khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

“Sách của tôi không được phép xuất bản ở đó (VN)“: Ralph Trommer phỏng vấn họa sĩ Việt lai Pháp, Marcelino Trương





tranh


Một điều mà chính quyền Việt Nam đến hôm nay vẫn còn sợ: Truyện tranh về cuộc chiến Việt Nam từ góc nhìn của những người thua trận.

Phụ nữ mang giày cao gót. – một khám phá đầy lôi cuốn đối với Marcelino vừa lên bốn tuổi, khi cậu theo mẹ Yvette đến thăm người dì đài các Elvira. Một thời thơ ấu vô tư ở Việt Nam vào những năm đầu thập niên 60?

Từ góc nhìn của trẻ thơ cho phép tác giả vẽ truyện tranh Marcelino Trương, sinh năm 1957 ở Manila, một trong 4 người con của một nhà ngoại giao Việt Nam và bà mẹ Pháp, trong tác phẩm truyện tranh „Cuộc chiến xinh xắn“ (**) đưa ra hình ảnh sống động thời bấy giờ của Sài Gòn, thủ đô Miền Nam Việt Nam vào những năm từ 1961 đến 1963. Trong khi trẻ con làm sống lại các tin tức về chiến trận chống Việt cộng bằng „những trò chơi đọ sức đánh nhau“ thì cuộc nội chiến diễn ra ngày càng rộng lớn.

Bố ông là một nhà ngoại giao, nhờ có kinh nghiệm với Hoa Kỳ nên được Tổng thống Diệm gọi về làm Thông dịch viên Anh ngữ, trong khi mẹ ông buồn phiền thất thuờng vì các vụ khủng bố ở Sài Gòn và bị bệnh trầm cảm. Các đoạn tự truyện minh họa màu đỏ được ông Trương chen vào bằng những khúc tài liệu phong phú màu xanh dương soi sáng bối cảnh chính trị và lịch sử thời kỳ đó.
Các phần này hơi nặng về bài viết – tương phản với những kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ nhưng lại quan trọng để cho người đọc cảm nhận được mối đe dọa đang bao trùm lên đời sống hằng ngày. Về khía cạnh nghệ thuật, các tranh minh họa màu của Marcelino Trương mang tính hàn lâm, ông có lối vẽ đường nét trong sáng như rập theo lối của một Hergé, làm cho Ttuyện tranh – nhất là trong các hình bìa màu của mỗi chương sách – hơi có nét hoài cổ.

Ai là người tốt?

Tuy không nói rõ nhưng hiển nhiên đây là câu chuyện được kể lại từ góc nhìn của những người thua trận, của những người miền Nam Việt Nam. Vì đứng về phe đồng minh với Hoa Kỳ mà Miền Nam bị mang tiếng xấu, trong khi phía Bắc Việt được coi là bên „tốt“, mặc dù chính họ cũng dựa vào hai cường quốc lớn – Trung Quốc và Liên Xô.

Ðọc xong truyện, người đọc có một cái nhìn chung đa chiều và trung thực hơn. Trương phán xét cả hai phe tranh chấp, làm rõ vai trò có hai mặt của TT Diệm người mà đã bị đa số chụp mũ một cách đơn giản là bù nhìn của Hoa Kỳ – một mặt đem lại cho Miền Nam một thời kỳ tương đối ổn định, đằng khác lại theo đuổi chính sách bè phái – trao cho người thân gia đình các chức vị quan trọng trong chính quyền và thiên vị người Thiên Chúa giáo hơn so với các nhóm tôn giáo khác.

Cuối cùng Hoa Kỳ bỏ rơi không ủng hộ chế độ độc tài của TT Diệm. Năm 1963 xảy ra cuộc đảo chánh, Diệm bị giết. Bố của Ông Trương thuộc về giới tư sản trung lưu, có học thức và theo Tây phương. Họ biết rằng, tương lai Việt Nam theo cộng sản của Hồ Chí Minh không có gì là tươi sáng và đồng nghĩa với ngày tàn của những người thuộc thành phần xã hội này.

* * *

Ralph Trommer: Ông Trương, điều gì đã thúc đẩy Ông chọn thời thơ ấu của Ông ở Sài gòn làm khởi điểm cho truyện tranh của Ông?

Marcelino Trương: Tôi muốn kể câu chuyện này từ lâu rồi. Mặc dù lúc ấy tôi mới 4 tuổi khi gia đình chúng tôi về Việt Nam, và lên 6 tuổi vào tháng 8 năm 1963 khi chúng tôi ra đi, khoảng tuổi thơ ngắn ngủi này lại vô cùng phong phú đối với tôi – chẳng những riêng cho cá nhân tôi mà cả về mặt bối cảnh chính trị và lịch sử. Cách đây nhiều năm tôi tìm được một xấp thư của mẹ tôi. Ở khắp các nơi gia đình chúng tôi sống, hằng tuần mẹ tôi vẫn viết thư cho cha mẹ của bà ở Bretagne, từ Manila, từ Hoa Thịnh Ðốn, Sài Gòn và sau đó từ Luân Ðôn (London).

Khi tôi đọc những lá thư viết từ Sài Gòn, tôi đã nghĩ tôi sẽ phải làm một cái gì với những lá thư này. Các lá thư được viết rất sống động và thật chi tiết. Nhờ vậy mà tôi có thể lấp những chỗ trống trong ký ức của tôi và hình dung lại được cuộc sống của chúng tôi vào thời gian đó. Là người vẽ truyện tranh tôi nghĩ hình thức truyện tranh là môi trường thích hợp cho câu chuyện nói về đời mình.

Ralph Trommer: Cha của Ông là một nhà ngoại giao và năm 1961 được thuyên chuyển từ Hoa Thịnh Ðốn về Việt Nam. Cuộc chiến Việt Nam khi đó đã bắt đầu âm ỉ ở mức thấp?

Marcelino Trương: Về đến Việt Nam, cha tôi được giao nhiệm vụ thông dịch viên riêng cho TT Diệm và giúp thông dịch các cuộc đàm thoại bằng Anh ngữ. Cha tôi làm việc mỗi ngày trong „Dinh Ðộc lập“. Thêm vào đó ông còn làm giám đốc Việt Tấn Xã. Qua những lá thư của mẹ tôi, bây giờ tôi biết nhiều hơn về chiến tranh du kích của Việt Cộng vào thời đó. Về những vụ đặt bom khủng bố ở Sài Gòn. Chiến tranh lộ diện từ từ, ban đầu „chỉ“ khoảng 1000 người tử thương mỗi tháng. Hằng ngày, ký giả đến từ khắp nơi trên thế giới đi làm phóng sự chiến trường tại khắp nơi có các cuộc đụng độ và tối về vui chơi đời sống về đêm ở Sài Gòn. Vào đầu thập niên 60, đối với những người này đó là „một cuộc chiến xinh xắn“.

Ralph Trommer: Những người miền Nam và nhất là TT Ngô Ðình Diệm cai trị độc tài thời ấy bị coi là bù nhìn của Hoa Kỳ. Ông lại vẽ một hình ảnh có hơi khác hơn.

Marcelino Trương: Vâng, bởi vì một Việt Nam độc lập là một ước mơ lớn của tất cả mọi người Việt Nam sau khi thoát khỏi ách thuộc địa của Pháp. Nhưng mà họ đã không nhất trí về vấn đề một nước Việt Nam độc lập cần xây dựng trên nền tảng nào. Vì vậy, năm 1954, tại hội nghị về Ðông Dương ở Genève đã đi đến quyết định chia đôi đất nước – phần Miền Bắc do CS cai trị và Miền Nam tự do. Vào tháng 7 năm 1956 sẽ có một cuộc Tổng tuyển cử tự do trên toàn cõi Việt Nam.

Nhưng TT Diệm nghi ngờ sẽ không thể có bầu cử tự do ở Miền Bắc được vì ở đó chỉ có một đảng thôi. Ở Miền Nam, Mặt trận giải phóng MN (NLF) tìm cách ảnh hưởng lên cuộc bầu cử và khủng bố dân chúng. Chính vì vậy, TT Diệm không để có bầu cử. Do lỗi lầm này cuộc chiến bắt đầu bùng nổ. Miền Bắc có thể khả quyết rằng đã bị lừa dối trong thỏa thuận bầu cử mà họ nắm chắc phần thắng.
Ralph Trommer: Trong sách Ông cũng vẽ lại nhiều hình ảnh tuyên truyền của Miền Bắc thời kỳ đó.
Marcelino Trương: Ðó là điểm mạnh của chế độ Hà Nội. Họ có một ảo vọng lớn và biết cách làm cho người ta tin. Ở Miền Nam chúng tôi không có được cái đó.

Ralph Trommer: Ông cũng đặt vấn đề tường thuật chiến trường thiên vị của báo chí quốc tế.

Marcelino Trương: Trong suốt cuộc chiến, miền Nam Việt Nam đã có tự do báo chí trong nước, khoảng 300 ký giả có thể đi lại tự do. Không có kiểm duyệt. Ở Miền Bắc số ký giả có thể đếm trên đầu ngón tay từ các nước gọi là anh em như Ðông Ðức. Chỉ có những hình ảnh nào chính quyền cho phép mới được phổ biến. Phía Tây phương cũng phổ biến những hình ảnh tuyên truyền này, trong đó chỉ thấy nạn nhân của Miền Bắc mà không thấy nạn nhân của Miền Nam và Sài Gòn.

Những người cầm đầu phong trào phản chiến ở Tây phương thường không biết rằng, đây cũng là một phần thuộc về mặt trận tuyên truyền. Những hành động tàn ác của miền Nam Việt Nam và của quân đội Hoa Kỳ được tường thuật quá nhiều trên các cơ quan truyền thông, trong khi đó, vô số tội ác chiến tranh do mặt trận giải phóng gây ra thì hầu như không được để ý gì cả.

Ralph Trommer: Ông thường sang Việt Nam trong 20 năm qua. Vậy ở đất nước đó đã thay đổi như thế nào?

Marcelino Trương: Nền kinh tế Việt Nam đã hồi phục sau một giai đoạn dài sa sút. Theo kiểu mẫu của Trung Quốc, Việt Nam đã mở cửa, theo kinh tế thị trường và vượt qua được thời kỳ kinh tế bị khủng hoảng. Nhưng thành phần ưu tú thì tham nhũng, hệ thống giáo dục tồi tệ. Về chính trị chẳng có mấy thay đổi: thí dụ như quyển sách của tôi không được phép xuất bản ở đó bởi vì tôi nói cuộc chiến tranh Việt Nam là một cuộc nội chiến. Theo chính thống, tất cả đối thủ của Hồ Chí Minh đều bị bôi nhọ là kẻ phản quốc hoặc là lính đánh thuê cho Hoa Kỳ.

Nhưng mà con người có thay đổi. Họ có thể vào Internet, họ có thể so sánh cách giải thích chính thống của Ðảng về lịch sử với những cách nhìn khác. Vì vậy, chính quyền ngày càng gặp khó khân để duy trì đường lối chính thống. Năm 2013 chính quyền có ra một quyết nghị chỉ cho phép xử dụng Internet cho các nhu cầu cá nhân, nhưng không được xử dụng vào vấn đề chính trị. Người dân bị đối xử như trẻ con, chỉ có Ðảng mới có quyền làm chính trị, nếu không họ thể bị bỏ tù. Tôi nghĩ rằng, hôm nay phần đông người Việt Nam muốn có một đất nước tự do và mong rằng đến một ngày nào đó thời đại của „Ðảng“ sẽ cáo chung, và sẽ có một chuyển hóa hoà bình sang chế độ dân chủ.
Ralph Trommer: Các chương trình sắp tới của Ông ra sao?

Marcelino Trương: Tôi vừa thương lượng với một nhà xuất bản Anh. Tôi sẽ rất vui nếu các cộng đồng Việt Nam ở Hoa Kỳ, Anh và Úc có thể đọc quyển truyện tranh của tôi. Ngoài ra, tôi đang soạn câu chuyện tiếp nối về những năm ở Anh quốc, nơi mà tôi đã theo dõi cuộc chiến Việt Nam qua truyền hình, gọi là „chiến tranh phòng khách“. Quyển sách sẽ có tựa là „Give Peace a Chance“ theo bài hát của John Lennon. Trong đó, một phần tôi sẽ kể lại lúc Ông Bà nội tôi từ Việt Nam sang thăm gia đình chúng tôi ở Luân Ðôn và kể về cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân 1968.

—————————————————-
Phụ đính

Biết bao mạng người chỉ để đạt đến thế này sao?

Marcelino Trương (Une si jolie petite guerre ***), người dịch: CTD (Diễn Đàn Việt Nam 21)

Trong nguyên bản tiếng Pháp, Marcelino Trương đã bầy tỏ nhận định của mình kèm theo tranh:
Ở miền Bắc, chính quyền cộng sản – được rèn luyện từ thời chiến tranh với Pháp – đã quân sự hóa mạnh mẽ xã hội và không do dự đặt khẩu súng – dù chỉ là một họa phẩm – vào tay một đứa trẻ.
Cộng sản Việt Nam tự xếp vào hàng ngũ đỏ của tư tưởng Mao. Trẻ con phải chuẩn bị trở thành lính của quân đội nhân dân. Bức họa tuyên truyền gợi tôi nhớ lại các thợ hớt tóc ở Saigon. Họ thổi vào gáy chúng ta để làm dịu bớt vết bỏng của cây kéo hớt tóc.

(Au Nord, l’État communiste – forgé par la guerre avec la France – avait largement militarisé la société et n’hésitait pas à mettre un fusil – fût-il une réplique – dans les mains des enfants. Les communistes vietnamiens se placaient dans la droite ligne de la pensée maoiste. L’enfant devait se préparer à devenir un soldat de l’armée du peuple. Comme dans cette image de propagande qui me rappelle les coiffeurs de Saigon. Ils vous soufflaient dans la nuque pour atténuer la brûlure de la tondeuse), (trang 181, bức tranh vẽ một cậu bé tươi cười đang ngồi hớt tóc bởi một cán bộ CS và cầm trong tay một khẩu súng).

Người cộng sản tự gọi mình là người yêu chuộng hòa bình khi tình thế thích hợp cho họ. Nhưng thật sự, họ là loại quân phiệt cực đoan. So với họ, chúng tôi, những “ngụy quân” Saigon chỉ là dân tài tử. Chúng tôi ít khi bị cưỡng ép gia nhập đảng, đoàn hơn. (Quand ca les arrangeait,les communistes se disaient pacifistes. Mais au fond, ils étaient ultra-militaristes. À côté d’eux, nous, les “fantoches des Saigon” étions des dilettantes. Nous étions bien moins embrigadés) (trang 182).

Năm 1991, tôi đi thăm nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hòa ở Biên Hòa, gần Saigon. Nghĩa trang hoàn toàn bị cộng sản bỏ bê. 16.000 “ngụy quân” nằm tại đây. (“En 1991, j’ai visité le grand cimetière de l’AR VN (Armée de la République du Vietnam), à Biên Hoa , près de Saigon, laissé complètement à l’abandon par les communistes. Seize mille “fantoches” gisent là” ) (trang 223).

Chú Ba, ông có nằm ở nghĩa trang này không, một nghĩa trang đầy cỏ hoang… Thật khốn nạn cho người thua trận (chú Ba repose-t-il dans ce cimetière aux herbes folles… Malheur au vaincus) (trang 223, tác giả thắc mắc không biết “chú Ba” – người giúp việc cho gia đình cha mẹ tác giả trong thời gian ở Việt Nam 1961-1963 – sau đó bị động viên đi lính Việt Nam Cộng Hòa có sống sót sau cuộc chiến. Tác giả muốn tìm kiếm tin tức về “chú Ba” nhưng không rõ tên thật của chú. Khi đi thăm nghĩa trang quân đội VNCH, tác giả nghĩ đến chú Ba).

Họ đã xúc phạm đến ngôi mộ. Không biết họ đã làm gì cái xác? (Ils ont profané la tombe. Qu’ont-ils fait du corps), (trang 224 vẽ một ngôi mộ của người lính vô danh trống rỗng, không có quan tài, với những hàng chữ thóa mạ “Việt gian phản quốc”, “tay sai Mỹ Ngụy.”…)

Ngày nay người ta biết rằng phong trào chống đối của Phật giáo đã bị cộng sản thâm nhập kỹ và khích động ngọn lửa bất mãn (On sait aujourd’hui que le mouvement bouddhiste était bien noyauté par les communistes, qui attisèrent ainsi la flamme du mécontentement), (trang 228-229 đề cập đến các cuộc biểu tình chống đối của Phật giáo năm 1963 dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm)

Chiến tranh Việt Nam gây dấu ấn cho cả một thế hệ. Người ta trở thành diều hâu hay bồ câu (La guerre du Viêtnam marqua toute une génération. On était faucon ou colombe), (trang 260).

Công kích kịch liệt (thường hợp lý) sự can thiệp của Mỹ, những người tả tây phương bị mù mắt không biết gì về tính chất stalinít hoặc maoít của chế độ Hà Nội và chế độ này được sự hỗ trợ rất mạnh mẽ của khối cộng sản… (Très critiques – souvent avec raison – à l’égard de l’engagement américain, les gauches occidentales furent totalement aveugles à la nature stalinienne ou maoiste du régime de Hanoi, puissamment soutenu par le bloc communiste…), (trang 261).

Những người “giải phóng” chúng tôi không phải là những người dân chủ theo nghĩa người Tây phương hiểu hoặc chờ đợi. Độc đảng và đầy quyền lực… Ý thức hệ độc tôn… Thần thánh hóa quân đội… Đối lập bị bịt miệng… (Nos libérations n’étaient pas des démocrates au sens où l’on entend en Occident. Parti unique et tout puissant…Idéologie monolithique… Armée sanctifiée… Opposition muselée…). (trang 264).

Các trại cải tạo ngụy quân… Phong tỏa biên giới… Thuyền nhân… Công an kiểm soát… Đặc quyền cho một số nhỏ quan cán còn dân chúng thì nghèo khó… (Camps de rééducation pour les anciens fantoches… Frontières scellées… Boat people… Surveillance policière… Privilèges pour un petit nombre d’apparatchiks et pauvreté pour le masses) (trang 265).

40 năm sau, nước mở cửa và đời sống đỡ khó nhọc hơn, nhưng các anh hùng bình dị thuở trước – hoặc con cháu họ – đã trở thành tư bản đỏ và mặc thị của họ là “Hãy làm giàu nhưng không được làm chính trị”. Chính trị là độc quyền của Đảng. Đảng thối nát đến tận xương tủy. Bỏ mặc công bằng xã hội. Ai lo phận nấy ! Biết bao mạng người chỉ để đạt đến thế này sao?

(Quarante ans plus tard, le pays s’est ouvert et la vie est moins rude, mais les héros spartiates d’hier – ou leur descendance – sont devenus des capitalistes rouges dont le mot tacite est” “Enrichissez-vous, mais ne faites pas de politique!”. La politique est le monopole du Parti. Le Parti est corrompu jusqu’a` la moelle. Au diable la justice socilale. Chacun pour soi! Fallait-il tant de morts pour en arriver là?) (trang 266).

———————————————-

*) Nguồn bài phỏng vấn: „Mein Buch darf da nicht erscheinen“, taz, 16.06.2015
**) Sách tiếng Đức: Marcelino Truong, Ein schöner kleiner Krieg, Egmont Comic Collection
***) Sách tiếng Pháp: Marcelino Truong, Une si jolie petite guerre, Denoël Graphic Collection



Trích "Nguyễn Đức Tùng bình thơ Mỹ" của Thanh Thảo



Thu Bồn với khuôn mặt rạng rở sau khi xem phim sống "ba ếch" và thốt lên câu "đồi trụy" :"Nứng cặc quá, trời ơi" vào tháng 5 năm 1975 tại Saigon


"Thu Bồn là người rất dễ cảm động. « Cây kơ-nia » cứng rắn ấy nhiều khi khóc như trẻ con. Đó là một trong những nhà thơ hồn nhiên nhất mà tôi biết. Tháng 5/1975, mấy anh em chúng tôi cùng Thu Bồn ở trong một căn hộ thuộc chung cư 190 Công Lý. Chung cư này vốn của quân đội Mỹ, dành riêng cho sĩ quan tình báo CIA của Mỹ. Vì thế, trên sân thượng chung cư có sân bay trực thăng dã chiến. Nghe nói, những sĩ quan CIA Mỹ chủ chốt ở chung cư này đã di tản từ sân bay dã chiến trên sân thượng chung cư 190. Lúc đó thì nói thật, chúng tôi chả quan tâm lắm. Ở thì ở, thế thôi. Sĩ quan CIA, ghê thật đấy, nhưng chạy đâu mất rồi ! Thậm chí, tôi cũng không thuộc diện ở đó. Lang thang cơ nhỡ, tôi cứ thấy bạn bè mình ở đâu thì tấp vào ở cùng, qua ngày đoạn tháng vậy thôi. Một buổi tối, chúng tôi đang xem hay chuyện trò gì đó với nhau. Riêng Thu Bồn, anh chăm chú nhìn sang ngôi biệt thự bên cạnh, hình như bên ấy đang có chuyện gì thu hút lắm. Khi chúng tôi thấy anh nhìn đăm đắm lâu như vậy, mới nhìn theo, thì…eo ôi, đúng là có chuyện. Một đôi trai gái đang làm tình với nhau, đèn điện vẫn sáng, và họ thì bất kể xung quanh, vẫn mê mải theo nhịp rock dữ dội. Thu Bồn có vẻ hâm mộ lắm, anh nhìn không chán. Dĩ nhiên, chúng tôi, những thằng con trai tân mới từ trong rừng ra, cũng vừa sợ hãi vừa…thích thú trước « sự kiện » này. Đột ngột, sau một hồi « xem phim…miễn phí », Thu Bồn chợt kêu to lên : « Nứng c. quá, trời ơi ! » Một tiếng kêu thét khiến tất cả chúng tôi rụng rời ! Vì nó thật quá, thật hơn cả thơ ca, văn xuôi, hay kịch. Nó mãnh liệt quá, mãnh liệt hơn cả cuộc làm tình theo nhịp rock của đôi trai gái kia. Đó như là tiếng kêu bị nén lại suốt cả ba mươi năm, giờ bật ra. Mà chỉ có Thu Bồn mới kêu lên được tiếng kêu cực kỳ nhân bản ấy. Đó là một khao khát có thật của con người, dù cố dấu hay bộc lộ. Một tiếng kêu khép lại ba mươi năm chiến tranh."

(Trích “Lang thang qua chiến tranh”- bản thảo của người viết [Thanh Thảo])

Bởi xem phim sống (rated XXX) trong phòng cũa sĩ quan  tình báo CIA nên Thu Bồn nói với Thanh Thảo câu trên.  Nhưng, mang câu thơ này ra ngoài quần chúng dễ chừng nó bị luộc như bài thơ Luộc cúa thi sĩ Lý Đợi và trở thành: "ĐỉNH CAO TRÍ TUỆ" không chừng?


 
Luộc
Lý Đợi
 
 
Theo kiểu rau muống luộc của Bắc kỳ 
Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất
Chưa tìm thấy thứ gì mà người Việt không thể luộc...
Vậy nên:
Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất
Từ luộc xe honda, nhà đất, bằng cấp, chức tước...
Từ luộc vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo hiểm...
Từ luộc trí tuệ, thẩm mĩ, văn hoá, nhân tính...
Từ luộc nhân quyền, tự do, tư tưởng, tâm linh...
Chưa tìm thấy điều gì mà Việt Nam không thể luộc
Vậy nên:
Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất
Từ luộc cho đến luộc
Người người nghĩ chuyện luộc
Nhà nhà tham gia luộc
Ngành ngành thi đua luộc...
Duy chỉ có lý do tại sao mình bị luộc: là không bị luộc
Vậy nên:
Sống ở Việt Nam luộc là tốt nhất
luộc là tốt nhất
luộc là tốt nhất
luộc là tốt nhất...
 

Bồn và Thảo hãy nghe "Give Peace A Chance" của John Lenon

Two, one two three four
Ev'rybody's talking about
Bagism, Shagism, Dragism, Madism, Ragism, Tagism
This-ism, that-ism, is-m, is-m, is-m.
 
All we are saying is give peace a chance
All we are saying is give peace a chance
 
C'mon
Ev'rybody's talking about Ministers,
Sinisters, Banisters and canisters
Bishops and Fishops and Rabbis and Pop eyes,
And bye bye, bye byes.
 
All we are saying is give peace a chance
All we are saying is give peace a chance
 
Let me tell you now
Ev'rybody's talking about
Revolution, evolution, masturbation,
Flagellation, regulation, integrations,
Meditations, United Nations,
Congratulations.
 
Ev'rybody's talking about
John and Yoko, Timmy Leary, Rosemary,
Tommy Smothers, Bobby Dylan, Tommy Cooper,
Derek Taylor, Norman Mailer,
Alan Ginsberg, Hare Krishna,
Hare, Hare Krishna
 






Nổi sợ Đông Á vì tên sen đầm quốc tế (Mỹ) thích nói nhưng khoanh tay vì nhát gan?







Tiểu bậy vào tường ở San Francisco coi chừng nước tiểu văng trở lại người !



Những người thường có hành vi “đái đường” từ nay phải cẩn thận khi tiểu bậy vào tường ở thành phố San Francisco, vì một số bức tường ở nơi này sẽ văng nước trở lại.

Giới chức thành phố đã cho sơn lên chín bức tường với loại sơn chống nước tiểu và sẽ còn tiếp tục sơn như vậy khắp thành phố.


Các mặt tường có loại sơn đặc biệt này sẽ khiến nước tiểu văng ngược trở lại vào giầy và quần của những người “xả bậy” nơi công cộng.

Ðây là biện pháp mới nhất của chính quyền thành phố nhằm làm sạch sẽ các góc hẻm và tường thường xuyên bị sũng nước tiểu.

“Chúng tôi đang trong giai đoạn thí điểm để xem có thể khiến ngừơi ta ngần ngại không tiểu bậy,” theo lời ông Mohammed Nuru, giám đốc sở công trình công cộng. “Không ai muốn phải ngửi mùi nước tiểu. Chúng tôi đang thử nghiệm các giải pháp khác nhau để San Franciso thơm tho và đẹp đẽ hơn.”

Ông Nuru trình bày hiệu năng của bức tường có sơn đặc biệt tại đường 16th Bart Plaza hôm Thứ Năm. Nơi đây có tấm bảng cảnh cáo “Ngưng lại! Bức tường này không phải là phòng vệ sinh công cộng. Xin hãy tôn trọng San Francisco và tìm nơi khác thích hợp hơn để xả.”

Ông Nuru xịt nước từ một bình nước uống bằng nhựa vào tường và nước bắn ngay trở lại, làm ướt hai ống quần của ông.

“Toán thử nghiệm của chúng tôi rất hài lòng vì thấy chất lỏng bắn ngược trở lại nhiều hơn là dự trù. Tất cả điều gì chúng tôi có thể làm để ngăn chặn sự tiểu bậy là điều tốt,” ông Nuru cho biết thêm.
Vấn đề tiểu bậy nơi công cộng từ lâu nay đã là vấn đề cho thành phố San Francisco.

Hội Ðồng Thành Phố ra luật cấm vào năm 2002 nhưng không có hiệu lực dù rằng đi kèm
với tiền phạt từ $50 đến $500.

Ðây là loại sơn đã được dùng ở Âu Châu và giới chức thành phố San Francisco đã đến khu St. Pauli ở Hamburg, Ðức, để xem kết quả và thấy rằng có thể sử dụng được ở San Francisco.




Ăn cắp ở Thụy Sĩ sao bằng ở Hà Nội- Tác gỉa Ngô Nhân Dụng



Khi đọc bản tin hai du khách người Việt bị bắt vì ăn cắp ở mấy đôi kính mát ở Zurich, Thụy Sĩ tôi rất buồn. Ðã đi tính ăn cắp tại sao hai cháu không làm ăn “quy mô lớn xã hội chủ nghĩa” mà lại đi ăn cắp vặt như vậy? Về Hà Nội, “phấn đấu vào đoàn,” rồi “phấn đấu vào đảng” để làm những vố lớn có hơn không? Nếu sau này không được như Phùng Quang Thanh, Nguyễn Tấn Dũng, thì ít nhất cũng theo gót được Nguyễn Xuân Sơn chứ?

Sau Nhật Bản, Thái Lan, Ðài Loan, từ nay lại thêm Thụy Sĩ là nơi người ta phải cảnh giác khi thấy du khách người Việt Nam. Sỉ nhục cho cả dân tộc! Nhưng nghĩ cho cùng, không phải mấy cá nhân phạm pháp gây ra mối nhục này; họ cũng là nạn nhân. Chính phạm là một chế độ ăn cắp từ trên xuống dưới, lớn ăn cắp lớn, nhỏ ăn cắp nhỏ!

Khi trở về Hà Nội, chắc hai cháu đã nghe tin Nguyễn Xuân Sơn. Mấy bữa trước còn chễm trệ trên ghế chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PetroVietnam), giờ Sơn đang bị truy tố về tội “làm mất” 800 tỷ đồng (tương đương 36 triệu Mỹ kim) của công ty dầu khí, khi còn làm tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Ðại Dương (OceanBank).

Nguyễn Xuân Sơn đã làm trong ngành dầu khí từ 30 năm. Ông trở thành tổng giám đốc OceanBank sau khi PetroVietnam góp số vốn lớn vào ngân hàng này, có lúc chiếm hai phần ba vốn góp. Một công ty dầu khí lại đi khai thác ngân hàng, cũng như một công ty hàng hải Vinashin đi làm khách sạn, mua địa ốc, vân vân. Ðó là chính sách kinh tế quốc doanh của Nguyễn Tấn Dũng: Chúng mày làm cái gì ra tiền thì cứ làm! Trong một năm từ 2008 khi Nguyễn Xuân Sơn nhậm chức, số nợ xấu của OceanBank tăng gấp 9 lần, lên hơn 100 tỷ đồng! Ðến năm 2012 thì vọt thành 700 tỷ. Nợ xấu là những món tiền ngân hàng cho vay nhưng khó đòi lại được, để lâu “cứt trâu hóa bùn.”

Thế thì 100 tỷ đồng năm trước, 700 tỷ đồng bạc năm sau, chúng chạy đi đâu cả? Chắc chắn nó vào túi những thằng đứng vay cũng như những thằng cho vay! Cái đứa chấp thuận cho vay còn phải “đóng hụi chết” cho những đứa ngồi trên đầu nó nữa, chứ không ai cho ngồi vào những cái ghế béo bở!

Nhưng mà các đồng tiền ấy nguyên thủy chúng ở đâu mà ra? Như trong vụ này, họ lấy tiền của PetroVietnam đưa qua cho OceanBank. Mà PetroVietnam kiếm được tiền nhờ bán dầu của nước Việt Nam, của dân Việt Nam. Ðồng tiền của dân chạy sang một ngân hàng của nhà nước, rồi từ đó chạy qua túi những đứa đứng vay tiền và cho vay tiền! Những người “phấn đấu vào đảng” nới có cơ hội hóa phép cho các đồng tiền chạy lòng vòng, cuối cùng biến chúng lọt vô túi mình một cách dễ dàng như vậy! Ngân hàng chỉ là cái dây chuyền đem tiền của dân vào túi bọn tham nhũng! Hàng ngàn tỷ đồng tiền mất tích! Mà 90 triệu người Việt Nam không ai thấy gì cả, cho tới khi chúng nó đánh lẫn nhau! Ðó là phép lạ kinh tế thị trường theo định hướng ăn cắp!

Nguyễn Xuân Sơn đã trở về PetroVietnam khi nợ xấu mới lên tới 700 tỷ, rồi leo lên đến chức chủ tịch, chứng tỏ cán bộ tài chánh này đã được cấp trên tán thưởng và tin cậy. Nhưng với những món nợ không đòi lại được cao ngất nghểu thì tất nhiên sau khi Sơn chạy rồi, OceanBank chỉ còn đường xuống dốc. Từ cuối năm ngoái, những người kế nghiệp ông ta ở ngân hàng là Hà Văn Thắm và Nguyễn Minh Thu đã bị bắt, bị truy tố. Mới đây, ngân hàng trung ương gọi là Ngân hàng Nhà nước báo tin đã mua lại tất cả vốn và nợ của OceanBank với giá 0, số không, zero đồng! Tức là tất cả số vốn do PetroVietnam góp vô đó tan thành mưa bụi, thành mây khói. Ðây không phải là lần đầu có chuyện này mây mưa như vậy. Năm tháng trước, Ngân hàng Nhà nước mới “mua lại” Ngân hàng Xây dựng với giá cũng zero đồng - chủ tịch cũ Phạm Công Danh với tổng giám đốc Phan Thành Mai đã bị bắt vào năm ngoái!

Ðọc những tin tức trên, chúng tôi tội nghiệp hai cô chú bị bắt ở Zurich, hay những người ăn trộm chó bị bắt ở Ðài Loan, những cô tiếp viên phi hành xinh đẹp bị cùm ở Nhật Bản! Toàn là những món trộm cắp lặt vặt, không bao giờ tiến lên chủ nghĩa xã hội được! Mà bọn họ tất cả đều là nạn nhân, vì họ chỉ nhiễm độc thói sống bằng cách ăn cắp, thăng quan tiến chức nhờ ăn cắp, trong một xã hội mà bọn cầm đầu từ trên xuống dưới đứa nào cũng phải ăn cắp!

Nhắc lại: Phải ăn cắp! Vì không ăn cắp thì không sống được trong hệ thống “đạo kiếp trị” (kleptocracy) đó. Một người cháu sống ở Hà Nội đã giải thích cho tôi tại sao đường sá ở Việt Nam mới làm năm trước năm sau đã hư: “Khổ lắm bác ơi; nước mình nó khác nước Mỹ! Nếu bác làm đường mà cả mười năm không chỗ nào hư hỏng thì chúng nó làm thế nào kiếm ăn được? Không đứa nào nó cho bác trúng thầu đâu! Mỗi năm chúng nó phải kiếm một món về đường sá, một món về trường học, một món nhờ chỗ này, nhờ chỗ khác chớ?”

Ai cũng biết Hồ Chí Minh không phải là tác giả câu “Bách niên chi kế mạc như thụ nhân.” Nhưng chế độ cộng sản do ông lập ra ở nước ta đã đẻ thêm được một kế mới, Quản Trọng đời xưa không thể nào bịa ra được: “Niên niên chi kế mạc như tu lộ!” Thế là “Người người ăn cắp, ngành ngành ăn cắp,...” Nền văn hóa ăn cắp xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ bản này: Nhìn lên trên thấy đứa nào cũng ăn cắp, những người lương thiện tự hỏi: Tại sao mình “ngu” mãi để cho cái chúng nó thèm thuồng? Thèm từ đôi kính mát Gu gu Chi chi chi đó!

Tuyệt thực cho nhân quyền VN tại sân Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Saigon, ngày 25/7/2015






Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Sài Gòn mùa hạ và nỗi nhớ - Tác giả Vương Vi





Giữa hạ, dưới cái nắng nóng khô khốc của Cali, lòng chợt nhớ về Sài Gòn, nơi chỉ có hai mùa mưa nắng. Sài Gòn mùa này, chợt nắng chợt mưa, chợt vui chợ buồn. Thời tiết đỏng đảnh như cô gái mới lớn. Sài Gòn mùa này là vậy, mưa vội mà nắng cũng mau. Sài Gòn những ngày hạ, mưa đến và đi chẳng hề báo trước, mới nắng đó mà đổ mưa được ngay. Sài Gòn mùa này chợt nắng chợt mưa đong đầy kỷ niệm nối hai bờ thương nhớ của người Sài Gòn xa xứ, của những ai đã từng đến đây, đã từng gọi tên Sài Gòn trong niềm nhớ.

Sài Gòn những ngày hè nóng bức, đâu đâu cũng đầy khói bụi và tiếng còi xe ồn ào náo nhiệt, chiều chiều có cơn mưa rào đi ngang thành phố như xoa dịu đi bớt cái nắng hè oi bức. Sau cơn mưa ấy, người người lại đổ nhau ra đường. Có những người yêu Sài Gòn đến lạ bởi cái khoảng khắc giản dị sau cơn mưa chiều mùa hạ, ngồi bệt trước công viên nhà thờ Đức Bà vừa nhâm nhi ly cà phê nồng nàn hòa nguyện cùng mùi đất và hơi thở của cơn mưa mùa hạ giữa lòng thành phố hoa lệ vừa ngắm nhìn ánh chiều đổ đầy trên tượng Đức Mẹ rồi lặng lẽ tắt dần, nhường chỗ cho những ánh đèn vàng trên hè phố, ánh đèn nê ông đủ màu sắc từ hàng quán, cửa tiệm, nhà hàng khắp các con đường. Lúc ấy mới cảm nhận được những thăng trầm triền miên của thành phố Sài Gòn.
 
Đã có một thời từng mơ sống trọn cuộc đời mình với Sài Gòn. Nhưng có lẽ giấc mơ ấy mãi chẳng thể thành hiện thực. Sau nhiều năm xa cách, Sài Gòn giờ đây chỉ còn thể hiện trong nỗi nhớ và giấc mơ. Mùa hạ năm ấy khi rời xa Sài Gòn, tôi chẳng dám ngờ rằng sau ngần ấy năm xa cách là ngần ấy thời gian sống trong nỗi nhớ và giấc mơ, không phải vì Sài Gòn là nơi có những người thương, mà vì Sài Gòn mùa hạ đong đầy quá nhiều ký ức cho người đi xa. Nếu được một ngày trở về Sài Gòn, tôi sẽ mơ về một Sài Gòn lãng mạn với những cơn mưa rào chợt đến chợt đi của ngày hè nắng gắt, tôi sẽ mơ được nhìn thấy Sài Gòn khoác lên mình vẻ đẹp kiêu sa nhưng hết sức bình dị giữa đêm hè oi bức, tôi sẽ mơ được cảm nhận về một Sài Gòn đậm chất thơ và tình của mùa hạ giữa một Sài Gòn ồn ào náo nhiệt và tất bật mưu sinh.
 
Sài Gòn mùa này là vậy. Lúc nào cũng gợi cho người đi xa bao niềm luyến lưu. Hai hàng me xanh mướt, nắng bụi ngày hè, phố xá đông đúc người xe, cơn mưa rào chiều hạ, ly cà phê nơi vỉa hè công viên, những cuộc chia tay tuổi học trò khi hè sang, những âm tạp của cuộc sống mưu sinh hối hả. Sài Gòn sau nhiều năm xa cách giờ đây chắc đã thay đổi nhiều, đôi khi vì không muốn chấp nhận sự thật hiển nhiên ấy nên cứ mãi nhớ về những ký niệm nơi đây. Có người nghĩ mình đã đánh mất Sài Gòn, nhưng có lẽ ký ức về Sài Gòn thì chẳng bao giờ mất, bởi dù ở xa cách nơi đâu, chỉ một cơn mưa rào thoáng qua cũng đủ gợi nhớ tất cả kỷ niệm về Sài Gòn. Sài Gòn dù có đổi thay, thì vẫn luôn tại một Sài Gòn dĩ vãng trong lòng người xa xứ.
 





Nhắm mắt nghe thời gian trôi qua những mùa hạ nơi xứ người sống trong nỗi nhớ về Sài Gòn. Đâu đó trong sâu thẳm ký ức của một người nhớ Sài Gòn quay quắt từ mùa hạ xa cách ấy là những nỗi niềm và mơ ước. Mơ ước một ngày mùa hạ được trở về Sài Gòn như ngày hè năm ấy đã cất bước rời xa nơi đây, bỏ lại tất cả sau lưng những thề nguyền và phản bội.



Charlize Theron mời Obama đi xem khiêu vũ khỏa thân



Có khi chỉ vì cao hứng quá, người ta lỡ lời rất tai hại. Đó là trường hợp của nữ tài tử sắp 40 tuổi và đã từng đoạt giải Oscar là Charlize Theron. Mà đối tượng để cô ‘lỡ lời’ không ai xa lạ, chính là Tổng Thống Obama.






Khi được mời trò chuyện với ông Obama trong chương trình Jimmy Kimmel Live, ông Obama cho Theron hay là ‘ông rất vui khi tiếp xúc với một cử tri Dân Chủ trẻ như cô thì Theron lại trả lời là ‘nếu như Tổng Thống muốn gặp nhiều cử tri Dân Chủ trẻ nữa, tôi có thể dẫn ông đến một câu lạc bộ có vũ khỏa thân’.
 
Mặc dù Tổng Thống Obama có trả lời rất nhã nhặn để từ chối, song Theron cho phóng viên hay là ‘tôi đã bị ám ảnh chuyện này đến nỗi bị mất ngủ 4 tuần lễ liên tiếp sau đó’.
 
Ngày 7 tháng 8 sắp đến là sinh nhật thứ 40 của cô, song Theron không nghĩ là mình sẽ tổ chức đình đám gì cả. Cô nói: “Tôi chỉ bận tâm là không hiểu mình còn mặc vừa vặn mấy cái quần jean ở tuổi này hay không mà thôi’.    
 
Trước đây người ta từng biết trong một lúc nói đùa với một chính khách lãnh tụ quốc tế, mà không hề biết micro chưa bị tắt, TT Obama từng nói là ‘bà xã tôi sẽ nuốt sống tôi nếu biết tôi thỉnh thoảng còn hút thuốc lá’.
 
Giờ đây người ta tò mò muốn biết phu nhân Michelle sẽ “đối xử” chồng mình ra sao khi có người đẹp nức tiếng ngõ lời mời ông vào một câu lạc bộ vũ khỏa thân như thế?



Ông Trần Kim Sơn và các bạn không muốn đi du lịch VN







Giải sao tử vi cố đại tướng Dương Văn Minh bởi chiêm tinh gia Lê Đức







Hoa Kỳ sẵn sàng đáp trả ở Biển Đông (Source: Star and Stripes).Đánh phù mỏ bọn hung đồ Tàu Cộng cho chúng hết phát ngôn "linh tinh"



Đô đốc Scott Swift, tân tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ hôm 17/ 7/2015 tuyên bố rằng các lực lượng Mỹ sẵn sàng đáp trả mọi tình huống bất ngờ ở Biển Đông. Tuyên bố của Đô đốc Scott Swift được các nhà phân tích nhận định là thông điệp sắc lạnh nhất mà Washington muốn nhắn gửi đến Bắc Kinh sau khi cường quốc Châu Á này liên tiếp khuấy đảo Biển Đông bằng những hành động hung hăng, quyết liệt.


Admiral assures Asian allies US forces ready for contingency


MANILA, Philippines — The new U.S. commander of the Pacific Fleet assured allies Friday that American forces are well equipped and ready to respond to any contingency in the South China Sea, where long-seething territorial disputes have set off widespread uncertainties.

Adm. Scott Swift, who assumed command of the Pacific Fleet in May, said the Navy may deploy more than the four coastal combat ships it has committed to the region. Swift also disclosed that he was "very interested" in expanding annual combat exercises the U.S. Navy holds with each of several allies into a multi-nation drill, possibly including Japan.

Asked how many resources the U.S. military is ready to devote to the South China Sea, Swift told a small group of journalists in Manila that he understood the concerns of America's allies.

"The reason that people continue to ask about the long-term commitment and intentions of the Pacific Fleet is reflective really of all the uncertainty that has generated in the theatre now," Swift said. "If we had the entire Unites States Navy here in the region, I think people would still be asking, 'Can you bring more?'"

Territorial disputes involving China, the Philippines, Vietnam, Taiwan, Malaysia and Brunei have flared on and off for years, creating fears that the South China Sea could spark Asia's next major armed conflict. Tensions flared again last year when China began massive island-building on at least seven reefs it controls in an offshore region called the Spratlys.

Addressing those concerns, Swift said he was "very satisfied with the resources that I have available to me as the Pacific Fleet commander," adding, "we are ready and prepared to respond to any contingency that the president may suggest would be necessary."

The U.S., Swift stressed, doesn't take sides but would press ahead with operations to ensure freedom of navigation in disputed waters and elsewhere. "The United States has been very clear that it does not support the use of coercion and force," he said.

Swift cited the U.S. military's massive response to help the Philippines following Typhoon Haiyan in 2013 as a demonstration of America's commitment to help a troubled ally.

The U.S. military has stationed in Singapore the USS Fort Worth, one of four high-tech combat ships American officials have pledged to deploy to keep watch on the South China Sea and other areas.

Swift said more could be deployed in the region in the future because the Navy plans to acquire 52 more such vessels for use worldwide.

The U.S. Pacific Fleet, which is headquartered in Pearl Harbor in Hawaii, is regarded as the world's largest, with about 200 ships and submarines, nearly 1,100 aircraft and more than 140,000 sailors and civilians. But it also operates in a vast area that encompasses nearly half of the Earth's surface and is home to more than half of the world's population.

"I can't be everywhere at once," Swift said.

He praised Philippine efforts to hold exercises for military readiness with U.S. allies like Japan, which held search and rescue drills for the first time with the Philippine navy on board a Japanese Self-Defense Force P-3C Orion surveillance plane in the South China Sea last month.

"Multilateralism has always increased stability," he said.

China condemned those military drills, although Japanese military officials said they were not held in areas of the South China Sea disputed by Beijing and other governments.

It remains unclear what China intends to do with the artificial islands but Swift said those areas remain disputed and added they would not hinder U.S. military operations in the disputed region.

"I don't feel any change from a military perspective about impacting any operations that the Pacific Fleet engages in," he said.

NASA tìm được một hành tinh nằm ngòai Thái Dương Hệ, gần giống như trái đất







Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Cải cách giáo dục Việt Nam đi về đâu?







Có phải Biển Đông bắt đầu gợn sóng?







SẠN ĐƯỜNG TIỂU



Bệnh sạn đường tiểu xảy ra không ít. Riêng ở Mỹ, 2-5% số người lớn có sạn đường tiểu, một tỉ lệ ngang ngửa với bệnh tiểu đường. Nó xảy ra nhiều hơn ở đàn ông. Trong suốt đời người đàn ông, chúng ta có đến 10-20% triển vọng bị sạn đường tiểu, trong khi với phụ nữ, triển vọng sạn đường tiểu chỉ 5-10% trong suốt cuộc đời.

Sạn đường tiểu nhiều loại: sạn calcium oxalate, sạn calcium phosphate, struvite, uric acid hay sạn cystine. Loại sạn calcium oxalate nhiều nhất, chiếm đến 75% các trường hợp sạn đường tiểu. Còn sạn struvite hay gây nhiễm trùng đường tiểu kinh niên.

Đa số các sạn được tạo ra trên thận (nên ta gọi là bệnh sạn thận cũng không sai), rồi lọt xuống ống dẫn tiểu, chỉ một số ít sạn mọc ngay tại ống dẫn tiểu. Bọn chúng thường nhỏ thôi, dưới 1 cm, song thỉnh thoảng cũng có hòn thực lớn, đến 3 hay 5 cm, bằng trái chanh. Lúc còn trên thận, nơi rộng rãi, sạn thường không gây vấn đề, song khi nó xuống ống dẫn tiểu, chỗ chật hẹp, nó mới hay gây triệu chứng.

Ai dễ bị sạn?

Sạn đường tiểu được tạo do sự lắng đọng của những chất sẵn có tại đường tiểu, khi nồng độ của chúng lên cao bất thường trong nước tiểu. Như lúc cơ thể ta thiếu nước (dehydration), nước tiểu trở thành đậm đặc, các chất có sẵn trong đường tiểu dễ kết tụ rồi lắng đọng thành sạn. Hoặc khi ta dù không thiếu nước, nhưng lượng chất tạo ra sạn, vì một lẽ nào đó, lên cao trong nước tiểu, sạn cũng dễ thành lập.

Ngược lại, trong đường tiểu cũng có nhiều chất mang nhiệm vụ ngăn sự tạo sạn. Nếu những người bạn tốt này tự nhiên ít đi trong đường tiểu, ôi, các chất tạo sạn bỗng không ai cản trở, dễ đàn đúm và tạo sạn.

Do hai cơ chế tạo sạn trên, rất nhiều bệnh đưa ta đến với sạn đường tiểu (các bệnh gout, type I distal renal tubular acidosis, hyperparathyroidism, sarcoidosis, milk alkali syndrome, myeloproliferative disorders, paraneoplastic syndromes, ...), và cũng nhiều yếu tố khiến đường tiểu của ta dễ bị sạn:

- Yếu tố di truyền:
Nhiều người mang sạn trong đường tiểu (nhất là loại calcium oxalate) có người thân trong gia đình cùng bị sạn như họ.

- Thực phẩm:
Ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất đạm (protein, như thịt, cá) và muối, hoặc các thực phẩm chứa chất calcium oxalate (spinach, nuts, rhubarb, instant coffee, tea, chocolate) sẽ dễ bị sạn calcium. Người dùng quá nhiều các chất antacids (như Maalox, Mylanta, ...), sữa, sinh tố C hoặc sinh tố D cũng vậy.
Người dùng quá nhiều thịt, cá (protein-rich foods) và thức ăn, thức uống chứa chất purine (đồ biển, rượu vang, cream sauces) dễ bị sạn uric acid. Đúng là ăn gì, uống gì cũng nên vừa phải thôi.

- Thuốc dùng:
Nhiều thuốc dùng (acetazolamide, diuretics, indinavir, antineoplastics) có thể khiến ta dễ bị sạn đường tiểu.

Triệu chứng

“- Ôi cha! Đau quá! Đau quá! Em ơi! Đau quá!...”
2 giờ sáng. Đang ngủ ngon thình lình bạn bị cơn đau đánh thức dậy.

Cái đau ở một bên lưng dưới và bụng, hơi khó mà định nó thực sự phát xuất từ đâu. Nó mau chóng trở thành dữ dội, rồi từng chập, từng chập, lan xuống cả vùng háng và bộ phận sinh dục. Kiểu đau quặn, liên miên, lúc nhiều lúc ít. Đau quá, đến toát mồ hôi, bạn cố tìm một vị trí nằm cho thoải mái, nhưng nằm nghiêng hay nằm ngửa, cũng chẳng ăn thua gì. Đồng thời, bạn cảm thấy buồn nôn, có lúc còn mửa.

(Có người bị sạn đường tiểu không lên những cơn đau dữ dội như cơn đau của bạn, song hay đau ngầm ngầm ở một bên lưng dưới. Có vị chẳng đau tí nào, nhưng sạn cứ lặng lẽ gây tắc đường tiểu và làm hư thận).

Khi được thăm khám, bạn thấy đau một bên lúc bác sĩ sờ nắn bụng bạn. Lúc bác sĩ đấm nhẹ vào một bên lưng dưới của bạn (cùng bên với vùng bụng sờ thấy đau), bạn cũng cảm thấy đau nữa.

Ngoài việc khám bụng, bác sĩ cũng để ý xem bạn có thiếu nước (miệng, lưỡi trông khô, áp huyết xuống thấp, ...), và sốt không. Nếu bạn quả thiếu nước trong cơ thể (dehydration), bạn cần được truyền nước trong bệnh viện (một chai “nước biển” truyền trong phòng mạch nhằm nhò gì). Nếu bạn có sốt, tình thế thực nguy ngập hơn nữa, vì sạn khiến đường tiểu tắc nghẽn và thận bạn đã nhiễm trùng rồi, biết đâu các vi trùng còn vào luôn cả máu gây nhiễm trùng máu. Trường hợp này, bạn cần được chữa bằng thuốc trụ sinh truyền tĩnh mạch và ta cần khai thông đường tiểu gấp gấp (urinary decompression), kẻo nước tiểu ứ trên thận, khiến nhiễm trùng thận đâm khó chữa và trở thành nguy hiểm.

Trắc nghiệm và phim chụp

Sạn đường tiểu hay gây chảy máu, thường mắt ta không nhìn thấy, nhưng khám phá được bằng phương pháp phân tích nước tiểu (urinalysis, xem nước tiểu dưới kính hiển vi). Song trong 10% các trường hợp sạn đường tiểu, khi phân tích nước tiểu, lại không thấy có máu, thế mới oái oăm, khiến bác sĩ có thể bị lừa, không nghĩ đến sạn đường tiểu. Có khi phân tích nước tiểu cho thấy những tinh thể (crystals) bất thường trong nước tiểu, may ra giúp bác sĩ nghĩ đến loại sạn nào đang phá bạn.

Bạn cũng cần thử máu, để xem chức năng của thận bạn có còn tốt, đồng thời ta đo luôn các chất calcium, uric acid, phosphate trong máu, xem chúng có lên cao.
Có người còn cần thử cả nước tiểu lấy trong 24 tiếng, xem khối lượng nước tiểu trong 24 tiếng nhiều ít (urinary volume), xem các chất calcium, oxalate, citrate, uric acid, cystine có tăng cao trong nước tiểu. Với nước tiểu lấy như vậy, ta có thể làm luôn trắc nghiệm “nitroprusside” nếu nghi sạn thuộc loại cystine.

Đa số sạn đường tiểu có thể thấy được trên phim chụp bụng thường. Song phim chụp thận với chất cản quang (intravenous pyelography, gọi tắt IVP: chất cản quang được chích vào cơ thể bạn, phim được chụp trong lúc chất cản quang đang thải qua thận, xuống ống dẫn tiểu rồi vào bọng đái) rõ rệt hơn nhiều, có thể xác định sạn to hay nhỏ, hình dạng, vị trí của sạn, và xem thận bạn còn làm việc tốt không, đường tiểu có chỗ nào tắc nghẽn vì sạn chăng. Nếu bạn dị ứng (allergy) với thuốc cản quang, bác sĩ đành cho làm siêu âm thận vậy. Tiếc thay, siêu âm (ultrasound) không cho biết nhiều chi tiết như phim chụp thận với chất cản quang, có thể không khám phá nổi những sạn nằm ở giữa và về phía cuối ống dẫn tiểu.

Hai phương pháp chụp đường tiểu khác ít khi được dùng đến hơn: non-contrast spiral CT Scan, retrograde pyelography. Non-contrast spiral CT Scan không cho biết sạn nhỏ hay to. Phim retrograde pyelography (chụp thận với chất cản quang bơm từ phía dưới lên) tuy rõ thật, nhưng phiền phức, có thể phải cần đến thuốc mê giúp bạn ngủ đi, rồi bác sĩ mới đưa ống vào bọng đái bạn, và từ đó bơm thuốc cản quang ngược lên thận để chụp phim.

Chữa sạn cấp tính

Việc chữa trị sạn đường tiểu gồm việc chữa cấp tính, giải quyết vấn đề ngay, và sự chữa trị về lâu về dài, ngăn ngừa những hòn sạn mới đừng xuất hiện và phá bạn nữa.

Sự chữa trị cấp tính tùy vào triệu chứng đau nhiều hay ít của bạn, độ lớn và vị trí của sạn, cũng như những biến chứng nếu có.

1. Giúp bạn bớt đau:

Đầu tiên bác sĩ chữa bạn bớt đau cái đã. Đau thì khổ lắm. Thuốc giảm đau có chất nha phiến (chích, như thuốc Demerol, hay uống, như thuốc Tylenol số 3, ...) hoặc thuốc “chống viêm không có chất steroid” như các thuốc Motrin, Naprosyn, ..., có thể giúp bạn bớt đau. Tuy nhiên, ta nên cẩn thận khi dùng các thuốc “chống viêm không có chất steroid” trong trường hợp bạn buồn nôn, ói mửa, hoặc khi thận của bạn không còn tốt lắm (bordeline renal function).

Thường thì cơn đau sẽ giảm dần trong vòng 24-48 tiếng. Song với thuốc giảm đau, mà bạn... chẳng bớt đau tí nào, vẫn đau chịu không nổi, ta sẽ nhờ bác sĩ chuyên khoa tiết niệu (urologist) đâm kim vào thận rút bớt nước tiểu ra (percutaneous nephrostomy) hoặc đặt một dụng cụ vào ống dẫn tiểu của bạn (urinary stent), giúp nước tiểu thoát qua được chỗ bị nghẹt do sạn.

2. Lấy sạn ra:

Nếu hòn sạn của bạn chỉ nhỏ khoảng 5 mm (nửa phân) trở xuống, bạn không có biến chứng nóng sốt, phim chụp thận với chất cản quang cho thấy sạn không làm tắc ống dẫn tiểu, bạn bớt đau dần, ồ tốt lắm, bạn không cần phải vào nằm bệnh viện. Đa số (98%) các sạn nhỏ từ 5 mm trở xuống sẽ xuống được bọng đái và ra ngoài theo nước tiểu.

Bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và dùng giấy lọc (filter paper) hoặc một dụng cụ lọc (very fine strainer) để lọc nước tiểu tìm sạn mỗi lần đi tiểu. Nếu bạn không thấy đau lại, ta thử chờ vài tuần xem sao, cho sạn một cơ hội để nó tự giải quyết lấy vấn đề của nó: xuống bọng đái rồi ra ngoài theo nước tiểu. Sau vài tuần, nếu nó cứng đầu không chịu ra, hoặc trong thời gian chờ đợi như vậy, nó lại khiến bạn khổ đau, ta nhờ bác sĩ tiết niệu cho nó đi chơi chỗ khác quách.
Bác sĩ tiết niệu sẽ dùng một trong những cách sau để lấy sạn ra cho bạn:

- Bắn sạn (lithotripsy):
Sạn được bắn vỡ thành những mảnh nhỏ để có thể trôi ra ngoài theo nước tiểu. Riêng chuyện bắn sạn, cũng đã có nhiều cách: bắn bằng sóng chấn động (shock wave), bằng siêu âm, bằng tia laser, bắn từ ngoài, bắn ngay tại đường tiểu bên trong.

Bắn sạn xong, bạn sẽ ra về trong ngày, được khuyên uống thực nhiều nước, và trở lại tái khám một tháng sau, để chụp phim lại xem các mảnh sạn nhỏ đã ra hết chưa (25-50% số người được chữa bằng phương pháp bắn sạn cần được bắn lần nữa).

- Soi ống dẫn tiểu (ureteroscopy):
Qua đường bọng đái phía dưới, bác sĩ soi ống dẫn tiểu, và sạn được lấy ra qua ống soi.

- Soi thận cùng ống dẫn tiểu (percutaneous nephroureterolithotomy):
Qua mạn sườn vùng thận, bác sĩ đưa thẳng ống soi vào thận để lấy những sạn nằm trong thận hay ống dẫn tiểu phía trên.

- Mổ lấy sạn:
Ngày nay, nhờ những cách lấy sạn tân tiến kể trên, phương pháp mổ thận hoặc ống dẫn tiểu để lấy sạn ít được dùng đến như trước.

Nhiều cách lấy sạn thế, dùng cách nào bây giờ? Với những hòn sạn khó ưa cần phải lấy ra (gây biến chứng nhiễm trùng, tắc đường tiểu, chảy máu nhiều, gây đau hoài, hoặc nằm lì không chịu ra sau vài tuần), Hội Tiết niệu Hoa kỳ (American Urology Association) đề nghị những cách xử trí như sau:

1. Sạn ở ống dẫn tiểu phía trên, nhỏ hơn 1 cm:

Sạn có thể tự ra. Nếu cần, có thể dùng các phương pháp bắn sạn từ ngoài với sóng chấn động (extracorporeal shock wave lithotripsy), soi thận cùng ống dẫn tiểu, hoặc soi ống dẫn tiểu để lấy sạn. Nếu không thành công, mới mổ để lấy sạn.

2. Sạn ở ống dẫn tiểu phía trên, lớn hơn 1 cm:

Sạn to nên ít khi tự ra. Có thể dùng các phương pháp bắn sạn từ ngoài với sóng chấn động, soi thận cùng ống dẫn tiểu, hoặc soi ống dẫn tiểu để lấy sạn. Không thành công, mới mổ để lấy sạn.

3. Sạn ở ống dẫn tiểu phía dưới, nhỏ hơn 1 cm:

Những sạn này thường tự ra theo nước tiểu. Nếu chúng nằm lì, không chịu ra, hoặc gây biến chứng, có thể dùng phương pháp bắn sạn từ ngoài với sóng chấn động hoặc soi ống dẫn tiểu để lấy sạn.

4. Sạn ở ống dẫn tiểu phía dưới, lớn hơn 1 cm:

Ta dùng phương pháp bắn sạn từ ngoài với sóng chấn động hoặc soi ống dẫn tiểu để lấy sạn. Nếu soi ống dẫn tiểu để lấy sạn, nên bắn sạn vỡ nhỏ ra cho dễ lấy (làm electrohydraulic lithotripsy, ultrasonic lithotripsy, pneumatic lithotripsy, hay pulse dye laser lithotripsy).

Chữa sạn về lâu về dài

Sạn đường tiểu hay tái phát. Làm thế nào để sạn đừng trở lại và làm khổ ta nữa?
So với việc chữa sạn cấp tính, việc này phức tạp hơn và cần nhiều kiên tâm, vì sạn có nhiều loại, cần những cách chữa và phòng ngừa khác nhau. Song sạn thuộc loại nào đi nữa, ta cũng cần uống nhiều nước, để cơ thể khỏi thiếu nước, và tiểu ra ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Một lời khuyên tốt: nếu có sạn đường tiểu, đi đâu, gặp nguồn nước uống, bạn đừng quên dừng chân để... uống. Và chớ nên để nước tiểu có màu vàng đậm, dấu chứng báo hiệu ta không đủ nước trong người.

Sạn thận có thể để lại hậu quả trầm trọng, làm hư thận bạn. Sau cơn đau cấp tính, và dù may mắn đã tiểu ra hòn sạn, bạn cũng cần trở lại tái khám đều, để bác sĩ theo dõi, thỉnh thoảng thử nước tiểu và chụp phim xem sạn có tái phát. Rủi sạn trở lại, ta cần biết sạn loại nào, hầu tìm cách ngừa sạn về lâu về dài

Bài Tango Tím







8 loại rau ngăn ngừa 8 loại ung thư ?



Chế độ ăn uống và ung thư cũng có mối quan hệ chặt chẽ. Ăn uống không đúng cách là một trong những nguyên nhân gây ung thư, ngược lại, ăn uống đúng cách có thể đem lại hiệu quả chống ung thư.

Ung thư phổi
   
Thực phẩm hàng đầu: Rau bina


Lý do: Rau bina có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa thiệt hại bởi gốc tự do gây ra. Ăn một bát rau bina mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ ung thư phổi ít nhất là 50%. Ngoài ra, cà chua, cà rốt, bí đỏ, lê và táo cũng có thể ngăn chặn sự xuất hiện loại ung thư này.

Ung thư ngực 
Thực phẩm hàng đầu: Rong biển
  
Lý do: Rong biển không chỉ giàu vitamin E và chất xơ, mà còn phong phú về hàm lượng i-ốt. Các nhà khoa học tin rằng thiếu hụt i-ốt là một trong những yếu tố nguy cơ của ung thư vú, do đó, ăn rong biển có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú. Lý do phụ nữ Nhật Bản có tỷ lệ mắc ung thư vú thấp hơn so với phụ nữ ở các quốc gia khác có thể liên quan đến việc tiêu thụ rong biển. Trong khi đó, khoai lang, cà chua, đậu cũng là những thực phẩm có thể ngăn ngừa ung thư vú.
 

Ung thư ruột  

Thực phẩm hàng đầu: Cây sả

Lý do: Cây sả, cần tây là những thực phẩm giàu chất xơ, khi vào trong ruột có thể đẩy nhanh tốc độ làm sạch các thức ăn thừa trong ruột, giảm các chất độc hại và thúc đẩy bài tiết cực kỳ hiệu quả, phòng chống ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, tiêu thụ tỏi thường xuyên cũng giúp bạn giảm 30% nguy cơ ung thư ruột kết. Bên cạnh đó, khoai lang, cải bắp, lúa mì lại là những thực phẩm cực kỳ quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.

Ung thư tuyến tụy tang

Thực phẩm hàng đầu: Súp lơ
  
Lý do: Hội Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ gần đây đã chỉ ra rằng ăn súp lơ và các thực phẩm họ cải khác có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu cho thấy, củ cải cũng đóng góp vào việc gia tăng sức đề kháng của bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy.


Ung thư da  

Thực phẩm hàng đầu: Măng tây
  
Lý do: Măng tây là trong những loại rau đầu bảng giàu vitamin, axit nucleic và các thành phần khác có tác dụng nhất định trong phòng chống ung thư hạch, ung thư bàng quang, ung thư da.
 
Ung thư cổ tử cung (UTCTC)  


Thực phẩm hàng đầu: Đậu nành

Lý do: Đậu phụ, sữa đậu nành được làm bằng đậu nành (đậu tương), có chứa isoflavone, lignin được coi là có tác dụng chống oxy hóa, có thể ức chế sự phát triển của UTCTC, giảm phân chia tế bào ung thư, đồng thời có ngăn chặn sự di căn của khối u hiệu quả. Ngoài ra, cà chua cũng là thực phẩm phòng ngừa UTCTC tốt.

Ung thư dạ dày  

Thực phẩm hàng đầu: Tỏi
  
Lý do: Những người hay ăn tỏi sống có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày là rất thấp, bởi vì tỏi có thể làm giảm đáng kể hàm lượng nitrit trong dạ dày - một trong những nguy cơ làm gia tăng ung thư dạ dày. Những người thường xuyên ăn hành cũng có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày thấp hơn 25% so với nhóm người còn lại. Ngoài ra, ăn thức ăn ít muối, cá hun khói, cá nướng cũng là một cách tốt để ngăn chặn ung thư dạ dày.


Ung thư gan 
 
Thực phẩm hàng đầu: Nấm
  
Lý do: Nấm có chứa các lớp polysaccharide giúp ức chế hoạt động của các chất gây ung thư, có thể thúc đẩy hình thành kháng thể để cơ thể tạo ra miễn dịch với khối u, ức chế tế bào ung thư tăng trưởng để có thể đề kháng với nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư hạch, ung thư ruột kết, và đặc biệt có lợi cho các bệnh nhân ung thư gan.
  

 


Có thuốc chữa khỏi viêm gan C chỉ trong một tháng ?



Các nhà khoa học Nga đã phát triển một loại thuốc hoàn toàn mới có thể chữa được bệnh viêm gan C trong vòng một tháng. Nghiên cứu bắt đầu cách đây 20 năm, và hiện các tác giả đã xin cấp bằng sáng chế cho sản phẩm, sẽ ra thị trường vào năm tới.

Theo Voice of Russia, loại thuốc có tên gọi Profetal với thành phần chính là alpha-fetoprotein của người.  "Loại thuốc này sử dụng nền tảng là một protein, được tạo ra trong cơ thể người phụ nữ ở một thời điểm nhất định, và trong điều kiện bình thường nó không hề tồn tại trong máu", Alexander Petrov, giám đốc viện Ural Pharmaceutics Cluster, nơi thực hiện dự án cho biết.

Đặc điểm của alpha-fetoprotein là nó sẽ xâm nhập vào tế bào nơi virus gây bệnh đang trú ẩn và kéo chúng đi vào máu.  Sau đó, thuốc kháng virus sẽ thực hiện việc tiêu diệt các tác nhân gây bệnh viêm gan C này. Kết quả là, bệnh nhân thoát khỏi căn bệnh nguy hiểm chỉ trong vòng một tháng.

Dù alpha-fetoprotein được biết đến từ lâu, song chưa ai từng thực hiện nó theo cách chữa như vậy.
Hiệu quả từ công trình của nhóm nghiên cứu Nga cao hơn nhiều so với cách chữa bằng các loại thuốc truyền thống hiện nay. Liệu trình cho các loại thuốc chữa viêm gan C trước đây là 1 năm, và tốn kém hàng triệu rúp. Thực tế, các loại thuốc này chỉ có thể loại bỏ các triệu chứng, chứ không chữa triệt để được bệnh.

Theo nhóm chuyên gia từ Ural, việc sử dụng Profetal khiến cho kháng nguyên trong máu giảm xuống 10 lần và bệnh nhân sẽ khỏi hoàn toàn. Điều thú vị là, loại thuốc kỳ diệu này rẻ gấp 10 lần so với các loại thuốc truyền thống.

Sam Rainsy, tay sai đắc lực của Tàu Cộng trong xung đột Việt-Trung-Miên- Tác giả Trần Trung Đạo



Khái niệm chủ nghĩa dân tộc có từ thời cổ Hebrew gần hai ngàn năm trước Thiên Chúa, qua đó, một tập thể người xác định họ khác với các tập thể người khác dựa trên các tiêu chuẩn chủng tộc, tôn giáo, văn hóa, lịch sử. Có nhiều loại chủ nghĩa dân tộc và loại nguy hiểm nhất là chủ nghĩa dân tộc cực đoan (Extreme nationalism, Ultra-nationalism) trong đó một dân tộc tự nhận có đặc tính chủng tộc, văn hóa, lịch sử siêu việt vượt lên trên các dân tộc khác. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan cũng là môi trường để các chính trị gia cơ hội dùng hận thù để khích động chiến tranh, khơi dậy mặc cảm dân tộc như một thủ đoạn chính trị để nắm lấy quyền lực. Một chính trị gia Cambode đang sử dụng cả hai phương pháp này, và y tên là Sam Rainsy.

Sam Rainsy là ai?

Sam Rainsy sinh ngày 10 tháng 3, 1949 tại Nam Vang. Du học tại Pháp năm 1965. Tốt nghiệp nhiều bằng cấp về tài chánh. Tham gia đảng Mặt Trân Đoàn Kết Quốc Gia vì một Cambode Độc Lập, Trung Lập, Hòa Bình và Hợp Tác, gọi tắc là Funcinpec (Front Uni National pour un Cambodge Indépendant, Neutre, Pacifique, et Coopératif) và đại diện châu Âu của đảng này. Funcinpec được thành lập từ thời vua Norodom Sihanouk nhưng yếu dần sau khi ông Hoàng xứ chùa Tháp bị tướng Lon Nol lật đổ trong vắng mặt và lưu vong. Khi Pol Pot lên cầm quyền số đảng viên Funcinpec còn lại phần lớn bị giết. Sau khi về nước 1993, Sam Rainsy được giao chức vụ Bộ Trưởng Tài Chánh nhưng bị bất tín nhiệm hai năm sau đó. Năm 1995, Sam Rainsy tự thành lập đảng riêng, Đảng Quốc Gia Khmer (KNP) và sau đó đổi tên thành Đảng Sam Rainsy. Giữa năm 2012, Đảng Sam Rainsy sáp nhập với Đảng Nhân Quyền do Kem Sokha lãnh đạo thành đảng Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cambodia (Cambodia National Rescue Party, CNRP).

Ngày 3 tháng Hai, 2005 Sam Rainsy tự lưu vong sau khi biết mình sắp bị truy tố với hàng loạt tội trong đó có việc tố cáo Hun Sen có can dự đến cái chết của lãnh đạo công đoàn Chea Vichea. Tuy nhiên tháng Hai, 2006, y nhận được sự khoan hồng từ vua Norodom Sihamoni theo lời yêu cầu của Hun Sen.

Sau khi trở lại Nam Vang, Sam Rainsy bị bắt vì tham gia vào việc nhổ cọc biên giới Việt Miên. Ngày 25 tháng 10 năm đó, Rainsy bị truy tố về tội xách động chủng tộc và hủy hoại tài sản tại tòa án tỉnh Svay Rieng. Lần nữa y tự lưu vong. Tháng 9, 2010 Sam Rainsy bị xử vắng mặt và bị kết án 10 năm tù. Tuy nhiên tháng 7, 2013, vua Norodom Sihamoni, lần nữa theo thỉnh cầu của Hun Sen trước áp lực quốc tế, ân xá cho Sam Rainsy và cho phép y hồi hương.

Dòng dõi của Sam Rainsy đều hoạt động chính trị. Cha của y, Sam Sary trước đây cũng là một chính trị gia và ông nội y, Sam Nhean, cũng thế. Cả dòng họ Sam đều có máu quá khích, hung bạo. Trong thời gian làm đại sứ tại Anh, Sam Sary đã từng đánh một phụ nữ phục vụ có thai một cách dã man đến nỗi bà ta phải trốn khỏi tòa đại sứ để báo cho cảnh sát Anh biết. Sam Sary bị Sihanouk triệu hồi và tướt bỏ tất cả các chức vụ và quyền hạn. Vợ của Sam Rainsy, bà Tioulong Saumura sinh ngày 9 tháng 7, 1950 cũng hoạt động chính trị và là lãnh đạo cao cấp của đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cambode. Bà được bầu vào quốc hội năm 2003. Từ 1993 đến 1995, bà từng là phụ tá Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia Cambodia.

Quan điểm của Sam Rainsy đối với Trung Cộng

Sam Rainsy không phải bắt đầu là một con cờ chính trị ngoan ngoãn của Trung Cộng. Tháng 5, 2000, Sam Rainsy đã làm Trung Cộng nỗi giận khi tham dự buổi họp của Hội Đồng Dân Chủ Tự Do Á Châu (Council of Asian Liberal Democrats, CALD) tại Jakarta trong đó có đại diện đảng Dân Chủ Tiến Bộ Đài Loan. Vài hôm sau, ngày 20 tháng Năm, y đã đích thân đến Đài Bắc để tham dự lễ nhậm chức của Tổng Thống Đài Loan Trần Thủy Biển mặc dù Trung Cộng đã chính thức khuyến cáo y không nên tham dự. Các hành động này đã làm Trung Cộng tức tối, phản ứng quyết liệt và cảnh cáo Sam Rainsy rằng Trung Cộng sẽ “tiếp tục theo dõi các vi phạm của Sam Rainsy” và nhắc y biết “theo đuổi các mối lợi nhỏ coi chừng sẽ mất lợi lớn”.

Lời cảnh báo của Trung Cộng giúp cho Sam Rainsy hiểu rằng muốn đoạt được quyền lực từ tay Hun Sen, y cần theo đuổi chủ trương “kẻ thù của kẻ thù là bạn”. Sam Rainsy chống lại mọi chính sách mà Hun Sen ủng hộ và khai thác mọi mâu thuẫn trong khu vực có lợi cho mình, đặc biệt xung đột Trung Cộng và các quốc gia Đông Nam Á. Theo báo The Cambodia Herald, ngày 23 tháng 1, 2012, Sam Rainsy kêu gọi quốc hội Cambodia ủng hộ quan điểm của Trung Cộng về biển Đông và thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Cộng. Sam Rainsy phát biểu: “Để bày tỏ lòng biết ơn đối với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã ủng hộ Cambodia nhiều chục năm, Cambodia phải hoàn toàn ủng hộ Trung Quốc qua chính sách Một Trung Hoa và bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia này”. Ngày 11 tháng Giêng 2014 vừa qua tại Siem Reap, Sam Rainsy, lãnh tụ đảng đối lập Cứu Nguy Dân Tộc Cambodia (CNRP) lần nữa tuyên bố “Chúng tôi đứng về phía Trung Quốc và chúng tôi ủng hộ Trung Quốc trong việc lại chống Việt Nam về chủ quyền Biển Nam Hoa [Biển Đông]”.

Sam Rainsy còn đi xa hơn khi xác nhận và hãnh diện được là người Miên mang dòng dõi Hán. Y tự nhận rằng tổ tiên y đã di cư từ Trung Quốc sang Miên hàng 100 năm trước và cho rằng dân Miên gốc Hoa chiếm đa số trong tổng số dân Cambode. Quan điển ngày làm ngạc nhiên hầu hết các nhà phân tích chính trị và sử học của Miên. Sam Rainsy phát biểu “Từ 1955, vua Norodom Sihanouk tiếp xúc lần đầu với Thủ tướng Chu Ân Lai, Cambode luôn dựa vào Trung Quốc”. Mới đây Sam Rainsy cũng nhắc lại trong buổi phỏng vấn dành cho BBC “Chúng tôi noi gương cố Quốc vương [Norodom Sihanouk], người ngay từ những năm 1950 đã xây dựng quan hệ rất tốt với Trung Quốc. Trung Quốc là một cường quốc, không ai có thể bỏ qua. Trung Quốc là tương lai. Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ giúp Campuchia bảo vệ chủ quyền...” Sam Rainsy còn trơ trẽn lập lại câu mà Hun Sen đã dùng để nịnh Trung Cộng trước đó “Chúng tôi biết ơn Trung Quốc vì họ giúp chúng tôi rất nhiều mà không đòi hỏi gì ngược lại”.

Quan điểm của Sam Rainsy đối với Cộng Sản Việt Nam

Sam Rainsy chống CSVN quyết liệt. Trên báo Cambodia Daily, 21 tháng 7, 1998 Sam Rainsy viết “Nếu tôi thắng cử, tôi sẽ gởi bọn bù nhìn Duôn (yuon) về nhà. Nếu đảng của Sam Rainsy thắng cử, sẽ không còn Duôn”. Theo kết quả nghiên cứu của đề án Minorities at Risk về quan hệ Việt Miên, sự thù địch đối với người Việt trên đất Miên có từ nhiều thế kỷ nhưng bùng nổ cao điểm sau hội nghị 19 quốc gia tại Paris vào mùa hè 1989. Năm 1990, thỏa hiệp Paris được bốn thành phần gồm chính phủ Hun Sen, Khmer Đỏ (Khieu Samphan), KPNLF (Son Sann) và nhóm Hoàng Gia Sihanouk ký kết. Bốn thành phần này thành lập Hội Đồng Tối Cao Lãnh Đạo Quốc Gia cho đến khi tổng tuyển cử. Trong lúc Mỹ xác nhận tất cả lực lượng quân sự CSVN đã rút khỏi Cambode, Trung Cộng và Khmer Đỏ không đồng ý và cho rằng thường dân Việt đang cư ngụ tại Miên thực ra chỉ là quân đội trá hình. Loại bỏ khối người Việt mà y gọi Duôn này là mục tiêu chính trong nghị trình chính trị của Sam Rainsy.

Gọi người Việt nhập tịch Miên là Duôn. Tiến sĩ David Roberts, giáo sư sử học University of Ulster, Northern Ireland tố cáo Sam Rainsy đã phân biệt chủng tộc khi gọi người Việt là Duôn (Youn). Trong một bài báo phản biện, tác giả Kenneth T. So đăng trên trang mạng của đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cambodia cho rằng chữ Duôn phát âm từ chữ Yueh (Việt) mà ra. Khieu Samphan, lãnh tụ Khmer Đỏ, là người đầu tiên dùng từ ngày trong văn thư gởi ông Akashi, lãnh đạo của United Nations Force tại Cambode (UNTAC). Từ đó, Sam Rainsy tiếp tục dùng tiếng lóng này để chỉ người Việt nhập tịch Miên không chỉ trong khi nói mà cả trong các bài viết. Cứ tạm cho giải thích của Kenneth T. So là hợp lý, y không thể biện hộ việc đem một cách gọi chỉ phổ biến trong dân gian vào các văn kiện quốc tế. Trong cách nói dân gian, từ Duôn có thể không mang tính mạ lỵ, phỉ báng nặng nề nhưng khi sử dụng Duôn thay vì Việt Nam, một dân tộc mà cả thế giới đều biết và công nhận, trong các văn bản chính thức cấp chính phủ, từ Khieu Samphan cho đến Sam Rainsy đều hàm ý nhục mạ Việt Nam.

Sam Rainsy luôn tìm cách khích động các mâu thuẫn lãnh thổ và lịch sử giữa Việt Nam và Cambode. Sam Rainsy viết trong Cambodia Daily tháng 10, 2013 “Tất cả người dân Cambode vẫn còn nhớ số phận bi thảm của Kampuchea Krom hay dân miền Nam Cambode, gồm 21 tỉnh Khmer đã bị Việt Nam sáp nhập vào thế kỷ trước, với sự đồng lõa của thực dân Pháp, theo sau nhiều thập niên di dân ồ ạt. Kết quả, số người Việt đông hơn người Cambode, và theo cán cân địa lý dân số mới, như một sự kiện đã rồi, đã hợp thức hóa việc Việt Nam sáp nhập lãnh thổ Cambode. Nhân dân Cambode đang lo sợ một sự kiện đã rồi khác đang được chuẩn bị, và lần này có nghĩa là cái chết của đất mẹ Khmer”. Ba ngày trước khi bỏ phiếu bầu cử quốc hội Cambode tháng 7, 2013 Sam Rainsy tuyên bố “Tôi cảm thấy thương hại cho Khmers. Họ mất ruộng nương bởi vì Duôn luôn tràn đến và chính phủ không làm gì để bảo vệ đồng bào Khmers nhưng lại bảo vệ Duôn. Hôm nay, họ mang Duôn để bỏ phiếu cho Hun Sen, vậy thì người dân Khmers nên bỏ phiếu cho Sam Rainsy để bảo vệ lãnh thổ của chúng ta”.
Sam Rainsy hôm nay chỉ là một chính trị gia cơ hội chứ chẳng phát xuất từ lòng yêu nước thương nòi hay khát kao dân chủ gì. Giấc mơ đẹp của một nhà trí thức Cambode du học 15 năm ở Pháp nếu có cũng đã bị tham vọng quyền lực đốt cháy. Theo lời của Kem Ley, phân tích gia chính trị và là Giám Đốc Trung Tâm Nhân Quyền tại Cambode, Sam Rainsy nếu cầm quyền, cũng sẽ độc tài không kém gì Hun Sen.

Trung Cộng trong xung đột Việt-Miên

Phần này đã phân tích trong bài Chu kỳ thù hận Việt-Trung-Miên:

Trung Cộng chủ trương mượn tay hàng xóm Campuchia để bao vây và cô lập Việt Nam như họ đã từng làm sau năm 1975. Cùng một mục tiêu nhưng khác về phương tiện. Vào năm 1978, phương tiện là vũ khí nhưng lần này tài chánh sẽ là phương tiện chính. Năm 1978, các quốc gia hội viên ASEAN ủng hộ quan điểm Đặng Tiểu Bình vì họ không muốn thấy một “Cu Ba phương đông” trong vùng Đông Nam Á. Năm 2012, ngoại trừ Philippines, các quốc gia như Thái, Miến, Brunei, Nam Dương, Mã Lai, Singapore đã nghiêng về phía Trung Cộng qua thái độ không muốn can thiệp vào xung đột biển Đông. Khuynh hướng thân Trung Cộng của Hun Sen bắt đầu sau cuộc đảo chánh đẫm máu năm 1997. Cuộc đảo chánh đã làm y mất uy tín trong các lãnh đạo các quốc gia dân chủ Tây phương. Nhiều quốc gia đã ngưng viện trợ cho chính phủ Hun Sen hay tiếp tục viện trợ nhưng đưa ra các điều kiện phải tôn trọng nhân quyền. Con cờ Trung Cộng nhắm vào trước hết là Hun Sen. Hoàng loạt lãnh đạo Trung Cộng viếng thăm Cambode. Tổng bí thư Giang Trạch Dân thăm Campuchia năm 2000, Chủ tịch Lý Bằng thăm Campuchia năm 2001, Thủ tướng Chu Dung Cơ thăm Campuchia năm 2002. Trong vòng mười năm qua, Hun Sen đã thăm viếng Trung Cộng tất cả 6 lần. Hun Sen từng tuyên bố “Trung Quốc nói ít làm nhiều” vì viện trợ của Trung Quốc không đặt ra các điều kiện nhân quyền trong khi nhân quyền lại là tiền đề thảo luận với các nước dân chủ. Trong bang giao quốc tế, chế độ Hun Sen ủng hộ chính sách “Một Trung Quốc”. Trong hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại Giao tháng Bảy 2012, Hun Sen chọn đứng về phía Trung Cộng qua việc đóng vai “trung lập” trong xung đột biển Đông.

Quan điểm thân Trung Cộng của Sam Rainsy trong xung đột Việt-Trung-Miên đã làm thay đổi ít nhiều chính sách của Trung Cộng đối với Cambode. Với chủ trương tạo bất ổn thường trực chung quanh Việt Nam, trong ngắn hạn Trung Cộng vẫn có thể duy trì một chính sách thân thiện với chính phủ Hun Sen nhưng lại ngấm ngầm khuyến khích Sam Rainsy tiếp tục các hoạt động lật đổ Hun Sen và gây hấn Việt Nam. Đầu tháng Giêng năm nay, trong buổi tập hợp của đảng CNRP tại Siem Reap, Sam Rainsy nhái lại lời tuyên bố của Trung Cộng qua việc tố cáo Việt Nam xâm phạm lãnh hải Trung Cộng “Các đảo [Hoàng Sa, Trường Sa] thuộc về Trung Quốc nhưng Duôn đang cố chiếm bởi vì Duôn rất xấu”. Vì tham vọng quyền lực, Sam Rainsy sẽ tiếp tục làm con cờ của Trung Cộng. Chu kỳ thù hận Việt-Trung-Miên, do đó, không biết bao giờ dứt.

Con đường thoát của Việt Nam ra khỏi chu kỳ thù hận, như đã kết luận trong các bài viết trước, là con đường tự do dân chủ. Không có con đường nào khác.

Sự tồn tại và phát triển của quốc gia Phần Lan (Finland) là một bằng chứng hùng hồn về sức mạnh của cơ chế dân chủ. Người viết có dịp sẽ trở lại với nhiều chi tiết hơn trong bài “Hiểm họa Trung Cộng bài học Phần Lan”, nhưng chỉ muốn vắn tắt ở đây. Phần Lan chia sẻ chung một biên giới dài 1200 cây số với Liên Xô. Về địa lý chính trị, Phần Lan đối với Liên Xô không khác nhiều so với vị trí của Việt Nam đối với Trung Cộng, nhưng suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, Phần Lan chẳng những duy trì được độc lập mà còn phát triển thành một quốc gia có một nền kinh tế hiện đại. Thành thật mà nói, Phần Lan có ít nhiều may mắn. Đứng về phía Đức trong thế chiến thứ hai nhưng không nằm trên trục tiến quân của Hồng Quân Liên Xô và sự khôn khéo của các lãnh đạo Phần Lan sau đó đã giúp quốc gia này khỏi rơi chung vào số phận của các nước Đông Âu. Tuy nhiên nền tảng để giữ Phần Lan khỏi bị Cộng Sản hóa trong chiến tranh chống Liên Xô 1939-1940 và suốt thời kỳ chiến tranh lạnh chính là cơ chế dân chủ. Cơ chế dân chủ pháp trị với các cơ quan phân quyền độc lập và rõ rệt tại Phần Lan đã giới hạn khả năng độc chiếm quyền lực của đảng CS và đảng này chưa bao giờ đóng được vai trò lãnh đạo chính phủ cho đến khi tuyên bố phá sản vào năm 1992.

Chế độ độc tài CSVN đã dẫn đất nước vào ngõ cụt và đang tiếp tục quanh quẫn trong ngỏ cụt. Để tạo thế đứng và sự kính trọng trong quan hệ ngoại giao quốc tế, Việt Nam phải là một quốc gia dân chủ. Trong sinh hoạt dân chủ quốc tế, tất cả sẽ đều bình đẳng trước Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các công ước quốc tế mà các bên đã ký kết. Ân oán nợ nần giữa các đảng CS không có liên hệ gì đến dân tộc Việt Nam. Những khẩu hiệu có tính tuyên truyền lừa bịp như “16 chữ vàng”, “tình hữu nghị Việt Miên” sẽ bị gạch bỏ theo chế độ Cộng Sản đã sáng tác ra chúng.

Suốt gần 40 năm, dân tộc Việt Nam phải chịu đựng từ thảm họa này sang thảm họa khác như một chu kỳ lập đi rồi lập lại nhưng giới lãnh đạo CSVN không có một sách lược cụ thể, dứt khoát nào để đưa Việt Nam ra khỏi vòng bế tắc. Lý do đơn giản chỉ vì việc duy trì quyền lực và quyền lợi của giới lãnh đạo đảng CS được xem là một ưu tiên hàng đầu, trên cả chủ quyền đất nước và tương lai của các thế hệ Việt Nam. Chọn lựa cuối cùng và tối hậu là chọn lựa của chính nhân dân Việt Nam. Những gì Phần Lan làm được, Thổ Nhĩ Kỳ làm được, Việt Nam cũng sẽ làm được, chỉ cần mỗi người Việt yêu nước biết đặt sự thịnh suy của dân tộc lên trên quyền lợi cá nhân và biết sống vì nụ cười của con cháu mai sau hơn là than khóc cho nỗi đau của chính bản thân mình.