Hai ông cháu Nguyễn Quang Minh trước cổng thương xá Phước Lộc Thọ. Khói pháo bay mù mịt trong hình. Thương xá này được xây cất sớm nhất vào thập niên 80 ở Little Saigon, quận Cam, California, Hoa Kỳ |
khktmd 2015
Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014
Nguyễn Quang Minh viết:" Chỉ có ở Phước Lộc Thọ mới tìm được không khí Tết ở Saigon ngày xưa...tiếng pháo dòn vang, múa lân náo nhiệt, tiếng kêu loto rổn rảng. Minh hòa nhập với dòng người đông đúc đón Tết... Vui wa' bà con ơi !!! "
Nữ sinh VN từ chối 6 đại học của Mỹ để tới Harvard
Lê Ngọc Tường Vân đã từ chối 6 trường đại học hàng đầu của Mỹ để tới
theo học tại ngôi trường lâu đời nhất Hoa Kỳ. Vân cho biết, ngoài
Harvard cô còn nộp đơn vào 6 trường hàng đầu khác của Mỹ như Princeton,
Yale hay Stanford. Cô được nhận vào học tất cả các trường này với học
bổng toàn phần. Cuối cùng cô quyết định chọn Harvard. Truyền thông ở
Việt Nam đã đưa tin về thành tích học tập của Tường Vân, và có tờ báo
còn coi cô là một trong những người ‘làm rạng danh đất Việt.’(*)
Ngày Tết - Nói về hoa mai
Trên đất
nước Việt Nam, người ta thường biết đến hoa mai qua loại hoa mai vàng năm
cánh đặc trưng xưa nay mà người ta còn gọi là mai rừng, mai tự nhiên hay mai
thiên nhiên chỉ có năm cánh, hoa nhỏ và thân cao to có khi đạt đến chiều cao
hơn chục mét, hương thơm thoang thoảng, lây lất mùi gỗ rất dễ chịu và mát,
không nồng và đậm như một số loài hoa khác. Nhưng thật ra trên thế giới có tất cả hai mươi
bốn loài mai thuộc họ mai, tức là chi họ Ochna (Ochnaceae) khác với loài mai
mơ gần giống như hoa đào của Trung quốc có màu trắng hoặc trắng hồng, cánh
nhỏ, nhụy rậm và dày thường mọc thành chùm và hoa rậm, thân giống cây hoa
đào, đoạn xù xì, đoạn trơn láng, màu xanh, da bóng và mọc cao to như cổ
thụ.
Hoa mai tại Việt Nam mọc phổ biến
ở miền Trung và miền Nam, đa phần là mai rừng tự nhiên. Sau này người ta sử
dụng một số loại mai ghép lại với nhau và cho ra đời một loại mai nhân tạo
đó chính là mai giảo nhiều cánh, số lượng cánh có thể lên đến hàng chục cho
đến hàng trăm cánh xếp chồng lên nhau thành một đóa hoa dày và lớn. Nhưng
thật ra hoa mai vàng trong tự nhiên cũng có loài đạt đến số lượng cánh rất
cao (từ 12 cho đến 18 cánh). Mai tự nhiên có mùi hương tự nhiên rất thơm và
thường nực nồng vào buổi sáng và dần dần mất mùi vào những khoảng thời gian
còn lại trong ngày. Có lẽ vì buổi sáng sớm, nhiệt độ còn thấp, sương chưa
tan nên hương thơm còn giữ lại trong không khí, đến khi mặt trời lên, nhiệt
độ tăng dần, sương tan hết cũng là lúc hương hoa cũng tản ra trong không khí
nên chúng ta nghĩ là hoa mất mùi sau khi mặt trời lên
cao.
Hoa mai tại Việt Nam có mười tám
loại như sau:
1 – Mai năm
cánh: Loại mai vàng mọc phổ biến tại miền Trung (Từ Đà Nẵng, Quảng
Nam cho đến Khánh Hòa) và trên dãy trường Sơn, trong những khu rừng già. Đây
là loại mai năm cánh tự nhiên, hoa nhỏ, thân vừa và nở hoa không nhiều và
rậm như một số loài mai khác mà nở thưa thớt. Nhưng nếu lạc vào rừng mai này
vào mùa xuân thì chúng ta sẽ thấy sắc hoa vàng rực rỡ cả một khu rừng, cả
một triền núi và xác hoa rơi có khi vàng cả một dòng suối. Hương thơm ngập
tràn và lan tỏa cả một vùng rộng lớn. Ở một số ngọn núi thuộc đồng bằng sông
Cửu Long như tại vùng Thất sơn (bảy núi) cũng có loại mai này nhưng ít hơn
và rải rác không tập trung.
2 – Mai núi: Cũng là
một loại mai rừng nhưng có số lượng cánh nhiều hơn từ 12 cho đến 18 cánh, có
khi còn hơn thế nữa. Mai này mọc trên những núi đá khô khốc và sống chủ yếu
bằng hơi sương, nước mưa và nước ngầm trong lòng đất cộng với khí hậu ẩm
thấp của miền núi. Loài mai này thường xuất hiện nhiều tại các vùng núi
thuộc Tây Nguyên và nước bạn Campuchia.
3 – Mai chủy: Cũng là
một loại mai rừng nhưng thân cây rất to, hoa nhiều, lá rộng, xanh bóng và có
hình răng cưa. Loại mai này có hoa mọc thành chùm rất đẹp nên gọi là mai
chủy (chủy có nghĩa là chùm, quần thể, quây quần lại, đặc
nghẹt).
4 – Mai động, mai
sẻ: Là một loại mai chuyên mọc ở những vùng cát
trắng gần biển. Loại mai này có thân suôn thẳng và tròn và trổ bông thưa
thớt. Nếu chúng trổ năm cánh thì gọi là mai sẻ, còn nếu có hơn năm cánh thì
đúng là loa mai động. Mai động và mai sẻ mọc rải rác từ các tỉnh từ Quảng
Bình, Quàng Trị vào tận các vùng duyên hải thuộc miền trung và có khi thấy
chúng ở các vùng đồi cát trắng thuộc miền nam như Tây Ninh, Đồng Nai, Biên
Hòa v..v..
5 – Mai chùm gửi, mai Tỳ bà, mai vương: Là một loại mai
sống nhờ trên thân cây khác, nhất là các loại cây cổ thụ to lớn, chúng sống
bám vào thân cây, một phần hút chất dinh dưỡng từ đất, một phần hút chất
dinh dưỡng từ cây mà chúng bám vào. Không giống các loại chùm gửi khác chỉ
bám trên thân cây khác, mai chùm gửi sống phân nửa dựa vào bộ rễ bám vào
lòng đất của nó. Mai chùm gửi có thân ghồ ghề, cứng và xù xì cùng với những
khối u kì dị. Chồi và tược cũng như hoa đâm ra từ những khối u đó. Hoa trổ
khá dày và khít thành từng chùm đặc nghẹt. Có nơi còn gọi nó là mai tỳ bà
hay mai vương.
6 – Mai hương, mai thơm hay mai ngự: Là một loại mai vàng
có mùi hương rất thơm, thơm hơn tất cả các loài mai khác. Mùi hương của nó
rất đặc biệt và có lẽ là nồng nàn hơn tất cả các loài mai nên nó được gọi là
mai hương cho đúng với tính chất đặc biệt của loài mai vàng năm cánh này. Ở
Bến Tre cũng có rất nhiều loại mai này mà người dân ở đây gọi nó bằng một
cái tên rất miệt vườn là “Mai thơm” vì nó rất thơm, thơm hơn những loại mai
thông thường mà người dân Nam bộ thường gặp. Ở Huế, loại mai này còn được
gọi là “Mai ngự” vì nó được trồng trong cung và rất được Hoàng tộc mến
chuộng dùng làm quà biếu cao cấp nên nó gọi là “Mai ngự”.
7 – Mai châu (Mai trâu): Là một loại mai trổ hoa rất lớn,
hoa của loài mai này lớn một cách lạ thường, cánh to và rộng, màu vàng rực.
Mỗi đóa hoa có đường kính hơn 5cm nên người ta gọi nó là mai trâu mà người
Nam bộ thường đọc trại ra thành “mai châu”.
8 – Mai liễu: Là một loại mai có cành rất mềm và rũ xuống
như cây liễu, hoa trổ rất ít. Lá mai nhọn và nhỏ, thon dài như lá liểu nên
được gọi là mai liễu.
9 – Mai nhọn: Là một loại mai có lá dài và nhọn, nụ hoa
và cánh hoa cũng có hình dạng tương tự.
10 – Mai Cà Ná: Là loại mai đặc trưng mọc tại vùng biển
Cà Ná thuộc tỉnh Ninh Thuận. Loài mai này có thân nhỏ, èo uột, cành rất
giòn, dễ gẫy, lá hình bầu dục, trơn láng và có răng cưa quang rìa lá. Người
dân ở đây gọi nó là mai rừng Cà Ná.
11 – Mai Vĩnh Hảo: Vào địa phận của tỉnh Bình Thuận,
thuộc huyện Tuy Phong, xã Vĩnh Hảo, nơi có nguồn nước khoáng thiên nhiên nổi
tiếng nhất Việt Nam là “Nước khoáng Vĩnh Hảo” thì có một loại mai vàng nữa
cũng là loài đặc trưng của vùng này, không khác gì mấy so với mai Cà Ná
nhưng nó lại được người dân ở đây đặt cho cái tên theo địa danh nơi nó đang
sống là “Mai Vĩnh Hảo”. Mai Vĩnh Hảo có thân cứng, lá nhỏ, hoa to và phẳng,
đặc biệt rất lâu tàn.
12 – Mai tứ quý: Loài mai đặc trưng của vùng Nam bộ. Mai
này cũng trổ hoa vàng nhưng sau khi cánh hoa rụng đi thì đài hoa còn lại năm
cánh màu đỏ với nhụy hoa và ba hạt màu đen như hạt đậu. Năm cánh hoa màu đỏ
cũng tròn trịa và giống hình một đóa hoa mai. Do tính chất nở hai lần trên
cùng một đóa nên người ta còn gọi mai tứ quý là nhị độ mai. Mai này trổ bông
lác đác quanh năm nên mới gọi là mai tứ quý (xuân, hạ, thu, đông đều trổ
hoa). Mai tứ quý thân sần sùi và đen. Có cây phát triển rất to và cao nhưng
đa số là những cây lâu năm. Càng lâu năm nhìn nó càng cổ kính và chắc
chắn.
13 – Mai giảo: Là loại mai có rất nhiều cánh được ghép
lại từ nhiều loại mai khác nhau trên cùng một cây mai. Mai giảo lấy gốc mai
vàng làm chủ đạo sau đó ghép nhánh của các loại mai khác vào để cho ra đời
một loại mai có rất nhiều cánh, rất nhiều màu sắc trên cùng một cây mai.
Loại này là loại mai nhân tạo mà chúng ta thấy rất nhiều hiện nay trên thị
trường mai Tết.
Sáu loại mai trên thế giới:
1 – Mai vàng Campuchia (Mai Cao Miên): Tên khoa học là
Ochna integerrima. Hoa mai có từ 5 đến 9 cánh, khi nở ra thì úp ngược về
phía cuống hoa chứ không xòe rộng như các loại mai Việt Nam, hoa có màu vàng
tái (sậm gần như cam đậm). Loại mai này cũng có thấy ở Việt Nam, phần nhiều
mọc trong những khu rừng thuộc miền Nam và miền Trung. Chúng là loài cây
hoang dã cũng có phân bố ở một số nơi có cồn cát nóng và ven những bờ sông
râm mát. Mai vàng Campuchia thuộc dạng thân gỗ, nhánh gầy, mảnh và dài. Lá
đơn màu xanh nhạt và bóng mọc thưa trên cành, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa
mọc ra từ nách lá thành chùm, cuống hoa ngắn, đài hoa xanh bóng và không che
kín nụ. Ở Việt nam người ta thường dùng loại mai này để ghép thành mai giảo
vì nó có khả năng tăng số lượng cánh lên rất cao. Không những thế mà hiện
nay nó còn có ba màu do lai ghép là đỏ, vàng và trắng.
2 – Mai vàng Nam Phi: Có khoảng 12 loài mai thuộc chi họ
mai Ochna bao gồm dạng cây lẽ và cây mọc thành bụi. trong đó có hai loài phổ
biến là Ochna pretoriensis và Ochna pulchra. Hai loài này xuất hiện rất
nhiều tại vùng Koppie. Loài Ochna pulchra cao khoảng 3 7m, vỏ cây thường có
hiện tượng tróc ra, lá dễ rụng. Chúng mọc hoang dã ở rừng, vỏ cây màu xám,
xù xì ở gốc, nhánh thân cây bị tróc vỏ màu kem nhạt. Mai Châu Phi có hai màu
vàng và hồng. Ngoài ra ở Nam Phi còn có các loại mai rất giống với mai tứ
quý tại Việt Nam.
Ochna pretoriensis
3 – Mai vàng Myanmar (Miến Điện): Ở đất nước Phật giáo
này có một loài mai mang tên khoa học là Ochna serrulata gần giống với loại
mai Nam Phi. Tuy nhiên hình thức của hoa mai có khác đôi chút ở chổ cánh hoa
bẹt hoặc có bầu noãn đỏ như mai tứ quý, tồn tại rất lâu trước khi rụng hoàn
toàn.
4 – Mai vàng Indonesia: Có tên khoa học là Ochna kirkii
Oliv, Ochna serrulata. Tất cả đều có nguồn gốc từ Châu Phi, tuy nhiên do địa
chất khác nhau nên chúng có ngoại hình lớn hơn mai Châu Phi. Có loài nở hoa
vào mùa xuân, mùa hè hoặc nở cả bốn mùa như mai tứ quý.
5 – Mai vàng Madagascar: Là loại mai có tên khoa học là
Ochna greveanum với năm cánh tròn trịa, dúm bèo theo rìa cánh giống như mai
cánh dúm ở Việt Nam, lá mai dài và rũ xuống từng chùm.
6 – Mai vàng Châu Phi: Khác với mai vàng Nam Phi vì nó
giống mai vàng năm cánh của Việt Nam nhưng có tên khoa học khác là Ochna
thomasiana thuộc dạng cây bụi, lá hình oval, đầu lá nhọn và bén dài khoảng
10cm. Hoa rộ trên cành vào mùa xuân, nhưng đôi khi lại bất chợt nở hoa vào
mùa hè nhưng số lượng ít hơn. Cánh hoa thon dài khoảng 2cm, đài hoa bung ra
rộng và trở thành màu đỏ tía, bên trong có trái non màu xanh giống như mai
tứ quý của Việt Nam.
Đó là 19 loại mai của Việt Nam và thế giới, trong đó có loài thứ 4,
thứ 6 và thứ 7 đã mang bảy cái tên khác nhau theo cách gọi của dân gian Việt
Nam. Nếu tính tổng cộng là có 24 loài mai trên khắp thế giới hoặc có thể còn
nhiều hơn nữa. Đúng là hoa mai rất đa dạng và phong phú chủng loại. Ở Trung
Quốc họ vẫn gọi cây đào là cây mai vì có nhiều loại rất giống hoa mai nhất
là hồng đào và bạch đào mà họ hay gọi là hồng mai và bạch mai, nhưng cánh
mai tròn và nhỏ như cánh đào, nhụy hoa rậm và dày, thân cây giống hệt như
cây đào nên thường gọi là đào chứ không gọi là mai.
Ngày Tết nói chuyện về sự phong phú của cây mai để chúng ta cùng nhau
tìm hiểu về loại hoa đặc trưng của mùa xuân này. Hoa mai là biểu tượng của
sự may mắn, tốt đẹp, một sự khởi đầu hoàn hảo và thịnh vượng cho một năm
mới. Hoa mai còn có ý nghĩa xua đuổi những điều xấu xa, không tốt đẹp cho
một năm luôn được bình an, hanh thông và phát đạt.
Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014
Mâm cỗ Tết cổ truyền miền Bắc
Mâm cỗ Tết của người miền Bắc không
chỉ đa dạng về món mà còn chú trọng đến hình thức, màu sắc với mong muốn
một năm mới nhiều may mắn cho cả gia đình.
Trong đời sống tinh thần của người Việt, Tết Nguyên Đán là khởi đầu
cho một năm mới, vận hội mới của gia đình, cộng đồng và cả dân tộc. Thế
nên gia đình dù còn khó khăn, người ta vẫn gắng sắm sửa mâm cỗ Tết
thịnh soạn để tưởng nhớ ông bà, Tổ tiên, mong Tổ tiên phù hộ cho con
cháu sức khỏe, học hành tấn tới, làm ăn phát tài phát lộc.
Mâm cỗ truyền thống của người miền Bắc.
Ai đó, nếu đã biết qua về mâm cỗ cổ truyền hẳn sẽ thấy mâm cỗ miền
Bắc, đặc biệt là mâm cỗ Tết của người Hà Nội thường rất bài bản theo
đúng nét cổ truyền của dân tộc. Mâm cỗ Tết miền Bắc thường có 4 bát, 4
đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Cỗ lớn thì 6 bát 6
đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Có khi mâm cỗ
lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng. Cỗ ngày xưa phải bày lên mâm gỗ hoặc mâm
đồng, đi cùng với bát chiết yêu và đĩa cây mai.
Số lượng món ăn trên mâm thường mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, đủ đầy.
Bốn bát gồm một bát chân giò lợn hầm măng lưỡi, một bát bóng thả,
một bát miến và một bát mọc nấm thả. Ngoài ra, nhiều gia đình còn chuẩn
bị thêm một bát su hào thái chỉ ninh kỹ, một bát chim hầm để nguyên cả
con, một bát gà tần hay nhiều gia đình giàu có xưa còn bày thêm bào ngư,
vi cá để mâm cỗ thêm đầy đặn, sang trọng.
Bốn đĩa gồm một đĩa thịt gà, một đĩa thịt lợn, một đĩa giò lụa, một
đĩa chả quế. Thậm chí nhiều gia đình còn bày thêm đĩa thịt đông - món
ăn đặc trưng cho những ngày lạnh miền Bắc, đĩa giò thủ, đĩa xào hạnh
nhân, đĩa cá kho riềng, đĩa nộm su hào hoặc nộm rau cần và nem rán. Món
tráng miệng có mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho... Tuy là nhiều món
nhưng mỗi món chỉ bày vào một bát hay đĩa nhỏ nên mâm cỗ Tết vừa đa
dạng, hài hòa, lại đẹp mắt.
Cỗ Tết tuy nhiều món nhưng được bài trí gọn gàng, đẹp mắt vào những chiếc bát, đĩa nhỏ.
Ngoài ra, mâm cỗ Tết đầy đủ không thể thiếu được bánh chưng, xôi
gấc và đĩa dưa hành nén. Chính vì thế nên mỗi độ Tết đến xuân về lòng
người lại xốn xang rạo rực với:
“ Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo bánh chưng xanh”
Bánh chưng, dưa hành là cặp đôi không thể thiếu trong ngày Tết.
Ngày nay do cuộc sống bận rộn, phần lớn các gia đình đều làm giản
tiện, rất ít người nấu đủ mâm cỗ như xưa. Tuỳ theo mỗi gia đình mà người
ta chuẩn bị những món khác nhau, nhưng không thể thiếu các món chính
như: bánh chưng, dưa hành, giò lụa, giò thủ, nem, nộm su hào, canh bóng
bì, canh măng chân giò, miến nấu và một đĩa xào… để mâm cỗ ngày Tết luôn
trọn vẹn ý nghĩa đoàn viên, may mắn.
Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết ở ba miền
Mỗi miền
có một tục kiêng kỵ khác nhau: Miền Bắc kiêng treo tranh xui xẻo, miền
Trung kiêng ăn tôm vì sợ việc làm ăn đi... giật lùi, riêng miền Nam cất
chổi rất kỹ vì lo mất chổi sẽ bị trộm vét sạch của cải…
Miền Bắc
Kiêng quét nhà: Trong ba ngày Tết, kiêng quét nhà vì sợ quét hết vận đỏ đi. Vì thế, ai cũng quét dọn nhà cửa, vườn tược trước lúc giao thừa.
Kiêng đổ rác:
Tục kiêng đổ rác xuất phát từ câu chuyện trong Sưu thần ký. Chuyện kể
rằng, có một người lái buôn đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy thần tặng
nàng hầu tên là Như Nguyệt. Ông trở nên giàu có, tiền bạc đầy nhà.
Năm
ấy, vào ngày mồng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi nhỏ, bị ông chủ đánh đập
nên biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ
đấy, ông lại nghèo như xưa.
Kiêng không treo những tranh "xui xẻo" như: đánh ghen, kiện
tụng... mà phải tìm bằng được tranh lợn, gà, cậu bé...
Kiêng cho lửa ngày
Tết: Ngày
mùng Một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan
niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết
thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ,
trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió…
Rắc vôi bột ở 4 góc vườn: Ở nông thôn, nhà nào cũng rắc vôi bột
ở 4 góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để xua đuổi ma quỷ. Vì thế, dân gian có câu: "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi".
Xông nhà: Những
người "nặng vía", không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày
đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui
xẻo.
Tránh nói giông:
Ngày đầu năm, ta phải hết sức tránh những ngôn ngữ, hành động có thể
đem lại sự không may, còn gọi là nói giông hoặc nói xui như: "Chết
rồi!", "Tiêu rồi!".
Kiêng cho nước đầu năm: vì nước được ví như
nguồn tài lộc trong câu
chúc tiền vô như nước, nếu cho nước thì coi như mất lộc.
Kiêng làm vỡ bát đĩa:
Bát đĩa tượng trưng cho gia đình, vì thế, trong ngày này không được
đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không
vui xảy ra với gia đình.
Kỵ mai táng: Ngày
Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội
hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải
tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc.
Vì
vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà nào có đại tang
kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm
giềng lại cần đến chúc
Tết và an ủi gia đình bất
hạnh.
Miền Trung
Kiêng ăn một số món: Người
dân miền Trung có tục kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt trong ngày Tết
và cả tháng đầu năm. Người ta cho rằng ăn thịt vịt sẽ gặp xui xẻo. Một
số vùng không ăn tôm vì sợ... đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày
Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới. Kiêng mua quần áo màu trắng, vải trắng suốt tháng Giêng Âm lịch.
Miền Nam
Ở
một số vùng quê Nam bộ còn có tục kiêng không để cối xay gạo trống vào
những ngày đầu năm. Điều này tượng trưng cho việc thất bát, mất mùa năm
tới. Chính vì vậy, người ta thường đổ một ít lúa vào cối xay, ngụ ý cầu
mong năm mới lúa gạo đầy tràn.
Ngày
Tết có lệ ai đến nhà, bất kể giờ giấc nào, gia chủ cũng dọn cỗ, mời
uống rượu, ăn bánh. Khách không được từ chối bữa ăn, dù no cũng phải
nhấm nháp chút ít.
Đi đâu xa cũng phải về nhà trước giờ Giao thừa. Ai không về kip xem như cả năm sau người ấy phải bôn ba vì công việc làm ăn.
Sau khi quét dọn
phải cất hết chổi. Nếu trong ngày Tết
để mất chổi nghĩa là năm đó gia đình sẽ bị trộm vét sạch của.
Những kiêng kỵ ngày Tết chỉ có ở Việt Nam
Một
số trong các tục kiêng dưới đây hiện đã mai một, nhưng nhiều tục lệ
khác vẫn được người Việt đương đại tuân thủ rất nghiêm chỉnh chẳng kém
ngày xưa.
Chúc Tết trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt.
Ngày
xưa đất tuy rộng nhưng không phải gia đình nào cũng có nhà to để phân
ra thành phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách. Vì thế không hiếm trường hợp,
khách đến nhà chúc Tết vào sáng mùng một, thấy vẫn có người nằm ngủ do
phải thức khuya vào tối giao thừa. Đã
đến nhà người ta thì phải xởi lởi mà chúc Tết, thế nhưng họ không chúc
người đang nằm ngủ đó. Nếu không, lời chúc tốt đẹp lại bị xem như lời
trù ẻo, muốn cho người ta phải nằm li bì trên giường bệnh.
Vì thế, nếu có lòng, khách phải đợi đến khi người đó ngủ dậy mới nói ra lời chúc với họ.
Kiêng đánh thức người khác trong ngày mùng 1 Tết
Gặp trường hợp đi chúc Tết nhà người ta, muốn dành lời chúc cho người đang ngủ nhưng không thể đợi lâu, tốt nhất là vị khách nên chờ dịp khác chứ không được đánh thức anh ta dậy. Không chỉ khách, ngay cả người nhà cũng không nên đánh thức ai trong ngày này, mà phải để người ta tự dậy. Nếu không, người nằm ngủ đó sẽ phải chịu sự thúc giục của người khác trong công việc quanh năm.
Kiêng về nhà ngoại vào ngày mùng 1, 4, 5 Tết
Theo
tín ngưỡng dân gian, hai ngày đầu năm là ngày sinh của thủy thần nên
cần kiêng giặt quần áo để không mạo phạm đến thần, dẫn đến gặp xui xẻo.
Thực ra, người xưa chẳng có nhiều quần áo để giặt, và ngày Tết là dịp
nghỉ ngơi, tiết trời lạnh, việc ngừng giặt hai ngày cũng chẳng mấy ảnh
hưởng đến họ.
Kiêng mở tủ vào mùng 1
Dù là loại tủ gì, kể cả tủ quần áo, cũng không nên mở vào ngày mùng 1 Tết, bởi việc này sẽ làm thất thoát tiền tài và vận may suốt cả năm. Vì thế, người xưa thường chuẩn bị sẵn quần áo cần mặc, treo ra ngoài trước giao thừa.
Kiêng cúng quan đương niên trong nhà
Lúc
giao thừa, người Việt thường có lễ cúng tiễn quan quân nhà trời coi
việc năm cũ và đón quan quân coi việc năm mới đi thị sát trần gian. Việc
này phải làm ở ngoài sân chứ không được làm trong nhà, bởi các ngài rất
vội, không có thời gian ghé vào. Lễ dành cho việc cúng này thường gọn
nhẹ: con gà luộc (hoặc thịt lợn luộc), hương, hoa, bình rượu nhỏ… và
phải đợi tàn hương mới được đem vào nhà.
Kiêng ăn đuôi cá
Ở
miền Bắc có một số nơi cầu may năm mới bằng việc ăn cá chép – loài cá
vượt vũ môn hóa rồng. Nếu ăn cá chép trong ba ngày đầu năm mới thì trong
năm đó sẽ được hanh thông trong chuyện học hành, thăng tiến. Tuy nhiên,
nhằm tăng sự may mắn, người ta tránh ăn phần đuôi, để luôn có dư thừa,
tích lũy của cải trong năm mới, chứ không chỉ đủ ăn đủ mặc.
Kiêng trượt chân, vấp ngã
Trẻ
con, thanh niên thường được người có tuổi dặn dò phải đi đứng cẩn thận,
ngay ngắn trong ngày Tết, tránh trượt chân, vấp ngã vì như vậy sẽ bị
dông cả năm. Trượt chân hay vấp ngã tượng trưng cho sự xui xẻo, trục
trặc trong công việc.
Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa
Việc
đứng hay ngồi án ngữ trước cửa chính trong dịp năm mới không chỉ vô
duyên mà còn được coi là hành động gây phương
hại đến vượng khí gia đình. Luồng khí tốt lành của năm mới trên đường
vào nhà sẽ bị chặn lại, hao tán đi, khiến gia đình đó không được may
mắn, thành công, hạnh phúc.
Kiêng vỗ vai, quàng vai người khác
Hành
động thân mật, bỗ bã này nếu được bạn thực hiện trong những ngày đầu
năm mới thì rất có thể gây ra sự khó chịu, thậm chí phản ứng tiêu cực.
Nhiều người cho rằng khi bị người khác vỗ vai, quàng vai vào dịp Tết, họ
sẽ bị xui xẻo, gặp chuyện buồn về tình duyên hay hạnh phúc gia đình.
Thật
ra ngay cả trong những ngày bình thường, nhiều người Việt đương đại
cũng tránh tối đa việc bị người khác vỗ vai hay quàng vai.
Kiêng đi chúc Tết khi đang có thai
Không
chỉ những người có tang mới kiêng đi chúc Tết, người Việt xưa còn tránh
làm việc này khi đang có thai. Thật ra ngay cả thời hiện đại, nhiều phụ
nữ cũng kiêng hoặc được dặn phải kiêng đến nhà người
khác trong dịp
đầu năm. Bởi theo quan niệm dân gian, bà chửa đem lại xui xẻo, đó là
chưa kể đứa bé trong bụng sau này cũng thành kẻ ăn nói vô duyên. Mà đâu
chỉ riêng ngày Tết, vào những ngày thường, không ít người hiện nay vẫn
từ bỏ việc quan trọng định làm trong ngày nếu “ra ngõ gặp gái chửa”,
hoặc có cố làm thì trong bụng vẫn dự cảm thất bại, dẫn đến không an lòng
và hậu quả là việc không thành.
Kiêng quên khăn tay ở nhà người khác
Người xưa cho rằng việc để quên khăn tay ở nhà người khác trong ngày Tết cũng giống như bạn bỏ lại sự xui xẻo, khó khăn cho người ta.
Điềm lành ngày Tết
Sau
giao thừa, nếu hoa mai (loại 5 cánh) nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó
báo hiệu điềm may. Từ sau giao thừa đến sáng mùng 1 Tết, nếu trong nhà
có hoa nở, đặc biệt nếu cây hoa nhà bạn bỗng xuất hiện bất ngờ một vài
bông hoa 6 cánh, chắc chắn năm đó gia chủ sẽ phát
tài.
>
Hoa mai:
Sau giao thừa, nếu hoa mai (loại 5 cánh) nở thêm nhiều và đầy đặn thì
đó báo hiệu một điềm may. Mọi người ai cũng cầu mong điều này xảy ra
trong nhà mình vì sách có câu “Hoa khai phú quý”. Vì lẽ này, từ sau giao
thừa đến sáng mùng 1
Tết, nếu trong nhà có hoa nở, đó là điềm may trong năm mới. Và đặc biệt
may mắn nếu cây hoa nhà bạn bỗng xuất hiện bất ngờ một vài bông hoa 6
cánh.
Chó lạ vào nhà: Tục
ngữ có câu “mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”. Nếu sáng mồng
1, chó chạy vào nhà bạn thì hãy yên tâm năm đó gia đình bạn sẽ làm ăn
suôn sẻ, thịnh vượng.
Cây đào: Nếu cây hoa có nhiều cánh kép 3 lớp trên đài hoa và bông hoa có hình dáng như bông hồng, chắc chắn nhà bạn năm đó sẽ có nhiều phúc lộc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)