khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2019

30 Tháng 4 Năm Xưa, Lúc Đó Bác Ở Đâu?







Beethoven Silence







Nhân Danh - On Behalf - 1966 - Phạm Duy







Mỗi Thệ Hệ Một Ước Mơ - Hay Ác Mộng (Phần 4)







Mỗi Thệ Hệ Một Ước Mơ - Hay Ác Mộng (Phần 3)







Mỗi Thệ Hệ Một Ước Mơ - Hay Ác Mộng (Phần 2)







Mỗi Thệ Hệ Một Ước Mơ - Hay Ác Mộng (Phần 1)







Thái Thanh hát Hướng Về Hà Nội, nhạc Hoàng Dương







Học sinh Saigon vui tết Trung Thu 1969







Xuân Lan Kể Về Đêm Diễn Bị Ném Lựu Đạn Cùng Thanh Nga







Hai bạn trẻ chia sẻ sau khi ra tù vì "tội" biểu tình chống dự luật đặc khu







Hội Luận: Đường Cao Tốc Bắc Nam, 8/4/2019







Đoàn Trưng thủ lĩnh cuộc nổi dậy Chày Vôi - Tác giả Võ Quang Yến






Thay nhựa bằng lá chuối để gói: Thay đổi từ hành động nhỏ







Triển lãm "Tìm lại ký ức" về chiến tranh Việt Nam của bên thắng cuộc







Đường đến cổng thiên đường Nam Hàn?







Lý Tống xịt pepper spray vào mặt Đàm vĩnh Hưng tại Santa Clara, CA, ngày 18/7/2010







Ó ĐEN - Hồi Ký Lý Tống (Phần 7)







Ó ĐEN - Hồi Ký Lý Tống (Phần 6)







Ó ĐEN - Hồi Ký Lý Tống (Phần 5)







Ó ĐEN - Hồi Ký Lý Tống (Phần 4)







Ó ĐEN - Hồi Ký Lý Tống (Phần 3)







Ó ĐEN - Hồi Ký Lý Tống (Phần 2)







Ó ĐEN - Hồi Ký Lý Tống (Phần 1)







Đã đến lúc Đảng phải xin lỗi nhân dân - Tác giả Ts Nguyễn Kiều Dung



Tháng Tư lại về. Tháng Tư nhắc nhở người Việt về một ngày buồn của dân tộc. Ngày mà một chế độ yếu kém, phi nhân đòi “giải phóng” một chế độ văn minh, nhân bản hơn. Ngày khiến cho hàng triệu người Việt đau khổ và kéo giật lùi sự phát triển của một nửa quốc gia. Bi kịch thay, chế độ phi nhân ấy vẫn tiếp tục duy trì sự dối trá, chính sách ngu dân, và đàn áp đối lập suốt 44 năm nay để kéo dài sự tồn tại của nó.

Dối trá, ngu dân về Luật pháp: Trong khi hầu hết những vấn đề bức xúc nhất của xã hội Việt nam hiện nay (ví dụ: tham nhũng, không trọng dụng nhân tài, tư bản thân hữu, đầu tư kém hiệu quả, tranh chấp đất đai, thực phẩm độc hại, khoa học công nghệ tụt hậu, ô nhiễm môi trường, giáo dục trì trệ,…) đều có nguyên nhân là yếu kém về luật pháp, cơ chế và chính sách, hệ thống luật pháp của Việt nam chỉ là một “rừng luật” phản khoa học (2). Quốc hội không có thực quyền và không có chuyên môn về pháp lý (3). Đảng cấm đòi hỏi “tam quyền phân lập” để tùy tiện thao túng luật pháp, tùy tiện xét xử các đảng viên phạm tội, và kết án nặng nề những người dân can đảm, dám đấu tranh với bất công xã hội trong những phiên tòa lố bịch (4). Người Việt cũng không được tự do học tập, thảo luận các thành tựu pháp lý hiện đại.

Dối trá, ngu dân về Dân trí: Mặc thường xuyên kêu ca dân trí thấp, suốt nửa thế kỷ nay Đảng không làm gì để nâng cao dân trí chính trị, thậm chí còn sử dụng chủ nghĩa Marx-Lenin để ngu dân. Bởi lẽ tôn sùng chủ nghĩa cũ kỹ này đồng nghĩa với “dìm hàng” các học thuyết triết học, pháp lý, và chính trị hiện đại. Rõ ràng, người Việt không được tự do học tập, thảo luận các học thuyết ấy. Đấy là chưa kể, chủ nghĩa Marx-Lenin mâu thuẫn với kinh tế thị trường, và không hỗ trợ gì mấy cho công cuộc phát triển khoa học & công nghệ ở Việt nam hiện nay (ví dụ cách mạng 4.0, chính phủ điện tử, thành phố thông minh…). Việc dìm hàng này còn dẫn đến tàn phá nghiêm trọng nền khoa học, nền báo chí, nền chính trị, nền văn hóa, đạo đức xã hội, và hủy hoại nhân cách người Việt (5).

Dối trá, ngu dân về Kinh tế: Tán dương những thành tích nghèo nàn trong khi chỉ lướt qua, hoặc lờ đi những yếu kém trầm trọng là đặc thù của truyền thông nhà nước, đặc biệt là trong những dịp như tổng kết năm. (Báo chí quốc tế không thèm mổ xẻ những yếu kém đó, bởi nền kinh tế Việt nam còn quá bé so với thế giới, không đáng để họ quan tâm). Truyền thông nhà nước ca ngợi về thành tích tăng trưởng kinh tế, nhưng kỳ thực tăng trưởng không theo kịp với tăng nợ công (6). Nghiêm trọng hơn, suốt 44 năm nay thu nhập/đầu người và năng suất lao động của Việt nam (những chỉ số quan trọng không kém tăng trưởng kinh tế) vẫn luôn “ổn định” trong nhóm kém nhất ASEAN. Mức thu nhập 4.8 triệu/tháng năm 2018 là mức rất thấp, không đủ sống và không đảm bảo an sinh lúc ốm đau, tuổi già.

Không ai có thể tin rằng trí tuệ người Việt chỉ tương đương với nhóm bét ASEAN. Chắc chắn đó là do năng lực lãnh đạo kém cỏi của Đảng. Thử hình dung nếu là bóng đá, liệu các fan có chấp nhận một ông huấn luyện viên dẫn dắt đội bóng đá quốc gia suốt 44 năm nhưng vẫn loanh quanh ở gần vị trí bét bảng ASEAN?

Dối trá, ngu dân về Khoa học & công nghệ: Tất cả các quốc gia phát triển đều đề cao nghiên cứu & phát triển (R&D), thậm chí còn coi trọng R&D hơn tăng trưởng kinh tế, bởi đó là động lực để đảm bảo phát triển bền vững. Thế nhưng Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt nam: “Công tác nghiên cứu và phát triển vẫn chỉ là hoạt động mang tính thêm thắt trong các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước” (7). Sau 44 năm thống nhất, hệ thống doanh nghiệp dựa trên R&D vẫn hầu như chưa tồn tại. Không phải bây giờ chính phủ mới hô hào Cách mạng Thông nghệ Thông tin (một phần của Cách mạng 4.0) và Chính phủ Điện tử, mà đã kêu gọi tưng bừng từ 20 năm trước, nhưng kết quả không ra gì. Kỹ sư Dương Ngọc Thái, chuyên gia an ninh mạng của Google, từng châm biếm rằng: “Thực ra nói cách mạng 4.0 không sai, bởi vì Việt Nam không có nhân lực, không có dữ liệu, không có hạ tầng tính toán lớn và chính phủ không có chiến lược hay hành động cụ thể nào giải quyết ba cái không vừa rồi” (8).

Dối trá, ngu dân về Chính trị: Truyền thông nhà nước thường xuyên tạc các giá trị dân chủ, nhân quyền phổ quát để che dấu một sự thật là Đảng đã phản bội lại lý tưởng của hàng triệu người Việt đã hi sinh xương máu trong 2 cuộc chiến tranh với khát vọng có được một nền dân chủ và dân quyền như Pháp, Mỹ. Họ đã phá nát nền móng dân chủ của Việt nam Cộng Hòa.

Chưa kể, dối trá và ngu dân để che dấu những vấn đề khác. Chẳng hạn, chính sách đất đai là điểm yếu cốt tử của nền kinh tế; tham nhũng trầm trọng bất chấp nỗ lực đốt lò của Nguyễn Phú Trọng (9); đầu tư kém hiệu quả; hệ thống doanh nghiệp nhà nước trì trệ, thua lỗ; hệ thống ngân hàng yếu ớt, dễ bị tổn thương; kinh tế thị trường thiếu minh bạch, với sự can thiệp thô bạo của mệnh lệnh hành chính; nạn dịch tư bản thân hữu; không trọng dụng được người tài; tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường do chất thải; thực phẩm độc hại khắp nơi; sự bất mãn tràn lan trong xã hội vì tham nhũng và nghi ngờ ảnh hưởng của Trung Quốc. (10)

Những nghi ngờ về việc Trung Quốc thao túng Việt nam là có cơ sở bởi Mô hình Phò Trung Quốc đòi hỏi các lãnh đạo Việt nam phải học hỏi lãnh đạo Bắc Kinh xảo quyệt về kinh nghiệm cai trị nước và đàn áp dân, thậm chí có thể phải đánh đổi lợi ích/chủ quyền quốc gia để có được những kinh nghiệm đó. Một nguy cơ rất lớn khác của Mô hình Phò Trung Quốc là không thể tạo ra liên minh quân sự với phương tây để bảo vệ lãnh thổ. Trong khi Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines được quân đội Mỹ bảo vệ suốt 70 năm nay, Việt Nam không được hỗ trợ, và đã mất nhiều vùng lãnh thổ, biển đảo vào tay Trung Quốc. Mỹ coi cộng sản là mối nguy hại, (không cho phép các đảng viên cộng sản nhập quốc tịch (11)) và chưa bao giờ lập liên minh quân sự với các quốc gia cộng sản độc tài. Việt nam sẽ đơn độc trong cuộc chiến với quân đội Trung Quốc quá hùng mạnh, nếu xảy ra chiến tranh.

Nguyên thủ quốc gia của Việt nam sướng nhất thế giới. Đã từng có hàng loạt chủ trương, chính sách đồ sộ sai lầm, thất bại nhưng không nguyên thủ nào cúi đầu nhận lỗi trước nhân dân và chịu kỷ luật. (Một số ví dụ nổi tiếng: Chủ trương xóa bỏ kinh tế thị trường ở Miền nam giai đoạn 1975-1986, Chủ trương trở thành nước Công nghiệp vào năm 2020 do Đảng đề ra năm 2001 (12), Chương trình Quốc gia về Công nghệ Thông tin 1995-2000 (13), Đề án Chính phủ Điện tử 112/2001 (14), Đề án Boxit (15), nhà máy Đạm Ninh Bình, nhà máy Xơ sợi Đình Vũ, loạt máy sản xuất Ethanol (16), những quả đấm thép Vinashin, Vinalines, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Cao su, Tập đoàn Hóa chất. (17) Các siêu dự án như nhà máy Lọc dầu Dung Quất, tổ hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn, (18) đầu tư vào dầu khí Venezula (19) …) Mỗi vị qua đời đều được quốc tang linh đình, điếu văn kể lể công lao dài dòng, nhưng tuyệt nhiên không nhắc tới những sai lầm, thất bại kinh khủng ấy. Trong khi đó, những người dân can đảm quyết liệt ngăn cản những chủ trương ấy, chẳng hạn thầy giáo Đinh Đăng Định, TS Cù Huy Hà Vũ, thì phải đi tù.

Đã đến lúc phải cương quyết vứt bỏ mô hình này để Đổi mới Chính trị. Những việc cần làm ngay là như sau:

1. Công khai xin lỗi nhân dân và chịu kỷ luật. Các đương/cựu lãnh đạo Đảng và quan chức phải công khai xin lỗi về tất cả những chủ trương, chính sách lớn sai lầm, thất bại mà họ từng phụ trách, và phải chịu kỷ luật. Cần đánh giá lại tội trạng cả những người đã qua đời. Người dân cần thấy rằng, những hứa hẹn của TT Nguyễn Xuân Phúc về tương lai Việt nam năm 2035, 2045 là vô giá trị, bởi với tình hình hiện nay ông ta không sợ trách nhiệm, không sợ bị kỷ luật nếu không thực hiện được những lời hứa đó.

2. Quyết tâm Đổi mới Chính trị. Đảng phải quyết tâm Đổi mới Chính trị như đã Đổi mới Kinh tế cách đây 30 năm. Cần phải đưa đổi mới chính trị vào các văn kiện, nghị quyết của Đảng, và các Kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội hàng năm. Cần trưng cầu rộng rãi ý kiến toàn dân và quyết tâm xây dựng một lộ trình dân chủ nghiêm túc. Lộ trình đó phải được toàn dân phúc quyết, chứ không phải do quốc hội bù nhìn hiện nay quyết định. Phải coi các chỉ số xếp hạng dân chủ, tự do, nhân quyền quốc tế quan trọng không kém các chỉ số về tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động, và chỉ số R&D.

3. Ngăn ngừa/loại bỏ những người cản trở Đổi mới Chính trị. Cần yêu cầu tất cả các ủy viên, ủy viên dự khuyết, ủy viên tiềm năng của Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW) (v.d. các cán bộ cấp chiến lược, các vị trí thứ trưởng trở lên và tương đương, nghĩa là những người có cơ hội được bầu vào BCHTW) hàng năm phải công khai thành tích dân chủ ở cơ sở cùng với kế hoạch giải quyết các vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt nam trong năm tiếp theo. Ngoài ra, họ phải trả lời chất vấn của công chúng về các vấn đề này. Ở các quốc gia phát triển, các nghị sỹ là những người quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia và phải công khai những thành tích và kế hoạch đó. Tuy nhiên, ở Việt nam các ủy viên BCHTW là những người quyết định cho nên họ cần phải làm những điều đó thay vì đại biểu quốc hội. (20)

4. Chấm dứt dùng chủ nghĩa Marx-Lenin để ngu dân. Chương trình triết học, pháp lý và lý luận chính trị trong hệ thống trường học phải được xây dựng tương tự như ở các quốc gia phát triển. Người dân Việt nam phải được tự do học tập, thảo luận, diễn thuyết về mọi tinh hoa pháp lý và chính trị hiện đại. Hàng năm có hàng trăm cuộc thi chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho rất nhiều tầng lớp trong xã hội. Cần phải tổ chức với số lượng tương đương các cuộc thi về pháp lý và chính trị hiện đại. (Hồ Chí Minh là nhà cách mạng chứ không phải là nhà tư tưởng lớn, cho nên không cần đề cao tư tưởng đến mức đấy).

5. Đảm bảo công bằng về các quyền dân sự. Khi chưa có Luật về Hội thì cũng không thể coi các hội đoàn cánh tay nối dài của Đảng như Đội thiếu niên, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Hội phụ nữ, Hội cựu Chiến binh, Hội Nông dân v.v… là các hội đoàn chính thức. Phải đảm bảo công bằng các quyền dân sự giữa các hội đoàn ấy và hội đoàn độc lập. Không thể có chuyện mỗi năm Đoàn Thanh niên được phép tổ chức rất nhiều cuộc tuần hành, chiến dịch, phong trào… với hàng trăm, hàng nghìn người tham gia, trong khi các thanh niên ngoài Đoàn không được phép tổ chức. Đất nước này là của toàn dân chứ không phải của riêng Đảng. Đảng chỉ có 4.5 triệu đảng viên (6 triệu đoàn viên), trong khi dân số Việt nam hiện nay là 95 triệu (45 triệu thanh niên).

(1) Nguyễn Kiều Dung tốt nghiệp Tiến sỹ Kinh tế từ Đại học Bang New York, Albany, Hoa Kỳ. Hiện nay, tác giả sống và làm việc ở Hà nội. Bài viết này sẽ được đăng trên site: http://www.danchuhoagiaikhoandung.blogspot.com

(2) Xem thêm bài: “Nhân vụ GS Chu Hảo: suy nghĩ về việc xây dựng một tầng lớp học giả Pháp lý và Chính trị đẳng cấp, liêm chính, và nhân bản”. http://www.danchuhoagiaikhoandung.blogspot.com

(3) http://www.nyulawglobal.org/globalex/Vietnam1.html

(4) Ví dụ phiên tòa xử nhóm Liên Minh Dân tộc Việt nam: https://www.facebook.com/manhdang001/posts/2607403639276151

(5) Xem thêm bài: “Nhân vụ GS Chu Hảo: suy nghĩ về việc xây dựng một tầng lớp học giả Pháp lý và Chính trị đẳng cấp, liêm chính, và nhân bản”. http://www.danchuhoagiaikhoandung.blogspot.com

(6) https://english.vov.vn/economy/vietnams-gdp-growth-cannot-keep-pace-with-increasing-public-debt-363160.vov

(7)http://www.worldbank.org/content/dam/Worldbank/document/EAP/Vietnam/Vietnam-STI-review-executive-summary-TIENGVIET-FINAL.pdf

(8) https://vnhacker.blogspot.com/2018/08/nhat-ky-co-mo-40.html

(9) https://dantri.com.vn/kinh-doanh/chi-so-cam-nhan-tham-nhung-cpi-2018-viet-nam-tut-hang-20190130103921099.htm

(10) Xem thêm bài: “Nhân vụ GS Chu Hảo: suy nghĩ về việc xây dựng một tầng lớp học giả Pháp lý và Chính trị đẳng cấp, liêm chính, và nhân bản”. http://www.danchuhoagiaikhoandung.blogspot.com

(11) https://www.luatkhoa.org/2015/02/dang-vien-dang-cong-san-co-bi-cam-nhap-tich-my-khong/?fbclid=IwAR1If8mxLjhvHtoPZcv7dZc7w1RqVs6FfD6M1KfFI5pqngYmjNWd-5yGMCk

(12) https://motthegioi.vn/kinh-te-c-67/muc-tieu-tro-thanh-nuoc-cong-nghiep-vao-nam-2020-khong-dat-ket-thuc-mot-mo-uoc-duy-y-chi-29346.html

(13) https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/DE-AN-112-DOI-DIEU-SUY-NGHI-5587/

(14) http://vneconomy.vn/cuoc-song-so/gap-nguoi-canh-bao-som-that-bai-cua-de-an-112-66408.htm

(15) https://trithucvn.net/kinh-te/3-nam-gan-3-700-ty-lo-theo-to-hop-bo-xit-nhom-lam-dong.html
https://nguoidothi.net.vn/chuong-trinh-bauxite-tay-nguyen-canh-bao-muoi-nam-truoc-van-nguyen-gia-tri-13000.html

(16)
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/nhung-sieu-du-an-lam-cham-qua-trinh-phat-trien-cua-dat-nuoc-20160527110202408.htm


(17) https://vietnambiz.vn/can-co-che-giam-sat-dac-biet-de-nhung-qua-dam-thep-manh-len-40108.html

(18)
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/nhung-sieu-du-an-lam-cham-qua-trinh-phat-trien-cua-dat-nuoc-20160527110202408.htm


(19) Nhà báo Hoàng Hải Vân đã chỉ rõ vai trò của Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng trong dự án này trong 2 bài trên facebook "Đánh phủ đầu báo chí: dân chơi vươn ra biển lớn" và "Ngồi xổm trên hiến pháp để tham nhũng"

(20) http://www.nyulawglobal.org/globalex/Vietnam1.html


The Economic Situation in South Vietnam, March 1975 - CIA Intelligence Report





Phỏng Vấn Ls Hà Huy Sơn






NGHỀ TỔ - Tác giả Hàn Sĩ làng Cỗ Nhuế, Tiến Sĩ Vật Lý Hà Nội



Lúc tôi còn nhỏ, mẹ thường đe tôi, “Nếu không học hành tử tế sau này chỉ đi hót cứt thôi con ạ”.Hình ảnh người gánh phân suốt ngày lang thang trong cái thị trấn nghèo quê tôi làm tôi rùng mình. Cái tường lai có mùi khó ngửi này chẳng quyến rủ được ai.

Nhưng mẹ tôi lầm. Thời tôi lớn, đây là cái nghề hái ra tiền. Ít nhất cũng hơn hẵn cái sự kiếm ăn với cái bằng tiến sĩ của tôi. Anh biết đấy, viện Khoa Học của tôi nằm cạnh làng Cổ Nhuế, tôi có đủ cơ sở để khẳng định với anh điều đó. Làng này sống bằng nghề hốt cứt, có đền thờ Thành Hoàng hẳn hòi. Thành Hoàng làng Cổ Nhuế là một vị hốt cứt chính hiệu. Trong đền người ta thờ đôi quang và chiếc đòn gánh cùng hai mảnh xương trâu cầm tay… Người làng Cổ Nhuế đã đời nay qua đời khác, ngày
lại ngày, làm sạch cho Thủ Đô Hà Nội.

Vua Lê Thánh Tông đã từng ban cho làng này câu đối:

Khoác tấm ắo bào, giang tay gánh vác Thiên Hạ
Vung hai thước kiếm, tận thu lòng dạ Thế Gian”

VINH QUANG

Anh đừng so sánh làng Cổ Nhuế với làng Phượng Lưu; cạnh trường Đại Học Hàng Hải của anh ở Hải Phòng. So sánh như thế là hạ nhục làng Cổ Nhuế của tôi đấy. Ngoài cái vinh quang của nghề hốt cứt (lao động là vinh quang), làng Cổ Nhuế còn là quê hương của một Đại Tướng: Đại Tướng Văn Tiến Dũng cùng một tổ tiên vinh quang như các vị đồng hương gồng gánh của ông. Hơn nữa, làng Phương Lưu của anh tuy hốt cứt nhưng chủ yếu sống bằng nghề đạo chích, chứ đâu có được “tôn chỉ mục đích” như dân Cổ Nhuế.

Thanh niên Cổ Nhuế ta thề
Chưa đầy hai sọt, chưa về quê hương

Nhưng dân làng Cổ Nhuế không phải lúc nào cũng được hưởng cái vinh quang của lao động đâu anh ạ. Kề từ những năm hợp tác ồ ạt vào cuối thập niên 50, nghề hốt cứt đã phải chịu nhiều cay đắng. Người ta ngăn cấm những người nông dân đi hốt cứt, coi như họ là những người trốn lao động bỏ việc đồng áng để đi “buôn cứt”. Người làng Cổ Nhuế phải tôn trọng Pháp Luật của đảng, đành ngồi nhà mà tiếc rẽ những bãi … đơn côi không người chăm sóc.

Chỉ mãi tới năm 1986, sau đại hội đổi mới của đảng, đất đai được chia ra đề cho các gia đình nông dân tự canh tác. Nghề trồng rau ở ngoâi thành Hà Nội sống lại, người làng Cổ Nhuế mới lại được phép … đi hót cứt và buôn … cứt. Rau cỏ của xứ ta thơm ngon là nhờ phân Bắc. Các cụ lão nông chi điền dạy thế! Phân hoá học cho dù là sản phẩm của trí tuệ văn minh, chỉ cho những thứ rau xanh tươi nhưng nhạt thếch…

Đổi mới vả cởi trói do mẫu công khai (glasnost) có cái mặt trái của nó. Trước đây, ai muốn đi hót cứt thì hót… Nhưng từ ngày người người đi hót, nhà nhà đi hót thì theo qui luật “người khôn, của hiếm”, dân Cổ Nhuế đã chiến đấu ngoan cường đề dành lấy địa vị đầu ngành … cứt Việt Nam.

Không biết tại Đại Tướng đồng hương ngày ấy có can thiệp vào chuyện này hay không, nhưng theo quy định của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, dân ngoại thành không được phép tự do đi hót cứt và lấy cứt nữa. Trước đây, ngoài những bãi cứt vô tổ chức, vô kỷ luật mà ai cũng có thể hót.

Người đi lấy cứt có thể đến làm vệ sinh cho các nhà xí hai ngăn ở các thành phố để thu về cho mình một số cứt kiếm được. Bây giờ, người nông dân ngoại thành bị bắt buộc phải mua phân tại chợ Cổ Nhuế, một chợ tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây đều không có, được thành lập năm 1989. Giá cả tuỳ chất lượng (nói sau).

HƠN HẲN THƯƠNG NGHIỆP

Dân ngoại thảnh bây giờ trở thành người đi lấy phân thuê cho Cổ Nhuế. Họ được phân chia địa bàn hoạt động, theo lịch sắp xếp mang sản phẩm đến chợ nhưng không phải tự họ bán. Họ chỉ được nhận phần trăm tiền bán mà giá do ban quản lý chợ Cổ Nhuế quyết định. Chống lại ư? Mất việc ngay, hàng ngàn người thay chân kiếm cứt (xã hội hiện tại cứt hơi hiếm lắm, nay phải kiếm, tức là phải đi làm vệ sinh để kiếm cứt ở các hố xí như đã nói trên). Đi kiếm cứt hơn hẳn làm thương nghiệp, đừng nói gì đến nông nghiệp. Một lần tôi hỏi một anh Cổ Nhuế giá cả như thế chắc các anh chóng giàu lắm. Anh đáp “Anh Giai ơi, trông thế thôi, chứ kiếm được hai sọt thì cũng bị ăn mẹ nó hết một sọt rồi còn gì.”
Trong chợ phân, xuất hiện phân giả. Người ta dung đất sét thuồn qua ống nứa, giã nhỏ than chuối trộn lẫn với nghệ bôi bên ngoài và cho tất cả vào phân thật. Đớ là bí quyết. Phân giả gây náo loạn chợ phân khiến thanh niên Cổ Nhuế phải cử ra một bộ phận “kiểm tra chất lượng” trước khi giao hàng. Anh còn nhớ dốc Bưởi chạy về viện Khoa Học không?

Trạm kiểm tra được lập ra tại đó, hoạt động từ mờ sáng đến trưa. Mùi uế khí từ tay các kiểm tra viên thọc thẳng vào sọt phân tìm của giả. Nhờ lành nghề và cương quyết, sau đó vài tuần, những đứa làm phân giả bị cắt giấy phép.

BỐN LOẠI

Tại chợ, cứt được chia làm bốn loại:

Hạng nhất (first class) là phân lấy từ khu Ba Đình… nơi có nhiều quan chức nên cứt được gọi là “nạc: ( tiếng nhà nghề chỉ cục phân chất lượng cao)!

Hạng 2: từ khu Hoàn Kiếm, có nhiều dân buôn bán

Hạng 3: từ khu Hai Bà Trưng, Đống Đa, nơi đa số dân cư là người lao động, xài nhiều rau nên “mờ” (nhiều nước long bòng)

Hạng 4: từ ngoại thành, loại này xanh lẹt vì “nguồn nguyên liệu thuần túy” là rau muống. Bà con nông dân làm gì có thịt mà ăn.

PHÂN NGOẠI

Có lần tại chợ xuất hiện một sọt phân để chữ “Phân ngoại 100 phần trăm”. Dân chúng không hiểu tại sao có bọn dám qua mặt Hải Quan, dám nhập “phân ngoại” về xài. Về sau. chủ nhân sọt phân giải thích: phân lấy về từ bể “phốt” (fosse sceptique) của các sứ quán nước ngoài thì không phải là phân ngoại thì còn là gì?

Đây là những điếu mắt thấy tai nghe, tôi ghi lại để gửi anh để có dịp kể lại cho bà con xa nước nghe chơi… Cho biết quê hương ta dưới chế độ hiện tại có những thứ mà người ta hoàn toàn không có. Tôi bảo đảm đây là sự thực “chăm phần chăm”


Lily Doiron hát Ngậm Ngùi, nhạc Phạm Duy phổ thơ Huy Cận







Người ơi! người ở đừng về .Đại sứ quán Canada hát quan họ Bắc Ninh chia tay Việt Nam.







Phạm Duy hát Bi Hài Kịch, nhạc Phạm Duy phổ thơ Thái Luân







NỬA HỒN XUÂN LỘC - Tác giả Nguyễn Phúc Sông Hương, bút danh Thái Luân, tác giả bài thơ Bi Hài Kịch được nhạc sĩ phổ nhạc trong bài hát cùng tựa đề




Nếu được như bố già thượng sĩ
Nghe tin lui quân chỉ nhìn trời
Vỗ về nón sắt, cười khinh bạc
Chắc hẳn lòng ta cũng thảnh thơi.


Còn ta nhận lệnh rời Xuân Lộc
Lại muốn tìm em nói ít lời
Nhưng sợ áo mình đầy khói súng
Cay nồng mắt người gục trên vai.


Vì chắc ôm nhau em sẽ khóc,
Khóc theo vợ lính cả trăm người!
Em biết dù tim ta sắt đá
Cũng vỡ theo ngàn giọt lệ rơi.


Mây xa dù quen đời chia biệt
Ngoảnh mặt ra đi cũng ngậm ngùi
Rút quân, bỏ lại hồn ta đó
Bảo Chánh, Gia Rai lửa ngút trời!


Bí mật lui quân mà đành phụ
Mối tình Long Khánh tội người ơi.
Mất thêm Xuân Lộc tay càng ngắn
Núm ruột miền Trung hun hút rồi.


Sáng mai thức dậy, em buồn lắm
Sẽ khóc trách ta nỡ phụ người.
Lòng ta như trái sầu riêng rụng
Trong vườn em đó vỡ làm đôi!


Đêm nay Xuân Lộc vầng trăng khuyết
Như một vành tang bịt đất trời!
Chân theo quân rút, hồn ta ở
Sông nước La Ngà pha máu sôi.


Thương chiếc cầu tre chờ thác lũ
Cuốn qua Xuân Lộc khóc cùng người
Ta đi, áo nhuộm màu đất đỏ
Cao su vướng tóc mãi thơm mùi.


Tiếc quá nắng vàng phơi áo trận,
Vườn nhà em chuối chín vàng tươi
Ta nhớ người bên đàn thỏ trắng
Cho bầy gà nắm lúa đang phơi.


Chôm chôm hai gốc đong đưa võng
Ru nắng mùa xuân đẹp nụ cười...
Nếu được đưa quân lên Định Quán
Cuối cùng một trận cũng là vui.


Núi Chứa Chan kia sừng sững đứng
Sư đoàn 18 sao quân lui?
Thân ta là ngựa sao không hí
Cho nỗi đau lan rộng đất trời.


Hồn ta là kiếm sao không chém
Rạp ngã rừng xanh, bạt núi đồi
Hỡi ơi! chân bước qua Bình Giã
Cẩm Mỹ nhà ai khói, ngậm ngùi!


Lửa cháy, cả lòng ta lửa cháy
Xóm làng Gia Kiệm nhớ khôn nguôi
Đêm nay Xuân Lộc, đoàn quân rút
Đành biệt nhau, xin tạ lỗi người.


Chao ơi tiếng tắc kè thê thiết
Kêu giữa đêm dài sợ lẻ loi
Chân bước, nửa hồn chinh chiến giục
 Nửa hồn Xuân Lộc gọi quay lui.


Ta biết dưới hầm em đang khóc
Thét gầm pháo địch dập không thôi
 Em ơi Xuân Lộc, em Xuân Lộc
 Xích sắt nghiến qua những xác người.


Buổi chiều nhận lệnh rời Xuân Lộc
Ta muốn tìm em nói ít lời
Nhưng sợ em buồn, không nói được
 Nên đành lặng lẽ mà đi thôi!


Ngại phút rời xa em sẽ khóc,
Bao người vợ lính sẽ buồn theo
Yếu đuối tim ta người chiến sĩ
Loạn rừng, tội nghiệp tiếng chim kêu.


Rút quân bỏ lại đời ta đó
Bảo Chánh, Gia Rai lửa ngút trời
Lửa ngút, trái tim ta lửa ngút
 Trái tim người lính mới yêu người.


Cao nguyên bài học đầy cay đắng
Lớp lớp người rơi, lớp lớp rơi ...
Ta chẳng muốn làm người bại trận
 Thành người tình phụ đó em ơi.


Ta đi áo nhuộm màu đất đỏ
Cao su vướng tóc mãi thơm mùi,
Tội nghiệp nắng vàng chờ áo trận
 Khi tàn chinh chiến sẽ đem phơi.


Em hỡi, em thương đàn thỏ trắng
Bầy gà mất mẹ sống mồ côi
Em hỡi em thương người lính trận
 Người lính đêm nay phụ bạc rồi.


Bao năm ta trọn tình đất đỏ,
Một phút này thôi thẹn với đời
Sốt rét đêm run, ngày không ngã
 Bao lần máu đổ dửng dưng cười.


Một phút này thôi, hừ lại ngã
Bỏ thành, bỏ đất nhục nào vơi.
Sáng mai chân bước qua Bình Giã
Cẩm Mỹ nhìn lui luống ngậm ngùi!


Lửa cháy, cả lòng ta lửa cháy,
Một trời Gia Kiệm nhớ khôn nguôi
Muôn năm em hỡi trời Xuân Lộc
 Giữ nửa hồn ta mãi với người.


Giữ nửa hồn ta bên chiếc võng
Dưới giàn thiên lý bóng trăng soi .
Ðêm nay quân rút sầu riêng rụng
 Trong vườn em và trong tim tôi!


Tôi sợ một ngày mai bại trận
Ðể em côi cút lại trên đời
Xuân Lộc, trời ơi Xuân Lộc cháy
 Ai gọi tôi về trời Gia Rai!


Xuân cười trên căn gác nhà Nguyễn Đình Toàn, kỳ 2 - Tác giả Trịnh Thanh Thủy







Đốm lửa loé lên khi Nguyễn Đình Toàn đốt thuốc hút. Khói thuốc bắt đầu lan toả, phủ lãng đãng lên vầng trán rộng thông minh của tác giả bài hát "Hãy thắp cho nhau một ngọn đèn".

Đốm lửa lẻ loi ấy gợi tôi nhớ đốm lửa trong ước nguyện thắp đèn và thả hạt hoa của ông cho đất nước VN.

Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Dù mịt mùng xa xăm,
Một ngọn đèn trong đêm mờ ám.
Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Dù chẳng còn hơi ấm,
Cho lạnh lùng thấm qua lòng anh.

Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Một ngọn đèn trăm năm,
Rồi thả đèn trôi trên dòng sông.

Như tháng giêng trong đêm nguyệt rằm
Người thả đèn trên sóng,
Cầu nguyện cho những ai trầm luân.

Đêm quê hương
Đêm treo trên một cành ngang,
Chôn nhau xong làm dấu nhớ chỗ ai nằm.

Cơn mưa giông
Đêm qua đông trời lạnh lắm,
Gió khắp bốn bể cây rừng.
Núi run hình bóng
Mai rạng đông
Đến lượt ai đem chôn?
………
(Hãy thắp cho nhau một ngọn đèn)

Đốm lửa, ngọn đèn trong đêm đen, ông đã ước ao ấy, là những đốm lửa chẳng còn hơi ấm đầy những buốt lạnh mà ông từng trải nghiệm trong tù. Đêm quê hương mù tối, đêm mưa giông có những người bị đánh đập tra tấn lặng lẽ về với đất, được anh em chôn xong phải làm dấu để sau này còn biết mà chỉ chỗ cho người nhà. Tôi đem thắc mắc về những từ ngữ động, rất gợi hình mà ông dùng trong thơ như "Đêm quê hương, đêm treo trên một cành ngang", hỏi ông. "Tại sao đêm lại treo trên cành ngang hở chú, mà nó không treo trên cái gì khác?" Ông giải thích bằng cách giang rộng hai tay ra thành hình một cái thánh giá. Tôi chợt tỉnh, vỡ oà cho sự u tối của mình.


Có hình ảnh nào đau đớn hơn quê hương tăm tối bị treo lên, bị hành hình và đóng đinh trên thập tự giá. Tội quá quê hương tôi. Thâm thuý và sâu sắc biết bao chữ nghĩa ông dùng. Quê hương là con người, là hình ảnh 90 triệu người sống trong màu máu đỏ, trong đêm thập tự giá. Điều hiển nhiên là những người tù của chế độ phải chịu đau đớn, oan khiên trong trại cải tạo. Nơi con người bị nhốt trong những ô như chiếc lồng chim bị bịt kín, chỉ có một cái lỗ để thở. Tôi hát nho nhỏ bài hát "Chiều trong tù" của ông. Tôi bảo "Cháu thích lối diễn tả bầu trời của chú trong bài này, cháu chưa thấy ai tả bầu trời như tấm khăn cả".

Chiều trong tù anh nhớ em
Ôi đất trời dường như tấm khăn
Bưng kín đời người trong tối tăm
Phương hướng nào nhìn ra mắt em

 
Hàng song sầu che mắt sâu
Những bóng người ngẩn ngơ ngó nhau
Tay xanh nào thầm ra dấu đau
Thay cho lời chào thăm mỗi chiều 

(Chiều trong tù)

Đôi mắt ông bỗng tối lại. Ông kể, "Người tù bị nhốt trong một ô, chỉ hơn 1 thước vuông. Họ khoét 1 cái lỗ gọi là cửa gió để thở. Người bên trong nhìn ra ngoài chỉ có 1 cái lỗ, rõ ràng như 1 cái khăn đắp trên mặt người. Mỗi buổi chiều ra vẫy nhau bằng tay, những bàn tay giơ lên rất xanh xao vì ở tù lâu quá không ra ánh mặt trời." Ông rùng mình, "Ở đó sợ lắm, nhất là những ngày Tết. Nhà tù gần trường học, nghe tiếng trẻ con vui đùa (tôi cũng nghe tiếng reo hò của trẻ em trường học bên dưới vọng lên). Chú rất nhớ các con mình vì lúc ấy chúng còn học tiểu học, thành ra sợ lắm. Thời gian đó rất là u ám."
…………
Tay quơ ngang vết hằn năm tháng
Trong đau thương tóc người cũng khô
 

Trên hoang vu những vồng mây trắng
Ta nghe ra trăm niềm xót xa
Vai em thơm như mùa thu nắng
Phai bao nhiêu máu hồng tình xa 

(Chiều trong tù)

Nghe nhạc của ông, tôi thấy lòng chùng xuống, xúc động và đau nỗi đau vô vàn của người tù. Không có gì vô tội hơn những người sống, lớn lên và được nuôi dạy phải yêu 1 ý thức hệ, bất chợt bị luận tội vì đất nước bị đổi sang một ý thức hệ khác. Không gì oan khuất hơn nỗi oan đi tù vì sự thay đổi chế độ, rồi những người của chế độ này bị đày giam thân trong lao tù của chế độ kia. Người tù bị khoá lại trong những hàng "khoá câm" không những khoá tay chân tứ chi, tước đoạt tự do con người mà còn khoá miệng con người thành ra câm nín. Giữa cơn đau ấy đoá hoa thơm của người thương bỗng nở ra với " Vai em thơm như mùa thu nắng" đã làm dịu đi nỗi khổ, làm phai đi những tia máu lửa đốt cháy con người.

Tôi nhận xét, "Cháu thấy chú rất tinh tế trong lãnh vực chữ nghĩa, ngay đến khứu giác, vì đọc chú, cháu thấy mùi vị ở khắp nơi. Trong văn chương, thi ca, âm nhạc, mùi xuất hiện và được trộn lẫn, nào là hương hoa, cây cỏ, mùi thực phẩm quyện vào nhau như 1 bức tranh sống, 3 chiều. (Óc tôi chợt nẩy ra một liên tưởng khôi hài-ông tương tợ nhân vật Hồng Thất Công của Kim Dung có khứu giác rất nhạy mùi, nhất là khi ngửi thấy mùi thức ăn ngon, ngón tay cái ông ta giật giật)." Ông gật gù, "Nói chung, trong văn chương VN mình khứu giác bị bỏ quên, khi viết tất cả các giác quan đều nên có. bỏ qua cái gì mình mất cái đó. ngay cả lúc trong tù nơi đau thương như vậy mà chú còn có câu "Người nhớ người, hơi nhớ hơi" trong bài "Chiều trong tù".

Tôi cho ông biết trên mạng họ để lời bài hát của ông rất nhiều nhưng để sai lời cũng lắm. Tôi hỏi ông vài chữ trong bài "Chiều trong tù" mà tôi nghĩ ca sĩ đã hát sai như "Trong đau thương tóc người cứng khô". Tôi hỏi "cũng khô, phải không chú?". Ông bảo " Đúng là ca sĩ hát sai, "cũng khô" mới đúng. Trong tù suốt 365 ngày 1 năm, lúc nào trong đầu cũng như có lửa, muốn phụt khói ra khỏi đầu. Không có tóc nào chịu nổi nên cái tóc nó cũng khô rốc đi. Còn chữ "Vầng mây trắng" không đúng. "Vồng mây trắng" mới đúng. "Vồng mây" là loại mây nhẹ hơn, mây không tạo thành "vầng". Họ viết "Ta nghe ra trong niềm xót xa", "Ta nghe ra trăm niềm xót xa" mới đúng."

Ông cắt nghĩa thêm câu "Tay quơ ngang vết hằn năm tháng" bằng cách, ông giơ tay lên quơ ngang vầng trán, và vầng trán ông hiện ra với những nết nhăn ngày tháng đã ghi dấu trên tuổi tác người. Còn câu cuối, "Cho đêm mù, một cơn đau dài" bị ghi sai là "Cho đêm buồn, một cơn đau dài". Chú dùng chữ mù mạnh hơn chữ mờ vì nếu "đêm mờ" nghe nó yếu, không đủ mạnh."

Tôi nói "Hình như vấn đề là họ không có bản nhạc gốc để đối chiếu và khi nghe ca sĩ hát không rõ lời họ chép lại một cách cẩu thả, nhiều khi không hiểu nghĩa, đặt đại lời vào để điền chỗ thiếu đó chú. Kể cả ca sĩ nữa, nhiều khi họ hát mà không hiểu trọn ý nghĩa của ca từ nên phăng đại". Tôi thêm "Chú có cho xuất bản hay nhờ các trung tâm phát hành phổ biến sách hay đĩa nhạc của chú không? Cháu có tìm trên mạng mà không ra những bài hát có khung nhạc của chú mà cháu thích". Ông lắc đầu "Không, vì chú không thích, các trung tâm sản xuất nhạc có đến xin bài hoài mà chú không cho. Chú biết nhạc của chú không phải ai cũng hát được và 1 điều nữa là lúc hát nhạc của chú, họ phải hát theo ý chú mà có ca vũ bừa bãi vào thì không được.".

Tôi hiểu ra ông rất cẩn trọng trong việc đưa ca sĩ hát nhạc của mình. Ông bảo, hát nhạc buồn,  phải hội đủ 2 yếu tố. Phải hát ra cả cái buồn và cái đau mới đủ. Hát ra cái buồn của bản nhạc thì dễ, nhưng hát ra cái đau mới khó. Ông cân nhắc từng ca từ, từng lời thơ, khi sáng tác. Ông nâng niu, trân quý những đứa con tinh thần của mình và đắn đó khi lựa người hát, có lẽ vì sợ ca sĩ làm hỏng, khiến chúng thành dị dạng. Ông kể khi làm thơ, viết văn hay viết ca từ, ông tránh dùng các từ Hán Việt, ngoại trừ không dùng được nữa mới phải đành chứ ông không muốn dùng chúng. Ông tránh ước lệ, sáo ngữ, và tránh lập lại những gì người ta đã dùng quá nhiều như chiếc diêm quẹt đã bị quẹt nhiều quá rồi, không quẹt được nữa.

Tỷ như trong bài "Dạ Khúc", thay vì nhắc đến nụ hôn thì ông nói khác đi "Son trên môi còn in dấu người". Hoặc như "Trăng soi, trăng có ngày nghỉ ngơi" có nghĩa là "Không phải trăng ngày nào cũng có, mình xem như nó đi ngủ, đi nghỉ vậy." Còn câu "Tay em che ngang cành non đã gầy". Đây là một hình ảnh rất thật. "Sau năm 75, có những ngày chú đạp xe từ xa lộ đi vào đường Hàng Xanh lên chợ Bà Chiểu qua 1 cái nhà chắc chủ bỏ đi để lại cho con cháu gì đó. Căn nhà trông rất tàn tạ. Trước nhà có 1 cái cây lá non mới mọc ra. Một cô bé bước ra đứng dưới gốc cây nhìn ra ngoài và lấy tay che mắt, cành non đã gầy mà cánh tay cô bé cũng gầy."
Tôi hỏi ông về chữ "nắng giòn" nghe rất hay trong bài "Căn nhà xưa". Tại sao lại nằm mà nghe được "nắng giòn" hở chú?

Em có nhớ căn nhà xưa bên khu vườn cải
Nơi những sớm mai nằm nghe
nắng giòn trên mái
 
Ông trả lời, "Ở Vn, có những mái nhà bằng tôn, khi chịu sức nóng quá sức nó dãn nở và phát ra tiếng kêu "bụp, bụp" nghe như tiếng đạn nổ giòn vậy. Nên "nằm nghe … nắng giòn trên mái" là thế. Nghe ông tả, tôi bỗng nhớ Sài Gòn vô cùng. Chỉ có những người từng sống trong những căn nhà có mái tôn mới biết và nghe được tiếng "nắng giòn trên mái" hay tiếng "mưa giòn" cũng vậy (trong lúc mưa bắt đầu trổ hạt kêu lụp bụp trên mái tôn) trong nhạc NĐT.
 
Ông chia sẻ với tôi tập nhạc trên trăm bài hát của ông mà ông chưa từng phổ biến hay cho in, ngoài những bài hát trong 2 đĩa CD của Khánh Ly phát hành. Tôi lật qua nhiều bài và say sưa đọc những ca từ chính là các lời thơ. Những bài có tựa như "Ánh dương mới, Bài thơ trên tay áo, Bướm xanh, Chênh Vênh hình bóng, Còn tiếng hát gởi người(soạn chung với Trần Quang Lộc), Cổ Tích ..v..v.. . Tôi ngạc nhiên với bài "Chầu Văn" rất lạ. Tôi lẩm nhẩm, "Thuyền ai thấp thoáng bên giang, thuyền Cô Mẫu thoải chèo sang đầu ghềnh, khoan hỡi hò khoan, khoan này hò khoan, khoan hỡi hò khoan…" Tôi thốt " Thật là thi vị, chú không cho phổ biến và không đưa ai hát, thật là uổng phí..".

Tôi dừng lại ở bài "Đắng Đót". "Cháu rất thích bài này. Hình như chưa ai biết về con chim "Đắng Đót" này chú ơi". Nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh có nhắc "Tôi cũng chưa hình dung ra được con chim này như thế nào nhưng biết chữ "đắng đót" từ câu thơ:" Đắng đót ghê thay mùi tục lụy/bực mình theo Cuội tếch cung mây" và theo Việt Nam Tự Diển của Lưu văn Đức và Lê Ngọc Trụ thì "đắng đót" có nghĩa là đau đớn khổ sở". Cháu thấy trên mạng họ viết sai là  "Trên núi cao kia, tôi nghe tiếng con chim đang đói kêu sương.."

Ông chán nản lắc đầu, "Họ ghi như thế là sai, một khi ghi sai là sai hết." Ông giải thích "Đắng Đót" là tên của 1 con chim ở Tuy Hoà. Khi chiều tối đến có 2 con chim bay đến, mỗi con đứng một phía (Ông để hai ngón tay trỏ ở hai khoảng cách xa nhau) . Một con chim kêu "Đắng", một con kêu "Đót", rồi chúng chạy về phía của nhau (Ông di chuyển hai ngón tay lại gần nhau) . Chúng cứ lần mò, lần mò lại gần nhau nên họ hợp lại gọi là "Chim Đắng Đót". Tôi trố mắt bảo, "thú vị quá, chuyện giống như thần thoại". Ông xác nhận, chuyện có thật, người ta truyền miệng kể với nhau lâu dần thành huyền thoại. Vì thế chú viết:

Trên núi cao kia
Tôi nghe tiếng con chim đắng đót kêu sương
Chim nhớ ai mà lời chim đau thương?
 

Trong thơ ca và ca từ Nguyễn Đình Toàn, nỗi nhớ lúc nào cũng được tô đậm như chim nhớ bạn, nhớ bầy, như người nhớ hương, nhớ hơi. Trong một bài thơ hay nhạc của ông, người ta tìm ra được ít nhất là vài câu nổi trội trong lối dùng từ khác lạ, sáng hẳn lên với sáng tạo mà ông gọi là "nói một cách khác". Chữ nghĩa được ông dùng giản đơn, cô đọng nhưng sâu xa, sống động và gợi hình, gợi bóng.

Tôi ra về, nắng xuân đã lên cao, lan toả khung cửa sổ nhà ông. Có lẽ rồi ông lại đến ngồi trên chiếc ghế cũ, lặng nhìn xuống khung cửa bên kia là trường học mỗi ngày. Có lẽ tiếng trẻ con cười đùa trong giờ ra chơi sẽ rúc rích theo ông từ thuở thơ ấu, đến khi lớn lên, vào đời, và suốt cuộc hành trình còn lại. Chúng làm cảm hứng cho ông viết văn thơ, âm nhạc,  an ủi gợi nhớ đến các con ông buổi trong tù và vẫn theo ông ngày ngày bên khung cửa căn lầu chung cư nhà trọ. Có lẽ sẽ như cố hoạ sĩ Đinh Cường viết.
…………
tôi ngồi trong quán cà phê Starbucks
nhìn qua bên kia sân trường học
mùa hè vắng bóng học sinh
nhớ Nguyễn Đình Toàn ở Westminster – Cali
hình như ngày nào anh cũng ngồi nhìn qua
khung cửa sổ bên kia là sân trường học

……….
Nguyễn Đình Toàn đôi mắt sâu nhìn xa vắng
như còn nuôi mãi những giấc mơ
.

(Thơ Đinh Cường-2013)


Tâm sự cuối đời về tượng Thương Tiếc của điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu - Tác giả Nguyễn Tuấn Khoa






Có tránh được robocall? - Tác giả Hà Dương Cự



Những người ở Hoa Kỳ chắc không ai là không bị những cuộc gọi điện thoại để quảng cáo, xin tiền, xin phiếu hay lừa đảo. Những cuộc gọi điện thoại đó được gọi chung là robocall.

Đây là một tiếng Mỹ mới được đặt ra để chỉ những cuộc gọi điện thoại tự động bằng máy tính như là một rô bô (robot) gọi, cho nên mới có từ robocall. Mặc dù rất khó chịu nhưng bạn có thể làm gì để tránh robocall không?

Theo thống kê thu thập được của YouMail thì trong Tháng Ba, 2019, có 5.2 tỷ robocall trên đất Mỹ. Tính trung bình mỗi người (kể cả trẻ em) nhận được 15 cuộc điện thoại robocall. Năm thành phố nhận nhiều robocall nhất là Atlanta, Dallas, New York, Los Angeles và Houston.

Nếu phân chia theo loại gọi thì lừa đảo chiếm 47.4%, quảng cáo 15.4%, nhắc nhở và báo động 20%, và nhắc trả tiền 17.2%. Con số này càng ngày càng gia tăng vì chưa có biện pháp hữu hiệu nào ngăn cản được robocall và kẻ gian né tránh được luật pháp khá dễ dàng.

Tại sao khó ngăn chặn được robocall 

Hồi xưa, khi người nào đó gọi bạn thì số điện thoại thật của người đó sẽ hiện ra. Nếu muốn, bạn có thể phong tỏa số đó. Nếu bị kẻ nào phá quấy hay lừa đảo bạn có thể báo cho công ty điện thoại hay Ủy Ban Truyền Thông Liên Bang (Federal Communications Commission, viết tắt là FCC). Kể từ năm 2003 FCC đã đưa nhiều kẻ gian dùng robocall ra tòa và đã phạt trên $1.5 tỷ. Nhưng vấn nạn robocall càng ngày càng tệ chứ không bớt chút nào. Tại sao như vậy?

Bây giờ nhờ kỹ thuật mới Voice over IP (gọi điện thoại qua Internet) ai cũng có thể giấu số thật của mình và thay vào đó bằng một số khác. Như vậy người nhận không biết là ai gọi tới. Một cách đánh lừa thông dụng của kẻ gian là lấy số giả trong cùng vùng với người nhận. Thí dụ số của bạn là 714-123-4567 thì kẻ gian có thể giả số gọi tới là 714-123-5678. Làm như vậy bạn sẽ tưởng là người quen gọi. Số giả tạo này có thể thay đổi liền liền nên không thể ngăn chặn được và rất khó truy ra được số thật.

Vấn đề rắc rối thêm vì không phải robocall nào cũng trái luật. Chính phủ Hoa Kỳ không những muốn bảo vệ người tiêu dùng nhưng cũng muốn bảo vệ công việc của những nhà thương mại, bảo vệ sự tự do tranh cử và khuyến khích việc làm từ thiện. Nên robocall từ những chính trị gia hay đảng chính trị gọi để xin ủng hộ khi ra tranh cử là hợp pháp, robocall từ những hội từ thiện gọi xin tiền là hợp pháp, và robocall của các công ty gọi để nhắc nhở trả tiền cũng là hợp pháp.

Có một số cơ quan hay cá nhân được quyền dùng số giả một cách hợp pháp. Cảnh sát có quyền dùng số giả trong những cuộc điều tra. Cơ quan bảo vệ và che chở cho người phụ nữ bị sách nhiễu có quyền dùng số giả để bảo mật cho người phụ nữ.

Những biện pháp chống robocall 

Hiện nay có nhiều biện pháp chống robocall, nhưng theo kinh nghiệm bản thân của tôi thì chưa có biện pháp nào hoàn thiện cả.

Việc đầu tiên bạn nên làm là vào mạng donotcall.gov để ghi tên vào danh sách Do Not Call (không được gọi). Danh sách này được Ủy Ban Thương Mại Liên Bang (Federal Trade Commission) Hoa Kỳ điều hành. Theo luật lệ của Hoa Kỳ một khi bạn ghi số điện thoại của bạn vào danh sách Do Not Call thì những người quảng cáo từ xa (telemarketer) không được quyền gọi số điện thoại của bạn. Tuy nhiên việc ghi tên vào danh sách Do Not Call chỉ ngăn ngừa được những người làm ăn lương thiện còn kẻ gian thì dĩ nhiên là không theo luật lệ do đó chúng bất kể danh sách Do Not Call và vẫn gọi như thường.

Có rất ít dịch vụ gạn lọc robocall cho đường dây điện thoại cố định. Nomorobo là một dịch vụ miễn phí mà bạn có thể dùng. Bạn vào mạng của Nomorobo và đăng ký với họ thì họ sẽ kiểm tra số gọi tới để loại bỏ robocall trước khi chuyển cuộc gọi tới cho bạn. Tôi đã đăng ký với Nomorobo nhưng vẫn nhận nhiều robocall, có lẽ chỉ bớt đi. Vấn đề nan giải là kẻ gian dùng số giả và đổi liên tục nên họ không thể ngăn chặn hết được.

Có nhiều dịch vụ gạn lọc robocall như là Nomorobo, RoboKiller, Truecaller và YouMail cho điện thoại di động. Bạn cũng có thể dùng các dịch vụ miễn phí của công ty điện thoại để ngăn ngừa robocall. AT&T thì có dịch vụ AT&T Call Protect, Verizon có Verizon Call Filter,  và T-Mobile có Scam ID and Scam Block Service. Những dịch vụ này loại sơ đẳng thì miễn phí, nếu bạn muốn tốt hơn thì phải trả thêm 3, 4 đô la mỗi tháng.

Mẹo để giảm bớt robocall và tránh bị lừa 

Không trả lời điện thoại từ những số lạ. Robocall tự động gọi rất nhiều số bất kể số đó còn trống hay đã ngưng hoạt động. Nếu bạn trả lời robocall thì kẻ gian biết số điện thoại này là thật, chúng sẽ làm giấu số của bạn và bạn sẽ nhận nhiều robocall hơn. Tuy nhiên không trả lời điện thoại số lạ nhiều khi cũng có vấn đề vì có thể bị nhỡ một cuộc gọi quan trọng.
Nếu bạn trả lời điện thoại và người hay máy ở đầu dây bên kia yêu cầu bạn bấm vào một nút nào đó để ngưng không nhận những cuộc gọi từ số đó nữa thì bạn không nên nhấn nút nào hết mà chỉ nên cúp máy. Đây là một thủ thuật nhỏ của kẻ gian để tìm nạn nhân mới. Vì người nào dễ nghe lời thì cũng sẽ dễ bị dụ.

Cũng không trả lời bất cứ một câu hỏi. Đặc biệt những câu hỏi cần trả lời “yes.” Vì có thể kẻ gian thâu lại tiếng nói “yes” của bạn và ghép nó vào những câu hỏi khác, coi như bạn đã chấp thuận cho họ làm việc gì đó.

Không bao giờ cho biết những thông tin cá nhân như số an ninh xã hội hay mật khẩu cho những người lạ.

Nếu một người lạ tự xưng là nhân viên của một cơ quan chính phủ hay một công ty tư đòi hỏi bạn cho biết tin tức cá nhân hay đòi tiền thì nên cúp máy ngay. Sau đó, bạn có thể tìm số điện thoại của công ty hay cơ quan đó trên Internet rồi gọi lại.

Sở Thuế IRS bao giờ cũng gửi thư tới bạn trước vài lần rồi mới gọi. Nhưng họ không bao giờ đòi bạn phải trả tiền liền bằng prepaid debit card hay gift card. Cho nên kẻ nào tự xưng là nhân viên của IRS thì bạn nên cúp máy ngay.

Những biện pháp chống robocall trong tương lai 

Những cơ quan bảo vệ người tiêu dùng như Consumer Reports đang làm áp lực với FCC và những công ty điện thoại để có những biện pháp cụ thể và hữu hiệu chống lại robocall. Vào Tháng Giêng, 2019, Hạ Viện Hoa Kỳ vừa đưa ra một dự luật gọi là Telephone Robocall Abuse Criminal Enforcement and Deterrence (vấn đề lạm dụng, phạm pháp, ép buộc và ngăn trở điện thoại robocall). Nếu trở thành luật thì FCC sẽ dễ dàng hành động chống robocall và có thể phạt nặng kẻ phạm luật.

Cũng có nhiều ý kiến mới để chống robocall. Một ý kiến hay là chứng thực số điện thoại người gọi. Nếu biết được đúng nguồn gốc cuộc gọi điện thoại thì các công ty điện thoại có thể phong tỏa các cuộc điện thoại phạm luật và người tiêu dùng cũng biết được chính xác là ai đang gọi mình.

Một số các tổ chức về truyền thông đang phát triển một hệ thống gọi là STIR/SHAKEN (Secure Telephony Identity Revisited/Signature-based Handling of Asserted Information using toKENs) để phát triển ý kiến chứng thực số điện thoại người gọi. Khi nào hệ thống này được hoàn chỉnh và các công ty điện thoại bắt đầu áp dụng thì công chúng mới tránh được robocall.



Thông Cáo Của Ủy Ban Giải Thưởng Tinh Thần Trần Văn Bá 2019






Anh Hứa Không Bao Giờ Đua Nữa - Nhạc Chế Lã Phong Lâm







Đàm thoại: Về nhạc phẩm Mưa Buồn Long Giao, nhạc Nguyễn Văn Thành phổ thơ Hà Thượng Nhân



Hỏi: Quý vị thính giả và bác sĩ N có biết không, là khi TV hỏi nhiều người cho biết thật ngắn gọn, cảm tưởng của họ sau ngày 30 tháng 4, chế độ CSVN đã đem lại điều gì đặc biệt cho miền Nam, thì câu trả lời mà TV đã nghe nhiều nhất đó là: “CS đã úp chụp lên miền Nam chủ nghĩa Mác Lê và thiết lập trên toàn cõi VN một nền chuyên chính vô sản”. Cùng một câu hỏi khi mà TV hỏi các chiến sĩ quân lực VNCH thì hầu hết nhận được câu trả lời là: cái chế độ CSVN đã đem đến cho miền Nam “các trại tập trung cải tạo”. Với những câu trả lời sau này thì TV hiểu được nó đến từ những người đã từng sống trong các trại cải tạo, bởi vì những trại này đã trở thành những nỗi ám ảnh day dứt không nguôi nơi chính họ. Có người như ông Hà Thúc Sinh đã gọi các trại cải tạo này là “Đại học máu”. Và theo như sự hiểu biết của TV thì cho đến nay có lẽ không có nhiều nghệ phẩm đã viết hay là mô tả về các nỗi khốn cùng của con người trong các trại cải tạo tập trung CS, dầu rằng những trại này đã làm cho rất nhiều người nếu không chết hay bị thương tật thì cũng tan nát cả tinh thần lẫn thể xác. Bác sĩ N có thể giải thích tại sao lại có hiện tượng này không?
Trả lời: Làm ra một nghệ phẩm thì trước hết phải là người có năng khiếu, sau nữa là phải là người sống và cảm thực, kế tiếp là phải trong tình trạng bị gậm nhấm dồn nén bởi những xúc cảm đó, để rồi sau cùng bật ra thành lời, thành văn, thành hình, thành nhạc. Những người cải tạo học tập đa số là đã bị bẻ gẫy bởi chính sách cải tạo sau một thời gian ở trong trại, để mà sau chót biến thành người co thủ, chán đời, hay là bị lôi vào trong cuộc sống của những ngày còn lại, vì sau thời gian cải tạo thì đã thấy rằng cuộc sống dù thế nào đi nữa cũng là quý giá và cố bám lấy. Đó cũng là tâm trạng của tôi, khi mới ra khỏi trại cải tạo; không muốn làm gì nữa, không muốn nhìn gì nữa. Chỉ sống với mình, với gia đình và cuộc sống trước mắt mà thôi. Cho nên chuyện về cải tạo thì được kể lại nhiều, nhưng vi nó bi thảm và giống nhau quá, cho nên ít người để ý. Những người còn nghị lực và ý chí thì bị thu hút vào đấu tranh, không muốn nhìn lại quá khứ nữa, và không muốn nói ra nữa.
Hỏi: TV hỏi bác sĩ N như thế, bởi vì TV có được nghe một bài hát của nhạc sĩ Thanh Hậu, mà TV thấy rất là rất hay, đó là bài Mưa buồn Long Giao mà TV hôm nay sẽ giới thiệu với các quý vị thính giả và các bạn của TV trên toàn cầu đang theo rõi chương trình. Bài nhạc này, TV thấy nó rất là thấm thiá. Bởi vì tình cảm của nó cay đắng, nhưng mà cách diễn tả thì thật bâng khuâng. TV cũng được biết thêm là bài nhạc đã được phổ từ một bài thơ của một người tù cải tạo ở Long Giao viết vào một ngày mưa, sau này nhạc sĩ Thanh Hậu đuợc các bạn của ông lúc đi tù về đọc lại cho nghe và trong nỗi xúc động thì nhạc sĩ Thanh Hậu đã đem bài thơ ra phổ nhạc.
Trả lời: Tôi cũng thấy bài thơ rất hay, và tôi cực cảm cái tâm tư của tác già và rung động, tuy có một chút khác biệt về căn bản, khi nghe những câu như “ngày xưa chim hồng hộc, vượt chín tầng mây cao, ngày xưa giữa năm châu, bước còn nhỏ hẹp, bây giờ giữa Long giao, nằm mưa nghe sùi sụt, cuộc đời như chiêm bao, có hay chăng nẻo cụt, anh châm điếu thuốc lào. Mình say mình say sao?”
Hỏi: Bác sĩ N vừa nói là tâm tư bác sĩ cũng có sự rung động tương tự khi nghe bài nhạc nói trên nhưng tại sao b/s lại còn nói là còn có một sự khác biệt căn bản nghĩa là sao vậy?
Trả lời: Trong trại cải tạo tôi đã từng nhìn lên trời đêm rất cao thấy đốm sáng máy bay di chuyển mà lòng thấy mình đang dưới bùn đen, ngắt ra khỏi cái thế giới bên ngoài mà mình đã từng sống. Nhưng tôi đã không tự hỏi “mình say, mình say sao”. Mà tôi rất tỉnh, hiểu mình đang ở trong một giai đoạn khó khăn phải đối đầu. Tôi cũng không trong tâm trạng “anh nhớ em từng phút, anh thương con từng giây”, để có thể bình tĩnh mà sống sót trở về, để mà quay lại với nếp sống của năm châu. Vì những người “anh nhớ em từng phút, anh thương con từng giây” mà tôi biết ở cùng trại với tôi đã đau bệnh và có ngưòi đã bỏ mạng trong trại.
Hỏi: Cám ơn bác sĩ chia xẻ. Có lẽ mình sẽ trở lại vấn đề này trong một dịp khác. Bây giờ thì TV xin mời quý vị, và các bạn nghe bài hát mưa buồn Long Giao mà b/s N và TV vừa đề cập đến ở trên.
 
 


Hỏi: Nghe qua bài hát này thì TV tuy không biết gì về nhạc lý, nhưng qua cách chuyển âm điệu của bài hát này theo từng câu thơ thì TV phải nói rằng rất là hay. Nhạc chuyển ý thơ, và thơ hoà cùng tiếng nhạc. Bác sĩ N có đồng ý với TV như vậy không?

Trả lời: Tôi đã nghe bài hát này rất nhiều lần, mà lần nào cũng thấy hay, và không thể nào nghe một lần. Phải nghe cho đến khi thật đầy tai, thật đã, giống như là khi ăn chips khoai tây, hay là ăn chips bắp. Đã ăn một miếng thì phải ăn hai, ăn ba, ăn bốn… cho đến khi hết gói
Hỏi: Nghe bác sĩ nói vậy thì TV lại muốn trở lại câu chuyện lúc nẫy. Bởi vì theo TV, bác sĩ N là một người tình cảm và tâm hồn cũng dễ rung động lắm chứ không phải chỉ là một ông bác sĩ chuyên cầm dao kéo mổ xẻ thân người. Vậy thì có thật là bác sĩ đã không có cùng một tâm trạng như tác giả của bài thơ để mà “không nhớ em từng phút, không thương con từng giây?” Làm sao mà bác sĩ có thể giữ cho tâm trí b/s bình thản như thế được, khi bác sĩ không phải là mẫu người không yêu quý gia đình?
Trả lời:. Tôi đã như thế vì khi thấy bao nhiêu người sầu muộn chung quanh đau bệnh và có người chết, hay là phát điên. Vì là bác sĩ cho nên tôi hiểu tại sao. Cho nên tôi tự nhủ rằng nếu muốn sống mà về thì phải tỉnh queo, gạt hết sang bên mọi phiền bực và phản ứng làm tâm thần xáo trộn, khiến ban ngày lao động mệt rồi mà còn đêm mất ngủ thì chết. Nguyên tắc của tôi lúc đó là “không lo và quan tâm đến những cái không lo được, ngoài tầm tay”. Đơn giản chỉ có thế thôi.
Hỏi:  Vậy thì hiện nay bác sĩ có còn mang tâm trạng như thế hay không?
Trả lời:.  Không. Vì rằng tôi đang sống cuộc đời bình thường và đầy đủ của một con người. Và tôi có những xúc động rất mạnh mẽ, mà nhiều người không có. Cho nên, tôi mới có thể tiếp tục đấu tranh vì rung cảm với những nổi khổ không phải của mình, không phải của người thân thuộc mình. Vì thế tôi vẫn thấy những bài nhạc Thanh Hậu thật là hay dầu rằng nó được sáng tác 20 mươi năm nay. Và vì sống như thế cho nên cũng có những khi mất ngủ.