khktmd 2015
Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018
Chiếc Vé 4.0 - Tác giả Mạnh Kim
Sân ga nhộn nhịp. Mọi người háo hức chuẩn bị bước lên chuyến tàu bốn toa, tượng trưng cho cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại hóa phiên bản 4.0. Vẻ mặt người nào cũng vui vẻ. Xen lẫn âm thanh ồn ào là tiếng rao hàng vang dội, bằng song ngữ, tiếng Hoa trước rồi tiếng Việt sau. Bọn trẻ bán hàng rong thế mà “hội nhập” nhanh thật. Nhốn nháo một lúc, thế rồi, mọi người ngoảnh đầu về phía chiếc loa to, đang vang vang kêu gọi hành khách nhanh chóng lên tàu cho kịp giờ khởi hành. Loa cũng phát bằng song ngữ. Hoa trước, Việt sau.
Đoàn tàu chuyển bánh. Nó lướt êm nhẹ, với vận tốc đều đều 35 km/giờ, đủ chậm để hành khách chiêm ngưỡng cảnh trí bên dưới lẫn bên hông tàu. Hà Nội nhìn từ độ cao này trông thật lãng mạn và thi vị. Thành phố đang ngập. Có vài thiếu nữ xinh xinh đang nghịch nước. Bọn trẻ con thì hớn hở lặn ngụp bắt cá. Ô, có con cá to thế nhỉ! Bên trong tàu, nhân viên đường sắt bắt đầu đi soát vé. Các cô nhân viên trắng trẻo nói tiếng Hoa bằng chất giọng lảnh lót như diễn viên Kinh Kịch.
Một cụ già, trông hao hao cụ già lái xe đạp té sóng soài đổ mớ cam ra đường mà hôm nọ được các anh công an tử tế có mặt kịp thời nâng lên, quay sang một cậu thanh niên trẻ vừa tốt nghiệp đại học nhưng chưa tìm được việc làm, giờ tay đang cầm quyển “Tự học tiếng Hoa trong 24 giờ”. Cụ hỏi: “Cô ấy nói gì thế cháu?”. Cậu thanh niên nhanh nhẩu lễ phép trả lời: “Vâng, cô ấy nói, chào mừng mọi người đến với chuyến tàu 4.0. Mọi người vui lòng cho kiểm tra vé”. Ra thế. Chiếc vé của chuyến tàu 4.0 in bằng song ngữ. Mà cụ già hom hem mắt mũi kèm nhèm không đọc được. Lại còn là vì tiếng Hoa họ in to quá. Nhìn hoa cả mắt.
Đoàn tàu tiếp tục đi. 35 km/giờ. Không quá nhanh để no nê ngắm cảnh. Tàu bắt đầu chạy ngang ngôi làng ung thư. Nghe nói ngôi làng tội nghiệp này toàn người ung thư cả. Mà chẳng riêng gì làng này. Nếu con tàu 4.0 có băng xuyên Việt thì nó còn chạy ngang khối làng ung thư khác. Ung thư vì thực phẩm. Ung thư vì bụi khói. Ung thư vì ô nhiễm. Đủ các kiểu ung thư. Phía bên phải, một cậu bé 12 tuổi chỉ tay nói với mẹ, mẹ có thấy cái sợi chỉ đen đen xa tít đằng kia không? Nó là con sông đấy mẹ ạ. Chỗ đó có các nhà máy nhiệt điện xả xỉ than đen òm hàng bao năm nay đấy mẹ. Ấy thế mà hôm trước cô giáo bảo bọn con làm bài văn mẫu tả giòng sông ấy. Phải tả là trong sạch và thơ mộng nữa. Con cãi lại thì bị cô cho điểm không. Minh họa cho lời giải thích của cậu là lớp lớp ống khói cao ngất nghễu xả ra cơ man luồng khói đen kịt. Trên thân ống khói, dù chạy lướt ngang, người ta vẫn còn thấy kịp các cột chi chít chữ Tàu. Chắc là tên công ty đầu tư.
Đoàn tàu vẫn lướt đi. Ngắm cảnh mỏi mắt, hành khách quay trò chuyện. Đất nước hạnh phúc nhất nhì thế giới có khác. Bất chấp ngoài kia là ngôi làng ung thư hay giòng sông ô nhiễm đen kịt, ai ai cũng cười tươi như hoa cả. Có vẻ như mọi thứ đã có người khác lo thay. Cậu thanh niên dí mắt vào quyển sách học tiếng Hoa, mồm lẩm nhẩm “Ni hao ma?”. Cụ già hom hem ngủ gật tự nãy giờ. Đầu óc cụ còn xoay xoay như chong chóng với những hàng chữ Hoa và những câu tiếng Hoa.
Bỗng có tiếng ồn ào. Hóa ra có cuộc cãi nhau giữa một cô son môi đỏ choét với một bác trung niên mà trông rõ thị là nông dân. Họ tranh nhau đi vệ sinh. Phòng vệ sinh ghi bằng tiếng Hoa mà không có tiếng Việt. Chắc là ông đường sắt sơ suất. Hoặc cố ý thế, chẳng biết chừng. Không biết bên nào là nam bên nào là nữ nên mới có cuộc hiểu nhầm. Thật là. Cứ bé xé ra to. Hôm nọ nghe đâu có bọn tranh nhau hát karaoke còn chém nhau chết thảm. Cuộc tranh cãi được nhân viên đường sắt dàn xếp nhanh chóng.
Mọi người lại vui vẻ tán chuyện. Chuyến tàu vẫn chạy đều đều. 35 km/giờ. Bỗng nó giật thắng thật mạnh. Mọi người chúi nhũi. Suýt chút nữa thì cụ già ngã nhào ra phía trước nếu không có cậu thanh niên nhanh tay đỡ kịp. Nhanh y như các anh công an hôm nọ ấy. Trong cơn nửa mê nửa tỉnh, cụ hét toáng lên: 4.0 cái tiên sư chúng mày. Tàu thế này mà cũng là tàu 4.0 à! Tao sống đến ngần này rồi giờ mới thấy chúng mày là lũ như thế nào. 4.0 cái tiên sư chúng mày!
Bỗng Nhiên Thành Người Thông Minh - Tác giả Cao Thoại Châu
Thông minh cần thiết cho học hành có thực chất thay vì nghêu ngao trong cao trào…sơn phết hoặc giả làm trái trứng vịt để được đưa vào lò ấp...cử nhân, tiến sĩ! Thông minh để có chọn lựa đúng nhất, tránh vồ vập mà hậu quả thường là mang hận và gông ách một đời! Và thông minh dường như của trời cho không hào phóng, vậy mà bây giờ một người có chỉ số IQ nhỏ như tôi bỗng nhiên thành “thông minh nhất nam tử”…
Phải làm người tiêu dùng thông minh như lời chỉ giáo của các quan chức đ...ể khỏi vào nhà thương vì ăn phải đồ bẩn, vì sạc ĐTDĐ bỗng nhiên nổ, để khỏi bị bọn gian thương lừa vv.
Phải thông minh để hiểu vì sao chạy xe ngoài phố lại dễ…chết, vì sao có những người đàn bà mặc kín mít vừa chay xe máy vừa nói chuyện bằng điện thoại, phải thông minh để hiểu cuộc tình tự thời @ da diết thắng cả cái chết có khi của vài người!
Ngày hôm qua, con cháu nhỏ học lớp Bốn kể mẹ bạn nó cấm con ra đường, làm trái sẽ bị mẹ chặt chân! Con cháu bình rằng người lớn sao lại ác với trẻ con như thế và rằng vv và vv. Tôi đã không đủ thông minh để nói với cháu mình rằng sự ÁC bây giờ tràn lan, nhiều hình vẻ tinh vi và ác với trẻ con là mở đầu cuộc hành trình đưa cái ác lên ngôi!
Người Nước Tôi Hồn Cốt Rất Kiên Cường - Tác giả Cao Thoại Châu
Người nước tôi chịu đựng rất kiên cường
Da thịt có pha thêm sắt thép
Lạnh cóng hoặc nắng phơi rát mặt
Mà vẫn còn tới bốn ngàn năm
Da thịt có pha thêm sắt thép
Lạnh cóng hoặc nắng phơi rát mặt
Mà vẫn còn tới bốn ngàn năm
…
Trẻ con nước tôi cũng rất thần tình
Bán khoai nướng vỉa hè để học thành bác sĩ
Đạp xe đi thi mấy trăm cây số
Túi chỉ còn không đủ bữa cơm
Bán khoai nướng vỉa hè để học thành bác sĩ
Đạp xe đi thi mấy trăm cây số
Túi chỉ còn không đủ bữa cơm
Người nước tôi mỗi lúc ra đường
Rùng mình xe cộ một dòng cuồn cuộn
Về tới nhà mới hay còn sống
Tai nạn có thể dành lại ngày mai
Rùng mình xe cộ một dòng cuồn cuộn
Về tới nhà mới hay còn sống
Tai nạn có thể dành lại ngày mai
Những người tôi vẫn gặp hàng ngày
Cô bán báo thường làm tôi cụt hứng
Nhanh miệng báo những tin rất nóng
Kinh hoàng đâu đó trên quê hương tôi
Cô bán báo thường làm tôi cụt hứng
Nhanh miệng báo những tin rất nóng
Kinh hoàng đâu đó trên quê hương tôi
Nước tôi có rất nhiều thi sĩ
Họ làm thơ như thợ mộc thợ hồ
Mực mài ra từ hào khí ông cha
Đôi lúc tiếng thơ buồn não ruột
Họ làm thơ như thợ mộc thợ hồ
Mực mài ra từ hào khí ông cha
Đôi lúc tiếng thơ buồn não ruột
Bài Thầy dạy tôi ngày tiểu học
Chân thật và hãy ngẩng đầu lên
Là nửa trên của bài học kiên cường
Người nước tôi ai cũng thuộc lòng bài đó!
Chân thật và hãy ngẩng đầu lên
Là nửa trên của bài học kiên cường
Người nước tôi ai cũng thuộc lòng bài đó!
Trần Huân hát Vứt Đi Em
VỨT ĐI EM
Vứt đi em chủ nghĩa vô thần
Vứt đi em quẳng gánh nợ nần
Ơi người ơi! Ơi người ơi!
Vứt đi em mộng tới thiên đường
Vứt đi em đời sống vô thường
Thôi về đi! Quay về đi!
Nhà thì mục nát tan hoang
Còn người thì ốm đói kêu oan
Nợ thì bị bủa vây muôn lối.
Miệng thì rống tiếng kêu to
Còn ruột thì rỗng tuếch meo mo
Ôi đừng mơ chi, đừng mơ chi thiên đường em hỡi..
Vứt đi em để biết thương người
Vứt đi em để biết yêu đời ..Em ơi!
Vứt đi em chủ nghĩa vô thần
Vứt đi em quẳng gánh nợ nần.. Em ơi!
Vứt đi em để phải mất linh hồn
Vứt đi em để phải xuống địa ngục.. Em ơi!
Vứt đi em quẳng gánh nợ nần
Ơi người ơi! Ơi người ơi!
Vứt đi em mộng tới thiên đường
Vứt đi em đời sống vô thường
Thôi về đi! Quay về đi!
Nhà thì mục nát tan hoang
Còn người thì ốm đói kêu oan
Nợ thì bị bủa vây muôn lối.
Miệng thì rống tiếng kêu to
Còn ruột thì rỗng tuếch meo mo
Ôi đừng mơ chi, đừng mơ chi thiên đường em hỡi..
Vứt đi em để biết thương người
Vứt đi em để biết yêu đời ..Em ơi!
Vứt đi em chủ nghĩa vô thần
Vứt đi em quẳng gánh nợ nần.. Em ơi!
Vứt đi em để phải mất linh hồn
Vứt đi em để phải xuống địa ngục.. Em ơi!
Trần Huân hát Em Có Tin Không?
EM CÓ TIN KHÔNG?
Em có hay không?
Đất nước mình lụi tàn
Em có hay không ?
Rừng núi thì tan hoang.
Em có tin không?
Quê hương mình đã chết
Chết từ lương tâm
Bởi lũ quỷ lưu manh.
Em có vui không?
Khi con cháu làm nô lệ
Giặc tàu xâm lăng
Khi ta không còn người quen.
Em có tin không?
Khi xương máu thành miếng mồi
Của bọn tanh hôi
Đang bám trên da thịt người.
(Em có vui không ?
Khi em cúi đầu khuất phục
Cội nguồn ở đâu?
Khi em là người Việt Nam.
Em có tin không?
Hay em ngoảnh mặt hững hờ?
Chờ một tương lai
U ám cho dân tộc này.)
Em có hay không?
Đất nước mình oàn bệnh
Em có hay không?
Biển đông giặc cướp rồi.
Em có tin không
Nay mai mình cũng sẽ chết
Chết nhục thương đau
Bởi loài dã thú làm người.
Em có hay không?
Đất nước ngày một tiều tụy
Trong những cơn mơ
Chẳng đêm nào giấc say.
Em có tin không?
Quê hương mình đang hấp hối
Bởi giặc bên trong
Giặc bên ngoài phá hoại.
(Chết nhục thương đau
Bởi loài dã thú làm người.)
Đất nước mình lụi tàn
Em có hay không ?
Rừng núi thì tan hoang.
Em có tin không?
Quê hương mình đã chết
Chết từ lương tâm
Bởi lũ quỷ lưu manh.
Em có vui không?
Khi con cháu làm nô lệ
Giặc tàu xâm lăng
Khi ta không còn người quen.
Em có tin không?
Khi xương máu thành miếng mồi
Của bọn tanh hôi
Đang bám trên da thịt người.
(Em có vui không ?
Khi em cúi đầu khuất phục
Cội nguồn ở đâu?
Khi em là người Việt Nam.
Em có tin không?
Hay em ngoảnh mặt hững hờ?
Chờ một tương lai
U ám cho dân tộc này.)
Em có hay không?
Đất nước mình oàn bệnh
Em có hay không?
Biển đông giặc cướp rồi.
Em có tin không
Nay mai mình cũng sẽ chết
Chết nhục thương đau
Bởi loài dã thú làm người.
Em có hay không?
Đất nước ngày một tiều tụy
Trong những cơn mơ
Chẳng đêm nào giấc say.
Em có tin không?
Quê hương mình đang hấp hối
Bởi giặc bên trong
Giặc bên ngoài phá hoại.
(Chết nhục thương đau
Bởi loài dã thú làm người.)
Trần Huân hát Chúng Bắn Tỉa
CHÚNG BẮN TỈA
Chúng đã bắn tỉa tuổi trẻ VN
Chúng đã bắn tỉa tuổi trẻ tự do
Tuổi trẻ tự do yêu giống nòi yêu màu da
Tuổi trẻ VN yêu Tổ Quốc yêu tha nhân.
Bao người đi hy sinh vì công lý
Bao người đi trong đau thương trên pháp trường
Mà phải day dứt, day dứt chốn nương thân
Mà phải chịu oan sai chịu ân oán mãi không thôi.
Nếu nước mất nhà tan thì lầm than ai gánh chịu?
Non nước tiêu điều phải ngẩng mặt lên với nhân gian
Nếu đất nước hùng anh một mai vỡ tan tành
Ôi hỡi nhân lành phải đành nhục thân nhục nước ai ơi.
Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018
Cái Yếm – Tác giả Lạp Chúc Nguyễn Huy
Hỡi cô yếm thắm đeo bùa,
Bác mẹ có bán anh mua nửa người.
Bác mẹ có bán anh mua nửa người.
Cái yếm thì gợi tình được diễn tả bằng thi văn tao nhã, tế nhị giữa đàn ông và đàn bà đối đáp văn chương hữu tình với nhau. Đàn ông thường mượn cái yếm để tỏ tình vì vậy mà cái yếm trở thành chủ đề lãng mạn trong thi ca tình tứ của dân tộc.
Cách mặc áo yếm
Áo yếm che hững hờ trước ngực, vừa kín vừa hở rất là gợi cảm nên thơ, còn lưng thì để trống. Áo yếm thường làm bằng một mảnh vải hình vuông, một góc cắt lẹm đi rồi đính 2 dải vải buộc vào sau gáy. Hai góc trái và phải cũng đính 2 dải vải gọi là dải yếm, dài đủ dài để buộc ra sau lưng. Bên ngoài yếm là áo cánh trắng, mỏng được chiếc thắt lưng giữ với cạp váy. Ngoài cùng khoác áo tứ thân. Cái yếm ở miền Trung thì có hình tam giác.
Mầu vải yếm
Yếm của các bà lao động nghèo thì bằng vải thô, màu nâu. Vào ngày lễ hội thì yếm đủ màu sắc : yếm trắng, yếm thắm, yếm hồng bằng nhiễu, chúc bâu, lụa...
Hỡi cô yếm thắm lòa lòa,
Yếm nhiễu, yếm vóc hay là chúc bâu.
Hay là luạ bạch bên Tàu,
Người cắt cũng khéo, người khâu cũng tài.
Hỡi cô mặc áo yếm hồng,
Đi trong đám hội có chồng hay chưa.
Yếm nhiễu, yếm vóc hay là chúc bâu.
Hay là luạ bạch bên Tàu,
Người cắt cũng khéo, người khâu cũng tài.
Hỡi cô mặc áo yếm hồng,
Đi trong đám hội có chồng hay chưa.
Các loại yếm (1)
Các thi nhân thường phân loại yếm theo đặc tính của yếm : yếm xạ hương, yếm ém trầu, yếm hở lườn, yếm gặp mưa, dải yếm phải gió...
Yếm đeo bùa xạ hương
Bùa là xạ hương (tỏa mùi thơm như nước hoa ngày nay) đựng trong cái túi buộc vào cổ yếm. Cô gái có cổ yếm đeo bùa (túi đựng xạ hương) tỏa ra hương thơm ái tình (giống như mọi sinh vật trên trái đất) đứng hàng thứ 5 trong mười thương :
Năm thương cổ yếm đeo bùa.
Dù đọc kinh nhắm mắt bịt tai nhưng mũi phải mở để thở nên nhà sư dễ dàng thất điên bát đảo khi ngửi thấy hương thơm của bùa đeo ở cổ yếm hòa quyện với mùi da thịt.
Ba cô đội gạo lên chùa,
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư.
Sư về sư ốm tương tư,
Ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu.
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư.
Sư về sư ốm tương tư,
Ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu.
Bùa mùi hương của cơ thể ấp ủ trong yếm cũng làm cho chàng trai si tình phải thốt lên :
Đêm nằm đắp chục chiếc chăn,
Làm sao sánh được ấm bằng yếm em.
Làm sao sánh được ấm bằng yếm em.
Vào ngày mưa gió giá lạnh, anh chàng si tình đã chiếm được lòng cô gái thì ở nhà ôm dải yếm hít hà mùi hương cơ thể ấp ủ trong dải yếm mà mơ màng.
Trời mưa trời gió kìn kìn,
Đắp đôi dải yếm hơn nghìn chăn bông.
Đắp đôi dải yếm hơn nghìn chăn bông.
Cái yếm ém trầu
"Khẩu trầu dải yếm " là miếng trầu được " ém " trong dải yếm đem ra mời người tình.
Khi chàng trai hợp nhãn đến chơi thì cô gái mời trầu để mở đầu câu chuyện.
Trầu em têm tối hôm qua,
Cất trong dải yếm mở ra mời chàng.
Cất trong dải yếm mở ra mời chàng.
Nàng có 3 loại trầu : trầu túi (trầu đựng trong túi), trầu khăn (trầu gói trong khăn), trầu dải yếm
(trầu ém trong dải yếm) và hỏi chàng rằng :
Trầu này trầu túi, trầu khăn,
Cùng trầu dải yếm anh ăn trầu nào ?
Cùng trầu dải yếm anh ăn trầu nào ?
Nếu chàng trai chọn trầu trong túi trong khăn tức ẩn ý chỉ là bạn hữu. Nếu chàng trai chọn trầu dải yếm tức khẩu trầu dải yếm có nghĩa đã thuận tình nhau mong cùng nàng kết nhân duyên thì cô gái mở gói trầu buộc ở dải yếm đem ra mời chàng. Ăn xong miến trầu thì nàng mới hỏi :
Trầu em buộc dải yếm đào,
Hỏi người tri kỷ ăn vào có say?
Hỏi người tri kỷ ăn vào có say?
Cái yếm mưa gió
Nếu bất chợt gặp cô nàng mặc yếm mỏng manh giữa trời mưa gió, thì mắt anh chàng mở to như hai cái tô say mê nhìn cảnh cái yếm chống lại mưa gió như thế nào.
Gió đùa yếm thắm đu đưa,
Mưa rơi ướt yếm, trái dừa đòi ra.
Mưa rơi ướt yếm, trái dừa đòi ra.
Đến khi gió nổi to quá, đánh vạt cái yếm thì mắt anh chàng sáng rực tưởng nàng hớ hênh.
Gió đánh yếm nàng, gió đè ngực nàng,
Mắt anh rực sáng vì nàng hớ hênh.
Mắt anh rực sáng vì nàng hớ hênh.
Lúc đó chàng trai mới tán tỉnh:
Trời mưa lấy yếm mà che,
Anh đây đứng gác còn e nỗi gì.
Cái yếm hở lườn, dải yếm phải gió
Mặc yếm để lộ ra phần lưng và yếm cắt hẹp lại để hở hai bên lườn trông thật hấp dẫn và được coi là đẹp và trữ tình nhất.
Đàn ông đóng khố đuôi lươn,
Đàn bà yếm thắm hở lườn mới xinh.
Đàn bà yếm thắm hở lườn mới xinh.
Anh lái đò rạo rực lúc nhìn thấy yếm để hở lườn, dải yếm lại phất phơ trước gió, mà cao hứng tán tỉnh cô gái như thế này :
Thuyền anh ngược thác lên đây,
Mượn đôi dải yếm làm dây kéo đò.
Mượn đôi dải yếm làm dây kéo đò.
Cô gái biết anh chàng láu lỉnh ghẹo mình nên trả lời :
Ước gì dải yếm em to,
Để em buộc lấy mũi đò kéo lên.
Ước gi dải yếm em bền,
Để em buộc lấy kéo lên trên bờ.
Để em buộc lấy mũi đò kéo lên.
Ước gi dải yếm em bền,
Để em buộc lấy kéo lên trên bờ.
Mối tình dải yếm bên sông
Cảnh dòng sông cách trở đôi bờ cũng làm chúng ta nhớ đến cô gái mơ tưởng đến người tình mà mơ màng cởi dải yếm làm cầu cho chàng sang chơi.
Ước gì sông hẹp bề ngang,
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.
Còn anh hàng xóm bên kia sông, ngày ngày thấy nàng phơi yếm mà gạ gẫm nàng :
Gần đây mà chẳng sang chơi,
Để anh ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu.
Để anh ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu.
Khi nàng đã thuận tình nghĩ đến việc trăm năm thì cô gái mượn dải yếm mà ấp ủ duyên tình dải yếm bắt đầu bằng câu trả lời :
Mồng tơi chả bắc được đâu,
Em cởi dải yếm bắc cầu anh sang.
Em cởi dải yếm bắc cầu anh sang.
Thế là từ ngày nàng cởi dải yếm, duyên tình dải yếm làm anh chàng tương tư cái yếm suốt đời.
Ta về ta cũng nhớ mình,
Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao.
Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao.
Yếm làm quà tặng
Nhìn thấy cô gái kia mặc yếm hoa chanh, đó là quà tặng của người yêu đấy.
Anh mua cho em cái yếm hoa chanh,
Ra đường bạn hỏi, nói của anh cho nàng.
Ra đường bạn hỏi, nói của anh cho nàng.
Nhưng chẳng may, tình yêu lại ghé bến sầu, dải yếm đổi mầu nay thành lỗi hẹn, khiến chàng dỗi hờn đòi lại cái yếm.
Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím,
Em có chồng rồi trả yếm cho anh.
Em có chồng rồi trả yếm cho anh.
Cái yếm lỗi hẹn thì trả lời rằng.
Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh,
Yếm em em mặc, yếm chi anh đòi.
Yếm em em mặc, yếm chi anh đòi.
Chiếc áo yếm làm anh chàng xót thương, tiếc nuối mà nguyện ước rằng.
Kiếp sau đừng hóa ra người,
Hóa ra dải yếm buộc người tình nhân.
Hóa ra dải yếm buộc người tình nhân.
Có cái gì bên trong yếm ?
Bài thơ " Gái rửa bờ sông " của thi hào Nguyễn Khuyến tả ông Hà Bá nhìn thấy vật đó bên trong yếm có hình thù như thế này.
Thu vén giang sơn một cặp tròn,
Nghìn thu sương tuyết vẫn không mòn.
Biết chăng chỉ có ông Hà Bá,
Mỉm mép cười thầm với nước non.
Nghìn thu sương tuyết vẫn không mòn.
Biết chăng chỉ có ông Hà Bá,
Mỉm mép cười thầm với nước non.
_______________________________________
(1) - Tại số 38 Hàng Đào, Hà Nội, còn giữ lại tấm bia đá ghi lại đây vốn là đình thờ cụ tổ của những người bán yếm lụa có ghi hàng chữ nho " Đồng lạc quyển yếm thị " (Ngôi đình của chợ bán yếm lụa ) tức là xưa kia Hàng Đào là nơi sản xuất và bán yếm lụa và bà Nguyễn thị Riệu Duyên là tổ sư nghề làm cổ yếm được thờ ở phố hàng Đào (Nguyễn Thế Long, Đình và đền Hà Nội, NXB Văn Hóa-Thông Tin, Hà Nội 2005, tr. 28)
Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018
PIZZA THỜI AN NINH MẠNG TẠI VN - Tác giả Lê Giác Đấu
Chuyện xảy ra vào năm 2019. Một người đàn ông dùng điện thoại di động gọi và bên kia giọng nhỏ nhẹ của cô thư ký trả lời.
NGƯỜI GỌI: Xin lỗi phải tiệm Pizza Hut tại Saigon không?
THƯ KÝ: Dạ không đây là tiệm Pizza Shulin
NGƯỜI GỌI: Dạ xin lỗi tôi gọi nhầm số
THƯ KÝ: Dạ không vì Shulin đã mua lại của Pizza Hut tháng rồi
NGƯỜI GỌI: Ô vậy tốt tôi muốn đặt mua 1 cái Pizza
THƯ KÝ: À ông muốn đặt mua cái loại ông thường mua phải không?
NGƯỜI GỌI: Cái tôi thường mua? Bộ cô biết tôi sao?
THƯ KÝ: Theo tài liệu lưu trữ của chúng tôi trong 12 lần vừa qua ông đã đặt mua loại Pizza lớn nhất có phó mát, xúc xích, nấm và thịt bầm và bánh loại dày.
NGƯỜI GỌI: Đúng rồi đó là những thứ tôi muốn đấy.
THƯ KÝ: Tôi có thể đề nghị lần nầy ông nên đặt có thêm cà và dùng dầu ô liu thay thế mỡ heo tráng và nướng trên bánh.
NGƯỜI GỌI: Cái gì. Tôi muốn loại bánh có tráng một lớp mỡ heo kìa không phải dầu ô liu. Dầu ô liu không thơm bằng mỡ heo.
THƯ KÝ: Dạ thưa ông lượng mỡ trong máu ông không tốt đấy ông
NGƯỜI GỌI: Hay nhỉ, làm sao cô biết được?
THƯ KÝ: Ồ chúng tôi kiểm tra số điện thoại di động của ông thì chúng tôi có thể xem hồ sơ y tế sức khỏe của ông và chúng tôi đã có kết quả thử máu của ông trong 7 năm qua.
NGƯỜI GỌI: Thôi được bây giờ tôi không đặt mua cái Pizza chết tiệt của cô nữa và hãy nhớ tôi đã uống thuốc để giãm mỡ trong máu của tôi rồi. Chuyện nầy tại sao cô nói trên điện thoại.
THƯ KÝ: Xin lỗi ông nhưng ông không uống thuốc đều đặn. Theo dữ liệu chúng tôi có, ông chỉ mua một hôp thuốc trị mỡ cao tại nhà thuốc tây tên Bắc Kinh Quận 1 có 30 viên, mỗi ngày uống một viên và đã 4 tháng ông không có mua nữa.
NGƯỜI GỌI: Tôi đã mua thêm ở nhà thuốc khác làm sao cô biết?
THƯ KÝ: Chúng tôi đã xem thẻ tín dụng ngân hàng của ông không có thấy trừ tiền mua.
NGƯỜI GỌI: Tôi trả bằng tiền mặt và đã mua thuốc tuần rồi.
THƯ KÝ: Nhưng trong báo cáo ngân hàng của ông không thấy ông rút tiền tuần rồi.
NGƯỜI GỌI: Tôi đã nhờ thằng em trai mua dùm và nó đã trả tiền cho tôi.
THƯ KÝ: Dạ thưa ông, theo hồ sơ em trai ông bị đụng xe chết năm ngoái rồi.
NGƯỜI GỌI: Mẹ kiếp đây là tiệm bánh hay cơ quan an ninh điều tra?
THƯ KÝ: Dạ thưa ông, cũng gần giống như nhau vì chúng tôi luôn chia xẻ thông tin cho nhau nhằm mục đích giúp đỡ khách hàng thôi.
NGƯỜI GỌI: Mẹ kiếp đủ rồi đủ rồi. Cái đất nước gì quái đản. ĐMCS!
THƯ KÝ: Ấy chết chúng tôi đã thu âm một chữ ĐMCS bị phạt 5 triệu và bị tù từ 6 tháng đến 2 năm tùy theo nói nhiều người nghe hay ít người nghe. Ở đây chỉ có tôi nghe nên tôi sẽ gởi hóa đơn đến nhà đóng phạt 5 triệu cho một chữ ĐMCS. Ông đừng chửi thêm nhé bị phạt thêm đấy.
NGƯỜI GOI: Tôi chán lắm cái đất nước nầy rồi. Ngày mai tôi sẽ đi vào rừng sống, không còn internet, điện thoại, không còn y tế ngân hàng xem mấy người Cộng Sản làm gì được tôi.
THƯ KÝ: Nếu ông muốn vào rừng nhớ trình passport và xin visa vào rừng ở cơ quan CA rồi mới được đi nhé.
Người gọi nghe xong tắt thở.
Từ sau năm 2019 sẽ có nhiều người Việt trong nước ngã ra tắt thở như thế.
Chuyện nghe tưởng như đùa nhưng tương lai VN sẽ là như thế.
Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018
Chuyện thành ngữ “Bỏ qua đi Tám!” - Tác giả Nguyễn thị Hậu
Dân Sài Gòn xưa có cách xưng hô thứ bậc thú vị: công chức, người có học là thầy Hai, người Hoa buôn bán là chú Ba, đại ca giang hồ là anh Tư, lưu manh là anh Năm… người lao động nghèo xếp thứ Tám. Sao lại xưng hô vậy?
Chiều muộn hôm qua có cậu bạn đi công việc ghé ngang nhà rủ làm ly cà phê tán dóc. Nói chuyện lan man một hồi, tự nhiên anh chàng kể công ty em có ông già gác cửa rất hay nói câu “bỏ qua đi Tám”…
“Em không hiểu, có lần hỏi thì ổng nói đại khái là dùng khi can ngăn ai bỏ qua chuyện gì đó, nhưng sao không phải là Sáu hay Chín mà lại là Tám thì ổng cũng không biết”, cậu bạn thắc mắc.
Dựa vào những câu chuyện xưa cũ, những giai thoại, nên kể ra đây chút nguyên cớ của câu thành ngữ có lẽ sắp “thất truyền” này…
Trước hết, phải biết là câu này phát sinh ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn từ thời Pháp thuộc, khoảng đầu thế kỷ 20. Thời đó, cách xưng hô thứ bậc trong xã hội rất phổ biến và phần nào phản ánh vị trí xã hội, giai cấp… một cách khá suồng sã và dễ chấp nhận.
“Em không hiểu, có lần hỏi thì ổng nói đại khái là dùng khi can ngăn ai bỏ qua chuyện gì đó, nhưng sao không phải là Sáu hay Chín mà lại là Tám thì ổng cũng không biết”, cậu bạn thắc mắc.
Dựa vào những câu chuyện xưa cũ, những giai thoại, nên kể ra đây chút nguyên cớ của câu thành ngữ có lẽ sắp “thất truyền” này…
Trước hết, phải biết là câu này phát sinh ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn từ thời Pháp thuộc, khoảng đầu thế kỷ 20. Thời đó, cách xưng hô thứ bậc trong xã hội rất phổ biến và phần nào phản ánh vị trí xã hội, giai cấp… một cách khá suồng sã và dễ chấp nhận.
Thứ Nhất
Đứng trên hết là các “Quan Lớn” người Pháp hoặc các quan triều nhà Nguyễn, thành phần này thì không “được” xếp thứ bậc vì giới bình dân hầu như không có cơ hội tiếp xúc đặng xưng hô hay bàn luận thường xuyên.
Thứ Hai
Kế đến là các công chức làm việc cho chính quyền, họ ít nhiều là dân có học và dân thường hay có dịp tiếp xúc ngoài đời, là cầu nối giữa họ với các thủ tục với chính quyền, hoặc đó là thành phần trí thức, đó là các “thầy Hai thông ngôn”, hay “thầy Hai thơ ký”…
Thứ Ba
Là các thương gia Hoa Kiều, với tiềm lực tài chính hùng hậu và truyền thống “bang hội” tương trợ, liên kết chặt chẽ trong kinh doanh, các “chú Ba Tàu” nghiễm nhiên là thế lực đáng vị nể trong mắt xã hội bình dân Sài Gòn – Chợ Lớn thời đó.
Thứ Tư
Là các “đại ca” giang hồ, những tay chuyên sống bằng nghề đâm chém và hành xử theo luật riêng, tuy tàn khốc và “vô thiên vô pháp” nhưng khá “tôn ti trật tự (riêng)” và “có đạo nghĩa” chứ không tạp nhạp và thiếu nghĩa khí như các băng nhóm “trẻ trâu” hiện đại. Các “anh Tư dao búa” vừa là hung thần, vừa ít nhiều lấy được sự ngưỡng mộ của giới bình dân (và cũng không ít tiểu thư khuê các) thời đó.
Thứ Năm
Là vị trí của giới lưu manh hạ cấp hơn: các anh Năm đá cá lăn dưa, móc túi giật giỏ, hay làm cò mồi mại dâm…
Thứ Sáu
Bị giới bình dân ghét hơn đám lưu manh côn đồ là các “thầy Sáu phú-lít (police)”, “thầy Sáu mã tà”, “thầy Sáu lèo”. Chức trách là giữ an ninh trật tự, chuyên thổi còi đánh đuổi giới buôn gánh bán bưng bình dân, nhưng các “thầy Sáu” này cũng không từ cơ hội vơ vét ít tiền mọn “hối lộ” của họ để “nhẩm xà” (uống trà).
Thứ Bảy
Và trong giới buôn bán thì không thể thiếu chuyện vay vốn làm ăn, mặc dù Tàu hay Việt cũng đều có tổ chức cho vay. Nhưng phổ biến và “quy củ” nhất ở cấp độ trung – cao khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn thời đó là các “anh Bảy Chà và”, các anh này là các nhà tài phiệt người Ấn, vừa giàu vừa ít bị “ghét”, vừa ít nhiều có quan hệ qua lại với giới chức người Pháp, lại làm ăn đúng luật lệ, ít thừa cơ bắt chẹt lãi suất nên khá được giới kinh doanh tín nhiệm.
Thứ Tám
Xếp thứ Tám chính là lực lượng đông đảo nhất xã hội bình dân bấy giờ: họ là giới lao động nghèo chỉ có sức lực làm vốn nuôi miệng, từ bốc vác, gánh nước bồng em, đến “sang” hơn chút xíu là phu xe kéo…
Tuy đông nhưng lại yếu thế nhất vì thất học, không có tiền như thầy Hai, anh Ba, cũng hiền lành chứ không bặm trợn phản kháng bạt mạng như các anh Tư anh Năm nên họ thường xuyên chịu sự áp bức, bắt nạt từ mọi phía.. Cách để yên thân khả dĩ nhất với họ là khuyên nhau cắn răng nhẫn nhịn, quên đi để sống: “Bỏ qua đi Tám”, bây giờ chắc là đã dễ hiểu rồi.
Tuy đông nhưng lại yếu thế nhất vì thất học, không có tiền như thầy Hai, anh Ba, cũng hiền lành chứ không bặm trợn phản kháng bạt mạng như các anh Tư anh Năm nên họ thường xuyên chịu sự áp bức, bắt nạt từ mọi phía.. Cách để yên thân khả dĩ nhất với họ là khuyên nhau cắn răng nhẫn nhịn, quên đi để sống: “Bỏ qua đi Tám”, bây giờ chắc là đã dễ hiểu rồi.
Thứ Chín
Không còn liên quan nữa, nhưng nhân tiện sẵn nói luôn về thứ bậc chót cùng trong xã hội thời đó: các cô, các chị Chín xóm Bình Khang chuyên “kinh doanh” bằng “vốn tự có”.
Dài dòng tí để trình bày chút kiến giải về một câu thành ngữ đang dần bị quên lãng dùng để bày tỏ thái độ khuyên người hoặc tự an ủi mình hãy đừng để ý những chuyện không vui, hay bị ai đó “chơi không đẹp”. Nếu lỡ đọc thấy không có gì thú vị thì thôi, “bỏ qua đi Tám”.
“Anh Hai Sài Gòn” thì là cách gọi vui, thân mật, nhưng cũng thể hiện tính cách phóng khoáng, dám làm dám chịu của dân Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung. Vì sao lại là “Anh Hai” chứ không là “Anh Cả”?
Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, bắt đầu gây dựng chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đây là cái mốc quan trọng của quá trình “Nam tiến” trong lịch sử Việt Nam, cũng là quá trình hình thành văn hóa vùng đất phía Nam trong xu thế mang theo và gìn giữ văn hóa cội nguồn, đồng thời tiếp nhận những yếu tố văn hóa của cư dân vùng đất mới.
Đến năm 1698, Phủ Gia Định được thành lập, Sài Gòn – Gia Định hình thành từ đó. Chỉ hơn 300 năm nhưng người Sài Gòn đã kịp định hình một bản sắc riêng dễ nhận biết giữa những người của vùng miền khác. Điều này hình thành từ nguồn gốc lưu dân và hoàn cảnh lịch sử xã hội của miền Nam /Sài Gòn.
Lưu dân người Việt vào Nam trước hết và đông nhất là những người “Tha phương cầu thực” vì không có đất đai, không có phương kế sinh sống ở quê hương. Thành phần thứ hai là những người chống đối triều đình, quan lại địa phương bị truy bức nên phải tìm đường trốn tránh. Thứ ba là những tội đồ bị buộc phải ly hương (một hình phạt nặng của thời phong kiến). Ngoài ra, còn có số ít người tương đối giàu có, muốn mở rộng và phát triển việc làm ăn trên vùng đất mới nên nhập vào hàng ngũ lưu dân tới miền Nam…
Khi Sài Gòn được hình thành như một trung tâm của vùng đất phía Nam thời chúa Nguyễn, một đô thị lớn thời thuộc Pháp thì nơi đây cũng là nơi dân tứ xứ tiếp tục đổ về. Người nhập cư là thành phần hữu cơ của bất cứ đô thị nào, Sài Gòn vốn hình thành từ những lớp “người nhập cư” rồi trở thành “người Sài Gòn”, rồi lại tiếp tục thu nhận và chia sẻ cho những lớp người nhập cư mới.
Sống trong những điều kiện lịch sử luôn biến động, người dân miền Nam /Sài Gòn đã tạo dựng một nếp sống tinh thần ấm áp, bình đẳng, lấy tình nghĩa, nghĩa khí làm trọng…
Người Sài Gòn không phân biệt “quê”, “tỉnh”, “đồng hương” hay không…
Có thể nói, tính cách người Sài Gòn bắt nguồn từ yếu tố, điều kiện thực tế nhất ở Sài Gòn là “Làm”: “Làm ăn”, “Làm chơi ăn thiệt”, “Làm đại”, “Dám làm dám chịu”… được thể hiện một cách giản dị, thiết thực, “liều lĩnh” nhưng cũng đầy trách nhiệm
Ở Sài Gòn, “dư luận xã hội” không nặng nề khe khắt với những cái khác, cái mới. Người Nam khá dân chủ trong các mối quan hệ xã hội và cả trong gia đình, từ cách xưng hô (người Nam thường xưng “tui”) đến việc cá nhân ít lệ thuộc, phụ thuộc vào cộng đồng.
Chỉ vậy thôi, bất kể người tỉnh nào vùng miền nào, miễn là sống ở Sài Gòn, rồi có tính cách như vậy, thì đó là Người Sài Gòn… Có lẽ vì vậy mà người ta thường gọi người Sài Gòn một cách trìu mến là “Anh Hai Sài Gòn”.
Ở miền Bắc con trai trưởng trong nhà gọi là Anh Cả nhưng miền Nam lại gọi Anh Hai. Vì sao là Anh Hai mà không phải là Anh Cả? Có thể từ vài giả thuyết sau: Chúa Nguyễn Hoàng là người con trai thứ hai của Nguyễn Kim, mở đường vào Nam khai phá nên để tôn trọng ông, người dân gọi người con lớn của mình, trai hay gái, cũng chỉ là (thứ) Hai.
Hoặc, có ý kiến cho rằng, khi có phong trào lưu dân vào Nam khai khẩn, trong gia đình thường để con trai thứ ra đi vì người con trai trưởng có vai trò ở lại quê nhà phụng dưỡng cha mẹ và thờ cúng tổ tiên. Cũng có người cho rằng, trong làng quê miền Nam xưa có ông Cả (Hương Cả) là người đứng đầu, vì vậy trong các gia đình chỉ có người thứ Hai…
Tuy khác nhau về nguồn gốc “thứ Hai” của “anh Hai Sài Gòn” hay “anh Hai Nam Kỳ” nhưng có thể nhận thấy có chung một điểm: Đó là người con thứ không bị ràng buộc trách nhiệm nặng nề “giữ hương hỏa, nền nếp” như người con trưởng nên có thể “rộng chân” ra đi, tự do hơn khi tiếp nhận cái mới, thay đổi cái cũ lạc hậu, dễ thích nghi, có khi thử, liều. Nhưng vì không có gia đình họ hàng bên cạnh để mà dựa dẫm “tại, vì, bởi…” nên phải có trách nhiệm “dám chịu” nếu lỡ sai lầm.
Dài dòng tí để trình bày chút kiến giải về một câu thành ngữ đang dần bị quên lãng dùng để bày tỏ thái độ khuyên người hoặc tự an ủi mình hãy đừng để ý những chuyện không vui, hay bị ai đó “chơi không đẹp”. Nếu lỡ đọc thấy không có gì thú vị thì thôi, “bỏ qua đi Tám”.
“Anh Hai Sài Gòn” thì là cách gọi vui, thân mật, nhưng cũng thể hiện tính cách phóng khoáng, dám làm dám chịu của dân Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung. Vì sao lại là “Anh Hai” chứ không là “Anh Cả”?
Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, bắt đầu gây dựng chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đây là cái mốc quan trọng của quá trình “Nam tiến” trong lịch sử Việt Nam, cũng là quá trình hình thành văn hóa vùng đất phía Nam trong xu thế mang theo và gìn giữ văn hóa cội nguồn, đồng thời tiếp nhận những yếu tố văn hóa của cư dân vùng đất mới.
Đến năm 1698, Phủ Gia Định được thành lập, Sài Gòn – Gia Định hình thành từ đó. Chỉ hơn 300 năm nhưng người Sài Gòn đã kịp định hình một bản sắc riêng dễ nhận biết giữa những người của vùng miền khác. Điều này hình thành từ nguồn gốc lưu dân và hoàn cảnh lịch sử xã hội của miền Nam /Sài Gòn.
Lưu dân người Việt vào Nam trước hết và đông nhất là những người “Tha phương cầu thực” vì không có đất đai, không có phương kế sinh sống ở quê hương. Thành phần thứ hai là những người chống đối triều đình, quan lại địa phương bị truy bức nên phải tìm đường trốn tránh. Thứ ba là những tội đồ bị buộc phải ly hương (một hình phạt nặng của thời phong kiến). Ngoài ra, còn có số ít người tương đối giàu có, muốn mở rộng và phát triển việc làm ăn trên vùng đất mới nên nhập vào hàng ngũ lưu dân tới miền Nam…
Khi Sài Gòn được hình thành như một trung tâm của vùng đất phía Nam thời chúa Nguyễn, một đô thị lớn thời thuộc Pháp thì nơi đây cũng là nơi dân tứ xứ tiếp tục đổ về. Người nhập cư là thành phần hữu cơ của bất cứ đô thị nào, Sài Gòn vốn hình thành từ những lớp “người nhập cư” rồi trở thành “người Sài Gòn”, rồi lại tiếp tục thu nhận và chia sẻ cho những lớp người nhập cư mới.
Sống trong những điều kiện lịch sử luôn biến động, người dân miền Nam /Sài Gòn đã tạo dựng một nếp sống tinh thần ấm áp, bình đẳng, lấy tình nghĩa, nghĩa khí làm trọng…
Người Sài Gòn không phân biệt “quê”, “tỉnh”, “đồng hương” hay không…
Có thể nói, tính cách người Sài Gòn bắt nguồn từ yếu tố, điều kiện thực tế nhất ở Sài Gòn là “Làm”: “Làm ăn”, “Làm chơi ăn thiệt”, “Làm đại”, “Dám làm dám chịu”… được thể hiện một cách giản dị, thiết thực, “liều lĩnh” nhưng cũng đầy trách nhiệm
Ở Sài Gòn, “dư luận xã hội” không nặng nề khe khắt với những cái khác, cái mới. Người Nam khá dân chủ trong các mối quan hệ xã hội và cả trong gia đình, từ cách xưng hô (người Nam thường xưng “tui”) đến việc cá nhân ít lệ thuộc, phụ thuộc vào cộng đồng.
Chỉ vậy thôi, bất kể người tỉnh nào vùng miền nào, miễn là sống ở Sài Gòn, rồi có tính cách như vậy, thì đó là Người Sài Gòn… Có lẽ vì vậy mà người ta thường gọi người Sài Gòn một cách trìu mến là “Anh Hai Sài Gòn”.
Ở miền Bắc con trai trưởng trong nhà gọi là Anh Cả nhưng miền Nam lại gọi Anh Hai. Vì sao là Anh Hai mà không phải là Anh Cả? Có thể từ vài giả thuyết sau: Chúa Nguyễn Hoàng là người con trai thứ hai của Nguyễn Kim, mở đường vào Nam khai phá nên để tôn trọng ông, người dân gọi người con lớn của mình, trai hay gái, cũng chỉ là (thứ) Hai.
Hoặc, có ý kiến cho rằng, khi có phong trào lưu dân vào Nam khai khẩn, trong gia đình thường để con trai thứ ra đi vì người con trai trưởng có vai trò ở lại quê nhà phụng dưỡng cha mẹ và thờ cúng tổ tiên. Cũng có người cho rằng, trong làng quê miền Nam xưa có ông Cả (Hương Cả) là người đứng đầu, vì vậy trong các gia đình chỉ có người thứ Hai…
Tuy khác nhau về nguồn gốc “thứ Hai” của “anh Hai Sài Gòn” hay “anh Hai Nam Kỳ” nhưng có thể nhận thấy có chung một điểm: Đó là người con thứ không bị ràng buộc trách nhiệm nặng nề “giữ hương hỏa, nền nếp” như người con trưởng nên có thể “rộng chân” ra đi, tự do hơn khi tiếp nhận cái mới, thay đổi cái cũ lạc hậu, dễ thích nghi, có khi thử, liều. Nhưng vì không có gia đình họ hàng bên cạnh để mà dựa dẫm “tại, vì, bởi…” nên phải có trách nhiệm “dám chịu” nếu lỡ sai lầm.
Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018
Bộ trưởng Tô Lâm lặp lại cáo buộc người biểu tình nhận tiền
Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, ông Tô Lâm, trả lời tại phiên chất vấn của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội vào chiều ngày 13 tháng 8 rằng có những người đã được trả từ 200 đến 400 ngàn đồng để đi biểu tình bạo loạn trong những vụ biểu tình gần đây.
Ông cũng nói rằng trong quá trình điều tra thì thấy có những người nghiện ngập ma túy hay bị bệnh SIDA đã nhận tiền như vậy.
Số tiền được cho là dùng để mua chuộc những người biểu tình như thế, theo ông Tô Lâm, là do các thế lực thù địch, các thế lực lưu vong chi ra để chống đối nhà nước Việt Nam.
Các cụm từ ‘thế lực thù địch, thế lực lưu vong’ thường được các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam dùng để chỉ những chỉ trích, chống đối, dù bằng biện pháp hòa bình, đối với nhà nước Việt Nam hiện nay do Đảng Cộng sản Việt Nam độc tôn lãnh đạo.
Trong khi đó ông Tô Lâm cũng thừa nhận còn có những nguyên nhân khác gây ra những cuộc biểu tình bạo động, nguyên văn của ông là “Tâm lý bột phát của người dân khi một số kiến nghị chưa được giải quyết.”
Bộ trưởng Công an Tô Lâm cũng nói rằng sắp tới sẽ có nhiều giải pháp ngăn chận biểu tình trái pháp luật tại các thành phố lớn cũng như các khu công nghiệp.
Ông và các đại biểu quốc hội tham gia phiên chất vấn không nói gì đến sự việc Luật Biểu tình do Bộ Công an đứng ra soạn thảo vẫn chưa thể ra đời.
Vào ngày 10/6 vừa qua hàng chục ngàn người dân Việt Nam tại Sài Gòn, Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết… đã xuống đường biểu tình chống lại dự luật đặc khu cho thuê đất 99 năm và luật an ninh mạng được cho là để bóp nghẹt tự do ngôn luận.
Cuộc biểu tình tại Phan Thiết đã biến thành bạo động khi dân chúng đốt trụ sở Ủy ban Nhân dân Tỉnh, Sở Kế hoạch- Đầu tư. Cuộc biểu tình tại Bình Thuận lan sang ngày 11/6 với cuộc bạo động đốt cháy Trụ sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tại thị trấn Phan Rí Cửa.
Cho đến nay đã có hàng chục người bị bắt và đem ra tòa xét xử. Có nhiều cáo buộc là công an đã đánh đập tàn nhẫn những người bị bắt. Có tình trạng người biểu tình bị đe dọa nhốt chung với tù nhiễm HIV nếu kháng cáo.
Những công ty cung cấp thiết bị 5G tại Úc có liên kết với Tàu Cộng
Trong lúc các thành viên của Quốc hội Liên Bang đang ra sức vận động chính phủ Turnbull ban hành lệnh cấm công ty Huawei can dự nào vào hệ thống mạng 5G tại Úc, chẳng mấy ai thực sự để ý đến 2 công ty cung cấp thiết bị cho dự án phát triển hệ thống 5G của Úc cũng có liên quan tới Trung Quốc là Nokia và Ericsson.
Cả 3 nhà cung cấp thiết bị cho hệ thống mạng 5G tương lai của Úc đều dính dáng đến Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Huawei thuộc sở hữu trực tiếp bởi Trung Quốc nên không khó để các chính trị gia nhìn ra vấn đề, thế nhưng không dễ dàng trong trường hợp của Nokia và Ericsson. Mặc dù cả hai công ty này có trụ sở chính nằm ở Scandinavia, và đã kí hợp đồng hẳn hoi với Chính phủ Úc, hầu hết các thiết bị của họ đều được sản xuất bởi các nhà máy đóng tại Trung Quốc. Dĩ nhiên là các nhà máy sản xuất này thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Trung Quốc theo hình thức liên doanh dưới luật của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Chính từ điều này mà cả Nokia và Ericsson đều có khả năng trở thành tâm điểm mà các dân biểu sẽ nhắm đến và làm áp lực, tương tự như trường hợp của công ty Huawei, bởi tính rủi ro cao trong việc bảo mật thông tin cho hệ thống 5G.
Các liên kết của Đảng Cộng sản thông qua Công ty liên doanh của Nokia là Công ty Nokia Shanghai Bell, thậm chí được hiển thị rất rõ ràng trên trang web của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chủ tịch của Nokia Shanghai Bell, Yuan Xin, cũng là thư ký của chi nhánh công ty thuộc sở hữu của Đảng Cộng sản.
Hội đồng quản trị công ty liên doanh Trung Quốc của Ericsson, Nanjing Panda Electronics, có một số thành viên cũng nắm giữ các chức vụ trong Đảng Cộng sản. Nanjing Panda cũng chính là nhà cung cấp thiết bị truyền thông cho quân đội Trung Quốc.
Các nhà phê bình của Úc về Huawei đã đề cập đến hệ thống tình báo và luật an ninh mạng của Trung Quốc. Trong đó, các luật này yêu cầu tất cả các công ty và công dân phải hỗ trợ chính phủ Bắc Kinh trong công việc tình báo và báo cáo các lỗ hổng trong hệ thống viễn thông.
Huawei, được thành lập bởi cựu kỹ sư Quân đội Giải phóng Nhân dân Ren Zhengfei, cung cấp thiết bị cho các nhà cung cấp mạng 4G của Úc là Optus và Vodafone. Nhưng hiện tại Huawei đã bị cấm bởi chính phủ liên bang, ngăn chặn công ty này tham gia vào NBN (National Broadband Network) tức là mạng lưới băng thông rộng của quốc gia.
Chính phủ Turnbull dự kiến sẽ sớm thông báo liệu Huawei có bị chặn không được phép tham gia vào dự án nâng cấp mạng 5G của Úc. Hệ thống mạng 5G này sẽ hỗ trợ các công nghệ mới nổi bao gồm trí tuệ nhân tạo, xe hơi không người lái và robot.
Thành viên Quốc hội Đảng Lao động, ông Michael Danby và Andrew Byrne, cũng như Đảng Tự do Andrew Hastie, đã bày tỏ sự lo ngại về vấn đề bảo mật thông tin, nếu chính phủ cho phép công ty Huawei và những công ty công nghệ Trung Quốc ZTE tham gia vào dự án nâng cấp mạng 5G này.
Giáo sư Mark Gregory của trường Đại học RMIT đã cho biết, rất dễ dàng để điểm mặt một công ty nào đó thuộc sở hữu của Trung Quốc, nhưng cũng rất dễ để chúng ta bị qua mặt bởi những công ty Châu Âu vốn có liên kết với Đảng Cộng Sản Trung Quốc theo diện công ty liên doanh.
Giáo Sư Gregory đã đệ đơn cho Thủ tướng chính phủ Malcolm Turnbull vào tháng trước, để vận động chạy thử nghiệm Trung tâm Bảo hiểm Viễn Thông (Telecommunications Secutiry Assurance Centre) tại Melbourne để kiểm tra và giám sát tất cả các thiết bị có nguồn gốc từ ngước ngoài, được đưa vào sử dụng trong các hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng như NBN và 5G.
Cho đến nay, giáo Sư Gregory vẫn chưa nhận được hồi đáp nào. Ông cho biết Canada, Anh, Ấn Độ và New Zealand là những nước phát triển và có chuyên môn cao trong việc kiểm tra và giám sát các thiết bị viễn thông có nguồn gốc từ nước ngoài.
Fairfax Media đặt một loạt câu hỏi cho chính phủ liên bang hỏi liệu họ có chế độ thử nghiệm thiết bị có nguồn gốc từ nước ngoài hay không và liệu có bất kỳ mối quan ngại nào về mối quan hệ của Đảng Cộng sản với các nhà cung cấp như Nokia và Ericsson hay không.
Bộ Nội vụ từ chối trả lời cụ thể các câu hỏi trên cơ sở bảo mật an ninh quốc gia và thương mại.
Một phát ngôn viên của Nokia cho biết Nokia Shanghai Bell – công ty liên doanh Trung Quốc đã được yêu cầu tuân thủ tất cả các luật và quy định tại Trung Quốc. Nokia vẫn là cổ đông lớn của liên doanh Trung Quốc.
Một phát ngôn viên của Ericsson cho biết công ty liên doanh Trung Quốc của họ không phải báo cáo với một chi nhánh nào của Đảng Cộng Sản. Tuy nhiên, liên doanh phải tuân thủ luật pháp trong nước của Trung Quốc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)