khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2019

Băng nhạc Việt Nam 1: Biển Máu







Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Mạnh Đan







Người dân phẫn nộ "trả đũa" nhà nguyên Phó Viện trưởng Viện KSND Đà Nẵng







Ấn Độ Thái Bình Dương, mộng lớn, nhưng chưa có gì







Phỏng vấn cựu bộ đội Trần đức Thạch







Pew Research Center: Để báo hiếu "con nuôi má" tổng cộng 7.7 tỷ đô la Mỹ trong năm 2017.







tướng csvn mở đường mòn hồ chí minh vừa mới qua đời







csvn tưởng niệm tử sĩ Trung Quốc giúp 'bảo vệ độc lập - chống mỹ cứu nươc'







‘Ó Đen’ Lý Tống ‘cất cánh phi vụ cuối cùng’ lúc 9 giờ 16 phút tối 5 tháng 4 năm 2019







Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ: nhân linh của Việt Tộc





Sáu mươi năm về trước, từ đồng quê miền Nam Việt Nam, trong một bối cảnh vô cùng hỗn loạn của đất nước, Phật Giáo Hòa Hảo đã ra đời. Ngày ấy, nhân tâm ly tán, đạo đức suy đồi, xã hội đảo điên, các giá trị truyền thống bị chà đạp, người người sống trong hoang mang, thiếu vắng những điểm tựa tinh thần. Tuy nhiên, nếu ở một nơi nào đó còn có những con người biết giữ gìn một cách tôn quý những giá trị tinh thần do cha ông để lại, biết lưu truyền nền nếp đạo đức của dân tộc, thì những con người đó chắc chắn phải là những người nông dân bình dị của đất nước Việt Nam. Người nông dân sống với ruộng đồng lúc cằn cỗi lúc xanh tươi, với đất trời khi mưa khi nắng, với mùa màng không ngừng luân chuyển nhưng luôn tuân theo một quy luật tuần hoàn cố hữu, nên tự trong thâm tâm họ, những con người đơn giản nhưng sâu sắc ấy luôn cảm thông với những định luật của cuộc sống, và luôn sống gần với Đạo Đức. Thật vậy, Đạo Đức là gì, nếu không phải là khả năng cư xử thích nghi với những định luật của cuộc sống ?

Chính vì người dân quê thấu hiểu Đạo Đức hơn bất cứ ai, mà 60 năm về trước, trong lúc Đạo Đức suy đồi nhất, thì chính từ một vùng đất quê mùa nhất của quê hương, đã nảy sinh ra một trong những phong trào quần chúng to lớn nhất của lịch sử cận đại nước nhà. Trong những năm tháng đen tối ấy, hàng triệu người đã đến quy tụ quanh một giáo thuyết giản dị, được truyền giảng bởi một con người phi thường. Giáo thuyết ấy là Phật Giáo Hòa Hảo, một sự diễn giảng thực tế nhưng vô cùng sâu sắc của Đạo Phật, hòa với Nho và Lão Giáo, trong truyền thống thuần túy Việt Nam đã in sâu nơi tâm hồn mọi người Việt. Còn con người phi thường kia, chính là Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, một thanh niên tuổi mới vừa hai mươi mà chỉ trong vòng hai năm thuyết giảng đã nhìn thấy quanh mình hai triệu tín đồ thành kính.

Phải chăng chính vì những lời giảng của Đức Thầy vốn tiềm tàng sẵn trong lòng mỗi người, mà Phật Giáo Hòa Hảo đã phát triển nhanh như vậy ? Người tín đồ, qua lời giảng của Đức Huỳnh Phú Sổ, không phải học và tin theo những giáo thuyết mới mẻ phức tạp, đầy lý luận khúc chiết khó khăn, mà chỉ cần đánh thức dậy nơi tâm hồn mình những ý niệm đã tiềm tàng sẵn. Đạo của Đức Thầy là đạo Giác Mê, đem lại cho con người những phương tiện để đánh thức dậy cái Tâm thật của mình. Tâm thật đó chính là Tâm Phật. Và đánh thức Tâm ấy cũng chính là để cho cái Chân Tâm kia chiếu sáng khắp nơi, đẩy lùi u mê tăm tối trong lòng người, trong lòng xã hội, trong toàn nhân loại.


Không ai có thể quả quyết được rằng nếu Đức Huỳnh Giáo Chủ không bị ám hại và còn hiện diện trực tiếp giữa chúng ta, thì sự phát triển của Phật Giáo Hòa Hảo đã không tiếp tục với nhịp độ mạnh mẽ như buổi ban đầu, và cuộc diện Việt Nam những thập niên qua đã không thay đổi hẳn màu sắc. Linh Quang của Ngài chắc hẳn đã chiếu soi và đẩy lùi những khói mờ u ám phủ trùm trên đồng bào và các "thiện nam tín nữ" của Ngài. Ngài đã có thể là ngọn Hải Đăng soi đường cho những mê lầm tai hại của nhiều lớp trưởng giả và trí thức... Ngài đã có thể là nơi nương tựa rắn chắc như Kim Cương, đồng thời là chốn bảo bọc êm ái ngát hương Từ Bi như Đóa Hoa Sen, cho bao người dân Việt...

Nhưng, những người Việt Nam đã bày mưu lập kế hãm hại vị Phật sống của dân tộc mình. Và Đức Huỳnh Giáo Chủ đã phải vắng mặt lúc tuổi đời mới chưa đến ba mươi. Và màn tối tăm u ám đã chụp xuống đất nước Việt, suốt một giai đoạn dài, cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, Linh Quang của Ngài vẫn còn cơ hội soi sáng lịch sử Việt Nam ! Thật vậy, để nối tiếp công nghiệp của các vị Phật đã qua, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã đặt nền móng xây dựng Phật Giáo Hòa Hảo để quảng bá một Con Đường Tâm Linh mới, đặc biệt thích nghi với tâm hồn Việt Nam. Nhờ đó, Ngài vẫn còn hiện diện giữa lòng dân tộc, để mời gọi mỗi người trong chúng ta tiếp tục công trình mà Ngài đã khởi sự. Qua Con Đường Tâm Linh ấy, thể hiện từ Phật Giáo Hòa Hảo, mà mỗi người trong chúng ta đều có được cơ hội tiếp nhận và hồi chiếu Linh Quang của Đức Thầy đến toàn xã hội.

Mặt khác, đưa xã hội đến phát triển điều hòa, xoa dịu bất công, tôn trọng mỗi người dân, mỗi thành phần dân tộc, đó là những nét chính của chương trình chính trị mà Đức Huỳnh Giáo Chủ đã thể hiện qua Tuyên Ngôn Đảng Dân Chủ Xã Hội do Ngài sáng lập. Đó cũng là mục tiêu tranh đấu của tất cả những ai kế thừa sự nghiệp của Ngài.

Ngày nay, trước (...) cảnh xã hội đảo điên, ngày càng lạc mất những giá trị truyền thống, thì tất cả những ai đã phát nguyện quyết tâm nối tiếp sự nghiệp của Đức Thày, chắc chắn sẽ không thể ngồi yên...


Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 1876- Tác giả Trương vĩnh Ký







Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2019

Vài hình ảnh tháng Tư năm 1975



nh ảnh Dương Văn Minh ngày 28.4.1975
ngay sau khi nhận chức "tổng thống" tại Dinh
Độc Lập


Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long tự sát dưới
chân tượng Thủy Quân Lục Chiến tại tiền đình trụ
̉ Quốc Hội VNCH. Hình AP chụp ngày 1.5.1975



̣t tiền Toà Đại Sứ VNCH tại Washington D.C. chụp
ngày 1.5.1975. Chú thích bức hình, hãng thông tấn AP
nhận xét thấy lá quốc kỳ VNCH không còn trên cán cờ
ở̀ng hai của Toà Đại Sứ̀ hôm Thứ Tư, 30.4.1975.
Nếu vậy, quyết định của đại sứ bấy giờ Trần Kim
Phượng cũng đúng, là phải theo lệnh đầu hàng vô
điều kiện của "tổng thống" họ Dương, và một khi chế
độ sụp đổ thì không còn cần biểu tượng gì  nữa!



Nụ cười thỏa mãn (xem hình!) của trung tướng Nguyễn Văn
Thiệu tại phi trường Đài Bắc ngày Thứ Sáu 19.9.1975 trên
đường sang Luân Đôn thăm gia đình  sau 5 tháng trốn chạy
sang Đài Loan. Đến Anh, ông mua một biệt thự 7 phòng ngủ ở vùng phong cảnh hữu tình (nguyên văn: leafy) Wimbledon.


Hình ảnh Khương Hữu Điểu, "bố già" của giới cựu sinh viên du học tại Mỹ. Hình AP chụp ngày 2.5.1975 tại California, khi ông Điểu diễn tả cảnh ông đã bỏ lại tài sản và những ngày huy hoàng tại Sài Gòn để chỉ mang theo được một túi sách. Đây là nhân vật từng nổi tiếng thời VNCH khi lấy ảnh hưởng Mỹ can thiệp với chính quyền quân nhân cho
các cựu sinh viên du học Mỹ không phải đi quân dịch vì họ, nguyên văntrong hồi ký của ông năm 2017 tựa đề Đông Gặp Tây. Tung Cánh  Từ Trời Nam Hành  Trình qua Chiến Tranh và Hoà  Bình  là "Dream Team, Chuyên Viên Lý Tưởng, G̀à Nòi." Rồi lý  luận "không ai đem gà nòi ra
"giết thịt" để biện minh cho nhóm thanh niên trong thời chiến này phải được miễn quân dịch. Thế thì theo ông Điểu, những người xuất thân đại học trong nước là loại gà chết, gà đ̀ông lạnh, gà nuốt dây thun, gà kẹt giỏ  (sách đã dẫn, trang 575) hay sao, mà họ phải thi hành quân dịch,
̣t bổn phận căn bản của công dân biết tôn trọng luật pháp quốc gia? Ngay cá nhân Khương Hữu Điểu, đang làm cho hãng tư Esso cũng bỏ Esso để làm cho Công Ty Đường Hiệp Hoà, một liên doanh công và
để hoãn dịch từ năm 1961, phải không?! Thực ra, cảnh trốn lính của bọn nhà giầu hay những kẻ có quyền thế thì nước nào cũng có và thời nào cũng xảy ra do bản chất ham hưởng thụ  vạ̀ khọ́ khộ̉ chết của
bọn này. Trump, Clinton, Bush Con đều trốn lính trong thời Chiến Tranh Việt Nam là̀ng chứng ở Hoa Kỳ.



"Hôn nhau trên máy bay của Royal Brunei Airline, hãy cẩn thận"







Dân Bình Định phản đối dự án điện mặt trời trên đầm Trà Ô







VN Tuần Qua, 6/4/2019







Nhạc đề: Thuyễn Viễn Xứ của nhạc sĩ Phạm Duy







Ký ức tháng Tư: Chuyện của Yến







Xuân cười trên căn gác nhà Nguyễn Đình Toàn, kỳ 1 - Tác giả Trịnh thanh Thủy1






Chiếc cầu thang cũ kỹ căn gác appt ông thuê đón chân tôi với nét mặt nhăn nhó ngầm bảo "Này cô, sao không cởi ngay đôi giày cao gót mà lên cho dễ leo?" Tôi gọi ông là chú vì thường gặp ông trong các buổi mạn đàm văn chương của các bè bạn thân quen nhưng chưa bao giờ thăm ông trên căn gác này.
 
Người đàn ông tuổi đã 83 mà vẫn còn nét thư sinh, tóc vẫn nhiều tiêu hơn muối, có giọng nói dịu ngọt như thủ thỉ, thầm thì cho riêng người yêu trên đài phát thanh ngày xưa, ra tận cửa đón tôi.  Ông mời tôi ngồi, gió xuân man mát thổi từ khung cửa lùa vào mang theo những tiếng cười nói của các em bé ngôi trường tiểu học đối diện vào giờ ra chơi. Tôi bỗng nhớ tới tác phẩm "Giờ ra chơi", của ông với những đứa con gái như tôi ngày mới lớn. Nhớ tới mùa hè Sài Gòn đầy nắng, thi thoảng có những cơn mưa như trút nước xuống hè phố. Khi tạnh, gió thổi lá me đọng nước bay rắc confetti lên mái tóc đen mun của tôi, lúc đi học về.
 
Tôi bắt đầu hỏi han ông về chuyện nhà và sức khoẻ của ông. Bỗng chợt nhớ ra điều cần hỏi, tôi bảo ông, "Trong hai tác phẩm Áo Mơ Phai và Đồng Cỏ mà chú linh cảm được hai biến cố lịch sử sẽ xảy ra là mất Hà Nội và Sài Gòn trong đó, cháu thích lối ví von của chú về đàn bà và đàn ông. Chú ví đàn bà lạnh giống như Hà Nội, đàn ông thì nóng như Sài Gòn. Chú còn viết "Đàn bà giống như chim sẻ, đẹp hơn trong một ngày trời lạnh". Vậy giữa Hà Nội và Sài Gòn chú yêu nơi nào hơn?". Ông cười, nói, ông rời Hà Nội năm 18, 19 tuổi, đối với Hà Nội, ông sống từ bé nên Hà Nội trong ông còn lại cái đẹp. Tuy nhiên, ông lại thân thiết với Sài Gòn hơn vì Sài Gòn là đời sống trong khi Hà Nội chỉ là một nơi chốn. Sài Gòn nóng hừng hực như ngọn lửa, đang nắng bỗng mưa.
 
 
Tôi xem thơ, nghe nhạc và đọc truyện của ông thấy ông là một người viết tinh tế, sâu sắc và cái lòng luyến quê của ông tràn đầy trong tác phẩm. Tôi nghĩ các nhân vật trong tiểu thuyết của ông đã thể hiện con người, lối tư duy và cuộc sống của chính ông ngoài đời. Tôi hỏi có phải ông chính là cô Phụng trong tác phẩm "Đồng Cỏ"không?. Ông gật gù bảo phải, "Đúng vậy như cô Phụng trước khi đi khỏi VN, cô để lại cái gì, cô để lại trinh tiết ở VN. Cô nghĩ rằng nếu cô trở về cô có lý do chính đáng để trở về. Nếu cô không trở về đó nữa thì cô không có gì để mất cả. Giống như tâm trạng của chú vậy. Một người con gái sinh ra không có gì quý bằng trinh tiết, cô ra đi và để lại cái quý nhất của mình rồi, mà đi chỉ có cái xác đi mà thôi."
 
Tôi hỏi khi có dự cảm mất Sài Gòn, sao chú không ra đi năm 1975? Ông nói rất muốn đi nhưng không đi được nên trốn mà không thoát, bị bắt, phải bị đi tù hoài, cộng chung là 6 năm đó chứ. Tôi thêm, "Thảo nào trong bài hát "Căn nhà xưa" mà chú làm sau 75 có câu "Ở đó có những tháng năm buồn tênh, khốn khó quyết nuôi tình duyên, đã trốn thoát qua nhiều phen" phải không chú?" Ông đùa "Nói một nghĩa khác, trốn, cái đó là trốn các cô ấy chứ". Tôi hiểu ra, cười nắc nẻ. Ông cũng cười lớn vang cả căn phòng. Tiếng cười thú vị của hai chú cháu hoà cùng tiếng đùa giỡn của lũ trẻ trường bên, rung vang căn gác nhỏ buổi sáng xuân.
 
Quay qua chủ đề chính của buổi nhạc Nguyễn Đình Toàn với bài hát "Một ngày sau chiến tranh". Tôi xin ông tiết lộ vài chi tiết về bài nhạc này. Ông nói bài này chưa ai hát bao giờ, nói lên tâm tình của một người lính ngày trở về thấy mình đã già vì cuộc chiến tranh quá dài. Khi đi là thanh niên, lúc về thì đã già. Tôi được xem bài nhạc thì biết đây là một bài dài có 5 lời khác nhau mà ông gọi là nhạc chuỗi. Ca sĩ sẽ hát liên tục 5 lời này. Tôi hỏi thêm bài này ông viết có lâu không. Ông bảo không bài hát nào ông viết quá 12 tiếng đồng hồ.
 
Nguyễn Đình Toàn học và mê nhạc từ lúc còn bé. Ông có mộng làm nhạc sĩ nhưng rồi không biết sao dần dần đi lạc vào nhà văn. Ông bắt đầu làm thơ từ hồi bé tí. Những ca từ trong ca khúc của ông đều là những bài thơ vì nguyên thủy chúng chính là thơ. Thi sĩ Thành Tôn đã ngồi soạn tất cả các bài thơ từ hơn 100 ca khúc của ông thành một cuốn "Thơ & Ca Từ" Nguyễn Đình Toàn, làm bằng tay, tặng ông.
 blank

Tôi và ông loanh quanh bên lề cuộc chiến và sự chết chóc. Ông bảo, tất cả những người còn lại ở VN hãy nhớ một điều, đi trên đường VN bây giờ đã dẫm lên mặt người đã chết nằm ở dưới. Phải biết như thế mới biết thế nào là yêu thương tổ quốc. Bởi vì qua bao cuộc chiến, người chết nhiều quá, đi mà không biết mình đã có dẫm lên mặt người chết hay không?
 
Ông đề nghị chúng ta nên làm 1 điều là chọn 1 ngày Việt Nam. Trong đó tất cả những người trên toàn nước VN hay ở hải ngoại cũng vậy, tự mình đi đến 1 chỗ cao nhất nơi mình ở, thắp 1 nén nhang và thả 1 trái bóng trong đó có túi hạt hoa cho nó bay xuống ở đâu và mọc hoa kệ nó. Nó sẽ xoá các vết bom đạn của chiến tranh. Đó là 1 hình thức để chiêu hồn đất nước. Nên có 1 ngày như vậy cho tất cả các người chết. Trong chương trình nhạc này có bài hát "Nụ vàng", mang cái ý nghĩa như thế.
 
Đọc hay viết nhiều cũng không bằng đến tận nơi nghe những ca khúc Nguyễn Đình Toàn, để cảm nhận những ca từ sâu sắc, ý nhị, tha thiết cũng như các giai điệu buồn, nhói đau và xa xót. 

Kính  mời tất cả các quí thân hữu và đồng hương yêu mến dòng nhạc Nguyễn Đình Toàn ghé Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt ngày Thứ Bảy 13 tháng 4, năm 2019 từ 7:00 PM-10:00 PM. để thưởng thức buổi Nhạc Nguyễn Đình Toàn với chủ đề "Một ngày sau chiến tranh". Vào cửa tự do.


Album Nguyễn Đình Toàn - Tôi Muốn Nói Với Em







Andrés Segovia - Recital 1962







Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019

Danh Hiệu Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ - Tác giả Trần Anh Tuấn






Còn một vấn đề nữa, là danh hiệu lá cờ vàng ba sọc đỏ. Đây chính là lá quốc kỳ của tất cả những người Việt sống trong nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà trên dải giang sơn từ sông Bến Hải đến mũi Cà Mâu, với quốc ca là bản Thanh Niên Hành Khúc Nhưng từ sau ngày 30.4.1975, lá cờ này không còn là quốc kỳ của quốc gia nào, vì chính thể Việt Nam Cộng Hoà đã sụp đổ.

Từ đó, lá cờ chỉ có thể là biểu tượng của cộng đồng gốc Việt tại hải ngoại! Hãy mệnh danh đó là Lạ́̀ Do của tất cả những ai phải bỏ nước ra đi để tránh nạn Cộng Sản!

Nói cách khác cho rõ ràng hơn, lá cờ vàng ba sọc đỏ nay không còn là lá quốc kỳ của nước Việt Nam Cộng Hoà, mà là lá cờ Tự Do biểu tượng của cộng đồng gốc Việt tại hải ngoại.    


Còn khăng khăng xác định trên giấy tờ hay trong những bài báo, bài viết, bài diễn văn nơi công cộng... lá cờ vàng ba sọc đỏ là quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà thì chúng ta sẽ không thể biện minh cho sự hiện hữu của lá cờ trong thực tế bây giờ và nhất là trước công pháp quốc tế. Hơn nữa, xác định sự kiện này không gì khác hơn là tiếp đạn cho những ai chủ trương xóa bỏ lá Cờ Vàng để họ bắn lại... mình!

Dĩ nhiên, trong tâm tư tình cảm mỗi người tỵ nạn chúng ta -tỵ nạn chính trị chứ không phải loại tha phương cầu thực- thì lá cờ vàng ba sọc đỏ và bản Thanh Niên Hành Khúc vẫn mãi mãi là quốc kỳ và quốc ca thiêng liêng của nước Việt Nam Cộng Hoà như thủa nào.


"Thiêng liêng," vì trong đời sống thường nhật, tất cả các học sinh trung và tiểu học trên toàn cõi VNCH xếp hàng lớp nào ra lớp nấy, nghiêm trang chào cờ và hát quốc ca trong sân trường mỗi ngày Thứ Hai đầu tuần trước sự chứng kiến của Hiệ̣u Trưởng và toàn ban Giáo Sư.

Hơn thế nữa, "Thiêng liêng," vì hàng ngày suốt từ đầu năm 1961 cho đến ngày 30.4.1975, biết bao thanh niên tươi trẻ tuấn tú đã trở thành tử sĩ dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ và trong bộ quân phục Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà để bảo vệ miền Nam Tự Do chống lại Cộng Sản Bắc Việt chủ trương võ trang xâm chiếm VNCH qua việc khai phá Đường Mòn Hồ Chí Minh theo chiều dọc của dẫy Trường Sơn bắt đầu ngày 19.5.1959 để chuyển quân lính cùng võ khí vào miền Nam và thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam ngày 20.12.1960.


Nhân đây, tôi nhắc lại những cái tang bi hùng mà người quả phụ son trẻ miền Nam phải gánh chịu trong cuộc chiến bảo vệ Tự Do và chế độ Dân Chủ của quân và dân VNCH:


Ngày mai đi nhận xác chồng,

Say đi để thấy mình không là mình!

Lê Thị Ý


Vì thế, đã là người tỵ nạn chính trị hay các thế hệ con cháu tiếp nối, chúng ta phải bảo vệ Lá Cờ thiêng liêng. Muốn bảo vệ sự hiện hữu của Lá Cờ ấy nơi hải ngoại được thành công thì nhiệt tâm nhiệt tình hay tận tâm tận lực vẫn chưa đủ, phải già dặn về chính trị!


Cuối cùng, quốc hiệu Việt Nam Cộng Hòa dịch sang Anh ngữ phải là "Republic of Vietnam" mà tài liệu chính thức hay sách báo Mỹ trước và sau năm 1975 đều gọi tắt là RVN, chứ không thể dịch sai một cách tai hại thành "Republic of South Vietnam," vì danh từ này dịch ngược sang Việt ngữ sẽ là "Cộng Hoà Nam Việt," hay "Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam." Trong trường hợp này, vô hình trung chúng ta đã trở thành... Việt Cộng hết ráo, vì CHMNVN chính là tên do V.C. đặt cho phần đất thuộc VNCH, đối với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ở miền Bắc!



Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ bình thường - Tác giả Nguyễn ngọc Già



Nếu đặt Trịnh Công Sơn giữa các nhạc sĩ cùng thời, trước 1975 như: Anh Bằng, Lam Phương, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Nguyễn Ánh 9, Trần Thiện Thanh v.v..., tôi sẽ chọn dấu bằng. Thậm chí, nếu xét nét hơn, có những lúc dấu nhỏ hơn sẽ là một lựa chọn.

"Nhạc Trịnh" (?!)


Giới mộ điệu tân nhạc nói chung và những người hâm mộ Trịnh Công Sơn nói riêng, trước đây đều gọi Trịnh Công Sơn theo cách người Việt - ông Sơn, kể cả ca sĩ Khánh Ly, bà cũng gọi như thế.

Trân trọng hơn, người ta gọi đầy đủ họ tên và gắn chữ nhạc sĩ phía trước. Chỉ thế thôi! Người miền Nam và cả Sài Gòn thật giản dị, dù có am hiểu âm nhạc đến đâu chăng nữa!
Chẳng biết tự bao giờ, chữ "nhạc Trịnh" được xướng lên như thể "Gọi Tên Bốn Mùa" cho  "lòng thành kính" (!). Quả khá buồn cười, khi phải gọi "nhạc Anh" (Anh Bằng không phải nhạc Anh, nhạc Mỹ), "nhạc Lam" (Lam Phương), "nhạc Ngô" (Ngô Thụy Miên), "nhạc Từ" (Từ Công Phụng), "nhạc Vũ" (không biết là Vũ Thành An hay Vũ Đức Sao Biển)... và đến đây thì ... "rối nùi"!

Cũng không có gì chắc chắn, để biết ông Sơn thích nhạc của mình được gọi như vậy!

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn "nổi tiếng" với chữ "Thôi Kệ" - những người quen đều biết - ông thường dùng, khi buộc phải chứng kiến những thăng trầm của thân phận một nhạc sĩ "hát rong".

"Nhạc Trịnh" ư? Vong hồn ông Sơn thấp thoáng đâu đó chắc cũng thốt lên: Thôi kệ! Chỉ duy, gia đình ông Sơn "thôi kệ" mới đáng suy ngẫm!

Không lẽ vì vậy, bất kỳ ai cũng có quyền "thôi kệ" khi sự "sùng bái cá nhân" "nặng mùi" chính trị, vốn độc diễn và đầy dãy trong chế độ cộng sản như "nhà thơ Chế" ca rằng:
"Bác Mao không ở đâu xa

Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao"

Cũng chẳng biết khi gọi "nhạc Trịnh" nhằm để "răn" người hâm mộ không được phép "mạo phạm" ông Sơn bằng cách bình phẩm "này nọ", hay mục đích hướng đến lấp đầy hầu bao nhà tổ chức cùng những ca sĩ "có tên và có tuổi" khi họ đang trình diễn một thứ có vẻ là "siêu âm nhạc" cho khán giả?!

Tất nhiên, khi sự "tôn thờ" dâng cao dễ biến thành "mù quáng".

Sự "mù quáng" được đẩy lên tột đỉnh của "thần tượng" dễ làm người ta phẫn nộ. Lúc đó, nghệ thuật biến thành "cuồng tín" với hình ảnh "mong manh áo vải hồn muôn trượng" như Hồ Chí Minh đã từng...

May mà Hồ Chí Minh chưa từng viết ra bản nhạc nào cả (!)
Nhân loại ơi! Hãy cảnh giác! - Julius Fucik

Dường như "đi nghe nhạc Trịnh" trở thành "thương hiệu"?! Nghe "nhạc Trịnh" mới xứng là "trí thức"?

"Học đòi" ngày càng lên ngôi!

"Trưởng giả học làm sang" hơn 200 năm, coi bộ ngày càng "thịnh hành" như người dân cầu viện đến "oan gia trái chủ" để vỡ mộng "Rồi Như Đá Ngây Ngô"(!)

Thật giễu cợt khi ngó dòng chữ "20.000 khán giả Sài Gòn ngồi bệt nghe nhạc Trịnh ở sân vận động" [1], do báo VNExpress tường thuật đầy hào hứng về đêm "nhạc Trịnh" mới đây.

Bài tường thuật sôi nổi đến độ, như đưa người đọc đến với cuộc đua nước rút của "vận động viên" Lệ Quyên, Tuấn Hưng, Đức Tuấn v.v... chạy tiếp sức trên vận động trường! Vâng! "Nhạc Trịnh" được tường thuật rất xôn xao, rất quyết tâm và đầy phấn khởi như thế tại sân vận động Hoa Lư thuộc Tp.HCM.

Làm gì có "Sài Gòn" với lại "nhạc Trịnh"!. Sài Gòn đã mất và Trịnh Công Sơn đã chết!

Thẩm mỹ âm nhạc đã quá khác! Khác đến độ đảo lộn hết mọi thứ trên đời, kể từ 1975. Tôi gọi nó là "sự tàn phá âm nhạc", trong đó có cả cách mà các người gọi là "nhà báo" mô tả đêm "nhạc Trịnh" như một "bữa tiệc buffet" với thực khách nháo nhào tranh giành và bốc hốt cho bằng được!

Nhạc Trịnh Công Sơn không dùng để hát ở sân vận động. Nhạc Trịnh Công Sơn không cần phải "hú hét", "bỏ nhỏ", "lấy to" hay "xử lý", "xử trảm" gì cả!

Nhạc Trịnh Công Sơn không dung chứa kiểu "làm mới" hay "làm màu".  Người ca sĩ khi hát nhạc của ông Sơn phải hiểu. Bởi lẽ, những nhạc phẩm của ông Sơn, tuyệt đại đa số là những điệu chậm buồn và thường gắn với "tone thứ" để tỏ bày những nỗi niềm cho tình yêu. Đương nhiên, ông Sơn cũng có những bài "tone trưởng" như: Nắng Thủy Tinh, Mưa Hồng v.v... nhưng ít được biết rộng rãi.

Cho đến khi "con cá bống" hiện diện trong nhạc ông Sơn, giới mộ điệu mới... "ngớ người ra" với gần chục bản! Thật tình, chưa bao giờ cảm giác hụt hẫng đến với tôi như thế! Không! Phải nói nhạc của ông Sơn sao mà nó "vô duyên" quá thể!

Không dừng lại ở sự "vô duyên", khi ca sĩ Hồng Nhung cất lên "đừng buồn núi ơi!", tôi mới hiểu hết "thẩm mỹ âm nhạc" của "cô Diva" này! Và cả "văn hóa XHCN" của Hồng Nhung, khi cô hát rằng:

Bống không là bống bống ở nơi nào
Bống không là bống không ở trong ao
Bống nhảy lên bờ bống đi chơi phố
Nắng vàng ủng hộ cho bống căn nhà

(Bống Không Là Bống - Trịnh Công Sơn)

Tôi "té ngửa" với chữ "ủng hộ"! Hóa ra, ông Sơn cũng "đầy khả năng" khi viết nhạc cổ động (!).

Loạt bài về "con cá bống" nhảy nhót, lên bờ xuống ao như "cú sụp ổ gà âm nhạc" của Trịnh Công Sơn. Khí nhạc gượng ép hợp với ca từ đầy chất "động viên cách mạng" dù sao cũng giúp ca sĩ Hồng Nhung có được chỗ đứng vững chắc trên nền "beton nhạc Trịnh", dù ca sĩ Khánh Ly từng nhận xét [2]:

"...nghe nói có được đào tạo trường lớp hẳn hòi và những ca sĩ này sáng tạo ra một lối hát giống nhau nhưng không giống ai...".

Người "Sài Gòn xưa" khi dùng chữ "không giống ai" có nghĩa ám chỉ về sự dị hợm.

"Lỗi lầm chính trị"


Trịnh Công Sơn khó có thể thành "biểu tượng" của nền tân nhạc Việt Nam, nếu ông không có những ca khúc "phản chiến". Bởi xét về "tình khúc", nhạc Trịnh Công Sơn rất dễ "ngán" như một món ăn chế biến quá đơn điệu và cứ lặp đi lặp lại. Ca từ của ông thường mang tính "phiêu diêu", nó làm người ta tò mò hơn là thích thú. Sự tò mò dễ làm nên "điều kỳ diệu" mang tên "biểu tượng". "Hàng hiệu" quần áo, túi xách, nước hoa v.v... cũng thường theo cách này mà trở nên đắt giá để chứng tỏ "đẳng cấp" (!)

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - ở tuổi 36 - đã gây ra một "sai lầm chính trị" quá lớn với phát ngôn vào ngày 30/4/1975, vốn khó được xem là người yêu chuộng tự do.

Nếu Trịnh Công Sơn được xem là "bậc thầy về âm nhạc" thì cũng nên nhìn nhận ông là "mầm non về chính trị". Hơn nữa, ông là một nhạc sĩ, một nghệ sĩ.

Có lẽ vì thế, Trịnh Công Sơn từng ai oán:

Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
Ngọn gió hoang vu thổi buốt xuân thì
(Một Cõi Đi Về)

để tâm tình với giới hâm mộ về sự non nớt đến độ hồn nhiên, đã gây ra lỗi lầm năm xưa?!

Chiến tranh đã lùi xa nhưng tự do vẫn chưa tới. "Thôi kệ"!

Kính chúc hương hồn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phiêu diêu nơi miền cực lạc và... những ai thật sự thương mến nhạc của ông Sơn hãy xem ông là một nhạc sĩ bình thường như các nhạc sĩ khác.

Cần phải biết ơn nền giáo dục và văn hóa của VNCH đã sản sinh ra hàng trăm nhạc sĩ như hàng trăm loài hoa khác biệt, rất riêng, rất hay và rất độc đáo!

_______________


P/S: "Thôi kệ"! Qúy độc giả nghe "ủng hộ" bài "Một Cõi Đi Về" để Nguyễn Ngọc Già có thêm niềm vui!

[1] https://vnexpress.net/giai-tri/20-000-khan-gia-sai-gon-ngoi-bet-nghe-nhac-trinh-o-san-van-dong-3902456.html

[2]
https://isach.info/story.php?story=ben_doi_hiu_quanh__khanh_ly&chapter=0000


 

Phân Tâm Học - Tác giả J.P. Charrier, dịch giả Lê Thanh Hoàng Dân







Thân Phận Con Người, tác giả Andre Malreaux, dịch giẩMi Vi Phúc và Lê Thanh Hoàng Dân






Nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Đà Nẵng là kẻ sàm sỡ bé gái










Vấn nạn hướng dẫn viên Tàu Cộng "tung hoành" tại Đà Nẵng







Nhân tài người Việt ở nước ngoài có thể phát triển ở Việt Nam ?







Ba năm sau thảm họa Formosa






Gs Nguyễn Mạnh Hùng: Thái độ của Mỹ và thế chênh vênh của Việt Nam



Bên lề hội thảo 'Hoa Kỳ-Việt Nam: Hướng đến hợp tác chiến lược' diễn ra ngày 3/4/2019 tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington nước Mỹ, một trong những nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm – Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng có một số bình luận sau với Đài Á Châu Tự Do RFA liên quan đến một số diễn biến ở Biển Đông.
 
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, tại hội thảo, khi ông đặt câu hỏi với Trợ lý Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ - ông  Randall G.Schriver, về việc làm thế nào đảo ngược vị thế của Trung Quốc tại Biển Đông, ông đã không nhận được câu trả lời.

“Tôi có đặt câu hỏi là: “Theo một số chiến lược gia và chuyên viên Mỹ, Trung Quốc gần như kiểm soát được Biển Đông, trừ khi Mỹ chấp nhận chiến tranh với Trung Quốc”. Tôi hỏi ông nghĩ gì về bình luận đó thì ông ấy (Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ-PV) tránh không trả lời. Thì tôi thấy đó là những cảnh báo cho thấy Trung Quốc đang có lợi thế rất nhiều ở Biển Đông, mà khó có thể đảo ngược lại được, trừ khi là đánh nhau. Tôi không nghĩ là Mỹ muốn đánh nhau lúc này. Mỹ không thấy là cần phải đánh nhau, bởi tương quan lực lượng khu vực không thuận lợi cho Mỹ. Đánh nhau thì có thể thắng nhưng tương quan lực lượng không thuận lợi và đánh để làm gì? Sau đó là cái gì…? Thì cũng không thấy rõ. Tôi nghĩ chuyện chiến tranh là Mỹ không có làm.”

Giáo sư Hùng cũng cho biết, gần đây việc không tiếp tục tham gia hiệp định TPP càng làm cho vị trí của Mỹ tại khu vực này bị hụt hẫng.

“Thí dụ như việc bỏ TPP làm cho Mỹ bị hụt hẫng, nó làm cho thế của Trung Quốc cao lên. “

“Sáng kiến Vành đai Con đường là một chiến lược lớn, lâu dài và rất nhiều tham vọng. Bởi vì nó không những đi qua Á Châu, Âu Châu, mà còn đi xuống tận Phi Châu.

“Mặc dù thời gian qua, việc thực hiện chiến lược này gặp khó khăn không ít do kinh tế Trung Quốc suy giảm; đồng thời bị nhiều nước nghi ngờ.
 
Tuy nhiên, cục diện này gần đây có thay đổi khi  Mỹ và đồng minh lâu năm Châu Âu ngày càng có nhiều điểm khác biệt. Giáo sư Nguyễn Manh Hùng cho biết tiếp:

“Gần đây, khi Ý – một trong 7 nước giàu nhất thế giới – chấp nhận “Một vành đai – Một Con đường”, và gần đây Âu Châu và Mỹ có nhiều mâu thuẫn và bất đồng vì chính quyền Trump, điều này đã khiến cho nước Mỹ ở một cái thế bất lợi. Bởi vì mình hơn người ta là vì mình có đồng minh trên thế giới, mà bây giờ đồng minh không tin tưởng, cần Mỹ nhưng không tin tưởng Mỹ, tôi thấy tình trạng này bất lợi cho Mỹ.”

Tương quan lực lượng giữa Mỹ và Trung Quốc như vậy làm cho thế đứng của Việt Nam rất chênh vênh, theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng.

“Việt Nam ở trong một tình trạng rất là chênh vênh. Việt Nam muốn đứng giữa. Người ta nói trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết. Nó đánh nhau mình cũng chết, nhưng mà nó bằng lòng với nhau thì mình cũng có thể chết. Nó bán đứng mình thì cái thế đó rất là khó khăn. Phải có những đồng minh thật là tin cẩn.”

“Ngày xưa, trong các cuộc chiến tranh Đông Dương thì Trung Quốc là tin cẩn. Bây giờ thì Trung Quốc không còn là đồng minh nữa và có thể là một mối đe dọa, phải tìm đồng minh khác. Việt Nam đang có chính sách đa phương – đa dạng hóa mối quan hệ ngoại giao, nói chung là tốt, nhưng mà áp dụng như thế nào, thì phải thấy là cuối cùng phải có đối lực. “

“Đối lực ở đâu? Đối lực ở các nước Asean thì Việt Nam thích hơn là bởi vì thoải mái hơn, vì các nước cùng nhỏ với nhau cả, nhưng các nước Asean tình trạng hiện nay rất là chia rẽ. Mặt khác, Trung Quốc cố tình chia rẽ thì nó còn yếu hơn nhiều. Còn các đồng minh khác, nước Nhật hiện không thể làm đối lực khả tín đối với Trung Quốc. Chỉ có một đối lực khả tín nhất là nước Mỹ mà thôi.”

Nhưng vẫn đề đặt ra là lòng tin mà hai nước dành cho nhau như thế nào?

“Đối với nước Mỹ, Việt Nam thấy cần thiết, thế nhưng còn khá nhiều vấn đề. Thí dụ: lòng tin tưởng với nhau thì cũng không có nhiều. Thứ hai là chính quyền này người ta gọi là bất lường, không thể tiên đoán được; rồi lại để ý đến vấn đề kinh tế hơn là chiến lược. “

“Thực ra là có mâu thuẫn nội bộ. Một số người ở quân đội chẳng hạn, quốc hội thì để ý đến vấn đề chiến lược trong quan hệ với Trung Quốc. Trong khi ông Trump, và một hai cộng sự viên của ông ấy, thì lại để ý đến vấn đề kinh tế hơn là chiến lược và thích trao đổi, thích thỏa thuận. Nếu trung Quốc có một cái deal nào thuận lợi, thì ông ấy có thể bỏ những cái bé để lấy những cái lớn. Cái đó là nguy hiểm cho các nước nhỏ ở Á Châu, Đông Nam Á."

Với những diễn biến và thái độ của nước Mỹ dưới thời Tổng thống Trump, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng:

“Thành ra đó là bài toán rất là khó khăn không những cho các chiến lược gia Việt Nam mà bất cứ một chiến lược gia nào trên thế giới.”

Theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, vấn đề không chỉ là lòng tin mà hai nước dành cho nhau khi đẩy mạnh quan hệ hợp tác, mà quan trọng hơn là thái độ của nước Mỹ như thế nào trong mối quan hệ này.


Vì sao Microsoft đang thịnh, Apple sa sút?



Chỉ mới vài tháng trước, Apple là công ty đầu tiên được thị trường đánh giá trị giá một ngàn tỉ đôla.

Ngày 4/1/2019, Microsoft đang là công ty có giá nhất thế giới, khoảng 760 tỉ đôla, tiếp theo là Amazon 745 tỉ, Alphabet (công ty mẹ của Google) 720 tỉ. Còn Apple chỉ còn là công ty lớn thứ tư thế giới, 685 tỉ đôla.

Kể từ tháng 10 năm ngoái, Microsoft đã bỏ xa các đối thủ trên thị trường chứng khoán. Đến cuối năm, Microsoft vượt lên Apple để trở thành công ty đại chúng lớn nhất thế giới - đây là lần đầu tiên sau 8 năm, Microsoft làm được vậy.
Tuần này, Apple làm Phố Wall sốc khi ra cảnh báo doanh thu lần đầu tiên sau 16 năm.

Chuyện gì đã xảy ra?

Trong thư gửi cổ đông, tổng giám đốc Apple, Tim Cook, gợi ‎ý Trung Quốc là nguyên do chính. Trung Quốc đã là thị trường khổng lồ cho Apple, nhưng doanh thu gần đây đã không đạt chỉ tiêu.

Ông Cook cũng nói về "một số thị trường phát triển" - có vẻ ám chỉ Mỹ và châu Âu - mà tại đó, tỉ lệ nâng cấp điện thoại mới giảm đi.

Michael Gartenberg, cựu giám đốc tiếp thị ở Apple, bình luận: "Đây là lúc chúng ta sẽ chứng kiến Tim Cook thực sự bị thử thách."

Apple đã tăng trưởng với sự ra đời của máy nghe nhạc iPod năm 2001, cửa hàng iTunes năm 2003, rồi sau đó là iPhone lần đầu ra mắt năm 2007.

Khi mà cả thế giới dường như ai cũng đã có điện thoại, liệu Apple có cần ra mắt sản phẩm sáng tạo mới để duy trì tăng trưởng?

Ngân sách nghiên cứu của Apple năm ngoái tăng 23%, ở mức 14,2 tỉ đôla.

Công ty mới đây đã tuyển dụng cựu thiết kế gia của Tesla Andrew Kim và người làm thiết bị thực tế ảo Oculus VR Dorian Dargan. Điều này thể hiện tham vọng của Apple trong lĩnh vực vận tải và thực tế ảo.

Dự kiến Apple sẽ sớm ra mắt dịch vụ video cạnh tranh với Netflix.

Trong quý vừa qua, các sản phẩm gần đây của Apple như Apple Watch và AirPod có doanh thu tăng gần 50%.

Tuy vậy, nhiều nhà đầu tư e ngại Apple sẽ không tìm ra sản phẩm nào thành công bằng iPhone.

Chỉ sau vài tháng, giá trị thị trường của Apple đã mất khoảng 400 tỉ đôla. Để so sánh, giá trị thị trường của Facebook hiện khoảng 380 tỉ đôla.

Trong bối cảnh này, tại sao Microsoft có vẻ bỗng dưng thăng tiến?

Microsoft thành lập năm 1975, Apple năm 1976.

Nhờ sản phẩm Windows ra mắt năm 1985, Microsoft đã trở thành công ty lớn hàng đầu vào khoảng giai đoạn 1999-2000 trong khi Apple đứng bên vực khủng hoảng.

Người sáng lập Microsoft Bill Gates lúc đó nói về Steve Jobs, người đứng đầu Apple: "Ông ta biết ông ta không thể thắng đâu."

Bill Gates nói sớm quá. Chưa đầy hai năm sau, Apple sống dậy nhờ iPod, và rồi là iPhone năm 2007.

Đến năm 2010, Apple đã có giá trị cao hơn Microsoft. Năm 2015, Apple có giá 683 tỉ đôla, còn Microsoft chưa đầy một nửa con số đó.

Nhiều người trách cứ Steve Ballmer, người kế vị Bill Gates từ 2000 đến 2014.

Satya Nadella, tổng giám đốc Microsoft từ tháng 2/2014, quyết định bớt quan tâm tới hệ điều hành Windows và các phần mềm nổi danh của công ty, mà tập trung vào phần mềm cho công ty thương mại và vi tính đám mây.

Microsoft bỏ ra 26,2 tỉ đôla mua lại Linkdin, mạng xã hội cho doanh nhân, năm 2016

Ông Nadella nhận ra rằng khu vực khách hàng công ty sẽ muốn mô hình đăng ký dùng phần mềm đám mây.

Microsoft bắt đầu bán phiên bản thương mại của Office 365 (bộ phần mềm gồm cả Word và Excel) theo mô hình đám mây.

Từ đó, Microsoft lại có thể bán cho các công ty các sản phẩm ăn theo như lưu trữ file trên mạng. Điều này giúp Azure, thuộc sở hữu Microsoft, trở thành dịch vụ đám mây lớn thứ nhì thế giới.

Câu chuyện thành công nào cũng phải kèm theo may mắn.
Microsoft không ngoại lệ. Dịch vụ tìm kiếm Bing của họ đủ nhỏ để không bị chính giới săm soi về tính riêng tư như với Google.

Dịch vụ phần cứng của họ - máy tính Surface và máy trò chơi Xbox - cũng đủ nhỏ để không nảy sinh vấn đề khi khách hàng giảm, hay xảy ra chiến tranh thương mại với Trung Quốc.

Thế gian lúc thịnh lúc suy. Liệu Apple có phục hồi, hay Microsoft có duy trì tăng trưởng, sẽ là những bài học đáng giá trong tương lai.

Mâu thuẫn Hoa Kỳ, giữa dân số bên trong và môi trường bên ngoài.







Hội Luận: Vấn Đề VN Tuần Qua, 1/4/2019







Một quốc gia độc đáo, Úc Đại Lợi







Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019

Matebook của Huawei gây quan ngại về mức độ an toàn bảo mật



Một phần lỗi trong máy tính xách tay Matebook của hãng công nghệ Trung Quốc có thể bị sử dụng để chiếm quyền kiểm soát máy, báo Times tường thuật.
Đây là lỗi do các nhà nghiên cứu của Microsoft phát hiện ra.

"Lỗ hổng phức tạp" này có lẽ có từ giai đoạn sản xuất, một chuyên gia nói với BBC News.

Huawei hiện đang bị xem xét ngày càng chặt chẽ trên thế giới quanh việc hãng có quan hệ với chính phủ Trung Quốc chặt chẽ tới mức nào.
Huawei vốn luôn bác bỏ việc có bất kỳ thông đồng nào với Bắc Kinh, đã chỉnh sửa lỗi này sau khi được thông báo trong tháng Giêng.
Giáo sư Alan Woodward, một chuyên gia an ninh máy tính ở Đại học Surrey, Anh Quốc nói với BBC News rằng lỗ hổng này có những dấu hiệu điển hình của "backdoor" (cổng hậu) mà Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) tạo ra nhằm do thám các máy tính cần nhắm tới.

 

Công cụ phạm tội


Công cụ này bị rò rỉ online và đã được nhiều loại hacker sử dụng, trong đó gồm cả những đối tượng được nhà nước bảo trợ và các băng đảng tội phạm.

"Nó được đưa vào trong giai đoạn sản xuất, nhưng không rõ bằng con đường nào mà nó lại xâm nhập được ở giai đoạn đó, và việc nó trông giống với cách khai thác lỗ hổng của NSA thì không mang ý nghĩa gì," Giáo sư Woodward nói.

"Họ có thể là băng đảng tội phạm có tổ chức đang can thiệp ngày một nhiều hơn vào dây chuyền cung ứng, hoặc cũng có thể là có ai đó chơi trò địa chính trị để làm mất uy tín của Huawei."

"Không có bằng chứng nào cho thấy công ty này đã làm bất kỳ điều gì độc hại, cũng không có bằng chứng cho thấy họ bị áp lực từ phía nhà nước."

Tuy nhiên, câu hỏi cần giải đáp theo Giáo sư Woodward là: "Làm thế nào mà quá trình cài đặt phần mềm lại cho phép điều này xảy ra?"

Hồi tuần trước, cộng đồng tình báo Anh nói rằng việc Huawei chỉ có thể cung cấp "bảo đảm hạn chế" đối với các rủi ro an ninh dài hạn liên quan tới việc sử dụng các thiết bị Huawei trong các hệ thống viễn thông Anh.

Giáo sư Woodward nói: "Huawei rất quan trọng cho các mạng 5G, mà các mạng này sẽ rất quan trọng cho nhiều thứ, trong đó có cả các thành phố trong tương lai và xe hơi tự hành."

"Gây gián đoạn cho mạng này sẽ có nghĩa là gây gián đoạn nghiêm trọng cho xã hội, và tôi có thể thấy được lý do vì sao mọi người lo lắng về việc Huawei cung ứng thiết bị cho việc xây dựng các mạng 5G mới."

"Họ đặt trụ sở chính tại một quốc gia có luật lệ mang tính cưỡng bức, và là nước đã nói rõ rằng các công ty phải hợp tác với chính phủ, mà lại phải giữ kín chuyện hợp tác."


Lệnh Hòa (令和) - Tác giả Vũ Đăng Khuê



 

11 giờ 42 sáng ngày 1/4, khi chánh văn phòng thủ tướng Suga phát biểu “Niên hiệu mới của Nhật Bản là “Reiwa” (Lệnh Hòa) thì ngay trong phòng họp tại phủ thủ tướng và trên toàn nước Nhật, trong trường học, chỗ ngắm hoa, phòng tắm công cộng, trên đỉnh núi, trại lính, các nhà ga, tiệm nhậu hoặc khắp hang cùng ngõ hẻm tưởng chừng đã vỡ tung vì những tiếng “Ể ” hay những tiếng vỗ tay vang dội.

Họ “Ể” vì ngạc nhiên, vì “tưởng vậy nhưng không phải vậy”. “Tại sao là Reiwa?” Bao nhiêu nhà văn học nổi tiếng, báo chí thượng thặng và giới khoa học còn dùng cả công nghệ điện toán AI phân tích nhưng đã rủ nhau.... đoán trật lất. Ngay những phút đầu, nhiều người ú ớ, vì không ai hiểu được tại sao lại dùng chữ “Rei” (令) (lệnh, lịnh, linh)?vì chữ này thì có rất nhiều nghĩa là mệnh lệnh, là điều lệ, là từ kính ngữ v.v... còn “Wa” (和) thì có thể hiểu đại khái, là “người Nhật”, “là hòa bình”....

Nhưng họ vỗ tay reo mừng vì đây là dịp xây dựng niềm tin mới. Mẹ cháu, một người chỉ chú tâm vào việc mua gì cho rẻ, tiệm này hôm nay onsale, tiệm kia bớt 30% v.v... hay nghiên cứu làm cho bố cháu bún bò, bún riêu, phở.... bất ngờ từ trên công ty len lén gọi về ngay trong giờ làm việc:
- “Bố, niên hiệu mới là gì?”
- Reiwa hay Lệnh Hòa
- Nghĩa thế nào?
- Làm sao mà biết được, từ từ đi.
Sau gần một ngày dán mắt vào TV, tin tức để theo dõi “chuyển động” này, có rất nhiều giải thích không thể nhớ được, nên chỉ xin rút ra được một kết luận rõ ràng nhất qua lời giải thích của thủ tướng Abe:

"Văn hóa được nuôi dưỡng khi mọi người đối xử với nhau bằng tình cảm đẹp đẽ xuất phát từ trái tim. Đó chính là ý nghĩa của niên hiệu mới".
Ở đây tôi sẽ không bàn chi tiết về xuất xứ niên hiệu, vì không phải.... nghề của mình, lỡ mà trật thì làm sao mà lên mặt với đời được. Quân ta có thể tìm hiểu ở những bài khác đầy rẫy trên chung cư Phay. Chỉ xin nói vắn tắt là: đây là niên hiệu 248 của Nhật được chọn từ văn học cổ điển Nhật:

※Hai chữ REIWA được lấy trong câu thứ 32 của Tác phẩm VẠN DIỆP TẬP (万葉集)

Sơ xuân LỆNH nguyệt, khí thục phong HOÀ,
Mai kính tiền phấn bạt, lan bội hậu hương huân.
初春令月気淑風和
梅鏡前粉披蘭珮後香薫
Tạm dịch: Tiết đầu Xuân làm cho trăng trong, khí thuận.
Hoa mai nẩy mầm vươn chồi, hoa Lan tựa như ngọc sáng kiêu hãnh ngát hương thơm. (*)
Tôi xin nói về một khía cạnh khác: những chuyện xung quanh trước và sau giờ “lịch sử”

Trước giờ lịch sử:
Giữa năm 2016 sau khi thiên hoàng hiện đại ngỏ ý nhường ngôi cho thái tử vì ngài đã quá già không làm trọn được nhiệm vụ thần dân trông đợi với tất cả tâm hồn và trí óc thì Nhật phải chuẩn bị một Ủy Ban để quyết định niên hiệu này. Sau cả ngàn lần trao đổi, thăm dò, một Ủy Ban gồm 9 người thuộc nhiều lãnh vực: báo chí, giáo dục, khoa học... đã đề nghị 6 niên hiệu trong đó có 3 là văn học Nhật và 3 có liên quan đến văn hóa “nước lạ”.
“Banna” (万和)
“(Kanpo” (万保),
“Reiwa” (令和),
“Kosi” (広至),
“Kyuka” (久化),
“Eiko” (英弘)

Đối sách để tránh tin tức bị rò rỉ ra ngoài đã được áp dụng rất nghiêm ngặt

- Các học giả trong hội đồng tuyển chọn và ngay các thành viên nội các không được đem điện thoại vào phòng họp và phải để điện thoại cầm tay của mình trong một phong bì được các nhân viên trong ban “phòng chống” quản lý chặt chẽ.
- Phòng họp được trang bị các máy làm nhiễu sóng để không lọt tiếng ra ngoài.
- Trong giờ họp, nếu có nhu cầu đi.... nhà vệ sinh, sẽ có người hướng dẫn đi đến nơi về đến chốn.
Lý do người được thông báo niên hiệu đầu tiên phải là thiên hoàng và hoàng thái tử. Nếu bị rò rỉ thì theo luật ngày xưa chỉ có nước .... mổ bụng tự sát. Eo ơi ghê quá!


Diễn tiến của ngày chọn niên hiệu:
Từ 8 giờ sáng dinh phủ thủ tướng Abe đã được các nhóm báo chí truyền thông Nhật Bản, thế giới trực sẵn. Xe cộ đưa đón các học giả, hội đồng nội các dập dìu ra vào.

9.32 phút: Ủy ban tuyển chọn vào phòng. Mỗi người có một phong bì đựng một tờ giấy ghi tên 6 niên hiệu.
10.18 phút: Sau gần 45 phút họp bàn, các học giả ra phòng ngoài và ra về sau khi thông báo kết quả cho Chánh văn phòng và chủ tịch thượng viện, hạ viện .... đang chờ sẵn và bàn tiếp. Họp xong thì ông Suga sang báo cáo trực tiếp cho Thủ Tướng Abe. Có 7 phiếu chọn “reiwa” và 2 phiếu chọn niên hiệu khác
10.58 hội đồng nội các họp ngay sau đó để quyết định...chuẩn bị sắc lệnh... ký tên đóng dấu. Cùng lúc đó, có 2 đoàn xe, một đến hoàng cung báo cáo với thiên hoàng để nhận sắc chỉ, và một đến đông cung ngự sở của hoàng thái tử, cả hai “thiên hoàng mới” và “thiên hoàng đương nhiệm” đều rất hài lòng với niên hiệu mới.

- 11 giờ 40, chánh văn phòng Suga yoshihide công bố niên hiệu còn thủ tướng Abe sẽ là người giải thích, khác với lúc công bố niên hiệu “Heisei”, chỉ có chánh văn phòng Obuchi Keizo công bố, còn thủ tướng Takeshita là người ngồi nghe.... và lấy làm “hối hận” vì không phải là người công bố.

Sau giờ lịch sử:
 

Chỉ hai tiếng sau khi công bố niên hiệu thì có một đài TV giới thiệu ngay một nhân vật có họ là高橋(Takahashi) và tên là (令和) đọc là Norikazu (76 tuổi). Ông này là hội trưởng của một phố chợ gồm các cửa hàng buôn bán nằm trong thành phố Kamakura. Ông kể lại: “Thời điểm đó, tôi đang ở ngân hàng, thì con gái tôi báo tin đã có niên hiệu mới, trên đường về nhà, “line” trong điện thoại cầm tay của tôi hiện lên liên tục những hàng chữ chúc mừng từ bạn bè, thân hữu. Tôi ngạc nhiên lắm”. Tiếng lành đồn gần, và tiếng lành cũng... đồn xa tới tai TV, báo chí... họ phỏng vấn liên tục: “xuất xứ tên “reiwa” của ông từ đâu”? Ông trả lời, ông cũng không rõ vì cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Ông cảm thấy vui hẳn lên vì vô tình mình là một người mang cái tên.... lịch sử. Và cứ thế là báo chí truyền thông tiếp tục đi tìm những người có tên “reiwa” nhưng có rất ít người với những cách đọc khác nhau. Xin quân ta nhớ là tên người Nhật dầu cùng là chữ Hán nhưng cách đọc khác nhau tùy theo bố mẹ. Con gái tôi tên là “Minh Tử” (明子) thường đọc là “Akiko”, nhưng lại đọc là “Meiko”. Tôi thì sao cũng được không bao giờ để ý vì tên nào cũng là tên, nhưng có cô em gái, chồng là người Nhật lại bàn vào: nên đọc là “Meiko” vì chữ này có bao nhiêu nét, vận mạng sẽ thay đổi theo cách đọc. Cũng chả mất mát gì lại được tiếng... thương em, nên tôi cứ làm theo như thế. Lại lăng nhăng sang chuyện khác, xin trở lại vấn đề chính.
- Các cô đã sinh con trong ngày này, trong tháng này cũng được thăm hỏi tận tình: “Cô nghĩ thế nào, trong tâm trạng ngày hôm nay”, cô nào cô nấy cũng tươi rói vì tin vào vận hội mới.... của niên hiệu. Cũng có những cô, bà dự định sẽ sanh con trong tháng thì tỏ vẻ hơi tiếc nuối: “Phải chi cháu nó ra ngay ngày 1/5 trở đi thì chắc sẽ tươi sáng hơn”.
- Các cụ già trên trăm tuổi thì được chiếu cố vì cụ đã sống qua 5 đời: Minh Trị, Đại Chính, Chiêu Hòa, Bình Thành và bây giờ là Lệnh Hòa. Cụ nào cụ nấy cũng cười trả lời và nói... không ra hơi: “Hôm nay zui quá là zui”.
“Gogai Reiwa”
- Phố xá đông người qua tràn ngập những tờ Gogai (号外) với hàng chục, hàng ngàn người “tranh nhau” ấn bản đặc biệt này, vì ai cũng muốn có một tờ làm kỷ niệm, có nhũng người kém may mắn không được tờ nào thì xin ké, bằng cách “mượn” người được nhận tờ báo dù nhầu nát để chụp hình. Mà công nhận “quân ta” nhanh thiệt, chỉ 10 phút sau thì “gogai” của những tờ báo lớn như Yomiuri, Asahi, Sankei... đã bắt đầu chạy máy in và 40 phút sau thì từng đoàn xe gắn máy đã mang ra ngoài phân phát. Và đây cũng là lần đầu tiên có “hiện tượng” Gogai phát đầy đường tại những thành phố lớn Okinawa.
- Từng đoàn người xếp hàng để vào hoàng cung ký tên mình vào những cuốn sổ để “sayonara”. để “tsukaresama” thiên hoàng Akihito.

Và cũng từ đó thì cuộc “thương chiến” bắt đầu rền vang khắp nẻo:
 
- 2000 chai CocaCola với niên hiệu mới được phân phát cho ông đi qua bà đi lại.
- Các mẫu bánh kẹo, áo thun, đồ kỷ niệm, các loại thức ăn, đồ uống, cơm hộp bento chỉ trong chốc lát đã biến từ “Heisei” sang “Reiwa” và không còn đồ để bán.
- Các tiệm ăn, tạp hóa... đều có những thay đổi tức thời cho hợp với thời thế, có một tiệm bán bánh kẹo “chịu chơi” bán cùng giá, nhưng service thêm, thêm nữa, quân ta bừng bừng khí thế khuân về nhà không nghi ngại. Có một tiệm bán takoyaki (một loại bánh trộn với bạch tuộc) sẽ đãi bất cứ người nào có tên chữ là “wa” (和) một tiếng đồng hồ ăn thả cửa, nếu có tên 2 chữ “reiwa” (令和) thì 1 tháng ăn.... khỏi trả tiền. Còn có tiệm thịt nướng ngon lành hơn tặng một phần thịt nướng trị giá 5999 yen cho người có tên 和.

- -------

Những chuyện bên lề
- Theo nguyên tắc thì tên người đề nghị niên hiệu mới sẽ được giữ bí mật, nhưng chả hiều thế nào mà “quân ta” đã tìm ra được: người đó là Nakanishi Jun (89 tuổi) một nhà nghiên cứu văn học cổ điển Nhật Bản. Mà cũng chả sao phải không bạn ta?
- Cách tính năm Tây Lịch theo niên hiệu “Reisei” mới, không hiểu vô tình hay cố ý mà dễ hiểu lạ lùng. “Reiwa” phân tích từng âm một: “Re” là “0”, “I” là “1”, “Wa” là “8”. Vậy “Reiwa” là 018. Thêm số 2 trước dãy số 018 là 2018, và cứ cộng thêm 1, 2, 3.... nữa là sẽ ra số năm Tây lịch:
2018+1 = 2019
2018+2 = 2020
và cứ thế...
- Các công sở, hãng xưởng đang cố gắng cật lực cho đến cuối tháng làm sao cho 2 chữ “Heisei” biến thành “Reiwa” trong các giấy tờ.
- Và còn nhiều chuyện nữa, nếu viết ra sẽ dài lắm bạn ta.
Thời đại Heisei với những thiên tai động đất, sóng thần tưởng là nhận chìm nước Nhật, sẽ trôi qua chính thức vào ngày 1/5 và người Nhật sẽ đón mừng “Reiwa” trong niềm tin mới, vận mạng mới.

Tôi thì chả thấy thay đổi gì nhưng hôm 1/4 là ngày tôi cũng vui vì suốt ngày theo dõi TV, qua được một ngày: “tôi nhìn tôi trên vách”.
Còn nhiều điều nữa muốn kể bạn ta nghe, nhưng nghỉ cái đã vì... đêm qua mất ngủ, vì thuốc ngủ đã hết nhưng chưa... mua kịp. Thôi chào bạn ta với.... niềm tin mới.
 
―――――――――――
 
(*) Tham khảo trong FB của bạn Nhan Phương