khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2023

Người lính gốc Việt tại Ukraine: ‘Chính sách ngoại giao của Việt Nam…hèn hạ’





SEA GAMES : 64 năm phát triển vẫn chưa bỏ được ''lệ làng''





Tại sao TikTok là mối đe dọa với nhiều nước phương Tây ?





Tam giác chiến lược Nga-Mỹ-Trung và những biến dạng





Phân cực Đông-Tây trong nhóm G20 vì chiến tranh Ukraina





Mối nguy hiểm mang tên TikTok





Nghị quyết Liên Hiệp Quốc về Ukraina : Vì sao Việt Nam bỏ phiếu trắng ?





Giá cả tăng, nguy cơ châu Âu rơi vào ''vòng xoáy lạm phát''





Giá cả tăng, nguy cơ châu Âu rơi vào ''vòng xoáy lạm phát''





Giá cả tăng, nguy cơ châu Âu rơi vào ''vòng xoáy lạm phát''





Săn bắn tại Pháp và kế hoạch hướng đến mục tiêu « zero tai nạn





Dùng lại đồ cũ – Vintage trở thành xu hướng mới tại Pháp





Di sản âm nhạc của nhóm Carpenters





Châu Âu : Giới trẻ ''lo'' khí hậu, nhân viên ''muốn dân chủ hóa'' công ty





Nhật Bản điều tra hối lộ liên quan đến Thế Vận Hội Tokyo 2020





Đài Loan: Người biểu tình gọi thị trưởng Đài Bắc là "đồ tể", yêu cầu quỳ xin lỗi





“Tác giả phim tài liệu ở Việt Nam chỉ là công cụ!”





Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

Một năm xâm lược Ukraine, nền kinh tế Nga đã chống chọi như thế nào?





Tuần hành ‘Sát cánh với Ukraine’ tại Hà Nội





Hội Xuân trường Việt ngữ ở ngoại ô thủ đô Mỹ





VOA độc quyền: Tập trận cùng những người lính Mỹ ngay sát biên giới Nga





Người Sài Gòn nghĩ gì về đề xuất đặt - đổi tên đường





Ukraina đẩy nhanh việc di tản thường dân gần chiến tuyến miền đông





Chiến tranh Ukraina ảnh hưởng như thế nào đến các nước chuyên quyền





Trung Quốc ráo riết vận động ngoại giao để giải quyết chiến tranh Ukraina





Chiến tranh Ukraina : Một năm sau, lối thoát cho cuộc xung đột vẫn mờ mịt





Singapore : Một lựa chọn hợp tác giúp Việt Nam hoàn thiện chính phủ điện tử





SEA GAMES : 64 năm phát triển vẫn chưa bỏ được ''lệ làng''





Thái Lan và Hoa Kỳ tập trận "Hổ Mang Vàng" - Cobra Gold





Ngành đường sắt đòi sửa luật vì thiếu tiền: “Gọt chân cho vừa giày”.





Đêm Giáng Sinh Đóng Quân Ở Xóm Đạo Tha La - Tác giả Nguyễn Trọng Hoàn.

 

Tôi không biết có phải qua bài thơ dài tới 93 câu của Vũ Anh Khanh mà từ một vùng đất..." đèo heo hút gió" của xã An Hòa, quận Trảng Bàng, đã khiến nơi này biến thành một địa danh rất trữ tình của thi ca và âm nhạc...
Nhưng, với Tôi hay nói xa hơn một chút nữa, với Tiểu đoàn 2/46/25, nơi ấy, vâng, chính nơi phía “ lắm Công giáo, nhiều Ma Việt cộng” ấy ( theo một con đường trải nhựa, đến Quốc lộ 1, rẽ phải đi về Quận lỵ Trảng Bàng, rồi rẽ trái theo con lộ đá đỏ chậy miết đến một nhánh sông Sài Gòn...
Có một căn cứ là nơi đóng Bộ Chỉ Huy của Trung đoàn " Ông Cường"...Ông Cường là Đại tá Lều Thọ Cường, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 46 )..Đã để lại cho Tôi những kỷ niệm khó phai…
Tiểu đoàn 2/46 được trực thăng vận xuống vùng Lưỡi Câu rồi xuất phát, ngược xuống các mục tiêu ở phía Tây Nam và các mục tiêu chót nằm dọc theo con sông Vàm Cỏ Đông, xanh ngắt bóng dừa nước. Nơi ấy, bên kia, phần đất Việt Nam là một đơn vị Thủy quân lục chiến đang làm tuyến án ngữ..
Ngày 23 tháng 12...
Những cơn gió se lạnh hắt lên hơi nước ngầy ngậy mùi phèn, có văng vẳng từ thinh không xa tít tiếng chuông nhà thờ...
- Mẹ kiếp...Còn 2 ngày nữa là Noel rồi, mà vẫn phải " chân lấm tay bùn" như thế này..Thiếu tá, ông...
" Thằng" Tiểu đoàn phó Dương Kim Mãng, có gốc đạo Cao Đài này, có con bồ ngay quận Hiếu Thiện này, thế mà " thiêng" ra phết, hiệu thính viên vội mang combiné đến cho tôi:
- Thưa Thiếu tá...Có 173 gặp...
( Thời kỳ ấy, mã số truyền tin đã cấm không cho dùng những đại danh như Đại Bàng, Sao Lớn, Mặt Trời...Kể cả những Đích Thân, Thẩm quyền rồi..)
173 là ám danh của " Ông Cường ăn nói nhỏ nhẹ nhưng cương quyết"..
- 173...169 tôi nghe đây..
- 169 cho ngay cả gia đình anh , " zu lu" đến tọa độ XT...
Nghe số XT69...Tôi sướng run lên...Bên kia sông là Tha La Xóm Đạo..
- Trình 173...Rồi có vượt sông không?
- Sẽ có một đơn vị " Cải cách bắc bình" ( Công Binh ) đón...
Mãng tung cây gậy lên trời…
Bộ Chỉ Huy của tôi sang sông vào những chuyến hobo áp chót...Đại tá Cường cùng Ban tham mưu với những chiếc jeep có ang-ten tua tủa đứng chờ…
- Mệt không…nào…." toa" được đặc ân của Sư đoàn đấy nhé...Ông Tướng cho " toa" dưỡng quân ít ngày, rồi... ( ...rồi, mấy "bố" này chẳng tốt lành gì, sau này tôi mới biết, đơn vị tôi là TĐ tăng phái đầu tiên cho mặt trận An Lộc...) Nhưng, đây là một xóm Đạo...Đừng cho " chúng nó" quậy phá..và lệnh cấm phép chỉ "xả ra" sau tết Dương lịch đấy nhá...
- Nhưng, thưa Đại tá...Tôi có nghe đài BBC, thấy mình với Việt cộng có hưu chiến mà...
Tự nhiên tôi thấy gương mặt vốn xám ngoét của Đại tá Cường ửng đỏ:
- Cậu không nhớ đêm Giáng sinh hưu chiến ở Trảng Lớn năm ngoái à...Mà mình cũng mong năm nay, chúng nó tôn trọng, nhưng phải cẩn thận.. Cậu nên vào thăm Cha Nghị.
Bộ Chỉ Huy Tiểu đoàn tôi đóng quân ở nhà ông Ba Tít, Tôi không biết tại sao dân ở đây gọi tên ông như vậy…và Tôi cũng không nhớ Tôi quen với gia đình ông lúc nào, nhưng cứ mỗi khi đơn vị đi ngang…Tôi đều ghé vào thăm ông ít phút… Xởi lởi, sống độc thân với 2 cô con gái đang học ở Sài Gòn, chỉ Chủ nhật mới về thăm cha….
…Từ ngày vợ ông chết thảm, khi VC chiếm ấp An Hội 1, nơi có cái lò gạch, mà từ ngày Tết Mậu Thân não nùng năm ấy, đã cướp đi người vợ tấm mẳn của ông... những cột ống khói của hầm nung gạch ngun ngút mùi đất nung ngày nào, không còn nhẩy múa, đùa bỡn với tiếng chuông chiều, với những đợt gió quyện theo hơi nước của con sông Vàm này nữa…
Từ đó, cứ mỗi buổi chiều, Ba Tít thường phễnh bụng trên bộ chõng tre, dưới bóng cây mít già ( ấy, già thế, trông cằn cỗi là thế mà hoa trái quanh năm đấy, lại do ông nhạc của goa trồng đấy, ôi, Bà ơi bà nó ơi ! ), với cút rượu Gò Đen, với những câu nguyền rủa: “ Bọn vô thần vô thánh chúng bay…Goa mà bắt ( ? ) được một đứa, thì goa giết một đứa, bắt được 2 đứa..Goa giết 2 đứa”...
Cho đến khi ông “ bắt được” đứa thứ 100, 101 rồi ông lăn quay ra ngủ…
Chiều 24...
Tôi đang đứng ngắm hàng cây cam quýt thẳng tắp mới được vun gốc, …thì có tiếng xe lam đậu trước cổng, có thấp thoáng bóng áo dài tím…A..
- Chào cô Dược sĩ…Cô mà là VC thì tụi tôi chết cả nút..
- Thiếu tá cứ giỡn em hoài, ấy là vì em mới đến thăm chị Ánh Hoa…Gặp ông Tướng mới biết anh Đáng về đây đã mấy hôm rồi, em chậy vội lên…Đại đội anh Đáng đóng gần đây không Thiếu tá..?
( Đáng là một Trung đội trưởng Trinh sát 46…Khi tôi qua TĐ 2 này…Tôi có xin Đáng về theo, Anh đang làm Đại đội trưởng Đại đội 3…
Trong một lần Ủy lạo..Một “em gái Hậu phương” có cái tên ngồ ngộ, lãng mạn, bay bổng thi ca… Ngô Thị Chiều Tím đã phải lòng ngay anh chàng ăn nói bạt mạng, gan lì, hay lôi cả dòng họ Đỗ Đình ra…” khoe”…
Tình yêu của họ tưởng vỡ tan khi Chiều Tím lỡ lời khoe với bà chị họ, lại là nhân tình của Chuẩn tướng Tư Lệnh…
Đáng được gọi thẳng lên gặp Đại tá Tích, Trưởng phòng Tổng quản trị Sư đoàn…
Ra khỏi cửa phòng “ ông Tích”…Đáng văng tục liên hồi rồi phóng xe về thẳng Tiệm Thuốc Tây ở Ngã tư Trung Chánh nơi có Bố của Cô Chiều Tím làm chủ…
Trong lúc Đáng bước lên xe jeep trở về Chà Rầy là lúc Chiều Tím bị ông bố đay nghiến:
- Cái thứ lính tráng mất dậy này…Con “ nhặt “ nó ở đâu ra vậy? Từ này bố cấm con…Quen với thằng xích lô xe kéo cũng được…Trừ thứ mục hạ vô nhân này….
- Không đâu bố ạ…Anh ấy có dòng Đỗ Đình... Có..
- Không có với không gì hết…từ nay cấm…
Chẳng biết ông cấm thế nào mà từ đó Đáng ít nói hơn…Họ lại càng khắng khít hơn…)
Mãng xòe lòng bàn tay …Nói với 3 Đại đội trưởng:
- Trong này có 3 cái thăm….Ông nào bắt được số 2 thì trở về ấp 2 ( An hòa 2 ), ông nào bắt được số 3 thì đóng quân ở đây…làm thành phần trừ bị..Còn không may, ông nào bắt trúng số 1 thì ở lại gặp Tiểu đoàn trưởng..
Đáng bắt số 1…Tôi chỉ vào khu vực mênh mông những nước ở phía Nam của cầu Quan…: Khu từ cầu đến sát bờ sông này là khu vực hoạt động của Cậu…Những mục tiêu có số lẻ là chỗ Việt Cộng thường đặt súng cối pháo kích vào đây, vào Quận lỵ…Tôi vừa gặp Cha Chánh Xứ… 2 Khẩu đại liên ở trên gác chuông sẽ yểm trợ trực tiếp cho Cậu ( Hồi ấy chưa có gác chuông giống lồng chim như sau này )…Cuộc hành quân này sẽ chấm dứt vào 1 giờ đêm …Sau đó, cậu sẽ về đóng quân tại XT..
Rồi như có vật gì chặn cứng cổ họng…
- Nhưng, …
Tôi cố làm vẻ tự nhiên..
- Còn…” Ngàn Thu Áo Tím” của cậu thì sao…Hay để thằng Bắc dẫn đại đội đi vậy?
Đáng đứng bật dậy, gấp tấm bản đồ bỏ vào túi áo :
- Cô ấy sẽ ở đây, sẽ vào Nhà thờ lễ…Rồi sau lễ nửa đêm, rồi 1 giờ đêm, bên hang đá, tôi sẽ trao cho cổ cái nhẫn đính hôn này ( đáng vỗ vỗ vào cái túi nhỏ bên cánh tay..)
"Máu nhuộm sân…Nhà thờ”:
Tôi nói vơi Dương Kim Mãng:
- Ông ở Bộ chỉ huy coi “ nhà”, tôi vào trong nhà thờ làm…Đạo…vòng..
Bộ Chỉ huy nhẹ của Tôi vừa đi ra khỏi cổng lò gạch, thì nghe một tiếng súng cối..kế tiếp một tiếng nữa.. “ Vào ngay nhà thờ rồi ”…Một sĩ quan la lớn…Tiếp đến là những tràng đạn đại liên từ gác chuông…Tôi quay lại lò gạch…rồi vỗ vào vai Sĩ quan Tiền sát pháo binh:
- Ông cho thằng Chà Rầy, Trảng Bàng…Cả thằng Củ Chi nữa…TOT vào những mục tiêu tiên liệu đi…
Tiếng phản pháo rung mặt đất nhưng không át được tiếng tiếng Mãng:
- Thằng 3 đụng địch…Rồi…Có chiếu sáng cho mày rồi đấy…Rồi, rồi…Bảo nhà thờ ngừng bắn…Thế hả?...Mấy đứa…
Một hiệu thính viên của một trung đội đóng trong nhà thờ báo cáo thẳng cho Bộ chỉ huy...Tôi nghe xong, buông máy rồi kéo Bộ chỉ huy nhẹ "chất" lên chiếc jeep chậy thẳng vào Nhà thờ…
Quái lạ…Không có một giáo dân nào chậy từ nhà thờ ra cả… vẫn tiếng hát vang vang: “ Mẹ ơi đoái thương cho nước Việt Nam…Trời u ám chiến tranh điêu tàn…
...2 quả pháo súng cối đang ghì kéo âm vang thánh ca cao vút kia, xuống cùng với làn khói đạn mịt mù, đang vây quay hang đá…Có nhiều xác người nằm la liệt….Có cả một vạt áo dài mầu tím hất lên che khuất một gương mặt…
Mắt tôi cay cay (... tôi sẽ trao cho cổ cái nhẫn đính hôn này ..)
Có tiếng Cha chánh xứ:
- Nhanh lên các Con, chuyển hết về Bệnh viện Trảng Bàng.
Tiếng chuông nhà thờ lại đổ dồn…tiếng hát…tiếng cầu kinh…
Tôi đến bên chiếc jeep , ở đấy mấy chiếc máy truyền tin PRC-25 đang ồn ào truyền, nhận lệnh…Có tiếng Mãng đang như càng lúc càng gay gắt, bên kia là tiếng của Đáng…
- Họ gom hết đưa ra bệnh viện Trảng Bàng rồi…sống chết làm sao, tôi chưa biết…Khoan khoan…Không được làm bậy….
Tôi chộp lấy combiné:
- 176 gọi Đống Đa..
Tiếng Đáng sắc như gươm:
- Tôi sẽ lên 176 nhận tội…Tôi, chính tôi đã “ xử” thằng Việt Cộng trưởng toán này rồi...Còn 2 thằng tôi đang tính cho nó về chầu Diêm vương.... vâng vâng, tôi sẽ giải chúng về...
Sáng 25…Trên chiếc chõng tre , mấy chú “ tà loọc" đã cho hâm lại phần “ tiệc” Lễ nửa đêm do cha Chánh xứ gửi biếu…
Tôi kết thúc buổi họp… nhìn về phía Đáng:
- Tôi nghiêm khắc cảnh cáo Đại úy Đại đội trưởng Đại đội 3…Vì lý do gì, chắc Đại úy đã hiểu…Cũng may, lúc này không còn “ bọn” cố vấn Mỹ, chứ không, hành động giặc cỏ kiểu Lương Sơn Bạc của Đại úy sẽ gây ra rắc rối to cho đơn vị…Đại úy nghe rõ chưa?
Có tiếng giầy máp, có tiếng nghẹn ngào của Đáng:
- Nghe rõ !
Tôi ra hiệu cho mọi người “ nhập tiệc” , rồi bảo Thượng sĩ Hùng Ban 1:
- Ông viết cho Đại úy Đáng một sự vụ lệnh về Bệnh viện Cộng hòa thăm thương bệnh binh…Sau đó, Đáng được nghỉ 48 giờ để…
- Tôi chỉ vào cái gói Đáng cứ kẹp mãi trong nách:
- Cậu đưa ngay cái gói…chiến lợi phẩm kia cho tôi..
Đáng nói như khóc :
- Xin Thiếu tá cho Tôi cái này…Tôi sẽ đốt trước linh cửu..
Tôi nói to như cố cho các Sĩ quan có mặt nghe được:
- Cái gì linh cữu? Sáng nay, Cha Nghị đã từ bệnh viện Trảng Bàng về qua đây báo tôi một tin vui…Trong 13 người mang đến bệnh viện ngày hôm qua…Chỉ có một nạn nhân còn phải nằm lại…Tất cả đã xuất viện…Kể cả cô nàng “ Ngàn Thu Áo Tím" của ông đấy….Còn cái áo “ Đẫm máu cháu bác Hồ” này…Biếu cho Chú Ba làm mồi…Nghe nói hôm nay…chú đốt lại cái Lò gạch…
Đáng nhẩy lên nhẩy xuống như một đứa trẻ con.
Tiếng Chuông nhà thờ ngất ngây, thánh thót..

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2023

Những thước phim hiếm, quý khi Saigon còn là HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG.





Thăm mộ TT Ngô Đình Diệm, bào đệ và thân mẫu của ông vào ngày 30 Tết năm 2023





Phóng Sự Đặc Biệt: Nghĩa Trang Quân Đội VNCH





Giòng Nước Mắt Cho Một Bản Quốc Ca - Tác giả Huy Phương





Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - Tác giả Nguyễn Gia Việt

 

Một vấn đề dễ hiểu, đơn giản và không cần hội thảo gì dài dòng. Vấn đề không phải là "Lê Thánh Tôn hay Lê Thánh Tông; Hà Tôn Quyền hay Hà Tông Quyền; và cũng không phải là Lương Nhữ Học hay Lương Như Hộc?” (Chữ “Hộc” sẽ bị nghĩ là “hộc máu.” Chắc chắn 100% là dân Miền Nam sẽ nghĩ “hộc” là “hộc máu”). 

Tại vì Tôn là cách Miền Nam viết, Tông là cách Miền Bắc XHCN viết, còn dấu nặng hay dấu ô chỉ là kỹ thuật. Nhân vật lịch sử đó vẫn là ông đó, bà đó, chẳng ai có thể mạo danh vị đó. 

Người Miền Bắc bất tuân kỵ húy nhà Nguyễn thì cứ Phúc này Phúc nọ, Tông này Tông kia, Thì này Thì nọ, Nhậm này Nhậm kia. Nhưng dân Miền Nam, dân Sài Gòn kêu Phước và Tôn, Thời và Nhiệm thì làm gì được nhau? 

Nghĩ cũng tức cười. Đề nghị đổi Lê Thánh Tôn thành Lê Thánh Tông, Hà Tôn Quyền thành Hà Tông Quyền. Nhưng cũng đề nghị đổi "Nguyễn Duy Dương" thành "Võ Duy Dương.”  Mà phải đổi thành “Vũ Duy Dương” mới có “logic” chuẩn Bắc chứ!? 

Người dân Miền Nam, dân Sài Gòn muốn là: 

1/ Phải trả lại những tên đường mà sau 1975 đã xóa tên không thương tiếc. 

a- Trả lại tên đường Triệu Đà, vị Hoàng Đế lừng lẫy, tiên khởi của nhà Việt Nam. Sau 1975 đường Triệu Đà bị xóa, là khúc Ngô Quyền quận 10 ngày nay 

Nguyễn Trãi khẳng định rõ ràng, sát rạt: 

自趙丁李陳之肇造我國 

與漢唐宋元而各帝一方 

“Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc 

Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhứt phương.” 

b- Trả lại tên đường Võ Tánh.  

Hoài Quốc Công Võ Tánh (1768 - 1801) là một nhân vật lịch sử lừng lẫy Nam Kỳ, là đệ nhứt công thần trung hưng nhà Nguyễn. Có công rất lớn trong việc giữ gìn Miền Nam chống lại sự tàn sát, tàn phá của quân Tây Sơn. 

Ông nổi danh từ đất Ba Giồng, đất Thâp Bát Phù Lưu Viên (18 Thôn Vườn Trầu) 

Sau cùng đất Giồng Tre Gò Công là đại bản doanh của ông. Ngọn cờ “Khổng Tước Nguyên Võ” một thời tung bay, đạo quân này đã tập kích Tây Sơn nhiều trận khiến họ phải kinh khiếp. Võ Tánh là “Gia Định Tam Hùng”: 

"Những tưởng ra tay giúp nước nhà 

Ai dè binh địa nổi phong ba. 

Xót người vị quốc liều thân ngọc, 

Khiến thiếp cô phòng ủ mặt hoa. 

Gối mộng mơ màng duyên nợ cũ, 

Đài mây xiêu lạc phách hồn xa. 

Lửa trung đốt đỏ gương hào kiệt, 

Nóng ruột thuyền quyên giọt lệ sa!" 

Người đời sau ca ngợi tướng Võ Tánh là “Quận Trung tiết anh hùng.” Đường Võ Tánh Sài Gòn từ ngã sáu Gia Long chạy dọc trổ dài xuống đi ngang nhà thờ Huyện Sĩ. 

Sau 1975 đường Võ Tánh ở Nam Kỳ bị xóa tên sạch sẽ (như tên Sài Gòn bị xóa). Ngày nay chỉ còn Mỹ Tho là còn đường Võ Tánh. 

(Lưu ý: Tôi xếp Võ Tánh trên đường Gia Long là vì nếu không có Võ Tánh xuất hiện thì chưa chắc có vua Gia Long trung hưng thành công sau này).  

c- Trả lại tên đường Gia Long (Tên mới là Lý Tự Trọng). 

Đã gượng trả tên đường Lê Văn Duyệt cho Đức Tả Quân ở Bình Hòa thì phải trả tên đường Gia Long lại vì vua không sáng thì đố quan hiền, dám làm. 

Nhân vật có công với Miền Nam, từng chủ ý coi Sài Gòn là căn cứ, phên dậu của mình và góp công sức xây dựng nó là chúa Nguyễn Phước Ánh (Vua Gia Long sau này). 

Sài Gòn có vị thế ngày hôm nay là công lao của chúa Nguyễn Phước Ánh. 

Nguyễn Huệ chẳng có công gì với Sài Gòn. 

Tây Sơn từng chiếm Gia Đinh hơn chục lần, nhưng vì lòng dân không theo nên năm lần bảy lượt họ vô rồi họ lại co giò chạy ra khỏi Sài Gòn, Tây Sơn chưa bao giờ giữ được Gia Định dù họ rất muốn. 

Tháng 2 năm 1790 sau khi chiếm lại được Gia Định và nhắm có thể giữ vững trước quân Tây Sơn nên chúa Nguyễn Ánh đã chọn vùng Gia Định làm kinh đô “tạm” gọi là Gia Định kinh, bắt tay vào xây kinh thành, kinh tế và tổ chức thi cử chọn hiền tài. 

Chúa Nguyễn Ánh đã tổ chức hai khoa thi năm Tân Hợi 1791 và Bính Thìn 1796 tại Gia Định lấy hiền tài. 

Năm đầu tiên Tân Hợi 1791 đậu hạng ưu có Ngô Tòng Châu và Nguyễn Hoài Quỳnh đều là dân Gò Công. 

Khoa thi Bính Thìn 1796 đậu thủ khoa là một người Gò Công nữa là ông Phạm Đăng Hưng.  Ông Phạm Đăng Hưng chính là con trai Phạm Đăng Long ở giồng Sơn Qui. 

Sau khi thi đậu ông Phạm Đăng Hưng làm "Lễ sanh nội phủ" rồi từ từ lên cao. 

Lễ Bộ Thương Thơ - Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng rạng danh là nhờ con gái là bà Từ Dũ là mẹ vua Tự Đức, họ Phạm Đăng vang danh là nhờ làm bên ngoại vua Tự Đức sau này. 

Sài Gòn là thành đô từ năm 1790 là cái sự sắp đặp hợp lý của lịch sử Việt Nam, cũng là số Trời. 

d- Trả lại đường Trương Minh Giảng và Trương Minh Ký (Trần Quốc Thảo và Lê Văn Sỹ). 

Quan bảo hộ Cao Miên, Trấn Tây Thành tướng quân Trương Minh Giảng (1792-1841) là một người Sài Gòn có công với đất này lớn lao vô cùng. 

Tổng đốc Trương Minh Giảng là con trai của Lễ bộ Thượng thơ Trương Minh Thành, người huyện Bình Dương, trấn Gia Định. 

Tướng Trương Minh Giảng - một người văn võ song toàn, là công thần bậc nhứt của nhà Nguyễn, quan bảo hộ Trấn Tây Thành, là tổng tài quốc sử giám. 

“… Nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè 

Nắng Trương Minh Giảng lá hè Tự Do.” 

(Đêm nhớ trăng Sài Gòn - Du Tử Lê) 

Trước 1975, đi đường Trương Minh Giảng qua bên kia, khi qua khỏi Cầu Mới, bên tay mặt, đâm ra một con đường tên Trương Tấn Bửu (Trần Huy Liệu sau 1975). 

Trương Tấn Bửu là phó tổng trấn Gia Định thành. 

Bên phía tay mặt là một xóm nhà lá khá sầm uất, có cả một cái chợ chồm hổm nơi đó, tục gọi là chợ Bà Y. 

Qua cầu, tiếp Trương Minh Giảng là đường Trương Minh Ký bắt đầu tại chợ Vườn Xoài. 

Thế Tải Trương Minh Ký (1855 – 1900) là một trong ba nhà học giả nổi tiếng đi tiên phong về chữ Quốc Ngữ của xứ Nam Kỳ. 

Đọc cuốn “Sài Gòn Năm Xưa” của học giả Vương Hồng Sển, ta sẽ thấy ông Sển khâm phục ba ông học giả xuất sắc này là Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký và Huỳnh Tịnh Của. 

Thế Tải Trương Minh Ký là cháu của tướng Trương Minh Giảng, là học trò của Trương Vĩnh Ký, ông là nhà báo, nhà giáo, nhà văn hóa lớn của Việt Nam, đóng góp trong việc truyền bá và phát triển văn học Quốc Ngữ Việt Nam. 

Thế Tải Trương Minh Ký viết rất nhiều sách từ dịch từ Hán, Nôm, Pháp qua Quốc Ngữ và tự điển, văn học, sưu tầm, làm thơ và cả viết tuồng. 

Trương Minh Ký dịch thơ ngụ ngôn Lafontaine ra Quốc Ngữ trước Nguyễn Văn Vĩnh 34 năm. 

“Con ve mùa hạ ngân nga  

Sang đông không có đồ mà dưỡng thân 

Than van với kiến ở gần 

Xin giùm ít hột đỡ thân cơ hàn 

Đến mùa bổn lợi lại hoàn 

Lòng đâu có dám tính đàng sai ngoa.” 

e- Khôi phục và trả lại đường Duy Tân (Phạm Ngọc Thạch) 

Đường Duy Tân nằm ở ngay Hồ Con Rùa, sau lưng nhà thờ Đức Bà. Sau 1975 bị cắt hộ khẩu thẳng. 

“Trả lại em yêu, khung trời Đại Học  

Con đường Duy Tân cây dài bóng mát  

Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát  

Vết chân trên đường vẫn chưa phai nhạt.“ 

Duy Tân là con đường của sinh viên Sài Gòn. 

f- Trả lại đường Nguyễn Hoàng (Trần Phú) vị chúa Nguyễn đầu tiên có công khai phá và phát triển Miền Nam. 

g- Trả lại đường Hiền Vương (Võ Thị Sáu). 

Đại lộ Hiền Vương là một đại lộ nằm ở quận 3. 

Hiền Vương Nguyễn Phước Tần là vị chúa Nguyễn giỏi khi còn thế tử ông đã đánh tan một một đội hải quân Hòa Lan. 

Quân Nguyễn thời chúa Hiền nhiều lần vượt sông Gianh tiến ra đất Ðàng Ngoài. Năm 1656, sau hai năm tấn công ra Bắc, quân Nguyễn đã chiếm được 7 huyện của Nghệ An. 

Năm 1653 chúa sai một cai cơ mang 3000 quân đánh Chàm chiếm vùng đất từ Nha Trang tới sông Dinh Phan Rang bắt vua Po Romé đóng củi áp giải về Phú Xuân. 

Tức là lấy đất Kauthara lập dinh Thái Khang chia làm hai phủ Thái Khang và Diên Ninh. 

Năm 1679 tướng Dương Ngạn Địch trốn nhà Thanh, đem 3000 quân cùng 50 tàu chiến sang nước ta làm dân xứ Việt được chúa Nguyễn Phước Tần cho định cư tại thôn Mỹ Chánh (Mỹ Tho). Nhờ đó đã tạo nền tảng lập ra một thành phố Mỹ Tho sầm uất bậc nhứt lúc đó có mỹ tự là "Mỹ Tho đại phố." 

Trần Thượng Xuyên thì về Bàng Lân Biên Hòa. 

Hiền Vương là vị chúa có công với Miền Nam. 

h- Trả lại đường Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ) 

Lương Khê Phan Thanh Giản (1796 - 1867) là một nhân vật lịch sử mà người Lục Tỉnh nào cũng thương mến vì đức độ và tấm lòng của ông với quê hương. 

Sau khi Pháp lấy thành Vĩnh Long ông tuyệt thực 17 ngày. Trước đó ông ngoái về Huế lạy mấy lạy, thảo một tờ sớ gửi vua Tự Đức, gửi lại ấn tín, áo mão trả về Huế, một lời tạ từ cuối cùng. 

Tướng De la Grandière rất kính ông nên sai đem đồ ăn thức uống, thuốc bổ lại thuyết phục ông ăn uống lại, ông biểu đem về. 

Rủi, nhịn ăn không chết, ông bèn uống thuốc phiện với dấm thanh. Ngày 4-8-1867 ông qua đời. 

Đại lộ Phan Thanh Giản cắt nhau với hai đường nhỏ mang tên hai con trai quan Phan là Phan Liêm, Phan Tôn ở gần đó. 

Đại lộ Phan Thanh Giản từ cái cầu cùng tên trổ ra cầu Sài Gòn là xa lộ. 

Sau 1975 Phan Thanh Giản bị xóa tên đường và kết án triền miên, Điện Biên Phủ lên thay thế 

i-Trả lại đường Petrus Ký (Lê Hồng Phong). 

Pétrus Trương Vĩnh Ký (1837-1898) là một nhà ngôn ngữ, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa, một học giả tiêu biểu của Miền Nam 

Học giả Trương Vĩnh Ký là ông tổ truyền bá chữ Quốc Ngữ, là thầy dạy chữ Quốc Ngữ đầu tiên, viết sách đầu tiên, được coi là “ông tổ nghề báo Việt Nam.” 

Đại lộ Pétrus Ký là một con lộ rất lớn kéo dài từ đại lộ Trần Quốc Toản (3 tháng 2) tới đại lộ Trần Hưng Đạo, tức là kéo dài tới làng Chợ Quán là nơi có nhà mồ của học giả Petrus Ký. 

“Chánh ý bày hay mong đổi tục 

Đại bằng giữ trọn ít ai thường.” 

Đọc cuốn “Sài Gòn Năm Xưa” của học giả Vương Hồng Sển, ta sẽ thấy ông Sển khâm phục ba ông học giả xuất sắc  là Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký và Huỳnh Tịnh Của. 

Vương Hồng Sển viết: 

“Ba ông minh triết bảo thân, gần bùn chẳng nhuốm mùi bùn, không ham “đục nước béo cò” như ai, chỉ say đạo lý và học hỏi, sống đất Tào mà lòng giữ Hớn, thác không tiếng nhơ, thấy đó mà mừng thầm nước nhà những cơn ba đào sóng gió còn hiếm người xứng danh học trò cửa Khổng. 

Nghĩ cho tay dao tay súng làm nên sự nghiệp như những nhà kia, nhưng khi nhắm mắt, sự nghiệp hoen ố lụn bại, sao bằng một ngòi bút, một nghiên mực, sự nghiệp văn chương trường cửu của ba ông tiền bối này mới thật quý và thơm.” 

j- Trả lại tên đường Yên Đỗ cho Nguyễn Khuyến. 

Công trạng của Nguyễn Khuyến không bằng Lý Chính Thắng sao mà xóa tên đường cụ Tam Nguyên Yên Đỗ? 

Sài Gòn có đường Yên Đỗ kéo dài từ ngã sáu Dân Chủ tới Hai Bà Trưng. 

Đường Yên Đỗ xưa là một đường xe ngựa làng. Xưa đường này có bến tắm ngựa nằm dựa vô kinh Nhiêu Lộc phía trước đình Xuân Hòa, kéo dài từ ngã tư Yên Đỗ - Trương Minh Giảng đến ngã tư Yên Đỗ - Công Lý. 

Trên đường có một cư xá tên là "cư xá Yên Đỗ." 

Pháp đặt tên là Champagne, VNCH đặt là Yên Đỗ. 

Tam nguyên Yên Đỗ là ông Nguyễn Khuyến. 

Cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến (1835-1909) là dân Bắc chánh cống nhưng làm quan nhà Nguyễn tới án sát, bố chánh không biết có "thù" gì mà sau1975 bị xóa đường Yên Đỗ thay bằng Lý Chính Thắng. 

Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến là một vị quan hiền lành, thanh liêm, sống một cuộc đời đầy tiếng thơm dù thời cuộc vô cùng lộn xộn. 

Sanh thời Nguyễn Khuyến có vô số giai thoại vui. 

k- Trả lại đường Đoàn Thị Điểm. 

VNCH đặt tên đường Trương Công Định từ Lê Lai đi qua giữa vườn Tao Đàn tới Hồng Thập Tự là hết. 

Ra khỏi vườn Tao Đàn bên kia là đường Đoàn Thị Điểm chạy thẳng ra bờ kinh Nhiêu Lộc, mé Nguyễn Du có cái đường song song là Đặng Trần Côn. 

Đoàn Thị Điểm là nữ văn sĩ thời Lê Trung Hưng, hiệu Hồng Hà nữ sĩ là người xứ Kinh Bắc. 

Đoàn Thị Điểm là nữ văn sĩ đã dịch "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn từ Hán ra chữ Việt cực kỳ hay, góp phần trau chuốt câu chữ của bài thơ dài này 

"Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt 

Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây 

Chín tầng gươm báu trao tay 

Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh…" 

Ai mà dè, sau 1975 không biết bà nữ sĩ kiếp trước có thù oán gì hậu sanh không mà bị xóa tên đường. 

Chánh quyền nhập cả hai đường Trương Công Định và Đoàn Thị Điểm chung một tên là đường Trương Định. 

Bà Đoàn Thị Điểm bị xóa tên đường, kéo dài Trương Công Định qua thế. 

Lựu đạn nữa là xóa chữ Công của Quản Định, từ Trương Công Định thành Trương Định? 

Còn rất nhiều nhân vật nữa phải trả lại tên đường cho họ. 

2/ Cần trả lại tên đường Đỗ Thành Nhơn, Nguyễn Huỳnh Đức, Trương Tấn Bửu, Ngô Tùng Châu, Võ Di Nguy, Hồ Văn Ngà, Tạ Thu Thâu... 

3/ Đặt tên đường ở Sài Gòn và các đô thị Miền Nam phải đặt tên làng cũ, địa danh Nam Kỳ xưa từ thời mở đất  

-Tại sao lại xóa đường Đồn Đất?  

Sài Gòn thời Pháp có nhà thương của quân y (bịnh viện) Grall mà dân Sài Gòn kêu là nhà thương Đồn Đất. Con đường dẫn vào bịnh viện là đường Đồn Đất. 

Đồn Đất là địa danh của khu này, dân Sài Gòn vẫn gọi đây là khu Đồn Đất. 

Năm 1985, đường Alexandre De Rhodes trước dinh Độc Lập vì những lý do "dốt sử" nên bị xóa tên và đổi tên thành đường Thái Văn Lung? 

Rồi tới năm 1995 sau 10 năm "học tập" biết sự vụ nên chánh quyền thành phố trả lại tên cũ Alexandre De Rhodes! 

Chưa hết, phe ta lại đem Thái Văn Lung nhét qua đường Đồn Đất. Vậy là xóa tên địa danh trăm năm Đồn Đất. Cực kỳ nhanh gọn và quyết đoán.  Hết biết! 

Trong một ngày một địa danh yêu thương của Sài Gòn có hàng trăm năm đã thành dĩ vãng. 

4/ Có nên đổi Ký Hòa thành Chí Hòa không?  

Người Pháp phiên âm sai rất nhều địa danh Việt, thí dụ Đất Hộ thành “Đa Kao,” rồi Thủ Dầu Một thành “Fuo Yen Mot,” Chí Hòa thành “Ky Hoa” rồi tha hồ đọc thành Kỳ Hòa hay Ký Hòa. 

Thành phố Chợ Lớn đặt đường Ký Hòa cho khúc hông Đại Học Y khoa. 

Thiệt ra không cần sửa. Tại vì ai chả biết Ký Hòa là Chí Hòa. Nhưng muốn sửa thì cũng là chánh đáng 

Lật lịch sử ra mà xét thì cần đổi tên nhiều đường lắm. 

Miệt Chợ Rẫy xưa có đường “Rue de Tong-Kéou” nay là Thuận Kiều. “Tong-Kéou” (东口) nếu dịch sát nghĩa là Đông Khẩu. 

Tuy nhiên trong lịch sử Việt Nam thì “Tong-Kéou” được người Pháp mặc nhiên ghi cho tên làng Thuận Kiều. 

Trong cuốn”Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ, năm 1861” Leópold Pallu có chép về vùng Thuận Kiều mà ông này ghi phiên âm ra là “Tong-Kéou” như sau: 

(Trích) 

”Giữa Tong-kéou và thành Ky Hoa là một vùng đồng ruộng minh mông, thỉnh thoảng mới thấy vài khu vườn trồng thuốc lá.” 

Mà làng Thuận Kiều xưa nằm ở khúc đường Lê Văn Duyệt, tức “Cách Mạng Tháng 8” (CMT8) ngày nay chớ đâu phải ở miệt Chợ Rẫy. 

Vậy xét lý lịch phải đem Thuận Kiều về CMT8. 

5/ Điều cuối cùng muốn nói. 

Hãy tôn trọng và ưu tiên đặt tên đường người lập làng, dựng làng, giữ đất, tên danh nhân Miền Nam ở Sài Gòn và các đô thị Miền Nam. 

Tình trạng đi đâu, từ thành phố, thị xã, thị trấn ở Miền Nam, có khi các đô thị sát nhau, cách nhau hai ba chục cây số mà cứ đụng Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai dài dài... hơi “bị” ngán và khó chịu. 

Bộ hết người để đặt tên rồi hay sao hè?  

Chúa Minh Vương Nguyễn Phước Chu năm 1708 dùng Mạc Cửu làm tổng binh trấn Hà Tiên, đặt phủ Bình Thuận năm Ðinh Sửu (1697) gồm các đất Phan Rang, Phan Rí trở về Tây, chia làm hai huyện An Phúc và Hoà Ða, đặt phủ Gia Ðịnh: chia đất Ðông Phố, lấy xứ Ðồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên (tức Biên Hoà), lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng Phiên Trấn, lập xã Minh Hương... 

Chúa Nguyễn Phước Chu xứng đáng được đặt tên ở các thành phố Miền Nam. Các chúa Nguyễn đều xứng đáng. 

Cũng như Hà Tiên có đường Mạc Cửu và con cháu họ Mạc. Mỹ Tho giữ đường Võ Tánh, Lê Văn Duyệt, Phan Hiển Đạo, Thủ Khoa Huân… 

Trà Ôn giữ đường Thống Chế Điều Bát, Đốc Phủ Chỉ, Đốc Phủ Yên là những người trực tiếp góp công, góp của gầy dựng Trà Ôn. 

Người Miền Nam kêu lĩnh thành lãnh. Nên Sài Gòn có cầu Ông Lãnh, đường Lãnh Binh Thăng. Trảng Bàng có đường Lãnh Binh Tòng, Cần Giuộc có Lãnh Binh Thái. 

Hãy tri ơn và trân trọng Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực và cả Tôn Thọ Tường. 

"Muôn việc cho hay số bởi Trời 

Chiếc thân hồ hởi biết đâu nơi 

Mấy hồi tên đạn ra tay thử 

Ngàn dặm non sông dạo gót chơi 

Chén rượu tiền đình nào luận tiệc 

Vần thơ cố quốc chẳng ra lời 

Cương thường bởi biết mang nên nặng 

Kẻ đứng làm trai chắc nợ đời." 

(Thủ Khoa Huân) 

Hãy trân trọng những người đã bỏ mình bảo vệ đất Miền Nam này. 

"Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân. 

Cây hương nghĩa sĩ thắp nên thơm, cám bởi một câu vương thổ." 

Hãy trân trọng Petrus Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Diệp Văn Cương, Trần Chánh Chiếu… 

Hãy trân trọng Rạch Miễu, Rạch Kiến, Rạch Gốc, Rạch Vẹm, Rạch Chiếc, Rạch Hào... Thắng Nhứt, Thắng Nhì, Thắng Tam... Tân Sơn Nhứt, Tân Sơn Nhì...  Quơn Long, Bình Phục Nhứt, Long Kiểng, Kiểng Phước, Hựu Thành, Vĩnh Nguơn, Vĩnh Tế...  Thiềng Đức...  những cái tên của ông bà tổ tiên lưu dân Miền Nam đặt ra. 

“Cất tiếng kêu cô mỹ nữ  

Đứng giữ tảng đá, chuông đồng  

Lòng cô muốn đi tu phải thối của cho chồng  

Ông thôn nhận mộc  

Ông cả đứng thị thiềng  

Bao nhiêu tiền của phải thối liền cho anh.” 

Thương lắm những cái tên thân yêu như Bình Quới, Quới Hiệp, Tân Quới! 

"Chợ nào nhiều rau bằng chợ Thầy Phó 

Chợ nào đánh võ bằng chợ Nhà Đài 

Chợ Tân Quới mua bán nhiều khoai 

Chợ Mỹ Tho đem cả ghe chài đến mua." 

Hãy trân trọng những ông tổng, ông làng, ông cả, ông bá hộ, bà cả đã có công lập làng, xây đường cho dân Miền Nam đi. 

Tại Gò Công có Bá Hộ Mưu (Trương Văn Mưu) của làng Thành Phố xưa - tiền thân của thị xã Gò Công nay.  

Được biết trước 1975 con đường phía trước nhà ông Bá Hộ được đặt tên là đường Hộ Mưu do khi xưa đây là ruộng, ông bá hộ Mưu đã cho đắp thành đường, cũng gần đó có một cái ao nước ngọt tên là ao Ông Hộ. Rồi sau 1975 đường Hộ Mưu bị đổi tên thành đường Nguyễn Văn Côn (?) 

Tại Tân An có cái cầu Tổng Huẩn trên đường về Tân Trụ mà sau 1975 bị ghi sai là cầu Tổng Uẩn. 

Trong cuốn “Tân An xưa” của Đào Văn Hội có chép về cây cầu này: 

“Cách cầu xe lửa độ vài cây số hướng về Sài Gòn, con đường làng nho nhỏ Lộ Tổng Huẩn đưa du khách đến cầu Tổng Huẩn bắc trên Rạch Bà Rịa do ông Cai Tổng Huẩn lúc sanh tiền đắp con đường và bắc cây cầu ấy.”  

Như vậy ghi tên cầu “Tổng Uẩn” là sai, chính xác phải là cầu “Tổng Huẩn” vì do cai tổng Huẩn lập ra mà có tên. Rồi Lộ Tổng Huẩn nữa. 

Những tiền hiền lập làng, làm cầu, đắp lộ có công thì con cháu phải tri ơn. 

Có những người lạ hoắc lạ huơ, chẳng biết ở đâu xổ ra, họ có công gì mà phải lấy tên họ đăt cho đường xá? 

Lịch sử Sài Gòn đã có từ 300 năm trước chứ đâu phải chỉ có từ năm gần trổ lại đây. Đó mới là chuyện đáng nói. 

Kết luận 

Những đô thị của Miền Nam ta xưa đều có dính líu với những ông tướng, ông quan của phe chúa Nguyễn Ánh. Cái công khai ấp định làng, giữ gìn, trị an và phát triển thì có tên đường là lẽ đương nhiên. 

Tây Sơn tàn sát Miền Nam, phá tan nát còn có tên đường Nguyễn Huệ, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu và Ngô Thời Nhiệm. 

Vậy mà những người bảo vệ, trị an, gìn giữ,phát triển Sài Gòn, Miền Nam như Gia Long, Đỗ Thành Nhơn, Võ Tánh, Châu Văn Tiếp, Trương Tấn Bửu, Lê Văn Duyệt, Võ Di Nguy…  Tại sao lại bị xóa tên đường giữa Sài Gòn? Các chúa Nguyễn như Hiền Vương có công phát triển Miền Nam, định hình Miền Nam sao bị xóa tên đường? 

Con đường hàng ngày thân quen đã hằn ghi vào tâm trí bao thế hệ người Sài Gòn, phù hợp với lòng người. 

"Đường chẳng riêng hai chúng mình 

Nên khi vắng anh đường đã thay tên, còn chăng kỷ niệm 

Lạnh đầy theo tiếng bước ưu tư đi tìm." 

Người Miền Nam ghi nhớ và ý thức dữ lắm. Họ tìm cách tiếp cận sự thực lịch sử Miền Nam vì bản thân họ không muốn là tội đồ kiểu mả cha không khóc mà đi khóc đống gì đó. 

Chúng ta là trí thức thì nhìn sử, đọc sử cũng đòi hỏi một mức độ văn minh nhứt định đối với những nhân vật lịch sử. 

Những nhân vật lịch sử đều phải được đối xử ở mức độ lịch sự, có văn hóa, đó cũng là tôn trọng người khác và tôn trọng chính người viết. 

Bình luận về nhân vật lịch sử phải thông đạt chánh trị nhân tình, công bằng, nhìn sự thực. 

Và luôn biết đặt con người vào trong hoàn cảnh cá nhân cụ thể cùng với những mối tương tác nhân quả trùng trùng duyên khởi của các sự kiện chi phối bên ngoài. Từ đó có được quan điểm phóng khoáng khoan dung, biết hòa giải với quá khứ trong tinh thần cởi mở để hướng đến hiện tại và tương lai. Chứ không nên chỉ chuyên moi móc quá khứ với các kiểu thái độ đảng phái nhỏ nhen, thách thức vùng miền, cực đoan, phiến diện, căm thù. Nó chỉ gây thêm mầm mống chia rẽ trong lòng dân tộc, và vì thế cũng không thể đạt được sự hòa giải đích thực trong hiện tại được. 

Xin hãy cố gắng tôn trọng văn hóa tối thiểu của Miền Nam. Đừng cố công thay đổi âm Miền Nam cho "chuẩn" nữa. 

Tại Long An khu di tích, đền thờ Nguyễn Trung Trực ghi rành rành là "vàm Nhựt Tảo,” còn đó đình thần Nhựt Tảo nhưng sách báo sau 1975 lại ghi là "vàm Nhật Tảo." 

Thành đô Sài Gòn trước 1975 có đường Nhựt Tảo, chợ Nhựt Tảo. VNCH có một chiến hạm tên là Nhựt Tảo. Sau 1975 sửa thành đường Nhật Tảo, chợ Nhật Tảo. 



Muốn một lần nữa, được đánh thức, để trực nhận “Tôi là người Việt Nam” - Tác giả Nguyễn Công Khanh

 


Muốn một lần nữa, được đánh thức, để trực nhận “Tôi là người Việt Nam”




Đất nầy là của chúng tôi! - Tác giả Phan Nhật Nam

 

Tháng Ba năm xưa, ghi vội tường trình trên đường xa (1)

Hôm nay nhận ra,

Cấp thiếu, đại úy… quân đội cộng hòa 

Không cách chi kết thành tội “ngụy quân bán nước”!

Viết chân thành câu, tiếng lời trung trực 

Chẳng hề đụng phạm tới ai!

Bộ chính trị/Đảng cộng sản là gì, ở đâu hoàn toàn xa lạ?!

Chợt nhìn lại ôi xót xa kinh hãi

Hóa ra cuộc đời nầy ngập ngập oan khốc bi ai

Sự thật đơn sơ không mấy người thấy được?

Đất nầy của chúng tôi!

Tổ tiên lưu dân theo chân Chúa Nguyễn vào Nam mở nước

Thế kỷ 17!

Trước rất xa lần “Tuyên ngôn thợ thuyền” Karl Marx, Lê Nin (2)

Tổ tiên tộc Nguyễn, Lê… thuần thành “nông dân” khốn khổ

Khai canh nên xóm, làng, bản thổ

Không hề có mặt “địa chủ?!”  

Quê hương từ Ải Nam Quan, xuống sông Mã, sông Hồng

Liền một giải tiếp miền sông Cái, Cửu Long..

Không bóng dáng một lần “thực dân, đế quốc?!”

Tay dao, tay cuốc, đầu vấn khăn rằn phăng rừng tràm 

Dọn sạch vùng U Minh ngun ngút bạt ngàn

Ở đâu nên “giai cấp tư bản?!”

Qua hết hai châu Ô, Rí (3)

Lượng mồ hôi đổ xuống

Mặn thắt giòng Thạch Hãn truân chuyên

Đá kia phải bật khóc!

Nước sông Hương thơm ngát mùi trầm

Bởi bao kiếp người đã ngậm đắng, nuốt cay, xé trời, tươi giọt máu (4)

Sông Hàn lung sóng lô xô (5)

Thống khổ miền Trung kết nên tượng đá u trầm nhìn xuống

Bãi Đại Lãnh bao năm chờ hiu quạnh (6)

Tô Thị nơi nao cùng chung nỗi não lòng, nặng trĩu thương tâm! (7)

Quê Hương nầy của chúng tôi!   

Hãy đứng lại bên nầy bờ Rạch Miễu

Nên hiểu ra ngọn nguồn ngờm ngợp khói sóng Tiền Giang

Đêm neo đò nơi vùng Châu Đốc

Nghe âm âm dề lục bình cuồn cuộn giòng Hậu Giang

Về chín cửa Rồng bát ngát

Cay đắng hỏi tại sao nay Cần Thơ ngập mặn?!

Người miền Nam phải ăn khoai, sắn, bo bo?

Sài Gòn đẹp toàn khối như một hòn ngọc

Trưa lặng lờ nghe gió thổi hàng me

Bà gánh chè rao lên giọng vút cao thăm thẳm

Chiều lắng xuống, tắt mặt trời mát rượi

Gió hây hây thổi rối tóc cô hàng nơi bến phà qua miệt Thủ Thiêm

Ôi nồng nàn êm ả cảnh ban đêm

Anh chờ em… Vén áo, ngồi lên yên sau chậm rãi

Để dài hơn đoạn về Phú Nhuận, Đa-Kao

Sài Gòn ấm áp “ông tui” từng tiếng thân chào

Buổi sáng thức giấc cùng xích-lô máy nổ..

Nơi quán cà phê, chòm xóm gặp nhau tở mở

Nâng dĩa lên, uống một hớp xây-chừng (8)

Lóng rày tui bớt phần… ạch đụi, khó khăn!

Chẳng hề “ai bóc lột ai”!

Đất nầy là của chúng tôi!

Thằng Út đến tuổi động viên 

Chi bằng đăng lính đi Thủ Đức

Lương chuẩn úy chị Hai hắn phải thêm tiền mua thuốc hút

Tháng Ba vỡ trận cao nguyên 

Tỉnh lộ 7 là nơi nào? (9)

Chết bao năm không tìm ra xác!

“Giải phóng”, bộ đội cụ Hồ miền Bắc  

Lớp lớp tràn vô Nam tiếp quản

Bàn thờ phải lệnh dẹp ngay

Giặc Mỹ-Ngụy bao phen “gây nợ máu”

Mẹ già nổi lửa đốt hình con

Không được khóc!

47 năm “chuyện nhỏ” lần qua

Chẳng mấy ai còn nhớ

Cuối buổi chập chờn ẩn hiện

Lờ mờ cõi tạm trần gian

Chỉ một điều thấm sâu ghi khắc

ĐẤT NẦY LÀ CỦA CHÚNG TÔI!


Ghi chú:


(1)-13 Tháng 3, 1975: Người viết có mặt tại Pleiku. 16/3 bắt đầu cuộc di tản về đồng bằng.

(2)-Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản, 21 Tháng 2, 1848

(3)- Quảng Trị-Thừa Thiên

(4)-Ngậm ngãi tìm trầm – Ca Dao, Tục Ngữ VN

(5)-Sông Hàn: Quảng Nam-Đà Nẵng

(6)-Hòn Vọng Phu nhìn xuống Bãi Đại Lãnh, ranh giới Phú Yên-Khánh Hòa

(7)-Tượng Tô Thị nơi Miền Bắc

(8)-Cà-phê 

(9)-Đường di tản từ Cao Nguyên về Đồng Bằng (3/1975)  


Lấy Chồng Xa Xứ Và Lập Nghiệp Tại Úc


 

https://www.sbs.com.au/language/vietnamese/vi/podcast-episode/mai-am-gia-đinh-lay-chong-xa-xu-va-lap-nghiep/efdiz9e5z


Câu chuyện của người trinh sát gốc Việt từ ‘chảo lửa’ Donbas ở Ukraine





Thành phố Venice bị khô hạn bất thường





Việt Nam phải làm gì nếu nổ ra chiến tranh công nghệ cao?





Chiến tranh Ukraine: 'Kẻ phản bội và anh hùng'





Chuyến tàu cuối tới Đức: Chiếc phao cứu sinh miễn phí cho người Ukraine





Vai trò của người dân Ba Lan nơi tiếp giáp với cuộc chiến Ukraine





Tiểu thương và ban quản lý chợ té nước cá vào mặt nhau





TPHCM: CSGT gạt điện thoại ngăn dân quay phim: "thằng này đang muốn nghỉ!!"





Tủ Sách Tiếng Việt


 

http://www.flybook-tusachviet.com/



Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2023

Đại sứ Ukraine nén cảm xúc trước câu hỏi về đau thương chiến tranh





Xe scooter điện phổ biến khắp nơi, nhưng có an toàn không?

<0br/>


Nga trơ tráo cáo buộc Mỹ xúi giục Ukraine xâm lược Nga





Trường Hợp Võ Phiến – Con Đấu Tố Cha





Người khai sinh cụm từ “lá cờ máu"





Phạm Duy & Thái Thanh nói về Bà Mẹ Gio Linh





Giã Biệt Sài Gòn - Phần 3





Giã Biệt Sài Gòn - Phần 2





Giã Biệt Sài Gòn - Phần 1





Giạt - Tác giả Thận Nhiên

 

Mấy hôm nay tôi đổi lịch trình. Ra biển bơi vào buổi chiều thay vì buổi sáng sớm. Bãi Dứa khá vắng. Có khi không còn ai. Chỉ một mình. Tôi nán lại cho tới khi mặt trời bắt đầu lặn trên mặt biển. Khi những tia nắng cuối cùng làm loé lên thứ ánh sáng màu vàng kim loại chạm màu xanh ngọc của nước biển. Tôi thả ngửa. Bềnh bồng. Thỉnh thoảng có tiếng xe vọng lại từ trên đường là tiếng động duy nhất của con người. Một cảm thức dị thường làm tôi choáng ngợp. Không còn ai. Chỉ một mình thôi. Với biển. Và Thượng đế. Nếu có. Mọi thứ còn lại đều tầm thường, nhỏ bé. Không đáng kể. Kể cả sự hiện tồn của mình, cũng có thể tan biến trong khoảnh khắc này. Tôi là sinh thể nhỏ nhoi, vô danh, vô tăm tích, đồng đẳng với một con hào bám lên kè đá. Mình là cái đầu tiên và cũng là cái cuối cùng. Trên địa cầu. Trong vũ trụ. Là cái ý nghĩ loé lên trong đầu được làm thành lời. Chìm xuống. Trôi giạt. Không có chữ nào đẹp như chữ “giạt”. Bùi Giáng có một chữ “giạt” tuyệt đẹp. “Bờ giạt bèo hay bến lạnh trôi hoa / ngày ngóng mộng hay đêm ngờ máu chảy…”

Phía bờ, trên núi cao, là tượng Jesus. Chúa cũng chìm. Vào bóng tối. Chúa cũng nhỏ bé. Như con người. Như mình. Trôi giạt và biến mất. Vô tăm tích.