khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Người Saigon trọng nghĩa khinh tài (Trích báo Tuổi Trẻ Thành Hồ)




Nói nào ngay, mấy bà mẹ buôn thúng bán bưng đất Saigon đã từng nuôi ăn, bao che, giúp đỡ đám sinh viên học sinh CSVN nằm vùng(mà hồi đó gọi là đám SVHS tranh đấu) như: Huỳnh tấn Mẩm, Lê văn Nuôi, Huỳnh công Khế,..., để chúng quậy tưng cái gọi là chính quyền Saigon và giật sập bọn "ngụy quyền" vào ngày 30/4/1975. Đám dép râu "dzô SG" chúng chạy theo CSVN, và tập hợp đám đeo băng đỏ thành tiểu đoàn 304, làm mấy "má SG" này mệt cầm canh. Đó, mấy con chó luôn nhớ ân chủ, nhưng bọn nó vô ơn, tệ hơn chó, quay qua cắn chủ.  Đám này chắc chắn không là dân Saigon mang tiếng tốt: TRỌNG NGHĨA KHINH TÀI ! ĐEM CHÚNG ĐI CÂU SẤU!





Bạn Ngọc Diệp kể câu chuyện của mình:

"Gần 6 năm làm “người Sài Gòn” cô sinh viên tỉnh lẻ như tôi mang nhiều ân tình với mảnh đất này. Cảm nhận của tôi là người Sài Gòn “nói ít làm nhiều”, vẽ ngoài khép kín nhưng trong lòng rộng mở. Ngày tôi chân ướt chân ráo lên Sài Gòn trọ học rồi một kiếm một chân gia sư.

Lần đầu tiên bước vào tòa nhà khá lộng lẫy của cô học trò con một vị giám đốc công ty khiến tôi không khỏi ngại ngần. Rồi thái độ khá lạnh lùng của bà giám đốc cũng khiến tôi lo lắng khi bà chỉ dành ít lời hỏi thăm quê quán, tên tuổi…

Tất nhiên mọi khó khăn của gia đình, của cô gái quê lên thành trọ học tôi chỉ dám chia sẽ cùng cô học trò khi dần thân thiết. Và thật bất ngờ khi chỉ ít ngày sau bà giám đốc bảo tìm được cho tôi 2 cô học trò mới nhà chỉ cách một con phố.

Tôi cảm nhận từ ngày tôi “tâm sự” cùng cô học trò thì bà giám đốc dù vẫn giữ thái độ khép kín nhưng luôn dành cho tôi nhiều thiện cảm và sự giúp đở chân tình, thiết thực.

Một cô gia sư còn non nớt tuổi nghề tuổi đời, chưa “đứng lớp” được bao lâu, chưa ghi dấu ấn thành tích gì cho học trò mà được hưởng nhiều “bổng lộc” đến không ngờ.

Cứ mỗi dịp lễ, tết, ngày kỉ niệm, thành lập như 30-4, 2-9 hay ngày nhà giáo, quốc tế phụ nữ… bà đều trân trọng gởi đến tôi chiếc bao thư kèm lời chúc tặng. Mỗi lần tôi xin phép về quê là bà khéo léo gời bao thư bảo tôi “mua chút quà về cho ba mẹ”.

Có lẽ bà là hình mẫu đầu tiên mang đến cho tôi sự cảm nhận về tích cách nghĩa hiệp, hào sảng của người Sài Gòn. Với bà, tôi còn trân quý vì sự kín đáo, tế nhị.

6 năm làm dân Sài Gòn không phài chỉ toàn nếm vị thơm mật ngọt mà còn có không ít trái đắng. Như lần tôi bị mất chiếc laptop ở phòng trọ, lần bị va quẹt xe mà với một thanh niên còn suýt bị hành hung… nhưng có lẽ nó không đủ để xóa mờ những hình ảnh đẹp giữa Sài Gòn.

Tôi yêu quý chú vá xe đầu hẻm với “tiêu chí” bơm xe miễn phí cho sinh viên nhà trọ. Tôi mến chú photocopy luôn ưu ái “tính rẻ” tài liệu học tập. Thích chị chủ quán cơm bình dân không ít lần gởi lại điện thoại bỏ quên, cũng như chú xe ôm từ chối lấy tiền cuốc xe hướng dẫn tôi chờ đón xe buýt…

Có lẽ đó là những hình tượng dễ mến của mảnh đất Sài Gòn luôn đầy ấp tình người, đong đầy cảm xúc…".

Một bạn từ Đà Nẵng dùng từ "chơi được" để miêu tả tính cách của người Sài Gòn. Bạn viết:

"Người Sài Gòn nói chung chơi được, đến đâu cũng được hoan nghênh và điều cơ bản nhất là không quá sâu sắc về lời nói và không quá khôn khéo về lối sống nên lần đầu tiên khi tiếp xúc, người đối diện không tốn nhiều thời gian thăm dò, nghi ngờ hay dè dặt".

Một bạn khác cho rằng người Sài Gòn "lễ phép nhưng không màu mè thấy phát mệt, thích sự đơn giản, ghét sự rườm rà".

"Ngoài ra, người Sài Gòn còn thẳng ruột ngựa, thấy sao nói vậy, dù biết nhiều khi sự thật mất lòng, chịu không chịu thì thôi, không lòng vòng chi cho mỏi miệng.

Người Sài Gòn còn thi ân bất cầu báo, mà nếu muốn báo ân thì chỉ cần một chầu lai rai "nước mắt quê hương" kết nghĩa bằng hữu chi giao là xong. Sẵn sàng giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha (không phải chỉ can ngăn ẩu đả mà còn là cứu giúp, cưu mang người hoạn nạn...).

Nên không chỉ người Việt với nhau, mà kể cả nhiều dân Tây cũng nói là rất thích người Sài Gòn nói riêng".

Một bạn chia sẻ rằng "người Sài Gòn đặc biệt thích giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh quanh mình".

"Những khi đồng bào miền Trung, miền Tây chịu thiên tai, lũ lụt, người Sài Gòn chẳng ai bảo ai, chẳng làm theo phong trào, cứ thế tìm đến những nơi quyên góp, các toà soạn báo, lũ lượt xếp hàng để được chia sẻ, để được yêu thương với chính đồng bào của mình. Người Sài Gòn quan niệm cho đi tức là nhận".

"Tôi được nghe mẹ tôi kể lại, cái nếp sống của người Sài Gòn chỉ gói gọn 2 chữ "quốc tế". Ngẫm lại thì đúng như vậy, cái nếp sống quốc tế đó lòng luôn mở với bất cứ điều gì", bạn Mai Phú kể.

"Chỉ có 3 từ rất chính xác là: người quân tử" - bạn NTS nhận xét.


Trung Cộng đối diện lẽ phải của Quốc Tế







Mỹ sẵn sàng ủng hộ Việt nam nếu họ dám kiện Tàu Cộng ra Toà án trọng tài La Hague như Philippines







Trực Thăng Ma zê in Việt Nam !







Biểu tình đả đảo Tàu Cộng ngày 13/7/2016 tại Hà Nội và Sàigon







Ngày 15 tháng 7, nhiều người dân tại Đà Nẵng bất ngờ tràn xuống đường với nhiều biểu ngữ "phản đối Trung Quốc xâm lược" trong tay, họ tuần hành trên vỉa hè đường phố và cùng nhau hô vang "bảo vệ đất nước Việt Nam", "đả đảo Trung Quốc xâm lược Việt Nam". Đi cùng đoàn có 2 phóng viên với máy quay chuyên nghiệp phỏng vấn người biểu tình. Cuộc biểu tình bùng nổ bất ngờ này đã nhanh chóng gây được sự chú ý cho người đi đường và và đặc biệt là an ninh không kịp trở tay để ngăn chặn đoàn biểu tình.







British Petroleum (BP) ’s big bill for the world’s largest oil spill reaches $61.6 billion (Source: Washington Post)




(500 triệu/61.6 tỷ) <1% !!!




What’s bigger than the value of Ford, Honda or General Motors? As big as the biggest U.S. electric utility? Eight times the size of Staples and Office Depot combined — if a judge hadn’t blocked their merger?

The answer: the $61.6 billion cost to BP of the 2010 oil spill in the Gulf of Mexico.

On Thursday, BP issued its final estimate of the cost of the spill, the largest in U.S. history. The company said that it would take a pre-tax charge of $5.2 billion in the second quarter of this year and added that would be enough to cover anything that hasn’t been resolved.

On an after-tax basis, BP’s spill costs will amount to $44 billion with the additional charge of $2.5 billion in the second quarter, the company said.

“It’s a really scary number,” said Fadel Gheit, oil analyst at Oppenheimer & Co. “Before the accident, BP had a market capitalization of $180 billion. The accident actually shaved off one-third of the market capitalization of the company. It’s a miracle that the company is still in business.”


Life for BP changed on April 20, 2010, when a blowout a mile under water sent oil and gas surging up to the Deepwater Horizon exploration rig, setting it on fire, sinking it and killing 11 crew members. The well leaked for 87 days, pouring at least 3.19 million barrels of crude oil into the Gulf of Mexico.

And it triggered a flood of lawsuits and federal penalties.

Luật pháp và lý lẽ của du côn - Tác giả Nguyễn thị Cỏ May



Suốt trong nhiều thế kỷ qua, những tranh chấp giữa các bên thường được giải quyết trên cơ sở lưật pháp hoặc quyết định cuởng chế qua từ ngữ phổ thông là « trọng tài». Tính liên lập và đoàn kết quốc tế vẫn chưa tiến tới thành lập một thứ tòa án thường trực như ngày nay. Từ thời xa xưa, nhiều nơi ở vùng Địa-trung hải như Ba-tư, Hi-lạp, La-mã, dân chúng đã biết vận dụng vai trò trọng tài để giải quyết sự tranh chấp một cách ôn hòa. Tức một thứ «trọng tài hòa giải» trong ý nghĩa mà ngày nay ta hiểu được. Âu châu thời Trung cổ cũng đã biết qua hoạt động hòa giải khá phổ biến . Như một thứ Tòa án, một bên do Giáo hoàng và nhà vua chỉ định, và bên kia do cấp dưới, đại diện Thị xã chọn . Luật lệ áp dụng để giải quyết tranh chấp là luật giáo hội, luật la-mã, luật tự nhiên, luật thiêng liêng hoặc tập tục địa phương,…

Năm 1899, sau Hội nghị về Hòa bình lần đầu tiên tại La Haye (Den Haag, Thủ đô Hòa-lan), Tòa án Thường trực Trọng tài ( La Cour permanente d’Arbitrage) được thành lập. Đó là một tổ chức quốc tế độc lập có nhiệm vụ giải quyết những tranh chấp giửa quốc gia với quốc gia và cả giữa quốc gia với xí nghiệp hay giữa quốc gia với tư nhân.

Từ năm 1913, Cơ quan này tọa lạc ngay tại lâu đài Hòa bình ( Palais de la Paix , ở La Haye) với sự tham gia của 110 Quốc gia thành viên . Qua thời gian, Tổ chức Quốc tế này trở thành một Cơ sở hiện đại và đa dạng, vận dụng vừa công pháp quốc tế, vừa tư pháp quốc tế để đáp ứng những đòi hỏi giải quyết tranh chấp ngày càng nhiều của cộng đồng quốc tế như trọng tài, hòa giải, ủy ban điều tra… .
Tòa án Thường trực Trọng tài không có Thẩm phán thường trực để phán quyết những hồ sơ tranh chấp đệ nạp, mà mỗi khi có kiện tụng thì Thẩm phán sẽ được các bên chọn lựa trên danh sách đề nghị.

Hôm 12 tháng 7/2016, Tòa án Thường trực Trọng tài La Haye đã xét xử hồ sơ Bìển đông của Philippines kiện Trung quốc và tuyên bố Trung quốc hoàn toàn có lỗi vì vi phạm Công ưóc về luật biển. Hơn nữa, theo quy định tại Điều 296 của Công ước và Điều 11 của bản Phụ lục VII, phán quyết này còn có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm.

Trung quốc và phán quyết của Tòa án

Tòa án Thường trực Trọng tài (Phụ lục VII của bản Công ưóc Liên hiệp Quốc về Luật Biển) xác nhận có đầy đủ thẩm quyền xét xử vụ Philippines kiện Trung quốc vi phạm chủ quyền và quyền lợi của Philippines vừa hoàn toàn nhứt trí thông qua và ban hành phán quyết. Tuy nhiên Tòa án Thường trực Trọng tài nói rõ không phán quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không phân định bất kỳ một ranh giới nào trên biển giửa các bên của vụ kiện.

Vụ kiện do Philippines đề xuất trước Tòa án Thường trực Trọng tài liên quan đến «quyền lịch sử» và nguồn xác định «quyền hưởng các vùng biển» tại Biển Đông, «sự bồi đắp một số đảo trong vùng và các vùng biển của các cấu trúc này và tính hợp pháp  » của các hành vi của Trung Quốc mà Philippines cho là vi phạm Công ước Quốc tế về Luật biển .

Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố «không chấp nhận cũng như không tham gia vào tiến trình trọng tài do Philippines đơn phương khởi xướng». Tuy nhiên, Phụ lục VII quy định rằng “việc vắng mặt của một bên hoặc việc một bên không thực hiện việc biện hộ không tạo nên bất kỳ rào cản nào cho tiến trình tố tụng”.

Phụ lục VII cũng quy định rằng trong trường hợp một bên không tham gia vào tiến trình tố tụng, Tòa án Thường trực Trọng tài “phải chắc chắn rằng Toà có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp cũng như nội dung kiện phải được chứng minh đầy đủ cả về mặt pháp lý và thực tế”.

Theo đó, trong suốt quá trình tố tụng, Tòa Thường trực Trọng tài đã thực hiện các biện pháp cần thiết để kiểm tra tính xác thực của các hồ sơ do Philippines đưa ra, bao gồm cả việc yêu cầu Philippines cung cấp thêm các lập luận, đặt ra các câu hỏi cho Philippines trước và trong hai phiên tranh tụng, chỉ định các chuyên viên độc lập có nhiệm vụ báo cáo Toà về các vấn đề kỹ thuật và thu thập các bằng chứng về mặt lịch sử liên quan đến các cấu trúc tại Biển Đông và chuyển các bằng chứng này để các bên bình luận.

Theo đó, Tòa án Thường trực Trọng tài kết luận điều mà Trung Quốc gọi là «  Quyền lịch sử » cho phép Trung quốc làm chủ vùng Biển Đông và các nguồn tài nguyên trong vùng bị Tòa bác bỏ do tất cả lập luận của Trung quốc đều không phù hợp với qui định của Công ước về Luật Biển .

Tòa dẫn giải trong lịch sử những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc hay từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử, Trung Quốc đã chỉ một mình kiểm soát thật sự và thường xuyên có trách nhiệm vùng biển này cũng như tài nguyên tại đây. Vì vậy, Toà kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong “đường 9 đoạn” do Trung quốc đơn phương tự phát họa .

Tiếp theo, Tòa nhận thấy các đảo của Trường sa đã bị Trung quốc làm biến đổi mạnh mẽ do việc bồi đắp, xây dựng và Tòa cũng nhắc lại rằng Công ước phân loại các cấu trúc dựa trên điều kiện tự nhiên và dựa vào các tài liệu lịch sử để đánh giá . Theo Công ước, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa chỉ khi nào có khả năng khách quan và ở tình trạng tự nhiên để có thể duy trì một cộng đồng dân cư ổn định hoặc các hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài hoặc hoàn toàn chỉ có tính chất khai thác .

Toà cũng nhận thấy rằng sự có mặt của các nhân viên công vụ trung quốc trên các cấu trúc là phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài và không phản ánh khả năng thật sự của các cấu trúc đó . Toà kết luận như vậy không phải là sự định cư của một cộng đồng ổn định nên không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng .

Trên cơ sở kết luận không một cấu trúc nào mà Trung Quốc yêu sách có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế, Tòa có thể không cần phải phân định ranh giới biển mà vẫn có thể tuyên bố rằng một số vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vì không bị chồng lấn với bất cứ quyền hưởng vùng biển nào mà Trung Quốc có thể có.

Nhận thấy rằng các vùng nhất định nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, Toà cho rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này bằng việc can thiệp vào hoạt động đánh cá và thăm dò dầu khí của Philippines, xây dựng đảo nhân tạo và không ngăn chặn ngư dân Trung Quốc đánh bắt bất hợp pháp ở khu vực này .

Toà cũng khẳng định rằng ngư dân  Philippines đã có quyền đánh cá truyền thống ở Bãi Scarborough và rằng Trung Quốc đã ngăn chặn các quyền này bằng cách hạn chế việc tiếp cận khu vực này. Toà cũng khẳng định rằng các tàu chấp pháp của Trung Quốc gây ra rủi ro va chạm nghiêm trọng một cách bất hợp pháp khi họ đã trực tiếp cản trở các tàu của  Philippines .

Tòa xem xét ảnh hưởng môi trường biển do các hoạt động bồi đắp và xây dựng nhân tạo của Trung Quốc trên 7 cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa gần đây và nhận thấy rằng Trung Quốc đã gây thiệt hại nghiêm trọng các rặng san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và môi trường sống của các loài đang suy yếu, bị đe doạ và bị huỷ diệt.

Toà cũng cho rằng nhà chức trách Trung Quốc nhận thức được việc ngư dân Trung Quốc đã đánh bắt các loài rùa biển, san hô và trai khổng lồ quý hiếm trên diện rộng ở Biển Đông (bằng các biện pháp gây ra tổn hại nghiêm trọng rặng san hô) và đã không thực hiện các nghĩa vụ trong việc ngăn chặn và chấm dứt các hoạt động này.

Toà nhận thấy rằng việc bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo trên quy mô lớn của Trung Quốc gần đây là không phù hợp với nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước trong quá trình giải quyết tranh chấp, trong chừng mực mà Trung Quốc đã gây ra những tác hại không thể sửa chữa được với môi trường biển, xây dựng một đảo nhân tạo lớn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và phá huỷ các bằng chứng về điều kiện tự nhiên của các cấu trúc ở Biển Đông còn là một phần của tranh chấp giữa các bên.

Toà án Thường trực Trọng tài xét xử vụ Philippines kiện Trung quốc được thành lập vào ngày 21/6/2013, phù hợp với những quy định trong Phụ lục VII Công ước Luật biển, đã công bố phán quyết hôm 12 tháng 7/2016 vừa qua hàn toàn bác bỏ mọi lập luận về chủ quyền của Trung quốc trên vùng Biển Đông . Toà bao gồm Thẩm phán người Ghana Thomas A. Mensah, Thẩm phán người Pháp Jean-Pierre Cot, Thẩm phán người Phần Lan Stanislaw Pawlak, Giáo sư người Hà Lan Alfred H.A. Soons và Thẩm phán người Đức Rüdiger Wolfrum. Thẩm phán Thomas A. Mensah là Chủ tịch Tòa Trọng tài . Toà Trọng tài Thường trực là cơ quan đăng ký trong quá trình xét xử .

Tòa Trọng tài nhắc lại rằng trong luật pháp quốc tế có nguyên tắc cơ bản là ” không thiện chí ” không thể tự suy diễn và thấy rằng Điều 11 của Phụ lục VII đã quy định ” phán quyết… sẽ được các bên trong tranh chấp tuân thủ” . Vì vậy, Tòa Trọng tài thấy không cần thiết phải đưa ra tuyên bố nào nữa .

Cư xử văn minh hay hành xử cộng sản?

Trung quốc đã từng tuyên bố «không nhìn nhận phán quyết của Tòa án Thường trực Trọng tài, cũng không thừa nhận toà án này  » vì dư biết trước sẽ bị buộc tội vi phạm luật biển mà Trung quốc đã tham gia .

Bản chất của cộng sản là bạo lực và dối trá . Quyền lực phát xuất từ khẩu súng. Mà ngày nay, Trung quốc chẳng những đã mạnh về quân lực, mà còn có nhiều tiền, là cường quốc thứ nhì thế giới thì có gì họ không dám làm?

Tử tế lắm, họ sẽ dịu lại để tỏ bộ mặt ôn hòa, rồi từng bước nhỏ tiến hành tiếp tục thực hiện dự tính của họ thôn tính trọn Đông Nam Á, tránh những xung đột không cần thiết, để sau cùng làm chủ thế giới . Theo chiến thuật cố hữu «  đánh đánh, đàm đàm » .

Về phía Việt nam, tình hình có thuận lợi nhưng Hà nội vẫn không thể chọn con đường nào khác hơn chủ nghĩa xã hội và bám sát đít Bắc kinh. Sẵn sàng đàn áp nhơn dân để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa hơn là bảo vệ quyền lợi đất nước dân tộc . Cộng sản xưa nay không có riêng Tổ quốc .

Mọi việc chắc chắn sẽ không có gì khác hơn nếu không có ai tuân hành phán quyết của Tòa án Thương trực Trọng tài một cách cụ thể hơn . Công pháp quốc tế chỉ hợp thức hóa những hành động du côn .

Người xưa thường nhắc nhở «cứt trâu để lâu hóa bùn»!


DI CƯ 1954







MỸ ĐI RỒI MỸ LẠI VỀ










Mùi tử khí - Tác giả Kong Kong



Phán quyết của Tòa án Trọng tài đã có.

Đường lưỡi bò là phi pháp!

Người Philippines vui mừng cho dẫu bản án không có giá trị thực tiễn thi hành nhưng đấy là bản án mà Quốc tế trực tiếp đứng ra làm Trọng tài phân xử! Đấy là một Tòa án đúng nghĩa vì không thể nói là các quan tòa bị mua chua hay nhận hối lộ! Do đó cho dù Tàu cộng có phản đối thì cũng không dám bôi bẩn tư cách của quan tòa. Thế giới cũng đồng loạt hoan nghênh. Còn, cho đến giờ nầy, thì chưa thấy “60 nước ủng hộ” quan điểm của Tàu cộng nào lên tiếng phản đối Phán quyết cả. Điều nầy lộ ra 2 vấn đề cốt lõi:

Tuyên bố đường Lưỡi bò 9 đoạn là tuyên bố của kẻ cướp.

Tàu cộng nói có “60 nước ủng hộ” là ngôn ngữ của kẻ vừa ăn cướp vừa la làng!

Vì thế Phán quyết là công chính đối với kẻ cướp!

Việt Nam cũng “ăn theo” sau Phán quyết đó! 2 chữ “ăn theo” chỉ mới có ở miền Nam từ sau 1975 do miền Bắc xâm nhập vào. Vì thế “ăn theo” đượm tính dè bỉu, bẩn thỉu xấu xa. Vì, lẽ ra cộng sản Việt Nam phải khởi kiện Tàu cộng trước cả Philippines, điều mà VNCH dù phản ứng quyết liệt khi Hoàng Sa bị thất thủ nhưng chế độ miền Nam bị sụp đổ. CSVN đã không có một câu chữ nào về biến cố quan trọng đó thì chớ mà còn lộ ra công hàm ước bán nước Phạm Văn Đồng, là nỗi nhục cõng rắn vô nhà. Hơn thế nữa, thêm các biến cố đẫm máu khác như Gạt Ma, như “dạy cho Việt Nam một bài học” ở biên giới phía Bắc mà Hà Nội vẫn im lặng không hề dám kiện ra tòa quốc tế như Philippines!
Bây giờ ca ngợi Phán quyết của Tòa Trọng tài cũng chính là tự xác nhận bản chất hèn trước giặc cướp. Là tự mình không dám làm gì cả mà chỉ biết “ăn theo” người khác!

Và, ngay trong thời điểm nầy, vụ án Cá chết do Formosa gây ra đang lộ thêm chuyện kinh khủng mới! Đó là Formosa tìm cách phi tang rác thải sinh học từ lò luyện cốc, chôn giấu cả trăm tấn ngay trên đất của ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Công ty môi trường – Đô thị, Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh do phóng viên Người Đưa Tin phát hiện!

Hiện tượng Formosa được coi như con voi đứng giữa phòng nhưng quan chức chế độ từ cấp cao nhứt đến địa phương đều không hề thấy, thực tế là đều làm ngơ, vì đã “ăn xôi Chùa nghẹn họng”! Cụ thể như thời điểm phát hiện cá chết Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện diện ngay tại địa phương nhưng không hề có một câu nói nào trước một thảm họa kinh hoàng đó! Còn báo chí cả nước cũng đui mù cho đến khi nội vụ đổ bể! Mấy ngày đầu, sau khi phát hiện, báo chí đưa tin khá xôm tụ, tưởng là nhà nước đồng tình cho phép báo chí tiếp tay điều tra, ai ngờ ngay sau đó bỗng im bặt. Thì ra cho báo chí xôm tụ ban đầu chỉ là cách hù dọa Formosa để dễ “đi đêm”! Mãi 3 tháng sau, khi có được 500 triệu USD với lời “xin lỗi”, thì báo chí mới xôm tụ trở lại. Lần nầy thì với mục đích khác: Muốn xả bớt căm phẫn trong xã hội!

Trong thời gian báo nhà nước im bặt thì báo chí “phản động” Đài Loan với sự giúp đỡ bí mật của “phản đông” trong nước, họ cải trang đi làm phóng sự ngay tại Vũng Áng, nhờ đó áp lực được chính phủ Đài Loan vào cuộc! Với từng diễn biến “phản động” như thế nên việc “đi đêm” của nhà nước “thành công”! Nhận 500 triệu USD để “dàn xếp ngoài Toà” (?) bất kể hàng triệu nạn nhân! Đây là việc làm phi pháp, vì nhà nước không được ủy quyền của nạn nhân. Chỉ có chính nạn nhân mới có quyền điều đình với người gây ra án! Đã thế, sau tuyên bố nhận tiền thì Thủ tướng có sẵn kế hoạch đền bù và “hỗ trợ” để ngư dân chuyển đổi nghề, bất kể nạn nhân có đồng ý hay không! Đó là chưa nói đến chủ trương đổi nghề và di dời đồng nghĩa với bán dứt điểm đất và biển tại địa phương trọn gói cho Tàu cộng tại một địa bàn hiểm yếu về anh ninh quốc gia!

Trong những ngày tới chắc chắn báo chí chính thống sẽ tiếp tục ca ngợi Phán quyết của Tòa Trọng tài cũng như đào bới thêm chuyện Formosa, chế độ muốn đóng vai “chống Tàu” chỉ với mục đích làm nguội và loãng dần sự căm phẫn của người dân.

Liệu họ có thành công?

“Phán quyết” thì chuyện ngoài biển khơi giữa các thế lực ngoại hạng, là Tàu cộng với những nước do Mỹ liên kết được nhưng người Việt Nam thì đang chết từng ngày và dai dẳng cả 50, 70 năm trên đất liền! Thực tế là như vậy thì liệu có thể lấy thúng úp được hết mùi cá chết?

Mùi tanh tưởi hôi thối đó chắc chắn sẽ quyện vào với vận mệnh đảng CSVN.

Mùi đó chính là tử khí.


Lambada







El Condor Pasa. Mặt trận miền Tây vẩn yên tỉnh hả bác Tùng?







Giặt quần áo bằng Aspirine



Thuốc aspirin chứa thành phần axit yếu giúp tẩy trắng tuyệt vời cho quần áo mà bạn không cần phải dùng các loại chất tẩy rửa chuyên dụng có nhiều thành phần độc hại kia nữa.

Hãy thực hiện thử xem nhé!

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Kiều Nử, Mùa Hè 2016







Phạm Duy và 10 Bài Bình Ca - Tác giả Vanchus




Khi nhắc đến 10 bài Bình Ca của nhạc sĩ Phạm Duy, người ta dễ nghĩ ngay đến những bài hát ngợi ca hòa bình. Nghĩ như vậy cũng không phải là sai. Tuy nhiên, khi nói về “Bình Ca” trong tập “Hoan Ca” của mình, nhạc sĩ Phạm Duy có giải thích là “Bình Ca” của ông muốn nói đến sự “bình thường hóa” cuộc sống của những người dân trong xã hội. Đó là cuộc sống chan hòa không ganh đua, đố kỵ, không thù hận, bạo quyền. Ở đó, con người ta sống với nhau bằng tình người, bằng sự bao dung và lòng nhân đạo.

Phải nhìn lại hoàn cảnh ra đời của “Bình Ca” thì mới thấy hết ý nghĩa và giá trị thật sự của tác phẩm này. Phạm Duy bắt đầu viết “Bình Ca” từ năm 1972. Có lẽ là những tháng cuối của năm khi manh nha một cuộc ngưng bắn đã được nhắc đến tại bàn hội nghị Paris. Hòa Bình cho Việt Nam đã được nhiều người chào đón nhưng đối với nhạc sĩ Phạm Duy, đó chỉ là thứ hòa bình giả tạo được những bàn tay quyền lực sắp xếp. Trước “Bình Ca”, Phạm Duy đã viết “Tâm Ca”, “Tâm Phẫn Ca”, “Vỉa Hè Ca”, “Thương Ca Chiến Trường” … để đánh thức lương tri của con người về sự tàn phá của một cuộc chiến đang ngày càng leo thang thảm khốc và nền đạo đức đang suy đồi trong xã hội.

Với những ca khúc trong tập “Hoan Ca” bao gồm cả “Bình Ca”, “Nữ Ca” và “Đồng Dao”, tác giả đã có một thái độ tích cực hơn với cuộc sống. Ông vẽ ra môt viễn ảnh của một cuộc sống an bình, hay theo cách nói của Phạm Duy là “bình thường hóa” cuộc sống của người dân trong xã hội.

Đó là hình ảnh của “con chim lười”, “con chim què” vươn mình cất tiếng hót “líu lo thật dài” hay “anh hippy trẻ mặc áo rách đứng bên nhà thờ, trông đẹp tựa hình Chúa hiền mơ” trong bài số 1.

Đó cũng là hình ảnh của mọi người cùng chung sức xây dựng một cuộc sống an lành khi được “sống sót trở về” từ cuộc chiến trong bài 2.

Người Việt Nam, cho dù là sống ở bên nào của dòng sông định mệnh, cũng mong cho có ngày hòa bình về trên quê hương-ngày đất nước thật sự im tiếng súng. Nhưng với nhạc sĩ Phạm Duy, hòa bình dường như chỉ có khi con người biết rủ bỏ những hơn thua nhỏ mọn để biết yêu và trân quý cả sự khác biệt của những người xung quanh mình. Hòa Bình “dường như” chỉ có, khi tiếng súng trong tâm thức của con người đã thật sự ngưng hẳn. Và như thế ông cầu “xin tình yêu giáng sinh trên quê hương cằn cỗi” (bài 4).

Cũng như nhiều người Viêt Nam khác, Phạm Duy cho thấy chút hoài nghi về một tương lai hòa bình thật sự; và cũng như nhiều người Viêt Nam khác, Phạm Duy vẫn tiếp tục mơ “Mẹ 50 tuổi chiến tranh, con 20 tuổi hòa bình về chơi. Từ lâu súng nổ vang trời, hôm nay im lặng cho đời ngẩn ngơ” (bài 6), rồi cùng người dân từ mọi phía, mọi thành phần sĩ-nông-công-thương và cả các anh chiến sĩ hân hoan chào đón hòa bình với một “Lời Chào Bình Yên” (bài 7).

Hòa bình thật sự từ trong tâm thức đồng nghĩa với ý thức sâu sắc về bản ngã và đặc quyền riêng tư của từng cá nhân trong xã hội. Tình yêu và tình dục là hai khái niệm tuy khác nhau nhưng lại có quan hệ hỗ tương cho nhau. Phạm Duy cũng không quên kêu gọi những người đang yêu hãy “giã từ ác mộng” (bài 8) tức là giã từ dĩ vãng của “ăn năn, hối tiếc, muộn phiền” để đưa nhau đến “cõi địa đàng”, nơi có thể thỏa đáng được nhu cầu thầm kín của mình trong thế giới chỉ có hai người.

Trong bài bình ca số 9 mang tên “Chúa Hòa Bình”, nhạc sĩ Phạm Duy nhắc lại lời dạy của Đức Chúa Giê-Su về lòng vị tha “Nếu bị ai vả má bên phải thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa” và thái độ “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” như nền tảng đạo đức cần thiết cho những ai thât sự yêu hòa bình. Tuy nói “Bình ca” không phải hoàn toàn là những khúc ngợi ca hòa bình, nhạc sĩ Phạm Duy cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi không khí hòa bình đang được mọi người nao nức chờ đợi khi Hiệp Định Paris đang trên đường thực hiện. Ông kết thúc tập “Bình Ca” của mình với ca khúc “Ngày Sẽ Tới”, vẽ ra một tương lai hòa bình trên quê hương Việt Nam. Ngày ấy, người dân hai miền trùng phùng, gia đình sum họp để cùng chung sức xây dựng một quê hương Việt Nam tươi đẹp. Cái hay của nhạc sĩ Phạm Duy là ông đã sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ trong các ca khúc của mình nên thông điệp của “Bình Ca” được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Nội dung của “Bình Ca” mang nhiều màu sắc trẻ, và của phong trào nhạc trẻ đang rất thịnh hành thời bấy giờ. Điều khác nữa khiến người nghe cảm thấy gần gũi với các ca khúc này là bóng dáng của âm nhạc ngũ cung.

10 bài Bình Ca mang cho người nghe 10 thông điệp khác nhau về hạnh phúc thật sự của những con người bình dị. Tuổi trẻ thời bấy giờ ngân nga “Bình Ca” của nhạc sĩ Phạm Duy như một cung cách thời thượng mà lại rất gần gũi với tâm hồn Việt. Trong các sinh hoạt sinh viên học sinh trước năm 1975, người ta thường hay chọn nhiều ca khúc trong 10 bài Bình Ca của Phạm Duy để trình diễn hay hát lửa trại. Ca sĩ hát “Bình Ca” trên sân khấu chuyên nghiệp. Phong trào nhạc trẻ chọn “Bình Ca” để trình diễn trong các chương trình sinh hoạt Đại Nhạc Hội. Tuổi trẻ Du Ca ngân nga những bài “Bình Ca” tại những buổi sinh hoạt của mình. Tất cả đã hát và hát say mê vì “Bình Ca” thật sự đã nói lên được tiếng lòng của họ về một quê hương Việt Nam không tiếng súng ở tương lai.

Gần 45 năm đã qua. Chắc chắn cũng có người đã không đồng ý với thái độ của nhạc sĩ Phạm Duy trong 10 bài Bình ca ngay lúc tác phẩm vừa mới phát hành. Nhưng cho dù là có những ý kiến khác biệt, người ta vẫn không thể phủ nhận giá trị nghệ thuật và những ảnh hưởng của “Bình Ca” nói riêng và tập “Hoan Ca” của nhạc sĩ Phạm Duy nói chung trong xã hội, đặc biệt là trong giới trẻ của thập niên 70s.

Và đến tận bây giờ, “Bình Ca” vẫn được tiếp tục hát như những lời ngợi ca cuộc sống an bình, nơi không có chỗ cho hận thù và đố kỵ. Những ca khúc này xứng đáng được chọn làm bản tuyên ngôn về tình yêu và lòng nhân ái ở mọi thời đại. Tuổi trẻ của ngày hôm qua hát Bình Ca như là một cách để mơ ước về một xã hội tươi đẹp ở tương lai. Tuổi trẻ hiện tại nên hát Bình Ca như là cách tự soi mình để tìm lại bản sắc của một dân tộc yêu hòa bình và mưu cầu hạnh phúc.






“Chúng tôi không muốn làm nô lệ cho Hán tặc”




                                         

Biển Đông và triển vọng sau phán quyết của Tòa Trọng tài







Trích "NGÀY VỀ QUÊ của nhà văn Hoàng Hải Thủy"



Tìm quên trên Net, tôi thấy Lời Nhạc Tình Khúc Thứ Nhất của Nguyễn Đình Toàn. Những năm 1970 ngôn ngữ người Sài Gòn có tiếng “Về quê” gọi thay cho tiếng Chết. “Ông ấy về quê dzồi.” Nghe nhẹ hơn, đỡ buồn hơn “Ông ấy chết dzồi.” Tiếng “Về quê” ở trong Lời Nhạc Tình Khúc Thứ Nhất. Tiếng “Về quê” từ trong lời bản Nhạc Tình Khúc Thứ Nhất đến trong ngôn ngữ người Sài Gòn.

TÌNH KHÚC THỨ NHẤT


Tình vui theo gió mây trôi
Ý sầu mưa xuống đời
Lệ rơi lấp mấy tuổi tôi 

Mấy tuổi xa người 
Ngày thần tiên em bước lên ngôi 
Đã nghe son vàng tả tơi
Trầm mình trong hương đốt hơi bay 
Mong tìm ra phút sum vầy 
Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai
Những cánh dơi lẻ loi mù trong bóng đêm dài 

Lời nào em không nói em ơi 
Tình nào không gian dối 
Xin yêu nhau như thời gian làm giông bão mê say 
Lá thốt lên lời cây
Gió lú đưa đường mây 

Có yêu nhau xin ngày thơ ngây
Lúc mắt chưa nhạt phai
Lúc tóc chưa đổi thay 

Lúc môi chưa biết dối cho lời 
Tình vui trong phút giây thôi 
Ý sầu nuôi suốt đời 
Thì xin giữ lấy niềm tin dẫu mộng không đền 
Dù Trời đem cay đắng gieo thêm 
Cũng xin đón chờ bình yên 
Vì còn đây câu nói yêu em 
Âm thầm soi lối vui tìm đến 
Thần tiên gẫy cánh đêm xuân 
Bước lạc sa xuống trần 
Thành tình nhân đứng giữa trời không
Khóc mộng thiên đường
Ngày về quê xa lắc lê thê 

Trót nghe theo lời u mê
Làm Tình Yêu nuôi cánh bay đi
Nhưng còn dăm phút vui trần thế.


Ngày về quê xa lắc lê thê…. Tôi không nhớ tôi gặp Nguyễn Đình Toàn lần thứ nhất ở đâu, bao giờ. Chỉ nhớ là tôi biết Toàn khoảng năm 1960. Biết nhau là mày tao ngay. Vào những ngày cuối năm 1975, đầu năm 1976, Sài Gòn có phong trào nuôi thỏ. Vì không có việc gì làm, người ta bầy ra trò nuôi thỏ cho qua thì giờ.Một hôm – cũng không có việc gì làm – buồn quá tôi đạp xe sang Làng Báo Chí. Nguyễn Đình Toàn bận bộ quần áo nâu, đội nón lá, cắt cỏ trong bãi cỏ đầu làng. Toàn cắt cỏ đem về nuôi thỏ. Ghé xe gặp bạn ngay bên đường, Toàn nói: “Mày xem. Cả năm nay tao không được ăn miếng thịt bò, mà tao cắt cỏ bị liềm xén vào tay, mất cả nửa lít máu. Còn gì là tao nữa.” Phong trào Nuôi Thỏ ở Sài Gòn sống bệu nhệch được năm, sáu tháng là chết ngỏm. Tháng Bẩy 1976 Toàn và tôi đi dự cái gọi là Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị cho Văn Nghệ Sĩ Sài Gòn, khóa học do bọn ở cái gọi là Hội Văn Nghệ Sĩ Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức. Nhà Toàn ở Làng Báo Chí. Buổi trưa Toàn không thể đạp xe về nhà ăn cơm, ăn xong lại đạp xe đến lớp, tôi rủ Toàn: “Trưa về nhà mẹ tao ăn cơm với tao.”Nhà tôi ở trong Cư Xá Tự Do, giữa Ngã Ba Ông Tạ và Ngã Tư Bẩy Hiền. Nhà mẹ tôi ở đường Trần Quốc Toản, từ nơi học ở trong vi-la nơi Ngã Tư Trương Minh Giảng – Tú Xương tôi về nhà mẹ tôi gần hơn. Có buổi trưa ngồi chờ giờ trở lại lớp, Toàn cầm cây đàn của con tôi, nhẹ tay đàn, hát nhẹ đôi câu, mẹ tôi nói; “Nhạc của ông buồn quá.” Toàn nói với tôi: “Tao là thằng nhạc sĩ lỡ.” Cùng dự Khóa Bồi Dưỡng với chúng tôi có Cao Nguyên Lang. Cao ký giả cũng có nhà trong Làng Báo Chí. Toàn bảo tôi: “Mày gọi nó là Cao Khoai Lang..Cái tên hay đấy..” Toàn kể chuyện: Trong Làng Báo Chí có phòng họp. Trên tường phòng họp này có trưng ảnh Bác Hồ. Bọn nhóc trong làng bôi cứt lên miệng Bác Hồ. Cả tháng sau dân làng mới thấy. Cứt trên mồm Bác Hồ đã khô nhưng vẫn còn đấy. Tất nhiên là dân làng vội hạ ảnh Bác xuống. May mà thằng công an khu vực chưa kịp biết. Cùng thời gian ấy, khoảng năm 1977, 1978, vì đói, một số em trai trong Làng lén gỡ tôn trên mái những căn nhà không người ở trong làng, gỡ đem đi bán.

Trong số những em này có con của Cao Nguyên Lang. Bị dân làng dọa: “Ông không ngăn con ông gỡ trộm tôn, chúng tôi sẽ cho công an khu vực biết.” Cao Nguyên Lang nói: “Mấy ông, mấy bà cứ cho công an biết con tôi gỡ trộm tôn đi, tôi sẽ cho công an biết con mấy ông, mấy bà bôi cứt lên mồm Bác Hồ.” Đấy là chuyện Nguyễn Đình Toàn kể, tôi nghe. o O o Đời có câu: “Văn mình, Vợ người.” Tôi nghĩ người ta không quí thơ văn của mình vì cho là Thơ Văn mình Hay mà quý là vì người ta khổ tâm khi làm những Thơ Văn ấy. Nhân viết về Thơ Nguyễn Đình Toàn, mời quí vị đọc vài bài Thơ của tôi:


Quân lịch Kỳ Hoa, quân bất cải. 
Ngã du Mỹ Quốc, ngã do liên.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Giai nhân, cùng sĩ đối sầu miên. 


Kỳ Hoa Em vẫn là Em, 
Anh sang Mỹ Quốc, đêm đêm Anh buồn.
Một đi hoàng hạc đi luôn, 

Giai nhân, cùng sĩ, đối buồn nằm mơ! 
*

Hoa lưu động khẩu ưng trường tại, 
Thủy đáo nhân gian định bất hồi. 
Hoa chờ, nước chẳng về trời, 
Ngàn năm mây trắng ngời ngời áo bay.
Còn nhau chẳng giữ cho hay, 

Mất nhau lại tiếc những ngày có nhau. 
Mắt Em ngưng ánh lệ sầu,
Về nhà chồng hỏi — Qua cầu gió cay.
 * 

Câu Tiễn ngồi trên ngai vàng,
Có bao giờ nhớ đến Nàng, Tây Thi.
Sang Ngô mờ vết xe đi,
Cô Tô Đài có còn gì nữa đâu.
Đêm tha hương, giấc ngủ sầu.
Trong mơ xanh biếc một mầu Tây Thi! * 

Trên ghế cà phê vỉa hè, nghe tiếng hát Lệ Thu từ cassette:

Em buồn Em bỏ đi đâu 
Sao Em để tiếng Em sầu ở đây! 
Thu vàng, hạc lánh về Tây 
Lệ rơi từng tiếng Thu này, Em ơi. 
Từ Em góc biển, chân trời
Em còn Tiếng Hát Yêu Người không Em? 


Kiếp nay đã giở giang nhau, 
Thì xin kiếp khác, duyên sau lại lành. 
Kiếp này đã chẳng Em Anh, 
Làm sao kiếp khác chúng mình thành đôi. 
Kiếp này biết kiếp này thôi. 
Hẹn làm chi để bồi hồi kiếp sau!
Kiếp này đã chẳng cùng nhau, 

Hẹn làm chi để kiếp sau bồi hồi. 


Cuộc sống, dòng đời trôi chẩy mãi,
Ba mươi năm lẻ, một lòng đau. 

Mất nhau từ cuộc thương tang ấy, 
Anh vẫn buồn, anh vẫn nhớ nhau. 

Độc tại Kỳ Hoa vi nạn khách, 
Mỗi phùng Nguyên Đán bội thương sầu.
Anh ở Kỳ Hoa, làm khách nạn, 

Mỗi năm Tết đến lại thương sầu.
Thương về đâu, nhớ về đâu?
Hà Đông Công Tử bạc đầu Rừng Phong

Ngày về quê xa lắc lê thê.. Thi sĩ ơi… Ông viết câu Thơ trên năm 1970. Năm ấy, năm 1970, ông Bốn Mươi tuổi, ông thấy ngày ông Về Quê xa lắc xa lơ. Đúng thôi. Năm nay 2015 – 45 mùa thu vàng ấm đã qua đời ông, đời tôi, tôi chắc ông thấy rõ hơn ai hết là: “Ngày Về Quê..” của ông, của tôi, không còn xa lắc nữa… Chỉ có chuyện chúng ta chưa biết là ông sẽ về quê trước tôi, hay tôi sẽ về quê trước ông. “Về quê” và “đi tầu suốt” đồng nghĩa. Tôi có Thơ: 

Đi trước, đi sau 
Chưa biết thằng náo trước thằng nào. 
Thằng nào đi trước, thằng nào sau
Không thằng nào nói: “Tao đi trước.” 

Không thằng nào nói: “Tao đi sau.”
Đi sau, đi trước cùng đi cả 

Thằng thì đi trước, thằng đi sau.
Thằng đi sau lậy thằng đi trước. 

Thằng đi trước kệ thằng đi sau. 
Đi sau, đi trước cùng đi cả 
Théc méc làm chi chuyện trước sau.


Thành Lộc: "Nghệ sỹ Việt trước hết phải là công dân Việt."







Bây giờ đã "đồng cảm" với những Việt Kiều bị công an CSVN hành ?

What’s the PED listed on my visa?

The PED listed on your visa is your Petition End Date, or the date on which the status under which you entered the United States will expire. For example, if you entered the United States on an H-1B visa, your PED reflects the date on which you will no longer be eligible to work in the United States as an H-1B visa holder. Generally, your PED will correspond to the expiration date given by USCIS in approving the nonimmigrant status.




VNCS => NO RELIGION







Kịch Formosa chưa thể hạ màn...



Nguyên nhân cá chết và thủ phạm gây ra cá chết đầy ắp bờ biển 4 tỉnh miền Trung, sau gần 3 tháng "lấp liếm", cuối cùng Cộng sản Hà Nội phải trình trước thiên hạ vào chiều 30/06/2016.. nhưng không có thêm tin gì vì ai cũng đều biết:

Chính  chất độc do nhà máy thép Formosa-Hà Tĩnh tuôn ra!



* Từ ngày đầu tiên người dân Hà Tĩnh -những ngư dân sống bằng chài lưới cá-  và chị em buôn bán tại chợ cá thì họ đều biết; Đâu cần kiến thức cao siêu.. họ chỉ so sánh việc hôm nay khác với hôm qua là xong ngay! Nước biển vùng cận nhà máy Thép FORMOSA thay đổi mầu sắc là họ..lo lắng ngay bình và  họ nhìn khói từ nhà máy thép đen kịt và họ nhìn nước xả " vàng đậm"  từ ống cống là họ sợ cá biển sẽ chết hàng lọat. Thêm vào đó là  một thợ lặn chuyên nghiệp của công ty thép đã bị nhiễm và tử vong mà  kết quả xét nghiệm tử  bị cấm tiết lộ!

Họ biết chắc nhà máy thép là tội phạm. Bất kể nhà cầm quyền nói gì. Ngay trong ngày đầu  người dân đã  thấy: “Cá chết là cá ở tầng sâu.. và  thợ lặn do ngạt hơi độc mà chết.
Công ty Fomosa mới nhập 384 tấn hoá chất (gồm 40 chất) có chất độc. Công ty Formosa vừa tiến hành súc rửa đường ống và chuẩn bị dùng...


* Tiến sĩ Nguyễn Huy Thịnh vào ngày 24/04/2016 đã nói: “Nếu là tôi..thì chỉ một ngày là tìm ra nguyên nhân. Công ty Formosa mới súc rửa và mới xả thải, như vậy, dù có tan loãng ra, dấu vết còn lại chắc chắn sẽ vẫn còn, chỉ cần luồn ống hút lấy mẫu vào sâu bên trong ống thoát và đem thí nghiệm là biết ngay”.

Phó Giám đốc  ngoại vụ của  Formosa là Chu Xuân Phàm thú nhận vào ngày 25/04/16: “Hoặc chọn cá,hoặc chọn thép...không thể chọn cả hai”.


Không may là Vũng Áng/Hà Tĩnh lại là lãnh địa riêng đã “nhượng bán cho người nước ngoài"; muốn điều trar phải có lệnh của Thủ Tướng hoặc Chủ Tịch tỉnh cho phép!. Ngày 27/04/16, cục cảnh sát PCTP (phòng chống tội phạm) -bí danh C49-  đã điều tra...nhưng,Thiếu tướng Nguyễn Xuân Lý (phụ trách C49) cho biết: “Chúng tôi không loan báo ngay kết quả..vì ảnh hưởng cho nhiều vấn đề khác”. Có nghĩa là C49 đã biết nhưng không công bố!

* Như vậy, vấn đề không thuộc yếu tố khoa học, mà là vấn đề hiệu lực của quản lý hành chính và Pháp luật. Ai là người ký lệnh kiểm tra hành chính Formosa thì phải có giấy phép của Chủ tịch tỉnh hoặc Thủ tướng!.. Việc xử lý hay không thì hoàn toàn không do cơ quan quản lý quyết định. Phòng quản lý của tỉnh chỉ làm để được trả tiền.

Từ ngày 29/04/2016, báo chí bị cấm đưa tin và phóng viên bị cấm đến khu vực cá chết,
Thông tin được gọi là chính thức vào ngày 02/05/2016 cho biế t: "Các nhà khoa học, chuyên gia lĩnh vực Hải dương học của Đức, Mỹ, Nhật, Isreal đã đến Việt Nam để cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung”. Sau đó giáo sư người Nhật nói: “Nguyên nhân là do thủy triều đỏ và do độc tố hóa học gây ra… và với kinh nghiệm của chúng tôi, nó sẽ ảnh hưởng  có khi đến 1 năm mới tìm ra đúng yếu tố, đúng nguyên nhân”

* Người ta không lạ gì  thủ đọan mà Hà Nội vẫn sử dụng xưa nay: Chờ cho dư luận mệt mỏi, như chờ mũi tên bay hết  sức thì rơi xuống. Ồn ào ầm ĩ... rồi cũng lắng xuống. Nguyên nhân, bàn tán mãi rồi cũng chẳng còn gì.

Chính phủ, đảng và nhà nước "giả vờ như điếc", ban Tuyên Giáo thì  bịt mồm các nhà báo, cho loan các  tin khác gây "hoả mù" và dư luận từ từ "mất hướng", Đảng còn cho mật vụ bám sát vài nhân vật to tiếng, ầm ĩ nhất, hù dọa bắt và bỏ tù để lung lạc …Và chỉ đến khi sự kiện trở thành "đã rồi" không còn gì lạ và không ai muốn nói thì “Chính phủ đã hoàn thành nhiệm vụ lo  cho nhân dân”. Xưa và nay vẫn vậy, bao nhiêu năm nay vẫn một vở tuồng!

Đó là sân khấu chính trị của CSVN mà kịch đang nhốn nháo những diễn viên hài: Thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường -Võ Tuấn Nhân- tuyên bố: “Xả thải của Formosa được cấp phép, Formosa xả thải đúng luật”...nhưng Bộ trưởng Trần Hồng Hà lại nói: “Đường xả thải ngầm là phi pháp”.. còn công điện Chính phủ thì: “Cấm đánh bắt, buôn bán và tiêu thụ sản phẩm bắt gần bờ trong phạm vi 20 hải lý”; còn Phó Chủ tịch Hà Tĩnh là Đặng Ngọc Sơn lại tuyên bố: "Nhân dân có thể yên tâm tắm và ăn hải sản trong khu vực Vũng Áng”.

Thế là Bí thư Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch Đà Nẵng là Huỳnh Đức Thơ rủ nhau tắm biển và tổ chức ăn hải sản miễn phí. Như vậy Chính phủ đã chỉ đạo "xít xao”, nhưng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì suốt 3 tháng không một lời thăm hỏi dân đói miền Trung và Chủ tịch nước Trần đại Quang khen:" Các lãnh đạo tắm biển và ăn cá  là làm gương cho nhân dân!...nếu cán bộ nào cũng làm như vậy thì công an bớt phải tăng thêm biên chế”.

* Họp báo chậm một tiếng (chắc bận là do...cãi nhau), nhưng kéo dài chỉ 5 phút và.. không cho nhà báo đặt câu hỏi...Vì vậy dù Chính phủ chọn ngày 30/06/2016 để công bố nguyên nhân là gì?. thủ phạm là ai??, thì đâu còn ý nghĩa nữa...Vì bất kể đảng kết tội ai, đối với người dân thì Formosa vẫn là thủ phạm! Có lẽ  biết thế, mà loay hoay suốt 3 tháng, chính phủ buộc phải công bố  điều mà đáng lẽ nên tcông bố ngay sau ngày 20/04/2016.. khi các báo cáo khoa học đã đủ kết luận!

* Ta phải tự hỏi: Sao nhà nước che đậy thông tin?.Tại sao lại có chuyện "đưa đẩy, né tránh" kết luận là Formosa cho đến khi không thể né tránh được nữa?

   - Formosa là ai, Đài Loan hay Trung Quốc? 


   - Trong số 28 nhà thầu phụ của Formosa có 25 nhà thầu Trung Quốc, 3 nhà thầu Việt Nam. Formosa báo cáo chất độc thải ra biển không qua xử lý do lỗi một nhà thầu vì sự cố chập điện, nhưng không nói là nhà thầu Việt Nam. Như vậy, sự cố xảy ra tại do nhà thầu Trung Quốc. Chập điện, chất độc không được xử lý, thải trực tiếp ra biển. Cá chết, dân bỏ biển, thất nghiệp, hoang mang rối loạn trước nguy cơ nạn đói.


500 triệu $USD  mà  Formosa bồi thường nói rõ: Gíup  đào tạo Chuyên Viên...không  chia đều cho 1 triệu nạn nhân!.
Dân muốn sống phải chuyển đổi nghề nghiệp, bỏ nghề đi biển, đánh cá. Đầu tư nhà máy thép vào Vũng Áng, các nhà đầu tư đã biết trước, biển khu vực này sẽ không còn ngư dân, vì sẽ không còn cá. Như vậy, muốn đuổi ngư dân, muốn chiếm biển, chỉ cần xây dựng nhà máy thép. Nhà cầm quyền Việt Nam, một là chưa bao giờ biết đến tính chất nguy hại của nhà máy thép, không biết, nhưng không chịu biết, hai là nguy hại tới môi trường là thứ vô hình, trong khi  tiền  ở ngay trước mặt "sờ nắn đo đếm được".

Thực chất của 500 triệu USD này là gì?.. Tại sao  chỉ là 500 triệu USD?? Ai là người đưa ra con số này???

* Có phải đây là số tiền Formosa đã dự tính trước, khi lập dự án, dành cho việc di dân và đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho khoảng 1 triệu dân, nằm trong tổng vốn đầu tư, nhưng đã được thoả thuận bỏ ra ngoài và trở thành một khoản “bồi dưỡng” cho các quan chức tham dự và có quyền hạn phê duyệt dự án của cả hai bên? Như vậy bộ Công an cùng các bộ liên quan dự án trong chính phủ đã ăn hớt tiền của dân?... Không thể kiểm chứng, nhưng nếu có chuyện ăn tiền này thì cũng không phải là chuyện lạ, khi dê cừu thuộc chương trình giúp dân thoát nghèo, còn lạc đường vào nhà bí thư và chủ tịch xã, thì tiền giúp chuyển đổi nghề và tiền bồi thường môi trường vào nhà quan chức là chuyện thông cảm được. Vả lại, xưa nay, quan chức giàu chủ yếu nhờ tiền “bồi dưỡng” và tiền “lại quả” từ các dự án. Chả có chữ ký nào trong danh sách các chữ ký bắt buộc phải có trong các quyết định phê duyệt dự án mà không phải trả tiền. Vì thế mà những chức vụ liên quan tới các chữ ký này có giá cao hơn nhiều lần so với các chức vụ tầm phào, ngồi chơi khác. Bộ Môi trường, bộ Công an có quyền thương lượng chuyện bồi thường của Formosa không?

  * 500 triệu $USD được thoả thuận để hạ màn vở diễn?


Vụ án ghê rợn này sẽ được cho “chìm xuồng” bằng một sự móc ngoặc của một vài cá nhân? Ông Tô Lâm và ông Trần Hồng Hà có đủ tư cách để phán xét thay toà án? 500 triệu USD dù là một khoản tiền không nhỏ, không thể là kết quả được thoả thuận từ những cuộc thương lượng kín, tuyệt mật giữa những con người, nhất là những con người ấy lại là quan chức của một chế độ tham nhũng, “ăn không chừa một thứ gì”, tệ hơn, những quan chức này đều là “đảng viên” mà đảng viên có một tính chất chung là “rất dễ mua được bằng tiền, hoặc bằng rất nhiều tiền”. Cho nên việc bồi thường phải là việc thực thi quyết định phán xét của Toà án. Việc nhận tội chỉ là bước đầu của một của một phiên tòa, Formosa phải bị truy tố ra tòa Hình sự. Bất kỳ kẻ nào có ý định làm cho “chìm xuồng” đều phải bị quy là đồng loã với tội phạm.


Nếu chính Trung Quốc là thủ phạm thì không phải là sự cố “chập điện” mà là điện phải bị chập theo kế hoạch, vào đúng 4 tuần trước khi có chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama tới Việt Nam để công bố gỡ bỏ lệnh cấm vận và ký kết hàng loạt các hiệp định hợp tác, để còn đủ thời gian cho cá chết trắng biển, để dân phẫn nộ biểu tình, để chính quyền phải đàn áp để bị quy tội vi phạm nhân quyền, để Quốc hội Mỹ phản đối việc gỡ bỏ cấm vận với Việt Nam. Và nếu có bạo loạn, chính quyền cộng sản Việt Nam lúng túng, rung động thì rất có thể chuyến thăm sẽ trở thành một vụ khủng bố, chế độ thậm chí đổ vỡ.

* Việc xác định nguyên nhân và thủ phạm chưa thể dừng ở công bố 30/06/16..mà phải tìm cho ra: Nhà thầu phụ gây chập điện là ai?..là Việt Nam hay Trung Quốc. Lãnh đạo nhà thầu phụ này là những nhân vật nào?.. đến từ đâu?? Có liên hệ gì với Trung Nam Hải?? Điện chập vô tình hay có chuẩn bị trước, mục đích cuối cùng của sự cố chập điện là gì?

Song song với việc này, phải khẳng định được: Hiện tại thì Đài Loan hay Trung Quốc đang nắm cổ phần chi phối tại Formosa Hà Tĩnh? Mục tiêu của việc Trung Quốc chiếm dần quyền sở hữu và quản lý toàn bộ dự án, bao gồm nhà máy thép Formosa, nhà máy nhiệt điện và cảng nước sâu Vũng Áng là gì??.

Việc tạo ra cá chết, ngoài mục đích chiếm biển, có liên hệ gì tới âm mưu phá hoại chuyến đi của Obama và liên kết Việt – Mỹ?.. Độc chiếm việc sử dụng cảng nước sâu Vũng Áng có liên hệ gì với hoạt động tàu ngầm Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ và có liên kết gì với căn cứ tàu ngầm Du Lâm tại đảo Hải Nam??

Việt Nam đã có  các cơ chế gì để giám sát những công trình xây dựng phía trong hàng rào khu công nghiệp?Vũng Áng đang xin cơ chế đặc khu nhằm mục đích gì?.. Có hay không khả năng biến Vũng Áng thành Tô giới mà trước mắt là Đài Loan, tương lai là Trung Quốc trong suốt thời gian 70 năm? Việc cấp phép đầu tư dự án thép Vũng Áng đã rõ ràng là một trọng tội.

* Cần phải khởi tố vụ án cấp phép, không thể để cho những tham quan tội đồ như nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu bí thư kiêm chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự vừa giàu sụ, vừa nhởn nhơ thăm chùa và nghe hát, hưởng lạc ngoài vòng pháp luật.

Với công nghệ sản xuất thấp kém và đắt đỏ, nếu phải chi phí cao thêm cho công tác xử lý chất thải, thép của Formosa Hà Tĩnh sẽ không thể cạnh tranh, nguy cơ thua lỗ không thể bù đắp tất yếu dẫn đến đóng cửa. Phải buộc Formosa lắp đặt thiết bị quan trắc tự động 24/24g, 7/7 ngày, gắn với cơ chế cửa xả thải tự động, đấu nối với trạm giám sát của sở tài nguyên môi trường Hà Tĩnh. Tuyệt đối không để nước chưa qua xử lý hoặc chưa được xử lý tới ngưỡng chuẩn có thể thóat ra biển. Không thể di dân và chấp nhận xả độc ra môi trường. Phải ép bằng được Formosa đóng cửa. Đây phải là mục tiêu để Việt Nam thoát khỏi món nợ mà ông Dũng tham lam đã để lại.

Nếu mục đích của Trung Quốc núp bóng Formosa trả tiền cho Hà Nội di dân, đổi nghề và bỏ biển miền Trung, thì với 500 triệu USD, là giá quá rẻ. Cái đắt là sự ngu dốt của Hà Nội. Hà Nội hoan hỉ vì buộc được Formosa nhận lỗi và chịu bồi thường, Hà Nội hăm hở dùng 500 trịêu để di dân khỏi vùng biển, vùng đất miền Trung, theo đúng ý đồ của Trung Quốc. Hà Nội ngoan ngoãn để Hán Tàu dắt mũi.


Không thể được. 500 triệu USD này sẽ chỉ phép được dùng vào việc khôi phục lại môi trường, nạo vét biển, tẩy rửa môi trường sống tự nhiên. Bồi thường cho dân những thiệt hại trực tiếp và gián tiếp, lập tức và lâu dài, hỗ trợ y tế để khắc phục và phòng ngừa những hậu quả do nhiễm độc, hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp và phương tiện bám biển.


Những diễn viên diễn tồi như thứ trưởng Môi trường Võ Tuấn Nhân, như phó chủ tịch Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn, những con rối tâng công ngờ nghệch như Nguyễn Xuân Anh, Huỳnh Đức Thơ… không nên để diễn tiếp.



* Phía sau sân khấu, những kẻ tay nghề non nớt như Trưởng ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng cũng không nên tiếp tục nghề "nhắc tuồng"..vì ông chưa có một chiếc vỏ Mác-Lê đủ dày, nên sự thật còn dễ lọt qua: Vụ 2 máy bay nghi bị tên lửa Trung Cộng bắn hạ vừa rồi, rõ ràng còn lúng túng hơn. Thông tin rối lọan...Lúng túng giữa "minh bạch thông tin" và "năng lực nói dối".. có lẽ ông sẽ phải bỏ nghề. Nghề nói dối, lươn lẹo vừa sắt đá vừa thính mũi rõ ràng là sở trường của Trương Minh Tuấn -Bộ trưởng Thông Tin Truyền Thông-. Ông này vừa đựợc tín nhiệm kiêm phó ban tuyên giáo Trung ương, thực chất là để thường trực ban tuyên giáo, để Võ Văn Thưởng có thời gian nghỉ. Chưa biết chừng Trương Minh Tuấn sắp vào Bộ Chính trị...

Màn diễn tiếp phải là cảnh phán xử của Tòa và các tội phạm. Tiền bồi thường không phải là con số tròn trĩnh 500 triệu USD. Tội phạm trực tiếp là Trung Quốc, không phải Đài Loan. Âm mưu chiếm đọat biển phải được vạch trần. Formosa phải được Toà kiến nghị đóng cửa. Nguyễn Tấn Dũng và Võ Kim Cự phải bị kết án chung thân, tịch biên sung công toàn bộ tài sản chìm, nổi, giấu trong con cái.

Dưới một chế độ độc đảng, nơi đảng cao hơn và đứng ngoài pháp luật, tham nhũng của hệ thống quản trị là không thể tránh khỏi, trước khi có thay đổi từ chế độ đảng trị sang chế độ pháp trị, luật pháp phải nghiêm cấm cấp phép các dự án tiềm ẩn các nguy hại môi trường, tài nguyên của quốc gia, trước mắt, hoãn vô thời hạn các dự án điện nguyên tử, từng bước đóng cửa và chấm dứt dự án Bôxít Tây nguyên, các dự án khai thác titan, xiết chặt các yêu cầu đối với các dự án nhà máy giấy.v.v.


* Mặt đất đang chuyển động dữ dội. Khó đoán được những gì có thể xảy ra trong những ngày sắp tới. Quốc hội 14 bầu ra chính phủ mới? Có thể còn nhiều cái mới nữa. Đài Loan có thể trở về Trung Quốc? Triều Tiên sẽ thống nhất? Sẽ không còn phải tranh chấp Trường Sa?…



Chỉ có một điều chắc chắn là Vở tuồng Formosa chưa thể hạ màn!