khktmd 2015
Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021
‘Ngộ’ và ‘Định mệnh’ trong buổi trình diễn cuối cùng của danh ca Lệ Thu - Tác giả Kalynh Ngô
Khó mà phân biệt chính xác giữa “Ngộ” và “Định mệnh,” ngôn từ nào lột tả được hết những điều không lý giải được. Chỉ biết rằng, rất nhiều cái “ngộ” chưa được biết đến và tất cả đều là định mệnh
Nữ danh ca Lệ Thu bước lên sân khấu trong chương trình “Những ngày xưa thân ái” (Tháng Mười năm 2020) với ca khúc “Bản tình cuối” của nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên, mà không ngờ đó chính là bản tình ca cuối cùng bà trả nợ nghiệp dĩ và cuộc đời. Nhắc lại câu chuyện này, nhạc sĩ Trúc Hồ chỉ có thể thốt lên: “Ngộ lắm!”
“Bản tình cuối” thật ra không phải ca khúc mà nhạc sĩ Trúc Hồ dự tính sẽ trao cho “tiếng hát vàng mười” Lệ Thu trong chương trình thu hình “Những ngày xưa thân ái.” Để phù hợp với chủ đề hoài niệm về những tháng ngày yêu dấu cũ, ông đặt cạnh tên danh ca Lệ Thu bài hát “Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa.”
“Tôi muốn chị ấy nhớ về Hà Nội. Chị ấy là người Hà Nội mà,” nhạc sĩ Trúc Hồ kể lại.
Thế mà, có lẽ chính danh ca Lệ Thu cũng không thể hiểu vì sao bà lại muốn được hát “Bản tình cuối” cho lần trình diễn đó. Nhạc sĩ Trúc Hồ cũng không bao giờ biết được lý do. Sau hơn ba mươi năm làm việc cùng nhau, đó là lần hoà âm cuối cùng ông thực hiện cho “Nữ hoàng phòng trà” – cách gọi của giới mộ điệu dành cho ca sĩ Lệ Thu từ cuối những năm của thập niên 1960. Bà cũng chính là người đầu tiên đưa ca khúc “Bản tình cuối” của nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên đến với khán giả Việt Nam.
Do đó, nếu đã là “Những ngày xưa thân ái” thì tiếng hát Lệ Thu với nhạc phẩm “Bản tình cuối” quả là một hồi ức rất đẹp, chắc chắn như thế. Quyết định đổi ca khúc vào giờ chót được nhạc sĩ Trúc Hồ thực hiện nhanh chóng. Ông dành thời gian để hoà âm và gửi cho bà luyện tập. Kế đến là thu âm. “Chỉ cần ba lần, chúng tôi thu xong. Rất dễ dàng,” nhạc sĩ Trúc Hồ kể.
Rồi, cũng vẫn là định mệnh. Sau khi thu âm xong “Bản tình cuối”, ca sĩ Lệ Thu và nhạc sĩ Trúc Hồ ngồi lại hàn huyên với nhau rất lâu trong phòng thu. Những câu chuyện về xã hội Mỹ, về “sự cố” của thế giới giữa đại dịch COVID-19 lúc ấy, về “mặt trái” của con người và nhiều vấn đề khác nữa, hoàn toàn không liên quan đến âm nhạc, được họ nói với nhau trong hai giờ đồng hồ. Đó gần như là lần đầu tiên, trong hơn ba mươi năm, nữ ca sĩ và người nhạc sĩ đồng điệu với nhau về một đề tài khác, không phải là nghệ thuật, mà là chính trị và xã hội.
“Trong phòng thu âm, chỉ có hai chị em ngồi tâm sự. Chúng tôi nói với nhau đủ thứ chuyện, chỉ là không phải chuyện âm nhạc. Nói về đời sống hiện nay, những gì nó xảy ra mà mình thấy nó ‘ngộ ngộ’, nó không đúng mà sao bây giờ nhiều người lại ‘thích’ đến vậy?” nhạc sĩ Trúc Hồ nhớ lại.
Hai con người được sinh ra dành cho nghệ thuật, hai tâm hồn của nghệ thuật, một lần nữa họ tìm thấy nhau, trân trọng nhau trong cái nhìn về xã hội thực tại. Hai giờ đồng hồ – một khoảng thời gian đặc biệt họ chưa bao giờ có với nhau cho dù họ đã rất nhiều dịp đi diễn, sinh họạt cùng nhau.
Rất “Ngộ”!
Đến ngày thu hình cho “Bản tình cuối,” nữ danh ca vẫn còn rất khoẻ mạnh. Ông Han Nguyễn – giám đốc hình ảnh, đạo diễn chương trình “Những ngày xưa thân ái” nhớ lại: “Bà còn nói vui rằng ‘Muốn tui chết hả?’ khi biết mình cần phải thu hình vài lần cho đúng với kịch bản của ca khúc.”
Hôm đó, vẫn là hình ảnh muôn thuở của “Nữ hoàng phòng trà” với chiếc áo dài Việt Nam, vẫn mái tóc tém không bao giờ thay đổi mỗi khi bước lên sân khấu suốt 60 năm đi hát. Bà từng nói: “Chiếc áo dài cho tôi cảm giác tự tin và gần với khán giả hơn bất kỳ trang phục nào. Tôi nghĩ là áo dài đã chọn người Việt. Bao nhiêu năm tôi đi hát là bấy nhiêu năm tôi gắn bó với chiếc áo dài.”
Rồi, bà cất tiếng hát…
“Mưa có rơi và nắng có phai
Trên cuộc tình yêu em ngày nào
Ta đã yêu và ta đã mơ
Mơ trăng sao đưa đến cùng người…”
Mỗi khi nhắc lại lần trình diễn đó, hình ảnh đáng yêu và “ngộ” nhất mà nhạc sĩ Trúc Hồ nhớ đến, đó là “Lệ Thu ngồi trên chiếc xe vespa cổ.”
“Chủ đề của chương trình là dựng lại cảnh sống Sài Gòn của những ngày xưa thân ái, với mỗi bài là một cảnh khác nhau. Chiếc vespa xuất hiện trên sân khấu là để phục vụ cho bài trình diễn của Lệ Thu. Đó là ý tưởng của chị ấy. Bây giờ chính là hình ảnh làm tôi nhớ nhất ngày hôm đó. Tôi nhớ lúc đó mình nghĩ trời ơi, không ngờ có ngày thấy chị Lệ Thu ngồi trên chiếc xe vespa. Nhìn chỉ ‘cool’ lắm.”
“Yêu em ta yêu em như yêu tuổi ngây thơ
Bên em bên em ta hát khúc mong chờ
Ngày nào người cho ta biết tình yêu đắm say
Ngày nào đời cho ta biết tình là đắng cay…”
Tiếng hát khàn trầm, rõ lời, chậm rãi, như một người đang khoan thai bước qua từng khúc quanh cuộc đời. Chỉ duy nhất là những nốt cao của bài hát nay được nhạc sĩ Trúc Hồ hạ xuống một cung để phù hợp với một danh ca Lệ Thu của 60 năm sau. Còn lại, tất cả, từ độ rung rất riêng cho đến chất giọng u uẩn đặc biệt, vẫn không thay đổi.
“Chị ấy là một trong những ca sĩ rất hiếm hoi lớn tuổi rồi mà không bị mất giọng. Giọng ca vẫn như ngày nào, chỉ trầm hơn một chút so với tuổi trẻ. Cách hát, vẫn luôn là Lệ Thu,” nhạc sĩ Trúc Hồ nhận xét. Tiếng hát của bà, có lẽ không cần phải nói nhiều, nó quá ấn tượng và riêng biệt. “Đơn giản là khi tiếng hát của chị Lệ Thu đã đến một đỉnh cao mà tìm một người thứ hai hát thể loại nhạc của chị ấy thì không dễ, khó có ai mà hát như vậy được”.
Khi nhắc về danh ca Lệ Thu, nhạc sĩ Trúc Hồ còn kể: “Chị Lệ Thu là một người rất thích đọc sách.” Những chuyến lưu diễn xa, khi ngồi chờ ở phi trường, luôn nhìn thấy hình ảnh bà cầm một quyển sách, đọc rất chăm chú.
“Tôi thấy vậy, tôi cũng bắt chước theo. Mỗi khi đi show, phải đợi chuyến bay, tôi mua một quyển sách ở phi trường và ngồi đọc. Nhắc về chị Lệ Thu, tôi nhớ ngay hình ảnh đó”.
Khó mà phân biệt chính xác giữa “Ngộ” và “Định mệnh”- từ nào lột tả được hết những điều không lý giải được trong đời sống. Chỉ biết rằng, rất nhiều cái “ngộ” chưa được biết đến và tất cả đều là định mệnh.
Đã sáu tháng trôi qua, kể từ ngày tiếng hát “vàng của mùa thu” thôi “khóc than phận người,” để “hoàng hạc bay, bay mãi, bỏ trời mơ.” Bà chào tạm biệt mọi người bằng một “Bản tình cuối.” Như một lời chia tay- mà chính bà cũng không biết trước đó- cất lên với tình yêu và sứ mệnh âm nhạc mà bà đã được giao cho ở cõi tạm này, “Bản tình cuối” của Lệ Thu không chỉ là một điểm son trong dòng chảy nghệ thuật của Việt Nam, mà sẽ mãi mãi là một định mệnh, của riêng bà.
Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021
Phòng Ngừa Nhiễm Delta Kung Flu
Biến thể Covid mới của Delta thậm chí có thể ảnh hưởng đến những người đã được chủng ngừa, vì vậy hãy cẩn thận!
Nếu Nhìn Nhau Như Đồng Loại - Tác giả Tuấn Khanh
Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021
Ước Mơ Xanh Được Tưới Bằng Mồ Hôi, Nước Mắt và Máu của Các Em Nhỏ ở Phi Châu - Tác giả Sơn Hà
Cách đây không lâu, người ta bảo hãng giày Nike đã khai thác mồ hôi và nước mắt của những công nhân trong các xưởng may lao động tồi tệ như những trại lao cải. Công nhân làm việc tại những xưởng may ở Trung Quốc với điều kiện vô cùng thiếu thốn. Các quy định lao động cũng không đầy đủ để bảo vệ công nhân. Người ta bảo công ty Nike đã nhắm mắt trước những cảnh chướng-tai-gai-mắt, ngậm miệng ăn tiền. Công nhân trong các xưởng may là những người Uyghur ở Tân Cương, trong đó có rất nhiều trẻ em. Họ bị bắt làm việc như những người nô lệ. Thế giới Tây Phương gọi đấy là “chế độ nô lệ mới”. Bọn thương nhân Tàu cộng cũng sang Việt Nam, được bọn thái thú Việt cộng tiếp tay xây dựng nhiều xưởng, cũng tồi tệ, làm nên sản phẩm để bán cho Mỹ và các nước tư bản. Chuyện còn đó nhưng người ta cứ lờ đi.
Đến nay, hệ thống truyền thông Mỹ lại rọi sáng một ý niệm khác: “Black Lives Matter” (BLM) để khai thác những thuận lợi cho đảng Dân Chủ và thế lực đen tối đứng đàng sau. Nó mượn danh người da đen. Nó muốn xoá các nề nếp cũ. Nó tiến hành đấu tranh giai cấp và cách mạng văn hoá như đã xảy ra ở Trung Quốc, Việt Nam và các nước cộng sản. Nó cạo sửa, giật sập và đốt phá các dấu tích lịch sử,… Nó đang hoành hành ở Mỹ trong sự bảo kê của các phần tử thiên tả, đang ẩn mình trong một đảng chính trị mang tên Dân Chủ.
Mạng Người Da Đen Đáng Được Tôn Trọng – Black Lives Matter (BLM)
Nếu quả thật ai muốn cổ động phong trào Người Da Đen Đáng Sống (Black Lives Matter) thì xin mời đến xem các mỏ khai thác Cobalt ở Phi Châu. Không phải là chuyện cũ mà nó đang diễn ra ở Phi Châu, ngay bây giờ, ngay ngày hôm nay. Ở đó, phần lớn là trẻ em, trẻ em da đen. Nếu xem các xưởng may ở Trung Quốc, Việt Nam và các nước ở Viễn Đông là những trại lao cải thì các hầm mỏ khai thác Cobalt ở Phi Châu phải là các tầng địa ngục. Các hầm mỏ khai thác bằng phương tiện thô sơ và không an toàn. Công nhân có các trẻ em còn rất nhỏ.
Cobalt là gì? Ai đang khai thác Cobalt, dùng để làm gì?
Cobalt là nguyên tố số 27 trên Bảng Phân Loại Tuần Hoàn (bảng liệt kê các hoá chất thiên nhiên); Cobalt là kim loại, là nguyên tố chính được dùng để chế tạo pin lithium-ion (battery) cho tất cả các máy móc từ nhỏ đến lớn. Loại pin này có thể sạc nhiều lần, được dùng trong các máy điện thoại, máy nghe trong lỗ tai, máy móc được dùng trong y khoa, dùng chạy xe điện,… trong tất cả các máy móc được dùng ở mọi nơi trong đời sống hàng ngày. Cobalt cũng được dùng làm nam châm trong các mô-tơ (motor). Trong các computer, máy móc từ nhỏ đến lớn, biết bao nhiêu thứ có mô-tơ chạy bằng pin, bằng điện,… Để có các cục pin, để có các máy móc,… biết bao mồ hôi, nước mắt và máu của các trẻ em vị thành niên ở xứ Congo! Congo ở đâu?
Congo là một quốc gia ở Phi Châu, có dân số tương đương nước Việt Nam, từng bị Pháp đô hộ cả trăm năm, ảnh hưởng sâu đậm văn hoá và ngôn ngữ Pháp. Congo thực sự được độc lập vào năm 1960. Lợi tức trên mỗi đầu người khoảng 500 Đô La/năm.
Một em nhỏ đang làm việc trong mỏ Cobalt ở Congo –
hình chụp từ video của Sky News
Cobalt là sản phẩm phụ trong khi khai thác đồng hay nickel (kền). Có nhiều nơi khác trên thế giới có thể khai thác Cobalt, nhưng tại Congo được ghi nhận có nhiều Cobalt nhất. Ngoài ra, cũng có ở Úc Đại Lợi và các quốc gia ở phía Nam Thái Bình Dương như Phi Luật Tân, Nam Quơng, New Caledonia, và Papua New Guinea. Các em nhỏ ở Congo dễ bị khai thác. Người ta cần có sản phẩm Cobalt, càng nhiều càng tốt và càng không cần biết các em nhỏ “chết lạnh lùng, chết mịt mùng…”, trong các hầm mỏ.
Người ta dùng các danh từ đẹp đẽ như Xanh, Hồng, Tím,… để tô màu lên các ý niệm tuyên truyền trên các hệ thống truyền thông lớn, ăn trùm lên tất cả các suy nghĩ hàng ngày của con người. Chúng nó xây dựng Ước Mơ Xanh (Green Dreams), chẳng hạn như, tranh đấu chống ô nhiễm môi trường, phế bỏ xăng dầu và sử dụng xe điện. Chính quyền của Joe Biden đưa ra kế hoạch gọi là “hạ tầng cơ sở” trị giá 2 ngàn tỷ Đô La để khuyến khích người Mỹ bỏ xe chạy xăng, mua xe chạy bằng điện. Cái Ước Mơ Xanh khốn nạn của bọn thiên tả được bón bằng thân mạng của các em da đen ở Congo.
Hỡi các ông bà đang tranh đấu cho “Black Lives Matter” xin đến thăm một lần để xem các em có đáng được sống không? Hỡi các ông bà đang xây dựng “Green Dreams” hãy mở mắt xem mạng sống của các em ra sao. Các công ty chế tạo xe điện trên thế giới đã tạo ra làn sóng bóc lột tàn ác mới nhất, chẳng khác nào “một chế độ nô lệ mới”, đang diễn ra tại Congo.
Khu khai thác Cobalt – ảnh AP
Mấy ông bà trong Toà Bạch Ốc Hoa Kỳ lên kế hoạch cải tạo kỹ nghệ và xã hội Hoa Kỳ. Họ quyết tâm loại bỏ hoàn toàn xe hơi chạy bằng xăng dầu để thay thế tất cả bằng xe điện, nhân danh làm sạch địa cầu. Nó báo hiệu một thời đại mới, sẽ khai thác tối đa cho một nhu cầu rất lớn: xe chạy bằng điện. Nghĩa là khai thác tối đa số lượng Cobalt khổng lồ để cung cấp cho kỹ nghệ chế tạo xe điện. Bên cạnh đó, còn có các kỹ nghệ chế tạo bình điện, pin, motor,… cho các máy móc đang được dùng hay sẽ được dùng trong tương lai.
Các chính trị gia bảo rằng, quá trình sản xuất xe điện sẽ ít gây tai hại cho môi trường. Việc sử dụng xe điện cũng ít gây ô nhiễm môi trường. Bọn truyền thông cứ theo luận điệu ấy, bẽ cong suy nghĩ của người ta… theo chiều đồng tiền sai khiến.
Selwyn Duke có bài bình luận “Black Lives Matter? Leftists’ Green Dreams Fueled With African Kids’ Blood, Sweat and Tears”, đăng trên tạp chí The New American số tháng Năm-2021. Theo Selwyn Duke thì trước đây, các báo chí ở Mỹ cho rằng, việc “cổ động xe điện là lừa đảo” nhưng nay báo chí lại viết cổ động sử dụng xe điện không còn là phản động. Selwyn Duke viết: “Ngày nay, không còn đọc trên các hệ thống truyền thông lớn ở Hoa Kỳ, rằng cổ động xe điện là lừa đảo”. Selwyn Duke lên án sự tráo trở đó. Bởi vì, khi xét quá trình sản xuất thì phải xét đến các giai đoạn sản xuất các nguyên vật liệu trước khi sản xuất chiếc xe; rồi mới đến sử dụng, bảo trì, sản xuất điện để nạp điện. Tất cả các công trình chung quanh bị gạch bỏ vì yêu cầu của công tác tuyên truyền. Họ chỉ nói, dùng điện thì ít ô nhiễm hơn!
Mặt khoa học và kỹ thuật sẽ được bàn đến trong một bài khác. Ở đây chỉ nói đến ý niệm “đạo đức giả” đang được khai thác, khai thác nhiều nhất ở “mạng người da đen”. Hệ thống truyền thông ở Mỹ có thật sự thương xót người da đen không? Hình như không! Hành động khai thác vô tội vạ mồ hôi nước mắt của trẻ em ở Congo, không phải mới xảy ra. Nó đã có mấy chục năm nay. Họ cổ động phong trào tranh đấu cho “mạng người da đen” nhưng họ không ngó đến số phận các em da đen đang còng lưng trong các mỏ khai thác Cobalt ở Congo.
Apple, Alphabet, Dell Technologies, Microsoft và Tesla Làm Gì Để Cứu Giúp Các Em Da Đen ở Congo?
Tháng Năm, năm 2021, DeseretNews đã loan tải một tài liệu gây xúc động về thảm trạng các trẻ em bị khai thác sức lao động ở Congo. Một bà mẹ đã than khóc: “Con chúng tôi chết như những con chó”. Chính bà có con và cháu, đã chết trong khi làm việc trong mỏ khai thác Cobalt.
Một vụ kiện tập thể đối với các công ty Apple, Alphabet (cha đẻ của Google), Dell Technologies, Microsoft và Tesla. Vụ kiện đệ nạp ở thủ đô Washington DC hồi năm 2019, đòi hỏi các công ty Apple, Alphabet, Dell Technologies, Microsoft và Tesla phải chịu trách nhiệm. Nhưng hầu hết đều chạy làng, cho rằng họ không có quyền gì để kiểm soát điều kiện làm việc ở nước ngoài. Các công ty này sản xuất các thiết bị có sử dụng Cobalt ở bên trong, nhưng không mảy may lưu tâm đến quá trình khai thác Cobalt. Đường dây khai thác và chính quyền địa phương cũng lạnh lùng đồng loã với bọn tư bản khai thác sức lao động của trẻ em da đen ở Congo.
Apple, Google, Dell Technologies, Microsoft và Tesla và đồng bọn, yểm trợ phong trào BLM, tranh đấu người da đen ở Mỹ, để gây xáo trộn, tạo thanh thế cho các thế lực chính trị. Họ không đếm xỉa gì đến sinh mạng của các em nhỏ da đen ở Congo. Các em nhỏ ở Congo vẫn cứ sống chết như con chó, để cho các ông bà chính trị gia ở Hoa Thịnh Đốn múa may quay cuồng, thổi mạnh phong trào sản xuất xe điện, mua xe điện, chạy xe điện,… và kiếm tiền với xe điện.
Mỹ Và Trung Quốc Nhìn Từ Rio de Janeiro 2016 - Tác giả Mạnh Kim
Thứ Tư, 28 tháng 7, 2021
Làm Thinh và Vợ Chồng - Tác giả Nguyễn Hưng Quốc
Thứ Ba, 27 tháng 7, 2021
Những nạn nhân bị bỏ quên trên hành trình đòi công lý của bà Trần Tố Nga - Tác giả Ca Dao
Bà Trần Tố Nga, người được biết đến qua vụ kiện “chất độc da cam” đã nộp đơn tại Tòa án Evry (Pháp) năm 2013 khởi kiện 26 công ty hóa chất Mỹ. Ngày 10 Tháng Năm 2021 vừa qua, Tòa án Evry (Pháp) đã đưa ra phán quyết về vụ kiện kéo dài gần 10 năm này. Tòa án Evry tuyên bố: “Tòa án Pháp không đủ quyền tài phán để phán xét hành động và chính sách của một quốc gia nước ngoài có chủ quyền trong thời chiến”.
Báo Người Lao Động gọi phán quyết ngày 10 Tháng Năm 2021 của Tòa án Evry không phải là một phán quyết lịch sử cho một vụ kiện lịch sử. Sau khi xem xét vụ kiện, Tòa Evry kết luận rằng “Các công ty đã hoạt động (sản xuất và cung cấp sản phẩm) theo lệnh nhà nước Mỹ”. Cho nên bà Trần Tố Nga không thể kiện các công ty này. Nói cách khác, nguyên đơn Trần Tố Nga đã thua bước đầu trong vụ án này. Gọi là “bước đầu” vì sau phiên tòa, bà Trần Tố Nga trả lời báo chí bà sẽ tiếp tục đưa vụ kiện lên Tòa Phúc Thẩm.
Nguyên đơn vụ kiện là bà Trần Tố Nga, theo truyền thông, là đại diện cho ba triệu nạn nhân chất độc da cam khởi đơn kiện 26 đại công ty hóa chất về những thiệt hại mà họ đã gây ra trong thời chiến. Chất độc da cam (Agent Orange), là tên gọi của một loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội Hoa Kỳ sử dụng tại Việt Nam trong thời chiến tranh. Sở dĩ Hoa Kỳ phải dùng chất khai hoang này là vì trong chiến tranh, bộ đội miền Bắc sử dụng chiến thuật du kích, ẩn nấp trong rừng, đánh nhanh, rút lẹ.
Trước 1975, diện tích bao phủ rừng của Việt Nam là 33%, để có thể “tìm thấy” đối phương, cách duy nhất là diệt rừng, hủy lá để đối phương không còn chỗ ẩn nấp. Cách này, dĩ nhiên ở thời điểm hiện tại sẽ không được chấp nhận, nhất là những tổ chức bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong giai đoạn chiến tranh, đó là cách khả dĩ để có thể phá vỡ chiến thuật du kích của bộ đội Bắc Việt.
Thử đặt ra một mệnh đề khác: Nếu cộng sản Bắc Việt không dùng chiến thuật này thì Hoa Kỳ có phải dùng tới chất hóa học để hủy diệt rừng và từ đó có thể gây ra những hệ luỵ khác hay không? Ở một góc nhìn nào đó thì Hoa Kỳ là nguyên nhân trực tiếp, nhưng Bắc Việt là nguyên nhân gián tiếp. Lịch sử không có chữ “nếu”, nhiều người sẽ nói như thế.
Thôi thì nhìn đến hiện tại:
Một trong những lý lẽ mà phía luật sư của các công ty bị kiện đưa ra, là các công ty hóa chất có sản xuất chất độc màu da cam khi đó, có thể không biết tác hại của loại thuốc diệt lá mà sau mãi 40 năm nghiên cứu người ta mới được biết. Điều này khá có thể, vì nhìn vào hình mà các quân nhân Hoa Kỳ sử dụng hóa chất da cam, người ta không thấy họ mang quần áo hoặc bao tay bảo hộ. Nếu lúc đó, chính phủ Mỹ hoặc các công ty hóa chất Mỹ biết đây là chất gây độc hại cho sức khỏe con người thì chắc chắc họ sẽ khuyến cáo cho quân nhân Hoa Kỳ phải mang y phục bảo hộ khi sử dụng bởi vì chính quân đội Hoa Kỳ sẽ là những nạn nhân đầu tiên.
Bà Trần Tố Nga là ai?
Sinh ra tại sông nước miền Tây trong một gia đình hạnh phúc ở Sóc Trăng, bà đã hưởng một thời thơ ấu viên mãn trên một vùng đất mà bà đã gọi là “vùng đất trù phú, những cây trái thơm ngon, những dòng sông mà chưa có dòng sông nào đẹp hơn…” trong quyển sách Ma terre empoissnée của bà. Đẹp như thế, trù phú như thế nhưng đã không giữ nỗi chân của đứa bé ba tuổi khi nghe tiếng kêu gọi của Hồ Chí Minh trong ngày Hai Tháng Chín 1945 để rồi – như nhiều trí thức khác – sau này bà đã chọn đi theo Việt Minh để chống lại chính mảnh đất màu mỡ đã sinh ra bà và nuôi bà khôn lớn, với mục tiêu – mà theo bà – là “đấu tranh để có nền độc lập cho nước nhà”, như bà đã viết trong quyển sách nói trên.
Đọc qua tiểu sử và lý tưởng của bà, người ta chợt thấy những điều khá mâu thuẫn:
– Bỏ ra tuổi thanh xuân để “đấu tranh cho một Việt Nam độc lập”, nhưng khi Việt Nam có độc lập rồi, bà lại chọn quốc tịch và sống trên một đất nước mà bà đã từng chiến đấu để đuổi nó đi khỏi quê hương bà.
– Bà muốn cho Việt Nam “có chủ quyền, có độc lập!” – người ta tự hỏi bà Trần Tố Nga ở đâu khi giàn khoan Trung Quốc tiến vào lãnh thổ Việt Nam, khi biển đảo Việt Nam dần dần biến thành sân nhà Trung Quốc?
Việt Nam, một đất nước oằn oại dưới chiến tranh – chiến tranh chống Tàu, chống Pháp, chống Nhật rồi chống Mỹ qua cuộc chiến ý thức hệ. Người dân mong muốn hòa bình đến độ có thể vội vã cầm lấy bất cứ chiếc bánh vẽ nào được đưa ra trong thời chiến với một mong muốn duy nhất: Hòa bình trên mảnh đất đã quá nhiều hệ lụy. Bà Trần Tố Nga là một trong những trí thức như thế. Chỉ tiếc là sau này, nhiều người đã nhận ra đấy chỉ là chiếc bánh vẽ, bà Nga thì không!
Không ai phủ nhận những hậu quả độc hại của hóa chất diệt cỏ này. Dù muốn dù không, hậu quả của chất hóa học này là không thể chối cãi. Con số nạn nhân có là ba triệu như báo chí Việt Nam khẳng định hay ít hơn thì số nạn nhân vẫn là có thật. Tuy nhiên, khi nhìn bà Trần Tố Nga với khuôn mặt đau buồn biểu tình với khẩu hiệu “tìm công lý cho nạn nhân chất độc da cam”, người ta liên tưởng đến một nạn nhân khác, cũng do chất độc gây nên: nạn nhân Formosa.
Họ cũng là nạn nhân của hành động hủy hoại môi trường sống. Chỉ khác là việc hủy hoại môi trường do chất độc da cam xảy ra trong thời chiến, trong khi chất độc do nhà máy Formosa gây ra xảy ra trong thời bình. Trên con đường đi tìm công lý của bà Nga, liệu có công lý cho hàng trăm ngàn người dân thất nghiệp, nhiều gia đình phải sống cảnh chia lìa vì cha mẹ phải tìm nơi khác làm ăn ở các vùng bị ảnh hưởng của Formosa?
Theo bà Nancy Bùi, Phó Chủ tịch Hội Công lý cho Nạn nhân Formosa (JFFV): “Thảm hoạ Formosa để lại không chỉ là biển nhiễm độc, cá chết, người dân mất việc, mà nó còn kéo theo nhiều hệ lụy khác. Số người mắc bệnh ung thư hay liên quan đến ô nhiễm môi trường cho thấy ngày càng cao”.
Mặc dù sống trên nước Pháp, nhưng chắc chắn bà Nga không thể không biết đến “thảm họa Formosa”. Bà có động lòng không, khi nghĩ đến những nạn nhân có cùng hệ lụy như bà? Trả lời đài RFI, bà nói rằng “cuộc chiến này không chỉ là cuộc chiến của Trần Tố Nga mà là cuộc chiến của tất cả những người đi tìm công lý”. Tuy nhiên, trong cuộc chiến tìm công lý của nạn nhân Formosa đã không thấy bóng Trần Tố Nga đồng hành cùng họ. Thảm họa Formosa giáng xuống đầu ngư dân Vũng Áng từ năm 2016. Suốt năm năm qua, từ bên kia vùng đất an bình Pháp quốc, chưa hề thấy bà Trần Tố Nga một lần lên tiếng chia sẻ cho nỗi đau của họ.
Trên đường phố Paris, người ta thấy bà Trần Tố Nga dẫn đầu các cuộc biểu tình đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam. Thế nhưng các cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt tại Pháp cho nạn nhân Formosa, chống Trung Quốc xâm lược thì vắng bóng “người đi tìm công lý”, vắng bóng “chiến sĩ đấu tranh cho chủ quyền Việt Nam” Trần Tố Nga.
Trả lời báo Người Lao Động, bà Nga nói: “Hôm nay, chúng ta chưa thể hát lên bài ca chiến thắng thì chúng ta hét lên sự phẫn nộ của tất cả nạn nhân chất độc da cam”. Trong tiếng thét đó, bà có hét lên giùm sự phẫn nộ của nạn nhân Formosa, cũng da vàng máu đỏ, cũng là nạn nhân môi trường như bà?
Sau phán quyết của Tòa án Evry, bà Tố Nga vẫn bày tỏ quyết tâm tiếp tục theo vụ kiện. Bà nói: “Phía sau tôi, có cả hàng triệu nạn nhân, hàng triệu người ủng hộ cho công lý!”.
Đúng thế, phía sau bà không chỉ có ba triệu nạn nhân mà còn có cả một hệ thống cầm quyền, với nguồn tài chánh dồi dào và lực lượng thông tin mạnh mẽ để tiếp tay bà trên hành trình “đi tìm công lý”.
Chỉ tiếc rằng, trên hành trình công lý đó, chỉ có một số người được đồng hành và nhiều, rất nhiều những nạn nhân môi trường như bà đã bị bỏ quên.
Sài Gòn giới nghiêm: Tin lạnh đến từ đường phố không người - Tác giả Trần Tiến Dũng
Sài Gòn giới nghiêm thời bình đã đánh thức rất nhiều kỷ niệm buồn của hàng triệu người Sài Gòn cho dẫu họ có ly hương tị nạn khắp thế giới sau 1975.
Tôi đến Sài Gòn năm 1973. Một đứa thiếu niên tỉnh lẻ như tôi được sống ở một đô thị lớn văn minh, phồn vinh dù nhiều địa phương miền Nam đang trong khói lửa bom đạn chiến tranh. Nếu hỏi, tôi cảm nhận ra sao khi sống trong lệnh giới nghiêm của chính quyền VNCH vào những ngày Việt cộng sắp tấn công Sài Gòn, tôi chỉ biết thưa rằng: chỉ nhớ là cả chị em tôi không quan tâm vì bận lo cơm nắm, thức ăn, y phục để nếu nguy cấp thì mặc kệ lệnh giới nghiêm cứ theo đám đông mà chạy giặc. Chạy đi đâu? Không ai biết!
Như cảm giác bản năng động vật trước cảnh cháy rừng phải chạy về hướng chưa bừng lửa khói, hướng đó cái chết chưa đuổi tới, cái chết được gọi tên là giặc có thể sẽ đuổi kịp; cảm giác mặc kệ lệnh giới nghiêm mà chạy tìm sự sinh tồn, vừa có tính hoang dã mong manh lại vừa mạnh mẽ thiêng liêng!
Giờ đây, trớ trêu thay, tôi lại phải sống dưới chế độ của những người Việt cộng. Chế độ hoang dã hơn chính bản năng của cái thời tôi, gia đình, hàng xóm Sài Gòn của tôi vào ngày trước 1975. Giờ đây, lần đầu tiên, sau hơn 40 năm, tôi lại sống trong lệnh giới nghiêm để phòng chống dịch. Thật ra lệnh phong thành theo lệnh 15 hay 16 cũng đều là một dạng giới nghiêm của thời chiến tranh. Nhưng khi 0 giờ ngày 27 Tháng Bảy lệnh cấm dân ra đường, buộc dân tự nhốt ở nhà 100% từ 18h tối đến 6h sáng, đang làm tăng thêm cái cảm giác muốn phát điên vì bị bỏ tù.
Nhưng lần này, dẫu vẫn tích trữ thực phẩm phòng thân, dẫu sợ hãi hơn, dẫu biết giặc là coronavirus nhưng không thể mặc kệ lệnh giới nghiêm, không thể định hướng đâu là nơi an toàn để chạy, toàn bộ bản năng sinh tồn bị nhào trộn chung với ý thức về quyền được sống của con người thành một thứ bùn đen dưới ống cống. Cái cảm giác đi, đứng, nằm, ngồi bất lực chờ đến lượt mình dương tính với virus như chờ sát thủ vô hình; giống như nhân vật đấu sĩ đấu bò nằm quay mặt vào tường bất động ở nhà trọ, chờ sát thủ chưa rõ mặt đến hạ sát mình trong câu chuyện của văn hào Hemingway.
Có khác chăng là không có người lạ tốt bụng nào đến nhắc ai đó phải chạy trốn, người thân thiết cũng không khóc la đòi phải chạy trốn, chỉ có từng người tự hỏi mình sao không chạy trốn – tự hỏi để rồi bản năng và lý trí cùng mơ hồ ngay trước cửa nhà mình, cùng tình trạng buông xuôi ngay trong từng nhịp tim loạn nhịp của mình.
Sáng nay, ngày đầu của lệnh giới nghiêm ở Sài Gòn, nhà văn Cung Tích Biền ở Mỹ có để lại bình luận trên trang facebook của nhà văn Nguyễn Viện, khi ông Viện đang lo lắng vì chúng cư mình ở vừa có thêm ca nhiễm. Ông anh Cung Tích Biền khuyên: “Tôi ở Mỹ, cũng đúng một thời lo lắng, khổ ải. Rồi một hôm chợt nghĩ ra, khỏe ra, khỏi sợ bị covid nữa. Xem như mình bị dương tính rồi. Nó có sẵn trong người mình rồi. Hồi nào nó phát ra kệ cha nó. Vậy nên luôn mừng. Một tuần rồi chưa thấy nó phát ra. Một ngày mừng một ngày. Một tháng mừng một tháng. Ngày nào cũng vui. Bịnh chưa phát ra là vui. Khỏi lo nó sẽ tới. Vì nó có sẵn trong ta rồi…”
Vậy đó, kẻ cai trị có lệnh giới nghiêm cũng chỉ là cứu chế độ khỏi sụp đổ hoặc phá sản kinh tế vì dịch bệnh. Chớ thật ra mỗi người nhất là người lớn tuổi dễ tổn thương vì dịch bệnh dù không thể chạy trốn, nhưng phần chắc đều có sẵn đường chạy bằng cách tự kỷ ám thị coi như mình đã bị dương tính.
Điều đó thoạt nghĩ có khi là không tưởng, gây cảm giác buồn cười đến rơi nước mắt, nhưng bạn có gì khác à? Vaccine ư? Chẳng phải là các “ông ngoại đỏ” của chế độ đang đoạt thuốc ngừa Mỹ, Nhật cho con, cháu, người thân… sao? Trong thời gian dân đen phải chờ vaccine, thì có chắc virus cùng chờ chăng?
Đêm qua, trước giờ Sài Gòn bị giới nghiêm, tôi gửi một tin nhắn cho cậu em nhà báo đã về hưu, tin lạnh như cơn gió trống hoác đến từ các đường phố không bóng người: “Lúc 11 giờ: Chương trình tivi tối nay toàn tin tích cực, các bệnh viện sạch sẽ, công tác chống dịch nhiệt tình… v.v… Mình xem mà thấy yên tâm về tình hình chống dịch của nhà nước”.
Xem xong tivi thì cậu em nhà báo quen thân đó, gởi cho tôi xem một clip: những chiếc xe cấp cứu đang chen nhau ngay cổng nghĩa trang Bình Hưng Hòa!