khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2024

Đền Xà - Nơi vang lên bài thơ thần trong trận Như Nguyệt năm 1077





Một số cách vượt tường lửa





Nga bị cấm vận: Làm thế nào người dân vẫn mua được IPhone?





Chùa quê ở cù lao Tân Lộc





Thăm vườn cao su thời Pháp ở Bình Dương





Xăm mình thư pháp và thú cưng





Bộ Công an ngừng cho phép người dân ghi âm, ghi hình cảnh sát giao thông





Nhà trẻ ở Dubai dùng AI và công nghệ cao để phát triển mầm non





Chất bán dẫn, ‘huyết mạch’ của công nghệ thế kỷ 21





Trung Quốc tung gói cứu trợ hơn ngàn tỉ đô la để làm gì?





Tân thủ tướng Nhật thực sự cứng rắn với Trung Quốc?





Đạo diễn Đài Loan Chu Mỹ Linh và cuộc đấu tranh cho giới đồng tính





Biden vắng mặt tại hội nghị Vientian - Lào: Mỹ đặt số phận ASEAN trong tay Trung Quốc?





Tình báo Mossad của Israel và cuộc chiến trong bóng tối với Iran





Xung đột ở Cận Đông: Bước ngoặt quan hệ đồng minh Mỹ - Israel?





Nina Métayer : Môn bánh ngọt gọi là ''nghệ thuật'' nhưng lại gần với thể thao





Ukraina, những thành công thầm lặng của ngoại giao Vatican





Khảo sát bầu cử Mỹ: Thu thập ý kiến hay điều hướng dư luận?





Vì sao người Việt thích định cư ở Mỹ?





Vietnam War Memorial Dedication in Dunwoody, GA





Từ Phụ Bếp Đến Giáo Sư Y Khoa Nổi Tiếng: Ở Việt Nam Có "Sướng" Thật Không?





Thứ Tư, 9 tháng 10, 2024

Cao Thoại Châu – Nhà thơ, nhà giáo trong cõi đời mênh mông

 

Khoảng năm 1992, Xuân Hương bạn tôi, yêu thích thơ Cao Thoại Châu, đề nghị “ủng hộ” in cho anh tập thơ đầu tiên. Cả bọn xuống Long An gặp anh, mọi việc tiến hành thuận lợi, Vương Thừa Bình ở NXB Long An cấp phép, họa sĩ Rừng vẽ bìa, phụ bản. Tập thơ “Bản thảo một đời” ra mắt ngay trong năm 1992. Thế mà có người “ác miệng” đùa dai là “Bán tháo một đời”.
Chưa hết số phận tập thơ thật long đong khi nhà thơ Trần Dzạ Lữ cho biết: “Đến gần năm 2000 anh về Sài Gòn tôi mới có cơ hội gặp gỡ. Một người luôn mang cặp kính đen và trong giao tiếp thì chẳng niềm nở là mấy. Sau đó cũng gặp vài lần. Tuy không thân tình tôi vẫn mến anh – nhất là khi tôi phát hiện tập thơ “Bản thảo một đời” của anh trong gánh ve dọc đường (Tôi hỏi chị ve chai và mua lại đem về tủ sách của tôi). Từ đó, tôi càng thêm đồng cảm sự cô đơn đến lạnh lùng của thi nhân…
Lâu nay không thấy anh lên Sài Gòn, tôi nghĩ cái tuổi hoàng hôn rất khó xê dịch”. (Trích Cao Thoại Châu: Nhà thơ, nhà giáo với thi phẩm Bản thảo một đời)
Nhà thơ Cao Thoại Châu qua nét vẽ của họa sĩ Đinh Cường
Cao Thoại Châu tên thật là Cao Đình Vưu, sinh năm 1939 tại Giao Thuỷ, Nam Định, di cư vào Nam năm 1954. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn năm 1962. Nhiệm sở đầu tiên của ông là Trường Trung học Thủ khoa Nghĩa ở tỉnh Châu Đốc.
Bút hiệu của ông được ghép từ chữ Thoại là chữ lót trong tên của người bạn gái gốc Hoa và chữ Châu trong tên tỉnh Châu Đốc mà thành. Ông còn có các bút danh khác là Tiểu Nhã, Hư Trúc.
Sau năm 1968 ông bị động viên vào quân ngũ. Năm 1970 ông được biệt phái về Bộ Quốc gia Giáo dục và thuyên chuyển về Trường Nữ Trung học Pleime của tỉnh Pleiku. Cao Thoại Châu dạy học tại đây cho đến ngày 30.4.75.
Sau 1975, ông vào trại cải tạo 3 năm và cũng như nhiều nhà giáo khác, Cao Thoại Châu phải nghỉ dạy trong một thời gian khá lâu. Trong thời gian này ông làm thợ hồ, sau đấy mới được gọi đi dạy lại tại trường Trung học Phổ thông Long An.
Trước năm 1975 Thơ Cao Thoại Châu xuất hiện thường xuyên trên các tạp chí văn học: Văn, Văn Học, Khởi Hành, Thời Tập… Sau 1975 ông nghỉ viết trong 15 năm. Từ 1990 thơ ông mới xuất hiện trở lại trên các báo Thanh Niên, Kiến Thức Ngày Nay, Long An Cuối Tuần…
Tác phẩm đã xuất bản: “Bản thảo một đời” (thơ, 1992); “Rạng đông một ngày vô định” (thơ, 2006); “Ngựa hồng” (thơ, 2009); “Vớt lá trên sông” (tạp bút, 2010); “Vách đá cheo leo” (tạp bút, 2012) .
Trên FB Cao Kim Dung – em gái của Cao Thoại Châu, lược dẫn những dòng tâm sự của chính anh viết:
*Trời dẫn tôi đi làm thầy giáo và ông trời thường đưa tôi qua những lối gai góc. Năm dạy đầu tiên của tôi, không hiểu sao một sáng cả thị xã ồn lên vụ một nữ sinh đệ tam uống thuốc ngủ.
*Và càng không hiểu vì sao lại có tin đồn tôi gây ra vụ đó. Mục Ao Thả Vịt trên báo Sống của ông Chu Tử quẳng tôi lên đó, và đòi…thả dù tôi ra Bắc vì khi ấy đang có chuyện chính quyền Sài Gòn thả dù ra Bắc một số chính khách đối lập!
*Người ta kêu tôi về trình diện Bộ và giữ tại đó. Ông thanh tra đáng tuổi cha tôi nhìn tôi rất khó chịu, bảo “Ông phải lấy nó”, tôi cũng nhìn ông nháng lửa bảo “Ông xuống mà lấy nó, cho ông!”. Ông già tức như muốn giết kẻ ngồi đối diện!
*Sau mấy tháng thanh tra này nọ, người ta tuyên bố tôi không phải thủ phạm và nhân danh “lý do công vụ” họ chuyển tôi lên dạy ở Kontum!
*Vài năm sau đó người ta còn đẩy thêm cho tôi 03 năm đi lính, giữa thời chiến lúc ấy thì đó coi như bản án tử hình cho kẻ hư!
*Cô đơn cũng là một cái hư!!
Mê văn chương nên tôi rất trân trọng và thương cảm cụ Tản Đà, người tài hoa và người bị kẹt ở cái bản lề hai thời đại trong văn chương đầu thế kỷ XX để cuối cùng…ra vỉa hè viết mướn! “Nhà thơ ra vỉa hè viết mướn/ Tự bao giờ đau xé ruột gan tôi”.
*Là thầy giáo nên tôi vắt qua hai nền giáo dục cho đến khi nghỉ hưu. Có điều làm day dứt mãi là, sau 1975 tôi đến lớp với tâm trạng người làm công tận tụy nhưng thật tỉnh các bài giảng không còn lửa nữa!
*Đó là một cái hư không thể minh giải!
Anh trả lời ông Lương Thư Trung ở Houston ngày 10 tháng 08 năm 2013:
“…Mãi đến ngoài hai mươi tuổi – chính xác là lâu hơn thế – tôi mới có bài thơ tình đầu tiên cho mình. Đúng ra, trước đó cũng có được đôi bài nhưng là thơ tình “cóc gặm” của một cậu học trò thích lang thang hơn bám trường bám lớp. Thơ tình miền Nam trước 1975 là một mảng của tấm lụa là gấm vóc chứ không phải “hiện sinh chủ nghĩa” hiểu một cách bệnh họan là “yêu cho gấp và yêu bất kể chết ” như một số “nhà nghiên cứu” quy chụp đâu. Say đắm một cách đắm say, mới mẻ và kinh thánh, và khổ nỗi cũng có nhiều nỗi buồn thời đại quá, tôi vẫn nghĩ thế khi nhớ lại một thời thơ tình miền Nam.
……
Sài Gòn những năm sau 1954 đang có một làn gió văn chương hiện sinh thổi vào, qua ngả giảng đường đại học hoặc do các tiệm sách lớn, và nơi tiếp nhận chính là văn chương tại chỗ. Người ta bắt đầu làm quen với cảm xúc mới mẻ này “Đời sống ôi buồn như cỏ khô/ Này anh, em cũng tợ sương mù/ Khi về tay nhỏ che trời rét/ Nghe giá băng mòn hết tuổi thơ” (Nhã Ca), thì đấy, không đấu tranh, không cuồng vội, chỉ là thơ và người thôi! Thơ tình miền Nam chào giã biệt một thời đại thi ca – thường gọi là Thơ Mớ i – mà không cần đến lễ lạt hoặc một sự hủy diệt nào, để ra riêng cho mình một cơ ngơi hiện đại.
…..
Chiến tranh là hòa bình bị dán đè lên một mảnh giấy, ai cũng biết thế và ai cũng nuôi trong lòng một hy vọng ngày mảnh giấy rơi xuống. Nhà thơ vốn là người bén nhạy hơn “ Và có thể nào đêm nay không còn tiếng súng/ Không còn nghe tiếng còi hụ giới nghiêm/ Ba giờ sáng xuống Ngã tư quốc tế/ Ăn một tô mì thơm ngát bình yên” ( Phạm Cao Hoàng). Thật tuyệt vời cho tô mì ăn vào phút đầu tiên của hòa bình! Nó như một niềm hân hoan bé mọn không ít lần bị hụt hẫng. Phải đã từng có mặt ngoài phố, đứng ở một gốc cây, sau một tảng đá, trong giờ giới nghiêm mới hình dung ra được ảo ảnh một phút giây hòa bình là thế nào.
…..
Thơ tình thời chiến ở miền Nam trước 1975 – hiểu gọn là thơ “Sài Gòn”- không có không khí hào hùng nhưng đó là một nét đẹp bởi nó chân thật, làm nên một giai đọan thi ca đáng lưu giữ và trân trọng, nó có tính lịch sử rõ ràng. Tuy nét đó là một nỗi buồn có phần bị động, khó lòng nói hết..”
Cuộc đời thăng trầm của Cao Thoại Châu trải qua ba vùng đất với những dấu ấn đậm đà trong văn chương là Châu Đốc, Kontum – Pleiku và Long An.
Trong cuộc trao đổi với ông Lương Thư Trung về những ngày dạy học ở Châu Đốc anh bảo: “… Những ngày ở Châu Đốc quả là một thời giống như cổ tích…”
Bài thơ “Để nhớ lúc Trâm xa” viết vào ngày 11 tháng 5 năm 1969 ở Pleiku tới bây giờ vẫn còn âm vọng sâu xa của núi rừng cao nguyên:
“Hình như tôi vừa tiễn một người
có điều gì mất đi trong tôi
Lúc qua đèo tôi nhủ mình như thế
Lệ có bào mòn núi cũng không nguôi
Mấy giờ trưa nay người lên phi cơ
Người mặc áo hoa lần đầu gặp gỡ
Hay áo hồng như chiều hôm qua
Buổi chiều mây đùn trắng xóa
Cho tôi già trong một cõi vô tư..”
Những năm gần đây, trên trang web cá nhân “Rạng Đông Một Ngày Vô Định” tác giả có chú thích: ” Nhân đây xin được giải đáp thắc mắc của một số bạn thích bài thơ này. Lúc đó sống ở Pleiku tôi có cộng tác với đài phát thanh, bài tôi được đọc sớm hơn bởi một ngôn ngữ có giọng nói trong trầm. Nghe, hiểu người đọc được ý người viết, và nghe miết rồi thích người đọc. Quen nhau gần nửa năm, một hôm cô ấy báo tin về Sài Gòn nghỉ phép, thế là tôi có mặt ở phi trường, và được trao một cuốn sách. Thật sự sung sướng vì biết sẽ có thư. Đúng như vậy, khi còn lại một mình giữa phi trường, mở ra thì đó là báo tin đám cưới cô ấy! Một mảnh giấy nhỏ, trong đó có câu: “Anh chỉ thích em nên anh không bày tỏ tình cảm, mà có người tới em phải đi lấy chồng. Anh quên tình thì ráng chịu!”. Té ra là phải bày tỏ tình cảm khi yêu mà tôi quên làm như thế! Ngốc độc thật!”
Nhà thơ Cao Thoại Châu cả đời dạy học, làm thơ, cuối cùng ẩn cư một miền quê ở Long An, xem mọi thứ như bóng câu vút qua cửa sổ.
Năm 1969, Cao Thoại Châu được trở về với phấn trắng bảng đen. Bài thơ “Khi trở lại Kontum” mang những tâm tư nặng trĩu của một thời buổi chiến tranh được đăng trên tạp chí Văn đã bị kiểm duyệt nhiều câu:
“… Lời giảng cũ bây giờ làm hối hận
cùng lời thơ rơi xuống xanh xao
cửa tương lai không có lối vào
Ta cứ đứng bên ngoài bứt rứt
Thầy đã về như một hồn ma hiện
Nhìn các em hết sức bao dung
Sự gặp gỡ chính ra là ngã rẽ
Ta vô tình đi lạc giữa thân quen
Thầy đã về và tự nhiên phải nghĩ
Tuổi ba mươi vừa sống hết đời mình
Có tất cả bao nhiêu dấu hỏi
Đều trở thành những dấu chấm than.”
Sau năm 1975, anh được trở lại đi dạy học. So sánh hai nền giáo dục của hai thời kỳ trước và sau năm 1975, Cao Thoại Châu đã thẳng thắn phát biểu ý nghĩ của mình không né tránh: “Nói thật nhé, khác nhiều lắm. Thời ấy xã hội tôn trọng người thầy hơn nhiều, “nuôi” người thầy ở một mức trung lưu để cho anh ta… sạch. Cái khổ của người thầy bây giờ theo thiển ý và xin nói đúng điều mình nghĩ nhiều sợi dây cột vào thân người thày quá, giáo án, hội họp, sách giáo khoa viết luôm thuộm mà sai tùm lum, thành tích (giả).”
Anh tâm sự: “Tôi đã mất đi nhiều thứ, nhiều lắm trong đó có cả những thứ lớn lao, nhưng một trong cái mất cứ còn dai dẳng thao thức trong lòng là Pleiku, là ba năm sống tại Pleiku! Kể lể dài dòng bởi vì những năm sống tại Pkeiku là những năm lòng bình an nhất so với những nơi sống trước. Tại sao, xin đừng có hỏi…”
Thơ Cao Thoại Châu chủ yếu về tình yêu, nhiều tâm sự, kể lể thay cho lời đối thoại. Bài “Mời em uống rượu” được xem là thành công nhất, nhiều bạn đọc nhắc đến, nói lên nỗi cô đơn không cùng của một kiếp nhân sinh lận đận.
“Có những đêm trường gợi tiếc thương
Có ta lấy tóc đếm ưu phiền
Có ta nâng trái sầu chín rã
Có lệ ta hoà chung hơi men
…..
Có nắng chiều đang rơi ngoài bãi
Bãi vắng chiều xa không bóng người
Chứng kiến giờ ta lên cơn hấp hối
Ta đội nón đi mời em uống rượu
……
Có ta trong một toa tàu trắng
Tỉnh rượu nằm nô giỡn một mình
Có em còn đứng sau khung kính
Có nỗi buồn gửi một toa riêng.”
Sài Gòn, 26-12-68
(Mời em uống rượu)
Xuyên suốt là nỗi ưu tư, trăn trở của nhà giáo trước thời chiến qua các bài thơ như “Chỗ ngồi của nhà giáo thời chiến”, “Bài giảng khai trường”, “Khi trở lại Kontum, “Thư gửi một em bé Hoa Kỳ”,…:
“Rồi một đêm khoác áo ra đường
Với nỗi sầu với phẫn nộ như điên
Đạn vẫn nổ ầm phá tung đêm lạnh
Máu vẫn chảy hoài trên mỗi bản tin
Bảng với phấn và Thầy tự nhiên vô dụng
Và bơ vơ giữa bóng tối xây thành
Các em sau này lớn lên mỗi đứa
Đứng nơi nào trong cuộc chiến tranh?”
Cả đời dạy học, làm thơ, cuối cùng ẩn cư một miền quê ở Long An, xem mọi thứ như bóng câu vút qua cửa sổ. Anh nhẹ nhàng thổ lộ:
“Trong một lần tiễn cô bạn như một chia tay, tại một phi trường tỉnh lẻ thời còn chiến tranh, không hiểu sao bài thơ sau đấy lại có câu “Đời buồn tênh sao người không đi ngựa / Cho tôi nghe lóc cóc trên đường”. Và không mơ, rõ ràng tỉnh táo khi đọc “Hán Sở tranh hùng”, nỗi xúc động mạnh cũng không hiểu sao lại là giây phút cuối của Hạng Võ trên sông Ô Giang. Sở Bá vương bị phanh thây, một thời lẫy lừng kết thúc bằng những phút bi tráng. Thế là “Trời chiều ngút tỏa Ô Giang / Chiếc yên vắng chủ ngựa sang một mình / Trên con thuyền bé lênh đênh / Bốn chân xếp lại buồn tênh ngưa hồng”. Là sức mạnh để chạy, phi, tung vó…mà phút giây ấy bốn chân xếp lại nằm trên con thuyền nhỏ băng qua trường giang, chẳng đáng ngậm ngùi cho khúc quanh một số phận hay sao? Những con ngựa trong thơ tôi thường buồn và nhiều người nói thơ tôi cũng thế.” ( Ngựa Hồng – thơ, 2009).


Nga bị cấm vận: làm thế nào người dân vẫn mua được IPhone?





Vịnh Hạ Long năm 1921





Học Viện Hải Quân Nha Trang năm 1962





Thứ Ba, 8 tháng 10, 2024

Giải Mã Huyền Thoại Công Chúa Huyền Trân





Mắm Và Dân Tộc - Tác giả Võ Phiến

 

Đi Châu Đốc không nên chỉ biết đến lễ bái mà không biết đến mắm. Đi, có thể vì Phật lắm; nhưng về, vẫn nên về với mắm, ít ra tí chút để làm quà. Nếu không, e không khỏi bị chê bai là dốt nát về các thứ vật báu của đất nước.
Mắm không phải là kỷ vật, càng không phải là kỷ vật của khách hành hương. Kỷ vật cốt để cất giữ lâu dài, còn thứ vật báu của chúng ta cốt để tiêu thụ nhanh. Tuy nhiên, mỗi lần gợi đến những kỷ niệm hành hương về hướng núi Sam, kỷ niệm không khỏi phảng phất mùi mắm trèn, mắm thái…
Mới độ nào nói chuyện thơ Chàm ở Bình Thuận qua loa đại khái, chưa đi đến đâu, đã vội lảng sang chuyện mắm mòi([1]). Bây giờ đang từ chuyện lễ bái ở miền Năm Non - Bảy Núi([2]) lại nhẩy sang chuyện mắm trèn! Như thế chịu được sao?
- Quả thực mắm chưa từng có nhiều dịp sóng đôi với thi ca, với tín ngưỡng. Nhưng xét cho cùng kỳ lý, một địa vị ưu tiên dành cho món mắm ở xã hội ta không phải không xứng đáng.
Phần lớn các dân tộc khác trong thời cổ đại lấy săn bắn làm chính. Dân tộc ta lấy chài lưới làm chính: dân tộc khác tìm chất đạm trong thịt thú, dân tộc ta tìm chất đạm trong cá mắm. Trong các hang động người cổ sơ ở Âu Phi chất chứa nhiều đống xương thú vĩ đại; trong các di tích tiền nhân để lại trên đất nước ta chỉ còn lại những đống vỏ sò lớn lao, chỉ có dấu vết thức ăn thủy văn.
Cũng trong các hang động tiền sử bên Âu Phi, người ta tìm thấy nhiều bức bích họa quí giá, vẽ hình thú vật săn bắn. Trong các hang động tiền sử của ta, cho đến nay tuyệt nhiên chưa phát giác ra một loại bích họa nào như thế.
Vậy chim với thú, săn với bắn, vậy cái ăn của nhiều dân tộc khác đã đưa họ tới một chiều hướng nghệ thuật với những ngành nghệ thuật sở trường khác hẳn ta. Vậy dân tộc ta không sớm trau dồi về hội họa, cá mắm cũng có phần nào trách nhiệm trong vấn đề nghệ thuật đó chăng?
Và biết đâu cá mắm chúng đã khỏi dính líu đến chuyện tín ngưỡng? Bởi vì, ở các dân tộc chuyên nghề săn bắn, những hình vẽ chim thú bị tên bị giáo đâm, trên cán búa, trên vách hang cổ sơ v.v… không phải chỉ có mục đích trang trí mà còn có ý nghĩa phù phép, tín ngưỡng. Cái ăn của họ ảnh hưởng đến sinh hoạt tinh thần, thiêng liêng của họ như vậy; cái ăn của ta sao có thể kém quan trọng?
Bời vậy, chẳng những nên nói về mắm, bên cạnh thi ca lễ bái, mà lại nên nói kỹ nói nhiều. Thậm chí, giá viết được một cuốn toàn thư về mắm Việt Nam càng hay: đó là một công trình lập ngôn có mùi vị dân tộc không thể chối cãi, tha hồ trường tại với non sông.
Ôi, một tác phẩm trong đó mắm cà Nghệ An, mắm sò ở Lăng Cô, mắm cá rảnh ở Phan Thiết, mắm ruốc Vũng Tàu, mắm trèn ở Châu Đốc, mắm thơm mắm mít miền núi, mắm cá đồng ở Hậu Giang, mắm của ở Bình Phú, mắm tôm ở Bắc v.v… cho đến cái thứ nước mắm cá linh bất đắc dĩ của Việt kiều trên đất Miên năm xưa, bấy nhiêu quần hùng cùng tề tựu đủ mặt, để phát huy chân bản sắc, để kể lể về lai lịch ngọn nguồn, về từng cái hoàn cảnh ra đời riêng tây, về từng chỗ sở trường sở đoản của nhau v.v…, một tác phẩm như thế là một cái gì rất đáng ao ước. Nhưng rất khó thực hiện. Bởi lẽ phải là một đấng thiên tài mới thực hiện nổi.
Góp nhóp các cách làm mắm, dùng mắm, để chỉ dẫn những điều thực tiễn thì khối người làm được. Còn biết thưởng thức và phát huy cho đúng, cho đến nơi đến chốn cái “hay” của hết thảy các thứ mắm. Công việc đó dành cho hạng nghệ sĩ thiên tài, có được cái lưỡi bắt được của trời.
Lưỡi ấy, tài ấy, tôi không có. Cho nên bất quá chỉ dám khoe cái ngon của mắm mòi mà không dám xía vào cái ngon của mắm trèn. Cá mòi đã bỏ Phan Thiết mà đi; nghe đâu vào độ Phan Thiết bắt đầu mất cá mòi thì ven biển xứ Pérou bỗng lại xuất hiện vô số cá mòi.
Pérou: dân tộc xa xôi ấy ăn uống ra sao nhỉ? Phong thổ, đất đai, cây cỏ bên ấy ra sao nhỉ? Liệu cá mòi có cơ hội ngộ chăng với một thứ lá cây chát chát như lá sộp? Liệu nó có khỏi bị vô hộp sắt như muôn vàn thứ cá xoàng xĩnh khác trong thời buổi kỹ nghệ máy móc này?
- Bao nhiêu lo âu, thắc mắc hướng về thân phận con cá mòi ở nơi biển khách! Nỗi thắc mắc căn cứ trên sự tin tưởng rất chủ quan rằng trên thế gian không dễ được mấy dân tộc có thiên tư về mắm như dân tộc ta.
Đối với mắm mòi cố tri thì thế, nhưng đối với mắm trèn mắm thái thì không dám đường đột. Danh tiếng đã lừng lẫy, nhưng hãy còn xa lạ thế nào. Nếu có phải nói đến, sẽ chỉ dám nói về mối liên hệ lạ lùng giữa các bà giáo cùng các món mắm trong Nam, hay về các thứ hũ đựng mắm mà thôi.
Của mắm và người
Nếu là một bà giáo, là hai bà giáo, thì có thể nghĩ rằng đó là chuyện ngẫu nhiên, là sự gặp gỡ tình cờ của đôi gia đình trong việc nữ công.
Lại nếu là việc xảy ra ở một tỉnh một quận nào đó thôi, thì có thể cho là đặc điểm sinh hoạt của địa phương.
Đàng này, ở Vũng Tàu, Bà Rịa, ở các bắc Mỹ Thuận, bắc Vàm Cống, ở Châu Đốc…, đâu đâu các món mắm ngon bày bán phần lớn cũng mang nhãn hiệu của một bà giáo! Tại sao không phải là bà thông bà phán nào, là bà bác sĩ kỹ sư nào, là bà Năm bà Bảy, bà Hiệp Lợi, bà Phát Thành v.v…, tức là một nhà buôn nào? Làm sao giải thích được sự chọn lựa đầy thiên vị của mắm miền Nam? Giải thích được cái duyên nợ giữa giáo chức miền Nam với món ăn thuần túy dân tộc?
Ai có thể vì mắm mà “nói lên” ý nghĩa của cái hiện tượng ấy?
Mặt khác, các thứ hũ chai đựng mắm ở đây dường như chúng cũng đòi “nói lên” một ý nghĩa nào đó.
Mắm là thứ ướt át và có mùi. Nhưng mua mắm ở chợ Châu Đốc chẳng hạn, khách hàng khỏi lo lắng; có những thứ bao thứ bọc thích hợp, có những lọ bằng thủy tinh, lọ bằng nhựa, vừa đẹp vừa kín. Mang món quà như thế đi đường không có chút gì bất tiện; khách có thể mang thẳng lên phi cơ mà nhân viên kiểm soát không để ý đến.
Thực ra mắm thái mắm trèn có là bao, so với sản lượng mắm của những trung tâm danh tiếng từ lâu đời: Phan Thiết, Mũi Né, Phú Quốc v.v… Thế mà du khách không thể tìm được một món quà mắm trình bày tiện lợi thích ý ở các trung tâm sản xuất lớn lao kia.
Chỗ đặc điểm này hình như có thể cho phép nghĩ đến một khía cạnh tâm lý. Tâm lý, dĩ nhiên không phải của mắm, mà là của người. Người miền Nam.
Miền Nam có những điều làm cho người ngoài Trung mới vào lấy làm ngạc nhiên một cách thích thú. Chẳng hạn đi chợ mua cá, giá cả xong xuôi, lập tức cá được vớt ra đập đầu, lóc da, mổ ruột, làm thịt sẵn sàng, bỏ vào bọc nhựa sạch sẽ. Mua gà, mua vịt? Cũng thế. Mua xong, mang đếm một chỗ có “chuyên viên” chờ sẵn, vứt đấy; một lát sau trở lại thì gà vịt sống đã thành ra một bọc thịt có thể cho ngày vào xoong chảo. Nếu khách không bận mua thứ gì khác, thì trong khi chờ “chuyên viên” làm thịt gà vịt, khách có thể ngồi xuống cạnh đó nghỉ chân, để vào một vài “chuyên viên” khác làm móng tay móng chân v.v… Móng tay xong, thịt gà cũng vừa xong. Lại chẳng hạn, có những thứ cá khó trị, như cá thác lác: cá thì dẹp, thì nhỏ, mà phải lóc da, lừa xương, chọn lấy toàn thịt để dùng. Công việc rắc rối ấy sẽ làm nản lòng vô số bà nội trợ, nếu người bán hàng ở miền Nam này không làm giúp tất cả: họ ngồi giữa chợ, lấy thịt thoăn thoắt hàng vạn con cá thác lác như thế, chờ đổ vào bọc nylông cho khách.
Chợ ngoài Trung đâu có vậy. Có lẽ cả ngoài Bắc cũng không.
Lại nữa, hãy xem cái cách bán mía, bán trái cây ở mỗi miền. Ngoài Trung, trước kia, không ai nghĩ ăn mía mà khỏi xiếc mía. Ở trong Nam, để khách khỏi xiếc, người bán róc sẵn từng khúc. Khỏi xiếc, có thể khách còn lười cắn chăng? Người bán cắt sẵn từng miếng bỏ bọc hay ghim vào que. Nhưng khỏi xiếc, khỏi cắn, khách còn đòi khỏi nhai mía nữa thì sao, liệu có cách ăn khỏi nhai chăng? - Có. Người bán ép mía thành nước.
Mặc dù, cho đến nay, người bán mía trong Nam chưa nghĩ ra cách giúp khách hàng dùng mía mà khỏi phải nuốt; nhưng họ cũng đi quá xa, so với đồng nghiệp các miền ngoài.
Bán rau thì thái sẵn, trái cây thì gọt vỏ sẵn, chẻ sẵn v.v…, tất cả đều là quá xa trong sự chu tất.
Tại sao vậy? Người Nam đâu có xuất sắc về đức cần cù, chịu thương chịu khó? Nhất là khi so sánh người nông dân của miền Nam phì nhiêu mỗi năm làm một mùa lúa sạ, với người nông dân của miền Bắc đất hẹp dân đông, của miền Trung cằn cỗi? Vậy làm sao cắt nghĩa cái tâm lý vừa ưu du nhàn dật, vừa kỹ lưỡng chu đáo, vừa lười vừa siêng của người miền Nam?
Phải chăng nét tâm lý đó là của một xã hội đã có hoạt động thương mãi phát triển cao? Ở xã hội nông nghiệp, người nông dân siêng nhất chỉ siêng với lúa, với ruộng, với hoa màu; cái siêng ấy không hướng về một thứ khách hàng nào. Nông dân không có khách hàng. Trái lại, ở đô thị, cái siêng năng của thương gia chuyển thành một tâm lý cố gắng phục vụ khách hàng. Thế cho nên ở ruộng, người miền Nam không nổi tiếng cần cù, nhưng ở chợ ở phố họ chu đáo.
Vả lại, họ được những cơ sở công kỹ nghệ của một miền tiến bộ về kinh tế tiếp tay. Họ cần cái máy ép nước mía, cần thứ lọ thứ chai ra sao, thứ hộp thứ bao gì: đã có chỗ sản xuất sẵn sàng cung cấp. Những nhà làm mạch nha kẹo gương ở Quảng Ngãi, làm mè xửng ở Huế v.v… thiếu hẳn cái lợi thế đó, cho nên các sản phẩm kia trình bày xấu xí.
Sau cùng, không thể không công nhận cái bén nhậy, phong phú sáng kiến của lớp người mới ở một miền đất mới: Con dao róc mía, gọt vỏ trái cây, thái rau v.v… có thể ra đời ở bất cứ lò rèn nào; nó chỉ ra đời ở những lò rèn trong Nam.
10-1971
Nguồn: Đất nước quê hương. Tùy bút của Võ Phiến. Lửa Thiêng xuất bản, Sài Gòn, 1973.
([1]) Mình với ta.
([2]) Khi quần chúng du lịch.


Gậy ông đập lưng ông: CTT Trump dùng thị trường xe điện để hạ PTT Harris tại tiểu bang Michigan?





Lê Bảo hát Người Tình Saigon, nhạc Anh Bằng





Ánh ỏi - Tác giả Than Ngoc Pham

 

Một làn sóng tranh cãi về từ vựng của sách giáo khoa dành cho trẻ đang khuấy động không gian mạng, đó là từ “ánh ỏi’ trong bài thơ Tiếng hạt nẩy mầm của tác giả Tô Hà. Bốn câu thơ trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 miêu tả một lớp học khiếm thính:

“Cánh sẻ vụt qua song

Hót nắng vàng ánh ỏi

Các bé vẫn lặng chăm

Nhìn theo cô mấp máy” 

Tôi thật ngạc nhiên, thì ra không riêng gì mình mà rất nhiều người không biết “ánh ỏi” là gì. Lên Google tìm thì vài tự điển mới xuất hiện sau 75 như Soha, Babla, tudientv, hay vtudien cho biết: 

Ánh ỏi: Tính từ. (tiếng, giọng) ngân vang và hơi chói tai. Từ đồng nghĩa: lảnh lót.

Nhiều thầy cô giáo cho biết ý kiến: "Sao không dùng các từ cũ, như lảnh lót, lanh lảnh, đọc xuôi hơn?". Một số còn phản ứng: Từ trước đến giờ chỉ biết đến từ "óng ả", chịu không biết "ánh ỏi" là gì?

Tôi không đồng tình, cũng không phản đối mà chỉ khó chịu và chắc chắn là sẽ không dùng tới.

Không phải định kiến mà từ trước tới nay tôi không hề dùng từ “thi thoảng” thay cho chữ “thỉnh thoảng”. Từ lúc ngồi ghế nhà trường cho tới lúc trưởng thành, nếu tôi không lầm thì miền Nam Việt Nam không hề dùng chữ thi thoảng, có lẽ chữ này nhập cư từ miền Bắc như rất nhiều chữ khác: hồ hởi, tranh thủ … chẳng hạn

Vì nó cụt ngủn, thiếu hẳn cái thi vị của ngôn ngữ bởi vì trước nó rất lâu tiếng Việt đã có chữ thỉnh thoảng chỉ trạng từ tần suất rồi thế thì cần gì chữ thi thoảng nữa? Mặc dù tiếng Việt là một sinh ngữ luôn có chữ mới cho cùng một ngữ nghĩa nhưng chữ sau thường phải hay hơn chữ trước chứ cộc cằn và ngắn ngủn thì cá nhân tôi khước từ.

Riêng về chữ tranh thủ thì là một chuyện khác.

Nhiều lúc vui vầy cùng bè bạn tôi thường hỏi ai tìm một chữ có ý nghĩa tương đương với hai chữ “tranh thủ” thì tôi thua! Cho tới bây giờ gần 50 năm chưa gặp ai cho tôi câu trả lời thỏa đáng, và vì vậy tôi rất thích từ này mặc dù ra hải ngoại rất nhiều người dị ứng với nó.

Vì vậy nếu “thi thoảng” chữ “ánh ỏi” xuất hiện đâu đó thì tôi sẽ không xem phần còn lại cho dù phía sau nó có thể là một áng văn hay.



Trời Ơi, Nó Chảy Chan Hòa Xuống Chân - Kamala Harris: The 2024 in 60 Minutes Interview








Nguyễn Thành Vân hát Hoài Cảm, thơ Trần Dạ Từ phổ nhạc Cung Tiến





Bí quyết sống lâu và hạnh phúc của cựu Tổng Thống Jimmy Carter - Tác giả Nguyên Lee

 



Cựu Tổng Thống Jimmy Carter vượt qua mọi khó khăn và chính thức bước sang tuổi 100 vào ngày 1 Tháng Mười. Ông ghi nhận mình sống thọ nhờ những mối quan hệ bền chặt trong cuộc đời, đặc biệt từ cuộc hôn nhân.

Tổng Tống Biden dành lời chúc mừng sinh nhật cho “người bạn tốt” Jimmy Carter, khi cựu tổng thống sống lâu nhất trong lịch sử nước Mỹ sẽ tròn 100 tuổi.

“Tầm nhìn đầy hy vọng của ông về đất nước chúng ta, cam kết của ông đối với một thế giới tốt đẹp hơn và niềm tin vững chắc của ông vào sức mạnh lòng tốt của con người tiếp tục là ngọn hải đăng chỉ đường cho tất cả chúng tôi,” Đài CBS News dẫn thông điệp của Tổng Thống Biden hôm 29 Tháng Chín.

James Earl Carter, Jr., thường được gọi là Jimmy Carter, tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ từ năm 1977 đến năm 1981. Ông sống lâu hơn tất cả các tổng thống trong lịch sử Hoa Kỳ với danh hiệu cựu tổng thống lớn tuổi nhất.

Năm 2019, nói với tạp chí People, Carter cho biết ông chẳng bao giờ mong đợi mình sẽ sống lâu như vậy. “Thật khó để sống cho đến năm 95 tuổi,” ông nói.

Vào Tháng Hai năm 2023, cựu Tổng Thống Carter về nhà sau thời gian dài nằm viện, khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư từ năm 2015. Lúc ấy, ông nói trong một cuộc họp báo: “Tôi nghĩ rằng mình chỉ còn sống được vài tuần nữa thôi, nhưng tôi cảm thấy rất yên lòng, vì đã có một cuộc sống trọn vẹn, với hàng nghìn người bạn, với gia đình thương yêu và bà vợ tuyệt vời.”

Khi được hỏi điều gì giúp mọi người sống lâu, ông trả lời tờ People: “Tôi nghĩ lời giải thích hay nhất cho điều đó là kết hôn với người bạn đời phù hợp nhất: một người sẽ chăm sóc bạn, gắn bó và làm những điều để thử thách bạn, giúp bạn sống và quan tâm đến cuộc sống.”

Kết hôn được 77 năm, cựu tổng thống và đệ nhất phu nhân không nghĩ đến việc sống lâu, ông nói với tờ People; họ chỉ tìm cách phục vụ cộng đồng và dành tình cảm cho nhau.

Câu chuyện tình yêu của họ bắt đầu khi hai người gặp nhau tại Plains United Methodist Church ở quê nhà Plains, Georgia. Ông rủ bà đi xem phim và nói với mẹ mình rằng ông sẽ cưới Rosalynn vào sáng hôm sau. Họ có bốn người con và 22 cháu và chắt.

Vào năm 1982, ông bà thành lập Trung Tâm Carter (The Carter Center), một tổ chức phi chính phủ dành riêng cho việc cải thiện cuộc sống,. Kể từ đó, cùng với Habitat for Humanity,  The Carter Center xây dựng hàng nghìn ngôi nhà tại hơn mười quốc gia. Gia đình Carter cùng nhau tạo nên những kỉ niệm đáng nhớ thông qua các hoạt động như chơi quần vợt, trượt tuyết đổ đèo và ngắm chim: “Rosa và tôi nhìn thấy khoảng 1,300 loài chim khác nhau,” ông chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với tờ People.

Sau khi nhiệm kỳ tổng thống kết thúc, đôi vợ chồng năng động này chuyển về quê hương và mua một ngôi nhà khiêm tốn trị giá $167,000 – một mức giá thấp hơn nhiều so với giá nhà trung bình ở Georgia, theo dữ liệu của Zillow.

“Khi chúng tôi có một khoảnh khắc yên tĩnh, như sinh nhật hay gì đó, chúng tôi thích ở nhà, chỉ có bà ấy và tôi thôi, và tận hưởng một ngày yên tĩnh trong chính ngôi nhà của mình mà không có bất kỳ vị khách nào và với rất ít cuộc gọi điện thoại và email đến,” ông kể.


Biển Đông: Tàu Cộng hành hung ngư dân Việt Nam, lý do?





Rapper Diddy đối mặt với hơn 100 cáo buộc hình sự nghiêm trọng





Trung Cộng có phải là Cộng Sản? - 75 năm Quốc Khánh





Biểu tình phản đối Tô Lâm tại Paris, Pháp





Làm sao để hợp tác giáo dục Việt - Mỹ đạt hiệu quả





Xảy ra cuộc chiến văn hóa trong vấn đề giáo dục gắn với bầu cử Mỹ





Người Mỹ theo đạo Hồi có thể chứng tỏ ‘sức mạnh chính trị'’ trong cuộc bầu cử tháng 11





California: Ra mắt bộ sách cổ tích song ngữ Việt - Anh cho người học tiếng Việt |





'Dù gặp nhiều cam go, thách thức, Xã Hội Dân Sự Việt Nam vẫn sẽ phát triển'





Thị trấn ở Michigan chia rẽ vì thỏa thuận về nhà máy của Trung Quốc





Ở California, người Việt dấn thân vào sinh hoạt chính trị sôi động mùa bầu cử





‘Đêm Việt Nam’ tại trung tâm thủ đô Mỹ





Nhộn nhịp các sinh hoạt dịp mùa thu ở Mỹ





Nhạc ngoại lời Việt ''And I love you so'' : Làm sao hiểu nổi chữ yêu





Trung Đông chìm trong máu lửa, một năm sau vụ thảm sát ở Israel ngày 7 tháng Mười





Xung đột Cận Đông: Nước Pháp mất vị thế đại cường bậc trung





Thảm sát ngày 7 tháng Mười ở Israel: Một ngày tàn bạo, một năm bi kịch





Vụ khủng bố 07/10 : Cánh hữu Israel, Hamas và cuộc chiến tranh không hồi kết





Dầu hỏa: Iran cần Mỹ để kềm hãm tham vọng của Israel





Hành trình 75 năm đưa Trung Quốc ''vĩ đại trở lại''





Miến Điện và Biển Đông phép thử cũ cho vai trò của ASEAN





Hồi Ký Những Ngày Ở Bên Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm





Các học bổng cao học Mỹ hiện có dành cho sinh viên quốc tế