khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015

The Best Of Mozart




                                                        


Phỏng vấn Nhà văn Dương Thu Hương







Từ hình ảnh em bé Syria nghĩ đến những em bé miền nam Việt Nam- Tác giả Khuất Đẩu





Một bức ảnh gây xúc động thế giới. Xúc dộng vì mái tóc đen mướt của em. Vì chiếc áo đỏ, quần xanh em mặc. Vì đôi giày em mang. Cứ như em vừa ăn mừng sinh nhật thứ ba cùng bố mẹ. Và nhất là cái dáng em nằm nghiêng nghiêng trên bờ cát. Nếu không có những ngọn sóng lừng lững đang tiến vào bờ, cứ tưởng như em đang nằm ngủ.

Mà em đang ngủ thật, một giấc ngủ dài không bao giờ thức dậy nữa.

Từ bức ảnh này, người ta ồn ào lên tiếng nguyền rủa bọn buôn người, kết án chính phủ các nước giàu có châu Âu đã không tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ. Đài truyền hình Việt Nam cũng lớn tiềng, bảo phải tìm cho ra cội nguồn của cuộc khủng hoảng nói trên, truy tìm thủ phạm của những kẻ đã khiến hàng vạn người liều chết vượt biên.

Bọn buôn người thì đã rõ. Đó là hai tên Syria, chở đến 18 người trên chiếc thuyền chỉ vừa đủ chỗ cho 12 người. Khi sóng to gió lớn, chúng đã đeo áo phao nhảy khỏi thuyền bơi vào bờ, bỏ mặc cho thuyền chìm.

Còn thủ phạm chính là tổng thống Al- Assad của Syria, kẻ đã dùng quân đội, pháo binh, máy bay và cả vũ khí hóa học để đàn áp các cuộc biểu tình đòi phải hắn từ chức. Tòng phạm là Nga, chồng lưng trong bao nhiêu năm và giờ đây đang lén lút gửi quân sang trợ giúp. Man rợ hơn nữa là phiến quân Hồi giáo IS với những cuộc thảm sát kinh hoàng.

Biết đi là chắc chết, nhưng không thể không đi. Cũng như những thuyền nhân Việt Nam 40 năm trước. Những năm ấy, trên các bãi biển Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippine… biết bao nhiêu xác những em bé miền nam Việt Nam đã phải trôi dạt như em bé Syria. Những xác trẻ thơ bụng ỏng xanh xao, áo quần rách rưới khiến người ta kinh hãi chứ không thương cảm.

Em bé Syria, dẫu sao em cũng được mặc quần áo đẹp, được mang giày chỉnh chu chứ không đi chân đất. Em chết như nằm ngủ vì trước đó em không cùng cha mẹ trốn chui trốn nhủi, không phải nhịn đói nhịn khát, không kinh hoàng khi thấy bọn hải tặc hãm hiếp mẹ, cắt cổ cha trước khi ném em xuống biển.

Em bé Syria được ví như thiên thần, còn những em bé Việt Nam, giống như em bé châu Phi đói lã bên cạnh con diều hâu đang chờ xé xác.

Đài truyền hình bảo cuộc di cư hiện tại là đông đảo nhất sau thế chiến thứ hai. Có thật vậy chăng? Hay đó chính là cuộc di cư của hai triệu người miền nam Việt Nam vượt biển sau mùa xuân đại thắng?

Những người Lybia, Syria, Liban và cả châu Phi nghèo đói chẳng ai phải trốn tránh công an, chẳng ai phải vào tù nếu đi không lọt, chẳng ai phải bị lấy mất nhà cửa ruộng đất, chẳng ai bị nguyền rủa là phản quốc. Họ ra đi giữa ban ngày ban mặt, mang theo tiền bạc mà không bị trấn lột. Khi may mắn dạt vào các đảo ở Hy Lạp, dù nước này suýt vỡ nợ, vẫn không cho quân đội và cảnh sát xua đuổi như ở các nước Malaysia, Thái Lan…Họ được tiếp tế lương thực, được cho tạm trú trước khi từng đoàn lũ lượt sang các nước Serbia, Croatia để vào các nước Áo, Đức.

Họ bỏ nước mà đi vì chiến tranh, trong khi những người miền nam Việt Nam lại ra đi vì hòa bình. Khác lạ là ở đó. Mà cũng cay đắng là từ đó.

Tôi không chối cãi họ là những kẻ khốn khổ. Nhưng được bỏ nước mà đi như họ, đi một cách tự do cùng vợ con, chắc miền nam chỉ còn lại những trụ đèn*.

Em bé Syria ơi, thật tội nghiệp cho em, nhưng dẫu sao em cũng đã được chết để lên nước Trời, ở đó em sẽ bay lượn giữa muôn ngàn vì sao. Nơi bãi cát em nằm sẽ có những bó hoa yêu thương để sóng mang đi. Tối đến sẽ có hàng trăm ngọn nến được thắp lên để sưởi ấm cho linh hồn em.Trong khi đó, những đứa bé miền nam Việt Nam, nếu không vào trong bụng cá tối tăm thì cũng thối rữa trong các hố rác dơ bẩn, không có được một nắm đất để yên nghỉ. Suốt 40 năm qua những linh hồn bé bỏng mong manh ấy vẫn lang thang giữa muôn ngàn sóng gió trùng khơi mịt mùng.

Không một cánh hoa!

Không một ngọn nến!

Ngay cả một bài kinh siêu độ cũng không, dù là đang rằm tháng bảy!

Thương thay!



                                                                


"Thưa Chủ Tịch Tập Cận Bình Con xin thần phục Trung Quốc"






"尊敬的習近平我問上帝中國”



Có phải côn đồ đập phá tượng Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ở Tây Ninh?




                                              


Phó Tổng Biên Tập báo Thanh Niên Online bị cách chức, rút thẻ nhà báo vì bài viết trên facebook cá nhân (toàn dấu sắc) về ngày 2/9/2015 !










KỶ NIỆM 40 NĂM LY HƯƠNG 29/04/1975 - 29/04/2015, của ca sĩ Hoàng Oanh



Tối hôm nay (theo giờ Việt Nam) là đúng 40 năm Hoàng Oanh bước xuống tàu rời khỏi Saigon.

Đây là hình ảnh của gia đình Hoàng Oanh đi tỵ nạn đến Hoa Kỳ vừa sau biến cố tháng 4 - 1975.

Đã vượt qua biết bao nhiêu nỗi gian nan, nguy khó nơi biển cả, trên con tàu Hải Quân (số #800) rồi lại được chuyển sang hạm đội của Hải Quân Hoa Kỳ để đến được đảo Guam. Rồi trại tỵ nạn Indiantown Gap (Pennsylvania). Rồi định cư tại New Jersey (Tháng 7 - 1975). Hình nầy chụp khi đã dọn ra ở Appartment tại Bound Brook (New Jersey) cuối tháng 10 - 1975 (Sau 3 tháng rưỡi tạm trú nơi nhà gia đình người Sponsor là Mr - Mrs Johnson).

Một hôm được nhà báo của tờ Daily News trong vùng đến chụp ảnh và phỏng vấn, may quá có chiếc áo dài Hoàng Oanh mang theo được, nên lấy ra mặc để chụp hình đăng báo. Đâu đó, có người ta tặng cho cây đàn guitare cũng cho lên ảnh luôn. Còn tất cả các thứ khác đều do nhà thờ tặng cho.

Nhìn kỹ tấm ảnh nầy, nếu quý vị để ý, sẽ thấy trên gương mặt của hai người trong ảnh tuy lúc đó cũng còn trẻ, tuy rằng có cười đó nhưng vẻ ngơ ngác và hốt hoảng vẫn còn in đậm trên gương mặt.

Thế mới biết, tháng 4 năm 1975, cuộc chiến tàn khốc trên quê hương Việt Nam đã được kết thúc bằng một cuộc vượt biển tìm tự do cũng tàn khốc không kém, rồi sau đó là những mảnh đời nổi trôi trên đất khách...

Cho đến nay, 40 năm trôi qua (1975 - 2015), sau cuộc đổi đời tan tác đó, hình như vết thương vẫn chưa lành...
 


Mời nghe CD ngâm thơ của Hoàng Oanh: Chúng Ta Mất Hết Chỉ Còn Nhau






Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Biểu tình phản đối treo cờ đỏ ngày 2/9/2015 tại San Francisco City Hall









Trân trọng mời đọc TRĂM VIỆT TRÊN VÙNG ĐỊNH MỆNH của tác giả Phạm Việt Châu

 
Bấm vào mũi tên nằm góc phải trên cùng(Pop-out) đễ xem nguyên văn bản trên màn hình




Biển Hồ Cạn Nước- Tác Giả: Tưởng Năng Tiến



Cả Nước ăn cá đuối rồi chết theo Bác Hồ


Khi đơn phương chuyên quyết tiến hành xây chuỗi 8 con đập khổng lồ Vân Nam là Trung Quốc đã phát động một cuộc chiến tranh môi sinh không tuyên chiến với 5 nước hạ nguồn sông Mekong. – Ngô Thế Vinh

Vào ngày 31 tháng 7 năm 2015, từ Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), ông Đinh Hưng đã gửi đến BBC một lời báo động … muộn màng:

“Các dòng sông Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long đang bị xâm nhập mặn vào nội địa trên 70 km, và có chiều hướng tăng nhanh. Hiện một số địa phuơng trong vùng ĐBSCL đã xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng.

Những tháng gần đây tại ĐBSCL, việc nước mặn tấn công ‘Chưa từng thấy’ làm ‘Đảo lộn cuộc sống’, không phải là bất ngờ mà là tất yếu theo dự đoán. Người dân các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đang phải ‘Chạy mặn’ từng ngày.

Các tiểu vùng nước ngọt quanh năm bị đảo lộn, bị mặn xâm nhập, đã đe dọa cả trăm ngàn hecta đất nông nghiệp, nhiều vườn cây ăn trái nằm trên nguy cơ xóa sổ, thủy sản nước ngọt bị tổn thất lớn. Tất cả nguy hại đang đổ trên đầu người dân nơi đây.”

Hiện tượng ngập mặn ở ĐBSCL –  thực ra – đã được báo động lâu lắm rồi, từ hồi cuối thế kỷ trước lận:

“… mười ngày trước Giáng Sinh, ngư phủ Nguyễn Văn Chơn và vợ cư ngụ tại huyện Lấp Vò Tỉnh Đồng Tháp đã lưới được một con cá đuối khổng lồ trên sông Tiền, đoạn giữa hai Xã Tân Mỹ và Tân Khánh Trung. Con cá đuối có chiều dài hơn 4 mét ngang 2 mét và nặng tới 270 ký.

Cá đuối hay Selachian, tên khoa học là chondrichthyes, thuộc loài cá sụn (cartilaginous fishes) gồm các giống cá mập, cá nhám, cá đuối và là cá nước mặn. Đây cũng là lần đầu tiên ngư dân Đồng Bằng Sông Cửu Long lưới được một con cá nước mặn lớn như vậy rất xa biển và trên một khúc sông nằm sâu trong đất liền…

Cho sẻ thịt bán ngay tại bến số tiền thu được lên tới ngót 2 triệu đồng tính ra khoảng 140 đô la như món quà Giáng Sinh mà cả hai vợ chồng anh đã không thể nào ngờ tới.

Nhưng ‘Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai’ như lời thơ Nguyễn Đình Toàn, bởi vì khi mà nước sông Cửu Long xuống mức thấp nhất so với 73 năm trở lại đây và có nơi mực nước sông chưa được hai thước gây sạt lở hai bên bờ làm thiệt hại nhà cửa và cả nhân mạng.

Nhiều chuyên gia Việt Nam ở ngoại quốc và cả trong nước đã lên tiếng báo động về hiểm họa hạn hán với sông Cửu Long có thể cạn dòng do các công trình xây đập ngăn nước của các quốc gia Thượng Nguồn Thái Lào và nhất là chuỗi tám con đập bậc thềm khổng lồ Vân Nam Trung Hoa mà lâu nay chánh quyền Hà Nội vẫn không hề lên tiếng phản đối…

Và khi một con cá đuối nước mặn lớn như vậy có thể vào tới Đồng Tháp thì đó là báo hiệu nạn ngập mặn (salt intrusion) đã vào rất sâu trong vùng châu thổ, nơi vốn là đất của ‘sữa và mật ngọt’ hay đúng hơn vùng đất của ‘phù sa, lúa gạo, cây trái và tôm cá đầy đồng…’ (Ngô Thế Vinh. Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng. Văn Nghệ: California, 2000).

Mười lăm năm sau, sau khi tác phẩm dẫn thượng được xuất bản, từ Vĩnh Long, ông Đinh Hưng lại tiếp tục kêu than và kêu cứu … trong vô vọng:

“Trong khi đó, một sự thật hiển nhiên đang đe dọa cư dân ĐBSCL là vấn đề nhiễm mặn đang hủy diệt môi trường sống, lại chỉ nhận được sự thờ ơ của nhiều tầng lớp xã hội, của truyền thông báo chí, không thấy sự lên tiếng đòi hỏi chính phủ về trách nhiệm, kế hoạch và phương pháp hữu hiệu để giải quyết ‘thảm họa’, về giá trị đầu tư phù hợp và hiệu quả cho giải pháp chống xâm nhập mặn – đang là mối đe dọa hiện hữu đến kinh tế, đến an toàn lương thực và dân sinh khu vực, thậm chí đe dọa đến số mệnh của cả quốc gia.”

Muốn biết sự vô cảm, và tầm nhìn củ


Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Trích bài viết "Tương lai nào cho Giáo triều Vatican và Giáo hội nhà nước Việt Nam?" của Nguyễn văn Lục



Giáo hội Công giáo Việt Nam thông qua Hội Đồng Giám mục
 
Trong 40 năm giáo hội công giáo Việt Nam- qua trung gian Hội Đồng giám mục – kể từ năm 1975 – họ đã ứng xử như thế nào trong suốt những năm ấy? Họ đã học được gì từ kinh nghiệm của giáo triều Vatican cũng như những tấm gương sáng của một số Giáo hoàng?
Có thể có một câu trả lời vắn gọn như sau:
  • Ba mươi năm đầu: 30 năm khổ nạn và ẩn nhẫn
Có thể nói 30 năm đầu tứ 1975-2005 là 30 năm chịu nhiều thử thách và khốn khó nhất. Đó là 30 năm mà chính quyền cộng sản tìm mọi cách để trấn lột, bắt bớ giam cầm, tịch thu tài sản của giáo hội.
Cả một hệ thống tổ chức giáo hội xây dựng trong năm thế kỷ trong phút chốc tan rã.
Nghĩ tới điều này tôi cho là nỗi đau xót nhất và mất mát lớn lao nhất. Nhưng tôi có cảm tưởng ít có vị lãnh đạo nào lưu tâm đủ đến vấn đề này. Cả một tổ chức giáo hội và nhân sự bỗng chốc tan biến mất. Cả một nền văn hóa đậm nét Ki-tô giáo qua văn học, qua truyền thống nếp sống đạo mất theo. Cả một hàng ngũ linh mục biến chất từ cách ăn mặc đến ngôn ngữ, nếp sống, nếp nghĩ và cách ứng xử thay đổi.
 
Có thể nói ta mất hết khi cộng sản vào. Không có một hình thức chống đối về tinh thần nào so với tinh thần giáo hội thầm lặng trước 1954 ở ngoài Bắc. Ít có một Hồng y như Trịnh Như Khuê, giám mục Phao Lồ Lê Đắc Trọng. Cũng hiếm có những gương mặt linh mục như Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Văn Thông, Phạm Hân Quynh.
 
Sự mất mát là đồng loạt như các cartes đua nhau sụp đổ.

Tỉ dụ Dòng Mến Thánh Giá được thành lập từ năm 1670 ở giáo phận Đàng Ngoài và 1961 ở giáo phận Đàng Trong giây phút tan biến hết. Hình như rất ít người công giáo lưu tâm đến lịch sử giáo hội và mất hướng lịch sử, họ dễ dàng để mất hết mà không một lời luyến tiếc. Sự thiếu hiểu biết lịch sử gíáo hội ngay cả trong hàng giám mục cũng thờ ơ trước những mất mát lớn lao này.
 
Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về sự mất mát này là các dòng tu, nhất là dòng các nữ tu. Có khoảng 30 chục dòng tu như thế không còn phương tiện sinh sống phải tự giải tán.(Trước 1975 có thể mở trường mẫu giáo, tiểu học, trung học để sinh sống). Sau 1975, các trường bị giải thể nên các bề trên một số dòng phải quyết định giải tán tu hội. Các bà sơ nhiều người đã lớn tuổi làm gì để sinh sống? Rồi vấn đề hộ khẩu? Họ phải bương chải mở cơ sở chăn nuôi, tiểu công nghệ sống qua ngà. Tôi có cảm thức hầu như không ai quan tâm đến số phận của họ. Không ai phản đối cũng không ai lên tiếng, chỉ biết cúi đầu im lặng. Hàng giám mục lúc ấy như con chim bị đạn chỉ biết co rúm lại tìm cách hộ thân.
 
Các chủng viện và các trường tư thục đều phải đóng cửa. Hầu như mỗi địa phận đều có Chủng viện và mỗi giáo xứ thường có một trường tiểu học và có nơi có trường trung học đều tự đóng cửa và hiến đồng loạt cho nhà nước Có khoảng 300 trường học thuộc giáo phận Sài gòn rơi vào trường hợp này.
Các cơ sở xã hội, các cơ quan truyền thông, các cơ sở nhà in, các nhà xuất bản đồng loạt đóng cửa. Chỉ duy nhất có tờ Đối Diện của hai linh mục Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan còn được xuất hiện và đổi tên là Đứng Dậy. Nhưng hoạt động không bao lâu sau cũng bị đóng cửa. Thay thế vào tất cả các cơ quan báo chí công giáo là tờ Công Giáo và Dân Tộc do một vài linh mục vốn là cộng sản như Trương Bá Cần, Phan Khắc Từ, Huỳnh Công Minh, v.v.
 
Cuối cùng là bắt bớ giam, cầm qua các vụ Nhà dòng Đồng Công ở Thủ Đức, vụ Đắc Lộ, vụ Vinh Sơn.
 
Những mất mát vật chất như thế lấy gì bù lại được? Và còn những mất mát tinh thần thì sao?Trong khi đó, tiếng nói chính thức thông qua Hội Đồng Giám Mục Việt Nam là những ngôn từ trống rỗng, xưng tụng.
 
Không một tiếng nói can đảm nào dám cất lên trong 30 năm công giáo dưới chế độ cộng sản 1975-2005. Tôi lấy lại nhan đề cuốn sách của giám Mục Paul Léo Seitz, giám mục địa phận Kontum: Le temps des chiens muets. Thời đại của những con chó câm để diễn tả cái tình trạng đó! Cũng vẫn theo Giám Mục Paul Léo Seitz những con chó câm là tượng trưng cho những con người sợ không dám nói sự thật. Họ không dám cất tiếng nói nữa. Và đã có bao nhiêu con người-chó câm như thế?
 
Trong từng ấy năm tháng, từng ấy năm cúi đầu khuất phục. Giáo hội Việt Nam như tách ra khỏi Giáo Hội mẹ của họ.
 
Lời kêu gọi: Các con đừng sợ trong dịp nhận chức của Giáo Hoàng Phao Lồ Đệ nhị xem ra chẳng có kết quả gì. Sợ vẫn sợ.
 
Tuy nhiên, nếu lọc lựa chọn ra thì cũng có được một vài vị lãnh đạo tiêu biểu cho thời kỳ đen tối này. Tiêu biểu ở ngoài Bắc có Hồng Y Trịnh Như Khuê, Phan Đình Tụng, giám mục Phao Lô Lê Đắc Trọng. Trong Nam có Tổng giám mục Nguyễn Kim Điền, Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận, các linh mục như Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi.
 
Kết thúc 30 năm sống dưới chế độ cộng sản Hà Nội là việc bổ nhiệm Phó giám Mục Mỹ Tho Phạm Minh Mẫn vào chức vụ Tổng giám mục thành phố Sài Gòn vào tháng 3-1998
 
Nó đánh dấu một giai đoạn dứt điểm mâu thuẫn giữa giáo hội công giáo và chính quyền và mở ra một giai đoạn lệ thuộc, giai đoạn đã được thuần hóa.
 
Nó chấm dứt những thời kỳ tranh cãi, phản đối nhùng nhằng qua lại về việc bổ nhiệm các giám mục như trường hợp Tổng giám Mục Nguyễn Văn Thuận rồi giám mục Huỳnh Văn Nghi kéo dài trong nhiều năm.
 
Nó cho thấy sự thắng lợi rõ rệt của chính quyền cộng sản quyết định can thiệp trực tiếp vào các quyết định bổ nhiệm chức giám mục của tòa thành. Vì vậy, sau khi được bổ nhiệm vào chức vụ mới này thì TGM Phạm Minh Mẫn trong việc làm đầu tiên của ông là đến gặp các chức sắc lãnh đạo thành phố.
 
Cử chỉ và việc làm này nó cho thấy sự công nhận gián tiếp vai trò chỉ đạo của nhà nước. Nội dung buổi gặp gỡ này thì không được rõ. Nó có phải như một cử chỉ cám ơn hay thái độ tuân phục thì thật sự không ai được biết.
 
Và từ khi ngồi vào cái ghế Tổng giám mục rồi Hồng y, vai trò của vị TGM này là dọn đường cho những kẻ kế thuộc lần lượt nắm giữ những chức vụ then chốt lãnh đạo hàng Giáo phẩm Việt Nam. Tổng giám mục Nguyễn Văn Nhơn trong việc thay thế Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt. Trong Nam, Giám mục Bùi Văn Đọc lên kế nhiệm hồng y Phạm Minh Mẫn, Nguyễn Văn Khảm về Mỹ Tho, Nguyễn Thái Hợp ra Vinh.
 
Tôi nhớ lại khi vị giáo hoàng Phao Lô Đệ nhị đang nằm trên giường bệnh hấp hối. Hằng trăm ngàn người cầu nguyện cho ngài. Nhiều người thú nhận khóc như thể nhìn thấy gương mặt của ngài như thể nhìn thấy gương mặt của Chúa.
 
Đây là một so sánh rất công giáo. Người ta có thể nhìn thấy gương mặt của một mục tử để nhận ra đằng sau là gương mặt của Chúa.
 
Vậy thì ở Việt Nam, có bao nhiêu gương mặt mục tử của giáo hội Việt Nam giúp người ta nhìn nhận ra gương mặt của Chúa ?
 
Tôi không biết phải trả lời thế nào. Có chứ không phải không qua những người như Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Giám mục Michael Hoàng Đức Oanh, Kontum. Các linh mục dòng Chúa Cứu Thế như Vũ Khởi Phụng, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Văn Khải. Các linh mục đang tranh đấu khác như Phan Văn Lợi, Nguyễn Văn Giải, Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Andre Đỗ Xuân Quế, dòng Đa Minh.
 
Ngoài ra, nhiều vị mà tôi không được biết đến sau này. Tuy nhiên, còn những vị chức phận cao nhất như: TGM Bùi Văn Đọc chăng? Không. Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, Nguyễn Văn Khảm chăng? Không. Hầu hết những người này là những Pharisieu thời đại. Còn nếu nhìn theo thói đời thì đó là những Nhạc Bất Quần thời cộng sản!
 
Nhiều người tưởng rằng nhận xét của tôi như thế là hồ đồ, vu oan cho họ? Không. Cách đây trên dưới 10 năm, tôi đọc được những lời tuyên bố đó đây của các giám Mục như Bùi Văn Đọc, linh mục Nguyễn Văn Khảm và linh mục Nguyễn Thái Hợp.
 
Tự nhiên tôi cảm nhận ngay được thế này thì không xong rồi và thầm nghĩ rằng sau này tương lai các vị này còn tiến xa hơn nữa. Tôi đã hỏi nhiều bạn bè thì đều có cảm tưởng là những người này với những câu nói dọn đường của họ, họ biết chắc và chờ đợi điều gì xảy đến cho họ.
 
Tôi đã không thể nào chịu đựng nổi khi nghe những bài giảng của Lm Nguyễn Văn Khảm xưng tụng Hồng y Phạm Minh Mẫn trong các dịp mừng 80 tuổi, hoặc mừng kỷ niệm hơn 20 năm làm giám mục và một số dịp khác. Tôi vẫn cố thu nhập xem công trạng của hồng y Phạm Minh Mẫn trong suốt những năm làm Tổng giám mục Sài Gòn, ngoài mấy công trình xây dựng lại đại Chủng viện thì còn gì nữa? Đã có lần nào dám hé răng lên tiếng bênh vực những lời kêu cứu của đồng bào, những nỗi oan của dân đen mất nhà, mất đất? Không. Không bao giờ. Họ bình chân như vại mặc ai đau khổ oan khiên. Mặc các giáo xứ bị chính quyền đàn áp.
 
Tôi cũng không thể nào nghe nổi những lời tuyên bố mang tính nịnh bợ chính quyền cộng sản của Tổng Giám Mục Bùi Văn Đọc khi sang Rô ma.
 
Quả y như rằng. Họ đã có những chỗ ngồi tốt nhất mà nhiều người mơ tưởng. Tại sao, tôi lại có thể tiên đoán trước được tiền đồ của các vị ấy như thế?
 
Trả lời câu hỏi này, tôi nghĩ là đã đến lúc phải thay thế cách thức chọn lựa giám mục. Cách chọn lựa giám mục Việt Nam là không ổn
  • 10 năm sau mới đây
30 năm sống trong lòng chế độ. Người công giáo cũng như lãnh đạo giáo hội hầu như đã thuộc bài. Họ như con ngựa đã thuần. Họ tấ cả bị điều kiện hóa. Conditionné.
 
Về điểm này, phải công nhận chế độ ấy đã uôn nắn con người đến sắt cũng phải mềm.
 
Năm 2005 đánh dấu bằng chân dung một Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đầy hào khí mà 30 năm về trước liệu cũng không tìm thấy được một người.
 
TGM trở thành linh hồn của cuộc đấu tranh của Thái Hà dành lại đất của DCCT bị chính quyền lấn chiếm.
 
Trong suốt thời gian ngắn ngủi tranh đấu, Sài Gòn im lặng. Huế ngậm tăm. Sự mất đoàn kết trong Hội Đồng giám mục thấy rõ trong vụ Thái Hà. Đó là thái độ vừa mù vừa câm và điếc. Bên cạnh cuộc đấu tranh ấy, ngài còn phát biểu những câu nghe không lọt tai bọn sâu dân mọt nước. Chúng dùng cả bộ máy tuyên truyền của chính quyền Hà Nội ra rả chửi bới ngài mỗi ngay trong suốt cả tháng.
 
Và cuối cùng thì do áp lực từ nhiều phía, ngài đành phải rút lui ra khỏi giáo phận. Đây chứng tỏ một lần nữa giáo triều Vatican đã bán rẻ ngài.
 
Ngài đã vâng lời rút lui ở ẩn. Những linh mục dòng Chúa Cứu Thế như Vũ Khởi Phụng trở thành bơ vơ. Giáo dân như mất người chủ chăn tốt. Có những linh mục trẻ phải tìm đường ra nước ngoài như linh mục Nguyễn Văn Khải.
 
Nhưng xin nhắc nhở họ, giáo hoàng Benedicto XVI đã cảnh cáo thái độ đồng lõa im lặng này (Complicité du silence) như sau:
‘Tôi có biết một số giám mục đã thú nhận ở chỗ riêng tư là các vị ấy đã quyết định khác với những quyết định riêng của chính họ khi ra trước Hội đồng giám mục. Họ đã chấp nhận cái luật của nhóm (Loi du groupe) để tránh bị phiền nhiễu, tránh bị coi là người gây rối, tránh bị coi là đầu óc chật hẹp, chậm tiến vv. Thật là tốt đẹp biết bao khi mọi người đều có quyết định chung. Nhưng đã biết bao lần những quyết định chung đó chỉ nhằm che dấu những điều xấu, những xi căng đan, sự sai lạc phúc âm, muối và men bột.”(13)
Sau vụ TGM Ngô Quang Kiệt bị cho nghỉ hưu sớm. Giáo Hội Việt Nam thực sự trở thành Giáo Hội nhà nước. Nếu Giáo Hội Phật giáo trở thành Giáo Hội nhà nước từ năm 1981 có tính cách định chế thì Giáo Hội công giáo cũng là một hình thức nửa giáo hội nhà nước, chưa có định chế. Chỉ còn một bước nữa nó sẽ được vinh dự định chế nếu nó thiếu cái dù bảo trợ đằng sau của Vatican.
 
Tiếng nói của họ – giám mục – không được chính quyền coi trọng.

Như trong việc đòi lại Giáo Hoàng Học Viện, Đà Lạt đã được chính thức chấp nhận về chủ quyền đất đai vĩnh viễn ngày 21-9-1964. Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn – nay là Hồng y – đại diện Hội Đồng Giám Mục chính thức chỉ đòi hỏi: Ngưng việc xây dựng công viên. Văn thư được gửi đi không được trả lời. Giám mục Nhơn trả lời phỏng vấn một cách hoàn toàn hờ hững và bất lực: Chúng tôi không thể nói gì hơn nữa. Và cuối cùng: Chúng tôi vẫn đợi.
 
Đợi đến bao giờ, thưa ngài Hồng y?

Hội nghị biểu dương gương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo, giai đoạn 2010 - 2015, Bắc Giang. Nguồn: ubdkcgvn.org.vn
Hội nghị biểu dương gương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo, giai đoạn 2010 – 2015, Bắc Giang. Nguồn: ubdkcgvn.org.vn

Trong một bài giảng của linh mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, O.F.M vào ngày 29-9-2013, linh mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh đã không ngần ngại lên án những thái độ này và linh mục gọi là thái độ vô cảm.
 
Nhắc lại quá khứ, trước đây, trước 1975, khi còn trẻ, tôi thường có cái nhìn không mấy có thiện cảm với các vị thừa sai người Pháp, đôi khi còn có thái độ ác cảm.
 
Nay nhìn lại một cách công bằng, tôi nhận thấy phần đa số các thừa sai được gửi sang đây đều là những người hy sinh, thiện chí và có lý tưởng. Họ xứng đáng với vai trò những kẻ đi truyền giáo, những kẻ đi mở đường.
 
Hồi ký của những nhà truyền giáo như P. Dourisboure và C. Simonnet. M.E.P trong La Mission des grands Plateaux đã để lại biết báo nhiều những kỷ niệm phiêu lưu, mạo hiểm đầy can đảm và lòng tận tụy hy sinh của họ. Nó chẳng khác gì những cuộc chinh phục miền Viễn Tây của những người Mỹ xưa.
 
So các thừa sai này với những thành phần giám mục trong Giáo Hội nhà nước hiện nay thì quả đúng là một trời một vực. Họ không xứng đáng tiếp tục ngồi tại vị một cách vô trách nhiệm, không dám có một lời phản đối.
 
Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu trong suốt 40 năm dưới chế độ cộng sản, Giáo hội Công giáo Việt Nam có còn cái tư thế độc lập với chính quyền, với nhà nước nữa hay không? Tương lai giáo hội sẽ như thế nào với một tập đoàn giám mục lãnh đạo chịu sự kiềm chế và lãnh đạo của cán bộ cộng sản?
 
Nếu nói sống đạo là sống vào niềm tin, làm thế nào để tôi có thể đặt để niềm tin của mình vào những người như Bùi Văn Đọc, Nguyễn Văn Khảm, Nguyễn Thái Hợp?
 
Câu trả lời là càng ngày, tổ chức giáo hội thông qua Hội Đồng Giám Mục Việt Nam càng xa lầy, càng mất cái tư thế độc lập và càng bị định chế hóa bởi những quyết định của nhà nước cộng sản trong vấn đề giáo dục, truyền đạo và bổ nhiệm.
 
Nhiều dấu hiệu thông qua việc bổ nhiệm cho thấy đây là một dấu hiệu của một giáo hội nhà nước trá hình.
 
Khi một vị lãnh đạo biết mình không thể đảm đương được công việc giao phó một cách trọn vẹn thì nên từ chức. Nếu nghĩ được như thế thì nhiều giám mục trong HĐGM Việt Nam đã phải nộp đơn từ chức.
 
Tôi nghĩ đến trường hợp Hồng y Phạm Minh Mẫn.
 
Đối với vị Hồng y đã nghỉ hưu, tôi đã có dịp tìm hiểu gốc gác gia đình, những ngày vị này còn là Lm giáo Chủng Viện, rồi Phó Giám Mục Mỹ Tho, trước khi leo lên Tổng Giám Mục TP Hồ Chí Minh.
Ở cương vị linh mục, ngài có thể là một mục tử tốt, có lý tưởng.
 
Riêng linh mục Huỳnh Công Minh ngồi ở vị trí ấy từ năm 1975 đến nay tự nó ngồi lâu như thế đã một lỗi lầm rồi. 10 năm đã được kể là quá nhiều. Mà đến 40 năm chứng tỏ thành phố Hồ Chí Minh không còn ai. Hồng y Mẫn đã không đủ can đảm xô cái ghế của Huỳnh Công Minh – một cái ghế có hai chân, một chân giáo hội và một chân cộng sản – từng làm trò cười cho nhiều người. Đến lượt Tổng Giám Mục Bùi Văn Đọc lấy tư cách gì để xô ngã cái ghế ấy? Một người rất khiêm nhường thường không biết phải nói gì, làm gì? Nói theo Đảng thì có gì cần hỏi ý Chúa?
 
Phần ông Huỳnh Công Minh, ông phải có trách nhiệm biết nhường chỗ cho người khác. Việt Nam cũng như Giáo Hội Việt Nam cần phải có một thứ văn hóa từ chức mới được. Cứ như cung mực này, ông có nhiều triển vọng vượt qua Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong việc ngồi ỳ tại chức vụ. Và cho đến lúc ông chết, Đảng và Giáo Hội sẽ phải quyết định nên chôn ông ở nghĩa địa nào cho xứng hợp? Nghĩa địa Đất Thánh hay nghĩa địa Ba Đình?
 
Gương của Giáo Hoàng Francis là sống thanh bạch. Hội đồng giám mục Việt Nam có mắc 15 khuyết tật được nêu ra bởi giáo hoàng Francis không? Chẳng những không phải 15 mà nhân gấp đôi cũng chưa đủ số. Điều này cũng là một bài học để xem có bao nhiêu giám mục trong nước Việt Nam theo được gương của ngài?
 
Cái bệnh đi đâu cũng đón tiếp, cờ xí long trọng, kèn trống inh ỏi, trẻ con, phụ nữ xếp hàng từ ngoài cổng chào còn lâu mới xóa bỏ được như việc đón tiếp giám mục Nguyễn Văn Khảm về nhậm chức ở Mỹ Tho.
 
Ôi sao mà linh đình như thế! Hy vọng từ đây về sau, tôi không còn phải nhìn cái cảnh đón rước rình rang như thế nữa.
 
Bên này, việc bổ nhiệm một giám mục về một nhiệm sở là công việc nội bộ của giáo hội, Giám mục đến một cách âm thẩm, đi về không ai biết! Chúng ta học được gì trong ngày lễ nhậm chức của Giáo Hoàng Francis?

Hàng giám mục Việt Nam phải có can đảm vượt ra khỏi mình, nhận lãnh trách nhiệm rõ ràng trước cộng đồng dân Chúa.
 
Nghĩa là người của hoàn cảnh dám cất lên tiếng nói.
 
Ngày hôm nay, giới trẻ, giới trí thức, giới cựu cán bộ cộng sản đều dõng dạc lên tiếng phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản. Phần chúng ta, chẳng lẽ chúng ta không có tiếng nói, vẫn im lặng?
Phải dám tự tuyên xưng như giáo hoàng Benedictô XVI tuyên bố tại Học viện hàn lâm công giáo Bavarian Munich, năm 1971: Why I am still in the Church?
 
Tại sao tôi vẫn còn là người của giáo hội?
 
Các giám mục có thật sự còn là người con của giáo hội hay là con cái của quỷ Satan.
 
Đó là điều mà nhà thần học Thụy Sỹ Hans Kung gọi là ý thức hệ Satan. (Ideologia satanae, une idéologie de Satan).
 
Phúc âm 16,23 viết: “Satan, hãy lui ra khỏi ta! Mày đã phá ta, bởi vì những tư tưởng của mày không phải từ Chúa, mà từ con người”
 
Để cứu giáo hội công giáo Việt Nam ra khỏi vũng lầy cộng sản, cần thay đổi thể thức bầu chọn giám mục. Điều mà ngay giáo hội công giáo Âu Châu cũng thấy cần thiết phải thay đổi theo nhu cầu riêng của họ.
 
Tỉ lệ giáo dân TCG tại các nước ở châu Á. Nguồn: Pew và NYT.
Tỉ lệ giáo dân TCG tại các nước ở châu Á. Nguồn: Pew và NYT.

Cho nên, hiện nay cho dù Hội Đồng giám mục Việt Nam đã xây được một trụ sở lớn lao cao 8 tầng tại số 72-12 đường Trần Quốc Toản, phường 8, quận ba oqr Sài Gòn thì điều đó chưa đủ nói lên mức trưởng thành và phát triển của HĐGM bao lâu còn lệ thuộc vào chính phủ. Tương lai còn có tham vọng xây dựng một đại học thần học công giáo. Nó hứa hẹn một tương lai khá hơn cho giáo Hội nếu nội dung giảng dạy và tuyển chọn người giảng dạy không phải do đảng chỉ định.

 

Cung điện vua Bảo Đại xin giữ lại sau lễ thoái vị năm 1945

 
 
 
Sau khi đọc chiếu thoái vị chiều 30/8/1945, cựu hoàng Bảo Đại đã xin giữ lại cung điện do vua cha Khải Định xây dựng để cùng gia đình dọn ra khỏi Hoàng thành về đây sinh song.
 
 
Cung An Định nằm bên bờ sông An Cựu (TP Huế), được vua Khải Định cho xây dựng năm 1917. Sau lễ thoái vị chiều 30/8/1945, cựu hoàng đã đưa mẹ là bà Từ Cung, vợ Nam Phương cùng con cái và người hầu cận về cung An Định sinh song.
 
 
Hiện tại, cung điện rộng khoảng 750 m2 này là nơi tham quan của du khách khi đến Huế. Sau cánh cổng được sơn son thếp vàng là tòa cung điện nguy nga.
 
 
Tòa cung điện 3 tầng với hơn 20 phòng được gọi với là Khải Tường Lâu. Trong căn phòng chính giữa ngay lối vào, vua Khải Định cho vẽ 6 bức tranh tường mô tả những khu lăng tẩm của các vị vua nhà Nguyễn. Bức tượng vua trước đây từng đặt ở Đình Trung Lập (ngay phía cổng vào), nay được đưa vào trưng bày tại đây.
 
 
Trần của Khải Tường Lâu được trang trí hoa văn tinh xảo, đẹp mắt. Cung điện đã nhiều lần được bảo tồn, phục dựng với mong muốn đưa về lại nguyên bản.
 
 
Bên trái của căn phòng chính là phòng tiếp khách với bộ bàn ghế mang đậm nét cổ xưa, pha lẫn với phong cách phương Tây.
 
 
Đối diện với phòng khách là phòng ăn rộng, có một chiếc bàn dài và ghế dựa, xung quanh là những chiếc tủ cổ.
 
 
Tủ cổ đều được chạm khắc tinh xảo, phía dưới tủ chạm nổi họa tiết đầu rồng. Hiện nay, các tài liệu về việc bài trí nội thất Khải Tường Lâu hầu như không còn, nên không thể tái hiện chính xác.
 
 
Cầu thang dẫn từ tầng 1 lên tầng 2 của cung điện mang đậm phong cách phương Tây. 
 

Sau khi cùng gia đình dọn về cung điện, vua Bảo Đại cũng sớm ra Hà Nội làm cố vấn cho chính phủ cách mạng lâm thời, chủ yếu chỉ có Đức Từ Cung và hoàng hậu Nam Phương cùng con cái sống ở cung An Định. Trên tầng 2 hiện được kê một chiếc phản lớn, được xác định chính xác là phòng của Đoan Huy Hoàng Thái Hậu (Đức Từ Cung).
 
 


Một số hình ảnh của vua Bảo Đại và gia đình đang được trưng bày ở cung điện. Năm 1955, sau khi phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, cung An Định bị chính quyền Ngô Đình Diệm tịch thu.
 
 
Một bức tranh chân dung Hoàng hậu Nam Phương được vẽ năm 1944. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, cung An Định cũng không còn giữ được những nét đẹp ban đầu.
 
Phía sân sau cung điện hiện có một bãi cỏ, vốn là nhà hát Cửu Tư Đài - nơi gia đình vua nghe nhạc, nhảy đầm, nhưng đã bị phá hỏng năm 1947.  Sau năm 1975, bà Từ Cung đã hiến tặng lại cung điện này cho Nhà nước.
 


Dân Biểu Caulfied: Hồ Là Kẻ Độc Tài, Giết Hàng Loạt; Bảo Tàng Viện Newhaven Thú Nhận: Hồ Nhân Cách Không Lớn đồng phản đối xây tượng đài hcm



Một cuộc chiến ý thức hệ mới đang bùng nổ ở Anh quốc: nên dựng tượng ông Hồ hay không... Đặc biệt, một dân biểu Anh nói thẳng rằng Hồ Chí Minh là nhà độc tài giết người hàng loạt. Và cũng đặc biệt, một viên chức Anh muốn dựng tượng ông Hồ cũng thú nhận rằng ông Hồ không phải là một nhân cách lớn.



Bản tin VOA ghi nhận qua bản tin tựa đề “Người Anh kêu gọi từ bỏ kế hoạch dựng tượng Hồ Chí Minh”...

Bản tin nói rằng việc hội đồng thị trấn Newhaven, Sessex, Anh chấp nhận kế hoạch của Đại sứ quán Việt Nam định dựng một bức tượng mới nhìn ra bến cảng đã gây tranh cãi tại cả địa phương lẫn trên mạng trực tuyến.

Dân biểu địa phương Maria Caulfied đã kêu gọi từ bỏ kế hoạch dựng bức tượng Hồ Chí Minh, và gọi ông là “một nhà độc tài cộng sản quá cố đã gây ra hàng trăm ngàn cái chết".

Bà nói: “Một bức tượng khi thị trấn đang có nhu cầu tái thiết không phải cách tốt nhất để tiêu tiền, bất kể nguồn tiền đó đến từ đâu”.

Bà Caulfied đã nhận được nhiều lời khiếu nại của cư dân địa phương về kế hoạch dựng tượng để ghi nhớ việc ông Hồ Chí Minh đã từng làm việc trong nhà bếp trên phà Newhaven trong khoảng thời gian vào năm 1911.

VOA ghi rằng cư dân thị trấn Seaford, phía Tây thành phố Sussex, Rosemary Atrill, đã viết thư cho bà Caulfied: “Tôi không hiểu tại sao một đất nước như chúng ta, một nền dân chủ tự do, sẽ dựng lên một bức tượng tưởng niệm Hồ Chí Minh ở vị trí nổi bật như vậy”.

Bà Atrill viết,“Một vấn đề khác là, liệu Hồ Chí Minh có phải người chúng ta nên tưởng niệm? Những nơi duy nhất dựng tượng để tưởng niệm ông là những nước cộng sản”.

Hàng chục bài đăng trên trang facebook của dân biểu Maria Caulfied đồng tình với cảm tưởng này, với những từ ngữ như “kỳ quái”, “quá đáng”, “một sự ô nhục”.




Bản tin nhắc rằng hồi năm 2013, Đại sứ quán Việt Nam đã tặng viện bảo tàng thị trấn Newhaven một bức tượng Hồ Chí Minh.

Ông Tony Helyar, phụ trách bảo tàng Newhaven, nơi trưng bày bức tượng, cho biết: “Tôi nghĩ rằng nếu bạn nói chuyện với bất cứ ai trong số những người Newhaven, họ sẽ nghĩ rằng bất cứ điều gì giúp thúc đẩy thị trấn sẽ là một điều tốt. Mặc dù, nếu nhìn vào đó, ông ấy khó lòng là một nhân cách lớn”.

Tháng Tư vừa qua, sinh viên đại học Sussex đã được mời tham gia thiết kế bức tượng.

Một phát ngôn viên đại học cho biết: "Tôi biết Đại sứ quán đã nhận được 6 bản thiết kế, bây giờ là quyết định của họ, và nó sẽ là một đóng góp của chính phủ Việt Nam đối với thị trấn Newhaven”.
VOA ghi thêm: “Hiện Đại sứ quán Việt Nam chưa có bình luận nào về việc này.”

Quốc khánh và 'quyền mưu cầu hạnh phúc'- Tác giả Nguyễn Lê Nam



Theo dự báo thời tiết thì chiều tối nay 02/09 Hà Nội sẽ có mưa. Hình như mỗi năm cứ đến quốc khánh là ông trời lại làm mưa như xót thương bao nỗi thống khổ mà dân tộc tôi đã phải chịu đựng.
Nếu ví số phận của mỗi dân tộc như cuộc đời của mỗi con người thì trong cuộc đời mình, dân tộc tôi đã chịu đủ chiến tranh, thiên tai, loạn lạc, chia ly.

Tôi tin rằng những người đứng trên quảng trường Ba Đình trong ngày 2-9 của 70 năm về trước đều là người Việt, dù ít dù nhiều cũng đều yêu nước. Tất cả đều mong đất nước này phát triển, hùng mạnh và độc lập.

Tôi cũng ngưỡng mộ bản tuyên ngôn độc lập hùng hồn của Hồ Chí Minh trên quảng trường Ba Đình năm đó. Bản tuyên ngôn dường như đã chắt lọc được những tinh hoa của cách mạng Pháp và cách mạng Mỹ.

Nhưng tiếc thay nói hay mà làm dở!

"Mọi người sinh ra đều bình đẳng". Trong khi con em nông dân được ưu ái, được coi là "giai cấp cách mạng" thì "Trí, phú, cường, hào đào tận gốc, trốc tận rễ".

Có sự bình đẳng nào lại chia dân tộc mình thành "cách mạng" và "phản cách mạng" không?

Ở thế hệ cha mẹ tôi, con em những người làm nghề buôn bán (từng bị dán cho cái nhãn "con buôn") không được học đại học.

Ở thế hệ tôi thì những người bạn cùng thế hệ của tôi không được vào đại học vì họ là con em của những người lính, viên chức "ngụy".

Chủ nghĩa lý lịch mặc sức tung hoành. Xét giới tính, xét tôn giáo, xét cha mẹ, nghề nghiệp của cha mẹ, đi đâu, làm gì trước năm 1975.

Vâng, "bình đẳng" là như thế đó!

Còn "quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" thì sao?

Tôi đã đọc về đánh tư sản, về Z30... và tự hỏi buôn bán, làm giàu cũng là có tội thì tự do và mưu cầu hạnh phúc bằng cái gì?

Ngày xưa, cần đánh thì là tư sản mại bản, bán nước. Giờ cần dùng thì nào là hợp tác quốc tế, nào là doanh nhân. Còn ngày mai thì sao?

Tôi cũng đã đọc về cuộc đời của Nguyên Hồng, của Hữu Loan, của Văn Cao.. và tự hỏi những nghệ sỹ tài hoa mà rắn rỏi đó đã làm sai điều gì?

À, mà họ sai thật. Họ không hiểu được điều đơn giản "Quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" của họ là làm theo những yêu cầu của "cách mạng". Họ sai rồi, quá sai rồi!

Chuyện cũ qua rồi, thôi thì cho qua! Hôm nay lại là một Ngày Quốc khánh nữa, nhưng to hơn mọi năm.

Một số người thì háo hức xem duyệt binh, xem pháo hoa. Một số người thì như tôi, họ dửng dung.
Duyệt binh dù hoành tráng. Vũ khí dù hiện đại. Nhưng lòng người không theo thí có ích gì? Pháo hoa dù đẹp, nhưng chóng tàn và chẳng thế nào qua cơn đói.

Quốc khánh dẫu to cũng không thể nâng cao vị thế đất nước bằng những hợp đồng xuất khẩu lao động sang các nước Đông Á và Trung Đông, và nay sang cả Lào và Campuchia.

Tôi không mong duyệt binh hoàng tráng, khí tài hiện đại. Chỉ mong hòa bình lâu dài, làm bạn với những nước văn minh Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... và học hỏi cách họ vươn mình thành "rồng" thành hổ".

Tôi không mong quốc khánh hoành tráng mà ngân khố thì cạn kiệt, bộ tài chính phải đi vay ngân hàng nhà nước. Chỉ mong mỗi đồng ngân sách đều dùng để xây dựng hạ tầng, phát triển sản xuất.
Tôi không mong mỗi quan chức đều giống như Friedrich đại đế của Phổ, đến lúc mất không có một chiếc áo sơ mi lành lặn, phải táng bằng chiếc áo của một người hầu. Chỉ mong họ tận tâm, tận lực làm tròn bổn phận của mình.

Nếu không, sau những quốc khánh hoàng tráng như vậy đất nước này sẽ đi về đâu?

Xuống Hố Cả Nút