khktmd 2015
Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017
The Forgotten South Vietnamese Airborne - Đại Tứơng Nhảy Dù Hoa Kỳ Barry McCaffrey (Source NY Times)
I arrived in Vietnam in July 1966, and for the next year I served as an adviser with the South Vietnamese Airborne Division. It was the last year we thought we were winning. It was the last year we could define what we thought winning would be. It was a year of optimism, of surging American troop strength that largely took over the war from the Vietnamese — and of wildly expanding American casualty lists.
By the end of 1967, there were 486,000 American troops in the battle. The number of Americans killed in action that year roughly doubled from 1966. Amid all of that, the sacrifice and valor and commitment of the South Vietnamese Army largely disappeared from the American political and media consciousness.
The South Vietnamese Airborne Division, which I joined as an assistant battalion adviser, was an elite combat unit. By 1967 these paratroopers, with their camouflaged jump uniforms and distinctive red berets, had grown to 13,000 men, all volunteers. Those of us privileged to serve with them were awe-struck by their courage and tactical aggressiveness. The senior officers and noncommissioned officers were extremely competent and battle hardened; it’s easy to forget that while the Americans were new to Vietnam, many of these men had been at war since 1951.
As advisers, we essentially acted as staff and liaison officers at the battalion and brigade levels. We had spent a year preparing in California, including 16-hour days of cultural and language immersion at the Defense Language Institute. I ended up with a sub-fluent command of spoken Vietnamese. Counterinsurgency tactics and training in the World War II-era weapons systems that the Vietnamese still used took place at Fort Bragg, N.C.
We played a wide range of roles: coordinating artillery and airstrikes, arranging helicopter lifts and medevac and providing intelligence and logistical support. We didn’t give orders, and we didn’t need to. Our Vietnamese counterparts were men we admired, and they were glad to have us — and American firepower — with them. We ate their food. We spoke their language. We trusted the Vietnamese completely. I usually had a paratrooper as a bodyguard and as a radio operator.
Normally, a battalion-level advisory team like mine consisted of three men: an American Army captain, a first lieutenant and a senior noncommissioned officer, usually a sergeant. The sergeants were the core: While officers rotated in and out, many of the sergeants stayed with their assigned South Vietnamese units until the end of the war — or until they were killed or knocked out of the fight.
My introduction to Vietnam was a bloody experience. We deployed by American Navy assault boats and Army helicopters into the swampy river delta south of Saigon. This was combat without glory, fighting and drowning in the saltwater muck. There was none of the adventure that we felt in Ranger school. My captain, an incredibly professional and competent senior adviser, was killed. Back at base, I helped carry his body off the helicopter. It was only the beginning.
Four months into my tour with the airborne we were involved in a giant, bloody battle supporting American Marine units north of Dong Ha, near the coast in the northern part of South Vietnam. Two of our battalions were inserted by helicopter into the Demilitarized Zone to check a significant force of North Vietnamese moving south. It turned into three days of intense and bloody combat. My senior adviser was killed. Our incredibly courageous noncommissioned officer, Master Sgt. Rudy Ortiz, was riddled from head to foot. He asked me to load his M-16 and put it on his chest so that he could “die fighting” with the rest of us (luckily, he survived).
We took hundreds of casualties and came very close to being overrun. But the South Vietnamese paratroopers fought tenaciously. At the critical moment, with supporting air and naval fire, we counterattacked. The executive officer of my Vietnamese battalion walked upright through heavy automatic weapon fire to my foxhole. “Lieutenant,” he told me, “it is time to die now.” It gives me chills to remember his words.
In combat, the South Vietnamese refused to leave their own dead or wounded troopers on the field or abandon a weapon. In another battle one of my West Point classmates, Tommy Kerns, a huge Army football player, was badly wounded and stuck in a narrow trench as his airborne battalion tried to break contact with a large North Vietnamese force. The Vietnamese paratroopers with him, all much smaller than Tommy, couldn’t haul him out of the trench. Rather than withdraw and leave him, they held their ground and won a violent engagement over his giant wounded body. He survived because of their courage.
The America advisers and most of the Airborne Division were stationed in and around Saigon. We loved the energy and fun of the city. We loved the culture and the language and the Vietnamese. We were terribly proud of our status with the Red Berets. We were sure the entire world envied our assignment — we were working with the country’s elite. With combat and airborne pay, we had what seemed like a ton of money. We lived in air-conditioned quarters. We were young and harebrained and aggressive. The American colonels and lieutenant colonels who ran the advisers were older, stable and battle-hardened men who had seen much worse combat in World War II and Korea as paratroopers.
Life as an adviser in the Vietnamese Airborne Division was unpredictable. The division’s job was to serve as a strategic reserve, to be inserted into combat whenever commanders needed an edge. A Vietnamese airborne battalion or a full brigade would be alerted for emergency deployment in the middle of the night. We would cram into American and Vietnamese Air Force transport planes, which sat, engines roaring, in long lines at Ton Son Nhut Air Base, near Saigon. Live ammo would be issued. Sometimes parachutes were issued. A hurried battle plan.
And then — mayhem. The battalions deployed to wherever they were needed. We could head anywhere in the country and find ourselves in the middle of a firefight. Many of the America advisers and hundreds of the Vietnamese paratroopers I served with did not come back from these operations. I can see their young faces still. Capt. Gary Brux. Capt. Bill Deuel. Lt. Chuck Hemmingway. Lt. Carl Arvin. My very young radio operator, Pvt. Michael Randall. All dead. Brave. Proud.
Vietnam wasn’t my first combat tour. After graduating from West Point, I joined the 82nd Airborne Division in the Dominican Republic intervention in 1965. We had deployed to the island and quashed the Cuban-inspired Communist uprising, and then stayed as an Organization of American States peacekeeping force. We thought that was what combat meant, and when we returned to Fort Bragg, we were eager to get to Vietnam — several lieutenants from my infantry battalion jumped into a car and drove all the way to Army headquarters in Washington to volunteer for the battle. We thought we were going to miss the war.
Now we know the end of the story. Two million Vietnamese probably died. The United States lost 58,000 and 303,000 were wounded. America descended into a bitter and convulsive political civil war. We knew nothing of it then. I was so very proud to have been selected to serve with the Vietnamese airborne. My new and beautiful wife, whom I loved dearly, knew I had to go. My dad, an Army general, would honor me if I was killed.
All this was over 50 years ago. The Vietnamese Airborne Division soldiers who survived the collapse of South Vietnam either escaped through Cambodia or went through a decade of brutal “re-education” camps. Most of them eventually made it to the United States. We have an association of the American advisers and our Vietnamese comrades, and there is a memorial to our efforts at Arlington National Cemetery. We gather there every year and remember how we fought together. We wear our red berets. We laugh at our old stories, but there is a deep sadness that we lost so many, and that it came to nothing.
People often ask me about the lessons of the war in Vietnam. Those of us who fought with the Vietnamese Airborne Division are not the ones to ask. All we remember and know is the enduring courage and determination of the Vietnamese Airborne privates pushing forward into battle. They have no monuments except in our memories.
----------------------
Căn nhà của văn hào Hemingway ở Cuba
Những độc giả yêu mến nhà văn Hoa Kỳ Ernest Hemingway, Nobel văn chương năm 1954, có lẽ ít người biết rằng, một phần ba trong 62 năm cuộc đời mình, ông sống ở Cuba khoảng thời gian lâu nhất so với tất cả các nơi khác: 21 năm.
Từ đầu năm 1939, ông đã chuyển sang ở Cuba và năm sau, mua một ngôi nhà ở vùng quê có tên là Finca Vigia, cách thủ đô Havana chừng 10 dặm. Căn nhà nằm trong một trang trại rộng 13 mẫu xây vào năm 1886 trên một ngọn đồi, được mua với giá $12,500.
Chính từ ngôi nhà này, nhà văn đã viết những tác phẩm quan trọng trong sự nghiệp văn chương của mình như “The Old Man and The Sea” (Ông Già và Biển Cả), “For Whom The Bell Tolls” (Chuông Gọi Hồn Ai), “Across the River and Into the Trees” (Qua Sông và Vào Trong Rừng), “A Moveable Feast” (Hội Hè Miên Man), “Islands in the Stream” (Những Hòn Ðảo Giữa Hải Lưu) cùng rất nhiều truyện ngắn và tiểu luận khác.
Hemingway rất yêu mến Finca Vigia và qua đó, yêu mến đất nước Cuba. Khi đoạt giải Nobel văn chương, ông tuyên bố, “Tôi là người Cuba đầu tiên đoạt giải Nobel,” và không ngần ngại mang tặng tấm huy chương cho thánh địa mang tên thánh bổn mạng của đất nước Cuba, Virgen de Cobre. Có lẽ vì thế mà hiện nay, vẫn còn rất nhiều người Cuba không hề biết rằng, nhà văn đoạt giải Nobel này vốn là người Mỹ.
Sau khi Fidel Castro lật đổ chế độ độc tài Batista năm 1959 và tiến hành cuộc cách mạng Cộng Sản, Hemingway phải rời bỏ căn nhà, về định cư ở Idaho, Hoa Kỳ, vào Tháng Năm, 1960. Một thời gian ngắn sau vụ đổ bộ Vịnh Con Heo (Bay of Pigs invasion) do những người Cuba lưu vong chống Cộng thất bại Tháng Tư, 1961, và sau khi Hemingway dùng súng tự sát ở nhà riêng vào Tháng Bảy, 1961, Finca Vigia bị tịch thu.
Người vợ thứ tư của ông cưới vào năm 1945, bà Mary Welsh, thương lượng với chính quyền Cuba, mang đi được một số rất ít các vật dụng và tài liệu cá nhân cần thiết như tranh ảnh, sách vở, bản thảo,… còn tất cả đành phải để lại. Từ đó, tuy được xem là viện bảo tàng và được chính quyền mới cho bảo vệ cẩn mật, nhưng căn nhà trở thành một nơi bỏ hoang, hoàn toàn bị đóng kín, cấm vào, kể cả những người có phận sự canh gác. Dẫu vậy, đây là một địa điểm thu hút du khách khắp nơi trên thế giới. Khách tham quan đi vòng vòng bên ngoài, được phép nhìn qua cửa sổ, chỉ để thấy một vài chai, lọ và một bàn máy đánh chữ bám đầy bụi.
Mãi đến 40 năm sau.
Vào đầu năm 2002, nhờ sự vận động của những người yêu mến Hemingway, trong đó có Scott Berg là người viết tiểu sử của nhà văn, và với sự giúp đỡ của Jim McGovern – một dân biểu Dân Chủ thuộc tiểu bang Massachusetts từ lâu vẫn ủng hộ nối lại bang giao với chính phủ Cuba, cuối cùng chính phủ Cuba đồng ý cho các học giả Hoa Kỳ sử dụng các tài liệu ở đó với điều kiện: bản gốc phải được lưu giữ tại Cuba.
Thế là, ngôi nhà Finca Vigia được mở cửa cho những người thân và những nhà chuyên môn đến viếng, chấm dứt một thời gian dài bế tắc đã từng làm những nhà nghiên cứu văn học Hoa Kỳ vô cùng tức giận.
Sau một thời gian dài không ai chăm sóc, tất cả những gì còn lại trong căn nhà, nhất là ở tầng hầm, đều ẩm mốc, bẩn thỉu. Sách vở, giấy tờ bị mối mọt gặm, rách nát, bạc màu. Tuy vậy, theo những nhà chuyên môn, căn nhà vẫn là một kho tài liệu quý giá giúp tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hemingway.
Nằm lẫn lộn giữa đủ thứ linh tinh chẳng hạn những cây súng trường đi săn và những đầu thú Phi Châu nhồi bông, người ta tìm thấy rải rác đây đó trong nhà ước chừng có đến 3,000 lá thư, 3,000 hình ảnh và 9,000 cuốn sách, trong đó rất nhiều cuốn có những ghi chú bên lề do Hemingway viết. Những ghi chú này, vốn chẳng có ý nghĩa gì đối với độc giả, nhưng đối với những nhà chuyên môn viết tiểu sử nhà văn thì chúng cung cấp một “nội soi cao cấp vào bộ óc sáng tạo” của Hemingway.
Theo họ, chỉ mới nhìn sơ qua một ít tài liệu, người ta tìm thấy ngay chúng sẽ giúp làm sáng tỏ hoạt động sáng tạo của Hemingway. Ðó là những đoạn viết thảo trên giấy, trên bìa sách, bản thảo đầu tiên của những tác phẩm chính, một tuyển tập thơ… Có cả bản sao kịch bản phim “The Old Man and The Sea” (Ông Già và Biển Cả) với những ghi chú của ông.
Một mảnh giấy vụn trên đó có ghi nhanh những mẩu đối thoại ghi lại từ hồi Thế Chiến thứ II định dùng trong câu chuyện, nhưng sau bỏ đi. Một đoạn “lời bạt” dùng cho truyện dài “For Whom The Bell Tolls” (Chuông Gọi Hồn Ai), sau bị bỏ.
Những bức ảnh chụp trong cuộc chiến tranh Tây Ban Nha. Hai mươi sáu bức thư của nữ bá tước trẻ người Ý Andriana Ivancich, người mà Hemingway mê say và dựng thành nhân vật chính trong tiểu thuyết “Across the River and Into the Trees” (Qua Sông và Vào Trong Rừng).
Lại còn có thư của nhà thơ Ezra Pound hay thư của người vợ cũ của ông, bà Martha Gellhorn, và danh sách những thức ăn cùng nhiều thứ linh tinh khác.
Trong một hồ sơ, người ta tìm thấy những bài báo đề cập đến tai nạn máy bay khiến nhà văn suýt chết năm 1954 ở Phi Châu và các bài điểm sách xuất bản năm 1925 do nhà văn cắt ra từ báo. Các tài liệu còn tiết lộ những chi tiết về cuộc sống cá nhân của Hemingway, chẳng hạn số đo trọng lượng và áp huyết được ghi trên bìa trong bản in của tác phẩm “Ðồi Gió Hú” (Wuthering Heights). Trong một đoạn độc thoại đề ngày 1 Tháng Sáu, 1953, ông khắc khoải lo âu với những cảm giác lẫn lộn về bà vợ thứ tư, Mary Welsh. Có những mảnh giấy ghi lại những dặn dò người giúp việc về việc sửa soạn cho ông những món ăn ông thích như thế nào. Một ghi chú khác dặn họ đừng làm phiền ông khi ông đang viết.
Theo Sandra Spanier, một học giả được chọn làm người biên tập lại các sưu tập mới thư từ của Hemingway, “Ðây là biên giới cuối cùng. Trước đây, chúng tôi chẳng biết gì nhiều về thời gian ông ở Cuba, chỉ biết rằng đó là một đoạn đời rất quan trọng.”
Người viết tiểu sử Hemingway Scott Berg nhận xét: “Tôi nghĩ là tôi đã đọc tất cả những tác phẩm viết về tiểu sử Hemingway, nhưng tôi chẳng bao giờ có cảm giác thỏa mãn cho đến khi tôi đến được căn nhà này và tận mắt thấy những tài liệu này. Ðó chính là những thứ mà chúng tôi thiếu về ông và những thứ đó đã làm cho ông ấy sống lại (…). Tìm thấy những chi tiết liên quan đến cuộc sống hàng ngày của những khuôn mặt quan trọng là những thứ mà các nhà viết tiểu sử danh nhân mơ ước.” Và theo ông, một trong những cái đáng kể nhất là những tài liệu liên quan đến mối xung đột giữa nhà văn và người vợ sau cùng, bà Mary Welsh.
Công việc quan trọng nhất sau khi đạt thỏa thuận với chính quyền Cuba năm 2002, theo các nhà chuyên môn, là bảo quản ngôi nhà và bảo quản tất cả các tài liệu còn lại. “Rockefeller Foundation” tặng ngay $75,000 và Dân Biểu McGovern quyên góp thêm $25,000 nữa dành cho công tác này.
Và từ đó, những người bảo trì Hoa Kỳ bắt đầu sửa chữa và bảo tồn những vật liệu, đồng thời, nội soi và chụp vi phim. Bản chính vẫn lưu giữ ở Cuba, nhưng các sưu tập điện tử sẽ cất giữ ở Hoa Kỳ tại thư viện J.F. Kennedy và viện bảo tàng Boston, nơi vốn đã là kho lưu trữ hồ sơ về Hemingway từ bao nhiêu năm nay. Bản liệt kê các tài liệu sẽ được đưa lên mạng Internet sau này.
Sau khi chính phủ Obama nới lỏng chính sách cấm vận đối với Cuba, và sau đó, thiết lập bang giao chính thức giữa hai nước, mới đây Finca Vigia Foundation đã gửi thêm bốn kiện hàng lớn chứa vật liệu xây dựng trị giá $900,000 sang Cuba để sửa chữa và tân trang ngôi nhà.
Ngôi nhà, bây giờ là viện bảo tàng Hemingway, mở cửa hàng tuần, kể cả Chúa Nhật, cho du khách đến thăm viếng.
Thế lực thù địch ở đâu ra - Tác giả Cánh Dù Lộng Gió
Xét cho cùng thì thế lực thù địch nằm ngay trong nội bộ đảng, vì vấn đề tranh chức tranh quyền, tiền bạc ăn chia không đồng đều, tố cáo lẫn nhau, phe này triệt hạ phe kia khi có cơ hội, phải nói là chưa có khi nào nội bộ đảng lại lục ục chia rẽ như bây giờ, ngoài mặt thì tay bắt mặt mừng xem như có tình đồng chí, trong lòng thì muốn ăn tươi nuốt sống nhau. Cái kết cục sắp tàn của đảng là như thế, nhìn chỗ nào cũng thấy kẻ thù, đồng chí ngay bên cạnh cũng phải dè chừng vì chưa biết lúc nào nó ra tay hạ thủ mình.
*
Sau năm 1975 hễ ai bất đồng chính kiến hay phát ngôn không hợp với ý đảng thì đảng cho là phản động. Sau này có những nhóm như Phục Quốc, đảng Việt Tân, Fulro của người sắc tộc Thượng hoạt động thì đảng cho là bọn phản động. Cho tới nay những phong trào hay cá nhân đấu tranh cho dân chủ thì đảng bắt đầu uốn lưỡi đổi giọng kêu bằng thế lực thù địch chống phá nhà nước ta.
Nếu nói như đảng thì hết 80% người dân trong và ngoài nước đều là phản động và là thế lực thù địch của đảng, còn lại 20% là người của đảng một số đã nhận ra bộ mặt thật bán nước và trâng tráo đổi trắng thay đen của đảng nên họ bằng mặt mà không bằng lòng, chờ có cơ hội là lên tiếng tố cáo cái dã tâm và những việc sai trái đảng đã làm cho mọi người đều biết, cái vụ này đảng lại đặt cho họ một cái tên nghe rất kêu và văn hoa kiểu XHCN đó là: "Tự diễn biến hoà bình trong nội bộ". Như thế chẳng phải ta lại đánh ta như Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố về vấn đề chống tham nhũng vừa qua hay sao, lại còn đập chuột đừng làm vỡ bình, rốt cuộc ta vẫn là ta, diễn biến hoá bình cứ dài dài và tham nhũng ngày càng tăng và còn tinh vi hơn, đảng bó tay vì không thể diệt hết những con sâu như chủ tịch Trương Tấn Sang đã tuyên bố hoặc những con chuột như Nguyễn Phú Trọng đang quyết tâm đập chết nhưng làm sao cho bình không bị vỡ.
Từ Kim cho tới Cổ chưa có chế độ nào mà có những lối suy nghĩ hài hước thô tiển như thế. Ngay thời vua chúa phong kiến cũng chưa bao giờ xảy ra. Cũng không thể trách được vì các chóp bu Ba Đình xưa kia và hiện nay đều có bằng cấp cao cả, toàn tiến sỹ và chí ít ra cũng là cử nhân, bằng thật mà học giả vì ở nước ta hiện nay có chức thì có tiền mà có tiền thì có bằng đâu có khó gì, vì thế hầu như gần 20 ngàn tiến sỹ các loại đang chờ xuất khẩu ra nước ngoài làm việc, nhưng ngoại quốc nghe tiến sỹ tốt nghiệp XHCN thì họ dựng tóc gáy và nổi da gà nên kế hoạch này của đảng nằm treo chờ đợi, các tiến sỹ thất nghiệp chạy đầy đường kiếm cơm kiếm gạo tại VN hiện nay rất nhiều.
Phải nói cho rõ là chế độ độc tài CSVN là chế độ sản sinh ra các kiểu ngu dốt, từ ngoại giao, kinh tế, quốc phòng cho tới cách đối nhân xử thế đều bước từng bước chập chững, trình độ lớp 3 trường làng thì làm sao điều hành được cả một guồng máy chính quyền, nhất là nhân tài lại bị chi phối bởi sự chỉ đạo của đảng, mọi cái đều phải có ý kiến của đảng, có tài cách mấy cũng đành bó tay vì đảng toàn quyền lấn sân một cách thô bạo. Đảng chỉ có tài gài phản gián vào các quốc gia có người Việt tỵ nạn khi đi vượt biên để lấy tin tức chứ chẳng có tài làm việc gì khác ngoài việc làm sập đất nước, cạn kiệt tài nguyên của Tổ Quốc.
Hiện nay đảng đang muốn vơ vét cho đầy túi và nhận lệnh của đàn anh nên đất đai chỗ nào thuận tiện, người ngoại quốc chủ yếu là Tàu Cộng ưng ý là đảng cướp luôn, có bồi thường cũng chỉ là nhỏ giọt, giá rẻ bèo nên dân oan ngày một đông, làm đơn kiếu nại tố cáo hoài không ai giải quyết phải xúm nhau ăn dầm ở dề ngoài các cơ quan trung ương chờ giải quyết, những người này đảng cho là bị các thế lực thù địch xúi giục tụ tập chống phá nhà nước.
Xét cho cùng thì thế lực thù địch nằm ngay trong nội bộ đảng, vì vấn đề tranh chức tranh quyền, tiền bạc ăn chia không đồng đều, tố cáo lẫn nhau, phe này triệt hạ phe kia khi có cơ hội, phải nói là chưa có khi nào nội bộ đảng lại lục đục chia rẽ như bây giờ, ngoài mặt thì tay bắt mặt mừng xem như có tình đồng chí, trong lòng thì muốn ăn tươi nuốt sống nhau. Cái kết cục sắp tàn của đảng là như thế, nhìn chỗ nào cũng thấy kẻ thù, đồng chí ngay bên cạnh cũng phải dè chừng vì chưa biết lúc nào nó ra tay hạ thủ mình.
Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017
Nước Mỹ rất đẹp như tôi từng biết - Tác giả Bùi Tín
Vừa qua, tôi có 2 tháng Hè sang Hoa Kỳ và Canada nghỉ ngơi, thăm bạn bè và dự cuộc Họp Mặt Dân Chủ lần thứ 15 tại Đại học Long Beach, nam California, một cuộc họp thân mật, ấm áp tình quê hương, có sự tham dự từ xa của các chiến sĩ dân chủ trong nước như cô Đoan Trang và linh mục Lê Ngọc Thanh.
Đúng vào lúc này, tình hình Hoa Kỳ trở nên sôi sục sau khi có Tổng thống mới, Donald Trump, dẫn đến một cuộc khủng hoảng chính trị âm ỷ kéo dài, chưa biết sẽ kết thúc ra sao. Sáu tháng mở đầu nhiệm kỳ Tổng Thống thứ 45 tỏ ra mờ nhạt, ảm đạm, chỉ tiêu tín nhiệm của xã hội từ 42% tụt nhanh, ở mức thấp nhất trong 70 năm dưới 12 khóa Tổng Thống gần nhất.
Bao nhiêu lời hứa trong tranh cử không thành hiện thực, từ xóa bỏ Obamacare, đến giảm thuế lớn, dựng tường ngăn với Mexico, quyết định cấm người nhập cư từ các nước Hồi Giáo bị trở ngại lớn, vị trí uy tín quốc tế của Hoa Kỳ giảm xuống thấp hơn Pháp, Đức, Anh… Các vụ điều tra về Tổng Thống, con trai và con rể dính đến người Nga trong bầu cử làm cho ông Trump chỉ lo thanh minh bảo vệ cá nhân và gia đình, «quên mất» cái chức vụ Tổng Thống.
Tình hình Hoa Kỳ thật sự u ám, cho đất nước và cho các nước liên minh, bè bạn, cho toàn thế giới, cho nước Việt Nam, vì Hoa Kỳ hàng 2 thế kỷ gần đây có vai trò lãnh đạo của thế giới dân chủ, cường quốc số 1 về chính trị, kinh tế, tài chính, quốc phòng, khoa học kỹ thuật, giáo dục và văn hóa, đứng đầu thế giới.
Tôi làm quen với nước Mỹ từ hồi học trung học, khi giáo sư Tạ Quang Bửu dạy tiếng Anh, giới thiệu các cuốn sách địa lý, lịch sử, văn học của hai nước Anh, Mỹ.
Tôi vui sướng khi thấy Hoa Kỳ đưa quân tham chiến ở châu Âu trong Thế Chiến 1, càng mừng khâm phục Hoa Kỳ đóng vai trò quyết định trong đại thắng phát xít trong Thế Chiến 2, khi mang đại quân đổ bộ lên bờ biển Normandie rồi giải phóng cả Châu Âu và toàn chiến trường Châu Á, buộc phát xít Nhật đầu hàng.
Tôi đã viếng thăm các nghĩa trang liệt sĩ Mỹ, Anh, Canada, Úc, với hàng vạn nấm mộ quân nhân Mỹ bỏ mình trên chiến trường châu Âu vì nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Tôi khâm phục tài ba chỉ huy các chiến dịch lớn của các tướng Eisenhower, MacArthur…, tài lãnh đạo của Tổng Thống Roosevelt, sau trận Trân Châu Cảng đã cấp tốc xây dựng nền công nghiệp quốc phòng đồ sộ, hiện đại cung cấp dư dật tàu chiến, máy bay, xe tăng… cho các chiến trường Âu Á.
Tôi đặc biệt đánh giá rất cao tướng MacArthur đã lãnh đạo quân chiếm đóng Nhật Bản với tinh thần nhân bản và sáng suốt, không hề có trả thù, còn duy trì chế độ Nhật Hoàng lồng với kế hoạch dân chủ hóa triệt để, chuyển nhanh nền kinh tế chiến tranh sang kinh tế hòa bình thịnh vượng, gọi là phép Thần kỳ Nhật Bản, ông được dân Nhật coi là vị anh hùng, cứu tinh dân tộc.
Tại đó không hề có các trại cải tạo, thực tế là các trại giam tàn bạo kiểu nhục hình để trả thù, không có hàng nửa triệu lực lượng «tiếp quản » Miền Bắc kéo vào cai trị miền Nam như ở Việt Nam sau 30/4/1975, họ lên mặt thống trị về các mặt chính trị, an ninh, kinh tế, tài chính, tư pháp, tòa án, giáo dục, y tế, mà mỉa mai và cay đắng thay, kẻ tiếp quản thường kém cỏi xa về hiểu biết, chuyên môn so với kẻ bị trị.
Tôi thường nghĩ nếu Bộ Chính trị và lãnh đạo miền Bắc biết tỉnh táo sáng suốt nhìn ra những mặt tốt, tiến bộ của Việt Nam Cộng hòa để lưu giữ và phát triển, áp dụng cho cả miền Bắc thì tình hình đã khác hẳn. Đó là hệ thống tư pháp độc lập, nền giáo dục khai phóng, người cày có ruộng thuộc quyền sở hữu của mình. Chỉ 3 điều đó đã là sự vượt trội rõ ràng của người thua cuộc so với kẻ thắng cuộc cao ngạo mù quáng dại dột đến đần độn ngu si.
Tôi đã 26 lần sang thăm Hoa Kỳ, kể từ lần thứ nhất sang trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York để theo dõi các phiên họp năm 1988, đúng lúc có dịp theo dõi cuộc tranh luận công khai giữa hai ứng cử viên Tổng Thống Bush và Dukakis, trả lời tức thời các câu hỏi của một nhà báo một cách rõ ràng, gọn gàng, xúc tích, như 2 sinh viên qua cuộc thi sát hạch cuối khóa, không cho phép ấp úng, nhầm lẫn, lúng túng, sai lạc.
Đến năm 1992, 1994, tôi dự quan sát 4 cuộc họp của Quốc Hội Hoa Kỳ, gặp gỡ hơn 10 nghị sĩ và dân biểu, đến Thư Viện Quốc Hội nghiên cứu 2 tuần lễ liền, còn được mời thuyết trình về vấn đề «tù binh Mỹ ở Việt Nam» theo như tôi biết. Tôi thấy rõ sự vận hành sinh động cụ thể theo phép tắc chặt chẽ của nền dân chủ Hoa Kỳ rất mực trưởng thành. Tôi chỉ băn khoăn một chi tiết là theo luật bầu Tổng Thống, số phiếu không theo tổng số phiếu trong cả nước cộng lại, mà qua chế độ đại cử tri cho từng bang, nên bà Clinton bị thua khi bà có hơn 2 triệu phiếu cử tri phổ thông nhiều hơn Trump. Một nét không hay.
Năm 1997, tôi có dịp ghé thăm thị trấn Gettysburg, bang Pennsylvania, xem bảo tàng ở đây, nơi lưu giữ những tài liệu về cuộc nội chiến Bắc – Nam, về kết thúc cuộc nội chiến rất có hậu, sự hòa giải bi hùng cảm động giữa Đại tướng miền Bắc chiến thắng U. Grant với Đại Tướng R.E. Lee miền Nam bại trận tháng 4/1865, cảnh quân lính miền Bắc chào đón trang trọng quân đầu hàng, còn cho phép quân miền Nam giải giáp về quê hương, được mang theo súng ngắn, tất cả lừa ngựa để khôi phục nhanh nông nghiệp, chung sức phát triển công nghiệp ở miền Bắc và nền nông nghiệp trồng lúa mì và bông ở miền Nam, thống nhất trong phát triển đồng bộ cả 2 miền.
Chúng ta Bắc và Nam là anh em, là Một Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ dưới Một lá cờ Sao và Vạch, một Quốc ca, một Quân đội, bài trừ triệt để tệ phân biệt chủng tộc, giải thoát mọi nô lệ, xây dựng «nền Dân chủ của nhân dân, cho nhân dân, bởi nhân dân». Tại Gettysburg, tôi nhiều lần ngậm ngùi nghĩ đến số phận dân Việt Nam, thống nhất trong hận thù, cuộc hòa giải hứa hẹn thành sự lừa dối trơ trẽn, sự giải phóng miền Nam thành cuộc chiếm đóng thô bạo, bên thắng cuộc thấp hèn hơn bên thua cuộc.
Một nét thú vị là tôi gặp Tướng Westmoreland 3 lần tại Washington DC và New York các năm 1997 và 1999, ông lắng nghe tôi kể về đường mòn Hồ Chí Minh mà tôi đã trải qua 3 chuyến đi và về các năm 1961, 1963 và 1975, về buổi gặp của Tướng Giáp với Tướng Đồng Sỹ Nguyên tư lệnh đường mòn, khi ông báo cáo rằng không quân với B52 đánh bao nhiêu cũng không ngại, vì chỉ có 3 phần nghìn số bom trúng vào đường, do B52 bay nhanh, thả bom từ trên 3.000 mét nên bom tản mát rất rộng. Điều lo nhất là khi Mỹ cho vài trung đoàn hay 1 lữ đoàn Bộ binh hay Thủy quân Lục chiến chiếm hẳn 1 hay 2 binh trạm trong số 32 binh trạm thì rất gay, vì 1 binh trạm có tổ chức cực kỳ phức tạp, có trên dưới 30 đầu mối, các loại kho, hầm chứa riêng vũ khí, trang bị, quân trang, thực phẩm, thuốc men, hệ thống quân y, mạng lưới cao xạ, mạng thông tin, rađa, radio, hệ thống giao liên, bưu vụ, nhà khách, bãi trú quân, lực lượng chống thám báo, gián điệp, lực lượng công binh cùng Thanh niên xung phong sửa đường, bãi xe tải, kho dầu, xưởng sửa chữa, trạm nghỉ cho tài xế… Nếu bị chiếm, binh trạm sẽ như ong vỡ tổ, mất liên lạc với nhau vì tản ra xung quanh, không biết sẽ phục hồi chiếm lại ra sao. Đường dây vào Nam sẽ bị đứt thời gian dài… Điều đáng lo nhất ấy không xảy ra, cho đến chiến dịch Nam Lào thì đường mòn đã phát triển rộng, sâu xuống phía Nam. Ông « tướng Óet » buồn rầu thừa nhận rằng «chúng tôi không có tình báo quân sự tại chỗ, không hiểu đối phương, Lầu Năm Góc ở rất xa, cho rằng B52 có vai trò quyết định, theo thuyết vũ khí luận!»
Tôi cảm thấy rất may mắn được làm quen trên đất Mỹ rất nhiều nhà báo Mỹ và Việt, thân thiết như nhà báo lão thành Stanley Karnow, am hiểu lịch sử Việt Nam, tôi từng giới thiệu gặp tướng Giáp hồi 1989, cùng cô con gái Catherine Karnow, chuyên chụp ảnh thời sự, nhà nghiên cứu Muray Hiebert, các Thượng nghị sỹ McCain và Kerry, từng mời tôi thông báo về vấn đề tù binh Mỹ, 2 người thường gửi thiếp chúc Tết dương lịch, với lời nói tôi còn nhớ mãi: «Chúng tôi đòi dân chủ cho Việt Nam chính là để vinh danh một cách thiết thực hơn 60 ngàn đồng đội hy sinh trên chiến trường xa, cũng là để hàng triệu thanh niên các bên ở Việt Nam hy sinh không vô ích.»
Tôi cũng luôn nhớ ông A. Patty, nhân viên tình báo Mỹ trong đội Con Nai từng đến chiến khu Việt Bác trước Cách mạng tháng Tám. Tháng 5/1990, trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông Hồ Chí Minh, trong giờ nghỉ tôi đã dẫn ông Patty đến gặp Tướng Giáp tại Hội trường Ba Đình. Ông Patty từng nói với tôi «ông Hồ rất khôn, dấu kỹ bản thân là Cộng sản của Đệ Tam Quốc tế, nhưng bộ ngoại giao Mỹ hồi đó biết rõ chuyện này.»
Tôi học được nhiều kinh nghiệm của nền truyền thông Hoa Kỳ đa dạng, phong phú, chuyên sâu. Có nhà báo chuyên về phóng sự, phỏng vấn, bình luận, săn tin, chuyên về chính trị, kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế, văn học, văn hóa, chuyên sâu về tội ác, nạn khủng bố, chiến tranh, về chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, về các loại thể thao. Tôi quen thân với các nhà báo Việt ở các đài VOA - Tiếng nói Hoa Kỳ, RFA - Á châu Tự do, các đài tiếng Việt ở California, Texas, các nhà báo, nhà bình luận, nhà nghiên cứu Trần Văn Sơn, Đỗ Quý Toàn – Ngô Nhân Dụng, Ngô Vĩnh Long, Nguyễn Mạnh Hùng, Đinh Quang Anh Thái, Vũ Quang Việt… và không sao kể hết. Tôi đã đi gần khắp Hoa Kỳ rộng lớn, bề thế, hiện đại với bao thắng cảnh kỳ vỹ, từ bờ Thái Bình Dương sang bờ Đại Tây Dương, thăm hàng chục trường Đại Học, mỗi trường như một thị trấn đông đảo, nơi đào tạo ra nhiều nhất số khôi nguyên Nobel đủ loại, dẫn đầu thế giới, nơi đào tạo trí thức cao cho toàn thế giới.
Trong cuộc đời tôi, Hoa Kỳ là nước tôi có ấn tượng sâu đậm nhất, quý mến, khâm phục nhất, một nước đa chủng tộc, thành hình từ mọi quốc gia thuộc mọi dân tộc các lục địa Âu, Á, Mỹ, Úc, Phi, chan hòa, đan xen, pha trộn lẫn nhau, đóng góp cho nền văn minh nhân loại vô vàn cống hiến về tài năng, phát minh, chiến đấu cho chính nghĩa và dân chủ, đi đầu đẩy lúi thảm họa phát xít và thảm họa cộng sản, là điểm tựa và ngọn đuốc soi đường cho toàn nhân loại.
Ấy vậy mà Hoa Kỳ đang trải qua một thời kỳ có thể gọi là khó khăn nhất, phức tạp nhất, vai trò dẫn đầu thế giới bị đe dọa, nền dân chủ truyền thống bị lung lay, có thể dẫn đến chiến tranh từ cục bộ đến toàn cầu.
Tất cả những khó khăn ấy đều được quy về một mối : Cá tính và cách điều hành khó tiên đoán của vị tổng thống đương nhiệm.
Tôi chỉ còn tin ở thể chế dân chủ khá hoàn thiện của Hoa Kỳ để đất nước này sớm ra khỏi vòng bế tắc, khôi phục uy tín, sức mạnh toàn diện của mình, dựa trên chế độ pháp quyền chặt chẽ và lòng dân Hoa Kỳ luôn hướng thiện, được sự ưu ái tin yêu của toàn thế giới dân chủ văn minh.
Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017
Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017
"Văn Hóa Bờm" tại VN bây giờ - Tác giả Cao Thoại Châu
Đồng bào tôi thật đáng yêu. Cái sự đáng yêu của đồng bào tôi thể hiện ra bằng nhiều “mảng miếng” trong đó một nhân vật dân gian là Thằng Bờm, một cách gọi thân thiết ưu ái, bình dân, không xách mé tí nào.
Anh Bờm nguyên gốc là người thật thà đôi lúc ngây ngô, vui tính và...rất Bờm! Tưởng cái quạt mo là một vật gì có giá trị cứu người ta khỏi cơn nóng bức ngột ngạt. Nhưng đã đánh giá cao như thế mà ba bò chín trâu lại không đổi, bè gỗ lim cũng từ chối, để cuối cùng lấy…nắm xôi! Hồn nhiên, trân quý cái gì của ta không so nó với vật chất. Hồn nhiên, “cận cảnh” – Bờm!
Giờ thì Bờm đi vào cuộc sống, với cơ chế thị trường. Mỗi ngày tôi đọc vài tờ báo. Bữa có tiền thì mua 3 tờ, gặp khi chỉ còn “cái quạt mo” thì ghé sạp báo của người phụ nữ không phải “bè gỗ lim” nói vài câu êm ả khen trời khen đất khen không khí trong lành khen chị ấy đẹp và thế là…coi báo cọp thoải mái! Xin lỗi các báo, nhưng suy cho cùng chỉ cần vài lời nói ngọt, một cái nhìn êm ả mà được coi bao nhiêu là báo thì đây lại là đổi chiếc quạt mo lấy bè gỗ lim đó! Khôn vặt- Bờm!
Thời còn nhỏ tôi chỉ nghe có các anh Elvis Phương, Jo Marcel… hay hát nhạc ngoại nên có nghệ danh như vậy. Còn bây giờ, trong thị trường giải trí, thấy tính xôi đậu lai căng trong ngôn ngữ VN mà chẳng hiểu vì sao lại phải…Tây đến như thế ? Đua đòi -Bờm!
Nhưng không chỉ trong hát hò mới vậy, có một cô người mẫu mà báo chí gọi là “Bà Tưng” do cái tính hay phát ngôn rất tưng, một hôm nổi hứng tuyên bố đại ý hạnh phúc không có tiền thì cạp đất mà ăn à? Lời sỗ sàng, ý dung tục ấy vậy mà Sở GD-ĐT một thành phố lớn nọ lấy ngay câu ấy làm …đề thi học sinh giỏi Văn và tự ca là lối ra đề mở! Người ra đề là một “Bà Tửng” bị kỷ luật đã đành nhưng còn cả bộ tư lệnh ngành kia chẳng lẽ mắc tính bờm nặng? Bộp chộp- Bờm!
Tôi là một anh Bờm đến tuổi hay ra vào BV nên có lắng nghe chuyện ở BV. Rằng ở các nơi đó, muốn được việc phải bôi trơn, thậm chí chích thuốc mà không dúi phong bì sẽ bị phóng cho một cái nhảy dựng lên! Lãnh đạo ngành đưa ra giải pháp hay ho (cảm cúm) rằng người bệnh nên giúp BV phát hiện tiêu cực bằng cách mang theo máy ảnh chộp liền những anh áo trắng vòi vĩnh để làm tang chứng tố cáo! Hài hước- Bờm!
"Bờm" vào cả trường học. Thích phô trương, người ta đặt danh hiệu "Trường đạt chuẩn văn hóa" để phấn đấu, hóa ra chưa đạt là loại trường...thiếu văn hóa! Cái danh hiệu kia thực chất chỉ là cái quạt mo mà tính đổi lấy ba bò chín trâu thì thật là…Giáo dục- Bờm!
Chúng ta vẫn dạy bài ca dao “Thằng Bờm có cái quạt mo…”, đó là Bờm nguyên chất hồn nhiên, không vì “lợi ích nhóm” mà đổi lấy những thứ chỉ nghe là biết lừa đảo. Bờm thật thà, biết…ngố để mang lại cho mọi người nụ cười thoải mái thay vì xốc nổi làm trò cười cho phú ông! Từ dân mà ra, nhờ dân mà sống, lấy dân làm gốc...đó là thằng Bờm của cha ông ngàn xưa để lại! Phần tôi, tức người viết, ước mơ làm sao mình cứ mãi được là Bờm…Ở cái thời nhiều quỷ sứ này, bài ca dao kia thật tình có làm tôi thèm khát cái tính Bờm nguyên gốc của đồng bào mình! Cho phép tôi thắc mắc: Tại sao chỉ có “thằng” Bờm mà không có “con” Bờm ?
"Đuổi Mỹ đi, lại đón Mỹ về”- Tác giả Tuấn Khanh
Năm 1995, trong buổi học cuối cùng của môn chính trị, tôi được nghe ông thầy (cũng là bí thư đảng ủy) nói với giọng tức giận “đánh Mỹ chạy đi, giờ lại trải thảm đỏ đón Mỹ về”.
Ông nói vậy, bởi Việt Nam và Mỹ mở lại bang giao vào tháng 7-1995. Lúc đó, đại diện nước Mỹ là tổng thống Bill Clinton, còn Việt Nam là thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Tâm trạng hoang mang và tức giận đó của ông bí thư đảng ủy, là điều mà tôi vẫn nhìn thấy ở những người bỏ một đời đi theo chủ nghĩa cộng sản, rồi bất chợt một ngày cảm thấy bị hụt hẩng vì cảm giác như mình bị phản bội – đồng thời mơ hồ mình có thể bị bỏ rơi vào lúc nào đó.
20 năm sau, với những nỗ lực không ngừng từ phía Mỹ, Việt Nam đã có những cuộc phối hợp đầu tiên giữa quân đội hai nước. Mặc dù đó chỉ là khởi đầu các hoạt động cứu trợ nhân đạo và cứu trợ thảm hoạ trong khuôn khổ chương trình Thiên thần Thái Bình Dương.
Vào tháng 8/2015, hải quân Việt Nam dè dặt bước vào cộng tác trong chương trình Đối tác Thái Bình Dương, là bước đi gấp rút sau sự kiện giàn khoan dầu HD 981 của Trung Quốc tiến vào vùng của Việt Nam trong năm 2014. Vai trò của một cựu thù lúc này ở VN thật đầy tính “ấm áp”.
Đến thời điểm đó, rất nhiều người già đã bỏ một đời đi theo lý tưởng cộng sản mà tôi gặp lại, đều thay đổi. “Trung Quốc mới chính là kẻ thù”, tôi nghe những câu nói như vậy thường xuyên và lớn giọng hơn. Thậm chí, có những người đã cùng tham gia xuống đường chống Trung Quốc rồi bị đánh đập hay tù đày.
Hơn vậy, tôi nghe khắp trên các con đường mình đi qua, từ Nam chí Bắc, là những lời bàn không chỉ về kẻ thù của Việt Nam mà còn bàn về những kẻ sẵn sàng bán mình cho kẻ thù của Việt Nam. Nghe như một cuộc chuyển mình rầm rộ mà thinh lặng.
Hôm nay, hàng không mẫu hạm của Mỹ nói sẽ ghé vào Cam Ranh với cuộc “bảo trì” đầy ý nghĩa, nhất là sau khi Bắc Kinh ép Hà Nội phải ngừng khoan dầu trên biển, và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch vừa sang Mỹ. Tôi lại nhớ về ông bí thư đảng ủy đó.
Lịch sử đang đổi thay. Con người cũng đang đổi thay. Thậm chí con cái các quan chức cấp cao đã rùng rùng chọn học, sống và mua nhà ở Mỹ cũng như ở các nước phương Tây “thù địch”. Nhiều gia đình quan chức chỉ quyết chọn đến định cư ở những nước mà lý tưởng cộng sản được sách giáo khoa nơi đó dạy rằng, là tội ác của nhân loại. Bất chấp trong đất nước này, các đại học VN vẫn ép sinh viên phải lèn chặt chủ nghĩa Marx-Lenin như công cụ tư tưởng sống còn của chế độ.
Hôm nay, chỉ còn lại rơi rớt những lời ngợi ca Trung Quốc bạn vàng công khai từ một ít tướng lĩnh, hay luận điệu hằn học được huấn luyện của lớp thanh niên bị nhồi sọ phục vụ. Nhưng mỗi lúc, những âm thanh đó càng ngày càng tẻ nhạt và vô ích. Đôi khi, có thể đó là thành phần phải bị hy sinh để giữ lại thể diện hữu nghị trước những khúc quanh lịch sử khó lường sẽ đến.
Vài năm sau nữa, lớp người rơi rớt ấy có đập bàn hằn học cho số phận của mình, như ông bí thư đảng ủy mà tôi nhìn thấy không?
Tất cả như một sân khấu vĩ đại. Mà nhân dân là khán giả xuyên suốt. Sân khấu lúc có tiếng súng và nhà tù, lúc có hoan hô và đả đảo. Trò diễn cứ liên hồi, nỗi niềm rồi chỉ còn lại nhân dân im lặng cảm nhận.
Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017
Thỉnh nguyện thư kêu gọi ngăn chặn nhà ngoại giao CSVN làm tổng giám đốc UNESCO
Tổ chức Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ vừa công bố một thư báo động và kêu gọi mọi người ký thỉnh nguyện thư trên mạng để phản đối việc ông Phạm Sanh Châu- một nhà ngoại giao CSVN- ứng cử vào vụ chức tổng giám đốc Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học Và Văn Hóa Liên Hiệp Quốc- UNESCO.
Thư ngỏ trích dẫn thông tin từ Wikipedia cho biết, ông Phạm Sanh Châu, 56 tuổi, hiện là phụ tá ngoại trưởng kiêm đặc phái viên của thủ tướng CSVN về các vấn đề UNESCO, đồng thời cũng là tổng thư ký Ủy Ban Quốc Gia UNESCO của Việt Nam.
Thư ngỏ cho rằng nếu đắc cử chức tổng giám đốc UNESCO, ông Châu sẽ thực thi ý đồ của đảng CSVN lâu nay là vinh danh Hồ Chí Minh, người bị xem như là một kẻ giết người hàng loạt, liên quan tới chiến dịch đấu tố cải cách ruộng đất thập niên 1950s ở Bắc Việt, và vụ thảm sát Mậu Thân 1968 ở Huế.
Một trong những vụ nói dối lớn nhất của chế độ CSVN đối với người dân trong nước từ hàng chục năm trước, đó là việc họ tuyên bố ông Hồ là “danh nhân thế giới” được UNESCO “công nhận”. Thực sự chỉ là chính họ tự đưa ông Hồ vào danh sách đề cử, nhưng UNESCO chưa bao giờ công nhận điều này.
Bản thỉnh nguyện thư chống Phạm Sanh Châu xuất hiện trên trang mạng Change.org nhận định rằng từ năm 1983, ông ta tham gia một chính quyền hoàn toàn không tôn trọng hòa bình, nhân phẩm và tự do biểu đạt. Ông ta là đại diện của đảng CSVN, một đảng tự khẳng định vị trí độc quyền cai trị trong hiến pháp, tái xác định sự thiếu vắng một nền dân chủ ở Việt Nam.
Được biết hiện có 9 nhân vật từ nhiều nước vào chung kết cuộc tuyển chọn tổng giám đốc UNESCO. Cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong cuộc họp khoáng đại của UNESCO vào tháng 10 tới đây.
Sau đây là đường link để vào ký thỉnh nguyện thư:
https://www.change.org/p/unesco-stop-the-candidacy-of-mr-pham-s-chau-as-unesco-general-director?recruiter=20837046&utm_source=share_petition&utm_medium=sms&utm_campaign=share_petition&utm_term=share_petition
Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017
Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở XỨ THIÊN ĐƯỜNG VỚI 24 NGÀN TIẾN SĨ GIẤY - Tác giả Phạm Đình Trọng
1. Không có quốc gia nào mà thí sinh thi 30 điểm/3 môn lại rớt đại học cả. Trên đời này rất rất khó có sự hoàn thiện đến mức đó cả. Thậm chí đạt đến sự hoàn thiện tuyệt đối 30 điểm/ 3 môn vẫn rớt. Chỉ tuyển những thí sinh trên 30 điểm nghĩa là những thí sinh đó trên sự hoàn thiện tuyệt đối à.
2. Không có quốc gia nào mà nghề cốt lõi nhất cho một đất nước, gốc rễ nền tảng nhất là giáo dục thì ngành sư phạm lấy đầu vào thấp nhất 12,5 điểm để sau này t...hành giáo viên.
3. Không có quốc gia nào phát triển mà các ngành nền tảng, tạo ra sản phẩm, tạo giá trị vững chắc như nông nghiệp, kỹ thuật.... bị coi rẻ đến mức chỉ dành thí sinh điểm thấp. Thậm chí thí sinh không thèm quan tâm nữa.
4. Không quốc gia nào mà những ngành "khổ cực nhất, phục vụ nhân dân" như công an lại lấy trên sự tuyệt đối. Thí sinh thi 30 môn đạt tuyệt đối 30 điểm là rớt. ???? Chả hiểu sao bọn trẻ lại bon chen vào ngành này!!!
5. Không quốc gia nào mà ngành chăm sóc sức khoẻ, liên quan tính mạng con người chổ này lấy 29,5 điểm, nhưng nơi khác chỉ cần xét học bạ hay đủ điểm sàng là sau 5,6 năm thành Bác sĩ, dược sĩ hết.
6. Không quốc gia nào, nông nghiệp là thế mạnh đất nước mà chả học sinh nào muốn vào học, nếu có là những thí sinh điểm thấp hết đường mới vào ngành đó học.
7. Nếu chỉ tính riêng ngành Bs đa khoa, trường đại học y dược tphcm, có 404 em đỗ mức 29,25 điểm thì chỉ có 26 thí sinh trúng tuyển mà không có điểm cộng và ưu tiên còn lại 378 thí sinh trúng tuyển là nhờ đối tượng ưu tiên, vùng ưu tiên. Vậy các em giỏi thật mà không thuộc đối tượng ưu tiên thì phải gác lại giấc mơ đại học nhé! Không quốc gia nào có được điều này!!!
4. Không quốc gia nào mà những ngành "khổ cực nhất, phục vụ nhân dân" như công an lại lấy trên sự tuyệt đối. Thí sinh thi 30 môn đạt tuyệt đối 30 điểm là rớt. ???? Chả hiểu sao bọn trẻ lại bon chen vào ngành này!!!
5. Không quốc gia nào mà ngành chăm sóc sức khoẻ, liên quan tính mạng con người chổ này lấy 29,5 điểm, nhưng nơi khác chỉ cần xét học bạ hay đủ điểm sàng là sau 5,6 năm thành Bác sĩ, dược sĩ hết.
6. Không quốc gia nào, nông nghiệp là thế mạnh đất nước mà chả học sinh nào muốn vào học, nếu có là những thí sinh điểm thấp hết đường mới vào ngành đó học.
7. Nếu chỉ tính riêng ngành Bs đa khoa, trường đại học y dược tphcm, có 404 em đỗ mức 29,25 điểm thì chỉ có 26 thí sinh trúng tuyển mà không có điểm cộng và ưu tiên còn lại 378 thí sinh trúng tuyển là nhờ đối tượng ưu tiên, vùng ưu tiên. Vậy các em giỏi thật mà không thuộc đối tượng ưu tiên thì phải gác lại giấc mơ đại học nhé! Không quốc gia nào có được điều này!!!
Mật vụ Việt Nam dùng người tình để "chim mồi" bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Bài báo của tờ B.Z. cho biết vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là một kế hoạch tinh xảo của mật vụ Việt Nam. Người tình của ông Thanh đã trở thành một tai họa cho ông.
Mật vụ Việt Nam đã biết từ lâu, Trịnh Xuân Thanh có mối quan hệ tình cảm với một cô gái Việt Nam trẻ đẹp. Cô gái này là con của một Bộ trưởng.
Những nhân viên mật vụ đã đón cô gái ở sân bay Tegel Berlin bằng một chiếc xe Limousine thuê mướn mang biển số Cộng hòa Séc. Để tránh mất cắp nên có những xe thuê mướn được trang bị hệ thống định vị GPS (đây là một hệ thống GPS riêng biệt, nó không phải là Navigation System thông thường để chỉ đường), rất tiếc cho mật vụ Việt Nam là thuê mướn đúng vào chiếc xe loại này, cho nên toàn bộ lộ trình chiếc xe di chuyển đều được lưu trữ lại qua hệ thống định vị GPS. Đây rõ ràng là một lỗi lầm cốt tử của mật vụ Việt Nam.
Theo dữ liệu GPS lưu trữ, khoảng 10 giờ 30 ngày Chủ nhật 23/07/2017 chiếc xe Limousine ngừng ở trên đại lộ Hofjägerallee gần khách sạn Sheraton Berlin, con đường này xuyên qua công viên Tiergarten. Vụ bắt cóc xảy ra tại đây. Những người đi đường nhìn thấy cảnh Trịnh Xuân Thanh và người tình bị ba nhân viên mật vụ cưỡng bức đẩy lên chiếc xe Limousine với tiếng la hét dữ dội, nên đã ghi lại biển số xe và điện thoại báo động cảnh sát.
Cũng theo dữ liệu GPS lưu trữ, chiếc xe này sau đó đã chạy đến Praha, thủ đô CH Séc.
Sau đó Trịnh Xuân Thanh bị áp tải đưa về Việt Nam trên một chiếc máy bay ngụy trang chở bệnh nhân.
Ngoài ra trong một bài báo TAZ số ra ngày 02/08/2017, bà luật sư Schlagenhauf của Trịnh Xuân Thanh cho biết, người tình của Trịnh Xuân Thanh là một nhân viên làm việc ở Bộ Công thương, cô đã bị gãy tay khi cô cùng với Trịnh Xuân Thanh bị xô đẩy lên chiếc xe bắt cóc, và sau đó được đưa về Việt Nam chữa trị trong bệnh viện Việt-Đức ở Hà Nội với sự canh giữ của công an.
Hiện nay trên các mạng xã hội, Facebook đang lan tràn những đồn đoán cô gái người tình của Trịnh Xuân Thanh là ai?
Hiếu Bá Linh - Thoibao.de
Nguồn: http://www.bz-berlin.de/…/seine-geliebte-fuehrte-den-geheim…
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)