ ĐẸP KHI CHÚNG TA BIẾT GÌN GIỮ







‘Bẫy’ giao thông trên Quốc lộ 30







Họa sĩ Hồ Thành Đức - Bé Ký và những trăn trở hiện tại: "...cảm ơn dân tộc Hoa Kỳ, đất nước Hoa Kỳ đã cưu mang một nửa đất nước VN, những người đi tìm TỰ DO"







Phỏng vấn tù nhân lương tâm Trần Vũ Anh Bình







Thím Ngân - Tác giả Tưởng Năng Tiến




Phụ nữ đẹp thì không cần thông minh, cũng chả cần nhân ái. (Khuyết danh)


Hồi nẳm, không hiểu thi sĩ Bùi Giáng si mê kịch sĩ Kim Cương ở cái điểm nào; chớ còn bây giờ thì tui chết mê chết mệt chỉ vì nhan sắc khuynh thành của thím Nguyễn Thị Kim Ngân.

Chủ Tịch Quốc Hội ăn mặc cách chi tôi ngó cũng xinh, chụp hình kiểu nào tui coi cũng đặng. Ngay cả cái cách bà ấy đổ (mẹ) nguyên cả sô bắp xuống ao cá bác Hồ tui cũng thấy (sao) nhí nhảnh, ngây thơ và dễ thương hết sức!

Một phụ nữ xinh đẹp và khả ái quá cỡ như vậy, tất nhiên, không thể nào tránh được lòng ghen ghét hay đố kỵ của bàn dân thiên hạ. Chả trách thím Ngân bị nhiều người (trong cũng như ngoài nước) mắng nhiếc và xỉ vả không tiếc lời, dù hổng có làm điều chi sai trật cả.

Coi: Quốc Hội khoá XIV tiếp tục lùi luật biểu tình thì có gì bất ngờ hay mới lạ đâu nào? Cả chục khoá trước cũng đều “bàn lùi” hết trơn hết trọi mà.

Thím Ngân chỉ nói lên là một sự thật hiển nhiên, khi bầy tỏ quan ngại về tình trạng “rối loạn đất nước” thôi. Chớ hơn bẩy mươi năm qua, kể từ khi mà cách mạng cướp được quyền bính, có ngày nào mà xứ sở này được an bình đâu mà không lo “rối loạn” ?

Có xét nét lắm thì cũng chỉ nên phiền trách thím Ngân về một chuyện nhỏ thôi, nhỏ còn hơn con thỏ nữa, đó là việc Quốc Hội khoá XIV đã dùng phiên họp khai mạc để thảo luận về một dự luật mà tôi e là hoàn toàn không cần thiết – Luật Cảnh Vệ.

Dự thảo Luật gồm 5 chương, 29 điều. Xin trích dẫn vài khoản trong điều 10 để rộng đường dư luận: 
 
Đối với Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ áp dụng các biện pháp, chế độ cảnh vệ sau đây:

a) Bảo vệ tiếp cận;

b) Bố trí lực lượng Cảnh vệ vũ trang tuần tra, canh gác tại nơi ở, nơi làm việc;

c) Kiểm tra an ninh, an toàn đồ dùng, vật phẩm, phương tiện đi lại, các tác nhân khác; kiểm nghiệm thức ăn, nước uống trước khi sử dụng;nắm tình hình, khảo sát xây dựng, triển khai phương án bảo vệ.

Thảo nào mà đã có lúc ông Tôn Đức Thắng la làng là trong nhà toàn là “lính kín” không hà:

“Một người bạn tôi quen thân với cụ, cha anh trước kia là đàn em cụ, kể rằng một hôm anh đến thăm cụ, vào thời gian nghị quyết 9, thì cụ dắt anh vào phòng riêng thì thào: ‘mày có thấy lính kín theo mầy tới đây không mầy?’ Anh ngạc nhiên quá. Tưởng anh lo lắng cho cụ, cụ mỉm cười hiền hậu:’Là tao lo cho tụi bây, chớ tao hổng lo cho tao .Trong nhà tao nè, lính kín không có thiếu.” (Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày. California: Văn Nghệ, 1997).

Bác Tôn (chắc) bị bệnh hoang tưởng? Đảng bố trí lực lượng cảnh vệ vũ trang tuần tra, canh gác tại nơi ở, nơi làm việc của lãnh tụ mà ổng lại tưởng “lính kín” đang rình rập nhà mình. Tổng Bí Thư Đặng Xuân Khu cũng vậy, cũng đa nghi dữ lắm:

“Trường Chinh chết, Hồng Ngọc, vợ Hoàng Minh Chính và Hà, con gái cả đến nhà chia buồn. Hai mẹ con về, Đặng Xuân Kỳ tiễn. Kỳ vừa đi qua sân sỏi vừa nói: ông cụ tôi ngoài không dám ăn uống bất cứ thứ gì. Họp Bộ chính trị với Trung ương cũng uống nước của nhà mang theo và nếu không về nhà ăn trưa được thì ông cụ nhịn.” (Trần Đĩnh. Đèn Cù, tập II. Người Việt, Westminster, CA: 2014).
Cũng ở tác phẩm dẫn thượng, nơi trang 194, tác giả còn cho biết thêm là Thủ Tướng Phạm Văn Đồng có thói quen “thì thào” với khách quen ở ngoài vườn vì ổng sợ trong nhà ... có rệp!

Coi: Chủ Tịch Nước, Tổng Bí Thư, Thủ Tướng đều không dám ăn, cũng không dám nói, vì sợ bị đầu độc hay nghe lén. Nếu Dự Luật Cảnh Vệ có điều “ngăn cấm các đồng chí không được rình rập và hãm hại lẫn nhau” thì hay quá. Hay nhất là qúi ông Dương Bạch Mai, Phạm Quí Ngọ, Nguyễn Bá Thanh, Phạm Duy Cường, Ngô Ngọc Tuấn ... đã không uổng mạng!

Luật Cảnh Vệ chỉ chuyên chú vào việc bảo vệ các đồng chí lãnh đạo khỏi bị những thế lực thù địch ám sát thôi hà. Thiệt là suy bụng ta ra bụng người. Rảnh, xem qua vài đoạn trong cuốn hồi ký (Gió Mùa Đông Bắc) của bác sĩ Trần Ngươn Phiêu coi:

Lúc Pháp chưa trở lại chiếm Sài Gòn, ngày 09-09-1945 người của Trần Văn Giàu là Lý Huê Vinh thuộc Quốc gia Tự vệ Cuộc, đã bao vây trụ sở Việt Nam Độc lập Vận động Hội để bắt Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo, Huỳnh Phú Sổ ở biệt thự đường Miche (tức Đường Phùng Khắc Khoan). Ông Huỳnh Phú Sổ đã thoát, nhờ sang được một nhà bên cạnh.

Quốc gia Tự vệ Cuộc với sự trợ giúp của Mai Văn Bộ, đã dàn cảnh để bêu xấu Ông Huỳnh Phú Sổ bằng cách ngụy tạo chưng bày một rương đầy hình ảnh phụ nữ khỏa thân mà họ phao vu là đã bắt gặp trong khi lục soát nhà.

Trong đêm 23 tháng 9 năm 1945, ngày lịch sử mở màn cuộc Kháng chiến Cách mạng Mùa Thu ở Nam bộ, người bị giết đầu tiên, thây phơi trên đường Albert 1er (Đường Đinh Tiên Hoàng) là ông Lê Văn Vững, bí thư vùng Sài Gòn-Chợ Lớn của nhóm Tranh Đấu và cũng là người phụ trách phát hành lại báo Tranh Đấu. Như vậy người Việt Nam đầu tiên đã bỏ mình trong cuộc Kháng chiến chống Pháp không do thực dân giết mà lại do Tự vệ Cuộc miền Nam thanh toán…

Vài ngày sau 23 tháng 09, 1945 nhà giáo Nguyễn Thi Lợi phụ trách báo Tranh Đấu cũng bị thủ tiêu ở Cần Giuộc, Chợ Lớn. Cuộc khủng bố trắng, săn bắt, ám sát các nhân sĩ ái quốc có uy tín nhưng không thuộc Đảng Cộng sản từ đó đã xảy ra hằng ngày, bắt đầu từ Bùi Quang Chiêu đến Hồ Văn Ngà, Trần Quang Vinh, Luật sư Hồ Vĩnh Ký và vợ là Bác sĩ Nguyễn Thị Sương (nguyên Thủ lãnh Phụ Nữ Tiền Phong) v.v...

Đối với bọn tay sai Mỹ/Ngụy, bán nước cầu vinh thì Đảng còn mạnh tay hơn nữa. Báo Dân Việt, số ra hôm 30 tháng 4 năm 2011, có bài viết (“Tôi Ám Sát Người Sắp Làm Thủ Tướng Sài Gòn”) của chiến sĩ đặc công Vũ Quang Hùng. Xin trích dẫn đôi đoạn:
 
Trưa 10.11.1971. Một tiếng nổ long trời tại ngã tư Cao Thắng - Phan Thanh Giản khiến ông Nguyễn Văn Bông - Giám đốc Học viện Quốc gia Hành chính, người chuẩn bị nắm chức thủ tướng (ngụy) chết tại chỗ...

Tôi nhớ dặn dò của đồng chí Tám Nam - Phó ban An ninh T4 (tức khu vực Sài Gòn-Gia Định): “Để bảo đảm bí mật, chúng ta sẽ đặt cho mục tiêu bí số G.33. Cần giữ bí mật đến phút chót và theo tin tức tình báo, G.33 đang chuẩn bị lên nắm ghế thủ tướng. Nếu G.33 đã nắm chức, sẽ rất khó hành động vì khi ấy việc bảo vệ ông ta sẽ khác hẳn. Và nếu tình huống này xảy ra, cách mạng có thể gặp khó khăn hơn bởi Nguyễn Văn Bông là một trí thức có uy tín và chính quyền ngụy chuyển từ quân sự sang dân sự mọi diễn tiến có lợi cho địch

Giáo sư Nguyễn Văn Bông không phải là người “trí thức có uy tín” đầu tiên, hay duy nhất, bị cách mạng ... trừ khử bằng chất nổ và lựu đạn. Hai năm trước đó, G.S. Lê Minh Trí cũng bị giết chết theo cùng một cách.
 
Cách ám sát giáo sư Nguyễn Văn Bông và Lê Minh Trí, tuy thế, “văn minh” hơn thấy rõ nếu so với kiểu “trừ khử” học giả Phạm Quỳnh – theo lời kể của ông Phạm Tuân:

“Thầy tôi bị giết trước, bị đánh vào đầu bằng xẻng, cuốc, sau đó còn bị bắn bồi thêm 3 phát đạn… Cụ Khôi cũng bị bắn 3 phát… ông Huân hoảng sợ, vùng chạy thì bị bắt lại và bị bắn một phát ngay vào đầu… Cả 3 thi hài bị xô xuống mương rồi vội vàng lấp đất.”

Cuối bài tiểu luận (Những Cái Chết Tức Tưởi Của Nhà Văn, Chuyện Bây Giờ Mới Kể) nhà nghiên cứu văn học Thái Doãn Hiểu hạ bút:

“Những người bị giết đều là những tinh hoa, là danh sĩ đạo cao đức trọng, yêu nước thương dân, có thành tựu văn hóa sáng giá cống hiến cho nền văn hiến nước nhà. Họ chết mỗi người mỗi cách đau xót và hàm oan: Nhà văn Lan Khai bị xô xuống vực, văn hào Ngô Tất Tố bị bức cho treo cổ tự vẫn, Khái Hưng bị bỏ rọ trắn sông, Phạm Quỳnh đối thủ đáng gờm của thực dân Pháp bị xử tử, Tạ Thu Thâu nhà yêu nước lớn bị tử bắn; nàng thơ nữ sĩ Thu Hồng bị bắn lén từ sau lưng; Nhượng Tống dịch giả tài hoa số 1 bị ám sát; Dương Quảng Hàm vị giáo sư đáng kính ra khỏi nhà đi mãi không về; vị bồ tát Thiếu Chửu bị bức hại nhảy xuống sông tự tận...”

Tính gồm luôn mạng sống của những thường dân vô tội bị xử tử trong Cải Cách Ruộng Đất (ở miền Bắc) Chiến Cuộc Mậu (ở miền Trung) và vô số viên chức xã ấp bị lôi ra khỏi nhà bắn chết giữa đêm (ở miền Nam) thì con số nạn nhân của cách mạng dám lên tới hàng triệu mạng. Thay vì bàn thảo về Dự Luật Cảnh Vệ, nếu Quốc Hội khoá XIV khai mạc phiên họp đầu tiên bằng dự luật phục hồi danh dự cho những nạn nhân kể trên thì chắc chắn thím Ngân sẽ để lại một dấu ấn tốt đẹp hơn trong lòng người.

Nói qua nói lại gì chăng nữa thì chuyện cũng dĩ lỡ hết trơn rồi. Chủ Tịch Quốc Hội cùng các bạn đồng viện, nói nào ngay, cũng đã làm việc hết sức mình theo cái tâm và cái tầm của họ.

Chúng ta không nên khắt khe và kỳ vọng nhiều quá vào một cơ quan lập pháp mà nhà nước hiện hành chỉ đặt ra để làm kiểng, ngó cho nó đẹp mắt thôi. Mà đã nói đến cái đẹp thì nhan sắc của phụ nữa là điều rất đáng quan tâm, mọi thứ khác đều là chuyện nhỏ và là đồ bỏ!




Còn ai thương dân tôi?







Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank) năm 2014, Vietnam Development Report







MỜI NGHE: PHỎNG VẤN HÒA THƯỢNG THÍCH KHÔNG TÁNH








                                                     



Tăng thuế hay tận thu?







Gs Tạ văn Tài: "Chưa thể nói Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện"




Truyền thông mạng những ngày qua hồ hởi nhận định ông Trịnh Vĩnh Bình thắng trong vụ kiện đòi chính quyền Việt Nam bồi thường khoản tiền lên đến 1.25 tỷ USD.

Vụ kiện được cho là “thế kỷ” này có thật sự kết thúc chưa? Chính phủ Việt Nam cần phải làm gì hoặc rút ra bài học gì?

Thủ tục của vụ kiện đúng luật

Trước khi phiên toà diễn ra, khi còn được tiếp xúc với truyền thông một cách đúng luật, ông Trịnh Vĩnh Bình từng bày tỏ với RFA rằng ông tự tin sẽ thắng kiện trong vụ tái khởi kiện lần thứ hai này vì ông đã thực hiện đúng Hiệp thương giữa Hà Lan và Việt Nam. Ông cho biết là một doanh nhân sống và làm việc lâu năm ở Hà Lan, ông rất tôn trọng và giữ đúng những vấn đề liên quan đến luật lệ, khai thuế…

RFA đặt vấn đề về niềm tin thắng kiện của doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình với Giáo sư Tạ Văn Tài, nguyên giảng viên luật trường Đại học Harvard, ông cho biết chính khi vụ kiện diễn ra, ông cũng cho rằng “khả năng thắng kiện là có.”

“Đúng thế. Cái thế mạnh về thủ tục của ông Trịnh Vĩnh Bình là ổng đã đầu tư dựa vào Hiệp định Thương mại đầu tư giữa Việt Nam và Hà Lan. Hiệp định này chắc chắn đã qui định rằng nếu có tranh chấp thì đưa ra Toà Trọng tài Quốc tế. Ông ấy đi theo đúng hiệp định  đó mà làm vụ kiện nên có những đường đi chắc chắn về thủ tục”.

Vào đầu những năm 1990, ông Trịnh Vĩnh Bình từ Hà Lan về Việt Nam đầu tư vào một số dự án ở Sài Gòn và một số tỉnh phía Nam.

Cho đến năm 1998, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu bắt ông Trịnh Vĩnh Bình với cáo buộc đưa hối lộ và vi phạm các qui định về quản lý- bảo vệ đất đai. Ông bị tuyên án 11 năm tù sau đó và tòa buộc ông Trịnh Vĩnh Bình phải đóng tiền phạt và tịch thu toàn bộ tài sản của ông ở Việt Nam.

Vào năm 2000, ông vượt thoát khỏi Việt Nam trở về lại Hà Lan.

Năm 2003, ông Trịnh Vĩnh Bình khởi kiện nhà nước Việt Nam tại Trung Tâm Trọng Tài Thương Mại ở Stockholm, Thụy Điển, đòi bồi thường trên 150 triệu đô la.

Tuy nhiên vào năm 2006, tại Singapore Việt Nam thương lượng với ông này ngưng vụ kiện và cam kết trả lại tài sản cũng như tạo điều kiện để ông Trịnh Vĩnh Bình trở lại đầu tư ở Việt Nam…

Thời điểm này, theo lời của Giáo sư Tạ Văn Tài, phía chính phủ Việt Nam, mà điển hình là một vài lãnh đạo cao cấp lúc đó cũng đã công nhận rằng cần phải trả lại số tài sản của doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình.

“Tức là ổng có một phần cái chính nghĩa mà chính Việt Nam hồi đó công nhận do lời khuyến cáo của các Thủ tướng Phan Văn Khải, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Thị Bình chống lại các cường hào ác bá địa phương. Nhưng sau 7 năm không thấy thực hiện cái thoả ước ký tại Singapore nên ổng mới kiện lại.”
Trong một lần trả lời RFA những vấn đề liên quan đến vụ kiện, Giáo sư Nguyễn Vi Khải - thành viên Ban nghiên cứu, cố vấn Thủ tướng Phan Văn Khải khi đó, hiện là Viện phó Viện Nghiên cứu các vấn đề phát triển (VIDS) cho biết.

“Thủ tướng có văn bản gửi xuống cho các ngành an ninh, Bộ trưởng công an lúc đó là ông Lê Minh Hương, để xem xét sự việc và tìm nguyên nhân giải quyết theo luật pháp. Khoảng hai lần Thủ tướng yêu cầu Bộ Công An giải trình.”

Tuy nhiên những cam kết không được phía Việt Nam thực hiện nên đến năm 2014, ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định kiện Việt Nam lại lần nữa. Và lần này ông thuê Hãng luật Hoa Kỳ King & Spalding LLP cãi cho ông.

‘Chưa thể nói là thắng kiện’

Hôm 27 tháng 8, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh và video của ông Trịnh Vĩnh Bình bước ra khỏi trụ sở Tòa Trọng Tài Quốc Tế, tại 112, đường Kleber, Quận XVI, Paris với gương mặt rạng rỡ và hai tay đưa cao dấu hiệu chiến thắng. “Vụ án thế kỷ” được nhiều người nhận định phần thắng nghiêng về phía doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình.

Tuy nhiên, Giáo sư luật Tạ Văn Tài không nghĩ như thế. Ông có cách phân tích dựa theo cơ sở luật pháp của Toà Trọng tài Quốc tế.

“Đồng bào ở hải ngoại suy đoán mà thôi rằng chiến thắng rồi thì tôi nghĩ là hơi vội vàng, vì có thể ông ấy đang hào hứng giơ tay thôi. Mà theo thủ tục trọng tài thì hai bên không được nói gì để còn đi đến thoả hiệp.

Trọng tài nghĩa là họ đâu có xử án theo kiểu toà án, mà họ nghe 1 bên xong rồi họ nghe bên kia, nhiều khi là mỗi người 1 phòng, rồi họ tìm cách họ hoà giải.

Nếu không hoà giải được lúc ấy họ mới đưa ra một bản án trọng tài.

Thế thì tôi nghĩ rằng nó chưa xong đâu, vì theo nguồn tin tôi biết, các bên còn phải nộp hồ sơ thêm. Mà nộp hồ sơ thêm nghĩa là chưa có bản án.”

Về phía chính phủ Việt Nam, cho đến chiều ngày 30 tháng 8, tại buổi họp báo chính phủ thường niên, Việt Nam lần đầu tiên lên tiếng thừa nhận về vụ kiện.

Bộ Trưởng-Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, Phó Thủ tướng Mai Tiến Dũng, trả lời Báo Tuổi Trẻ trong nước rằng Việt Nam đang chờ phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế ở Paris về vụ ông Trịnh Vĩnh Bình, một công dân Hà Lan gốc Việt, kiện chính phủ Hà Nội đòi bồi thường 1 tỷ 250 triệu đô la.

"Quan điểm của Chính phủ, Thủ tướng là tạo môi trường kinh doanh rất bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài vào trong nước. Hiện nay tòa án quốc tế đang xem xét, với việc tranh chấp, vi phạm điều luật. Như các báo đều biết, vì vấn đề bảo hộ đầu tư nên một địa phương, một cơ quan nào vi phạm hoặc không thực hiện đúng cam kết, không thực hiện đúng điều luật thì nhà đầu tư nước ngoài đều kiện Chính phủ. Vậy cho nên hiện nay vấn đề này tòa án đang xem xét, chúng ta phải đợi".

Chính phủ Việt Nam phải làm gì?

Theo dõi trên mạng xã hội, chúng tôi nhận thấy trong vụ kiện thế kỷ này, vấn đề được nhiều người tranh luận nhất là chính phủ Việt Nam nên làm gì ngay lúc này để hình ảnh và uy tín về môi trường đầu tư của Việt Nam với thế giới sẽ không bị ảnh hưởng?

Giáo sư Tạ Văn Tài nói rằng chính một vị đại diện ngoại giao Việt Nam cũng đặt vấn đề này với ông và hỏi về phương cách giải quyết tốt nhất lúc này. Thuật lại câu trả lời của mình, ông cho biết.

“Có đại diện ngoại giao Việt Nam nói chuyện với tôi. Tôi nói rằng muốn giữ thanh danh của chính phủ để quyến rũ tiếp tục giới đầu tư, thì nên giải quyết vụ Trịnh Vĩnh Bình một cách thoả đáng, nhất là theo thoả hiệp đã ký ở Singapore. Chính tôi đã nói với họ như vậy.”

Rất nhiều phản ứng trong dư luận cho rằng Việt Nam đã và sẽ chịu một dư âm rất xấu đối với thương trường quốc tế. Một số khác đặt câu hỏi rằng liệu với Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC 2017 sắp diễn ra cuối năm nay, Việt Nam sẽ hội nhập kinh tế toàn cầu và nhận sự ủng hộ của cộng đồng thương mại quốc tế như thế nào?





Ông Nguyễn Xuân Nghĩa phân tích án lệ "món nợ ghê tởm" qua vụ Trịnh Vĩnh Bình







COPY AND PASTE: "Cờ Đỏ Sao Vàng và Cờ Tỉnh Phúc Kiến, năm 1933, Tàu Cộng"







CHỐNG CỜ ĐỎ SAO VÀNG NGÀY 31 THÁNG 8 NĂM 2017 CITY HALL SANFANCISCO







San Francisco, CA: Biểu Tình Chống Treo Cờ Máu tại Tòa Thị Chính San Francisco, California







Lịch sử Hungary cận đại và vai trò trí thức Việt Nam ngày 2/9 năm 1945







Quỳnh Hoa hát Thuở Trâm Cài, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn







Nhạc Bolero của nhạc sĩ Đằng Ngoài







Jimmy Pham, anh cả trẻ em đường phố ở VN







Âm Nhạc Trị Liệu Bịnh Mất Trí Nhớ




https://drive.google.com/file/d/0B-FPcODMVqA-cVVQU1FjeW9WbmM/view?usp=sharing

Phỏng vấn cụ Lê Đình Kinh về giấy triệu tập của Công An CSVN về vụ Đồng Tâm




https://drive.google.com/file/d/0B-FPcODMVqA-ckluVEROQWZrWG8/view?usp=sharing

Tiên Tri Giả, Gerald Francis Ridsdale








                                                  




Thời Sự Á Châu Tuần Qua, 2/9/2017







Thời Sự VN Tuần Qua, 1/9/2017







Nhạc Bolero - Tâm trạng tuổi trẻ và chiến tranh







Where There’s Smoke, There’s a Conspiracy Theory at a Russian Consulate - Source NY Times





Acrid black smoke was seen pouring from a chimney at the Russian Consulate in San Francisco on Friday, Sept 1, 2017



Amid rare extreme heat in San Francisco, it was unusual to see black smoke billowing from a chimney on Friday — not to mention that it was coming from the Russian Consulate, the day after the Trump administration ordered it closed.

Neighbors gathered on the sidewalks to gawk; the Fire Department came to investigate; local environmental officials sent an inspector. This being California, there were concerns about pollution.

But a darker conspiracy theory was also in the air: that the Russians were burning documents ahead of what a Foreign Ministry spokeswoman in Moscow described as a search of the building scheduled for Saturday by American security services.
“Maybe they are shredding first and burning what they shred,” said one woman standing on the tree-lined sidewalk outside the consulate on Friday afternoon, identifying herself only by her first name, Marion. “I don’t care what they do as long as fire doesn’t start coming out the windows.”

The consulate, a six-story brick building in the wealthy enclave of Pacific Heights, has sweeping views of the San Francisco Bay. A picture of the consul, Sergey V. Petrov, that was posted on the website of the consulate shows him sitting next to an elegant fireplace. Arriving at the consulate on Friday, neither Mr. Petrov nor a man accompanying him would comment when asked what was burning inside.

The smoke was first spotted around noon on Friday. Neighbors called the Fire Department.
“We responded as if it were a fire,” said a Fire Department spokeswoman, Mindy Talmadge. “When we got to the consulate, we confirmed that it was coming from the chimney.”

With a layer of smoke haze covering the bay from wildfires in Northern California, Friday had been declared a “Spare the Air Day,” when residents are urged to cut back on activities that cause pollution. As images of the consulate smoke circulated on social media, the Bay Area Air District tweeted that it was taking action.

“I have no idea what they are burning,” said Lisa Fasano, a spokeswoman for the air district, which enforces and regulates air quality in the nine-county region. “But we are having poor air quality out here right now. We need to do everything we can to protect our air.”

Ms. Fasano said the inspector patrolled the neighborhood and took pictures. But he reported that there was “no more visible smoke,” Ms. Fasano said. She said fines for “visible emissions” from burning start at $5,000.

The State Department demanded that Moscow shutter its consulate in San Francisco in the latest in tit-for-tat moves that began late last year, when the Obama administration seized two Russian diplomatic properties, in New York and Maryland, to punish Moscow for its meddling in the 2016 American presidential election.

Stung by the Trump administration’s refusal to give back the waterfront compounds, President Vladimir V. Putin of Russia in July seized two American properties in Russia, and demanded that the United States diplomatic mission in his country cut its personnel numbers by 755 — the vast majority of them Russian.

Mr. Putin’s action came the day after the United States Senate approved broad economic sanctions against Russia, and curtailed President Trump’s power to roll them back.

The State Department is now requiring Russia to leave both the consulate and the consul’s official residence in San Francisco by Saturday. Russian officials must receive permission from the State Department to enter either building, and only for vital activities to protect and maintain them.

“Russia will no longer be permitted to use these facilities for diplomatic, consular, or residential purposes,” a State Department official said on Friday.

Closing the Russian diplomatic mission nearest Silicon Valley was widely believed to penalize Moscow’s nefarious cyberactivities.

Diane Foug, a longtime resident who was unloading construction materials into her house across the street from the consulate on Friday, described the Russians as good neighbors.

“When we had block parties, they always came out with fabulous spreads of blintzes and vodka shots,” she said. “I’m sorry to see them go, but in the big picture, I understand.”


This Allegedly Drunk Passenger Was Just Fined $100,000 for Doing Some Very Bad Things on a Hawaiian Airlines Flight - Source MSM




We've all experienced that queasy feeling when someone on our airplane flight is getting out of line with their fellow passengers or the flight attendants. We all hope that the passenger quickly calms down, and that we can proceed to our destination without further incident.

Now, imagine that you are a few hours into a 12-hour, nonstop flight from Honolulu to New York City, and an obviously inebriated passenger starts yelling (and swearing profusely) at the flight attendants, other passengers, his girlfriend, and his girlfriend's children.

Unfortunately, instead of calming down, or simply passing out, things got worse--much worse. According to a New York Post report, the passenger made life-threatening comments, "whacked" a flight attendant in the shoulder, and passengers were forced to step in to restrain him.

Faced with not a lot of good choices, the Hawaiian Airlines pilot decided to return to Honolulu--much to the dismay of the many passengers on the flight. 

But, as you might imagine, turning around a large jetliner, refueling said jetliner, finding new flights for inconvenienced passengers, and paying for maintenance and a new crew does not come cheap.

In fact, the unruly passenger was just ordered by a federal judge to pay Hawaiian Airlines a grand total of $98,817 for his prolonged adventure in la-la land (plus three months' probation). Fortunately for him, he was not required by the judge to reimburse the airline for $46,900 in meal vouchers it handed out as a goodwill gesture to inconvenienced passengers.

When this wayward passenger pleaded guilty in court, he explained to the judge that he didn't "remember much" about the events onboard the Hawaiian Airlines flight.

Really?

So, the lesson from this story is simple. A drink or two to calm your nerves might be okay, but if you're tempted to push it beyond that, think twice. You might find yourself wondering why you're in Honolulu instead of New York City.


Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Thời Sự Hoa Kỳ, 31/8/2017










Sự kiện Bắc Hàn bắn hoả tiễn bay ngang qua đảo Hokkaido của Nhật Bản







Hội Luận về Tĩnh Tâm, 31/8/2017







Chính quyền Đức chính thức cho Hồ Ngọc Thắng (CS nằm vùng tại Đức) nghỉ việc - Trích BBC Vietnamese




Một nhân viên người Việt làm việc cho Văn phòng Liên bang về Nhập cư và Tỵ nạn (viết tắt là BAMF) của Đức chính thức bị cho nghỉ việc từ ngày 1/9/2017.
Báo chí Đức tường thuật về mối liên hệ giữa vị trí công tác của ông Hồ Ngọc Thắng với vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, thậm chí còn đặt nghi vấn về 'cuộc sống nhị trùng' của ông, người mà báo DW coi là 'ban ngày làm việc cho Đức, ban đêm phục vụ Đảng Cộng sản Việt Nam'.
Tuy nhiên, BAMF hôm 31/8 cho BBC Tiếng Việt biết rằng cho đến thời điểm này, việc điều tra cho thấy "chưa có mối liên hệ trực tiếp nào giữa nhân viên đó với vụ bắt cóc".
Ông Hồ Ngọc Thắng làm việc tại BAMF kể từ năm 1991 tới nay, nhưng không được giao nhiệm vụ đánh giá hồ sơ tị nạn của người Việt Nam, BAMF nói.

Ông Thắng đã bị tạm đình chỉ công tác kể từ 7/8, ngay khi BAMF nhận được những thông tin về việc ông có những bài viết và thể hiện quan điểm cá nhân trên mạng xã hội.

Sau khi việc điều tra kết thúc, BAMF đã "ngay lập tức chấm dứt quan hệ lao động" với ông Hồ Ngọc Thắng, BAMF nói với BBC.

Tuy không nêu l‎ý do khiến ông Thắng bị cho nghỉ việc, nhưng BAMF nói với BBC rằng tất cả các nhân viên của cơ quan này "đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ trung thành và trung lập", và rằng các nhân viên "luôn được cấp trên liên tục nhắc nhở về tầm quan trọng của nghĩa vụ này trong các khóa tập huấn".

"Nhân viên này có thể đệ đơn khiếu nại lên tòa án lao động về việc bị sa thải," BAMF nói thêm.

Czech nghi ngờ về công an và tình báo VN?


Cũng liên quan tới vụ Trịnh Xuân Thanh, truyền thông Czech nói cơ quan điều tra tội phạm có tổ chức của nước này (NCOZ) hiện đang điều tra bên cạnh giới chức Đức.

Phía Đức tin là ông Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc bởi một số người sống hoặc từng sống tại Czech.

Nay, truyền thông Czech cho rằng trong số những người tham gia vụ việc có thể là công an Việt Nam.

Trang domaci.ihned.cz trong bài viết cập nhật lần cuối hôm 29/8 dẫn nguồn tuần báo Respekt và nhật báo Aktualne.cz nói rằng một trong những hướng điều tra tập trung vào khả năng những người này thuộc nhóm công an từng được Czech mời sang hồi hai năm trước để phối hợp phát hiện các hoạt động tội phạm có tổ chức của người Việt, chủ yếu ở Trung tâm Thương mại Sa Pa, thủ đô Prague.

Cảnh sát cũng xem xét khả năng là có một số điệp viên Việt Nam đã có mặt trong nhóm đó từ ban đầu mà phía Czech không biết.

Cho đến nay, có một người mang quốc tịch Việt Nam đã bị dẫn độ từ Czech sang Đức liên quan tới vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.

Hôm 24/8, Tổng công tố Liên bang Đức ra thông cáo nói ông N. H. Long, 46 tuổi, quốc tịch Việt Nam đã được di l‎ý sang Đức.

Thông cáo nói nghi can đã lái một chiếc xe thuê từ Prague đến Berlin vào ngày 20/7, 3 ngày trước khi có thông tin ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.

Chủ chiếc xe Multivan VW (Volkswagen) bảy chỗ mang biển số 2AB-3140 nói với BBC rằng khách thuê xe là ông Nguyễn Hải Long, người đứng tên chủ doanh nghiệp Money Gram tại chợ Sa Pa.
"Cảnh sát lấy xe vào lúc 17 giờ 41 phút ngày 28/7/2017" để điều tra việc sử dụng xe trong thời gian từ 20 đến 23/7, chủ xe Bùi Quang Hiếu nói với BBC Tiếng Việt hôm 10/8.

Ông Bùi Quang Hiếu hôm 31/8 cho BBC Tiếng Việt biết ông được cảnh sát Đức thông báo việc điều tra đối với chiếc xe đã xong, và ông sẽ được nhận lại xe vào sáng 1/9.

Chuyến công tác gần đây của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn chưa đạt kết quả gì trong đối thoại với phía Đức, một nguồn tin từ Hà Nội cho biết


CSVN thất bại trong việc kiểm soát mạng xã hội như thế nào?







Chuyên gia nhận định: Ít có khả năng Tàu Cộng gây áp lực ở mỏ khí Cá Voi Xanh







Trò chuyện với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa: “Oan uổng cho tài sức của dân tộc Việt”




Tuấn Khanh: Sự kiện ông Trịnh Vĩnh Bình đang thắng thế trong cuộc chiến với Nhà nước VN, đòi 28.000 tỉ đồng, đang nhắc một chuyện rằng chưa nào giờ nền kinh tế của VN đang đứng trước nhiều khó khăn như hiện nay: nợ công tăng, tiền của nhiều dự án phải trả, cũng như hơn 200.000 tỉ đồng cần thanh khoản cho hệ thống nhà nước vào cuối quý 4 này. Nhiều người đồn đoán về một cú khủng hoảng lớn hay suy sụp của VN sắp tới, liệu điều đó có khả năng xảy ra không, thưa ông?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Đầu tiên, tôi muốn định nghĩa là thế nào là suy sụp. Tôi lấy ví dụ là năm 1997, Thái Lan đã trãi qua một giai đoạn tăng trưởng rất nhanh trong 8 nước có chủ trương tân hưng. Rồi bất ngờ vào ngày 2/7/1997 thì Thái Lan rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính, kéo dài đến 10 năm. Điều này tác động đến nhiều thứ thay đổi ở Thái. Trở lại định nghĩa suy sụp, tôi tin rằng chọn một mô hình phát triển kinh tế thì bao giờ cũng gặp phải những khủng hoảng và suy sụp nhất định ở các mặt. Có thể là 5 năm, có thể là 10 năm. Nhưng khủng hoảng về chính trị thì dễ chữa chứ còn khủng hoảng về văn hóa thì khó chữa hơn. Điều mà tôi ngại ở Việt Nam là vấn đề đó, tức tan nát từ văn hóa, đặc biệt khi Việt Nam ở bên cạnh Trung Quốc. Trong bối cảnh mà thế giới cứ khoảng 5 năm lại bùng phát các đợt sáng tạo và thay đổi, thì sự suy sụp mà ta nói đến, sẽ kéo Việt Nam trì trệ sâu hơn, oan uổng cho tài sức của người Việt, của dân tộc Việt. Tôi không nói Việt Nam sẽ sụp đổ về tài chính công, tức nói thẳng là nợ, mà sẽ gặp căng thẳng vô cùng về ngoại hối. Vì lẽ trong giai đoạn 2008-2014 đồng Mỹ kim trị giá thấp, ai nấy đều vay tiền Mỹ. Nay thì tiền Mỹ có giá hơn nên nợ trở nên cao hơn. Đặc biệt là chuyện vay nhiều rồi dùng sai mục đích, tham nhũng, chia chác… thì không có cách  gì trả nổi. Và chính giai đoạn đó sẽ dẫn đến đổ vỡ nhiều thứ và nhiều hậu quả, kể cả mất luôn các cơ hội tăng trưởng cùng nhịp với thế giới. Nhưng để gọi là suy sụp hay sụp đổ một chế độ thì không đơn giản là dựa vào các yếu tố  như vậy.

Tuấn Khanh: Nhà nước CSVN lâu nay vẫn kềm giữ sự bình ổn trong xã hội bằng bẫy thu nhập trung bình. Thế nhưng các vấn đề tài chính gần đây đã bắt đầu có những tác động như qua việc tăng thuế, tăng giá sinh hoạt… Sự liên kết phản ứng của giới tài xế trước việc lạm thu BOT ở Cai Lậy cũng là một chỉ dấu tạm gọi, về sự bất mãn của giới trung lưu. Đó có là những vấn đề liên quan đến khía cạnh chính trị, dù chưa rõ ràng?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là chỉ một phần thôi. Vấn đề của giới trung lưu có hai mặt. Mặt kinh tế thì họ sẽ nhận thức xã hội khác đi khi họ bị mất quyền lợi thu nhập như trước. Nói nôm na là nghèo đi. Còn mặt ý thức chính trị thì luôn luôn là một ẩn số. Bởi trình độ văn hóa và tư duy về luật pháp-xã hội ở mỗi quốc gia đều khác nhau. Nhìn về Hàn Quốc, thì phải có một tầm mức nhận thức chung nào đó thì giới trung lưu mới cùng với dân chúng cùng xuống đường bãi nhiệm bà tổng thống Park Geun-hye như vậy. Tôi thì quan tâm nhiều hơn đến thành phần gọi là trung lưu thấp, hoặc giai cấp nghèo hơn, vì ít ai để ý đến họ. Báo chí nước ngoài đến Việt Nam phỏng vấn thường tìm đến những người biết tiếng Anh, chứ ít khi nào gặp những bà cụ ở thôn quê hay gia đình những ngư dân chết dở sống dở vì biển bị nhiễm độc. Đó mới chính là tầng lớp phản ánh đúng về cuộc sống và mang khát vọng thay đổi xã hội lẫn chính trị.

Tuấn Khanh: Nhân dịp ông nói về giới “trung lưu thấp”, chúng ta hãy bàn về giới “trung lưu cao”. Nhà nước CSVN vẫn cố tạo một mặt bằng bình ổn cho giới này làm ăn, đầu tư và tạo ra một mặt bằng của Việt Nam có vẻ phồn vinh trong suốt giai đoạn hội nhập với thế giới. Nhưng rõ ràng là các lồng luật pháp nhốt giới trung lưu ngày càng chật với sự thành đạt của họ, đó là chưa nói về lớp đại gia như Phạm Nhật Vượng, Bùi Thành Dương, Trần Bá Nhơn… chẳng hạn. Liệu để đảm bảo cho quyền lợi và tương lai làm giàu của mình không bị tổn hại, giới này có tham gia tác động vào những thay đổi chính trị hay không?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Cũng có những lớp trung lưu nhận ra điều đó, nhưng không nhiều ở Việt Nam, bởi cái khó riêng của nó. Ở các nước khác, chẳng hạn như Đài Loan hay Hàn Quốc họ chấp nhận phần mất mát quyền lực của nhà cầm quyền để đất nước đổi thay qua các thời điểm tranh cử. Quốc Dân Đảng của Lý Đăng Huy hay Nam Hàn với Kim Đại Chung là những ví dụ rất rõ. Việt Nam không có đa nguyên đang đảng nên giới trung lưu ái quốc và tiến bộ hiện nay chỉ có thể nghĩ đến chuyện thay đổi kinh tế hay vậy chất mà thôi. Bị bao bọc bằng các luật lệ về chính trị nguy hiểm nên họ chỉ có thể mơ đến chuyện làm giàu và làm sao để không va chạm với thể chế. Và đó là cái dở, là ngõ cụt của giới trung lưu tiến bộ và ái quốc. Quan chức khuyến khích chỉ nên làm giàu chứ không nên đụng đến chính trị, nhưng với Việt Nam khi đã khủng hoảng chính trị đến, thì mọi thứ sẽ bị kéo sát đáy. Nhắc về quá khứ, Nam Hàn và Việt Nam Cộng Hòa có cùng một trình độ  phát triển. Nhưng Việt Nam thì lại kẹt vào chiến tranh. Ngay lúc đó, Park Chung Hee đã yêu cầu giới kinh tế gia phải phác thảo những kế hoạch 10 và 20 năm cho nhu cầu phát triển kinh tế đất nước, từ đó các tập đoàn tư doanh lớn ra đời, đặt nền móng cho các thương hiệu và nền sản xuất lớn của Nam Hàn về sau. Riêng Việt Nam thì khác, chẳng hạn công ty điện lực nhà nước tự mọc ra một loạt các công  ty con (cũng của nhà nước) để chia chác, mua bán, tham nhũng. Rồi các công ty con nào đó của Bộ Quốc Phòng chia chác, lạm dụng đất đai của dân chúng để làm giàu thì không là kế hoạch phát triển cho tương lai, thì chỉ là dự báo cho những khủng hoảng sẽ đến. Ngay cả Trung Quốc giàu mạnh vậy mà cũng đang vướng vào những chuyện khó gỡ tương tự thì Việt Nam không thể chạy khỏi. Có thể trong con cháu của những người lãnh đạo, cũng có người có lòng nghĩ đến nước nhà nhưng chắc chỉ có một thiểu số nghĩ đến việc thay đổi chính trị. Nhưng với lợi thế của mình, phần lớn họ chỉ dám nghĩ đến việc làm giàu trước đã vì chính họ cũng nghĩ rằng các cơ hội như vậy sẽ không còn dài, trong một xã hội hay nền chính trị đầy bấp bênh trước mắt.


Bàn Chuyện Thời Sự ngày 25/8/2017







Quanh vấn đề Bắc Hàn sản xuất võ khí hạt nhân và hỏa - Tác giả Bs Trần Xuân Ninh







Bên Bờ Đại Dương







Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Cộng Đồng Người Việt Tự Do Hải Ngoại tri ân Phó Đô Đốc người Hoa Kỳ, Ông William W Mathis đã cứu sống 448 thuyền nhân Việt Nam cận kề với cái chết sau khi bị hải tặc cướp, có nhiều phụ nữ bị hãm hiếp, hết nước, hết lương thực các thuyền nhân đang cận kề với cái chết.







Học sinh trung học Mỹ hát quốc ca VNCH







Thà ngụy như Ngụy Văn Thà! - Tác giả Huy Phương







“Người yêu nước không thể nào là ngụy
Người chết vì nước như anh không thể nào là ngụy.
Nhưng anh: là Ngụy Văn Thà”
(Trần Mạnh Hảo)

Ngụy là một từ gốc Hán trong tiếng Việt có nghĩ là dối, trái nghĩa với chính như ngụy ngôn, ngụy tạo.Theo quan điểm của sử Tàu thì kẻ làm vua hiện tại thường cho mình là chính thống. Triều nào chống lại mình thì cho họ là ngụy, dù cho họ xưng vương, xưng đế đi nữa thì cũng bị gọi là ngụy triều.

Giai đoạn 2 của cuộc chiến tranh Tây Sơn- Chúa Nguyễn kéo dài từ năm 1787-1802 và khi Gia Long đánh bại hoàn toàn lực lượng của nhà Tây Sơn năm 1802, thống nhất Việt Nam thì nhà Nguyễn gọi phe Tây Sơn là Ngụy (Ngụy Tây,) và một cuộc trả thù tàn khốc đã xảy ra. Gia Long cho “Phá hủy mộ giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ, bổ săng, phơi thây, bêu đầu ở chợ” (Thực lục I, tr.473).

Vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản) và ba người em đều bị xử án lăng trì, cho 5 voi xé xác, đem hài cốt của Nguyễn Văn Nhạc và Nguyễn Văn Huệ giã nát rồi vất đi, còn xương đầu lâu của Nhạc, Huệ, Toản và mộc chủ của vợ chồng Huệ thì đều giam ở Nhà đồ Ngoại (Ngoại Đồ Gia, cơ quan chế tạo của triều đình, sau gọi là Võ Khố.) Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng đều bị chém, bêu đầu cho mọi người biết. (Thực lục I, tr.531).

Nhà Tây Sơn bị kẻ thắng trận gọi là “Ngụy Tây” chính là những người đã chiến thắng quân Thanh và quân Xiêm vang dội trong lịch sử, triều đại áo vải dựng nghiệp mà sách sử Cộng Sản vẫn ca tụng hết lời khi lên án nhà Nguyễn là ngụy. Vậy ngụy hay không ngụy là do sự biên soạn, miệng lưỡi của kẻ thắng cho mình là chính, cho người thua trận là ngụy! Nó không có giá trị gì đối với lịch sử muôn đời và với lòng người!

Về phương diện công pháp quốc tế thì một chủ thể được xem là quốc gia khi có đầy đủ các yếu tố sau: lãnh thổ, dân cư và có chính quyền. Ngay từ thời Tổng Thống Ngô đình Diệm, năm 1960,Việt Nam Cộng Hòa đã được 83 nước trong LHQ và thế giới công nhận, trong khi đó Bắc Việt chỉ có 15 nước công nhận. (*)

Cách đây 13 năm, trong cuốn “Từ Điển Bách Khoa Quân Sự Việt Nam” năm 2004, do Bộ Quốc Phòng CSVN xuất bản đã dùng chữ Chính Quyền Việt Nam Cộng Hòa và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. (**)

13 năm sau, Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam phát hành bộ sách lịch sử Việt Nam 15 tập, đi ngược lại lịch sử, tuy có nói Việt Nam Cộng hòa (VNCH) là một thực thể, và không còn gọi là “ngụy quân, ngụy quyền” nữa, nhưng lại dùng chữ “chính phủ Sài Gòn” và “quân đội Sài Gòn!”

Bỏ qua những chuyện Trung Cộng xâm lăng Việt Nam, công và tội của hai triều nhà Mạc và nhà Nguyễn mà cuốn sách này loan báo có sự thay đổi, phần đông dư luận chú ý đến chuyện bộ sách lịch sử Việt Nam 15 tập này vì không còn dùng chữ “ngụy quân-ngụy quyền” để nói đến chế độ và quân đội VNCH nữa!

Có người hơi vội vàng, như phát biểu của Phạm Duy cho việc Cộng Sản cho Khánh Ly về Việt Nam hát là “Một bằng chứng hùng hồn của chính sách đại đoàn kết dân tộc!” Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang, cho đây là một dấu hiệu tích cực: “Họ công nhận thực thể VNCH, không còn gọi là ngụy quân, ngụy quyền nữa, theo thiển ý của chúng tôi, đó là một dấu hiệu đáng mừng.”

Nhưng số đông dư luận ở nước ngoài thì loại bỏ cụm từ “ngụy quân, ngụy quyền,” đổi thành “chính phủ Sài Gòn” và “quân đội Sài Gòn!” thì CSVN vẫn chưa có thiện chí tôn trọng lịch sử, dùng đúng chữ, đúng nghĩa mà vẫn còn có tính cách miệt thị! CSVN không có tư cách gì để công nhận hay không công nhận, và những “nhà viết sử” Việt Cộng xưa nay cũng chỉ là những cán bộ viết lịch sử theo chỉ thị của đảng, theo đường lối tuyên huấn, để phục vụ cho mục đích tuyên truyền.

Chỉ mới thôi dùng chữ “ngụy quân – ngụy quyền” thôi, mà những đầu óc thủ cựu Cộng Sản đã la ó đòi tẩy chay, tịch thu cuốn sử và bắt giam người phụ trách biên tập.

Trung Tướng Nguyễn Thanh Tuấn, nguyên cục trưởng Cục Tuyên Huấn, Tổng Cục Chính Trị, quân đội CSVN, đã giở giọng chụp mũ khi viết rằng, nhóm soạn sách đã bị “một nhóm cờ vàng hải ngoại, và bọn cơ hội cực đoan trong nước bóp méo sự thật! Ông Tuấn cũng lên án nhóm soạn sách đã “làm việc không công cho Mỹ để phá hoại đất nước.”

Viên tướng Cộng Sản dịp này cũng đã trở lại mang não trạng thời chống Mỹ, cứu nước, miệt thị chính quyền VNCH, kêu gọi “đảng, nhà nước phải kiểm tra xử lý kiên quyết thu hồi đính chính bộ sách lịch sử này và truy cứu trách nhiệm của những người biên soạn.”

Trên những trang chính thức xuất hiện thông tin của người cộng sản đầu óc “mít đặc” kêu gọi mở chiến dịch “lương tâm và sự thật,” tẩy chay bộ sách “lịch sử Việt Nam, vì mua hoặc sử dụng bộ sách lịch sử này chính là tự mình ‘phỉ nhổ’ vào truyền thống, vào anh linh những người đã khuất vì Tổ quốc Việt Nam!”

Đất nước và tương lai dân tộc hy vọng gì ở những con người Cộng Sản như con ngựa thồ che mắt, đầu óc mê muội, không dám nhìn sự thật, như bầy dơi sợ ánh sáng. Chúng ta đòi hỏi họ tử tế, biết nghe điều phải, phải viết lại một bộ sử chính xác. không, đừng hy vọng gì chuyện sửa chữa, mà phải thay thế như lời tổng thống đầu tiên của nước Nga, Boris Yeltsin: “Cộng Sản không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải nó!”

Quân Lực VNCH bị Cộng Sản gọi là ngụy quân, nhưng ngụy quân như Ngụy Văn Thà cùng 74 chiến hữu đã hy sinh cho tổ quốc Việt Nam, hẳn vinh quang hơn là “lính cụ Hồ” chết cho đảng Cộng Sản quốc tế, trong mục đích xâm lược miền Nam. Hơn ba triệu lính quân đội nhân dân chết cho tham vọng bành trướng của Cộng Sản quốc tế, chết cho nhiệm vụ đánh thuê “là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô,” không dám gọi đích danh kẻ xâm lược, xem tương quan Tàu Việt là tương quan “chủ-tớ!”

Thứ này gọi là gì? Mặt Trận GPMN được Bắc Việt nhồi nặn như một thứ công cụ, thành hình năm 1969, bị bóp mũi năm 1976, không có dân, không có lãnh thổ, không có thủ đô (khi Lộc Ninh, khi Đông Hà) thì gọi là gì?

Thà ngụy như Ngụy Văn Thà!

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

(*) Danh sách các nước công nhận đều có ghi đầy đủ trong sách “ Lược Sử Quân Lực VNCH trang 793, 794, 795 của Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân và Lê Đình Thụy. Cũng thời kỳ đó, Việt Nam Cộng Hòa đệ đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc, do Đại Sứ Pháp ở LHQ là ông Chauvel chuyển đơn, đã được Tổng Thư Ký LHQ là ông Tryge Lye chấp nhận . Nhưng sau cùng bị Liên Xô dùng quyền phủ quyết, nên không được vào LHQ. Lào và Cambodia được vào LHQ.

Tuy không vào LHQ nhưng Việt Nam vẫn được mời gia nhập các Tổ Chức của LHQ như Y tế Quốc Tế, Lương Nông Quốc Tế… Việt Nam còn gia nhập SEATO (South East Asia Treaty Organisation) chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm đi họp, được tiếp đón rất long trong. Cộng Sản Bắc Việt không có mặt trong các tổ chức này.

 (**) Trang 842 trong sách này, đầu đề nói về “Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa” có ghi rõ “Tổng Tư Lệnh Tối Cao là Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa. Cơ quan Chỉ Huy cao nhất là Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.” Trang 703 có ghi tiểu sử ông “Ngô Đình Diệm Tổng Thống VNCH.” Trang 733 có ghi tiểu sử ông“Nguyễn Văn Thiệu Tổng Thống kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Lực VNCH.”

Trang 312 có ghi tiểu sử ông “Dương Văn Minh Tổng Thống cuối cùng VNCH.” Trang 124 có ghi tiểu sử ông “Cao Văn Viên Tổng Tham Mưu Trưởng QL VNCH.”



Phụ nữ Pháp có xu hướng quay về nếp cũ? - Tác giả Nguyễn Thị Cỏ May




Nhiều người vẫn có thành kiến cho rằng phụ nữ Pháp sống phóng túng vì quá tôn thờ chủ nghĩa tự do cá nhơn . Họ chỉ biết quyền lợi bản thân của họ là trên hết . Những Hội nghị Quốc tế Nhơn quyền là những dịp Nữ quyền được đề cao . Như quyền làm chủ thân thể của mình .
 
Cũng từ đây, tập quán sanh hoạt của phụ nữ Pháp thay đổi . Đời sống sanh lý của họ cũng thay đổi . Ngày nay, người phụ nữ có nhiều tình nhơn gấp hơn ba lần ngày trước .
 
Theo kết quả điều tra của Viện ICM (Institut de la Communication et des Médias), năm 1960, người phụ nữ 24 tuổi có trung bình 1, 67 tình nhơn . Ngày nay, các bà, các cô không ngại lớn tiếng khoe mình có trung bình 5, 67 bạn tình .
 
Sau cuộc biến loạn của giới trẻ ở Paris năm 1968 do Tả phái tổ chức, và luật phá thai ra đời năm 1970, người phụ nữ Pháp được thật sự giải phóng về mặt sanh lý và con số bạn tình của phụ nữ cũng từ đây gia tăng theo sở thích . Chỉ một sớm, một chiều đã vọt lên 3, 72 tình nhơn cho mỗi phụ nữ . Nhưng phải đợi tới năm 2000, số tình nhơn của mỗi phụ nữ mới vụt lên chóng mặt . Theo 10% phụ nữ được hỏi trả lời rõ ràng là các bà, các cô biết qua ít nhứt mười người bồ trước khi dừng lại ở người khả dĩ “OK”!
 
Nhưng ngày nay, đời sống, cung cách sanh hoạt, và cả thời trang của người phụ nữ Pháp lại một lần nữa thay đổi . Nhưng thay đổi âm thầm, kín đáo .
 
Thời trang phụ nữ
 
Y phục mặc bên ngoài dĩ nhiên thay đổi theo mùa, với những kiểu cách mới . Thời trang Pháp của các nhà tiếng tăm xưa nay, như Dior, Nina Ricci, Chanel …thay đổi ít hơn, chậm hơn (2 lần/năm : Xuân-Hè và Thu-Đông) so với những nhà thời trang mới của Mỹ, Espagne . Nghe nói sản phẩm của Zara, H&M, cứ mỗi 3 tháng, có kiểu mới tung ra thị trường .
 
Nhưng thứ thời trang kín đáo của phụ nữ, bám sát người phụ nữ từ cả trăm năm nay, cũng bắt đầu bị nhiều bà bỏ rơi để trở về với sự thoải mái thật sự .
 
Từ thời thượng cổ, người phụ nữ đã biết dùng phưong tiện kín đáo bảo vệ bộ ngực của mình và nâng cao lên. Phương tiện này được cải tiến từ từ và theo đó, tên gọi cũng thay đổi để sau cùng có tên là “soutien-gorge ” (nịt ngực) như ngày nay ta biết, hoặc ” brassière” . Chữ “gorge”, dùng một cách bóng gió để tránh nói rõ ” bộ ngực” hay “cặp vú” (Từ điển tiếng pháp Allain Rey, Ed. 1999) . Về tên gọi ” brassière “, hay “bra”, ở Pháp không thấy, nhưng ở Québec, Canada, hãy còn thông dụng .
 
Chiếc áo ” nịt ngực ” được người phụ nữ dùng cho nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu để làm nổi bật dáng vóc thân hình phụ nữ, làm cho bộ ngực phụ nữ tăng thêm giá trị thẩm mỹ, là chủ yếu hơn hết . Cũng như nhiều loại quần áo mặc bên trong của phụ nữ, áo nịt ngực đóng vai trò quyết định trong quan hệ giửa thân thể với y phục thời trang bên ngoài, trong sự biến đổi thân thể tự nhiên trở thành một thân thể văn hóa, một thân thể phản ánh bộ mặt xã hội .
 
Nhờ những tiến bộ ngành vải sợi, chiếc nịt ngực ngày nay kết hợp được hai yếu tố, sự thoải mái cho người mặc với nét hấp dẩn cho người nhìn .
 
Nhưng hiện có không ít phụ nữ không mặc áo nịt ngực nữa vì thấy không được thoải mái và hoàn toàn không hiệu quả ngăn chận bộ ngực chảy xệ xuống tới rún .
 
Một cuộc nghiên cứu khoa học dựa trên 330 phụ nữ trong 15 năm đã xác nhận không mặc áo nịt ngực tốt hơn cho sức khỏe, cập vú tự nhiên được nâng lên 7 mm mỗi năm so với hai bờ vai, ngực có xu hướng rắn chắc lại và những vết hằng ửng đỏ trên da biến mất . Ngoài ra, một số phụ nữ tranh đấu nữ quyền còn cho rằng áo nịt ngực chỉ là công cụ áp bức và gây đau đớn cho cơ thể người phụ nữ mà thôi .
 
Người phụ nữ có ý muốn trở về với nếp sống theo tự nhìên của thời xưa, đơn giản bớt những ràng buộc của xã hội tiêu thụ ngày nay .
 
Một khi chia tay
 
Người phụ nữ Pháp xưa nay nổi tiếng là thanh lịch . Về ăn diện, nghệ thuật trang điểm của các bà đầm khó có ai qua mặt được . Nhưng đìiều đáng đề cao là các bà giữ được cách hành xử khi phải chia tay với chồng làm cho các ông ngày nay chỉ có biết dở nón tỏ lòng thán phục mà thôi . Không tỏ thái độ, lời nói, biểu lộ sự oán hận, thù hằn, mà vẫn giử sự vui vẻ, bình thảng, cả thân tình vì đã có với nhau một thời gian dài sống chung với nhau. Họ thật lòng trân quí những kỷ niệm đẹp với nhau .
 
Dĩ nhiên họ khó kìm giữ được sự đau khổ . Họ khóc, nhưng khóc kín đáo, một mình, khóc cho chính họ, để giải tỏa sự đau khổ, thất vọng . Họ biết để mối quan hệ vợ chồng lại phía sau vì nó không còn với mình nữa. Để lấy lại phong độ trong cuộc sống hằng ngày . Sống với cái đầu mới mẻ hơn .
 
Trước hết, người phụ nữ sẽ chăm sóc kỹ hơn dung nhan của mình sau khi chia tay . Như làm một kìểu tóc mới cho trẻ trung hơn . Màu son tươi hơn, y phục đơn giản nhưng không thiếu nét “chic”. Nghĩa là họ biến cuộc chia tay trở thành một cơ hội đổi mới từ phong cách tới tâm hồn, tức cách suy nghĩ, quan niệm cuộc sống . Sự thay đổi còn giúp họ nhìn lại họ rỏ hơn, cảm thương bản thân mình hơn . Phải chăng đó là lý do tại sao ngày nay có nhiều phụ nữ tìm đền Thiền đường, Yoga để sống những khoảnh khắc thoải mái, tự tại, trọn vẹn với chính mình . Sống đời sống thật của mình, với chính mình . Một xu hướng sống mới của những người phụ nữ trẻ, nhưng chỉ là một hiện tượng trở về với nếp cũ đã có từ hằng ngàn năm qua .
 
Người phụ nữ ngày nay trước diển tiến xã hội
 
Ở Vìệt nam thời xưa, người con gái qua khỏi hai mươi là kể như khó lấy chồng . Họ kỵ tuổi ” Hăm” lắm . Người ta bị ám ảnh cái gì cũ, muốn cho nóng sốt, phải đem hâm lại . Tuổi lý tưởng của người con gái lấy chồng là “trăng tròn”, tức 16 tuổi .
 
Ở xứ Pháp, với nền văn hóa tôn trọng tự do cá nhơn, các cô có toàn quyền quyết định đời sống riêng của mình . Nhưng nỗi lo về cơ hội lập gia đình, sanh con cái, ngày nay đang trở thành vấn đề khó khăn cho các cô, nhứt là các cô đẹp, học giỏi, đang có địa vị xã hội cao . Chờ gặp được người thích hợp, tương xứng lứa đôi thì thời gian không chờ người . Về mặt làm mẹ, khi đã tới 25 tuổi, khả năng sanh đẻ là 25%, khi lên 35 tuổi, còn 12%, tới 40 tuổi, chỉ còn 6% .
 
Để giải quyết tình trạng khó khăn này, người phụ nữ Pháp ngày càng nhiều tìm tới các Trung tâm y tế nhờ cất giữ giùm trứng của mình bằng phương pháp đông lạnh, giá tối thiểu là 5 500 euros . Như đi mua bảo hiểm cho khả năng sanh đẻ, phòng khi muốn có con, có thể thực hiện được .
 
Việc lập gia đình, kịp sanh con cái của những phụ nữ đẹp, học giỏi, có địa vị xã hội cao ngày càng trở nên gay gắt hơn . Những người phụ nữ này, hoàn toàn không do áp lực gia đình, chỉ muốn kết hôn với người đàn ông, về mặt kiến thức, phải ít nhứt tương đương với mình . Giống như tập tục đông phương chọn môn đăng hộ đối của thời xưa vậy . Trong lúc đó, việc học hành của nam giời ở Pháp ngày càng sa sút so với nữ giới .
Sự chênh lệch về tỉ lệ nam/nữ thành công ở Đại học pháp ngày càng làm cho các cô, các bà thêm thất vọng . Từ năm 2000, có 54% nữ sanh viên trong các Đại học, năm 1984, tỷ lệ đó là 45% .
 
Ngoài lý do học kém, địa vị xã hội thấp, người đàn ông Pháp ngày nay còn mang thêm tâm lý lo ngại sự thăng tiến nghề nghiệp của phụ nữ mau hơn sẽ trở thành mối hăm dọa đời sống gia đình .
 
Khi người phụ nữ, chẳng những bình quyền về mặt xã hội, mà còn vượt lên thì họ lại phải sống với nổi buồn riêng của mình, sự cô đơn của người phụ nữ . Một mái ấm gia đình, với tiếng cười của trẻ con là điều vẫn còn trong mong ước .
 
Có giải pháp không?
 
Có giải pháp chớ nhưng phải do người phụ nữ dám thay đổi cách suy nghĩ, thay đổi quan niệm lập gia đình .
 
Tại sao không kết bạn đời với người học kém hơn mình, địa vị xã hội thấp hơn mình mà có tấm lòng tốt, hết lòng thương yêu mình ? Quan hệ vợ chồng là quan hệ con người chớ không chỉ quan hệ về mặt xã hội .
 
Người phụ nữ Pháp ngày nay đã bắt đầu trở về với hình ảnh người phụ nữ truyền thống . Họ nhận thấy cách ứng xử mềm mỏng, dịu dàng, đầy nữ tính, tài nội trợ mới là giá trị đích thực, mới là địa vị cao quí của người phụ nữ trong gia đình và cả ngoài xã hội .
 
Trong xã hội tân tiến ngày nay, sự mạnh mẽ, sự sắc sảo của một phụ nữ năng động là ưu điểm để thành đạt nhưng sự nhu mì, chu đáo, sâu sắc, tế nhị của người phụ nữ truyền thống bỗng trở thành những giá trị tiêu chuẩn cho một số phụ nữ ngày nay chọn xây dựng đời sống .