khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2021

Bùi Giáng, Một Bài Thơ Lạc Vận - Tác giả Nguyễn Đình Tòan


Bùi Giáng đã được nói đến nhiều. Mỗi người đọc ông nói đến ông theo một cách. Người ta nói đến thơ ông, nói đến tư tưởng của ông, nói đến cách thế ông sống, tùy theo cách nhìn của mình.

Người ta nhìn thấy ở ông, rõ hơn, kiến thức của ông, tư tưởng của ông, như một hội tụ lớn của tư tưởng Đông Tây.
Người ta cũng nói đến ông như một người điên.
Nếu ai có dịp nhìn thấy ông mang trên mình đủ các thứ: nồi, niêu, xoong, chảo, vành bánh xe đạp, đầu đội mũ sắt, tay cầm một chiếc gậy, đứng giữa đường, thổi còi, vung tay chỉ lối cho xe cộ, thì coi ông là một người điên cũng không gì quá đáng.
Nhưng cũng người điên ấy, vai mang một tấm biển, đi rong qua các phố, trên tấm biển có những dòng chữ viết tay:
Hoan hô đồng chí Phạm Tuân
Khi không anh bỗng nhảy tưng lên trời
Thì nhiều người lại cho rằng đó là một người điên giả vờ. Một sự việc quan trọng như thế, một người Việt "đi dép lốp mà bay vào vũ trụ" như thế, mà nói tới một cách giễu cợt vậy sao?
Ông bị bắt giam.
Nhưng rồi sau đó người ta cũng thả ông ra, vì... ông điên! Và có lẽ vì điên nên ông không biết sợ, ông nói toáng lên những điều có người nghe rồi cười, có người không muốn nghe, cả những điều người ta không dám lập lại dù là để báo cáo đi nữa!
Người ta nhìn thấy ông, mặc bộ quần áo rằn ri của quân đội cũ, đứng trước cửa trường Đại Học Vạn Hạnh, nhìn các đám sinh viên nam nữ qua lại, mủm mỉm cười, bảo: "Lịch sử bức bách tụi bay quá!"
Có rất nhiều giai thoại liên quan tới Bùi Giáng, liên quan tới những cơn điên của ông.
Cũng vô lý như làn kia dưới lá
Con chim bay bỏ lại nhánh khô cành
Lá cũng mất như một lần đã lỡ
Trời đất xanh như tuổi ngọc đã xanh
Trời còn đó giữa tháng ngày lỡ dở
Hồn nguyên tiêu ai kiếm lại cho mình
Bờ trùng ngộ một phen này phen nữa
Tờ cảo thơm như lệ ứa pha hồng
Hồn hoa cỏ Phượng Thành Hy Lạp úa
Nghe một lần vĩnh viễn gặp hư vô
Đọc một lần, đọc hai lần những câu thơ ấy của Bùi Giáng, ai có thể cả quyết ông nói tới điều gì?
Cái mất, cái còn, cái cổ xưa, cái cận đại, Hồn nguyên tiêu/Phượng Thành Hy Lạp úa/Bờ trùng ngộ một phen này phen nữa / điển tích và những câu nói cửa miệng xen lẫn, bờ trùng ngộ là gì mà cả một phen này phen nữa?
Đọc liền một bài thơ của Bùi Giáng, đọc một hơi mươi mười lăm câu thơ của ông, người ta có cảm tưởng ông đùa rỡn với một điều gì đó hết sức nghiêm trọng. Nhưng đã nghiêm trọng sao lại đùa? Đọc một hai câu thơ của ông thôi, có khi chúng ta lạnh mình, tựa hồ bị thổi tạt bởi cơn gió rét không biết tự phương nào lại.
Đất hoa khóc vĩnh biệt trời
Ngàn cây cố quận đổi lời sương thâu
Đất khóc, trời khóc hay người khóc? Nhưng khóc cái gì mới được chứ? Đất trời có vĩnh biệt đã vĩnh biệt lâu rồi, không còn gì để khóc. Ngàn cây cố quận đổi lời sương thâu. Hãy tưởng tượng một sớm hay một chiều nào đó, ta trở về quê cũ, ngẩng mặt trông những hàng cây, gió thổi lùa sương từ cành này qua cành khác. Cành nói với lá. Lá nói với hư vô, nói với ta, hay chỉ vì gió lay nên cành động? Cố hương. Cố quận. Cố nhân tình. Mờ mờ, ào ào.
Cảnh cũng là người và người cũng là cảnh, lẫn lộn trong sương mù.
Ta cười cợt, ta nghiêm chỉnh, ta nhớ quên, ta làm bộ hay ta biết rõ, tất cả đều diễn ra cùng một lúc với cái chết. Cái chết như sương mù bôi xóa.
Nhưng nghĩ như thế cũng có thể là nghĩ sai về thơ Bùi Giáng.
Hãy nghe ông nói về thơ ông:
"Muốn bàn tới thơ, diễn dịch thơ, người ta chỉ có thể làm một bài thơ khác".
Ông còn bảo rằng:
"Kẻ nào tự xét mình từ trong tinh thể mà ra chẳng có chi là phiêu bồng tí chút thì chả nên cưỡng cầu tự ép uổng ghé vào thi ca thâm xứ mà chi".
Như thế, Bùi Giáng vừa làm thơ vừa muốn đóng cửa thơ.
Nguyễn Vy Khanh, trong một bài viết về thơ Bùi Giáng cũng cho rằng "người ta đã viết nhiều về hành trạng Bùi Giáng hơn là thơ của ông".
Những hành trạng sống của ông cũng là thơ ông.
Thơ ông làm để tặng chuồn chuồn châu chấu tại sao chúng ta lại lấy đọc rồi trách ông tư tưởng rời rạc, không có hệ thống?
Trữ tình chăng?
Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con.
Hiện thực chăng?
Bây giờ em để quần đâu
Cỏ trên mình mẩy em buồn ra sao?
Cười cợt chăng?
Que diêm que lửa que lời
Cõi trăm năm cũng một đời ba que.
Hai câu thơ vừa rồi rút trong bài "que diêm" Bùi Giáng viết sau năm 1975.
Thơ Bùi Giáng như vậy.
Ông không khóc nhưng hình như thơ ông có nước mắt. Ông cười cợt khi nói lời nghiêm trang. Ông nói với chính mình nhiều hơn với người khác.
Về cái chết của mình ông để sẵn trong tập Mưa Nguồn cách ngày ông qua đời mười năm mấy câu này:
Ngày sẽ hết tôi sẽ không ở lại
Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu
Tôi sẽ tiếc thương trần gian này mãi mãi
Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu
BÙI GIÁNG LÀ AI?
Một trung niên thi sĩ như ông vẫn tự gọi?
Một nhà thơ lớn của Việt Nam?
Hay giản dị: Ông chỉ là một gã điên?
Rất nhiều người, trong đó có cả những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học của chúng ta, đã thử trả lời câu hỏi ấy, nhưng hình như vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Mỗi người nhìn ông một khác.
Người ta viết, nói về Bùi Giáng như một cách tự giải đáp những thắc mắc của mình về Bùi Giáng nhiều hơn là thơ của ông.
Và khi nói về thơ của ông dường như người ta lại nói về các giai thoại quanh ông, những điều bàn tán về ông nhiều hơn.
Nhưng nếu người ta đã có lần đọc Bùi Giáng, yêu những bài thơ, những bài phiếm luận của ông liên quan tới thi ca, triết học, tôn giáo, chuyện tào lao dính tới Brigitte Bardot, Kim Cương hay Mẹ Phùng Khánh của ông, thì người ta sẽ vô cùng thích thú vì thấy tất cả những điều đàm luận kia chẳng khác những tấm gương phản chiếu nhiều khuôn mặt của Bùi Giáng: cười cợt, đau đớn, nghiêm chỉnh, điên rồ...
Người khen ông nhiều lắm: Huy Tưởng, Mai Thảo, Huỳnh Hữu Ủy, Cung Tích Biền… người ta không tiếc lời ca ngợi Bùi Giáng.
Nhưng cũng không thiếu những người nghĩ khác.
Chẳng hạn như Thụy Khê.
Thụy Khê viết:
"Trong gần nửa thế kỷ làm thơ. Bùi Giáng để lại hàng ngàn bài thơ, có những câu thơ tuyệt hay, nhưng chính sự lập lại những khám phá ngôn ngữ buổi đầu khiến thơ ông trở thành khuôn sáo về mặt từ ngữ cũng như tư tưởng. Những dạ thưa, tồn sinh, trùng lai, phố thị của Bùi Giáng, tà huy của Nguyễn Gia Thiều, mù sa, trăm năm của Nguyễn Du ban đầu làm xao xuyến người đọc... Nhưng vì lập lại nhiều lần, chúng bị phá giá."
Còn Trần Hữu Thục trong một bài nhận định của mình đã viết rằng:
"Nói cho rõ ràng ra, thơ của Bùi Giáng dở. Trừ một số câu thơ hay, chưa hẳn là rất hay, còn lại hầu hết thơ ông đều dở. Tôi có cảm tưởng rất nhiều câu thơ của ông làm chẳng khác gì những câu thơ ngay ngô của mình khi mới bắt đầu tập tễnh làm thơ hồi còn học trò."
Xin trích mấy câu thơ lục bát của Bùi Giáng:
Giật mình lúc chợt nghĩ ra
Rằng toàn thân thuộc đã qua đời rồi
Có những câu ta thật thật sự không hiểu ông định nói gì:
Một hôm gầu guộc gầm ghì
Hai hôm gần gũi cũng vì ba hôm
Xen vào đấy là những câu có thể làm chúng ta sởn người khi đọc:
Đất hoa khóc vĩnh biệt trời
Ngàn cây cố quận đổi lời sương thâu
Hoặc chỉ một câu thôi đủ làm chúng ta ngẩn ngơ:
Còn hai con mắt khóc người một con.
BÙI GIÁNG ĐIÊN THẬT CHĂNG?
Người ta kể lại rằng, một cán bộ nhà văn khi gặp Bùi Giáng đã nói, họ đánh giá cao những tác phẩm của ông, nhưng muốn rằng Bùi Giáng phải thay đổi cách suy nghĩ, phải tỏ ra tiến bộ mới có thể làm việc trở lại được, hiểu theo nghĩa mới được "phép" viết lách trở lại. Bùi Giáng đã đứng dậy chỉ vào mặt người này hỏi lại:
-Thế nào là tiến bộ? Trời đất có bắt núi non tiến bộ không? Nếu núi non tiến bộ mãi mày đi đâu mà ở?
Đó có phải là lời nói của một người điên chăng?
Đây là một giai thoại bịa đặt hay có thật?
Trở lại với thơ Bùi Giáng.
Hình như ông không làm thơ theo quan niệm, theo cái cách người ta thường nghĩ.
Ông rũ bỏ thơ ra khỏi mình như những bụi bặm, như một oan nghiệp.
Mai Thảo mất trước Bùi Giáng.
Trước khi chết Mai Thảo có để lại bốn câu thơ:
Và ở Sài Gòn vẫn còn Bùi Giáng
Tối tối về chùa, đêm làm thơ
Ngày ca múa, khóc cười giữa chợ
Kẻ sĩ điên thế kỷ mù rồi
Hai người có gặp lại nhau chăng?
Nếu có, họ sẽ nói gì với nhau nhỉ?
Bùi Giáng đã nói về mình thế này:
Miệng anh còn đủ lưỡi môi
Mà răng rụng hết lấy gì nhe ra
Mím môi ôm mặt khóc òa
Hôn em một chút cho đỡ già nua thôi.
Tóm lại khó có một bức chân dung Bùi Giáng. Chỉ có một hình ảnh từa tựa. Ông là một bài thơ lạc vận và đôi khi thừa chữ.

Thầy Tôi - Tác giả Nguyễn Xuân Hoàng

 

Hồi ở Đại học Dalat, người Thầy để lại trong tôi nhiều ấn tượng nhất có lẽ là Linh Mục Alexis Cras, giáo sư phụ trách môn Siêu Hình Học. Tôi còn nhớ dường như gần suốt ba năm trời ông chỉ giảng đi giảng lại có mỗi một câu của Martin Heidegger. Ông có phong thái của một vị Thánh hơn là một giáo sư. Tôi không hiểu được gì nhiều qua những lời Cha giảng. Nhưng tôi học được nhiều điều nơi Cha qua cách sống. Tôi khám phá ra mỗi người chỉ có một đời sống để sống và gắng sống sao cho ra con người. Một con người tử tế. Làm con người tử tế giống như người đi trên giây xiếc. Nếu không đứng thẳng rất dễ ngã. Nói về Heidegger hay nói về Sartre, về Merleau-Ponty hay về Karl Jaspers, bao giờ Cha cũng đi kèm theo một tác giả Việt Nam. Cha thích nói về tác phẩm Hồn Bướm Mơ Tiên, về nhà văn Khái Hưng, nói về một ngôi nhà thờ Hà Nội, về một con đường của một thành phố mà chưa bao giờ tôi đặt chân đến. Trong lớp tôi có 28 sinh viên thì có đến gần 20 người là đi đạo Chúa. Tôi nằm trong số người ít ỏi còn lại. Tôi là một người athéiste. Cha thường bảo tôi là hãy giữ những gì con đang có, học thuyết chỉ là cái để nghe, để làm giàu sự suy tưởng của mình. Học thuyết không làm thành đời sống, chính đời sống mới làm thành học thuyết. Cha bảo hãy đọc Goethe đi. Đó là một con người vĩ đại. Nhưng tôi chỉ đọc Camus và tôi không cách sao mê nổi Goethe, Tôi thích Gide. Nhưng khi Gide bảo “Ôi gia đình, ta ghét ngươi!” thì tôi thấy mình không thể sống được nếu không có gia đình. Tôi khám phá ra tâm hồn tôi là hễ cứ yêu một thứ gì thì có nghĩa là phải làm ngược lại những gì thứ ấy mong mỏi. Đối với tôi Cha Cras là hình ảnh của một mẫu người dẫn đường. Cha đã dẫn tôi đi ở vào lứa tuổi mà tôi biết rằng chỉ có sức mạnh của bàn tay và quyền lực mới xứng với khát vọng tuổi trẻ tôi. Tôi đã từng đánh nhau với những thằng sinh viên mất dạy nhất ở sân trường Đại học Khoa học Sài Gòn. Tôi đã có lần cứa cổ một thằng ưa dùng tay chân dao búa trên sân Cù Dà Lạt năm tôi mười tám tuổi. Nhưng tôi cũng đã có lần chảy nước mắt vì một bàn tay dịu dàng xoa vết chém trên lưng tôi trong một buổi tối trong khu chợ cá Trần Quốc Toản. Tôi đã sợ hãi vì đôi mắt buồn rầu của mẹ tôi khi tôi bảo là tôi sẽ bỏ học ra đi – mà không biết đi đâu. Đôi khi tôi thấy mình giống như một thằng trôi sông lạc chợ. Tôi biết mình dễ trở nên một tên du đảng hơn là một cậu học trò may mắn đứng đầu lớp. Học cho lắm vào, cha tôi thường nói, đầu óc mày cũng chỉ có một dúm cỏ chữ nghĩa là cùng. Cỏ chữ nghĩa, cha tôi thường bảo vậy, chẳng hù dọa được ai đâu. Cho tới bây giờ sự hiểu biết mà tôi có thật ra cũng chỉ là một dúm cỏ. Cái hiểu biết thực sự của mình sao mà nó tầm thường, nhỏ nhoi.


Tiểu sử Lm Alexis Michel Cras Đỗ Minh Vọng (1909-1962)

1) Cậu Cras sinh trưởng tại Brest, miền Bretagne Tây Bắc Nước Pháp, con trai của ông bà Charles Cras. Cậu chào đời ngày 16 tháng 4 năm 1909. Với tư cách thành viên một gia đình vọng tộc, thân phụ cậu Cras là một sĩ quan cao cấp phục vụ trong nhành Quân Y Hải Quân Pháp, đồng thời cậu có người chú ruột làm Đề Đốc Hải Quân.

Trong gia tộc, nhiều người là văn sĩ, ưa thích viết về ngành Hải Quân và Hàng Hải. Cậu Cras tỏ ra thông minh sớm từ thuở thiếu niên, và Cậu đã tốt nghiệp Trung Học với Câp Bằng Tú Tài Toàn Phần Ban Triết Học khi được 15 tuổi. Cậu xin gia nhập Dòng Đa Minh tỉnh Lyon năm l6 tuổi (1925) và thụ phong linh mục khi mới 23 tuổi (22/7/1932).

2). Do sự sắp đặt của các vị thừa sai Pháp và Dòng Đa Minh tỉnh Phi Luật Tân, các Linh mục Dòng Đa Minh tỉnh Lyon tình nguyện sang Việt Nam, chủ yếu làm việc ở vùng Tây Bắc Bắc Phần, cụ thể là phần đất Cao Bằng Lạng Sơn trong phủ doãn tông tòa Lạng Sơn.

Nhưng Giám Mục Hà Nội xin một số các linh mục tỉnh Lyon về quản trị một cơ sở giáo dục tại Hà Nội. Linh Mục Cras đến Hà Nội, được giao coi sóc lưu trú viên Lacordaire ở khu Quần Ngựa Hà Nội từ 1933 đến 1936. Hầu hết lưu trú sinh là học sinh của trường Albert Sarraut

Trong hai năm 1936-38 Linh Mục bị động viên, gia nhập quân đội trong Thế Chiến II, phục vụ với tư cách tuyên úy quân đội và một nhóm sinh viên tại Clermont Ferrand.

Hết nhiệm vụ trong quân ngũ, Linh Mục tiếp tục sứ vụ tại Việt Nam lần thứ hai, từ 1938 đến 1962. Sau một thời gian năm 1938, Linh mục làm Thư Ký Tòa Khâm Sứ tại Huế. Tháng 11/1938, về Hà Nội, làm giáo sư trường Louis Pasteur từ 1938 đến 1944, Chính trong thời gian này ngài có sáng kiến lập ra khu Các Tút với cơ sở của Nhà Thờ, Tu Viện và Câu Lạc Bộ Phục Hưng.

Với gia thế và chức vụ đã đảm nhiệm cùng hoạt động đã thực hiện, lại có tâm hồn và tư tưởng yêu mền văn hóa phương Đông, quả nhiên đương nhiên Linh Mục Cras có giàu uy tín để làm việc lúc đó.

3). Cùng với sự thất trận của Liên quân Pháp Việt tại Mặt Trận Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954, Hiệp Định Paris được ký kết ngày 20/7/1954, Linh Mục có mặt thực sự ở Sàigòn từ tháng 6/1954, tạm trú trong khu nghĩa trang Nhà Thờ Cầu Kho. Từ thời gian đó đến tháng 10/1955, thì Câu Lạc Bộ Phục Hưng được chuyển hẳn vào Sàigòn và bắt đầu tiếp nhận lớp sinh viên đầu tiên.

Linh Mục tiếp tục làm Bề Trên Phụ Tỉnh Lyon trong suốt thời gian 1954-1961, và làm giáo sư tại Trường Đại Học Văn Khoa và Sư Phạm Sàigòn từ 1956 đến 1962. Ngài tiếp tục giảng dậy tại Đại Học Đà Lạt trong thời gian 1958-1962.

Kiệt sức vì cố gắng, tháng 5/1962, Linh Mục trở về Pháp nghỉ ngơi, nhưng bị bệnh đau tim và mất ngày 7/7/1962 tại Lyon, hưởng đương 53 tuổi.( Vũ Hiệp: Tiểu Sử Cha Alexis Cras Đỗ Minh Vọng (1909-1962), t. 65)

4). Cảm nhận của sinh viên và những người tiếp xúc với vị linh mục giáo sư triết học này, người ta thấy những chuẩn bị cơ sở ban đầu cho Câu Lạc Bộ Sinh Viên Phục Hưng thật nhanh chóng, đáp ứng ngay những nhu cầu cư trú để học tập và tự rèn luyện tư cách lương thiện nhân bản của nhiều sinh viên từ miền Trung hay từ miền Bắc trong năm đầu di cư.

Bản thân Ngài cư ngụ trong nơi cực khổ tạm thời lúc ban đầu, đồng thời tham gia vào việc giảng dậy triết học ở nhiều nơi tạo nên một niềm cảm mến sâu sắc nơi những người có dịp học Ngài hay tiếp xúc với Ngài. Cha là gương mẫu của một linh mục xả thân hết mình vi người khác. Một cựu sinh viên còn nhớ:

Mùa Thu năm 1960 tại Đại Học Đàlạt, Giáo sư Linh mục Alexis Cras sau những giờ giảng về Karl Jaspers, Martin Heiddegger, Jean-Paul Sartre... có lần khuyên tôi đọc André Gide, Albert Camus,...”

Khẩu hiệu ‘Giải phóng Cuba’ được sơn trước sứ quán Cuba tại Mỹ





“Mưa” cá con tại Mỹ





Những khó khăn trong thời ‘phong toả’





Pháp: Nghệ thuật cảnh quan Paris, nơi hàm chứa thế giới quan và trật tự xã hội





Cải cách hậu biểu tình : Bước ngoặt lớn cho Cuba ?





Tây Tạng : Dưới gọng kềm ngày càng chặt của Bắc Kinh





Châu Á trong Chiến lược An ninh Quốc gia của Nga





Những ca khúc tiếng Pháp “hai số phận”





Việt Nam dùng Xuyên tâm liên của Tàu Cộng trị Kung Flu





Dân chờ giải cứu mía…





Chủ tịch Cuba kêu gọi nhân dân đừng thù ghét





Giao tình Phan Khôi - Vũ Hoàng Chương





Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2021

Thinking Hanoi





Tổng tuyển cử thống nhất hai miền - Tác giả Trọng Đạt

 

Sơ lược vấn đề

Nhiều người cho rằng chính phủ Ngô Đình Diệm sau năm 1954 đã không thi hành Hiệp định Genève tổ chức Tổng tuyển cử dự trù tháng 7 năm 1956 nên CS Hà Nội có cớ xâm chiếm miền Nam bằng vũ lực. Để tìm hiểu về Hiệp định Genève và Tổng tuyển cử thống nhất quí độc giả có thể coi trong cuốn Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập của Nguyễn Đức Phương, phần Phụ Lục trang 930-943. Chúng ta cũng có thể tìm trên Wikipedia (Yahoo, Google), đề tài này được nói rất rõ và chi tiết, ngay cả Wikipedia Tiếng Việt do trong nước đưa ra nói rất rõ, chi tiết. Ngoài ra các tác giả Pháp, Mỹ như Jean Lacouture, Fredrik Logevall cũng viết về vấn đề này trong sách của họ.

Tôi xin đi ngay vào đề tài, Hiệp định Genève được ký ngày 20-7-1954, nội dung chính nói về đình chiến, đất nước chia đôi tại vĩ tuyến thứ 17, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Việt Minh) đóng ở trên chính phủ Quốc Gia Việt Nam và quân Pháp rút vào nam dưới vĩ tuyến 17.

Ngày hôm sau 21-7-1954 Hội nghị nhóm họp trở lại và cùng nhau thảo bản Bản tuyên bố cuối cùng ngày 21-7-1954 gồm 13 điểm 

Bản tuyên bố cuối cùng về tái lập hòa bình Đông Dương không mang chữ ký của bất cứ phái đoàn nào tham dự hội nghị, trong đó điều 7 nói nguyên văn:

Hội nghị tuyên bố, giải pháp cho những vấn đề chính trị ở Việt Nam dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ sẽ cho phép người dân Việt Nam được hưởng nền tự do cơ bản thông qua kết quả tổng tuyển cử tự do sẽ được tổ chức tháng 7-1956”

Ta cần chú ý, trước hết vấn đề Tổng tuyển cử dự trù năm 1956 chỉ là nói miệng với nhau (oral statements) và không có chữ ký (unsigned document) của bất cứ phái đoàn nào, nó không có nhiều giá trị về mặt pháp lý. Trên thực tế cuộc Tổng tuyển cử tại VN năm 1956 không được các cường quốc quan tâm kể cả Nga, Trung Cộng, người ta chỉ muốn một hiệp định chấm dứt chiến tranh.

Thứ hai nó không ấn định rõ ràng hai bên phải tổ chức bầu cử ra sao? không có những điều khoản chi tiết về Tổng tuyển cử. Nó ngụ ý hai bên Bắc và Nam tự giải quyết lấy vấn đề, tùy theo thiên chí của hai bên, Tổng tuyển cử hoàn toàn không mang tính mệnh lệnh, quy định phải thực hiện, nói chung mơ hồ.

Nó không ấn định bầu theo thể thức như thế nào, ai thắng sẽ được quyền lợi gì? thua sẽ ra sao? có thể hai bên sẽ đưa ra những thể thức thí dụ như dưới đây:

Nếu miền Bắc thắng cử thì ông Hồ Chí Minh sẽ làm Chủ tịch đứng đầu cả nước, ông Ngô Đình Diệm thất cử sẽ xuống làm thường dân. Ngược lại nếu ông Diệm thắng cử sẽ làm Tổng thống cả hai miền, ông Hồ sẽ xuống làm phó thường dân.

Hoặc theo thể thức khác như nếu miền Bắc thắng, ông Hồ Chí Minh sẽ làm Chủ tịch đảng kiêm Chủ tịch nước, ông Ngô Đình Diệm sẽ làm Phó chủ tịch đảng và Phó chủ tịch nhà nước và dĩ nhiên ông Diệm phải vào đảng. Trường hợp ông Ngô Đình Diệm thắng cử thì sẽ làm Tổng thống cả hai miền, ông Hồ Chí Minh sẽ làm Phó Tổng thống và phải bỏ đảng

Cả hai thể thức đều không tưởng và không thể thực hiện được.

Nói chung thì Tổng tuyển cử thống nhất chỉ là nói chơi cho vui thôi!

Sự thực phía Hà Nội

Năm 1956, Việt Nam Cộng Hòa từ chối Tổng tuyển cử vì cho rằng miền Bắc không bảo đảm có bầu cử tự do, dân chủ. Hà Nội vận động quốc tế kêu gọi các đồng chủ tịch Hội nghị Genève (Anh, Nga) để thực hiện Tổng tuyển cử. Tháng 6 năm 1955 Hà Nội tuyên bố sẵn sàng mở hội nghị hiệp thương với Sài Gòn nhưng không được đáp ứngTrong khi tiến trình yêu cầu và từ chối đàm phán vẫn tiếp diễn, Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (Hà Nội) còn cố tái lập quan hệ thương mại giữa hai miền, để giúp “nhân dân hai vùng trao đổi kinh tế, văn hóa và xã hội, nhằm tạo thuận lợi cho việc khôi phục cuộc sống bình thường của người dân”. Hà Nội đã gửi văn thư cho miền nam VN đề cập Tổng tuyển cử những năm 1955, 1956, 1957… và thậm chí sau khi đã phát động chiến tranh du kích tại miền nam 1958, 1959, 1960 nhưng họ vẫn yêu cầu miền Nam đàm phán.

Trong Hiệp định Genève 1954, Wikipedia do phía CS đưa ra có nói nguyên văn

“ Năm 1956 Trường Chinh đề nghị tổ chức cuộc họp giữa 9 bên tham gia Hội nghị và 3 bên tham gia ICC (Ủy hội quốc tế) để thúc đẩy Tổng tuyển cử. Đáp lại, phía Liên Xô khẳng định chỉ có thể tác động tới phái đoàn Ấn Độ và cũng cảnh báo với Trường Chinh rằng sẽ không có việc tái triệu tập Hội nghị, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải chấp nhận rằng không có Tổng tuyển cử và Việt Nam phải tự chuẩn bị phương án cho chính mình. Bất chấp việc không được Liên Xô và Trung Quốc ủng hộ, thậm chí Liên Xô đã nhắm mắt trước những gì đang xảy ra tại Đông Dương, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn tiếp tục có những nỗ lực ngoại giao…….

…..Nói cách khác, những cường quốc của khối Xã hội chủ nghĩa đã không cung cấp cho Hà Nội sự hỗ trợ quốc tế mà họ kêu gọi.

Các cường quốc kể cả Nga, Trung Cộng đã không ủng hộ lời kêu gọi tổ chức tuyển cử của miền Bắc mà muốn hai miền Nam- Bắc được giữ nguyên như thế (ở đâu ở đó). Trung Cộng cho rằng việc tổ chức bầu cử tự do và thống nhất Việt Nam, không thể được thực hiện trong thời gian này.

Sau khi ký Hiệp định Genève một năm Thủ tướng Ngô Đình Diệm nói không từ chối Tổng tuyển cử thống nhất hai miền nhưng thống nhất trong tự do chứ không phải trong nô lệ, ngoài ra ông không tin tưởng miền Bắc có thể bảo đảm bầu cử tự do.

Thực ra những năm 1955, 1956 tại miền Bắc cuộc cải cách ruộng đất dẫn tới nông dân nổi dậy ở vùng lân cận Vinh, người dân vô cùng căm phẫn. Miền Nam có chiến sự với các giáo phái khiến Ủy Hội Quốc Tế kiểm soát đình chiến tại Đông Dương (Ấn Độ, Ba Lan, Gia Nã Đại) không tin có thể có bầu cử tự do, nghiêm túc được. Ủy hội cũng không hy vọng bảo đảm một cuộc bầu cử thật sự tự do trong đó cử tri có thể bỏ phiếu theo ý muốn mà không sợ bị trả thù chính trị. Ủy hội đồng ý với quan điểm của Quốc gia Việt Nam (miền Nam VN) rằng miền Bắc không đủ điều kiện tổ chức bầu cử công bằng.

Nguyên văn trả lời của Thủ tướng Ngô Đình Diệm:

Chính sách của chúng tôi là chính sách hoà bình. Nhưng không có gì có thể khiến chúng tôi đi chệch khỏi mục tiêu của chúng tôi là sự thống nhất đất nước, thống nhất trong tự do chứ không phải trong nô lệ. Vì dân tộc, chúng tôi sẽ đấu tranh hết sức mình cho sự thống nhất đất nước. Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ. Tuy nhiên nếu những cuộc bầu cử tạo thành một trong những nền tảng cơ bản của nền dân chủ thật sự thì chúng chỉ có ý nghĩa với điều kiện chúng hoàn toàn tự do. Hiện nay, thực tế phải đối mặt với chế độ áp bức của Việt Minh, chúng tôi nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc.

Ông Diệm nói cũng đúng thôi. Nếu có bầu cử tự do ở miền Bắc thì VNDCCH thua chắc vì người dân không ai muốn cuộc sống bần hàn, đói khổ, hàng triệu người đã bỏ trốn Việt Minh vào Nam. Nhưng Tổng tuyển “tự do” cử sẽ không bao giờ có.

Quan sát viên của Ủy hội Quốc tế đồng ý với quan điểm của ông Diệm rằng miền Bắc không hội đủ điều kiện tổ chức bầu cử công bằng. CS Hà Nội vận động quốc tế thi hành Hiệp định Genève, thực hiện Tổng tuyển cử chỉ là để tuyên truyền, lấy cớ xin hiệp thương hai miền vì chính họ cũng thú nhận không đủ điều kiện tổ chức bầu cử.

Chính Trung Cộng sau này đã lật tẩy bộ mặt thật của đàn em Việt Cộng gian trá, Hà Nội không muốn Tổng tuyển cử chứ không phải họ tha thiết thống nhất bằng hòa bình. Theo tài liệu Quân sử của Bộ Trung Hoa Quân Mưu thì sự thất bại của Cải cách ruộng đất đã khiến cho CSVN không thể thực hiện Tổng tuyển cử được, cái hy vọng thống nhất bằng lòng dân qua bầu cử của CSVN sụp đổ nên họ quay lưng với Hiệp định để gây chiến tại miền nam

Hiệp thương là gì? Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa cố tái lập quan hệ thương mại giữa hai miền, để giúp “nhân dân hai vùng trao đổi kinh tế, văn hóa và xã hội, nhằm tạo thuận lợi cho việc khôi phục cuộc sống bình thường của người dân.” Cái này gọi nôm na là cò gỗ mổ cò thịt, miền Bắc từ sông Bến Hải trở lên, đông dân đất cầy trên sỏi đá, thiếu lúa gạo trầm trọng sau Hiệp định Genève muốn dụ hiệp thương để kiếm chút cháo của vựa lúa miền Nam

VNCH giao thương với nhiều nước trên thế giới chẳng cần miền Bắc, vả lại Hà Nội lợi dụng cơ hội để đưa gián điệp, nằm vùng vào trà trộn thực hiện những âm mưu đen tối của họ sau này.

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa muốn lập quan hệ thương mại giữa hai miền để trao đổi văn hóa, kinh tế xã hội. Hội nghị Trung ương đảng lần thứ tám (khóa hai) dự kiến:

“Muốn thống nhất nước nhà bằng phương pháp hoà bình, cần phải tiến hành thống nhất từng bước; từ chỗ tạm thời chia làm hai miền tiến đến chỗ thống nhất chưa hoàn toàn, từ chỗ thống nhất chưa hoàn toàn sẽ tiến đến chỗ thống nhất hoàn toàn.”

Cũng như vấn đề bầu cử, chính quyền miền Nam từ chối cả việc thảo luận hiệp thương. Cái trò mập mờ đánh lận con đen của Hà Nội chẳng bịp được ai, vải thưa không che được mắt thánh. Họ đã đánh giá quá thấp hiểu biết của miền Nam, tưởng như chính quyền này không hay biết gì, người ta đã quá rõ bộ mặt thật của Việt Minh từ 10 năm trước.

Trong hồi ký White House Years, Chương thứ 8, The Agony of Vietnam, Kissinger nói Hà Nội không bao giờ muốn Hiệp định và hòa bình, họ chỉ muốn chiến thắng quân sự.

Thật vậy, người CS chủ trương chính quyền đẻ ra từ họng súng, năm 1954 sau Hiệp định Genève họ để lại rất nhiều cán bộ, đảng viên nằm vùng, những năm 1957, 1958, 1959… tại miền nam Việt Cộng nổi lên y như ong vỡ tổ. Năm 1973, ký Hiệp định Paris, Cộng quân nhất định không chịu rút về Bắc, họ để lại hơn trăm ngàn quân tại miền Nam. Hiệp định Paris chưa ráo mực, CSBV mở xa lộ Đông Trường Sơn ngày đêm chuyển vận vũ khí vào Nam chờ ngày tổng tấn công.

CSVN thừa biết bầu cử, Tổng tuyển cử rất khó ăn, cho dù thắng cử cũng không thể tiêu diệt hết đối phương ngay mà phải mất khá nhiều thời gian cho nên dùng bạo lực cách mạng như Lénine đã dậy là chắc ăn nhất.

Ai bầu cho Hồ Chí Minh?

Tác giả GS Fredrik Logevall trong cuốn sách nổi tiếng mới xuất bản 2012, một công trình nghiên cứu lớn về chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất có nói: Cả Nga và Trung Cộng đều muốn hoãn Tổng tuyển cử mà Phạm Văn Đồng đề nghị thực hiện sớm hơn, Việt Minh tin là họ sẽ thắng trong cuộc bầu cử toàn quốc. Các nhà chính trị Tây phương Pháp, Mỹ, Anh biết là ông Hồ sẽ thắng trong cuộc Tổng tuyển cử nên muốn định ngày càng xa hoặc không định ngày càng tốt. Tổng thống Eishenhower nói có thể 80% người dân Việt Nam muốn bầu cho Hồ Chí Minh hơn là cho Quốc trưởng Bảo Đại. Phía CS cả Chu Ân Lai, Molotov đều không muốn bầu cử sớm, ngày 23-6-1954 Thủ tướng Pháp nói bầu cử khi nào hai miền đã bình tâm trở lại. Chu Ân Lai nói đàm phán thỏa thuận chính trị do hai chính phủ VN (Nam, Bắc), ông không nói họ cần thương thuyết ngay. Ngoại trưởng Nga Molotov đề nghị năm 1955, Tây phương từ chối, cuối cùng ông đề nghị tháng 7-1956 tức hai năm sau.

Các nhà sử gia, chính khách Tây phương thường lý luận đơn giản theo kiểu Tam đoạn luận:

Người VN thù ghét thực dân Pháp, ông Hồ Chí Minh chống Pháp nên được dân ủng hộ

Người VN thù ghét Tây, ông Diệm, Ông Bảo Đại theo Tây không được dân ủng hộ

Thực tế cho thấy hai tuần sau khi ký Hiệp Định người dân miền Bắc từ bỏ quê cha đất tổ ồ ạt di cư vào Nam bằng máy bay tai các phi trường Hà Nội, Hải Phòng và bằng tầu thủy tại Hải Phòng. Tổng cộng có hơn nửa triệu người di cư bằng tầu thủy, hơn 200 ngàn di cư bằng máy bay, khoảng trên 100 ngàn di cư bằng đường bộ, thuyền hay phương tiện riêng, sau khi bức màn sắt buông xuống nhiều người dùng thuyền vượt tuyến vào Nam. Vì số người di cư quá đông nên Cao ủy Pháp đã xin Việt Minh cho gia hạn thêm 3 tháng, ngày cuối cùng là 19-8-1955 (thay vì 19-5-1955). Trong khi đó có hơn 100 ngàn người ra Bắc hầu hết là đảng viên, cán bộ tập kết cùng gia đình, có hơn 4,000 người di cư vào Nam xin trở về Bắc.

Tổng cộng có hơn một triệu người bỏ Việt Minh di cư vào Nam theo chính phủ Quốc gia cho thấy Bác và Đảng đã mất lòng dân như thế nào, hơn một triệu lá phiếu bằng chân cho thấy ai bỏ phiếu cho ai?

Cuộc di cư bị cấm đoán ngăn cản rất nhiều, sau ngày 20-7-1954, dân Hà Nội có 80 ngày di cư, Hải Dương 100 ngày, Hải Phòng là địa điểm tập trung cuối cùng có 300 ngày. Chỉ những người sống ở thành phố là ra đi dễ dàng, sau 80 ngày miền quê muốn đi Hải Phòng từ Hà Nội phải có giấy thông hành, thường là xin của bà con, họ hàng (ở Hà Nội) về cạo sửa làm giả để qua mắt công an Việt Minh. Những người vùng hậu phương muốn đi cũng chẳng biết cách nào. Mặc dù di cư khó khăn nhiêu khê như vậy mà cũng đã có hơn một triệu người vào Nam, nếu được đi tự do thoải mái thì số người từ bỏ Việt Minh sẽ tăng hơn nhiều

Không riêng gì TT Eisenhower nghĩ Hồ Chí Minh được lòng dân hơn Bảo Đại, Walter Robertson phụ tá Bộ trưởng ngoại giao Mỹ cũng cho là Bảo Đại theo Tây, bù nhìn bị người dân khinh ghét 

Đầu năm 1947, khi quân Pháp tới người dân bỏ nông thôn, thành thị theo Việt Minh vào hậu phương kháng chiến. Theo lời kể của ông Đoàn Thêm khi chính phủ Bảo Đại về nước chấp chính từ tháng 7-1949 đến đầu năm 1950 thì người dân tại hậu phương Việt Minh hồi cư tấp nập về thành thị, các tỉnh Bắc Ninh, Hà Đông, Hà Nội, Sơn Tây trong tháng 7-1949 mỗi ngày có vài nghìn người, riêng ngày 30-10 tại Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây số người trở về lên tới 35 ngàn người. Ông Đoàn Thêm nói người dân bỏ già Hồ về với Cựu Hoàng.

Thử hỏi tại sao người dân lại bỏ Hồ Chí Minh về với Bảo Đại trong khi ông vua này thân Tây? Tâm lý chung ai cũng muốn ấm no hạnh phúc, chẳng ai muốn sống trong cảnh đói khổ cơ hàn. Giữa cuộc đời đói cơm rách áo, đóng khố, bữa đói bữa no, khoai sắn do họ Hồ mang lại và cuộc sống tiện nghi, sung túc tại vùng Quốc gia, vùng thuộc Pháp thì người dân chọn sống chỗ nào? Ở đây chúng ta không nói tới chính trị mà chỉ chú ý khía cạnh xã hội, tâm lý, kinh tế của con người. Không ai mê nổi cái chính sách bần cùng hóa nhân dân của họ Hồ và tập đoàn tay sai Trung Cộng.

TT Eisenhower và một số chính khách sử gia Tây phương cho rằng người dân sẽ bỏ phiếu cho Hồ Chí Minh là hoàn toàn vô căn cứ, chẳng lẽ họ không chấp nhận một cuộc sống ấm no để lựa chọn một xã hội mọi rợ, bán khai, ăn khoai, đóng khố, chọn một cuộc sống đói khổ phản văn minh, phản tiến bộ?

Tại sao chính phủ miền Nam từ chối nói chuyện với Hà Nội về Tổng tuyển cử? Thủ tướng Diệm biết chắc sẽ không có bầu cử tự do, Hà Nội sẽ đe dọa người dân phải dồn phiếu cho Hồ Chí Minh. Muốn tổ chức bầu cử tự do có quốc tế giám sát phải kêu gọi các nước đồng chủ tịch, kêu gọi Liên Hiệp quốc đứng ra bảo đảm bầu cử nhưng chuyện này rất khó thực hiện.

Theo lời kể của Kissinger khi CSBV vi phạm Hiệp định Paris tấn công Phước Long cuối năm 1974, ông ta đã gửi văn thư xin can thiệp đến các nước đã tham dự Hội nghị quốc tế về VN cũng như bốn nước trong Ủy ban quân sự bốn bên (Canada, Hungary, Ba Lan, Nam Dương). Hầu hết không phúc đáp, chỉ có một hai nước trả lời vu vơ, sau khi ký Hiệp định, hội họp xong người ta có khuynh hướng cao chạy xa bay, không muốn liên hệ tới chuyện đã qua.

Miền Nam VN không chấp nhận đề nghị Tổng tuyển cử vì:

-Thống nhất trong tự do chứ không phải trong nô lệ.

-Chính phủ Quốc gia Việt Nam không ký kết bất cứ văn thư nào của Hiệp định Genève 20-7-1954.

-Hiệp định không đề cập Tổng tuyển cử mà nó chỉ được nói tới ngày hôm sau trong lời Tuyên bố cuối cùng (final declaration) điều 7, một văn kiện không có chữ ký (unsigned document) mà chỉ là nói miệng với nhau (oral statements), thiếu căn bản pháp lý.

-Điều 7 ngắn gọn, mơ hồ, không có chi tiết qui định thực hiện, nó có nghĩa nhiệm ý (option) tùy hai bên thương lượng.

– Cuộc bầu cử tại miền Bắc sẽ không có tự do mà dưới sự chỉ đạo của Việt Minh

Ủy Hội Quốc Tế gồm Ấn Độ, Ba Lan, Gia Nã Đại không muốn đứng ra tổ chức Tổng tuyển cử cho rằng không thể có bầu cử tự do.

Hà Nội tích cực kêu gọi Quốc tế thực hiện Tổng tuyển cử nhưng miền Bắc không hội đủ điều kiện để tổ chức như Trường Chinh đã thú nhận với Thứ trưởng ngoại giao Nga năm 1956. Cuối cùng việc vận động chỉ là để tuyên truyền hạ thấp miền nam VN không có thiện chí thống nhất đất nước và để có cớ xâm lược bằng vũ lực.

Dù sao CSVN cũng đã tuyên truyền thành công lừa bịp được dư luận trong và ngoài nước, ngay tại miền Nam nhiều người tin rằng chính phủ Diệm sợ thua nên không dám Tổng tuyển cử.

Giới khuynh tả Tây phương đã lên án Ngô Đình Diệm ngoan cố khao khát quyền thế độc tài, nhưng độc tài Ngô Đình Diệm và độc tài Hồ Chí Minh cái nào ác ôn? Họ khen lấy khen để Hồ Chí Minh là nhà ái quốc xứng đáng được cai trị cả nước VN, họ muốn áp đặt một chế độ mà người dân VN không chấp nhận.

Nói về cái cái gian của Việt Minh năm 1945, 1946, Tướng Navarre Tư lệnh Đông Dương đã ghi nhận:

Họ rất giao quyệt, khôn khéo nên đã được Mỹ giúp đỡ nhiều mà còn được chính phủ Pháp lâm thời ủng hộ. Để lấy lòng Mỹ, họ vờ đóng vai Phong trào quốc gia chống Nhật và Thực dân. Để được lòng chính phủ Pháp mới (1945), họ tỏ ra liên kết nước Việt Nam mới (tức VM) vào nước Pháp mới. Họ lừa những người này, gạt những người khác. Họ giả vờ đóng kịch kháng chiến chống Nhật mà Mỹ chủ trương. Họ vờ cảm tình với tân chính phủ Pháp đồng thời họ ra sức khích động nhân dân chống Pháp” 

Hai mươi năm sau Hiệp Định Genève 1954, Hà Nội đã tiến hành Tổng tuyển cử bằng xe tăng đại bác năm 1975, con đường duy nhất mà họ có thể thống nhất đất nước.

Nhưng ở đây chỉ là thống nhất trong nô lệ

Đảng cộng sản Tàu 100 tuổi: tội ác thế kỷ ? - Tác giả Nguyễn thị Cỏ May

 

Thách thức của Tàu ngày nay đối với thế giới, nhứt là Âu Châu và Huê Kỳ, không chỉ là ý thức hệ, mà còn là kinh tế và công nghệ cao. Vậy các nước Dân chủ chấp nhận lệ thuộc Tàu vì tiền hay phải liên kết ngăn chận ? Ông Tổng thống Joe Biden của Huê Kỳ tuyên bố sẽ tổ chức một Diễn Đàn Dân Chủ vào cuối năm để chống Tàu bành trướng !

Hôm đầu tháng 7/21, Tàu tổ chức lễ lớn kỷ niệm 100 năm đảng cộng sản, thành lập ở Thượng Hải ngày 23/07/1921 (2021) trước hết là để long trọng hóa Xi, Chủ tịch đảng cho tới chết, người kế nghiệp Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.

Đại hội khai sanh ra đảng cộng sản ngày nay, ngày họp lúc đó phải thay đổi nhiều lần để tránh cảnh sát ở vùng nhượng địa Pháp, qui tụ được 13 Đại biểu tham dự, có Mao dĩ nhiên, dưới sự kiểm soát của Sneevliet và Nikolsky, Đại diện Đệ  III Quốc Tế (Kominterne) người Nga. Chúng ta thấy lúc đầu đảng gồm chỉ lèo tèo mấy chú chệt gốc du thủ du thực, thế mà theo thời gian nó biến thành cái đảng cộng sản thật sự. Đúng là nước lả mà khuấy nên hồ !

Rồi nội chiến chống lại Quốc Dân Đảng, khựng lại bởi chiến tranh với Nhựt Bổn, kết thúc bởi chiến thắng của đảng cộng sản và ngày 1 tháng 10 năm 1949, Mao tuyên bố nước "Cộng hòa Nhơn dân Trung quốc" ra đời.

Ngày nay, đảng cộng sản vừa phục hồi được uy thế nước Tàu trước thế giới và vừa nâng nền kinh tế tàu lên hàng thứ nhì  (nói thứ nhứt nếu tính theo sức mua) nên muốn tiến chiếm quyền lãnh đạo thế giới, trể lắm, vào năm 2049. Và để thực hiên điều này, Xi phải duy trì chế độ với một đảng duy nhứt và độc tài toàn trị. Năm rồi, trong lễ kỷ niệm lần thứ 75 chiến thắng Nhựt Bổn, Xi nhắc lại "Nhơn dân trung quốc sẽ không bao giờ cho phép một cá nhơn hay một lực lượng nào bóp méo lịch sử đảng cộng sản hoặc xuyên tạc bản chất và sứ mạng của đảng. Nhơn dân trung quốc sẽ không bao giờ cho phép một cá nhơn hay một lực lượng nào chia rẽ đảng với nhơn dân trung quốc hoặc đem đảng chống lại nhơn dân trung quốc".

Năm 1655, trước Đại biểu Paris, Vua Mặt trời Louis XIV của Pháp, tuyên bố "Nhà Nước, chính là trẫm". Câu nói của vua Louis XIV ngày nay hãy còn lưu hành. Vậy tại sao Xi không nói như vua Louis XIV "Nhà nước-đảng, chính là ta"?

Hơn nữa Xi vẫn có thể nói như vua Louis XIV "Nhà nước, chính là trẫm" ? Vì "trẫm" có

nghĩa là "tôi", là "ta" ! Xi có khác gì vua tàu ngày xưa, thời quân chủ ? Nước Tàu trong lịch sử, thật sự, không có gì thay đổi về mặt chuyên chế và độc tài. Một thứ chế độ độc tài toàn trị liên tục và nhuần nhuyễn, chỉ thay thế ông vua bằng Chủ tịch đảng mà thôi. Mao và Đặng làm Chủ tịch cho tới chết. Nay Xi cũng tự ban cho mình quyền làm Chủ tịch nước Tàu cho tới chết !

Nhơn đây, ta thử nhắc lại lịch sử tiếng "trẫm" . Trước đời Tần, tiếng "trẫm" được dùng rất phổ biến trong dân gian, không phảỉ chỉ dành riêng cho nhà vua, mà như một đại danh từ (pronom personnel). Từ khi Tần Thủy hoàng gồm thâu lục quốc, lập ra nhà Tần, đại danh từ "trẫm" do kỵ húy nên bị cấm xử dụng trong dân chúng cả nước.

Lưu Bang lật đổ nhà Tần, lập nên nhà Hán. Hán Cao Tổ vốn là người của giai cấp công nông, ít chữ nghĩa, nên vội bắt chước theo Tần Thủy Hoàng xưng "trẫm". Có đại thần nhận ra sai sót, tâu lên nhưng đã lỡ rồi nên Lưu Bang giữ luôn cách xưng theo ngôi thứ nhứt này. Từ đó trở đi, vua tàu các triều đại sau đều bắt chước xưng hô "trẫm".

100 năm cộng sản tàu còn lại gì ?

Lễ kỷ niệm đảng 100 tuổi được Xi cho tổ chức hoành tráng nhưng nội dung không gì khác hơn là tuyên truyền về dân tộc chủ nghĩa và tôn thờ cá nhơn lãnh tụ Xi, người kế nghiệp Mao và Đặng . Lễ kỷ niệm còn để nhắc lại quá khứ huyền thoại của đảng và đề cao thành tích hiện tại của đảng  qua việc sớm ngăn chận thành công dịch vũ hán, sớm phục  hồi kinh tế, giữ được mức tăng trưởng 9% trong năm nay (2021) trong lúc cả thế giới còn lao đao, củng cố sự đoàn kết dân tộc.

Nhơn cơ hội này, Xi không quên nhấn mạnh quyết tâm đem Hồng-Kông trở về sớm, khoe chiếm biển Đông không tốn một viên đạn và sẽ lấy Đài loan trong gần đây, nếu cần, cả bàng vũ lực.

Sau cùng Xi khoe sức mạnh thời đại của Tàu vừa phóng thành công trạm vũ trụ "Thiên cung" (le Palais céleste) và phát hành máy tin học đời mới Jiuzhang.

Sau 100 năm dài, nay đảng cộng sản tàu có trở thành đảng tư bản không ? Năm 1979, Đặng Tiểu Bình bắt đầu làm cải cách kinh tế, bốn mươi năm sau, dân tàu có được 800 triệu người thoát ra khỏi cảnh nghèo đói. (Nên hiểu cái nghèo đói của Tàu là không có cháo hoa ăn với ca-la-thầu, không có quần áo mặc vừa đủ ấm). Khi làm kinh tế thị trường và nỗ lực gia tăng mạnh phát triển thường khó tránh nảy sanh những bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng. Ngày nay, dân tàu vùng quê, vùng núi vẫn còn sống dưới mức nghèo trong lúc đó nước Tàu có nhiều tỷ phú nhứt thế giới, 992 tỷ phú, hơn năm rồi 253 người, sau khi sát nhập bằng khủng bố HK vào lục địa! (Nhựt báo Le Parisien)

Sự cải tổ này làm bùng lên khu vực tư nhưng Nhà nước-đảng vội duy trì việc kiểm soát đại bộ phận kinh tế, biến nước Tàu trở thành một mô hình mới phát triển kinh tế, đó là "tư bản-Nhà nước". Đồng thời đảng cộng sản tuyển làm đảng viên những phần tử ưu tú từ nền kinh tế tự do này tuy nhiên vẫn giữ ý thức hệ cộng sản và hình thức tổ chức theo Lê-Nin trong quan hệ

Nhà- nước và tư bản.

Đảng cộng sản từ Đặng Tiểu Bình tới nay, đảng viên tăng mạnh và mau, nay có 92,3 triệu người, chiếm 6,6% dân số tàu. Họ đa số trở thành đảng viên «áo cổ trắng» (col blanc), tức thành phần tiểu tư sản trí thức. Giai cấp cốt cán « công nhơn, nông dân và quân nhơn » của đảng trước đây nay trở thành thiểu số và thứ yếu. Năm 2013, Xi muốn tuyển dụng một số lớn doanh nhơn để đào tạo trở thành lực lượng kinh tài có khả năng quyết định để cùng lãnh đạo đảng cộng sản. Ai cũng biết Hiến pháp tàu ghi rõ "Cộng hòa Nhơn dân trung quốc là một Nhà nước xã hội chủ nghĩa, ... lãnh đạo bởi giai cấp thợ thuyền trên nền tảng liên minh với giai cấp nông dân". Hiến pháp tàu chẳng những không phù hợp với thực tế, mà còn quá cách biệt với thực tế. Nước Tàu ngày nay, vẫn dưới sự lãnh đạo toàn diện của đảng cộng sản, nhưng nó lại là một thứ "biến thề của tư bản" (variante du capitalisme – như Delta là biến thể của virus ấn độ): lao động trở thành hàng hóa, tiêu thụ là sức mạnh bảo đảm sự ổn định xã hội và động cơ của phát triển. Cái hố ngăn cách giữa Hiến pháp và thực tế ngày nay đã trở thành đặc tính của lịch sử đảng cộng sàn tàu.

Dưới thời Mao, vào đảng là để phục vụ lý tưởng cộng sản. Ngày nay, trái lại, động cơ gia nhập đảng làm người cộng sản là để được tiến thân,  được làm giàu. Nếu là nhà giàu, để có điều kiện làm giàu thêm, giàu lớn. Người ta thấy, qua những chương trình đào tạo đảng viên, đảng cộng sản không gì khác hơn là một Ban Giám đốc điều hành cái xí nghiệp khổng lồ là nước Tàu theo "chủ thuyết kinh tế tân tự do" !

Nhưng vì đảng vẫn nắm vai trò lãnh đạo toàn diện xã hội nên đảng gởi từng toán đảng viên tới xí nghiệp hoạt động theo dõi nhơn viên, công nhơn. Đây là cơ sở đảng. Mọi vấn đề liên quan tới công nhơn, như tuyển dụng, sa thải, kỷ luật, tăng lương, thưởng phạt, … đều phải qua ý kiến của đảng bộ ở xí nghiệp. Cách kiểm soát của đảng không chỉ riêng với xí nghiệp nhà nước, mà cả xí nghiệp tư. Nó trùm lên Sở hay Phòng nhơn viên đã có xưa nay.

Đảng ngày càng tuyển thêm nhiều người thuộc giới tư sản vào hàng ngũ lãnh đạo đảng và xí nghiệp. Lực lượng mới này sẽ hoạt động ngoài biên giới trung quốc, trong chương trình "Một vành đai, một con đường" để đẩy mau tiến trình quốc tế hóa những công ty nhà nước và tư nhơn, cùng đi theo có cả đơn vị đảng để theo dõi lãnh đạo xí nghiệp và công nhơn. Ngày nay nếu đảng cộng sản tàu không di theo đúng đường lối Đệ Tam Quốc Tế như Mao nữa, thì nó cũng đang xuất cảng cách tổ chức kiểm soát xí nghiệp và những công cụ áp dụng kỷ luật.

Một thứ Đệ Tam biến thể của Xi ?

Thật ra, kinh tế tàu phát triển nhưng không vì có đảng lãnh đạo, trái lại đảng chen vào gây khó khăn trong không ít trường hợp, mà hoàn toàn do tính năng động, lòng ham kiếm bạc cắc từ muôn thuở của dân tàu. Xin nhắc lại một câu chuyện xưa để thấy điều này đúng. Trong thế chiến II, trên chiếc tàu di tản, rủi một người đàn ông Do thái rớt xuống biển. Anh ta nhắm mắt chờ chết. Nhưng anh ta thấy sao mình thoải mái, thở dễ dàng, nên cứ bước tới nhè nhẹ và nghe ngóng. Như đang ở trong một không gian lạ. Anh vội nghĩ biết đâu mình đang rơi vào một thành phố nào đây ? Nếu vậy mình sẽ có cơ hội làm ăn không còn bị cạnh tranh nữa. Anh lần bước tới. Bỗng trước mặt anh, một chú Ba bụng phệ đang ngồi đếm bạc cắc ! Và anh biết anh đang ở trong bụng con cá mập khổng lồ !

Đối với các nước Dân chủ Tự do, lễ kỷ niệm 100 năm cộng sản của Tàu phải là cơ hôi cùng nhau thiết lập một chính lược nhuần nhuyễn nhằm ngăn chận Tàu đang bành trướng, thực hiện giấc mộng làm chủ thế giới.

Tây phương hãy rũ bỏ ảo tưởng Tàu là một chế độ toàn trị, trái lại nó là một Nhà nước toàn trị đang xóa bỏ Tự do trong xứ Tàu và tiến tới xóa bỏ Tự do của các nước nơi nó tiền chiếm hoặc ảnh hưởng. Nó sẽ thay đổi thế giới theo mô hình Tàu ! Khống còn nữa thứ thế giới Tự do, Dân chủ và Nhơn quyền. Sức mạnh của nó ngày nay phải cần một liên minh chống lại, chớ riêng Huê Kỳ sẽ khó thắng.

Nên nhớ hể ai phản đối hay chống lại nó, chắc chắn sẽ bị nó tiêu diệt không nương tay. Bản chất hung ác dã man của Tàu do văn hóa du mục hun đúc cả ngàn năm qua.

Lịch sử nhắc ta đừng quên từ khi có đảng cộng sản cầm quyền, Tàu đã giết hơn 80 triệu chính dân tàu. Thì đối vói người ngoại quốc nó sẽ giết bao nhiêu cho đủ ?

Cứ nhìn Tây Tạng, Duy Ngô Nhỉ, người tàu theo Pháp Luân Công, thì biết bản chất muôn thuở của Tàu.